ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
---o0o--TRẦN ĐOÀN LỆ HẰNG
NGƠN NGỮ THƠNG CÁO BÁO CHÍ
TRONG HOẠT ĐỘNG PR
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
Chuyên ngành : NGÔN NGỮ HỌC
Mã số
: 60.22.01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LÊ KHẮC CƯỜNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2011
LỜI CẢM ƠN
Với mong mỏi thực hiện một đề tài luận văn thạc sỹ phù hợp với chuyên ngành báo
chí mà tôi đã học đại học và phù hợp với công việc, tôi đã mạnh dạn lựa chọn viết luận
văn về Thơng cáo báo chí. Thơng cáo báo chí là công cụ mà bất cứ một tổ chức nào muốn
thông tin đến các cơ quan báo chí cũng phải sử dụng. Tơi, và rất nhiều người viết thơng
cáo báo chí khơng thể tìm được một tài liệu nào ở Việt Nam chuyên về lĩnh vực này để
tham khảo, đó là lý do tôi chọn đề tài “Ngôn ngữ thông cáo báo chí trong hoạt động PR”
làm luận văn tốt nghiệp.
Qua đây, tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến Tiến sĩ Lê Khắc Cường, người đã nhiệt
tình hướng dẫn, chỉ bảo tơi trong suốt q trình làm luận văn và cung cấp cho tôi nhiều
tài liệu khoa học quý báu.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô thuộc ngành Ngôn ngữ học, trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh đã giảng dạy và truyền đạt cho tôi những
kiến thức sâu sắc, giúp tôi có nền tảng kiến thức và nguồn tài liệu để viết luận văn này.
Cảm ơn phòng Sau Đại học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. Hồ
Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu
luận văn.
Cảm ơn bạn bè và những người thân đã ủng hộ, động viên giúp đỡ tơi hồn thành
luận văn này.
Chắc chắn luận văn sẽ cịn rất nhiều thiếu sót, vì vậy kính mong q thầy cơ nhiệt
tình chỉ dẫn để luận văn đạt kết quả tốt hơn. Xin chân thành cảm ơn!
TPHCM, ngày 20 tháng 09 năm 2011
Trần Đoàn Lệ Hằng
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Mục lục
DẪN NHẬP ......................................................................................................................... 1
1.
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI............................................................................................. 1
2.
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................................ 1
3.
LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ......................................................................................... 2
4.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................. 3
5.
NGỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 4
6.
BỐ CỤC LUẬN VĂN .............................................................................................. 4
CHƯƠNG 1 ......................................................................................................................... 5
CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................................................... 5
1.1 PR ( PUBLIC RELATION – QUAN HỆ CÔNG CHÚNG) ................................ 5
1.1.1. Định Nghĩa ......................................................................................................... 5
1.1.2. Nhiệm vụ của PR ............................................................................................... 6
1.1.3. Các thể loại PR ................................................................................................... 6
1.2 VĂN BẢN TCBC ..................................................................................................... 8
1.2.1 Văn bản là gì? .................................................................................................... 8
1.2.2 Phân loại văn bản ............................................................................................... 8
1.2.2.1 Phân loại theo chức năng ............................................................................ 8
1.2.2.2. Phân loại theo cấu trúc ngôn ngữ ............................................................... 9
1.2.3 Vài nét về văn bản TCBC .................................................................................. 9
1.2.3.1 Thế nào là một TCBC? ............................................................................... 9
1.2.3.2 Kết cấu của văn bản TCBC ........................................................................ 9
1.2.3.3 Nội dung của văn bản TCBC.................................................................... 12
1.3 PHÂN LOẠI TCBC TRÊN BÌNH DIỆN CẤU TRÚC VÀ NGỮ NGHĨA ...... 16
1.3.1 Phân loại theo ngữ nghĩa .................................................................................. 16
1.3.1.1 Phân loại theo mục đích của sự kiện ........................................................ 16
1.3.1.2 Phân loại theo lĩnh vực nghề nghiệp ........................................................ 16
1.3.1.3 Phân loại theo tính chất của sự kiện ......................................................... 16
1.3.2 Phân loại theo cấu trúc ..................................................................................... 16
1.3.2.1 Hình tháp ngược ....................................................................................... 17
1.3.2.2 Hình tháp .................................................................................................. 19
1.3.2.3 Hình chữ nhật ........................................................................................... 22
CHƯƠNG 2 ....................................................................................................................... 24
ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC CỦA THƠNG CÁO BÁO CHÍ ............................................ 24
2.1 TIÊU ĐỀ TCBC..................................................................................................... 24
2.1.1 Các kiểu tiêu đề ................................................................................................ 24
2.1.1.1 Phân chia theo cấu trúc ngữ pháp ............................................................. 24
2.1.1.2 Phân chia theo chức năng ......................................................................... 28
2.1.2. Các biện pháp tu từ trong tiêu đề ..................................................................... 30
2.1.2.1. Phương thức phóng đại ............................................................................. 30
2.1.2.2. Phương thức nhân hóa .............................................................................. 31
2.1.2.3. Phương thức đảo ngữ ................................................................................ 32
2.1.2.4. Phương thức so sánh ................................................................................. 32
2.1.2.5. Biện pháp tỉnh lược................................................................................... 33
2.1.3. Độ dài tiêu đề ................................................................................................... 34
2.1.3.1. Tiêu đề ngắn ............................................................................................. 34
2.1.3.2. Tiêu đề trung bình..................................................................................... 35
2.1.3.3. Tiêu đề dài ................................................................................................ 35
2.1.4. Các loại tiêu đề thường gặp ............................................................................. 36
2.2. KẾT CẤU NỘI DUNG CỦA TCBC .................................................................... 39
2.2.1. Thống kê TCBC ............................................................................................... 39
2.2.2. Kết cấu TCBC dựa trên sự sắp xếp các phần ................................................... 41
2.2.2.1. TCBC hình tháp ngược ............................................................................. 41
2.2.2.2. TCBC hình tháp ........................................................................................ 45
2.2.2.3. TCBC hình chữ nhật. ................................................................................ 49
2.2.3 Kết cấu nội dung TCBC dựa vào sự xuất hiện các phần thông tin của TCBC 52
2.2.3.1 TCBC đầy đủ 3 phần C – D – N. .............................................................. 52
2.2.3.2 TCBC chỉ có C – N................................................................................... 55
2.2.3.3 TCBC chỉ có C – D................................................................................... 59
CHƯƠNG 3 ....................................................................................................................... 61
ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA THÔNG CÁO BÁO CHÍ ......................................... 61
3.1 CÁC LỚP THƠNG TIN TRONG VĂN BẢN TCBC ........................................ 61
3.1.1 Lớp thông tin nêu nội dung, diễn biến của sự kiện .......................................... 61
3.1.2 Lớp thông tin mở rộng sự kiện, triển khai luận điểm chính ............................ 61
3.1.3 Lớp thông tin bổ sung cho chủ thể của sự kiện ............................................... 62
3.2 PHÂN LOẠI TCBC DỰA TRÊN BÌNH DIỆN NGỮ NGHĨA ......................... 64
3.2.1 Phân chia nội dung theo mục đích của sự kiện ................................................ 64
3.2.1.1 TCBC thơng báo về một sự kiện ............................................................. 64
3.2.1.2 TCBC nhằm xây dựng hình ảnh doanh nghiệp ....................................... 64
3.2.1.3 TCBC nhằm quảng bá mục đích.............................................................. 64
3.2.2 Phân chia nội dung theo lĩnh vực nghề nghiệp ................................................ 67
3.2.3 Phân chia nội dung theo tính chất của sự kiện ................................................. 68
3.3 PHÂN TÍCH NỘI DUNG TCBC ......................................................................... 69
3.3.1 Về phong cách ngôn ngữ ................................................................................. 69
3.3.2 Từ ..................................................................................................................... 72
3.3.3 Câu ................................................................................................................... 75
CHƯƠNG 4 ....................................................................................................................... 78
MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐỂ CĨ MỘT THƠNG CÁO BÁO CHÍ ĐẠT HIỆU QUẢ
THÔNG TIN CAO ........................................................................................................... 78
4.1 ĐỀ XUẤT CÁC KIỂU THƠNG CÁO BÁO CHÍ .............................................. 78
4.1.1 Kiểu 1 ............................................................................................................... 78
4.1.2 Kiểu 2 … .......................................................................................................... 81
4.1.3 Kiểu 3 ............................................................................................................... 89
4.1.4 Kiểu 4 ............................................................................................................... 95
4.2 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ CÁCH THỨC ĐỂ VIẾT TCBC: ...................................... 96
4.2.1 Nguyên tắc viết TCBC ..................................................................................... 96
4.2.2 Ngôn ngữ văn bản TCBC................................................................................. 97
4.2.3 Tiêu đề.............................................................................................................. 97
4.2.3.1 Yêu cầu tiêu đề TCBC ............................................................................. 97
4.2.3.2 Từ ngữ của tiêu đề ................................................................................... 99
4.2.3.3 Tiêu đề mắc lỗi ...................................................................................... 101
4.2.4 Nội dung TCBC ............................................................................................. 102
4.3 MỘT SỐ TCBC KHÔNG NÊN ÁP DỤNG ...................................................... 104
4.3.1 TCBC không phải viết cho nhà báo mà viết trực tiếp cho khách hàng ......... 105
4.3.2 TCBC giống tờ rơi ......................................................................................... 106
4.3.3 TCBC giống bản hợp đồng ............................................................................ 107
PHẦN KẾT LUẬN ......................................................................................................... 111
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………………..114
DẪN NHẬP
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường kéo theo nhiều hoạt động nhằm
quảng bá cho công ty một cách hiệu quả nhất có thể, một trong số đó là hoạt động PR
(Quan hệ cơng chúng). Song, hiện nay, chưa có nhiều tài liệu hướng dẫn cụ thể cách thức
để làm PR hiệu quả. Luận văn này khảo sát một hoạt động PR quan trọng, đó là thơng cáo
báo chí (TCBC), dưới giác độ ngôn ngữ học.
Hiện nay, tất cả các công ty chủ yếu sử dụng các phương tiện truyền thơng nhằm
quảng bá hình ảnh của mình, bằng cách gửi TCBC đến các cơ quan báo chí. TCBC là
cơng cụ quan trọng được các chuyên viên PR sử dụng để truyền tải thông tin tới công
chúng với sự tham gia của bên thứ ba, các phương tiện truyền thông đại chúng. Có thể
hiểu TCBC là sự thể hiện mối quan hệ qua lại giữa bộ phận PR và các phương tiện truyền
thông. Các chuyên viên PR cần các phương tiện truyền thông như là kênh giao tiếp với
công chúng mục tiêu, và họ phát đi TCBC với tư cách là tài liệu đề nghị được báo giới
cơng bố. Cịn các phương tiện truyền thơng lại cần các TCBC để có thơng tin viết bài, lúc
này TCBC có tư cách là nguồn tin. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ vai trò này để đầu
tư thật tốt vào một TCBC.
Trong luận văn, chúng tôi khảo sát những đặc trưng ngôn ngữ của TCBC, dưới các
bình diện cấu trúc và ngữ nghĩa, đồng thời tìm hiểu và phân tích ngun nhân thành
cơng/thất bại của những TCBC đã biết/không biết khai thác và vận dụng những giá trị về
ngơn ngữ. Qua đó, luận văn hy vọng góp phần giúp người làm PR viết một bản TCBC
đúng, hay và hiệu quả.
2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Luận văn đi sâu khảo sát đặc điểm ngôn ngữ của TCBC về cấu trúc và ngữ nghĩa
như bố cục, các kiểu loại TCBC, việc vận dụng các phương thức, biện pháp tu từ trong
loại văn bản này. Luận văn cũng đề xuất một số phương thức nhằm viết một TCBC cho
đạt hiệu quả.
1
Cũng trong khn khổ đề tài, ngồi tập trung nghiên cứu về phương diện ngôn ngữ
trên TCBC thuộc mọi lĩnh vực, chúng tơi cịn phân tích các TCBC với tư cách như là một
thể loại của báo chí. Trên cơ sở đó, đề tài cố gắng giải đáp phần nào tầm quan trọng của
TCBC trong tồn bộ một tiến trình PR, một công cụ tối quan trọng cho bất cứ một hoạt
động PR lớn nhỏ nào.
3. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
Trên thế giới có nhiều tài liệu viết về PR, về TCBC, nhưng hầu như chưa có tài
liệu nào thực sự chú trọng đến ngôn ngữ của TCBC.
Ở Việt Nam hiện nay chưa có cuốn sách nào viết riêng về TCBC cũng như ngôn
ngữ của TCBC. Trên thị trường một số sách về PR có đề cập đến TCBC, nhưng chủ yếu
là dịch lại từ tài liệu của nước ngồi, khơng hoàn toàn phù hợp với thực tiễn của hoạt
động PR và truyền thông tại Việt Nam. Các tài liệu, như đã nói, cũng khơng lưu tâm khảo
sát bình diện ngơn ngữ của thể loại này.
Đinh Thị Thúy Hằng trong “PR - Lý luận và ứng dụng” (Nxb Lao động – Xã hội –
Năm 2008) có mục Kĩ năng viết cho PR ở chương 5, là một trong những tài liệu hiếm hoi
về cách viết một TCBC. Tuy nhiên ngay cả trong chương này, tác giả cũng chủ yếu khảo
sát TCBC như một thể loại của PR – truyền thông chứ chưa đi sâu vào phân tích về mặt
ngơn ngữ của nó.
Những nghiên cứu trong nước chủ yếu là các bài viết ngắn, ý kiến đăng rải rác trên
các báo, tạp chí chuyên ngành, chưa được hệ thống lại một cách khoa học. Ta có thể tìm
thấy trong:
TCBC - Cách viết và cách xử lý
TCBC
Cách viết TCBC
/>Chinh phục bằng TCBC
Viết
TCBC thành công
2
TCBC
Mẫu TCBC
/>
TCBC
xuất sắc
Viết TCBC thành
công
/>Chiêu thức viết một e-mail TCBC
Về ngơn ngữ báo chí nói chung hoặc ngơn ngữ của một số thể loại báo chí, có một số
tài liệu như sau:
Nguyễn Đức Dân (2007), Ngôn ngữ báo chí – những vấn đề cơ bản, Nxb Giáo Dục
Nguyễn Thiện Giáp (1999), Chuẩn hóa ngơn ngữ báo chí và sự sáng tạo của nhà báo,
Tiếng Việt trên các phương tiện truyền thông đại chúng và hội ngôn ngữ học TPHCM,
viện ngôn ngữ học Việt Nam – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG
TP.HCM
Vũ Quang Hào (2007), Ngơn ngữ báo chí, Nxb Thơng tấn, Hà Nội
Nguyễn Thị Thu Hiền (2009), Cấu trúc đề thuyết trong văn bản tin tiếng Anh và tiếng
Việt, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG TP.HCM
Trịnh Sâm (2001), Tiêu đề văn bản báo chí, Nxb Giáo Dục
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong luận văn này, chúng tơi sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính là phương
pháp miêu tả, phương pháp phân tích, và phương pháp điều tra xã hội học.
