Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

Công Tác Xã Hội Trong Việc Hướng Nghiệp Và Dạy Nghề Cho Thanh Niên Thành Phố Bến Tre .Pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 138 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐẶNG THANH TRÂM

CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG VIỆC HƯỚNG NGHIỆP
VÀ DẠY NGHỀ CHO THANH NIÊN THÀNH PHỐ BẾN TRE

LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH: CƠNG TÁC XÃ HỘI

Hồ Chí Minh - 2021


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐẶNG THANH TRÂM

CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG VIỆC HƯỚNG NGHIỆP
VÀ DẠY NGHỀ CHO THANH NIÊN THÀNH PHỐ BẾN TRE

LUÂN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH: CÔNG TÁC XÃ HỘI
MÃ SỐ NGÀNH: 8760101

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐỒNG VĂN TỒN

Hồ Chí Minh - 2021


LỜI CAM ĐOAN


Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được cơng bố trong
bất kỳ cơng trình nào khác.

Tác giả

Đặng Thanh Trâm


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng và cảm ơn Ban Giám hiệu, Phịng Đào tạo, các Phịng, Bộ mơn
và các Thầy giáo, Cô giáo, cán bộ Trường Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn thành
phố Hồ Chí Minh đã trang bị cho tôi kiến thức, tạo mọi điều kiện giúp đỡ tơi trong suốt
q trình học tập, nghiên cứu và hồn thành Luận văn.
Với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn chân thành
tới TS . Đồng Văn Toàn là người Thầy đã dành nhiều thời gian hướng dẫn, tận tình chỉ
bảo và định hướng cho tơi trong suốt q trình nghiên cứu và hồn thành Luận văn.
Tơi xin trân trọng cảm ơn các nhà khoa học, các cán bộ và nhân viên Khoa Công
tác xã hội đang công tác tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã giúp đỡ,
và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu đề tài Luận án.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Trung dịch vụ việc làm Bến Tre và các
anh, chị, em cán bộ, nhân viên cộng tác viên xã hội đã nhiệt tình hợp tác, giúp đỡ tơi
trong q trình thu thập số liệu nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu hồn thành Luận văn, tơi đã nhận được sự động viên,
chia sẻ, giúp đỡ của gia đình, anh, chị, em, bạn bè, đồng nghiệp, những người thân. Tôi
xin phép được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc.
Xin trân trọng cảm ơn!
Bến Tre, ngày

tháng


năm 2021

Đặng Thanh Trâm


1

MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. 3
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ....................................................................... 4
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................ 5
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 5
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ......................................................................... 7
2.1. Nghiên cứu nước ngoài ................................................................................ 7
2.2. Nghiên cứu trong nước .............................................................................. 13
3. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của nghiên cứu ................................................ 25
3.1. Ý nghĩa lý luận của nghiên cứu ................................................................. 25
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu .............................................................. 25
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................ 25
4.1. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 25
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 25
5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu .............................................................. 25
5.1. Đối tượng nghiên cứu: công tác xã hội trong việc hướng nghiệp và dạy
nghề cho thanh niên thành phố Bến Tre. ....................................................................... 25
5.2. Khách thể nghiên cứu: Thanh niên học theo hướng nghiệp và dạy nghề tại
TPBT. ............................................................................................................................. 26
6. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 26
7. Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................... 26
8. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................... 26

9. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu: .......................................... 26
9.1. Phương pháp luận: ..................................................................................... 26
9.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể: ............................................................... 27
9.2.1.1. Phương pháp quan sát ......................................................................... 27
9.2.1.2 Phương pháp phỏng vấn sâu ................................................................. 27
9.2.1.3. Phương pháp chuyên gia ...................................................................... 28
PHẦN NỘI DUNG .......................................................................................... 31
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỂN CỦA CÔNG TÁC
XÃ HỘI TRONG HƯỚNG NGHIỆP VÀ DẠY NGHỀ CHO THANH NIÊN ............ 31
1.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 31


2

1.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................... 41
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG VIỆC HƯỚNG
NGHIỆP VÀ DẠY NGHỀ CHO THANH NIÊN THÀNH PHỐ BẾN TRE ................ 43
2.1. Thực trạng hướng nghiệp và dạy nghề cho thanh niên tại thành phố Bến
Tre .................................................................................................................................. 43
2.2. Các yếu tố tác động đến hướng nghiệp và dạy nghề cho thanh niên tại
thành phố Bến Tre .......................................................................................................... 62
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG
HƯỚNG NGHIỆP VÀ DẠY NGHỀ CHO THANH NIÊN THÀNH PHỐ BẾN TRE 71
3.1. Công tác xã hội với vai trị tìm hiểu nhu cầu hướng nghiệp và dạy nghề
của thanh niên. ............................................................................................................... 71
3.2. Công tác xã hội với vai trị tham vấn ......................................................... 74
3.3. Cơng tác xã hội với vai trò kết nối nguồn lực ........................................... 76
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 83
1. Kết luận ......................................................................................................... 83
2. Kiến nghị ....................................................................................................... 85

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phụ lục 1
Phụ lục 2


3

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

VIẾT TẮT
CTXH
DN
ĐTB
ĐLC
HS
HTTL
HN

NV CTXH
PHHS
TP.BT
THPT
UBND

TỪ VIẾT TẮT
Công tác xã hội
Dạy nghề
Điểm trung bình
Độ lệch chuẩn
Học sinh
Hỗ trợ tâm lý
Hướng nghiệp
Nhân viên Công tác xã hội
Phụ huynh học sinh
Thành phố Bến Tre
Trung học phổ thông
Ủy ban nhân dân


