Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Quan điểm về bản tính con người trong triết học trung quốc cổ đại và ý nghĩa lịch sử của nó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (900.26 KB, 121 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
…………….………

NGÔ QUANG HUY

QUAN ĐIỂM VỀ BẢN TÍNH CON NGƯỜI TRONG
TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI
VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA NÓ

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2011


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
……………………

NGÔ QUANG HUY

QUAN ĐIỂM VỀ BẢN TÍNH CON NGƯỜI TRONG
TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI
VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA NÓ
Chuyên ngành : TRIẾT HỌC
Mã số
: 60. 22. 80

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
TS. HÀ THIÊN SƠN



THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2011


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình do tôi nghiên cứu, được sự hướng
dẫn khoa học của TS. Hà Thiên Sơn. Những số liệu sử dụng trong luận văn là
trung thực. Đề tài nghiên cứu và các kết luận chưa được cơng bố.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày

tháng

Người thực hiện

Ngô Quang Huy

năm 2011


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
Chương 1. SỰ HÌNH THÀNH VÀ NỘI DUNG QUAN ĐIỂM VỀ BẢN
TÍNH CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI ........... 9
1.1. Cơ sở xã hội và tiền đề hình thành bản tính con người trong triết học
Trung Quốc cổ đại ...............................................................................9
1.1.1. Khái quát lịch sử xã hội thời kỳ Xuân Thu - Chiến Quốc – Cơ sở hình
thành bản tính con người ................................................................................. 9
1.1.2. Tiền đề lý luận hình thành bản tính con người .......................................... 22

1.2. Nội dung, đặc điểm bản tính con người trong triết học Trung Quốc
cổ đại ..................................................................................................33
1.2.1. Nội dung quan điểm về bản tính con người .............................................. 33
1.2.2. Đặc điểm về bản tính con người................................................................... 51
Chương 2. ĐÁNH GIÁ VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ QUAN ĐIỂM VỀ BẢN
TÍNH CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI ......... 58
2.1. Giá trị và hạn chế của quan điểm về bản tính con người trong triết
học Trung Quốc cổ đại .......................................................................58
2.1.1. Giá trị của quan điểm về bản tính con người ............................................. 58
2.1.2. Hạn chế của quan điểm về bản tính con người .......................................... 70
2.2. Ý nghĩa lịch sử của quan điểm về bản tính con người trong triết học
Trung Quốc cổ đại .............................................................................80
2.2.1. Ý nghĩa lịch sử của quan điểm về bản tính con người trong thời kỳ
Xuân Thu – Chiến Quốc ................................................................................ 80
2.2.2. Ý nghĩa lịch sử của quan điểm về bản tính con người trong giai đoạn
hiện nay ..................................................................................................96
KẾT LUẬN........................................................................................................................110
TÀI LIÊU THAM KHẢO................................................................................................112


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất nước ta đang trong giai đoạn đổi mới, mở cửa giao lưu kinh tế, văn
hoá với các nước trên thế giới. Đến nay, sự nghiệp đổi mới đã gặt hái được rất
nhiều thành công trên nhiều lĩnh vực như kinh tế - xã hội, an ninh quốc
phòng, đặc biệt là đời sống của người dân ngày một nâng cao. Chúng ta tham
gia vào xu thế tồn cầu hố đang diễn ra khắp các quốc gia trên thế giới.
Tham gia vào quá trình tồn cầu hố chúng ta có thể đi tắt đón đầu, tiếp thu

sự chuyển giao cơng nghệ sản xuất và quản lý từ các nước phát triển đi trước
để nhanh chóng phát triển đất nước. Để tận dụng được lợi thế đó chúng ta cần
có những con người có đủ tài trí và tâm huyết mới có thể tiếp thu, học hỏi
công nghệ tiên tiến của các nước phát triển chuyển giao. Vì vậy việc đào tạo
ra những con người có trình độ, kỹ năng, có lập trường chính trị vững vàng và
đặc biệt có tâm huyết đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội là một nhu
cầu hết sức bức bách.
Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Muốn xây dựng Chủ nghĩa xã hội trước
hết cần phải có những con người xã hội chủ nghĩa” [49, t.10, tr.310]. Vì vậy
mà sự nghiệp đổi mới của một quốc gia, dân tộc thành công hay thất bại phụ
thuộc vào chính những con người trong quốc gia ấy. Hơn bao giờ hết, sự
nghiệp đổi mới đang địi hỏi tồn dân tộc ta phải nỗ lực hết mình để được
sánh vai cùng các cường quốc năm châu. Chúng ta phải có những con người
vừa có tài vừa có đức, có tâm huyết với mục tiêu chung của dân tộc một mặt
tiếp thu cái hay cái đẹp, tận dụng thành tựu của nhân loại, một mặt khẳng định
với thế giới, con người Việt Nam, đất nước Việt Nam có một nền văn hoá tiên
tiến nhưng đậm đà bản sắc dân tộc.
Chúng ta phải xây dựng chiến lược phát triển con người bền vững để có
thể đáp ứng những nhu cầu đất nước đặt ra trong giai đoạn mới. Muốn làm


