Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Luận văn thạc sỹ chất thơ trong kịch bản văn học của lưu quang vũ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (995.52 KB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

NGUYỄN THỊ THÙY DUNG

CHẤT THƠ TRONG KỊCH BẢN VĂN HỌC
CỦA LƢU QUANG VŨ

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
M

:

Ngƣời hƣớng dẫn: TS. TRẦN THỊ QUỲNH LÊ


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi.
Các thông tin, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai
công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Quy Nhơn, ngày 15 tháng 09 năm 2021
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Thị Th y Dung


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................ 1


2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................... 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 9
4. Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................... 9
5. Mục đích và nhiệm vụ ............................................................................... 9
6. Đóng góp của luận văn............................................................................ 10
7. Cấu trúc của khóa luận ............................................................................ 10
Chƣơng 1. CHẤT THƠ VÀ KỊCH BẢN VĂN HỌC CỦA LƢU QUANG VŨ... 11
1.1. Giới thuyết về chất thơ trong tác ph m văn học .................................. 11
1.1.1. Khái niệm chất thơ ........................................................................ 11
1.1.2. Chất thơ trong tác phẩm văn học ................................................. 14
1.2. Lƣu Quang Vũ và kịch Lƣu Quang Vũ trong nền văn học dân tộc ..... 19
1.2.1. Những nhân tố góp phần hình thành kịch tác gia Lưu Quang Vũ 19
1.2.2. Kịch Lưu Quang Vũ trong nền kịch Việt Nam đương đại ............ 26
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ............................................................................. 30
Chƣơng 2. CHẤT THƠ TRONG KỊCH BẢN VĂN HỌC CỦA LƢU
QUANG VŨ - NHÌN TỪ CỐT TRUYỆN VÀ NHÂN VẬT......................... 32
2.1. Cốt truyện ............................................................................................. 32
2.1.1. Cốt truyện khai thác từ tích truyện

n gian – s

o ưu những

giá trị sống đ ch th c .............................................................................. 33
2.1.2. Cốt truyện khai thác từ th c tiễn đời sống – hát vọng c a
tư ng t nh

u cao đ p ........................................................................... 46

2.2. Nhân vật ............................................................................................... 50



2.2.1 Nhân vật

tư ng mang v đ p cao hi t c a t m h n.................. 51

2.2.2. Nhân vật gi tư ng và huyền thoại mang những ư c vọng về
tương ai .................................................................................................. 62
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ............................................................................. 68
Chƣơng 3. CHẤT THƠ TRONG KỊCH BẢN VĂN HỌC CỦA LƢU QUANG VŨ NHÌN TỪ KẾT CẤU VĂN BẢN VÀ NGƠN NGỮ ............................................... 70
3.1. Kết cấu văn bản .................................................................................... 70
3.1.1. Nhan đề gi u s c g i .................................................................... 71
3.1.2. K t th c v i ư m đ p ................................................................. 77
3.1.3. Gia tăng

u tố ngồi cốt truyện................................................... 81

3.2. Ngơn ng .............................................................................................. 88
3.2.1 Ngôn ngữ giàu nhịp điệu................................................................ 89
3.2.2. Ngôn ngữ giàu hình nh ............................................................... 92
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ............................................................................. 96
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 100
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO)


1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong nghiên cứu văn học, chất thơ đƣợc em là một trong nh ng đ c

tính của thơ ca, bởi chất thơ và tính nhạc là nh ng đ c điểm tạo nên bản chất
đ c trƣng cho thơ. Tuy nhiên đây không phải là đ c tính riêng của thơ. Trong
dịng chảy văn học, sự giao thoa, tƣơng tác thể loại đã đƣa chất thơ tràn vào
văn uôi và cả văn bản kịch, tạo thành “dòng suối tƣới mát” và làm giàu cho
sự biểu đạt của các thể loại này. Và kịch của Lƣu Quang Vũ là một trong
nh ng minh chứng cho sự tƣơng giao gi a thơ - kịch.
Lƣu Quang Vũ là một ngôi sao sáng trên bầu trời văn học vào nh ng
năm 80 của thế kỉ XX. Ông thành công trên nhiều lĩnh vực sáng tạo nghệ
thuật nhƣ: Thơ, văn và đ c biệt là kịch. Lúc sinh thời, kịch của ơng có m t
trên sàn diễn của rất nhiều đoàn nghệ thuật trên cả nƣớc. Kịch của Lƣu Quang
Vũ tỏa sáng nhƣ một hiện tƣợng độc đáo của trƣờng kịch Việt Nam lúc bấy
giờ. Tác ph m kịch của ơng một m t “dồn nén”, “bóp nghẹt” độc giả, khán
giả ở kịch tính cùng cốt truyện kịch tập trung cao độ, m t khác vẫn thật lãng
mạn, thơ mộng, tinh tế. Chính điều này đã tạo thành một thế mạnh riêng của
ông trong nền kịch nghệ nƣớc nhà.
Nghiên cứu về kịch Lƣu Quang Vũ, đến nay đã có rất nhiều cơng trình
khẳng định tài năng và vị trí quan trọng của ông đối với sự phát triển của văn
học kịch Việt Nam. Nhƣng dƣờng nhƣ kịch Lƣu Quang Vũ vẫn có sức h t
đ c biệt với nhiều nhà nghiên cứu trong việc lật mở, t m kiếm nh ng giá trị
đ c s c trong kịch của ngƣời nghệ sĩ tài hoa này. Chất thơ trong kịch của ơng
có l cũng là một vấn đề nhƣ thế. Đến nay vẫn chƣa có cơng tr nh nào nghiên
cứu một cách hệ thống về chất thơ trong kịch của Lƣu Quang Vũ. V nh ng lí
do trên, ch ng tôi quyết định thực hiện đề tài Chất thơ trong kịch bản văn
học của Lƣu Quang Vũ để tìm hiểu một trong nh ng nét đ c s c làm nên


2
chất riêng cho kịch Lƣu Quang Vũ. Từ đó góp phần khẳng định tài năng nghệ
thuật và đóng góp của ông trên con đƣờng đổi mới, phát triển kịch nói riêng
và văn học - nghệ thuật Việt Nam nói chung. Đồng thời cũng đóng góp và gợi

mở nh ng hƣớng nghiên cứu, giảng dạy tác ph m kịch Lƣu Quang Vũ ở các
cấp học.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Lƣu Quang Vũ là một tác gia nổi bật trong nền văn học nƣớc nhà nh ng
năm 80. V thế nh ng nghiên cứu về Lƣu Quang Vũ khá nhiều ở các phƣơng
diện, tuy nhiên nh ng công tr nh nghiên cứu về chất thơ trong sáng tác kịch
của Lƣu Quang Vũ chƣa nhiều, chủ yếu là khái quát trên các bài báo ng n nên
ở đây ch ng tôi tập trung vào nh ng công tr nh, bài viết nghiên cứu về kịch
Lƣu Quang Vũ để làm nền tảng cho vấn đề đƣợc nghiên cứu. Trong phạm vi
đề tài của luận văn ch ng tôi chỉ tập trung vào nh ng nghiên cứu về kịch Lƣu
Quang Vũ qua hai giai đoạn: trƣớc 1986 và sau 1986.
a. Trước năm 1986
Với thế mạnh là truyền thống nghệ thuật của gia đ nh, Lƣu Quang Vũ đã
nhanh chóng bén duyên và khẳng định tài năng độc đáo của mình trong nhiều
lĩnh vực văn nghệ đ c biệt là kịch. Với tác ph m đầu tiên “Sống mãi tuổi
mười bảy” tác giả đã gây tiếng vang lớn khi đạt Huy chƣơng vàng tại Hội
diễn Sân khấu toàn quốc năm 1980. Cũng từ đây thân thế, sự nghiệp và tác
ph m của ông gây đƣợc sự chú ý với giới nghiên cứu văn học tuy nhiên vẫn
còn khiêm tốn, chủ yếu là các bài viết về nh ng phát hiện trong từng tác ph m
cụ thể. Năm 1981, tác giả Hồng Việt viết Mùa hạ cuối cùng - trách nhiệm và
niềm tin với tuổi trẻ (Tạp chí Sân khấu, số 5 + 6). Năm 1982, Vũ Đ nh Phòng
với bài viết Cái được và chưa được của Cơ gái đội mũ nồi xám (Tạp chí Sân
khấu, số 3). Vũ Đ nh Phòng viết Nàng Sita – Tạp chí Sân khấu, số 5-6;
Nguyễn Thị Minh Thái, Người trong cõi nhớ – Tạp chí Sân khấu, số 8;


