Tải bản đầy đủ (.docx) (148 trang)

CÁC YẾU TỐ TÌNH DỤC HÓA XUẤT HIỆN TRONG SẢN PHẨM NHẠC POP Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 2018 ĐẾN 2021 VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CHÚNG ĐẾN SINH VIÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.14 MB, 148 trang )

Ngày
nhận
hồ sơ

ĐHQGHCM
Trường ĐH
KHXH&NV

Do P.ĐN&QLKH
ghi Mẫu: SV02

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC 2022– 2023

Tên đề tài: CÁC YẾU TỐ TÌNH DỤC HĨA XUẤT HIỆN TRONG SẢN PHẨM
NHẠC POP Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 2018 ĐẾN 2021 VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CHÚNG
ĐẾN SINH VIÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Thành phần tham gia thực hiện đề tài
STT

Họ và tên

Vai trò

Điện thoại

Email
2056031008@hcmuss
0937274494
h.edu.vn



1.
1

Lê Diễm Hạnh

2.

Nguyễn Ngọc Minh
Châu

Tham gia

0349272738

2056031106@hcmus
sh.edu.vn

3.

Ngô Ngọc Phương
Quyên

Tham gia

0939706415

2056031028@hcmuss
h.edu.vn


Mai Nguyễn Xuân Thi

Tham gia

4.

Chủ nhiệm

TP.HCM, tháng 5 năm 2023

0837554693

1956031102@hcmussh
.edu.vn


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Khoa/Bộ môn Báo chí và Truyền thơng
TÊN ĐỀ TÀI
CÁC YẾU TỐ TÌNH DỤC HÓA XUẤT HIỆN TRONG SẢN
PHẨM NHẠC POP Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 2018 ĐẾN 2021 VÀ TÁC
ĐỘNG CỦA CHÚNG ĐẾN SINH VIÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Ngày ……
tháng…… năm
2023

Ngày ……

tháng…… năm
2023

Người hướng dẫn

Chủ nhiệm đề tài

(Ký và ghi họ tên)

(Ký và ghi họ tên)

Ngày ……
tháng…… năm
2023

Ngày ……
tháng…… năm
2023

Chủ tịch Hội đồng

Phòng
ĐN&QLKH

(Ký và ghi họ tên)

(Ký và ghi họ tên)
TP.HCM, tháng
05 năm 2023



LỜI CẢM ƠN
Trước hết, nhóm nghiên cứu xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Giảng viên hướng dẫn Tiến sĩ Nguyễn Quang Dũng đã dành nhiều sự quan tâm và có những hướng dẫn tận
tình, đồng thời cũng đã truyền tải những kiến thức và kinh nghiệm bổ ích dành cho
nhóm để nhóm có thể hồn thành tốt đề tài “Thái độ của sinh viên Đại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh đối với những yếu tố tình dục hoá xuất hiện trong các sản
phẩm nhạc Pop ở Việt Nam từ năm 2018 đến 2021”.
Bên canh đó , nhóm nghiên cứu cũng xin dành lờ i cảm ơn 400 cộng tác viên hiện đang
là sinh viên đến từ các trường đại học thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
đã góp phần rất lớn giúp nhóm nghiên cứu xây dựng, phát triển và hoàn thành đề tài này.
Ngồi ra, nhóm nghiên cứu cũng chân thành cảm ơn các nhà nghiên cứu, các nhà sáng
tạo nội dung, các cá nhân, tổ chức trong và ngoà i nước đãcung cấp những tà i liệu quý
giá để nhóm nghiên cứu có những nhận đi ̣ nh đa chiều, những cơ sở lý thuyết đúng đắn.
Trong quá trình thưc hiện đề tài, nhóm nghiên cứu khơng thể tránh khỏi những thiếu sót
và sai phạm gây ảnh hưởng đến những người có liên quan. Nhóm nghiên cứu cũng xin
chân thành gửi lời xin lỗi, đồng thời cảm ơn quý vi ̣đã thơng cảm và bỏ qua cho nhóm.
Nhóm nghiên cứu rất trân trong và xin đón nhận moi ̣ ý kiến đóng góp, thắc mắc để có
thể cải thiện tốt hơn cho những nghiên cứu của nhóm trong tương lai.
Chân thành cảm ơn.
TP.HCM, ngày 11 tháng 05 năm 2023
Nhóm nghiên cứu 4


LỜI CAM ĐOAN
Nhóm nghiên cứu chúng tơi gồm 4 thành viên:
- Lê Diễm Hạnh
- Ngô Ngọc Phương Quyên
- Nguyễn Ngọc Minh Châu
- Mai Nguyễn Xuân Thi
Hiện đang là sinh viên khoa Báo chí - Truyền thơng, ĐH KHXH&NV, ĐHQG TPHCM.

Chúng tôi xin cam đoan rằng đề tà i nghiên cứu khoa hoc ̣ “Thái độ của sinh viên Đại
học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đối với những yếu tố tình dục hố xuất hiện trong
các sản phẩm nhạc POP ở Việt Nam từ năm 2018 đến 2021” đươc chúng tôi thực hiện c ̣
ông khai dưa tr ̣ ên những tìm hiểu, nỗ lực nghiên cứu và khai thác tài liệu của các thành
viên trong nhóm. Bên cạnh đó, nhóm cũng đã nhận được sự giúp đỡ từ các cộng tác viên
và dưới sự hướng dẫn tận tâm, nhiệt tình của Giảng viên hướng dẫn - Tiến sĩ Nguyễn
Quang Dũng.
Các số liệu và kết quả được trình bày trong bài nghiên cứu là trung thưc v ̣ à hồn tồn
khơng sao chép hoặc sử dung k ̣ ết quả của đề tà i nghiên cứu nào tương tư. Các t ̣ rích
dẫn được sử dụng trong nghiên cứu cũng được ghi rõ nguồn trích.
Nhóm nghiên cứu hồn tồn chịu trách nhiệm với lời cam đoan này.
TP.HCM, ngày 11 tháng 05 năm 2023
Nhóm nghiên cứu


A. DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ DÙNG TRONG BÀI NGHIÊN CỨU

Thuật ngữ

Giải thích

Sexual Objectification

Vật thể hố theo hướng
tình dục

Sexualization

Tình dục hóa


Self-sexualization

Tình dục hóa tự thân

Self-Objectification

Vật thể hố tự thân


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Cụm từ viết tắt

Giải thích

TP. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

ĐHQG

Đại học Quốc gia

Ths

Thạc sĩ
TS

Tiến sĩ

MV


Music Video - video âm
nhạc


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Tình dục là một chủ đề nhạy cảm nhưng cũng là một nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống của con
người. Việc đưa yếu tố này vào các đoạn phim ngắn âm nhạc (Music Video – MV) đã xuất hiện
từ những năm cuối thế kỷ 20 ở các nước châu Âu (e.g., Busby, 1975, as cited in L. Monique
Ward 1995-2015, p.562). Tuy nhiên, để được xuất hiện được trên những phương tiện truyền
thông, nhà sản xuất không thể phơ bày trực tiếp hình ảnh tình dục thơng thường, vì nhiều vấn đề
có liên quan, từ yếu tố khách quan như kiểm duyệt cho đến yếu tố chủ quan là nhãn quan nghệ
thuật. Chính vì thế, yếu tố tình dục hóa ra đời, đưa ra một khái niệm mới về việc đưa những
hình ảnh ẩn dụ về tình dục lên các phương tiện truyền thông đại chúng.
Trên thực tế, điều này đã được diễn ra từ sớm trong dòng chảy nghệ thuật Việt Nam. Ví dụ như
ở những bài thơ của nữ sĩ Hồ Xuân Hương hay trong những câu hát của cố nhạc sĩ Trịnh Công
Sơn. Tuy nhiên, đến tận bây giờ khái niệm tình dục hóa vẫn chưa được giải thích cụ thể ở Việt
Nam. Dẫu vậy, việc các yếu tố tình dục hóa vẫn xuất hiện trên các phương tiện truyền thông, cụ
thể là ở những MV, cho thấy chúng vẫn luôn tồn tại và dần dần được bình thường hóa.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các MV Việt có xu hướng xuất hiện ngày càng nhiều yếu
tố gợi dục. Có thể kế đến là các MV như Mời anh vào team em (2018) của Chi Pu, Tự tâm
(2019) của Nguyễn Trần Trung Quân & Denis Đặng, Đi đu đưa đi (2019) của Bích Phương,...
Nhìn chung, các MV trên đều có những hình ảnh về một đối tượng, mà phần lớn là phụ nữ, gắn
liền với tình dục. Bên cạnh đó là những hình ảnh đồ vật được tình dục hóa (sexualized
objectification), có thể kể đến như các loại trái cây. Ngoài yếu tố nội dung, các video âm nhạc
nói trên có cũng có ca từ ẩn ý về tình dục.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, những MV được tình dục hóa về hình ảnh, nội dung, lời hát lại có
lượt xem lớn, được chia sẻ rộng rãi trên các nền tảng mạng xã hội, thậm chí xuất hiện ở một số

chương trình biểu diễn trực tiếp, hay trên một số trang nghe nhạc trực tuyến. Điển hình là MV
Mời anh vào team em (2018) của nữ nghệ sĩ Chi Pu đã thu về gần 30 triệu lượt xem trên nền
tảng YouTube tính đến những tuần đầu tháng 10/2022. Với mục đích cuối cùng là thu hút cơng
chúng, việc đưa nhiều yếu tố tình dục hóa dường như là một cơng cụ hữu hiệu trong việc quảng
bá MV.
Mặt khác, một trong số các hình thức giải trí được đơng đảo người trẻ, đặc biệt là trẻ vị thành
niên, quan tâm chính là xem và nghe nhạc qua MV. Có thể nói, đây là đối tượng công chúng bị
ảnh hưởng bởi những MV mang nhiều yếu tố tình dục hóa. Theo đó, nhóm
cơng chúng này đang trong giai đoạn tìm hiểu, hình thành nhận thức về cơ thể và giới tính nên
những MV như vậy góp phần không nhỏ đến tâm sinh lý của họ.
Một vấn đề khác cần nói đến chính là thể loại (genre) trong âm nhạc. Theo thống kê của Spotify
(2020) thì độ tuổi nghe nhạc trên nền tảng này phần lớn là người trẻ trong độ tuổi từ 18-24
(35.8%)1. Và thể loại chủ yếu mà nhóm đối tượng này nghe là Hip hop (hơn 50%) và Pop (hơn
40%). Điều đó cũng phần nào giải thích được rằng giới trẻ có xu hướng hướng đến những thể
loại âm nhạc mạnh và đem lại sự hưng phấn. Đó cũng lý do những ca sĩ hoạt động trong lĩnh
vực này lựa chọn loại hình âm nhạc này trong việc đưa các yếu tố tình dục hóa vào MV.
Cuối cùng, theo như tìm hiểu của nhóm, đề tài về các yếu tố tình dục hóa xuất hiện trên các sản
phẩm âm nhạc hiện chưa được nghiên cứu ở Việt Nam. Trong khi đó, đây khơng cịn là một đề


tài q mới mẻ ở các cơng trình nghiên cứu nước ngồi khi nó đã được nghiên từ sớm. Ngược
lại, bởi vì khái niệm “tình dục hóa” vẫn chưa được làm rõ ở Việt Nam, nên chưa có những cơng
trình nghiên cứu khoa học liên quan đến vấn đề này. Nói cách khác, đề tài mà nhóm thực hiện
có tính mới khi áp dụng ở Việt Nam.
Chính vì những lý do nói trên, nhóm lựa chọn đề tài Các yếu tố tình dục hố xuất hiện trong sản
phẩm nhạc Pop ở Việt Nam từ năm 2018 đến 2021 và tác động của chúng đến sinh viên Đại học
Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh để tiến hành nghiên cứu. Qua đó, thu thập ý kiến và thái độ
của sinh viên về những MV mang yếu tố tình dục hóa của một số nghệ sĩ Việt Nam. Từ đó,
hướng đến việc đưa ra một cái nhìn khoa học cho các bạn sinh viên Đại học Quốc gia TP.HCM
trong việc tiếp cận với các sản phẩm âm nhạc có chứa các yếu tố tình dục hóa, cũng như đề xuất

