Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Đáp ứng nhu cầu tin cho học viên sau đại học tại thư viện trường đại học kinh tế luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.82 MB, 127 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------

LÊ MAI DIỆU YẾN

ĐÁP ỨNG NHU CẦU TIN CHO HỌC VIÊN SAU ĐẠI HỌC
TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC THƯ VIỆN
MÃ SỐ: 60 32 02 03

LUẬN VĂN THẠC SỸ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------------

LÊ MAI DIỆU YẾN

ĐÁP ỨNG NHU CẦU TIN CHO HỌC VIÊN SAU ĐẠI HỌC
TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC THƯ VIỆN
MÃ SỐ: 60 32 02 03

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :
PGS.TS. NGUYỄN HỒNG SINH



THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là kết quả nghiên cứu khoa học của riêng tôi, do tôi thực
hiện. Các nội dung, số liệu, trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và
trung thực. Nguồn tài liệu tham khảo trong luận văn đều tuân thủ về các quy định trích
dẫn, chú thích nguồn gốc tài liệu tham khảo rõ ràng cụ thể.
Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về lời cam đoan trên.
TP. HCM, NGÀY 01 THÁNG 08 NĂM 2020
NGƯỜI CAM ĐOAN

LÊ MAI DIỆU YẾN


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn “Đáp ứng nhu cầu tin cho học viên sau đại học tại Thư
viện Trường Đại học Kinh tế - Luật”. Tôi đã nhận được sự động viên, giúp đỡ nhiệt tình
từ quý thầy cơ, anh chị đồng nghiệp, bạn bè, và gia đình. Nhân đây tôi xin chân thành gửi
lời cảm ơn sâu sắc đến:
PGS.TS Nguyễn Hồng Sinh, trân trọng cảm ơn cô đã tận tình, kiên nhẫn hướng
dẫn em hồn thành luận văn.
Cảm ơn Giám đốc, P.Giám đốc Thư viện và các anh chị em đồng nghiệp tại Thư
viện Trường ĐHKTL đã tạo điều kiện và nhiệt tình hỗ trợ tơi trong q trình thực hiện
luận văn.
Cảm ơn q thầy cơ Khoa Thư viện Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn
ĐHQG TP.HCM đã truyền đạt kinh nghiệm kiến thức và kỹ năng để tơi hồn thành luận
văn. Cảm ơn TS. Đồn Thị Thu đã nhiệt tình hỗ trợ giải đáp các thắc mắc của tơi trong
q trình theo học tại khoa và thực hiện luận văn.

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã ln bên cạnh ủng hộ,
động viên và giúp đỡ tôi trong suốt q trình thực hiện luận văn.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 09 năm 2020
Tác giả

Lê Mai Diệu Yến


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

Chữ được viết tắt

Chữ viết tắt

1

ASEAN University Network Inter-Library Online

AUNILO

2

Cơ sở dữ liệu

CSDL

3

Đại học Kinh tế - Luật


ĐHKTL

4

Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

ĐHQGTP.HCM

5

Học viên sau đại học

HVSĐH

6

Người dùng tin

NDT

7

Nhu cầu tin

NCT

8

Online Public Access Catalog


OPAC

9

Sản phẩm và Dịch vụ Thông tin – Thư viện

SP&DV TT-TV

10

Thư viện Trường Đại học Kinh tế - Luật

Thư viện


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
HÌNH VẼ
Hình 1: Hình tháp nhu cầu theo Maslow
Hình 2: Giao diện website thư viện
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1 - Nguồn tìm kiếm tài liệu
Biểu đồ 2 - Nhu cầu về lĩnh vực thông tin, tài liệu
Biểu đồ 3 - Nhu cầu về dạng thông tin tài liệu
Biểu đồ 4 - Nhu cầu về ngôn ngữ tài liệu
Biểu đồ 5 - Nhu cầu được hướng dẫn sử dụng tìm kiếm tài liệu qua các kênh
Biểu đồ 6 - Mức độ hài lòng đối với tài liệu điện tử
Biểu đồ 7 - Mức độ hài lòng đối với tài liệu bản in
Biểu đồ 8 - Mức độ hài lòng đối với hệ thống tra cứu mục lục trực tuyến
Biểu đồ 9 - Mức độ hài lòng đối với danh mục tra cứu tài liệu chuyên ngành – bản in

Biểu đồ 10 - Mức độ hài lòng đối với danh mục tra cứu tài liệu chuyên ngành - bản điện
tử
Biểu đồ 11 - Mức độ hài lòng đối với danh mục tài liệu mới
Biểu đồ 12 - Mức độ hài lịng đối với thơng tin về cơ sở dữ liệu
Biểu đồ 13 - Mức độ hài lòng đối với dịch vụ mượn tại thư viện
Biểu đồ 14 - Mức độ hài lòng đối với dịch vụ mượn về nhà
Biểu đồ 15 - Mức độ hài lòng đối với dịch vụ mượn liên thư viện
Biểu đồ 16 - Mức độ hài lòng đối với dịch vụ đặt mượn trước tài liệu
Biểu đồ 17 - Mức độ hài lịng đối với dịch vụ tư vấn và tìm tin theo yêu cầu
Biểu đồ 18 - Mức độ hài lòng đối với dịch vụ Hướng dẫn kỹ năng khai thác
tìm tin, sử dụng CSDL điện tử
Biểu đồ 19 - Mức độ hài lòng đối với dịch vụ Photo, in, Scan
Biểu đồ 20 - Mức độ hài lòng đối với dịch vụ Phát hành giáo trình
Biểu đồ 21 - Mức độ hài lòng đối với cơ sở vật chất
Biểu đồ 22 - Mức độ hài lòng đối với nhân viên thư viện
Biểu đồ 23 - Mức độ hài lòng đối với Chính sách phục vụ thơng tin, tài liệu
BẢNG BIỂU
Bảng 1: Số liệu thống kê tổng tài liệu in trong 3 năm gần nhất
Bảng 2: Số lượng học viên đầu vào của các ngành đào tạo sau đại học
Bảng 3: Nhu cầu mượn đọc tài liệu tại thư viện


