Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

Luận văn thạc sỹ phân tích nhu cầu đọc tin tức trên mạng xã hội của công chúng trẻ từ 18 24 tuổi tại thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 81 trang )

psp
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
KHOA BÁO CHÍ – TRUYỀN THƠNG VÀ VĂN HỌC

NGUYỄN HÀ QUYÊN

PHÂN TÍCH NHU CẦU ĐỌC TIN TỨC
TRÊN MẠNG XÃ HỘI CỦA CÔNG CHÚNG
TRẺ TỪ 18-24 TUỔI TẠI THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Thái Nguyên, năm 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
KHOA BÁO CHÍ – TRUYỀN THƠNG VÀ VĂN HỌC

NGUYỄN HÀ QUYÊN

PHÂN TÍCH NHU CẦU ĐỌC TIN TỨC
TRÊN MẠNG XÃ HỘI CỦA CÔNG CHÚNG
TRẺ TỪ 18-24 TUỔI TẠI THÁI NGUN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chun ngành: Báo chí

Sinh viên thực hiện:
Lớp:
Khóa:
Giảng viên hướng dẫn:



Nguyễn Hà Qun
Báo Chí K12B
2014 - 2018
Th.S Phạm Chiến Thắng

Thái Nguyên, năm 2018


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới Th.S
Phạm Chiến Thắng, người thầy đã tận tình hướng dẫn em trong suốt q trình
thực hiện và hồn thành khóa luận này.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và các bạn các trường đại học trên
địa bàn Tỉnh Thái Nguyên đã nhiệt tình giúp đỡ tơi trong q trình nghiên cứ và
thực hiện cơng trình này.
Thái Ngun, tháng 5 năm 2018
Tác giả:

Nguyễn Hà Quyên

i


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Hệ thống dữ
liệu, kết quả nêu trong Khóa luận này là trung thực và chưa từng được ai cơng
bố trong bất cứ cơng trình nghiên cứu nào khác.
Thái Nguyên, ngày 9 tháng 5 năm 2018
Tác giả


Nguyễn Hà Quyên

ii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN
CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
I. SƠ LƯỢC SINH VIÊN
Họ tên sinh viên: Nguyễn Hà Quyên
Nơi sinh: Phú Lương – Thái Nguyên
Lớp: Báo chí K12B
Khoa: Khoa Báo chí – Truyền thơng và Văn học
Địa chỉ liên hệ: Xóm Đồng Đinh, xã Yên Ninh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái
Nguyên
Điện thoại: 0981896119
II. QÚA TRÌNH HỌC TẬP
Ngành học: Báo chí
Điểm học tập:
Năm 1

Năm 2

Năm 3

Năm 4

Kì 1


Kì 2

Kì 1

Kì 2

Kì 1

Kì 2

Kì 1

3.44

2.94

3.22

3.22

3.73

3.53

3.13

TBC
3.35

Sơ lược thành tích:

- Đạt sinh viên 5 tốt cấp trường năm học 2015-2016; 2016-2017
- Đạt sinh viên xuất sắc năm học 2016-2017
Xác nhận của trường đại học

Thái Nguyên, ngày 9 tháng 5 năm 2018
Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài

iii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................I
LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................................II
MỤC LỤC...............................................................................................................IV
DANH MỤC HÌNH...............................................................................................VII
DANH MỤC BẢNG.............................................................................................VIII
MỞ ĐẦU....................................................................................................................1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI......................................................................1
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU.....................................................................................3
3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.................................................................................4
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.....................................................5
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................................5
6. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN..............................................................5
7. KẾT CẤU NGHIÊN CỨU...................................................................................5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THÓI QUEN ĐỌC TIN
TỨC TRÊN MẠNG XÃ HỘI CỦA CÔNG CHÚNG...................................7
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN......................................................................7
1.1.1 TRUYỀN THÔNG...........................................................................................7
1.1.2. PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG....................................9

