Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

XÂY DỰNG BÀI TẬP TÌNH HUỐNG ĐỂ RÈN LUYỆN MỘT SỐ KỸ NĂNG TƯ DUY THỰC NGHIỆM TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (684.85 KB, 23 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HUẾ
KHOA SINH HỌC

TIỂU LUẬN
SỬ DỤNG BÀI TẬP TÌNH HUỐNG TRONG DẠY HỌC
SINH HỌC
TÊN ĐỀ TÀI:
XÂY DỰNG BÀI TẬP TÌNH HUỐNG ĐỂ RÈN LUYỆN MỘT SỐ KỸ NĂNG TƯ DUY
THỰC NGHIỆM TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 8
Giảng viên hướng dẫn: Học viên thực hiện:
PGS,TS. Phan Đức Duy Nguyễn Thị Hải Lý
Lớp LL&PPDHBM Sinh học K22
HUẾ, 11/ 2014
Học viên: Nguyễn Thị Hải Lý – Lớp LL & PPDHBM Sinh học – K22 1
MỤC LỤC

Trang
LỜI MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
I. Hệ thống bài tập tình huống để rèn luyện một số kĩ năng tư duy thực
nghiệm trong dạy học sinh học 8 .
I.1. Bài tập tình huống rèn luyện kĩ năng phân tích thí nghiệm
I.2. Bài tập tình huống rèn luyện kĩ năng thực hành thí nghiệm
I. 3. Bài tập tình huống rèn luyện kĩ năng so sánh.
I.4. Bài tập tình huống rèn luyện kĩ năng phán đoán – suy luận.
I.5. Bài tập tình huống rèn luyện kĩ năng thiết kế thí nghiệm.
II. Sử dụng bài tập tình huống rèn luyện một số kĩ năng tư duy thực
nghiệm trong dạy học Sinh học 8.
II.1. Qui trình chung.
II.2. Ví dụ.


II.2.1. Sử dụng BT tình huống rèn luyện kĩ năng phân tích thí nghiệm
II.2.2. Sử dụng BT tình huống rèn luyện kĩ năng thực hành thí nghiệm
II.2.3. Sử dụng BT tình huống rèn luyện kĩ năng so sánh
II.2.4. Sử dụng BT tình huống rèn luyện kĩ năng phán đoán – suy luận
II.2.5. Sử dụng BT tình huống rèn luyện kĩ năng thiết kế thí nghiệm
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
2
3
3
3
5
7
8
10
11
11
13
13
14
15
17
19
20
Học viên: Nguyễn Thị Hải Lý – Lớp LL & PPDHBM Sinh học – K22 2
MỞ ĐẦU
Tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh là một trong những nhiệm
vụ chủ yếu của người thầy trong quá trình dạy học. Vì vậy nó luôn là trung tâm
chú ý của lí luận và thực tiễn dạy học hiện nay.
Trong những năm gần đây, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học đều nhằm

hướng đến điều chỉnh mối quan hệ giữa tái hiện và sáng tạo. Dựa trên cái cũ đã
biết, cần đặt ra cho học sinh những nhiệm vụ tìm tòi, những mâu thuẫn, những
vấn đề, những mối liên hệ mới… cần phát hiện. Trên cơ sở đó mà tăng cường các
hoạt động nhận thức và tư duy của học sinh.
Tuy nhiên, trên thực tế, quá trình giảng dạy các môn khoa học thực nghiệm
nói chung và môn Sinh học nói riêng ở trường phổ thông hiện nay vẫn còn áp
dụng phương pháp dạy học cổ truyền: thông báo, nhồi nhét kiến thức, lí thuyết
chưa gắn với thực hành. Học sinh không được tạo điều kiện để bồi dưỡng phương
pháp nhận thức, rèn luyện tư duy khoa học, phát triển năng lực tự giải quyết vấn
đề. Việc rèn luyện các kỹ năng tư duy thực nghiệm cho học sinh cũng chưa được
chú trọng…Hậu quả của các tồn tại trong dạy học nói trên đã dẫn đến hạn chế sự
phát triển tư duy của học sinh, dần dần mất đi những hiểu biết sáng tạo vô cùng lí
thú của bộ môn khoa học thực nghiệm này.
Do đó đổi mới phương pháp dạy học và tập trung vào vấn đề rèn luyện kỹ
năng cho học sinh là một vấn đề cấp bách, nhằm tạo ra những con người mới
năng động, sáng tạo đáp ứng với yêu cầu phát triển của xã hội, phục vụ công
nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Một trong những hướng hiện nay đang được các nhà khoa học giáo dục
quan tâm là học tập thông qua vấn đề: Dạy học tình huống. Từ việc giải quyết các
tình huống, một mặt các em được trang bị, củng cố tri thức, mặt khác rèn luyện
cho các em một số kỹ năng tư duy. Đặc biệt là các kỹ năng tư duy thực nghiệm
khi giải quyết các tình huống thực hành.
Học viên: Nguyễn Thị Hải Lý – Lớp LL & PPDHBM Sinh học – K22 3
Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn đề tài “Xây dựng bài tập tình
huống để rèn luyện một số kỹ năng tư duy thực nghiệm trong dạy- học Sinh
học 8”.
NỘI DUNG
I. XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP TÌNH HUỐNG ĐỂ RÈN LUYỆN MỘT
SỐ KỸ NĂNG TƯ DUY THỰC NGHIỆM CHO HỌC SINH TRONG DẠY
HỌC SINH HỌC.