những hướng tiếp cận mới cho những nhà sản xuất trong việc đưa các yếu tố tình dục hóa vào
MV nghệ thuật để không bị phản cảm.
Trước hết, đây là vấn đề tương đối quan trọng nhưng lại khá nhạy cảm, nó khơng chỉ tác động
đến tư tưởng, suy nghĩ mà cịn có nguy cơ ảnh hưởng đến tâm lý và hành động ở một số người.
Hiện nay, các MV ca nhạc là một trong những thứ được quan tâm do sự phát triển mạnh mẽ của
các phương tiện truyền thông cũng như nhu cầu nghe nhìn của khán giả. Hay nói đơn giản hơn,
về cơ bản thì MV ca nhạc đã đáp ứng được những kỳ vọng của người xem về mặt âm thanh,
hình ảnh, trở thành phương tiện giải trí nhưng cũng là cơ sở để đánh giá vị thế, tài năng của
nghệ sĩ (thơng qua lượt xem, lượt u thích,…). Tuy nhiên, cũng chính vì điều này mà chúng vơ
tình lại trở thành công cụ để các nghệ sĩ giành sự chú ý của công chúng, các yếu tố nhạy cảm,
gây sốc được đưa vào cũng vì mục đích này. Nhưng đơi khi chúng cịn xuất phát từ mục đích
nghệ thuật mà nhạc sĩ, nghệ sĩ, đạo diễn muốn truyền đạt. Do đó, quan trọng hơn hết chính là
thơng điệp và cách thể hiện các yếu tố trên.
Nếu như trước đây người ta vẫn thường ái ngại về các vấn đề nhạy cảm thì hiện nay, một số MV
ca nhạc đều thể hiện hết sức rõ ràng, thậm chí là trần trụi. Đến đây, người xem lại phải nghi ngờ
rằng, bên cạnh các lợi ích về doanh thu và sự quan tâm của khán giả mà điều này mang lại thì nó
có gây hại hay khơng? Câu trả lời hiển nhiên là có, nhiều nghiên cứu cho rằng, việc tiếp xúc quá
nhiều với âm nhạc, MV, điện ảnh,… có nội dung phản cảm có thể gây nên nhiều hệ luỵ về sau.
Đứng trước vấn đề này, chúng tôi mong muốn tìm hiểu, nghiên cứu về việc nghệ sĩ đưa vào MV
của mình những yếu tố mang tính tình dục.
Rõ ràng, việc tình dục hóa các mv ca nhạc có mặt tiêu cực nhiều hơn mặt tích cực. Việc hiểu
đúng, hiểu rõ về tình dục khơng chỉ giúp con người hiểu về cấu tạo và chức năng của cơ thể
mình hơn mà cịn tránh có cái nhìn lệch lạc, hay những kiến thức sai lầm về tình dục và cơ thể
con người. Mặt khác, trong quan niệm Á Đông, các bậc phụ huynh cũng ít trao đổi, giáo dục con
em mình về vấn đề này vì cho rằng đó là “vẽ đường cho hươu chạy”; sợ chúng còn quá nhỏ để
hiểu hay vì đây là một vấn đề “nhạy cảm”, khơng dễ trao đổi trực tiếp, nên để các em tự “tìm
hiểu”. Và kết quả là các em nhỏ, các bạn học sinh lên mạng học hỏi qua các MV nhưng khơng
hiểu chính xác. Chính vì những lý do trên, chúng tơi quyết định lựa chọn Các yếu tố tình dục
hố xuất hiện trong sản phẩm nhạc Pop ở Việt Nam từ năm 2018 đến 2021 và tác động của
chúng đến sinh viên Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh là đề tài nghiên cứu của mình.

2. Mục đích và Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài nghiên cứu khoa học Các yếu tố tình dục hoá xuất hiện trong
sản phẩm nhạc Pop ở Việt Nam từ năm 2018 đến 2021 và tác động của chúng đến sinh viên Đại
học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm:


1. Phân tích các yếu tố tình dục hóa có xuất hiện trong các bài hát nhạc Pop ở Việt Nam từ
năm 2018 đến 2021. Điều này có thể bao gồm nghiên cứu về ngơn từ, hình ảnh, âm nhạc
và các yếu tố khác mà mang tính chất tình dục hố.
2. Đánh giá tác động của các yếu tố tình dục hóa trong nhạc Pop đến sinh viên Đại học
Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu có thể tập trung vào tác động về nhận
thức, hành vi và tư duy của sinh viên đối với các vấn đề liên quan đến tình dục trong xã
hội và cuộc sống hàng ngày.
3. Xem xét mối quan hệ giữa việc tiếp xúc với nhạc Pop chứa yếu tố tình dục hố và các tác
động tiềm năng đến tình dục, sức khỏe tâm lý và quan hệ giới tính của sinh viên.
Tóm lại, nhiệm vụ nghiên cứu là tập trung vào việc phân tích, đánh giá và đề xuất các giải pháp
để hiểu và ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa sản phẩm nhạc Pop chứa yếu tố tình dục hố và tác
động của chúng đến sinh viên Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong khoảng thời gian
từ năm 2018 đến 2021.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng của đề tài nghiên cứu là các MV nhạc Pop chứa yếu tố tình dục hóa ở Việt Nam trong
giai đoạn từ năm 2018 – 2021 và tác động của nó đến sinh viên trong khối ĐHQG TP. HCM.
Khách thể nghiên cứu là các bạn sinh viên thuộc các trường trong khối ĐHQG TP. HCM.
Phạm vi nghiên cứu bao gồm sản phẩm nhạc Pop ở Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2018 đến
2021. Các yếu tố tình dục hóa trong nhạc Pop, bao gồm ngơn từ, hình ảnh và âm nhạc, sẽ được
phân tích và đánh giá để hiểu tác động của chúng đến sinh viên Đại học Quốc gia Thành phố Hồ
Chí Minh.