4

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng biểu
Bảng 2.1

Tên bảng biểu

Trang


Mô tả khách thể

48

Bảng 2.2

Thực trạng hướng nghiệp cho thanh niên tại TPBT

50

Bảng 2.3

Thực trạng dạy nghề cho thanh niên tại TPBT

57

Bảng 2.4

Nhu cầu hướng nghiệp của thanh niên tại TPBT

61

Bảng 2.5

Nhu cầu học nghề của thanh niên tại TPBT

67

Bảng 2.6


Yếu tố cá nhân ảnh hưởng đến hướng nghiệp và dạy nghề cho
thanh niên

71

Bảng 2.7

Yếu tố chính sách ảnh hưởng đến hướng nghiệp và học nghề
của thanh niên

75

Bảng 3.1

CTXH với vai trò tìm hiểu nhu cầu hướng nghiệp và dạy nghề

79

Bảng 3.2

CTXH với vai trò tham vấn

83

Bảng 3.3

CTXH với vai trò kết nối nguồn lực

86


Bảng 3.5

CTXH với vai trò tạo sự thay đổi

88


5

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hướng nghiệp và dạy nghề là một trong những vấn đề quan trọng đối với con người
ngay cả các nước trên thế giới và ở Việt Nam. Đây chính là nguồn lực tiềm năng mà các
quốc gia trên thế giới đều quan tâm, trong đó có Việt Nam, bởi lẽ, khi thanh niên được
hướng nghiệp và dạy nghề một cách đúng đắn thì cũng có nghĩa là đã được trang bị năng
lực ứng phó và thích ứng với cuộc sống, trước mắt là sự tồn tại cho bản thân cho gia đình
và cho quốc gia phát triển bền vững.
Ở Việt nam, Bộ luật lao động của nước ta trong khoản 1, điều 20 có ghi : “Mọi
người có quyền tự do chọn nghề và học nghề phù hợp với nhu cầu việc làm của mình”
vì vậy tất cả thanh niên khi trưởng thành, tham gia vào các hoạt động xã hội thì có quyền
tự do chọn lựa nghề nghiệp phù hợp với khả năng và nhu cầu của mình để gia nhập vào
trong cuộc sống của xã hội. Tuy nhiên, trong thực tế nhiều thanh niên lại lựa chọn nghề
nghiệp không phù hợp với bản thân mình dẫn đến tình trạng làm việc kém hiệu quả, chán
nản với nghề nghiệp hiện có, nhảy nghề, bỏ nghề. Điều này cũng nói lên một hệ lụy của
quá trình hướng nghiệp cho các em học sinh ở trường THPT chưa được chuyên nghiệp,
làm cho các em mơ hồ về nghề nghiệp mà xã hội đang cần và khả năng hiện có của các
em có đáp ứng được nhu cầu xã hội hay không. Nghị quyết Hội nghị lần thứ XIII Ban
chấp hành trung ương Đảng khóa XI đưa ra định hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế

thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Thủ tướng chính phủ ban
hành Quyết định số 522/QĐ-TTg ngày 14 tháng 5 năm 2018 đề án “Giáo dục hướng
nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 2025” nhằm tạo bước đột phá về chất lượng giáo dục hướng nghiệp trong giáo dục phổ
thơng, góp phần chuyển biến mạnh mẽ công tác phân luồng học sinh sau trung học cơ
sở và trung học phổ thơng vào học các trình độ giáo dục nghề nghiệp phù hợp với yêu


6

cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và địa phương, đáp ứng nhu cầu nâng cao
chất lượng đào tạo nguồn nhân lực quốc gia, hội nhập khu vực và quốc tế.
Nhiều mâu thuẫn trong bản thân nội tại của của thanh niên khi học nghề, khi
quyết định chọn nghề nghiệp của mình là một điều khơng tránh khỏi với bất cứ ở địa
phương nào, qua các kết quả nghiên cứu về mức độ hài lòng của thanh niên trong quá
trình lựa chọn nghề nghiệp thì chúng ta thấy hầu hết các địa phương đều vướng phải hạn
chế về hướng nghiệp và dạy nghề cho thanh niên.
Bến Tre là một tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, người dân ở đây chủ yếu
sống bằng nghề nông nghiệp, ít đầu tư vào vào các ngành công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp, nên đa số thanh niên ở đây thường gắn bó với nghề nghiệp sơng nước thường
nghiêng về trồng trọt và chăn nuôi. Trong bối cảnh của những năm gần đây, nhà nước
chủ trương cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa để phát triển kinh tế đất nước, đặc biệt là kinh
tế của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có tỉnh Bến Tre.
Thành phố Bến Tre là một đô thị vừa phải, nên tỉnh Bến Tre chủ trương cho thực
hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa khu vực vùng ven của thành phố Bến Tre cũng như
vùng ven các khu đơ thị trong tồn tỉnh. Chính vì thế, khi triển khai cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa thì các vùng đất nông nghiệp bị thu hẹp lại đáng kể nhường chỗ cho các khu
công nghiệp với quy mô lớn ra đời, dẫn đến một số hộ nông dân và thanh niên phải thay
đổi nghề nghiệp cho thích ứng với việc làm của công nhân các khu công nghiệp.
Nhưng khi đối mặt với các nghề nghiệp phục vụ cho khu cơng nghiệp thì thanh
niên ở thành phố Bến Tre gặp lúng túng, bất cập khi chuyển hướng từ lao động nông

nghiệp sang lao động công nghiệp, đặc biệt là thanh niên ở đây chưa được hướng nghiệp
và dạy nghề một cách chuyên nghiệp và đầy đủ, dẫn đến nhiều thanh niện chọn nghề
một cách tự phát, không đáp ứng được nhu cầu xã hội, bị đan xen các mâu thuẫn trong


7

bản thân và cuộc sống. Hơn thế nữa ngành Công tác xã hội ở Bến Tre chưa được phát
triển mạnh để hỗ trợ hướng nghiệp và dạy nghề cho thanh niên đang có nhu cầu cấp thiết.
Do đó, chúng ta cần có những nghiên cứu giúp cho việc hướng hướng nghiệp cho
thanh niên ngày càng thiết thực, giúp cho các bậc phụ huynh có thể làm tốt vai trị hướng
nghiệp hiệu quả để giúp cho con cái có sự lựa chọn đúng đắn trong thế giới nghề nghiệp.
Với những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài : “Công tác xã hội với việc hướng nghiệp và
dạy nghề cho thanh niên thành phố Bến Tre” làm đề tài nghiên cứu khoa học của
mình.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.1. Nghiên cứu nước ngoài
2.1.1. Những nghiên cứu liên quan đến hướng nghiệp
Hướng nghiệp là một xu thế tất yếu của toàn cầu chứ khơng riêng gì ở Việt Nam.
Sở dĩ hướng nghiệp được coi trọng như vậy bởi vì đây là một cơng cụ hữu hiệu mang
tính chiến lược nhằm hỗ trợ và bảo đảm chất lượng giáo dục cho thế hệ trẻ từ đó giúp đỡ
cho các đối tượng tìm được các cơng việc phù hợp và thích nghi được với mơi trường xã
hội. Bên cạnh đó, khi hướng nghiệp mang lại hiệu quả và chất lượng cao sẽ giúp cho nền
kinh tế đất nước ổn định và hội nhập với các nước trên thế giới. Việc có thể lựa chọn
được một cơng việc phù hợp có thể khiến cho tỉ lệ thất nghiệp giảm ở thế hệ trẻ. Vì vậy
hướng nghiệp được coi là điều kiện rất quan trọng khơng thể thiếu trong q trình phát
triển kinh tế cũng như phát triển đúng đắn nghề nghiệp cho các bạn trẻ.
Nắm bắt được cơ hội và nhận thức được tính chất quan trọng của thời cuộc về
hướng nghiệp. Mỹ là nước tiên phong mở đầu cho sự phát triển của hướng nghiệp sau
này. Cụ thể là từ năm 1850 đến 1940 ở Mỹ đã nổi lên một số nhà nghiên cứu đi đầu trong

