Tải bản đầy đủ (.pdf) (348 trang)

Quản lý hoạt động bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học tại thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.63 MB, 348 trang )

i

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------

TRẦN KIỀU DUNG

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG
THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN TIỂU HỌC
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2022


ii

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------TRẦN KIỀU DUNG

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG
THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN TIỂU HỌC
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 9140114

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


1. TS. Trần Thị Tuyết Mai
2. TS. Nguyễn Thị Hảo
PHẢN BIỆN ĐỘC LẬP
1. PGS.TS. Trần Thị Hương
2. PGS.TS. Bùi Việt Phú
PHẢN BIỆN
1. PGS.TS. Trần Thị Hương
2. PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Anh
3. PGS.TS. Hồng Mai Khanh
Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2022


iii

LỜI CẢM ƠN
Trong q trình thực hiện luận án, tơi đã nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện của
Lãnh đạo Trường, Phòng Tổ chức cán bộ, Phòng Sau đại học, Trung tâm Thông tin Thư viện trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học quốc gia thành phố
Hồ Chí Minh để tơi thực hiện và hồn thành luận án đúng thời hạn. Tơi xin bày tỏ
lòng cảm ơn chân thành về sự giúp đỡ đó.
Tơi xin trân trọng cảm ơn Ban chủ nhiệm cùng quý Thầy Cô trong Khoa Giáo
dục trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học quốc gia thành phố Hồ
Chí Minh và q Thầy Cơ trường Cán bộ quản lý giáo dục thành phố Hồ Chí Minh;
quý Thầy Cô Khoa Quản lý giáo dục nơi tôi công tác đã luôn ủng hộ, chia sẻ công
việc cũng như động viên tinh thần giúp tơi vượt qua khó khăn để có thể hồn thành tốt
nhiệm vụ học tập.
Đặc biệt, tôi muốn gửi lời tri ân sâu sắc đến TS. Trần Thị Tuyết Mai và TS.
Nguyễn Thị Hảo đã tư vấn, định hướng cho tôi nhiều kinh nghiệm quý báu trong
nghiên cứu khoa học để tôi thực hiện luận án.
Lời sau cùng, tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới những người thân
trong gia đình và những người bạn đã ln động viên, khích lệ tơi trong quá trình thực

hiện và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tơi hồn thành luận án.
Xin trân trọng cảm ơn tất cả sự giúp đỡ quý báu này.

Tác giả luận án

Trần Kiều Dung


iv

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ
cơng trình nào khác.
Tác giả luận án

Trần Kiều Dung


v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT
1
2
3

Chữ viết tắt
BDTX
BDTXGV

CBQL

4

CIPO

5
6
7
8
9
10
11
12
13

CSVC
ĐLC
GD&ĐT
GDPT
GV
HS
HT
N
ND

14

P-D-C-A


15
16
17
18
19
20
21
22
23
24

ICT
SL
TB
TCM
TH
THCS
THPT
TQM
TTCM
%

Chữ viết đầy đủ
Bồi dưỡng thường xuyên
Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên
Cán bộ quản lý
C:context (bối cảnh); I: Input (đầu vào); P: Process
(quá trình); O: Output (đầu ra)
Cơ sở vật chất
Độ lệch chuẩn

Giáo dục và Đào tạo
Giáo dục phổ thông
Giáo viên
Học sinh
Hiệu trưởng
Mẫu nghiên cứu
Nội dung
Chu trình cải tiến liên tục của Deming. P: Plan (lập
kế hoạch) - D: Do (thực hiện) - C: Check (kiểm tra)
- A: Act (cải tiến)
Công nghệ thông tin và truyền thơng
Số lượng
Trung bình
Tổ chun mơn
Tiểu học
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Quản lý chất lượng tổng thể
Tổ trưởng chuyên môn
Tỷ lệ phần trăm


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. 1. Bồi dưỡng nghiệp vụ GV ở các nước Đông Á............................................ 14
Bảng 1. 2. Ma trận chu trình quản lý của Deming (PDCA) và nội dung quản lý hoạt
động BDTXGV tiểu học vận dụng theo tiếp cận mơ hình CIPO .................................58
Bảng 2. 1. Quy ước mã hóa các đối tượng tham gia phỏng vấn .................................. 77
Bảng 2. 2. Phương pháp và công cụ nghiên cứu đề tài luận án .................................... 79

Bảng 2. 3. Ý nghĩa của giá trị trung bình đối với thang đo khoảng ............................. 80
Bảng 2. 4. Bảng niên giám thống kê số lượng trường và GV tiểu học tại TP.HCM ... 84
Bảng 2. 5. Bảng thống kê số trường tiểu học theo quận huyện năm 2018-2019 .........85
Bảng 3. 1. Kết quả BDTXGV bậc tiểu học .................................................................. 94
Bảng 3. 2. Kết quả đánh giá BDTXGV 24 Quận Huyện ở TP.HCM năm học 20172018 (%) ....................................................................................................................... 94
Bảng 3. 3. Thống kê sơ lược về phân bố mẫu nghiên cứu (N=685) ............................ 96
Bảng 3. 4. Ý kiến của CBQL và GV về tầm quan trọng của mục tiêu của hoạt động BDTXGV
...................................................................................................................................... 98
Bảng 3. 5. Ý kiến của CBQL và GV về nội dung chương trình BDTXGV tiểu học. .. 99
Bảng 3. 6. Ý kiến đánh giá của CBQL và GV về hình thức BDTX tại đơn vị .......... 102
Bảng 3. 7. Ý kiến của CBQL và GV về phương pháp được sử dụng trong BDTX ... 103
Bảng 3. 8. Ý kiến của CBQL và GV về các hình thức đánh giá kết quả BDTXGV.. 105
Bảng 3. 9. Ý kiến của CBQL và GV về hoạt động BDTXGV tiểu học ..................... 107
Bảng 3. 10. Ý kiến của CBQL và GV về các nội dung quản lý bối cảnh .................. 110
Bảng 3. 11. Thống kê đánh giá của CBQL về nội dung quản lý công tác tư vấn hoạt
động BDTXGV........................................................................................................... 112
Bảng 3. 12. Bảng thống kê ý kiến của CBQL và GV về công tác quản lý các điều kiện
triển khai hoạt động BDTXGV tiểu học..................................................................... 114
Bảng 3. 13. Kiểm định sự khác biệt trong đánh giá giữa CBQL và GV về việc quản lý
các điều kiện triển khai hoạt động BDTXGV ............................................................ 115
Bảng 3. 14. Ý kiến của CBQL và GV về công tác quản lý thực hiện mục tiêu
BDTXGV tiểu học ...................................................................................................... 117
Bảng 3. 15. Ý kiến của CBQL và GV về công tác quản lý phương pháp BDTXGV 122


vii

Bảng 3. 16. Ý kiến của CBQL và GV về công tác quản lý kết quả đầu ra của hoạt
động BDTXGV tiểu học ............................................................................................. 127
Bảng 3. 17. Kết quả thống kê về giá trị TB và kiểm định T-Test về đánh giá cảm nhận của