iá trị thực tiễn và giá trị khoa học


Giá trị thực tiễn

dù việc đưa yếu tố tình dục hóa vào các MV khơng cịn q mới mẻ đối với ngành công nghiệp âm nhạc ở Việt
nhưng những ảnh hưởng của nó vẫn chưa được nhìn nhận một cách rõ ràng, cụ thể. Ngày nay, dễ dàng nhận thấy
u MV có sự xuất hiện của các yếu tố tình dục hóa và sự phổ biến của chúng ít nhiều có tác động đến thái độ của
trẻ. Do đó, đây là một nghiên cứu cần thiết để phổ biến vấn đề tình dục thơng qua âm nhạc, làm sao cho q trình
cận của nó đến với giới trẻ phải lành mạnh và mang lại ý nghĩa tích cực. Thơng qua đó, các nhà sản xuất âm nhạc
ể tìm được một lối đi phù hợp cho các sản phẩm tiếp theo. Ngoài ra, các nhà sản xuất âm nhạc cũng như chủ nhân
át cũng cần cân nhắc việc đưa tình dục hố các chi tiết hình ảnh vào sản phẩm âm nhạc của mình.

thế, trong khi nhiều bạn trẻ có cái nhìn tiêu cực về các yếu tố tình dục hóa cũng như hình ảnh người phụ nữ là đối
tình dục hóa trên màn ảnh, việc đưa ra một cái nhìn khách quan hơn dựa trên những số liệu định lượng là một bướ
ho việc xóa bỏ những định kiến giới đang tồn tại trong loại hình nghệ thuật.

Giá tri khoa học

dù đề tài liên quan đến tình dục hóa khơng cịn là mới mẻ đối với nhiều nhà nghiên cứu ở thế giới, tuy nhiên điề
còn khá hạn chế ở Việt Nam khi ít có cơng trình nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề này. Nghiên cứu sẽ đưa ra m
tổng quát về cái khái niệm có liên quan đến yếu tố tình dục hóa, sự ảnh hưởng của nó đến thái độ của giới trẻ. Nhậ
thái độ của người trẻ đối với các yếu tố tình dục hóa thơng qua các MV có thể giúp các nhà khoa học hiểu hơn v
lý con người, từ đó đề xuất các biện pháp giáo dục giới tính phù hợp.

ài ra, đề tài của nhóm cũng là tiền đề để các nghiên cứu sau ở Việt Nam có cái nhìn sâu hơn về vấn đề này. Từ đ
góc nhìn toàn diện và đề xuất những biện pháp khắc phục hạn chế vẫn còn đang tồn tại trong việc đưa các yếu tố tìn


iếp cận với đối tượng trẻ.


5. Lịch sử nghiên cứu

5.1 Các nghiên cứu trước về các yếu tố tình dục hóa trong truyền thơng và hình ảnh tình
dục hố trong các thể loại âm nhạc
Trước tiên, nói về các nghiên cứu các yếu tố tình dục hóa trong truyền thơng. Việc đưa các yếu
tố tình dục vào truyền thơng đã khơng cịn là một vấn đề mới mẻ. Cụ thể là từ những năm 1970,
các phương tiện truyền thông đã bắt đầu diễn tả phụ nữ như một đối tượng được tình dục hóa
(e.g., Busby, 1975, as cited in L. Monique Ward 1995-2015: 561).
Trước tiên, có nhiều nghiên cứu đi trước (Cynthia M. Frisby, 2001; Kaiser Family Foundation,
2001) cho rằng MV là phương tiện phổ biến nhất để người trẻ tiếp xúc với vấn đề xã hội hóa
tình dục bởi vì đây là nhóm đối tượng tiếp xúc với các đoạn clip âm nhạc nhiều nhất. Vào những
năm 70 của thế kỷ 20, đối tượng mục tiêu của truyền hình âm nhạc (MTV) nằm trong độ tuổi từ
12 đến 34 và hình ảnh khiêu dâm trong các video ca nhạc đã tăng lên trong những năm qua.
(Gan, Zillmann, & Miltrook, 1997; Jones, 1997; Pardun & McKee, 1995). Cũng theo phân tích
của Spotify (2020), ở Việt Nam, đối tượng trẻ trong độ tuổi từ 18-25 là đối tượng khách hàng
chủ yếu của trang web này.
Có nghiên cứu đã chỉ ra rằng, vì đối tượng chủ yếu của các MV là thanh thiếu niên nên việc đưa
tình dục vào các MV cũng ở mức độ nhẹ nhàng hơn, nghĩa là chỉ đưa những hình ảnh tình dục
hóa chứ khơng đưa những hình ảnh tình dục rõ ràng. Sử dụng cùng một định nghĩa hoạt động về
tham chiếu tình dục, một phân tích nội dung của các video MTV năm


1992 cho thấy khoảng 63% chứa hình ảnh tình dục (Pardun & McKee, 1995). Tình dục ngầm,
chẳng hạn như đẩy vùng xương chậu, liếm môi lâu hoặc vuốt ve xuất hiện trong 89% video
MTV vào năm 1990, với tình dục rõ ràng chiếm 4% (Sommers Flanagan, Sommers- Flanagan,
& Davis, 1993).
Một trong các ngun nhân khiến tố tình dục hố được phổ biến đến nhiều đối tượng, nhất là
thanh thiếu niên là do chủ thể thể hiện chúng là các nghệ sĩ nổi tiếng. Theo Dooyoung Choi,
Marilyn DeLong (2019) hình ảnh tình dục khiêu dâm cách điệu thường được dàn dựng và màn
trình diễn thường do người nổi tiếng thể hiện. Điều này lại liên quan đến khái niệm thần tượng,
tức là yếu tố tình dục sẽ càng được phổ biến khi chúng được thể hiện thông qua người của công
chúng, bằng các sản phẩm truyền thông.

