Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Vai trò của dinh dưỡng và nguyên tắc chế độ dinh dưỡng hợp lý trong phòng dịch bệnh cho trẻ mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.74 KB, 11 trang )

Vai trò của dinh dưỡng và nguyên tắc chế độ dinh dưỡng hợp lý
trong phòng dịch bệnh cho trẻ mầm non
1. Vai trò của dinh dưỡng và nguyên tắc chế độ dinh dưỡng hợp lý
trong phòng dịch bệnh cho trẻ mầm non
* Vai trò của dinh dưỡng và nguyên tắc chế độ dinh dưỡng hợp lý
- Trẻ em trong những năm đầu, hệ miễn dịch chưa hồn thiện, em có nguy
cơ ảnh hưởng sức khỏe rất lớn nếu bị lây nhiễm bệnh, nhất là những trẻ cân
nặng thấp, suy dinh dưỡng hay có bệnh nền, bệnh mãn tính. Trẻ suy dinh dưỡng
hoặc thừa cân béo phì dễ có nguy cơ mắc các bệnh dịch con gái trẻ có tình trạng
suy dinh dưỡng bình thường do hệ miễn dịch bị suy giảm
- Để giúp cơ thể khỏe mạnh, sức đề kháng giúp phịng dịch bệnh cho trẻ
em cần có chế độ ăn cung cấp đủ năng lượng, protein và khoáng chất, uống đầy
đủ nước, hoạt động thể lực hợp lý. Chất đạm là nguyên liệu quan trọng để tạo ra
các kháng thể có từ thực phẩm thịt, cá, trứng, sữa, thủy hải sản và đậu
đỗ,...Ngoài ra cần cung cấp đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết như vitamin
A, C, D, E, sắt, kẽm, selen và các chất chống oxy hóa như Flavonoids. Ăn đủ số
lượng thực phẩm theo tháp dinh dưỡng hợp lý cho trẻ 3 - 5 tuổi của Viện dinh
dưỡng.
- Cần có chế độ dinh dưỡng để khi trẻ bị ốm hoặc bị suy dinh dưỡng để
giúp cho trẻ nhanh hồi phục và tăng sức đề kháng phòng chống bệnh tật. Vì nhu
cầu các chất dinh dưỡng tăng nếu trẻ có suy dinh dưỡng hay trong giai đoạn
phục hồi của bệnh cấp tính.
- Uống đủ nước và thực hiện uống nước đúng cách: Cơ thể hàng ngày cần
một lượng nước từ thực phẩm và đồ uống để bù lại lượng nước mất qua các con
đường khác nhau. Tỉ lệ 2/3 lượng nước do đồ uống cung cấp, phần cịn lại do
thực phẩm khác cung cấp.
đình.

- Hoạt động thể chất thường xuyên tại cơ sở giáo dục mầm non và gia

- Quan tâm đến đặc điểm của từng trẻ như: trẻ mới chuyển chế độ ăn, trẻ


ăn chậm, trẻ mới đi nhà trẻ, trẻ yếu hoặc mới ốm dậy, trẻ kén ăn và phối hợp với
phụ huynh để chăm sóc trẻ tốt hơn.
* Sử dụng đa dạng các thực phẩm giàu vi chất trong bữa ăn của trẻ để
giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể
- Sử dụng đa dạng các thực phẩm có chứa các chất dinh dưỡng quan trọng
giúp cải thiện và nâng cao hệ miễn dịch trong bữa ăn của trẻ tại cơ sở giáo dục
mầm non và tại gia đình bao gồm: protein, omega 3, vitamin A, vitamin C,
vitamin E, selen, sắc và kẽm.


