Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Nghiên cứu đặc điểm thành phần tế bào máu ngạo vi và chỉ thị ca15 3 ở các bệnh nhân được chuẩn đoán ung thư vú tại bệnh viện trung ương thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (944.29 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

CAO THỊ MINH PHƢƠNG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THÀNH PHẦN
TẾ BÀO MÁU NGOẠI VI VÀ CHỈ THỊ CA15-3 Ở CÁC BỆNH
NHÂN ĐƢỢC CHẨN ĐOÁN UNG THƢ VÚ
TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƢƠNG THÁI NGUYÊN

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC ỨNG DỤNG

CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ SINH HỌC
Mã số: 8 42 02 01

Thái Nguyên - 2022


Cơng trình được hồn thành tại:
Trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:

1. TS. Nguyễn Kiều Giang
2. PGS- TS Trần Bảo Ngọc

Phản biện 1: TS. Trần Minh Đức
Phản biện 2: TS. Nguyễn Thy Ngọc

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn họp tại:
Trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên


Vào hồi 09 giờ 00 ngày 23 tháng 01 năm 2022

Có thể tìm hiểu luận văn tại trung tâm học liệu Đại học Thái Nguyên
Và thư viện Trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên


1

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Ung thư vú (Breast cancer-BC) là một trong ít loại ung thư phổ biến
nhất trên thế giới, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong nhóm ung thư
nữ giới. Ở Việt Nam, ước tính mỗi năm có khoảng hơn 15230 phụ nữ mới
mắc và hơn 6100 người tử vong do ung thư vú. Ung thư vú ở nam chỉ chiểm
khoảng 1% các trường hợp ung thư vú. Đa số các trường hợp ung thư vú xuất
phát từ tế bào biểu mô tuyến vú với các yếu tố tiên lượng quan trọng như kích
thước u nguyên phát, số lượng hạch di căn, thể mô bệnh học, độ mơ học, tình
trạng thụ thể nội tiết, tình trạng thụ thể HER2, độ tuổi mắc bệnh[1].
Phương pháp điều trị chính bao gồm liệu trình đa mơ thức: phẫu thuật
cắt bỏ, xạ trị, hóa trị và liệu pháp đích được sử dụng kết hợp tùy thuộc vào
tình trạng cụ thể của bệnh nhân. Người mắc ung thư vú có thể được chữa khỏi
hoàn toàn nếu được phát hiện sớm và điều trị hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn còn tỷ
lệ khá cao các bệnh nhân được chẩn đoán ung thư vú ở giai đoạn muộn, cùng
với các khó khăn trong theo dõi hiệu quả của liệu pháp điều trị nên thời gian
sống và tỷ lệ chữa khỏi bệnh này tại Việt Nam vẫn chưa đạt như kỳ vọng [1].
Chỉ thị CA15-3 được sử dụng nhiều trong theo dõi xác định hiệu quả
của liệu pháp điều trị cũng như theo dõi tiến triển của ung thư vú các giai
đoạn và xác định khả năng di căn của bệnh.Thành phần tỷ lệ các tế bào trong
máu ngoại vi, đặc biệt là các dòng tế bào bạch cầu và tiểu cầu có liên quan
đến sự phát sinh và tiến triển của nhiều loại ung thư khác nhau. Tuy nhiên,

mối liên quan cụ thể giữa chỉ thị CA 15-3 cũng như tỷ lệ các thành phần tế
bào máu trong máu ngoại vi với những bệnh nhân được chẩn đoán ung thư vú
chưa qua điều trị trên địa bàn tỉnh vẫn chưa được xác định[1]. Do đó, chúng
tơi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu đặc điểm thành phần tế bào
máu ngoại vi và chỉ thị CA15-3 ở các bệnh nhân đƣợc chẩn đoán ung thƣ
vú tại Bệnh viện Trung ƣơng Thái Nguyên”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu đặc điểm thành phần tế bào máu ngoại vi và chỉ thị CA15-3
ở các bệnh nhân ung thư vú chưa qua điều trị và xác định mối liên quan.
3. Nội dung nghiên cứu
Nội dung 1: Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu.
Nội dung 2: Đặc điểm xét nghiệm thành phần tế bào máu ngoại vi.
Nội dung 3: Đặc điểm xét nghiệm chỉ thị CA15-3.
Nội dung 4: Mối liên quan giữa chỉ thị CA15-3 với các thành phần
máu ngoại vi.


2

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đại cƣơng về ung thƣ vú
1.1.1. Dịch tễ học ung thư vú

Hình 1.1. Ước tính số lượng mắc mới ung thư tồn cầu năm 2020 [3]

1.1.2.1. Các yếu tố không thể tác động
1.1.2.2. Các yếu tố có thể tác động
1.2. Dấu ấn sinh học tiên lƣợng ung thƣ vú
1.3. Phân loại ung thƣ vú
Dựa trên các đặc điểm mô học và biểu hiện của một số gen có ảnh

hưởng đến sự phát triển của khối u, trong nghiên cứu ung thư vú có thể được
phân loại theo nhiều hệ thống khác nhau, trong đó chỉ riêng hệ thống phân
loại của WHO đã chia thành 18 loại khác nhau [32].
Loại mô nơi ung thư vú phát sinh quyết định cách các tế bào ung thư
hoạt động và phương pháp điều trị hiệu quả. Các bộ phận của vú có thể phát
sinh ung thư bào gồm: các ống dẫn sữa, các tiểu thùy tiết sữa và các mô liên
kết. Ung thư biểu mô ống dẫn sữa (ductal carcinoma) là loại ung thư vú phổ
biến nhất. Loại ung thư này hình thành trong lớp niêm mạc của ống dẫn sữa
trong vú. Ung thư biểu mô ống dẫn có thể vẫn cịn trong ống dẫn dưới dạng
ung thư không xâm lấn (ung thư biểu mô nội ống tại chỗ), hoặc nó có thể
bùng phát ra khỏi ống dẫn (ung thư biểu mô ống xâm lấn). Ung thư biểu mô
thùy (lobular carcinoma) bắt đầu ở các tiểu thùy của vú. Khi nó thốt ra khỏi
tiểu thùy, nó được coi là ung thư biểu mô tiểu thùy xâm lấn. Hiếm khi ung thư
vú bắt đầu trong mô liên kết ở vú. Ung thư bắt đầu trong mô liên kết được gọi


3

là sarcoma. Ví dụ về sarcoma có thể xảy ra ở vú bao gồm khối u phyllodes và
angiosarcoma[32].
Một số khối u ung thư vú nhạy cảm với nội tiết tố nữ sản sinh tự nhiênestrogen và progesterone. Các thụ thể trên bề mặt tế bào làm các tế bào ung
thư nhạy cảm hơn với các nội tiết tố lưu thông trong cơ thể, từ đó ảnh hưởng
đến việc lựa chọn phương pháp điều trị và ngăn ngừa tái phát ung thư. Theo
đó, ung thư vú chia làm 3 loại chính là: thụ thể estrogen (ER) dương tính-loại
ung thư có thể sử dụng hormon estrogen để phát triển, thụ thể progesterone
(PR) dương tính- loại ung thư có thụ thể progesterone và có thể sử dụng
progesterone để phát triển và hormon receptor (HR) âm tính- loại ung thư trên
bề mặt tế bào khơng có các thụ thể hormon nên khơng chịu ảnh hưởng từ các
phương pháp điều tri nội tiết tố[10].
Biểu hiện bất thường có một số gen quan trọng có ảnh hưởng đến sự

tiến triển của ung thư vúcũng được sử dụng trong phân loại. Cụ thể, ung thư
vú dương tính với HER2 (HER2-positive cancer) có sự biểu hiện cao bất
thường của HER2, thúc đẩy sự tăng trưởng nhanh chóng của các tế bào ung
thư vú. Trong trường hợp này, các liệu pháp nhắm đích HER2 được sử dụng
sẽ đem lại hiệu quả tích cực. Một hệ thống phân loại khác cũng xác định biểu
hiện của gen là ung thư vú có hàm lượng claudin thấp (Claudin-lowbreast
cancer), chiếm 7-14% các trường hợp được chẩn đoán ung thư vú xâm lấn,
đặc trưng bởi sự biểu hiện thấp của các gen liên quan đến sự kết dính tế bào
bao gồm claudins 3, claudins 4, claudins 7, occludin và E-cadherin. Cùng với
đó, các khối u thuộc phân loại ung thư vú này có sự biểu hiện cao của các gen
chuyển tiếp trung mô-biểu mô (EMT) và các kiểu biểu hiện gen giống tế bào
gốc dẫn đến những đặc điểm và tiến triển đặc trưng của khối u. Ngoài ra,
protein khác cũng được sử dụng như chất chỉ thị (marker) khối u, từ đó phân
loại ung thư vú thành các loại phụ khác nhau, mang các đặc điểm đặc trưng
cho từng phân nhóm [7].
Các hệ thống phân loại ung thư vú rất đa dạng và khá phức tạp. Tuy
nhiên, hệ thống phân loại hiện được sử dụng rộng rãi trong điều trị ung thư vú
sử dụng kết hợp các hệ thống phân loại khác nhau. Theo đó, điều trị ung thư
vú hiện nay có sử dụng nhiều thông tin di truyền của tế bào ung thư vú để
phân loại, từ đó đưa ra các phác đồ điều trị cụ thể phù hợp và đem lại hiệu quả
tốt nhất cho bệnh nhân. Các nhóm ung thư vú thường được sử dụng bao gồm:
luminal A, luminal B, HER2 positive và ung thư vú ba âm tính [33]. Nhóm
luminal A bao gồm các khối u có ER và PR dương tính, âm tính với HER2, có
thể được điều trị hiệu quả nhờ liệu pháp hormon và hóa trị. Nhóm ung thư vú
luminal B bao gồm các khối u có ER dương tính, PR âm tính và HER2 dương
tính, có thể được điều trị hiệu quả bằng hóa trị, liệu pháp hormon và điều trị