2

được điều đó, nền khoa học nước ta phải tập trung nghiên cứu hết sức nghiêm
túc về con người, nhất là trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn. Việc
nghiên cứu về con người càng sâu sắc sẽ tạo ra những cơ sở vững chắc để nền
giáo dục nước nhà đạo tạo ra những con người có tài, có trí, có tâm huyết.
Thật vậy, trong hơn 20 năm trở lại đây, đã có nhiều cơng trình nghiên
cứu về con người. Trong lĩnh vực tâm lý học đã có nhiều cơng trình nghiên
cứu cấp nhà nước, trong triết học có khơng ít đề tài nghiên cứu về các học

thuyết bàn về con người. Đặc biệt, triết học Trung Quốc cổ đại có những tư
tưởng bàn về con người, cụ thể là vấn đề bản tính con người để tìm cách giáo
hố con người có một giá trị lịch sử to lớn. Vấn đề bản tính con người đã
được nhắc đến từ thời thượng cổ trong lịch sử tư tưởng Trung Quốc, song, nở
rộ trong thời kỳ cổ đại. Mặc dù, có những hạn chế do thời đại và chế độ đẳng
cấp trong bối cảnh đất nước Trung Quốc thời kỳ cổ đại gây ra, nhưng vấn đề
bản tính con người trong triết học Trung Quốc thật sự là một kho tàng lớn mà
chúng ta cần phải khai thác và học tập cho sự nghiệp giáo dục con người của
dân tộc ta. Chính vì thế, tác giả quyết định chọn đề tài: “Quan điểm về bản
tính con người trong triết học Trung Quốc cổ đại ý nghĩa lịch sử của nó” làm
luận văn tốt nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề bản tính con người trong triết học Trung Quốc cổ đại đã có rất
nhiều học giả trong và ngồi nước đã đầu tư nghiên cứu, vì đây là vấn đề
xuyên suốt trong toàn bộ hệ thống triết học Trung Quốc. Có thể khái qt các
kết quả cơng trình nghiên cứu đó như sau:
Thứ nhất, những cơng trình nghiên cứu trên phương diện tổng thể nền
văn hoá Trung Quốc. Trong đó, phải kể đến những tác phẩm: Đại cương lịch
sử triết học Trung Quốc do PGS.TS Dỗn Chính làm chủ biên, Nxb.Chính trị
quốc gia, Hà Nội, xuất bản năm 2004. Tác giả đã phân tích rất rõ điều kiện


3

lịch sử, điều kiện kinh tế xã hội và những tiền đề lý luận dẫn đến hình thành
và phát triển của triết học Trung Quốc trong đó có tư tưởng về bản tính con
người. Đồng thời tác giả cũng làm bật lên những quan điểm về bản tính con
người trong triết học Trung Quốc cổ đại, nhấn mạnh vị trí của con người
trong xã hội Trung Quốc thời kỳ cổ đai, giá trị lớn nhất, là trong mỗi phần
viết về các triết gia tác giả đã làm rất rõ quan tư tưởng của họ về bản tính con

