Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

Đặc điểm ngữ nghĩa của tục ngữ việt nhìn từ lý thuyết trường từ vựng ngữ nghĩa luận án thạc sĩ 5 04 27

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (418.69 KB, 143 trang )

0

ĐẠI HỌC QUỐC GI A THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


LÊ THỊ THANH TRÚC

ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA
TỤC NGỮ VIỆT NHÌN TỪ LÝ THUYẾT TRƯỜNG
TỪ VỰNG- NGỮ NGHĨA
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 5.04.27

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS. ĐỖ THỊ BÍCH LÀI

TP.HỒ CHÍ MINH- 2007


1

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
3
1. Lí do chọn đề tài
3
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu


4
3. Lịch sử vấn đề
4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
6
5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
6
6. Ý nghóa lý luận và ý nghóa thực tiễn
7
7. Bố cục của luận văn
8
Chương một
10
CÁC VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT CƠ SỞ
10
1.1. Khái quát về tục ngữ
10
1.1.1. Khái niệm tục ngữ
10
1.1.2. Phân biệt tục ngữ với thành ngữ, quán ngữ, cách ngôn, châm ngôn, ca
10
dao
1.2. Vấn đề nghóa của tục ngữ
13
1.2.1. Nghóa đen và nghóa bóng
13
1.2.1.1. Khái niệm nghóa đen và nghóa bóng
13
1.2.1.2. Tìm hiểu nghóa đen và nghóa bóng trong tục ngữ
14

1.2.2. Nghóa hiển ngôn và nghóa hàm ẩn
17
1.2.2.1. Khái niệm nghóa hiển ngôn và nghóa hàm ẩn
17
1.2.2.2. Tìm hiểu nghóa hiển ngôn và nghóa hàm ẩn trong tục ngữ
18
1.3. Phép chuyển nghóa trong tục ngữ
22
1.4. Vấn đề trường nghóa
23
1.4.1. Lịch sử vấn đề và khái niệm trường
23
1.4.2. Phân loại trường
24
Chương hai

TRƯỜNG TỪ VỰNG- NGỮ NGHĨA CỦA CÁC TỪ CHỈ NGƯỜI TRONG
TỤC NGỮ VIỆT
27
2.1. Trường từ vựng-ngữ nghóa các từ chỉ bộ phận cơ thể của con người
27
2.2. Trường từ vựng-ngữ nghóa chỉ các đặc tính, tính cách của con người có
trong tục ngữ Việt
35
2.3. Trường từ vựng-ngữ nghóa của các từ chỉ nghề nghiệp của con người có
trong tục ngữ Việt
45
2.4. Trường từ vựng-ngữ nghóa của các từ chỉ mối quan hệ thân tộc của con
người có trong tục ngữ Việt
49

2.5. Trường từ vựng-ngữ nghóa của các từ chỉ giới tính của con người có trong
tục ngữ Việt
57


2
Chương ba

TRƯỜNG TỪ VỰNG- NGỮ NGHĨA CÁC TỪ CHỈ ĐỘNG VẬT, THỰC VẬT
VÀ ĐỒ VẬT- ĐỒ DÙNG
61
3.1. Trường từ vựng-ngữ nghóa các từ chỉ động vật
61
3.1.1. Tiểu trường từ vựng- ngữ nghóa các từ chỉ gia súc
61
3.1.2. Tiểu trường từ vựng-ngữ nghóa chỉ gia cầm
67
3.1.3. Tiểu trường từ vựng-ngữ nghóa chỉ chim chóc
69
3.1.4.Tiểu trường từ vựng - ngữ nghóa chỉ các loài động vật dưới nước
75
3.1.5. Tiểu trường từ vựng- ngữ nghóa chỉ các loài gặm nhấm và bò sát
81
3.1.6. Tiểu trường từ vựng- ngữ nghóa chỉ các loài côn trùng
83
3.2. Trường từ vựng-ngữ nghóa chỉ thực vật
90
3.2.1. Tiểu trường từ vựng- ngữ nghóa chỉ các loài thực vật dùng làm lương
thực
91

3.2.2. Tiểu trường từ vựng- ngữ nghóa chỉ các loài thực vật dùng làm thực
phẩm
94
3.2.3. Tiểu trường từ vựng- ngữ nghóa chỉ các loài thực vật dùng để lấy gỗ101
3.3. Trường từ vựng- ngữ nghóa chỉ đồ vật- đồ dùng
102
3.3.1. Tiểu trường từ vựng- ngữ nghóa chỉ các loại đồ dùng phục vụ cho cuộc
sống sinh hoạt hàng ngày hay phương tiện đi lại
104
3.3.2. Tiểu trường từ vựng- ngữ nghóa chỉ các vật dụng nghề nông
109
Chương bốn

CÁC TRƯỜNG TỪ VỰNG- NGỮ NGHĨA CỦA CÁC TỪ CHỈ SỐ LƯNG;
THỜI GIAN- KHÔNG GIAN, ĐỊA ĐIỂM; THỰC PHẨM VÀ THỨC UỐNG
TRONG TỤC NGỮ VIỆT
111
4.1. Trường từ vựng- ngữ nghóa của các từ chỉ số lượng
111
4.1.1. Số “một”
112
4.1.2. Số “hai”, hoặc “đôi”
114
4.1.3. Số “ba”
114
4.1.4. Số “chín”, số “mười”
116
4.1.5. Số “trăm, nghìn, vạn”
117
4.2. Trường từ vựng- ngữ nghóa chỉ thời gian; không gian- địa điểm

118
4.2.1. Trường từ vựng- ngữ nghóa chỉ thời gian
118
4.2.2. Trường từ vựng- ngữ nghóa chỉ không gian, địa điểm
127
4.3. Tiểu trường từ vựng- ngữ nghóa về thực phẩm và thức uống
128
KẾT LUẬN
134
TÀI LIỆU THAM KHẢO
136


3

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Tục ngữ được xem là tài sản tinh thần, văn hóa quý giá của mỗi dân tộc.
Kho tàng tục ngữ Việt tập trung những tri thức, những kinh nghiệm sống và đạo
đức mà ông cha ta đã chắt lọc qua bao thế hệ và truyền lại cho con cháu mai sau.
Tuy nhiên có thể nhận thấy rằng kho báu tục ngữ ấy vẫn chưa được khai thác,
nghiên cứu một cách toàn diện, đa chiều để có thể vận dụng vào việc giảng dạy
cũng như tìm hiểu. Lý do dẫn đến tình hình ấy có lẽ một phần là do việc xử lý
các đơn vị tục ngữ chưa thật hoàn thiện cho việc khai thác hữu hiệu thể loại văn
chương dân gian này. Ngoài ra, nội dung của nhiều câu tục ngữ không phải dễ
dàng hiểu đúng và thấu đáo. Điều này đã khiến cho việc truyền thụ những tinh
hoa của dân tộc tích lũy trong kho tàng tục ngữ đối với thế hệ trẻ chưa đạt được
mục đích như chúng ta mong đợi. Nghiên cứu thật thấu đáo các vấn đề của tục
ngữ, nhất là vấn đề ngữ nghóa sẽ góp phần đặt tục ngữ vào vị trí xứng đáng trong
đời sống tinh thần của chúng ta.