vấn đề này như Francis Galton, Wilheim Wundt, James Cattell, Alfred Binet, Frank
Parsons, Robert Yerkes, và E. K [62]. Vào thập niên 1800 nhiều khu công nghiệp ra đời
với quy mô lớn, giúp thay đổi đời sống cơng nhân khá tồn diện.


8

Nền cơng nghiệp hóa ngày càng phát triển đã thu hút rất nhiều người lao động ở
vùng quê lên thành phố tìm kiếm việc làm, việc có nhiều người lao động từ quê lên thành
phố khiến cho thành phố trở nên chật chội, nhiều khu nhà ổ chuột xuất hiện những thay
đổi này khiến cho một vài nhà nghiên cứu chú ý tới dần đây trở thành một khởi đầu cho
một ngành nghề mới đó là ngành tham vấn nghề.
Đi đầu xu thế, vào năm 1908 tại Boston nhà sáng lập Frank Parsons đã cho ra đời
phòng tư vấn nghề đầu tiên trên thế giới. Với vai trò hướng nghiệp cho các em chọn nghề
nghiệp được tốt hơn phù hợp với nhu cầu xã hội và khả năng của cá nhân từ khi các em
còn ngồi trong ghế nhà trường.
Năm 1910, ở Newyork ra đời một hội đồng hướng nghiệp cụ thể, họ đánh giá về
nhu cầu nghề trên thị trường lao động, nghiên cứu từng dạng năng khiếu của của trẻ em
khi còn nhỏ và cơ bản vẫn là định hướng nghề cho các em sớm nhất [64].
Ngày nay, Mỹ đã xây dựng mối liên kết chặt chẽ việc tư vấn nghề với chương
trình cơng nghệ và dạy nghề, kết hợp vào đó là mơn “Hướng dẫn chọn nghề” (Career
Guidance) đã được đưa thẳng vào giảng dạy trong trường phổ thông.[67] Từ bậc trung
học đến bậc đại học đều có các nhà cố vấn tâm lý làm việc trong trường học. Công việc
của họ nhằm giúp cho học sinh có định hướng chọn lựa một nghề học phù hợp cho học
sinh, họ có định hướng, tư vấn cho học sinh nên nộp hồ sơ học trường đại học phù hợp
với năng khiếu, năng lực của học sinh. Khi các em còn ở học ở bậc trung học cơ sở thì
đã định hướng cho các em theo khn mẫu hướng nghiệp nhất định trên nền tảng sở
thích và nhu cầu cụ thể được bộc lộ ra trong năng khiếu các em, để sun xuốt trong q
trình học các em có chú ý đến phát huy năng khiếu sẵn có của các em theo một hướng
nghề nghiệp nhất định để sau này ra đời các em có thu nhập tốt hơn.

Thực tế bước đi này đã khiến cho nước Mỹ đi đầu các nước trong việc đào tạo nghề
và việc làm trên thế giới. Rất nhiều các gia đình có điều kiện ở các nước khác nhau đều


9

mong muốn đưa con cái của mình đến nước Mỹ du học, bởi hệ thống giáo dục của họ rất
hoàn thiện cùng với đáp ứng nhu cầu của người học.
Kế tiếp nước Mỹ, Pháp là đất nước tiếp theo chú trọng đến việc hướng nghiệp cho
các bạn thanh niên. Điển hình là vào năm 1948 họ đã xuất bản cuốn sách với tựa đề
“Hướng dẫn chọn nghề” nội dung của cuốn sách đề cập tới việc hướng nghiệp cho các
bạn thanh niên ở đất nước họ. Ở nước Pháp Mỹ thì cũng quan niệm rằng nên cho học
sinh phát triển nhân cách toàn diện, cần hướng học sinh coi trọng giáo dục nghề công
nghiệp và xem đây là tiền định hướng cho các em nghề nghiệp trong nhà trường để khi
tham gia vào trong xã hội sẽ khơng cịn lệ thuộc vào cha mẹ.
Điều này có nghĩa là ngay từ trên ghế nhà trường ngoài các kiến thức các em được
học, các bạn học sinh còn được tiếp cận với các loại hình nghề nghiệp đang có hiện nay
trong xã hội, từ đó các em học sinh tự tìm hiểu các nghề dựa trên sở thích hay năng lực
của mình.
Điều này cũng giúp cho các em học sinh sau khi tốt nghiệp THPT có thể lựa chọn
được tương lai của mình chẳng hạn như khơng học đại học mà sẽ đi học nghề rồi đi làm
luôn hay, lựa chọn ngành học đại học phù hợp với bản thân mình. Vào tháng 3 năm 1991
các nhà tư vấn hướng nghiệp chuyển sang làm nghề tư vấn hướng nghiệp tâm lý, đồng
thời các nhà tư vấn tâm lý hướng nghiệp được chuyển sang các trường THPT và các
trường đại hôc để tư vấn tâm lý chính thức như là một nhân viên nhà nước. Như vậy,
Pháp đã công nhận việc tư vấn hướng nghiệp cho các bạn học sinh là một nghề chính
thức và nghề này có tầm quan trọng rất to lớn, được xếp vào hàng ngũ công việc của
công chức và bắt buộc. Tương đương với việc này là tất cả các trường THPT, đại học
phải có nhà tư vấn hướng nghiệp – tâm lý. Ở đây giáo viên và PHHS trong một thời điểm
nào đó họ cũng được các nhà tư vấn hướng nghiệp kiểm tra bằng các trắc nghiệm tâm lý

và có kết quả chính xác để các em có nhận thức về nghề nghiệp chính xác hơn mà tránh
bị lệch hướng sau này.


