Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Phân tích năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần may tây sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.41 MB, 113 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

NGUYỄN THANH HẢI

PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
CƠNG TY CP MAY TÂY SƠN

Ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 8340101

Ngƣời hƣớng dẫn: TS. NGUYỄN THỊ HẠNH


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả
trong luận văn này là trung thực và chƣa từng đƣợc ai cơng bố trong bất kỳ
cơng trình nào.
Tơi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ trong quá trình thực hiện luận
văn đã đƣợc cảm ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đƣợc ghi rõ
nguồn gốc.
Bình Định, ngày 18 tháng 9 năm 2021
Tác giả luận văn

Nguyễn Thanh Hải


LỜI CẢM ƠN
Để có đƣợc kết quả nghiên cứu và hoàn thành luận văn này, trong thời
gian thực hiện đề tài, tôi luôn nhận đƣợc sự giúp đỡ của nhà trƣờng, q thầy
cơ, gia đình, bạn bè cũng nhƣ các đồng nghiệp tại Công ty CP May Tây Sơn.


Trƣớc hết, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến ngƣời trực tiếp
hƣớng dẫn tôi là TS. Nguyễn Thị Hạnh đã tận tình giúp đỡ tơi trong suốt q
trình thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn các thầy cô Trƣờng Đại học Quy Nhơn đã tận
tâm và nhiệt tình giảng dạy tơi trong suốt thời gian học cao học tại trƣờng và
xin gửi lời biết ơn đến gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã tạo điều kiện về
thời gian, động viên tinh thần và giúp đỡ để tơi hồn thành đề tài tốt nghiệp
của mình.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các đồng nghiệp tại Công ty CP May
Tây Sơn đã cung cấp thông tin và số liệu để giúp tôi thực hiện đề tài, cám ơn
các nhà quản trị Công ty và cô Nguyễn Thị Hạnh đã quan tâm và tham gia
nhiệt tình các cuộc phỏng vấn chun gia để tơi hồn thiện đề tài.
Một lần nữa tơi xin chân thành cảm ơn!
Bình Định, ngày 18 tháng 9 năm 2021
Tác giả luận văn

Nguyễn Thanh Hải


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................... 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài ................................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................... 4
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 4

5. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................ 5
6. Kết cấu của đề tài nghiên cứu................................................................. 6
CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ
PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP ........... 7
1.1. KHÁI QUÁT VỀ CẠNH TRANH...................................................... 7
1.1.1. Khái niệm cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh .................................. 7
1.1.2. Vai trò của cạnh tranh trong kinh doanh ...................................... 9
1.2. NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP................... 12
1.2.1. Khái niệm năng lực canh tranh của doanh nghiệp ..................... 12
1.2.2. Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ..... 14
1.3. PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH
NGHIỆP ................................................................................................... 15
1.3.1. Khái niệm phân tích năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ...... 15
1.3.2. Ý nghĩa của việc phân tích năng lực cạnh tranh trong kinh doanh....16
1.3.3. Các mơ hình phân tích năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp .. 16


1.3.4. Quy trình, các phƣơng pháp và kỹ thuật hỗ trợ trong phân tích
năng lực cạnh tranh doanh nghiệp ........................................................ 23
CHƢƠNG 2. PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CƠNG TY
CỔ PHẦN MAY TÂY SƠN .......................................................................... 35
2.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
SẢN PHẨM MAY MẶC ......................................................................... 35
2.1.1. Một số khái niệm trong sản xuất và kinh doanh ngành may ...... 35
2.1.2. Đặc điểm nhu cầu trang phục, sản phẩm, công nghệ và thị
trƣờng sản phẩm may mặc.................................................................... 36
2.2. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CP MAY TÂY SƠN ... 45
2.2.1. Thông tin khái quát về doanh nghiệp ......................................... 45
2.2.2. Quá trình hình thành và phát triển .............................................. 46
2.2.3. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty.......................................... 47

2.2.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị và nhân sự ............................... 48
2.2.5. Sản phẩm, thị trƣờng và công nghệ sản xuất .............................. 54
2.2.6. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 2016 - 2020 .....56
2.2.7. Mơi trƣờng bên ngồi ................................................................. 58
2.3. PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CP
MAY TÂY SƠN....................................................................................... 63
2.3.1. Xác định mục tiêu phân tích năng lực cạnh tranh của Cơng ty .. 64
2.3.2. Lựa chọn mơ hình phân tích ....................................................... 64
2.3.3. Xác định nguồn dữ liệu phân tích .............................................. 65
2.3.4. Thu thập và xử lý thông tin ........................................................ 66
2.3.5. Đánh giá các chỉ tiêu .................................................................. 66
2.3.6. Lập bảng đánh giá tổng hợp ....................................................... 73
CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CP MAY TÂY SƠN ............................... 79


3.1. CÁC CĂN CỨ CỦA GIẢI PHÁP .................................................... 79
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA CÔNG TY CP MAY TÂY SƠN GIAI ĐOẠN 2021-2025 ............ 79
3.2.1. Các giải pháp về nguồn lực cạnh tranh ...................................... 79
3.2.2. Các giải pháp về hoạt động cạnh tranh....................................... 81
3.2.3. Các giải pháp nâng về hiệu quả cạnh tranh ................................ 82
KẾT LUẬN .................................................................................................... 84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 85
PHỤ LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (bản sao)