+ Protein (còn gọi là chất đạm) là thành phần nền tảng cơ bản, cấu tạo liên
kết tế bào và các mơ của cơ thể ( trong đó có các tế bào miễn dịch và các kháng
thể), tham gia các phản ứng miễn dịch của cơ thể. Thiếu protein, cơ thể gây ức
chế việc hình thành kháng thể, dẫn đến lượng kháng thể giảm, khả năng tiêu diệt
vi khuẩn, virus có hại cho cơ thể giảm. Các bữa ăn trong ngày (sáng, trưa, tối)
đều cần có chất đạm. Cần ăn phối hợp cả thực phẩm giàu đạm động vật (các loại
cá, thịt gà, thịt bò, trứng, sữa,...) Và đạm thực vật ( từ các loại đậu, đỗ,...)
+ Vitamin A và Beta-caroten: vitamin A đóng vai trị quan trọng trong
việc duy trì sự vẹn tồn của niêm mạc đường hơ hấp và đường tiêu hóa. Việc
sản xuất các kháng thể trên bề mặt niêm mạc có tác dụng trong việc chống lại sự
tấn công của virus gây bệnh. Thực phẩm giàu vitamin A gồm: gan động vật,
lòng đỏ trứng. Các loại rau và trái cây cũng chứa nhiều vitamin A dưới dạng
beta-caroten như: đu đủ, cà rốt, khối lang, bí ngơ, cam,...
+ Vitamin C: là một loại vitamin thiết yếu cho hệ thống miễn dịch của cơ
thể. Vitamin C hỗ trợ chức năng tế bào cho hệ thống đáp ứng miễn dịch, ngân
hàng rào nội mạc chống lại yếu tố gây bệnh, tăng cường hoạt động dọn dẹp chất
gây ơxy hóa bảo vệ cơ thể. Thiếu vitamin C làm suy giảm khả năng miễn dịch,
dễ bị nhiễm trùng. Nguồn thực phẩm giàu vitamin C từ hoa quả, trái cây và rau
tươi như: cảm, quýt, bưởi, ổi, xoài, táo, nhớ, kiwi, súp lơ,...
+ Vitamin E: vitamin E có thể thúc đẩy sự phát triển của các cơ quan

miễn dịch, sự phân hóa của các tế bào. Phẩm giàu vitamin A gồm các loại hạt
như hạt hướng dương, các sản phẩm từ đậu nành, lúa mì, rau mầm,...
+ Vitamin D: là một loại vitamin tan trong chất béo, quan đến các chức
năng khác nhau của hệ thống miễn dịch, tiêu hóa, tuần hồn và thần kinh. Da
cần tiếp xúc với ánh nắng mặt trời 15-30p mỗi ngày, tăng cường các thực phẩm
giàu vitamin D như gan cá, lòng đỏ trứng, cá và thực phẩm được bổ sung
vitamin D ( các loại sữa và ngũ cốc,...)
+ Selen: nguyên tố vi lượng selen là một chất chống oxy hóa mạnh. Đủ
lượng selen sẽ giúp tăng cường khả năng chống nhiễm trùng cho cơ thể. Nguồn
cung cấp selen là các loại thực phẩm như gạo lứt, gạo lật nảy mầm, cá, tôm,...
+ Sắt và Kẽm: đất và cảm giúp duy trì hoạt động bình thường của hệ
thống miễn dịch. Các loại thịt gia cầm và các loại động vật có vỏ và hải sản như:
cua, hàu, sị,... Là nguồn cung cấp kẽm vơ cùng phong phú. Bên cạnh đó, gan
động vật và thịt nạc cũng rất giàu sắt, cơ thể có thể dễ dàng hấp thụ.
+ Omega 3: là một loại acid béo thiết yếu mà cơ thể khơng tự tổng hợp
được, có vai trị quan trọng trong chống viêm và cải thiện hệ miễn dịch. Omega
3 có nhiều trong các sản phẩm: dầu cá, dầu gần cá, cá mòi, cá hồi, cá ba sa, cá
bơn, hàu và một số loại hạt,...


