Tải bản đầy đủ (.pdf) (154 trang)

Đặc điểm ngữ nghĩa và ngữ pháp của các hình vị gốc hán có tần số xuất hiện thấp trong cấu tạo từ tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (842.97 KB, 154 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
***

HUỲNH NGỌC THÙY

ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA VÀ NGỮ PHÁP CỦA CÁC
HÌNH VỊ GỐC HÁN CÓ TẦN SỐ XUẤT HIỆN THẤP
TRONG CẤU TẠO TỪ TIẾNG VIỆT

LUẬN ÁN THẠC SĨ NGỮ VĂN

CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC
MÃ SỐ: 602201
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐỖ THỊ BÍCH LÀI

Thành Phố Hồ Chí Minh, Năm 2008


LỜI TRI ÂN

Trong quá trình theo học Cao học ngành Ngơn ngữ học em đã
được sự hướng dẫn tận tình của các thầy cơ giáo, trong đó Ts. Đỗ Thị
Bích Lài luôn luôn là người thầy trực tiếp hướng dẫn trong công việc
nghiên cứu, đã giúp đỡ em rất nhiều trong việc thực hiện đề án tốt
nghiệp. Em xin trân trọng cảm ơn cơ đã tận tình hướng dẫn cho em
hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn trường Đại Học Khoa Học xã Hội và
Nhân Văn, các thầy cô giáo đã truyền dạy những kinh nghiệm, kiến
thức quý báu và bổ ích qua các bài dạy trên lớp đã giúp em rất nhiều
trong việc học tập và giảng dạy của mình.


Xin cảm ơn ba mẹ, anh, chị, em, chồng và các bạn bè gần xa đã
cho tôi niềm tin và nghị lực để tôi vững tiến trên con đường đời.
Xin cảm ơn Trung tâm Giáo dục Thường xuyên- Kỹ thuật Hướng
nghiệp Dĩ An, nơi tôi đang công tác đã tạo điều kiện thuận lợi nhất
trong quá trình học tập và nghiên cứu của tôi.

Tác giả luận án
Huỳnh Ngọc Thùy


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Nội dung
trong luận án chưa từng được công bố trong bất cứ bài viết của bất kỳ
tác giả nào khác. Nếu có vi phạm tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm
của mình trước hội đồng kỷ luật nhà trường, trước khoa và pháp luật.

Người cam đoan

Huỳnh Ngọc Thùy


MỤC LỤC
Trang

MỞ ĐẦU
1. Đối tượng nghiên cứu và lý do chọn đề tài ....................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài .................... 4
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................ 6
4. Phương pháp nghiên cứu, nguồn ngữ liệu ....................... 7

5. Đóng góp của luận văn, ý nghĩa khoa học và thực tiễn .... 9
6. Bố cục của luận văn ......................................................... 11
7. Quy ước ........................................................................... 12
CHƯƠNG MỘT:
CÁC VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT CƠ SỞ
1.1 Khái niệm hình vị, các loại hình vị trong tiếng Việt ................... 13
1.1.1 Khái niệm hình vị ......................................................... 13
1.1.2 Hình vị trong tiếng Việt ................................................ 14
1.2 Khái niệm từ, phân loại từ ........................................................ 18
1.2.1 Khái niệm từ ................................................................. 18
1.2.2 Phân loại từ ................................................................. 20
1.2.2.1 Xét từ phương thức cấu tạo từ ............................. 20
1.2.2.2 Xét từ góc độ nguồn gốc ...................................... 22
1.3 Khái niệm nghĩa, các loại nghĩa, vấn đề nghĩa của hình vị....... 23
1.3.1 Khái niệm nghĩa ......................................................... 23
1.3.2 Các loại nghĩa ............................................................ 24
1.3.3 Nghĩa của hình vị ....................................................... 25
1.4 Vấn đề cấu tạo từ, phương thức cấu tạo từ ............................ 25


1.4.1 Đơn vị cấu tạo từ ...................................................... 25
1.4.2 Phương thức cấu tạo từ ............................................. 28
1.4.3 Thế nào là hình vị có tần số xuất hiện thấp ............... 31

CHƯƠNG HAI:
ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA CÁC HÌNH VỊ GỐC HÁN CĨ TẦN SỐ
XUẤT HIỆN THẤP TRONG CẤU TẠO TỪ TIẾNG VIỆT
2.1 Nghĩa gốc của các hình vị gốc Hán có tần số xuất hiện thấp .. 34
2.2 Nghĩa của hình vị gốc Hán có tần số xuất hiện thấp khi tham gia
vào tổ chức từ ghép trong tiếng Việt ............................................. 78

2.2.1 Các hình vị gốc Hán có tần số xuất hiện thấp khơng có sự
thay đổi về nghĩa ............................................................................ 81
2.2.1.1 Khi kết hợp với các hình vị khác đứng trước ......... 81
2.2.1.2 Khi kết hợp với các hình vị khác đứng sau ........... 85
2.2.2 Các hình vị gốc Hán có tần số xuất hiện thấp có hiện tượng
chuyển nghĩa ................................................................................ 109
2.2.2.1 Khi kết hợp với các hình vị khác đứng trước .................. 110
2.2.2.2 Khi kết hợp với các hình vị khác đứng sau ..................... 110
Tiểu kết ........................................................................................ 113
CHƯƠNG BA:
ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA CÁC HÌNH VỊ GỐC HÁN CĨ TẦN SỐ
XUẤT HIỆN THẤP TRONG CẤU TẠO TỪ TIẾNG VIỆT
3.1 Khả năng kết hợp của các hình vị gốc Hán tần số xuất hiện thấp
với các hình vị khác để cấu tạo từ ............................................... 116
3.1.1 Với các hình vị khác đứng trước ..................................... 116
3.1.2 Với các hình vị khác đứng sau ........................................ 119