1.1.3. TRUYỀN THÔNG MỚI..............................................................................11
1.1.4. MẠNG XÃ HỘI............................................................................................12
1.2. CƠ SỞ LÍ LUẬN..............................................................................................15
1.2.1. MƠ HÌNH TRUYỀN THƠNG CỦA SHANNON & LASSWELL..........15
1.2.2. LÝ THUYẾT SỬ DỤNG VÀ HÀI LỊNG..................................................17
1.3. TIỆN ÍCH CỦA MẠNG XÃ HỘI SO VỚI CÁC PHƯƠNG TIỆN
TRUYỀN THÔNG TRUYỀN THỐNG.......................................................21
1.3.1. KHẢ NĂNG CUNG CẤP THÔNG TIN VÀ TƯƠNG TÁC VỚI NGƯỜI
DÙNG NGAY LẬP TỨC...............................................................................22
1.3.2. KẾT NỐI BẠN BÈ, GIA ĐÌNH, CỘNG ĐỒNG TRÊN KHẮP THẾ
GIỚI.................................................................................................................23

iv


1.3.3. HỒN THIỆN BẢN THÂN THƠNG QUA VIỆC THỂ HIỆN BẢN
THÂN..............................................................................................................23
1.3.4. KINH DOANH ONLINE BẰNG TÀI KHOẢN CÁ NHÂN.....................24
1.3.5. THƯ GIÃN, GIẢI TRÍ HIỆU QUẢ............................................................24
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1.........................................................................................26
CHƯƠNG 2: HÀNH VI ĐỌC TIN TỨC TRÊN MẠNG XÃ HỘI CỦA CÔNG
CHÚNG TRẺ TỪ 18-24 TUỔI TẠI THÁI NGUYÊN................................27
2.1. GIỚI THIỆU VỀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................27
2.2. GIỚI THIỆU CÁC ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT (CƠ CẤU MẪU NGHIÊN
CỨU)................................................................................................................29
2.3. PHÂN TÍCH XU HƯỚNG ĐỌC TIN TỨC TRÊN MẠNG XÃ HỘI ĐỘ
TUỔI 18-24.....................................................................................................30
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2.........................................................................................46
CHƯƠNG 3: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ THẢO LUẬN VỀ VIỆC CUNG
CẤP THÔNG TIN TRÊN MẠNG XÃ HỘI CỦA BÁO CHÍ.....................48

3.1. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆC ĐỌC TIN TỨC CỦA CÔNG
CHÚNG TRÊN MẠNG XÃ HỘI..................................................................48
3.1.1. CÁCH THỨC TIẾP CẬN THÔNG TIN TRÊN MẠNG XÃ HỘI CỦA
CÔNG CHÚNG..............................................................................................48
3.1.2. NHỮNG MẶT TÍCH CỰC CỦA THƠNG TIN TRÊN MẠNG XÃ HỘI50
3.1.3. NHỮNG MẶT TIÊU CỰC CỦA THÔNG TIN TRÊN MẠNG XÃ HỘI51
3.2. THẢO LUẬN VỀ VIỆC CUNG CẤP THÔNG TIN TRÊN MẠNG XÃ
HỘI CỦA BÁO CHÍ......................................................................................52
3.2.1. THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI CỦA CÁC LOẠI HÌNH BÁO CHÍ
TRUYỀN THỐNG.........................................................................................52
3.2.2. GIẢI PHÁP CHO SỰ TỒN TẠI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BÁO CHÍ
TRONG MƠI TRƯỜNG TRUYỀN THƠNG MẠNG XÃ HỘI................56
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3.........................................................................................60
KẾT LUẬN..............................................................................................................61
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................63
PHỤ LỤC..................................................................................................................66
v


vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.2.1. Mơ hình truyền thơng của Lasswell và Shannon...................................15
Hình 1.2.2. Mơ hình q trình “sử dụng và hài lịng” của Elihu Katz và Ikuo
Takeuchi (1977, trang 114).....................................................................20
Hình 2.1. Mẫu tổng hợp kết quả khảo sát bằng phần mềm SPSS.............................29
Hình 2.2. Độ tuổi sử dụng Internet so với dân số tại Việt Nam (Nguồn: Cimigo
NetCitizens và Cimigo Express)..............................................................30
Hình 2.3. Biểu đồ thể hiện tần suất sử dụng mạng xã hội trong một ngày...............34