CBQL và GV đối với hiệu quả quản lý và lợi ích khi tham gia BDTXGV tại đơn vị.... 129
Bảng 3. 18. Kết quả kiểm định Anova về đánh giá cảm nhận của CBQL và GV theo
thâm niên và chức vụ .................................................................................................. 130
Bảng 3. 19. Thống kê kết quả của các yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến
công tác quản lý hoạt động BDTXGV tiểu học .........................................................132
Bảng 4. 1. Mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động BDTXGV
tiểu học theo hướng tiếp cận CIPO tại TP.HCM hiện nay ......................................... 169
Bảng 4. 2. Kiểm định sự khác biệt về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
đề xuất của nhóm CBQL và nhóm GV ...................................................................... 173
Bảng 4. 3. Kiểm định sự khác biệt về địa bàn khảo sát đối với những biện pháp đề xuất. 175
Bảng 4. 4. Thông tin về đối tượng tham gia thực nghiệm .......................................... 184
Bảng 4. 5. Ý kiến của GV tham gia lớp thực nghiệm bồi dưỡng mô đun 2 với hình
thức kết hợp tập huấn trực tiếp và đổi mới việc ứng dụng ICT trong BDTXGV có phát
huy vai trò của các TCM ............................................................................................ 185
Bảng 4. 6. Kết quả điểm kiểm tra BDTX trước thực nghiệm và sau thực nghiệm của
GV trường tiểu học X ................................................................................................. 187


viii

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1. 1. Mối quan hệ giữa các thành tố trong bồi dưỡng GV ................................. 35
Sơ đồ 1. 2. Khung lý thuyết về mô hình CIPO trong quản lý hoạt động BDTX GV tiểu
học (Nguồn: tác giả nghiên cứu và tổng hợp) .............................................................. 50
Sơ đồ 1. 3. Quản lý quá trình BDTXGV tiểu học. Nguồn: tác giả luận án tổng hợp...53
Sơ đồ 2. 1. Sơ đồ thiết kế nghiên cứu tác giả mô phỏng theo thiết kế tuần tự thăm dò
(Creswell & Plano, 2011). ............................................................................................ 69
Sơ đồ 2. 2. Sơ đồ mô tả thiết kế nghiên cứu quản lý hoạt động BDTXGV tiểu học .......73
Sơ đồ 4. 1. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý BDTXGV tiểu học theo tiếp cận
mơ hình CIPO (Nguồn: tác giả luận án đề xuất) ........................................................166

Biểu đồ 3. 1. So sánh ý kiến của CBQL và GV về hình thức đánh giá kết quả BDTX .... 106
Biểu đồ 3. 2. Thống kê ý kiến của CBQL và GV về nội dung BDTX theo địa bàn và
thâm niên .................................................................................................................... 121
Biểu đồ 3. 3. Ý kiến của CBQL và GV về hình thức quản lý hoạt động BDTXGV . 124
Biểu đồ 3. 4. Ý kiến của của CBQL và GV về hiệu quả quản lý hoạt động BDTXGV
và lợi ích sau khi tham gia hoạt động BDTXGV tiểu học tại đơn vị .........................129
Biểu đồ 4. 1. Tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động BDTXGV
tiểu học theo tiếp cận mơ hình CIPO tại TP.HCM ..................................................... 168
Biểu đồ 4. 2. Điểm kiểm tra trước và sau tác động của nhóm GV về việc sử dụng
phương pháp và kỹ thuật dạy học và giáo dục giúp phát triển phẩm chất, năng lực HS
tiểu học ....................................................................................................................... 188
Biểu đồ 4. 3. Mức độ hiệu quả và khả thi của biện pháp chỉ đạo ứng dụng ICT phát
huy vai trò của TCM đã thực nghiệm ......................................................................... 189


ix

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................iii
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................. v
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................ vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ................................................................................viii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... ix
MỞ ĐẦU........................................................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................................... 3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................................................... 3
5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ..................................................................... 4

6. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................................. 4
7. Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 5
8. Những luận điểm bảo vệ ......................................................................................................... 8
9. Đóng góp của luận án .............................................................................................................. 8
10. Cấu trúc của luận án ............................................................................................................. 9
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG
THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN TIỂU HỌC ............................................................. 10
1.1. Tổng quan về nghiên cứu vấn đề...................................................................................... 10
1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài ........................................................................ 10
1.1.1.1. Nghiên cứu về hoạt động đào tạo, bồi dưỡng giáo viên .................................... 10
1.1.1.2. Nghiên cứu về quản lý hoạt động bồi dưỡng, bồi dưỡng giáo viên ................. 16
1.1.1.3. Một số mơ hình quản lý nhà trường.................................................................. 18
1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam .......................................................................... 22
1.1.2.1. Nghiên cứu về hoạt động bồi dưỡng, bồi dưỡng thường xuyên giáo viên ........ 22
1.1.2.2. Nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng, bồi dưỡng thường xuyên
giáo viên ....................................................................................................................... 25
1.1.3. Đánh giá những cơng trình nghiên cứu về bồi dưỡng, bồi dưỡng thường xuyên
giáo viên và xác định các vấn đề luận án tiếp tục phát triển ........................................ 32


x

1.1.3.1. Nhận xét các cơng trình nghiên cứu đã cơng bố ............................................. 32
1.1.3.2. Những vấn đề luận án tiếp tục phát triển ......................................................... 33
1.2. Hoạt động bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học ................................................ 33
1.2.1. Các khái niệm ..................................................................................................... 33
1.2.1.1. Bồi dưỡng ........................................................................................................ 33
1.2.1.2. Hoạt động bồi dưỡng........................................................................................ 34
1.2.1.3. Hoạt động bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học .................................. 34
1.2.2. Lý luận về hoạt động bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học .................... 36