người; Đại cương triết học Trung Quốc do Giản Chi – Nguyễn Hiến Lê chủ
biên, Nxb. Thanh niên, xuất bản năm 2004. Trong tác phẩm này các tác giả đã
làm rõ những điều kiện, cơ sở hình thành quan điểm về bản tính con người
trong triết học Trung Quốc cổ đại. Ở tập 1, phần thứ nhất, các tác giả khái
quát những nét sơ lược về sự ra đời và phát triển của triết học Trung Quốc,
nhất là giai đoạn Xuân Thu – Chiến Quốc, làm rõ bối cảnh xã hội suy loạn
dẫn đến việc ra đời của các trường phái triết học; I của Tư Mã Thiên, Nxb.
Văn Học, Hà Nội, xuất bản năm 1998, với các thiên như: Khổng Tử thế gia;
Truyện Lão Tử; Truyện Trang Tử; Thân Bất Hại; Hàn Phi liệt truyện; Mạnh
Tử, Tuấn Khanh liệt truyện đã khái quát được tư tưởng của các nhà triết học
về đạo làm người; Đại cương lịch sử văn hoá Trung Quốc do Ngơ Vinh
Chính – Vương Miện Q chủ biên, Nxb. Văn hố – Thơng tin, Hà Nội,
1994, với phần A, chương 1, mục 1: Hiển học Nho, Mặc, chương 4, mục 2:
Ảnh hưởng của tư tưởng triết học đối với văn hoá truyền thồng, và phần E,
chương 2, mục 3: Tư tưởng giáo dục; Lịch sử văn hoá Trung Quốc, Đàm Gia
Kiện chủ biên (bản dịch của Trương Chính – Phan Văn Các – Thạch Giang),
Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993 với phần III, Chương I: Triết học Tiền
Tần; Đại cương triết học sử Trung Quốc của Phùng Hữu Lan (bản dịch của
Nguyễn Văn Dương), Nxb. Thanh niên, 1999, Chương VII: Khuynh hương lý
tưởng của Nho gia; Mạnh Tử tính tiện; Khác nhau giữa Nho gia và Mặc gia;
Triết học chính trị; Chủ nghĩa thần bí; Trung Quốc triết học sử đại cương của


4

Hồ Thính (bản dịch của Minh Đức), Nxb. Văn hố – Thông tin, 2004, Thiên
X, Chương III các mục 1, 2, 3, 4 luận bàn nhiều về bản chất con người và triết
lý giáo dục con người của các triết gia Trung Quốc cổ đại.
Thứ hai, các cơng trình nghiên cứu sâu về vấn đề bản tính con người
với việc làm rõ các phạm trù cơ bản liên quan đến bản tính con người. Phải kể

đến Từ điển triết học Trung Quốc của PGS.TS. Dỗn Chính, Nxb. Chính trị
quốc gia, xuất bản năm 2009. Đây là tác phẩm có ý nghĩa học thuật cao đối
với những ai nghiên cứu về tư tưởng triết học Trung Quốc. Trong tác phẩm,
tác giả làm rõ những thuật ngữ của triết học Trung Quốc, có cả những khái
niệm về nhân tính luận như: “Tâm”, “tâm và tính”, “tâm và ý”; Đại cương
triết học Trung Quốc, gồm 2 tập của Giản Chi và Nguyễn Hiến Lê, Nxb.
Thành phố Hồ Chí Minh, 1992. Trong phần thứ tư Nhân sinh luận, trong đó
thiên 1: bản chất người, phần này trong chương 1, tác giả trình bày, phân tích
những vấn đề về vai trị của con người trong giới tự nhiên, trong chương 4,
chương 5 và chương 6, tác giả trình bày nội dung bản tính con người với các
cặp phạm trù tính, tình, tâm trong triết học Trung Quốc cổ đại, tác giả trình
bày bối cảnh lịch sử ở mục 1, mục 2, đạo đức học Nho gia, ở mục 3 là đạo
đức học Mặc gia, còn mục 4 là đạo đức học Đạo gia, trong từng mục tác giả
đã phân tích những mặt tích cực và hạn chế về đạo đức học Trung Quốc trong
tổng thể chung của đạo đức học phương Đông; Lịch sử triết học Trung Quốc
của Phùng Hữu Lan được Lê Minh Anh dịch do Nxb. Khoa học xã hội xuất
bản năm 2007, tác phẩm gồm hai tập. Tác phẩm này được Lê Minh Anh dịch
hết sức cơng phu sâu sắc và có hệ thống nên được nhiều độc giả quan tâm.
Tập 1 của tác phẩm tác giả đã trình bày tư tưởng của các nhà triết học thời kỳ
cổ đại về bản tính của con người; Khổng học đăng của Phan Bội Châu, Nxb.
Khai trí Sài Gịn, 1973. Trong chương 1 ở tiết 1 tác giả trình bày nội dung:
Mạnh Tử lược truyện, tiết 2: Tâm tính luận, tiết 3: thực chứng của thiện tính