I.1. Bài tập tình huống rèn luyện kỹ năng phân tích thí nghiệm:
Bài tập 1:
Một nhóm tiến hành làm thí nghiệm:
- TN1: Đặt một xương đùi ếch nằm ngang giữa 2 mép bàn. Treo ở giữa xương
một giá treo. Đặt vào giá treo lần lượt các quả cân 2kg, 3kg, 4kg thấy xương vẫn
không bị gãy.
- TN2: Ngâm một xương đùi ếch khác vào cốc đựng dd HCl 10% thấy có sủi bọt
khí. Sau 10 – 15 phút, lấy xương ra, rửa sạch, uốn cong và buộc thắt nút được.
- TN3: Đốt xương đùi ếch trên ngọn lửa đèn cồn cho đến khi xương không còn
cháy được nữa, ngửi thấy có mùi khét. Bóp nhẹ phần xương đã bị cháy thấy dễ bị
vỡ vụn ra.
Một bạn nhận xét: Xương vừa cứng chắc vừa mềm dẻo do xương chứa hai
thành phần hóa học là chất hữu cơ và chất vô cơ. Khi ngâm xương vào ddHCl
10%, chất vô cơ (muối cacbonat) tác dụng với axit tạo ra bọt khí (CO
2
), chỉ còn
lại phần hữu cơ làm cho xương mềm dẻo.
Theo em, bạn nhận xét như vậy đã chính xác chưa? Vì sao?
(Dùng để dạy, củng cố phần “Thành phần hóa học và tính chất của xương”, Sinh
học 8).
Bài tập 2:
Có một thí nghiệm được tiến hành như sau:
Học viên: Nguyễn Thị Hải Lý – Lớp LL & PPDHBM Sinh học – K22 4
Có ba ống nghiệm:
+ Ống nghiệm 1: Đựng huyết tương của người có nhóm máu A.
+ Ống nghiệm 2: Đựng huyết tương của người có nhóm máu B.
+ Ống nghiệm 3: Đựng huyết tương của người có nhóm máu AB.
Lấy hồng cầu của một người cho vào lần lượt ba ống nghiệm.
Kết quả như sau:
+ Ống nghiệm 1: Hồng cầu bị kết dính.

+ Ống nghiệm 2 và 3: Hồng cầu không bị kết dính.
Bạn Tuấn cho rằng: Nhóm máu của người đem cho là nhóm máu B.
Theo em, ý kiến của bạn Tuấn có đúng không? Dựa vào đâu để xác định nhóm
máu của người cho thuộc nhóm máu gì?
Nếu lấy hồng cầu của người đó cho vào huyết tương của người có nhóm máu O
thì hiện tượng gì sẽ xảy ra? Giải thích vì sao?
( Để củng cố phần “Các nguyên tắc truyền máu”, Sinh học 8).
Bài tập 3:
Có một nhóm học sinh tiến hành làm thí nghiệm như sau:
- Bước 1: Mổ cung đốt sống của ếch để tìm rễ tủy.
- Bước 2: Cắt rễ trước liên quan đến dây thần kinh đi đến chi sau bên phải.
Kích thích bằng dung dịch HCl 1% vào chi sau bên phải.
- Bước 3: Cắt rễ sau liên quan đế dây thần kinh đi đến chi sau bên trái. Kích
thích bằng dung dịch HCl 1% vào chi sau bên trái.
Học viên: Nguyễn Thị Hải Lý – Lớp LL & PPDHBM Sinh học – K22 5

Hiện tượng: Khi kích thích vào chi sau bên phải, chi đó không co nhưng tất
cả các chi còn lại co. Khi kích thích vào chi sau bên trái thì không có chi nào co.
Bạn Lan cho rằng: Rễ sau dẫn truyền xung cảm giác. Rễ trước dẫn truyền
xung vận động.
Theo em, ý kiến của bạn Lan đúng không? Tại sao?
Thí nghiệm trên nhằm mục đích gì?
(Để dạy, củng cố phần “Chức năng của dây thần kinh tủy”, Sinh học 8)
I.2. Bài tập tình huống rèn luyện kỹ năng thực hành thí nghiệm.
Bài tập 1:
Trong giờ học thể dục, bạn Nam đang thực hiện động tác nhảy cao, không
may bị ngã và gãy xương cẳng tay trái.
Nhóm bạn thứ nhất cho rằng nên cõng Nam chạy thật nhanh vào phòng y tế
của trường để sơ cứu và băng bó.
Nhóm bạn thứ hai khuyên nên để bạn nằm yên, dùng gạc (khăn) sạch nhẹ