3.2 Khả năng kết hợp của các hình vị gốc Hán tần số xuất hiện thấp
với các từ khác (khi chúng trong vai trò là từ) đề tạo nên ngữ cố định
hoặc ngữ tự do ............................................................................ 133
3.2.1 Hình vị gốc Hán có tần số xuất hiện thấp đứng trước trong tổ
hợp từ .......................................................................................... 134
3.2.2 Hình vị gốc Hán có tần số xuất hiện thấp đứng ở vị trí khác
trong tổ hợp từ ............................................................................. 136
Tiểu kết ........................................................................................ 136
KẾT LUẬN .................................................................................... 138
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 141
PHỤ LỤC ...................................................................................... 150



1

MỞ ĐẦU
0.1. Đối tượng nghiên cứu và lý do chọn đề tài
0.1.1 Lý do chọn đề tài
Ngôn ngữ là người bạn đường không thể thiếu của con người.
Cùng với lao động ngơn ngữ góp phần hình thành và phát triển xã hội
lồi người. Ngơn ngữ là hệ thống tín hiệu đặc biệt, là phương tiện giao
tiếp cơ bản và quan trọng nhất của các thành viên trong cộng đồng
người. Ngôn ngữ đồng thời là phương tiện phát triển tư duy, truyền
đạt truyền thống văn hóa- lịch sử từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Ngơn ngữ cịn là một yếu tố cấu thành dân tộc, duy trì và phát triển
truyền thống văn hóa của dân tộc. Mỗi người đều có một quốc tịch và
một ngôn ngữ mẹ đẻ để giao tiếp. Mỗi ngơn ngữ lại có một q trình
hình thành và phát triển riêng.
Tiếng Việt là ngôn ngữ đã trải qua một hành trình dài và phức tạp
để được định hình và phát triển như ngày hơm nay. Một trong những
giai đoạn phát triển quan trọng nhất của tiếng Việt là giai đoạn tiếp xúc
với tiếng Hán vào thời Bắc Thuộc. Kết quả của quá trình tiếp xúc này
là tiếng Việt đã du nhập và Việt hóa một số lượng lớn các từ ngữ gốc
Hán để làm giàu thêm cho tiếng nói của mình. Ở Việt Nam trong q
trình lịch sử ngàn năm, chữ Hán, tiếng Hán đã được đặt vào vị trí
chính thống và được sử dụng có hệ thống vào việc giảng dạy, thi cử,
hành chính, ngoại giao . . . , nói chung là trên hầu hết mọi lĩnh vực tinh
thần của hoạt động xã hội. Kết quả của quá trình tiếp xúc lâu dài ấy là
tiếng Việt đã chịu ảnh hưởng của tiếng Hán một cách sâu sắc. Dễ
thấy là tiếng Việt đã dung nạp một số lượng lớn những từ mượn của
tiếng Hán. Năm 1912, H. Maspero đã thống kê và cho biết có đến 60%



1

vốn từ tiếng Việt là từ gốc Hán. Từ đó đến nay, các nhà ngôn ngữ khi
nghiên cứu về tiếng Việt thì khơng thể khơng tìm hiểu về từ gốc Hán.
Các nhà Việt ngữ quen gọi chúng là từ vựng gốc Hán. Từ vựng gốc
Hán bao gồm từ, ngữ và những yếu tố mang nghĩa nhưng khơng có
khả năng dùng độc lập như từ, chỉ là những yếu tố để tạo từ mà thơi.
Có thể nói từ vựng gốc Hán (tạm gọi là đơn vị gốc Hán) là một thành
phần quan trọng không thể thiếu được trong hệ thống từ vựng tiếng
Việt. Hội nhập vào tiếng Việt với tư cách là một thành viên, đơn vị gốc
Hán đã có những đóng góp tích cực trong việc hình thành ngơn ngữ
văn hóa cho tiếng Việt.
Trong giao tiếp, chúng ta dùng khá nhiều từ gốc Hán nhưng thật
khó để mà lí giải chính xác được nghĩa của chúng. Khả năng của một
ngơn ngữ là một vấn đề phức tạp, tế nhị, thể hiện trong nhiều mặt. Sự
vật, hiện tượng trong thiên nhiên, trong xã hội, trong nội tâm của con
người không phải bao giờ cũng hiện ra một cách cụ thể, có ranh giới
rõ ràng; trái lại, nhiều khi lẫn vào nhau, vừa giống nhau lại vừa khác
nhau. Sự phản ánh này thông qua hệ thống ngữ nghĩa riêng của từng
ngôn ngữ. Giải thích nghĩa của một từ khác với việc giải thích khái
niệm về sự vật hay hiện tượng tương ứng trong thế giới khách quan.
Thật vậy, trong tiếng Việt có một lớp hình vị gốc Hán có những điểm
đặc biệt về mặt ngữ nghĩa và ngữ pháp đó là: Tần số xuất hiện thấp
(xuất hiện một lần hoặc một đôi lần trong cấu tạo từ tiếng Việt). Tình
hình này dẫn đến một hệ quả, việc nhận diện nghĩa và tiếp nhận nghĩa
của chúng là rất khó khăn. Việc nghiên cứu về phương diện ngữ
nghĩa và ngữ pháp của các hình vị gốc Hán có tần số xuất hiện thấp
trong cấu tạo từ tiếng Việt đem lại những bất ngờ, lý thú, đồng thời
góp phần nhận định việc sử dụng từng hình vị nói trên một cách chính