+ Nhóm thực phẩm chứa Flavonoid cũng đóng vai trị quan trọng giúp
tăng khả năng chống oxy hóa và tăng cường miễn dịch của cơ thể. Các thực
phẩm giàu Flavonoid như: các loại rau gia vị như các loại húng, tía tơ, súp sợ
xanh, táo, tỏi, nghệ, loại rau lá màu xanh.
+ Các loại thực phẩm có các loại vi sinh vật sống có lợi cho sức khỏe
(probiotic) như các loại sữa chua, một số loại phô mai, đậu tương lên men (miso,
Natto)... Có tác dụng hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch cơ thể.
+ Dụng các thực phẩm bắt buộc bổ sung vi chất dinh dưỡng theo Nghị
định 09/2016/NĐ-CP ngày 28/1/2016 của Chính phủ: muối được bổ sung i-ốt,
bột mì được bổ sung sắt và kẽm, dầu thực vật được bổ sung vitamin A.

- Bữa ăn chính tại cơ sở giáo dục mầm non và ở nhà cần có trên 10 loại
thực phẩm, trong đó có 2-3 loại thực phẩm cung cấp chất đạm và 3-5 loại rau,
củ( ví dụ: thịt bị giàu kẽm, cá, tơm giàu selen, cà rốt giàu beta caroten, rau cải
bó xơi giàu vitamin C, giá đỗ giàu vitamin E...)
2. Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp tăng cường miễn dịch phòng chống
bệnh tật cho trẻ mầm non
*Nguyên tắc xây dựng khẩu phần, thực đơn cho trẻ nhà trẻ mẫu giáo
tại các cơ sở giáo dục mầm non
- Khẩu phần đáp ứng nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng
+Khẩu phần phải đạt tối ưu, cân đối giữa các nhóm chất sinh năng lượng
(P-L-G)
+Khẩu phần đảm bảo tối ưu các vitamin và chất khoáng (protein động
vật/protein thực vật, lipid đông vật/thực vật).
+ Khẩu phần phải được xây dựng dựa trên thực phẩm có sẵn của địa
phương và mức đóng góp tiền ăn của trẻ
+ Xây dựng thực đơn hàng ngày, theo tuần, theo mùa. Các món ăn của
thực đơn khơng nên lặp lại trong 2-4 tuần để tránh cho trẻ không bị nhàm chán.
Thay đổi sự kết hợp giữa các loại thực phẩm để tạo ra các món ăn khác nhau.
+ Thực đơn cân đối, hợp lý, đa dạng nhiều loại thực phẩm để cung cấp
nhiều các chất dinh dưỡng khác nhau cho cơ thể. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm.
+ Hạn chế sử dụng thực phẩm đóng gói và chế biến sẵn
+ Hạn chế đường và muối.
- Phối hợp nhiều loại thực phẩm trong bữa ăn


+ Cơ thể chúng ta hàng ngày cần rất nhiều chất dinh dưỡng. Khơng có
một thức ăn nào là tồn diện và có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ
thể cả, do mọi loại thức ăn có chứa một số loại chất dinh dưỡng với tỉ lệ khác
nhau. Vì vậy, bữa ăn hàng ngày cần đa dạng, phối hợp nhiều loại thực phẩm, khi

