Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ năng lượng nguyên tử tại Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (471.3 KB, 10 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

…………/…………

……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

LÊ THỊ PHÚ VÂN

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
TRONG LĨNH VỰC NĂNG LƢỢNG NGUYÊN TỬ
TẠI VIỆN NĂNG LƢỢNG NGUYÊN TỬ VIỆT NAM

Chun ngành: Quản lý cơng
Mã số: 60 34 04 03

TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

Đắk Lắk, Tháng 6/2017


Cơng trình được hồn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC
GIA

Người hướng dẫn khoa học: TS. Trịnh Đức Hƣng

Phản biện 1: TS. Nguyễn Đăng Quế


Phản biện 2: TS. Phạm Thế Trịnh
Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện
Hành chính Quốc gia (Phân viện khu vực Tây Nguyên)
Địa điểm: Phòng số 3, Phân viện Khu vực Tây Nguyên, Học viện
Hành chính Quốc gia - Số 51 Phạm Văn Đồng - TP Buôn Ma Thuột Tỉnh Đắk Lắk
Thời gian: vào hồi 13 giờ 30, ngày 29 tháng 5 năm 2017

Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia
hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc
gia


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài luận văn
Con người là nguồn lực cơ bản và quan trọng nhất quyết định
sự tồn tại, phát triển cũng như vị thế của quốc gia, một đơn vị, một tổ
chức. Trong những năm qua, chủ trương phát triển đội ngũ nhân lực
khoa học và cơng nghệ (KHCN) nói chung, nhân lực KHCN trong
lĩnh vực Năng lượng nguyên tử (NLNT) nói riêng đã được đề cập tại
nhiều văn kiện quan trọng của Đảng và Nhà nước.
Nghiên cứu tìm hiểu các giải pháp phát triển nguồn nhân lực
KHCN trong lĩnh vực NLNT để thực hiện thành công các mục tiêu
trên là một việc làm cấp thiết. Trong đó, một trong những giải pháp
cụ thể phát triển NNL là áp dụng một mơ hình đào tạo có hệ thống
mang lại lợi ích to lớn đối với xã hội, tổ chức, đơn vị cũng như lợi
ích đến từng cá nhân.
Tác giả đang công tác tại Viện Nghiên cứu hạt nhân (NCHN)
chịu sự quản lý của Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam (NLNT
VN). Đây là một trong những cơ quan đầu đàn về KHCN; đặc biệt là
ứng dụng NLNT vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Với đặc thù là cơ

quan nghiên cứu khoa học, việc phát triển nguồn nhân lực KHCN
luôn là ưu tiên hàng đầu của Viện. Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Quản
lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ năng
lượng nguyên tử tại Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam” làm cơ
sở nghiên cứu của luận văn.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
- Tình hình trên thế giới
Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực NLNT cũng được
khuyến cáo từ Cơ quan Năng lượng nguyên tử Quốc tế (IAEA), tổ
chức này nhận định rằng việc nâng cao trình độ cán bộ chuyên môn
1


trong lĩnh vực NLNT phải đi đôi với việc nâng cao mơ hình đào tạo,
gắn đào tạo với thực tế trong từng vị trí cơng việc cụ thể.
- Tình hình trong nước
Hoạt động QLNN trong lĩnh vực NLNT gần đây mới trở thành
một vấn đề thời sự, mang tính cấp bách từ khi Quốc hội thông qua
chủ trương đầu tư Dự án ĐHN Ninh Thuận. Một số cơ quan chuyên
về QLNN trong lĩnh vực NLNT mới được thành lập một vài năm trở
lại đây. Phần lớn cán bộ được tuyển dụng vào làm việc trong các cơ
quan QLNN là cán bộ trẻ, ngành nghề đào tạo chưa thật phù hợp với
u cầu, chưa có kinh nghiệm trong cơng tác quản lý. Từ những thực
tế đó cho thấy, sự thiếu hụt về nguồn nhân lực KHCN trong lĩnh vực
NLNT cả về số lượng lẫn chất lượng. Và Viện NLNT VN tuy là tiền
thân của ngành NLNT nhưng cũng không tránh khỏi những khó khăn
đó.
Thực trạng hiện nay đáng quan tâm là sự thiếu hụt các chuyên
gia đầu ngành, các nhóm nghiên cứu mũi nhọn. Theo ý kiến của một
số chuyên gia cho rằng đây là một thách thức không nhỏ cho sự

nghiệp phát triển nghiên cứu KHCN ở Việt Nam nói chung, Viện
NLNT VN nói riêng.
Luận văn này tập trung nghiên cứu hoạt động QLNN phát
triển nguồn nhân lực KHCN nhằm nâng cao hiệu quả QLNN về phát
triển nguồn nhân lực KHCN trong lĩnh vực NLNT tại Viện Năng
lượng nguyên tử Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
- Mục đích: Trên cơ sở hệ thống hóa các kiến thức QLNN về phát
triển nguồn nhân lực KHCN năng lượng nguyên tử; phân tích thực
trạng hoạt động QLNN về phát triển nguồn nhân lực KHCN tại Viện
NLNT VN từ đó tìm ra được ưu điểm, nhược điểm đưa ra các giải
2


