Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Đặc điểm ngữ nghĩa và ngữ pháp của các hình vị đồng âm gốc hán trong tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (890.28 KB, 102 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠ I HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
……………………

LÊ THỊ THANH XUÂN

ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA VÀ NGỮ PHÁP CỦA
CÁC HÌNH VỊ ĐỒNG ÂM GỐC HÁN TRONG
TIẾNG VIỆT

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
CHUYÊN NGÀNH NGÔN NGỮ HỌC
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. ĐỖ THỊ BÍCH LÀI

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2010


2


Mục lục
MỞ ĐẦU ................................................................................................ . 1
Chương 1 CÁC VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT CƠ SỞ ......................................... 10
1.1 Lý thu yết về hình vị ....................................................................... 10
1.1.1 Khái niệm hình vị .................................................................... 10
1.1.2 Hình vị trong tiếng Việt ........................................................... 11
1.1.3 Phân lo ại hình vị .................................................................... 13
1.2

Lý thu yết về đồng âm .................................................................. 14


1.2.1 Khái niệm đồng âm .................................................................. 14
1.2.2 Phân lo ại đồng âm tiếng Việt .................................................... 14
1.2.3 Đặc điểm của từ đồng âm tiếng Việt .......................................... 16
1.2.4 Hình vị đồ ng âm ..................................................................... 18
1.2.5 Hình vị đồ ng âm gốc Hán trong tiếng Việt ................................. 18
1.3 Lý thu yết về nghĩa ......................................................................... 19
1.3.1 Khái niệm nghĩa ...................................................................... 19
1.3.2 Các lo ại nghĩa ......................................................................... 20
1.3.3 Nghĩa của hình vị .................................................................... 22
Chương 2 NGỮ NGHĨA CỦA CÁC HÌNH VỊ ĐỒNG ÂM GỐC HÁN TRONG
TIẾNG VIỆT.......................................................................................... 24
2.1 Tiểu dẫn................................................................ ........................ 24
2.2.1 Loại có hai hình vị đồng âm ..................................................... 25
2.2.2 Loại có ba hình vị đồng âm ...................................................... 26
2.2.3 Loại có bốn hình vị đồng âm..................................................... 27
2.2.4 Loại có năm h ình vị đồng âm .................................................... 28
2.2.5 Loại có sáu hình vị đồng âm ..................................................... 30
2.2.6 Loại có bảy hình vị đồng âm ..................................................... 31
2.3 Những trường hợp chu yển nghĩa ..................................................... 33
2.3.1 Mở rộng nghĩa ......................................................................... 33
2.3.2 Thu h ẹp nghĩa ......................................................................... 36
2.3.3 Nghĩa chuyển hoàn toàn mới .................................................... 39
2.4 Tiểu kết ................................................................ ........................ 45
Chương 3 NGỮ PHÁP CỦA CÁC HÌNH VỊ ĐỒNG ÂM GỐC HÁN TRONG
TIẾNG VIỆT.......................................................................................... 47
3.1 Khả năng tạo từ ............................................................................. 47
3.1.1 Kết hợp với các yếu tố đứng trước ............................................ 47


2


3.1.2 Kết hợp với các yếu tố đứng sau ............................................... 62
3.1.3 Khả năng tham gia tạo ngữ cố định ........................................... 81
3.2 Tiểu kết ................................................................ ........................ 88
KẾT LUẬN ............................................................................................ 90
TÀI LIỆU TRÍCH DẪN VÀ THAM KHẢO .............................................. 93


MỞ ĐẦU
0.1 Đối tượng nghiên cứu và lí do chọn đề tài
0.1.1 Lí do chọn đề tài
Ngơn ngữ cũng như đời sống, có sinh ra, lớn lên, trưởng thành, phát
triển rồi già cỗi và mất đi. Trong quá trình chu yển biến đó, ngơn ngữ
mang trên mình màu sắc, dấu ấn của thời đại, lịch sử và xã hội.Với sự
giao lưu trên các bình diện văn hóa, kinh tế và chiến tranh giữa các dân
tộc ở Trung Quốc, Đông Á và Đơng Nam Á, chữ Trung Quốc được hình
thành, phát triển và trở thành chữ viết chung được sử dụng rộng rãi
trong của các dân tộc ở khu vực này. Do ngôn ngữ của các dân tộc
thuộc các hệ ngôn ngữ khác nhau nên cách nói hồn tồn khác nhau.
Sau hàng chục thế kỷ dưới sự cai trị và đồng hóa của người Hán, người
Việt vẫn giữ được tiếng nói và nhiều phong tục riêng của mình. Tuy
vậy, vẫn có sự ảnh hưởng nhất định về văn hóa, thể chế chính trị của
Trung Quốc đối với người Việt, kể cả trong tư tưởng triết học và đặc
biệt là trong ngôn ngữ.
Do khơng có chữ viết riêng, trước khi chữ quốc ngữ ra đời, người Việt
phải dùng những đơn vị gốc Hán, là khái niệm chỉ chung cả từ ngữ lẫn
yếu tố tạo từ gốc Hán trong tiếng Việt.


