Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Cảm thức hiện sinh trong thơ hoàng vũ thuật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 123 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

LÊ THỊ NGA

CẢM THỨC HIỆN SINH
TRONG THƠ HOÀNG VŨ THUẬT

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 822.0121

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HOÁ VIỆT NAM

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Cao Thị Hồng

Thái Nguyên - 2022


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn về đề tài "Cảm thức hiện sinh trong thơ Hoàng Vũ
Thuật" là cơng trình nghiên cứu cá nhân của tơi trong thời gian qua với sự hƣớng dẫn
của PGS.TS Cao Thị Hồng. Mọi số liệu sử dụng phân tích trong luận văn và kết quả
nghiên cứu là do tơi tự tìm hiểu, phân tích một cách khách quan, trung thực, có nguồn
gốc rõ ràng và chƣa đƣợc công bố dƣới bất kỳ hình thức nào. Tơi xin chịu hồn tồn
trách nhiệm nếu có sự khơng trung thực trong thơng tin sử dụng trong cơng trình
nghiên cứu này.


ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ I
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .........................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề..............................................................................................................2
3. Mục đích nghiên cứu .................................................................................................13
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................13
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ...........................................................................................13
6. Đóng góp mới của luận văn .......................................................................................15
7. Bố cục của luận văn ...................................................................................................15
NỘI DUNG....................................................................................................................17
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ THUYẾT HIỆN SINH VÀ NHÀ THƠ HOÀNG VŨ
THUẬT ..........................................................................................................................17
1.1 Khái quát về chủ nghĩa hiện sinh ............................................................................17
1.1.1 Những nội hàm cơ bản của chủ nghĩa hiện sinh ..............................................17
1.1.2 Các phạm trù cơ bản của chủ nghĩa hiện sinh ..................................................20
1.2. Chủ nghĩa hiện sinh và thi ca ................................................................................25
1.3 Tiếp nhận chủ nghĩa hiện sinh trên bình diện lý thuyết và sáng tác .......................26
1.4. Nhà thơ Hoàng Vũ Thuật- cuộc đời, văn nghiệp và quan niệm nghệ thuật ...........30
1.4.1. Cuộc đời ..........................................................................................................30
1.4.2. Văn nghiệp ......................................................................................................30
1.4.3. Quan niệm nghệ thuật của nhà thơ Hoàng Vũ Thuật ......................................32
Chƣơng 2: CẢM THỨC HIỆN SINH TRONG THƠ HỒNG VŨ THUẬT NHÌN TỪ
PHƢƠNG DIỆN NỘI DUNG .......................................................................................36
2.1 Cảm thức về nỗi buồn, cô đơn và khắc khoải về thân phận lƣu đày .......................36
2.1.1 Cảm thức về nỗi buồn của kiếp ngƣời .............................................................36
2.1.2 Cảm thức cô đơn, khắc khoải về thân phận lƣu đày ........................................40
2.2. Cảm thức lo âu, nỗi ám ảnh cái chết và sự hƣ vô trong kiếp nhân sinh ................49
2.2.1 Cảm thức lo âu .................................................................................................49
2.2.1 Cảm thức bơ vơ về sự lạc loài trƣớc cuộc đời .................................................51

2.2.2 Cảm thức lo âu và mất mát trong tình yêu .......................................................57
2.2.3 Nỗi ám ảnh trƣớc cái chết ................................................................................60


iii
2.3. Cảm thức trăn trở về ý nghĩa đời sống và khát khao đi tìm cái tơi bản thể ............63
2.3.1. Cảm thức trăn trở về ý nghĩa đời sống ............................................................63
2.3.2. Cảm thức khao khát đi tìm cái tơi bản thể ......................................................68
CHƢƠNG 3: NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN TRONG THƠ HOÀNG VŨ THUẬT
NHÌN TỪ CẢM THỨC HIỆN SINH ...........................................................................74
3.1. Ám ảnh hiện sinh nhƣ là một trạng thái vô thức trong sáng tạo ............................74
3.2 Khơng gian - thời gian trong thơ Hồng Vũ Thuật nhìn từ cảm thức hiện sinh .....76
3.2.1. Cảm thức hiện sinh nhìn từ khơng gian tồn tại bản thể ..................................76
3.2.2. Cảm thức hiện sinh nhìn từ thời gian hƣ vơ ....................................................79
3.2.3. Cảm thức hiện sinh nhìn từ sự chuyển hóa khơng gian-thời gian ..................80
3.3. Điểm nhìn của nhân vật trữ tình .............................................................................83
3.4. Giọng điệu thơ Hồng Vũ Thuật nhìn từ cảm thức hiện sinh ................................86
3.4.1. Giọng điệu buồn bã, hoài niệm .......................................................................86
3.4.2. Giọng điệu lo âu, hoài nghi .............................................................................89
3.4.3. Giọng điệu suy tƣ, tự vấn ................................................................................94
3.5. Ngôn ngữ trong thơ Hồng Vũ Thuật nhìn từ cảm thức hiện sinh .........................96
3.5.1. Cảm thức hiện sinh qua ngôn ngữ mờ hố......................................................96
3.5.2 Cảm thức hiện sinh qua ngơn ngữ đậm chất đời thƣờng. ................................99
3.5.3 Cảm thức hiện sinh qua ngôn ngữ giàu tính phồn thực và đậm chất triết lý 102
KẾT LUẬN .................................................................................................................107
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................109
PHỤ LỤC: MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA NHÀ THƠ HOÀNG VŨ THUẬT .............114


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bối cảnh văn học Việt Nam xét trên bình diện lịch sử xã hội là một bối cảnh
nhiều thăng trầm, đổi thay và biến động. Trải qua hai cuộc kháng chiến, Việt Nam
bƣớc vào thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội, rồi hội nhập và tồn cầu hố, những thay
đổi liên tiếp về cấu trúc xã hội, hạ tầng kinh tế và tâm lý con ngƣời khiến cho nƣớc ta
hình thành và tiếp thu những văn hố đa dạng. Đó là một điều kiện để sinh ra những
cảm thức văn chƣơng khác nhau, cộng cảm với bản chất sẵn có của một chủ thể sáng
tạo văn chƣơng: bâng khuâng, thao thức về nỗi tồn tại, về sự mong manh, mờ ảo của
những ranh giới đạo đức, hiện thực và tƣởng tƣợng, giữa nhân sinh và những mƣu sinh
thực tế hằng ngày.
Thuật ngữ chủ nghĩa hiện sinh” (existentialisme) đƣợc sử dụng ở Châu Âu vào
những năm 1940, bởi những triết gia danh tiếng nhƣ Gabriel Marcel, Jean-Paul Sartre,
Albert Camus... Thuật ngữ này là trung tâm của một trào lƣu tƣ tƣởng và văn hoá xã
hội tại thời điểm ấy, với cốt lõi là phản ứng lại tinh thần duy lý, đề cao con ngƣời với
tƣ cách cá thể và tập trung vào các vấn đề nhƣ thân phận, sự cơ đơn, tình u, cái
chết... Chủ nghĩa hiện sinh đã tạo ra sức lan toả cực kì mạnh mẽ, khơng dừng lại trong
biên giới Châu Âu mà đến cả những nền văn hố phƣơng Đơng, trong đó có Việt Nam.
Ở Miền nam Việt Nam những năm trƣớc 1975, chủ nghĩa hiện sinh đã đƣợc
tiếp nhận nhanh chóng và trở thành đề tài của nhiều cơng trình biên dịch, khảo cứu.
Đặc biệt, các đề tài của chủ nghĩa hiện sinh nhƣ nỗi lo âu, phi lí, cảm thức hƣ vô, ám
ảnh về cái chết... đã xuất hiện trong nhiều sáng tác của văn học miền nam. Tuy chƣa
quá đậm nét, nhƣng điều này cũng đã tạo nên một diện mạo cơ bản của chủ nghĩa hiện
sinh tại Việt Nam.
Sau năm 1975, cùng với các trào lƣu triết học khác trên thế giới, chủ nghĩa hiện
sinh tiếp tục đóng vai trị là phƣơng tiện học thuật để phát triển phê bình hiện sinh,
đồng thời là nguồn cảm hứng để các sáng tác văn chƣơng, thi ca ra đời. Đặc biệt từ sau
năm 1986, thơ ca Việt Nam nói riêng và văn học Việt Nam nói chung đã có những
thành tựu nhất định về mặt tƣ tƣởng, phong cách cũng nhƣ khả năng khám phá đời
sống con ngƣời. Thực tế là đã có rất nhiều những cơng trình nghiên cứu tìm hiểu các

khía cạnh khác nhau của chủ nghĩa hiện sinh biểu hiện trong văn xuôi và thơ ca đƣơng
đại của Việt Nam giai đoạn từ 1986 đến nay. Song việc nghiên cứu cảm thức hiện sinh