Trước hết, phương pháp miêu tả sẽ miêu tả ý nghĩa của các phương tiện ngôn ngữ
được sử dụng trong các TCBC.
Sau đó, phương pháp phân tích (theo cấu trúc và ngữ nghĩa) sẽ được thực hiện để phân
tích các TCBC trên phương diện ngơn ngữ. Việc phân tích chủ yếu tập trung vào một số
yếu tố ngôn ngữ như tiêu đề, bố cục, từ vựng, kiểu câu,…
3
Phương pháp điều tra xã hội học: Vì điều kiện hạn chế, nên đây là phương pháp hỗ trợ
cho quá trình dẫn chứng cho đề tài chứ khơng phải là phương pháp chính.
5. NGỮ LIỆU NGHIÊN CỨU
Nguồn ngữ liệu được sử dụng trong đề tài là 575 TCBC thuộc các lĩnh vực khác
nhau của các công ty PR, quảng cáo hoặc các công ty được phân phối cho các cơ quan
truyền thông tại TPHCM và Hà Nội từ năm 2006 đến 2010.
6. BỐ CỤC LUẬN VĂN
Ngoài phần dẫn nhập và phần kết luận, đề tài nghiên cứu sẽ làm rõ những luận điểm
trong 4 chương và các phụ lục với nội dung như sau:
Chương 1: Tổng quan, cơ sở lý luận với mục đích xây dựng khung lý thuyết của luận
văn. Trong chương này chúng tôi giới thiệu PR, các thể loại PR, văn bản TCBC, phân loại
TCBC trên bình diện cấu trúc và ngữ nghĩa.
Chương 2: Đặc điểm cấu trúc của thơng cáo báo chí
Trong chương này, chúng tơi trình bày cấu trúc của TCBC bao gồm phần tiêu đề
và phần nội dung. Trong đó, nội dung TCBC chủ yếu được cấu tạo theo hình tháp ngược,
hình tháp hoặc hình chữ nhật, bao gồm các yếu tố 5W + 1H.
Chương 3: Đặc điểm ngữ nghĩa của thông cáo báo chí
Trong chương này, chúng tơi tìm hiểu về các đặc điểm ngữ nghĩa của TCBC như
các lớp thông tin của văn bản TCBC; phân loại TCBC dựa trên bình diện ngữ nghĩa; theo
mục đích của sự kiện PR; theo lĩnh vực nghề nghiệp; theo tính chất của sự kiện; theo các
cấp độ ngôn ngữ; theo phong cách ngôn ngữ.
Chương 4: Một sồ đề xuất để có một thơng cáo báo chí đạt hiệu quả thơng tin cao.
Phụ lục: Trong phần phụ lục, chúng tôi đưa ra một số TCBC tiêu biểu thuộc một số lĩnh
vực mang tính chất tham khảo thêm cho luận văn, và một số câu hỏi phỏng vấn các nhà
báo, các chuyên viên PR về TCBC.
4
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1
PR ( PUBLIC RELATION – QUAN HỆ CƠNG CHÚNG)
1.1.1.
Định Nghĩa
Tìm một định nghĩa đầy đủ về PR là điều khá khó khăn vì theo thống kê chưa đầy đủ
hiện có đến 500 định nghĩa khác nhau về thuật ngữ này.
Lucien Matrat – người sáng lập và tạo ra chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp quan hệ
công chúng (QHCC) định nghĩa: “QHCC theo ý nghĩa thông dụng là một phần chiến lược
quản lý. Chức năng của QHCC là đáp ứng lại mong đợi của những đối tượng mà hành vi,
đánh giá và ý kiến của họ có thể ảnh hưởng tới sự hoạt động và phát triển của doanh
nghiệp, khuyến khích họ có thiện cảm với doanh nghiệp”. [62]
Đại hội lần I của Hiệp hội QHCC thế giới họp tại thành phố Mexico tháng 8/1978 đưa
ra định nghĩa: “QHCC là môn nghệ thuật và khoa học xã hội của việc phân tích các xu
hướng, dự đốn những kết quả, tư vấn cho lãnh đạo của tổ chức và thực hiện những kế
hoạch hành động đã được đề ra. Những hoạt động đều hướng tới lợi ích cả tổ chức lẫn
đối tượng cơng chúng mà tổ chức đó hướng tới”. [26;43]
Tổ chức Nghiên cứu và Đào tạo PR Mỹ (Foundation of PR Research and Education)
định nghĩa: “PR là một chức năng quản lý giúp thiết lập và duy trì các kênh truyền thơng,
sự hiểu biết, chấp nhận và hợp tác lẫn nhau giữa một tổ chức với các nhóm cơng chúng
có liên quan. PR bao gồm việc quản lý sự việc và vấn đề; giúp thông tin cho ban lãnh đạo
để đáp ứng kịp thời trước ý kiến công chúng; xác định và nhấn mạnh trách nhiệm của ban
lãnh đạo là phục vụ quyền lợi của các nhóm công chúng. PR giúp ban lãnh đạo bắt kịp và
vận dụng hiệu quả các thay đổi, hoạt động như một hệ thống dự báo để tiên đón các xu
hướng; sử dụng việc nghiên cứu và những kỹ thuật truyền thông hợp lý và có đạo đức làm
cơng cụ chính”. [58]
Hiệp hội Công chúng Mỹ ( PRSA) định nghĩa: “QHCC là chức năng quản lý, bao
gồm tư vấn ở mức độ cao nhất và lập kế hoạch chiến lược cho tổ chức” [62]
5
Frank Jefkins – một nhà nghiên cứu đã xuất bản rất nhiều sách về PR cho rằng:
“PR bao gồm tất cả các hình thức truyền thơng ra bên ngồi và bên trong, giữa một tổ
chức và công chúng của họ vì mục đích đạt được mục tiêu cụ thể liên quan đến sự hiểu
biết lẫn nhau”. [34;22]
1.1.2.
Nhiệm vụ của PR
Một tiến trình PR bao gồm nhiều hoạt động rất phong phú, thực hiện nhiều nhiệm
vụ khác nhau, nhưng chung quy lại, chúng tơi nhận thấy PR có các nhiệm vụ chính như
sau.
Trước hết, PR thực hiện nhiệm vụ truyền thơng, tức là nó đề xuất hoặc trao đổi ý
tưởng, ý kiến hoặc thông điệp qua các phương tiện khác nhau như hình ảnh, văn bản, đối
thoại trực tiếp.
Thứ hai, PR thực hiện nhiệm vụ cơng bố trên báo chí, tức là các thông điệp đã
được lập kế hoạch với mục đích rõ ràng, sau đó được đăng tải trên các phương tiện truyền
thơng đại chúng một cách có lựa chọn nhằm nâng cao lợi ích cho tổ chức. Nhiệm vụ này
gắn liền với phát hành TCBC đến các nhà báo nhằm công bố tin tức. Viết và gửi TCBC là
một trong những công việc quan trọng của chuyên viên PR để thực hiện nhiệm vụ QHCC.