5

có 4 mối, tiết 4: Dưỡng khí tri ngơn, tiết 5: Triết học trong chính trị, tiết 6:
Bình dân kinh tế chủ nghĩa, tiết 7: Chủ nghĩa thuộc về bình dân giáo dục, tiết
8: Đạo thiệp – Thế quan – Nhân của thầy Mạnh, tiết 9: Tỷ giảo thầy mạnh với
đức Khổng Tử; Nho giáo, quyển thượng của trần trọng kim, trung tâm học

liệu, Bộ giáo dục, Sài Gòn, 1971, trong thiên 8 tác giả trình bày ở mục I: Tâm
học lí, mục II: Chính – trị, triết – lí, mục III: Tài nghệ của Mạnh Tử; Tư tưởng
phương Đông gợi những điểm nhìn tham chiếu của Cao Xuân Huy, Nxb. Văn
học, 1995. Trong đó phần thứ nhất tác giả có trình bày sự khác nhau cơ bản
giữa triết học phương Đông và phương Tây, phần thứ 2 tác giả trình bày
những nội dung cơ bản của tư tưởng Khổng Tử, Mạnh Tử, Tuân Tử; Bách gia
chư tử trong cách đối nhân xử thế của Thu Tử, do Hà Sơn và Huyền Hải dịch,
Nxb. Hà Nội, 2004. Trong tác phẩm này tác giả trình bày các quan niệm cách
thức giáo hoá con người, đặt ra những chuẫn mực đạo đức cho con người – tu
tâm dưỡng tính, hình tượng của người quân tử.
Đặc biệt trong giai đoạn gần đây, triết học phương Đông đặc biệt là
nghiên cứu về vấn đề con người được Đảng, Nhà nước và rất nhiều các học
giả hết sức quan tâm. Sự nghiệp đổi mới của đất nước diễn ra trên mọi mặt, và
trong đó cần đổi mới trước hết là trong tư duy, trong tác phong và trong lề lối
làm việc. Để làm được điều đó chúng ta cần phải học tập rất nhiều những tinh
hoa trong kho tàng tư tưởng của nhân loại, nhât là trong tư tưởng nhân tính
luận của Trung Quốc cổ đại. Các tác phẩm mang tính thực tiễn phù hơp với
nhu cầu phát triển của đất nước mới ra đời gần đây như: Nho học và Nho học
ở Việt Nam, một số vấn đề lý luận và thực tiễn của Nguyễn Tài Thư, Nxb.
Khoa học xã hội, Hà Nội, 1997; Lịch sử triết học Phương Đông của Nguyễn
Đăng Thục, Nxb. TP.Hồ Chí Minh, 2001 tập 2, trong đó tác giả đã trình bày
một số vấn đề triết lí của Mạnh Tử, thuyết tính thiện; Triết lí Phương Đơng –
giá trị và bài học lịch sử của PGS.TS. Dỗn Chính, Nxb. Chính trị quốc gia,


6

Hà Nội, 2005. Tác giả đã trình bày một cách cô đọng, hàm súc về triết học
phương Đông, đặc biệt là những đánh giá làm nổi bật lên giá trị lịch sử trong
tư tưởng của các triết gia và các trường phái triết học của phương Đơng, trong

đó có những đánh giá về bản tính con người trong triết học Trung Quốc cổ
đại; Lịch sử triết học do Nguyễn Hữu Vui lam chủ biên, Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội, năm 2002; Lịch sử triết học Trung Quốc do Hà Thúc Minh làm
chủ biên, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, tâp 1, năm 1998, tập 2, năm 1999…
Những cơng trình nêu trên của các học giả đã giới thiệu, phân tích, so sánh và
co những nhận xét khá sâu sắc về nội dung, tư tưởng cũng như những giá trị
về bản tính con người trong triết học phương Đơng, đặc biệt là triết học Trung
Quốc thời kỳ cổ đại.
Tuy đã có nhiều cơng trình nghiên cứu, bài viết về nhân tính luận của
nhiều học giả có uy tín một cách sâu sắc và mang tính học thuật cao nhưng
chưa có một chuyên khảo nào nói riêng và hệ thống vấn đề bản tính con người
trong triết học Trung Quốc cổ đại. Tuy nhiên những cơng trình nghiên cứu
trên thực sự là nguồn tài liệu quý báu để tác giả luận văn học tập, tiếp thu, kế
thừa để cố gắng hoàn thành mục đích của mình đó là trình bày có hệ thống
vấn đề bản tính con người trong triết học Trung Quốc cổ đại, từ đó rút ra
những bài học lịch sử có giá trị sử dụng cho cơng tác trồng người của đất
nước ta hiện nay.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu đề tài
3.1. Mục đích
Mục đích của luận văn là hệ thống hố vấn đề nhân tính luận và làm rõ
quan điểm về bản tính con người trong triết học Trung Quốc cổ đại, từ đó
đánh giá và rút ra ý nghĩa lịch sử của nó để vận giáo dục đạo đức con người
Việt Nam hiện nay