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CP


Cổ phần

TS

Tài sản

TSCĐ

Tài sản cố định

TSLĐ

Tài sản lƣu động

NPL

Nguyên phụ liệu

CCDC

Công cụ dụng cụ

SX

Sản xuất

R&D

Nghiên cứu và phát triển


TP

Thành phẩm

KHKT

Khoa học kỹ thật


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. 1. Thang đo mức độ quan trọng trong so sánh cặp ........................... 33
Bảng 1. 2. Bảng tra giá trị RI theo số lƣợng tiêu chí (N) ............................... 34
Bảng 2. 1. Thống kê lao động của Công ty giai đoạn 2018-2020 .................. 53
Bảng 2. 2. Thị trƣờng các sản phẩm may của Công ty ................................... 55
Bảng 2. 3. Bảng kết quả kinh doanh của Công ty giai đoạn 2018-2020 ........ 57
Bảng 2. 4. Bảng điểm đánh giá cơ sở hạ tầng, trang thiết bị kỹ thuật và
công nghệ ................................................................................... 67
Bảng 2. 5. Bảng đánh giá năng lực tài chính .................................................. 68
Bảng 2. 6. Bảng đánh giá nhân lực ................................................................. 68
Bảng 2. 7. Bảng đánh giá các giá trị vơ hình .................................................. 69
Bảng 2. 8. Bảng đánh giá hoạt động đảm bảo chất lƣợng .............................. 70
Bảng 2. 9. Bảng đánh giá năng suất lao động ................................................ 70
Bảng 2. 10. Bảng đánh giá năng lực hoạt động tài chính ............................... 71
Bảng 2. 11. Bảng đánh giá thị phần của doanh nghiệp .................................. 72
Bảng 2. 12. Bảng đánh giá suất sinh lợi ......................................................... 72
Bảng 2. 13. Bảng đánh giá chất lƣợng môi trƣờng sinh thái .......................... 73
Bảng 2. 14. Ma trận so sánh cặp (AHP) ......................................................... 74
Bảng 2. 15. Ma trận so sánh cặp chuẩn hóa ................................................... 75
Bảng 2. 16. Ma trận trọng số .......................................................................... 75

Bảng 2. 17. Vector tổng trọng số và vector nhất quán ................................... 76
Bảng 2. 18. Mức độ quan trọng của các tiêu chí đánh giá.............................. 77
Bảng 2. 19. Ma trận CPM cho sản phẩm gia công bộ Veston trên thị
trƣờng Tây Âu ............................................................................ 77


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1. 1. Mơ hình Kim cƣơng của M.Porter ................................................ 20
Hình 1. 2. Mơ hình phân tích năng lực cạnh tranh APP của Buckley và ctg
(1988) ........................................................................................... 21
Hình 1. 3. Cơng thức xác định năng lực cạnh tranh theo mơ hình APP ......... 22
Hình 1. 4. Mơ hình dự kiến sử dụng cho phân tích năng lực cạnh tranh
của Cơng ty CP May Tây Sơn ...................................................... 27
Hình 2. 1. Sơ đồ quy trình cơng nghệ sản xuất hàng may mặc ...................... 38
Hình 2. 2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định tiêu dùng của ngƣời Việt
Nam .............................................................................................. 42
Hình 2. 3. Phƣơng thức sản xuất hàng may mặc của các doanh nghiệp Việt
Nam .............................................................................................. 43
Hình 2. 4. Tịa nhà hành chính của Cơng ty CP May Tây Sơn ...................... 46
Hình 2. 5. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của Cơng ty .................................... 48
Hình 2. 6. Hình ảnh một số sản phẩm chính của Cơng ty .............................. 54
Hình 2. 7. Cơng đoạn ráp nối sản phẩm đồng phục bảo hộ lao động ............. 56
Hình 2. 8. Biểu đồ năng lực cạnh tranh của Công ty và các đối thủ chủ yếu . 78
Hình 2. 9. Cơng đoạn ráp nối sản phẩm đồng phục bảo hộ lao động ............. 78


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Ngành may mặc là ngành kinh doanh có nhiều tiềm năng. Quy mơ dân số
lớn và cơ cấu dân số trẻ nên nhu cầu đối với sản phẩm may mặc lớn và có xu
hƣớng tăng nhanh. Bên cạnh đó sản phẩm may mặc của Việt Nam còn đƣợc
xuất khẩu sang nhiều nƣớc trong khu vực và trên thế giới, giá trị kim ngạch
xuất khẩu ngành may mặc đứng thứ 2 cả nƣớc trong nhiều năm liền. Hiện nay,
trong cả nƣớc có hơn 2,7 triệu công nhân đang làm việc tại gần 7.000 doanh
nghiệp may mặc [4]. Điều nay mở ra nhiều cơ hội để phát triển ngành may
mặc thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tƣ kinh doanh song cũng đặt ra cho các
doanh nghiệp may mặc VN trƣớc nhiều thách thức, khó khăn trong cạnh tranh
ở thị trƣờng trong nƣớc và nƣớc ngồi.
Cơng ty CP May Tây Sơn tại thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn, tỉnh
Bình Định có nhà máy hiện đại với 15 dây chuyền may, sử dụng 1.200 lao
động. Công ty chuyên sản xuất các sản phẩm quần áo thời trang, đồng phục,
quần áo trẻ em, quần áo công sở, … Mức doanh thu bình quân đạt
7.860.000USD/năm. Trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay, để tồn tại và phát
triển, Công ty CP May Tây Sơn cần phân tích năng lực cạnh tranh, trên cơ sở
đó lựa chọn lợi thế cạnh tranh phù hợp cũng nhƣ xây dựng các chiến lƣợc
chức năng phù hợp nhằm hiện thực hóa các lợi thế cạnh tranh để thành công
trên thị trƣờng.
Xuất phát từ nhu cầu có tính cấp thiết về nghiên cứu lý luận và thực
tiễn đó đó tơi đã lựa chọn đề tài “Phân tích năng lực cạnh tranh của Cơng
ty Cổ phần May Tây Sơn” để làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của
mình.