pháp nâng cao hoạt động QLNN về phát triển nguồn nhân lực tại
Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam.
- Nhiệm vụ:
+ Hệ thống hoá các kiến thức QLNN về phát triển NNL khoa học
công nghệ NLNT.
+ Khảo sát, thu thập số liệu, tài liệu liên quan đến số lượng, chất
lượng nguồn nhân lực KHCN tại Viện Năng lượng nguyên tử Việt
Nam; phân tích thực trạng nguồn nhân lực, hoạt động quản lý nguồn
nhân lực tìm ra ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân.
+ Đưa ra các giải pháp thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả QLNN về
phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ NLNT đáp ứng được
nhu cầu CNH-HĐH của đất nước và điển hình tại Viện Năng lượng
nguyên tử Việt Nam.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động QLNN về phát triển nguồn nhân
lực khoa học công nghệ NLNT tại Viện Năng lượng nguyên tử Việt

Nam và một số đối tượng khác.
- Phạm vi nghiên cứu: Không gian: Viện NLNT Việt Nam; Thời
gian: Từ năm 2011 đến năm 2016.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
- Phương pháp luận: Nghiên cứu dựa trên cơ sở Chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách pháp luật của Nhà nước về hoạt động quản lý NNL khoa
học công nghệ trong lĩnh vực NLNT.
- Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu thứ cấp,
phương pháp nghiên cứu lịch sử; đồng thời áp dụng các phương pháp
khảo sát, thu thập, thống kê, tổng hợp, phân tích thực trạng phát triển
nguồn nhân lực KHCN của Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam.
3


6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Ý nghĩa về mặt lý luận: Hệ thống hóa các kiến thức và làm rõ cơ
sở khoa học QLNN về phát triển nguồn nhân lực KHCN từ đó góp
phần làm giàu, làm phong phú hơn các kiến thức trong phát triển
nguồn nhân lực KHCN lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
- Ý nghĩa về mặt thực tiễn:
+ Đưa ra một số giải pháp có giá trị thực tiễn cao, nhằm mục đích
nâng cao cơng tác QLNN về phát triển nguồn nhân lực KHCN tại
Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam.
+ Luận văn sẽ đưa ra một bức tranh toàn cảnh về tầm quan trọng của
phát triển nguồn nhân lực KHCN trong lĩnh vực NLNT đối với đời
sống KT-XH và là tiền đề thúc đẩy sự đổi mới QLNN về phát triển
nguồn nhân lực KHCN ở các cơ quan nghiên cứu khoa học khác.
+ Là tài liệu tham khảo để các nhà lãnh đạo, quản lý nghiên cứu
trong việc đề ra những chính sách phù hợp trong cơng tác nâng cao
hiệu quả QLNN về phát triển nguồn nhân lực KHCN của các Viện

nghiên cứu, Trường đại học trên cả nước.
7. Kết cấu của luận văn
Chƣơng 1. Cơ sở khoa học QLNN về phát triển nguồn nhân lực
khoa học công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
Chƣơng 2. Thực trạng QLNN về phát triển nguồn nhân lực khoa học
công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử tại Viện Năng lượng
nguyên tử Việt Nam.
Chƣơng 3. Quan điểm, giải pháp QLNN về phát triển nguồn nhân
lực khoa học công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử tại
Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam.

4


Chƣơng 1
CƠ SỞ KHOA HỌC QLNN VỀ
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
TRONG LĨNH VỰC NĂNG LƢỢNG NGUYÊN TỬ

1.1. Phát triển nguồn nhân lực khoa học trong lĩnh vực năng
lƣợng nguyên tử
Là bằng nhiều các tiếp cận khác nhau làm thay đổi về mặt chất
lượng lẫn số lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực NLNT, làm tăng
cường tiềm lực KHCN tại các cơ sở nghiên cứu; đáp ứng yêu cầu
phát triển ứng dụng an toàn an ninh NLNT trong các lĩnh vực KTXH.
1.1.1.

Đặc điểm nguồn nhân lực khoa học công nghệ

1.1.2.


Đặc điểm phát triển nguồn nhân lực khoa học cơng nghệ

năng lượng ngun tử
Có trình độ cao, được đào tạo cơ bản, có tính hệ thống; có
tính kỷ luật cao, ý thức tôn trọng quy chế, luật pháp, năng động, sáng
tạo và say mê nghiên cứu; có trình độ ngoại ngữ tốt; có trách
nhiệm nặng nề, rủi ro cao, hậu quả lớn, dám hy sinh tính mạng
bản thân; không làm thêm được; nghiên cứu đôi khi thành công
cho ra sản phẩm, nhưng đôi khi lại tạo tiền đề cho các nghiên cứu
sau.
1.2.

Quản lý nhà nƣớc về phát triển nguồn nhân lực khoa học

công nghệ năng lƣợng nguyên tử
1.2.1.