2


Không kém số lượng đồ sộ của những từ gốc chữ Hán trong tiếng Nhật
hay tiếng Hàn Quốc, số lượng đơn vị gốc Hán chiếm tỷ lệ khoảng 60%
trong tiếng Việt. Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy số lượng hình vị
đồng âm gốc Hán trong tiếng Việt khá lớn. Tình hình này dẫn đến một
hệ quả là rất khó khi nhận diện nghĩa và tiếp nhận nghĩa của chúng một
cách chuẩn xác. Dù mới bắt đầu nghiên cứu về phương diện ngữ nghĩa
và ngữ pháp của các hình vị đồng âm gốc Hán trong tiếng Việt, chúng
tôi đã nhận ra nhiều bất ngờ, lý thú. Hai phương diện này đã giúp chúng
tơi nhận diện được vai trị to lớn của các hình vị đồng âm gốc Hán trong
tiếng Việt, đó là tạo điều kiện cho người sử dụng ngơn ngữ có thể sử
dụng từng hình vị nói trên một cách chính xác, mang lại hiệu quả giao
tiếp cao, và từ đó có thể giúp chúng ta giữ gìn sự trong sáng của tiếng
Việt. Chính vì vậy m à chúng tôi chọn đề tài: Đặc điểm ngữ nghĩa và
ngữ pháp của các hình vị đồng âm gốc Hán trong tiếng Việt làm đề tài
nghiên cứu của luận văn này.

0.1.2 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu tồn bộ hình vị đồng âm gốc Hán trong tiếng Việt là công
việc hết sức công phu và cần phải có thời gian dài. Trong khn khổ
của luận văn, chúng tôi chỉ giới hạn đối tượng và phạm vi nghiên cứu
của luận văn ở đặc điểm ngữ nghĩa và ngữ pháp của các hình vị đồng
âm gốc Hán trong tiếng Việt. Chúng bao gồm các hình vị gốc Hán kiểu
như án (án thư, án sát, án binh bất động), dương (dương gian, dương
vật, thái dương, đại dương, xuất dương, biểu dương, sơn dương, dương


3

liễu, dương xỉ) v.v… Chúng tơi thống kê các hình vị này từ hai tài liệu

là: Hán Việt từ điển do Đào Du y Anh ch ủ biên, tái bản năm 2004 - phần
“Thượng”, và Từ điển đồng âm tiếng Việt của Hoàng Văn Hành, Ngu yễn
Văn Khang và Ngu yễn Thị Trung Thành xuất bản năm 2001, đối chiếu
với Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên xuất bản năm 2006.

0.2 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
Như đã đề cập ở trên, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu các hình vị
đồng âm gốc Hán trong tiếng Việt ở hai bình diện ngữ nghĩa và ngữ
pháp. Do điều kiện hạn chế về thời gian và khuôn khổ của luận văn nên
chúng tôi chỉ tập trung khảo sát một số hình vị gốc Hán đồng âm có sự
sử dụng và biến đổi nghĩa phong phú trong tiếng Việt.
Để thực hiện được mục đích nghiên cứu, trước hết cần nhận diện được
các đơn vị gốc Hán và âm đọc đồng âm Hán Việt, tiếp theo là nhận diện
nghĩa những yếu tố này được sử dụng trong các ngữ cảnh, rồi đến khả
năng kết hợp của chúng tạo từ và ngữ cố định, qua đó chỉ ra những hạn
chế do những đơn vị gốc Hán đồng âm gây ra, đồng thời cũng dựa trên
cơ sở lí luận nêu ra một số kiến nghị về mặt ứng dụng.

0.3 Lịch sử nghiên cứu của đề tài
Khi tiến hành nghiên cứu về các hình vị đồng âm gốc Hán trong tiếng
Việt, chúng tơi đã gặp nhiều khó khăn. Khó khăn lớn nhất là đã có
nhiều cơng trình khoa h ọc viết về đề tài này. Hầu hết, đó là những cơng
trình khoa học của những nhà ngôn ngữ học danh tiếng. Điều đó chứng


4

minh một điều rằng, hình vị gốc Hán có một vị trí vơ cùng quan trọng
trong tiếng Việt. Ví dụ, đó là cơng trình nghiên cứu về mặt ngữ âm của
từ gốc Hán của Lê Ngọc Trụ trong Việt ngữ chánh tả tự vị (1961) và Lối