3
Nguyễn Văn Niêm viết Ơng vua hóa hổ là ơng vua nào – Tạp chí Sân khấu,
số 10. Các bài viết này chủ yếu chỉ ra ƣu điểm của kịch Lƣu Quang Vũ là đã
phản ánh về vấn đề ngày hôm nay, đã đề cập đến một số vấn đề có thực: băn

khoăn của lớp trẻ nên sống thế nào để đạt tới hạnh phúc chân chính.
Đến năm 1985, bằng bài phân tích về hai vở kịch của Lƣu Quang Vũ lần
lƣợt là Nguồn sáng trong đời, một vở diễn đẹp giản dị (Tạp chí Sân khấu, số
3/1985) và Người trong cõi nhớ (Tạp chí Sân khấu số 8/1985) Nguyễn Thị
Minh Thái gây ấn tƣợng mạnh với độc giả khi phân tích và chỉ rõ nh ng giá
trị đổi mới trong kịch của Lƣu Quang Vũ đ c biệt là thơng điệp đầy tính nhân
văn, đề cao cái tốt đẹp, cao thƣợng trong tâm hồn con ngƣời đƣợc ông g i
g m trong tác ph m nhƣ một bản tụng ca về ánh sáng và niềm tin. Quan điểm
này cũng đƣợc nhà nghiên cứu Vũ Quang Vinh tán đồng trong bài Tôi và
chúng ta hay sự khẳng định con người mới (Tạp chí Sân khấu, số 6). Có thể
thấy giá trị nhân văn của kịch Lƣu Quang Vũ rất đƣợc hƣởng ứng và đề cao
trong giới nghiên cứu văn học l c bấy giờ bởi nó đã ới lên đƣợc nh ng điều
mà mọi ngƣời đang quan tâm, chờ đợi. Kịch của ơng nh m vào một mục đích
cao cả và trọng đại của văn học nghệ thuật: đó là sự đấu tranh để khẳng định
h nh tƣợng về nh ng con ngƣời mới xã hội chủ nghĩa.
Nhƣ vậy ở thời kì này các bài viết nghiên cứu về tác ph m của Lƣu
Quang Vũ ít nhiều đã khẳng định về vai trị và vị thế của ơng trong làng kịch
nói riêng và văn chƣơng Việt Nam nói chung. Tuy nhiên các cơng trình nói
trên vẫn khai thác ở mức dè d t và khiêm tốn về các giá trị nội dung và nghệ
thuật của tác ph m Lƣu Quang Vũ, chủ yếu t m hiểu về đổi mới trong sáng
tác kịch và giá trị văn hóa truyền tải qua các vở kịch.
b. Từ năm 1986 đến nay
Đại hội Đảng lần thứ VI (12/1986) là dấu mốc quan trọng đánh dấu sự
đổi mới về lập trƣờng tƣ tƣởng, chính trị, văn hóa và đời sống xã hội Việt


4
Nam. Đời sống văn nghệ, ở tất cả các khâu từ sáng tác, truyền bá đến nghiên
cứu, tiếp nhận... cũng tích cực chuyển mình.
Từ sau 1986, kịch Lƣu Quang Vũ trở thành tác ph m đƣợc đón nhận và

cơng diễn chủ lực kh p các sân khấu Hà Nội, Hải Phòng, Hà Nam Ninh cùng
nhiều tỉnh thành trong cả nƣớc. Cũng v vậy tên tuổi của “Lƣu Quang Vũ”
đƣợc biết đến và yêu mến rộng rãi. Với thành tích bốn Huy chƣơng vàng Lƣu
Quang Vũ thành công trog việc tấn công vào thị trƣờng sân khấu miền Nam.
Nhờ sự tiếp nhận sơi nổi ấy của cơng chúng, giới phân tích văn học nghệ thuật
cũng ngày càng quan tâm và có nhiều bài phân tích về giá trị kịch của Lƣu
Quang Vũ.
Dấu mốc quan trọng khẳng định vị thế của Lƣu Quang Vũ trong nền
kịch nƣớc nhà chính là Hội thảo về vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt
đƣợc Ban Lý luận phê bình, Ban Nghệ thuật biểu diễn và Hội nghệ sĩ sân
khấu Việt Nam đã tổ chức ngày 4/2/1988. Các ý kiến trong Hội thảo sau đó
đƣợc tập hợp và đăng tải trên Tạp chí 10 Sân khấu số 90/1988. Đa số các ý
kiến tại Hội thảo đều cho rằng vở kịch đã thể hiện sự đấu tranh không khoan
nhƣợng với cái ác và cái xấu, đồng thời thể hiện vấn đề thời sự: không thể
ch p vá tùy tiện một cách sai lầm, càng s a ch a kiểu đó càng sai, càng khổ.
Khi đang trên phong độ đỉnh cao của tài năng th một tai nạn thảm khốc
đã cƣớp đi tính mạng Lƣu Quang Vũ, Xuân Quỳnh c ng con trai. Đây là một
mất mát vô cùng to lớn với nh ng ngƣời yêu mến Lƣu Quang Vũ cùng tác
ph m của ơng nói riêng và đối với cả nền văn học nƣớc nhà nói chung. Trƣớc
sự ra đi đột ngột ấy, các bạn bè và văn nghệ sĩ gần gũi đã thể hiện tình cảm
ót thƣơng, trân trọng của m nh dành cho ngƣời nghệ sĩ tài hoa bạc mệnh
trong tang lễ của ông. Hai tác giả Vũ Hà và Ngô Thảo đã tập hợp nh ng lời ai
điếu và cho ra đời tác ph m Lưu Quang Vũ - một tài năng, một đời người.
Trong tác ph m, nghệ sĩ nhân dân Dƣơng Ngọc Đức – Nguyên Tổng thƣ kí


5
Hội Sân khấu Việt Nam nhận định: “s hấp dẫn ch y u trong các kịch b n
c a Vũ


t nh ch n th c. M i đọc kịch b n thơi đã có thể tin nga đư c...