10

Trước tình hình phát triển của hướng nghiệp, nước Đức cũng đã quán triệt các
nguyên tắc hướng nghiệp ở các trường THPT của mình để hỗ trợ các em học sinh chuẩn
bị cho tương lai sau khi ra trường của mình. Đi học đại học tiếp hay đi học nghề, điều
này phụ thuộc vào năng lực của từng học sinh và điều này cũng làm cho các bạn học
sinh và gia đình bớt lãng phí thời gian trong việc lựa chọn hướng đi tiếp theo cho con
mình cũng như điều này sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn cho các gia đình và các em học
sinh. Ở Đức các trường học còn tạo điều kiện cho các em học sinh hiểu về nghề nghiệp
thông qua GVCN, được giáo viên chủ nhiệm liên hệ với các cơ sở nghề nghiệp, cơ sở
dạy nghề để tư vấn cho các em [71].
Năm 1921 tại Bacelona (Tây Ban Nha), Hội nghị quốc tế về hướng nghiệp tổ chức
làm bước đầu cho công tác hướng nghiệp nhằm mục đích là định hướng cho thanh niên
chọn đúng nghề nghiệp [69].
Năm 1970, nhà tâm lý học Liên Xô E.A.Klimốp nghiên cứu về tâm lý học lao động
với bộ trắc nghiệm: “Xác định kiểu nghề cần chọn trên cơ sở tự đánh giá”, với 30 câu
hỏi. Trong đó tác giả có đưa ra bộ cơng cụ đo hứng thú nghề nghiệp với 78 câu hỏi.[73]
Để không bị chậm với xu hướng, các nước ở khu vực Châu Á cũng có sự để ý và
chú trọng đến vấn đề này. Tại một số trường THPT cả ở công lập và dân lập, học sinh ở
đây bắt đầu có nhu cầu tìm hiểu về nghề nghiệp tương lai của mình. Nhận thấy được
điều này các trường THPT đã bổ sung các giờ ngoại khóa khi lên lớp, thơng qua các buổi
sinh hoạt này, giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn và dẫn dắt các em học sinh trong lớp,
ngoài sự hỗ trợ của giáo viên chủ nhiệm, nhà trường cũng thành lập các câu lạc bộ với
nội dung liên quan để hỗ trợ các em học sinh của mình trong việc hướng nghiệp. Bên
cạnh đó, đối với những em học sinh gần cuối cấp cũng như cuối cấp, nhà trường còn mời
các diễn giả có chun mơn hướng nghiệp, các lãnh đạo doanh nghiệp về nói chuyện,

chia sẻ kinh nghiệm và tư vấn cho các em học sinh, nhà trường còn kết hợp với các doanh
nghiệp để các em có thể đi tham quan các cơ sở kinh doanh.


11

Trong chương trình dạy học ngồi những quy định bắt buộc thì có những mơn tự
chọn theo hướng một ngành nghề nào đó để các em sớm có thể bắt nhịp được với nghề
nghiệp cuộc sống
Tuy nhiên, hoạt động này mới chỉ xuất hiện ở một số nước chứ chưa thực sự phổ
biến đến tất cả các nước trên thế giới. Do vậy, cần đẩy mạnh hoạt động hướng nghiệp
hơn nữa để các nước trên thế giới đều có thể tiếp cận và thực thi hoạt động hữu ích này.
Như vậy, thơng qua việc nghiên cứu, phân tích về xu thế hướng nghiệp trên tồn
thế giới chúng ta có thể thấy được hướng nghiệp đang là một xu thế quan trọng và tất
yếu hiện nay. Để làm tốt công tác hướng nghiệp, cần có đội ngũ giảng dạy có chun
mơn và chương trình đào tạo chuyên nghiệp, chất lượng bởi vì những yếu tố này có
ảnh hưởng quyết định tới tương lai của các em học sinh cũng như dự báo về nhân cách
của học sinh trong tương lai. Do đó, nhà trường cần phải mời hoặc thuê các nhà tư vấn
hướng nghiệp có chun mơn để có thể giúp cho các bạn học sinh lựa chọn được các
khóa học phù hợp với nhu cầu, năng lực của bản thân và thị hiếu của thị trường lao
động. Tương tự, đối với các trường hợp khác ngoài các em học sinh, họ cũng có nhu cầu
cần được hướng nghiệp và tư vấn hỗ trợ để có thể lựa chọn được một ngành nghề phù
hợp với cá nhân. Việc có thể lựa chọn được nghề nghiệp phù hợp giúp cho các cá nhân
có thể duy trì được cơng việc lâu dài và đem lại lợi ích kinh tế lớn cho đất nước.
2.1.2. Những nghiên cứu liên quan đến dạy nghề
Năm 2009, tổ chức Asia Found đã xuất bản cuốn: “Lao động và tiếp cận việc làm”.
Trong quyển sách này tập hợp những báo cáo về thị trường lao động việc làm ở Việt
Nam theo hướng quốc tế hóa. Trong tác phẩm này, tác giả đã có cái nhìn rất sâu sắc về
vấn đề đơ thị hóa và tình trạng lao động đang diễn ra. Tác giả đã làm rõ tầm quan trọng
của thị trường lao động trong một nền kinh tế tăng trưởng, tác giả tập trung so sánh thị

trường lao động giữa các nước tại khu vực Châu Á, Thái Bình Dương theo hướng chiến
lược dài hạn [60]