1

xác và mang lại hiệu quả giao tiếp cao nhằm giữ gìn sự trong sáng
của tiếng Việt. Chính vì vậy mà chúng tôi chọn đề tài: “Đặc điểm ngữ
nghĩa và ngữ pháp của các hình vị gốc Hán có tần số xuất hiện thấp
trong cấu tạo từ tiếng Việt” làm đề tài nghiên cứu của luận văn này.
0.1.2 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng của đề tài này là các hình vị gốc Hán có tần số xuất
hiện thấp trong vốn từ tiếng Việt. Chúng bao gồm các hình vị gốc Hán
kiểu như: sử (sử dụng), trừu (trừu tượng), miêu (miêu tả), khoát (dứt
khoát), ảm (ảm đạm), trĩ (ấu trĩ), bàng, hoàng ( bàng hoàng), trướng
(bành trướng), hồi, bồi (bồi hồi), đát (bi đát), đào (ba đào), băng
(băng hoại), bỉ (bỉ sắc tư phong), bĩ (bĩ cực thái lai, cúc (cúc cung tận
tụy), củng (củng cố), chiếu (chiếu cố), dung (dung dị), đáo (đáo để),
đinh (đinh ninh), giảo (giảo hoạt), hâm (hâm mộ), hống, hách (hống
hách), khoản (khoản đãi), khước (khước từ), lũng (lũng đoạn), mâu
(mâu thuẫn), đố (đố kị), thiệu (giới thiệu), khẳng (khẳng định), ủng
(ủng hộ), hốt (hốt hoảng), thóa (thóa mạ) . ..v.v. . . Chúng tơi thống kê
các hình vị này từ hai tài liệu là: Quyển Từ điển Hán - Việt do Đào Duy
Anh chủ biên tái bản năm 2004 và Từ Điển Hán – Việt do Trần Thị
Thanh Liêm chủ biên xuất bản năm 2007.
Trong q trình nghiên cứu, chúng tơi chỉ xét đến các hình vị gốc
Hán có tần số xuất hiện thấp trong cấu tạo từ tiếng Việt ở hai bình
diện ngữ nghĩa và ngữ pháp. Để thựïc hiện được mục đích nghiên
cứu, trước hết cần nhận diện được các đơn vị gốc Hán, tiếp theo là
những yếu tố tuy có nghĩa nhưng không dùng độc lập được, khả năng
sản xuất của chúng (ở phạm vi bài viết này thì chỉ xem xét các hình vị
gốc Hán có khả năng sản xuất thấp mà thôi - tức là khả năng cấu tạo

từ thấp), rồi đến mặt ngữ nghĩa, ngữ pháp của chúng, qua đó, chỉ ra


1

những hạn chế do những đơn vị gốc Hán có tần số xuất hiện thấp gây
ra, đồng thời cũng dựa trên cơ sở lí luận nêu ra một số kiến nghị về
mặt ứng dụng.
0.2 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài:
Qua việc tra cứu từ điển, thống kê các từ mà các hình vị gốc Hán
có tần số xuất hiện thấp tham gia, bước đầu chúng tơi giải thích nghĩa
gốc cho đến nghĩa hiện dùng của các hình vị trên, sau đó phân tích
chúng khi chúng đứng trong tổ hợp từ hoặc ngữ tự do.
Luận văn nhằm ba mục đích chính sau đây:
1. Nêu được đặc điểm ngữ nghĩa của các hình vị gốc Hán có tần
số xuất hiện thấp trong cấu tạo từ tiếng Việt.
2. Chỉ ra được đặc điểm ngữ pháp của các hình vị gốc Hán có tần
số xuất hiện thấp trong cấu tạo từ tiếng Việt.
3. Tìm hiểu cách sử dụng và khả năng cấu tạo từ của chúng trong
những trường hợp cụ thể.Ví dụ: sử trong sử dân dĩ thời, bỉ
trong bỉ sắc tư phong, bĩ trong bĩ cực thái lai, tang trong tang
bồng hồ thỉ , cúc (cúc cung tận tụy), . . . . .
Trên cơ sở đó góp phần giải quyết những khó khăn, những mặt tiêu
cực do đơn vị gốc Hán đem đến, để từ đó có một cách nhìn tổng qt,
tồn diện và chủ động sử dụng nó làm cho tiếng Việt ngày càng trong
sáng và phong phú hơn. Do vậy, luận văn sẽ đi sâu vào nghiên cứu :
Nghiên cứu mặt ngữ nghĩa của lớp từ này với tư cách là hình vị - đơn
vị nhỏ nhất có nghĩa - trong hệ thống các hình vị tiếng Việt; Nghiên
cứu mặt ngữ pháp của lớp hình vị gốc Hán có tần số xuất hiện thấp
trong cấu tạo từ tiếng Việt, ví dụ như khả năng kết hợp chúng với các

hình vị khác để tạo từ; khả năng kết hợp với các từ (trong tư cách là


1

từ của chúng) với các từ khác để tạo nên các ngữ cố định hoặc ngữ
tự do.
Việc thống kê toàn bộ các hình vị gốc Hán có tần số xuất hiện thấp
trong cấu tạo từ tiếng Việt là việc làm hữu ích và vơ cùng cần thiết
giúp chúng ta có cái nhìn hệ thống về các hình vị nói trên. Trong q
trình nghiên cứu, chúng tơi chỉ xét ở góc độ ngữ nghĩa, ngữ pháp của
các hình vị gốc Hán có tần số xuất hiện thấp trong cấu tạo từ tiếng
Việt cịn vấn đề ngữ âm của chúng thì khơng đề cập đến trong phạm
vi bài viết này. Riêng về ngữ nghĩa, chúng tôi chỉ khảo sát căn cứ vào
nghĩa gốc và nghĩa hiện nay trong cấu tạo từ, ngữ tiếng Việt.
0.3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Hình vị gốc Hán có một vị trí rất quan trọng trong tiếng Việt, cho
nên, hầu hết các cơng trình nghiên cứu về tiếng Việt đều ít nhiều có
đề cập đến. Trong đó quyển Nguồn gốc và quá trình hình thành cách
đọc Hán –Việt, với nội dung của cuốn sách đã nêu rõ, là một cơng
trình đi sâu nghiên cứu vấn đề ngữ âm của từ gốc Hán, đó là một
cuốn sách q đối với giới nghiên cứu. Trong cuốn “Ngữ pháp tiếng
Việt” tác giả Nguyễn Tài Cẩn cũng đã dành nhiều ý kiến cho lớp từ
gốc Hán về mặt ngữ nghĩa và ngữ pháp.
Ngoài ra, những chuyên luận, những bài viết của ông trên các
báo, tạp chí đều đã đưa được những gợi ý cho thế hệ nghiên cứu
lớp sau. Tác giả Hồ Lê trong cuốn Vấn đề cấu tạo từ của tiếng
Việt hiện đại, đã đưa ra nhiều ý kiến trình bày về loại “nguyên vị
tiềm tàng” (những tiếng, những yếu tố Hán – Việt không độc lập)
trong hoạt động cấu tạo từ tiếng Việt. Nguyễn Văn Tu, 1978, trong

cuốn Từ và vấn đề từ tiếng Việt hiện đại đã dành gần một
chương cho từ gốc Hán và đã giới thiệu được những nét cơ bản