2
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Micheal Porter đƣợc cho là ngƣời đóng góp nhiều cho hoạt động
nghiên cứu năng lực cạnh tranh trên thế giới ở nhiều phạm vi : doanh nghiệp,
ngành, quốc gia và toàn cầu. Theo Micheal Poter, năng lực cạnh tranh của

doanh nghiệp có thể hiểu là khả năng chiếm lĩnh thị trƣờng tiêu thụ các sản
phẩm cùng loại (hay sản phẩm thay thế) của cơng ty đó. Khả năng giành giật
và chiếm lĩnh thị trƣờng tiêu thụ cao cho thấy doanh nghiệp có năng lực cạnh
tranh cao. Micheal Porter không chỉ đề cập đến áp lực cạnh tranh từ các đối
thủ cạnh tranh trực tiếp mà còn mở rộng ra cả các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
và các sản phẩm thay thế. [51-57].
Các nghiên cứu của Chaharbaghi và Feurer (1994), Cantwell (2012) đã
cho thấy phân tích năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có ý nghĩa quan
trọng giúp xác định vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp, xác định các nhân tố
ảnh hƣởng quan trọng đến năng lực cạnh tranh, cung cấp cơ sở cho việc lựa
chọn chiến lƣợc cạnh tranh và xây dựng các chính sách phù hợp nhằm nâng
cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trƣờng [35], [36].
Các nghiên cứu của Chevassus-Lozza (2000), Rugman và Verbeke
(2003), Cantwell (2009), Dyer và Dyer (2011), Rugman, Oh và Lim (2011),
… cho thấy sự cần thiết phân tích và nghiên cứu các yếu tố có ảnh hƣởng
quan trọng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp [35] [38], [39][58],[59].
Các tác giả Buckley và ctg (1988), Kaplan và Norton (1992), Tully
(1993), Chaharbaghi và Feurer (1994), Rugman và Verdeke (1995), Kim và
Maubourgne (1997), Porter (2000), Shibayama (2000); Lall (2001), Strack và
Vilis (2002), Gelei (2004), … đã xây dựng và giới thiệu những mô hình phân
tích khác nhau giúp tập trung vào những yếu tố quan trọng trong phân tích
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ở các ngành công nghiệp khác nhau.
Đặc biệt là những nghiên cứu phân tích năng lực cạnh tranh của ngành may


3
nhƣ nghiên cứu của Datta và ctg (2004), Belbase và Kharel (2009),... [34],
[36]. [43], [45], [47], [54], [58], [62], [63], [64],
Ở Việt Nam, có các nghiên cứu hệ thống các học thuyết về doanh
nghiệp và cạnh tranh nhƣ nghiên cứu của Phan Thanh Tú và ctg (2018) [25],

hệ thống các phƣơng pháp và cơng cụ phân tích hỗ trợ hiệu quả cho việc phân
tích năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhƣ nghiên cứu của Võ Thị
Quỳnh Nga và Nguyễn Trƣờng Sơn (2013) [13], hoặc bàn về phƣơng pháp
xác định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam nhƣ nghiên cứu của
Nguyễn Viết Lâm (2014) [12]. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu ứng dụng phân
tích năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nhiều ngành nghề khác
nhau nhƣ nghiên cứu của Lê Xn Hịe (2007) phân tích và tìm giải pháp
nâng cao năng lực cạnh tranh của cơng ty cao su Bình Long [8], nghiên cứu
của Lê Lƣơng Huệ (2011) về nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Map
Pacific trong ngành nông dƣợc [8], nghiên cứu của Bùi Thị Sao, 2007 về năng
lực cạnh tranh của Tập đồn Bƣu chính viễn thơng ngành bƣu chính viễn
thơng [17],…
Ngành dệt may Việt Nam là ngành có mức độ cạnh tranh cao với nhiều
đối thủ cạnh tranh trong nƣớc và nƣớc ngồi. Nhiều phân tích về ngành dệt
may đã đƣợc thực hiện bởi các tác giả Bùi Văn Tốt (2014), Đỗ Quỳnh Chi
(2016), Nguyễn Quỳnh Hoa (2019), Trƣơng Thị Phúc Nguyên (2020), [4, 6,
8,18,] (BSC (2021).).
Về phân tích năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may đã có
nhiều nghiên cứu của các tác giả Đặng Thị Kim Thoa (2013) Đặng Thị Kim
Thoa và Nguyễn Kế Tuấn (2013), Võ Thị Quỳnh Nga (2014), Phạm Thị Linh
Chi (2015), Nguyễn Văn Phƣơng và ctg (2021) [3], [14], [18], [22], [23].
Là một doanh nghiệp may lớn ở tỉnh Bình Định, Cơng ty CP May Tây
Sơn đã có nhiều nỗ lực để từng bƣớc phát triển và cải thiện vị thế cạnh tranh