12

UNFPA có xuất bản cuốn “Tận dụng dân số “vàng” ở Việt Nam, cơ hội, thách
thức và gợi ý chính sách năm 2010.[70]. Qua tác phẩm này giúp cho người đọc hiểu hơn
về chính sách dạy nghề ở Việt Nam bị ảnh hưởng bởi dân số, chính sách và nguồn lực.
Các tác giả Christoph Ehlert và GS.TS. Jochen Kluve thuộc tổ chức GIZ tại Việt
Nam năm 2011 đã xuất bản cuốn tài liệu “Hướng dẫn thực hiện nghiên cứu lần vết và
Sổ tay quản lý dữ liệu khảo sát tại các cơ sở Đào tạo Nghề”. Trong nội dung quyển sách
đã đưa ra các giải pháp hỗ trợ việc đào tạo nghề cho Việt nam về nghiên cứu, đánh giá
và quản lý số liệu một cách khoa học về nguồn nhân lực của Việt Nam. Giúp cho học
viên có việc làm tốt hơn và cơ sở đào tạo cũng theo dõi kịp thời theo dõi các học viên
của mình có đáp ứng được thị trường lao động hay không
Như vậy, qua những nghiên cứu ở trên chúng ta nhận thấy rằng việc dạy nghề là
một hoạt động hết sức quan trọng và cấp thiết. Các nước trên thế giới cũng rất ưu ái và
quan tâm đến tình hình dạy nghề của Việt Nam, nhiều cơng trình nghiên cứu đã giúp
chúng ta thấy được một số phân tích và đặc điểm trong việc dạy nghề. Đặc biệt, từ những
phân tích ở trên chúng ta đã thấy được một đối tượng cũng rất cần được hỗ trợ đào tạo
nghề nhưng lại thường ít được nhắc tới đó là những người yếu thế. Vì đây là đối tượng
đặc biệt nên chương trình hướng dẫn và hỗ trợ đào tạo nghề cho họ cần được xây dựng
riêng biệt.
2.1.3. Những nghiên cứu của công tác xã hội liên quan đến hướng nghiệp và dạy
nghề
Như chúng ta đã biết, đối tượng mà CTXH thường hướng tới là những người yếu
thế trong xã hội. Họ rất cần được chia sẻ và quan tâm của mọi người . Trong đó có người
khuyết tật (NKT), nhiều người thường quan niệm rằng người khuyết tật thường cần phải
có người chăm sóc và khơng có cơng việc gì phù hợp với họ cả. Tuy nhiên, đây là quan

điểm sai lầm của một số người vì rất nhiều người khuyết tật vẫn có thể làm việc, quan
trọng là họ được giới thiệu và hướng dẫn các công việc phù hợp với họ. Dựa trên quan
điểm này, có nhiều nghiên cứu đã đề xuất hỗ trợ hướng nghiệp và dạy nghề cho người


13

khuyết tật.
Những nhà nghiên cứu về phúc lợi xã hội và an sinh xã hội để định hướng nghiên
cứu đến người nghèo và những người yếu thế như là dạng trẻ bị khuyết tật. Họ luôn tôn
trọng đến sự công bằng trong nghề nghiệp và thu nhập (Ralph Dollgoff, Donald
Feldstein, Mark J. Tern.) [75]
Như vậy, trên thế giới, vấn đề dạy nghề, việc làm cho những đối tượng đặc biệt
trong đó có người khuyết tật đã được nhiều nước quan tâm cũng như có những chính
sách hỗ trợ và giúp đỡ cho họ có thể bảo đảm cuộc sống cũng như có cơ hội tìm kiếm
việc làm. Tuy nhiên, điều này mới đang chỉ phát triển ở hầu hết các nước phát triển, ở
một số nước đang phát triển và chậm phát triển thì vẫn cịn chưa được quan tâm đúng
mức. Ngoài ra, các trung tâm dạy nghề, tạo việc làm cho người khuyết tật cũng chưa
được các dự án nghiên cứu lớn thực hiện các cuộc khảo sát đi sâu vào từng cụ thể, mà chỉ
khảo sát những vấn đề mang tính bao quát, mang tầm quốc gia hoặc tồn cầu, do đó kết
quả của cơng trình nghiên cứu chưa thật sự đi vào thực tế nhu cầu của xã hội. Một điều
quan trọng cần phải nhắc tới ở đây đó là sự tham gia và xuất hiện của CTXH trong công
tác nghiên cứu và giảng dạy về vấn đề hướng nghiệp còn rất là hạn chế đối với các nước
trên thế giới. Đây là một sự thiếu hụt quan trọng trong việc hỗ trợ khơng chỉ những người
bình thường mà cả những người khuyết tật nữa.
2.2. Nghiên cứu trong nước
2.2.1. Những nghiên cứu liên quan đến hướng nghiệp
Ở Việt Nam, vấn đề hướng nghiệp xu nhập vào nước ta từ những năm 90 tuy nhiên
chưa được nổi bật cũng như có hiệu quả cao. Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về vấn
đề này từ hướng thực tiễn và lý luận, trong đó nổi bật các tác phẩm sau:

Năm 1978, tác phẩm “Một số vấn đề cơ bản về tâm lý học lao động” đã được ra
đời. Trong tác phẩm, tác giả đã đề cập về cơ sở khoa học trong việc tư vấn, trong đó có
sự giao thoa giữa sự đam mê nghề nghiệp, hướng nghiệp và nguyên vộng đam mê của


14

người học. Cũng giống những ý đã phân tích ở các nghiên cứu trên thì việc lựa chọn
nghề nghiệp cần phải dựa trên mong muốn, khả năng của các em học sinh cùng thị hiếu
yêu cầu của xã hội [15].
Năm 1989, tác giả Phạm Tất Dong cũng đã cho xuất bản cuốn sách với tựa đề là
Giúp bạn chọn nghề là đây là quyển sách cung cấp những thông tin mang tính khoa hoc
hỗ trợ cho các em học sinh có sự định hướng, lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với sở thích,
nguyện vọng và xác định mục đích lựa chọn nghề nghiệp một cách khoa học. Quyển
sách yêu cầu học sinh trước khi chọn nghề cần tự mình trả lời 03 câu hỏi mang tính kiểm
tra sở thích, sở trường, mục đích chọn nghề học như: Tơi u thích làm nghề gì; Tơi có
thể làm được nghề gì; Tơi cần phải làm nghề gì. Từ đó học sinh sẽ có sự định hướng cho
việc lựa chọn nghề nghiệp một cách phù hợp cho tương lai, để có thể phát triển nghề
nghiệp một cách tốt nhất trong tương lai [12].
Kế tiếp từ giai đoạn năm 1991 cho đến nay có khá nhiều cơng trình nghiên cứu nói
đến vấn đề hướng nghiệp cho học sinh. Trong đó nổi bật là một số đề tài sau:
Đề tài KX.0710 nghiên cứu “Ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường đối với việc
hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam” do Viện Khoa học giáo dục chủ
trì đã nghiên cứu nêu lên giá trị của thanh niên Việt Nam trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Đề tài phát hiện ra được nghề nghiệp là vấn đề quan tâm số một của thanh niên.
Đề tài “hứng thú và động cơ chọn nghề của thanh niên” đã chỉ ra được xu hướng
thanh niên nông thơn thì thích chọn các nghề liên quan đến nơng nghiệp vừa dễ có việc
làm vừa thu nhập ổn định và gần gũi với cuộc sống hàng ngày. Còn thanh niên thành thị
thì chọn các nghề cơng nghiệp và kinh doanh là chủ yếu. Điều này chứng tỏ thanh niên
hiện nay chọn nghề mang tính thực tiễn và chịu ảnh hưởng bởi yếu tố môi trường sống

là cơ bản. Bên cạnh đó, trong nghiên cứu chúng ta cũng thấy một số mâu thuẫn nổi bật
đó là mâu thuẫn giữa hướng nghiệp và việc làm thực tế của thanh niên hiện nay; Mâu
thuẫn giữa sự đam mê nghề nghiệp và thu nhập của nghề nghiệp đó; Mâu thuẫn giữa