đó chất thừa của loại thức ăn này sẽ bổ sung cho chất thiếu của loại thức ăn
khác, giá trị sử dụng của thức ăn sẽ tăng lên.
+ Thực đơn một ngày của trẻ ở trường mầm non bao gồm các món ăn của
các bữa chính và bữa phụ, trong đó cửa chính buổi trưa nên bao giờ các món
cơm, món mặn, món xào, canh và tráng miệng và có trên 10 loại thực phẩm/thực
đơn bữa trưa và có trên 15 loại thực phẩm/thực đơn cả ngày. Để tăng thêm khẩu
phần canxi, bữa phụ cho trẻ sử dụng thêm sữa và chế phẩm sữa.
+ Thực đơn sử dụng đa dạng các loại thực phẩm giàu đạm như thịt lợn,
thịt bò, thịt gà, thủy hải sản, trứng, đậu(2-3 loại). Đơn đa dạng về các loại rau,
củ 3-5 loại.
+ Bữa ăn hợp lý là bữa ăn có thành phần đủ các nhóm thức ăn và ở tỉ lệ
thích hợp từ 4 nhóm thực phẩm cung cấp các chất dinh dưỡng như sau: nhóm
thức ăn cung cấp chất bột (đường), nhóm cung cấp chất đạm, nhóm thức ăn
cung cấp chất béo, thức ăn cung cấp vitamin và chất khoáng.
- Phối hợp nguồn chất đạm động vật và thực vật, chất béo động vật và
thực vật
- Sử dụng muối hợp lý trong chế biến món ăn: muối ăn là loại gia vị được
sử dụng hàng ngày, nhưng thực ra cơ thể chỉ cần một lượng rất ít. Khơng nên ăn
mặn. Sử dụng muối iốt trong chế biến món ăn. Với trẻ mầm non nên sử dụng
dưới 3 gram muối/ngày
- Sử dụng nguồn thực phẩm vào dinh dưỡng của địa phương cho bữa ăn
của trẻ
* Tiêu chuẩn về năng lượng, các chất sinh năng lượng và số bữa ăn
của trẻ nhà trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non
- Yêu cầu năng lượng và chế độ ăn dành cho trẻ ở độ tuổi này tại cơ sở
giáo dục mầm non được dựa theo Thông tư số 28/2016/TT- BGDĐT ngày
30/12/2016 sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Chương trình giáo dục mầm
non ban hành kèm theo Thơng tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25/7/2009 của
Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo.
- Số bữa ăn cho trẻ nhà trẻ tại cơ sở giáo dục mầm non: hai bữa chính và

một bữa phụ. Bữa ăn buổi trưa cung cấp từ 30% đến 35% năng lượng cả ngày.
Bữa ăn buổi chiều cung cấp từ 25% đến 30% năng lượng cả ngày. Bữa phụ cung
cấp khoảng 5% đến 10% năng lượng cả ngày.


- Nhu cầu năng lượng khuyến nghị cho trẻ nhà trẻ tại các cơ sở giáo dục
mầm non:
Nhóm tuổi

Chế độ ăn

Nhu cầu khuyến Nhu cầu khuyến nghị
nghị năng
năng lượng tại cơ sở
lượng/ngày/trẻ
GDMN/ngày/trẻ(chiếm
60%-70% nhu cầu cả
ngày)

3 – 6 tháng
(179 ngày)
6 - 12 tháng
12 - 18
tháng
18 - 24
tháng
24 - 36
tháng

Sữa mẹ


500 – 550 Kcal

330 – 350 Kcal

Sữa mẹ +Bột
Cháo + Sữa mẹ

600 – 700 Kcal
930 – 1000 Kcal

420 Kcal
600 – 651 Kcal

Cơm nát + Sữa
mẹ
Cơm thường

- Tỷ lệ các chất cung cấp năng lượng được khuyến nghị theo cơ cấu: chất
đạm cung cấp khoảng 15% đến 20% năng lượng khẩu phần. Chất béo cung cấp
khoảng 30% đến 40% năng lượng khẩu phần. Chất bột cung cấp khoảng 47%
đến 50% năng lượng khẩu phần.
- Nước uống: khoảng 0,8 lít đến 1,6 lít/trẻ/ngày
* Tiêu chuẩn về năng lượng, các chất sinh năng lượng và số bữa ăn
của trẻ mẫu giáo tại các cơ sở giáo dục mầm non
- Nhu cầu khuyến nghị năng lượng của một trẻ trong một ngày là 12301330 Kcal. Nhu cầu khuyến nghị năng lượng tại cơ sở giáo dục mầm non của
một trẻ trong một ngày chiếm 50 - 55% nhu cầu cả ngày 665 - 676 Kcal.
- Số bữa ăn cho trẻ mẫu giáo tại cơ sở giáo dục mầm non: một bữa chính
và một bữa phụ. Năng lượng phân phối cho các bữa ăn: bữa chính buổi trưa
cung cấp từ 25% đến 35% năng lượng cả ngày. Bữa phụ cung cấp từ 10% đến

15% năng lượng cả ngày.
- Tỷ lệ các chất cung cấp năng lượng theo cơ cấu: chất đạm cung cấp
khoảng 13 đến 20% năng lượng khẩu phần. Chất béo cung cấp khoảng 25% đến
35% năng lượng khẩu phần. Chất bột cung cấp khoảng 45% đến 52% năng
lượng khẩu phần.


