Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tiểu luận cuối kỳ: đại cương văn hóa việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (276.39 KB, 7 trang )

ĐẠI HỌC UEH
KHOA NGOẠI NGỮ

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
ĐẠI CƯƠNG VĂN HĨA VIỆT NAM

NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA TÍNH ĐỘNG, LINH HOẠT TRONG
CÁC LĨNH VỰC VĂN HÓA VIỆT NAM VÀ XU HƯỚNG NÊN
PHÁT TRIỂN ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA NÀY TRONG HIỆN TẠI

Giảng viên hướng dẫn: Thầy Phạm Thành Tâm
Sinh viên thực hiện: Đặng Thị Thanh Hằng
Lớp học phần: 22D1LAW51103801
MSSV: 31191027057

TP. HỒ CHÍ MINH NĂM 2022


CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU
Việt Nam là quốc gia có vị trí địa lý cửa ngõ, là cầu nối giữa các quốc gia Đông
Nam Á, châu Á lục địa với Đông Nam Á, châu Á hải đảo, nằm trong trục chính của
Hành lang kinh tế Đông - Tây kết nối Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Với bờ biển
dài, nơi đây trở thành nơi tập trung đông các nền văn hóa kinh tế về giao lưu, hội nhập.
Cùng với đó là lịch sử hơn bốn nghìn năm với nhiều thăng trầm bất định, người Việt đã
hình thành trong mình đặc trưng về tính động, linh hoạt mặc dù có nền văn hóa căn bản
là văn hóa nơng nghiệp lúa nước. Đặc trưng văn hóa này mang trong mình nhiều ưu
điểm cần được giữ lại và phát triển và cũng cần có những giải pháp trong giáo dục để
hạn chế các biểu hiện tiêu cực. Đặc biệt, trong thời đại công nghệ số, khi mà tốc độ phát
triển kinh tế xã hội tăng rất nhanh, cộng thêm vào đó những sự kiện khó lường như đại
dịch Covid-19 hay cuộc chiến giữa Nga và Ukraine làm cho cuộc sống nhân loại bị đảo
lộn thì tính động và tính linh hoạt để thay đổi thích nghi với thời đại là vơ cùng cần


thiết.
Vì vậy, bài viết này nhằm tìm hiểu biểu hiện của tính động, linh hoạt trong các
lĩnh vực của văn hóa Việt Nam và từ đó đưa ra đề xuất về việc hiện nay Việt Nam cần
phải tiếp tục phát triển đặc trưng này đồng thời hạn chế những biểu hiện tiêu cực như
thế nào.
CHƯƠNG II: BIỂU HIỆN CỦA TÍNH ĐỘNG, LINH HOẠT TRONG
CÁC LĨNH VỰC VĂN HÓA VIỆT NAM
1. Nguồn gốc đặc trưng văn hóa tính động, linh hoạt trong văn hóa Việt Nam
Bàn về tính cách văn hóa truyền thống Việt Nam, tác giả Trần Ngọc Thêm (2007)
cho rằng văn hóa là một hệ thống giá trị mang tính biểu tượng do con người sáng tạo
và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác với mơi trường tự nhiên
và xã hội của mình. Về phần văn hóa Việt Nam, ơng đã rút ra năm đặc trưng lớn gồm
gồm tính cộng đồng, tính ưa hài hịa, thiên về âm tính, tính tổng hợp và tính linh hoạt.
Trong đó, một quốc gia có nền văn hóa nơng nghiệp như Việt Nam, nhưng lại nổi bật
với tính động và tính linh hoạt. Lối sống nơng nghiệp theo cơ chế làng xã khép kín khiến
người Việt Nam phải có đầu óc linh hoạt trong ứng xử để tồn tại. Tính linh hoạt thể hiện
rõ nét trong tư duy, trong lối sống, trong cung cách ứng xử với cả tự nhiên và xã hội.
Hệ quả của nó là khả năng thích nghi cao với mơi trường, sức sáng tạo, song mặt trái
của nó là thói tùy tiện, thiếu ý thức tôn trọng pháp luật (Nguyễn Ngọc Thơ, 2021).
Suốt hành trình lịch sử văn hóa nơng nghiệp, người Việt phải phụ thuộc nhiều
vào thiên nhiên “Trông trời, trông đất, trông mây; Trơng mưa, trơng gió, trơng ngày,
trơng đêm”. Vì vậy họ luôn phải cân nhắc suy nghĩ cùng với lối sống trọng tình dẫn đến
lối sống linh hoạt, sẵn sàng thích nghi với mọi hồn cảnh, dẫn đến triết lý sống “Đi với
Bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy”. Hơn nữa, với điều kiện địa lý tự nhiên dày
đặc mạng lưới sông nước, giáp biển, nhiều thiên tai bão lũ, người Việt trở nên mềm
mại, bền bỉ, chịu thương chịu khó cũng như quyết liệt và táo bạo hơn. Về mặt xã hội:
“Sống giữa các nền văn minh lớn như Trung Quốc, Ấn Độ…các nước lớn có nền văn
minh phát triển ln tìm cách “đồng hố văn hố” đối với người Việt”. Vì vậy mà người
Việt cổ đã phải ứng xử linh hoạt để giữ nét bản sắc riêng của dân tộc mình. Ngày nay,
1