15

nguyện vọng nghề nghiệp và nhu cầu cần thiết của xã hội và một số mâuthuẫn giữa cá
nhân và nghề nghiệp mà xã hội chưa giải quyết trọn vẹn.
Như vậy, đề tài này đã tập trung đánh giá, nhận xét khách quan nhất về nhu cầu và
nghề nghiệp của thanh niên. Bên cạnh đó nó cũng phản ánh cơng tác hướng nghiệp của
chúng ta cịn nhiều thiết xót và hạn chế, cần có sự thúc đẩy và quan tâm hơn nữa của nhà
nước và cộng đồng trong công tác hướng nghiệp để giúp nhiều người tìm được cơng việc
thích hợp với mình.
Tác giả Vũ Đào Quang có một nghiên cứu là “Những vấn đề cấp bách của gia đình
nơng thơn huyện Nam Ninh” đã tập trung vào việc chỉ ra những giá trị cấp bách và trọng
tâm của gia đình nơng thơn Nam Ninh, trong đó được đặc biệt nhắc tới ở đây chính là
giá trị nghề nghiệp [23].
Trong nghiên cứu của tác giả Lê Khắc Thìn về vấn đề “Tìm hiểu thực trạng lựa
chọn nghề nghiệp của học sinh lớp 12 và công tác hướng nghiệp ở trường THPT” [53]
cũng nhận định về các giá trị nghề nghiệp cho học sinh trong tương lai. Tùy thuộc vào
đặc điểm kinh tế - xã hội của đất nước ở từng thời điểm mà các em học sinh lựa chọn
nghề nghiệp cho mình. Đặc biệt, trong xu thế hội nhập và phát triển hiện nay các ngành
nghề liên quan đến kinh tế rất thu hút sự quan tâm của nhiều học sinh. Bên cạnh đó vẫn
cịn có nhiều học sinh chọn nghề theo sựu thích từ lúc cịn nhỏ, thần tượng, hay có
học sinh chọn nghề theo sự vui thích của cá nhân, theo mong muốn của cha mẹ... Từ đó
cho ta thấy sự khơng phù hợp giữa sở thích và nguyện vọng. Vì vậy sẽ xuất hiện sự khơng
phù hợp về sở thích và nguyện vọng. Nhiều thanh niên cho rằng họ u thích nghề là vì
nghề đó được xã hội coi trọng; Một số khác thì cho rằng họ chưa hiểu biết gì về nghề
nghiệp nên nhận thức chưa rõ ràng là bản thân thích nghề gì. Ngồi ra thì nhiều thanh

niên lại rất mơ hồ về nghề nghiệp tương lai của mình, chưa hiểu được bản chất cũng như
tính thiết thực dủa nghề nghiệp đó trong xã hội, cho nên các thanh niên này đa số đều
chưa có quyết định chọn nghề phù hợp cho chính bản thân.


16

Hai tác giả Phạm Ngọc Anh và Đỗ Thị Hòa đã nghiên cứu về “Nguyện vọng nghề
của học sinh phổ thông và các yếu tố ảnh hưởng đến nguyện vọng đó” – Phần lớn học
sinh THPT (89,4%) đều có nhu cầu học tiếp đại học, Một số khác thì có mong muốn học
nghề (4,7%) [1] và những nhân tố liên quan tác động đến học nghề từ những nhận thức
cảm tính của các em. Kết quả cho thấy các em học sinh vẫn chưa nhận rõ được năng lực
và mong muốn của bản thân, do các em chưa nhận thức được các nghề nghiệp và khả
năng của mình dẫn đến các em bị phụ thuộc cũng như đi theo phong trào, chưa thực sự
chọn được bước đi đúng đắn cho bản thân.
Nghiên cứu “Nhận thức của giáo viên về tư vấn hướng nghiệp trong nhà trường
THPT” của Nguyễn Ngọc Minh đã nêu lên được thực trạng các giáo viên phải kiêm
nhiệm nhiều việc không được tham gia đào tạo, nghiên cứu bài bản về công tác tư vấn
hướng nghiệp riêng mà phải vừa tham gia giảng dạy vừa làm công tác hướng nghiệp. Vì
vậy các giáo viên chưa có nhiều thời gian chuẩn bị, cập nhật thông tin và kiến thức, tìm
hiểu thị trường lao động đang cần gì mà chỉ mang tính tự phát, chưa có hệ thống. Giáo
viên đối với nhiệm vụ tư vấn hướng nghiệp trong nhà trường đa phần đều có kinh nghiệm
tuy nhiên chưa thực sự phát huy được hiệu quả của nó do vậy gần như 100% học sinh có
nhu cầu trong nhà trường cần có ban chuyên trách về tư vấn hướng nghiệp để giúp các
em trong việc chọn nghề, định hướng việc chọn ngành nghề phù hợp.[43]
Tác giả Nguyễn Ngọc Bích cho rằng giữa Nam và Nữ thanh niên có sự chọn lựa
nghề nghiệp khác nhau. Ở đây có sự khác biệt giữa thanh niên nam và thanh niên Nữ
trong việc chọn nghề, các thanh niên Nam thì dựa vào khả năng của bản thân và khả
năng đáp ứng nhu cầu của xã hội. Cịn các thanh niên nữ thì chọn việc theo nhu cầu của
nhà nước, vị trí nghề nghiệp trong xã hội rồi mới đến thực hiện khả năng của bản thân

Thứ tự trên đang cho thấy cả Nam và Nữ đang có sự lẫn lộn, mơ hồ, chưa thực sự
hiểu được làm thế nào để bản thân có thể lựa chọn được một hướng đi đúng đắn cho bản
thân.