nhàng lau sạch vết thương và tiến hành sơ cứu, băng bó.
Theo em, ý kiến nào đúng? Tại sao?
Nếu lúc đó em có mặt ở đó thì em tiến hành sơ cứu và băng bó cho bạn như
thế nào?
(Dùng để củng cố, kiểm tra kĩ năng thực hành thí nghiệm phần “Thực hành: Tập
sơ cứu và băng bó cho người bị gãy xương”, Sinh học 8).
Bài tập 2:
Học viên: Nguyễn Thị Hải Lý – Lớp LL & PPDHBM Sinh học – K22 6
Trong một lần đi tắm sông, bạn Nam gặp một người không may vừa bị chết đuối.
Nam vội đưa nạn nhân lên bờ sông và tiến hành cấp cứu như sau:
- Bước 1: Vừa cõng nạn nhân lên vai ở tư thế dốc ngược đầu vừa chạy.
- Bước 2: Hô hấp nhân tạo:
+ Đặt nạn nhân nằm ngửa, đầu ngửa ra phía sau.
+ Bịt mũi nạn nhân bằng hai ngón tay.
+ Hít sâu rồi ghé môi sát miệng nạn nhân và thổi hết sức. Ngừng thôi để
hít vào rồi lại thổi tiếp. Thổi liên tục với 12-20 lần/phút.
Theo em, bạn Nam làm như vậy có đúng không?
Vì sao phải vừa cõng nạn nhân lên vai ở tư thế dốc ngược đầu vừa chạy?
Việc thổi liên tục với 12-20 lần/phút có tác dụng gì? Có thể tăng hoặc giảm số lần
thổi được không? Vì sao?
(Để củng cố, kiểm tra bài thực hành “Hô hấp nhân tạo”, Sinh học 8).
Bài tập 3:
Trong buổi lao động, bạn Nga vô ý thúc mũi kéo làm chảy máu ở cẳng tay. Quan
sát kĩ thấy máu chảy thành tia và theo nhịp.
Em hãy trình bày phương pháp sơ cứu và băng bó cho bạn Nga.
Nếu máu chảy loang ra và chậm thì em sơ cứu bằng cách nào? Giải thích?
(Để dạy, củng cố bài thực hành “Sơ cứu cầm máu”, Sinh học 8.
Bài tập 4:
Trên một con ếch đã mổ để nghiên cứu rễ tủy, bạn Quang đã vô ý thúc mũi
kéo làm đứt một số rễ.

Để kiểm tra rễ nào còn hay bị đứt, bạn ấy đã làm thí nghiệm như sau: Kích
thích dung dịch HCl 1% vào lần lượt các chi. Kết quả:
+ Nếu khi bị kích thích, chi đó không co còn các chi còn lại co -> Chứng tỏ rễ
trước (rễ vận động) của chi đó bị đứt.
Học viên: Nguyễn Thị Hải Lý – Lớp LL & PPDHBM Sinh học – K22 7
+ Nếu khi bị kích thích, không có chi nào co chứng tỏ rễ sau (rễ cảm giác) của chi
đó bị đứt.
Có ý kiến cho rằng: bạn Quang nên kích thích vào tất cả các chi của ếch
mới kiểm tra được rễ nào còn hay đã bị đứt.
Em có đồng ý với ý kiến trên không? Tại sao?
(Để dạy, củng cố phần “Chức năng của dây thần kinh tủy”, Sinh học 8.
I.3. Bài tập tình huống rèn luyện kỹ năng so sánh.
Bài tập 1:
Chuẩn bị: 4 ống nghiệm, ống nhỏ giọt, chậu thủy tinh 4-5 lít, dung
dịch hồ tinh bột, dung dịch iôt 1%, dung dịch HCl 2%, dung dịch nước bọt, nước
lã, đèn cồn, nhiệt kế, ống đong chia độ (10ml), cuộn giấy đo pH, phếu nhỏ và
bông lọc.
Ống 1: 2ml hồ tinh bột + 2ml nước lã
Ống 2: 2ml hồ tinh bột + 2ml nước bọt
Ống 3: 2ml hồ tinh bột + 2ml nước bọt đã đun sôi
Ống 4: 2ml hồ tinh bột + 2ml nước bọt + vài giọt ddHCl 2%.
- Dùng giấy đo pH của các dung dịch trong ống nghiệm.
- Cho 4 ống nghiệm trên vào chậu thủy tinh chứa nước và đun đến 37
0
C
- Thêm vào mỗi ống nghiệm vài giọt dd iot 1%.
Hãy so sánh kết quả của các ống nghiệm? Giải thích sự khác nhau của các
ống nghiệm. Từ đó rút ra kết luận gì?
(Dùng để dạy, củng cố phần “Hoạt động của enzim amilaza trong nước
bọt”, Sinh học 8).

Bài tập 2:
Một bạn cho rằng: “Thực vật cũng có khả năng phản xạ như người và động
vật”. Để chứng minh ý kiến của mình bạn làm hai thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Dùng que đụng nhẹ vào là của cây trinh nữ, lá cụp lại.
Học viên: Nguyễn Thị Hải Lý – Lớp LL & PPDHBM Sinh học – K22 8
Thí nghiệm 2: Sờ tay vào vật nóng, rụt tay lại.
Theo em ý kiến của bạn đúng hay sai? Bản chất của hai thí nghiệm có
giống nhau không? Tại sao?
(Để dạy, củng cố phần “Phản xạ”, Sinh học 8).
Bài tập 3:
Một bạn cho rằng: “ Sự trao đổi khí ở phổi và tế bào đều diễn ra theo cơ
chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp. Dó đó, ở phổi và
tế bào, máu đều nhận khí oxi và thải khí cacbonic”.
Theo em, ý kiến của bạn có đúng không? Vì sao? Hãy so sánh sự trao đổi
khí ở phổi và tế bào?
(Để dạy, củng cố phần “Trao đổi khí ở phổi và tế bào”, Sinh học 8).
I.4. Bài tập tình huống rèn luyện kỹ năng phán đoán suy luận.
(Yêu cầu học sinh phải đưa ra các phán đoán của mình, sau đó mới làm thí
nghiệm chứng minh)
Bài tập 1:
Khi nghiên cứu phản xạ có điều kiện, bạn Nam và bạn Mai chuẩn bị thí
nghiệm như sau: Nuôi một con gà, thức ăn (lúa, gạo), mõ. Trước khi làm thí
nghiệm, bạn Nam đã dự đoán như sau: “Gõ mõ rồi cho gà ăn khoảng 3 đến 4 lần.
lần sau, chỉ cần gõ mõ mà không cho gà ăn, gà cũng chạy tới chỗ ăn lúc đầu”.
Em có đồng ý với dự đoán của bạn Nam không? Hãy làm thí nghiệm để
chứng minh ý kiến của em và giải thích kết quả thí nghiệm đó.
(Để ôn tập, củng cố “Sự hình thành, ức chế phản xạ có điều kiện”, Sinh
học 8)
Bài tập 2:
Chuẩn bị: Một con ếch đã hủy não để nguyên tủy, dd HCl 0,3%, HCl 1%,