Mặt khác kịch c a Vũ cũng như con người ngo i đời c a Vũ rất có
duyên...Thêm nữa Vũ ại cũng rất hóm” [23, tr.30]. Nhà thơ Tố H u đã gọi
Lƣu Quang Vũ là “nhà vi t kịch t i năng v

ũng c m” [23, tr.8]. Nguyên

Ngọc khẳng định nh ng đóng góp của Lƣu Quang Vũ là “một s đóng góp
hi m có cho văn học, cho sân khấu đương đại chúng ta” [23, tr.9]. Nhà thơ
Phạm Tiến Duật nhớ về tài năng lớn Lƣu Quang Vũ: “N u khơng chỉ dừng lại
các chi ti t hóc cười qua các tình ti t, c lắng lại mà ngẫm, thì thấy v nào
cũng có cái t m

n ao cái thương người d n nén sau những câu chữ” [23,

tr.25]
Năm 1989, trong khi điểm lại Những nét nổi bật trên sân khấu 1988
(Tạp chí Văn học, số 1/1989) nhà nghiên cứu sân khấu Tất Th ng đã dành
nhiều dòng trang trọng để khẳng định nh ng đóng góp của kịch Lƣu Quang
Vũ và đánh giá cao tính dân chủ trong kịch của ơng: “Tính dân ch chính là
s thể hiện một nội ung nh n đạo c a kịch Lưu Quang Vũ. Cho n n mặc dù
dấu ấn thời s nóng bỏng còn để lại há đậm trong một số v cuối cùng c a
anh, song nó khơng làm lấn át, làm lu mờ cái hạt nhân nhân b n ia. V đó
chính là giá trị cơ

n c a kịch Lưu Quang Vũ.” [67]. C ng trong năm 1989

Phan Trọng Thƣởng viết bài Kịch Lưu Quang Vũ – những trăn trở về lẽ
sống, lẽ làm người (Tạp chí Văn học, số 5/1989). Từ nh ng khảo sát và

nghiên cứu, ông khẳng định : “C m h ng ch đạo trong kịch Lưu Quang Vũ
là c m h ng về con người, về cái đ p, cái thiện. Anh sa sưa hám phá cuộc
sống, khám phá th gi i tiềm ẩn, th gi i cái tơi

mỗi con người....Khát vọng

chính c a anh là khát vọng hoàn thiện cuộc sống, hoàn thiện con người. Cho
n n vư t qua c những đề tài có tính thời s , kịch c a anh hư ng t i những
giá trị nh n đạo bền vững, lâu dài” [82; 61]


6
Có thể thấy, sau sự ra đi đột ngột của ngƣời nghệ sĩ đa tài họ Lƣu,
ngƣời ta viết nhiều hơn, thể hiện nh ng phân tích sâu hơn, kỹ hơn, tinh tế hơn
về nh ng vở kịch cũng nhƣ sự nghiệp của “cây b t vàng” làng kịch ấy. Đ c
biệt là cơng trình Lưu Quang Vũ – tài năng và lao động nghệ thuật của
PGS.TS Lƣu Khánh Thơ ra m t năm 2001. Nó tập hợp nhiều bài phân tích và
đánh giá về Lƣu Quang Vũ trên tất cả các lĩnh vực sáng tác đa dạng của ngƣời
anh tài hoa bạc mệnh. Với dung lƣợng bốn mƣơi bài viết về Lƣu Quang Vũ
trong đó có mƣời bài bàn trực tiếp đến kịch, công tr nh đã ghi lại nh ng phân
tích khi thì khái qt, khi thì cụ thể về một vở kịch, bên cạnh nh ng phân tích
về thơ và nh ng kỉ niệm về ơng trong lòng bạn bè văn nghệ sĩ. Nhà nghiên
cứu Phong Lê cho rằng vốn sống là yếu tố cơ bản tạo nên thành công cho Lê
Quang Vũ và chứng minh Lƣu Quang Vũ là ngƣời đƣa thơ và kịch xích lại
gần nhau trong bài viết: “Văn xuôi Lưu Quang Vũ – cầu nối giữa thơ v
kịch”. C ng quan điểm khi nhận xét về tài năng trong lĩnh vực kịch của Lƣu
Quang, Vũ Phan Ngọc cũng khẳng định rằng: “Lưu Quang Vũ

nh vi t kịch


l n nhất th kỉ này (th kỉ XX) c a Việt Nam, là một nh văn hóa” [72,
tr.149]. Tác giả Huỳnh Nhƣ Phƣơng trong bài Những vần thơ thấm đẫm băn
khoăn nhận xét rằng: “Từ những

i thơ nặng trữu ưu tư v t m s cá nhân,

Lưu Quang Vũ đã đi đ n những kịch b n k t h p hài hòa giữa xung đột xã hội
v xung đột nội tâm, giữa nghệ thuật tái hiện các quá tr nh ưu chu ển c a
đời sống v i nghệ thuật thể hiện các trạng thái c a tính cách” [72, tr.108].
Khẳng định về vị thế của Lƣu Quang Vũ, nhà nghiên cứu Tất Th ng trong bài
viết Anh đã là “người trong cõi nhớ” (9/1988) đã dành nh ng lời trân trọng
nhất để xác lập vị trí của Lƣu Quang Vũ trong nền kịch nghệ nƣớc ta thời
điểm đó. Theo ơng “S có mặt c a Vũ đã

m u mờ đi thậm ch vơi hẳn đi c

một th hệ tác gi từng ng trị sân khấu suốt một thời” [72, tr.257] và rằng:
“… hông ai có thể ph nhận một s thật: s hấp dẫn mà không r tiền c a


7
kịch Lưu Quang Vũ v i những cốt truyện đầy bất ngờ và lo âu, v i những
màu l p sinh động, những đối thoại giàu chất văn học và tính tri t . V đặc
biệt ẩn giấu trong tất c những cái đó

những ch đề, những vấn đề, những

s thật mà nhiều người đang quan t m” [72, tr.260].
Tuy nhiên, bấy nhiêu cơng trình dƣờng nhƣ vẫn chƣa đủ để khái quát
hết sức ảnh hƣởng và giá trị nghệ thuật mà Lƣu Quang Vũ đã để lại. Năm

2001, trong cơng trình Những vấn đề lý luận và lịch sử văn học, nhà nghiên
cứu Tơn Thảo Miên đã có nh ng tổng kết giá trị về kịch Lƣu Quang Vũ: “Là
một nghệ sĩ có t m h n nhạy c m Lưu Quang Vũ nhanh chóng ao quát đư c
s bi n đổi c a hiện th c trên c bề rộng và chiều sâu c a nó. Hầu h t những
v còn lại ấn tư ng s u đậm trong lịng cơng chúng là những v động chạm
đ n vấn đề vừa nóng bỏng chất thời s vừa ch a đ ng chiều sâu tri t lý,
mang ý nghĩa

u

i hông ao giờ tr th nh xưa cũ” [40, tr.712].