4
trên thị trƣờng [29]. Tuy nhiên, cho đến nay Công ty chƣa có những nghiên
cứu sâu để phân tích năng lực cạnh tranh của mình, tìm các giải pháp hiệu quả
nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty trên thị trƣờng các sản phẩm
may mặc. Là nhà quản trị cấp cao của Công ty, đƣợc học tập các kiến thức về

quản trị kinh doanh trong chƣơng trình thạc sĩ QTKD tại trƣờng Đại học Quy
Nhơn, tôi nhận thấy đây chính là khoảng trống nghiên cứu mà tơi quan tâm và
muốn tập trung khảo sát nghiên cứu cho Luận văn Thạc sĩ của mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích và nhiệm vụ chung
Phân tích và đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty CP May Tây
Sơn trên cơ sở đó đề xuất giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao năng lực
cạnh tranh của Cơng ty.
3.2. Mục đích và nhiệm vụ cụ thể
- Nghiên cứu, tổng hợp những lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh và
phân tích năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp;
- Phân tích và đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty CP
May Tây Sơn giai đoạn 2015-2020.
- Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty CP May
Tây Sơn đến 2025.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Năng lực cạnh tranh và các yếu tố cấu thành nên năng lực cạnh tranh của
Công ty CP May Tây Sơn.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: Nghiên cứu đƣợc tiến hành trong thời gian từ tháng 3/2021
đến 9/2021, các dữ liệu đƣợc thu thập phản ánh năng lực cạnh tranh của
Công ty CP May Tây Sơn trong 5 năm (2016-2020);


5
- Về không gian: tập trung nghiên cứu năng lực cạnh tranh của Công ty
CP May Tây Sơn trong sự so sánh với các đối thủ cạnh tranh chủ yếu.
- Giới hạn nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu năng lực cạnh tranh của
Công ty CP May Tây Sơn ở 3 khía cạnh nguồn lực cạnh tranh, các hoạt

động cạnh tranh và hiệu quả cạnh tranh. Năng lực cạnh tranh đƣợc xem
x t cụ thể đối với sản phẩm dịch vụ gia công bộ Veston ngƣời lớn, trên thị
trƣờng Tây Âu.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Chọn điểm nghiên cứu: Công ty CP May Tây Sơn
- Nguồn số liệu:
- Số liệu thứ cấp: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2020, niên giám
thống kê tỉnh Bình Định năm 2020; Số liệu đã công bố trên trang web của
Tổng cục Thống kê, của các Bộ ngành và cơ quan khác; Báo cáo của Công ty
CP May Tây Sơn; Báo cáo và trang web của các đối thủ cạnh tranh chỉ yếu;
Các bài viết trên các tạp chí uy tín.
- Số liệu sơ cấp, chọn nhóm các chuyên gia về quản trị và các chuyên gia
có kinh nghiệm trong ngành may mặc để khảo sát và thu thập số liệu.
- Các phƣơng pháp và kỹ thuật xử lý số liệu:
+ Phƣơng pháp thống kê mơ tả;
+ Phƣơng pháp phân tích tỉ lệ;
+ Phƣơng pháp sơ đồ hóa;
+ Phƣơng pháp phỏng vấn: Phỏng vấn online có sử dụng bản câu hỏi
chuẩn bị trƣớc để lấy ý kiến các chuyên gia;
+ Ma trận hình ảnh cạnh tranh (CPM) cho việc tổng hợp và đánh giá năng
lực cạnh tranh;
+ Kỹ thuật AHP để xác định mức độ quan trọng của các yếu tố đánh giá
năng lực cạnh tranh trong ma trận CPM.


6
6. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, phần nội dung của đề tài gồm 4 chƣơng:
Chƣơng 1 : Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh và phân tích nâng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp

Chƣơng 2 : Phân tích năng lực cạnh tranh của Cơng ty CP May Tây Sơn
Chƣơng 3 : Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của
Công ty CP May Tây Sơn


7

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ PHÂN
TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. KHÁI QUÁT VỀ CẠNH TRANH
1.1.1. Khái niệm cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh
1.1.1.1. Khái niệm cạnh tranh
Cạnh tranh là một thuật ngữ đƣợc sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác
nhau của đời sống xã hội và có khá nhiều cách hiểu khác nhau. Trong tiếng
Anh, thuật ngữ cạnh tranh (competition) có nghĩa là một trạng thái trong đó
một ngƣời đang cố gắng để tranh giành một thứ gì đó hoặc trở nên thành
công hơn một ngƣời khác. (Cambridge Dictionary).
Theo Từ điển Bách Khoa Việt Nam (1995), cạnh tranh là hoạt động
ganh đua giữa những ngƣời sản xuất hàng hóa, giữa các thƣơng nhân, các nhà
kinh doanh trong nền kinh tế thị trƣờng, bị chi phối bởi quan hệ cung - cầu
nhằm giành các điều kiện sản xuất tiêu thụ, thị trƣờng có lợi nhất. [28]
Các nhà nghiên cứu kinh tế chính trị học cũng rất quan tâm đến khái
niệm này và có nhiều cách định nghĩa khác nhau. Theo K. Marx (trong Marx
và Kautsky, 2013): "Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các
nhà tƣ bản nhằm dành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu
dùng hàng hóa để thu đƣợc lợi nhuận siêu ngạch". Trong khi đó, …. cạnh
tranh có thể xảy ra giữa những ngƣời sản xuất với ngƣời tiêu dùng (ngƣời sản
xuất muốn bán đắt, ngƣời tiêu dùng muốn mua rẻ); giữa ngƣời tiêu dùng với
nhau để mua đƣợc hàng rẻ hơn; giữa những ngƣời sản xuất để có những điều

kiện tốt hơn trong sản xuất và tiêu thụ. [48]
Theo Porter (1980); cạnh tranh là giành lấy thị phần, là tìm kiếm lợi
nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có. Kết quả