Tương tự, theo L. Monique Ward, nữ giới là đối tượng thường xuyên bị tình dục hóa qua truyền
thơng. Theo số liệu khảo sát trong nghiên cứu của Rebecca S. Bigler và cộng sự (2019) cho thấy
tỷ lệ nhân vật nữ gợi cảm trong phim, âm nhạc xuất hiện ngày càng nhiều. Theo Chrysalis L.
Wright và Mark Rubin, các video âm nhạc thường chứa một số dạng nội dung tình dục hóa, với
ước tính khoảng 40 đến 75% có chứa hình ảnh tình dục q đà (Frisby và Aubrey 2012; Zhang,
Miller và Harrison 2008). Nhiều bài hát pop, R&B và rap ẩn ý tình dục là ưu tiên hàng đầu, coi
phụ nữ là đối tượng tình dục hóa (Aubrey và Frisby 2011; Frisby và Aubrey 2012; Wallis 2011).
Và tương tự, vai trò của phụ nữ trong một số MV âm nhạc đôi khi chủ yếu là để làm hài lòng
phái nam (Ward, Hansbrough và Walker 2005).
Về mặt nội dung, nghiên cứu của Rodgers, Kathleen Boyce Hust & Stacey J.T. (2018) cũng chỉ
ra rằng phụ nữ có cách nhìn nhận khác, thơng điệp khác khi biến bản thân thành đối tượng tình
dục so với nam giới. Âm nhạc hay MV được đánh giá là một lĩnh vực mà ở đó là hình ảnh
những người đàn ơng quyền lực và thống trị, người phụ nữ là đối tượng tình dục hóa (L.
Monique Ward, Edwina Hansbrough and Eboni Walker, 2005). Trong một nghiên cứu của
Conrad et al. (2009), thì những nhân vật nữ thường ở vị trí khuất phục, mang tính chất hỗ trợ khi
so sánh với nhân vật nam, đặc biệt khi họ là nghệ sĩ trình diễn nhạc đồng quê (Freudiger and
Almquit, 1978). Ngược lại, những nghệ sĩ nữ có xu hướng đưa ra những quyết định có chứa tính
chất sở hữu và tình dục đối với người mà họ yêu thương, và nhờ vào làn sóng nữ quyền, họ có
thể đưa ra nhiều lựa chọn hơn, bất kể lựa chọn ấy là gì (Rodgers, Kathleen Boyce Hust & Stacey
J.T. 2018). Khi đề cập đến hình ảnh người đàn ơng, những tính từ gắn liền sẽ là hung hăng, độc
đoán và bạo lực (Sedman, 1992; 1999). Điều đó có nghĩa là, hình ảnh tình dục hóa trên cái MV
có sự phân biệt dựa trên giới tính của chủ nhân tạo ra nó. Như vậy, khái niệm tình dục hóa ở đây
được đính kèm cả nhãn quang nam giới (male gaze) và định kiến giới (gender stereotypes).
Và thực tế, không chỉ MV mà các bài hát thông thường cũng ẩn chứa ít nhiều yếu tố tình dục
hóa. Hay chính bản thân video âm nhạc khơng chỉ lồng ghép yếu tố tình dục vào hình ảnh mà
cịn lồng ghép vào lời nhạc. Dù đã có các cơng trình nghiên cứu về yếu tố tình dục


hố thể hiện qua các hình ảnh trong MV nhưng việc phân tích lời bài hát đi kèm thì chưa phổ
biến (Report of the APA Task Force on the sexualization of girls, 2007). Nhưng theo tác giả của

cơng trình nghiên cứu, lời của một số bài hát nổi tiếng gần đây có nội dung khiêu dâm phụ nữ
hoặc đề cập đến họ theo cách hết sức hạ nhục, hoặc cả hai.
Xét về hình ảnh tình dục hố trong các thể loại âm nhạc, những thể loại âm nhạc mang tính chất
chống đối xã hội (anti-social) như là hip hop và rap thường được cho rằng đang thúc đẩy những
thông điệp gây tranh cãi liên quan đến bạo lực, tình dục và chủ nghĩa duy vật (Aubrey, 2011;
Johnson, Jackson & Gatto, 1995; Smith, 2005). Đồng thời, rap và hip hop cũng là một thể loại
phổ biến với thanh thiếu niên. Theo kết quả nghiên cứu của Aubrey (2011) cũng cho thấy
R&B/hip hop cũng là thể loại chứa nhiều hình ảnh tình dục hóa, khách thể hóa nhất khi so sánh
với các thể loại còn lại.
Ngược lại, thể loại nhạc đồng quê lại ít chiếm được sự yêu thích của thanh thiếu niên hơn mà
một trong những lý do là bởi vì được đánh giá là đi theo lối mịn khn khổ của xã hội (Aubrey,
2011; Andsager & Roe, 1999; Freudiger & Almquit, 1978; Wilson, 2000). Chủ nghĩa này ít đề
cập đến những hình ảnh tình dục, vẻ bề ngồi của phụ nữ hơn là những thể loại âm nhạc khác.
Cũng theo nghiên cứu của Aubrey, đứng ở giữa là dòng nhạc Pop. Mặc dù trong những nghiên
cứu trước người ta thấy rằng các MV nhạc Pop đầy rẫy những hình ảnh tình dục nhưng ít người
nhận thức được điều này. Trong nghiên cứu của Chrysalis L. Wright & Mark Rubin (2017) thì
dù những nội dung tình dục trong lời bài hát đã gia tăng, nhận thức tình dục tiêu cực của những
người nghe giảm đối với dịng nhạc này. Do đó, việc đặt ra vấn đề nghiên cứu về hình ảnh tình
dục hóa trong dịng nhạc Pop là một điều cần thiết.
Xem xét về mặt giới tính, tình dục hóa được xem là vấn đề của sự phân biệt giới. Ví như nữ
nghệ sĩ có một thơng điệp khác khi biến bản thân thành một đối tượng tình dục so với nam nghệ
sĩ khi tình dục hóa nhân vật nữ trong MV của anh ta (Aubrey, 2011; Jennifer Stevens; Frisby,
Cynthia M., 2011). Ngồi ra hình ảnh tình dục hóa của nam và nữ thể hiện thơng qua MV cũng
có sự khác biệt. Hay nói cách khác là nó mang định kiến giới (gender stereotypes). Đàn ơng
trong những MV này thì thường hung hăng, chiếm thế độc đoán và bạo lực hơn so với nhân vật
nữ (Aubrey 2011; Seidman, 1992;1999). Ngoài ra, họ cũng thấy rằng phụ nữ thường được miêu
tả là hấp dẫn (Aubrey, 2011; Orange, 1996), tình cảm, bị phụ thuộc hơn (Aubrey, 2011;
Siedman, 1992; 1999).
1.1 Các nghiên cứu trước về các yếu tố tình dục hóa trong truyền thơng
Có rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng xem nhiều MV chứa các yếu tố liên quan đến tình dục có