trong thời đại hội nhập quốc tế, nhiều nét văn hóa được du nhập nhưng người Việt vẫn
linh hoạt vừa giữ được nét truyền thống vừa tiếp thu những nét văn hóa phù hợp từ nước
bạn, hịa nhập chứ khơng hịa tan.
2. Biểu hiện của tính động, linh hoạt trong các lĩnh vực văn hóa Việt Nam
2.1.

Tính linh hoạt trong giao tiếp của người Việt

Việt Nam là dân tộc hiếu khách, nhưng lại có đặc tính rụt rè. Hai tính cách này
cùng tồn tại lại không hề mâu thuẫn nhau vì chúng được thể hiện tùy theo những mơi
trường khác nhau, đó chính là hai mặt của cùng một bản chất, là biểu hiện cho cách ứng
xử linh hoạt của người Việt Nam. Người Việt cũng có một hệ thống xưng hơ (cơ dì,
chú, bác, cậu, mợ, ơng, bà, cháu, chắt,...) cùng cách nói đa dạng phong phú để áp dụng
linh hoạt tùy trường hợp, vì vậy dân gian có câu “Lựa lời mà nói”, “Liệu cơm gắp mắm”.
2.2.

Tính linh hoạt trong nghệ thuật ngơn từ Việt Nam

Tính động, linh hoạt này trước hết bộc lộ ở hệ thống ngữ pháp. Trong khi ngữ
pháp của các ngôn ngữ châu Âu là một thứ ngữ pháp chặt chẽ tới mức máy móc thì ngữ
pháp tiếng Việt tổ chức chủ yếu theo lối dùng các từ hư để biểu hiện các ý nghĩa và
quan hệ ngữ pháp, khiến cho người sử dụng được quyền linh hoạt tối đa. Ngữ pháp
phương Tây là ngữ pháp hình thức, cịn ngữ pháp Việt Nam là ngữ pháp ngữ nghĩa.
Tính động, linh hoạt của ngơn từ Việt Nam cịn bộc lộ ở chỗ trong lời nói, người Việt
rất thích dùng cấu trúc động từ: trong một câu có bao nhiêu hành động thì có bấy nhiêu
động từ; trong khi đó thì các ngơn ngữ phương Tây có xu hướng ngược lại, họ thích
dùng danh từ. Tính linh hoạt, năng động còn là nguyên nhân khiến cho tiếng Việt ưa
dùng cấu trúc chủ động. Người Việt thậm chí dùng cấu trúc chủ động ngay cả trong câu

bị động. Như vậy, có thể nói rằng trong giao tiếp, người Việt có thiên hướng nói đến
những nội dung tĩnh (tâm lý, tình cảm, dẫn đến nghệ thuật thơ ca và phương pháp biểu
trưng) bằng hình thức động (cấu trúc động từ, ngữ pháp ngữ nghĩa linh hoạt). Trong khi
đó thì người phương Tây nói riêng và truyền thống văn hóa trọng dương nói chung lại
có thiên hướng nói đến những nội dung động (hành động, sự việc, dẫn đến nghệ thuật
văn xi và phương pháp tả thực) bằng hình thức tĩnh (cấu trúc danh từ, ngữ pháp hình
thức chặt chẽ) (Trần Ngọc Thêm, 1999).
2.3

Tính linh hoạt trong nghệ thuật thanh sắc

Các nhạc cơng âm nhạc truyền thống có thể chơi nhạc theo nhiều kiểu khác nhau
chỉ cần bắt đầu và kết thúc giống nhau. Các diễn viên cũng được phép “Tùy cơ ứng
biến” mang cái mình cảm nhận được từ nhân vật để diễn, linh hoạt thay đổi cho phù
hợp với văn hóa vùng miền vì vậy mà các vở chèo tuồng có nhiều dị bản. Tính động,
linh hoạt còn thể hiện ở sân khấu truyền thống. Các sân khấu này thường là sân đình,
khán giả ở xung quanh, sát gần, dễ xảy ra nhiều tình huống bất ngờ nên các nghệ sĩ biểu
diễn cần khả năng ứng biến linh hoạt.
2.4.