4


đích. Nhóm ung thư vú có HER2 dương tính bao gồm các khối u có ER và PR
âm tính, HER2 dương tính, được điều trị hiệu quả nhất bằng các liệu pháp
đích và hóa trị. Nhóm ung thư vú ba âm tính tập hợp các khối u âm tính với
ER, PR và HER2, có thể được điều trị hiệu quả bằng hóa trị, khơng hiệu quả
khi sử dụng liệu pháp hormon và nhắm đích HER2.
1.4. Chẩn đốnung thƣ vú
1.4.1. Chẩn đoán lâm sàng
Đau vùng vú: đau âm ỉ một bên vú, đau không liên quan đến kinh
nguyệt. Cảm giác đau dấm dứt khơng thường xun, thi thoảng đau nhói theo
kiểu kim châm.
Chảy dịch đầu vú: một số bệnh nhâncó biểu hiện chảy dịch đầu núm
vú, có thể chảy dịch lẫn máu (là biểu hiện muộn của bệnh).
Tuyến vú có những dấu hiệu bất thường như tuyến vú mất cân xứng,
núm vú thụt một bên; da trên khối u bị nhíu, đổi màu, sần như da quả cam.
Quan trọng nhất là sờ thấy khối u vùng vú hoặc hạch vùng hố nách.
Khối u khi sờ nắn có các tính chất như chắc, kém di động, đơi khi dính vào cơ
ngực lớn, ranh giới không rõ ràng, bề mặt không đều và thường không
đau.Đối với các khối u vú giai đoạn muộn có thế thấy các triệu chứng do khối
u vú xâm lấn gây lở loét, hoại tử ra ngoài da, gây chảy dịch, mùi hôi [1].
Triệu chứng của các cơ quan đã di căn: tùy theo vị trí di căn mà có các
biểu hiện tương ứng.
Ngồi ra, người bệnh có thể có các triệu chứng tồn thân như mệt mỏi,
chán ăn, ăn kém, gầy sút cân, rối loạn kinh nguyệt, đôi khi biểu hiện sốt.
1.4.2. Chẩn đoán cận lâm sàng
Chẩn đoán cận lâm sàng được thực hiện bằng các phương pháp: chẩn
đốn hình ảnh, y học hạt nhân, đánh giá mơ bệnh học, xét nghiệm hóa mơ
miễn dịch và các đặc tính gen khác [1].
Chụp Xquang tuyến vú là phương pháp đầu tiên được sử dụng để tầm
soát và đánh giá ban đầu một trường hợp nghi ung thư vú. Các dấu hiệu của tổn
thương ác tính trên nhũ ảnh: hình sao, bờ không đều, đậm độ cản quang không

đều, cấu trúc bị biến dạng, có đốm calci nhỏ hơn 5mm hay nhiều đốm tụ thành
đám. Trong trường hợp lành tính: yêu cầu chụp lại sau 1 năm; có thể lành tính:
chụp lại nhũ ảnh sau 6 tháng và nghi ngờ ác tính: cần thực hiện sinh thiết.
Siêu âm là phương pháp thay thế cho nhũ ảnh đối với các bệnh nhântrẻ.
Siêu âm có thể phân biệt khối u đặc và nang. Siêu âm cũng có thể hướng dẫn
cho chọc hút. Trên hình ảnh siêu âm, khối u biểu hiện là khối có cấu trúc echo
kém, tăng âm phía sau, giới hạn không rõ, bờ đa cung.
Chụp cộng hưởng từ (MRI) tuyến vú đặc biệt hiệu quả với các trường
hợp không phát hiện được khối u trên chụp Xquang vú, vú đã được phẫu thuật


5

tạo hình, thể tiểu thùy, nghi ngờ đa ổ, hoặc sử dụng để đánh giá trước khi
phẫu thuật bảo tồn, trước khi điều trị tân bổ trợ. Đối với ung thư biểu mô thể
ống tại chỗ, MRI tuyến vú chỉ có ý nghĩa trong một số tình huống nhất định,
đặc biệt khi cần thêm thông tin mà trên Xquang vú cảnh báo có khả năng u
lan rộng.
Xạ hình xương bằng máy SPECT, SPECT/CT với 99mTc-MDP để đánh
giá tổn thương di căn xương, chẩn đoán giai đoạn bệnh trước điều trị, theo dõi
đáp ứng điều trị, đánh giá tái phát và di căn. Xạ hình xương giúp phát hiện di
căn xương sớm hơn cắt lớp vi tính, MRI, mặc dù chưa có triệu chứng lâm sàng.
Sinh thiết được thực hiện khi có kết quả chẩn đốn nghi ngờ ác tính.
Sinh thiết bao gồm nhiều kỹ thuật khác nhau, tùy từng trường hợp cụ thể và
mục đích thực hiện sinh thiết có thể sử dụng những kỹ thuật khác nhau như:
chọc hút kim nhỏ u/hạch, sinh thiết một phần, sinh thiết bằng kim to, sinh
thiết hạch ...Kết quả mô bệnh học sau sinh thiết là tiêu chuẩn vàng để chẩn
đoán xác định ung thư vú. Xét nghiệm hóa mơ miễn dịch giúp đánh giá đúng
tình trạng thụ thể nội tiết, yếu tố phát triển biểu mô HER2, xác định đúng thể
bệnh từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp cũng như tiên lượng bệnh.

Các xét nghiệm chất chỉ thị như CEA, CA15-3, CA 27-29 ít có giá trị
trong chẩn đốn ung thư vú, chủ yếu sử dụng để theo dõi tình trạng bệnh.
Ngồi ra, tùy trường hợp bệnh nhân cụ thể mà chỉ định các xét nghiệm
thích hợp khác.
1.4.3. Chẩn đốn xác định
Chẩn đốn lâm sàng và hình ảnh nhằm xác định khối u và tính chất
khối u. Sử dụng các mẫu sinh thiết hoặc dịch khác (máu, huyết tương, dịch
tiết) để xác định sự xuất hiện của các tế bào ác tính cũng như tính chất của các
tế bào ác tính như tình trạng thụ thể HER2.
1.4.4. Chẩn đốn giai đoạn khối u (hệ thống AJCC)
Các giai đoạn của khối u được đánh giá theo hệ thống đánh giá của
AJCC (American Joint Committee on Cancer) dựa trên các đặc điểm giải
phẫu: kích thước khối u (T), tình trạng hạch (N) và di căn (M) [34]. Theo đó,
tình trạng của bệnh nhânung thư vú chia làm 4 giai đoạn chính: giai đoạn I,
giai đoạn II (IIA và IIB), giai đoạn III (III A, III B và III C) và giai đoạn IV.
Đây là hệ thống đánh giá được sử dụng phổ biến, có thể kết hợp với các dấu
ấn sinh học tiên lượng đặc trưng cho ung thư vú, có tác dụng chính trong lựa
chọn liệu pháp điều trị [1].
1.5. Chiến lƣợc điều trị
Điều trị ung thư vú phụ thuộc vào giai đoạn, đặc điểm bệnh học của
khối u, tốc độ phát triển trên lâm sàng của bệnh, các bệnh kèm theo và ý kiến
của bệnh nhân. Đối với hầu hết các trường hợp, điều trị cần phối hợp giữa