Bảng 4: Nhu cầu mượn tài liệu về nhà
Bảng 5: Nhu cầu mượn liên thư viện
Bảng 6: Nhu cầu đặt mượn trước tài liệu
Bảng 7: Nhu cầu tư vấn và tìm tin theo yêu cầu
Bảng 8: Nhu cầu cung cấp tài liệu tận nơi
Bảng 9: Nhu cầu hỏi - đáp trực tuyến
Bảng 10: Nhu cầu hướng dẫn kỹ năng khác thác tìm tin, sử dụng CSDL
Bảng 11: Nhu cầu photo, in, scan

Bảng 12: Nhu cầu về dịch vụ phát hành giáo trình
Bảng 13.1: Các yếu tố ảnh hưởng từ điều kiện xã hội
Bảng 13.2: Các yếu tố ảnh hưởng từ phía học viên
Bảng 13.3: Các yếu tố ảnh hưởng từ phía thư viện
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1 - Thực hiện tăng cường tài liệu điện tử
Sơ đồ 2 - Hoàn thiện và phát triển Dịch vụ tư vấn tìm tin theo yêu cầu


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................. 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................................... 2
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 6
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................. 6
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của nghiên cứu ............................................................... 7
7. Cấu trúc của luận văn ...................................................................................................... 8
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NGƯỜI DÙNG TIN, NHU CẦU TIN VÀ
NGUỒN LỰC ĐÁP ỨNG NHU CẦU TIN CỦA THƯ VIỆN.................................... 10
1.1. Người dùng tin ............................................................................................................ 10
1.1.1. Khái niệm người dùng tin ........................................................................................ 10
1.1.2. Các đặc điểm của người dùng tin ............................................................................ 11
1.2. Nhu cầu tin.................................................................................................................. 12
1.2.1. Khái niệm nhu cầu ................................................................................................... 12
1.2.2. Khái niệm nhu cầu tin.............................................................................................. 13
1.2.3. Các yếu tố của nhu cầu tin ....................................................................................... 15
1.3. Nguồn lực đáp ứng nhu cầu tin của thư viện.............................................................. 15
1.3.1. Nguồn tài nguyên thông tin ..................................................................................... 16
1.3.2. Sản phẩm thông tin thư viện .................................................................................... 16

1.3.3. Dịch vụ thông tin thư viện ....................................................................................... 17
1.3.4. Cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật .................................................................. 18
1.3.5. Nhân lực thư viện .................................................................................................... 18
1.4. Đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu tin của thư viện ................................................ 19
1.4.1. Khái niệm, mục đích, giá trị và phạm vi của hoạt động đánh giá ........................... 19


1.4.2. Nguyên tắc, phương pháp và quy trình thực hiện đánh giá ………………………20
1.5. Tiểu kết chương 1: ..................................................................................................... 23
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU TIN CHO HỌC VIÊN SAU
ĐẠI HỌC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT …………………………...24
2.1. Sơ lược về trường Đại học Kinh tế - Luật .................................................................. 24
2.2. Nguồn lực của thư viện .............................................................................................. 25
2.2.1. Nguồn tài nguyên thông tin ..................................................................................... 25
2.2.1.1. Nguồn tài nguyên giấy.......................................................................................... 25
2.2.1.2. Nguồn tài nguyên điện tử ..................................................................................... 26
2.2.2. Sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện .................................................................. 26
2.2.2.1. Sản phẩm thông tin thư viện ................................................................................. 27
2.2.2.2. Dịch vụ thông tin thư viện .................................................................................... 29
2.2.3. Cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật .................................................................. 29
2.2.4. Nguồn nhân lực........................................................................................................ 29
2.2.5. Nguồn lực hợp tác liên kết....................................................................................... 30
2.2.5.1. Liên kết trong Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh .................................. 31
2.2.5.2. Liên kết trong nước và quốc tế ............................................................................. 31
2.3. Đặc điểm và nhu cầu tin của học viên sau đại học ..................................................... 32
2.3.1. Đặc điểm người dùng tin ......................................................................................... 32
2.3.2. Đặc điểm nhu cầu tin ............................................................................................... 34
2.3.2.1. Nhu cầu về tài nguyên thông tin ........................................................................... 34
2.3.2.2. Nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ thông tin ........................................................... 36
2.4. Khả năng đáp ứng nhu cầu tin của thư viện ............................................................... 40

2.4.1. Mức độ đáp ứng của nguồn tài nguyên ................................................................... 40
2.4.2. Mức độ hài lòng đối với các sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện .................... 41
2.4.3. Mức độ hài lòng đối với cơ sở vật chất ................................................................... 46


2.4.4. Mức độ hài lòng đối với nhân viên thư viện ........................................................... 47
2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tin của học viên sau đại học ............................... 48
2.5.1. Các yếu tố ảnh hưởng từ điều kiện xã hội ............................................................... 49
2.5.2. Các yếu tố ảnh hưởng từ phía học viên ................................................................... 50
2.5.3. Các yếu tố ảnh hưởng từ phía thư viện .................................................................... 51
2.6. Đánh giá công tác đáp ứng nhu cầu tin của học viên sau đại học .............................. 51
2.7. Tiểu kết chương 2 ....................................................................................................... 53
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG ĐÁP
ỨNG NHU CẦU TIN CHO HỌC VIÊN SAU ĐẠI HỌC............................................ 55
3.1. Phát triển nguồn lực thư viện .................................................................................. 55
3.1.1. Phát triển nguồn tài nguyên thông tin ..................................................................... 55
3.1.1.1. Nguồn tài nguyên thông tin nội tại của thư viện ………………………………..56
3.1.1.2. Nguồn tài nguyên thông tin liên kết ..................................................................... 57
3.1.2. Phát triển các sản phẩm thông tin và dịch vụ thư viện ............................................ 58
3.1.2.1. Phát triển các sản phẩm thông tin ......................................................................... 58
3.1.2.2. Phát triển các dịch vụ Thư viện ............................................................................ 58
3.1.2.3 Hợp tác liên kết - chia sẻ sản phẩm thông tin và dịch vụ thư viện........................ 60
3.1.3 Xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật ................................................... 62
3.1.4. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhân sự.................................................................. 62
3.1.4.1. Tổ chức, đào tạo đội ngũ nhân sự hiện hữu.......................................................... 62
3.1.4.2. Tuyển dụng mới hoặc luân chuyển ...................................................................... 63
3.1.4.3. Phối hợp với đội ngũ, giảng viên, nghiên cứu viên và cộng tác viên................... 63
3.2. Tăng cường kinh phí đầu tư .................................................................................... 64
3.3. Kiện tồn, hệ thống hóa các văn bản quy định ...................................................... 64
3.3.1. Quy định về nhân sự đối với công tác đáp ứng nhu cầu tin cho học viên ............... 64