HCl 3%, ống nhỏ giọt, giá treo, bông, khăn lau.
Một nhóm bạn tiến hành thí nghiệm như sau:
Học viên: Nguyễn Thị Hải Lý – Lớp LL & PPDHBM Sinh học – K22 9
- TN1: Kích thích lần lượt các ddHCl 0,3%, HCl 1% và HCl 3% vào chi sau
bên phải thấy tất cả các chi đều co.
- TN2: Cắt ngang tủy rồi kích thích rất mạnh vào chi trước rồi đến chi sau
bằng HCl 3% . Hiện tượng: Khi kích thích chi trước chỉ có hai chi trước
co. Kích thích vào chi sau chỉ có hai chi sau co.
- TN3: Hủy tủy ở trên vết cắt ngang, kích thích rất mạnh vào chi trước bằng
HCl 3% . Hai chi trước đều không co.
Bạn Nam dự đoán: “Vì tủy sống có các căn cứ thần kinh điều khiển hoạt động
của các chi. Do đó, mặc dù ếch đã bị hủy não nhưng khi bị kích thích ếch vẫn
co chi”.
Theo em, bạn Nam dự đoán chính xác chưa? Giải thích?
(Dạy Chức năng của tủy sống, Sinh học 8).
Bài tập 3:
Chuẩn bị: 4 ống nghiệm đựng 4 nhóm máu O, A, B, AB. Trước khi làm thí
nghiệm, bạn Tuấn dự đoán: “Lấy máu nhóm A cho vào 3 ống nghiệm còn lại thì
sẽ có 2 ống nghệm xảy ra hiện tượng kết dính hồng cầu”.
Theo em, dự đoán của bạn Tuấn có chính xác không? Em hay làm thí
nghiệm để chứng minh ý kiến của em và giải thích hiện tượng xảy ra. Bằng cách
nào để nhận biết được ống nghiệm nào chứa nhóm máu gì?
(Để củng cố phần “Các nguyên tắc truyền máu”, Sinh học 8.
Bài tập 4:
Chuẩn bị một mẫu bánh mì. Trước khi làm thí nghiệm nhai bánh mì, bạn
Mai dự đoán: “Khi nhai bánh mì, nước bọt sẽ tiết ra và làm cho tinh bột trong
bánh mì chuyển thành đường giúp ta cảm giác có vị ngọt”.
Dự đoán của em có giống với bạn Mai không? Giải thích dự đoán của em?
Chất nào có trong nước bọt đã làm biến đổi tinh bột thành đường? Khi bị sốt cao,
em nhai bánh mì có cảm thấy vị ngọt không? Vì sao?

(Để dạy phần “Tiêu hóa ở khoang miệng”, Sinh học 8)
Học viên: Nguyễn Thị Hải Lý – Lớp LL & PPDHBM Sinh học – K22 10
I.5. Bài tập tình huống rèn luyện kỹ năng thiết kế thí nghiệm.
Bài tập 1:
Có bạn nói rằng: “ Phản xạ có điều kiện dễ thành lập, dễ thay đổi, tạo điều
kiện cho cơ thể thích nghi với điều kiện sống mới. Phản xạ có điều kiện dễ mất
nếu không được thường xuyên củng cố”.
Bằng thí nghiệm, em hãy chứng minh sự thành lập và ức chế phản xạ có
điều kiện nói trên với dụng cụ, mẫu vật là một con chó, thức ăn, bóng đèn.
(Để dạy, củng cố phần “Sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện”,
Sinh học 8).
Bài tập 2:
Dung dịch Iot là thuốc thử đặc trưng dùng để thử tinh bột. Khi cho dung
dịch iot vào dd hồ tinh bột thì thấy xuất hiện màu xanh tím đặc trưng.
Bạn Nga có 4 ống nghiệm:
Ống 1: 2ml hồ tinh bột + 2ml nước lã
Ống 2: 2ml hồ tinh bột + 2ml nước bọt
Ống 3: 2ml hồ tinh bột + 2ml nước bọt đã đun sôi
Ống 4: 2ml hồ tinh bột + 2ml nước bọt + vài giọt ddHCl 2%.
Chậu thủy tinh đựng nước và may so đun nước.
Em hãy làm thí nghiệm giúp bạn Nga kiểm tra xem ống nghiệm nào tinh
bột đã bị biến đổi?
Hãy rút ra kết luận về tác dụng của enzim amilaza trong nước bọt? Enzim
amilaza hoạt động tốt nhất trong điều kiện nào?
(Để dạy, củng cố phần “Hoạt động của enzim amilaza trong nước bọt”,
Sinh học 8).
Bài tập 3:
Học viên: Nguyễn Thị Hải Lý – Lớp LL & PPDHBM Sinh học – K22 11
Dụng cụ thí nghiệm: Giá treo thí nghiệm, ống nghiệm, ống nhỏ giọt, kéo,
kim nhọn, khăn lau.