1

thuộc về từ vựng ngữ nghĩa của loại từ này. Nguyễn Thiện Giáp,
1998, trong Từ Vựng Học tiếng Việt có giới thiệu sơ lược về từ
gốc Hán.
Một số tác giả khác cũng đã nghiên cứu từ gốc Hán theo
những khía cạnh khác nhau, như: Đinh Trọng Lạc (1964, 1997),
Cù Đình Tú (1983),Hoàng Văn Hành (1991), Lê Xuân Thại (1991),
Nguyễn Như Ý (1991, 1994), Nguyễn Văn Khang (1991, 1994),
cũng phải kể đến hàng loạt các bài viết trên báo, tạp chí khoa
học, cơng trình nghiên cứu của các thạc sĩ, tiến sĩ, các tác giả
chuyên hoặc không chuyên theo xu hướng nghiên cứu ứng dụng
như: Tình hình sử dụng từ Hán – Việt trong các thể loại phong
cách chức năng Luận Văn thạc sĩ, Nguyễn Hoài Thu Ba năm
1998; Việc giải thích các từ gốc Hán trong trích giảng văn học cấp
II, III- tạp chí ngơn ngữ số 1, năm 1984; Thành ngữ gốc Hán trong
tiếng Việt, luận văn thạc sĩ, Nguyễn thị Tân năm 2004; Cách dùng
từ gốc Hán trong truyện Kiều của Nguyễn Du, Nguyễn Văn Tu,
báo cáo khoa học 1978; Bàn về hình vị dưới gốc nhìn ngơn ngữ
học đại cương, Trần Ngọc Thêm, tạp chí ngơn ngữ số 1, năm
1984; Chữ Hán những vấn đề cơ bản, Lê Đình Khẩn, Nxb ĐH QG
Tp. HCM Về lớp từ gốc Hán trong tiếng Việt, Tạp chí KHXH số 23;
Từ vựng gốc Hán trong tiếng Việt, Lê Đình Khẩn, Nxb Đại học
Quốc gia; Mẹo giải nghĩa từ Hán Việt và chữa lỗi chính tả, Phan
Ngọc và rất nhiều các cơng trình nghiên cứu khác. Tuy đã có
nhiều cơng trình nghiên cứu lấy từ gốc Hán làm đối tượng như

của Phan Ngọc: Về ngữ nghĩa, ngữ pháp của các hình vị gốc Hán
có tần số xuất hiện cao trong quyển Mẹo giải nghĩa từ Hán _ Việt
và cách chữa lỗi chính tả. Lê Đình Khẩn với Từ vựng gốc Hán


1

trong tiếng Việt, nhưng về lớp hình vị gốc Hán có tần số xuất hiện
thấp trong cấu tạo từ

tiếng Việt thì chưa có cơng trình nào

nghiên cứu một cách tồn diện như là một đối tượng độc lập,
riêng biệt. Có thể nói, các hình vị trên mới chỉ nhắc đến hoặc
được kể tên một cách bình thường như mọi hình vị khác của từ
vựng gốc Hán khi chúng được đem ra sử dụng mà ít ai để ý đến
sự xuất hiện thấp (xuất hiện một lần hoặc một đôi lần) và tầm
quan trọng cũng như sự thú vị trong cách chọn lọc sự sử dụng
của những hình vị này.
Hiện nay, trong tiếng Việt có một số lượng khơng nhỏ các yếu tố
cấu tạo từ có nguồn gốc từ tiếng Hán. Sự hiện diện của các yếu tố
này làm phong phú thêm tiếng Việt hiện đại. Vì vậy, có thể nói nghiên
cứu như là một đối tượng độc lập về đặc điểm ngữ nghĩa và ngữ pháp
của các hình vị gốc Hán có tần số xuất hiện thấp trong cấu tạo từ tiếng
Việt là một đề tài mới, có tính gợi mở bước đầu.
0.4 Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu:
0.4.1 Phương pháp nghiên cứu:
Với phạm vi đề tài như vậy, chúng tơi kế thừa những thành tựu đã
có được thừa nhận, trên cơ sở đó, tập trung vào khảo sát, mơ tả, phân
tích những vấn đề có nội dung phục vụ cho chiến lược của đề tài.

Về phương pháp khoa học chung chúng tôi vận dụng hai phương
pháp nhằm bổ sung cho nhau: phương pháp mơ hình hóa để lập nên
những mơ hình, bảng biểu, trên cơ sở quy nạp và phương pháp phân
tích mơ hình để đi sâu lý giải một cách nhất quán các diễn biến của
mô hình. Trong khi tiến hành phương pháp này, tất yếu phải sử dụng
phương pháp sau đây:


1

1. Phương pháp thống kê:
Trước hết chúng tôi tra cứu từ điển và các sách tham khảo có liên
quan để thống kê số lượng của các hình vị có tần số xuất hiện thấp
trong cấu tạo từ tiếng Việt.
2. Phương pháp phân tích ngữ nghĩa:
Kế đó, chúng tơi tổng hợp các từ có chứa cá hình vị gốc Hán có
tần số xuất hiện thấp để miêu tả, phân tích nghĩa từng hình vị gốc Hán
có tần số xuất hiện thấp trong cấu tạo từ tiếng Việt về hai phương nói
trên.
3. Phương pháp so sánh :
Sau cùng, chúng tôi đi vào nhận xét, miêu tả, đối chiếu và phân
tích các hình vị gốc Hán có tần số xuất hiện thấp với các hình vị khác
trong cấu tạo từ tiếng Việt.
0.4.2 Nguồn ngữ liệu:
Nguồn ngữ liệu của luận văn này là các loại từ điển, sách báo, tạp chí
sau:
- Hồng Phê (chủ biên), Từ Điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, 2006
- Đào Duy Anh, Hán Việt Tự Điển, Nxb Trẻ, 2006
- Các văn bản khoa học là các luận án, nghiên cứu khoa học cụ thể
như : Tình hình sử dụng từ Hán – Việt trong các thể loại phong cách

chức năng Luận Văn thạc sĩ, Nguyễn Hoài Thu Ba năm 1998. Thành
ngữ gốc Hán trong tiếng Việt, luận văn thạc sĩ, Nguyễn thị Tân năm
2004. Cách dùng từ gốc Hán trong truyện Kiều của Nguyễn Du,
Nguyễn Văn Tu, Báo cáo khoa học 1978. Chữ Hán những vấn đề cơ
bản, Lê Đình Khẩn, Nxb ĐH QG Tp. HCM, Về ngữ nghĩa, ngữ pháp
của các hình vị gốc Hán có tần số xuất hiện cao trong quyển Mẹo giải


1

nghĩa từ Hán _ Việt và cách chữa lỗi chính tả, và rất nhiều các cơng
trình nghiên cứu khác.
- Các tác phẩm văn học: Bình Ngơ Đại Cáo- Nguyễn Trãi, Truyện
Kiều- Nguyễn Du, Thơ Duyên- Xuân Diệu, Vợ Nhặt- Kim Lân, Nguyễn
Bính - về tác gia và tác phẩm, Tế Hanh – về tác gia và tác phẩm,
Nguyễn Tuân - về tác gia và tác phẩm, Nam Cao - tác gia và tác
phẩm, Nét đẹp thơ, Thơ và lời bình, Con đường đi vào thế giới nghệ
thuật của nhà văn, . . .
- Các báo, tạp chí như: Báo Tuổi trẻ, Tạp chí Ngơn ngữ, Ngơn ngữ và
Đời sống…
-

Các

trang

báo

điện


tử

như:

www.vietnamnet.com.vn,

www.vietbao.com.vn , www.tuoitre.com.vn , www.eud.com.vn , . . .
Ngồi ra cũng có thể sử dụng một ít cứ liệu ngồi phạm vi đã nêu.
0.5

Đóng góp của luận văn, ý nghĩa khoa học và thực

tiễn:
0.5.1 Đóng góp của luận văn:
Kết quả nghiên cứu của luận văn có những đóng góp sau:
- Giới thiệu khái quát về vấn đề các hình vị gốc Hán có tần số xuất
hiện thấp nói riêng, từ gốc Hán nói chung, về vấn đề cấu tạo từ tiếng
Việt từ những yếu tố vay mượn.
- Bằng những cứ liệu thực tế, góp phần bổ sung, làm rõ đặc điểm ngữ
nghĩa, ngữ pháp của các hình vị gốc Hán có tần số xuất hiện thấp
trong tiếng Việt.
- Việc đưa ra một số đặc điểm ngữ nghĩa, ngữ pháp của các hình vị
nói trên góp phần xác định những nét riêng trong khả năng cấu tạo từ
của chúng, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà giáo giảng dạy và học
sinh học tập, về hình vị gốc Hán nói riêng và ngơn ngữ nói chung.


1

0.5.2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn:

Trong tiếng Việt hiện đại có vơ số những hình vị gốc Hán cùng
hoạt động bên cạnh những từ thuần Việt, chúng đã hòa lẫn vào nhau
như một khối thống nhất, trở thành bộ phận không thể thiếu trong vốn
từ vựng cơ bản của hệ thống từ vựng tiếng Việt. Trong số hàng vạn từ
Hán du nhập vào tiếng Việt, có một số đến theo nhu cầu: bù đắp vào
“ô trống ngữ nghĩa”. Từ gốc Hán vào tiếng Việt qua sách vở vì vậy
chúng ln mang phong cách sách vở, ít tính khẩu ngữ, xa rời với
đông đảo quần chúng.
Trong việc học tập, giảng dạy và sử dụng tiếng Việt, hầu như ở
đâu chúng ta cũng bắt gặp những vấn đề cần lý giải do đơn vị gốc
Hán gây ra, như : vấn đề tạo từ mới, vấn đề giải thích nghĩa của
chúng là một vấn đề hết sức khó khăn mà đặc biệt là lớp hình vị gốc
Hán có tần số xuất hiện thấp trong cấu tạo từ tiếng Việt. Để tiến tới
một thứ tiếng Việt chuẩn mực, bên cạnh những hướng nghiên cứu
khác, một đề tài nghiêng về đặc điểm ngữ nghĩa , ngữ pháp của các
hình vị có tần số xuất hiện thấp gốc Hán là rất cần thiết. Và kết quả
nghiên cứu của đề tài này góp phần bổ sung và hồn thiện việc
nghiên cứu về các hình vị gốc Hán có tần số xuất hiện thấp trong cấu
tạo từ tiếng Việt một loại hình vị có tính đặc thù về ngữ nghĩa và ngữ
pháp trong tiếng Việt. Xuất phát từ nhu cầu thực tế nói trên, chúng tơi
đã chọn đề tài này để nghiên cứu. Công việc này trước tiên là để có
một tài liệu mang tính hệ thống, trình bày dựa trên cơ sở khoa học
phục vụ việc giảng dạy của chúng tôi. Đồng thời các kết quả nghiên
cứu của luận văn còn là tài liệu tham khảo hữu ích cho việc học tập
tiếng Việt với tư cách là tiếng mẹ đẻ lẫn tiếng nước ngoài.
0.6

Bố cục của luận văn:



1

Ngồi phần mở đầu và kết luận, luận án có ba chương chính:
Chương một : Ở chương này, chúng tơi giới thiệu một số khái niệm về
hình vị, nghĩa, từ, . . . Có liên quan đến việc giải quyết các vấn đề
trong luận án và trình bày quan điểm lý thuyết của tác giả luận văn.
Chương hai: Chương này đi vào phân tích những đặc điểm ngữ nghĩa
của các hình vị gốc Hán có tần số xuất hiện thấp trong cấu tạo từ tiếng
Việt. Trong chương này luận văn sẽ phân tích sâu về nghĩa gốc và
nghĩa hiện nay của các hình vị gốc Hán khi tham gia vào tổ chức từ
ghép.
Chương ba: Chương ba tập trung khảo sát các đặc điểm ngữ pháp
của các hình vị gốc Hán có tần số xuất hiện thấp trong cấu tạo từ tiếng
Việt, chẳng hạn: + Khả năng kết hợp của chúng với các hình vị khác
để cấu tạo từ.
1. Với các hình vị đứng trước
2. Với các hình vị đứng sau
+ Khả năng kết hợp của các hình vị gốc Hán có tần số xuất hiện
thấp với các tư ø( khi chúng trong vai trò là từ ) với các từ khác để tạo
nên ngữ cố định hoặc ngữ tự do.
Ngoài phần chính văn nói trên, luận văn cịn có phần phụ lục. Phần
phụ lục gồm các hình vị gốc Hán có tần số xuất hiện thấp đã được
thống kê để dễ dàng và thuận lợi cho việc tra cứu khi cần thiết.
0.7

Một số quy ước về viết tắt và dùng ký hiệu:

Để tinh giản trong lúc trình bày chúng tơi đã sử dụng một số chữ viết
tắt và ký hiệu sau đây:
[1.22]


: Số thứ tự 1 ở thư mục, trang 22

TSXHT

: Tần số xuất hiện thấp

KNKH

: Khả năng kết hợp


1

(- )

: Chỉ xuất hiện một lần (khơng có khả năng kết hợp khác)

(+)

: Có khả năng kết hợp với các yếu tố đứng trước hoặc

sau


1

CHƯƠNG MỘT
CÁC VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT CƠ SỞ
1.1Khái niệm hình vị, các loại hình vị trong tiếng Việt

1.1.1 Khái niệm hình vị
Một trong những đơn vị cơ bản của ngơn ngữ thường được xác
định như một ký hiệu nhỏ nhất, tức là một đơn vị nhỏ nhất gắn liền với
từ, trực tiếp hay gián tiếp gắn liền với môt ý nghĩa nhất định và không
thể chia ra thành những đơn vị có nghĩa nhỏ hơn nữa; cịn gọi là
tiếng, tiếng một, từ tố, nguyên vị. Hình vị là đơn vị hình thái học khơng
thể chia thành những đơn vị hình thái học nhỏ hơn, nó là yếu tố cấu
tạo từ. Hình vị là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa. Thơng thường người ta
phân biệt trong hình vị thành căn tố và phụ tố. Căn tố là hình vị mang
ý nghĩa từ vựng, ý nghĩa vật chất của từ; phụ tố lại phân chia thành
biến tố, tiền tố, trung tố, hậu tố.
Theo Nguyễn Thiện Giáp trong quyển Từ vựng học tiếng Việt,
Nxb ĐH và TH Chuyên nghiệp-1985: Hình vị là đơn vị có nghĩa, được
tái hiện như các từ, nhưng hình vị chỉ được phân xuất ra nhờ phân
tích bản thân các từ, chúng không tồn tại độc lập mà nhập hẳn vào từ,
khơng tách rời khỏi từ. Trong khi đó, từ là một mẫu tách biệt rõ ràng
trong vật liệu xây dựng của ngôn ngữ, là thứ “gạch” như lời của viện sĩ
L.V.Scherba. Tóm lại: Hình vị là đơn vị ngơn ngữ nhỏ nhất có nghĩa.
Đó là bộ phận nhỏ nhất cấu tạo nên từ. Một từ có thể có một hoặc
nhiều hình vị.
- Từ gồm mộ hình vị : bàn, giấy trong tiếng Việt hay the (mạo từ
xác định), and ( và ) trong tiếng Anh.
- Từ gồm hai hình vị: cái bàn, tờ giấy trong tiếng Việt hay Boy, s (
con trai, số nhiều) trong tiếng Anh.


1

- Từ gồm ba hình vị: cơng nghiệp hố, văn hoá học trong tiếng
Việt hay book, selve, s (Cái giá sách, số nhiều) trong tiếng Anh.

Trong trường hợp vỏ ngữ âm của hình vị trùng với một âm vị ( ví dụ ;
hình vị –S chỉ số nhiều của danh từ tiếng Anh) hay một âm tiết (ví dụ:
nhà trong tiếng Việt thì ta vẫn cần phân biệt rạch rịi hai loại đơn vị:
+ Xét trên bình diện cái biểu hiện đó là âm vị hay âm tiết
+ Xét trên bình diện cái được biểu hiện thì đó là hình vị
Trong số các đơn vị ngữ pháp, hình vị là đơn vị cơ sở của ngữ
pháp. Quả thật đúng như vậy, câu cịn có thể chia tách thành các từ
tổ, từ tổ còn chia thành các từ, và từ còn được chia thành các hình vị
. Trong khi đó hình vị là một khối liền, không thể chia tiếp thành những
đơn vị có nghĩa được nữa. Đặc điểm “nhỏ nhất” này (đặc điểm về ngữ
nghĩa cấu tạo) giúp ta phân biệt hình vị với những đơn vị ngữ pháp
khác.
1.1.2 Hình vị trong tiếng Việt
Hình vị trong tiếng Việt có thể một mình làm thành từ cũng có thể
làm thành tố cấu tạo từ. Nếu hiểu ý nghĩa có thể là ý nghĩa từ vựng
mà cũng có thể là ý nghĩa ngữ pháp thì ta nói rằng: Hình vị là cái đơn
vị nhỏ nhất có ý nghĩa, là cái đơn vị gốc để tạo thành từ.”( Nguyễn
Anh Quế. Giáo trình lí thuyết tiếng Việt Trường ĐHTHHN, 1976, Tr .6).
Nếu đúng theo những điều kiện mà ngôn ngữ học thế giới đã chấp
nhận thì hình vị tiếng Việt phải có ba điều kiện:
- Có nghĩa;
- Nhỏ nhất;
- Có thể dùng để cấu tạo từ (với cùng một nghĩa hoặc cùng chức
năng)