Nếu như nghiên cứu cấu trúc- ngữ nghóa của tục ngữ là “phát hiện những
cấu trúc nghóa logic khái quát dùng làm cơ sở để tạo nên các câu tục ngữ” [56,4 ]
thì việc nghiên cứu tục ngữ trên bình diện ngữ nghóa nhìn từ lí thuyết trường từ
vựng- ngữ nghóa sẽ giúp chúng ta phát hiện ra tính hệ thống của từ vựng về mặt
ngữ nghóa, tạo cơ sở để ta hiểu thấu đáo nghóa của tục ngữ.
Như vậy, việc nghiên cứu ngữ nghóa của tục ngữ không những giúp ta hiểu
thấu đáo những câu tục ngữ mà còn góp phần nâng cao hiệu quả việc dạy và học
tục ngữ trong nhà trường cũng như việc sử dụng tục ngữ ngoài xã hội. Xuất phát
từ nhu cầu thực tiễn đó, chúng tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu của mình:


4

“Đặc điểm ngữ nghóa của tục ngữ Việt nhìn từ lí thuyết trường từ vựng-ngữ
nghóa”.

2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Như trên đã nói, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu bình diện từ vựng- ngữ
nghóa của các từ cấu tạo nên, xây dựng nên tục ngữ. Cụ thể chúng tôi sẽ đi vào
thống kê, miêu tả, phân tích các lớp từ từ góc độ trường từ vựng- ngữ nghóa. Do
điều kiện hạn chế về thời gian và khuôn khổ của luận văn nên chúng tôi chỉ tập
trung khảo sát một số trường từ vựng thuộc hạt nhân của hệ thống từ vựng trong
mỗi ngôn ngữ và đồng thời có sự sử dụng và biến đổi nghóa rất phong phú trong
lời nói. Những trường từ vựng- ngữ nghóa phổ biến được khảo sát trong luận văn
đó là:
1.Trường từ vựng- ngữ nghóa của các từ chỉ người
2. Trường từ vựng- ngữ nghóa của các từ chỉ động vật, thực vật, đồ vật- đồ
dùng
3. Trường từ vựng- ngữ nghóa của các từ chỉ số lượng; thời gian, không
gian- địa điểm; thực phẩm và thức uống.

Mục đích của luận văn là tìm ra được những từ nào thuộc các trường từ
vựng trên được sử dụng để cấu tạo tục ngữ, bước đầu đưa ra những nhận xét,
đánh giá, lí giải về sự có mặt của những từ này và sự vắng mặt của những từ
khác; từ đó tìm hiểu những nét biểu trưng cơ bản được thể hiện qua tục ngữ Việt.

3. Lịch sử vấn đề
Tục ngữ trở thành đối tượng sưu tầm, nghiên cứu ngay từ những năm đầu
của thế kỉ XX. Từ đó đến nay đã có hàng trăm công trình lớn nhỏ khác nhau
nghiên cứu về thể loại văn học dân gian này. Trong số các công trình ấy đáng
chú ý nhất là quyển Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam của Vũ Ngọc Phan [90],


5

quyển Tục ngữ Việt Nam của Chu Xuân Diên- Lương Văn Đang và Phương Tri
[6], quyển Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam của Vũ Dung, Vũ Thúy Anh, Vũ
Quang Hào[89], quyển Tục ngữ Việt Nam của Nguyễn Xuân Kính và Phan Hồng
Sơn [75], quyển Từ điển thành ngữ- tục ngữ Việt Nam của Nguyễn Lân [44].
Có thể nói tục ngữ đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong
những lónh vực khác nhau bởi vị trí quan trọng trong kho từ vựng của một ngôn
ngữ. Ở Việt Nam, tục ngữ được nghiên cứu chủ yếu trên những phương diện sau:
3.1. Về phương diện cú pháp
Các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu cấu trúc cú pháp của tục ngữ Việt dưới
nhiều góc độ khác nhau và với những mục đích khác nhau.
Cao Xuân Hạo đã sử dụng tục ngữ làm ngữ liệu minh hoạ cho những mô
hình cấu trúc câu tiếng Việt theo quan điểm chức năng [4, 153-174]. Nguyễn Đức
Dương trong bài nghiên cứu về “Cấu trúc cú pháp của các đơn vị tục ngữ “[52] đã
nêu ra một số thủ pháp cho việc phân giới đề- thuyết của cấu trúc cú pháp câu
tục ngữ Việt. Nguyễn Đức Dân trong bài “Vài nhận xét về đặc điểm cú pháp cuả
tục ngữ Việt” [50] đã nghiên cứu tục ngữ từ góc độ lôgic- ngữ nghóa, mở ra một

hướng nghiên cứu mới về cú pháp tục ngữ Việt.
Tiếp bước những người đi trước, Nguyễn Thái Hòa trong luận án phó tiến
só “Miêu tả và phân loại các khuôn hình tục ngữ Việt Nam” [59] và trong quyển
“Tục ngữ Việt Nam- Cấu trúc và thi pháp” [60] đã miêu tả và phân loại một cách
tỉ mỉ, có hệ thống các khuôn hình cú pháp tục ngữ Việt.
3.2. Về phương diện ngữ nghóa
Nhiều nhà nghiên cứu ngữ nghóa của tục ngữ cho rằng tục ngữ có nghóa
đen (nghóa gốc) và nghóa bóng (nghóa phái sinh). Nghóa đen là nghóa trực tiếp,
nghóa ban đầu khi mới hình thành câu tục ngữ. Nghóa bóng được phát triển trên cơ
sở nghóa đen qua quá trình lưu truyền trong không gian và thời gian.


6

Về vấn đề này, Hoàng Văn Hành đã nhận xét: “Quan hệ giữa tầng nghóa
cơ sở với các tầng nghóa phái sinh là quan hệ liên hội theo quy tắc biểu trưng ngữ
nghóa dưới hình thái ẩn dụ hóa” [62,176]. Hoàng Tiến Tựu thì lý giải như sau:
“Nghóa của mỗi câu tục ngữ chỉ lệ thuộc vào những sáng tác ban đầu một phần
(tuy là phần gốc nhưng nhiều khi rất nhỏ), còn chủ yếu lệ thuộc vào người sử
dụng… Nói tục ngữ có tính nhiều nghóa là cách nói theo quan điểm đồng đại,
đáng ra phải nói, tục ngữ có tính mở rộng nghóa” [15,117]. Ngoài ra còn có thể
tìm thấy ở những lời lý giải khác của các tác giả như Nguyễn Thái Hòa [60], Lê
Chí Quế [34], Nguyễn Quý Thành [56], Nguyễn Thanh Tùng [57], [58], Nguyễn
Công Đức [40], Nguyễn Đức Dương [53], Nguyễn Bá Lương [39], Đỗ Thị Kim
Liên [20], [21], Nguyễn Đức Dân [49] v.v… Ngoài ra còn có các công trình
nghiên cứu về phương diện ngữ nghóa nhưng xét từ góc độ lý thuyết trường từ
vựng- ngữ nghóa của Nguyễn Thúy Khanh [67], Nguyễn Đức Tồn [54]. Cũng với
mục đích khảo sát đặc điểm ngữ nghóa của tục ngữ Việt xét từ góc độ lý thuyết
trường từ vựng- ngữ nghóa, luận văn sẽ tiếp tục nghiên cứu một cách tương đối
đầy đủ về các trường từ vựng- ngữ nghóa phổ biến nhất trong tục ngữ Việt.