3.3.2. Quy định về chính sách đối với cơng tác đáp ứng nhu cầu tin cho học viên .......... 65


3.4. Tăng cường hỗ trợ người dùng tin .......................................................................... 65
3.4.1. Đào tạo người dùng tin ............................................................................................ 65
3.4.2. Định kỳ khảo sát nhu cầu người dùng tin ................................................................ 66
3.5 Ứng dụng công nghệ vào hoạt động thư viện .......................................................... 66
3.6. Tiểu kết chương 3 ....................................................................................................... 67
KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 69


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trước bối cảnh hội nhập quốc tế và đổi mới giáo dục, các trường đại học ở Việt
Nam đã cố gắng từng bước xây dựng năng lực cốt lõi của mình, nâng cao chất lượng đào
tạo để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực tri thức chất lượng cao cho xã hội. Sự hội nhập
quốc tế và đổi mới của các chương trình giáo dục hiện nay, nhất là các chương trình giáo
dục sau đại học có sự cạnh tranh rất lớn giữa các đơn vị, trường đào tạo trong nước, khu
vực và quốc tế.
Tính riêng hoạt động đào tạo sau đại học của Việt Nam trong những năm gần đây
đã có nhiều quy định mới được ban hành. Năm 2017 những quy định mới gồm Thông tư
số 08/2017/TT-BGDĐT ngày 04/04/2017 về quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến
sĩ của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Luật giáo dục sửa đổi, bổ sung số 34/2018/QH14 về sửa
đổi, bổ sung một số Điều của Luật Giáo dục Đại học trong đó có nội dung liên quan đến
đào tạo hệ sau đại học. Trong hệ thống Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
(ĐHQGTP.HCM) đã ban hành Quy chế đào tạo trình độ thạc sỹ kèm theo Quyết định số
160/QD-ĐHQG ngày 24 tháng 03 năm 2017 của ĐHQGTP.HCM. Những quy định pháp
luật của nhà nước về giáo dục đại học, sau đại học, cũng như các quy định, quy chế sửa
đổi, bổ sung về chương trình đào tạo thạc sỹ trong hệ thống ĐHQGTP.HCM đã tác động
đến các đơn vị đào tạo và học viên sau đại học (HVSĐH) tại các Trường/Viện thành viên.

Điều này, địi hỏi các Trường phải có chính sách, phướng hướng chiến lược để thu hút
người học và nâng cao chất lượng đào tạo.
Trường đại học Kinh tế - Luật (ĐHKTL) có sứ mệnh - tầm nhìn phát triển theo đại
học định hướng nghiên cứu và đến năm 2030 trở thành cơ sở đào tạo đạt chuẩn quốc tế,
trung tâm nghiên cứu khoa học hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực Kinh tế, Luật và Quản
lý (Trường ĐHKTL, 2016-2020). Đồng hành với Nhà trường, Thư viện Trường đại học
Kinh tế - Luật (gọi tắt là Thư viện) đã xác định vị trí, nhiệm vụ quan trọng của mình
trong chiến lược chung của Nhà trường. Chính vì vậy, Thư viện phải không ngừng nâng
cao khả năng đáp ứng nhu cầu tin (NCT) của người học tại Trường, đặc biệt là đáp ứng
NCT cho HVSĐH.
Thư viện đang đứng trước nhiệm vụ phục vụ quy mô đào tạo sau đại học ngày càng
lớn do Nhà trường thực hiện liên kết với nhiều cơ sở đào tạo, trong khi nguồn lực thực tại
1


của Thư viện còn hạn chế. Ban lãnh đạo Trường đã dần hồn chỉnh các chính sách phục
vụ cho HVSĐH, cụ thể trong năm qua 2017 Trường đã tổ chức Hội thảo về nâng cao chất
lượng đào tạo sau đại học. Nội dung Hội thảo xoay quanh vấn đề về chương trình, mơn
học, chuẩn đầu ra, các dịch vụ, thơng tin giáo trình, vv… phục vụ cho HVSĐH (Trường
ĐHKTL, Hội thảo khoa học, 2017). Trường cũng đã xây dựng nhiều chủ trương, chính
sách đầu tư nhằm tạo ra mơi trường học tập và nghiên cứu tốt nhất cho học viên. Do vậy,
để góp phần vào sự đầu tư hiệu quả cho hoạt động đào tạo sau đại học theo mục tiêu
chung của Nhà trường, Thư viện cần phải thực hiện nghiên cứu công tác đáp ứng NCT
của HVSĐH để từ đó ngày càng nâng cao chất lượng cơng tác đáp ứng NCT cho
HVSĐH.
Để có thể làm tốt điều này, Thư viện cần có kế hoạch tập trung nghiên cứu, tìm hiểu
đặc điểm của HVSĐH để nhận diện rõ nhu cầu, mong muốn của họ về việc sử dụng
thông tin, tài liệu. Từ đó tìm kiếm các giải pháp nhằm phát huy các thế mạnh của Thư
viện để đáp ứng NCT một cách hiệu quả nhất, đem đến sự thuận lợi nhất cho học viên
trong học tập và nghiên cứu tại Trường. Đây chính là lý do để triển khai nghiên cứu đề tài