17

Tác giả Chu Văn Thảo với nghiên cứu “Giải pháp quản lý nhằm đẩy mạnh công
tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh tại các Trung tâm KTTH-HN ở tỉnh Bắc Ninh”
[58] cho thấy phần lớn học sinh trung học chưa hiểu hết tầm quan trọng và ý nghĩa của
việc chọn ngành nghề mình học, thiếu cơ sở khoa học chỉ chọn theo cảm tính, chưa hiểu
rõ nghề nghiệp, chưa khám phá năng lực bản thân. Nhìn chung việc hiểu biết về lĩnh vực
nghề nghiệp còn rất chung chung, đặc biệt đối với nghề mình muốn chọn các em cũng
chưa rõ ràng. Vì vậy, việc lựa chọn các hướng đi sau khi tốt nghiệp THPT là rất cần
thiết.
Tác giả Phan Thị Tố Oanh chỉ ra rằng việc học sinh quyết định lựa chọn nghề dựa
vào ba trục của tam giác hướng nghiệp, đó là nhận thức về nghề nghiệp, nhận thức về
nhu cầu tư vấn nghề nghiệp và nhu cầu của nghề [34]
Tác giả Nguyễn Quang Uẩn đã nghiên cứu về xu hướng nghề nghiệp của học sinh
theo một số mức độ như: khả năng nhận thức nghề nghiệp, thái độ tiếp nhận đối với nghề
nghiệp, thái độ độ tiếp nhận nghề nghiệp mang tính ổn định, tác giả đã nêu đặc điểm
của xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của học sinh THPT và một số yêu cầu khác.
Nghiên cứu này cho thấy học sinh vẫn còn chưa thực sự rõ ràng trong việc chọn nghề
của mình.
Nghiên cứu “Định hướng nghề nghiệp của học sinh phổ thông trung học (PTTH)
ở Hà Nội” của Nguyễn Ngọc Diệp cũng đã nêu ra rằng “ngày càng ít học sinh PTTH
chịu ảnh hưởng của gia đình trong định hướng nghề nghiệp của mình. Theo xu thế mới
gia đình hiện đại để con em mình tự giải quyết, lựa chọn lấy nghề nghiệp trong tương
lai”. Như vậy, nếu khơng có sự tham gia của các bậc cha mẹ trong quyết định quan trọng
trong cuộc đời của các đứa trẻ thì liệu nó có thực sự đúng đắn và phù hợp.[18]

Từ các cơng trình nghiên cứu trên cho chúng ta thấy rằng học sinh THPT lựa chọn
nghề theo: nguyên nhân, động cơ, nguyện vọng, các yếu tố khác tác động đến việc chọn
nghề còn phụ thuộc vào sở thích nghề nghiệp điều này nói lên thực trạng trong nhà


18

trường THPT hiện nay chưa có đầu tư cho đội ngũ tư vấn viên trong khi nhu cầu tư vấn
hướng nghiệp của học sinh ở năm học cuối cấp là cần thiết. Bên cạnh đó, vai trị của gia
đình, nhất là các phụ huynh với vai trò người điều khiển, định hướng lựa chọn nghề
nghiệp cho học sinh PTTH (cùng với trường học, các tổ chức xã hội) vẫn chưa được đầu
tư nghiên cứu đầy đủ và khoa học. Có nhiều cơng trình nghiên cứu về vấn đề hướng
nghiệp nhưng kết quả chưa đi sâu vào nội dung cần tư vấn, chưa thể hiện rõ mức độ nhu
cầu học sinh cần tư vấn. [31]
Có thể nói rằng việc hướng nghiệp là một vấn đề ưu tiên cấp thiết cần giải quyết
của nước ta. Do vậy, nhiều nghiên cứu về thực trạng và các vấn đề liên quan đến việc
hướng nghiệp cũng rất được quan tâm. Đối tượng hướng nghiệp thường được quan tâm
tới ở đây là các em học sinh trong đó đặc biệt là học sinh THPT. Tuy vấn đề này rất được
cộng đồng và nhà nước quan tâm nhưng nó vẫn tồn tại nhiều bất cập trong việc đào tạo
và thực thi. Cần có những cải tiến mới trong chương trình, đào tạo người dạy có chất
lượng và quản lý chặt chẽ công tác đào tạo.
2.2.2. Những nghiên cứu liên quan đến vấn đề dạy nghề
Đứng trước sự phát triển của toàn cầu, Việt Nam cũng đã và đang ưu tiên phát triển
cũng như quan tâm nhiều hơn đến việc dạy nghề cho người lao động.
Nội dung Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng ta đã xác định “Phát triển
nhanh nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn
bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân, gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với
phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ” là một nội dung quan trọng cần thiết phải
trong phát triển xã hội theo định hướng chiến lược cấp bách của cơng cuộc đổi mới tồn
diện của kinh tế xã hội giai đoạn năm 2011- 2020 [4]

Qua đây chúng ta có thể thấy rằng vấn đề dạy nghề đã được Đảng và Nhà nước rất
quan tâm, bên cạnh đó cũng có rất nhiều nhà nghiên cứu đã nhận thấy tầm quan trọng và


19

bắt tay vào các cơng trình nghiên cứu liên quan đến dạy nghề, dưới nhiều góc độ khác
nhau, có thể nêu lên một số đề tài như sau:
Một nghiên cứu cấp quốc gia về hành vi của thanh niên do Bộ Y tế, Tổng cục
Thống kê, UNICEF, Tổ chức Y tế thế giới phối hợp nghiên cứu cho 12 vấn đề của thanh
niên Việt Nam, thì thấy rằng thanh niên Việt Nam vẫn quan tâm đến nghề nghiệp và việc
làm hơn cả như là tỉ lệ thanh niên làm việc, các loại việc làm, sự hài lịng về cơng việc,
học nghề của thanh niên.[3]
Tác giả Nguyễn Hữu Dũng có cơng trình nghiên cứu về Thị trường lao động và
định hướng nghề nghiệp cho thanh niên. Đề tài đi vào nghiên cứu sự tác động của thị
trường lao động có ảnh hưởng đến việc giải quyết việc làm cho thanh niên giai đoạn
2006-2010 [22]
Bên cạnh đó, tác giả Bùi Tơn Hiến đã nghiên cứu về Thị trường lao động- Việc
làm của lao động qua đào tạo nghề. Nghiên cứu này đi vào khảo sát thực trạng các doanh
nghiệp sử dụng nguồn lao động đã qua đào tạo nghề. Từ đó định hướng giải pháp đào
tạo nghề hiệu quả và xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin thị trường lao động cho hệ thống
giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam.
Tác giả Nguyễn Thị Lan Hương đã có cơng trình nghiên cứu về: “Nghiên cứu nhu
cầu học nghề, hỗ trợ việc làm sau học nghề của phụ nữ và đề xuất giải pháp phát triển
hệ thống cơ sở dạy nghề thuộc hội phụ nữ phục vụ triển khai đề án 295”. Tác giả đã
nghiên cứu việc hỗ trợ việc làm cho phụ nữ sau khi đã học nghề trong giai đoạn 20072016 đặc biệt chú ý đến đánh giá nghề dựa vào nhu cầu và hỗ trợ việc làm đến giai đoạn
2015 và tầm nhìn 2020. Tác giả tập trung chủ yếu vào nghiên cứu phụ nữ với nghề
nghiệp, đây cũng xem là đối tượng yếu thế trong xã hội và cũng là trọng tâm nghiên cứu
của tác giả .[17]
Đỗ Đức Lưu, Phạm Văn Hùng có cùng đề tài nghiên cứu về “Thực trạng và giải