6

nhiều phương pháp bao gồm: phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, liệu pháp nội tiết và
điều trị đích. Lựa chọn các phương pháp điều trị và kết hợp sao cho kết quả
điều trị cao nhất, độc tính ít nhất, giảm tác dụng phụ, đảm bảo chất lượng
sống tốt nhất cho bệnh nhân. Đồng thời, cần quan tâm đến các vấn đề khác

như: thẩm mỹ, tâm lý, khả năng quay lại cơng việc, đời sống tình dục, sinh
đẻ…của bệnh nhân[1].
1.5.1. Phẫu thuật
Có 2 hình thái phẫu thuật chính cho phép loại bỏ các mô ung thư vú
bao gồm: cắt bỏ vú và phẫu thuật bảo tồn vú. Phẫu thuật bảo tồn vú-hay cắt
bỏ một phần/phân đoạn vú, cắt bỏ khối u... cho phép loại bỏ mô ung thư đồng
thời bảo tồn mô vú nguyên vẹn, thường được kết hợp với kỹ thuật phẫu thuật
thẩm mỹ, tạo hình. Cắt bỏ vú là loại bỏ hoàn toàn và thường liên quan đến
việc tái tạo vú ngay lập tức. Kỹ thuật loại bỏ các hạch bạch huyết bị ảnh
hưởng bao gồm nạo vét hạch hoặc sinh thiết hạch cửa. Phẫu thuật bảo tồn vú
đem lại nhiều lợi ích hơn cho bệnh nhân chủ yếu liên quan đến kết quả thẩm
mỹ tốt hơn đáng kể, giảm gánh nặng tâm lý, cũng như giảm số lượng các biến
chứng sau phẫu thuật, tuy nhiên, chỉ định không phổ biến và thường có xu
hướng cần thực hiện phẫu thuật cắt bỏ tồn bộ vú [35].
1.5.2. Hóa trị
Hóa trị là một phương pháp điều trị ung thư được sử dụng rộng rãi
trong điều trị ung thư trong đó có ung thư vú. Việc lựa chọn loại hóa chất
trong điều trị phụ thuộc vào đặc điểm riêng biệt của từng khối u và đặc điểm
của bệnh nhân. Hóa trị bổ trợ được chỉ định ung thư vúsau phẫu thuật để tiêu
diệt vi di căn và/hoặc các trường hợp với mục đích tạm thời.Hiện tại, hóa trị cho
ung thư vú thường sử dụng phác đồ 2-3 thuốc: carboplatin, cyclophosphamide,
5-fluorouracil/capecitabine, taxanes (paclitaxel, docetaxel) và anthracyclines
(doxorubicin, epirubicin)[36], [1].
Mặc dù hóa trị có hiệu quả song đi kèm là các tác dụng phụ như rụng
tóc, buồn nơn, nơn, tiêu chảy, lở miệng, mệt mỏi, tăng nhạy cảm với nhiễm
trùng, ức chế tủy xương, các tác dụng phụ khác ít gặp hơn bao gồm bệnh cơ
tim, bệnh thần kinh, hội chứng tay chân, suy giảm chức năng tâm thần. Ở phụ
nữ trẻ, sự gián đoạn chu kỳ kinh nguyệt và các vấn đề về khả năng sinh sản
cũng có thể xuất hiện[7].
1.5.3. Xạ trị

Xạ trị là vũ khí điều trị tại vùng cho ung thư vú, thường được sử dụng
sau phẫu thuật, hóa trị. Xạ trị được thực hiện để đảm bảo tiêu diệt tất cả các tế
bào ung thư, giảm thiểu khả năng tái phát ung thư vú. Hơn nữa, xạ trị có thể
sử dụng trong điều trị các trường hợp ung thư vú di căn hoặc không thể phẫu
thuật[37]. Về phương pháp xạ trị vú cụ thể, một số loại được lựa chọn bao


7

gồm: xạ trị trong phẫu thuật, xạ trị theo hình dạng khối u, xạ trị điều biến liều
hay xạ trị áp sát... tùy theo kết quả hội chẩn đa chuyên khoa cho từng bệnh
nhân cụ thể.
Xạ trị cải thiện đáng kể tỷ lệ sống thêm và giảm nguy cơ tái phát, tuy
nhiên nó cũng có các tác dụng khơng mong muốn phổ biến như kích ứng và
sạm da khi tiếp xúc với bức xạ, mệt mỏi và phù bạch huyết[38].
1.5.4. Liệu pháp nội tiết
Liệu pháp nội tiết có thể được sử dụng bổ trợ ở những bệnh nhân ung
thư vúloại lịng ống, có hiệu quả trong trường hợp ung thư vú tái phát hoặc di
căn. Liệu pháp nội tiết thường sử dụng để ức chế biểu hiện của ER, nhằm mục
đích làm giảm mức độ estrogen hoặc ngăn chặn các tế bào ung thư vúđược
kích thích bởi estrogen. Thuốc ngăn chặn ER bao gồm thuốc điều biến thụ thể
estrogen chọn lọc (tamoxifen, toremifene) và thuốc làm suy giảm thụ thể
estrogen có chọn lọc (fulvestrant) trong khi các phương pháp điều trị nhằm
mục đích giảm nồng độ estrogen bao gồm thuốc ức chế aromatase (letrozole,
anastrazole, exemestane). Trong trường hợp phụ nữ tiền mãn kinh, ức chế
buồng trứng do cắt buồng trứng hoặc một số loại thuốc hóa trị, cũng có hiệu
quả trong việc làm giảm nồng độ estrogen[39]. Tuy nhiên, khoảng 50% ung
thư vú dương tính với hormone dần kháng lại liệu pháp nội tiết tố trong quá
trình điều trị. Điều trị nội tiết kết hợp với hóa trị liệu có thể giảm tỷ lệ tử vong
ở bệnh nhân ung thư vú[40].

1.5.5. Điều trị đích
Điều trị đích hay liệu pháp nhắm mục tiêu (targeted therapy) có thể
được sử dụng ở mọi giai đoạn của liệu pháp điều trị ung thư vú dương tính rõ
với HER2, thường sử dụng một số loại thuốc như trastuzumab, pertuzumab,
trastuzumab deruxtecan, lapatinib và neratinib[7]. Cùng với đó, hiệu quả của
các chất ức chế hình thành mạch như kháng thể kháng VEGF đơn dòng tái tổ
hợp (rhuMAb VEGF) hoặc bevacizumab cũng đem lại những hiệu quả tích
cực trong các thử nghiệm [41].
Trong trường hợp ung thư vú Luminal, HER2 âm tính, phụ nữ tiền mãn
kinh thường được dùng thuốc ức chế everolimus-TOR với exemestane, trong
khi phụ nữ sau mãn kinh thường dùng thuốc ức chế CDK 4–6 palbociclib
hoặc ribociclib đồng thời, kết hợp với liệu pháp nội tiết. Palbociclib và
ribociclibcùng với abemaciclib và everolimus cũng có thể được sử dụng trong
ung thư vú HER2 âm tính và dương tính với estrogen.Atezolizumab được sử
dụng trong trường hợp ung thư vú âm tính ba âm tính, trong khi denosumab
mang liệu hiệu quả trong trường hợp di căn đến xương[7].


8

1.6. Chỉ thị ung thƣ CA15-3
1.6.1. Dấu ấn chỉ thị ung thư (tumor marker)
Dấu ấn ung thư là những chất do các tế bào ung thư hoặc các tế bào
khác của cơ thể sản xuất để đáp ứng với bệnh ung thư hoặc một số bệnh lành
tính. Hầu hết cácdấu ấn ung thư là các chất có sự thay đổi bất thường về số
lượng (tăng hoặc giảm) so với mức bình thường của cơ thể khi ung thư phát
sinh và phát triển. Các dấu ấn chỉ thị ung thư có thể được xác định từ trong
máu, trong dịch cơ thể, nước tiểu, phân, tổ chức u hay các tổ chức khác tùy
thuộc vào từng loại chỉ thị. Đa phần dấu ấn chỉ thị ung thư là những protein
có tính kháng nguyên nhưng không phải tất cả các kháng nguyên ung thư đều

có thể dùng như là chất chỉ điểm ung thư.
Việc sử dụng các dấu ấn chỉ thị ung thư cũng có những hạn chế nhất
định. Một số chỉ thị ung thư được phát hiện có sự thay đổi bất thường trong
nhiều loại ung thư khác nhau hoặc thậm chí là nhiều loại bệnh lý không phải
ung thư. Cùng với đó, khơng phải tất cả bệnh nhân đều có biểu hiện của một
hoặc một số chất chỉ thị ung thư giống nhau, các chất chỉ thị ung thư cũng có
thể có sự thay đổi khác nhau tùy vào giai đoạn tiến triển của ung thư. Tuy
nhiên, việc xác định và sử dụng các dấu ấn chỉ thị ung thư vẫn có tác dụng
quan trọng trong chẩn đốn, tiên lượng và theo dõi điều trị ung thư.
1.6.2. Dấu ấn chỉ thị ung thư CA 15-3
Kháng nguyên carbohydrate 15-3 (carbohydrate antigen 15-3)thường
được gọi tắt làCA15-3, là một glycoprotein được tiết ra từ các tế bào tuyến
vú. Trong quá trình tiến triển của ung thư vú, đặc biệt là ở giai đoạn muộn,
nồng độ CA15-3 trong huyết thanh gia tăng bất thường, do đó, CA15-3 được
sử dụng làm chất chỉ điểm ung thư, có vai trị chủ yếu trong theo dõi sự tiến
triển và xác định mức độ hiệu quả của liệu pháp điều trị đã lựa chọn cũng như
khả năng tái phát của ung thư [42].
CA15-3 hiếm khi được phát hiện tăng cao ở các bệnh nhân được chẩn
đoán mắc ung thư vú giai đoạn sớm, tuy nhiên, phần lớn bệnh nhân ung thư
vú giai đoạn di căn có biểu hiện tăng nồng độ CA15-3 trong huyết thanh.
Khoảng 30% các bệnh nhân được chẩn đốn ung thư vú khơng có sự gia tăng
nồng độ CA15-3 trong huyết thanh kể cả khi đã xuất hiện các khối u [43].
Các trường hợp ung thư vú bắt đầu điều trị mà CA15-3 tăng cao nhưng
không theo dõi được có sự thay đổi đáng kể khối u tiến triển thì nồng độ
CA15-3 có thể sử dụng để chỉ ra sự thất bại của liệu pháp điều trị đang được
sử dụng. Nồng độ CA15-3 trong huyết tương có thể tăng trong khoảng 4-6
tuần sau khi sử dụng liệu pháp điều trị mới [44]. Trong quá trình sử dụng hóa
trị liệu, nếu theo dõi thấy có sự tăng CA15-3 sau đó giảm thì có thể dự đốn



