Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Những điểm mới trong thiết kế các bài thực hành sinh học 11 nhằm rèn luyện một số kỹ năng cho học sinh tg phan thúy hà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 33 trang )

SỞ GD&ĐT BẮC GIANG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG THPT YÊN THẾ

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

THUYẾT MINH
Mô tả giải pháp và kết quả thực hiện sáng kiến
1. Tên sáng kiến: "Những điểm mới trong thiết kế các bài thực hành Sinh học
11 nhằm rèn luyện một số kỹ năng cho học sinh".
2. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử:
Từ tháng 10 năm 2018.
3. Các thông tin cần được bảo mật (Nếu có): Khơng
4. Mơ tả các giải pháp cũ thường làm
Sinh học là môn khoa h ọc thực nghiệm, kiến thức lí thuyết ln gắn
liền với việc giải quyết những v ấ n đ ề t h ự c t ế là hết sức cần thiết. Giáo
viên cần coi thí nghiệm thực hành là phương ti ện để tổ chức hoạt động
nhận thức, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo, vận dụng kiến thức sinh học vào đời sống
sản xuất. Thí nghiệm phải được xem là cầu nối giữa lý thuyết và thực tiễn.
Trong q trình dạy học Sinh học nói chung và Sinh học 11 nói riêng,
thực hành thí nghiệm đóng vai trị hết sức quan trọng.
Tuy nhiên các bài thực hành trong chương trình Sinh học 11 trước khi thực
hiện giải pháp thì tiến trình của bài thực hành và phương pháp kiểm tra đánh giá
cịn nằm trong khn mẫu có sẵn ở sách giáo khoa. Học sinh phụ thuộc vào giáo
viên và sách giáo khoa nên thụ động dập khn và máy móc, các bài thực hành
thường làm qua loa, xem nhẹ. Do vậy không phát huy được tính tích cực, chủ
động sáng tạo của học sinh ở các khâu, không tạo được hứng thú cho học sinh,
đặc biệt kỹ năng của học sinh còn hạn chế: sự vận động của học sinh chưa toàn
diện, sự trải nghiệm đồng thời về cùng một vấn đề nghiên cứu theo các kênh


thơng tin cịn ít, sự phát triền đồng đều hài hịa phẩm chất và năng lực của học
sinh đơi khi còn bị hạn chế.
5. Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến
Trang 1


Như vậy với giải pháp cũ là tiến trình của bài thực hành và sự chuẩn bị
của giáo viên còn nằm trong khn mẫu có sẵn ở sách giáo khoa còn học sinh
phụ thuộc vào giáo viên và sách giáo khoa do vậy đã tồn tại những những
nhược điểm là khơng phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của học
sinh ở các khâu, không tạo được hứng thú cho học sinh, đặc biệt kỹ năng của
học sinh còn hạn chế: sự vận động của học sinh chưa toàn diện, sự trải nghiệm
đồng thời về cùng một vấn đề nghiên cứu theo các kênh thơng tin cịn ít, sự phát
triền đồng đều hài hòa phẩm chất và năng lực của học sinh đơi khi cịn bị hạn
chế.
Do vậy qua nhiều năm giảng dạy tại trường trung học phổ thơng , tơi ln
tìm hiểu và áp dụng các giải pháp nhằm mục đích tăng cường tính tích cực hoạt
động, tính chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập đặc biệt là đối với phần
thí nghiệm thực hành nhằm rèn luyện kỹ năng cho học sinh và phát huy phẩm
chất và năng lực của các em.
Sáng kiến đã đưa ra quy trình cải tiến cách làm thí nghiệm, khác so với
trước đây thực tế thì sự chuẩn bị của giáo viên cịn nằm trong khn mẫu có sẵn
ở sách giáo khoa còn học sinh phụ thuộc vào giáo viên và sách giáo khoa.
Ưu điểm nổi bật của sáng kiến là đưa ra quy trình cải tiến cách làm thí
nghiệm một số bài thực hành Sinh học 11 nhằm rèn luyện một số kỹ năng cho
học sinh như: Kỹ năng tự làm thí nghiệm và theo dõi thí nghiệm của mình, rèn
năng lực phán đốn để giải thích các hiện tượng gặp phải trong thí nghiệm, rèn cho
học sinh tính cẩn thận, tỉ mỉ trong thao tác thí nghiệm, kỹ năng làm việc nhóm,

Các em học sinh đều được tham gia làm thí nghiệm và làm thành từng

nhóm nhỏ riêng nên khả năng tập trung quan sát thí nghiệm cao hơn. Do được
định hướng phần chuẩn bị ở nhà trước nên khá chủ động và biết giải thích một
số hiện tượng gặp phải của nhóm mình hay nhóm bạn gặp phải trong thí nghiệm.
Học sinh bước đầu làm quen dần với việc đưa ra các giả thuyết giải thích
cho các vấn đề gặp phải.
Làm theo phương án cải tiến các em làm việc nhóm hiệu quả hơn, hứng
thú hơn với thí nghiệm của mình. Vì vậy, bước đầu hình thành tư duy, năng lực
nghiên cứu khoa học.

Trang 2


Qua thời gian tìm hiểu, áp dụng, tơi nhận thấy sáng kiến "Những điểm mới
trong thiết kế các bài thực hành Sinh học 11 nhằm rèn luyện một số kỹ năng cho
học sinh" đã đáp ứng được những yêu cầu trên.
6. Mục đích của giải pháp sáng kiến
Mục đích thứ nhất của sáng kiến là: Khắc phục các nhược điểm của giải
pháp cũ là phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh ở các
khâu, tạo được hứng thú cho học sinh, đặc biệt rèn các kỹ năng của học sinh.
Mục đích thứ hai của sáng kiến là: Đề xuất các phương án cải tiến cách
làm, cách thiết kế một số thí nghiệm thực hành và cải tiến phương pháp kiểm tra
đánh giá trong dạy học Sinh học để góp phần nâng cao chất lượng dạy học Sinh
học 11 ở trường THPT.
7. Nội dung
7.1. Thuyết minh giải pháp mới hoặc cải tiến
7.1.1. Giải pháp 1:
- Tên giải pháp: Cải tiến trong thiết kế các bài thực hành sinh học 11
- Nội dung: Xây dựng quy trình cải tiến thiết kế các bài thực hành Sinh
học 11 bao gồm:
+ Cải tiến thí nghiệm vai trị của phân bón trong bài thực hành: “Thí