Song song với việc truyền thơng và cơng bố trên báo chí, PR có nhiệm vụ quảng bá
hình ảnh và thương hiệu, cụ thể PR thiết kế các hoạt động nhằm tạo ra và kích thích sự
quan tâm của xã hội vào một cá nhân, một sản phẩm, một tổ chức hoặc một vấn đề nào
đó.
Những hoạt động của PR với mục đích cuối cùng là tạo thơng tin trên báo chí, tức là
tạo ra các câu chuyện tin phản ánh về phong cách sống, những thể loại thông tin “mềm”,
thường liên quan đến các thơng tin giải trí.
Bên cạnh đó, PR tuy được hiểu là một ngành riêng biệt với marketing, nhưng nó tham
gia cùng với marketing, tức là PR cùng chung mục đích với các hoạt động tiếp thị hoặc
quảng cáo để phục vụ lợi ích cho tổ chức.
Nhiệm vụ cuối cùng và cũng quan trọng nhất của PR là quản lý các vấn đề, tức là nhận
dạng, theo dõi và tiến hành các chính sách liên quan tới cơng chúng vì lợi ích của tổ chức.
1.1.3.
Các thể loại PR
6
Dựa trên những tiêu chí khác nhau, các nhà nghiên cứu và thực hành PR có các
cách phân loại PR khác nhau. Tuy nhiên, theo nhà báo Võ Huỳnh Thục Đoan (trong bài
giảng cho lớp PR20 của trường ĐH kinh tế thì PR có thể phân chia như sau) [11]:
Căn cứ tiêu chí phân loại là lĩnh vực tác động của PR, có thể chia PR thành các
loại sau:
‐
PR trong y tế
‐
PR trong giáo dục
‐
PR trong kinh tế
‐
PR trong văn hóa – xã hội
‐
PR trong lĩnh vực chính trị, ngoại giao, an ninh – quốc phịng
Căn cứ vào tiêu chí phân loại là các nhóm cơng chúng chính – đối tượng tác động
của PR, có thể phân loại PR thành 2 nhóm chính:
‐
PR đối nội bao gồm các hoạt động PR hướng tác động vào các nhóm cơng
chúng bên trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp (nhân viên, cộng tác
viên,…).
‐
PR đối ngoại bao gồm các hoạt động PR hướng tác động vào đối tượng là
các nhóm cơng chúng bên ngồi tổ chức: chính quyền, đối tác, khách hàng,
báo chí, các nhân vật nổi tiếng…
Ở Việt Nam, PR được hiểu như một nối kết với truyền thông trong việc quảng bá
hoạt động kinh doanh và giới thiệu sản phẩm, con đường nhanh và hiệu quả nhất trong
kinh doanh hiện đại. Thay cho các hoạt động đăng quảng cáo cổ điển, các công ty PR tạo
ra các hoạt động dễ gây chú ý đến hệ thống truyền thơng và lồng vào đó sản phẩm của
mình. Hiệu ứng của nó trong giới tiêu dùng được xem là hiệu ứng cấp hai đối với hệ thần
kinh tâm lý, khác hoàn toàn với thủ pháp “nhắc đi nhắc lại” trên các trang báo hay chương
trình quảng cáo, tiếp thị tẻ nhạt, kích thích chủ yếu hệ thần kinh tâm lý quán tính.
Là một ngành mới, PR được triển khai và phát huy hiệu quả trong việc giúp các
doanh nghiệp xây dựng các kênh thông tin đến khách hàng, đối tác và thậm chí có thể tạo
dư luận theo chiều hướng có lợi cho mình. Một trong những cơng cụ mà quy trình PR
ln ln sử dụng là gửi TCBC đến các nhà báo với mong muốn thơng tin của mình được
đăng tải trên các phương tiện truyền thông đại chúng. TCBC tạo nên kênh thông tin giữa
7
chủ thể phát TCBC với nhà báo. Và việc TCBC có được sử dụng để đăng tải thành tin tức
hay khơng cịn phụ thuộc vào nội dung và cách thức đưa tin của TCBC đó.
1.2
VĂN BẢN TCBC
1.2.1
Văn bản là gì?
Thuật ngữ văn bản thường được dùng với nghĩa như diễn ngôn, nghĩa là dùng để
chỉ tất cả những đơn vị ngơn ngữ, bất kể nói hay viết, có mạch lạc và liên kết với chức
năng giao tiếp xác định.
Halliday và Hasan định nghĩa như sau: “Văn bản có thể là bất kỳ đoạn văn nào,
viết hay nói, dài hay ngắn, tạo nên một chỉnh thể thống nhất hồn chỉnh. Nó là một đơn vị
ngữ nghĩa, một đơn vị ngôn ngữ hành chức”. [21;433]
Cịn theo Nguyễn Quang trong Ngơn ngữ học khuynh hướng – lĩnh vực - khái niệm
thì “Văn bản thơng thường là một tập hợp phát ngơn gắn bó với nhau thành một thể hồn
chỉnh. Về mặt hình thức đó là sự kết hợp tuyến tính giữa các câu, các đoạn văn. Về mặt
nội dung, đó là một chỉnh thể tương đối toàn vẹn về ngữ nghĩa”. [37;42]
1.2.2
Phân loại văn bản
1.2.2.1
Phân loại theo chức năng
Đây là sự phân loại theo mơ hình chức năng giao tiếp của K.Buhler và R.Jacobson
[4]
Theo mơ hình của K.Buhler, người ta chia văn bản thành các loại sau:
‐
Các văn bản biểu cảm là chủ đạo.
‐
Các văn bản tái hiện (chiếu vật) là chủ đạo.
‐
Các văn bản kêu gọi là chủ đạo.
Thuộc loại thứ nhất là các lời tâm sự, các bài thơ, các tác phẩm nghệ thuật thiên về
cảm xúc. Thuộc loại thứ hai là các văn bản miêu tả, tường thuật, tự sự. Thuộc loại thứ ba
là các bản tuyên ngôn hành động, các lời kêu gọi, các bản án,…
Theo mơ hình của R.Jacobson, người ta chia văn bản thành các loại sau đây:
‐
Các văn bản biểu cảm (cảm xúc).
‐
Các văn bản chiếu vật (tái hiện).
‐
Các văn bản điều khiển hành động.
8
‐
Các văn bản siêu ngôn ngữ ( các bài học về ngữ pháp trong nhà trường).
‐
Các văn bản đưa đẩy ( những cuộc tán gẫu, truyện phiếm).
‐
Các tác phẩm thi học.
1.2.2.2.
Phân loại theo cấu trúc ngôn ngữ
Werlich (1975) đã phân loại văn bản theo cấu trúc ngơn ngữ. Theo đó, văn bản
được chia thành các loại sau đây:
‐
Văn bản miêu tả ( cũng là văn bản chiếu vật, tái hiện sử dụng hành vi miêu tả là
chủ yếu).
‐
Văn bản tự sự chú ý đến diễn biến của sự kiện theo thời gian.
‐
Văn bản trình bày gắn với sự phân tích, tổng hợp các kết quả của nhận thức.
‐
Văn bản lập luận tức văn bản định hướng hành động.