ảnh hưởng nhất định đến tâm sinh lý của thanh thiếu niên. Trước tiên, việc tiếp xúc với các
video âm nhạc có nội dung tình dục phản cảm sẽ dẫn đến hiệu quả xoắn ốc, tức là làm tăng sở
thích xem các dạng video phản cảm như vậy (Kathrin Karsay and Jörg Matthes, 2016).


Chúng ta phải công nhận rằng việc đánh giá các nhân vật dựa trên sức hấp dẫn tình dục hoặc
hành vi tình dục của họ là một thực tế phổ biến (Laura Vandenbosch, Dorien Vervloessem &
Steven Eggermont, 2013). Ngoài ra, (Oosten, J. M. F.; Peter, J.; Valkenburg, P. M., 2015) thanh
thiếu niên cũng là đối tượng bị tác động tiêu cực khi xem các video âm nhạc có yếu tố tình dục
quá đà. Trong một nghiên cứu của Bohye Song (2016) về 501 thanh thiếu niên, Bleakley và
cộng sự đã phát hiện ra rằng thanh thiếu niên càng tiếp xúc với nội dung tình dục trên phương
tiện truyền thơng thì khả năng họ tham gia vào hoạt động tình dục càng cao. Cơng trình nghiên
cứu của Rodgers, Kathleen Boyce Hust và Stacey J.T. vào năm 2018 chỉ ra rằng những người
chấp nhận khái niệm “tình dục hóa đồ vật” (sexualized objectification) để gọi người phụ nữ thì
thấy bình thường với hành vi xúc phạm đó. Nhiều chứng cứ cho thấy là sinh viên chưa tốt
nghiệp và thanh thiếu niên thích MV có yếu tố tình tục hơn là MV quảng cáo thơng thường và
họ cũng sẽ có thái độ định kiến với tình dục hơn là những người trong nhóm được kiểm soát
(Callin, Carroll, Shmitd, 1993; Greeson and Williams, 1986; Ward et al., 2005). Theo Jane D.
Brown (2002) việc tiếp xúc với hình ảnh rập khn về giới tính và tình dục trong các MV cho
thấy việc thanh thiếu niên tăng tình trạng chấp nhận hành vi tình dục phi hôn nhân, bạo lực cá
nhân, khuôn mẫu giới hay thậm chí việc cưỡng hiếp (Greeson & Williams, 1986; Kalof, 1999;
Michelle
E. Kristler and Moon J. Lee 2010). Việc tiếp xúc với âm nhạc được lồng ghép yếu tố tình dục
hóa có thể khiến người xem, đặc biệt là thanh thiếu niên dễ có thái độ bình thường hóa, tự do
hóa đối với hành vi tình dục, thậm chí là tham gia các hành vi nguy hiểm (Bleakley và cộng sự
2008, 2009; Primack và cộng sự 2009; Turchik và Garske 2009; Wright 2013; Wright và
Qureshi 2015; Zhang, Miller và Harrison 2008).
Xét về mặt tích cực, Chrysalis L. Wright và Mark Rubin trong nghiên cứu của mình cũng cho
thấy phương tiện truyền thơng đã và đang đóng vai trị quan trọng trong q trình xã hội hóa
tình dục của người trẻ tuổi (Zhang, Miller và Harrison, 2008). Đến năm 15 tuổi, lượng thời gian

một thanh thiếu niên nghe nhạc vượt quá lượng thời gian họ dành để xem TV hoặc dành thời
gian cho bất kỳ phương tiện nào khác (Roberts & Foehr, 2004), và đối với 13% trẻ em từ 11 đến
14 tuổi, các video âm nhạc được các em ưa thích nhất. Theo một mặt tích cực, các MV kích
thích tạo ra các tác nhân kích thích, giúp nâng cao khả năng kích hoạt các sơ đồ được lưu trữ
(Zillmann & Mundorf, 1987). Do đó, các MV có thể được kỳ vọng là những nguyên tố đặc biệt
mạnh mẽ cho việc hỗ trợ các khái niệm liên quan đến giới tính và tình dục.
Đối với nữ giới, nhiều nghiên cứu đưa ra rằng, phụ nữ hay nghệ sĩ nữ xuất hiện trên những MV
có yếu tố trên thường bị đánh giá theo cách tiêu cực. Theo Sue Jackson (2015), tại nước Anh,
nghệ sĩ nữ thường được cho là những người không đáng tôn trọng, đáng khinh bỉ (Negra and
Holmes, 2008; Tyler and Bennett, 2010) khi dùng cơ thể của chính mình để tăng lượt xem, yêu
thích cho sản phẩm âm nhạc. Bên cạnh đó, theo lý thuyết vật hóa (objectification theory) hay tự
vật hóa (self-objectification theory) được đề cập trong nghiên cứu của Cynthia M. Frisby
(2011), khi bị ảnh hưởng bởi truyền thông bởi những