Ngay sau cơng trình của Thảo Miên, nhà nghiên cứu Lƣu Khánh Thơ
cũng đƣa ra quan điểm của mình trong tác bài viết: Lưu Quang Vũ với nền
văn học kịch Việt Nam (năm 2004). Bài viết thể hiện sự công phu và một sự
am tƣờng đ c biệt với toàn bộ sáng tác của Lƣu Quang Vũ cũng nhƣ sân khấu
kịch cùng thời. Nhà nghiên cứu khẳng định: “Ngòi

t c a anh đã xông v o

hầu h t mọi ngõ ngách c a cuộc sống cũng như t m h n con người. Anh
khơng hạn ch mình trong bất c loại đề tài nào b i

đ u anh cũng phát hiện

ra vấn đề để bàn luận trao đổi” [54, tr.76-77].
Năm 2006, bài viết của nhà nghiên cứu Lý Hoài Thu với tiêu đề Lưu
Quang Vũ và chặng đường kịch Việt Nam cuối thế kỉ XX (Tạp chí Văn học,
số 8) thêm một lần n a góp phần xác lập vị trí của Lƣu Quang Vũ trong làng
kịch nghệ nƣớc ta. C ng trong năm 2006, Lê Thị Hoài Phƣơng trong tập tiểu

luận phê bình Sân khấu - nghề và nghiệp đã đi tìm chất thơ trong kịch Lƣu
Quang Vũ và khẳng định: “Chất thơ c a kịch Lưu Quang Vũ

chất thơ c a


8
hiện th c k t h p v i tâm h n thơ c a ơng. Nó đư c thể hiện
nhận v đánh giá m i,
đáng

cách nhìn

việc miêu t các nhân vật phụ tươi tắn, hấp dẫn

u.” [45]
Ngoài các bài viết, cơng trình của bạn bè nghệ sĩ và giới mộ điệu cịn

có thể kể đến các cơng tr nh nghiên cứu của các học giả: Luận án Tiến sĩ
Nghệ thuật học chuyên ngành Lý luận – Phê bình sân khấu về Kịch Lưu
Quang Vũ của Lê Thị Hoài Phƣơng (bảo vệ năm 1998 tại Trƣờng Quốc gia
Sân khấu, Âm nhạc và Điện ảnh - Nga), luận văn Kịch Lưu Quang Vũ với
những vấn đề của thời kì đổi mới của học viên Lê Thị Thảo (Đại học Thái
Nguyên), luận án Những giá trị nội dung xã hội và nghệ thuật trong kịch
Lưu Quang Vũ tại Viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam… Các công tr nh trên
đã khai thác về sự sáng tạo, đổi mới cũng nhƣ nét độc đáo về nội dung và
nghệ thuật trong tác ph m của Lƣu Quang Vũ cũng nhƣ vai trị, vị trí quan
trọng của ơng trong nền văn học nƣớc nhà nói chung và mảng sân khấu kịch
nói riêng.
Ngồi ra, có thể kể đến hai bài viết trực tiếp đề cập về chất thơ trong

kịch của Lƣu Quang Vũ: Chất thơ trong kịch bản văn học của Lưu Quang
Vũ của Lê Thị Minh Hiền và Chất thơ trong kịch bản văn học của Lưu
Quang Vũ của B i Hải Yến. Cả hai bài nghiên cứu đều chỉ ra các biểu hiện
của chất thơ trên phƣơng diện nội dung và nghệ thuật đồng thời khẳng định
giá trị, vai trò quan trọng của chất thơ trong sáng tác kịch của Lƣu Quang Vũ.
Tuy nhiên cả hai tài liệu trên mới chỉ dừng lại ở việc gợi mở nh ng luận điểm
cơ bản trong phạm vi của một bài báo.
Có thể thấy, các cơng trình, bài viết và luận văn đã khai thác hầu hết
các giá trị nội dung, nghệ thuật trong tác ph m của Lƣu Quang Vũ và đề cao,
khẳng định vị thế quan trọng của tài t họ Lƣu trong nền văn chƣơng của
nƣớc nhà. Tuy chƣa có cơng tr nh nào đi vào khảo sát và nghiên cứu một cách


9
có hệ thống về chất thơ trong kịch của Lƣu Quang Vũ, nhƣng tất cả các cơng
tr nh đó là sự gợi mở quan trọng gi p ch ng tôi triển khai đề tài này.
3. Đ i tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là các biểu hiện
về chất thơ trong kịch bản văn học của Lƣu Quang Vũ
- Phạm vi nghiên cứu: Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, chúng
tôi chỉ tập trung vào các vở kịch: Nàng Sita, Hồn Trương Ba da hàng thịt,
Linh Hồn của đá, Lời nói dối cuối cùng, Ơng vua hóa hổ, Tôi và ch ng ta,
iều hông th mất,

oa c c anh tr n đầm lầ … và một số vở kịch khác

đƣợc in trong các công tr nh sau:
+ Lƣu Quang Vũ (1994), Tuy n tập kịch, NXB Sân khấu, HN.
+ Lƣu Quang Vũ (2018), Nàng ita những vở kịch khai tác cốt tru ện
dân gian, NXB Trẻ, HN.

4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi vận dụng các phƣơng pháp nghiên cứu
sau:
+ Phƣơng pháp tiếp cận theo hƣớng thi pháp học
+ Phƣơng pháp liên ngành
+ Phƣơng pháp loại hình
Ngồi ra chúng tơi cịn vận dụng các thao tác: So sánh, phân tích, tổng
hợp, thống kê.
5. Mục đích và nhiệm vụ
Với đề tài “Chất thơ trong kịch bản văn học của Lƣu Quang Vũ”,
chúng tôi nghiên cứu nh ng biểu hiện của chất thơ trong kịch Lƣu Quang Vũ
trên các phƣơng diện về nội dung và h nh thức nghệ thuật. Từ đó, ch ng tơi
có thể góp thêm tiếng nói khẳng định vị trí và tài năng của Lƣu Quang Vũ
trong nền văn học dân tộc.


10
6. Đóng góp của luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn s góp phần bổ sung và đánh giá về
chất thơ - một trong nh ng nét đ c s c của kịch Lƣu Quang Vũ. Từ đó, chúng
tơi hƣớng đến việc ác định rõ vai trò và nh ng đóng góp của Lƣu Quang Vũ
đối với nền văn học kịch của Việt Nam.
7. Cấu trúc của khóa luận
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc chia
làm 3 chƣơng :
Chƣơng . Chất thơ và kịch bản văn học của Lƣu Quang Vũ
Chƣơng . Chất thơ trong kịch bản văn học của Lƣu Quang Vũ - nhìn từ
c t truyện và nhân vật
Chƣơng 3. Chất thơ trong kịch bản văn học của Lƣu Quang Vũ - nhìn từ
kết cấu văn bản và ngơn ngữ



11
Chƣơng 1. CHẤT THƠ VÀ KỊCH BẢN VĂN HỌC CỦA LƢU QUANG VŨ
1.1. Giới thuyết về chất thơ trong tác ph

văn học

1.1.1. Khái niệm chất thơ
Trong đời sống con ngƣời, cái đẹp là một món ăn tinh thần khơng thể
thiếu. Chính nhu cầu về cái đẹp đã góp phần tạo nên sự khác biệt về bản chất
của con ngƣời. Bởi l , khi đối diện với cái đẹp con ngƣời khơng chỉ nhìn
ng m mà cịn muốn vƣơn tới cái đẹp, cái hồn thiện, cái lí tƣởng và khơng
ngừng nỗ lực, tìm kiếm, lƣu gi và phát triển nó. Trong quá trình ấy con
ngƣời đã t m đến nghệ thuật nhƣ một cách thức để thƣởng thức và kiến tạo cái
đẹp. Văn chƣơng ra đời đã phần nào thỏa mãn nhu cầu ấy bằng việc phản ánh
cái đẹp, cái chất thơ vốn có trong cuộc đời, trong đời sống tâm hồn của con
ngƣời. V vậy chất thơ là một khái niệm đƣợc nhiều nhà nghiên cứu quan tâm
và t m cách lí giải.
Khái niệm chất thơ có khởi nguồn từ thơ ca, nó là đ c tính tất yếu của
thơ. Theo Từ đi n thuật ngữ văn học: “Thơ