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu toàn bộ tục ngữ của một dân tộc là công việc hết sức công phu
và cần phải có thời gian dài. Trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi chỉ giới
hạn đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn ở đặc điểm ngữ nghóa của tục
ngữ tiếng Việt nhìn từ lý thuyết trường từ vựng- ngữ nghóa.

5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
Để đạt được những mục tiêu, giải quyết các nội dung mà đề tài đặt ra,
chúng tôi đã tiến hành khảo sát 4757 câu tục ngữ (tổng số từ trong các câu tục
ngữ là 38783 từ) và sử dụng các phương pháp sau:


7

5.1. Phương pháp miêu tả, phân tích ngữ nghóa: luận văn sử dụng phương
pháp miêu tả, phân tích ngữ nghóa để miêu tả, phân tích những đặc điểm ngữ
nghóa của tục ngữ Việt xét từ góc độ lý thuyết trường từ vựng- ngữ nghóa.
5.2. Phương pháp thống kê: luận văn sử dụng phương pháp thống kê để
thống kê các trường từ vựng ngữ nghóa vàsố lần xuất hiện của các từ có trong
trường từ vựng ngữ nghóa được thể hiện trong tục ngữ Việt.
Để thực hiện luận văn này, chúng tôi đã sử dụng nguồn tư liệu chủ yếu là
các câu tục ngữ trong “Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam”, tập IV (quyển 1),
Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn, Nhà xuất bản Giáo dục 1998. Ngoài ra
chúng tôi còn tham khảo thêm một số tài liệu khác như “Từ điển thành ngữ, tục
ngữ Việt Nam (Vũ Dung- Vũ Thúy Anh- Vũ Quang Hào), “Từ điển giải thích thành
ngữ tục ngữ” ( Nguyễn Lân), “Từ điển thành ngữ tục ngữ- ca dao Việt Nam” ( Việt
Chương), “ Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam” ( Vũ Ngọc Phan), các câu tục ngữ
trong bảng phụ lục 2 của Nguyễn Quý Thành (luận án tiến só khoa học Ngữ
văn,2000), và nhiều bài báo liên quan đến tục ngữ đăng trên các tạp chí như:

Ngôn ngữ, Ngôn ngữ và đời sống, Văn hóa dân gian, Nghiên cứu Đông Nam Á,
v.v…
Ngoài những nguồn tư liệu kể trên, chúng tôi còn sử dụng các nguồn tài
liệu tham khảo khác (xin xem phần tài liệu tham khảo ở cuối luận văn).

6. Ý nghóa lý luận và ý nghóa thực tiễn
-Về mặt lý luận: Tục ngữ là mảng đề tài phong phú và lý thú từ trước đến
nay thu hút sự quan tâm của nhiều ngành khoa học, trong đó có Việt ngữ học.
Thực hiện đề tài này, chúng tôi cố gắng làm rõ thêm những đặc điểm của tục ngữ
về phương diện ngữ nghóa. Qua đó góp phần nhìn nhận về ngôn ngữ, văn hóa
được thể hiện qua tục ngữ.


8

Các kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần bổ sung vào những phát
hiện và khám phá tục ngữ trên phương diện từ vựng- ngữ nghóa, từ đó có một cái
nhìn tổng thể, toàn diện về đối tượng này- một kho tàng quý giá thể hiện văn
hóa- văn minh, tinh thần, tâm lý dân tộc của người Việt.
Về mặt thực tiễn: Chúng tôi hy vọng kết quả nghiên cứu của luận văn này
sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu, những người làm công
tác giáo dục và học tập tiếng Việt, văn hóa Việt như là tiếng mẹ đẻ cũng như
tiếng nước ngoài.

7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn gồm bốn
chương.
Chương một: Các vấn đề lý thuyết cơ sở bao gồm những vấn đề khái quát về tục
ngữ, nghóa của từ ( nghóa đen, nghóa bóng, nghóa hiển ngôn, nghóa hàm ẩn, tiền
giả định và hàm ý), trường nghóa.

Chương hai: Trường từ vựng- ngữ nghóa của các từ chỉ người trong tục ngữ
Việt. Chúng tôi nghiên cứu, khảo sát về từ vựng- ngữ nghóa của các từ chỉ các bộ
phận cơ thể của con người, các đặc tính của con người, nghề nghiệp, mối quan hệ
thân tộc trong gia đình, giới tính của con người.
Chương ba: Trường từ vựng-ngữ nghóa của các từ chỉ động vật, thực vật, đồ
vật- đồ dùng trong tục ngữ Việt. Trong chương này chúng tôi nghiên cứu, khảo
sát về các từ chỉ động vật ( gia súc, gia cầm, chim chóc, các loài động vật dưới
nước, các loài gặm nhấm và bò sát, các loài côn trùng), thực vật ( dùng làm lương
thực, thực phẩm, lấy gỗ), đồ dùng, đồ vật ( phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt hàng
ngày hay phương tiện đi lại, các vật dụng nghề nông).
Chương bốn: Trường từ vựng- ngữ nghóa của các từ chỉ số lượng, thời gian,
không gian- địa điểm, thực phẩm và thức uống. Chúng tôi sẽ nghiên cứu, khảo


9

sát những từ chỉ số lượng có tần số xuất hiện nhiều ( số “một, hai hoặc đôi, ba,
chín, mười, trăm, nghìn, vạn), những từ chỉ thời gian, không gian- địa điểm và
những từ về thực phẩm và thức uống thường gặp và phổ biến trong đời sống của
người Việt ta.