nghiệm thốt hơi nước và thí nghiệm về vai trị của phân bón” (Bài 7- Sinh học
11 cơ bản)
+ Cải tiến trong bài thực hành: “Phát hiện diệp lục và carotenoit” (Bài 13Sinh học 11 cơ bản)
+ Cải tiến trong bài thực hành: “Hướng động” (Bài 25- Sinh học 11 cơ bản)
Khi thiết kế, xây dựng các qui trình thí nghiệm dù được tiến hành dưới
hình thức, phương pháp nào cũng phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
+ Nguyên tắc 1: Đảm bảo mục tiêu của từng chương, từng bài về kiến
thức, kĩ năng và thái độ.
+ Nguyên tắc 2: Phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo; bồi dưỡng
hứng thú học tập; phát triển năng lực nhận thức, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo thực
hành, hình thành và phát triển tư duy kĩ thuật; phù hợp với đặc điểm tâm - sinh
lí học sinh.
Trang 3


+ Nguyên tắc 3: Đảm bảo sự thống nhất giữa phương pháp khoa học và
phương pháp dạy học bộ môn.
+ Nguyên tắc 4: Đảm bảo tính khả thi của hoạt động thí nghiệm trong
nhiều hồn cảnh khác nhau.
- Các bước tiến hành thực hiện giải pháp:

+ Bước 1: Xác định mục tiêu
Mục tiêu của thí nghiệm là những dự kiến về “sản phẩm” cần đạt được
trong thí nghiệm. Trong m ục tiêu, cần phân tích, chỉ rõ, kết quả thí nghiệm như
thế nào? Từ đó rút ra những nhận xét gì? Các thao tác kĩ thuật cần đạt được sau
khi tiến hành thí nghiệm?
+ Bước 2: Phân tích nội dung thí nghiệm trong sách giáo khoa
Giáo viên ti ến hành các thí nghiệm theo đúng hướng dẫn trong sách
giáo khoa. Sau đó căn cứ vào tồn bộ qui trình thực hiện thí nghiệm để phân
tích các yếu tố trong thí nghiệm: điều kiện, phương pháp, kết quả. Trong khâu

này, giáo viên cần phải phân tích tất cả các yếu tố của thí nghiệm, từ khâu
chuẩn bị (mẫu vật, dụng cụ, hóa chất); đến phân tích thực hiện thí nghiệm và
cuối cùng là phân tích kết quả thí nghiệm (có đúng với mục tiêu đề ra khơng?
Mức độ chính xác là bao nhiêu? Thời gian thực hiện thí nghiệm là bao nhiêu?)
Trang 4


+ Bước 3: Phát hi ện khó khăn, đề xuất giải pháp khắc phục khó khăn
hoặc đưa ra các phương án cải tiến các thí nghiệm trong sách giáo khoa.
Trên cơ sở phân tích thí nghiệm ở bước 2, phát hiện những mâu thuẫn
khi thực hiện thí nghiệm, những khó khăn gặp phải khi thực hiện thí nghiệm
như: chuẩn bị mẫu vật, hóa chất, dụng cụ, các thao tác tiến hành, mức độ khó
thực hiện của thí nghiệm…Từ đ ó đ ề ra phương án khắc phụ c, cải tiến các
yếu tố gây khó khăn trong thí nghiệm.
+ Bước 4: Thực hiện thí nghiệm theo phương án đã cải tiến.
Sau khi đã đề ra phương án khắc phục, cải tiến các yếu tố gây khó khăn
trong các thí nghiệm theo hướng dẫn trong sách giáo khoa, tiến hành thí
nghiệm theo phương án đề xuất lặp đi lặp lại (3 đến 5 lần).
+ Bước 5: Đánh giá hiệu quả của phương án cải tiến.
Mục đích của việc cải tiến cách làm thí nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả
sử dụng các thí nghiệm, vì vậy sau khi đã tiến hành các thí nghiệm theo
phương án đề xuất đối chiếu với kết quả thí nghiệm theo đúng hướng dẫn trong
sách giáo khoa về một số chỉ tiêu như: mức độ chính xác của kết quả, thời gian
thực hiện thí nghiệm, khả năng thực hiện thí nghiệm, … để đánh giá tính ưu
việt của phương án đề xuất.
Xây dựng quy trình cải tiến thiết kế các bài thực hành Sinh học
11
* Thí nghiệm vai trị của phân bón trong bài thực hành: “Thí nghiệm thốt
hơi nước và thí nghiệm về vai trị của phân bón” (Bài 7- Sinh học 11 cơ bản)
+ Bước 1: Xác định mục tiêu

Với sách giáo khoa cơ bản yêu cầu: Học sinh biết cách bố trí thí
nghiệm
để nhận thấy được vai trò của NPK.
Giáo viên đặt thêm mục tiêu:
Học sinh nhận thấy được phần nào triệu chứng thiếu N, P, K ở cây.
Học sinh làm quen với cách tư duy, suy luận của một nhà khoa học.
Rèn kỹ năng tự làm thí nghiệm và theo dõi thí nghiệm của mình.
Rèn năng lực phán đốn để giải thích các hiện tượng gặp phải trong thí
nghiệm.
Rèn cho học sinh tính cẩn thận, tỉ mỉ trong thao tác thí nghiệm, kỹ năng
Trang 5


làm việc nhóm.
Về năng lực: bước đầu rèn năng lực nghiên cứu khoa học.
+ Bước 2: Phân tích nội dung thí nghiệm trong sách giáo khoa
Chuẩn bị thí nghiệm
Hạt thóc, hạt đậu, hạt ngơ; 2 chậu (cốc) nhựa có đường kính khoảng 10-20
cm đủ xếp được 50 - 100 hạt; 1chai nhựa dung tích 0,5 - 1 lít; thước nhựa chia
độ đến mm; tầm xốp trịn có kích thước nhỏ hơn lịng chậu một chút, trên tấm
xốp khoan lỗ có đường kích 5 - 10mm; 1 ống đong có dung tích 100ml; đũa
thủy tinh (hoặc đũa gỗ).
Hóa chất: phân NPK, nước sạch.
Tiến hành thí nghiệm
Mỗi nhóm thực hiện thí nghiệm gồm 1 chậu đối chứng (chỉ có nước sạch)
và 1 chậu thí nghiệm (chứa NPK) như sau:
Pha 1 chai NPK có nồng độ 1g/l (cách pha sách giáo khoa đã hướng dẫn).
Rót dung dịch NPK vào chậu thí nghiệm.
Đặt tấm xốp vào chậu trồng cây đã có chứa mơi trường nuôi cấy.
Hạt đã nảy mầm, chọn các hạt cây mầm có kích thước tương đương.