h nh th c ph n ánh văn học,

ph n ánh cuộc sống thể hiện những tâm trạng, những c m xúc mạnh mẽ bằng
ngơn ngữ hàm súc, giàu hình nh và nhất là có nhịp điệu.” [24, tr.309] Thơ
thiên về biểu hiện cảm xúc nên ngơn ng thơ thƣờng có nhịp điệu, hàm

c


cô đọng. Cũng trên cơ sở này đã xuất hiện khái niệm chất thơ để chỉ nh ng
sáng tác văn học (bằng văn vần ho c văn uôi) giàu

c cảm, ngơn ng giàu

hình ảnh và nhịp điệu.
Khi bàn về chất thơ, nhà nghiên cứu Đỗ Minh Tuấn cho rằng: “Chất thơ
c a một
h

i thơ nằm trong một cái đ ch rất mơ h nhưng ại rất cụ thể nó mơ

chỗ nó tan bi n vào từng c u thơ nó ch y ra bàng bạc trong từng tác

phẩm nhưng nó cụ thể

chỗ nó tụ lại một điểm ngời sáng n o đó

bàng bạc tr i rộng kia lấp ánh
c các c u thơ ý thơ

n. Điểm ngời sáng đó

nơi ngã a ngã

m cho cái

nơi gặp gỡ c a tất

y tỏa đi các c u thơ - đối v i người



12
m thơ

nơi c m xúc gặp gỡ đối v i người đọc thơ

nơi c m xúc tỏa đi”

[14, tr.383]. Hiểu đơn giản thì chất thơ là cái mơ hồ, là đích khơng lời, là ý tại
ngơn ngoại, tức lời hết mà ý t nh cịn mênh mang, nó địi hỏi bạn đọc phải
khám phá ra cái tầng sâu khôn cùng của thơ.
Chất thơ là điều kiện cơ bản của thơ, khơng có chất thơ th nhất quyết
khơng có thơ hay. Tuy nhiên chất thơ trong dòng chảy văn học đã giao thoa,
hịa mình và trở thành phƣơng tiện lan tỏa mạnh m của văn chƣơng nói
chung. Nếu văn chƣơng là cây đàn muôn điệu của tâm hồn, của nhịp thở trái
tim, là cái nhụy của cuộc sống đƣợc chƣng cất thành thơ, văn th “chất thơ”
chính là nh ng giai điệu đƣợc tạo nên từ sự hoà quyện gi a vẻ đẹp của cảm
xúc, tâm trạng, tình cảm với vẻ đẹp trong cách biểu hiện của nó để có thể khơi
gợi nh ng rung động th m mĩ và t nh cảm nhân văn.
Nhà nghiên cứu Đỗ Đức Hiểu đã có định nghĩa về chất thơ trong cuốn
Từ đi n văn học, nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội, 2004 nhƣ sau: “Chất thơ
không ph i là cái thuần t

đối lập hồn tồn v i văn xi m

tr n văn xuôi. Chất thơ c a văn xuôi

cái tỏa sáng


một phạm trù có nội hàm rộng rãi

nhưng trư c h t nó là những c m xúc chất ch a những tâm trạng dạt dào,
những tư ng tư ng mạnh mẽ trong ngơn từ hàm súc giàu hình nh và nhất là
có nhịp điệu” [25, tr.1341]. Với định nghĩa này, các nhà biên soạn từ điển đã
nhìn nhận chất thơ nhƣ một yếu tố quan trọng làm nên sức hấp dẫn của tác
ph m. Có thể coi đây là một định nghĩa khá đầy đủ vì chất thơ đƣợc soi chiếu
trên cả hai phƣơng diện: nội dung phải đảm bảo tính cô đọng, giàu hàm súc
(các biểu tƣợng nghệ thuật s góp một phần thực thi chức năng này) và h nh
thức, ngơn ng phải giàu hình ảnh, giọng văn có nhịp điệu (nguyên nhân khai
sinh ra các thủ pháp nghệ thuật).
Bàn về chất thơ, tác giả Đ ng Thị Hảo cho rằng: “Đó

s k t h p

nhuần nhuyễn cái khí sắc lãng mạn v i bút pháp trữ t nh cùng cái u n mư t


13
mà c a một văn phong đi u u ện, làm cho những

i thơ văn xuôi c a ông

thấm vào h n người một cách nh nhàng tinh t và r i c sau mỗi câu chuyện
người đọc lại tìm thấy một niềm vui nho nhỏ, một chút thanh th n trong tâm
h n xa hơn nữa nhiều hi đó

c một chân trời m i c a cái đ p” [25,

tr.1341]. Nhƣ vậy chất thơ không chỉ là cảm hứng lãng mạn của ngƣời viết

mà nó cịn đem lại cho bạn đọc nh ng khoái cảm th m mĩ, nh ng niềm vui
nho nhỏ, một chút thanh thản trong cõi lòng, xui khiến con ngƣời ta biết sống
vƣơn tới chân trời cái đẹp. Rõ ràng văn học không chỉ là tấm gƣơng phản ánh
cuộc sống mà qua chất thơ nó cịn có chức năng thanh lọc tâm hồn.
Khái niệm chất thơ của văn i cịn đƣợc điểm xuyết trong một số bài
bình luận trên các trang báo, trên các blog. Tiêu biểu là ý kiến của tác giả Đỗ
Lai Th y: “Chất thơ trư c tiên hiểu theo nghĩa rộng ph i gắn v i cái đ p. Cái
đ p có thể do t nhi n đem ại hoặc cũng có thể đư c tạo ra từ những tình
c m h nh động c a con người. Tuy nhiên một tác phẩm văn học giàu chất
thơ sẽ bị gi i hạn ý nghĩa về thẩm mĩ n u như nh văn hông sử dụng th
pháp để sắp x p các vật liệu tạo ra một chỉnh thể thẩm mĩ để nội dung và hình
th c khơng tách rời nhau” [80]. Trong ý kiến của mình, nhà nghiên cứu có đề
cập tới một khía cạnh mới của chất thơ đó là chất thơ phải g n liền với cái
đẹp, hay nói khác đi cái đẹp đã khơi dòng cho chất thơ cuộn chảy vào trong
tác ph m nghệ thuật, và muốn tạo ra chất thơ buộc các nhà văn phải s dụng
các thủ pháp nghệ thuật: đó có thể là nh ng dòng độc thoại nội tâm, nh ng
kết cấu mở đi sâu vào miền kí ức, khơi gợi nh ng góc khuất của tâm hồn để
cho cảm xúc chảy miên man… Hay nói cách khác chất thơ là chất tr tình sâu
l ng của nh ng trạng huống, của nh ng tâm trạng nhân vật trong truyện, là sự
cao đẹp của tƣ tƣởng th m mĩ khả dĩ có sức mạnh ch p cánh nâng cao tâm
hồn ngƣời đọc thoát khỏi sự níu kéo của cái trần tục đời thƣờng để vƣơn tới


14
nh ng ý tƣởng đầy nhân văn sáng tạo. Với ý nghĩa ấy, chất thơ còn là cái tâm
trong sáng, n ng nỗi ƣu đời mẫn thế của nhà văn.
Chất thơ uất phát từ lời, hình ảnh thơ mang h nh ảnh chủ quan của thi sĩ
và bản thân chất thơ có sức gợi, sức lan tỏa rất lớn tạo nên nh ng rung động
tâm hồn, nh ng xúc cảm th m mỹ từ phía ngƣời tiếp nhận. Thuật ng “Chất
thơ” nghiêng về tính nội dung, cảm xúc. Chất thơ hƣớng con ngƣời tới cái