Căn cứ vào bốn loại văn bản trên, có thể sắp xếp các văn bản theo phong cách chức
năng đã biết như sau: văn bản thuộc phong cách tường trình, biên bản, báo cáo, thông tin,
quảng cáo,…thuộc loại miêu tả, tự sự; văn bản thuộc phong cách hành chính cơng vụ
dạng đơn từ, kiến nghị, tuyên án, chỉ thị, kêu gọi,… thuộc loại văn bản hành động; văn
bản xã luận, chính luận, tranh luận,… thuộc loại văn bản lập luận. Theo cách phân loại
này, có thể xếp TCBC vào loại thứ nhất: văn bản miêu tả, tự sự.
1.2.3
1.2.3.1
Vài nét về văn bản TCBC
Thế nào là một TCBC?
Từ nhiều cách hiểu khác nhau về TCBC, có thể nói, TCBC là một trong những
cơng cụ thiết yếu nhất của một tiến trình PR. TCBC là văn bản chính thức của một tổ
chức nào đó cần đưa tin về sự kiện hoặc vấn đề hiện tại cho người viết báo được biết. Và
để thông báo về một tổ chức, sản phẩm và cách ứng dụng, không có cách nào tốt hơn, rõ
ràng hơn và thuyết phục hơn việc sử dụng TCBC. [26;253]
1.2.3.2
Kết cấu của văn bản TCBC:
Văn bản TCBC mặc dù khơng có kết cấu sẵn như các văn bản hành chính nhưng
sau khi khảo sát 575 mẫu TCBC, chúng tơi thấy các TCBC thường có kết cấu như sau:
9
* Tiêu đề: được xem là yếu tố cơ bản của TCBC nhằm nêu bật nội dung chính sẽ
được đề cập trong TCBC. Tiêu đề thường được thể hiện ở nơi thu hút người đọc nhất
nhằm khuyến khích người đọc hiểu sâu hơn về thông tin đang được đề cập.
* Thơng tin chính: Là phần thơng tin mang nội dung cốt lõi của TCBC, thường là
đoạn đầu tiên của TCBC, giới thiệu về tin tức và là sự mở rộng của tiêu đề. Phần này tập
trung vào những sự kiện xảy ra hoặc sẽ xảy ra, những người liên quan và địa điểm của sự
kiện. Đây là phần tóm tắt toàn bộ nội dung của sự kiện cũng như lợi ích và sự phù hợp
của nó với người đọc.
* Thơng tin dẫn: Phần thơng tin dẫn giải thích tại sao và bằng cách nào sự kiện
hay sản phẩm mới có thể mang lại các lợi ích mới cho độc giả, mục tiêu để giải thích và
phát triển phần thơng tin chính. Có thể có thêm thơng tin về thời gian của sự kiện.
* Thông tin nền: Thông tin nền nêu những vấn đề liên quan nhằm lý giải rõ hơn
về thơng tin của TCBC, trong đó có thơng tin liên lạc.
Ví dụ:
Tiêu đề Ỉ SONY GIỚI THIỆU BỘ SƯU TẬP TV BRAVIA MỚI 2010
MỘT KIỆT TÁC VỀ NGHỆ THUẬT VÀ CƠNG NGHỆ SIÊU VIỆT
Dịng sản phẩm TV BRAVIA mới nhất 2010 của Sony - với thiết kế Nguyên Khối
Monolithic hoàn tồn mới và cơng nghệ cảm ứng thơng minh đột phá, chính thức
có mặt tại Việt Nam từ tháng 3 năm 2010
Thơng tin chính Ỉ Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 03 năm 2010 – Hãng
điện tử hàng đầu thế giới Sony hơm nay chính thức giới thiệu với người tiêu dùng
Việt Nam dịng sản phẩm TV hồn toàn mới làm thay đổi hoàn toàn khái niệm về
thẩm mỹ và ứng dụng của chiếc TV thơng thường. Dịng sản phẩm TV Sony
BRAVIA mới kết tụ vẻ đẹp hoàn mỹ của màn hình khơng đường viền với thiết kế
Ngun khối Monolithic và công nghệ cảm ứng hiện diện thông minh lần đầu được
áp dụng trong lịch sự phát triển công nghệ TV. Đây được coi là siêu phẩm công
nghệ hình ảnh của năm 2010 và là sản phẩm tiên phong mở ra một khái niệm cực
10
kỳ mới mẻ về TV phù hợp với xu hướng thẩm mỹ trong thiết kế nội thất đương đại.
Thông tin dẫn ỈSony BRAVIA dịng NX gây ấn tượng ngay từ cái nhìn đầu tiên,
với thiết kế Nguyên khối Monolithic độc đáo, hiện đại nhưng tinh tế và sang trọng.
Màn hình gương khơng khung, khơng đường viền mang lại hình ảnh rõ nét và sống
động như thật, hịa quyện với khơng gian, xóa nhịa ranh giới giữa TV và một bức
tranh nghệ thuật. Nhờ tính năng On-Off Conscious, màn hình gương sang trọng
vẫn mang vẻ đẹp lộng lẫy khi tắt đi, khiến cho chiếc TV trở thành một vật trang trí
sang trọng tơ điểm cho gian phịng. Thiết kế Monolithic này là một kiến tạo đột
phá của Sony với mục tiêu thay đổi hoàn toàn quan niệm về chiếc TV, từ một cơng
cụ giải trí thuần túy thành một vật trang trí, một tác phẩm nghệ thuật tỏa sáng
trong khơng gian.
Khơng chỉ đột phá với thiết kế Monolithic, dòng Sony BRAVIA mới cũng là nơi lần
đầu tiên áp dụng công nghệ cảm ứng hiện diện thông minh tương tác giữa sản
phẩm với người sử dụng. Với các tính năng thơng minh này, sản phẩm Sony
Bravia có thể tự động nhận biết sự có mặt của chủ nhân để tăng độ sáng của màn
hình và tự động giảm khi khơng cịn sự xuất hiện của người xem. Đây được xem là
một sự đột phá về mặt công nghệ của Sony trong việc tiết kiệm năng lượng nhằm
bảo vệ mơi trường sống. Tính năng cảm biến này cịn có thể nhận diện trẻ em và
cảnh báo khoảng cách để bảo vệ an toàn mắt cho bé hoặc nhận diện vị trí người
xem để điều chỉnh âm thanh và hình ảnh một cách phù hợp nhất, khiến cho chiếc
TV trở nên thân thiện với mọi đối tượng trong gia đình.
Khơng thể khơng kể đến các tính năng độc đáo khác của Sony BRAVIA như độ
phân giải Full HD, công nghệ đèn Edge LED, bộ xử lý âm thanh hoàn hảo và khả
năng kết nối đa dạng với chuẩn kết nối Wi-Fi 802.11 giúp người dùng thỏa sức mở
rộng giải trí với các trang web video như Youtube, Blip.tv, Style, Video Detective,
Singingfool, Ehow, Concierge v.v. nhờ vào tính năng BRAVIA Internet Video.
Ngồi ra, bạn có thể ln được cập nhật tin tức với tính năng BRAVIA Internet
Widgets để vào các trang web như Yahoo News, Facebook, USA Today, Yahoo
Sport... Đặc biệt, màn hình Sony Bravia mới được thiết kế với một góc nghiêng 6
11
độ hồn hảo, tạo cảm giác màn hình ln hướng về người xem kể cả khi TV đặt ở
vị trí thấp. Tất cả tạo nên một Sony BRAVIA mới vựợt trội về cả thiết kế lẫn công
nghệ, đúng như miêu tả “Tinh túy bên trong kiến tạo cho BRAVIA vẻ đẹp mê hồn
bên ngồi” được dành cho siêu phẩm cơng nghệ này.