Mỗi lỗ đặt 1 hạt như hướng dẫn sách giáo khoa.
Đặt các chậu thực nghiệm vào nơi có ánh sáng đồng đều đến các chậu.
Chăm sóc chậu thí nghiệm và đối chứng đến khi thấy rõ sự khác biệt giữa
cây thí nghiệm và đối chứng.
Kết quả và nhận xét
Theo dõi thí nghiệm, đo chiều cao của cây, ghi kết quả quan sát được vào
trong vở.
Báo cáo trước lớp, giải thích kết quả thí nghiệm.
Các nhóm báo cáo trước lớp, thống nhất nội dung bản tường trình về thí
nghiệm, về nhà hồn thiện, buổi sau nộp báo cáo cho giáo viên.
+ Bước 3: Phát hi ện khó khăn, đề xuất giải pháp khắc phục khó khăn
hoặc đưa ra các phương án cải tiến các thí nghiệm trong sách giáo khoa.
Những căn cứ để giáo viên cải tiến trong thiết kế thí nghiệm:
Căn cứ vào thực tế các nhóm thí nghiệm làm theo nhóm nhưng chỉ có 1- 2
cá nhân tích cực làm cịn các cá nhân khác hầu như không tham gia hoặc tham
gia hời hợt.
Trang 6


Căn cứ vào những mục tiêu giáo viên mong muốn rèn luyện được cho học
sinh như đã nêu ở phần mục tiêu.
Căn cứ vào điều kiện thực tế của trường như chưa có vườn trường để làm
thí nghiệm tại trường, dụng cụ, hóa chất khá dễ tìm trong gia đình học sinh.
Căn cứ vào các tài liệu giáo viên tham khảo liên quan đến bài thực hành
thí nghiệm này (chủ yếu tham khảo sách giáo khoa Sinh học 11 nâng cao).
Đề xuất cải tiến thiết kế thí nghiệm
Chuẩn bị thí nghiệm: Chuẩn bị thêm 01 chậu thí nghiệm, hóa chất chuẩn
bị trong 3 loại phân: đạm, lân, kali (tùy theo u cầu thí nghiệm của mỗi nhóm
do giáo viên quy định).
Phần tiến hành thí nghiệm:

Giáo viên yêu cầu 4 - 5 học sinh một nhóm, chia nhiệm vụ các nhóm theo
tổ (những nhóm thuộc 1 tổ sẽ làm các thí nghiệm giống nhau) cụ thể:
Tất cả các nhóm đều trồng 2 chậu cây như sách giáo khoa hướng dẫn.
Chậu cây thí nghiệm số 3 ở các nhóm sẽ khác nhau như sau:
Các nhóm tổ 1: Tiến hành trồng chậu cây thí nghiệm 3: trồng cây, tưới
dung dịch phân chỉ có phân đạm (cung cấp N) và phân lân (cung cấp P) thiếu
kali với nồng độ pha và cách pha tương tự hướng dẫn sách giáo khoa.
Các nhóm tổ 2: Tiến hành trồng chậu cây thí nghiệm 3: trồng cây, tưới
dung dịch phân chỉ có phân kali (cung cấp K) và phân lân (cung cấp P) thiếu N
với nồng độ pha và cách pha tương tự hướng dẫn sách giáo khoa.
Các nhóm tổ 3: Tiến hành trồng chậu cây thí nghiệm 3: trồng cây, tưới
dung dịch phân chỉ có phân đạm (cung cấp N) và phân kali (cung cấp K) thiếu P
với nồng độ pha và cách pha tương tự hướng dẫn sách giáo khoa.
Các nhóm tổ 4: Yêu cầu giống tổ 2 nhưng yêu cầu trồng cây họ đậu như
lạc, đậu tương (mục đích học sinh kiểm chứng khả năng cố định N của cây họ
đậu).
Thực hiện thí nghiệm ở một địa điểm tại nhà của một thành viên trong
nhóm, đối tượng và các điều kiện khác của 3 chậu cây là giống nhau và trồng
cùng thời điểm.
Quy trình làm như sách giáo khoa hướng dẫn, phần pha dung dịch phân
bón sẽ lên phịng thí nghiệm của trường tiến hành làm và mang về để tưới cây
trong q trình thí nghiệm, giá thể để trồng cây có thể dùng bằng cát mịn, sạch
Trang 7


hoặc trồng thủy canh bằng nước sạch.
Quy định đánh giá bài thu hoạch: Với thí nghiệm nghiên cứu vai trị của
phân bón: đánh giá các chậu cây thí nghiệm, phiếu theo dõi; với thí nghiệm so
sánh cường độ thốt hơi nước hai mặt của lá, tôi yêu cầu học sinh làm như sách
giáo khoa với những loại cây khác nhau trồng trong các chậu cảnh nhỏ mang lên