10

Chương một

CÁC VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT CƠ SỞ

1.1. Khái quát về tục ngữ
1.1.1. Khái niệm tục ngữ

Tục ngữ là “túi khôn của nhân loại” được đúc kết bởi hàng nghìn năm văn
hiến của dân tộc. Quan điểm về tục ngữ của các nhà Việt ngữ học rất khác nhau.
Tìm hiểu về tục ngữ có các tác giả như: Nguyễn Văn Mệnh, Vũ Ngọc Phan,
Hoàng Văn Hành, Chu Xuân Diên, Nguyễn Đức Dân, Cù Đình Tú, Hoàng
Phê,v.v… Kế thừa thành quả của các tác giả đi trước và sau khi cân nhắc nhiều
tiêu chí, luận văn chúng tôi quyết dịnh sử dụng định nghóa sau: “Tục ngữ là
những câu ngắn gọn và thường có vần điệu, truyền đạt những tri thức, kinh
nghiệm sống và đạo đức mà nhân dân đúc kết được từ thực tiễn” [27,1026].
Như vậy, định nghóa đã nêu lên được tất cả các thuộc tính quan trọng của
tục ngữ:
-Tục ngữ là những đơn vị câu.
-Tục ngữ phải là những hình thức biểu đạt súc tích về ngôn từ.
-Tục ngữ thường phải có vần điệu.
-Nội dung của tục ngữ là những tri thức và kinh nghiệm đạo đức mà nhân
dân đúc kết được từ thực tiễn.
1.1.2. Phân biệt tục ngữ với thành ngữ, quán ngữ, cách ngôn, châm ngôn,
ca dao
a. Phân biệt tục ngữ với thành ngữ
Việc phân biệt tục ngữ và thành ngữ đã được rất nhiều nhà nghiên cứu
ngôn ngữ quan tâm. Người có ý kiến đầu tiên là Dương Quảng Hàm: “Một câu
tục ngữ tự nó phải có ý nghóa đầy đủ, hoặc khuyên răn, hoặc chỉ bảo điều gì; còn


11

thành ngữ chỉ là những lời nói có sẵn để ta tiện tiện dùng mà diễn đạt một ý gì
hoặc tả một trạng thái gì đó cho có màu mè”[10,15]. Tuy nhiên Vũ Ngọc Phan lại
cho rằng: “Tục ngữ là một câu tự nó diễn đạt trọn vẹn một ý, một nhận xét, một
kinh nghiệm, một luân lý, một công lý, có khi là một sự phê phán. Còn thành ngữ
là một câu sẵn có, nó là một bộ phận của câu mà nhiều người đã quen dùng,

nhưng tự riêng nó không diễn đạt một ý trọn vẹn”[90,31]. Nguyễn Văn Mệnh
cũng khẳng định: “Có thể nội dung của thành ngữ mang tính chất hiện tượng, còn
nội dung của tục ngữ là mang tính chất quy luật. Từ sự khác nhau cơ bản về nội
dung dẫn đến sự khác nhau về hình thức ngữ pháp, về năng lực hoạt động trong
chuỗi lời nói… Về hình thức ngữ pháp, mỗi thành ngữ chỉ là một cụm từ, chưa
phải là một câu hoàn chỉnh. Tục ngữ thì khác hẳn. Mỗi tục ngữ tối thiểu là một
câu”[69,13]. Theo Cù Đình Tú thì: “Thành ngữ là một hiện tượng ngôn ngữ. Tục
ngữ xét về một mặt nào đó cũng là một hiện tượng ngôn ngữ”[8,40], “Thành ngữ
là những đơn vị có sẵn mang chức năng định danh… Tục ngữ cũng như các sáng
tác khác của dân gian như ca dao, truyện cổ tích, đều là các thông báo…”[8,41].
Như vậy qua các kết quả nghiên cứu trên, chúng ta có thể rút ra một số điểm
khác biệt giữa thành ngữ và tục ngữ:
- Về mặt ngữ nghóa: Tục ngữ truyền đạt kinh nghiệm của người xưa hay “một sự
đánh giá, một sự khẳng định về một chân lý nào đó, nghóa là một tư tưởng hoàn
chỉnh” [18,72]. Ngược lại nội dung của thành ngữ mang tính chất hiện tượng,
miêu tả một hình ảnh, một trạng thái nào đó mang tính chất riêng lẻ.
- Về mặt ngữ pháp: “Mỗi thành ngữ chỉ là một cụm từ, chưa phải là một câu hoàn
chỉnh. Tục ngữ thì khác hẳn. Mỗi tục ngữ tối thiểu là một câu”[69,13].
- Về mặt chức năng: Thành ngữ có chức năng định danh, tức gọi tên sự vật, hiện
tượng còn tục ngữ có chức năng thông báo. Chính điều này đã chi phối nội dung,
cấu trúc cú pháp và sự vận dụng thành ngữ, tục ngữ.
Theo đó, những cụm từ sau sẽ được xem là thành ngữ: Chỉ tay năm ngón; Bắt cá
hai tay; Cạn tàu ráo máng; Rào trước đón sau; Sét đánh ngang tay; v.v…


12

Tuy vậy việc phân biệt giữa thành ngữ và tục ngữ không phải lúc nào cũng
có thể vạch ra được đường ranh giới rõ ràng bởi giữa chúng cũng có những điểm
khá giống nhau: Chúng đều là những đơn vị ngôn ngữ có sẵn, giàu hình ảnh và

giàu sắc thái biểu cảm.
b. Phân biệt tục ngữ với quán ngữ
Đặc điểm cơ bản để phân biệt tục ngữ và quán ngữ là ở mặt chức năng.
Tục ngữ có chức năng thông báo nhưng quán ngữ thì lại có chức năng đưa đẩy,
chuyển ý, dẫn nhập, rào đón dùng để đệm vào các phát ngôn. Ngoài ra xét về
mặt ngữ pháp thì tục ngữ là một câu hoàn chỉnh trong khi quán ngữ chỉ là những
cụm từ cố định. Thí dụ những quán ngữ như: thảo nào; chẳng lẽ; chả trách; của
đáng tội;v.v…
c. Phân biệt tục ngữ với cách ngôn và châm ngôn
Cách ngôn là những “câu nói ngắn gọn được lưu truyền, có ý nghóa giáo
dục về đạo đức”[27,115]. Gần mực thì đen gần đèn thì sáng.
Châm ngôn là những “câu nói có tác dụng hướng về đạo đức, về cách
sống”[27,150]. Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước thì thương
nhau cùng
Dựa vào định nghóa trên ta thấy việc phân biệt giữa tục ngữ với cách ngôn và
châm ngôn cũng không phải là điều dễ dàng.
d. Phân biệt tục ngữ với ca dao
Điểm khác biệt nổi bật giữa ca dao và tục ngữ là ca dao thường được lập
thức dưới dạng một hoặc đôi ba câu thơ lục bát (hoặc lục bát biến thể). Thí dụ
như câu ca dao sau:

Trâu ơi ta bảo trâu này,
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta…

Xét về mặt nội dung, “tục ngữ thiên về lí trí, ca dao thiên về tình cảm”[34,196].
“Tục ngữ cung cấp cho người nghe những triết lý dân gian, tri thức dân gian, ca
dao thiên về tình cảm, có nội dung trữ tình dân gian”[74,50].


13


Như vậy xét về mặt lý luận, ranh giới giữa ca dao và tục ngữ xem ra khá
rõ ràng. Tuy nhiên thực tế thì lại không đơn giản chút nào. Những câu lục bát nói
về thời tiết, sản vật, danh lam thắng cảnh, con người của từng vùng quê hương
đôi khi khiến người đọc không biết nên phân loại là ca dao hay tục ngữ. Thí dụ
như câu sau:

Nhất cao là núi Tản Viên,
Nhất sâu là vũng Thủy Tiên cửa Vường.