Ông Hiroto Takikawa, giám đốc tiếp thị Sony Electronics Vietnam cho biết: “Sony
BRAVIA mới là một tác phẩm siêu việt, hội tụ những tinh túy công nghệ và sáng
tạo nghệ thuật đỉnh cao của chúng tôi. Với nhiều đổi mới mang tính đột phá, đặc
biệt là thiết kế Nguyên Khối Monolithic và công nghệ cảm ứng thông minh, bộ sưu
tập TV Sony BRAVIA năm 2010 tiếp tục khẳng định cam kết của chúng tôi trong
việc hướng tới khách hàng, và luôn đi trước một bước, để mang đến cho người
tiêu dùng những trải nghiệm kỳ diệu nhất. ”
Thông tin nềnỈCác dịng TV LCD BRAVIA 2010 đã đang và sẽ tung ra thị
trường VN từ hôm nay đến tháng 6 năm 2010 như sau: BX300, BX400, EX300,
EX400, EX500, EX600, EX700, NX500, NX700, NX800, LX900. Riêng model
LX900 là dòng tivi cao cấp nhất hội tụ công nghệ 3D độ nét cao hồn hảo, kết nối
Internet và các tính năng thơng minh cảm biến nhận dạng.
Thông tin chi tiết về giá và sản phẩm liên hệ 1800-588-885 hoặc
www.sony.com.vn
Thơng tin báo chí, vui lịng liên hệ:
Cơ Phạm Xn Anh Thy
Cơng ty Sony Electronics Việt Nam
248A Nơ Trang Long, P12, Quận Bình Thạnh, TP.HCM
ĐT: 38414488 – xin số 202 hoặc 0903.952.053
1.2.3.3
Nội dung của văn bản TCBC
Với tính chất cung cấp tin tức, TCBC có kết cấu nội dung tương tự như một bản tin,
tức là TCBC cũng bao gồm các nội dung theo mô hình 5W + 1H, tuy nhiên, cách thức
đưa thơng tin sẽ khác, vì tin tức chỉ đưa thơng tin ngắn gọn nhất, cơ đúc nhất, cịn TCBC
cần đưa thơng tin đầy đủ, cụ thể để có thể làm nhiệm vụ như là một nguồn tin. Mơ hình
5W + 1H như sau:
1. Who: Ai là chủ thể của tin tức trong TCBC?
12
2. What: Sự kiện gì?
3. Where: Sự kiện diễn ra ở đâu?
4. When: Sự kiện diễn ra khi nào?
5. Why: Tại sao sự kiện này diễn ra hoặc tại sao nó quan trọng?
6. How: Sự kiện xảy ra như thế nào?
Ngoài ra, điểm khác biệt của TCBC với tin tức là TCBC cịn có:
7. Liên hệ: Địa chỉ, mail, fax, website,…
Ví dụ:
THƠNG CÁO BÁO CHÍ
Ngày 10 Tháng 1 Năm 2008
CHƯƠNG TRÌNH CHĂM SĨC KHÁCH HÀNG ĐẦU XN CỦA S-FONE
“NGÀN LỜI CHÚC – VẠN ĐIỀU PHÚC”
Phần thơng tin chính Ỉ Bắt đầu từ ngày 10/01/2008 đến hết ngày 15/02/2008, SFone sẽ triển khai chương trình chăm sóc khách hàng đầu xn “Ngàn lời chúc –
Vạn điều phúc” trên toàn quốc. Theo đó, tất cả thuê bao đang hoạt động 2 chiều
sẽ có cơ hội tham gia chương trình quay số trúng thưởng với 905 giải thưởng có
tổng giá trị xấp xỉ 800 triệu đồng.
Phần thơng tin dẫnỈChương trình “Ngàn lời chúc – Vạn điều phúc” là hoạt
động chăm sóc khách hàng truyền thống của S-Fone thay cho lời chúc năm mới
dành cho tất cả thuê bao của S-Fone mỗi dịp xuân về. Theo chương trình, tất cả
những thuê S-Fone đang hoạt động 2 chiều sử dụng dịch vụ từ trước ngày
01/10/2007 có phát sinh cước/phí sử dụng dịch vụ trong tháng 01/2008 đạt từ
100.000 đồng trở lên sẽ nhận được một mã số dự thưởng (*) để tham gia chương
trình quay số ngẫu nhiên được tổ chức vào ngày 15/02/2008. Chương trình có 5
giải đặc biệt (tổng trị giá là 105 triệu), mỗi giải gồm 01 Laptop HP 520 KD076AA,
01 USB Cmotech và 01 năm sử dụng gói cước Data Basic 400 miễn phí thuê bao
tháng (4GB/tháng); 50 giải nhất (tổng trị giá là 225 triệu đồng), mỗi giải là 01
13
USB Cmotech và 01 năm sử dụng gói cước Data Basic 250 miễn phí th bao
tháng (2GB/tháng); 100 giải nhì (6 tháng sử dụng dịch vụ miễn phí) và 750 giải
khuyến khích (3 tháng sử dụng dịch vụ miễn phí). Lưu ý: Danh sách trúng thưởng
sẽ được đăng tải trên website www.sfone.com.vn từ ngày 16/02/2008. Thông tin
chi tiết về chương trình, vui lịng tham khảo tại www.sfone.com.vn
Cũng trong khn khổ chương trình “Ngàn lời chúc – Vạn điều phúc”, nhân dịp
này, những khách hàng là thuê bao trả trước còn được tặng 300 đồng cho mỗi tin
nhắn nội mạng nhận được (không áp dụng đối với các tin nhắn được khuyến mãi,
miễn phí) trong tháng 01/2008. Tổng số tiền ưu đãi sẽ cộng một lần vào tài khoản
của thuê bao từ ngày 05/02/2008, có thời hạn sử dụng trong 15 ngày và không sử
dụng được các dịch vụ giá trị gia tăng có đầu số 8xxx, 1900xxxx, 996, 997, 998,
gọi và gửi tin nhắn quốc tế.
Đối với thuê bao trả sau phát sinh cước/phí sử dụng dịch vụ trong tháng 11/2007,
đang còn hoạt động hai chiều sẽ được tặng 1 album nhạc Xuân đặc biệt của SFone. Khách hàng là Doanh nghiệp/Tổ chức sở hữu ít nhất 3 số thuê bao có phát
sinh cước trong tháng 11/2007, đang cịn hoạt động hai chiều sẽ được nhận thiệp
chúc mừng và quà lưu niệm là Tranh chữ treo tường “Phúc Lộc - Cát Tường” trị
giá 300.000 đồng.
Giới thiệu về chương trình “Ngàn lời chúc – Vạn điều phúc”, ông Đỗ Văn Quất –
Giám đốc Tiếp thị và Kinh Doanh của S-Fone chia sẻ: “Năm 2007 được xem là
năm thành công của S-Fone trên thị trường viễn thông với rất nhiều sự kiện đáng
nhớ. Để đạt được những thành tựu như ngày hôm nay đó là nhờ sự đóng góp và
ủng hộ rất lớn của tất cả thuê bao trên toàn mạng. Với chương trình chăm sóc
khách hàng nhân dịp đầu năm này, chúng tôi hy vọng sẽ mang đến niềm vui cho tất
cả thuê bao nhân dịp Xuân về. Sự hài lòng của khách hàng chính là động lực lớn
nhất để S-Fone tiếp tục nỗ lực đạt được nhiều thành công hơn nữa trong thời gian
tới”.