phịng thí nghiệm đo và thu hoạch như sách giáo khoa.
Tôi cải tiến thí nghiệm theo thiết kế như trên nhằm một số mục tiêu như:
Về mặt kiến thức: Học sinh còn nhận thấy được vai trò của từng nguyên tố
N, K, P và một số dấu hiệu điển hình nếu thiếu các nguyên tố này.
Về mặt kỹ năng: Rèn những kỹ năng đã nêu ở phần mục tiêu, với cải tiến
này học sinh rèn tốt hơn kỹ năng so sánh, suy luận, vận dụng kiến thức lý thuyết
để giải quyết những vấn đề gặp phải trong thí nghiệm. Để học sinh biết cách suy
luận và thấy đôi khi thực tế làm không ra như lý thuyết ta phải tìm ra nguyên
nhân. Từ đó rút ra bài học về tính cẩn thận, chính xác trong thí nghiệm. Muốn
học sinh có thể phát hiện ra khả năng cố định N của những cây họ đậu nên tơi
thiết kế thí nghiệm ở tổ 4 như trên. Thực tế tôi thấy, đa số học sinh khi làm với
thí nghiệm này sẽ khơng thấy sự khác biệt nhiều giữa chậu thí nghiệm thiếu N
và chậu có đủ NPK. Tôi thấy học sinh thường tỏ ra lúng túng và băn khoăn về
kết quả. Tôi yêu cầu học sinh tìm hiểu, đưa ra những giả thuyết giải thích cho
kết quả thí nghiệm.
+ Bước 4: Thực hiện thí nghiệm theo phương án đã cải tiến.
Lớp thực nghiệm: Có theo dõi và ghi chép số liệu theo bảng gợi ý của giáo
viên(phụ lục 1). Kết hợp trong q trình làm thí nghiệm hãy hoàn thành phiếu
gợi ý (phụ lục 2)
Lớp đối chứng: Giáo viên chỉ yêu cầu theo dõi thí nghiệm, ghi chép lại
các hiện tượng quan sát được và giải thích. Chuẩn bị bài thu hoạch như sách
giáo khoa.
Tơi cho các nhóm mang chậu cây thí nghiệm đến lớp sau khoảng 3 tuần
kể từ lúc tiến hành thí nghiệm (có thể thay đổi tùy tình hình làm của mỗi lớp)
cùng với phiếu ghi chép theo dõi trong q trình thí nghiệm (phụ lục 1).
Các nhóm sau khi thao tác xong thí nghiệm so sánh về cường độ thốt hơi
nước ở 2 mặt của lá sẽ bắt đầu đi quan sát thí nghiệm của các nhóm bạn và đặt
câu hỏi với các nhóm hoặc với giáo viên.
Trang 8



* Cải tiến trong bài thực hành: “Phát hiện diệp lục và carotenoit” (Bài 13Sinh học 11 cơ bản).
+ Bước 1: Xác định mục tiêu
Sau khi thực hành bài này:
Học sinh phải tiến hành được thí nghiệm phát hiện diệp lục trong lá và
carotenoit trong lá, quả, củ.
Giáo viên đặt thêm mục tiêu:
Rèn kỹ năng tự làm, theo dõi thí nghiệm của mình (các học sinh đều được
làm thí nghiệm, quan sát thí nghiệm).
Rèn năng lực sử dụng các kiến thức liên mơn để giải thích các hiện tượng
gặp phải trong thí nghiệm.
Rèn cho học sinh tính cẩn thận, tỉ mỉ trong thao tác thí nghiệm.
Rèn kỹ năng làm việc nhóm.
+ Bước 2: Phân tích nội dung thí nghiệm trong sách giáo khoa
Chuẩn bị thí nghiệm
Các loại lá xanh tươi (lá khoai, xà lách…), lá già có màu vàng, các loại củ
có màu củ nghệ cà chua cà rốt; cốc thuỷ tinh, ống đong bằng nhựa 20- 50ml, ống
nghiệm, giá để ống nghiệm, kéo.
Hoá chất: cồn 90- 96o (cồn y tế), nước sạch.
Tiến hành thí nghiệm
Mỗi nhóm (5 - 6 học sinh) thực hiện thí nghiệm
Thí nghiệm 1: Chiết rút diệp lục
Cân lượng lá như sách giáo khoa hướng dẫn.
Dùng kéo cắt ngang lá thành từng lát cắt thật mỏng để có nhiều tế bào bị
hư hại. Bỏ các mảnh lá vừa cắt vào các cốc đã ghi nhãn (đối chứng hoặc thí
nghiệm), với khối lượng tương đương nhau.
Đong 20ml cồn vào cốc thí nghiệm. Lấy 20ml nước sạch rót vào cốc đối
chứng. Yêu cầu nước cũng như cồn phải ngập mẫu vật thí nghiệm. Để trong 20
- 25 phút.
Thí nghiệm 2: Chiết rút carotenoit

Tiến hành các thao tác chiết rút carotenoid từ lá vàng, củ, quả tương tự
như chiết rút diệp lục.
Sau thời gian chiết rút (20-30 phút), cẩn thận nghiêng các cốc, rót dung
Trang 9


dịch có màu vào các ống đong hay ống nghiệm sạch và trong suốt sao cho
khơng có mẫu thí nghiệm lẫn vào.
Kết quả và nhận xét
Quan sát màu sắc trong các ống nghiệm ứng với dịch chiết rút từ các cơ
quan khác nhau của cây từ các cốc đối chứng và thí nghiệm, rồi điền kết quả
quan sát được vào bảng như hướng dẫn sách giáo khoa.
Rút ra nhận xét về: Độ hòa tan của các sắc tố trong các dung mơi (nước,
cồn); trong mẫu thực vật nào có sắc tố gì; vai trị của lá xanh và các lồi rau,
hoa, quả trong dinh dưỡng của con người.
+ Bước 3: Phát hi ện khó khăn, đề xuất giải pháp khắc phục khó khăn
hoặc đưa ra các phương án cải tiến các thí nghiệm trong sách giáo khoa.
Cả 2 thí nghiệm đều có thời lượng chờ để chiết rút hơi lâu so với thời
lượng 1 tiết thực hành.
Đa số học sinh không chuẩn bị kĩ, khi lên lớp mới vừa đọc quy trình
vừa làm, có một số học sinh khơng tham gia làm thí nghiệm dẫn đến mất tập
trung.
Thực tế làm đơi khi khả năng chiết rút ở ơng thí nghiệm và đối chứng khơng
có sự khác nhau rõ rệt, học sinh khó nhận thấy sự chiết rút sắc tố của cồn.
Những căn cứ để giáo viên đề xuất cách cải tiến trong thí nghiệm:
Căn cứ vào những khó khăn gặp phải khi tiến hành thí nghiệm.
Căn cứ vào những mục tiêu giáo viên mong muốn rèn luyện được cho học
sinh như đã nêu ở phần mục tiêu.
Căn cứ vào điều kiện thực tế của trường như các thiết bị, hóa chất có trong
phịng thí nghiệm, dễ thực hiện, tương đối an toàn cho học sinh.