8
q trình cạnh tranh là sự bình qn hóa lợi nhuận trong ngành và theo đó giá
cả có thể giảm đi. Hiện nay cạnh tranh và hợp tác đan xen, song xu thế chính
là hợp tác [51]
Tóm lại, cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh chống lại các cá
nhân hay các nhóm, các lồi vì mục đích giành đƣợc sự tồn tại, sống còn,
giành đƣợc lợi nhuận, địa vị, sự kiêu hãnh, các phần thƣởng hay những
thứ khác.
1.1.1.2. Khái niệm lợi thế cạnh tranh
Năm 1985, thuật ngữ ―Lợi thế cạnh tranh‖ lần đầu đƣợc sử dụng chính
thức bởi Michael Porter (1985). Và, cho đến nay, có khá nhiều quan điểm
khác nhau về lợi thế cạnh tranh. [52]
Kay (1999) cho rằng, Một năng lực đặc biệt trở thành một lợi thế cạnh
tranh khi đƣợc áp dụng trong một ngành công nghiệp hoặc đƣợc đƣa ra một
thị trƣờng. [44]
Porter (1985) trình bày những ý tƣởng rõ ràng về lợi thế cạnh tranh
nhƣ:
- Lợi thế cạnh tranh nằm ở trung tâm hiệu quả của doanh nghiệp trên
thị trƣờng cạnh tranh;
- Lợi thế cạnh tranh là cách mà một doanh nghiệp đã áp dụng các chiến
lƣợc tổng quát vào thực tế;
- Lợi thế cạnh tranh về cơ bản gia tăng vƣợt trội giá trị mà một doanh
nghiệp có thể tạo ra cho ngƣời mua.
Theo Porter (1985), lợi thế cạnh tranh đƣợc phân thành hai loại cơ bản:
lợi thế chi phí thấp và lợi thế khác biệt hóa. Lợi thế chi phí thấp (cost

advantage) đạt đƣợc khi doanh nghiệp cung ứng những giá trị/tiện ích nhƣ các
đối thủ cảnh tranh nhƣng với chi phí thấp hơn. Lợi thế khác biệt
hóa (differentitation advantage) đạt đƣợc là khi doanh nghiệp cung ứng


9
những giá trị/tiện ích vƣợt trội hơn sản phẩm/dịch vụ các đối thủ cạnh tranh;
khác biệt ở đây là “một cái gì đó độc đáo, được khách hàng đánh giá cao hơn
việc đưa ra một mức giá thấp”. Ông cho rằng, một doanh nghiệp trở nên khác
biệt so với đối thủ cạnh tranh nếu doanh nghiệp đó tạo ra đƣợc một sản
phẩm/dịch vụ mà đối thủ không làm đƣợc, hoặc có đƣợc một nguồn tài
ngun mà đối thủ khơng có. Và, khách hàng đánh giá cao điều này và sẵn
sàng trả nhiều tiền hơn để có đƣợc sản phẩm/dịch vụ đó. [52]
Nhƣ vậy, có thể hiểu về bản chất, lợi thế cạnh tranh là năng lực đặc
biệt cho phép doanh nghiệp tạo ra giá trị cao hơn cho khách hàng của
doanh nghiệp cũng như mang lại lợi nhuận cao hơn cho doanh nghiệp.
1.1.2. Vai trò của cạnh tranh trong kinh doanh
1.1.2.1. Đối với doanh nghiệp
- Cạnh tranh đƣợc coi là sự sàng lọc để lựa chọn và đào thảỉ những
doanh nghiệp;
- Cạnh tranh tạo ra động lực cho sự phát triển của doanh nghiệp, thúc
đẩy doanh nghiệp tìm biện pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh;
- Cạnh tranh đòi hỏi doanh nghiệp phải phát triển marketing: nghiên
cứu thị trƣờng, xác định đƣợc nhu cầu thị trƣờng, ra quyết định sản xuất kinh
doanh, nâng cao các hoạt động dịch vụ cũng nhƣ công tác quảng cáo, khuyến
mãi, bảo hành,…
- Cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải áp dụng các thành tựu khoa
học kỹ thuật mới, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, tăng cƣờng công tác quản lý,
nâng cao trình độ tay nghề của cơng nhân… để đáp ứng nhu cầu thƣờng
xuyên thay đổi của ngƣời tiêu dùng qua đó làm cho doanh nghiệp ngày cành

phát triển hơn.
1.1.2.2. Đối với người tiêu dùng
- Khi có cạnh tranh, hàng hóa sẽ có chất lƣợng ngày càng tốt hơn, mẫu