2
một cách thấu suốt trong sự nghiệp sáng tác của một tác giả cụ thể vẫn còn là một
đƣờng hƣớng nghiên cứu nhiều triển vọng. Đó là lý do chính yếu để chúng tôi lựa
chọn đề tài "Cảm thức hiện sinh trong thơ Hoàng Vũ Thuật".
Các nhà văn, nhà thơ sáng tác khơng phải hồn tồn chỉ vì cần nói lên tiếng nói
của thời cuộc. Thời cuộc có thể là một tham số cộng vào những suy niệm cá nhân về
nỗi tồn tại, mục đích, ý nghĩa của đời sống và thái độ sống trƣớc một vụ trụ rộng lớn
đầy bất trắc. Vấn đề cơ bản hơn của thơ ca là con ngƣời, bản thể và ý nghĩa sống của
mình khi đƣợc sinh ra, hiện hữu trong thế giới. Nhà thơ Hoàng Vũ Thuật là một nhà
thơ vừa sống qua thời chiến tranh, đƣợc tiếp xúc với nhiều nền văn hoá, sống giữa trăn
trở và suy tƣ của một thời đại biến đổi mau chóng. Ơng sở hữu một sự nghiệp tiêu biểu
về sáng tạo nghệ thuật trong đó thấm đẫm cảm thức hiện sinh.
. Dĩ nhiên, thi ca có nhiều góc cạnh, bản chất của một tác phẩm nghệ thuật là đa
thanh, đa hình. Chúng tơi cho rằng bất cứ một thám cứu nào cũng là một sự đồng sáng
tạo với nhà thơ. Thật khó có thể - trong một giới hạn chữ nghĩa - làm rõ đƣợc toàn bộ
những tầng tầng lớp lớp ý nghĩa ẩn sâu dƣới những bài thơ. Điều đó là bất khả. Luận
văn này mong muốn góp thêm một lăng kính để nhìn thấy tầm vóc của một nhà thơ nổi
tiếng, sống qua nhiều thời kì và hơn nữa, làm rõ bản chất của dòng chảy hiện sinh
trong thơ ca đƣơng đại Việt Nam.
2. Lịch sử vấn đề
2.1 Những nghiên cứu về triết học hiện sinh ở Việt Nam trước năm 1975
Chúng tôi nhận thấy cần xem hiện sinh thuyết với tƣ cách một triết học và với
tƣ cách một chủ nghĩa đƣợc thực hành trong tƣ tƣởng, văn chƣơng và đời sống. Luận
văn sẽ sử dụng chung một thuật ngữ là thuyết hiện sinh” để đại diện cho các trƣờng
hợp chung khi muốn nói về chủ nghĩa hiện sinh”, triết học hiện sinh” hay cảm thức
hiện sinh”. Với tƣ cách một triết học, những suy tƣ về hiện sinh đã đƣợc tích luỹ và

phát triển trong một thời gian dài, Chủ nghĩa này có nguồn gốc từ một triết học về hữu
thể (Philosophie de l'Existence) do các nhà triết gia Karl Jasper, Martin Heidegger,
Edmun Husserl dẫn đƣờng. Với tƣ cách một chủ nghĩa, triết học hiện sinh đƣợc phát
triển bởi Jean Paul-Sartre - ngƣời đã đƣa ra những nền tảng then chốt để biến các suy
niệm về hiện sinh trở thành một nền tảng tƣ duy và hệ khái niệm vững chắc, không
phải chỉ để cho ra một lý luận mà còn nhƣ một nhân sinh quan thơng suốt, có thể thực
hành, có thể sống với cảm thức của nó nhƣ một chủ nghĩa.


3
Trƣớc năm 1975 tại miền nam Việt Nam, các trƣớc tác của những triết gia hiện
sinh quan trọng nhƣ Martin Heidegger, Albert Camus, Jean-Paul Sartre... đã đƣợc biên
dịch một cách công phu và giới thiệu đến độc giả. Về Martin Heidegger có các bản
dịch Về thể tính của chân lý (Phạm Cơng Thiện dịch và giới thiệu, Nxb Hồng Phƣơng
Đơng, 1968), Triết lý là gì (Phạm Cơng Thiện dịch, Nxb Ca Dao, Sài Gòn, 1974), Thư
về nhân bản chủ nghĩa (Trần Xuân Kiêm dịch và giới thiệu, Nxb Tân An, Sài Gịn,
1974), Hữu thể và thời gian (Trần Cơng Tiến dịch, Lê Tơn Nghiêm giới thiệu, Nxb
Q Hƣơng, Sài Gịn, 1973). Về Albert Camus có Người xa lạ (Võ Lang dịch, Nxb
Thời Mới, Sài Gòn, 1965), Giao cảm (Bùi Giáng dịch, Nxb Võ Tánh, Sài Gòn, 1967)
v.v.. Về Jean-Paul Sartre có Sự đã rồi (Trần Phong Giao và Nguyễn Xuân Hồng dịch,
Nxb Giao Điểm, Sài Gịn, 1966), Những ruồi (Phùng Thăng dịch, Nxb Thanh Hiên,
Sài Gòn, 1967), Văn chương là gì (Nguyễn Văn Tạo dịch, Nxb Chi Lăng, 1967), Bức
Tường (Lê Thanh Hoàng Dân và Mai Vi Phúc dịch, Nxb Trẻ, Sài Gịn, 1973) v.v..
Thời kì này, nhiều tiểu luận, cơng trình nghiên cứu riêng, vừa có tính khái qt,
vừa đi sâu vào các khía cạnh hiện sinh cũng đã ra đời. Một số cơng trình tiêu biểu đã
gây đƣợc tiếng vang gồm có: Triết học hiện sinh của Trần Thái Đỉnh (1967); Nguyên
Tử hiện sinh và hư vô của Nghiêm Xuân Hồng (1969); Hiện tượng luận về hiện sinh
của Lê Thành Trị (1969); Sartre và Heidegger trên thảm xanh của Tam Ích (1969);
Heidegger trước sự phá sản của tư tưởng Tây phương; Đâu là căn nguyên tư tưởng?
hay con đường triết lý từ Kant đến Heidegger Lê Tôn Nghiêm (1970); Lược khảo văn


học (3 tập) của Lê Tôn Nghiêm (1968); Mổ xẻ nhà văn hiện sinh Jean - paul
Sartre của Nguyễn Quang Lục (1970); Những chủ đề triết học hiện sinh của E.
Mounier, Thụ nhân dịch (1970) v.v... cùng rất nhiều khảo cứu và bài viết khoa học
trên các tạp chí chuyên ngành khác.
Các nghiên cứu này đều tiếp cận thuyết hiện sinh từ gốc rễ triết học, và tạo ra
một nền tảng học thuật. Khởi đi từ hiện tƣợng luận của Edmund Husserl, đến triết học
về Hữu thể của Martin Heidegger và đi sâu hơn và chủ nghĩa hiện sinh đã thành hình ở
Jean Paul Sartre. Trong bộ sách Lược Khảo Văn Học, Nguyễn Văn Trung cho rằng
triết học phƣơng Tây đã đắm chìm trong lý tính và kỹ thuật, con ngƣời chỉ còn là
khách thể của các môn khoa học khác nhau, với phần thân thể, phần tri giác cũng chỉ
là những hoạt động có cơ chế tự nhiên. Phản ứng với điều này, chủ nghĩa hiện sinh ra
đời với cốt lõi là Nhân Vị, đề cao con ngƣời và những giá trị nhân sinh. Bộ sách này


4
đƣợc Huỳnh Nhƣ Phƣơng đánh giá là "Cho đến thời điểm ấy, ở nước ta, đây là bộ
sách lý luận văn học cập nhật những tư tưởng hiện đại một cách hệ thống nhất” (dẫn
theo Phƣơng Lựu, 2001, tr. 145). Tác phẩm Heidegger trước sự phá sản của tư tưởng
Tây phương, Lê Tơn Nghiêm đi sâu vào vai trị của triết gia Martin Heidegger trong
việc nhìn nhận lại triết học duy tâm Đức, và quan tâm đến yếu tính” của hữu thể
ngƣời bằng các phƣơng pháp hiện tƣợng luận và thông diễn học.
Trong tác phẩm Hiện Tượng Luận Về Hiện Sinh, tác giả Lê Thành Trị đƣa ra
cái nhìn bao quát về ý nghĩa của triết học hiện sinh trên thế giới dựa trên các yếu tố:
con đƣờng lịch sử mà Châu Âu đã trải qua để đạt đến kinh nghiệm tiền đề giúp tạo nên
hiện sinh, các phân nhánh, phƣơng pháp của triết học hiện sinh và hữu thể luận. Sau
đó, Lê Thành Trị đi sâu, lý giải tƣ tƣởng của các nhà triết học nổi bật nhất của chủ
nghĩa hiện sinh theo thứ tự gồm: Soren Kierkegaard, Karl Jaspers, F. Nietzche, JeanPaul Sartre và Martin Heidegger. Lê Thành Trị cho rằng: "Người hơng thể ch là lý
trí, và b lý trí giản lược


hải chăng triết lý hiện sinh hi êu gọi trở về tình trạng đ u

tiên của con người cảm giác, tri giác và tình cảm, đã phủ nhận suy niệm triết lý và cổ
vũ một chủ nghĩa phi lý tính? C n phải trả lời ngay r ng lời êu gọi ấy hông c nghĩa
là giao ph

inh nghiệm và triết lý cho tình cảm và phi lý Hiện tượng luận được triết

gia hiện sinh áp d ng để tìm cho

được lý trí hoạt động trong cơng tác của người và

trong sự vật liên hệ đến người , b ng cách đưa người trở về tình trạng ngun ủy của
người Tình trạng ấy lý trí s phải chấp nhận mà hông thực sự nghi ngờ ho c đ t
thành vấn đề, vì là một tình trạng hai sinh ra mọi vấn đề và hông thể b một vấn đề
nào phủ nhận, vượt qua được "(Lê Thành Trị, 1974, tr.19)
Trong tác phẩm Triết học hiện sinh, tác giả Trần Thái Đỉnh cũng đƣa ra những
tổng quan tƣơng tự Lê Thành Trị. Ông đi từ tiền đề của triết học hiện sinh đến khái
niệm, phân loại và các đề tài, phạm trù chính của triết học này, trƣớc khi luận giải tƣ
tƣởng của những triết gia tiêu biểu. So với Lê Thành Trị, tác giả Trần Thái Đỉnh có
phần quan tâm hơn đến các triết gia hiện sinh hữu thần nhƣ Gabriel Marcel, Emmanuel
Mounier và các nhà lý luận của hiện tƣợng học nhƣ Edmund Husserl và Martin
Heidegger. Tác giả Trần Thái Đỉnh nhận định triết học hiện sinh "là l n đ u tiên trong
l ch sử nhân loại, triết học đã gây một phong trào sâu rộng trong qu n chúng Thứ
nhất vì triết học hiện sinh hông n i đến những nguyên nhân xa xôi, nhưng n i đến
con người sinh hoạt trong xã hội loài người Hai là triết hiện sinh hông dùng lối danh