1.2.2.1. Mục tiêu của hoạt động bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học ............... 37
1.2.2.2. Nội dung bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học .................................... 38
1.2.2.3. Phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học .. 40
1.2.2.4. Đánh giá kết quả bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học ........................ 42
1.3. Quản lý hoạt động bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học.................................. 43
1.3.1. Các khái niệm ..................................................................................................... 43
1.3.1.1. Quản lý ............................................................................................................ 43
1.3.1.2. Quản lý giáo dục .............................................................................................. 44
1.3.1.3. Quản lý nhà trường tiểu học ............................................................................ 45
1.3.1.4. Quản lý hoạt động bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học ..................... 45
1.3.2. Tầm quan trọng của quản lý hoạt động bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu
học................................................................................................................................. 46
1.3.3. Vận dụng mơ hình CIPO trong quản lý hoạt động bồi dưỡng thường xuyên
giáo viên tiểu học ......................................................................................................... 48
1.3.3.1. Mô hình CIPO trong hoạt động bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiều học . 48
1.3.3.2. Vận dụng mơ hình CIPO vào quản lý hoạt động bồi dưỡng thường xuyên
giáo viên tiểu học .......................................................................................................... 50
- Quản lý bối cảnh ....................................................................................................... 51
- Quản lý đầu vào.......................................................................................................... 52
- Quản lý quá trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học ................................. 53
- Quản lý kết quả đầu ra của hoạt động bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học .. 57
1.3.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng thường xuyên giáo viên
tiểu học ......................................................................................................................... 63


xi

1.3.6.1. Những yếu tố khách quan ................................................................................ 63
1.3.6.2. Những yếu tố chủ quan .................................................................................... 64
Tiểu kết chương 1 ......................................................................................................... 66

CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ VÀ THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ HOẠT
ĐỘNG BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TẠI THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH .................................................................................................... 67
2.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................................ 67
2.2. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................... 74
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận ........................................................................ 74
2.1.1.1 Các phương pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết ............................................... 74
2.1.1.2. Phương pháp phân loại và hệ thống lý thuyết ................................................. 74
2.2.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn .............................................................. 74
2.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi (phiếu khảo sát phụ lục 1,2,5,6 ).............. 74
2.2.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu ............................................................................ 76
2.2.2.3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm ................................................................. 78
2.2.2.4. Phương pháp thực nghiệm ............................................................................... 78
2.3. Công cụ nghiên cứu ............................................................................................................ 79
2.3.1. Cách xây dựng phiếu khảo sát ............................................................................ 79
2.3.2. Câu hỏi phỏng vấn .............................................................................................. 83
2.3.3. Phân tích sản phẩm ............................................................................................. 84
2.4. Mẫu nghiên cứu................................................................................................................... 84
2.4.1. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu .................................................................... 85
2.4.1.1. Chọn mẫu nghiên cứu ...................................................................................... 85
2.4.1.2. Phương pháp chọn mẫu ................................................................................... 86
2.4.2. Quá trình thu thập dữ liệu ................................................................................... 87
Tiểu kết chương 2 ......................................................................................................... 89
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG THƯỜNG
XUYÊN GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ..................... 90
3.1. Khái quát về tình hình Kinh tế - Xã hội - Giáo dục ở Thành phố Hồ Chí Minh ..... 90
3.1.1. Kinh tế - Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh.......................................................... 90
3.1.2. Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh................................................... 90



xii

3.1.2.1. Quy mô Ngành Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh năm học 2018 2019 . ............................................................................................................................ 90
3.1.2.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục ................. 92
3.1.2.3. Giáo dục Tiểu học tại Thành phố Hồ Chí Minh .............................................. 93
3.1.2.4. Hoạt động BDTX GV tiểu học tại thành phố Hồ Chí Minh............................ 94
3.2. Thực trạng bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học tại Thành phố Hồ Chí Minh
....................................................................................................................................................... 96
3.2.1. Thực trạng nhận thức về mục tiêu hoạt động dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu
học tại Thành phố Hồ Chí Minh ................................................................................... 97
3.2.2. Thực trạng về nội dung chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu
học tại Thành phố Hồ Chí Minh ................................................................................... 99
3.2.3. Thực trạng về hình thức, phương pháp bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu
học tại Thành phố Hồ Chí Minh ................................................................................. 101
3.2.4. Thực trạng về sử dụng các hình thức đánh giá kết quả bồi dưỡng thường xuyên
giáo viên ..................................................................................................................... 104
3.2.5. Nhận định chung về hoạt động bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học tại
Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay .............................................................................. 108
3.3. Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tại Thành phố Hồ
Chí Minh theo mơ hình CIPO ............................................................................................... 109
3.3.1. Thực trạng quản lý bối cảnh trong hoạt động bồi dưỡng thường xuyên giáo viên
tiểu học tại Thành phố Hồ Chí Minh .......................................................................... 109
3.3.2. Thực trạng quản lý đầu vào của hoạt động BDTXGV tiểu học tại Thành phố Hồ
Chí Minh ..................................................................................................................... 111
3.3.2.1. Kết quả quản lý cơng tác tư vấn hoạt động bồi dưỡng thường xuyên giáo viên
tiểu học tại Thành phố Hồ Chí Minh .......................................................................... 112
3.3.2.2. Quản lý các điều kiện triển khai hoạt động BDTXGV tiểu học tại Thành phố
Hồ Chí Minh ............................................................................................................... 113
3.3.3. Thực trạng quản lý quá trình của hoạt động bồi dưỡng thường xuyên giáo viên
tiểu học tại Thành phố Hồ Chí Minh .......................................................................... 117