9

các tế bào ung thư không đáp ứng với thuốc điều trị, cần ngừng hoặc thay đổi
loại thuốc điều trị để mang lại hiệu quả tốt hơn cho bệnh nhân [43].
Ngồi ra, nồng độ CA15-3 cũng được xác định có sự gia tăng ở mức độ
khác nhau trong một số bệnh ung thư khác như ung thư buồng trứng (khoảng
31-79% các bệnh nhân), ung thư nội mạc tử cung (14-26%), ung thư tử cung
(9,1%), ung thư dạ dày (10-71%), ung thư tụy, ung thư biểu mô gan, ung thư
phổi loại tế bào nhỏ và ung thư phổi không tế bào nhỏ. Khoảng 8% phụ nữ có
thai và đang cho con bú cũng có thể có biểu hiện tăng nồng độ CA15-3 trong
huyết tương [45].
1.6.3. Xét nghiệm định lượng CA 15-3 trong ung thư vú
Các chất chỉ điểm khối u trong huyết thanh của ung thư vú được sử
dụng rộng rãi nhất là CA15-3 và CEA.Mục đích sử dụng CA15-3 để theo dõi
đáp ứng điều trị và sự tái phát của ung thư vú. CA15-3 chỉ được chỉ định định
kỳ theo thời gian để theo dõi hiệu quả điều trị và phát hiện tái phát ở bệnh
nhân ung thư vú có CA15-3 tăng. Trường hợp ung thư vú nhưng CA15-3
không tăng thì khơng thể sử dụng chỉ số này để theo dõi đáp ứng điều trị và
tái phát của ung thư được. Hạn chế chủ yếu của CA15-3 là không thể chỉ định
một mình để có thể phát hiện ung thư vú giai đoạn sớm, khi khối u còn nhỏ và
còn khu trú tại chỗ (chưa di căn), bởi vì mức độ của nó thường hiếm khi tăng
trong giai đoạn này[43].Vì vậy, chỉ số CA15-3 nên được chỉ định kết hợp với
dấu ấn ung thư khác, chẳng hạn như CEA, CA27-9, các thụ thể estrogen (ER)
và progesterone (PR), HER2, cũng như sự biến đổi trong biểu hiện một số gen
ung thư khi ung thư vútiến triển. Sự kết hợp các chỉ thị ung thư này có khả
năng phát hiện ung thư vúở giai đoạn sớm hơn, khi bệnh nhânchưa có biểu
hiện triệu chứng lâm sàng, chưa phát hiện khối u khi chụp vú và thậm chí việc
khám thực thể cịn chưa phát hiện khối u[46], [1].
1.7. Xét nghiệm máu ngoại vi và ung thƣ vú
1.7.1. Đặc điểm, thành phần và chức năng của máu

Máu là một tổ chức lỏng lưu thông trong hệ tuần hoàn của cơ thể. Máu
gồm nhiều thành phần với các chức năng khác nhau liên quan mật thiết đến
chức năng sống của cơ thể. Máu được tạo bởi phần hữu hình gồm hồng cầu,
bạch cầu, tiểu cầu, chiếm 40-45% và phần vơ hình (huyết tương) là thành
phần dịch chiếm 55-60%. Huyết tương gồm nước và các chất hịa tan, trong
đó chủ yếu là các loại protein, ngồi ra cịn có các chất điện giải, chất dinh
dưỡng, enzym, hormon, khí và các chất thải… Sự hiện diện của các thành
phần hữu hình và protein làm máu có độ quánh gấp 5 lần so với nước. Máu có
độ pH khoảng 7,35-7,4, tùy thuộc lượng CO2 trong máu.Lượng máu trong cơ
thể người khỏe mạnh tương đối ổn định và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như
tuổi, giới, trọng lượng cơ thể… Bình thường tổng lượng máu trong cơ thể


10

người bình thường trưởng thành bằng khoảng 1/13 trọng lượng cơ thể, trung
bình khoảng 77ml/kg cân nặng đối với nam và 66ml/kg cân nặng đối với nữ.
1.7.2. Các dòng tế bào máu ngoại vi
Lịch sử phát sinh và phát triển của các sinh vật nói chung là lịch sử của
một q trình tiến hóa khơng ngừng. Từ chỗ chỉ là một tế bào thực hiện tất cả
các chức năng sống đã tiến hóa thành những cá thể gồm nhiều tế bào và mỗi
loại tế bào đảm nhiệm một chức năng riêng biệt. Sinh máu và sự tiến hóa của
các tế bào máu trong sự phát triển lồi người cũng khơng nằm ngồi quy luật
này. Trong q trình phát triển, tế bào gốc sinh máu có khả năng nhân đơi và
biệt hóa thành các tế bào máu trưởng thành có chức năng riêng biệt bao gồm
các dòng tế bào: hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Các tế bào này có mặt ở máu
ngoại vi, các khu vực dự trữ (xoang gan, lách), trong tủy xương và hạch bạch
huyết. Các tế bào này không phân chia, trừ một số trường hợp non hóa trở lại
sau đó thực hiện phân chia như lympho, mono trong tình trạng nhiễm
virus[47].

Tế bào hồng cầu được sinh ra từ các tế bào gốc máu thông qua nhiều
q trình biệt hóa khác nhau. Tế bào hồng cầu trưởng thành khơng có khả
năng nhân đơi. Vịng đời trung bình của hồng cầu là khoảng 120 ngày, hồng
cầu già sẽ được tiêu hủy tại lách và gan. Trong máu ngoại vi ở người, hồng
cầu là loại tế bào máu chiếm số lượng lớn nhất với khoảng 4,2-6,1 x 10 9 tế
bào trong 1 ml máu ngoại vi. Hồng cầu trong máu có chức năng chính là vận
chuyển khí O2 và khí CO2. Thiếu hồng cầu trong máu sẽ dẫn đến tình trạng dễ
mệt mỏi, yếu sức do thiếu oxy được gọi là tình trạng thiếu máu. Ngồi ra,
hồng cầu cịn có nhiều chức năng khác trong đó có chức năng là nhân tố thụ
động trong quá trình hình thành huyết khối. Sự bất thường của hồng cầu gây
ra nhiều tình trạng bệnh lý khác nhau trong đó phổ biến nhất có thể kể đến là
thiếu máu, bệnh hồng cầu lưỡi liềm, thalassemia, sốt rét [48].
Bạch cầu gồm có bạch cầu dịng tủy (dịng bạch cầu hạt trung tính) và
bạch cầu dịng lympho. Bạch cầu có chức năng bảo vệ cơ thể khỏi các “nhân
tố” gây bệnh. Mỗi loại bạch cầu có một cấu trúc khác nhau gắn với vai trị của
chúng.Bạch cầu hạt trung tính tạo ra hàng rào đầu tiên bảo vệ cơ thể chống lại
sự xâm nhập của các vi khuẩn sinh mủ do bạch cầu trung tính có khả năng
vận động và thực bào rất mạnh. Bạch cầu hạt ưa acid có chức năng chủ yếu là
khử độc các protein và các chất lạ do trong các lysosome chứa các enzyme
như oxidase, peroxidase và phosphatase. Bạch cầu hạt ưa base là loại bạch
cầu ít gặp nhất, đóng vai trị quan trọng trong một số phản ứng dị ứng.Bạch
cầu lymphocó hai loại là bạch cầu lympho T và bạch cầu lympho B. Bạch cầu
lympho T sau khi được hoạt hóa sẽ tấn cơng các kháng ngun xâm nhập vào
cơ thể bằng cách tấn công trực tiếp hoặc giải phóng lymphokin. Lymphokin