mượn tiếng của Việt Nam (1964), Ngu yễn Tài Cẩn với nghiên cứu ngữ
âm trong Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt
(1979)cũng như ngữ nghĩa và ngữ pháp trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt
của từ gốc Hán. Ý kiến về loại “ngu yên vị tiềm tàng”, tức những yếu tố
Hán Việt không độc lập trong hoạt động cấu tạo từ tiếng Việt đã được
Hồ Lê đưa ra trong cuốn Vấn đề cấu tạo từ trong tiếng Việt hiện đại
(1976). Nhiều bài viết trên các báo, tạp chí khoa học, cơng trình nghiên
cứu của các thạc sĩ, tiến sĩ, các tác giả chuyên hoặc không chuyên theo
xu hướng ứng dụng như: Cách dùng từ gốc Hán trong truyện Kiều của
Nguyễn Du - báo cáo khoa học (1978), Ngu yễn Văn Tu; Tình sử dụng từ
Hán- Việt trong các thể loại phong cách chức năng - luận văn thạc sĩ,
Ngu yễn Hoài Thu Ba (1998); Một vài đặc điểm ngôn ngữ của thành ngữ
gốc Hán trong tiếng Việt - luận văn thạc sĩ, Hoàng Quốc (2003); Thành
ngữ gốc Hán trong tiếng Việt - luận văn thạc sĩ, Ngu yễn Thị Tân (2004).
Tác giả Lê Đình Khẩn cũng rất cơng phu trong nhiều bài báo đăng trong
tạp chí Ngơn ngữ và đời sống từ những năm 1995 đến 2000 như: Trở lại
vấn đề sử dụng âm Hán Việt khi dịch các nhân danh, địa danh từ tiếng
Hán sang tiếng Việt (1995); Vài nét về từ ghép láy nghĩa cho người học
tiếng Việt (1996); Vấn đề chuẩn hoá các từ đồng nghĩa Việt Hán
(1997); Sự giáng cấp cú pháp của từ Hán trong tiếng Việt (1999); Về


5

nghĩa Việt hoá của từ Hán Việt (2000); và Một số cách thức Việt hoá
các đơn vị gốc Hán trong tiếng Việt – luận án tiến sĩ (2001).
Nhìn chung, những nghiên cứu này là những thành tựu khoa học vô
cùng to lớn, nhưng cũng rất may mắn cho chúng tôi, các cơng trình kể
trên chưa đặt vấn đề nghiên cứu về hai phương diện ngữ pháp và
ngữ nghĩa của các hình vị đồng âm gốc Hán trong tiếng Việt như là

một đối tượng độc lập. Như vậ y, đây cũng chính là điểm thuận lợi của
chúng tơi khi tiến hành nghiên cứu đề tài này.
Từ việc kế thừa một phần kết quả nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học,
các nhà văn hố học danh tiếng, chúng tơi sẽ mạnh dạn trình bày một số
quan điểm của mình thơng qua các kết quả khảo sát.Để đáp ứng đúng
yêu cầu của luận văn đặt ra, chúng tôi tiếp thu một cách có chọn lọc
theo hướng sát hợp với nội dung của đề tài luận văn.

0.4 Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu
0.4.1 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp:
1. Phương pháp thống kê: chúng tôi dùng phương pháp này để thống kê
số lượng của các loại hình vị đồng âm gốc Hán trong tiếng Việt sau kh i
tra cứu tự điển và các sách tham khảo có liên quan.
2. Phương pháp miêu tả, phân tích ngữ nghĩa – ngữ pháp: sau khi xác
định được số lượng hình vị đồng âm, chúng tơi tổng hợp các từ có chứa
các hình vị đồng âm gốc Hán trong tiếng Việt để miêu tả, phân tích các
hình vị về phương diện ngữ nghĩa, ngữ pháp.


6

3. Phương pháp so sánh đối chiếu: sau khi nhận xét, miêu tả, chúng tô i
thực hiện việc so sánh, đối chiếu và phân tích các hình vị đồng âm gốc
Hán trong tiếng Việt với các loại hình vị.

0.4.2 Nguồn ngữ liệu
Để thực hiện luận văn nà y, chúng tô i đã sử dụng nguồn tư liệu chủ yếu
là các loại tự điển, sách báo và tạp chí sau:
-


Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên xuất b ản năm 2006.

-

Hán Việt từ điển do Đào Du y Anh ch ủ biên, tái bản năm 2004.

-

Hán Việt tân từ điển của Ngu yễn Quốc Hùng xuất bản năm 1975.

-

Từ điển đồng âm tiếng Việt của Hoàng Văn Hành, Ngu yễn Văn
Khang và Ngu yễn Thị Trung Thành xuất bản năm 2001.

-

Từ điển thành ngữ Việt Nam của Nguyễn Như Ý, Ngu yễn Văn
Khang và Phan Xuân Thành xuất bản năm 1993.

-

Các văn bản khoa học là luận văn , luận án, nghiên cứu khoa học cụ
thể như: Tình sử dụng từ Hán- Việt trong các thể loại phong cách
chức năng- luận văn thạc sĩ, Ngu yễn Hoài Thu Ba (1998); Một vài
đặc điểm ngôn ngữ của thành ngữ gốc Hán trong tiếng Việt – luận
văn thạc sĩ, Hoàng Quốc (2003); Thành ngữ gốc Hán trong tiếng
Việt – luận văn thạc sĩ, Ngu yễn Thị Tân (2004); Một số cách thức
Việt hoá các đơn vị gốc Hán trong tiếng Việt – luận án tiến sĩ, Lê

Đình Khẩn (2001) và nhiều cơng trình khác.