Trong tiếng Việt, việc phân giới một cách rõ ràng các thuật ngữ tục ngữ,
thành ngữ, quán ngữ, cách ngôn, châm ngôn và ca dao thật phức tạp và gây
không ít trở ngại cho việc thực hành.

1.2. Vấn đề nghóa của tục ngữ
1.2.1. Nghóa đen và nghóa bóng
1.2.1.1. Khái niệm nghóa đen và nghóa bóng
Theo Nguyễn Như Ý “nghóa đen là nghóa từ vựng của từ theo đúng nghóa
của nó, còn gọi là nghóa trực tiếp. Nghóa đen cũng đồng thời là nghóa ban đầu,
nghóa xuất phát không có căn cứ, không có tính lý do. Còn nghóa bóng là nghóa
phái sinh, nghóa thứ yếu của từ, bắt nguồn từ nghóa đen hoặc một nghóa bóng
khác nhờ kết quả của việc sử dụng từ có ý thức trong lời nói để biểu thị sự vật
không phải là vật quy chiếu tự nhiên, thường xuyên.một từ có được nghóa bóng
khi nó định danh sự vật không phải trực tiếp, mà qua một sự vật khác theo phép
ẩn dụ, hoán dụ hay cải dụng. Như vậy, nghóa bóng của từ là nghóa có căn cứ, có
tính lý do” [48,144].
Trong “Từ điển Tiếng Việt” ( năm 2000, do Hoàng Phê chủ biên), dù không
đề cập một cách rõ ràng nghóa đen và nghóa bóng, nhưng ta dễ nhận thấy rằng
các từ đa nghóa, nghóa đầu tiên thường là nghóa đen, còn các nghóa khác là nghóa
phái sinh, thứ yếu, không cơ bản, xuất phát từ một nghóa bóng khác. Theo như

trang 14 của quyển từ điển này thì các nghóa của một đơn vị đa nghóa được đánh


14

số bằng chữ Ả Rập 1,2,3,…,xếp theo một thứ tự căn cứ vào sự phát triển logic
của ngữ nghóa; khi không xác định một thứ tự như vậy, thì nêu nghóa cụ thể trước
nghóa trừu tượng, nghóa đen trước nghóa bóng, nghóa thông thường trước nghóa
chuyên môn hoặc phương ngữ, nghóa thường dùng trước nghóa cũ. Hãy xem thí dụ
minh hoạ sau:
Cây d. 1 Thực vật có rễ, thân, lá rõ rệt, hoặc vật có hình thù giống
những thực vật có thân, lá. Cây tre. Cây nấm. n quả nhớ kẻ trồng cây (tng.). 2
Từ dùng để chỉ từng đơn vị riêng lẻ thuộc loại vật có hình như thân cây. Cây cột.
Cây nến. Cây rơm. 3 (ph.) Gỗ. Mua cây đóng bàn ghế. 4 (kng.) Từ dùng để chỉ
người thông thạo đặc biệt về một mặt nào đó trong sinh hoạt. Anh ta là một cây
kể chuyện. Cây văn nghệ. 5 (kng.) Cây số (nói tắt). Còn ba cây nữa là đến nơi. 6
(kng.) Lạng (vàng). Một cây vàng. Giá hai cây ba chỉ”[27,128-129].
Qua thí dụ trên ta có thể nhận thấy rằng: Mục từ cây có 1 nghóa đen và 5
nghóa bóng. Nghóa đen là thực vật có rễ, thân, lá rõ rệt”. Các nghóa bóng là (1) từ
dùng để chỉ từng đơn vị riêng lẻ thuộc loại vật có hình như thân cây (hay vật có
chiều cao nhất định), (2) gỗ (chỉ vật liệu), (3)từ dùng để chỉ người thông thạo đặc
biệt về một mặt nào đó trong sinh hoạt (hay chỉ người giỏi), (4) cây số (hay chỉ
khoảng cách), và (5)lạng (vàng) (hay chỉ giá trị). Như vậy các nghóa: vật có chiều
cao nhất định, chỉ vật liệu, chỉ người giỏi, chỉ giá trị của từ cây đều là nghóa bóng,
và chúng được sắp xếp trong từ điển sau nghóa đen được nêu ra đầu tiên.
1.2.1.2. Tìm hiểu nghóa đen và nghóa bóng trong tục ngữ
Khi nói về nghóa của tục ngữ, Đinh Gia Khánh cho rằng: “một câu tục ngữ
thường có hai nghóa: nghóa đen và nghóa bóng” [11,243].
Sau này tiếp tục công việc của các bậc thầy và các đồng nghiệp của
nghiệp của mình trong giáo trình “văn học dân gian Việt Nam” viết cho sinh viên

Đại học tổng hợp Hà Nội,Lê Chí Quế đã nhấn mạnh: “Tục ngữ bao giờ cũng có
hai nghóa: nghóa đen (hay là nghóa gốc) và nghóa bóng”[34,197]. Như vậy, ở đây
tác giả đã tuyệt đối hóa tính hai nghóa của tục ngữ và loại bỏ đi một bộ phận tục


15

ngữ- loại chỉ có một nghóa. Chẳng hạn như những câu tục ngữ sau chỉ có một
nghóa:
a)“Tháng tám nắng rám trái bưởi”.
b)“Trăng quầng trời hạn, trăng tán trời mưa”
c)“Một búi cỏ, một giỏ phân”.
d)“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng”.
e)“Ngày thàng mười chưa cười đã tối”.
f)“Đỉa bám lên, sên bám xuống”.
g)“Mùa đông mưa dầm gió bấc, mùa hè mưa to gió lớn, mùa thu
sương sa nắng gắt”.
h)“Tháng ba bà già chết cóng”.
i)“Mây xanh thì nắng, mây trắng thì mưa”.
j)“Mỡ gà thời nắng, mỡ chó thời mưa”.
k)“Chớp đông nhay nháy gà gáy thì mưa”.
l)“Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa”.
m)“Quạ tắm thì nắng, sáo tắm thì mưa”.
n)“Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước”.
v.v và v.v…
Qua các câu tục ngữ trên, ta có thể thấy rằng: “trong những câu tục ngữ
một nghóa, sự miêu tả những hiện tượng tự nhiên, xã hội và đời sống con người
không có hàm ý gì khác ngoài ý nghóa toát ra từ bản thân các hiện tượng ấy”
[6,63].
Trong khi đó, Hoàng Tiến Tựu [28] đã chia khá tỷ mỷ các loại tục ngữ để

xác định nghóa của từng loại, và đặc biệt nhấn mạnh bộ phận tục ngữ có nhiều
nghóa. Ông viết: “Có những câu tục ngữ chỉ có một nghóa. Nhưng bộ phận tục ngữ
đa nghóa chiếm tỷ lệ khá lớn, chất lượng khá cao và là bộ phận tiêu biểu nhất của
thể loại này”. Thí dụ câu:
“Kiến tha lâu cũng có ngày đầy tổ”.