3.3.3.1. Thực trạng quản lý việc thực hiện mục tiêu BDTXGV tiểu học................... 117
3.3.3.2. Thực trạng quản lý nội dung BDTXGV tiểu học .......................................... 120


xiii

3.3.3.3. Thực trạng quản lý phương pháp BDTXGV tiểu học ................................... 122
3.3.3.4. Thực trạng quản lý hình thức BDTXGV tiểu học ......................................... 124
3.3.4. Thực trạng quản lý kết quả đầu ra của hoạt động bồi dưỡng thường xuyên giáo
viên tiểu học tại Thành phố Hồ Chí Minh .................................................................. 126
3.3.4.1. Quản lý kết quả BDTX đáp ứng yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp................. 126
3.3.4.2. Quản lý kết quả đầu ra đáp ứng yêu cầu của xã hội ...................................... 127
3.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng thường xuyên
giáo viên tiểu học tại Thành phố Hồ Chí Minh ...................................................................130
3.5. Nhận định chung về thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng thường xuyên giáo
viên tiểu học tại thành phố Hồ Chí Minh .............................................................................134
3.5.1. Những mặt đã làm được ................................................................................... 134
3.5.2. Những mặt chưa làm được ................................................................................. 135
3.5.3. Nguyên nhân ...................................................................................................... 137
CHƯƠNG 4. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG THƯỜNG
XUYÊN GIÁO VIÊN TIỂU HỌC THEO HƯỚNG TIẾP CẬN MƠ HÌNH CIPO .. 141
4.1. Định hướng và nguyên tắc xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng
thường xuyên giáo viên tiểu học ............................................................................................ 141
4.1.1. Định hướng xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng thường xuyên
giáo viên tiểu học trong giai đoạn đổi mới giáo dục hiện nay ................................... 141
4.1.2. Nguyên tắc xây dựng các biện pháp ................................................................. 141
4.1.2.1. Đảm bảo tính khoa học và pháp lý ................................................................ 142
4.1.2.2. Đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ ................................................................ 142
4.1.2.3. Đảm bảo tính kế thừa, học tập kinh nghiệm quốc tế và trong nước ................ 142
4.1.2.4. Đảm bảo tính thực tiễn, khả thi ..................................................................... 143

4.2. Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học tại Thành
phố Hồ Chí Minh...................................................................................................................... 143
4.2.1. Nhóm biện pháp 1. Tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức cho đội GV
trong việc thực hiện mục tiêu BDTX ......................................................................... 144
4.2.1.1. Mục đích của nhóm biện pháp....................................................................... 144
4.2.1.2. Nội dung và cách thực hiện các biện pháp .................................................... 144
4.2.1.3. Điều kiện thực hiện........................................................................................ 146


xiv

4.2.2. Nhóm biện pháp 2. Quản lý các tác động của bối cảnh đến hoạt động BDTXGV
tiểu học tại TP.HCM ................................................................................................... 146
4.2.2.1. Mục đích của nhóm biện pháp...................................................................... 146
4.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp .................................................. 146
4.2.2.3. Điều kiện thực hiện........................................................................................ 149
4.2.3. Nhóm biện pháp 3. Quản lý đầu vào của hoạt động bồi dưỡng thường xuyên
giáo viên tiểu học tại Thành phố Hồ Chí Minh .......................................................... 149
4.2.3.1. Mục đích của nhóm biện pháp....................................................................... 149
4.2.3.2. Nội dung và cách thực hiện các biện pháp .................................................... 149
4.2.3.3. Điều kiện thực hiện........................................................................................ 152
4.2.4. Nhóm biện pháp 4. Quản lý quá trình BDTX GV tiểu học tại TP.HCM trên cơ
sở phát huy vai trị của Tổ chun mơn...................................................................... 152
4.2.4.1. Mục đích của nhóm biện pháp....................................................................... 152
4.2.4.2. Nội dung và cách thực hiện các biện pháp .................................................... 152
4.2.4.3. Điều kiện thực hiện........................................................................................ 161
4.2.5. Nhóm biện pháp 5. Đổi mới đánh giá kết quả đầu ra của hoạt động bồi dưỡng
thường xuyên giáo viên tiểu học tại thành phố Hồ Chí Minh .................................... 162
4.2.5.1. Mục đích của nhóm biện pháp....................................................................... 162
4.2.5.2. Nội dung và cách thực hiện các biện pháp .................................................... 162

4.2.5.3. Điều kiện thực hiện........................................................................................ 164
4.2.6. Mối quan hệ giữa các nhóm biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng thường
xuyên giáo viên tiểu học tại Thành phố Hồ Chí Minh ............................................... 164
4.3. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động
bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học tại Thành phố Hồ Chí Minh .................166
4.3.1. Mục đích khảo nghiệm ................................................................................... 166
4.3.2. Các bước khảo nghiệm ..................................................................................... 167
4.3.3. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý
hoạt động BDTXGV tiểu học theo hướng tiếp cận mơ hình CIPO tại Thành phố Hồ
Chí Minh. .................................................................................................................... 167
4.4. Thực nghiệm biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng thường xuyên giáo viên
tiểu học theo hướng tiếp cận CIPO tại Thành phố Hồ Chí Minh ............................... 177


xv

4.4.1. Mục đích của thực nghiệm biện pháp............................................................... 178
4.4.2. Giả thuyết thực nghiệm .................................................................................... 178
4.4.3. Giới hạn thực nghiệm biện pháp ...................................................................... 178
4.4.4. Thiết kế nội dung thực nghiệm ......................................................................... 179
4.4.4.1. Nội dung và cách tiến hành thực nghiệm ...................................................... 179
4.4.4.2. Cách thức đánh giá kết quả thực nghiệm ...................................................... 181
4.4.5. Tổ chức thực nghiệm ........................................................................................ 182
4.5. Kết quả thực nghiệm ........................................................................................................183
4.5.1. Thông tin về đối tượng tham gia thực nghiệm tại trường tiểu học X. .............. 184
4.5.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm công tác chỉ đạo các Tổ chuyên môn ứng dụng
công nghệ thông tin và truyền thông trong hoạt động bồi dưỡng thường xuyên giáo
viên tại đơn vị ............................................................................................................. 185
4.5.3. Đánh giá mức độ hiệu quả và mức độ khả thi của hoạt động bồi dưỡng thường
xuyên giáo viên thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thơng trên cơ

sở phát huy vai trị của Tổ chuyên môn...................................................................... 189
Tiểu kết chương 4 .....................................................................................................................190
KẾT LUẬN ............................................................................................................................... 191
KHUYẾN NGHỊ ...................................................................................................................... 193
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 195