7

-

Các tác phẩm văn học: Truyện Kiều – Nguyễn Du; Chinh Phụ Ngâm
khúc – Đoàn Thị Điểm; Cung Oán Ngâm khúc – Nguyễn Gia Thiều;
Bình Ngơ đại cáo – Nguyễn Trãi, v.v…

-

Các báo, tạp chí như Tạp chí Ngơn ngữ, Ngôn ngữ và đời sống, báo
Tuổi trẻ, v.v…

0.5

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

0.5.1 Ý nghĩa khoa học của đề tài:
Do đâ y là đề tài nghiên cứu về ngôn ngữ đầu tiên của chúng tôi, nên về
mặt khoa học, luận văn của chúng tôi mới bước đầu góp phần hệ thống
lại một số quan điểm, khái niệm các vấn đề lý thu yết về hình vị, về từ,
về hiện tượng đồng âm và ngữ nghĩa, ngữ pháp của hai đơn vị này trong
ngôn ngữ, cụ thể là hình vị gốc Hán trong từ tiếng Việt trên hai phương
diện ngữ nghĩa và ngữ pháp.

0.5.2 Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn của chúng tôi sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho việc giảng

dạy và học tập ngữ pháp tiếng Việt với tư cách là tiếng mẹ đẻ cũng như
là tiếng nước ngồi trong đó có các hình vị đồng âm gốc Hán.

0.6

Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, luận văn
có ba chương chính:
Chương một: Các vấn đề lý thuyết cơ sở bao gồm một số khái niệm về
hình vị, hình vị đồng âm, nghĩa. Đó là các đơn vị ngơn ngữ có liên quan


8

đến quá trình giải quyết các vấn đề đặt ra cho luận văn, qua đó trình bày
quan điểm lý thuyết của tác giả luận văn.
Chương hai: Ngữ nghĩa của các hình vị đồng âm gốc Hán trong tiếng
Việt, chúng tơi đưa ra một số ví dụ để phân tích về nghĩa của đối tượng
này trong hai trường hợp: trong ngữ cảnh hẹp và trong các trường hợp
chuyển nghĩa của các hình vị gốc Hán khi tham gia vào tổ chức từ ghép.
Chương ba: Ngữ pháp của các hình vị đồng âm gốc Hán trong tiếng
Việt, chúng tôi tập trung khảo sát các đặc điểm ngữ pháp trong cấu tạo
từ tiếng Việt, chủ yếu là khả năng kết hợp của chúng với các hình vị
khác để tạo từ trên ba bình diện, đó là:
1. Khả năng kết hợp với các hình vị đứng trước
2. Khả năng kết hợp với các hình vị đứng sau
3. Khả năng kết hợp của các hình vị đồng âm gốc Hán (trong vai
trò là từ) với các từ khác để tạo nên ngữ cố định.
Kết luận: tóm lược lại những vấn đề đã được đưa ra trong luận văn và

một số đóng góp của luận văn đối với khoa học cũng như thực tiễn.
Tài liệu tham khảo và trích dẫn: chúng tơi liệt kê tất cả những tài liệu
đã giúp chúng tơi trong q trình thực hiện đề tài.
Phụ lục: Các từ ghép chứa hình vị đồng âm gốc Hán trong tiếng Việt.

0.7

Quy ước về viết tắt và cùng ký hiệu:

Để tinh giản trong lúc trình bà y chúng tôi đã sử dụng một số chữ viết
tắt và ký hiệu sau đây:


9

[1.22]: số thứ tự 1 ở thư mục, trang 22
HVĐA: viết tắt cụm từ hình vị đồng âm trong phần bảng biểu.
Vd: viết tắt từ ví dụ trong phần bảng biểu.
D: danh từ
Đ: động từ
T: tính từ


10

Chương 1

CÁC VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT CƠ SỞ

1.1 Lý thuyết về hình vị

1.1.1 Khái niệm hình vị
Cũng như từ, ngữ, hình vị là đối tượng được các nhà ngơn ngữ học quan
tâm nghiên cứu rất nhiều. Các định nghĩa về hình vị dù chưa thật thống
nhất, nhưng phần lớn đã có điểm chung. Sau đây là một số trong những
định nghĩa đó:
Hình vị là đơn vị ngơn ngữ nhỏ nhất có nghĩa. Đó là bộ phận nhỏ nhất
tạo nên từ. [43.260]
Hình vị là những hình thức ngữ âm cố định, bất biến, nhỏ nhất (hay tố i
giản) với dạng chuẩn tối thiểu là một âm tiết tự thân có nghĩa (nghĩa
miêu tả hay nghĩa tương liên) có thể chịu tác động của các phương thức
tạo từ để tạo ra từ. [16.347]
A mo rpheme is the smallest meaningful unit in a language (hình
vị là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa trong một ngơn ngữ).
Theo Richard, Platt & Weber [52.9]
Hình vị là hình thái (mang ý nghĩa) lặp đi lặp lại. Nó khơng thể
lại được phân chia thành những hình thái (mang ý nghĩa) nhỏ hơn. Từ
đây rút ra kết luận rằng, cái từ mà ta không thể phân chia được nữa,
hay là formant, là một hình vị.