“Đáp ứng nhu cầu tin cho học viên sau đại học tại Thư viện Trường Đại học Kinh tế Luật”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Thư viện đại học trong thế kỷ 21 đang chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi ba yếu tố quan
trọng, đó là sự phát triển của công nghệ, đổi mới giáo dục và hội nhập toàn cầu. Do vậy
bản thân các thư viện cũng có nhiều chuyển biến thay đổi cho phù hợp với yêu cầu phát
triển của xã hội, từ thư viện truyền thống đã dần chuyển sang thư viện hiện đại và đặc
biệt quan tâm nhiều đến công tác phục vụ người dùng tin (NDT). Một khi thư viện làm
tốt công tác về đáp ứng NCT sẽ khẳng định được vị thế, uy tín và nâng cao hình ảnh của
mình khơng chỉ trong Nhà trường mà cịn ở ngồi xã hội, cộng đồng.
Trên thế giới, các vấn đề về NDT, NCT cũng như các giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng phục vụ NDT đã được rất nhiều nhà nghiên cứu, nhà thư viện học hoặc những
người hoạt động trong lĩnh vực thông tin – thư viện quan tâm tìm hiểu. Có thể nói, khối
lượng các cơng trình về vấn đề này là vô cùng đồ sộ và phong phú. Đây là nguồn tham
khảo quý báu cho việc hình thành cơ sở lý luận và áp dụng thực tiễn đối với hoạt động

2


thông tin – thư viện. Trong kho dữ liệu khổng lồ đó có thể kể đến một vài cơng trình tiêu
biểu như:
Looking for Information: A survey of Research on Information Seeking, Needs
and Behavior (Library and Information Science) của tác giả Donald O. Case và Lisa M.
Given (ấn bẩn lần 4, 2016). Đây là cuốn sách tham khảo cung cấp thông tin tồn diện
nhất về các vấn đề như: Tìm kiếm thông tin, NCT, hành vi thông tin và thực hành thơng
tin. Từ đó cung cấp một nền tảng cơ sở lý luận vững chắc về các vấn đề này.
Information-Seeking Behavior in the Digital Age: A Multidisciplinary study of
Academic researchers của tác giả Xuemei Ge (2010). Bài viết tập trung vào việc phân
tích ảnh hưởng của các nguồn thơng tin điện tử ảnh hưởng đến q trình tìm kiếm thơng
tin trong các ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn. Tác giả tập trung làm rõ hành vi thông
tin của NDT là các học giả trong lĩnh vực này. Qua đó, tác giả cũng đề xuất các kiến nghị

nhằm cải thiện các dịch vụ và công nghệ thư viện để đáp ứng tốt hơn NCT của NDT.
Một số bài viết được giới hạn phạm vi nghiên cứu trong một đơn vị cụ thể như: A
Study of Information needs and seeking behavior of Faculty members of Darul Ihsan
University in Bangladesh của tác giả Sk. Mamum Mostofa (2013); Strategies for
addressing the University library user’s changing needs and practices in Sub-Saharan
Africa của tác giả Maria G.N. Musoke (2008); The Information needs and information
seeking behaviour of immigrant Southern Sudanese youth in the City of London,
Ontario: an exploratory study của tác giả Dominic Hakim Silvio (2006),…
Tại Việt Nam trong những năm gần đây, vấn đề nghiên cứu NCT được nhiều học
giả, nhà nghiên cứu, nhiều thư viện quan tâm dưới nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau.
Nội dung được quan tâm nhiều nhất trong nghiên cứu đáp ứng NCT xoay quanh các vấn
đề phân tích, đánh giá đặc điểm NCT và nhóm NDT; các yếu tố tác động đến NCT và
NDT; đánh giá thực trạng đáp ứng NCT. Ngồi ra, cịn có các nghiên cứu với các khía
cạnh liên quan đến NCT như: Đánh giá nguồn tài nguyên; các sản phẩm và dịch vụ thông
tin thư viện (SP&DV TT-TV) hướng tới mục tiêu đáp ứng NCT theo từng nhóm NDT
cũng được nhiều nhà nghiên cứu phân tích và đề xuất giải pháp phát triển khả năng đáp
ứng NCT của thư viện.
Trong luận văn của tác giả Hà Thị Thùy Trang (2006) về “Nghiên cứu nhu cầu tin
của cán bộ nghiên cứu và giảng dạy bậc đại học thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và
3


nhân văn trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh” và luận văn của tác giả Phạm Hồng Tuấn
(2008) “Đáp ứng nhu cầu tin của sinh viên khối ngành kinh tế tại một số thư viện đại
học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” đã đưa ra cơ sở lý thuyết về các khái niệm
thơng tin, NCT và nhóm NDT, đồng thời các tác giả phân tích đặc điểm, cũng như các
yếu tố tác động đến NCT. Tác giả Hà Thị Thùy Trang đã phân tích và làm rõ thêm mối
quan hệ giữa NCT và NDT để đưa ra các đề xuất phù hợp phục vụ cho nhóm NDT. Hai
nhóm NDT là nhóm “cán bộ nghiên cứu và giảng dạy” và “sinh viên khối ngành kinh tế”
đã được các tác giả nghiên cứu là cơ sở để kế thừa cho nghiên cứu đề tài “Đáp ứng nhu