16

Không phải chỉ nói lên một nhận xét về hiện tượng kiến tha mồi mà còn nói lên
một phán đoán về các hành động kiên trì, nhẫn nại của con người nữa. Hay như
câu:
“Lớn thuyền lớn sóng”.
đâu phải chỉ có người đi sông đi biển sử dụng. Người đi buôn, thợ đi rừng, anh
học trò, hay thủ trưởng một cơ quan đều có thể sử dụng trong một văn cảnh thích
hợp.
Theo Bùi Mạnh Nhị thì: “Trong tục ngữ, cái cụ thể và cái khái quát liên
quan đến nghóa đen và nghóa bóng. Nghóa đen là nghóa trực tiếp gắn liền với sự
vật và hiện tượng ban đầu. Nghóa bóng là nghóa gián tiếp, nghóa biểu tượng, ẩn
dụ” [3,244].
Ở đây, ta thấy rằng: “Rất nhiều câu tục ngữ qua quá trình lưu
truyền, quá trình sử dụng trong lời nói và suy nghó, đã từ ý nghóa ban đầu nói về
bản chất của một hiện tượng nhất định mà mở rộng nội dung phản ánh của nó về
bản chất của nhiều hiện tượng khác nữa. Đó là một quá trình sáng tạo liên tục về
nghóa trên cơ sở sự hình thành nghóa ban đầu, nghóa gốc của một câu tục ngữ”
[6,65].
Chẳng hạn như những câu tục ngữ sau:
a)“Mật ngọt chết ruồi, những nơi cay đắng là nơi thật thà”.
b)“Cây thẳng bóng ngay, cây cong bóng vạy”.
c)“Con vua vua dấu, con chấu chấu yêu”.

d)“Đời cha trồng cây, đời con ăn quả”.
e)“Nước chảy đá mòn”.
f)“Ăn trông nồi, ngồi trông hướng”.
g)“Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.
h)“Ở hiền gặp lành”.
i)“Năm ngón tay có ngón dài, ngón ngắn”.
j)“Đất lành chim đậu”.


17

k)“Trèo cao, ngã đau”.
v.v và v.v…
Phương pháp phân tích, tìm hiểu nghóa bóng của tục ngữ, đòi hỏi phải đặt
tục ngữ vào hoàn cảnh, trường hợp được sử dụng của nó. Cơ sở của sự sử dụng
tục ngữ theo nghóa bóng là ở chỗ tục ngữ biểu hiện những nhận xét khái quát
một cách cụ thể, hình ảnh. “Nghóa bóng đã tạo cho tục ngữ khả năng vận dụng
vào các trường hợp, và cứ mỗi lần được sử dụng ở những văn cảnh khác nhau thì
nội dung, ý nghóa kinh nghiệm, những lớp nghóa nằm bên trong và bên ngoài từ
ngữ của nó lại giàu thêm” [3,244-245]. Đối với những câu tục ngữ có nhiều
nghóa, thì khái niệm “nghóa đen” được sử dụng để chỉ nội dung trực tiếp, nội dung
thứ nhất của nó. Nội dung này có thể không được dùng nữa ( không tồn tại trong
thực tế sử dụng) nhưng nó tồn tại trong bản thân câu tục ngữ và là cơ sở để hiểu
được các nghóa khác. Thí dụ câu: “Tre già măng mọc”, “Cha lươn không đào mả
cho lươn nằm” chỉ được nhân dân dùng với nghóa bóng mà thôi. Nhưng không vì
thế mà nghóa đen của chúng không tồn tại. Như vậy nếu thiếu sự tồn tại của
nghóa đen thì nghóa bóng cũng biến mất.
Nghóa đen và nghóa bóng của tục ngữ quan hệ hữu cơ với nhau. Nghóa
bóng được thể hiện thông qua nghóa đen, trên cơ sở của nghóa đen. “Chỉ có thể
xới lật, bóc đúng các lớp nghóa bóng khi đặt nó trong quan hệ logic với nghóa

đen” [3,244].

1.2.2. Nghóa hiển ngôn và nghóa hàm ẩn
1.2.2.1. Khái niệm nghóa hiển ngôn và nghóa hàm ẩn
Theo Cao Xuân Hạo nghóa hiển ngôn là hết thảy những gì người nghe có
thể cảm nhận được một cách trực tiếp nhờ vào nghóa nguyên văn (gồm nghóa đen
và một số nghóa như đề dụ, hoán dụ, ẩn dụ) của những từ ngữ có mặt trong câu
và nghóa của mối quan hệ ngữ pháp của những từ ấy. Nghóa hàm ẩn là những gì
không có sẵn trong nghóa nguyên văn của các từ ngữ và trong mối quan hệ cú


18

pháp ấy nhưng người nghe vẫn có thể cảm nhận được một cách gián tiếp nhờ vào
phép suy diễn [5].
1.2.2.2. Tìm hiểu nghóa hiển ngôn và nghóa hàm ẩn trong tục ngữ
Nói đến nghóa hiển ngôn của các đơn vị tục ngữ là nói đến hai thành tố
chính hợp thành cái nghóa ấy: nghóa từ vựng của các yếu tố có mặt trong các đơn
vị tục ngữ và nghóa của các mối quan hệ ngữ pháp liên kết giữa các yếu tố trong
đó. Trong luận văn này, chúng tôi chỉ đề cập đến thành tố thứ nhất. Đó là nghóa
từ vựng của các yếu tố có mặt trong tục ngữ.
Chúng ta đều biết rằng, mỗi câu tục ngữ là một phát ngôn hoàn chỉnh. Mỗi
phát ngôn phải đảm bảo hai yếu tố: từ và ngữ. Từ tạo ra logic ngữ nghóa, ngữ
chính là logic cú pháp. Logic ngữ nghóa có được trước hết là nhờ vào nghóa vốn
có của từ. Mỗi từ trước khi tham gia vào tổ chức phát ngôn đều mang những
nghóa độc lập, nghóa gốc, được gọi là nghóa từ vựng. Nghóa từ vựng luôn luôn tồn
tại trong các phát ngôn nhưng không phải trong bất kỳ trường hợp nào nghóa của
nó cũng là nghóa của phát ngôn. Thí dụ câu:
“ Một búi cỏ, một giỏ phân”.
được người nghe tiếp nhận trực tiếp từ nghóa từ vựng. Tuy nhiên ở câu:

“Nồi da nấu thịt”
lại được người nghe suy ra từ nghóa từ vựng ( gọi là nghóa bóng). Trong trường
hợp này nghóa bóng là nghóa của phát ngôn.
Và dó nhiên nghóa từ vựng không phải là nghóa của câu tục ngữ nhưng dó
nhiên nhờ nó mới có nội dung phát ngôn.
Tuy nhiên, nhìn chung nghóa từ vựng của các từ ngữ có mặt trong các đơn
vị tục ngữ, trong nhiều trường hợp, hầu như chẳng có gì khác biệt đáng kể lắm so
với nghóa từ vựng của các thành tố thường hiện diện trong những câu mà chúng ta
vẫn gặp trong giao tiếp hàng ngày. Thí dụ đối với những câu tục ngữ sau:
a. Ai giàu ba họ ai khó ba đời.
b. Con hơn cha là nhà có phúc.