11

Theo L. Bloomfield [16.229]
Hình vị là một trong những đơn vị cơ bản của ngôn ngữ thường được
xác định như một ký hiệu nhỏ nhất, tức là đơn vị nhỏ nhất gắn liền với
từ, trực tiếp hay gián tiếp gắn liền với một ý nghĩa nhất định và không
thể chia ra thành những đơn vị có nghĩa nhỏ hơn nữa.
Theo Đỗ Hữu Châu và Bùi Minh Tốn, hình vị là các chiết đoạn âm
thanh – ý nghĩa nhỏ nhất được phân xuất trên cơ sở đối chiếu các từ với
nhau. Tiếp tục đối chiếu tất cả các từ của một ngơn ngữ thì ta sẽ phân

xuất được tất cả các hình vị của ngơn ngữ đó.
Thơng thường người ta phân biệt trong hình vị thành căn tố và phụ tố.
Căn tố là hình vị mang ý nghĩa từ vựng, ý nghĩa vật chất của từ; phụ tố
lại phân chia thành biến tố, tiền tố, trung tố, hậu tố.
Hình vị là đơn vị có nghĩa, cũng được tái hiện như các từ, nhưng hình
vị chỉ được phân xuất ra nhờ phân tích bản thân các từ, chúng khơng tồn
tại độc lập mà nhập hẳn vào từ, không tách rời khỏi từ. [54.13]. Tóm lại,
hình vị là đơn vị ngơn ngữ nhỏ nhất, có nghĩa, có chức năng làm thành
tố trực tiếp tạo nên từ.
1.1.2 Hình vị trong tiếng Việt
Trong tiếng Việt và các ngơn ngữ đơn lập, hình vị có đặc tính cấu tạo từ
nên cịn được gọi là từ tố [16.229]. Theo Đái Xuân Ninh, hình vị tiếng
Việt là đơn vị cơ sở của cấu trúc ngôn ngữ, yếu tố nhỏ nhất có ý nghĩa
và được lăp đi lặp lại nhiều lần cùng một nội dung. Về ý nghĩa, có ba
loại: nghĩa từ vựng, nghĩa khu biệt, nghĩa ngữ pháp. [11.63]. Còn Cao


12

Xuân Hạo thì kết luận, trong tiếng Việt, tiếng vừa là âm vị, vừa là hình
vị vừa là từ. [4.210]
Đặc điểm cơ bản của hình vị tiếng Việt là hình vị thường có hình thức
cấu tạo một âm tiết tức là mỗi hình vị thường trùng với một âm tiết. Th í
dụ câu thơ “Cờ đỏ sao vàng tung ba y trước gió” (Hồ Chủ tịch) có 8 hình
vị và cũng là 8 âm tiết”. [31.6]. Như vậy, các hình vị một âm tiết có thể
trực tiếp tạo ra từ.
Vì hình vị tự thân phải có nghĩa, nên khi một hình thức ngữ âm có nhiều
nghĩa thì có thể sản sinh ra các từ khác nhau và vì vậy nó phải được
xem là các hình vị khác nhau. Ví dụ: âm tiết bàn với nghĩa đồ vật có
mặt phẳng để đặt các đồ vật và để làm việc giấy tờ … đi vào phương

thức ghép sản sinh ra các từ bàn thờ, bàn ăn, bàn cờ… Cũng âm tiết nà y
với ý nghĩa “trao đổi ý kiến” … đi vào phương thức ghép cho các từ
bàn luận, bàn tán, bàn cãi … đi vào phương thức láy cho từ bàn bạc …
Chúng ta có hai hình vị bàn khác nhau, mặc dù nó chỉ là một âm tiết.
Do phương thức từ hố hình vị mà có những trường hợp cùng một yếu
tố vừa là hình vị, vừa là từ, như xe, trong “mua một chiếc xe”, xe là từ ;
trong “ xe cộ” , “ xe đạp” … xe là hình vị. Sự trùng hợp hai đơn vị ngữ
âm (âm tiết / s /) không phủ nhận sự tồn tại của hai đơn vị khác nhau
về chức năng, tức không phủ nhận sự tồn tại độc lập của hình vị và của
từ đối với nhau.
Ranh giới hình vị trùng với ranh giới âm tiết: chỗ mà âm tiết bắt đầu và
chỗ mà âm tiết kết thúc cũng là chỗ bắt đầu và kết thúc hình vị; vì vậ y
hình vị thường lẫn với âm tiết.


13

Hình vị là yếu tố đầu tiên, yếu tố gốc để cấu tạo từ. Tiếng Việt dùng
chúng để tạo thành các từ rồi sau đó, lại dùng từ mới được tạo ra hình
vị hố nó để tạo ra các từ ở thế hệ sau. Ví dụ: với hình vị y và tá ta có
từ y tá, rồi với y tá ta có y tá trưởng. Vậy, từ y tá trưởng gồm có ba
hình vị y, tá, trưởng, do hai đơn vị trực tiếp y tá và trưởng tạo nên.
1.1.3 Phân loại hình vị
Đóng vai trị quan trọng trong chức năng cấu tạo từ nên hình vị trong
tiếng Việt được phân loại chủ yếu là dựa trên tiêu chí ngữ nghĩa. Về
mặt này, hình vị được phân chia thành hình vị thực và hình vị hư.
- Hình vị thực: là những hình vị mà ý nghĩa của chúng liên hệ với những
sự vật, hiện tượng có thể hình dung được ha y nhận thức được một cách
cụ thể. Ví dụ: cây, trời, cỏ nước, sơn, thuỷ, hoả, ái … . Hình vị thực
mang ý nghĩa từ vựng