11

sẽ thu hút bạch cầu hạt đến xâm nhập, tấn cơng kháng ngun. Bạch cầu
lympho B có vai trị sản xuất ra kháng thể. Bạch cầu mono có kích thước lớn,

tại mô liên kết của các cơ quan sẽ phát triển thành các đại thực bào. Các đại
thực bào này sẽ thực bào (ăn) các phân tử có kích thước lớn, các mơ hoại tử,
do đó có tác dụng dọn sạch các vùng mơ tổn thương. Bên cạnh đó, bạch cầu
mono cịn đóng vai trị quan trọng trong khởi động quá trình sản xuất kháng
thể. Tình trạng thiếu bạch cầu làm cho bệnh nhân dễ bị viêm nhiễm, dễ dẫn
đến viêm nhiễm nặng và có thể nguy hiểm đến tính mạng. Các loại bạch cầu
khác nhau có vịng đời dài ngắn khác nhau từ vài tuần đến vài tháng. Chỉ số
WBC(White Blood Cell) là chỉ số thể hiện số lượng bạch cầu trong một thể
tích máu. Giá trị này bình thường trong khoảng 4-10 triệu tế bào trong 1ml
máu ngoại vi. Nếu số lượng bạch cầu cao hơn khoảng trên gọi là tình trạng
tăng bạch cầu, thấp hơn khoảng trên là tình trạng giảm bạch cầu. Đây là một
chỉ số quan trọng, dựa vào chỉ số này tăng hoặc giảm thầy thuốc có thể tiên
lượng được tình trạng sức khỏe của người bệnh. Bạch cầu có liên quan đến hệ
miễn dịch của cơ thể nên hầu hết các tình trạng bệnh lý đều có ít nhiều liên
quan đến bất thường của bạch cầu, trong đó tình trạng nhiễm phóng xạ,
HIV/AIDDS và ung thư là các nhóm bệnh lý được quan tâm hơn cả [49].
Tiểu cầu (platelets hay thrombocytes) là tế bào máu rất nhỏ, khơng có
nhân hỗ trợ chức năng cầm máu bằng cách tạo các cục máu đông bịt các vết
thương ở thành mạch máu. Tỷ lệ tiểu cầu so với hồng cầu ở một người lớn
khỏe mạnh là 1:10 đến 1:20.Nếu mạch máu bị tổn thương (bị cắt hay bầm
tím), các tiểu cầu sẽ dồn đến điểm này và bám dính vào nhau, tạo thành “nút
chặn vết hở”. Ngồi ra, tiểu cầu cịn có vai trị làm cho thành mạch mềm mại,
dẻo dai nhờ chức năng tiểu cầu làm "trẻ hóa” tế bào nội mạc. Vịng đời
của tiểu cầu khoảng 7-10 ngày và được tiêu hủy tại lách. Cũng giống
như hồng cầu và bạch cầu, tủy xương là nơi sinh ra tiểu cầu.Thiếu tiểu cầu có
thể làm cho con người thường hay bị chảy máu mũi, chảy máu lâu cầm, bị
bầm bất thường, hoặc đi ngoài, đi tiểu ra máu...Trong trường hợp trầm trọng,
khi lượng tiểu cầu xuống quá thấp, các cơ quan nội tạng và não bộ có thể bị
xuất huyết. Tình trạng tăng tiểu cầu do nhiều nguyên nhân như bất thường
trong hoạt động của tủy xương, thiếu máu, ung thư, nhiễm trùng... có thể dẫn

đến hình thành các cục máu đơng tự phát ở cánh tay và chân. Nếu khơng được
điều trị có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Ngoài ra, tiểu cầu cịn có
một số chức năng khác trong hệ miễn dịch của cơ thể, như thực bào [50].
1.7.3. Xét nghiệm tế bào máu ngoại vi
Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi là một xét nghiệm
thường quy, được sử dụng để đánh giá sức khỏe tổng thể của người và phát
hiện các rối loạn như nhiễm trùng, thiếu máu hay các bệnh về máu... Mẫu


12

máu sau khi được lấy ra sẽ được cho vào ống nghiệm có chứa chất chống
đơng để ngăn máu đơng lại, sau đó sử dụng các máy phân tích để xác định các
thành phần của các chất có trong máu như định lượng từng loại tế bào máu,
xác định tỷ lệ các tế bào máu, xác định kích thước của các loại tế bào, định
lượng hemoglobin có trong các tế bào hồng cầu.
Kết quả của xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu sẽ phản ánh trực tiếp
hoặc gián tiếp tình trạng sinh lý của bệnh nhân hoặc đưa ra thông tin về một
số bệnh lý của cơ thể. Xét nghiệm tế bào máu ngoại vi gợi ý định hướng
nguyên nhân gây bệnh và phát hiện ra các hiện tượng bất thường của cơ thể
bao gồm một hoặc một số bất thường của tế bào máu bao gồm: thiếu máu, đa
hồng cầu, giảm bạch cầu, tăng bạch cầu, giảm tiểu cầu và tăng tiểu cầu. Cùng
với đó, tùy thuộc vào các chỉ tiêu dùng để chẩn đoán, các xét nghiệm tổng
phân tích tế bào có thể xác định tỷ lệ, thành phần, số lượng, kích thước của
từng loại tế bào máu khác nhau [1]
1.7.4. Sự bất thường của thành phần máu ngoại vi trong ung thư vú
Máu ngoại vi có chức năng vận chuyển các sản phẩm tiết của tế bào
cũng như tham gia vào hệ miễn dịch của cơ thể. Do đó, tình trạng bất thường
trong bệnh lý sẽ dẫn đến sự thay đổi trong thành phần của máu cũng như
thành phần của các tế bào máu tham gia vào quá trình miễn dịch của cơ thể.

Quá trình viêm có vai trị quan trọng trong q trình phát sinh và tiến triển của
khối u, do đó có sự bất thường của các tế bào cũng như các protein có tham
gia vào quá trình viêm như protein họ interleukin và các tế bào có liên quan
đến hệ miễn dịch như dòng tế bào bạch cầu và tiểu cầu[51].
Các đại thực bào được biệt hóa từ dịng tế bào bạch cầu mono, có tác
dụng điều hịa miễn dịch và chúng có thể được phân chia theo kiểu hình thành
là M1-like hoặc M2-like[52]. Đại thực bào M1-like tiết IL-12 và yếu tố hoại
tử khối u có tác dụng kháng khuẩn và kháng u. Đại thực bào M2-like sản xuất
cytokine, bao gồm IL-10, chất đối kháng thụ thể IL-1 loại II và thụ thể mồi
nhử IL-1. Do đó, các đại thực bào M1-like có liên quan đến diễn biến bệnh tốt
hơn, trong khi đó,đại thực bào loại M2-like có liên quan đến kết quả bất lợi,
có khả năng thơng qua ức chế miễn dịch và thúc đẩy hình thành mạch, tăng
sinh và xâm lấn tế bào khối u. Do đó, các đại thực bào liên quan đến khối u có
liên quan đến các đại thực bào M2 có tác dụng thúc đẩy sự tiến triển và di căn
của khối u [53].
Trong ung thư vú, mật độ của đại thực bào M2 liên quan đến tình trạng
thụ thể hormon, giai đoạn, mức độ mơ học, di căn hạch và xâm lấn mạch
máu[54]. Ngược lại, mật độ cao của đại thực bào M1-like tiên lượng khả năng
sống thêm được cải thiện ở những bệnh nhâncó kiểu hình HER2 dương tính
và có thể là một dấu hiệu tiên lượng tiềm tàng[55]. Tuy nhiên, cần có những


13

nghiên cứu sâu hơn để làm rõ ảnh hưởng của đại thực bào đối với ung thư và
xác định các marker để xác định sự có mặt của chúng.
Phản ứng viêm toàn thân do khối u gây ra dẫn đến sự thay đổi các tế
bào bạch cầu trong máu ngoại vi. Do đó, mối quan hệ giữa các tế bào liên
quan đến viêm của máu ngoại vi có thể là một phương pháp dễ tiếp cận và
sớm để tiên lượng. Nhiều nghiên cứu gần đây đã báo cáo vai trò tiên lượng

của tỷ lệ tế bào viêm/tỷ lệ bạch cầu trung tính/tế bào lympho, tỷ lệ tế bào
lympho/tế bào đơn nhân và tỷ lệ tiểu cầu/tế bào lympho để tiên lượng các
bệnh ung thư khác nhau[56].
Tế bào lympho có vai trò quan trọng trong giám sát miễn dịch UNG
THƯ VÚ.Các bạch cầu trung tính ngăn chặn hoạt động phân giải tế bào của
các tế bào lympho, dẫn đến tăng cường hình thành mạch và sự phát triển và
tiến triển của khối u. Do đó, tỷ lệ bạch cầu trung tính trên tế bào bạch huyết
(NLR) có giá trị tiên lượng, liên quan đến khả năng sống thêm của bệnh nhân
ung thư vú[57]. NLR trước khi hóa trị là một yếu tố tiên lượng độc lập đối với
tỷ lệ tử vong, chịu ảnh hưởng của độ tuổi và kích thước của khối u. Tỷ lệ
NLR cao có liên quan đến khả năng sống thêm toàn bộ kém cũng như khả
năng khỏi hoàn toàn thấp ở bệnh nhân ung thư vú. Hơn nữa, ảnh hưởng của tỷ
lệ NLR mạnh hơn đối với các bệnh nhân ung thư vú ba âm tính và bệnh nhân
dương tính với HER2 [56].
Số lượng tiểu cầu cao có liên quan đến tiên lượng xấu ở một số loại ung
thư.Tiểu cầu chứa cả các phân tử tiền viêm và các cytokine (P-selectin,
CD40L, interleukin (IL)-1, IL-3, IL-6) và nhiều cytokine chống viêm. Sự hình
thành mạch và tăng trưởng của khối u có thể được kích thích bởi sự bài tiết
của yếu tố tăng trưởng có nguồn gốc từ tiểu cầu, yếu tố tăng trưởng nội mô
mạch máu,yếu tố tăng trưởng biểu bì, yếu tố tiểu cầu 4 [60]. Tỷ lệ tiểu cầu
trên tế bào bạch huyết (PLR) ở mức cao có liên quan đến tiên lượng xấu. Tuy
giá trị tiên lượng của PLR không được xác định đối với các phân nhóm phân
tử của ung thư vú nhưng có mối liên quan giữa PLR và các đặc điểm lâm sàng
của khối u, bao gồm giai đoạn, di căn hạch và di căn xa. Cùng với đó, có sự
khác biệt về tỷ lệ PLR với trạng thái HER2, ER và PR [61], [62].