đẹp, an ủi và nuôi dƣỡng niềm tin vào cái đẹp làm cho tâm hồn con ngƣời
tránh đƣợc sự khô cằn, chai sạn, sự nghèo nàn về trí tƣởng tƣợng.
Từ các ý kiến quan niệm trên, có thể hiểu chất thơ một cách hết sức linh
hoạt nhƣ sau: Chất thơ đƣợc em là cái đẹp của tâm hồn, của cuộc sống và
cao hơn n a cuộc sống với một lí tƣởng đẹp. Chất thơ g n liền với cảm hứng
lãng mạn bay bổng, thƣờng g n liền với tính nhạc, tính họa của lời văn. Chất
thơ là phạm trù giá trị, một yếu tố làm nên phong cách văn chƣơng của một
tác giả, một khuynh hƣớng hay một thời đại văn học. Chất thơ là đ c trƣng
nổi bật của phƣơng thức tr tình. Nó chứa đựng thái độ với cái đẹp, tiêu
chu n về cái đẹp và biến đổi cùng với thời gian. Qua sự biểu hiện chất thơ có
thể thấy quan niệm, thái độ, suy nghĩ, t nh cảm của nhà văn rộng hơn là thị
hiếu th m mỹ của một thời đại, một dân tộc.
1.1.2. Chất thơ trong tác phẩm văn học
Tác ph m văn học là đứa con tinh thần của tác giả, trải qua quá trình
quan sát, trải nghiệm và đ c kết, mỗi một yếu tố khi đƣa vào trong tác ph m
đều gi một vai trò nhất định trong việc tạo nên chỉnh thể đó. Chất thơ ngay
từ trong định nghĩa đã khẳng định đƣợc vai trị của mình trong việc tạo nên
chất tr t nh, sâu l ng và đem đến sức lay động cho tác ph m văn học.
Trong truyện ng n

ời thừa, Nam Cao viết: "Văn chương hông cần

đ n những người th khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn
chương chỉ dung nạp những người bi t đ o s u

i t t m tòi

hơi những



15
ngu n chưa ai hơi v sáng tạo những cái g chưa có". Nếu nhà văn chỉ là thƣ
kí trung thành ghi chép một cách máy móc, khơ khan mà khơng có cảm xúc,
lựa chọn hay sáng tạo thì cuộc sống đƣợc miêu tả trong văn chƣơng s trở
thành thô thiển, thành một thứ “chủ nghĩa tự nhiên không cánh”, không thúc
gọi, không dẫn d t ta đi đến đâu cả.
Chất thơ đóng vai trị quan trọng trong mối quan hệ gi a nhà văn và tác
ph m cũng nhƣ tác ph m với bạn đọc. Trong quan hệ với ngƣời nghệ sĩ : Chất
thơ là chất xúc tác, là phút giây cảm

c đƣợc thăng hoa, là nơi nhà văn thể

hiện nh ng trăn trở, suy tƣ, nỗi niềm trƣớc cuộc đời. Chính chất thơ là con
thuyền để tác giả điệu hồn đi t m nh ng tâm hồn đồng điệu. Chất thơ không
chỉ là mật ngọt của thi ca mà nh ng tác ph m văn uôi cũng n chứa đầy ý vị
mà tác giả muốn g i g m. Trong tác ph m Rừng xà nu của Nguyễn Trung
Thành, tác giả đã

c động và linh cảm mạnh m khi xây dựng h nh tƣợng

cây xà nu anh h ng bất khuất, có linh hồn và dũng khí nhƣ nh ng chiến sĩ :
“Rừng x nu ưỡn tấm ng c l n c a mình ra che ch cho làng…” Trong rừng
ít có loại cây nào sinh sơi nảy nở nhanh và mãnh m nhƣ câu à nu : “Nó
phóng lên rất nhanh để ti p lấy ánh nắng, th ánh nắng trong rừng rọi từ trên
cao xuống từng lu ng l n thẳng tắp, lóng lánh vơ số hạt bụi vàng từ nh a cây
ba ra thơm mỡ màng” Nhà văn đã đem hết bút lực để tả một khu rừng xà nu.
Đó là nh ng câu văn đẹp, gợi cảm, tạo một cảnh tƣợng tuyệt vời, nên thơ,
tráng lệ, có sức gây ấn tƣợng khó quên trong lòng ngƣời đọc.
Nếu đ t trong quan hệ với bạn đọc, chất thơ là con đƣờng thi vị nhất dẫn
tác ph m tới trái tim của ngƣời tiếp nhận. Nó là chiếc cầu nối mềm mại đƣa

tác ph m văn học vào hồn ngƣời một cách êm ái dịu dàng, là dịng s a ngọt
ngào ni dƣỡng văn i làm cho thể loại này trở nên nhẹ nhàng đằm th m
hơn. Đọc tác ph m Vợ chồng A Phủ của Tơ Hồi, ta khơng khỏi bức xúc và
ngột ngạt trƣớc hoàn cảnh khốn khổ của gia đ nh Mị. Trong nhịp truyện bức


16
bí ấy, nh ng đoạn văn bảng lảng một màn sƣơng thơ mộng nhƣ gi p ngƣời
đọc thƣ giãn không khí oi ngột của đau khổ mà hịa mình vào bức tranh sinh
hoạt của ngƣời vùng cao rất đỗi nên thơ, tr tình, đ c biệt là nh ng đêm t nh
mùa xuân.
“Trong các

ng Mèo Đỏ, những chi c vá hoa đã đem ra phơi tr n mỏm

đá xòe ra sặc sỡ [...]. Đám tr đ i T t chơi qua cười ầm tr n s n chơi trư c
nh . Ngo i đầu núi lấp ó đã có ti ng ai thổi sáo r bạn đi chơi ...Ti ng chó
s a xa xa. Những đ m t nh mùa xu n đã t i.”
Hay khi miêu tả tâm trạng Mị l c bị trói, sự giẳng é gi a hiện thực và
khát khao mơ mộng vẫn thật da diết: “Lúc thì khắp người bị dây trói thít lại,
đau nh c. Lúc lại n ng nàn tha thi t nh . Hơi rư u tỏa. Ti ng sáo. Ti ng chó
s a xa xa. Mị lúc mê, lúc tỉnh. Cho t i khi trời tang t ng r i không bi t sáng
từ bao giờ...”
Đây là nh ng đoạn văn thật đẹp và thơ mộng, chẳng nh ng kh c họa
đƣợc sức sống mãnh liệt khơng gì dập t t đƣợc của tuổi trẻ mà cịn làm sống
lại khơng khí văn hóa ngày hội đẹp đ , đ m say của ngƣời dân tộc đã chuyển
thành đời sống tâm hồn nhân vật. Sức sống trỗi dậy - nhƣ nh ng đợt sóng ào
ạt trong tâm hồn. Một tâm hồn với đủ loại cung bậc tình cảm : lúc tự tin, lúc
ai oán, dằn dỗi, thổn thức, lúc quyết liệt.
Nhƣ vậy chất thơ gi vai trò quan trọng trong tác ph m, và đi vào thực

tiễn sáng tác của các nhà văn. Có thể thấy chất thơ ngày càng khẳng định
đƣợc thế mạnh của m nh trong văn uôi. V l đó nó tồn tại khá nhiều trong
nh ng trang viết tài hoa của các nghệ sĩ.
Biểu hiện của chất thơ trong tác ph m văn học rất đa dạng, nó có thể kết
tinh ngƣng tụ trên các phƣơng diện nội dung và hình thức nghệ thuật của tác
ph m văn học nhƣ: đề tài, cốt truyện, nhân vật, kết cấu, ngôn ng …