- Hình vị hư: là những hình vị mà ý nghĩa thường ch ỉ quan hệ hoặc tình
thái, tức những biểu hiện của sự vật, hiện tượng hoặc các hành vi ngôn
ngữ, chỉ quan hệ giao tiếp. Ví dụ: nhưng, rất, đã, sẽ, đang, nếu, thì,
mà,…
Dựa vào đặc trưng tu yến tính, hình vị tiếng Việt được phân thành hai
loại: hình vị tự do và hình vị hạn chế.
- Hình vị tự do: là những hình vị có khả năng hoạt động tự do trong lời
nói với tư cách từ. Chúng là hình vị mà tự thân một mình đã đủ khả
năng tạo thành từ. Ví dụ: người, giàu, ngũ, bàn,…


14

- Hình vị hạn chế: là những hình vị chỉ có thể xuất hiện trong tư thế đi
kèm, phụ thuộc vào hình vị khác. Ví dụ: lẽo trong lạnh lẽo, nhánh trong
đen nhánh, …
1.2

Lý thuyết về đồng âm

1.2.1 Khái niệm đồng âm
Đồng âm là một hiện tượng có tính chất đặc thù của hệ thống ký hiệu
ngơn ngữ, nó tồn tại trong mọi thứ tiếng. Ở loại hình ngơn ngữ đơn lập
như tiếng Việt, tiếng Hán thì số lượng những đơn vị đồng âm khá lớn.
Những đơn vị đồng âm là những đơn vị giống nhau về hình thức ngữ âm
nhưng khác nhau về ý nghĩa. Chúng là những đơn vị khơng có quan hệ
đồng nhất và đối lập về ngữ nghĩa mà chỉ là những đơn vị khác biệt về
ngữ nghĩa. Về mặt này các đơn vị đồng âm có tính chất ngẫu nhiên.
Đồng âm tu y là hiện tượng xảy ra ở phương diện hình thức ngữ âm
nhưng thực chất vẫn thuộc về lĩnh vực ngữ nghĩa. Không dựa vào ý

nghĩa thì khơng thể xác nhận được bất cứ hiện tượng ngơn ngữ nào,
trong đó có hiện tượng đồng âm.
Đồng âm chủ yếu giữa từ với từ vì hiện tượng đồng âm nói chung và từ
đồng âm nói riêng thường xuất hiện ở những đơn vị có kích thước vật
chất khơng lớn, tức là có thành phần phần ngữ âm khơng phức tạp, cịn
đồng âm giữa từ với cụm từ hoặc cụm từ với cụm từ thì rất hiếm hoi.
1.2.2 Phân loại đồng âm tiếng Việt


15

Dựa vào những đặc điểm riêng của từng ngôn ngữ, từ đồng âm được
phân loại khác nhau. Từ đồng âm trong tiếng Việt có thể chia ra làm ba
loại chính, đó là: đồng âm từ với từ, đồng âm từ vựng và đồng âm từ
vựng-ngữ pháp. Chúng tôi xin được tóm lược như sau:
1.2.2.1 Đồng âm từ với từ:
Trong loại từ đồng âm này, tất cả các đơn vị tham gia vào nhóm đồng
âm đều thuộc cấp độ từ. Ví dụ:
- bay 1 (D); bay 2 (Đ)
- rắn 1 (T); rắn 2 (D)
- đá 1 (D); đá 2 (Đ)
- sắc 1 (T); sắc 2 (Đ)
1.2.2.2

Đồng âm từ vựng:

Điều kiện của dạng đồng âm này là: tất cả các từ đều thuộc cùng một từ
loại. Ví dụ:
- cất 1 : cất vó
- cất 2 : cất tiền vào tủ

- cất 3 : cất hàng
- cất 4 : cất rượu
1.2.2.3

Đồng âm từ vựng-ngữ pháp


16

Các từ trong nhóm này cũng giống nhau hồn tồn về vỏ ngữ âm, nhưng
khác nhau về từ loại. Ví dụ:
- chỉ 1 : cuộn chỉ
- chỉ 2 : chỉ tay năm ngón
- chỉ 3 : chỉ cịn có dăm đồng
- câu 1 : nói vài câu
- câu 2 : rau câu
- câu 3 : chim câu
- câu 4 : câu cá
Loại từ đồng âm này chiếm số lượng tương đối lớn trong tiếng Việt.
1.2.3 Đặc điểm của từ đồng âm tiếng Việt
Do đặc trưng loại hình đơn lập của tiếng Việt nên từ đồng âm trong
tiếng Việt có những đặc điểm riêng.
1.2.3.1