Căn cứ vào các tài liệu giáo viên tham khảo liên quan đến bài thực hành
thí nghiệm này (chủ yếu tham khảo sách giáo khoa sinh học 11 nâng cao).
Đề xuất cách cải tiến, khắc phục khó khăn của thí nghiệm:
Cải tiến trong chuẩn bị thí nghiệm
Mẫu vật: Yêu cầu các nhóm học sinh chuẩn bị mang từ nhà đi các loại lá
màu xanh, lá màu tím, vàng, lá già có màu vàng, các loại củ có màu: củ nghệ, cà
chua, cà rốt.
Dụng cụ: Thay cốc thuỷ tinh bằng cối, chày sứ có ở phịng thí nghiệm.
Hố chất: Bổ sung thêm axetơn, benzen.
Trang 10


Phịng thí nghiệm chuẩn bị 8 bộ thí nghiệm gồm: 4 cối chày sứ, 2 ống
đong, 6 ống nghiệm để trên giá, 1 lọ cồn (hoặc axeton), giấy lọc, 1 kéo, 2 - 4
phễu lọc, 1 cốc nước sạch.
Yêu cầu sự chuẩn bị của học sinh: Giáo viên đưa trước tờ quy trình thí
nghiệm theo cải tiến (ở phần tiến hành thí nghiệm phía dưới) cho các nhóm về
nghiên cứu, khi vào giờ giáo viên hỏi có nhóm nào thắc mắc gì thì giải đáp cịn
khơng nêu lại quy trình. giáo viên thơng báo sẽ có chấm cả điểm quan sát các
nhóm thực hiện thí nghiệm (do giáo viên đánh giá tại giờ thực hành). Giáo viên
đưa ra một số câu hỏi:
Câu 1: Tại sao lại dùng cồn và axeton để chiết rút sắc tố?
Câu 2: Tại sao khi cho benzene vào thì lại có hiện tượng tách thành 2 tầng
sắc tố? Tên của 2 tầng sắc tố đó là gì?
Phần tiến hành thí nghiệm:
Các nhóm sẽ phân cơng nhau và làm đồng thời cả 2 thí nghiệm, giáo viên
sẽ chỉ định 1- 2 nhóm làm cùng mẫu vật nhưng dùng dung môi tách chiết khác
nhau (cồn 90o hoặc axetôn) để sau đó có thể so sánh khả năng tách chiết của 2
loại dung môi này, rút kinh nghiệm cho các thí nghiệm năm sau.
Thí nghiệm 1: Chiết rút diệp lục

Cân khoảng 0,2g các mẩu lá đã loại bỏ cuống lá và gân chính (khơng có
cân thích hợp, thì chỉ cần lấy khoảng 20-30 lát cắt mỏng ngang lá tại nơi khơng
có gân chính).
Dùng kéo cắt ngang lá thành từng lát cắt thật mỏng để có nhiều tế bào bị
hư hại. Bỏ các mảnh lá vừa cắt vào cối sứ dùng chày và lực của tay để nghiền
nát các mẫu lá (đối chứng hoặc thí nghiệm), với khối lượng tương đương nhau
cho đến khi lá nát nhuyễn.
Đong 20ml cồn vào cốc thí nghiệm. Lấy 20ml nước sạch và rót vào cốc
đối chứng. Yêu cầu nước cũng như cồn phải ngập mẫu vật thí nghiệm. Dùng
chày vừa tiếp tục nghiền vừa khuấy đều để cho các sắc tố tan vào dung môi.
Dùng giấy lọc để lên phễu lọc rồi lọc các dịch chiết (lưu ý không để phễu
lọc đối chứng lẫn thí nghiệm) vào từng ống nghiệm sạch (có ghi tên thí nghiệm
trên mỗi bình), để lên giá và quan sát, đối chiếu, ghi vào phiếu thu hoạch.
Thí nghiệm 2: Chiết rút carotenoit
Làm tương tự như với chiết rút diệp lục nhưng đối tượng là củ, quả, lá già
Trang 11


Thí nghiệm bổ sung: tách chiết các sắc tố thành phần
Lấy một lượng benzen gấp đôi lượng dịch chiết trong ống thí nghiệm, đổ
vào bình chiết, lắc đều rồi để yên trên giá ống nghiệm 2-3 phút. Quan sát bình
chiết.
+ Bước 4: Thực hiện thí nghiệm theo phương án đã cải tiến.
Trước khi bắt đầu giáo viên đi kiểm tra phần chuẩn bị mẫu vật của các
nhóm và điều chỉnh để nhóm làm axeton và nhóm làm cồn làm cùng 1 loại lá.
Yêu cầu mỗi nhóm làm tối thiểu 2 mẫu thí nghiệm một loại lá (xanh hoặc
đỏ, tím…), giáo viên thường định hướng để các nhóm làm các màu lá, loại củ,
quả khác nhau.
Giáo viên phát phiếu thu hoạch để các nhóm làm báo cáo thu hoạch sau
thí nghiệm (lớp đối chứng phiếu hướng dẫn của sách giáo khoa, lớp thí nghiệm

cải tiến làm phiếu thu hoạch như phụ lục 4).
Trong q trình các nhóm tiến hành giáo viên sẽ đi quan sát, góp ý với các
nhóm.
Đề xuất các nhóm sau khi xong sẽ mang giá thí nghiệm lên 1 bàn trước
lớp để tất cả cùng quan sát, so sánh và đặt câu hỏi.
Giáo viên có hình thức điểm thưởng nếu nhóm nào trả lời được những câu
hỏi thắc mắc do các nhóm hoặc do giáo viên đặt ra.
Thực tế khi làm các học sinh sẽ thường hay đặt các câu hỏi như: Tại sao
cùng một mẫu thí nghiệm giữa nhóm này với nhóm kia lại khác nhau? Tại sao
lại có hiện tượng phân tầng nhưng màu xanh ở trên, màu vàng (tím,…) ở dưới,
có nhóm màu thu được ở ống đối chứng lại xanh đậm, đục nhưng không xanh
trong như ống thí nghiệm (hay gặp với lá rau lang)?....
Giáo viên đặt ra câu hỏi với học sinh khi quan sát thí nghiệm như: so sánh
thí nghiệm chiết rút ở các lá mầu tím, vàng, …. Có khả năng quang hợp không?
Tại sao? Hãy cho biết tại sao lá có diệp lục nhưng lại có màu tím. Những câu hỏi
này có thể trả lời ngay hoặc cho về nhà tìm hiểu và trả lời vào phiếu thu hoạch
giờ sau nộp.
* Cải tiến trong bài thực hành: “Hướng động” (Bài 25- Sinh học 11 cơ bản)
+ Bước 1: Xác định mục tiêu
Sau khi học xong bài này học sinh phải:
Thực hiện được thí nghiệm phát hiện hướng trọng lực của cây.
Trang 12