14

CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tƣợng, địa điểm, thời gian nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hồ sơ bệnh án và mẫu bệnh phẩm máu của
người đến khám sức khỏe định kỳ, điều trị tại Trung tâm Ung bướu- Bệnh
viện Trung Ương Thái Nguyên.
+ Nhóm bệnh: 80 bệnh nhân xác chẩn ung thư vú đang điều trị tại
Trung tâm Ung bướu.
+ Nhóm chứng: 80 cán bộ Ngân hàng Agribank và Trường Đại học Sư
phạm-Đại học Thái Nguyên khỏe mạnh khám sức khỏe định kỳ.
- Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 01 năm 2020 đến tháng 10 năm 2021.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập bệnh nhân
2.2.2. Phương pháp thu thập mẫu máu
2.2.3. Phương pháp phân tích xử lý số liệu
2.3. Chỉ tiêu nghiên cứu

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đặc điểm về tuổi, dân tộc và nghề nghiệp của nhóm bệnh nhân
nghiên cứu
Bảng 3.1. Đặc điểm về nhóm tuổi, dân tộc và nghề nghiệp của các bệnh nhân
ung thư vú
Đặc điểm chung
Số lƣợng
Tỷ lệ %
% cộng dồn
Nhóm tuổi
< 50
34
42,5
42,5
50-59

20
25,0
67,5
60-69
19
23,8
91,3
≥ 70
7
8,8
100
80
Dân tộc
Kinh
54
67,5
67,5
Thiểu số
26
32,5
100
Nghề nghiệp
Nơng dân
51
63,8
Cơng nhân
3
3,8
Hành chính sự nghiệp
4

5,0
Hưu trí
11
13,8
Khác
11
13,8
100


15

Về độ tuổi của các bệnh nhân ung thư vú trình bày trong bảng 3.1.cho
thấy phần lớn (42,5%) các trường hợp ung thư vú trong số 80 bệnh nhân ở độ
tuổi dưới 50 tuổi, tiếp đến là độ tuổi từ 50 – 59 (25%) và từ 60 đến 69
(23,8%). Tỷ lệ bệnh nhân ung thư vú ở độ tuổi cao, trên 70 tuổi chỉ chiếm
(8,8%). Tỷ lệ này cũng phù hợp với thực tế là ở độ tuổi dưới 50, số lượng
người đi khám sức khỏe định kỳ nhiều hơn so với các nhóm tuổi đã nghỉ hưu
do đó có cơ hội để phát hiện bệnh nhiều hơn. 67,5% các trường hợp ung thư
vú trong nhóm nghiên cứu này là dân tộc kinh và 32,5% là các dân tộc thiểu
số.Trong khi đó 63,8% trường hợp ung thư vú là nơng dân.
Ở nhóm đối chứng 90% các trường hợp ở độ tuổi dưới 50 cịn lại là
nhóm bệnh nhân ở nhóm tuổi từ 50 – 59. 75% trường hợp của nhóm đối
chứng là dân tộc kinh và 25% là dân tộc thiểu số.
Bảng 3.2. Đặc điểm về nhóm tuổi, dân tộc và nghề nghiệp của nhóm đối
chứng khỏe mạnh
Đặc điểm chung
Số lƣợng
Tỷ lệ %
% cộng dồn

Nhóm tuổi
< 50
72
90,0
50-59
8
10,0
100
60-69
0
≥ 70
0
Dân tộc
Kinh
60
75,0
Thiểu số
20
25,0
100
Nghề nghiệp
Hành chính sự nghiệp
80
100
3.2. Đặc điểm bạch cầu của các bệnh nhân ung thƣ vú
Trong nghiên cứu này, các đặc điểm về bạch cầu gồm bạch cầu tổng số
(WBC), bạch cầu lympho (LYM), bạch cầu trung tính (NEUT), bạch cầu
mono (MO) và bạch cầu ưa acid (EO) được phân tích và so sánh giữa nhóm
ung thư và nhóm đối chứng.Kết quả được trình bày trong các bảng 3.3 – 3.7.
Bảng 3.3. Đặc điểm bạchcầu giữa nhóm ung thư và nhóm đối chứng

Số lƣợng
WBC cao Tỷ lệ %
p
Nhóm ung thư vú
80
17
21,25
0,085
Khơng ung thư
80
9
11,25
Chỉ số bạch cầu (WBC) trong bảng 3.3.cho thấy, 21,25% trường hợp
ung thư vú có chỉ số WBC cao tương ứng với 17/80 trường hợp, trong khi đó
tỷ lệ này ở nhóm khơng ung thư là 11,25%. Tuy nhiên sự khác biệt này khơng
có ý nghĩa thống kê (P = 0,085).


16

Bảng 3.4. Đặc điểm bệnh cầu trung tính nhóm ung thư và nhóm đối chứng
Số lƣợng NEUT cao (n) Tỷ lệ %
p
Nhóm ung thư vú
80
8
10
0,050
Khơng ung thư
80

2
2,5
Kết quả phân tích chỉ số bạch cầu trung tính trong bảng 3.4 cho thấy
8/80 trường hợp có chỉ số NEUT cao tương ứng với 10%, trong khi đó tỷ lệ
này ở nhóm khơng ung thư chỉ chiếm 2,5%. Tuy nhiên cũng khơng có sự khác
biệt được chỉ ra (P = 0.050).
Bảng 3.5. Đặc điểm bệnh cầu Mono nhóm ung thư và nhóm đối chứng
Số lƣợng
MN cao
Tỷ lệ %
p
Nhóm ung thư vú
80
11
13,75
0,0092
Khơng ung thư
80
2
4,0
Ở các bệnh nhân ung thư vú, tỷ lệ bệnh nhân có bạch cầu Mono ở mức
cao, chiếm tỷ lệ cao hơn rõ rệt so với nhóm đối chứng. Tỷ lệ này ở nhóm ung
thư vú là 11 trường hợp (13,75%) so với 2 trường hợp (4%) ở nhóm khơng
ung thư, với P = 0.0092.
Bảng 3.6. Đặc điểm bệnh cầu lympho giữa nhóm ung thư và nhóm đối chứng
Số lƣợng
LYM thấp Tỷ lệ %
p
Nhóm ung thư vú
80

7
8,7
0,0068
Khơng ung thư
80
0
0
Kết quả trình bày trong bảng 3.6 cho thấy rằng nhóm ung thư vú có
7/80 trường hợp có tỷ lệ lympho thấp trong khi đó khơng có trường hợp đối
chứng nào có có lympho dưới ngưỡng. Sự khác biệt này là có ý nghĩa thống
kê với P = 0,0068.
Bảng 3.7. Đặc điểm bệnh cầu ưa acid giữa nhóm ung thư và nhóm đối chứng
Số lƣợng
EO cao (n)
Tỷ lệ %
p
Nhóm ung thư vú
80
7
8,7
0,1914
Khơng ung thư
80
3
3,7
Tỷ lệ bệnh nhân ung thư vú có bạch cầu ưa acid ở mức cao chiếm tỷ lệ
8,7% trong khi đó nhóm khơng ung thư thì tỷ lệ này là 3,7%. Tuy nhiên sự
khác biệt này khơng có ý nghĩa thống kê với P = 0,1914.
Bảng 3.8. Đặc điểm bạch cầu ưa bazo giữa nhóm ung thư và nhóm đối chứng
Số lƣợng BA cao (n) Tỷ lệ %

p
Nhóm ung thư vú
80
1
1,2
1
Không ung thư
80
1
1,2
Tỷ lệ bệnh nhân ung thư vú và khơng ung thư vú có bạch cầu ưa bazơ
cao đều chiếm tỷ lệ 1,2%, khơng có sự khác biệt về mặt thống kê, với P = 1.
Như vậy, kết quả phân tích thống kê trong nghiên cứu này đã cho thấy,
thành phần của tế bào bạch cầu trong máu toàn phần có sự thay đổi, khác