Hình 2.4. Biểu đồ thể hiện tần xuất công chúng like, comment, share trên MXH...41

vii


DANH MỤC BẢNG
BẢNG 2.1. ĐỘ TUỔI CÔNG CHÚNG SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI......................................31
BẢNG 2.2. NGHỀ NGHIỆP CÔNG CHÚNG SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI..............................31
BẢNG 2.3. HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA CÔNG CHÚNG TRONG ĐỘ TUỔI TỪ
18 – 24 TẠI THÁI NGUYÊN.......................................................................32
BẢNG 2.4. MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA CÔNG CHÚNG ĐỘ TUỔI TỪ 18 –
24 TẠI THÁI NGUYÊN...............................................................................32
BẢNG 2.5. ĐÁNH GIÁ NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC THÔNG TIN TRÊN MẠNG XÃ HỘI CỦA
CÔNG CHÚNG ĐỘ TUỔI TỪ

18 – 24 TẠI THÁI NGUYÊN.............................35

BẢNG 2.6. THÔNG TIN CÔNG CHÚNG QUAN TÂM TRÊN MẠNG XÃ HỘI......................37
BẢNG 2.7. THÔNG TIN CÔNG CHÚNG KHÔNG MUỐN QUAN TÂM TRÊN MẠNG XÃ HỘI38
BẢNG 2.8. HÀNH ĐỘNG CÔNG CHÚNG LÀM SAU KHI ĐỌC THÔNG TIN MỚI TRÊN
MẠNG XÃ HỘI...........................................................................................39

BẢNG 2.9. ĐIỀU CÔNG CHÚNG MUỐN THỂ HIỆN THÔNG QUA NHỮNG HÀNH VI BÀY
TỎ CẢM XÚC VỚI THÔNG TIN TRÊN MẠNG XÃ HỘI...................................40

BẢNG 2.10. MONG MUỐN CỦA CÔNG CHÚNG ĐỐI VỚI THÔNG TIN TRÊN MẠNG XÃ
HỘI............................................................................................................42

BẢNG 2.11. FANPAGE CÓ LƯỢT CHỌN NHIỀU NHẤT..................................................43
Bảng 2.12. Cách thức đăng tải thông tin của fanpage...............................................44


viii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sự ra đời của Internet và mạng xã hội đã làm thay đổi cách thức tiếp nhận
thơng tin báo chí theo xu hướng ngắn gọn, cá nhân hóa và di động. Xu hướng
mạng xã hội là một hành vi xã hội, chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ từ công nghệ
truyền thông số và văn hóa tiêu dùng của nền kinh tế thị trường hiện nay. Nó
làm phong phú thêm mơi trường truyền thơng, khẳng định vị thế, quyền lực của
cơng chúng báo chí hiện đại và tạo ra xu hướng phát triển mới của báo chí.
Báo trên mạng xã hội là loại hình báo chí mới bởi những ưu thế vượt trội:
Thí dụ trên các phương tiện truyền thông khác không đo lường, định vị được
người dùng, không tương tác được nhiều với họ và khơng hình dung được là họ
thích cái gì, họ đang ở đâu. Nhưng chỉ với chiếc điện thoại di động truy cập
vào mạng xã hội giải quyết được tất cả các vấn đề đó. Mạng xã hội lơi kéo các
cơng chúng trẻ vì sự tiện ích, bởi cách thể hiện, trình diễn riêng hết sức độc
đáo. Hiện nay, đa số các tờ báo lớn trên thế giới đều thêm trang fanpage trên
mạng xã hội. Mạng xã hội đang ngày càng trở thành một trào lưu mới.
Không thể phủ nhận những tính năng giải trí và tác động “cực lớn” của
mạng xã hội trong việc kết nối, trao đổi thơng tin, tìm kiếm bạn bè. Thực tế cho
thấy phương tiện tiếp nhận khác nhau sẽ tạo ra hiệu quả thông điệp khác nhau.
Hiện nay, việc tiếp nhận thông tin có chiều sâu có xu hướng ngày càng giảm sút.
Thay vào đó là thói quen sử dụng những sản phẩm truyền thông thiên về thỏa
mãn giác quan một cách trực tiếp. Đối với công chúng, sản phẩm truyền thông
này càng phải nhanh hơn, nhiều hơn, ngắn hơn, trực tiếp hơn và cũng ít phải
động não hơn.
Hiện nay, cơng chúng thường dành khá nhiều thời gian trong ngày để truy
cập mạng Internet. Tuy nhiên, họ khơng có thời gian đọc, nghe, xem tồn bộ