5
từ chun mơn tâm tượng nhưng dùng lối văn bình d của mọi người Hai yếu tố này

đã làm nên công việc mà xưa ia hông một triết thuyết nào làm được: Đưa triết lý
vào đời sống và hướng dẫn đời sống b ng những suy nghĩ triết học" (Trần Thái Đỉnh,
1968, tr. 31).
Căn bản học thuật của các nghiên cứu trên đã tạo ra một đƣờng rộng thênh
thang để chủ nghĩa hiện sinh hiện diện ở Việt Nam, với tƣ cách một nền tảng cho sáng
tạo. Điều đó góp phần làm dấu ấn của triết học hiện sinh trở nên đậm nét trên cả hai
lĩnh vực phê bình văn học và sáng tác ở miền Nam trƣớc 1975.
Về lĩnh vực phê bình văn học, các tác giả trƣớc 1975 đã sử dụng nền tảng tƣ
tƣởng của triết học hiện sinh để tạo nên một trƣờng phái phê bình hiện sinh. Qua lăng
kính hiện sinh, khơng những văn học hiện đại mà cả các tác phẩm trung cận đại của
Việt Nam và thế giới cũng đƣợc nhìn nhận ở góc độ mới mẻ. Tiêu biểu có các tác
phẩm nhƣ “Mổ xẻ nhà văn hiện sinh Jean aul Sartre” của Nguyễn Quang Lục (NXB
Hoa Mn Phƣơng, Sài Gịn, 1970); Chinh ph ngâm và tâm thức lãng mạn của kẻ lưu
đày (Lê Tuyên, Nxb Đại học Huế, 1961); “Nguyễn Du trên những nẻo đường tự do”
của Nguyên Sa (Tạp chí Sáng tạo số 12, Sài Gòn, 1957); “Thời gian hiện sinh trong
Đoạn trường tân thanh” của Lê Tuyên (Tạp chí Đại học số 9, Sài Gòn,
1959); “Đọc Mù hơi của Thanh Tâm Tuyền” của Trầm Tƣ (Tạp chí Ý thức số 6, Sài
Gòn, 1970); Các bài viết mang tên “Đêm và biện chứng vĩnh cửu trong thơ Nguyên
Sa”, “Đi tìm tâm thức ca dao trên tr c tọa độ không thời” của Trần Nhựt Tân (Dư
vang nghệ thuật, Nxb Hạnh, 1971) v.v... Trong bài viết "Chủ nghĩa Hiện sinh ở Miền
Nam Việt Nam 1954-1975 (trên bình diện lý thuyết)", Huỳnh Nhƣ Phƣơng tổng quan
tình hình nghiên cứu - phê bình ở miền Nam và đƣa ra nhận định: "chủ nghĩa hiện sinh
ở miền Nam đã được tiếp cận từ nhiều cách nhìn khác nhau, những cách nhìn chắc
chắn khơng thốt khỏi sự tác động của bối cảnh xã hội cũng như lập trường chính tr
của người viết, nhưng h u hết đều cho thấy tinh th n độc lập và tự trọng của người trí
thức, nói theo những suy nghĩ riêng của mình mà khơng rập khn, một giọng"
(Huỳnh Nhƣ Phƣơng, 2008).
Về lĩnh vực sáng tác, các phạm trù của triết học hiện sinh nhƣ cô đơn, âu lo, phi
lý đƣợc thể hiện rõ rệt trong nhiều sáng tác, tập trung ở lĩnh vực tiểu thuyết. Văn xi
tiêu biểu có Ngày qua b ng tối (Tập san Văn xuất bản, Sài Gòn,1967), Vòng tay học

trò (NXB Thái Phƣơng, Sài Gòn, 1964) của Nguyễn Thị Hoàng; Mù Khơi Nxb Kẻ Sĩ,


6
Sài Gịn, 1970) của Thanh Tâm Tuyền; Cơ hippy lạc lồi (NXB Vàng Son, Sài Gịn,
1971 , Mưa trên cây s u đơng (Nxb Đời Mới, Sài Gịn, 1967) của Nhã Ca; Chuyện bé
hượng (Nxb Ngày Nay, Sài Gòn, 1964) của Trần Nhật Tiến; Tơi nhìn tơi trên vách
đời (NXB Đồng Nai, Sài Gòn, 1970), Biển điên (NXB Văn Khoa, Sài Gòn, 1971) của
Tuý Hồng; Cũng đủ lãng quên đời (NXB Hồng Đức, Sài Gòn 1969 , Ch là ảo tưởng,
(NXB Sống Mới, Sài Gòn, 1972) của Mai Thảo; Ảo Vọng tuổi trẻ (Thứ tƣ Tạp chí xuất
bản, Sài Gịn, 1967) của Duyên Anh; Đêm t c rối (Nxb Thời Mới, Sài Gòn, 1966) của
Dƣơng Nghiễm Mậu… và rất nhiều tác phẩm khác. Thơ ca của thời kỳ ấy cũng có
những dấu ấn nhất định của chủ nghĩa hiện sinh, tiêu biểu có các tác giả nhƣ Mai
Thảo, Thanh Tâm Tuyền, Bùi Giáng, Du Tử Lê, Nguyên Sa v.v..
Nhìn chung các nhà văn ở giai đoạn này đều đề cao, nhấn mạnh vào tình cảnh
éo le, tâm trạng phiền não, hoài nghi và chơi vơi của con ngƣời - đặc biệt là tuổi trẻ trong bối cảnh chiến tranh.
2.2 Những nghiên cứu về triết học hiện sinh và cảm thức hiện sinh trong văn học
Việt Nam hiện đại sau 1975
Sau khi đất nƣớc hoàn toàn thống nhất và mở cửa hội nhập, ngƣời ta bắt đầu
chứng kiến sự xuất hiện nhƣ một tất yếu khó cƣỡng của tinh thần hiện sinh trong đời
sống xã hội, trong những suy tƣ của con ngƣời, trong văn chƣơng… Tinh thần hiện
sinh, cảm thức hiện sinh là một yếu tố quan trọng trong sáng tác văn chƣơng ở Việt
Nam. Về văn xi có thể kể đến các tác phẩm tiêu biểu nhƣ tiểu thuyết Nỗi buồn chiến
tranh (Bảo Ninh); các truyện ngắn Tướng về hưu, Không c vua, Những bài học nông
thôn, Những ngọn gi Hua Tát, Con gái Thủy th n (Nguyễn Huy Thiệp), các tiểu
thuyết Bả giời, Vào cõi, Thoạt ì thủy, Những đứa trẻ chết già, Trí nhớ suy tàn, Người
đi vắng, Mình và họ, Ngồi (Nguyễn Bình Phƣơng); các tiểu thuyết Và khi tro b i,
Tiếng Kêu đồng vọng (Đoàn Minh Phƣợng); Bến khơng chồng (Dƣơng Hƣớng); T mất
tích (Thuận); Thiên th n sám hối, Lão Khổ, Đi tìm nhân vật (Tạ Duy Anh); Thiên
sứ (Phạm Thị Hoài); Giàn thiêu (Võ Thị Hảo); Cơ hội của Chúa, Khải huyền

muộn (Nguyễn Việt Hà); Thế giới xơ lệch (Bích Ngân); Cơ độc, Người mê (ng
triều); Trong cơn lốc xốy (Trầm Hƣơng); Cánh đồng bất tận, Không ai qua sông,
Sông (Nguyễn Ngọc Tƣ) v.v... Về thơ có các tác phẩm tiêu biểu nhƣ các tập thơ Khát,
Đồng Tử (Vi Thùy Linh), Những ỷ niệm tưởng tượng, Em là nơi anh t nạn (Trƣơng
Đăng Dung), Sự hiện diện của em, Người câu gi (Hoàng Vũ Thuật), N m nghiêng,


7
Rỗng ngực (Phan Huyền Thƣ), Lơ Lơ (Ly Hồng Ly), Tơi gọi tơi

Đinh Thị Thu

Vân), Người đi tìm m t của Hồng Hƣng, V tơi (Hồng Phủ Ngọc Tƣờng), Sự mất
ngủ của lửa (Nguyễn Quang Thiều) v.v...
Nhìn chung, các tác phẩm này "dù không tạo nên trào lưu văn học như ở các
nước hác song những biểu hiện đ cũng g p ph n tạo nên sự đa dạng, phong phú
trong cảm quan và lối viết của các nhà văn Việt Nam đương đại, cho thấy sự tiếp biến
của văn học Việt Nam n i chung và văn xuôi Việt Nam n i riêng đối với một hiện
tượng lớn của văn h a, văn học thế giới" (Nguyễn Thái Hoàng, 2016, tr.2). Riêng về
các tiểu thuyết hiện đại đầu thế kỷ XXI, Thái Phan Vàng Anh nhận định: “tiểu thuyết
mười năm đ u thế

I đ c biệt chú ý tới đời sống hiện sinh của con người trong

một thế giới đa tr , hỗn độn, phi lí, con người ngày càng cá biệt, ít tính phổ quát”(Thái
Phan Vàng Anh, 2013, tr. 53).
Trong luận án "Cảm thức hiện sinh trong truyện ngắn Việt Nam từ 1986 đến
2010", tác giả Trần Nhật Thu đƣa ra lý giải những nguyên nhân về mạch ngầm hiện
sinh chảy trong văn học Việt Nam hiện đại. Theo đó, có ba yếu tố tác động chính. Thứ
nhất, về mặt bối cảnh, thời gian sau 1986 ở nƣớc ta là giai đoạn mở cửa, hội nhập.