Mẫu vật: Một con ếch còn sống.
Hóa chất: Dung dịch HCl nông độ: 0,3%; 1%; 3%.
Hãy thiết kế thí nghiệm tìm hiểu chức năng của tủy sống liên quan đến cấu tạo.
Làm thế nào để thí nghiệm được chính xác?
(Dành cho HS giỏi, dạy phần chức năng liên quan đến cấu tạo của tủy sống)
II. QUY TRÌNH SỬ DỤNG TÌNH HUỐNG ĐỂ RÈN LUYỆN MỘT SỐ KỸ
NĂNG TƯ DUY THỰC NGHIỆM TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 8.
II.1. Qui trình chung:
Học viên: Nguyễn Thị Hải Lý – Lớp LL & PPDHBM Sinh học – K22 12
Giới thiệu tình huống
Học sinh tự lực làm việc
Thảo luận toàn lớp
Kết luận, chính xác hóa kiến thức, xác
định hướng giải quyết hợp lí, học sinh
tự hoàn thiện kĩ năng
* Bước 1: Giáo viên giới thiệu tình huống.
Giáo viên cần nêu rõ các giả thiết và yêu cầu của tình huống.
Đối với tình huống thực hành cần có đầy đủ các thiết bị và phương tiện để
tiến hành thực hành. Khi giới thiệu giáo viên có thể kiểmr tra học sinh chuẩn bị
các dụng cụ thí nghiệm trước (nếu có).
* Bước 2: Học sinh nghiên cứu giải quyết tình huống.
Tùy theo tình huống dài hay ngắn, phức tạp hay đơn giản, thời gian, quy
mô lớp học hay mục tiêu dạy học mà giáo viên có thể ttỏ chức cho học sinh giải
quyết tình huống bằng cách làm việc độc lập từng cá nhân, từng đôi, từng nhóm.
Nếu tổ chức làm việc theo nhóm cần chú ý:
+ Nêu rõ nhiệm vụ, thời gian và cáh thức làm việc của nhóm.
+ Nhiệm vụ của từng học sinh khi làm việc trong nhóm.
+ Trong thời gian học sinh làm việc, giáo viên phải đi đến từng nhóm để
theo dõi, điều chỉnh, giúp đỡ khi cần thiết (nếu tình huống thực hiện trên lớp học).
* Bước 3: Tổ chức thảo luận toàn lớp.

Tập trung cả lớp để xử lí tình huống. Các cá nhân hay đại diện mỗi nhóm
đưa ra các ý kiến và giải pháp, lập luận của nhóm mình và những lập luận, giải
pháp chống lại các ý kiến trái ngược.
Giáo viên có thể đưa ra các câu hỏi định hướng, cung cấp thêm thông tin…
* Bước 4: Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, cả lớp thảo luận hướng đến một hoặc
một vài giải pháp được coi là tốt nhất. Giáo viên kết luận, chính xác hóa nội dung
kiến thức của tình huống nêu ra. Học sinh tự củng cố, rút ra các kiến thức và hoàn
thiện các kĩ năng.
II.2. Ví dụ:
II.2.1. Sử dụng bài tập tình huống để rèn luyện kĩ năng phân tích thí nghiệm.
Tình huống để dạy bài mới, củng cố phần thành phần hóa học và tính chất
của xương, Sinh học 8.
Học viên: Nguyễn Thị Hải Lý – Lớp LL & PPDHBM Sinh học – K22 13
Bước 1: Giới thiệu tình huống.
Một nhóm tiến hành làm thí nghiệm:
- TN1: Đặt một xương đùi ếch nằm ngang giữa 2 mép bàn. Treo ở giữa xương
một giá treo. Đặt vào giá treo lần lượt các quả cân 2kg, 3kg, 4kg thấy xương vẫn
không bị gãy.
- TN2: Ngâm một xương đùi ếch khác vào cốc đựng dd HCl 10% thấy có sủi bọt
khí. Sau 10 – 15 phút, lấy xương ra, rửa sạch, uốn cong và buộc thắt nút được.
- TN3: Đốt xương đùi ếch trên ngọn lửa đèn cồn cho đến khi xương không còn
cháy được nữa, ngửi thấy có mùi khét. Bóp nhẹ phần xương đã bị cháy thấy dễ bị
vỡ vụn ra.
Một bạn nhận xét: Xương vừa cứng chắc vừa mềm dẻo do xương chứa hai
thành phần hóa học là chất hữu cơ và chất vô cơ. Khi ngâm xương vào ddHCl
10%, chất vô cơ (muối cacbonat) tác dụng với axit tạo ra bọt khí (CO
2
), chỉ còn
lại phần hữu cơ làm cho xương mềm dẻo.
Theo em, bạn nhận xét như vậy đã chính xác chưa? Vì sao?

(Dùng để dạy, củng cố phần “Thành phần hóa học và tính chất của xương”, Sinh
học 8).
Bước 2: Học sinh tự lực làm việc.
Với tình huống này có thể tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm 4
người.
Bước 3: Thảo luận cả lớp.
Trên cơ sở phân tích các điều kiện thí nghiệm và kết quả thí nghiệm học
sinh có thể rút ra được kết luận.
Giáo viên có thể nêu ra các câu hỏi gợi ý:
+ Hiện tượng sủi bọt khí chứng tỏ trong thành phần hóa học của xương có chứa
chất gì? Thành phần nào bị hòa tan vào axit?
+ Thành phần hóa học nào của xương đã bị cháy có mùi khét?
Học viên: Nguyễn Thị Hải Lý – Lớp LL & PPDHBM Sinh học – K22 14
+ Thành phần nào tạo nên tính cứng chắc, thành phần nào tạo nên tính mềm dẻo
của xương?
Bước 4: Giáo viên kết luận.
- Thành phần hóa học của xương gồm chất hữu cơ (chất cốt giao) và chất
vô cơ.
- Chất hữu cơ làm cho xương mềm dẻo, đàn hồi. Chất vô cơ tạo nên tính
cứng chắc cho xương.
Học sinh nghiên cứu phần giải quyết tình huống của giáo viên, đối chiếu
cách phân tích tổng hợp của bản thân. Phân tích điểm đạt, điểm chưa đạt để hoàn
thiện kĩ năng.
II.2.2. Sử dụng bài tập tình huống để rèn luyện kỹ năng thực hành thí nghiệm.
Tình huống để dạy, củng cố kĩ năng thực hành thí nghiệm phần “Thực hành: Tập
sơ cứu và băng bó cho người bị gãy xương”, Sinh học 8.
Bước 1: Giới thiệu tình huống.
Trong giờ học thể dục, bạn Nam đang thực hiện động tác nhảy cao, không
may bị ngã và gãy xương cẳng tay trái.
Nhóm bạn thứ nhất cho rằng nên cõng Nam chạy thật nhanh vào phòng y tế