Phần thơng tin nền Ỉ
14
Từ ngày 01/01/2008 đến 31/12/2008, S-Fone sẽ triển khai chương trình Chúc
mừng sinh nhật dành cho thuê bao cá nhân trả sau đang hoạt động 2 chiều tại
thời điểm áp dụng chương trình, có tổng mức sử dụng trong 12 tháng (tính đến
thời điểm trước tháng sinh nhật của thuê bao 1 tháng) đạt từ 3.600.000 đồng trở
lên. Theo đó, các thuê bao thỏa mãn điều kiện sẽ nhận được quà tặng đặc biệt và
thiệp chúc mừng sinh nhật từ S-Fone. Chương trình “Chúc mừng sinh nhật”
được thực hiện nhằm tăng cường sự giao lưu và gắn kết lâu dài giữa S-Fone với
khách hàng thân thiết.
(*) Trường hợp cước/ phí sử dụng dịch vụ trên 100.000 đồng thuê bao sẽ nhận
thêm 1 mã số dự thưởng cho phần cước phí dịch vụ lẻ từ 50.000 đồng trở lên. Phần
cước lẻ dưới 50.000 đồng sẽ khơng được tính.
Liên hệ Ỉ ĐỂ BIẾT THÊM CHI TIẾT, XIN VUI LỊNG LIÊN HỆ:
Cơ Nguyễn Thị Thanh Hải (DĐ: 0958903812) hoặc cô Đặng Ánh Thu (DĐ:
0958903810) .
Công ty T&A Communications, Đại diện truyền thông của S-Fone.
ĐT: 04-8223914/ 08-9306400 hoặc Email: ,
Từ ví dụ trên:
Phần thơng tin chính sử dụng câu khẳng định mang tính chất thơng báo, trả lời
được các câu hỏi
• Ai: Sfone
• Cái gì: tất cả thuê bao đang hoạt động 2 chiều sẽ có cơ hội tham gia
chương trình quay số trúng thưởng với 905 giải thưởng có tổng giá trị xấp
xỉ 800 triệu đồng
• Ở đâu: trên tồn quốc
• Vì sao: Sfone triển khai chương trình chăm sóc khách hàng đầu xuân
“Ngàn lời chúc – Vạn điều phúc” trên toàn quốc
15
• Khi nào: Bắt đầu từ ngày 10/01/2008 đến hết ngày 15/02/2008
Phần thông tin dẫn nêu những nội dung liên quan làm rõ thơng tin chính, nếu
khơng có nó thì nhà báo vẫn có đủ thơng tin trong phần thơng tin chính để viết thành một
tin đăng báo. Lời trích dẫn được sử dụng để tăng thêm độ tin cậy cho thông cáo. Phần này
sử dụng chủ yếu câu miêu tả để diễn giải sự kiện.
Phần thông tin nền mang tính chất giới thiệu, bổ sung dành cho nhà báo, từ thơng
tin về những chương trình bổ sung cho TCBC, đến thông tin liên hệ dành cho nhà báo.
Thông tin nền thường ngắn gọn, súc tích về hình thức đồng thời nội dung phải gắn liền
với phần thơng tin chính và thơng tin dẫn ở trên.
1.3
PHÂN LOẠI TCBC TRÊN BÌNH DIỆN CẤU TRÚC VÀ NGỮ NGHĨA
Cũng theo nhà báo Võ Huỳnh Thục Đoan trong bài giảng cho lớp PR20, TCBC có
thể được phân loại như sau:
1.3.1
Phân loại theo ngữ nghĩa
1.3.1.1
‐
TCBC nhằm thông báo về một sự kiện
‐
TCBC nhằm xây dựng hình ảnh doanh nghiệp
‐
TCBC quảng bá mục đích
1.3.1.2
Phân loại theo lĩnh vực nghề nghiệp
‐
TCBC trong lĩnh vực y tế
‐
TCBC trong lĩnh vực giáo dục
‐
TCBC văn hóa – xã hội
‐
TCBC kinh tế
‐
TCBC lĩnh vực chính trị, ngoại giao, an ninh, quốc phịng
1.3.1.3
1.3.2
Phân loại theo mục đích của sự kiện
Phân loại theo tính chất của sự kiện
‐
TCBC mang tính chất tích cực trong việc quảng bá hình ảnh
‐
TCBC mang tính chất tiêu cực trong việc quảng bá hình ảnh
Phân loại theo cấu trúc
16
Hầu hết các TCBC đều đưa thông tin quan trọng vào phần thơng tin chính, tuy
nhiên cũng có một số trường hợp ngoại lệ. Có thể phân loại TCBC theo các kiểu cấu trúc
sau đây:
1.3.2.1
Hình tháp ngược
Ỉ Chi tiết quan trọng nhất
Ỉ Chi tiết quan trọng
Ỉ Chi tiết ít quan trọng
Ỉ Thơng tin thêm
Đây là kiểu cấu trúc hiện đại, được sử dụng rộng rãi trên tất cả các loại TCBC.
Theo cấu trúc này thì những chi tiết, dữ liệu quan trọng nhất, có giá trị nhất được đưa lên
đoạn đầu tiên làm thơng tin chính, các phần sau giảm dần giá trị của sự kiện, đến phần
cuối TCBC thì chỉ là những yếu tố thêm cho TCBC rõ ràng. Ưu điểm của cấu trúc hình
tháp ngược là nhà báo đọc thơng tin nhanh và có thể cắt phần đầu làm thành tin trên báo.
Ví dụ:
THƠNG CÁO BÁO CHÍ
Tiêu đề ÆNghệ sĩ nhạc đồng quê Hoa Kỳ Bob Livingston lưu diễn xuyên Việt từ ngày
2-14 tháng 1 năm 2008
Chi tiết quan trọng nhất ỈĐại sứ qn Hoa Kỳ tại Hà Nội và Tổng lãnh sự quán
Hoa Kỳ tại thành phố Hồ Chí Minh hân hạnh giới thiệu ban nhạc đồng quê Hoa
Kỳ gồm hai thành viên Bob và Tucker Livingston, sẽ biểu diễn tại Việt Nam từ
ngày 2 -14 tháng 1 năm 2008.
Chi tiết ít quan trọng hơn ỈVào lúc 20h00, thứ Sáu, ngày 4 tháng 1 năm 2008,
ban nhạc sẽ biểu diễn tại Nhà Văn Hoá Thanh Niên, thành phố Hồ Chí Minh, số 4
Phạm Ngọc Thạch . Vào lúc 8h, thứ Bảy, ngày 5 tháng 1 năm 2007, ban nhạc sẽ
có buổi biểu diễn tại nhà hát Điện Biên, 32 Đồ Chiểu, thành phố Vũng Tàu.. Ban
nhạc cũng sẽ biểu diễn tại Sân Vận Động Quốc Gia Mỹ Đình tại Hà Nội vào ngày
10 tháng 1; tại trường Cao Đẳng Văn Hoá Nghệ Thuật Việt Bắc vào ngày 11
17
tháng 1 năm 2008; và tại trường Cao Đẳng Văn hoá, Nghệ Thuật và Du lịch
Quảng Ninh vào 12 tháng 1 năm 2008. Các nghệ sĩ cũng sẽ có buổi lên lớp với
sinh viên nhạc viện thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Thơng tin thêmỈBan nhạc cha và con, gồm hai thành viên Bob Livinhston và con
trai Tucker, đã lưu diễn khắp nước Mỹ, châu Á, châu Phi và Trung đơng với tài
trợ của chính phủ Hoa Kỳ. Là thành viên sáng lập của ban nhạc danh tiếng Texas,
The Lost Gonzo, Bob Livingston phát hành một album cá nhân rất nổi tiếng vào
năm 2004 tựa đề Mahatma Gandhi & Sitting Bull (Mahama Gandhi và Bị Ngồi).