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng tiếp tục nhấn mạnh: “Phát triển
giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam
theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế,
trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên (GV) và cán bộ
quản lý là khâu then chốt” (Đảng cộng sản Việt Nam, 2011). Ủy ban quốc tế về giáo
dục thế kỷ XXI của UNESCO (1996) đã khẳng định: “thầy giáo là yếu tố quyết định
hàng đầu đối với chất lượng giáo dục (Bộ GD&ĐT, 2009). Vì vậy, để phát triển nền
giáo dục thì trước tiên phải phát triển đội ngũ GV đảm bảo cả số lượng và chất
lượng”. Điều 14 và 15 Luật Giáo dục cũng đã xác định nhà giáo giữ vai trò quyết định
trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục (Quốc hội, 2019).
Bậc tiểu học là bậc học có ý nghĩa rất quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc
dân, bước đầu tạo cơ sở nền tảng cho việc hình thành và phát triển tồn diện nhân
cách của con người, tạo nền móng vững chắc cho các bậc học tiếp theo. Để thực hiện
thành công đổi mới giáo dục phổ thông trong giai đoạn hiện nay, mỗi GV tiểu học
phải không ngừng trau dồi phẩm chất đạo đức và thường xuyên tự bồi dưỡng, rèn
luyện, cập nhật kiến thức và kỹ năng để có thể đảm đương nhiệm vụ của người GV
tiểu học. Năng lực đội ngũ GV không chỉ được trau dồi trong các trường sư phạm và
cần được bồi dưỡng thường xuyên trong suốt cuộc đời. Bởi vì, hoạt động bồi dưỡng
thường xun (BDTX) GV chính là q trình biến đổi, trang bị, cập nhật, nâng cao kiến

thức, kỹ năng làm việc sau quá trình đào tạo một cách đều đặn, liên tục nhằm bổ sung
nghiệp vụ còn thiếu hụt cho GV, đáp ứng yêu cầu của ngành và mong muốn của toàn xã
hội trong giai đoạn mới đồng thời giúp cho họ có được một tầm hiểu biết tồn diện và
các năng lực thích ứng với đối tượng nghề nghiệp thường xuyên biến động. Như vậy, để
thực hiện thành công nhiệm vụ quan trọng này thì hoạt động tự bồi dưỡng, bồi dưỡng
thường xun đóng vai trị đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên, trong thực tiễn, hoạt động
BDTX cho đội ngũ GV tiểu học cũng còn bộc lộ những hạn chế nhất định cần khắc
phục. Có thể nói hiện nay hoạt động BDTX chưa thực sự được chú trọng và đầu tư, cịn
nặng về đối phó, thiên lý thuyết. Các khâu tổ chức, triển khai thực hiện và đánh giá hoạt
động BDTX ở nhiều nơi không đạt được kết quả như mong đợi mà ngược lại trở thành


2

áp lực đối với đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý. Hiện nay, chương trình GDPT mới ở
bậc tiểu học được xây dựng theo mơ hình phát triển năng lực, thông qua những kiến
thức cơ bản, thiết thực, hiện đại và các phương pháp tích cực hóa hoạt động của người
học. Bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo viên, cán bộ quản lý theo chuẩn nghề nghiệp,
trong đó có mơt số năng lực cốt lõi để thực hiện Chương trình giáo dục phổ thơng mới
như năng lực dạy học tích hợp, tổ chức các hoạt động trải nghiệm, kiểm tra đánh giá
học sinh theo năng lực là hết sức cần thiết. Chính vì vậy, hoạt động BDTX GV tiểu
học chỉ đạt được hiệu quả như mong muốn nếu được quản lý theo một lý thuyết khoa
học, phù hợp với thực tiễn hoạt động BDTXGV tiểu học. Bởi vì quản lý chính là sự
tác động có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý cùng với việc huy
động được các nguồn lực thực hiện hoạt động nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.
Trên thực tế, chất lượng, hiệu quả của việc BDTX cho GV phụ thuộc vào nhiều
yếu tố: Người học, người dạy, chương trình bồi dưỡng, phương pháp, hình thức tổ
chức, điều kiện thời gian và CSVC, các chính sách… Trong đó cơng tác quản lý đóng
vai trị then chốt, cụ thể qua vai trị hướng dẫn, chỉ đạo, giám sát, kiểm sốt chất lượng
bồi dưỡng. Hiện nay, hiệu trưởng trường tiểu học được tự chủ, tự chịu trách nhiệm

để vừa đảm bảo các yêu cầu chung của giáo dục phổ thông, vừa phù hợp với điều
kiện thực tế của nhà trường và đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thơng
hiện nay. Các trường tiểu học có thể linh hoạt, chủ động, sáng tạo những hình thức
bồi dưỡng để nâng hiệu quả cơng tác này nhằm phát huy vai trị, trách nhiệm quản lý
của mình trong việc kết hợp quản lý hoạt động BDTX với công tác quản lý hoạt
động giảng dạy của GV các trường tiểu học.
Cùng với sự nỗ lực của cả nước và ngành GD&ĐT để đổi mới căn bản và toàn diện
giáo dục. Bộ GD&ĐT và cơ quan quản lý giáo dục các cấp đã đặc biệt quan tâm tới hoạt
động BDTXGV nói chung và GV tiểu học nói riêng thơng qua việc ban hành và thực hiện
nhiều văn bản pháp lý để hướng dẫn triển khai thực hiện hoạt động này. Gần đây nhất là
Thông tư 17/2019/TT-BGDĐT ngày 1/11/2019 về việc ban hành chương trình BDTX GV
cho các cơ sở giáo dục phổ thông (Bộ GD&ĐT, 2019). Tuy nhiên, việc triển khai công tác
quản lý hoạt động BDTXGV tiểu học trong thực tiễn còn gặp nhiều khó khăn. Trong thời
gian qua, thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã triển khai nhiều biện pháp quản lý hoạt
động BDTXGV tiểu học, nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ GV tiểu học, đáp


3

ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. Việc quản lý hoạt động BDTXGV tiểu học được
giao cho hiệu trưởng đơn vị trực tiếp thực hiện, tạo điều kiện trong quản lý tinh gọn, giám
sát kĩ và sâu hơn. Tuy nhiên do tại đơn vị còn rất nhiều hoạt động khác nên ở một số trường
hiệu trưởng quản lý hoạt động BDTX chưa hiệu quả, ảnh hưởng đến sự phát triển trong đội
ngũ GV cũng như của nhà trường. Một bộ phận cán bộ quản lý chưa nhận thức đầy đủ tầm
quan trọng của BDTX nhằm nâng cao năng lực nghề nghiệp, khắc phục những yếu kém về
chuyên môn nghiệp vụ cho nên chưa có sự quan tâm, chỉ đạo cụ thể cũng như đầu tư thỏa
đáng về nguồn lực, cơ sở vật chất, đội ngũ báo cáo viên và các điều kiện để thực hiện có
hiệu quả cơng tác này (Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, 2015). Do vậy, cần
tìm ra những lý thuyết tiếp cận hiện đại để xây dựng và triển khai các biện pháp quản lý
nâng cao chất lượng hoạt động BDTXGV tiểu học phù hợp đặc điểm, yêu cầu của TP.