của trường để sơ cứu và băng bó.
Nhóm bạn thứ hai khuyên nên để bạn nằm yên, dùng gạc (khăn) sạch nhẹ
nhàng lau sạch vết thương và tiến hành sơ cứu, băng bó.
Theo em, ý kiến nào đúng? Tại sao?
Nếu lúc đó em có mặt ở đó thì em tiến hành sơ cứu và băng bó cho bạn như
thế nào?
Bước 2: Học sinh tự lực làm việc.
Với tình huống này có thể cho học sinh làm việc theo nhóm 3 người.
Bước 3: Tổ chức thảo luận cả lớp.
Học viên: Nguyễn Thị Hải Lý – Lớp LL & PPDHBM Sinh học – K22 15
Học sinh dựa trên kiến thức về cấu tạo xương dài, sự to và dài ra của xương, kết
hợp với kĩ thuật thao tác các bước sơ cứu và băng bó cho người bị gãy xương để
phân tích, tìm ra phương án sơ cứu đảm bảo an toàn.
GV có thể dùng thêm câu hỏi gợi ý:
+ Nạn nhân bị gãy xương ở vị trí nào?
+ Nếu cõng nạn nhân chạy thì mảnh xương gãy có đâm thủng mạch máu không?
Bước 4: Giáo viên kết luận:
Đồng ý với ý kiến của nhóm 2:
- Nên để nạn nhân nằm yên, dùng gạc (khăn) sạch nhẹ nhàng lau sạch vết
thương và tiến hành sơ cứu, băng bó.
- GV hướng dẫn cách băng bó.
II.2.3. Sử dụng bài tập tình huống để rèn luyện kĩ năng so sánh.
Tình huống ôn tập, củng cố phần “Hoạt động của enzim amilaza trong nước
bọt”, Sinh học 8.
Bước 1: Giới thiệu tình huống.
Chuẩn bị: 4 ống nghiệm, ống nhỏ giọt, chậu thủy tinh 4-5 lít, dung dịch hồ
tinh bột, dung dịch iôt 1%, dung dịch HCl 2%, dung dịch nước bọt, nước lã, đèn
cồn, nhiệt kế, ống đong chia độ (10ml), cuộn giấy đo pH, phếu nhỏ và bông lọc.
Ống 1: 2ml hồ tinh bột + 2ml nước lã
Ống 2: 2ml hồ tinh bột + 2ml nước bọt

Ống 3: 2ml hồ tinh bột + 2ml nước bọt đã đun sôi
Ống 4: 2ml hồ tinh bột + 2ml nước bọt + vài giọt ddHCl 2%.
- Dùng giấy đo pH của các dung dịch trong ống nghiệm.
- Cho 4 ống nghiệm trên vào chậu thủy tinh chứa nước và đun đến 37
0
C
- Thêm vào mỗi ống nghiệm vài giọt dd iot 1%.
Hãy so sánh kết quả của các ống nghiệm? Giải thích sự khác nhau của các
ống nghiệm. Từ đó rút ra kết luận gì?
Học viên: Nguyễn Thị Hải Lý – Lớp LL & PPDHBM Sinh học – K22 16
Nếu thay dd iot bằng dd strome thì hiện tượng gì sẽ xảy ra ở các ống nghiệm?
Dựa vào hiện tượng này có thể rút ra kết luận: dưới tác dụng của enzim amilaza
(ở 37
0
C, pH = 7,2) dd hồ tinh bột bị biến đổi thành đường mantozơ được không?
Giải thích?
Bước 2: Học sinh tự lực làm việc.
Với tình huống này có thể cho học sinh làm việc theo nhóm 4 người.
Bước 3: Tổ chức thảo luận cả lớp.
Trên cơ sở phân tích các điều kiện thí nghiệm, so sánh các điều kiện thí
nghiệm của 4 ống nghiệm, học sinh có thể xác định các điểm giống nhau và khác
nhau của thí nghiệm; Giải thích được sự khác biệt về kết quả của ống nghiệm 2.
Bước 4: Giáo viên kết luận:
- Enzim amilaza trong nước bọt có tác dụng biến đổi tinh bột thành đường
mantozơ.
- Enzim amilaza hoạt động tốt nhất ở điều kiện 37
0
C (nhiệt độ cơ thể người)
và pH ≈ 7,2.
Học sinh nghiên cứu phần giải quyết tình huống của giáo viên, đối chiếu