17

nhau giữ nhóm bệnh nhân ung thư vú và nhóm đối chứng khơng bị ung thư.
Trong đó, số lượng tế bào bạch cầu lympho giảm xuống và bạch cầu mono
tăng lên trong một số trường hợp ung thư vú so với trường hợp ung thư vú, sự
thay đổi này có ý nghĩa thống kê. Các loại tế bào bạch cầu khác như: bạch cầu
trung tính, bạch cầu ưa acid, bạch cầu ưa bazo và bạch cầu tồn phần khơng
có sự thay đổi rõ rệt. Sự thay đổi của các loại tế bào bạch cầu lympho và
mono có thể là một tác động gây ra bởi tình trạng ung thư vú ở bệnh nhân.
Trong cơ thể, các tế bào bạch cầu lympho gồm 2 loại T và B, có vai trị
quan trọng trong hệ thống miễn dịch. Trong tình trạng bệnh lý ung thư, các tế
bào lympho có hoạt tính chống khối u bằng cách gây chết tế bào, gây độc tế
bào và ức chế sự tăng sinh của khối u[58]. Sự suy giảm của số lượng bạch cầu
lympho ở các bệnh nhân ung thư vú được xác định trong nghiên cứu này có

thể là yếu tố quan trọng làm suy giảm khả năng miễn dịch cũng như khả năng
ức chế sự phát sinh và phát triển của khối u dẫn đến tình trạng tiến triển của
các khối u ung thư vú ở bệnh nhân.
Như đã trình bày ở trên, bạch cầu mono sẽ phát triển thành các đại thực
bào. Các đại thực bào này sẽ thực bào (ăn) các phân tử có kích thước lớn, các
mơ hoại tử, do đó có tác dụng dọn sạch các vùng mơ tổn thương. Bên cạnh
đó, bạch cầu mono cịn đóng vai trị quan trọng trong khởi động quá trình sản
xuất kháng thể[49]. Trong nghiên cứu này, sự tăng lên của số lượng các tế
bào bạch cầu mono có thể là phản ứng của cơ thể trước tình trạng viêm nhiễm
tồn thân trong ung thư vú. Tuy nhiên, hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu về
sự thay đổi thành phần bạch cầu trong tình trạng ung thư, cùng với đó, các cơ
chế tác động làm thay đổi thành phần máu của các tế bào ung thư cũng chưa
được làm rõ. Do đó, các kết quả trong nghiên cứu này có thể dùng để so sánh,
đối chứng với các nghiên cứu tiếp theo.
3.3. Đặc điểm hồng cầu của các bệnh nhân ung thƣ vú
Bảng 3.9. Đặc điểm hồng cầu giữa nhóm ung thư và nhóm đối chứng
Số lƣợng
RBC
Tỷ lệ
p
thấp
%
Nhóm ung thư vú
80
4
5
0,0428
Khơng ung thư
80
0

0
Tỷ lệ bệnh nhân ung thư vú có mức hồng cầu thấp chiếm 5%, trong khi
đó khơng có trường hợp nào hồng cầu thấp được tìm thấy ở nhóm đối chứng.
Sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê với P = 0,0428.


18

Bảng 3.10. Đặc điểm lượng huyết sắc tố trên thể tích máu giữa nhóm ung thư
và nhóm đối chứng
Số lƣợng
HBG %
Tỷ lệ %
p
thấp
Nhóm ung thư vú
80
9
11,25
0,009
Khơng ung thư
80
1
1,25
Kết quả phân tích bảng 3.10 cho thấy có 9/80 bệnh nhân ung thư vú có
tỷ lệ HBG thấp tương ứng với 11,25%. Trong khi đó, chỉ có 1/80 trường hợp
khơng ung thư có HBG ở mức thấp.Sự khác biệt này là rất rõ rệt (P = 0.009).
Bảng 3.11. Đặc điểm tỷ lệ thể tích khối hồng cầu trên thể tích máu tồn phần
giữa nhóm ung thư và nhóm đối chứng
Tỷ lệ

Số lƣợng
HCT thấp
p
%
Nhóm ung thư vú
80
9
11,25
0,02
Khơng ung thư
80
2
2,5
Kết quả phân tích bảng 3.11 cho thấy, nhóm ung thư có tỷ lệ HCT thấp
chiếm 11,25% tương ứng với 9/80 trường hợp. Trong khi đó chỉ có 2,5%
tương ứng với 2/80 trường hợp khơng ung thư có HCT thấp dưới ngưỡng bình
thường. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê, P = 0,02.
Bảng 3.12. Đặc điểm thể tích trung bình hồng cầu trên thể tích máu giữa
nhóm ung thư và nhóm đối chứng
Tỷ lệ
Số lƣợng
MCV thấp
p
%
Nhóm ung thư vú
80
16
20
0,1985
Khơng ung thư

80
10
12,5
Thể tích trung bình hồng cầu thấp chiếm 20% trong tổng số các trường
hợp ung thư vú tương ứng với 16/80 trường hợp. Ở nhóm đối chứng khỏe
mạnh, tỷ lệ này là 12,5% tương ứng với 10/80 trường hợp.Sự khác biệt này
khơng có ý nghĩa thống kê.
Bảng 3.13. Đặc điểm lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu giữa nhóm ung
thư và nhóm đối chứng
Số lƣợng
MCH thấp Tỷ lệ %
P
Nhóm ung thư vú
80
24
30
0,8638
Khơng ung thư
80
25
31,2
Lượng MCH thấp chiếm 30% ở nhóm ung thư và 31.25% ở nhóm
khơng ung thư. Khơng có sự khác biệt thống kê nào giữa hai nhóm (P =
0,8638).


19

Bảng 3.14. Đặc điểm nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu giữa nhóm
ung thư và nhóm đối chứng

Số lƣợng
MCHC thấp Tỷ lệ %
p
Nhóm ung thư vú
80
17
21,25
0,013
Khơng ung thư
80
6
7,5
Trong nhóm ung thư vú, có 17/80 trường hợp có MCHC thấp tương
ứng với 21,25%. Tỷ lệ này ở nhóm đối chứng là 7,5% tương ứng với 6/80
trường hợp. Như vậy, có thể thấy rằng ở nhóm ung thư tỷ lệ bệnh nhân có
MCHC thấp cao hơn rõ rệt so người có MCHC thấp ở nhóm đối chứng với P
= 0,013.
Bảng 3.15. Đặc điểm độ phân bố kích thước hồng cầu giữa nhóm ung thư và
nhóm đối chứng
Số lƣợng
RDW cao
Tỷ lệ %
p
Nhóm ung thư vú
80
3
3,75
0,649
Khơng ung thư
80

2
2,5
Kết quả phân tích bảng 3.15 cho thấy khơng có sự khác đáng kể về tỷ lệ
RDW cao giữa nhóm phân tích và nhóm đối chứng với P = 0,649.
Tổng kết lại, đối với loại tế bào máu dòng hồng cầu,các số liệu thống
kê trong nghiên cứu này cho thấy so với nhóm đối chứng khơng mắc ung thư,
nhóm bệnh nhân mắc ung thư vú có số lượng hồng cầu trong máu ngoại vi
(RBC) thấp; lượng huyết sắc tố(HBG); thể tích khối hồng cầu(HCT) vànồng
độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu (MCHC) thấp hơn đáng kể (tất cả đều có
P < 0,05). Trong khi đótỷ lệ thể tích trung bình hồng cầu trên thể tích máu
(MCV),lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu (MCH), độ phân bố hồng cầu
(RDW) khơng có sự thay đổi rõ rệt so với đối chứng (P > 0,050.
Các kết quả thống kê trong nghiên cứu này cho thấy, ở các bệnh nhân
ung thư vú có sự suy giảm số lượng tế bào hồng cầu trong cùng một đơn vị
thể tích máu (RBC) so với nhóm đối chứng, từ đó dẫn đến sự suy giảm về các
chỉ số khác như lượng huyết sắc tố (HBG), thể tích khối hồng cầu (HCT) và
nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu(MCHC). Tuy nhiên, các chỉ số như
MCV, MHC và RDW không có sự thay đổi đáng kể cho thấy các tế bào hồng
cầu ở bệnh nhân ung thư vú khơng có sự khác biệt về kích thước, hình thái và
lượng sắc tố so với hồng cầu của nhóm đối chứng.
Trong máu, hồng cầu là thành phần chính và chiếm số lượng lớn các tế
bào máu với chức năng chính là vận chuyển oxy từ phổi lên các mô và vận
chuyển CO2 từ các mơ lên đào thải ở phổi.Vì vậy hồng cầu đóng vai trị rất
quan trọng đối với hoạt động sống của cơ thể. Tình trạng tăng hồng cầu trong
máu ngoại vi thường ít gặp, chỉ xuất hiện trong một số tình trạng bệnh lý nhất
định. Tình trạng suy giảm hồng cầu thường gặp phổ biến hơn. Tình trạng suy


20


giảm số lượng hồng cầu thường được gọi chung là tình trạng thiếu máu có thể
xảy ra trong nhiều tình trạng bệnh lý khác nhau. Nhiều loại ung thư khác nhau
có liên quan đến tình trạng tán huyết đã được ghi nhận. Các khối u di căn ác
tính hoặc khối u mạch máu nguyên phát có thể dẫn đến tan máu phân mảnh
do chấn thương thực thể đối với hồng cầu. Tuy nhiên, các tình trạng ung thư
cũng có thể hiếm khi liên quan đến hiện tượng thực bào và phá hủy hồng cầu,
hoặc hội chứng thực bào máu.Hội chứng tế bào máu có liên quan đến u
lympho tế bào T, bệnh bạch cầu tế bào NK, sarcoma tế bào bạch cầu và các
bệnh lý huyết học khác nhau. Tình trạng nhiễm trùng trong ung thư cũng có
thể là nguyên nhân dẫn tới việc suy giảm số lượng tế bào hồng cầu trong máu
ngoại vi của bệnh nhân, cùng với đó, tình trạng suy giảm chuyển hóa sắt dẫn
đến suy giảm hồng cầu cũng có liên quan đến bệnh lý ung thư. Hầu hết các
bệnh lý ung thư có sự biến đổi hồng cầu được ghi nhận cho đến nay đều là
tình trạng suy giảm hồng cầu (tán huyết). Tình trạng tăng hồng cầu trong máu
ngoại vi khá hiếm gặp [63]. Hơn nữa, sự suy giảm hồng cầu trong máu cũng
dẫn đến hiệu quả điều trị và tiên lượng xấu hơn ở bệnh nhân ung thư [64].
3.4. Đặc điểm tiểu cầu của các bệnh nhân ung thƣ vú
Bảng 3.16. Đặc điểm số lượng tiểu cầu trong một thể tích máu giữa nhóm ung
thư và nhóm đối chứng
Số lƣợng PLT cao Tỷ lệ %
p
Nhóm ung thư vú
80
10
12,5
0,2918
Khơng ung thư
80
6
7,5