19

c. Kiến tha lâu cũng có ngày đầy tổ.
d. n trông nồi, ngồi trông hướng.
e. Có phúc đẻ con biết lội, có tội đẻ con biết trèo.
f. Không thầy đố mày làm nên.
g. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
h. Ra đường hỏi già, về nhà hỏi trẻ.
i. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
j. Mềm nắn, rắn buông.
k. Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng.
l. Đông tay hơn hay làm.
m. Con gái giống cha giàu ba họ, con trai giống mẹ khó ba đời.
n. Nhất vợ, nhì trời.
o. Học thầy không tày học bạn.
p. Nốt ruồi ở tay ăn vay suốt đời.
q. Tiên học lễ, hậu học văn.

r. Én bay thấp mưa ngập bờ ao, én bay cao mưa rào lại tạnh.
v.v và v.v; chúng ta hầu như không gặp một trở ngại nào trong việc tìm nghóa từ
vựng của các thành tố ngôn từ có mặt trong đó.
Tuy nhiên, vẫn còn một số những đơn vị tục ngữ mà khía cạnh ngữ nghóa
của một số từ ngữ trong đó không dễ gì giải thích ngay được. Chẳng hạn như
những câu sau đây:
a. Cơm chắm, mắm chườm.
b. Cấy tháng sáu máu rồng.
c. Mùa đất chối, chiêm bối rễ.
d. Cày trâu loạn, bán trâu đồ.
e. Lọng máu cáo, áo hoa hiên.
f. Chiêm bóc vỏ, mùa xỏ tay.
v.v vaø v.v


20

Ngoài ra, có lẽ phải kể đến một số câu tuy chẳng hề chứa đựng một từ ngữ
nào “xa lạ” cả, nhưng vẫn gây cho chúng ta sự lúng túng, đôi khi còn nhầm lẫn
trong việc giải thích từ ngữ ấy. Và do vậy mà nghóa của cả câu tục ngữ cũng bị
ảnh hưởng. Chẳng hạn như câu:
“Rắn mai tại lỗ, rắn hổ về nhà”.
Chúng ta ai cũng biết “mai” là “mai gầm” và “hổ” là “hổ mang”. Ở đây
có tác giả đã giải thích câu tục ngữ trên như sau: “ Nhận xét cho rằng rắn mai
gầm thường ở trong hang, còn rắn hổ mang thì thường ra ngoài” [44,244]. Cách
giải thích trên hoàn toàn khác với cách cảm nhận vẫn lưu truyền rộng rãi trong
nhiều vùng quê, ít ra là tại đồng bằng sông Hồng và trung du Bắc Bộ. Thực ra
đây không phải là một lời “nhận xét” về tập tính của hai loài rắn trên mà đây là
một kinh nghiệm sinh tử mà những người bắt rắn đúc kết được từ thực tiễn nghề
của họ. Đó là: “Rắn mai [cắn thì nạn nhân có thể chết ngay tức khắc], rắn hổ

[cắn thì nạn nhân có thể chết khi lê về đến nhà” [31,97]. Và do vậy đề tài ở đây
không phải là lời “nhận xét” về tập tính như đã nêu ở trên mà đây là “nọc độc”
của hai loài rắn trên. Nọc độc của rắn mai gầm độc hơn nọc của rắn hổ mang.
Tục ngữ là hình thức ngôn từ lấy việc thông tin làm mục tiêu hàng đầu.
Trong tục ngữ, nghóa hiển ngôn và hàm ẩn rất hay được bàn đến trong sách vở
ngôn ngữ học hiện nay. Rất nhiều câu tục ngữ (có thể lên đến hàng nghìn câu)
chỉ có nghóa hiển ngôn mà thôi.
Tuy nhiên, trong quá trình thực tế sử dụng cho thấy, vẫn có những câu
không theo cái khuôn khổ quen thuộc ấy mà chúng mở rộng dần phạm vi ứng
dụng. Đây chính là nhân tố chính tạo điều kiện thuận lợi hình thành nghóa hàm
ẩn. Xin nêu ra đây vài thí dụ minh hoạ:
Thí dụ 1: “Áo dài chớ ngại quần thưa”
Lúc đầu, câu tục ngữ trên hẳn chỉ có duy nhất một nghóa: “Vạt áo đã dài
rồi thì quần dẫu thưa chăng nữa cũng chẳng có gì là đáng ngại”


21

Dần dần, trong quá trình sử dụng, nghóa của câu tục ngữ không còn dừng
lại ở chuyện “quần áo” cũng như phẩm chất áo quần ấy là “dài ngắn” hay “dày
thưa” nữa, mà liên quan đến khiếm khuyết này hay khiếm khuyết khác của người
đời.
Kết quả của quá trình mở rộng nghóa đó là một nghóa mới xuất hiện, thứ
nghóa mà các tác giả dân gian ngầm gửi gắm và người hiện thời chỉ có thể cảm
nhận được nhờ sự suy diễn từ cái nghóa hiển ngôn ban đầu. Đó chính là nghóa
hàm ẩn. Và như thế nghóa của câu hàm ẩn trên là: “Đã có cái bình phong che
chắn rồi thì khỏi phải bận tâm đến những khiếm khuyết nhỏ nhặt”.
Thí dụ 2: “Bồi ở, lở đi”
Đọc câu tục ngữ trên, ai trong chúng ta cũng có thể hiểu ngay được nghóa
của nó. Con sông nào cũng có hiện tượng bên lở, bên bồi. Và những người sinh

sống ở ven sông thường thích sống ở “bên bồi” hơn vì đất đai được phù sa bồi
đắp, thuận lợi cho việc xây cất và trồng trọt hơn. Như vậy, nghóa ban đầu của câu
trên là: “Nơi nào đất được bồi đắp thêm thì ở lại, còn nơi nào đất bị xói lở thì [bỏ
nơi ấy mà] ra đi” [53,122].
Trong quá trình sử dụng, con người đã phát hiện ra một nghóa khác vô
cùng thâm thúy. “Nơi nào được đối đãi tử tế thì ở lại, còn nơi nào bị đối xử tệ bạc
thì [bỏ nơi ấy mà] ra đi” [53,122].
Thí dụ3: “Ai bảo trời không có mắt”
Nghóa hiển ngôn của câu tục ngữ trên chắc ai trong chúng ta cũng dễ dàng
nhận ra. “Trời”, theo vũ trụ học “ngây thơ” của người Việt, là đấng nắm toàn
quyền cai quản mọi tạo vật trên cõi trần. Đấng tối cao đó, theo cảm nhận của
người Việt, có thể mặt( “mặt trời”), có lưng(“lưng trời”), có chân(“chân trời”).
Riêng “mắt” thì chưa từng nghe nói đến.
Tuy vậy, người Việt chúng ta vẫn tin rằng: Đấng toàn năng ấy có thể biết
tường tận mọi hành động lớn nhỏ, tốt xấu của người đời, dù hành động đó diễn ra
giữa thanh thiên bạch nhật hay nơi kín đáo không ai nhìn thấy. Nhưng “Trời” lại