với cách so sánh của bản thân. Phân tích điểm đạt, điểm chưa đạt để hoàn thiện kĩ
năng. (Học sinh tự làm thí nghiệm chứng minh).
II.2.4. Sử dụng bài tập tình huống để rèn luyện kĩ năng phán đoán- suy luận.
Tình huống để dạy “Chức năng của tủy sống”, Sinh học 8).
Bước 1: Giới thiệu tình huống.
Chuẩn bị: Một con ếch đã hủy não để nguyên tủy, dd HCl 0,3%, HCl 1%, HCl
3%, ống nhỏ giọt, giá treo, bông, khăn lau.
Một nhóm bạn tiến hành thí nghiệm như sau:
- TN1: Kích thích lần lượt các ddHCl 0,3%, HCl 1% và HCl 3% vào chi sau
bên phải thấy tất cả các chi đều co.
Học viên: Nguyễn Thị Hải Lý – Lớp LL & PPDHBM Sinh học – K22 17
- TN2: Cắt ngang tủy rồi kích thích rất mạnh vào chi trước rồi đến chi sau
bằng HCl 3% . Hiện tượng: Khi kích thích chi trước chỉ có hai chi trước
co. Kích thích vào chi sau chỉ có hai chi sau co.
- TN3: Hủy tủy ở trên vết cắt ngang, kích thích rất mạnh vào chi trước bằng
HCl 3% . Hai chi trước đều không co.
Bạn Nam dự đoán: “Vì tủy sống có các căn cứ thần kinh điều khiển hoạt động
của các chi. Do đó, mặc dù ếch đã bị hủy não nhưng khi bị kích thích ếch vẫn
co chi”.
Theo em, bạn Nam dự đoán chính xác chưa? Giải thích?
Bước 2: Học sinh tự lực làm việc.
Với tình huống này có thể tổ chức học sinh làm việc theo nhóm 4-5 người.
Bước 3: Tổ chức thảo luận cả lớp.
Học sinh có thể căn cứ vào các điều kiện thí nghiệm và các thí nghiệm tìm
hiểu chức năng của tủy sống để suy luận và phán đoán kết quả thí nghiệm. Học
sinh đưa ra các luận điểm khác nhau để bảo vệ ý kiến của mình.
Giáo viên có thể nêu câu hỏi gợi ý:
+ Ếch đã bị hủy não nhưng khi kích thích dd HCl chi ếch vẫn co. Tại sao?
+ Vì sao khi cắt ngang tủy sống, kích thích vào chi sau thì hai chi trước
không co. Ngược lại, kích thích vào chi trước thì chi sau không co?

Bước 4: Giáo viên kết luận.
Dự đoán của bạn Nam chưa đầy đủ.
- Trong tủy sống có nhiều căn cứ (trung khu) thần kinh điều khiển sự vận
động của các chi.
- Các căn cứ đó có sự liên hệ với nhau theo các đường liên hệ dọc.
II.2.5. Sử dụng bài tập tình huống rèn luyện kĩ năng thiết kế thí nghiệm.
Tình huống ôn tập, củng cố phần “Sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện”,
Sinh học 8.
Học viên: Nguyễn Thị Hải Lý – Lớp LL & PPDHBM Sinh học – K22 18
Bước 1: Giới thiệu tình huống.
Có bạn nói rằng: “ Phản xạ có điều kiện dễ thành lập, dễ thay đổi, tạo điều
kiện cho cơ thể thích nghi với điều kiện sống mới. Phản xạ có điều kiện dễ mất
nếu không được thường xuyên củng cố”.
Bằng thí nghiệm, em hãy chứng minh sự thành lập và ức chế phản xạ có
điều kiện nói trên với dụng cụ, mẫu vật là một con chó, thức ăn, mõ gõ.
Bước 2: Học sinh tự lực làm việc.
Tình huống này có thể tổ chức cho học sinh thực hiện theo nhóm thực
hành.
Bước 3: Tổ chức thảo luận cả lớp.
Trong chương trình sinh học 8 không có bài thực hành thành lập và ức chế
phản xạ có điều kiện. Trên cơ sở học sinh hiểu biết về khái niệm phản xạ và thí
nghiệm thành lập phản xạ có điều kiện tiết nước bọt bằng ánh đèn của Pavlov, HS
có thể tự mình thiết kế các thí nghiệm theo các cách mà các em biết. Học sinh tự
thảo luận để đưa ra thí nghiệm đúng.
Bước 4: Giáo viên kết luận.
Đối với dạng bài tập này, giáo viên không nên cứng nhắc một phương án
nào đó, hãy để học sinh phát huy tính sáng tạo. Giáo viên chỉ là người cố vấn và
bổ sung để thí nghiệm của học sinh thiết kế được chính xác.
Học sinh dựa vào các ý kiến góp ý của giáo viên và các nhóm khác, tự nhận
định điểm nào mình đạt, điểm nào chưa đạt, tự điều chỉnh và hoàn thiện kĩ năng.