Điều này dẫn đến những thay đổi lớn lao trong tƣ duy sáng tạo của lực lƣợng sáng tác.
"Đại hội Đảng VI được tiến hành, đánh dấu sự đổi mới về tư duy của Đảng và của toàn
xã hội Đây được xem là bước ngo t quan trọng tác động một cách toàn diện đến ngữ
cảnh sáng tạo của văn nghệ sĩ Sau mốc thời gian đáng nhớ này, hoàn cảnh sáng tác
và cảm nhận văn chương đã c rất nhiều thay đổi " Trần Nhật Thu, 2016, tr.31 ). Thứ
hai là sự thay đổi về diễn ngôn trong đời sống văn chƣơng ở thời kì mới với chỗ đứng
đƣợc đề cao hơn của con ngƣời cá nhân, "nền văn học mới sáng tạo lại hiện thực qua
trải nghiệm cá nhân, buộc con người hông ngừng trăn trở về đạo đức, nhân cách, về
l sống, về cuộc đời " Trần Nhật Thu, 2016, tr.32). Thứ ba là những tác động của bối
cảnh kinh tế thị trƣờng khiến con ngƣời "đang phải đối m t với những nỗi đau ph n
nào hởi đi từ sự phát triển c tính chất bùng nổ của hoa học ĩ thuật, từ những tính
tốn inh tế rạch rịi đến mức tàn nhẫn, từ sự suy yếu của những giá tr đạo đức đ p
đ một thời "(Trần Nhật Thu, 2016, tr.32)
Theo ý kiến riêng của chúng tôi rút ra từ những nhận định của các nhà nghiên
cứu thì có hai lý do sâu sắc hơn cả. Thứ nhất, sự du nhập, văn học nƣớc ngoài với sự
sáng tác có ý thức về cảm thức hiện sinh. Sau năm 1986, nhiều cơng trình giới thiệu,


8
khảo cứu chuyên sâu về triết học hiện sinh cũng lần lƣợt ra đời. Điều này ít nhiều ảnh
hƣởng đến các tác giả Việt Nam khi cầm bút sáng tác. Nguyên nhân thứ hai là sự biến
đổi nhanh chóng của xã hội, khi kinh tế thị trƣờng phát triển mau chóng. Những năm
đầu thế kỷ XXI, với sự phát triển của Internet, nhiều nghề nghiệp mới ra đời, áp lực
của cuộc sống đƣơng đại khiến con ngƣời mang theo những tâm trạng mới mà trƣớc
đây chƣa hề có. Sự phổ biến của thông tin cũng khiến độc giả và nhà văn tiếp nhận
nhiều hơn tình hình khoa học cơng nghệ trên thế giới, qua đó, càng thấm thía về cái
rộng lớn bao la và bất trắc của tƣơng lai. Trong cái đối chọi của thang đo giá trị hiện
đại với những niềm tin truyền thống, câu chuyện của thế hệ cũ chƣa vơi, câu chuyện
của thế hệ mới đã bắt đầu, tâm trạng con ngƣời cần một sự minh định lại vị trí, một
nhân sinh quan vững chắc và rộng mở hơn để tiếp nhận những đổi thay. Bên cạnh

dòng văn học phản ánh hiện thực hậu chiến (nổi bật là các tác giả nhƣ Chu Lai, Lê
Lựu, Dƣơng Hƣớng...), văn chƣơng cịn tìm thấy một ngả nữa: đi sâu vào tận cùng của
tồn tại, suy tƣ về sự sống. Một mặt thì cố gắng phủ lấy, mơ tả thực tại bên ngoài và
một mặt cố gắng thám cứu thế giới hiện tồn bên trong, của cái tôi hữu hạn đối diện với
vũ trụ và thời gian vĩnh cửu.
Nhiều công trình nghiên cứu Chủ nghĩa hiện sinh trƣớc 1975 đã đƣợc tái bản
nhƣ Chủ nghĩa hiện sinh và thuyết cấu trúc của Trần Thiện Đạo (2001), Triết học hiện
sinh của Trần Thái Đỉnh (2005) v.v.. Bên cạnh đó là những khảo cứu có tính chất tổng
qt, giới thiệu Chủ nghĩa hiện sinh và khẳng định sự ảnh hƣởng của chủ nghĩa hiện
sinh với văn học Việt. Có thể kể đến các cơng trình nhƣ Chủ nghĩa hiện sinh: l ch sử
và sự hiện diện ở Việt Nam của Nguyễn Tiến Dũng, (Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội,
1999); Văn học phi lí (NXB Văn Hố thơng tin, 2002) của Nguyễn Văn Dân; các bài
viết Con người hiện sinh trong tiểu thuyết Việt Nam mười năm đ u thế

I (Tạp

chí Nghiên cứu Văn học, 2012), Các huynh hướng tiểu thuyết Việt Nam đ u thế
XXI (Tạp chí Văn nghệ quân đội, số 771, 2013), Khuynh hướng hiện sinh trong tiểu
thuyết Việt Nam sau 1986 (Tạp chí Văn nghệ quân đội, số 820, 2015) của Thái Phan
Vàng Anh; Chủ nghĩa hiện sinh ở miền Nam Việt Nam 1954-1975 trên bình diện lý
thuyết của Huỳnh Nhƣ Phƣơng (Tạp chí Văn học, số 9, 2008); Trào lưu hiện sinh chủ
nghĩa trong văn học hiện đại Nhật Bản và Việt Nam dưới g c nhìn so sánh của Trần
Thị Thục; Lý luận – phê bình văn học ở đô th miền Nam 1954-1975 (Nxb. Hội Nhà
văn, 2009) của Trần Hoài Anh v.v...


9
Cơng trình mang tính chất bao qt nhất là Chủ nghĩa hiện sinh: l ch sử và sự
hiện diện ở Việt Nam của Nguyễn Tiến Dũng. Tiếp cận từ nguồn gốc chủ nghĩa hiện
sinh ở Châu Âu, tác giả Nguyễn Tiến Dũng chỉ ra các nguyên nhân khiến triết học hiện

sinh trở nên phổ biến ở Việt Nam, đặc biệt là trong môi trƣờng văn học đô thị miền
nam trƣớc 1975. Đồng thời, Nguyễn Tiến Dũng khẳng định các yếu tố của chủ nghĩa
hiện sinh đã tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong các sáng tác sau 1975: “Tất cả
những ý tưởng của chủ nghĩa hiện sinh mà chúng ta bắt g p trong những nhà văn trên
Nguyễn

uang Lập, Nguyễn Huy Thiệp, hạm Th Hoài đã cho thấy c một sự du

nhập, ch u sự tác động của nhiều nhà triết học hiện sinh của thế giới nhưng r nét
nhất là sự giao iến với Nietzsche, ông tổ của chủ nghĩa hiện sinh” (Nguyễn Tiến
Dũng, 1999, tr. 202). Bài viết của tác giả Cao Thị Hồng mang tên Nghiên cứu - phê
bình văn học Việt Nam trong xu hướng tồn c u h a nhìn từ lý thuyết hiện sinh 2018
đã tổng thuật về sự hiện diện của triết học hiện sinh trong nghiên cứu văn học tại Việt
Nam qua các thời kỳ. Đặc biệt, trong nghiên cứu phê bình Văn học Việt Nam đƣơng
đại, triết học hiện sinh đƣợc ứng dụng để giải mã giá tr các hiện tượng văn học thời
đổi mới và hội nhập trong xu hướng toàn c u h a (Cao Thị Hồng, 2018). Một khảo
sát cơng phu khác của Trần Hồi Anh (2009) cũng mang đến một bức tranh toàn cảnh
về diện mạo văn học và phê bình văn học ở miền nam trƣớc năm 1975, để từ đó, ngƣời
đọc có những so sánh, nhận định trong tƣơng quan với văn học hiện đại. "Việc xác
đ nh giá tr của lý luận - phê bình văn học ở đơ th Miền Nam trong hệ thống giá tr
của lý luận - phê bình văn học dân tộc là điều c ý nghĩa, hông ch về m t học thuật
mà còn về m t tư tưởng xã hội của một đất nước thống nhất, một dân tộc thống nhất
M t hác, sự hiện hữu của lý luận - phê bình văn học ở đơ th Miền Nam là một thực
thể, một thực tế l ch sử, hông thể phủ nhận Sự hiện hữu đ làm cho di sản lý luận phê bình văn học dân tộc phong phú hơn, giàu c hơn, tiệm cận hơn với nền lý luận phê bình hiện đại của thế giới mà chúng ta đang hướng tới trong xu thế mở cửa, hội
nhập với quốc tế hơm nay" (Trần Hồi Anh, 2009, 260). Trần Hồi Anh có những
nhận định khách quan, sâu sắc về cốt lõi giá trị của phê bình hiện sinh ở miền nam:
“Dường như các phạm trù trong triết học hiện sinh như: hư vô, lo âu, buồn nôn, phi
lý, tự do, tha nhân, nổi loạn, dấn thân… đều được các nhà phê bình xem như một hệ
giá tr để ứng d ng vào phê bình văn học” (Trần Hoài Anh, 2009, tr. 204).