thơng tin báo chí trong khi đó thơng tin để tiếp nhận trên mạng xã hội lại quá
1


nhiều. Khi tư duy tiện ích được đề cao thì cơng chúng có xu hướng đọc, nghe,
xem thật nhanh và chỉ đọc những thông tin thật sự cần thiết và “bắt mắt”để tiết
kiệm thời gian.
Có thể thấy, hình thức, nội dung và hiệu quả của thông điệp truyền thông
trên mạng xã hội đã có sự khác biệt đáng kể so với các phương tiện truyền thơng
khác, nó địi hỏi tính tiện ích, chủ động, linh hoạt và đa chiều trong cách thức
tiếp cận thơng tin. Đồng thời nó cũng làm cho tin tức được truyền đi theo những
cách thức chia sẻ, bình luận với những hệ quả khơng thể đốn trước được.
Có thể chia nội dung thơng tin trên mạng xã hội thành hai loại tương ứng
với hai mục đích chính của cơng chúng: một loại để tiếp cận thơng tin và một
loại để giải trí. Cơng chúng bao giờ cũng quan tâm đến những gì gần với họ
nhất. Xu hướng này đã quyết định cách thức lựa chọn thông tin để tiếp nhận của
công chúng. Nhịp sống công nghiệp đã làm tăng nhu cầu tiếp nhận thông tin của
công chúng nhưng mặt khác, tính giải trí cuả các sản phẩm truyền thông cũng
tăng lên, tạo ra một phương thức tiếp nhận thơng tin báo chí mới theo hướng
nhanh hơn, trực tiếp hơn, ngắn gọn hơn.
Từ việc tác động mạnh mẽ đến công chúng về những thay đổi trong việc
thu thập, tiếp nhận, kết nối, chia sẻ và truyền phát thông tin như vậy, tại sao
chúng ta khơng thử tìm ra giải pháp làm tăng số lượng cơng chúng của mình.
Để làm được điều này, chỉ có cách duy nhất là thoả mãn tốt được nhu cầu của
bạn đọc. Câu hỏi này chỉ có thể trả lời được thơng qua nghiên cứu nhu cầu
công chúng.
Thái Nguyên là tỉnh được coi là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn
thứ 3 sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Tổng số sinh viên trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên ước tính vào khoảng trên 150.000 người. Thái Nguyên là trung
tâm giáo dục lớn với 9 trường đại học, 11 trường cao đẳng, và nhiều trường

trung cấp nghề. Tại Thái Nguyên có các cơ quan báo chí trung ương (văn phịng
đại diện), và báo chí của tỉnh. Với vị trí như vậy, tỉnh Thái Nguyên được coi là
2