Giáo viên đặt thêm mục tiêu:
Học sinh thực hiện thành công thêm 3 kiểu hướng động nữa của cây là
hướng sáng, hướng nước và hướng hóa.
Học sinh làm quen với cách tư duy, suy luận của một nhà khoa học.
Rèn kỹ năng tự làm thí nghiệmvà theo dõi thí nghiệm của mình, kỹ năng
làm việc nhóm.

Rèn năng lực phán đốn để giải thích các hiện tượng gặp phải trong thí
nghiệm, bước đầu rèn năng lực nghiên cứu khoa học.
Rèn cho học sinh tính cẩn thận, tỉ mỉ trong thao tác thí nghiệm.
+ Bước 2: Phân tích nội dung thí nghiệm trong sách giáo khoa
Chuẩn bị thí nghiệm (chuẩn bị theo nhóm từ 5 đến 6 học sinh)
Dụng cụ: 2 đĩa đáy sâu; 1 chuông thủy tinh hay nhựa trong suốt; 1 nút
cao su (hoặc xốp, gỗ) có đường kính 5 - 6 cm, mềm đủ để cắm được ghim (như
hình 25 sách giáo khoa Sinh học 11 cơ bản, trang 106); 2 ghim nhỏ; 1 panh gắp
hạt; 1 dao lam hoặc kéo; giấy lọc.
Mẫu vật: Hạt đậu (ngô, lúa) mới nhú mầm.
Tiến hành thí nghiệm
Chọn các hạt đã có rễ mầm mọc thẳng, dùng ghim cắm xuyên 2 hạt vừa chọn.
Cho rễ mầm ở thế nằm ngang hướng ra mép của nút cao su, cịn các lá mầm thì
hướng vào bên trong (như hình 25 sách giáo khoa).
Sau đó, cắt bỏ tận cùng của rễ ở một hạt. Đặt nút cao su lên đáy của đĩa đã có
nước. Dùng giấy lọc phủ lên lá mầm, hai đầu của giấy lọc nhúng vào nước ở trong
đĩa để cây mầm không bị khô.
Dùng chuông thủy tinh úp lên đĩa và nút cao su vừa ghim, đặt vào trong
buồng tối.
Kết quả và nhận xét
Sau 1-2 ngày, quan sát sự vận động của rễ cây mầm còn nguyên rễ và cây
mầm đã bị cắt đỉnh rễ. Học sinh rút ra nhận xét về sự vận động của rễ mầm và vị trí
tiếp nhận kích thích trọng lực ở cây.
Báo cáo trước lớp, giải thích kết quả thí nghiệm.
Học sinh làm tường trình về q trình thí nghiệm.
Từng nhóm lên báo cáo trước lớp về kết quả thí nghiệm và rút ra nhận xét
về sự vận động hướng trọng lực của cây mầm.
Trang 13



+ Bước 3: Phát hi ện khó khăn, đề xuất giải pháp khắc phục khó khăn
hoặc đưa ra các phương án cải tiến các thí nghiệm trong sách giáo khoa.
Những căn cứ để giáo viên cải tiến trong thiết kế thí nghiệm
Căn cứ vào thực tế các nhóm thí nghiệm làm theo nhóm nhưng chỉ có 1- 2
cá nhân tích cực làm cịn các cá nhân khác hầu như khơng tham gia hoặc tham
gia hời hợt.
Căn cứ vào những mục tiêu giáo viên mong muốn rèn luyện được cho học
sinh như đã nêu ở phần mục tiêu.
Căn cứ vào điều kiện thực tế của trường như chưa có vườn trường để làm
thí nghiệm tại trường, dụng cụ, hóa chất khá dễ tìm trong gia đình học sinh.
Căn cứ vào các tài liệu giáo viên tham khảo liên quan đến bài thực hành
thí nghiệm này (chủ yếu tham khảo sách giáo khoa Sinh học 11 nâng cao).
Đề xuất cải tiến thiết kế thí nghiệm
Chuẩn bị thí nghiệm:
Học sinh tự chuẩn bị ở nhà theo hướng dẫn của giáo viên bên phần tiến
hành gồm: Bầu trồng cây, hạt đã nảy mầm, phân bón, xà phịng (với hướng hóa).
Phần hạt giáo viên gợi ý học sinh với thí nghiệm hướng sáng, hướng hóa
nên trồng hạt đậu, hướng nước và hướng hóa nên trồng hạt ngơ. Học sinh có thể
dùng hạt khác.
Phần tiến hành thí nghiệm:
Giáo viên u cầu 4-5 học sinh một nhóm, mỗi học
sinh trong nhóm sẽ tiến hành 1 trong 4 thí nghiệm, tự
làm ở nhà trước 2 tuần, tự theo dõi và chăm sóc theo
hướng dẫn của giáo viên (tơi thường khuyên học sinh
mỗi thí nghiệm nên làm đồng thời 2-3 bầu để tránh hiện
tượng bị gãy, hỏng trong quá trình làm và làm nhiều, học
sinh sẽ có kết luận chính xác hơn về kết quả thí nghiệm).
Hình A
4 thí nghiệm gồm: thí nghiệm hướng sáng, hướng nước,
hướng hóa, hướng trọng lực cụ thể:

Với thí nghiệm hướng sáng: Giáo viên u cầu thiết kế như hình A ở bên:
Với thí nghiệm hướng nước, hướng hóa: giáo viên yêu cầu thiết kế trồng
cây trong một bầu làm từ chai nhựa (1,5l) đặt nằm ngang (như hình B). Cây
trồng làm 1 hàng ngang ở giữa, cách đều 2 đầu chai nhựa, dưới có đục lỗ thốt
nước.
Trang 14


Với hướng nước hướng dẫn học sinh khi tưới nước phải đặt nghiên cây
khoảng 30o và tưới ở đầu nghiên để nước khơng sang phía
bên kia, tưới 1 lượng vừa đủ, để nghiên khoảng 5 phút cho
nước thấm hết thì để lại nằm ngang như cũ.
Với hướng hóa thì thiết kế 1 đầu để 1 túi vải mỏng
chứa ít phân đạm, 1 đầu để túi vải mỏng chứa 1 ít xà phịng
bột. Khi tưới nước cho cây thì tưới ở gốc cây với lượng vừa
phải sao cho nước không bị đọng nước ở đáy.
Hướng trọng lực thiết kế như hình C.
Có theo dõi và ghi chép số liệu trong quá trình làm thí
nghiệm về cách mình làm và những hiện tượng quan sát được
vào sổ ghi chép.
+ Bước 4: Thực hiện thí nghiệm theo phương án đã
cải tiến.
Giờ thực hành trên lớp các thành viên trong nhóm
mang các thí nghiệm làm cá nhân lại cùng nhau quan sát và
chia sẻ những vấn đề gặp trong thí nghiệm cũng như giải đáp thắc mắc của các
thành viên trong nhóm về thí nghiệm của mình và hồn thành phiếu thu hoạch
thí nghiệm của nhóm (Phụ lục 4) .
- Kết quả khi thực hiện giải pháp:
Với thí nghiệm về vai trị của phân bón (Bài 7- Sinh học lớp 11 cơ
bản)

Kết quả được tôi tổng kết bằng bảng dưới đây:
Năm học 2018 – 2019:
11A6 (8 nhóm) (Tiến
11A7 (8 nhóm) (Tiến hành
Các tiêu chí
hành thí nghiệm như
thí nghiệm đã cải tiến)
sách giáo khoa)
Hồn thành các thí
100%
100%
nghiệm
Có phiếu ghi chép 8/8 nhóm (4 nhóm tốt; 4 3/8 nhóm (ghi qua loa,
khơng có hệ thống)
thí nghiệm
nhóm khá)
Các nhóm biết nhận xét, rút
Biết nhận xét, rút ra
Các nhóm chỉ nhận xét
ra kết luận rõ ràng (3 nhóm
kết luận
qua loa, chưa rõ ràng.
tốt; 5 nhóm khá)
Có đặt câu hỏi thắc 2 câu hỏi (ở phần chú thích
0
mắc với giáo viên
bên dưới).

Trang 15



Trả lời được 1 số 4/8 (có 1 nhóm có tìm hiểu
0
câu hỏi ở phụ lục 2 và biết tiếp cận vấn đề).
Năm học 2019 – 2020:
11A9 (8 nhóm) (Tiến
11A8 (8 nhóm) (Tiến hành
Các tiêu chí
hành thí nghiệm như
thí nghiệm đã cải tiến)
sách giáo khoa)
Hồn thành các thí
100%
100%
nghiệm
Có phiếu ghi chép 8/8 nhóm (5 nhóm tốt; 3 3/8 nhóm (ghi qua loa,
khơng có hệ thống)
thí nghiệm
nhóm khá)
Biết nhận xét, rút ra 8/8 nhóm (4 nhóm tốt; 4 2/8 (các nhóm chỉ nhận
kết luận
nhóm khá)
xét, kết luận chưa rõ ràng)
Có đặt câu hỏi thắc 2 câu hỏi (ở phần chú thích
0
bên dưới).
mắc với giáo viên
Trả lời được 1 số 6/8 (có 2 nhóm có tìm hiểu
0
câu hỏi ở phụ lục 2 và biết tiếp cận vấn đề).

Chú thích các câu hỏi học sinh hỏi:
Câu 1. Tại sao ở nhóm em (trồng ngô) lại không thấy sự khác biệt ở 3 bầu
cây? (Sau khi giáo viên hỏi lại q trình làm thí nghiệm thì nhóm đã trồng lại
nên đến thời điểm thí nghiệm mới được gần 2 tuần nên chưa đủ thời gian nhận
thấy sự khác biệt).
Câu 2. Tại sao ở bầu cây thí nghiệm trồng thiếu ngun tố P nhưng khơng
thấy có sự khác biệt với bầu trồng đầy đủ? (có thể lý giải vì nhóm trồng bằng
phân lân hạt nên rất khó tan, hơn nữa ở giai đoạn đầu ảnh hưởng của P chưa rõ
nên chưa có sự khác biệt nhiều).
Câu 3. Tại sao ở bầu thiếu nguyên tố K nhưng biểu hiện triệu chứng
không giống như lý thuyết chúng em tìm hiểu? (có thể do mức độ thiếu cịn ít
nên dấu hiệu chưa rõ).
Thực tế khi tiến hành dạy thực nghiệm trên lớp qua hai năm học tôi nhận
thấy:
Học sinh các lớp đều thực hiện tương đối tốt các thí nghiệm mà giáo viên
yêu cầu.
Đa số học sinh hứng thú, tham gia trong thí nghiệm chung của nhóm.
Qua bảng kết quả trên tôi nhận thấy phương án cải tiến của tơi là có thể triển
khai trong thực tế giảng dạy và bước đầu thơng qua những tiêu chí như bảng trên
Trang 16


cho thấy học sinh bắt đầu có thói quen quan sát, ghi chép, so sánh, phát hiện các
hiện tượng trong thí nghiệm và biết qua các kênh thơng tin để tìm ngun nhân
giải thích. Hoạt động nhóm chủ động. Kết quả so với lớp đối chứng có sự khác
biệt khá rõ.
Với thí nghiệm phát hiện diệp lục và carotenoit (Bài 13- Sinh học
lớp 11 cơ bản)
Về mặt cảm nhận của cá nhân tôi trong các giờ thực hành trên lớp tôi nhận
thấy lớp làm theo phương án cải tiến các em làm việc nhóm hiệu quả hơn, hứng