10
Các bài viết của Thái Phan Vàng Anh là tuyến nghiên cứu nổi bật nhất về sự
hiện diện của chủ nghĩa hiện sinh trong văn học Việt Nam hiện đại. Nội dung nghiên
cứu Thái Phan Vàng Anh khái luận các đặc trƣng của chủ nghĩa hiện sinh trong văn
xuôi Việt Nam thông qua việc khảo sát các sáng tác của các nhà văn tiêu biểu nhƣ
Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hồi, Nguyễn Việt Hà, Đỗ Phấn, Đồn Minh Phƣợng,
Nguyễn Bình Phƣơng, Thuận, Nguyễn Danh Lam... Trong đó, văn xi hiện đại Việt
Nam đã gặp gỡ, tiếp nhận từ triết học hiện sinh hai vấn đề cơ bản là khẳng định tinh thần
nhân vị và đề cao thân xác và tính dục. Thái Phan Vàng Anh mạnh mẽ khẳng định: "Ở
Việt Nam, sau những bước thăng tr m, văn học hiện sinh gắn liền với những tên tuổi tiêu
biểu như Sartre, Camus đã c một sự trở lại đ y ấn tượng
chú ý từ nửa đ u thế

uất hiện và ít nhiều được

với tiểu thuyết của nh m Tự lực văn đồn; lên ngơi ở miền

Nam Việt Nam vào những năm sáu mươi – bảy mươi của thế

; “e dè” xuất hiện trở

lại văn đàn vào cuối thế

I; huynh hướng hiện

và “nở rộ” những năm đ u thế

sinh xuất hiện và tồn tại như một dòng chảy liền mạch trong tiểu thuyết Việt Nam hiện
đại


uá trình đổi mới, mở cửa cùng sự giao lưu, hội nhập quốc tế hiến văn học Việt

Nam, trong đ c tiểu thuyết, bắt buộc phải “chuyển động” để hịa mình vào “trị chơi
chung” của văn học thế giới " (Thái Phan Vàng Anh, 2015).
Với việc nhìn nhận lại và "tái khởi động" lý thuyết của chủ nghĩa hiện sinh nhƣ
trên đã đề cập, các nhà nghiên cứu ở Việt Nam sau năm 1975 cũng đã bắt tay vào thám
cứu những cảm thức hiện sinh trong các tác phẩm, tác giả cụ thể của văn học Việt
Nam cũng nhƣ thế giới, tạo nên một tổng thể vừa đa dạng vừa chuyên sâu. Chúng ta đã
có một số một số cơng trình, luận văn, luận án tiêu biểu nhƣ: Giới thứ hai của Simone
de Beauvoir trong phong trào hiện sinh

háp và Triết học hiện sinh về giới của

Simone de Beauvoir của Bùi Thị Tỉnh (Luận văn ĐHQG Hà Nội năm 2000); Con
người cô đơn trong tiểu thuyết “Nỗi buồn chiến tranh”- Bảo Ninh nhìn từ tâm thức
hiện sinh của Hoàng Thị Minh Nguyệt (Luận văn ĐHSP Hà Nội 2 năm 2016); Cảm
thức hiện sinh trong truyện ngắn Việt Nam từ 1986 đến 2000 của Trần Nhật Thu (Luận
văn ĐH Huế năm 2016); Cảm thức hiện sinh trong tiểu thuyết Y Ban” (Luận văn Thạc
sỹ Ngữ văn, ĐH Sƣ Phạm, Đại Học Đà nẵng 2019) của tác giả Trần Thị Hằng, Cảm
thức hiện sinh trong tác phẩm Kể ong Rồi Đi của Nguyễn Bình hương” (Luận văn
Thạc sỹ Ngữ văn, ĐH Huế 2019) của tác giả Trang Huyền Trinh, Những motif hiện
sinh trong truyện và tiểu thuyết của F Dostoevs y của Nguyễn Thị Thu Giang (Luận


11
văn ĐHQG Hà Nội năm 2016);

uan niệm đạo đức học trong chủ nghĩa hiện sinh của


Nguyễn Thị Nhƣ Huế (Luận văn ĐHQG Hà Nội năm 2017); Dấu ấn của chủ nghĩa
hiện sinh trong văn xuôi Việt Nam đương đại của Nguyễn Thái Hoàng (Luận văn Viện
KH-XH năm 2016); Cảm thức hiện sinh trong sáng tác của Bana Yoshimoto của Trần
Thị Hồng Hạnh (Luận văn ĐH Huế năm 2017); Tâm thức hiện trong thơ Mới của Trần
Khánh Phong (Luận án ĐHSP Hà Nội năm 2018),... Ở cấp độ các bài viết nghiên cứu,
có thể kể đến Cảm thức lạc lồi trong văn xuôi đương đại của Trần Hạnh Mai, Ngô
Thị Thu Hiền (Nghiên cứu Văn học, số 11, 2011); Ám ảnh hiện sinh trong tiểu thuyết
nhà văn Thuận của Hoàng Thanh Hƣơng (Tạp chí Nhà văn, số 11, 2012); Đổi mới tư
duy văn học và đ ng g p của một số cây bút văn xi của Mai Hƣơng (Tạp chí Nghiên
cứu Văn học, số 11, 2006); Lối viết tiểu thuyết Việt nam trong bối cảnh hội nhập (Qua
trƣờng hợp Tạ Duy Anh) của Đồn Ánh Dƣơng (Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 7,
2009); các bài viết Lâm Th Mỹ Dạ và sự ám ảnh về cái đ p của tâm thức hiện sinh
(Trang thông tin điện tử Hội Nhà Văn Việt Nam, 2022), Mùi hiện sinh trong thơ
Hoàng Vũ Thuật (Tạp chí Cửa Việt, số 251, 2016), Cảm thức hiện sinh trong thơ Lưu
uang Vũ (đăng trên Vanchuongviet.org, 2018) của Trần Hoài Anh.
Trong các nghiên cứu kể trên, chủ nghĩa hiện sinh đƣợc mổ xẻ, phân tích dƣới
dạng. Các nhà nghiên cứu khẳng định rằng triết học hiện sinh đã để lại dấu ấn trong
những sáng tác cụ thể. Lực lƣợng sáng tác của văn học Việt Nam từ sau 1986 đã dần
dần đi sâu và phản ánh các đề tài mang tính nhân vị, nhân bản nhƣ: những trăn trở, day
dứt, âu lo về thân phận, sự thức tỉnh, trỗi dậy của ý thức cá nhân, khát khao đi tìm cái
tơi bản thể, cảm thức về nỗi cơ đơn và lƣu đày, về nỗi buồn, niềm đau, sự mong manh,
bất trắc của kiếp ngƣời.
Nhƣ vậy, chủ nghĩa hiện sinh đã có một diện mạo rất rõ nét trong tất cả các lĩnh
vực nghiên cứu, lý luận, phê bình và sáng tác văn chƣơng Việt Nam hiện đại.
2.2 Nghiên cứu Thơ Hoàng Vũ Thuật
Thơ Hoàng Vũ Thuật là đối tƣợng nghiên cứu của nhiều cơng trình khoa học,
tiểu luận và bài phê bình. Các đề tài đã đƣợc khai thác bao gồm:
- Thi pháp thơ Hoàng Vũ Thuật. Ở đây có nhiều nhà phê bình đã nhìn nhận thi
ca của Hoàng Vũ Thuật nhƣ một nỗ lực cách tân ngôn ngữ và kiến tạo không gian
nghệ thuật mới mẻ. Ở dạng đề tài này, tiêu biểu có các tác phẩm nhƣ “Sự hiện diện

của em cất lời buồn và đ p” của Nguyễn Linh Khiếu (Văn nghệ quân đội, 2022),


12
“Cánh đồng thơ Hoàng Vũ Thuật” của Nguyễn Văn Học (báo Đại Đồn Kết 2022),
“Tính mở trong “Một mai gi chở tơi về” của Hồng Vũ Thuật” của tác giả Vi Huyền
Vi (Văn Học Sài Gịn, 2019), v.v...
- Hành trình thi ca Hồng Vũ Thuật trong đó tiêu biểu nhất là đặc trƣng và sự
thay đổi phong cách của nhà thơ trong chiều dài sự nghiệp sáng tạo. Ở dạng đề tài này,
tiêu biểu có các tác phẩm nhƣ Một vài ỷ niệm với nhà thơ Hoàng Vũ Thuật của Mai
Văn Hoan (báo Quảng Bình, 2017), Hồng Vũ Thuật – người thơ qua hai thế ỷ của
TS Hoàng Thị Thu Thuỷ (Văn Học Sài Gòn, 2018) v.v...
Tiêu biểu nhất là cơng trình của Hồng Thuỵ Anh mang tên Thơ Hồng Vũ
Thuật - nhìn từ thi pháp học Roman Ja obson (NXB Thuận Hố, 2010). Trong cơng
trình cơng phu này, Hồng Thuỵ Anh đã tiếp cận thơ Hoàng Vũ Thuật trên bình diện
ngơn ngữ, khảo sát hành trình của tƣ duy thi ca Hoàng Vũ Thuật trên trục kết hợp và
trục lựa chọn. Qua đó, thơ Hồng Vũ Thuật đƣợc soi sáng dƣới một công cuộc thám
cứu những ngữ nghĩa ẩn sâu. Cơng trình này giúp cho thơ Hồng Vũ Thuật đƣợc nhìn
nhận một cách nghiêm cẩn hơn, dƣới tƣ cách một sự nghiệp thơ mang tính tiên phong,
đầy nỗ lực đổi mới về kỹ thuật lẫn thể nghiệm ngôn ngữ. Cơng trình cũng xác lập vị trí
của nhà thơ Hồng Vũ Thuật nhƣ một thi nhân thấm đẫm tinh thần nhân văn, nhân
bản, đa dạng bản sắc về đề tài, cải biên ngôn ngữ thi ca, hƣớng tới cái đẹp trác tuyệt.
Đề tài về cảm thức hiện sinh trong thơ Hoàng Vũ Thuật cũng đã xuất hiện trong
bài viết "Mùi hiện sinh trong thơ Hoàng Vũ Thuật" của tác giả Trần Hoài Anh. Khởi đi
từ những bài thơ tiêu biểu trong tập Màu, Mùi, Trần Hoài Anh nhận định rằng cảm
thức chủ đạo xuyên suốt toàn bộ tập thơ này chính là sự tha hố bản thể, sự u mê, phi
lý của cuộc đời... tức đều là những phạm trù cơ bản của chủ nghĩa hiện sinh. "Từ
“chiếc ghế bỏ trống” này, những phận người nổi trơi, bồng bềnh, chìm đắm trong c i
u minh của lợi danh, lừa gạt, t hiềm, giả dối, phi nhân


cứ thế mà “cựa quậy”, mà

bày ra một cách “tr n tr i” giữa cuộc đời Và cứ thế, cuốn con người vào những bến
mê của sự huyễn ho c, của bi

ch phận người mà chủ nghĩa hiện sinh gọi đ là sự

vong thân, sự tha h a bản thể trong iếp lưu đày của thân phận trước một thế giới đ y
những buồn nôn