1

Đặc điểm cơ bản của hình vị tiếng Việt là hình vị thường vỏ ngữ
âm là một âm tiết. Ví dụ: Câu thơ “ Cờ đỏ sao vàng tung bay trước

gió” ( Hồ Chủ Tịch) có 8 hình vị và cũng là 8 âm tiết.
Hình vị tiếng Việt là đơn vị cơ sở của cấu trúc ngữ pháp, yếu tố nhỏ
nhất có nghĩa và được lập lại nhiều lần cùng một nội dung. Về nghĩa,
có ba loại : nghĩa từ vựng , nghĩa khu biệt, nghĩa ngữ pháp. Mỗi hình
vị tiếng Việt có một ý nghĩa nhất định. Nghĩa đó có thể là nghĩa từ
vựng hay nghĩa biểu cảm hoặc nghĩa ngữ pháp. Đặc điểm cơ bản của
hình vị tiếng Việt là thường có hình thức cấu tạo một âm tiết, tức là
mỗi hình vị trùng với một âm tiết. Các hình vị một âm tiết có thể trực
tiếp tạo ra từ. Trong tiếng Việt, hình vị cịn được gọi là tiếng.
Dựa vào tiêu chí khối lượng (vỏ vật Chất), theo cách nhìn của
chúng tơi thì chỉ có một loại. Hình vị của tiếng Việt được thể hiện đồng
loạt trong những âm tiết có biên giới rất rõ ràng và không bao giờ biết
đến hiện tượng phụ âm cuối nhảy sang âm tiết sau làm thay đổi diện
mạo của nó đi. Mà âm tiết vốn là đại lượng âm thanh nhỏ nhất, là một
đơn vị tri giác có diện mạo tồn vẹn, khơng thể coi là tổng số của các
thành phần của nó, là đoạn âm thanh nhỏ nhất có thể cắt ra bằng
những nhát thẳng góc với trục thời gian. Từ đó ta có thể thấy rằng
trong một ngơn ngữ mà mỗi âm tiết làm thành một đơn vị mang nghĩa,
nhất là một từ thì điều kiện nhận diện và giải mã sẽ đạt đến mức tối
ưu.
Dựa vào tiêu chí ngữ nghĩa, theo quan điểm của chúng tơi hình vị
tiếng Việt được chia làm hai loại:
Hình vị thực : là hình vị mang nghĩa từ vựng, tên gọi chung cho các
hình vị thân từ và các hình vị cấu tạo từ, tức là các hình vị biểu thị ý
nghĩa từ vựng và phân biệt với các hình vị biến tố là các hình vị biểu


1

hiện ý nghĩa ngữ pháp. “cơ sở vật chất chủ yếu để cấu tạo từ tiếng

Việt là nguyên vị thực. Mọi ngun vị trong tiếng Việt đều khơng biến
hình”. Ví dụ: ruộng, vườn trong ruộng vườn; đất, nước trong đất nước;
anh, em trong anh em
Hình vị hư: Là hình vị mang nghĩa ngữ pháp. Cần phân biệt các
hình vị hư miêu tả với các hình vị hư phát ngơn. Các hình vị hư miêu
tả gồm: hình vị hư từ loại, hình vị hư tình thái và hình vị hư quan hệ.
Dựa vào năng lực hoạt động ngữ pháp, có thể căn cứ vào “ khả năng
hoạt động tự do hay khơng” để chia các hình vị thành hai loại:
-

Hình vị tự do: Là hình vị có khả năng hoạt động tự do trong lời nói

với tư cách từ. Chúng là những hình vị mà tự thân một mình đã đủ
khả năng tạo thành từ. Ví dụ: mua, bán, thương, . . .
- Hình vị hạn chế: Là hình vị khơng có khả năng hoạt động tự do và
được dùng để kết hợp với các hình vị khác để cấu tạo từ và cụm từ.
Hình vị là những hình thức ngữ âm cố định, bất biến, nhỏ nhất với
dạng chuẩn tối thiểu là một âm tiết tự thân có nghĩa (nghĩa miêu tả
hay nghĩa tương liên) có thể chịu tác động của các phương thức tạo
từ để tạo ra từ. Sự phân loại hình vị sẽ lấy chức năng ngữ nghĩa của
chúng làm nguyên tắc. Do vậy, xem xét ở chức năng và sự biến đổi ý
nghĩa thì sẽ thấy một yếu tố khi là từ và khi là hình vị (có chức năng
tạo từ) thì có những sự chuyển hố khác nhau. Ví dụ, máy trong xe
máy, dệt máy, . . có ý nghĩa khác với chính nó trong trường hợp sử
dụng như từ chuyển các cỗ máy mới. Cùng với sự chuyển hoá về
nghĩa là sự chuyển hoá về từ - ngữ pháp. Có thể nói, khi một yếu tố tự
do được dùng như hình vị thì nó mất đi những đặc điểm ngữ pháp đặc
trưng cho nó. Nói một cách khác, một yếu tố tự do có thể được dùng