22

nhìn thấy hệt như thể ngài có đến hàng ngàn cặp mắt tinh anh, luôn quan sát, dõi
theo mỗi con người ở khắp mọi ngõ ngách của chốn trần gian.
Trong thực tiễn cuộc sống, câu tục ngữ này thường hay được người Việt sử
dụng như lời mách bảo với nhau khi chứng kiến cảnh một kẻ nào đó bị “quả báo”
vì những điều ác mà hắn đã gây ra cho con người. Người Việt chúng ta tin rằng
chính “ông Trời” đã ra tay trừng trị kẻ ác gian ấy. Và trên cơ sở ấy, nghóa hàm ẩn
được hình thành và đi vào đời sống hàng ngày của người Việt ta.
Như vậy, ngoài nghóa hiển ngôn: chẳng ai dám bảo trời không có mắt.
Câu tục ngữ trên còn được dùng với nghóa hàm ẩn như một lời nhắc nhở người
đời rằng: “Đừng tưởng Trời sẽ tha thứ cho ngươi vì Ngài không nhìn thấy những

điều ác mà ngươi đã gây ra cho đồng loại mình”.

1.3. Phép chuyển nghóa trong tục ngữ
“Phép chuyển nghóa được gọi là “hình thể tạo nghóa” vì nó làm cho nghóa
của từ thay đổi, từ được dùng sẽ mang một nghó a mới, và đó lại là nghóa chính (
từ nghóa sát theo chữ sang nghóa ẩn ở chiều sâu, cần đoán định, khám phá)”
[3,252]. Trong tục ngữ Việt Nam có ba hình thái của phép chuyển nghóa: hình
thái đề dụ, hình thái hoán dụ và hình thái ẩn dụ.
a. Hình thái đề dụ “Là chỉ một sự vật này bằng tên của một sự vật khác có quan
hệ với sự vật trước về một nguồn gốc, sự cấu thành, bản chất, số lượng” [3,252].
Thí dụ như từ “tay” trong câu: “Đông tay hơn hay làm” được dùng để nói con
người; hay từ “lưỡi” trong câu: “Lưỡi không xương nhiều đường lắt léo” để nói về
cách nói năng, sự xử thế.
b. Hình thái hoán dụ “Là chỉ một sự vật này bằng tên một sự vật khác có quan
hệ kế cận tức là cả hai sự vật đều có những nét phù hợp nhau, tương ứng nhau,
nhờ nhau mà có” [3,252]. Thí dụ từ “hàm răng” trong câu: “Hòn đất mà biết nói


23

năng, thì thấy địa lý hàm răng không còn” được dùng để nói cái toàn thể là sự
hành nghề, sự tồn tại.
c. Ẩn dụ “Là dùng một sự vật chứa đựng trong một từ nào đó để nói đến một sự
vật khác (không hiện rõ trên bề mặt) có sự đồng dạng hay so sánh ngầm với sự
vật trong từ được dùng” [3,253]. Thí dụ câu: “Thuận vợ thuận chồng ,tát biển
Đông cũng cạn”. “Tát biển Đông” là một hình tượng ẩn dụ. Từ hình ảnh “vợ
chồng thuận hòa” sẽ làm nên được những chuyện lớn lao, kỳ vỹ, người ta đã đưa
lên thành một đạo lý phổ quát, có tính nhân loại, làm bài học muôn đời: đoàn kết
làm nên sức mạnh và sẽ chiến thắng tất cả.
Có thể nói trong tục ngữ ẩn dụ là hình thái chuyển nghóa đạt được mức hư cấu

hay tưởng tượng sáng tạo cao nhất.

1.4. Vấn đề trường nghóa
1.4.1. Lịch sử vấn đề và khái niệm trường
“Trường” là một thuật ngữ mượn của các ngành khoa học tự nhiên.
Những nhà ngôn ngữ học có công đi đầu trong việc đưa ra khái
niệm trường và vận dụng lý thuyết này vào việc nghiên cứu hệ
thống từ vựng ngữ nghóa là M.M.Pokrovski- nhà ngôn ngữ học
người Nga (1890). Pokrovski đã gắn hệ thống “biểu tượng” giống
nhau với các hệ thống của hiện tượng đời sống xã hội và kinh tế (
công cụ lao động). Theo đó, kiểu trường Pokrovski được chia dựa
trên cơ sở sử dụng đồng thời ba tiêu chuẩn:
a)Nhóm nội dung, bao gồm các từ có quan hệ dùng
b)Hiện tượng đồng nghóa
c)Quan hệ tình thái học
Tiếp theo Pokrovski là công lao của Trier- nhà ngôn ngữ
học người Đức. Tác phẩm đầu tiên của ông là “Trường từ vựng và


24

trường khái niệm” (1931). Ông cho rằng trường là những thực thể
ngôn ngữ tồn tại giữa những từ cá biệt và từ vựng; chúng là bộ
phận của một tổng thể, giống từ ở chỗ kết hợp với nhau tạo thành
một loại đơn vị cao hơn và giống từ vựng ở chỗ tự chia mình thành
những đơn vị nhỏ hơn. Weisgerber cũng góp tiếng nói của mình về
vấn đề này. Về sau cũng đã có nhiều nhà nghiên cứu khác.
Ở Việt Nam, Đỗ Hữu Châu đã công bố công trình đầu tiên về
lý thuyết trường vào năm 1973. Theo Đỗ Hữu Châu “Trường từ
vựng là một tập hợp các đơn vị từ vựng theo sự đồng nhất về mặt

ngữ nghóa” [14,46]. Theo đó, ông đã chia kho từ vựng thành hai
kiểu trường: trường ngữ nghóa và trường ý niệm.
1.4.2. Phân loại trường
Dựa theo sự phân loại của Đỗ Hữu Châu, ta có hai kiểu
trường: trường ngữ nghóa và trường ý niệm. Cơ sở của sự phân chia
này là ý nghóa biểu thị- vốn dựa trên quan hệ trực tiếp với chức
năng gọi tên; và ý nghóa diễn đạt- vốn dựa trên quan hệ trực tiếp
với chức năng biểu đạt khái niệm. Trong phạm vi nghiên cứu của
luận văn này, chúng tôi chỉ đi sâu tìm hiểu trường ngữ nghóa.
Trường ngữ nghóa là một phần hiện thực khách quan
được chia tách theo kinh nghiệm chủ quan của con người và có sự
tương xứng về mặt lý thuyết trong ngôn ngữ dưới dạng là một
nhóm từ, một tiểu hệ thống từ vựng nào đó là sự đồng nhất hay
đối lập giữa các đơn vị từ vựng theo một nét nghóa nào đó trong ý
nghóa. Thí dụ, trường ngữ nghóa về thực vật, động vật, về không
gian, thời gian, về con người… Đặc biệt ở đây ta cần chú ý đến
các tiểu hệ thống trong những trường ngữ nghóa. Ta hãy xem một
thí dụ về trường ngữ nghóa chỉ hoạt động tác động đến đối tượng sẽ
được hình dung như sau [14,50]:


×