Và đây chính là mùi hiện sinh, một cảm thức chủ đạo tan chảy

trong thơ Hoàng Vũ Thuật" (Trần Hoài Anh, 2016). Tuy chỉ khảo sát thơ Hoàng Vũ
Thuật ở phƣơng diện nội dung trong giới hạn một tập thơ tiêu biểu, nhƣng đây là
nghiên cứu có tính gợi mở lớn để chúng tôi mở rộng phạm vi quan sát, đa dạng hoá


13
các bình diện tiếp cận đối với thơ Hồng Vũ Thuật. Đây cũng là nghiên cứu đầu tiên
và duy nhất tính đến thời điểm luận văn này nghiêm túc nhìn nhận thơ Hồng Vũ
Thuật bằng lăng kính của phê bình hiện sinh.
Nhƣ vậy có thể thấy, sự nghiệp thi ca của Hồng Vũ Thuật đã thu hút khơng ít
các nhà nghiên cứu và phê bình tham gia quan sát, nhận định. Cũng đã có những
chuyên luận tổng quan về thơ Hoàng Vũ Thuật. Những nỗ lực cách tân về mặt bút
pháp, các đề tài mang tính nhân bản, nhân vị ở Hồng Vũ Thuật... chính là các yếu tố
khiến cho thơ Hoàng Vũ Thuật khẳng định đƣợc giá trị, xứng đáng để trở thành đối
tƣợng nghiên cứu của lý luận - phê bình văn học.
3. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài Cảm thức hiện sinh trong thơ Hoàng Vũ Thuật, chúng tơi
hƣớng tới mục đích sử dụng triết học hiện sinh nhƣ một cơ sở lý thuyết để luận giải,

cảm thức hiện sinh trong thơ tác giả.
Trên cơ sở ấy, chúng tôi giải mã, làm rõ những biểu hiện cảm thức hiện sinh
trong thơ Hồng Vũ Thuật nhìn từ phƣơng diện nội dung tƣ tƣởng cũng nhƣ nghệ
thuật biểu hiện. Qua đó, chúng tơi hy vọng sẽ đóng góp một cách đọc, cách tiếp nhận
đối với thơ Hoàng Vũ Thuật.
Từ đó, chúng tơi mong muốn khẳng định vai trị, đóng góp của thơ Hồng Vũ
Thuật trên thi đàn Việt Nam. Cũng qua nghiên cứu này, chúng tơi muốn đóng góp
thêm vào dịng chảy phê bình hiện sinh tại Việt Nam vốn đang tạo lập một diện mạo
phong phú.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Cảm thức hiện sinh trong thơ Hoàng Vũ Thuật.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu cảm thức hiện sinh trong thơ Hồng Vũ
Thuật với phạm vi khảo sát chính bao gồm các tập thơ đã xuất bản của Hoàng Vũ
Thuật nhƣ: Mùi, Màu, Ngôi nhà cỏ, Đám mây lơ lửng, Sự hiện diện của em, Một mai
gi chở tôi về, Tháp nghiêng, B ng tối diệu

. Bên cạnh đó, các tập thơ và tiểu luận

phê bình khác của tác giả đƣợc sử dụng nhƣ các nguồn tài liệu tham khảo, củng cố và
làm chắc chắn thêm luận điểm và lập luận đƣợc đƣa ra trong luận văn này.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu, căn cứ vào nội dung, mục đích và đối tƣợng nghiên cứu của đề
tài chúng tơi đã sử dụng các phƣơng pháp sau:


14
- Phương pháp lịch sử- văn hóa: Thơ Hồng Vũ Thuật sáng tác trƣớc và sau
năm 1975, cho đến nay nhà thơ vẫn bền bỉ, miệt mài trên hành trình sáng tạo, đổi mới,
sức sáng tạo không bị chững lại. Hành trình thi ca của Hồng Vũ Thuật trải qua nhiều
bối cảnh văn hoá, lịch sử khác nhau. Phƣơng pháp này sẽ giúp xem xét các bình diện

lịch sử - xã hội học, làm rõ đặc trƣng của thơ Hoàng Vũ Thuật từng thời kì và tạo ra
tiền đề để khảo sát cảm thức hiện sinh trong thơ Hoàng Vũ Thuật đã có những thay đổi
nhƣ thế nào.
- Phương pháp Phê bình hiện sinh: Sử dụng hệ thống các khái niệm, phạm trù
của triết học hiện sinh, chúng tôi khảo sát và lý giải thi ca Hoàng Vũ Thuật bằng cách
đối chiếu tƣơng đồng biểu nghĩa của tác phẩm đối với nội dung lập luận của triết học
hiện sinh. Từ đó, chúng tơi đặt câu hỏi có hay khơng nét tƣơng đồng giữa tƣ tƣởng
nghệ thuật của nhà thơ với chủ nghĩa hiện sinh? Và nếu có mức độ biểu hiện sẽ nằm ở
các phƣơng diện nội dung, hình thức, bút pháp hay tất cả? Với phƣơng pháp tiếp cận
này, chúng tôi sẽ nhận định đƣợc cảm thức hiện sinh có trong tác phẩm sẽ đóng vai trị
quan yếu đến mức nào đối với tâm thế sáng tác của nhà thơ.
- Phương pháp cấu trúc- hệ thống: Chúng tôi vận dụng phƣơng pháp này
nhằm khảo sát vị trí thơ Hồng Vũ Thuật trong cấu trúc- hệ thống của dòng văn học
mang dấu ấn hiện sinh. Đồng thời thơ Hoàng Vũ Thuật cũng là một hệ thống- cấu trúc
manh tính chỉnh thể. Vì thế sử dụng phƣơng pháp cấu trúc sẽ giúp cho chúng tôi khảo
sát đƣợc sự chuyển biến không thời gian trong thơ. Điều này đặc biệt quan trọng bởi lẽ
hiện sinh thuyết rất nhấn mạnh đến không gian tồn tại của bản thể, cũng nhƣ thời gian
tính của tồn tại.
- Phương pháp tổng hợp- phân tích: Chúng tơi vận dụng phƣơng pháp này
nhằm giải mã, phân tích thơ Hoàng Vũ Thuật trên các yếu tố nhƣ chủ đề, hình tƣợng,
ngơn ngữ, giọng diệu, biểu tƣợng nghệ thuật…từ đó tổng hợp khái quát những đặc
điểm chung và giá trị nội dung tƣ tƣởng, nghệ thuật của tác phẩm.
Với đề tài này, chúng tơi tích hợp nhiều nguồn nghiên cứu từ các lĩnh vực khác
ngoài văn học nhƣ triết học, văn hóa - xã hội, đồng thời có những phân tích và so sánh
nhằm làm rõ vấn đề nghiên cứu.
Ngồi ra, trong q trình nghiên cứu, chúng tơi cịn sử dụng hƣớng tiếp cận liên
ngành: Văn học với triết học, văn học với văn hóa, văn học với ngơn ngữ học…


15

6. Đóng góp mới của luận văn
6.1. Ý nghĩa khoa học
- Luận văn cung cấp cơ sở lí luận, là ví dụ cho việc nghiên cứu cảm thức hiện
sinh trong thơ ca nói chung và thơ Hồng Vũ Thuật nói riêng.
- Luận văn vận dụng triết học hiện sinh, mà cụ thể là các phạm trù nỗi buồn, sự
cô đơn, tha nhân, hƣ vơ,…để nghiên cứu thơ Hồng Vũ Thuật. Từ việc tìm hiểu sự ảnh
hƣởng của chủ nghĩa hiện sinh trong thơ Hoàng Vũ Thuật, luận văn khẳng định chiều
sâu tƣ tƣởng triết lý và vẻ đẹp trong thơ Hoàng Vũ Thuật.
6.1. Ý nghĩa thực tiễn
- Luận văn là tƣ liệu tham khảo cho nghiên cứu sinh, sinh viên ngành văn học,
gợi mở hƣớng tiếp cận tác phẩm văn học từ góc nhìn triết học hiện sinh
- Luận văn là nguồn tƣ liệu tham khảo cho giáo viên để trong q trình giảng
dạy có thể vận dụng cảm thức hiện sinh trong thơ ca nói chung nhƣ một cơng cụ để
khám phá vẻ đẹp văn chƣơng.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận
văn đƣợc phân thành ba chƣơng:
Chƣơng 1: Khái quát về chủ nghĩa hiện sinh và nhà thơ Hồng Vũ Thuật.
Trong chƣơng này chúng tơi sẽ lý giải về chủ nghĩa hiện sinh, không đi sâu vào
mô tả lịch sử tƣ tƣởng mà đi vào tiếp cận bản chất, điều đó giúp định hình tƣ duy để
làm cơ sở đối chiếu với những tƣ tƣởng khảo nghiệm đƣợc từ tác phẩm. Chƣơng này
cũng dành một phần giới thiệu khái lƣợc về sự nghiệp của Hoàng Vũ Thuật.
Chƣơng 2: Cảm thức hiện sinh trong thơ Hoàng Vũ Thuật nhìn từ phƣơng
diện nội dung
Trong chƣơng này sẽ gồm các mục luận giải cảm thức hiện sinh xét trên bình
diện nội dung trong thơ Hồng Vũ Thuật. Chƣơng này chỉ ra những phạm trù hiện sinh
cơ bản nhƣ nỗi cô đơn, nỗi khắc khoải về bản thể, lo âu, ám ảnh về cái chết và trực
cảm về hƣ vô, đã tồn tại nhƣ thế nào trong không gian ngơn ngữ của Hồng Vũ Thuật.
Chƣơng này cũng trả lời cho câu hỏi từ khi nào các vấn đề hiện sinh trở thành đề tài và
cảm hứng chính yếu của Hoàng Vũ Thuật.