7

3.2. Nhiệm vụ
Để thực hiện được mục đích trên, luận văn cần thực hiện các nhiệm vụ
sau:

- Trình bày, phân tích và làm rõ cơ sở hình thành và nội dung, đặc điểm
về bản tính con người trong triết học Trung Quốc cổ đại.
- Từ những vấn đề trên luận văn đưa ra những đánh giá quan điểm về
bản tính con người trong triết học Trung Quốc cổ đại và rút ra ý nghĩa lịch sử
của nó.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn chỉ tập trung tìm hiểu quan điểm về bản tính con người của
các nhà triết học Trung Quốc trong thời kỳ cổ đại chứ khơng có tham vọng
làm sáng tỏ những vấn đề nhân tính trong triết học phương Đơng.
4. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu đề tài
Luận văn dựa trên thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đồng thời còn sử dụng các
phương pháp nghiên cứu cụ thể như như: Phương pháp so sánh – đối chiếu,
phương pháp logic và lịch sử, phương pháp phân tích – tổng hợp, phương
pháp hệ thống cấu trúc…
5. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của đề tài
- Về lí luận, luận văn góp phần hệ thống hoá và làm rõ lý luận cơ bản
về vấn đề bản tính con người trong triết học Trung Quốc cổ đại.
- Về thực tiễn, từ việc hệ thống hố và làm rõ các quan điểm về nhân
tính trong triết học Trung Quốc cổ đại luận văn cố gắng rút ra những bài học
có giá trị lịch sử về vấn đề nhân tính và việc giáo dục con người trong triết
học Trung Quốc cổ đại góp phần vào sự nghiệp giáo duc và phát triển con
người Việt Nam đáp ứng nhu cầu xây dựng con người có tài có đức trong giai
đoạn tồn cầu hố hiện nay. Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo


8

cho những người quan tâm về vấn đề bản tính con người trong triết học Trung
Quốc.

6. Kết cấu của đề tài
Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tham khảo, gồm 2
chương, 5 tiết.


9

Chương 1
SỰ HÌNH THÀNH VÀ NỘI DUNG QUAN ĐIỂM VỀ BẢN TÍNH CON
NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI
1.1.

CƠ SỞ XÃ HỘI VÀ TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH BẢN TÍNH CON

NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI

1.1.1. Khái quát lịch sử xã hội thời kỳ Xuân Thu - Chiến Quốc –
Cơ sở hình thành bản tính con người
Trung Quốc, một trong những cái nơi văn hố lớn của nhân loại. Triết
học Trung Quốc là một hệ thống đồ sộ, nó nghiên cứu một cách sâu sắc và
tồn diện các vấn đề về bản nguyên thế giới, về sự biến đổi và vận động của
vạn vật, về những vấn đề thực tiễn chính trị - xã hội - đạo đức, lý luận nhận
thức với những quan niệm về con người và bản tính con người… Trong số
những vấn đề đó, bản tính con người được các nhà triết học Trung Quốc đặc
biệt quan tâm và được bàn nhiều trong các học thuyết, các trường phái triết
học, và cụ thể là trong các học thuyết triết học thời kỳ cổ đại. Trong thời kỳ
cổ đại các trường phái triết học Trung Quốc đua nhau xây dựng học thuyết
của mình, củng cố vị trí trong lịng đời sống người dân Trung Quốc. Cùng với
điều đó, những quan niệm về con người và bản tính con người đã lần đầu
được các nhà triết học nêu lên và bàn luận hết sức sôi nổi, có nhiều quan

điểm tương đồng nhưng cũng có những quan điểm khác biệt, thậm chí đối lập
nhau, vẽ nên một bức tranh đầy màu sắc về con người.
C. Mác viết: “Các triết gia không mọc lên như nấm từ đất, họ là sản
phẩm của thời đại mình, của dân tộc mình” [45, t.1, tr. 156], và khơng ít nhà
nghiên cứu cũng đã khẳng đinh: “Phàm đã gọi là một học thuyết quyết khơng
thể là một cái gì từ trên trời rơi xuống. Nếu nghiên cứu tỉ mỉ hơn chúng ta tất
sẽ tìm ra được nhiều nguyên nhân đã xảy ra trước và hậu quả về sau của nó”