nơi lý tưởng đã tiến hành các cuộc nghiên cứu. Việc khảo sát nhu cầu đọc tin tức
thông tin, của các bộ phận cơng chúng nhất định, ở khía cạnh định lượng và định
tính, có sơ sở khoa học, khách quan, cụ thể…là một nhu cầu cấp thiết đối với
không chỉ với các cơ quan báo chí, mà cịn với cả các cấp quản lý Nhà nước trên
lĩnh vực văn hố. Chính vì thế, tơi chọn “Phân tích nhu cầu đọc tin tức của công
chúng trẻ độ tuổi từ 18-24 tại Thái Nguyên” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn
tốt nghiệp Đại học của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu
Trong quá trình thu thập, đọc và tổng hợp các tài liệu về nhu cầu đọc tin
tức của công chúng trên mạng xã hội nhìn từ lý thuyết sử dụng và hài lòng –
Uses and Gratifications (Blumler và Brown 1972) từ các nguồn tài liệu trong
và ngoài nước, tác giả nhận thấy, đã có nhiều tài liệu, bài báo khoa học, bài
viết khoa học đề cập đến chủ đề này. Tuy nhiên, các quan điểm cịn lẻ tẻ, chưa
có sự hệ thống hóa lí thuyết và tập chung vào đối tượng công chúng rõ ràng.
Các bài báo, bài viết khoa học của các tác giả nước ngồi được tác giả
Khóa luận tổng hợp có thể kể đến như: Lowery, Shearon A. And DeFleur,
Melvin L, Milestones in Mass Communication: Media Effects, Third Edition,
Longman Publishers USA, 1995; Denis Mc Quail, Sociology of Mass
Communication, Penguin Books, London, 1972; Ikuo Takeuchi, Sociological
Review; VOL.6, 1977; Denis Mc Quail & S.Windahl: Communication Models
for the study of mass communicatión, Rouledge; D.Morley: The Nation Wide
Audience: Structure and Decoding, British Film Institute, 1980. Có thể thấy, vấn
đề công chúng luôn là một lĩnh vực nghiên cứu hết sức phức tạp. Đến nay, các
lý thuyết nghiên cứu công chúng mới chỉ cung cấp một diện mạo khái quát về
công chúng.


3


Tại Việt Nam, các bài báo, bài viết khoa học về vấn đề này khá lớn, với
nhiều quan điểm, phương pháp, góc độ khác nhau: “Hội thảo 'Báo chí và
mạng xã hội nhìn từ góc độ đạo đức nghề nghiệp của người làm báo” do Bộ
TT&TT tổ chức tại Nha Trang (10/2017); rất nhiều các báo mạng điện tử,
tạp chí viết về nhu cầu tiếp nhận thông tin của công chúng; “Mạng xã hội:
Khái niệm, đặc điểm, tính năng, áp lực và ý nghĩa trong thực tiễn và nghiên
cứu” Tạp chí tâm lý học, số 7 (184), 2014; PGS.TS Nguyễn Thành Lợi
(2014), “Tác nghiệp báo chí trong mơi trường truyền thông hiện đại”, NXB
TT&TT; Luận án Tiến sỹ xã hội học “Truyền thông đại chúng và công
chúng” của Trần Hữu Quang (1998) và “Nhu cầu tiếp nhận thơng tin báo
chí” của Trần Bá Dung (2007) là hai cơng trình mang tính đại diện về
nghiên cứu cơng chúng truyền thơng tại hai thành phố lớn Hà Nội và thành
phố Hồ Chí Minh; Luận văn Thạc sĩ Nguyễn Thị Hoàng Yến (2014), Đại học
KHXH&NV với đề tài: “Nhu cầu tiếp nhận thông tin báo chí của cơng
chúng hiện nay”; Luận văn Thạc sĩ Bùi Thu Hoài (2014), Đại học
KHXH&NV, đề tài: “Tác động của mạng xã hội đến giới trẻ”, luận văn
nghiên cứu, phân tích, đánh giá tác động của mạng xã hội đến giới trẻ trong
việc tiếp nhận và truyền phát thông tin, cũng như quan điểm của họ về mạng
xã hội và báo chí truyền thống, từ đó từ  đó, đưa ra những ý kiến, đề xuất
đối với báo chí truyền thống trong bối cảnh truyền thông xã hội đang tác
động mạnh mẽ đến nhóm cơng chúng giới trẻ…
Như vậy với những ví dụ trên và nhiều tìm hiểu khác của tác giả, hiện
nay, mảng nghiên cứu về nhu cầu đọc tin tức của cơng chúng trẻ tại Thái
Ngun dưới góc nhìn của lý thuyết sử dụng và hài lịng chưa có các nghiên
cứu cụ thể. Chính vì vậy, đề tài nghiên cứu của tơi khơng trùng lặp với cơng
trình đã có từ trước.