HCM trong giai đoạn hiện nay.
Từ những lý do như trên, tác giả chọn đề tài “Quản lý hoạt động bồi dưỡng
thường xuyên giáo viên tiểu học tại Thành phố Hồ Chí Minh” là vấn đề khoa học có ý
nghĩa thực tiễn cấp thiết, góp phần cung cấp luận cứ khoa học cho các biện pháp nâng
cao hiệu quả quản lý hoạt động BDTXGV tiểu học hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, khảo sát và đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt
động BDTXGV tiểu học tại TP.HCM theo mơ hình CIPO, từ đó, đề xuất biện pháp quản
lý hoạt động BDTXGV tiểu học hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng bồi dưỡng GV
tiểu học trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT hiện nay.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Hoạt động bồi dưỡng GV tiểu học.
- Đối tượng nghiên cứu: Quản lý hoạt động BDTXGV tiểu học tại TP.HCM.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý hoạt động BDTXGV theo mơ hình CIPO
4.2. Phân tích thực trạng quản lý hoạt động BDTXGV tiểu học theo mơ hình
CIPO tại TP.HCM
4.3. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động BDTXGV tiểu học theo mơ hình
CIPO tại TP.HCM
4.4. Thực nghiệm một biện pháp quản lý hoạt động BDTXGV tiểu học theo mô


4

hình CIPO tại TP.HCM
5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
5.1. Câu hỏi nghiên cứu
5.1.1. Hoạt động BDTXGV tiểu học tại TP.HCM hiện nay như thế nào?
5.1.2. Công tác quản lý hoạt động BDTXGV tiểu học theo mô hình CIPO tại
TP.HCM hiện nay như thế nào?

- Cơng tác quản lý bối cảnh, quản lý đầu vào, quản lý quá trình, quản lý đầu ra
của hoạt động BDTXGV tiểu học tại TP.HCM hiện nay ra sao?
- Những nguyên nhân ảnh hưởng đến việc quản lý hoạt động BDTXGV tiểu học tại
TP.HCM hiện nay?
5.1.3. Những biện pháp nào giúp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động BDTXGV
ở trường tiểu học ở TP.HCM hiện nay?
5.2. Giả thuyết nghiên cứu
CIPO là một mơ hình quản lý hiện đại, phù hợp với công tác quản lý hoạt động
BDTX GV. Hiệu trưởng các trường tiểu học TP. HCM đã triển khai nhiều biện pháp
quản lý hoạt động BDTX GV, tuy nhiên, chưa tiếp cận theo mơ hình CIPO ở các yếu tố
quản lý bối cảnh, quản lý đầu vào, quản lý quá trình và quản lý kết quả đầu ra một cách
đồng bộ nên hoạt động BDTX GV chưa đạt những kết quả như mong đợi. Nếu triển
khai các biện pháp quản lý hoạt động BDTX GV tiểu học theo mơ hình CIPO phù hợp,
khả thi sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động BDTX GV tiểu học.
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động BDTXGV các trường
tiểu học công lập tại TP.HCM theo mơ hình CIPO. Hoạt động BDTXGV có nhiều
thành tố nhưng đề tài chỉ tập trung vào các thành tố về mục tiêu, nội dung, phương
pháp, hình thức, đánh giá kết quả bồi dưỡng.
Chủ thể quản lý hoạt động BDTXGV tiểu học gồm có Bộ GD&ĐT; Sở/Phịng
GD&ĐT; hiệu trưởng trường tiểu học.
6.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng khảo sát thực trạng quản lý hoạt động BDTXGV tiểu học gồm các cán
bộ quản lý (CBQL) phụ trách giáo dục tiểu học của Sở/Phòng GD&ĐT, CBQL, GV


5

trường tiểu học tại TP.HCM. Cụ thể đề tài đã tiến hành khảo sát tại một số trường tiểu

học tại quận 2 (4 trường), quận 3 (2 trường), quận 6 (3 trường), quận 9 (3 trường),
quận Bình Thạnh (2 trường), quận Gị Vấp (3 trường), quận Bình Tân (4 trường), quận
Thủ Đức (2 trường), và 2 huyện Nhà Bè (2 trường), huyện Hóc Mơn (2 trường).
Khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp đề xuất tại các quận
đã nghiên cứu thực trạng và thực nghiệm một biện pháp quản lý hoạt động BDTXGV
tiểu học tại 01 trường ở Thủ Đức, TP.HCM.
6.3. Thời gian thực hiện
Để khảo sát thực trạng, đề tài sử dụng các số liệu, dữ kiện được thu thập, nghiên
cứu trong giai đoạn 2018 - 2019, 2019 - 2020 và tiến hành thực nghiệm một biện pháp
quản lý trong năm học 2020 - 2021.
7. Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp tiếp cận
7.1.1. Tiếp cận hệ thống - cấu trúc
Phương pháp tiếp cận hệ thống - cấu trúc giúp tác giả phân tích được mối quan
hệ biện chứng giữa các thành tố trong việc quản lý hoạt động BDTX, quản lý hoạt
động BDTX với chất lượng hoạt động BDTX GV.
Vì vậy, khi nghiên cứu việc quản lý hoạt động BDTXGV tiểu học cần xem xét
một cách có hệ thống mối liên hệ biện chứng giữa các yếu tố cấu thành nên hoạt động
bồi dưỡng và quản lý hoạt động BDTXGV tiểu học tại TP.HCM. Đồng thời, xem xét sự
tác động qua lại giữa quản lý hoạt động BDTXGV với quản lý các hoạt động dạy học,
giáo dục khác trong trường tiểu học nhằm tìm ra mối liên hệ giữa chúng; từ đó xây
dựng các biện pháp phù hợp, hiệu quả cho sự phát triển của nhà trường.
7.1.2. Tiếp cận lịch sử - logic
Phương pháp tiếp cận lịch sử - logic là thông qua các nguồn tư liệu để nghiên cứu
về hoạt động bồi dưỡng GV và quản lý hoạt động BDTXGV qua các giai đoạn lịch sử
khác nhau, trong nước và ngồi nước để đánh giá và nhìn nhận vấn đề. Từ đó giúp tác
giả nghiên cứu thực trạng hoạt động BDTX GV trong nhà trường tiểu học tại TP.HCM
ở những thời gian, khơng gian với những điều kiện hồn cảnh cụ thể để đề xuất những
biện pháp quản lý hoạt động này tại địa phương có hiệu quả.