10

[70, tr. 53]. Thật vậy, lịch sử triết học hàng ngàn năm đã chứng minh rằng
khơng có một học thuyết, trường phái triết học nào ra đời trên mảnh đất trống
khơng mà đều hình thành và phát triển trên những nền tảng, điều kiện kinh tế,
chính trị, văn hố xã hội nhất định. Tư tưởng triết học Trung Quốc có mầm
mống từ thời tiền sử, nhưng phải đến thời Xuân Thu – Chiến Quốc mới thực
sự trở nên có hệ thống. Vì vậy, muốn tìm hiểu nguồn gốc ra đời của những
quan điểm về bản tính con người trong triết học Trung Quốc cổ đại, buộc ta
phải quay ngược dòng thời gian đi tìm hiểu về bối cảnh xã hội Trung Quốc cổ
đại mà cụ thể là thời kỳ Xuân Thu – Chiến Quốc Vì chỉ có nghiên cứu những
điều kiện lịch sử xã hội về kinh tế, chính trị, văn hoá – xã hội mới tránh được
sự chủ quan, võ đoán trong việc đánh giá, nhận xét quan niệm về bản tính con
người trong triết học Trung Quốc cổ đại. Có nghiên cứu thấu đáo những điều
kiện lịch sử mới có thể hiểu được tại sao vấn đề bản tính con người được triết
gia thời cổ đại quan tâm nghiên cứu và tranh biện sơi nổi? Tại sao có sự tương
đồng và khác biệt trong quan niệm về bản tính con người của họ? Trên cơ sở
nào họ đưa ra lời khẳng định của mình về bản tính con người?...
Tìm hiểu bối cảnh xã hội Trung Quốc cổ đại, trước hêt phải xem xét
những điều kiện địa lý tự nhiên của đất nước rộng lớn này. Bởi lẽ lối tư duy,
suy nghĩ của một dân tộc thường do những điều kiện tự nhiên nơi mà dân tộc

đó sinh sống quy định. Đất nước Trung Quốc thời kỳ cổ đại nhỏ bé hơn so với
bây giờ. Trung Quốc là một nước lớn có địa hình rất đa dạng. Phía Tây với
các dãy núi và cao nguyên như dãy Hymalaya và Thiên Sơn hình thành nên
biên giới tự nhiên với Ấn Độ, các đỉnh núi có tuyết phủ quanh năm, băng giá
và nhiều loại băng tích đã khắc họa nên quang cảnh núi cao rất kỳ thú. Cao
nguyên Tây Tạng độ cao 4000m, rộng lớn với nhiều hồ nước nằm rãi rác khắp
bề mặt. Ngược về phía Đơng là vùng đồng bằng thấp và có đến 14.500km bờ
biển giáp với biển Đơng. Phía Bắc có đồng bằng Hoa Bắc được tạo thành từ


11

phù sa lắng động của sơng Hồng Hà, có sa mạc Taklamakan ở Tây – Bắc nổi
tiếng với những cơn bão cát kinh hồng. Khơng chỉ vậy, Trung Quốc cịn có
hàng ngàn con sơng chảy khắp đất nước, nhưng quan trọng nhất là hai con
sông lớn là sông Dương Tử và sơng Hồng Hà. Sơng Dương Tử với chiều dài
6380km là con sơng rộng lớn quanh co, uốn khúc, có đoạn có nhiều ghềnh
thác, có đoạn êm đềm phẳng lặng. Sơng Hồng Hà dài 5464km, là con sơng
giàu phù sa nhất trên thế giới. Ở vùng thượng lưu, sơng Hồng Hà chảy qua
những hẻm núi sâu. Sau đó, ở một đoạn trung lưu, nó chảy thành một đường
vịng khổng lồ quanh cao nguyên Hoàng Thổ, cuốn theo những lượng đất
vàng rất lớn trên hành trình của mình. Cả hai con sơng này đều chảy về phía
Tây – Đơng hằng năm đem phù sa về bồi đắp cho những vùng đồng bằng ở
phía Đơng Trung Quốc. Với địa hình đa dạng và hùng vỹ như vậy, người
Trung Hoa tự hào gọi quê hương của mình là “Trung Hoa Quốc” – Đất nước
trung tâm. Chính điều đó đã tác động khơng ít đến lối tư duy của con người
Trung Quốc, một cách tư duy độc đáo và sâu sắc, vừa thâm trầm lại vừa bay
bổng.
Tuy nhiên, chỉ với lối suy nghĩ độc đáo cũng chưa đủ để làm Trung
Quốc trở thành cái nơi văn hố của nhân loại mà cịn phải kết hợp với điều