1

ở hai chức năng khác nhau, thuộc hai cấp độ khác nhau: chức năng
hình vị và chức năng từ.
Để thực sự làm nổi rõ giá trị cấu tạo từ của các hình vị, có thể
phân loại chúng theo tiêu chí sau đây: Thứ nhất, theo tính năng sản,
có nghĩa là theo khả năng tạo ra nhiều hay ít các từ phức của hình vị.
Trong tiếng Việt những hình vị có ý nghĩa sự vật như xe, cá, tàu, máy,
thợ, . . tính năng sản của chúng rất lớn, với chúng có thể tạo ra hàng
loạt từ ghép chỉ những sự vật hiện tượng cùng hệ thống; Thứ hai,
theo khả năng tham gia vào các phương thức cấu tạo từ. Ví dụ, so
sánh bào với đẽo thì thấy bào có thể tạo ra hàng loạt từ ghép phân
nghĩa nhưng không vào cơ chế hợp nghĩa, trong khi đẽo không tạo ra
các từ ghép phân nghĩa nhưng lại tạo ra các từ ghép hợp nghĩa đục
đẽo, đẽo gọt . . . Thứ ba, theo vị trí trong các từ phức. Các hình vị tự
thân có nghĩa nhưng hạn chế thường ít đứng ở vị trí thứ nhất trong
các từ ghép phân nghĩa. Cũng như tất cả các đối tượng khác, hình vị
là phạm trù lịch sử. Lịch sử khơng chỉ có nghĩa là cái đã qua. Lịch sử
cịn có nghĩa là cái vận động, chuyển hố. Tính lịch sử của các hình vị
thể hiện ở chỗ tính chất, chức năng ngữ nghĩa của chúng có thể thay
đổi tuỳ theo sự phát triển của ngôn ngữ, của cấu tạo từ.
Hiện nay, tiếng Việt khơng cịn dùng các hình vị “nhỏ hơn âm tiết”
nữa để cấu tạo từ. Cho nên, trong luận văn này chúng tơi theo quan
điểm hình vị trùng với âm tiết. Với quan điểm động về cấu tạo từ,
chúng ta có thể có một cái nhìn thấu suốt, nhất qn về quá khứ và
tương lai của các hình vị tiếng Việt.
1.2 Khái niệm từ, phân loại từ xét từ các góc độ khác nhau
1.2.1 Khái niệm về từ



1

F. de Saussure nhận xét: “ ... Ngơn ngữ có một tính chất kỳ lạ
và đáng kinh ngạc là khơng có những thực thể thoạt nhìn có thể
thấy ngay được, thế nhưng người ta vẫn biết chắc là những thực
thể đó đang tồn tại, và chính sự giao lưu giữa những thực thể đó
làm thành ngơn ngữ”. Trong số những thực thể đó có cái mà
ngơn ngữ học vẫn gọi là từ. Từ là đơn vị ngôn ngữ mà bắt đầu từ
nó ngơn ngữ mới thực hiện chức năng giao tiếp và chức năng tư
duy.
Đơn vị cấu trúc – ngữ nghĩa cơ bản của ngôn ngữ dùng để gọi tên
các sự vật và thuộc tính của chúng, các quan hệ thực tiễn, là một tổng
thể các dấu hiệu ngữ âm, ngữ nghĩa và ngữ pháp đặc trưng cho từng
ngôn ngữ. Các dấu hiệu đặc trưng của từ là tính hồn chỉnh, tính có
thể phân chia thành các bộ phận và khả năng tái hiện lại dễ dàng
trong lời nói. Từ có thể phân chia thành các cấu trúc: cấu trúc ngữ âm
của từ, cấu trúc hình thái của từ và cấu trúc ngữ nghĩa của từ. Cấu
trúc ngữ âm của từ là toàn bộ các hiện tượng âm thanh tạo nên vỏ âm
thanh của từ. Cấu trúc hình thái của từ là tồn bộ các hình vị tạo nên
từ. Cấu trúc ngữ nghĩa của từ là toàn bộ các nghĩa khác nhau của từ.
Để khỏi phải tham gia vào cuộc tranh luận về vấn đề từ là gì,
chúng tơi tán thành với cách định nghĩa sau đây: “ Từ là đơn vị nhỏ
nhất có nghĩa, có kết cấu vỏ ngữ âm bền vững hồn chỉnh, có chức
năng gọi tên; được vận dụng độc lập, tái hiện tự do trong lời nói để tạo
câu”.
(Mai Ngọc Chừ – Vũ Đức Nghiệu –
Hồng Trọng Phiến. Cơ sở Ngôn ngữ họcvà
tiếng Việt. Nxb ĐH Và GDCN,1990, tr.170)
Tóm lại:



1

- Từ là đơn vị nhỏ nhất để đặt câu. Từ có thể gồm một tiếng, hay
nhiều hơn tiếng. Ví dụ như: người, đất nước, hợp tác xã, . . .
- Từ có nghĩa hồn chỉnh và cấu tạo ổn định. Với đặc điểm về
nghĩa và cấu tạo ngữ pháp, từ là một đơn vị đặc biệt quan trọng,
khi xét tới mối quan hệ giữa ngôn ngữ với tư duy, giữa ngơn
ngữ với tư tưởng và văn hố.
Từ có những đặc điểm:
- Có hình thức ngữ âm và ý nghĩa;
- Có tính sẵn có, cố định, bắt buộc;
- Là những đơn vị thực tại, hiển nhiên của ngơn ngữ. Nó là đơn vị
trung tâm của hệ thống ngôn ngữ. . .
- Nhưng nó lại là đơn vị nhỏ nhất ở trong câu, là đơn vị trực tiếp
nhỏ nhất để tạo câu”.
Dựa vào cách phân loại của Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu,
Hồng Trọng Phiến trong tác phẩm “Cơ sở ngơn ngữ học tiếng Việt”,
các tác giả cho rằng vốn từ tiếng Việt có thể chia thành những loại sau
đây:
- Thực từ là từ có “nghĩa thực” nhờ nó mà có thể làm được sự
liên hệ giữa từ với sự vật, hiện tượng nhất định. Thực từ gồm có
danh từ, động từ, tính từ, đại từ số từ.
- Hư từ là tư øcó “nghĩa hư” loại nghĩa mà khơng thể nhờ nó làm
sự liên hệ với sự vật hiện tượng nhất định. Hư từ gồm phụ từ,
kết từ, trợ từ, tình thái từ, thán từ.
• Khái niệm từ Hán- Việt: Từ tiếng Việt có nguồn gốc từ tiếng
Hán, đã nhập vào hệ thống từ vựng tiếng Việt, chịu sự chi
phối của các quy luật ngữ âm, ngữ pháp và ngữ nghĩa tiếng



×