6

7.1.3. Tiếp cận CIPO
CIPO là mơ hình đảm bảo chất lượng các cơ sở giáo dục, được các nhà nghiên
cứu về giáo dục đánh giá là mơ hình q trình giáo dục tồn diện. Việc tiếp cận mơ
hình CIPO là tiếp cận quản lý theo quá trình nhằm tăng cường hiệu quả của tinh thần
PDCA trong suốt quá trình quản lý, chú trọng chất lượng kết quả đầu ra. Vì thế, luận
án vận dụng mơ hình CIPO nhằm tạo nên một quá trình quản lý hoạt động BDTXGV
tiểu học tại TP.HCM một cách xuyên suốt, được kiểm soát từ đầu vào, quá trình, đến
kết quả đầu ra và quan tâm những yếu tố của bối cảnh để cải tiến, tối ưu hóa phương
thức quản lý nhằm tăng hiệu quả hoạt động BDTX GV tiểu học hiện nay.
7.2. Phương pháp nghiên cứu
7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Mục đích: nghiên cứu kết quả của các cơng trình trong nước và ngồi nước đã được
công bố về những vấn đề liên quan đến hoạt động BDTX, quản lý hoạt động BDTX GV.
Xây dựng công cụ nghiên cứu, cơ sở lý luận, khung lý thuyết cho đề tài luận án
Nội dung: Phân tích, tổng hợp, so sánh, hệ thống hóa, khái quát hóa nội dung cơ
bản, trọng tâm từ một số tài liệu liên quan đến vấn đề bồi dưỡng, BDTX, quản lý hoạt
động BDTX GV
Cách thức thực hiện:
- Tham khảo, nghiên cứu tài liệu, văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, ngành
giáo dục về chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo, về định hướng xây dựng, phát
triển đội ngũ nhà giáo và về hoạt động BDTX, quản lý hoạt động BDTX GV.
- Nghiên cứu những tài liệu, tác phẩm, cơng trình nghiên cứu trong nước và
nước ngồi về khoa học quản lý, các mơ hình quản lý, về hoạt động BDTX, quản lý
hoạt động BDTX GV và xây dựng khung lý thuyết, công cụ cho đề tài nghiên cứu
7.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra bảng hỏi
Mục đích: nhằm thu thập thơng tin về thực trạng hoạt động BDTX GV, thực

trạng quản lý hoạt động BDTX GV, tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất
theo mơ hình CIPO
Nội dung: bảng hỏi khảo sát tập trung đánh giá những vấn đề liên quan đến thực
trạng hoạt động BDTX, quản lý hoạt động BDTX GV tiểu học tại TP.HCM theo mô


7

hình CIPO, cũng như tìm hiểu về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất.
Cách thực hiện: xây dựng mẫu phiếu khảo sát về thực trạng quản lý hoạt động
BDTX; phiếu khảo sát tính cần thiết và khả thi dành cho GV và cán bộ quản lý trường
tiểu học tại TP.HCM.
- Phương pháp phỏng vấn
Mục đích: nhằm thu thập thông tin để xây dựng bảng hỏi điều tra sơ bộ về thực
trạng quản lý hoạt động BDTX GV tiểu học tại TP.HCM. Bên cạnh, tác giả phân tích,
đối chiếu với số liệu định lượng thu được từ kết quả định lượng qua bảng hỏi điều tra
một cách đầy đủ và khách quan hơn.
Nội dung: để tìm hiểu thêm về thực trạng quản lý hoạt động BDTX GV tiểu học
tại TP.HCM theo mơ hình CIPO
Cách thực hiện: xây dựng mẫu phiếu phỏng vấn bán cấu trúc về những vấn đề
liên quan đến thực trạng quản lý hoạt động BDTXGV dựa trên các câu hỏi nghiên cứu
của đề tài. Gặp gỡ, trao đổi với một số cán bộ quản lý và GV các vấn đề có liên quan
đến luận án.
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
Mục đích: tìm hiểu, phân tích những sản phẩm, tài liệu có liên quan đến cơng tác
quản lý hoạt động BDTXGV tiểu học tại TP.HCM để phân tích và đánh giá tính thực tiễn

và tính khả thi phù hợp với tình hình quản lý hoạt động BDTX GV tiểu học hiện nay.
Nội dung: nghiên cứu những kế hoạch, báo cáo kết quả thực hiện BDTX, quản lý
hoạt động BDTX của Sở/Phòng GD&ĐT; của nhà trường tiểu học; những kế hoạch,

sổ ghi chép, bài kiểm tra các chuyên đề BDTX của GV.
Cách thực hiện: Thông qua việc tham gia hoạt động nghiên cứu thực tế tại các

trường tiểu học, tác giả trao đổi, ghi chép, thu thập mẫu sản phẩm từ đó tổng hợp
và phân tích các báo cáo liên quan đến hoạt động BDTXGV nhằm phân tích thực
trạng khách quan, đa dạng và có hướng đề xuất biện pháp hiệu quả.
- Phương pháp thực nghiệm
Mục đích: để chứng minh giả thuyết khoa học, đánh giá tính hiệu quả của hoạt
động BDTX GV theo mơ hình CIPO.
Nội dung: Tăng cường đổi mới quản lý hoạt động BDTXGV tiểu học tại TP.HCM.
Cách thực hiện: tổ chức thực nghiệm một nội dung quản lý quản lý hoạt động