Khái niệm
QLNN về phát triển nguồn nhân lực KHCN trong lĩnh vực

NLNT được hiểu là dạng quản lý mà trong đó chủ thể quản lý chính
là Nhà nước sử dụng quyền lực Nhà nước thơng qua Bộ máy hành
chính nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi hoạt
5


động của đối tượng quản lý trong lĩnh vực hoạt động KHCN nhằm
duy trì các mối quan hệ xã hội, phát triển KHCN đặc biệt trong lĩnh
vực NLNT, góp phần thúc đẩy sự phát triển KT-XH của đất nước.

1.2.2. Chính sách phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ
trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử
1.2.2.1. Chính sách đối với nhân lực khoa học cơng nghệ
1.2.2.2. Chính sách đối với đội ngũ nhân lực khoa học công nghệ
lĩnh vực năng lượng nguyên tử ở Việt Nam
Chính sách thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực là công cụ để
quản lý NNL, bao gồm các chế độ, các quy định cụ thể về quá trình
đào tạo và phát triển NNL nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng trình
độ của người lao động để họ có thể thực hiện có hiệu quả cơng việc
hiện tại cũng như chuẩn bị những kiến thức, kỹ năng, năng lực để họ
có thể đảm nhiệm những cơng việc ở vị trí cao hơn trong nghề
nghiệp của bản thân họ.
1.2.3.

Đội ngũ quản lý phát triển nguồn nhân lực khoa học công

nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử
Cơ cấu quản lý hay đội ngũ quản lý NNL trong lĩnh vực
NLNT bao gồm:
Quản lý cấp cao: Bộ Khoa học và Công nghệ
Quản lý cấp trung gian/cấp giữa: Viện Năng lượng nguyên tử
Việt Nam, Cục Năng lượng nguyên tử, Cục An toàn bức xạ hạt nhân.
Quản lý cấp cơ sở: Viện Nghiên cứu hạt nhân, Viện Khoa học
và Kỹ thuật hạt nhân, Viện Công nghệ xạ hiếm, …
1.2.4. Hợp tác quốc tế phát triển nguồn nhân lực khoa học công
nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử
1.2.5. Thanh tra, kiểm tra phát triển nguồn nhân lực khoa học
công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử
6



1.2.6. Đặc điểm quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực
khoa học công nghệ năng lượng nguyên tử
Hoạt động QLNN về phát triển nguồn nhân lực KHCN trong
lĩnh vực NLNT cịn có những đặc điểm như sau:
- Nhìn nhận con người trên phương diện số lượng, giới tính,
lứa tuổi, sức khỏe, cá tính, mặt mạnh, mặt yếu, trong mối tương quan
với cơng việc, vị trí được giao và với đặc điểm, mục tiêu, tính chất
của tổ chức.
- Hiểu, động viên, khích lệ, chia sẻ tâm tư tình cảm, nguyện
vọng cá nhân, hồn cảnh gia đình của mỗi cá nhân.
Ngoài ra QLNN về phát triển nguồn nhân lực KHCN trong
lĩnh vực NLNT thì các nhà quản lý cần phải hiểu NNL ở đây là
những nhà tri thức, có chính kiến, làm việc có nguyên tắc, có kỷ luật,
làm việc trong môi trường nguy hiểm, nhạy cảm, không những ảnh
hưởng trực tiếp đến sức khỏe của chính bản thân mà còn ảnh hưởng
sức khỏe đến các thế hệ sau.
1.2.7. Chủ thể quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực
khoa học công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử
Mối quan hệ giữa các chủ thể với nhau được trình bày trong Sơ đồ
1.1

Sơ đồ 1.1. Các tổ chức QLNN về phát triển nguồn
nhân lực KHCN trong lĩnh vực NLNT
7


1.2.8. Nội dung quản lý nhà nước trong lĩnh vực năng lượng
nguyên tử
- Tổ chức bộ máy quản lý NLNT từ trung ương đến địa

phương.
- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách, quy
hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, cơ chế, chính sách về
NLNT.
- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp
luật về NLNT.
- Tổ chức, quản lý công tác thẩm định, giám định, kiểm tra,
đánh giá, nghiệm thu các quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án, cơng
trình phục vụ phát triển, ứng dụng NLNT và bảo đảm an toàn, an
ninh.
- Tổ chức, chỉ đạo thống nhất quản lý các dịch vụ hỗ trợ ứng
dụng NLNT; quản lý chất thải phóng xạ, vật liệu hạt nhân, cơng tác
bảo đảm an toàn, an ninh, thanh sát hạt nhân, ứng phó sự cố bức xạ,
sự cố hạt nhân
- Tổ chức kiểm tra, thanh tra chuyên ngành về NLNT; giải
quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về NLNT.
- Tổ chức, chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện kế hoạch phát
triển nguồn nhân lực NLNT.
- Tổ chức, quản lý HTQT về NLNT.
- Tổ chức, chỉ đạo công tác thống kê, thông tin về NLNT.
- Tổ chức, chỉ đạo công tác và quản lý hoạt động thông tin
tuyên truyền về NLNT.
1.2.9. Các yếu tố quản lý nhà nước ảnh hưởng phát triển nguồn
nhân lực khoa học công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên
tử
8




×