hình ảnh tình dục hóa, khán giả nữ sẽ có nguy cơ cao khơng chỉ có cái nhìn tiêu cực về bản thân
mình mà cịn ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần như trầm cảm hay rối loạn ăn uống
(e.g.,Calogero, 2004; Noll & Fredrickson, 1998; Tiggemann & Lynch, 2001,(e.g., Noll &
Fredrickson, 1998; Slater & Tiggeman, 2002). Ngoài ra, phụ nữ còn là nạn nhân của một số ảnh
hưởng tiêu cực khác kéo theo. Theo Kathrin Karsay (2018) phụ nữ Úc cho biết họ khơng chỉ trở
thành mục tiêu soi mói trung bình 3-7 lần mỗi tuần mà 55% cá nhân trong đó cịn trực tiếp bị soi
mói (Holland, Koval, Stratemeyer, Thomson, & Haslam, 2017). Nghiên cứu này còn đề cập đến
việc các video âm nhạc chủ yếu thể hiện yếu tố tình dục hóa qua hình ảnh cơ thể phụ nữ, từ đó
dẫn đến một số quan niệm về ngoại hình.
2. Câu hỏi nghiên cứu
Q1: Có hay khơng những ảnh hưởng đến sinh viên khi tiếp xúc với những MV chứa yếu tố tình
dục hóa?
Q2: Sinh viên có cho rằng những thể loại âm nhạc nhất định sẽ chứa nhiều yếu tố tình dục hóa
hơn những thể loại cịn lại hay không?



Q3: Việc sử dụng những yếu tố tình dục hóa trong các sản phẩm âm nhạc thu hút nhiều người
trẻ tiếp cận với sản phẩm hơn hay không?
Q4: Sinh viên có hay khơng những định kiến về giới và tình dục khi tiếp xúc với những MV có
chứa yếu tố tình dục hóa?
Phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận Trong nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu sẽ tập
trung vào mục tiêu chung là nghiên cứu các yếu tố tình dục hoá xuất hiện trong sản phẩm nhạc
Pop ở Việt Nam từ năm 2018 đến 2021. Bên cạnh đó cũng nghiên cứu cụ thể về tác động của
các yếu tố tình dục hóa trong nhạc Pop đối với sinh viên Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí
Minh và đánh giá về tác động đó. Do vậy, nhóm nghiên cứu đã dùng phương pháp luận để khái
quát về vấn đề gốc rễ như: các khái niệm, lý thuyết về tình dục hóa và thực tế hình ảnh tình dục
hóa ở các MV nói chung và ở dịng nhạc Pop nói riêng. Cũng dựa vào phương pháp luận, kết
hợp với khung lý thuyết nêu trên, nhóm tìm ra được những ngun nhân cơ bản dẫn đến hiện
tượng nói trên. Từ đó, rút ra được những kết luận khách quan dựa trên những bằng chứng thu
được. Qua đó đề ra những giải pháp cho những tác động tiêu cực, hạn chế của việc đưa những
hình ảnh tình dục hóa trong các MV nhạc Pop đối với đời sống tinh thần và thể chất của sinh
viên. Phương pháp nghiên cứu định lượng Nhóm quyết định dùng phương pháp nghiên cứu định
lượng để xác định số lượng MV nhạc POP từ năm 2018-2021 có chứa hình ảnh tình dục hóa.
Việc này giúp nhóm thống kê được số lượng và tần suất ra mắt của các MV có chứa yếu tố tình
dục hố.
Sau đó, dựa vào nghiên cứu định lượng, nhóm cũng sẽ đánh giá các hình ảnh tình dục hóa xuất
hiện trong MV theo một thang đo nhất định (Bảng mã hóa đã đề cập ở mục 4.4). Dựa trên thang
điểm đó, nhóm sẽ cho ra những bảng đánh giá bằng số liệu về tần suất những hình ảnh, lời nhạc
có mang yếu tố tình dục xuất hiện trong những MV. Từ những số liệu cụ thể, nhóm sẽ đưa ra
được những đúc kết về thực trạng của việc đưa hình ảnh tình dục hóa vào các MV ở Việt Nam ở
lĩnh vực nhạc Pop nói riêng.


Phương pháp nghiên cứu bằng bảng hỏi Với đề tài Các yếu tố tình dục hố xuất hiện trong sản
phẩm nhạc Pop ở Việt Nam từ năm 2018 đến 2021 và tác động của chúng đến sinh viên Đại học

Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, nhóm tiến hành áp dụng phương pháp nghiên cứu bằng bảng
hỏi để thu thập thông tin từ đối tượng nghiên cứu là sinh viên của Đại học Quốc gia TP.HCM.
Dựa vào cơng thức tính của Yamane Taro (1967), ta có: 𝑛 = 𝑁 1+𝑁.𝑒2 N = 82.586 (số liệu năm
2021) Trong đó, N là tổng số sinh viên Đại học Quốc gia TP.HCM. Với độ tin cậy là 95%,
nhóm sẽ chọn khoảng 400 trả lời phiếu thu về trong khoảng thời gian 2 tháng.
Bảng câu hỏi khảo sát gồm 21 câu, được chia thành 2 phần chính. Nhằm tiết kiệm thời gian thu
phiếu trả lời cũng như chi phí in ấn, nhóm quyết định sẽ tiến hành khảo sát dưới hình thức trực
tuyến, cụ thể là thông qua Google Form.
Phần đầu bao gồm các câu hỏi về cá nhân người tham gia khảo sát bởi những yếu tố này rất có
khả năng ảnh hưởng đến kết quả của nghiên cứu. Các câu hỏi sẽ bao gồm giới tính, trường học,
… Các thơng tin này sau có thể được tổng hợp, triển khai phân tích để so sánh xu hướng, mức
độ xem MV của các đối tượng khác nhau.
Phần hai là những câu hỏi về tần suất xem MV, mục đích, yếu tố thu hút của MV đối với người
xem,… Với những câu hỏi này, nhóm có thể rút ra nhận xét về mục đích xem MV của các đối
tượng cũng như mức độ quan trọng của hình thức giải trí này đối với đời sống ti
nh thần của các chủ thể tham gia khảo sát. Từ đó đưa ra kết luận về khả năng và phạm vi ảnh
hưởng của các MV có chứa yếu tố tình dục hố.
Phương pháp phỏng vấn sâu Nhóm nghiên cứu dự định tiến hành phương pháp phỏng vấn sâu
với tối thiểu là 50 đối tượng sinh viên của các trường thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM. Theo
đó, nhóm sẽ liên hệ và trao đổi (có thể trực tiếp hoặc gián tiếp qua email, điện thoại,…) để
phỏng vấn về suy nghĩ, ý kiến của sinh viên đối với các MV nhạc Pop Việt Nam có chứa yếu tố
tình dục hóa trong giai đoạn từ 2018 đến 2021. Các câu hỏi sẽ thiên về phần cảm nghĩ, thái độ
cá nhân của người làm khảo sát đối với các vấn đề xoay quanh những MV này.
Bên cạnh phương pháp dùng bảng hỏi, việc phỏng vấn sâu sẽ tạo điều kiện cho nhóm có cái
nhìn khách quan và sâu sắc hơn do có thể trao đổi và thảo luận nhiều hơn với các đối tượng
tham gia khảo sát. Các thông tin cá nhân cũng như câu trả lời cho các câu hỏi phỏng