cầu tin cho học viên sau đại học tại Trường ĐHKTL”. Ngoài ra, bài viết của tác giả
Nguyễn Thị Kim Dung (2015) “Tăng cường hoạt động nghiên cứu của người dùng tin
và nhu cầu tin trong thư viện trường đại học phục vụ đào tạo theo học chế tín chỉ”, đã
đề cập một số ưu điểm của việc nghiên cứu NCT và NDT, chia ra các nhóm NDT khác
nhau và tùy vào đặc điểm của từng nhóm để có các sản phẩm và dịch vụ phục vụ cho phù
hợp. Tác giả đã đưa ra nhiều phương pháp nghiên cứu NCT và NDT.
Đối với nội dung phân tích, đánh giá trực trạng đáp ứng NCT được đề cập nhiều
trong luận văn các tác giả Đỗ Thị Lan Phương (2014) về “Tăng cường khả năng đáp
ứng nhu cầu tin tại Trung tâm học liệu Đại học Sài Gòn” và luận văn của tác giả Đào
Thị Thanh Xuân (2007) về “Nghiên cứu nhu cầu tin và đảm bảo thông tin tại Trung
tâm Thông tin Thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội trong giai đoạn đổi mới”.
Bài viết của tác giả Vũ Hồng Vân và Nguyễn Ngọc Nam (2018) về “Thực trạng và giải
pháp phát triển nhu cầu đọc của sinh viên trường Đại học văn hóa Hà Nội”. Mỗi tác
giả có cách chọn nhóm đối tượng NDT khác nhau ở các thư viện khác nhau. Tuy nhiên
nhóm đối tượng nghiên cứu này có những tương đồng về một số đặc điểm, đó là những
đối tượng thuộc nhóm cán bộ nghiên cứu, giảng viên và sinh viên trong các trường đại
học.
Về khía cạnh liên quan đến đề tài đáp ứng NCT, được các tác giả nghiên cứu phân
tích đến các loại hình SP&DV TT-TV, nhằm tìm ra các giải pháp phù hợp, đa dạng loại
hình SP&DV TT-TV để đáp ứng tối đa về NCT cho người dùng. Nội dung này được tác
giả Nguyễn Thị Kim Thanh (2018) nghiên cứu với tên đề tài “Tăng cường khả năng đáp
ứng nhu cầu tin của giáo sinh tại Thư viện Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương
Thành phố Hồ Chí Minh”. Tác giả thực hiện đánh giá nguồn tài nguyên, các sản phẩm
thông tin thư viện, phương thức phục vụ, cách thức quảng bá của thư viện,… Từ đó đề
4


xuất các giải pháp tăng cường khả năng đáp ứng NCT như: Xây dựng các dịch vụ thu
phí, tăng cường nguồn tài nguyên, đào tạo hướng dẫn NDT và xây dựng đề án phát triển
thư viện theo chiến lược chung của nhà Trường. Nội dung nghiên cứu về “Đa dạng hóa

sản phẩm và dịch vụ Thơng tin - Thư viện đáp ứng nhu cầu tin thời kỳ đổi mới tại
Viện Thông tin Khoa học Xã hội” của Tác giả Nguyễn Thị Thúy Nga (2007) đã nghiên
cứu các SP&DV TT-TV, nhu cầu của NDT về các SP&DV TT-TV trong thời kỳ đổi mới.
Từ cơ sở nhu cầu đối với SP&DV TT-TV tác giả có kiến nghị đề xuất tăng cường và đa
dạng các loại SP&DV TT-TV để hướng đến mục tiêu đáp ứng NCT cho người dùng ngày
càng hiệu quả.
Nhìn chung, các nghiên cứu về công tác phục vụ trong thư viện rất đa dạng, dưới
nhiều khía cạnh khác nhau và có nội dung nghiên cứu xoay quanh các vấn đề về đặc điểm
NCT, nhóm NDT, thực trạng đáp ứng NCT, các yếu tố ảnh hưởng đến NCT, đồng thời đề
ra nhiều giải pháp nâng cao chất lượng về nguồn tài nguyên, SP&DV TT-TV nhằm đáp
ứng NCT cho NDT.
Nối tiếp các nghiên cứu về NDT và NCT, đề tài này tập trung nghiên cứu một
trường hợp cụ thể, đó là đối tượng HVSĐH tại Trường ĐHKTL. Để đạt được mục tiêu
nghiên cứu của đề tài, tác giả sẽ kế thừa những thành quả nghiên cứu của các học giả,
người nghiên cứu đi trước để tiếp tục hệ thống hoá và làm rõ đặc điểm NDT và NCT của
HVSĐH. Đồng thời tác giả phân tích thực trạng đáp ứng NCT của HVSĐH tại Trường
ĐHKTL, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả đáp ứng NCT cho
HVSĐH trong giai đoạn đổi mới giáo dục và hội nhập quốc tế.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đặc điểm NDT và NCT của HVSĐH và thực trạng đáp ứng NCT cho
học viên của thư viện; từ đó đề xuất các giải pháp tăng cường khả năng đáp ứng NCT cho
học viên.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu trên, luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hóa lý thuyết về NDT và NCT, cũng như về nguồn lực của thư viện
trong việc đáp ứng NCT.
5