Tiếng Việt là ngơn ngữ khơng biến hình nên những từ nào

đồng âm với nhau thì ln ln đồng âm trong tất cả mọi bối
cảnh được sử dụng. Đặc điểm này rất khác so với các ngôn ngữ
biến hình Ấn-Âu. Một từ trong các ngơn ngữ biến hình có thể
tham gia vào nhóm đồng âm nào đó ở dạng thức này mà lại không

đồng âm ở dạng thức khác. Có nghĩa là chúng có thể đồng âm với
nhau ở một hoặc vài dạng thức chứ không nhất thiết đồng âm ở
mọi dạng thức. Vd, trong tiếng Anh: động từ (to) meet ngu yên
dạng, đồng âm với danh từ meat, nhưng dạng thức quá khứ của
động từ này (met) thì lại khơng. Các từ saw ("tục ngữ, cách


17

ngôn") - saw ("cái cưa") - sore ("đau đớn") đồng âm với nhau và
đồng âm với saw (dạng quá khứ của động từ (to see).
1.2.3.2

Các từ tiếng Việt được tạo nên chủ yếu bằng sự kết hợp

tiếng, cho nên đồng âm giữa từ với từ là kết quả của đồng âm
tiếng với tiếng. Điều này đã được triệt để khai thác khi người Việt
sử dụng đồng âm trong nghệ thuật chơi chữ của mình, đến mức,
chẳng hạn tên riêng Hitle đã được tách ra hai tiếng và được liên
hội với hai động từ hít và le. Người ta thách đối "Hít - Le", và
được đối lại cùng bằng một tiên riêng của người Việt bằng con
đường liên hội tương tự "Phùng - Há"[40.189].
1.2.3.3

Đại bộ phận các từ đồng âm không được giải thích về nguồn

gốc, nhưng có một số từ, nhóm từ người ta có thể phát hiện ra con
đường đã hình thành nên chúng.
-


Những nhóm đồng âm khơng tìm được lí do hình thành chủ yếu
gồm các từ bản ngữ. Ví dụ: bay (D) - bay (Đ); rắn (T) - rắn (D);
đá (D) - đá (Đ); sắc (T) - sắc (Đ)… của tiếng Việt là những nhóm
đồng âm như vậy.

-

Do tiếp thu, va y mượn các từ của ngôn ngữ khác. Từ được va y
mượn có thể đồng âm với từ của bản ngữ và chúng tạo nên nhóm
đồng âm; hoặc cũng có khi hai, ba từ được vay mượn từ những
ngôn ngữ khác nhau và đồng âm với nhau. Ví dụ: Trong tiếng
Việt: sút 1 (giảm sút: gốc Việt) - sút 1 (sút bóng: gốc Anh)

-

Do sự tách biệt nghĩa của từ đa nghĩa, một nghĩa nào đó bứt ra
khỏi cơ cấu nghĩa chung và hình thành một từ mới đồng âm với


18

chính từ ban đầu. Ở đây, thực ra đã có sự đứt đoạn trong chuỗi
liên hệ về nghĩa để dẫn đến những cặp từ đồng âm. Ví dụ:Trong
tiếng Việt: q

1

(món ăn ngồi bữa chính) - q

2


(vật tặng cho

người khác)
1.2.4 Hình vị đồng âm
Hình vị đồng âm là những hình vị giống nhau về hình thức ngữ âm
nhưng khác nhau về ý nghĩa. Ví dụ:
- cống 1: cống sinh (gọi tắt) – (ông) ngh è, (ông) cống
- cống 2 : công trình ngầm để nước tụ chảy qua – (ống) cống
- cống 3 : cung thứ năm của gam năm cung giọng hồ (hồ, xự, xang, xê,
cống)
- cống 4 : dâng nộp phẩm vật – cống (phẩm)
Hiện tượng từ đồng âm có mặt trong ngơn ngữ là một tất yếu vì số
lượng âm thanh mà con người phát ra được và dùng làm vỏ ngữ âm cho
các từ, dù có nhiều đến mấy cũng chỉ có giới hạn của nó.
Trong hệ thống ngơn ngữ, có những hình vị đồng âm với từ và có những
từ đồng âm với các cụm tự do hay cố định. Nếu như đã chấp nhận sự
phân biệt các cấp độ khác nhau trong ngơn ngữ thì chỉ nên xem là đồng
âm thực sự khi các đơn vị trong cùng một cấp độ đồng âm với nhau. Nói
rõ hơn, chúng ta chỉ xem là đồng âm khi các hình vị đồng âm với hình
vị, từ đồng âm với từ, cụm từ đồng âm với cụm từ.
1.2.5 Hình vị đồng âm gốc Hán trong tiếng Việt


19

Hình vị đồng âm gốc Hán trong tiếng Việt là những hình vị có yếu tố
Hán Việt giống nhau về hình thức ngữ âm nhưng khác nhau về nghĩa. Ví
dụ:
- công 1 : chung ,việc chung :