Tính linh hoạt trong nghệ thuật ẩm thực của người Việt

2


Tính linh hoạt thể hiện qua cách ăn uống của người Việt, có nhiều cách ăn Trong
dụng cụ ăn, người Việt thường chỉ dùng đũa, đây là sự mô phỏng động tác của con chim
nhặt hạt, xuất phát từ thói quen ăn những thứ không thể nào dùng tay bốc hoặc mó tay
vào, nơi có sẵn tre làm vật liệu. Trong khi phương Tây dùng dao, nĩa, thìa để thực hiện
các chức năng khác nhau thì người Việt chỉ dùng đôi đũa linh hoạt cho nhiều hoạt động

khác nhau gắp, xé, trộn. Các món ăn của người Việt cũng được đánh giá cao, linh hoạt
kết hợp nhiều loại gia vị tạo ra nhiều hương vị khác nhau và tốt cho sức khỏe.
2.5.

Tính linh hoạt trong cách mặc của người Việt

Trang phục của người bị chi phối bởi khí hậu nhiệt đới và công việc trồng lúa
nước. Trang phục cũng là thứ dễ dàng thấy sự thay đổi qua các thời kỳ. Nó được chia
ra làm nhiều loại: theo giới tính, mục đích, chức năng. Từ thời kỳ Hùng Vương phụ nữ
đã mặc váy, phù hợp với khí hậu nóng bức và phù hợp với cơng việc đồng áng cịn đồ
của đàn ông ban đầu chỉ gồm một chiếc khố. Khi quần thâm nhập vào Việt Nam thì nam
giới tiếp thu sớm nhất, nhưng đã cải biến linh hoạt thành quần lá tọa. Đây là một sáng
tạo linh hoạt phù hợp với khí hậu nóng bức, mặc mát như váy của phụ nữ, thích hợp với
lao động đồng áng đa dạng. Đồ mặc phía trên của phụ nữ ổn định qua các thời đại là cái
yếm. Yếm do phụ nữ thường tự cắt may, nhuộm lấy, có nhiều màu: nâu để đi làm ở
nông thôn, trắng để đi làm ở thành thị, hồng, đào, thắm vào những ngày lễ hội. Đàn ông
khi lao động thường cởi trần. Cách ăn mặc này trở thành chuẩn mực của cái đẹp “Đàn
ơng đóng khố đuôi lươn, đàn bà yếm thắm hở lườn mới xinh”. Sau này, do ảnh hưởng
của phương Tây, chiếc áo dài cổ truyền đã được cải tiến thành chiếc áo dài tân thời vừa
tăng cường phô trương cái đẹp cơ thể một cách trực tiếp kiểu phương Tây, vừa kế tục
và phát triển cao độ phong cách tế nhị, kín đáo. Chiếc áo dài vừa đáp ứng được nhu cầu
của thời đại, vừa duy trì được bản sắc dân tộc, vì vậy nó đã trở thành biểu tượng cho y
phục truyền thống của dân tộc. Trang phục khác cịn có thắt lưng, khăn đội đầu, trên
khăn hoặc thay cho khăn là nón có quai giữ, đàn ơng sau này đội mũ. Đồ trang sức có
vịng các loại, nhuộm răng đen, xăm mình.
2.6.