3. Mục tiêu nghiên cứu

4


Nghiên cứu, phân tích, đánh giá xu hướng đọc tin tức của công chúng trẻ
trên mạng xã hội, cũng như hành vi tương tác và đánh giá của họ về mạng xã
hội, để từ đó đưa ra vấn đề thảo luận về việc cung cấp thông tin trên mạng xã
hội của báo chí.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Phân tích nhu cầu đọc tin tức trên mạng xã hội
Phạm vi nghiên cứu: Khảo sát 200 công chúng trẻ độ tuổi từ 18-24 tại
Thái Nguyên
5. Phương pháp nghiên cứu
Lý luận: Sử dụng các lý thuyết là những lý luận về truyền thông; lý thuyết
sử dụng và hài lịng.
Trong q trình nghiên cứu và hồn thành, đề tài này sử dụng các nhóm
phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đọc và tra cứu các tài liệu, sách báo,
văn bản… có liên quan đến đề tài.
- Phương pháp nghiên cứu quan sát: Theo dõi, tìm hiểu các trang fanpage
của một số cơ quan báo chí – truyền thông để nhận diện cách họ truyền tải
thông tin.
- Phương pháp điều tra xã hội học: Sử dụng bảng hỏi, phiếu điều tra trong
200 sinh viên, người đi làm thông qua việc phát bảng hỏi.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Thứ nhất, ý nghĩa lý luận, cơng trình này góp phần hiểu rõ hơn về lý thuyết
truyền thơng “Sử dụng và hài lịng” từ đó rút ra một số luận điểm mang tính khái
quát về nhu cầu tiếp nhận thông tin trên mạng xã hội của công chúng trẻ.


5


Thứ hai, ý nghĩa thực tiễn, hiểu rõ về xu hướng đọc tin tức của công chúng
trẻ hiện nay, quan đó có căn cứ để làm tài liệu tham khảo nâng cao hiệu quả
trong việc cung cấp thông tin trên mạng xã hội.
7. Kết cấu nghiên cứu
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn về thói quen đọc tin tức trên mạng xã
hội của công chúng
Chương II: Hành vi đọc tin tức trên mạng xã hội của công chúng trẻ độ tuổi
từ 18-24 tại Thái Nguyên
Chương III: Những vấn đề đặt ra và thảo luận về việc cung cấp thơng tin
trên mạng xã hội của báo chí

6


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THÓI QUEN ĐỌC TIN
TỨC TRÊN MẠNG XÃ HỘI CỦA CÔNG CHÚNG
Trong chương 1, tác giả sẽ khái quát hệ thống khái niệm về truyền thông,
truyền thông đại chúng, truyền thông mới và mạng xã hội để làm sáng tỏ mạng
xã hội có đầy đủ đặc điểm của một phương tiện truyền thơng đại chúng mới.
Bên cạnh đó tập chung phân tích lí thuyết sử dụng và hài lịng để thấy được thực
tiễn thói quen về đọc tin tức của cơng chúng trên mạng xã hội.
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Truyền thơng
Theo thuật ngữ tiếng Anh thì Truyền thơng (Communication) được hiểu là
sự truyền đạt, thông tin, thông báo, giao tiếp, trao đổi, liên lạc, giao thông…
Thuật ngữ truyền thông có nguồn gốc từ tiếng La tinh “Commune” có

nghĩa là chung hay cộng đồng. Nội hàm của nó là nội dung, cách thức, con
đường, phương tiện để đạt được đến sự hiểu biết lẫn nhau, giữa cá nhân, cá nhân
với cộng đồng, xã hội. Nhờ truyền thông giao tiếp mà con người tự nhiên trở
thành con người xã hội.
Truyền thông là hoạt động gắn liền với lịch sử phát triển của loài người. Từ
thời cổ đại, những thành viên trong bộ lạc đã biết sử dụng truyền thông để thông
báo cho nhau nơi săn bắt, cách thức săn bắt. Đó là điều kiện để tạo nên những
mối quan hệ xã hội giữa người với người. Con người, từ xa xưa cho đến nay khi
chung sống trong một cộng đồng cần phải hiểu và thông cảm cho nhau, thiếu
truyền thông - giao tiếp, con người và xã hội lồi người khó hình thành và phát
triển. Khi con người biết sống chung với nhau và có tổ chức thì họ cần phải có
hoạt động truyền thơng để hiểu và bảo vệ nhau. Khi văn hóa và trình độ nhận
thức phát triển hơn, con người đã biết tổ chức các trạm ngựa phục vụ thông tin,
quy định việc đốt lửa trên đỉnh núi để báo hiệu quân giặc xâm lấn bờ cõi. Những
người đi rừng bẻ lá, băm vỏ cây để đánh dấu đường đi và những địa điểm nguy
7