10
mã đa dạng hơn, do đó ngƣời tiêu dùng có thể thoải mái, dễ dàng trong việc
lựa chọn các sản phẩm phù hợp với túi tiền và sở thích của mình.
- Cạnh tranh làm tăng lợi ích ngƣời tiêu dùng, thỏa mãn ngày càng tốt
hơn nhu cầu của họ nhờ bổ sung hoặc nâng cao các dịch vụ kèm theo.
1.1.2.3. Đối với nền kinh tế
- Cạnh tranh là môi trƣờng, là động lực thúc đẩy sự nghiệp phát triển
của mọi thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trƣờng, góp phần xóa bỏ độc
quyền, bất hợp lý, bất bình đẳng trong kinh doanh.
- Cạnh tranh đảm bảo thúc đẩy sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sự
phân công lao động xã hội ngày càng sâu sắc.
- Cạnh tranh thúc đẩy sự đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao của xã hội, kích thích nhu cầu phát triển, làm nảy sinh những nhu
cầu mới, góp phần nâng cao chất lƣợng đời sống xã hội và phát triển kinh tế
xã hội.
- Cạnh tranh làm nền kinh tế quốc dân vững mạnh, tạo năng lực cho
doanh nghiệp vƣơn ra thị trƣờng nƣớc ngoài.
- Cạnh tranh giúp các chủ thể trong nền kinh tế nhìn nhận đúng hơn về
kinh tế thị trƣờng, rút ra những bài học thực tiễn bổ sung vào lý luận kinh tế
thị trƣờng của nƣớc ta.
- Tuy nhiên, bên cạnh tranh những tác dụng tích cực, cạnh tranh cùng
làm, xuất hiện những hiện tƣợng tiêu cực nhƣ làm hàng giả, buôn lậu trốn
thuế,… gây ra sự bất ổn của thị trƣờng, làm thiệt hại đến lợi ích của nhà nƣớc
và của ngƣời tiêu dùng.
1.1.3. Phân loại cạnh tranh

1.1.3.1. Căn cứ vào chủ thể tham gia thị trường
- Cạnh tranh giữa ngƣời mua và ngƣời bán; Ngƣời bán muốn bán hàng
giả của mình với giá cao nhất, cịn ngƣời mua muốn mua hàng hóa của mình


11
với giá thấp nhất. Giá cả cuối cùng đƣợc hình thành sau quá trình thƣơng
lƣợng giữa 2 bên.
- Cạnh tranh giữa những ngƣời mua với nhau; Mức độ cạnh tranh phụ
thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị trƣờng. Khi cung nhỏ hơn cầu thì cuộc
cạnh tranh trở nên gay gắt, giá cả hàng hóa và dịch vụ sẽ tăng lên, ngƣời mua
phải chấp nhận giá cao để mua đƣợc hàng hóa mà họ cần.
- Cạnh tranh giữa ngƣời bán với nhau: Là cạnh tranh nhằm giành khách
hàng, thị trƣờng, và kết quả là giá cả giảm, có lợi cho ngƣời mua.
1.1.3.2. Căn cứ theo phạm vi kinh tế
- Cạnh tranh trong nội bộ ngành: Là cuộc cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp trong cùng 1 ngành, cùng sản xuất ra 1 loại hàng hóa hoặc dịch vụ.
Kết quả của cuộc cạnh tranh này là làm cho kỹ thuật phát triển.
- Cạnh tranh giữa các ngành: Là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
trong các ngành với nhau nhằm thu lợi nhuận cao nhất. Trong q trình này
có sự phân bổ vốn đầu tƣ một cách tự nhiên giữa các ngành, qua đó hình
thành tỷ suất lợi nhuận bình qn.
1.1.3.3. Căn cứ vào tính chất cạnh tranh
- Cạnh tranh hồn hảo (Perfect Cometiticon): Là hình thức cạnh tranh
giữa nhiều ngƣời bán trên thị trƣờng trong đó khơng có ngƣời nào có đủ ƣu
thế khống chế giá cả thị trƣờng. Các sản phẩm bán ra đều đƣợc ngƣời mua
xem là đồng thức, tức là không khác nhau về quy cách, phẩm chất mẫu mã.
Để chiến thắng trong cuộc cạnh tranh các doanh nghiệp buộc phải tìm cách
giảm chi phí, hạ giá thành hoặc làm khác biệt hóa sản phẩm của mình so với
các đối thủ cạnh tranh.

- Cạnh tranh khơng hồn hảo (Imperfect Competition): Là hình thức
cạnh tranh, giữa những ngƣời bán có các sản phẩm khơng đồng nhất với nhau.
Khi đó ngƣời bán bắt buộc phải sử dụng các công cụ hỗ trợ nhƣ quảng cáo,


12
khuyến mại hay các dịch vụ hậu mãi.
- Cạnh tranh độc quyền (Monopolistic Competition): Trên thị trƣờng
chỉ có 1 số ít ngƣời bán nên giá cả sản phẩm đó do 1 ngƣời quyết định.
1.1.3.4. Căn cứ vào thủ đoạn cạnh tranh
- Cạnh tranh lành mạnh: Là cạnh tranh đúng pháp luật, phù hợp với
chuẩn mực xã hội và đƣợc xã hội thừa nhận,nó diễn ra sịng phẳng, cơng bằng
và cơng khai.
- Cạnh tranh không lành mạnh: Là cạnh tranh dựa vào kẽ hở của pháp
luật, trái với chuẩn mực xã hội và bị lên án (trốn thuế,móc ngoặc, khủng
bố…)
1.2. NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.2.1. Khái niệm năng lực canh tranh của doanh nghiệp
Năng lực cạnh tranh là khả năng dành chiến thắng trong sự ganh đua
giữa các chủ thể trong cùng một môi trƣờng và khi cùng quan tâm tới một đối
tƣợng. Trên giác độ kinh tế, năng lực cạnh tranh đƣợc xem x t ở các góc độ
khác nhau nhƣ năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh doanh
nghiệp, năng lực cạnh tranh của sản phẩm.
Có rất nhiều quan điểm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp:
Theo Markusen, năng lực cạnh tranh là khả năng của DN/ngành trong
việc đạt được và duy trì mức năng suất ngang bằng hoặc cao hơn so với đối
thủ cạnh tranh” (Markusen, 1992, trích trong Yanno, 2007, tr. 7).[65]
Quan điểm của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD): "Năng
lực cạnh tranh đƣợc đồng nghĩa với năng suất lao động. Hƣớng tiếp cận tĩnh
xem x t năng lực cạnh tranh chủ yếu dựa trên cơ sở so sánh chi phí sản xuất