- Tìm hiểu đặc điểm và NCT của HVSĐH tại Trường ĐHKTL.
- Phân tích thực trạng của việc đáp ứng NCT cho HVSĐH hiện nay tại Trường
ĐHKTL.
- Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường khả năng đáp ứng NCT cho HVSĐH tại
Trường ĐHKTL.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu:
+ Người dùng tin và nhu cầu tin
+ Khả năng đáp ứng nhu cầu tin
Phạm vi nghiên cứu
+ Không gian: Thư viện Trường Đại học Kinh tế - Luật (cơ sở TP. Hồ Chí Minh)
+ Thời gian: 2018-2019.
5. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng cả phương pháp định tính và định lượng để thu thập, phân tích và
tổng hợp dữ liệu giúp làm rõ các nội dung nghiên cứu của đề tài. Từ đó đưa ra nhận định,
đề xuất giải pháp theo nguyên tắc khách quan trong nghiên cứu khoa học.
 Phương pháp tổng hợp tài liệu để thực hiện tổng quan nghiên cứu
Tiến hành thu thập và phân tích các tài liệu là luận văn, sách, bài báo và các cơng
trình khoa học đã cơng bố nghiên cứu về NCT, NDT, các SP&DV TT-TV để thực hiện
tổng quan về lịch sử nghiên cứu vấn đề và tổng quan về cơ sở lý thuyết liên quan đến các
vấn đề nghiên cứu của đề tài. Việc phân tích, tổng hợp tài liệu làm cơ sở lý luận cho đề
tài, được tác giả hệ thống hố và trình bày thành các nội dung về NCT; đặc điểm NCT và
NDT; tài nguyên thông tin, SP&DV TT-TV, cơ sở vật chất và nguồn nhân lực của thư
viện.
 Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi
Nhằm tìm hiểu NDT, NCT và khả năng đáp ứng NCT của thư viện, tác giả xây
dựng phiếu khảo sát với 15 câu hỏi dành cho đối tượng HVSĐH. Nội dung các câu hỏi
6



xoay quanh về NDT, NCT, mức độ đáp ứng NCT, sự hài lịng nguồn lực thơng tin của
thư viện, các yếu tố tác động đến NCT của HVSĐH.
Tác giả chọn mẫu ngẫu nhiên những học viên có giao dịch với thư viện và một số
học viên học ở các lớp học. Số phiếu khảo sát phát ra là 150 phiếu và thu về là 125 phiếu.
Kết quả phân tích từ phiếu khảo sát này, giúp tổng hợp và hệ thống những phản hồi quan
trọng từ NDT là HVSĐH của Trường, từ đó có được những giải pháp đề xuất nâng cao
chất lượng đáp ứng NCT.
Phương pháp quan sát
Với tư cách là chuyên viên làm việc tại Thư viện, tác giả quan sát và ghi nhận
những thông tin, số liệu về hoạt động phục vụ NDT, đồng thời quan sát học viên giao
dịch trực tiếp và giao dịch qua email trong thời gian 6 tháng kể từ đầu năm 2019.
Nội dung quan sát gồm: Thời gian học viên thường giao dịch tại Thư viện; số lượng
học viên giao dịch tại Thư viện và số lượng học viên sử dụng dịch vụ tìm tin theo yêu
cầu; các dịch vụ học viên thường sử dụng; nhóm ngành tài liệu; loại hình tài liệu; cách
thức họ tìm kiếm tài liệu; mong muốn của học viên trong việc sử dụng các dịch vụ Thư
viện,… Phương pháp này góp phần giúp tác giả đưa ra những nhận định về thuận lợi, khó
khăn từ phía Thư viện và học viên.
Phương pháp thống kê, mô tả
Dựa trên kết quả khảo sát từ bảng hỏi, tác giả mô tả, thống kê, phân tích và đánh giá
số liệu bằng phần mềm SPSS, sau đó dùng phần mềm Microsoft Excel cho việc thiết lập
bảng biểu thống kê dữ liệu từ kết quả khảo sát để có những kết quả nghiên cứu chính xác,
khách quan về đặc điểm, NCT của HVSĐH và mức độ hài lòng của họ đối với khả năng
đáp ứng NCT của Thư viện cũng như các ảnh hưởng đến NCT.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của nghiên cứu
Về ý nghĩa khoa học
Luận văn góp phần hệ thống hoá các vấn đề lý luận về NDT, NCT và các
nguồn lực đáp ứng NCT của Thư viện.
Về ứng dụng thực tiễn


7


Hiện nay chưa có một nghiên cứu cụ thể nào về vấn đề NCT của HVSĐH tại
Trường ĐHKTL. Do vậy, nghiên cứu này góp phần vào việc phát huy khả năng đáp ứng
NCT cho HVSĐH, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, nghiên cứu của
Trường, đồng thời nâng cao uy tín vai trị của Thư viện trong Nhà trường.
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể dùng làm tài liệu hỗ trợ cần thiết để các thư
viện đại học, đặc biệt đối với hệ đào tạo sau đại, có thể tham khảo đưa ra các giải pháp để
phát triển công tác đáp ứng NCT cho học viên.
Luận văn cũng có thể là tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên cao học chuyên
ngành Thông tin – Thư viện trong việc nghiên cứu về NDT, NCT, các giải pháp nâng cao
khả năng đáp ứng NCT cho HVSĐH.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được chia làm
ba chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về người dùng tin, nhu cầu tin và nguồn lực đáp ứng
nhu cầu tin của thư viện
Trên cơ sở trình bày lý thuyết về NDT, NCT và nguồn lực đáp ứng NCT của thư
viện của các học giả, nhà nghiên cứu về các lĩnh vực thông tin – thư viện, tác giả hệ
thống hố, trình bày lại một cách khoa học, hợp lý. Qua đó, tác giả cũng góp phần hình
thành một số những khái niệm mới dựa trên những quan điểm cá nhân của mình về các
vấn đề nêu trên.
Chương 2: Thực trạng đáp ứng nhu cầu tin cho học viên sau đại học tại Trường Đại
học Kinh tế - Luật
Thông qua các phương pháp nghiên cứu khoa học, tác giả trình bày tổng quan về
Trường ĐHKTL và một số vấn đề thực trạng nguồn lực, đặc điểm và NCT của HVSĐH
cũng như khả năng đáp ứng NCT và các yếu tố ảnh hưởng đến NCT của học viên sử
dụng Thư viện Trường ĐHKTL.
Chương 3: Đề xuất các giải pháp tăng cường khả năng đáp ứng nhu cầu tin cho học

viên sau đại học
Tác giả đưa ra năm giải pháp nhằm tăng cường khả năng đáp ứng NCT cho
HVSĐH tại trường ĐHKTL bao gồm: Phát triển nguồn lực thư viện; Xây dựng và phát
8


triển đội ngũ nhân sự; Kiện tồn, hệ thống hố các văn bản quy định; Xây dựng chương
trình đào tạo, tập huấn; Ứng dụng công nghệ vào hoạt động thư viện và Thực hiện khảo
sát đánh giá chất lượng đáp ứng NCT đối với học viên.