hiểm. Bắt đầu từ tín hiệu đơn giản, người ta thơng báo cho nhau mục đích,
phương pháp, cách thức hành động, tạo nên sự thống nhất có hiệu quả trong
cơng việc. Đồng thời, trong xã hội cũng hình thành nhu cầu truyền thông, thông
báo cho đồng loại những tri thức mới về thế giới xung quanh. Sự ra đời của
tiếng nói là nấc thang đầu tiên quan trọng nhất của q trình hình thành phát
triển, tăng cường truyền thơng - giao tiếp trong xã hội lồi người.
Từ những hình thức truyền thơng đơn giản, người ta đi đến những hình
thức hiện đại và phức tạp của truyền thông như truyền hình, vệ tinh nhân tạo,
Internet,… Các phương tiện thơng tin liên lạc hiện đại trở thành những cái
không thể thiếu được để đảm bảo sự hoạt động ổn định của mỗi nền kinh tế cũng
như mỗi chế độ xã hội.
Mặt khác, truyền thơng cịn nhằm thỏa mãn nhu cầu nhận thức của con

người. Mỗi cá nhân trong xã hội đều cần có sự bộc lỗ những khía cạnh khác
nhau của đời sống tinh thần, cần hiểu biết tâm tư, tình cảm thái độ của mọi
người trước mỗi sự kiện để tự điều chỉnh hành động của mình sao cho hợp lí.
Chính q trình truyền thơng đã giúp con người hiểu mình đầy đủ hơn, nắm bắt
dược những gì liên quan giữa mình và cuộc sống phong phú xung quanh, đánh
giá được khả năng, xác định đúng cách thức, phương hướng cho những hành vi
và hoạt động tiếp theo.
Hiện nay trên thế giới tùy theo góc độ tìm hiểu và nghiên cứu người ta đã
đưa ra rất nhiều định nghĩa khác nhau về truyền thông. Chẳng hạn: Năm 1970,
Frank Dance trong cơng trình nghiên cứu của mình về “Khái niệm cơ bản về
truyền thông” đã nêu ra 15 định nghĩa truyền thơng của các tác giả trên nhiều
góc độ khác nhau. (Nguyễn Đình Lương, 1993)
Ngồi ra, cịn có các quan niệm khác về truyền thông (Dương Xuân Sơn,
Đinh Văn Hường, Trần Quang, 2003, trang 12) như:
- Truyền thơng là q trình truyền thơng có nghĩa là giữa các cá nhân
với nhau.
8


- Là q trình trong đó một cá nhân (người truyền tin) truyền những thông
điệp với tư cách là những tác nhân kích thích (thường là những kí hiệu ngơn
ngữ) để sửa đổi hành vi cửa những cá nhân khác (người nhận tin).
- Truyền thông xảy ra khi thông tin được truyền từ nơi này đến nơi khác.
- Không chỉ đơn thuần là sự chuyển tải các thông điệp bằng ngơn ngữ xác
định và có ý định trước mà nó bao gồm tất cả các q trình trong đó con người
gây ảnh hưởng, tác động đến một người khác.
- Truyền thông xảy ra khi người A truyền thông điệp B qua kênh C đến
người D với hiệu quả E. Mỗi chữ cái ở vài phạm vi là chưa được biết, và q
trình truyền thơng có thể được giải thích với bất cứ chữ cái nào trong số này hay
bất cứ một sự kết hợp nào.