8

BDTXGV tiểu học tại TP.HCM trên cơ sở phát huy vai trị của tổ chun mơn theo
mơ hình CIPO.
7.2.3. Phương pháp xử lý dữ liệu nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp xử lý dữ liệu định lượng nhằm mô tả, so sánh và liên hệ
các dữ liệu trong kết quả điều tra.
+ Thống kê mô tả: thể hiện qua biểu diễn dữ liệu: Bảng đồ, biểu đồ, tổng hợp dữ liệu.
+ Xem xét độ tin cậy của thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha
+ Phân tích hồi quy và kiểm định sự phù hợp của mơ hình nhằm xác định các
nhân tố ảnh hưởng đến việc quản lý hoạt động quản lý hoạt động BDTXGV tiểu học.
Từ đó đề xuất những biện pháp phù hợp trong việc quản lý hoạt động BDTXGV tiểu
học đáp ứng yêu cầu giáo dục tại TP.HCM.
+ Phân tích T-Test, Anova, Chi-Square để xác định sự khác biệt trong việc đánh giá
hoạt động quản lý hoạt động BDTXGV tiểu học tại TP.HCM ở các biến số nhân khẩu học.
- Sử dụng phương pháp nghiên cứu dữ liệu định tính để để thăm dị, tìm hiểu ý
kiến, quan điểm nhằm tìm ra các vấn đề. Ngồi ra, phương pháp này cịn có thể được

sử dụng để phát hiện các xu hướng và giải thích kết quả của cuộc khảo sát và có thể
đo lường được độ chính xác của thơng tin định lượng.
8. Những luận điểm bảo vệ
- Hiện nay việc quản lý hoạt động BDTX GV vẫn cịn nhiều khó khăn và chưa
đạt được hiệu quản mong muốn. Có thể vận dụng mơ hình CIPO để xây dựng khung
lý thuyết nhằm khắc phục những khó khăn, bất cập trong quản lý hoạt động BDTXGV
tiểu học tại TP.HCM.
- Biện pháp vận dụng mơ hình CIPO trong quản lý hoạt động BDTXGV tiểu học
được đề xuất phù hợp với thực tiễn giáo dục ở TP.HCM. Nếu áp dụng một cách đồng
bộ, có hệ thống các biện pháp quản lý sẽ nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động
BDTXGV tại TP.HCM hiện nay.
9. Đóng góp của luận án
9.1. Về lý luận
Luận án đã phát triển được quy trình vận dụng mơ hình CIPO trong việc quản
lý hoạt động BDTXGV với các đặc trưng của hoạt động bồi dưỡng GV ở trường tiểu
học ở các nội dung quản lý trên các mặt: quản lý đầu vào; quản lý quá trình; quản lý


9

kết quả đầu ra; tác động của bối cảnh đến quản lý hoạt động BDTXGV ở các trường
tiểu học tại TP.HCM.
9.2. Về thực tiễn
- Phân tích những bất cập và nguyên nhân trong việc quản lý hoạt động
BDTXGV tiểu học ở TP.HCM về: quan điểm, nhận thức, động cơ BDTX; mục tiêu
bồi dưỡng; nội dung và hình thức tổ chức BDTX; kiểm tra, đánh giá kết quả BDTX.
- Đề xuất các nhóm biện pháp quản lý hoạt động BDTXGV tiểu học nhằm nâng
cao hiệu quả quản lý hoạt động BDTXGV tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
trong giai hiện nay tại TP.HCM.
10. Cấu trúc của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo và danh mục các cơng
trình khoa học đã cơng bố thì luận án có kết cấu 4 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động bồi dưỡng thường xuyên giáo viên
tiểu học.
Chương 2. Thiết kế và thực hiện nghiên cứu về quản lý hoạt động bồi dưỡng
thường xuyên giáo viên tiểu học tại thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 3. Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu
học tại thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 4. Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu
học tại thành phố Hồ Chí Minh theo mơ hình CIPO


10

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG
THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN TIỂU HỌC
1.1. Tổng quan về nghiên cứu vấn đề
Nguồn lực đội ngũ nhà giáo là nguồn vốn quý giá, là tiềm năng và đồng thời là
nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giáo dục của một quốc gia. Vì vậy, muốn
xây dựng đội ngũ nhà giáo đảm bảo về số lượng, trình độ đào tạo; hợp lý cơ cấu; có
phẩm chất đạo đức; năng lực chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thì
việc đào tạo, bồi dưỡng phát triển đội ngũ ln là một u cầu cấp thiết.
Ở nước ngồi cũng như tại Việt Nam, hầu hết các trường học đều quan tâm đến
việc nâng cao kỹ năng giảng dạy, kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục cho GV
thông qua việc tiếp cận và phát triển các chương trình đào tạo và bồi dưỡng nghề
nghiệp. Bên cạnh đó, việc hỗ trợ GV thông qua các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng,
BDTX và quản lý các hoạt động trên luôn được đặt lên hàng đầu. Vấn đề bồi dưỡng
phát triển nguồn nhân lực nói chung và bồi dưỡng, BDTXGV; quản lý hoạt động bồi
dưỡng GV đã có nhiều tác giả trong nước và ngồi nước nghiên cứu. Nhìn chung, có

thể khái quát ở những hướng nghiên cứu cụ thể như sau:
1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài
Việc nghiên cứu về khoa học quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nguồn nhân lực
đã được nhiều tác giả ở nước ngoài quan tâm được khái quát qua các hướng nghiên cứu
như sau:
1.1.1.1. Nghiên cứu về hoạt động đào tạo, bồi dưỡng giáo viên
Từ thập niên 50 của thế kỷ XX, giáo dục thế giới đã chuyển từ mơ hình “GV là
trung tâm” sang mơ hình “học sinh là trung tâm”. Trong giai đoạn này, quan điểm đào
tạo GV cũng có những chuyển biến nhất định. Điều này được tác giả David Warwich
(1987) đề cập đến trong cuốn sách “The Modular Curriculum”( tạm dịch: giáo trình về
mơ đun). Cơng trình “Peut-Onformer les Enseignants?”(tạm dịch: chúng ta có thể đào
tạo giáo viên không?) của tác giả người Pháp Develay, Michel (1994) đã lý giải việc
đào tạo GV không chỉ dựa trên hoạt động của người thầy mà cịn đó cịn là vai trò của
người học. Người GV phải giúp cho người học phát huy được năng lực của mình.
Những vấn đề tác giả trình bày trong cơng trình này đến nay vẫn là cơ sở lý luận cho


×