thú hơn với thí nghiệm của mình, đặc biệt khi quan sát hiện tượng tách chiết
thành các lớp màu rất đẹp. Vì vậy, bước đầu hình thành tư duy, năng lực nghiên
cứu khoa học.
Trong mỗi năm học, cả 2 lớp đều hoàn thành tương đối tốt các thí
nghiệm.
Lớp đối chứng: Phần thao tác làm và phần chuẩn bị dụng cụ làm lúng
túng hơn và chỉ làm 1 thí nghiệm về hướng trọng lực khá đơn giản, kết quả phải
đợi vài ngày sau. Chưa tiến hành được các thí nghiệm về hướng sáng, hướng
hóa, hướng tiếp xúc.
Lớp thí nghiệm theo phương pháp cải tiến: Học sinh được làm tất cả các
kiểu hướng động, có kết quả rất rõ. Đa số các thí nghiệm về hướng nước, hướng
hóa trồng bằng ngơ cho kết quả khá rõ.
Với hướng trọng lực và hướng sáng tôi thiết kế như trên, tơi thấy rèn
được cho học sinh tính tỉ mỉ, sự hứng thú với các thí nghiệm sinh học hơn. Để
đánh giá khả năng khắc sâu kiến thức thông qua bài thí nghiệm tơi cho làm một
bài kiểm tra 15 phút không báo trước ở cả 2 lớp sau tiết thực hành. Nội dung bài
kiểm tra ở phụ lục 5. Kết quả thu được như bảng dưới đây:
Năm học 2018 – 2019:
Lớp
Sĩ số
Điểm 9-10 Điểm 7-8
Điểm 5-6
Điểm dưới 5
11A7
41
13 học sinh 21 học sinh 6 học sinh 1 học sinh
(Tiến hành
(37,5%)
(51,2%)
(14,7%)

(2,4%)
thí nghiệm
đã cải tiến)
11A6
42
4 học sinh 18 học sinh 16 học sinh 4 học sinh
(Tiến hành
9,5%
42,9%
38,1%
9,5%
thí nghiệm
như
sách
giáo khoa)
Trang 17


Năm học 2019 – 2020:
Lớp

Sĩ số

Điểm 9-10

Điểm 7-8

Điểm 5-6

Điểm dưới 5


11A8

40

37,5%

52,5%

10%

0

41

9,7%

43,9%

36,6%

9,8%

(Tiến

hành

thí

nghiệm


đã cải tiến)
11A9
(Tiến
thí
như

hành
nghiệm
sách

giáo khoa)

Qua bảng kết quả kiểm tra trên tơi nhận thấy ở lớp thực nghiệm thơng qua
làm thí nghiệm các kiểu hướng động nên học sinh khắc sâu được kiến thức đã
học và biết vận dụng để giải quyết các tình huống thực tế hơn so với lớp đối
chứng. Điều này tôi càng thấy rõ hiệu quả của phương án cải tiến thí nghiệm.
7.1.2. Giải pháp 2:
- Tên giải pháp: Cải tiến trong kiểm tra đánh giá các bài thực hành thí
nghiệm sinh học 11.
- Nội dung: Cải tiến kiểm tra đánh giá các bài thí nghiệm thực hành thông
qua quan sát các khâu – bước làm của học sinh để chấm các kĩ năng thực hành,
sản phẩm học tập, chấm báo cáo, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm.

Trang 18


- Các bước tiến hành thực hiện giải pháp:
Bước 1: Xác định yêu cầu cần đạt của bài học


Bước 2: Xác định được mức độ biểu hiện của yêu
cầu cần đạt

Bước 3: Xác định phương pháp đánh giá và công
cụ đánh giá

Bước 4: Thiết kế công cụ đánh giá phù hợp với
các hoạt động học tập và yêu cầu cần đạt của bài.
Cải tiến trong kiểm tra đánh giá các bài thực hành phát hiện
diệp lục và carotenoit (Bài 13- Sinh học lớp 11 cơ bản.
+ Bước 1: Xác định yêu cầu cần đạt của bài học.
Sau khi thực hành bài này:
Học sinh phải tiến hành được thí nghiệm phát hiện diệp lục trong lá và
carotenoit trong lá, quả, củ.
Rèn kỹ năng tự làm, theo dõi thí nghiệm của mình (các học sinh đều được
làm thí nghiệm, quan sát thí nghiệm).
Rèn năng lực sử dụng các kiến thức liên môn để giải thích các hiện tượng
gặp phải trong thí nghiệm.
Rèn cho học sinh tính cẩn thận, tỉ mỉ trong thao tác thí nghiệm.
Rèn kỹ năng làm việc nhóm,…

Trang 19


+Bước 2: Xác định được mức độ biểu hiện của yêu cầu cần đạt.
Yêu cầu cần đạt

Mức độ biểu hiện

Năng lực tương đương


Tiến hành được thí - Mức 1: Nêu được các Năng lực vận dụng kiến
nghiệm phát hiện diệp bước
lục

trong



tiến

hành

thí thức, kĩ năng.

và nghiệm phát hiện diệp

carotenoit trong lá, quả, lục trong lá và carotenoit
củ.

trong lá, quả, củ.

Năng lực vận dụng kiến

- Mức 2: Thực hiện được thức, kĩ năng.
thí nghiệm phát hiện diệp
lục trong lá và carotenoit Năng lực vận dụng kiến
trong lá, quả, củ.

thức, kĩ năng.


- Mức 3: Biết cải tiến thí
nghiệm,

thiết

kế

thí

nghiệm phát hiện diệp
lục trong lá và carotenoit
trong lá, quả, củ.

+ Rèn kỹ năng thực - Mức 1: Thực hiện được Năng lực vận dụng kiến
hành, bố trí, theo dõi thí một số kĩ năng thực thức, kĩ năng.
nghiệm phát hiện diệp hành phát hiện diệp lục
lục

trong



và trong lá và carotenoit Năng lực vận dụng kiến

carotenoit trong lá, quả, trong lá, quả, củ.
củ.

- Mức 2: Thực hiện
thành thạo các kĩ năng

thực hành phát hiện diệp
lục trong lá và carotenoit
trong lá, quả, củ.

Trang 20

thức, kĩ năng.



×