Tính linh hoạt trong kiến trúc ngơi nhà của người Việt

Tính động và linh hoạt trong kiến trúc ngơi nhà thể hiện ở kết cấu khung chịu

lực theo không gian 3 chiều: chiều đứng trọng lực của ngôi nhà phân bố đều vào các cột
và các tảng đá kê chân cột, chiều ngang các cột nối với nhau bằng các kẻ tạo nên vì kèo,
theo chiều dọc các vì kèo nối với nhau bằng các xà. Các chi tiết được nối với nhau bằng
mộng. Để thống nhất quy cách người ta dùng thước Tầm hay còn gọi là sào mực (là một
thân tre nứa bổ đơi, trong đó vạch những ký hiệu xác định khoảng cách, khoảng cách
này được tính theo đốt gốc ngón tay út hoặc gang tay của chủ nhà thành ra nhà nào
thước ấy). Thước tầm trở thành vật xác định quyền sở hữu ngôi nhà của chủ nhân, vì
vậy, khi làm nhà xong phải làm lễ cài sào để trình báo với thần linh thổ địa.
2.7. Tính linh hoạt trong cách tiếp nhận văn hóa ngoại sinh, chiến tranh, ngoại
giao bảo vệ tổ quốc
Với vị trí ngã tư đường, Việt Nam đã tiếp nhận nhiều giá trị văn hóa nhân loại:
văn hóa Ấn Độ, Văn hóa Trung Hoa, văn hóa phương Tây. Nhưng khi vào đến Việt
Nam, các văn hóa, đạo giáo đều được thay đổi linh hoạt phù hợp với văn hóa dân tộc

3


truyền thống. Kể cả văn hóa Phật giáo Việt Nam cũng mang trong mình tính hoạt,
người Việt coi trọng việc sống phúc đức hơn là đi chùa: “Nhất tu tại gia, thứ nhì tu
chợ, thứ ba tu chùa”.
Trong quân sự, dựa vào địa hình núi đồi hiểm trở, Việt Nam đã phát triển chiến
thuật “du kích” đánh tan quân xâm lược có nền móng qn sự mạnh cùng vũ khí hiện
đại. Trong suốt thời gian qua, Đảng và Nhà nước Việt Nam cũng linh hoạt trong việc
xây dựng các mối quan hệ ngoại giao, là quốc gia uy tín được chọn tổ chức Hội nghị
thượng đỉnh Triều Tiên – Hoa Kỳ, thiết lập quan hệ ngoại giao với 189 quốc gia trên
toàn thế giới, giữ quan hệ hợp tác đồng thời giữa các cường quốc đang đối lập nhau
như Mỹ, Trung Quốc, Nga.
CHƯƠNG III: PHÁT HUY TÍNH ĐỘNG, LINH HOẠT TRONG VĂN HÓA
VIỆT NAM VÀ HẠN CHẾ TIÊU CỰC
Ngày nay, khi thế giới trở nên phẳng hơn, Việt Nam đang trên đà phát triển, hội

nhập thế giới. Chúng ta cũng đang dần vươn mình ra khỏi văn hóa nơng nghiệp lúa
nước. Ở thời kỳ công nghệ 4.0, mọi thứ phát triển nhanh chóng hơn rất nhiều, khoảng
cách giàu nghèo, cơ sở vật chất ngày càng kéo dãn lớn hơn. Đặc biệt là nhiều thách thức
bất ngờ như đại dịch Covid-19 đã cảnh tỉnh nhân loại về việc cần thay đổi nhanh chóng
để thích nghi. Vì vậy mà tính động, linh hoạt là vô cùng cần thiết để tồn tại và phát triển.
Tính động, linh hoạt giúp người Việt nhanh chóng thích nghi, biểu hiện rõ nhất
là chúng ta đã thành công trong những giai đoạn đầu chống dịch vào năm 2019,2020,
Việt Nam đã được báo chí quốc tế nhắc đến như một điều kỳ diệu trong chống đại dịch.
Năm 2020, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch, kinh tế Việt Nam vẫn duy trì
tăng trưởng với tốc độ tăng GDP ước tính đạt 2,91%, một thành tích ấn tượng so với
nền kinh tế thế giới thời điểm đó (Tổng cục thống kê, 2021). Cũng qua đại dịch Covid19, Việt Nam đã thể hiện rõ tính linh hoạt trong việc sáng tạo phòng chống dịch, giỏi
ứng biến.
Đại dịch Covid-19 tạo ra một cuộc khủng hoảng về sức khỏe, sức khỏe tinh thần
cũng như khủng hoảng kinh tế để con người nhận thức được sự thay đổi, linh hoạt là
cần thiết đến như thế nào trong thời đại mới. Tiếp đến đây là cuộc chiến giữa Nga và
Ukraine, cuộc chiến tranh này đã mở ra một loạt sự bất ổn khác về giá dầu, nhiên liệu,
làm tăng giá các hàng hóa khác, dẫn đến lạm phát. Gần đây cịn có sự bất ổn của chính
trị Đài Loan, biên giới Trung Quốc đóng cửa và một loạt các sự kiện khác cho người
Việt tín hiệu rằng chúng ta cần linh hoạt, năng động, xây dựng tinh thần đổi mới sáng
tạo để xây dựng và phát triển đất nước.
Tuy tính động, linh hoạt tạo ra một số hệ quả như thói tùy tiện, trọng tình và chưa
thượng tơn pháp luật. Ví dụ như vấn đề về giao thông, ở các vùng quê người Việt còn
chưa thực hiện nghiêm túc việc đội mũ bảo hiểm đảm bảo chất lượng, đi đúng làn
đường. Hay ở các công ty, đặc biệt là công ty gia đình cịn xảy ra hiện tượng “trên bảo
dưới khơng nghe”, chưa có thái độ nghiêm túc trong cơng việc. Đây là các khuyết điểm
mà nền giáo dục Việt Nam cần chú tâm cải thiện từ lớp tuổi mầm non. Pháp luật cũng
cần xử phạt nghiêm minh hơn với một hệ thống minh bạch, rõ ràng. Và mỗi chúng ta
cần lên án các hành vi linh hoạt du nhập các văn hóa khơng phù hợp như tà giáo, các tổ