Chƣơng 3: Cảm thức hiện sinh trong thơ Hồng Vũ Thuật nhìn từ phƣơng
diện nghệ thuật.


16
Sau khi đã phân tích các chủ đề hiện sinh hiện diện trong thơ Hoàng Vũ Thuật,
chƣơng thứ 3 sẽ lý giải cách thức nhà thơ xây dựng không gian hiện sinh. Qua chƣơng
này, chúng tôi chạm đến những thủ pháp nghệ thuật của nhà thơ, từ không - thời gian
đến giọng điệu và ngôn ngữ. Chƣơng thứ 3 sẽ trả lời câu hỏi bản năng và vô thức sáng
tạo đã can thiệp ở mức độ nào với cảm thức hiện sinh của nhà thơ? Chƣơng này kiện
tồn một hình ảnh chung về hệ thống tƣ tƣởng trong thơ Hoàng Vũ Thuật. Những tƣ
tƣởng ấy hoàn toàn đại diện cho một thi sĩ hiện sinh, dẫu tiếp nhận chủ nghĩa hiện sinh
một cách vơ thức hay có ý thức.


17
NỘI DUNG
Chƣơng 1:
KHÁI QUÁT VỀ THUYẾT HIỆN SINH VÀ NHÀ THƠ HOÀNG VŨ THUẬT
1.1 Khái quát về chủ nghĩa hiện sinh
1.1.1 Những nội hàm cơ bản của chủ nghĩa hiện sinh
Trong chƣơng này, nhƣ đã giới thiệu ở phần lịch sử vấn đề, chúng tôi không đi sâu
vào lịch sử tƣ tƣởng của chủ nghĩa hiện sinh, mà lần theo luận đề về cái nhìn của con ngƣời
sáng tạo đối với thế giới để làm sáng tỏ khái niệm hiện sinh". Chúng tôi cũng dựa trên các
tƣ liệu nghiên cứu, luận định về bản chất của thi ca theo thuyết hiện sinh.
Con ngƣời sống trong hai thế giới: một con ngƣời của thế giới đời thực và một
thế giới thứ hai siêu hình. Trong thế giới đời thực, con ngƣời lao động, sản xuất, chiến
đấu, mƣu sinh, vui buồn, sinh sản. Trong thế giới siêu hình, con ngƣời cơ đơn đối diện
với vũ trụ, với bản mệnh, sự bất toàn vận mệnh của mình cũng nhƣ sự sống ngắn hạn
của mình. Nếu chỉ sống trong thế giới đời thực, con ngƣời và robot thơng minh của

tƣơng lai khơng có nhiều điểm khác nhau. Con ngƣời đƣợc là con ngƣời khi cịn có
những cảm thức bâng khng về bản thể, thân phận, suy niệm về cái chết và tồn tại
của mình. Ngay cả sau khi mất đi, những suy tƣ ấy vẫn còn, lƣu lại trong các dấu vết
họ để lại trong cuộc sống.
Với cặp phạm trù nhân sinh quan” và vũ trụ quan”, nếu ta đặt sự ƣu tiên nhìn
nhận vào nhân sinh quan” lên trƣớc vũ trụ quan”, câu chuyện của tồn tại ngƣời sẽ
chỉ liên quan đến cá nhân ngƣời đó với những toan tính, lo lắng của đời thƣờng và của
thời đại nơi họ đang sống. Số phận lên trƣớc thân phận. Không - thời gian thu hẹp
trong khoảng hiện hữu của họ trên đời. Hiện hữu khơng phải là tồn tại, mà chỉ là một
đặc tính của tồn tại. Khi xem xét con ngƣời với chỉ tƣ cách một cá thể trong bầy đàn,
một mã số trong cuốn sổ, một vị trí trên một hàng thẳng chờ gọi đến lƣợt, con ngƣời
không thực sự hiện tồn. Con ngƣời lúc ấy chỉ là một công cụ, cho ngƣời khác và cho
chính mình, có thể thay thế bởi công cụ khác. Ở Châu Âu, nơi xảy ra các cuộc thế
chiến và diệt chủng khốc liệt của chủ nghĩa Phát-Xít, tính cách phi nhân ấy của nhân
loại đƣợc đẩy lên đến đỉnh cao. Trong khi đó, sự lên ngơi tuyệt đối của khoa học tự
nhiên dần dần che mờ đi vai trò của những cảm xúc ngƣời. Và đây chính là gốc rễ của
chủ nghĩa hiện sinh ở Châu Âu.


18
Nhƣng nếu xét đến con ngƣời với vũ trụ quan”, ngay lập tức con ngƣời đƣợc
đặt trong một bối cảnh rộng lớn hơn rất nhiều về không - thời gian, trong đó, ta” và
thế giới” giãn xa nhau một khoảng, đủ để thành một cự ly để con ngƣời có cái nhìn
bao quát hơn, chân xác hơn về cách thế tồn tại của mình, về hiện diện chống ngợp
của vũ trụ không cùng, và về nỗi trăn trở tại sao chúng ta lại ở đây, ch u đựng những
điều này. Con ngƣời suy tƣ về bản thân, về thân phận hiện diện ngắn ngủi, nhiều đau
khổ, lo lắng, sai lầm và về cái chết tất yếu. Khoảnh khắc suy tƣ ấy giấu kín đi bởi các
sinh hoạt thƣờng ngày, nhƣng rồi đã tỏ lộ, khiến con ngƣời trở thành kẻ bâng khuâng
về tồn tại. "Chủ nghĩa hiện sinh xuất hiện và tồn tại trong l ch sử tư tưởng của nhân
loại như một trào lưu tư tưởng phản ứng lại tinh th n duy lý Không chú trọng bàn về

vũ tr xa xôi với những l huyền vi của tạo h a, triết hiện sinh là triết học về ý nghĩa
cuộc nhân sinh, quan tâm tìm hiểu ý nghĩa của cuộc sống, cái chết và thân phận của
con người Tư tưởng hiện sinh coi trọng tự do cá nhân, đề cao tính độc đáo và sáng
tạo, tính tự ch u trách nhiệm của mỗi người" Cao Th Hồng, 2018
Với chủ nghĩa hiện sinh, con ngƣời đƣợc chỉ định rõ là kẻ hiện hữu một cách
toàn triệt nhƣng bất đắc dĩ. “Nhìn bên ngồi, con người ch là một sinh linh như mọi
sinh linh hác; nhưng nhìn từ bên trong, anh ta là cả một vũ tr , là trung tâm của cái
vô cùng Các nhà hiện sinh đề cao quan điểm chủ thể tính, và tất cả những đ c tính
cịn lại của chủ nghĩa hiện sinh đều phát triển từ quan điểm này” (Gordon E. Bigelow
- Đinh Hồng Phúc dịch, 2014). Khi đƣợc sinh ra trong thế gian, con ngƣời chào đời
với những lựa chọn không phải của họ: cái tên, ngôi nhà, quốc tịch, những đồ vật...
Chiếc giƣờng nệm mát đẹp đẽ dù mang lại một cảm giác thoải mái nhƣng vẫn chỉ là
một vật chất ứ đọng ở đó, đƣợc ban cho con ngƣời một cách khơng lý do. Con ngƣời
buộc phải thích nghi với một đời sống cấp sẵn, cứ nhƣ một kẻ đến muộn trong tiệc tàn,
đƣợc cấp một bảng tên, ban cho chỗ ngồi, uống một ly vang nguội dở đã có quá khứ
mà ta chƣa biết. Và con ngƣời phải lựa chọn trở thành ai đó, làm gì đó để thay đổi
cuộc đời hay phát triển sinh nhai, ấy là những lựa chọn khơng hề giản dị: chúng nhiều
tham số, nhiều tính ngẫu nhiên và mê muội đến mức vai trò của bản thân ta cũng hạ
thấp xuống chỉ còn giống nhƣ là những kẻ góp ý nhỏ nhẹ cho chính mình (“Trên
nhành cây cạn iệt thân hình /Ta ngù ngờ u mê ương dại / Thế giới là ai /Và ta nữa là
ai ” - Hoàng Vũ Thuật, Đọc Kafka). Con ngƣời trong cái nhìn hiện sinh là con ngƣời
bị quăng ném vào thế giới. "Con người là một ngẫu nhiên tuyệt đối, một sinh vật b