9


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NGƯỜI DÙNG TIN,
NHU CẦU TIN VÀ NGUỒN LỰC ĐÁP ỨNG NHU CẦU TIN
CỦA THƯ VIỆN
1.1. Người dùng tin
1.1.1. Khái niệm người dùng tin
Theo từ điển khoa học Thông tin và Thư viện trực tuyến (the Online Dictionary for
Library and information Science – ODLIS), NDT là “người sử dụng các nguồn và dịch
vụ của một thư viện, không nhất thiết phải là người đăng ký mượn”.
Tác giả Aina cho rằng thuật ngữ “người dùng tin” bao gồm tất cả những người tận
dụng các dịch vụ được cung cấp bởi một thư viện, thuật ngữ này bao gồm các thuật ngữ
người tìm kiếm thơng tin, người sử dụng thông tin, người tiêu dùng, độc giả,… những
thuật ngữ có thể hốn đổi cho nhau vì cùng phản ánh người có nhu cầu sử dụng các dịch
vụ thư viện. (Bùi Thanh Thủy, 2018, tr.17-22)
NDT nói chung trong xã hội là cá nhân và tập thể có nhu cầu và có sử dụng thơng
tin trong hoạt động thực tiễn. Trong q trình hoạt động thơng tin, NDT là một trong
những yếu tố cấu thành nên quá trình hoạt động thông tin. Họ vừa là người nhận, sử dụng

thông tin nhưng đồng thời cũng là người sản sinh ra thông tin. Ví dụ: Thơng qua các phản
hồi của người sử dụng thơng tin, đồng thời sẽ có sản sinh ra những thơng tin mới (Đồn
Phan Tân, 2006).
Có thể nói, mọi cá nhân trong xã hội đều được xem là NDT, con người có thể tiếp
cận thơng tin dưới nhiều dạng thể khác nhau trong xã hội. (ví dụ: con người ngay khi cịn
trong bụng mẹ, đã có tiếp nhận thơng tin nên mới có phương thức thai giáo. Khi con
người sinh ra và lớn lên theo thời gian con người tiếp cận thông tin và thông qua tương
tác quan hệ xã hội con người đồng thời sản sinh ra thông tin). Như vậy, NDT là yếu tố
gắn liền với mọi hoạt động thông tin.
Trong thư viện, NDT được xem là người sử dụng thư viện thường xuyên hoặc
không thường xuyên, người được cấp quyền sử dụng nhưng chưa sử dụng thư viện.
(Nguyễn Hồng Sinh, 2017)

10


Như vậy NDT là người sử dụng các sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện để thỏa
mãn nhu cầu tin, nhu cầu hoạt động thông tin gắn liền trong mọi lĩnh vực hoạt động của
con người.
1.1.2. Các đặc điểm của người dùng tin
NDT là khách hàng, là người sử dụng sản phẩm thông tin, là yếu tố quan trọng ảnh
hưởng rất lớn trong mọi hoạt động thông tin, họ đánh giá chất lượng thông tin. Để thực
hiện tốt việc phục vụ NDT cần quan tâm và tìm hiểu các đặc điểm của NDT thông qua
các yếu tố như: thơng tin cá nhân, thói quen tiếp cận và sử dụng sản phẩm thông tin, tâm
lý cá nhân khi tương tác với thông tin, mối tương tác với môi trường xã hội, điều kiện
cuộc sống (Nguyễn Hồng Sinh, 2017).
- Đặc điểm về thông tin cá nhân: Xem xét các yếu tố độ tuổi, giới tính, trình độ, nơi
ở và lĩnh vực thông tin mà họ quan tâm.
- Đặc điểm tâm lý cá nhân: NDT thường có các thói quen nhất định khi tương tác
với thơng tin, thói quen về cách tiếp cận thơng tin, thói quen sử dụng các sản phẩm và

dịch vụ thông tin.
- Đặc điểm cá nhân tương tác với môi trường xã hội: NDT chịu ảnh hưởng đồng
thời nhiều yếu tố tác động chung từ môi trường xã hội, sự phát triển của xã hội, phát triển
của cơng nghệ thơng tin, văn hóa – giáo dục và pháp luật.
- Đặc điểm cá nhân ảnh hưởng trực tiếp từ điều kiện cuộc sống: Tìm hiểu từ một
khía cạnh của điều kiện cuộc sống, có chi phối đến sự tiếp cận thơng tin, sử dụng thơng
tin cũng như hình thành nhu cầu thông tin. Một phần xuất phát từ yêu cầu công việc, một
phần từ điều kiện kinh tế, thời gian, lĩnh vực hoạt động của cá nhân, … đã tạo ra các
nhóm nhu cầu, nhóm NDT khác nhau trong xã hội.
1.1.3. Vai trò người dùng tin
Trong dây chuyền hoạt động thông tin thư viện, NDT là một trong những yếu tố cơ
bản không thể thiếu trong hoạt động thư viện. Trong thời đại ngày nay, NDT được xem
như là khách hàng và vai trò của họ khẳng định cho việc đánh giá hiệu quả hoạt động của
thư viện và các cơ quan thông tin. NDT là người tạo ra nhu cầu thông tin, NDT được xem
là nguồn khởi động đầu tiên, làm cầu nối cho chuỗi hoạt động thông tin. Trong hoạt động
thông tin thư viện, NDT tham gia vào hầu hết các công đoạn của dây chuyền hoạt động
11


thông tin. Trong công tác bổ sung cần dựa vào nhu cầu của NDT, công tác nghiệp vụ phải
căn cứ vào chức năng phục vụ, đặc điểm nhóm NDT để tạo ra các sản phẩm thông tin,
các bộ sưu tập phù hợp cho NDT. Đối với công tác phục vụ, NDT đóng vai trị hết sức
quan trọng, mang tính chất quyết định hiệu quả của mọi hoạt động trong thư viện. Mức
độ hài lòng cũng như số lượng NDT đến với thư viện, số giao dịch của NDT tương tác
với thư viện tăng hay giảm là yếu tố quan trọng trong việc đánh giá uy tín và chất lượng
hoạt động của thư viện.
NDT giữ vai trò quan trọng trong hoạt động thông tin thư viện, họ là yếu tố tương
tác hai chiều trong hoạt động giao dịch thông tin, họ vừa tương tác trong việc định hướng
cho hoạt động thông tin vừa đồng thời quyết định hiệu quả chất lượng của đơn vị hoạt
động thông tin.