Khơng có sự khác biệt nào về số lượng tiểu cầu giữa nhóm ung thư vú
(12,5%) so với nhóm đối chứng (7,5%) với P = 0.2918.
Bảng 3.17. Thể tích trung bình tiểu cầu giữa nhóm ung thư và nhóm đối
chứng
Số lƣợng MPV cao Tỷ lệ %
p
Nhóm ung thư vú
80
13
16,25
0,0447
Khơng ung thư
80
4
5
Kết phân tích trong bảng 3.17 cho tỷ lệ bệnh nhân ung thư vú có MPV
cao chiếm 16,25% so với 5% ở nhóm đối chứng. Sự khác biệt này là có ý
nghĩa thống kê với P = 0,447%.
Như vậy, kết quả nghiên cứu này cho thấy khơng có sự thay đổi về số
lượng tiểu cầu trong máu ngoại vi của các bệnh nhân ung thư vú so với nhóm
đối chứng. Tuy nhiên, thể tích trung bình của tiểu cầu (MPV) lớn hơn ở
những bệnh nhân ung thư vú lại có xu hướng tăng lên.
Ngồi vai trị qua trọng trong q trình đơng máu, tiểu cầu chứa rất
nhiều các yếu tố tăng trưởng như PDGF, transforming growth factor –β, yếu


21

tố tăng trưởng tế bào nội mô tiểu cầu (platelet -derived endothelial cell growth
factor)[65]. Các yếu tố tăng trưởng có nguồn gốc từ tiểu cầu này thường được

sản xuất với số lượng lớn trong các tế bào ung thư và góp phần vào sự phát
triển của khối u [66]. Trong ung thư vú, biểu hiện thụ thể β- PDGF tương
quan với các đặc điểm bệnh lý lâm sàng không thuận lợi và khả năng sống sót
thấp [67]. Số lượng tiểu cầu tăng cao và các dấu hiệu liên quan đến tiểu cầu,
chẳng hạn như PLR, MPV, PDW có liên quan đến tiên lượng xấu[68]. Một số
nghiên cứu phát hiện ra rằng nồng độ MPV tăng cao tương quan đáng kể với
tiên lượng không thuận lợi ở thực quản[69], ung thu vú [70] và ung thư biểu
mô tế bào gan [71]. Tuy nhiên, MPV thường không được sử dụng như một
yếu tố tiên lượng độc lập cho tình trạng bệnh lý ung thư mà cần sử dụng kết
hợp với các yếu tố tien lượng khác để chẩn đốn chính xác về tình trạng của
bệnh nhân [72].
3.5. Mối liên hệ giữa chỉ số CA15-3 với một số chỉ số huyết học ở các bệnh
nhân ung thƣ vú
Bảng 3.18. Đặc điểm chỉ số CA15-3 nhóm ung thư và nhóm đối chứng
Số lƣợng CA15-3 cao Tỷ lệ % Tỷ lệ %
Nhóm ung thư vú
80
11
13,75%
0,0012
Khơng ung thư
80
0
0%
Chỉ số CA15-3 cao chiếm 13,75% ở nhóm ung thư so với nhóm đối
chứng 0%. Sự khác biệt này là rất rõ rệt với P = 0,0012.
Bảng 3.19. Mối liên hệ giữa chỉ số CA15-3 với WBC ở bệnh nhân ung thư vú
CA15-3 bình
CA15-3cao
Tổng

P
thƣờng (n)
(n)
WBC cao (n)
10
7
17
0,0002
WBC bình thường (n)
59
4
63
Tổng
69
11
80
Kết quả phân tích bảng 3.19 cho thấy, trong số 11 trường hợp ung thư
vú có CA15-3 cao thì có tới 7 trường hợp có chỉ số WBC cao. Trong khi đó,
chỉ có 4 trường hợp CA15-3 cao trong số 63 trường hợp có chỉ số WBC bình
thường. Sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê với P = 0,0002. Như vậy có
thể thấy rằng CA15-3 cao và WBC cao có mối liên hệ với nhau.
Bảng 3.20. Mối liên hệ giữa chỉ số CA15-3 với NEU ở bệnh nhân ung thư vú
CA15-3 bình
CA15-3 cao
Tổng
p
thƣờng (n)
(n)
NEU cao (n)
1

2
3
0,0482
NEU bình thường (n)
68
9
77
Tổng
69
11
80


22

Kết quả phân tích bảng 3.20 cho thấy rằng trong số 3 trường hợp NEU
cao thì có 2 trường hợp CA15-3 cao chiếm tỷ lệ 66,7% trong khi đó chỉ có
9/77 trường hợp NEU bình thường có CA15-3 cao chiếm tỷ lệ 11,7%. Sự
khác biệt này có ý nghĩa thống kê với P = 0,0482.
Bảng 3.21. Mối liên hệ giữa chỉ số CA15-3 với LYM ở bệnh nhân ung thư vú
CA15-3bình thƣờng CA15-3 cao Tổng
p
LYM % thấp
6
1
7
1
LYM % bình thường
63
10

73
Tổng
69
11
80
Kết quả phân tích bảng 3.21 chỉ ra khơng có mối liên hệ nào giữa chỉ số
Lymho thấp với CA15-3 cao (P = 1).
Bảng 3.22. Mối liên hệ giữa chỉ số CA15-3 với MO ởbệnh nhân ung thư vú
CA15-3bình
CA15-3
Tổng
p
thƣờng
cao
MN cao
10
3
13
0,374
MNbình thường
59
8
67
Tổng
69
11
80
Kết quả phân tích bảng 3.22 cho thấy khơng có mối liên hệ nào giữa tỷ
lệ MO cao với CA15-3 cao (P = 0,374).
Bảng 3.23. Mối liên hệ giữa chỉ số CA15-3 với MCV ở bệnh nhân ung thư vú

CA15-3 bình thƣờng CA15-3 cao Tổng
p
MCV thấp
10
6
16
0,0020
MCV bình thường
59
5
64
Tổng
69
11
80
Trong số 16 trường hợp có MCV thấp thì có 6 trường hợp có CA15-3
cao chiếm tỷ lệ 37,5%.Trong khi đó, chỉ có 5/64 trường hợp MCV bình thường
có CA15-3 cao chiếm tỷ lệ 7,7%. Sự khác biệt này là rõ rệt với P = 0,0020.
Như vậy có thể thấy MCV thấp có mối liên hệ chặt với CA15-3 cao.
Bảng 3.24. Mối liên hệ giữa chỉ số CA15-3 với MHC ở bệnh nhân ung thư vú
CA15-3 bình thƣờng CA15-3 cao Tổng
p
MHC thấp
17
7
24
0,0088
MHC bình thường
52
4

56
Tổng
69
11
80
Kết quả phân tích bảng 3.24 cho thấy rằng trong số 24 trường hợp
MHC thấp có 7 trường hợp CA15-3 cao chiếm tỷ lệ 29,2% trong khi đó chỉ có
4/56 trường hợp MHC bình thường có CA15-3 cao chiếm tỷ lệ 7,14%. Sự
khác biệt này là rất rõ rệt với P = 0,0088.


23

Bảng 3.25. Mối liên hệ giữa chỉ số CA15-3 với MCHC ở bệnh nhân ung thư vú
CA15-3 bình
CA15-3 cao Tổng
p
thƣờng
MCHC thấp
14
3
17
0,5990
MCHC bình thường
55
8
63
Tổng
69
11

80
Kết quả phân tích trình bày trong bảng 3.26 cho thấy rằng khơng có
mối liên quan nào giữa tỷ lệ MCHC thấp với CA15-3 cao ở các bệnh nhân
ung thư vú (P = 0,5990).
Bảng 3.26. Mối liên hệ giữa chỉ số CA15-3 với PLT ởbệnh nhân ung thư vú
CA15-3 bình
CA15-3
Tổng
p
thƣờng
cao
PLT cao
7
3
10
0,1107
PLT bình thường
62
8
70
Tổng
69
11
80
Kết quả phân tích bảng 3.25 cho thấy khơng có mối liên hệ nào giữa tỷ
lệ PLT cao với CA15-3 cao (P = 0,1107).
Như vậy, trong nghiên cứu này, chúng tôi đã xác định được chỉ số
CA15-3 tăng cao ở nhóm bệnh nhân ung thư vú, đồng thời, chỉ số CA15-3 có
liên quan đến sự gia tăng số lượng bạch cầu tổng số (WBC) và bạch cầu hạt
trung tính (NEU), đồng thời sự gia tăng chỉ số CA15-3 cũng có mối quan hệ

với giảm thể tích hồng cầu và lượng huyết sắc tố thấp.


×