Học viên: Nguyễn Thị Hải Lý – Lớp LL & PPDHBM Sinh học – K22 19
KẾT LUẬN
Sử dụng tình huống trong dạy học là một trong những phương pháp dạy
học hiệu quả dạy học cao, đáp ứng với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện
nay. Khi sử dụng tình huống, một mặt tạo ra được mâu thuẫn giữa cái đã biết với
nhu cầu nhận thức của học sinh. Giải quyết được mâu thuẫn, học sinh sẽ tìm ra
được một liều kiến thức mới và rèn luyện được một kĩ năng mới. Đây là phương
pháp kích thích cao nhất sự tham gia của học sinh vào quá trình học tập; phát triển
các kỹ năng học tập, giải quyết vấn đề, kỹ năng đánh giá, dự đoán kết quả, kỹ
năng giao tiếp, tăng cường suy nghĩ độc lập, sáng tạo, chủ động điều chỉnh các
nhận thức hành vi, kỹ năng. Tiếp cận tình huống ở nhều cấp độ cho phép phát
hiện ra những giải pháp cho những tình huống phức tạp. Phương pháp này có thế
mạnh trong đào tạo nhận thức cao. Vì vậy, phương pháp này có thể phát huy được
tính dân chủ năng động và tập thể để đạt được mục đích dạy học.
Tuy nhiên, để thiết kế được các tình huống phù hợp nội dung, mục tiêu,
trình độ của học sinh, kích thích được tính tính tích cực sáng tạo của học sinh phải
tốn nhiều công sức và thời gian. Đòi hỏi giáo viên phải có kiến thức, kinh nghiệm
sâu rộng, có quá trình tổ chức, dẫn dắt, thảo luận tốt. Trên thực tế không phải giáo
viên nào cũng hội tụ các ưu điểm nói trên. Sự eo hẹp về thời gian giảng dạy trên
lớp cộng với sự thụ động của học sinh là một trở ngại trong việc thực hiện phương
pháp này.
Do đó, để các bài tập được thiết kế ở trên có hiệu quả cao cần phải được
tiến hành thực nghiệm để thử nghiệm, bổ sung và hoàn thiện.
Học viên: Nguyễn Thị Hải Lý – Lớp LL & PPDHBM Sinh học – K22 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (2001), Lý luận dạy học sinh học:
Phần đại cương, NXB Giáo dục, Hà Nội.
2. Đinh Quang Báo, Nguyễn Thị Hà (2005), “ Hình thành kỹ năng so sánh
cho học sinh trong dạy học sinh học ở trường phổ thông”, Tạp chí Giáo
dục, (111), tr. 36-37.

3. Hà Lệ Chi (2003), Sử dụng tình huống để rèn luyện một số kỹ năng
nhận thức cho học sinh trong dạy học sinh học ở trường trung học phổ
thông” Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Trường Đại học Sư phạm,
Huế.
4. Nguyễn Cương và cs (2001), Phương pháp dạy học hóa học tập 1, NXB
Giáo dục, Hà Nội.
5. Nguyễn Thị Dung (2006) “ Tích cực hóa hoạt động học tập trong giờ
thực hành củng cố Môn sinh học ở phổ thông”, Tạp chí Khoa học Giáo
dục, (6), tr19-22.
6. Cao Cự Giác (2004), “Phát triển khả năng tư duy và thực hành thí
nghiệm qua các bài tập hóa học thực nghiệm”, Tạp chí Giáo dục, (88),
tr. 34-35.
7. Trịnh Nguyên Giao, (2004), “Về hoạt động độc lập của học sinh trong
dạy học sinh học”, Tạp chí Giáo dục, (78), tr40-41.
8. Nguyễn Thị Liên, (2004), Khai thác, sử dụng bài tập thí nghiệm nhằm
phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh trong dạy học phần quang
học lớp 7 THCS, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Trường Đại học
Sư phạm, Huế.
9. Đào Như Phú (1998), Thí nghiệm thực hành sinh học ở trường trung
học phổ thông, NXB Giáo dục, Hà Nội.
Học viên: Nguyễn Thị Hải Lý – Lớp LL & PPDHBM Sinh học – K22 21
10.Hồ Thị Kim Phụng, (2005), Hệ thống kỹ năng cần rèn luyện cho học
sinh qua câu hỏi bài tập hóa đại cương và vô cơ ở trường THPT, Luận
văn thạc sỹ.
11.Nguyễn Văn Quang, Võ Thành Phước, (2004), “ Rèn luyện thói quen dự
đoán, mày mò, phân tích tổng hợp- một biện pháp hình thành, phát triển
tư duy sáng tạo cho học sinh”, Tạp chí Giáo dục số 88, tháng 6, Tr30-
31.
12.Trần Sinh Thành, Đặng Quang Khoa (2003), “ Hình thành kỹ năng phán
đoán cho sinh viên sư phạm kĩ thuật thông qua dạy học thực hành”, Tạp

chí Giáo dục, số 75 tháng 12, Tr 20 và 28.
13.Trần Bá Hoành, Trịnh Nguyên Giao (2002), Đại cương phương pháp
dạy học Sinh học, NXB Giáo dục
14.PGS,TS Phan Đức Duy (2013), Bài giảng phát triển lý luận dạy học
Sinh học, Huế
15.Vụ giáo dục trung học (2005), Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho
giáo viên THCS chu kì III môn Sinh học, NXB Giáo dục
16.Trần Quý Thắng – Phạm Thanh Hiền (2008), Một số vấn đề đổi mới
phương pháp dạy học môn Sinh học THCS, NXB Giáo dục, Hải Dương.
17.Bộ Giáo dục và đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra
đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh,
môn Sinh học cấp THCS, Hà Nội
18.Nguyễn Bá Lộc – Phan Đức Duy – Hoàng Trọng Phán – Biền Văn Minh
(1999), Dạy học giải quyết vấn đề trong môn sinh học và công nghệ
sinh học, Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên, Huế
19.Nguyễn Quang Vinh (chủ biên) (2004), Sách giáo khoa Sinh học 8,
NXB Giáo dục, Đà Nẵng
Học viên: Nguyễn Thị Hải Lý – Lớp LL & PPDHBM Sinh học – K22 22
20.Nguyễn Quang Vinh (chủ biên) (2004), Sách giáo viên Sinh học 8, NXB
Giáo dục, Thái Nguyên
21.Trịnh Hữu Hằng (2001), Sinh lí người và động vật, NXB Khoa học và
Kĩ thuật, Hà Nội.
********************

Học viên: Nguyễn Thị Hải Lý – Lớp LL & PPDHBM Sinh học – K22 23

×