và chất lƣợng sản phẩm. Hƣớng tiếp cận động xem x t năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp trên cơ sở coi cạnh tranh là quá trình liên tục đổi mới và
sáng tạo, khơng chỉ là bắt chƣớc và đuổi kịp mà còn là vƣợt trƣớc đối thủ


13
cạnh tranh. (OECD, 1996) [49]
Theo Michael Porter (1996), năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có
thể hiểu là khả năng chiếm lĩnh thị trƣờng tiêu thụ các sản phẩm cùng loại
(hay sản phẩm thay thế) của doanh nghiệp đó. Năng lực giành giật và chiếm
lĩnh thị trƣờng tiêu thụ cao thì doanh nghiệp đó có năng lực cạnh tranh cao.
Michael Porter khơng bó hẹp ở các đối thủ cạnh tranh trực tiếp mà ông mở
rộng ra cả các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn và các sản phẩm thay thế. [55]
Theo Đinh Thị Nga (2011), năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
trong ngắn hạn gọi là năng lực của doanh nghiệp, trong việc thu hút và sử
dụng hiệu quả các nguồn lực sản xuất, tạo ra sản phẩm có giá cả, chất lƣợng
và tính độc đáo, có năng lực cạnh tranh với các sản phẩm tƣơng tự trên thị
trƣờng để giành đƣợc thị phần tƣơng xứng. Trong dài hạn, năng lực cạnh
tranh là năng lực tạo ra tăng trƣởng lợi nhuận thông qua việc liên tục đƣa ra
thị trƣờng các sản phẩm khác biệt và mới lạ. [15]
Theo Ngô Kim Thanh (2016), năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là
thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thỏa
mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi ngày càng cao hơn [19]
Tóm lại, từ các cách định nghĩa về năng lực cạnh tranh khác nhau nhƣ
trên có thể cho thấy tồn tại hai trƣờng phái khái niệm về năng lực cạnh tranh.
Trƣờng phái thứ nhất xem năng lực cạnh tranh là các nhân tố tạo ra và điều
khiển hiệu quả hoạt động của DN (hay còn đƣợc gọi là các tiềm năng cạnh
tranh) nhƣ thiết kế tốt, chất lƣợng đảm bảo, chi phí thấp, thƣơng hiệu đƣợc
biết đến… Trong khi đó, trƣờng phái thứ hai lại cho rằng biểu hiện của năng
lực cạnh tranh chính là ở kết quả mà DN có đƣợc từ lợi thế cạnh tranh: tăng

trƣởng lợi nhuận, thị phần, hiệu quả sử dụng vốn… (Võ Thị Quỳnh Nga &
Nguyễn Trƣờng Sơn, 2013).[13]


14
1.2.2. Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
1.2.2.1. Trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp
Tổ chức quản lý tốt trƣớc hết là áp dụng phƣơng pháp quản lý hiện đại
đã đƣợc doanh nghiệp của nhiều nƣớc áp dụng thành công nhƣ phƣơng pháp
quản lý theo tình huống, quản lý theo tiếp cận quá trình và tiếp cận hệ thống,
quản lý theo chất lƣợng nhƣ ISO 9000, ISO 1400. Bản thân doanh nghiệp
phải tự tìm kiếm và đào tạo cán bộ quản lý cho mình. Muốn có đƣợc đội ngũ
cán bộ quản lý tài giỏi và trung thành , ngồi yếu tố chính sách đãi ngộ, doanh
nghiệp phải định hình rõ triết lý dùng ngƣời, phải trao quyền chủ động cho
cán bộ và phải thiết lập đƣợc cơ cấu tổ chức đủ độ linh hoạt, thích nghi cao
với sự thay đổi.
1.2.2.2. Các nguồn lực của doanh nghiệp
- Nguồn nhân lực của doanh nghiệp là một nguồn lực rất quan trọng vì
nó đảm bảo nguồn sáng tạo trong mọi tổ chức. Trình độ nguồn nhân lực thể
hiện ở trình độ quản lý của các cấp lãnh đạo, trình độ chun mơn của các cán
bộ cơng nhân viên, trình độ, tƣ tƣởng văn hóa của mọi thành viên trong doanh
nghiệp. Trình độ nguồn nhân lực cao sẽ tạo ra các sản phẩm có hàm lƣợng
chất xám cao, thể hiện trong kết cấu kỹ thuật của sản phẩm, mẫu mã, chất
lƣợng,… và từ đó uy tín, danh tiếng của sản phẩm sẽ ngày càng tăng, doanh
nghiệp sẽ tạo đƣợc vị trí vững chắc của mình trên thƣơng trƣờng và trong
lịng cơng chúng.
- Nguồn vốn của doanh nghiệp là một yếu tố cực kỳ quan trọng. Năng
lực cạnh tranh cao của một doanh nghiệp phụ thuộc vào lƣợng vốn dồi dào,
khả năng của doanh nghiệp có thể huy động vốn hợp lý và có kế hoạch cụ thể
khi sử dụng nguồn vốn.