Tạp chí Austin-American Statesman đã bình chọn CD này là một trong 10 đĩa hay
nhất của năm 2004.
Ca sĩ kiêm sáng tác nhạc Tucker Livingston là nghệ sĩ chính trong Liên hoan Âm
nhạc Austin, Liên hoan Dân nhạc Kerrville Folk và VOA. Có thể tìm thêm thơng
tin thêm về ban nhạc t ại website />Ngoài Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ , các nhà tài trợ khác của chương trình bao gồm
Khách sạn New World, Trường Đào tạo Việt Mỹ, Cơng ty Giải trí M&M
Entertainment, Áo Dài Liên Hương, Công Ty Dịch vụ Thanh Liêm, và Cơng ty Văn
hố Phương Nam.
Thơng tin về vé:
Vé vào cửa được phát miễn phí cho hai buổi biểu diễn tại Thành phố HCM và
Vũng Tàu. Tại TPHCM, vui lòng liên hệ Phịng Văn hóa Thơng tin, Tổng Lãnh sự
qn Hoa Kỳ theo số (08) 821-6400, số nội bộ 107 (chị Lê Phong Lan) hoặc 106
(anh Nguyễn Mạnh Thuận Đức). Tại Vũng Tàu, vui lòng liên hệ Hội Liên Hiệp
Hữu Nghị Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu qua số máy 064-852-552.
Vé vào cửa được phát miễn phí cho hai buổi biểu diễn tại Thái Nguyên và Hạ Long
(Quảng Ninh). Tại Hà Nội, vé được bán vì mục đích từ thiện, vui lòng liên hệ Ban
Tổ chức tại Tel: 843-015, số 6 Chu Văn An, Hà Nội. Vé cũng có bán tại Sân vận
18
động quốc gia Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội; hoặc tại sân vận động Hà Nội, 14 Trịnh
Hoài Đức, Đống Đa, Hà Nội, hoặc qua trang web .
Lưu ý dành cho phóng viên: Các nghệ sĩ sẽ có buổi gặp gỡ báo chí vào lúc 11h,
thứ Năm ngày 3 tháng 3 năm 2008 tại Phịng Văn Hố Thơng Tin, lầu 9, số 65 Lê
Lợi, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Phóng viên muốn tham d ự, xin vui lịng
đăng ký qua số máy (08) 821-6400 x 104 (Cô Hiền) hoặc 0908019991.
1.3.2.2
Hình tháp
ỈChi tiết ấn tượng
Ỉ Chi tiết quan trọng
ỈChi tiết quan trọng nhất
Thơng tin chính nằm ở đoạn 3 trở đi. Phần đầu chỉ là những thông tin mà có thể
nhà báo và người đọc đã biết đến rồi.
Ví dụ:
Thơng cáo báo chí cuộc thi "Tìm lại vóc dáng xưa" (Giới trẻ)
Giảm cân, làm giàu và thay đổi thế giới”. Và đó cũng chính mà mục đích, lý do tổ
chức cuộc thi “Giảm cân nhanh nhất” của chúng tơi.
CƠNG TY CỔ PHẦN CÂU LẠC BỘ CÁC NHÀ QUẢN LÝ
Trân trọng giới thiệu:
Khóa huấn luyện: “Tìm lại vóc dáng xưa”
Chi tiết ấn tượng Ỉ Lý do tổ chức:
Bạn đã báo giờ nghe tên cuốn sách nổi tiếng: “Ai che lưng cho ban?”, của tác giả
KEITH FERRAZZ miêu tả về cuộc sống và nỗ lực giảm cân của cô gái trẻ Jean
Nidetch. Đó khơng chỉ là sự nỗ lực khơng ngừng của bản thân một cô gái bị mắc
chứng thừa cân mà cịn là sự động viên của gia đình, của bác sĩ để lấy lại vóc
19
dáng cũ. Việc giảm cân với mục đích đơn giản ban đầu đã thành công, Jean cùng
những người bạn đã làm được nhiều hơn thế. Weight Watchers International, một
công ty giúp giảm cân toàn cầu bằng nhiều phương pháp hợp lý và chuẩn xác. Đó
là một sự thành cơng vượt bậc và đáng ghi nhận. Nidetch về hưu năm 1984, để lại
sau lưng một di sản đã cứu vớt cuộc đời của hàng triệu người trên thế giới
Slogan của quyển sách nói trên dường như đã nói lên tất cả: Giảm cân, làm giàu
và thay đổi thế giới”. Và đó cũng chính mà mục đích, lý do tổ chức cuộc thi “Giảm
cân nhanh nhất” của chúng tôi
Trong cuộc sống ngày nay, ngoài những nhu cầu thường ngày như ăn uống, cơng
việc, vui chơi, lao động…có một nhu cầu khá quan trọng, nó đang trở thành một
vấn đề tồn thế giới phải quan tâm, đó chính là: Giảm cân
Tại sao phải giảm cân? Có rất nhiều lý do để biết bao người đang lỗ lực phấn đấu
giảm từng ngày từng giờ từng kilogam trong cơ thể mình.
Việc tăng cân khồng mong muốn quả thật là một điều đáng sợ. Những bộ váy,
những chiếc quần jean cá tính …sẽ chỉ là ước mơ với những ai có thân hình q
khổ. Việc giảm cân khơng chỉ làm đẹp về hình thức nó cịn giúp các bạn trẻ trở nên
nhanh nhẹn hoạt bát, tự tin hơn. Giảm cân thêm năng động, chính là mục đích
chính của những bạn trẻ hiện nay. Sẽ khơng cịn khó nếu bạn thực hiện một cách
giảm cân tốt nhất bằng sự nỗ lực, kiên trì cùng những tiến bộ khoa học.
Chúng tôi mong muốn tổ chức Cuộc thi “ Giảm cân nhanh nhất” ngồi mục đích
tạo ra một sân chơi, vui khỏe, lành mạnh cho các bạn , và hơn nữa, đó là tạo ra
một cộng đồng đồn kết, chia sẻ giúp đỡ nhau, cùng nhau thực hiện phương châm
Sức khỏe và làm đẹp
Cuộc thi dành cho tất cả mọi người trong xã hội, khơng phân chia mục đích,
phương pháp. Bạn có thể giảm cân bằng nhiều cách, và những mục đích khác
nhau. Có thể tham gia một mình, hoặc tập thể, khun khích những hình thức dự
thi gia đình.
Chi tiết quan trọng nhất Ỉ Thể lệ cuộc thi và cơ cấu giải thưởng
Thể lệ cuộc thi:
•
Mức phí đối với một thí sinh tham dự là 500.000 vnđ ( phí khơng hồn lại)
20