17
Nội dung là một phạm trù có nội hàm rộng, nó là một hệ thống bao gồm
nhiều yếu tố nhƣ cảm hứng, đề tài chủ đề, h nh tƣợng tác ph m. Khi nói nội
dung mang đậm chất thơ cũng đồng nghĩa với việc thừa nhận chất thơ s tồn
tại ở các yếu tố đó của hệ thống. ếu tố đầu tiên phải kể đến là cảm hứng chủ
đạo. Một cảm hứng mang đậm chất thơ khi nó đƣợc nảy sinh từ sự rung động
trƣớc vẻ đẹp của thiên nhiên, vẻ đẹp của con ngƣời. Hay nói một cách đầy
hình ảnh: cảm hứng giống nhƣ mối t nh đầu khi tim ta rộn ràng trƣớc đôi m t
đẹp, nụ cƣời và câu nói ngập ngừng dang dở… Nhƣ vậy, ngay từ cảm hứng
sáng tạo đã gợi lên đƣợc nhiều chất thơ v nó chính là trạng thái say mê đ c
biệt khi ngƣời nghệ sĩ đ m chìm trong thế giới cảm

c đi t m nh ng hình

tƣợng nghệ thuật th m mĩ. Cảm hứng chứa đựng chất thơ s chi phối đến việc
lựa chọn đề tài, chủ đề trong tác ph m. Đề tài, chủ đề là phạm vi đời sống mà
các nhà văn đề cập tới. Bản thân ch ng mang tính khách quan, nhƣng việc lựa
chọn để đi vào khai thác cho sâu lại là do ý thức chủ quan sáng tạo, dụng ý
nghệ thuật của nhà văn. Thông thƣờng một đề tài, chủ đề mang đậm chất thơ
s không đi vào khám phá lãnh địa của các cốt truyện giật gân, li kì, nh ng
tình huống thót tim nghẹn thở mà s xoay quanh nh ng điều giản dị, l ng l
không ồn ào ho c khai thác nh ng điều dịu ngọt của cuộc đời. Trong nguồn

đề tài bất tận của cuộc sống, có l đề tài t nh yêu mang đậm chất thơ hơn cả,
bởi tình u khơng chỉ là chất thơ của cuộc đời mà còn là chất thơ của nh ng
trái tim đã yêu, đang yêu, và s yêu. Vốn là một nhà văn có tâm hồn tinh tế và
nhạy cảm, Thạch Lam đã cho ra đời nhiều tác ph m thấm đẫm chất thơ nhƣ
Gió lạnh đầu mùa, Dưới bóng hồng lan và đ c biệt là truyện ng n

ai đứa

trẻ. Trong các truyện ng n của Thạch Lam chất thơ đƣợc chƣng cất từ đời
sống bình dị, thƣờng nhật bằng chính rung động của tâm hồn nhà văn, chất
thơ toả ra từ t nh yêu cái đẹp, từ cái nhìn tinh tế trƣớc thiên nhiên, đời sống và
niềm tin ở thiện căn của con ngƣời từ hình thức nghệ thuật tới nội dung đƣợc


18
biểu hiện. Qua tác ph m, Thạch Lam đã phát hiện ra đƣợc Cái đẹp n chứa ở
chỗ không ai ngờ tới, đó là vẻ đẹp kín đáo bị khuất lấp bởi đời sống nhọc
nhằn mà chỉ có nh ng tâm hồn tinh tế, nhạy cảm mới có thể cảm nhận hết
đƣợc.
Chất thơ chính là một thành tố quan trọng làm nên linh hồn của tác
ph m. S rất thiếu sót nếu ta khơng đề cập tới chất thơ đƣợc thể hiện qua h nh
thức nghệ thuật. Hình thức nghệ thuật tồn tại song song với phƣơng diện nội
dung để cùng nhau làm nên chỉnh thể thống nhất của tác ph m văn học. Nh c
đến hình thức khơng thể không kể đến yếu tố ngôn ng . Để tạo ra ngơn ng
mang đậm chất thơ địi hỏi mỗi nhà văn phải am hiểu thấu đáo về thơ và họa
tức là ngơn ng phải giàu hình ảnh, phải mang nhạc tính và gợi lên đƣợc cái
đẹp. Việc này cũng đồng nghĩa họ phải s dụng hàng loạt các biện pháp nghệ
thuật, và tất nhiên nhân hóa và so sánh nhiều khi cũng có m t, bởi chúng vừa
gợi đƣợc cái hồn, cái tình n giấu sâu trong lịng mỗi sự vật vừa làm cho lời
văn giàu h nh ảnh. Một trong nh ng yêu cầu quan trọng của văn uôi, đ c biệt

truyện ng n là phải đảm bảo tính cơ đọng hàm s c. Điều đó dẫn đến việc các
nghệ sĩ phải s dụng tối đa các biểu tƣợng nghệ thuật, ho c s dụng nh ng
kết cấu cốt truyện mở, kết cấu cốt truyện hồi tƣởng để đi sâu vào miền kí ức
khơi gợi nh ng liên tƣởng ở ngƣời đọc… Nếu tác ph m nào đáp ứng đƣợc
các tiêu chu n đó th chứng tỏ nó đã đạt đƣợc một phần của chất thơ. Thạch
Lam đã rất thành công thổi hồn thơ vào tác ph m của m nh. Trong tác ph m
ai đứa trẻ của Thạch Lam, Ơng đã ây dựng đƣợc một thế giới hình ảnh
vừa chân thực vừa sống động với nh ng không gian và thời gian có sự vận
động, biến chuyển. Thạch Lam còn xây dựng đƣợc nh ng chi tiết nhỏ nhƣng
lại thể hiện đƣợc một cách tinh tế và sâu s c thế giới của nh ng cảm

c mơ

hồ, mong manh của con ngƣời. Chính nhà văn Thạch Lam đã từng quan niệm:
“Nh văn cốt nhất là ph i đi s u v o t m h n mình, tìm thấy những tính tình


19
và c m giác thành th c, t c là tìm thấy tâm h n mọi người qua tâm h n chính
mình”. Dù diễn tả cái náo nức bên trong, cái sôi động của ƣớc mơ th Thạch
Lam vẫn rất nhẹ nhàng, vẫn tự nén ngịi bút của mình trong giọng văn thủ thỉ,
nhẹ nhàng, êm đềm nhỏ nhẹ nhƣng có thể phân biệt đƣợc từng âm vị.
Chất thơ tồn tại song song và hòa quyện trên cả hai phƣơng diện nội
dung và nghệ thuật của tác ph m ở nhiều cấp độ khác nhau. Chính chất thơ
làm cho trang văn trở nên tinh tế, sâu l ng, giàu sức gợi, và dễ dàng uyên
thấm vào trái tim bạn đọc.
1.2. Lƣu Quang Vũ và kịch Lƣu Quang Vũ trong nền văn học d n t c
1.2.1. Những nhân tố góp phần hình thành kịch tác gia Lưu Quang Vũ
Văn học giai đoạn kháng chiến chống Mỹ xuất hiện nhiều cây b t để lại
nh ng ấn tƣợng khó phai mờ trên văn đàn nhƣ: Thanh Thảo, H u Thỉnh,