pháp phát triển dạy nghề gắn với nhu cầu sử dụng lao động đối với các vùng kinh tế


20

trọng điểm. Nghiên cứu này, các tác giả đã tìm hiểu hướng phát triển kinh tế của khu
vực này, thực trạng cung cầu đối với lao động ở các vùng kinh tế trọng điểm và củng
đưa ra các giải pháp phát triển giáo dục dạy nghề cho phù hợp với các vùng kinh tế trọng
điểm.[16]
Ngoài các nghiên cứu mang tầm vĩ mơ, thì cũng có nhiều bài báo cũng nhắc tới vấn
đề dạy nghề và được đăng trên các tạp chí lớn, chẳng hạn như một số bài báo sau:
Một bài viết của tác giả Nguyễn Bá Ngọc được đăng trên tạp chí Khoa học Lao
động và Xã hội, số 26, năm 2011 với tiêu đề “ Định hướng phát triển thị trường lao
động Việt Nam giai đoạn 2011- 2020”, tác giả chỉ ra rằng thị trường lao động của Việt
Nam cần được nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu phát triển về
quy mô và cơ cấu nghề đào tạo cho các ngành kinh tế và phổ cập nghề cho thanh niên.
Như vậy, điểm trọng tâm mà tác giả muốn nói tới là để đạt được hiệu quả trong cơng tác
dạy nghề thì bộ máy giáo dục cần phải được đầu tư và có chất lượng như vậy mới có thể
đưa ra nguồn lao động đạt chuẩn và đáp ứng nhu cầu của thị trường và doanh nghiệp.[31]
Tác giả Thái Phúc Thành có bài viết trên tạp chí Khoa học Lao động và Xã hội số
22, năm 2011, có một bài viết mang tên “Một số giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu
lao động nông nghiệp, nông thôn Việt Nam” , tác giả đề cập đến việc cần phát triển hệ
thống dạy nghề tại chỗ cho thanh niên có nhu cầu cả về mặt chất và lượng cho động ngũ
lao động nông thôn. [20]
Như vậy, từ những nghiên cứu ở trên chúng ta có thể thấy rằng có rất nhiều hướng
nghiên cứu liên quan đến vấn đề dạy nghề, từ nghiên cứu thực trạng cho đến nguyên
nhân sau đó đưa ra các giải pháp, từ nghiên cứu các đối tượng ở cả nam, nữ và thanh
thiếu niên, rồi nghiên cứu đặc điểm lao động từ khu vực nông thôn đến thành thị, các
khu kinh tế trọng điểm. Có thể nói, các nghiên cứu trên đã bao quát được phần nào bộ
mặt lao động và việc làm ở Việt Nam. Trong đó, đa phần các nhà nghiên cứu đều đề xuất

cần phải nâng cao chất lượng dạy nghề của Việt Nam, xây dựng chương trình học phù


21

hợp và thích nghi với mơi trường lao động ngồi xã hội.
2.2.3. Những nghiên cứu của công tác xã hội liên quan đến hướng nghiệp và dạy
nghề
CTXH luôn quan tâm đến các đối tượng yếu thế trong xã hội, trong công tác hướng
nghiệp và dạy nghề, các đối tượng này ln bắt gặp rất nhiều khó khăn. Do đó cũng đã có
nhiều cơng trình nghiên cứu vấn đề hướng nghiệp và dạy nghề cho một số đối tượng yếu
thế đặc biệt trong xã hội như người nghiện và người khuyết tật. Dưới đây là một số cơng
trình tiêu biểu:
Nguyễn Văn Minh, năm 2002 ơng đã có cơng trình nghiên cứu cấp Bộ mang tên “Các
giải pháp tạo việc làm cho người nghiện ma túy, người mại dâm sau khi được chữa trị phục
hồi”. Tác giả đã nghiên cứu về việc làm và đời sống của người nghiện ma túy, tác giả cho
rằng khả năng tái nghiện của người nghiện là rất cao, nên việc đào tạo nghề cho người nghiện
ma túy phải xem xét ở tất cả các góc độ, đặc biệt cũng nên chú ý đến nghị lực người nghiện
trong quá trình giúp đỡ và hỗ trợ học nghề. Cho nên, tác giả đã đề xuất các biện pháp để
giúp người cai nghiện đó là phải tạo việc làm cho họ để giúp họ có thể chu cấp cho cuộc
sống của mình, từ đó giảm tỉ lệ tái phạm, tái nghiện [36]
Viện nghiên cứu xã hội thành phố Hồ Chí Minh đã có nghiên cứu “Những giải pháp
chủ yếu quản lý, dạy nghề cho người sau cai nghiện ma túy trong chương trình ba năm ở các
trường, trung tâm tại Thành phố Hồ Chí Minh” (2004 - 2005). Trong đề tài tác giả đã đưa ra
bàn các giải pháp quản lý cho người sau cai nghiện để ứng dụng vào thực tiễn thuộc Đề án “Tổ
chức quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện ma túy” do Quốc hội
nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua Nghị quyết 16/2003 - QH11 “Về việc
thực hiện thí điểm tổ chức quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện
ma túy ở thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”. Nghiên
cứu đã đề cao vai trò của mối quan hệ gia đình và cộng đồng cư dân đang sinh sống tạo ra

một mơi trường đồn kết lành mạnh biết hỗ trợ nhau giữa các hộ gia đình và cơ quan xí
nghiệp.[32].


×