Công an, công báo, công cộng…
- công 2 : ngay thẳng, rõ ràng, hiển nhiên:
Cơng bình, cơng khai, cơng lý, cơng minh, cơng tâm …
- cơng 3 : nên việc, sự nghiệp, việc khó nhọc đã làm được :
Công phu, công thành danh toại, công thần, công trạng …
- công 4 : sửa trị, chỉ trích lỗi lầm người khác, dùng binh mà đánh :
Cơng kích, cơng phạt
- cơng 5 : người thợ, khéo léo, vật dụng chế tạo
Công nhân, công dung, công binh, công cụ, công xưởng…
1.3 Lý thuyết về nghĩa
1.3.1 Khái niệm nghĩa
Theo ngôn ngữ học hiện đại, nghĩa là quan niệm tín hiệu học, xem
tín hiệu là một thực thể tâm lí có hai mặt cái biểu hiện (significant)
và cái được biểu hiện (signifié). Cái biểu hiện là hình thức của tín
hiệu, là hình thức của các biểu thức ngơn ngữ , cái được biểu hiện là
nghĩa của hình thức tín hiệu trong hệ thống, và trong hoạt động, hành
chức.[34.9]
Nghĩa là nội dung của tín hiệu, của biểu thức ngơn ngữ


20

Theo J. Lyons, nghĩa của một biểu thức là cái mà nó qui chiếu hoặc
biểu thị hoặc đại diện cho ngơn ngữ, là ý niệm hoặc khái niệm kết hợp
nó trong nghĩ của một ai đó biết và hiểu biểu thức, và là sự kiến tạo
của nó với những điều kiện chân trị của câu chứa nó. [34.62]
Nghĩa là một hình thức do con người và bởi con người cấu tạo, sử dụng
ngôn ngữ như một loại phương tiện, và nghĩa là nội dung xác định hình
thành nhờ chức năng thể hiện qua văn cảnh.[34.86]
1.3.2 Các loại nghĩa

Từ có liên hệ với nhiều nhân tố, nhiều hiện tượng. Bởi thế nghĩa của từ
cũng khơng phải chỉ có một thành phần, một kiểu loại. Khi nói về nghĩa
của từ, người ta thường phân biệt các thành phần nghĩa sau đây:
1.3.2.1

Nghĩa biểu vật

Các biểu vật là các sự vật, hiện tượng, thuộc tính, hành động, ... như
bàn ghế, trời, người, xe, học tập, …. Nghĩa biểu vật là phần nghĩa gợi
ra cái hình ảnh khái quát về sự vật hiện tượng mà từ gợi lên trong trí
người ta khi nghe hay khi đọc từ đó. Khi nói đến nghĩa biểu vật là nói
đến sự liên hệ giữa từ với hiện thực mà từ biểu thị. Nghĩa biểu vật của
từ có tính khái qt, nó khơng đồng nhất với hiện thực khách quan mà
chỉ gợi ra hiện thực mà nó biểu thị. Ví dụ từ mũi biểu thị cho nhiều sự
vật: bộ phận dùng để thở, để ngửi của người, của động vật ( cái mũi, lỗ
mũi); phần nhọn của một số vật dụng (mũi dao, mũi kéo), phần đi trước
của tàu, thu yền (mũi tàu, mũi thuyền); chỗ đất nhô ra sông, biển (mũi
Né, mũi Cà Mau). ).[53.36]


21

1.3.2.2

Nghĩa biểu niệm

Nghĩa biểu niệm là nghĩa được xác định từ mối quan hệ giữa từ với sự
phản ánh, sự nhận thức của tư duy về những đặc điểm, thuộc tính, tính
chất… của biểu vật , là phần nghĩa biểu thị các thuộc tính bản chất
riêng biệt của sự vật, hiện tượng mà từ gợi lên trong trí người sử dụng,

đó là sự liên hệ giữa từ với ý. [53.37].. Ví dụ từ ăn là hoạt động đưa
thực phẩm vào miệng nhai, rồi nuốt (ăn cơm, sâu bọ ăn lá,…), đưa vào
miệng nhai rồi nhổ (ăn trầu), hợp ý nhau (ăn cánh), mua h àng đi buôn
(ăn hàng); nhận hoặc lấ y ( ăn hối lộ, thợ may ăn giẻ- thợ vẽ ăn hồ,…);
tiếp thụ bằng cách nào đó (da ăn nắng, cá không ăn muối cá ươn); là
thú vui của cuộc sống, của con người (ăn tết),… [57.110].
1.3.2.3

Nghĩa ngữ dụng

Nghĩa ngữ dụng là mối liên hệ giữa từ với thái độ chủ quan, cảm xúc,
sự đánh giá của người nói – người nghe; người viết – người đọc. Ví dụ
để chỉ hành động ăn thì các từ ăn, chén, xơi, tọng, đớp,… đã kèm theo
thái độ của người nói – người nghe; người viết – người đọc trong đó.
Đồng thời khi tiếp nhận một từ ngữ nào đó, do thực tế khách quan hay
do kinh nghiệm bản thân mà người tiếp nhân có những liên tưởng,
những cảm xúc, thái độ nhất định.[43.90]. Ví dụ từ nhà gợi lên ở người
tiếp nhận một liên tưởng tổ ấm gia đình, quê cha đất tổ, quan hệ huyết


×