Xuân Quỳnh, Bằng Việt, Phạm Tiến Duật... và không thể không kể đến Lƣu
Quang Vũ, một con ngƣời tài hoa, một nghệ sĩ đa tài. Con đƣờng sự nghiệp
của ông khởi đầu từ thơ và kết thúc thành công ở kịch. Bằng tài năng và sự
sáng tạo của mình, tác ph m của ông tạo đƣợc nét riêng, để lại dấu ấn khó
qn trong lịng ngƣời đọc. Theo thời gian, có rất nhiều bài nghiên cứu về
Lƣu Quang Vũ đƣợc đăng tải trên các báo, và đƣợc tập hợp trong tuyển tập
Lưu Quang Vũ về tác gia tác phẩm. Khi mới uất hiện, Lƣu Quang Vũ đã
đƣợc giới sân khấu đánh giá là một gƣơng m t mới, đáng ch ý. Năm 1985
ơng đã đƣợc giới báo chí gọi là “cây bút vàng” của kịch trƣờng Việt Nam.
Lƣu Quang Vũ đã viết khoảng hơn năm mƣơi vở kịch và đều là nh ng tác
ph m có giá trị, đƣợc cơng ch ng đón nhận nồng nhiệt. Hàng chục vở trong
số đó đã nhận đƣợc huy chƣơng vàng các Hội diễn sân khấu tồn quốc. Để có
đƣợc thành cơng ấy, Lƣu Quang Vũ đã khơng ngừng tích lũy, rèn luyện, lao
động nghệ thuật không mệt mỏi với một tốc độ và năng lực phi thƣờng. Trong
quá tr nh ấy có rất nhiều nhân tố góp phần h nh thành kịch tác gia Lƣu Quang


20
Vũ nhƣng nổi bật nhất phải kể đến ba yếu tố: Gia đ nh, thời đại và tài năng,
khát khao cống hiến của bản thân.
Về gia đ nh, Lƣu Quang Vũ sinh ngày 17/04/1948, là con trai nhà viết
kịch Lƣu Quang Thuận và bà Vũ Thị Khánh. Sinh trƣởng trong một gia đ nh
giàu truyền thống nghệ thuật, Lƣu Quang Vũ sớm hình thành nh ng tƣ chất
nghệ sĩ đ c biệt cùng với một cá tính sáng tạo độc đáo. Đ c biệt ông đƣợc
truyền cảm hứng rất nhiều từ ngƣời cha là kịch gia Lƣu Quang Thuận. Các tác
ph m sân khấu và thơ của Lƣu Quang Thuận thấm đƣợm tình u non sơng,
nịi giống, lịng tự hào dân tộc và tinh thần chống ngoại xâm. Giới chuyên
môn đánh giá hai tác ph m chèo Tấm Cám và Mối tình iện biên của ơng là
nh ng mốc son trong nghệ thuật chèo hiện đại Việt Nam. Không nh ng đƣợc
rất nhiều đoàn chèo dàn dựng, vở chèo Tấm Cám còn đƣợc chuyển thể thành

phim. Sự nghiệp sáng tác kịch bản sân khấu của ông đã đƣợc ghi nhận bằng
Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật của nƣớc Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam. Lƣu Quang Thuận có bề dày kinh nghiệm sáng tác và hoạt
động nghệ thuật tại nhiều nơi với các chức vụ khác nhau: sáng lập Nhà xuất
bản Hoa Lƣ, sáng lập và làm chủ nhiệm Tạp chí Sân khấu (số đầu tiên ra ngày
20 tháng 11 năm 1946) và là Giám đốc Việt Nam thƣ ấn cục của chính phủ
Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tại chiến khu Việt b c. Năm 1948 ông gia nhập
quân đội Việt Minh và hoạt động trong Đoàn kịch Chiến th ng cho đến khi
chuyển về Đồn văn cơng Nhân dân trung ƣơng năm 1951. Từ năm 1954 đến
1964 làm việc tại Đài phát thanh tiếng nói Việt Nam, Nhà xuất bản Văn học,
Báo Văn nghệ. Từ 1965 cho đến khi mất, ông làm nghiệp vụ tác gia tại Nhà
hát chèo Việt Nam. Có thể thấy đây là nền tảng v ng ch c và là kho tàng kiến
thức vô c ng rộng lớn để cho Lƣu Quang Vũ có thể học tập và ni dƣỡng
t nh yêu với nghệ thuật.


21
Bên cạnh đó, gia đ nh cũng đem đến cho Lƣu Quang Vũ vốn sống rất
phong ph , sinh động. Sinh thời tác gia Lƣu Quang Vũ là một ngƣời hiểu và
yêu mến mảnh đất hình ch S tha thiết bởi ơng đã từng có dun g n bó và
trải nghiệm nhiều v ng miền văn hóa của Việt Nam. Tác giả sinh ra tại thôn
Gia Điền, xã Thiệu Cơ, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ; quê gốc ở Hải Châu,
thành phố Đà Nẵng. Suốt cuộc đời Lƣu Quang Vũ sống và g n bó với Hà Nội.
Một tài năng đƣợc t m mát bởi tâm hồn của quê hƣơng, của nh ng v ng đất
giàu văn hóa, truyền thống lại càng khiến nó đƣợc ni dƣỡng trở nên phong
ph và đ c s c hơn.
Thời thế tạo nên anh tài câu nói này quả khơng sai và Lƣu Quang Vũ là
một minh chứng. Trong Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986, Tổng bí thƣ
Nguyễn Văn Linh đã tuyên bố cánh cổng văn học nghệ thuật đã mở ra, văn
nghệ sĩ đƣợc “cởi trói”. Văn học thời k đổi mới đã đi theo hƣớng dân chủ

hóa, văn học phát triển với nhiều đề tài, phong phú về b t pháp, đa dạng về
thể loại. Văn học giai đoạn này đề cao tính sáng tạo của tác giả, tiếp cận cuộc
sống bằng góc nh n đa chiều, quan tâm tới thế giới nội tâm phức tạp của mỗi
con ngƣời. V thế kịch gia đoạn này cũng đƣợc “cởi trói” và có màn lột ác
đầy tính bứt phá. Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Vinh đã nhận xét về tình hình kịch
nói của nƣớc ta nh ng năm 80 là “thời kì phát triển nhất, kh i sắc nhất c a
kịch nói, n u đem so v i hai thời

trư c (1954-1964 và 1965-1975). V i s

tăng ti n c về số ư ng và chất ư ng các ti t mục cũng như s mạnh dạn và
phong phú trong những đổi m i, tìm tịi sáng tạo, nên chúng ta vui mừng vì
đã có một nền kịch nghệ tương đối hồn chỉnh” ” [95]. Chính sách đổi mới
đ ng đ n của Đảng và Nhà nƣớc đã tạo cho văn học, nghệ thuật, trong đó có
sân khấu "một điểm t a tinh thần m i m , giúp c i bỏ những ràng buộc từng
đa nghệ thuật đi xa ần đời sống”. Mùa của kịch nói chƣa bao giờ sơi nổi hơn
l c này, nhƣ nhà nghiên cứu Phan Trọng Thƣởng đã nhận định: “Mãi đ n


×