vấn sẽ được nhóm nghiên cứu bảo mật tuyệt đối và đảm bảo quá trình nghiên cứu dựa trên nguyên tắc tự
nguyện của người tham gia. Và nếu phương pháp dùng bảng hỏi có thể thống kê được số lượng thì phương

pháp này sẽ mở rộng về khía cạnh mang tính chất định tính, là cơ sở để nhóm đào sâu nghiên cứu vấn đề
được đưa ra.
3. Bố cục đề tài
Chương I: Tổng quan đề tài nghiên cứu
-

Lý do chọn đề tài

-

Tổng quan đề tài

-

Câu hỏi nghiên cứu

-

Khung lý thuyết và giả thiết nghiên cứu

-

Thao tác hoá

-

Thách thức
Chương II: Cơ sở lý thuyết và thực tiễn

-


Những khái niệm có liên quan

-

Bối cảnh nghiên cứu

-

Tổng quan về các yếu tố tình dục hoá xuất hiện trong các MV nhạc Pop tại Việt Nam từ năm
2012 - 2021
Chương III: Tác động của các yếu tố tình dục hố xuất hiện trong các MV nhạc Pop tại Việt
Nam từ 2021 - 2021

-

Tác động lên nhận thức

-

Tác động lên cảm xúc

-

Tác động lên hành vi
Chương IV: Thảo luận
Chương V: Kết luận
Tài liệu tham khảo

-


Tài liệu tiếng Anh

-

Tài liệu tiếng Việt
Phụ lục



1.1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN Những khái niệm có liên quan
Những khái niệm liên quan đến tình dục hóa Tình dục hóa (sexualization)
Tình dục hóa là một thuật ngữ được sử dụng nhiều vào thế kỷ thế 19 bởi những nhà văn Anh 2 .
Đến đầu những năm 1970 , thuật ngữ này bắt đầu có thêm các hình thức biểu đạt và huy động
diễn ngơn tổng quát hơn ở Mỹ. Theo APA (2007) tình dục hóa bắt đầu từ việc giá trị của một
người chỉ đến từ sự hấp dẫn hoặc hành vi tình dục của anh ấy/cô ấy cho đến loại bỏ các đặc
điểm khác. Và khi một người bị vật thể hóa theo hướng tình dục ví dụ, được biến thành một thứ
cho việc sử dụng tình dục của người khác. Theo McDade-Montez (2016) “Tình dục hóa là q
trình theo đó các nhân vật được miêu tả và đối xử theo cách tình dục quá mức. Thông thường,
những nhân vật này là phụ nữ và cơ gái. Tình dục hóa có thể xảy ra thơng qua các cuộc trị
chuyện, nhận xét, liếc nhìn và chạm vào người khác, và cũng theo cách mà các nhân vật nữ mặc
quần áo và cư xử.” Như vậy, ở McDade, tình dục hóa được chỉ ra phần lớn xảy ra đối với phụ
nữ.
Tình dục hóa tự thân (Self-sexualization)
Theo một nghiên cứu vào năm 2019 thì những người phụ nữ chấp nhận và tham gia vào xu
hướng văn hóa siêu tình dục (hyper-sexualized cultural trend) được gọi là những người tự tình
dục hóa bản thân. Ví dụ: Phụ nữ tham gia chụp ảnh khuê phòng (boudoir) hoặc pin up chuyên
nghiệp, trang điểm ngực tại các sự kiện công cộng và quản lý ngoại hình của họ để giới thiệu
nội dung khiêu dâm chính thống (ví dụ: mặc áo phơng có nhãn “ngơi sao khiêu dâm”, ăn mặc

như gái mại dâm cho Halloween). Hay theo một định nghĩa khác, tình dục hóa tự thân là một cơ
chế mà phụ nữ sử dụng như một hình thức trao quyền tình dục, bao gồm các hành vi như mặc
quần áo hoặc khiêu vũ nhằm mục đích thu hút sự chú ý về mặt tình dục đối với bản thân (Chul
& Liss, 2014).
Vật thể hóa theo hướng tình dục (Sexual Objectification)
Vật thể hóa theo hướng tình dục có mối liên kết với tình dục hóa. Vật thể hóa theo hướng tình
dục xảy ra khi giá trị của một người phụ nữ bị tước bỏ, chỉ còn các bộ phận cơ thể và ngoại hình
và được xem như một đối tượng vật lý tách biệt với tư cách một con người (Szymanski et al.,
2011).
Vật thể hóa tự thân (Self- Objectification)
Duschinsky, Robbie (2013) The Emergence of Sexualization as a Social Problem: 1981-2010.
Social Politics: International Studies in Gender, State & Society, 20 (1). pp. 137-156. ISSN
1072-4745
2



×