19
ruồng bỏ giữa thế giới mênh mông Trong thứ tự do đến inh hoàng đ , họ phải tự
đảm nhiệm lấy mình mà hơng c điểm tựa, hơng c chuẩn mực để phán đốn, hơng
c ngun tắc để hành động"(Nguyễn Thái Hồng, 2016, tr. 32). Con ngƣời ln tự cật
vấn rằng liệu có phải có duy nhất một thế giới này hay những thế giới khác nhau nữa,
mà nơi chúng ta sống chỉ là cõi tạm? Đồng thời thế giới tồn tại cho con ngƣời, vì con

ngƣời, với những ý nghĩa mà con ngƣời khai quang. Tƣởng nhƣ con ngƣời làm chủ mà
hố ra cơ độc. Đó là ý nghĩa phía sau câu nói nổi tiếng tồn tại có trƣớc bản chất” của
Jean Paul Sartre.
Giải quyết tình trạng này, con ngƣời sẽ chấp nhận, sống và quên đi? Tuy nhiên
nỗi âu lo hiện sinh vẫn cịn ở đó, khơng ngừng quấy nhiễu. Các nhà triết học hiện sinh
về cơ bản đều nhìn nhận con ngƣời ở những góc cạnh nhƣ trên. Triết học hiện sinh
chính thức có nền móng từ những năm 1940, với hiện tƣợng luận của Husserl và sau
đó phát triển theo các nhánh khác nhau. Đối với Husserl và Heidegger, hai triết gia
Đức đi tìm bản chất hiện sinh của con ngƣời qua hữu thể học và siêu hình học, với
thao tác bản thể luận và hiện tƣợng luận. Về cơ bản, họ tìm cách đặt ra câu hỏi đúng
đắn về tồn tại là gì?” và tạo ra nền tảng triết học vững chắc cho hiện sinh thuyết. Vì
thế, Heidegger và Husserl khơng nhận mình là những triết gia hiện sinh. Đối với Karl
Jasper, Albert Camus và Jean Paul-Sartre, các triết gia này tập trung hơn vào lựa chọn,
tự do và thân phận lƣu đày của con ngƣời nơi thế giới. Triết học của những triết gia
hiện sinh đích thực này đi từ bản thể luận đến ln lý học, có tính hành động và chủ
nghĩa cao hơn.
Có một lý giải khác về những con đƣờng của chủ nghĩa hiện sinh mà bằng bản
năng nghiên cứu, chúng tơi đồng tình hơn cả, đó là của nhà nghiên cứu Lê Thành Trị.
Theo đó, triết học hiện sinh đã rẽ thành hai hƣớng, một hƣớng thiên về chủ nghĩa phi
lý, với những đại diện nhƣ Simon de Beauvoir, Jean Paul Sartre hay Albert Camus.
Hƣớng còn lại thiên về sự hiện diện tích cực của con ngƣời hƣớng, bằng cách nào đó
mang tính tiên nghiệm, con ngƣời hƣớng đến cái trác tuyệt của sự hiện tồn với đại diện
là Karl Jasper hay Marcel (Lê Thành Trị, 1974).
Tuy nhiên, cả hai nhánh trên đều thúc đẩy con ngƣời lựa chọn một thái độ và
một hành động. Kể từ khi bƣớc ra khỏi chăn ấm của một triết thuyết để đi đến một cử
chỉ và tiếng nói dõng dạc, hiện sinh mới chính thức là một chủ nghĩa. Thái độ và hành
động ấy không phải chỉ là xuống đƣờng, sống sa đoạ, mà cịn là tìm cách siêu vƣợt bản


20

ngã, trong đó có việc tạo tác nghệ thuật. Và ở góc độ này, thi ca và chủ nghĩa hiện sinh tìm
thấy nhau trong bản chất của chúng. Các nhà thơ lựa chọn làm thơ bởi đó là cách thế tồn tại
của họ, cách để họ suy tƣ và giải quyết tình trạng bị quăng ném vào đời sống.
1.1.2 Các phạm trù cơ bản của chủ nghĩa hiện sinh
Với một số lƣợng lớn các triết gia tham dự cuộc luận lý hiện sinh, chủ nghĩa
hiện sinh chứa trong mình rất nhiều đề tài, khía cạnh nhỏ khác nhau. Về cơ bản, tồn tại
ngƣời mang đậm tính đoạ đày trƣớc một thế giới phi lý, điều đó tạo nên những cảnh
trạng khác nhau, nơi con ngƣời luôn cô đơn và lo âu, cuối cùng tiến đến ám ảnh về cái
chết và hư vô chủ nghĩa.
Theo nhà nghiên cứu triết học hiện sinh Gordon E. Bigelow, con ngƣời hiện
sinh đƣợc hình thành sau và trong khi trải nghiệm bốn mâu thuẫn cơ bản: với Thƣợng
đế, với thiên nhiên, với ngƣời khác và với chính mình. (Gordon E. Bigelow, 2010).
Mâu thuẫn thứ nhất là mâu thuẫn với Thƣợng Đế - một hữu thể tối cao có quyền ban
phát và quy định đời sống của con ngƣời, nhƣng cũng bất công khi bắt con ngƣời phải
sống trong sự bất toàn, hữu hạn. Thứ hai là mâu thuẫn với thiên nhiên, các tác giả hiện
sinh cứ cho rằng một trong những mối nguy khốn đáng chú ý nhất của con ngƣời hiện
đại là xây dựng các bức tƣờng kỹ nghệ ngày càng cao và rồi ngăn chặn chúng ta đến
với một cuộc sống tràn đầy sinh lực phù hợp với thiên nhiên. Xung đột thứ ba xuất
hiện ở mức độ xã hội và biểu hiện của nó là cảm giác tuyệt vọng về tình trạng bất hả
tự lực của con ngƣời khi đứng trƣớc cỗ máy khổng lồ của xã hội kỹ nghệ. Đây là một
đề tài đã đƣợc văn chƣơng phƣơng Tây nhƣ Kafka, Dostoevski, Albert Camus hay
DonDelillo khai thác và cũng đã xuất hiện trong văn học Việt Nam rất rõ nét trong tác
phẩm Chùa Đàn” của Nguyễn Tuân: một nhân vật Nguyễn thù ghét máy móc và kỹ
nghệ. Loại xung khắc thứ tƣ, xung khắc với chính mình, với nhiều mâu thuẫn nội tại,
với sự bất nhất trong các thời điểm khác nhau suốt chiều dài kiếp sống.
Trong cơng trình "Triết học hiện sinh" của Trần Thái Đỉnh, chủ thuyết hiện sinh
đƣợc tóm ý dƣới 8 phạm trù gồm: buồn nơn - phi lý (tâm trạng của con ngƣời khi bị
đẩy vào một thế giới khơng biết trƣớc mà mình phải chịu đựng), phóng thể (là tình
trạng con ngƣời mất đi chủ thể tính, tự xem mình nhƣ là một phần vơ danh của đám
đơng), ƣu tƣ (là tình trạng lo nghĩ về một tƣơng lai bất định), tự quyết (là thái độ quyết

liệt lựa chọn là chính mình, trở thành cái mình muốn trở thành), tỉnh ngộ (là khoảnh
khắc con ngƣời nhận ra cảnh huống bề bộn của nhân sinh và lựa chọn tự quyết), vƣơn


21
lên (là thái độ tạo ra một đích đến và một đời sống có động cơ để đi đến đích), độc đáo
(là khi con ngƣời chính thức từ bỏ thân phận vô danh và ghi lại dấu ấn cá nhân của
mình) và cơ đơn (cơ đơn có lẽ là trạng thái chứa nhiều bản chất hiện sinh nhất, đó là
giây phút của con ngƣời khi có đủ khoảng cách nhìn lại thế giới do mình đã tác động
xây nên, qua đó nhận ra cái khơng cùng của sự sống rốt cuộc là của mình mình cho
mình mình, khơng thể chia sẻ hay nhìn chung bằng con mắt của kẻ khác, hoặc chính
những tha nhân cũng chỉ là thế giới bên ngồi tồn tại cho ta mà thơi). (Trần Thái Đỉnh,
1968, tr. 5 - 20)
Nhằm đi sát hơn đến đề tài thi ca, trong nghiên cứu này, chúng tơi có thiên
hƣớng nhìn con ngƣời nhiều hơn dƣới tƣ cách chủ thể sáng tạo. Với mục đích đã trình
bày rõ từ đầu này, chúng tôi cho rằng cần làm rõ những khái niệm cơ bản sau của chủ
nghĩa hiện sinh gồm: cảnh trạng, phi lý, chủ thể tính, dự phóng, tự do, tha nhân, cô đơn
và hƣ vô. Các khái niệm này của chủ nghĩa hiện sinh sẽ gần gũi hơn cả với những cảm
thức sáng tạo của thi sĩ mà sẽ đề cập ở phần tiếp theo.
- Cảnh trạng (Situation): Đối với Jean Paul Sartre, con ngƣời không phải là
một hiện thể nhất quán, nhƣ cây thông đứng giữa trời mà reo”, mà chỉ luôn luôn hiện
hữu chỉ trong các cảnh trạng. Cảnh trạng, chẳng hạn, đối diện với một con thú dữ nơi
bìa rừng, mang lại cho con ngƣời những tâm lý và băn khoăn khác với khi đang nằm
tắm nắng hay đi cấy lúa. Cảnh trạng bao gồm trọn vẹn trạng thái và khoảnh khắc mà
con ngƣời lâm vào, dù là chủ động hay bị động, con ngƣời cũng đã bị đặt trong tƣ thế
đối diện với đời sống, với thiên nhiên và với chính mình. Con ngƣời ln hoang mang
về hạnh phúc. Hạnh phúc với những cảnh trạng khác nhau thì khác nhau: với một
ngƣời, đó là sự bình n, với ngƣời khác, hạnh phúc có khi nằm ở một trạng thái nguy
hiểm - chẳng hạn nhƣ những ngƣời làm nghề cứu hộ. Trong các cảnh trạng, con ngƣời
tiến đến một mối lo âu, băn khoăn về hiện tại và tƣơng lai. Vì thế, một ngƣời dù đáp

ứng tất cả những tiêu chuẩn mà xã hội cho là êm ấm hạnh phúc (có gia sản, tài năng,
vẻ ngồi và tình u của ngƣời khác) nhƣng vẫn có thể cảm thấy chán chƣờng và thậm
chí có thể tự sát. Cảnh trạng chỉ đƣợc trải nghiệm bởi chủ thể mà thơi, mà cụm từ nói
lên chính xác nội hàm ấy là ngƣời trong cuộc”. Trong tiểu thuyết lừng danh và cũng
gây sốc của nhà hiện sinh Albert Camus mang tên L’entranger (tạm dịch: Ngƣời xa
lạ), nhân vật chính Mersault sống hồn tồn dửng dƣng với thế giới xung quanh và
chính mình, khơng thèm đau khổ trƣớc cả cái chết của ngƣời sinh thành. Đó là bởi anh


×