4



chức có tư tưởng phản động, đặc biệt là ở mạng xã hội, nơi dễ lan truyền, tiếp cận thế
hệ trẻ thơ với nội dung ít được kiểm sốt.
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN
Việt Nam tự hào với hơn bốn nghìn năm lịch sử, là một dân tộc độc lập giữ được
nét riêng, truyền thống qua nhiều cuộc chiến, nhiều lần bị xâm lược. Cùng với vị trí địa
lý thuận lợi, người Việt dần hình thành cho mình đặc trưng văn hóa có tính động, linh
hoạt. Đây là một ưu điểm trong văn hóa Việt Nam, đặc biệt trong thời đại ngày nay.
Tính động, linh hoạt này xuất hiện cả trong cách nghĩ; trong nghệ thuật giao tiếp,
thanh sắc, hình khối; các ăn, mặc, nhà ở; và cả trong cách tiếp nhận các giá trị văn hóa
có nguồn gốc ngoại sinh, chiến tranh, và hoạt động ngoại giao bảo vệ đất nước. Tính
linh hoạt đã góp phần giúp Việt Nam phát triển mạnh mẽ từ chiến tranh chống xâm lược
đến phát triển kinh tế xã hội trong thời đại hịa bình. Vì vậy mà người Việt cần giữ gìn,
phát huy đặc trưng văn hóa này đồng thời củng cố giáo dục, đề cao tinh thần “thượng
tôn pháp luật”, nghiêm túc nâng cao hiệu suất làm việc, để nâng cao đời sống cá nhân
cũng như phát triển kinh tế nước nhà cho sánh kịp bạn bè năm châu.

5


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Ha, T. (2022). Kinh tế Việt Nam 2020: một năm tăng trưởng đầy bản lĩnh.
Retrieved 25 April 2022, from />2. Ngoại giao Việt Nam: Từ nền ngoại giao kháng chiến, kiến quốc đến nền ngoại
giao toàn diện, hiện đại và phục vụ phát triển đất nước. (2022).
3. Nguyễn Ngọc Thơ, (2021). Nho giáo và tính cách văn hóa Việt Nam. Trường
Đại học Kinh tế Hồ Chí Minh.
4. Nguyễn, V. T. (2007). Xây dựng bản lĩnh văn hóa Việt Nam trong thế ứng xử
với xu thế giao lưu, hội nhập toàn cầu hiện nay.

5. Nguyệt, (2015). Tác động của q trình tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế đối với
đời sống văn hóa tinh thần của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay. Tạp chí
khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh.
6. Người Việt, văn hóa Việt linh hoạt và biến hóa như Tơn Hành Giả : Suy ngẫm
& Tự vấn : ChúngTa.com. (2022). Retrieved 25 April 2022, from
/>7. Thắng, V. V. (2006). Mấy vấn đề hội nhập văn hóa của Việt Nam trong điều kiện
tồn cầu hóa hiện nay.
8. Trần Ngọc Thêm, (1999). Cơ sở văn hóa Việt Nam (Tái bản lần thứ 2). Nhà xuất
bản giáo dục.
Tài liệu tiếng Anh
1. Trần, L. T., & Marginson, S. (2014). Education for flexibility, practicality and
mobility. In Higher education in Vietnam (pp. 3-25). Palgrave Macmillan,
London.

6



×