Từ những định nghĩa trên, cho chúng ta thấy tính phức tạp, đa dạng của
truyền thơng, do đó những nghiên cứu về truyền thơng mang tính liên ngành, địi
hỏi sự nỗ lực của nhiều bộ mơn. Như vậy, khái niệm về truyền thông bao hàm
một ý nghĩa hết sức rộng lớn.
Từ những phân tích trên có thể hình thành khái niệm chung về truyền
thơng: Truyền thơng là một quá trình liên tục trao đổi hoặc chia sẻ thơng tin,
tình cảm, kĩ năng nhằm tạo sự liên kết và hiểu biết lẫn nhau để dẫn tới sự thay
đổi trong nhận thức, thái độ và hành vi, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ
phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân, của nhóm, của cộng đồng và xã
hội. Khái niệm truyền thơng cịn được hiểu là sản phẩm của con người, là động
lực kích thích sự phát triển của xã hội. [1]
1.1.2. Phương tiện truyền thơng đại chúng
Truyền thơng có vai trị vơ cùng quan trọng, là một trong những yếu tố
hàng đầu làm cho con người tự nhiên trở thành con người xã hội và thúc đẩy
xã hội phát triển không ngừng. Xã hội càng phát triển càng tạo ra các điều
kiện thuận lợi cho sự mở rộng về nhu cầu, quy mô, tăng cường tính đa dạng
và hiệu quả của hoạt động truyền thơng. Ngày càng có nhiều người tham gia
vào hoạt động xã hội, điều kiện đó làm cho truyền thơng trực tiếp giữa cá cá
9


nhân không thể đáp ứng được đầy đủ các nhu cầu và địi hỏi của xã hội. Con
người tìm đến những q trình truyền thơng ở quy mơ lớn nhờ sự giúp đỡ của
các phương tiện kĩ thuật thông tin mới. khi đó các hoạt động truyền thơng này
thuộc về khái niệm “truyền thơng đại chúng”, trong đó “truyền thơng đại
chúng là hoạt động giao tiếp xã hội rộng rãi, thơng qua các phương tiện
truyền thơng đại chúng”.

Nói cách khác các phương tiện truyền thông đại


chúng trở thành người điều khiển các q trình giao tiếp mang tính xã hội
rộng rãi (Tạ Ngọc Tấn, trang 10) [2].
Về bản chất, truyền thông đại chúng chỉ là phương thức biểu hiện mới của
hoạt động truyền thơng trong xã hội. Nói đến truyền thơng đại chúng trước hết
nói đến đối tượng tham gia là các nhóm, các cộng đồng xã hội rộng rãi. Tức là
truyền thông đại chúng đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu giao tiếp mang tính phổ
biến và tạo ra hiệu quả ở quy mô và phạm vi rộng rãi. Vì phạm vi tác động của
truyền thơng đại chúng có thể vượt qua khuôn khổ các quốc gia dân tộc, ảnh
hưởng đến cả khu vực tồn cầu, do đó truyền thơng đại chúng ngày càng có vai
trị quan trọng trong cuộc sống xa hội hiện đại.
Để thực hiện được hoạt động truyền thông với phạm vi và quy mô lớn cần
phải có phương tiện kỹ thuật tương ứng. Khoa học kỹ thuật càng phát triển càng
tạo ra những phương tiện kỹ thuật hiện đại hơn, có sức mạnh hơn trong hoạt
động truyền thơng đại chúng. Các loại hình phương tiện kỹ thuật khác nhau
tham gia vào các khâu, các hình thức truyền thơng đại chúng như: In ấn, truyền
hình, phát thanh, video, phim nhữa, băng hình, băng âm thanh, đĩa hình, đĩa âm
thanh, cáp quang, vệ tinh nhân tạo, máy tính cá nhân và mạng máy tính tồn cầu.
Theo PGS TS. Nguyễn Văn Dững: “Truyền thông đại chúng” là kênh giao
tiếp đại chúng với đặc trưng bản chất là nhiều người tham gia về những chủ đề
mà họ quan tâm, với tần xuất ngày càng gia tăng. Dưới góc độ tiếp cận từ các
phương tiện kỹ thuật, người ta cho rằng truyền thông đại chúng là tổ hợp các
kênh truyền thông chuyển tải thông điệp tới đông đảo nhân dân.

10



×