kiện lịch sử - xã hội của Trung Quốc cổ đại mới có thể làm nảy sinh những tư
tưởng vỹ đại của họ. Xuân Thu – Chiến Quốc là thời kỳ đất nước Trung Quốc
lâm vào cảnh rối ren do các cuộc chiến tranh triền miên giữa các nước chư
hầu của nhà Chu nhằm tranh giành quyền lợi và địa vị bá chủ thiên hạ diễn ra
khắp đất nước, khiến người dân lâm vào cảnh sống lầm than. Trong Mạnh Tử,
chương Ly lâu thượng, tiết 14 có viết: đất nước Trung Quốc bấy giờ diễn ra
cảnh “đánh nhau giành đất, thây chất đầy đồng, đánh nhau giành thành, thây
chất đầy thành” khiến “đất cát nuốt thịt người”. Đây là cũng là thời kỳ đánh
dấu sự suy tàn của chế độ nơ lệ kiểu phương Đơng, và có sự phân hoá sâu sắc


12

giữa các tầng lớp, giai cấp trong xã hội. Vì sao bối cảnh Trung Quốc lại lâm
vào tình trạng loạn lạc như vây? Để trả lời cho câu hỏi đó phải tìm hiểu về
những giai đoạn trước đó.
Chế độ chiếm hữu nô lệ tồn tại ở Trung Quốc lần đầu là dưới triều đại
nhà Hạ xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ II trước Công nguyên. Trước nhà Hạ,
xã hội nguyên thuỷ ở Trung Quốc là thời đại của Hoàng Đế và các ông vua
được nhắc nhiều trong truyền thuyết của Trung Quốc như vua Nghiêu, vua
Thuấn, vua Vũ. Nghiêu, Thuấn, Vũ cũng là giai đoạn đánh dấu thời kỳ tan rã
của xã hội thị tộc ở Trung Quốc. Giai đoạn này phương thức sản xuất của
người Trung Quốc chủ yếu là săn bắt hái lượm, nghề chăn nuôi, nghề nơng
dần dần hình thành và phát triển mạnh, biết làm đồ dùng bằng đất nung.
Trong xã hội Trung Quốc đã nảy sinh những quan niệm sơ khai về thế giới
như: Quan niệm về sự bất tử của linh hồn, tín ngưỡng tơtem (totemmisme) và
tín ngưỡng vật linh, sùng bái, tơn thờ uy thế của những lực lượng tự nhiên và
sức mạnh của tổ tiên. Mặc dù mang nặng tính chất hoang đường và thần bí
nhưng những quan niệm đó là mầm mống đầu tiên cho sự ra đời của triết học
Trung Quốc.

Nhà Hạ ra đời được đánh giá là cột mốc quan trọng trong lịch sử phát
triển của Trung Quốc cổ đại. Đó là sự xuất hiện của giai cấp, nhà nước, mở
đầu chế độ chiếm hữu nô lệ ở Trung Quốc. Trong thời kỳ nhà Hạ đã biết khai
thác, sáng chế và sử dụng công cụ bằng đồng và có dấu hiệu xất hiện văn tự.
Việc phát triển cơng cụ lao động bằng đồng và tồn tại văn tự có ý nghĩa quan
trọng trong lịch sử phát triển của người Trung Quốc. Chăn nuôi và trồng trọt
là phương thức sản xuất chính dưới thời nhà Hạ. Chính vì vậy những quan
niệm tín ngưỡng vật linh tồn tại trong thời nguyên thuỷ đã được thay thế bằng
những quan niệm sùng bái các lực lượng tự nhiên với các biểu tượng về
thượng đế chi phối vạn vật, mang đậm màu sắc duy tâm tôn giáo và gắn liền