1.2. Nhu cầu tin
1.2.1. Khái niệm nhu cầu
Nhu cầu là một hiện tượng tâm lý của con người; là đòi hỏi, mong muốn, nguyện
vọng của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển. Tùy theo trình độ
nhận thức, mơi trường sống, những đặc điểm tâm sinh lý, mỗi người có những nhu
cầu khác nhau (Bách khoa tồn thư mở Wikipedia cầu,
truy cập ngày 29/06/2018).
Trong cuộc sống thường ngày, từ “nhu cầu” rất quen thuộc với mọi người. Nhu cầu
là đòi hỏi khách quan của con người đối với một đối tượng nhất định (điều kiện, phương
tiện, kiến thức, …) trong những điều kiện nhất định nhằm đảm bảo cho sự tồn tại và phát
triển của con người.
Phân loại nhu cầu:
Nhà tâm lý học Abraham Maslow đã phân loại nhu cầu của con người thành 5 loại
theo trật tự thứ bậc hình tháp, theo mức độ từ dưới lên.

12


Hình 1- hình tháp nhu cầu theo Maslow
(ăn, uống)

Một khi con người thỏa mãn được các nhu cầu cơ bản ở phía đáy tháp (ăn, uống, hít
thở, sự an tồn, …), gần với nghĩa là con người khi họ thỏa mãn nhu cầu về “cơm áo gạo
tiền”, con người tiếp tục nảy sinh nhu cầu cao hơn, đa dạng hơn về thẩm mỹ, tri thức
(nhu cầu bậc cao) được thể hiện trong hình tháp của Maslow (như trích dẫn ở Philip
Kotler, 2013).
1.2.2. Khái niệm nhu cầu tin
NCT là những nhu cầu nảy sinh khi con người cần nắm bắt được những kết quả của
lĩnh vực mà họ quan tâm, khi họ cần nắm bắt được các thông tin dữ kiện, những số liệu
và phương pháp cần cho công việc của họ (Đoàn Phan Tân, 2005).

“NCT là nguồn gốc dẫn đến việc một cá nhân tương tác với thông tin.” (Nguyễn
Hồng Sinh, 2017)
Từ khái niệm có thể cho ta thấy NCT là một dạng nhu cầu đặc biệt, nảy sinh cùng
với nhu cầu thiết yếu của con người. Để thực hiện một nhu thiết yếu, con người cần có
13


trước tiên là thơng tin, hay nói cách khác là NCT tự nảy sinh trong con người, trong giai
đoạn con người tìm cách thực hiện nhu cầu thiết yếu. Con người cần phải có thơng tin để
đưa ra những hành động hướng đến giải quyết nhu cầu thiết yếu. Một khi có được thơng
tin, cơng đoạn tương tác với thơng tin là hết sức quan trọng, sự hiểu biết khi tiếp cận
thông tin, sàng lọc và xem xét thông tin để có được những quyết định đúng đắn, hiệu quả.
“Chất lượng suy nghĩ của bạn được quyết định phần nhiều do chất lượng thơng tin mà
bạn có về việc đó”-The quality of your thinking is largely determined by the quantity of
the information you have with which to work (Brian Tracy, n.d)
Phân loại nhu cầu
Dựa theo tháp nhu cầu của Maslow, tác giả Gobinda Chowdhury và Subdata
Showdhury (Bùi Thanh Thủy, 2018) đã chia nhu cầu thông tin thành 5 loại sau:
- Nhu cầu thông tin sao chép: là nhu cầu thông tin của con người ở mức thấp nhất,
con người cần sao chép thông tin do yêu cầu công việc hay nhiêm vụ.
- Nhu cầu thông tin giúp đỡ: là nhu cầu thơng tin hằng ngày để phịng tránh rủi ro
và nguy hiểm trong công việc và hoạt động của con người.
- Nhu cầu thông tin làm sáng tỏ: là các nhu cầu thông tin ở tầng lớp cao hơn, nhu
cầu thường nảy sinh ở những nhóm người có địa vị hay có kiến thức tri thức cao. Nhu
cầu này nó giúp cho con người hiểu biết sâu sắc, làm sáng tỏ các hoạt động cụ thể, cho họ
thấu hiểu các công việc của họ liên quan liên quan đến xã hội. Thông tin này thường đến
từ các tư liệu, các hội nghị hội thảo, các nguồn tài liệu chuyên môn.
- Nhu cầu thông tin được trao quyền. Thông tin giúp con người đạt được sự quý
trọng, Thông tin này giúp con người hiểu biết về các chính sách và chiến lược của cơng
ty, hiểu biết về chính trị, các vấn đề xã hội liên quan tới môi trường của họ.

- Nhu cầu thông tin khai sáng: Thông tin yêu cầu từ người đạt trình độ cao nhất
trong hệ thống phân cấp nhu cầu của Maslow, con người cần thông tin cho việc thể hiện
bản thân nhằm thỏa mãn cho một vấn đề hay một công việc cụ thể của con người nhưng
ở mức độ cao hơn. Thường là thông tin về tôn giáo, tâm lý, lịch sử, khoa học, hoặc từ
chuyên môn của con người, người thông thái và người có uy tín.

14


×