- Nước uống: khoảng 1,6 đến 2,0 lít)trẻ/ngày (kể cả trong thức ăn).
3. Sử dụng tháp dinh dưỡng hợp lý cho trẻ 3 - 5 tuổi để giáo dục dinh
dưỡng, tham khảo trong ước tính thường thực phẩm theo đơn vị cho trẻ
mẫu giáo tại các cơ sở giáo dục mầm non và gia đình.
* Các tầng của Tháp dinh dưỡng hợp lý cho trẻ 3 - 5 tuổi
- Tầng 1: Ngũ cốc, khoai củ và sản phẩm chế biến
- Tầng 2: rau lá, rau củ, quả và trái cây/quả chín
- Tầng 3: Thịt, thủy sản, trứng các hạt vào đạm
- Tầng 4: Sữa và chế phẩm sữa
- Tầng 5: Dầu mỡ
- Tầng 6: Đường và muối
* Số lượng đơn vị ăn khuyến cáo cho trẻ mẫu giáo theo Tháp dinh
dưỡng hợp lý cho trẻ 3-5 tuổi
Theo tháp dinh dưỡng hợp lý cho trẻ từ 3 - 5 tuổi, khối lượng thực phẩm
khuyến nghị cho một ngày ăn của trẻ như sau:
- Ngũ cốc, khoai cổ và các sản phẩm chế biến: ăn trung bình 5-6 đơn vị ăn
ngũ cốc, khoai củ và sản phẩm chế biến trong một ngày. Cho mỗi bữa ăn nên có
sự phối hợp giữa ngũ cốc và khoai củ.
- Rau lá, rau củ quả: ăn 2 đơn vị rau lá, rau củ quả một ngày. Bữa ăn nên
phối hợp nhiều loại rau, củ, quả để cung cấp đa dạng các loại vitamin và khoáng
chất khác nhau.
- trái cây/quả chín: ăn 2 đơn vị trái cây/quả chín 1 ngày. Nên cho trẻ em
đa dạng các loại trái cây, quả chín.

- Thịt, thủy sản, trứng và các loại hạt giàu đạm: ăn 3, 5 đơn vị thịt, thủy
sản, trứng và các loại hạt giàu đạm một ngày. Càng đa dạng các loại thực phẩm
giàu đạm, cần cân đối giữa đạm động vật và đạm thực vật.
- Sữa và chế phẩm sữa: thể sử dụng 4 đơn vị sữa và chế phẩm sữa một
ngày. Nên phối hợp ba loại sản phẩm sữa để tối ưu hóa thành phần dinh dưỡng
trong sữa và chế phẩm sữa.
- Dầu mỡ: sử dụng dưới 5 đơn vị dầu/mỡ một ngày.
- Đường: dưới 3 đơn vị một ngày ( dưới 15g đường)
- Muối: sử dụng dưới 3 đơn vị muối một ngày ( dưới 3g muối/ngày)


- Nước: sử dụng 6 cốc nước và dịch lỏng (cốc nước tương đương với 200
ml nước). Không nên cho trẻ uống nước ngọt.
- Tăng cường vận động: ở nhà cha mẹ nên khuyến khích trẻ tập làm việc
nhà như sắp xếp đồ chơi sau khi chơi, quét nhà và tự gấp quần áo cho trẻ. Cần
hạn chế thời gian trẻ ngồi, xem tivi và chơi game.







×