- Trình độ cơng nghệ cũng là nguồn lực quan trong của doanh nghiệp.
Công nghệ là yếu tố nòng cốt, sống còn trong cạnh tranh của Doanh nghiệp.


15
Công nghệ hiện đại sẽ cho ra sản phẩm chất lƣợng cao và dùng ít nguồn nhân
lực con ngƣời trong sản xuất, giảm giá thành cho sản phẩm nhƣng chất lƣợng lại
không giảm. Doanh nghiệp cần chọn công nghệ phù hợp với thời đại thì mới tạo
đƣợc sự chủ động sáng tạo cho ngƣời lao động để đạt hiệu quả tốt nhất.
1.2.2.3. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm
Năng lực cạnh tranh của sản phẩm là khả năng sản phẩm đó bán đƣợc
nhiều trên thị trƣờng đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngƣời tiêu dùng nhƣ mẫu mã,
chất lƣợng, giá cả.
1.2.2.4. Khả năng liên kết và hợp tác
Khả năng liên kết và hợp tác với doanh nghiệp khác và hội nhập kinh tế
quốc tế. Một doanh nghiệp tồn tại trong mối quan hệ đa chiều với các đối
tƣợng kinh doanh, đối tác sẽ luôn nhận đƣợc cơ hội kinh doanh hợp tác tốt.
1.2.2.5. Năng suất sản xuất kinh doanh
Năng suất sản xuất kinh doanh có liên quan đến việc sử dụng tồn bộ
tài ngun khơng chỉ bao gồm vấn đề chất lƣợng, chi phí giao hàng mà cịn
bao gồm cả những vấn đề rộng hơn nhƣ là vấn đề môi trƣờng, xã hội,…
1.2.2.6. Uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp
Uy tín, thƣơng hiệu của doanh nghiệp đƣợc hình thành trong cả một quá
trình phấn đấu nỗ lực lâu dài, kiên trì theo đuổi mục tiêu với những chiến lƣợc
đúng đắn. Thƣơng hiệu đƣợc xây dựng bằng chất lƣợng (Chất lƣợng của hệ
thống quản lý, của từng con ngƣời trong doanh nghiệp, chất lƣợng sản phẩm sản
xuất cung cấp cho thị trƣờng) và thƣơng hiệu của doanh nghiệp còn đƣợc xây
dựng bằng những đóng góp của doanh nghiệp cho xã hội, cho phúc lợi xã hội.
1.3. PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.3.1. Khái niệm phân tích năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp bao gồm nhiều yếu tố và
đƣợc đánh giá dựa trên nguồn lực tổng hợp bao gồm thị trƣờng, nhân sự, vốn,


16
sản phẩm... Phân tích năng lực cạnh tranh là một q trình thu thập và xử lý
thơng tin nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong việc định vị vị trí, đánh giá năng
lực của doanh nghiệp, cung cấp cơ sở khoa học cho việc xây dựng chiến lƣợc
kinh doanh, đƣa ra các sản phẩm đột phá hoặc đƣờng lối phát triển phù hợp
cho doanh nghiệp, …
1.3.2. Ý nghĩa của việc phân tích năng lực cạnh tranh trong kinh doanh
- Phân tích năng lực cạnh tranh giúp cung cấp đánh giá khách quan về
nguồn lực và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trƣờng, cung cấp cơ
sở cho việc xây dựng và điều chỉnh các chiến lƣợc cạnh tranh, đƣa ra và điều
chỉnh linh hoạt các quyết định kinh doanh giúp doanh nghiệp giành đƣợc nhiều
lợi thế trong cạnh tranh, đạt đƣợc các mục tiêu kinh doanh với hiệu quả cao.
- Phân tích năng lực cạnh tranh giúp doanh nghiệp xác định và tập
trung vào những yếu tố cốt lõi, những lợi thế của doanh nghiệp trong sự so
sánh với các đối thủ, trong điều kiện các nguồn lực giới hạn của doanh nghiêp.
Điều này giúp doanh nghiệp khai thác và sử dụng các nguồn lực hiệu quả hơn.
- Phân tích năng lực cạnh tranh giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong
việc thích ứng với những thay đổi của mơi trƣờng, đặc biệt là đối phó với các
áp lực cạnh tranh từ các đối thủ cạnh tranh (hiện tại và tiềm ẩn), khách hàng,
nhà cung cấp, sản phẩm thay thế.
1.3.3. Các mơ hình phân tích năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Khi phân tích năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, để có thể tập
trung vào những nhân tố quan trọng, các nhà nghiên cứu và thực hành quản trị
thƣờng sử dụng các mơ hình phân tích. Võ Thị Quỳnh Nga đã (2014) hệ
thống 3 nhóm mơ hình phân tích năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp:
- Các mơ hình đặt trọng tâm là đo lƣờng năng lực cạnh tranh;

- Các mơ hình đặt trọng tâm là giải thích các nhân tố ảnh hƣởng đến
năng lực cạnh tranh;


×