13

với tính chất chính trị xã hội và luân lý đạo đức. Có thể thấy rõ sự khác biệt
căn bản giữa tôn giáo nguyên thuỷ và tôn giáo dưới triều nhà Hạ - chế độ xã
hội có sự phân chia đẳng cấp, đó là: Nếu trong xã hội nguyên thuỷ, những
hình thức tơn giáo tối cổ chỉ thể hiện sự khiếp sợ của người dân Trung Quốc
trước các lực lượng tự nhiên mạnh mẽ, đầy bí ẩn ln đe doạ đời sống của
con người như sấm sét, bão lũ, hạn hán… Thì nay, tín ngưỡng trong xã hội
nhà Hạ đã trở thành công cụ phục vụ cho giai cấp cầm quyền. Giai cấp quý
tộc nhà Hạ biến tôn giáo thành công cụ mê hoặc, lừa mị người dân lao động
Trung Quốc nhằm xoa dịu những mâu thuẫn đối kháng trong xã hội. Với
chiêu bài thể hiện mệnh lệnh, ý chí của trời trên mặt đất có quyền khen
thưởng những ai làm việc thiện và trừng phạt những ai dám chống lại mệnh
trời bọn quý tộc nhà Hạ đã áp đặt vị trí thống trị của mình trong xã hội lúc bấy
giờ.
Nhà Hạ tồn tại trải qua 16 đời, đến thời vua Lý Quý, đời gọi là Kiệt, do
nhà vua đam mê tửu sắc, cai trị bạo ngược nên nhà Hạ nhanh chóng bị suy
vong. Đến đầu thế kỷ XVII trước Công nguyên, Thành Thang lật đổ nhà Hạ

lập nên nhà Thương hay còn gọi là nhà Ân (do vua tiếp theo của nhà Thương
là Bàn Canh dời đô sang đất Ân). Dưới triều đại nhà Ân – Thương nông
nghiệp trở thành ngành sản xuất chính của xã hội, nghề đúc đồng thau cũng
đã đạt trình độ cao, thủ cơng mỹ nghệ, nhất là những sản phẩm điêu khắc từ
đá, ngọc quý, xương, gỗ đã đạt trình độ khá tinh xảo. Người đời Ân – Thương
biết dùng mai rùa, xương thú để bói tốn và sáng tạo ra “văn giáp cốt”, biết
làm ra lịch pháp để phục vụ cho sản xuất nơng nghiệp, biết quan sát thiên văn,
giải thích được hiện tượng nhật thực và nguyệt thực, tính được chu kỳ nước
dâng, tìm ra quy luật sinh trưởng của các cây trồng mà làm ra âm lịch. Chính
sự phát triển sâu sắc trong sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, thủ công nghiệp,


14

làm ra lịch pháp, v.v… đã xác lập những điều kiện cho sự phát triển phồn
vinh của nền văn hoá Trung Quốc cổ đại.
Đến khoảng thế kỷ thứ XII trước Cơng ngun, nội bộ triều đình nhà
Ân – Thương lâm vào suy thoái ngày càng gay gắt. Bọn quý tộc có thế lực và
tiền của ra sức bóc lột và đục khoét của cải của nhân dân, sống xa hoa, trác
táng. Ngay cả nhà vua lúc bấy giờ của nhà Ân – Thương là Đế Tân, hiệu là
Trụ, tuy dũng mãnh nhưng rất tàn bạo và đam mê tửu sắc, đặt ra nhiều loại
thuế khoá nặng nề đè nặng lên đôi vai của người dân nhằm phục vụ cho cuộc
sống sa hoa, truỵ lạc của mình. Trong lúc đó, ở phía Tây đồng bằng Hoa Bắc
rộng lớn có một bộ tộc đã nổi lên tên là Chu. Do sở hữu một vùng đất đai phì
nhiêu dọc hai bờ con sơng Kinh và sông Vị, nên họ ra sức sản xuất nông
nghiệp, đồng thời với việc chuẩn bị binh lực, xây thành quách và chinh phục
các nước lân cận mở rộng đất đai, bành trướng thế lực của minh. Đến khoảng
thế kỷ XI trước Công nguyên Chu Vũ Vương đã nổi dậy diệt vua Trụ nhà Ân
– Thương, lập ra nhà Chu, đóng đơ tại Hạo Kinh (nằm ở phía Tây thành Tây
An ngày nay), thời kỳ này nhà Chu được gọi là Tây Chu. Dưới thời Tây Chu,

lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ vượt trội hơn hẳn so với thời Ân –
Thương. Nếu nhà Ân – Thương biết sử dụng cơng cụ lao động bằng đồng, thì
nay, nhà Tây Chu đã biết dùng công cụ bằng sắt trong sản xuất nông nghiệp,
nên kỹ thuật canh tác đất đai được cải tiến mạnh, hệ thống thuỷ nơng hồn
thiện hơn, ruộng đất được khai khẩn ngày một tăng thêm, góp phần rất lớn
phát triển nền sản xuất xã hội. Cũng chính sự phát triển của sản xuất đã thúc
đẩy nhiều lĩnh vực như thiên văn, lịch pháp, khoa học, kỹ thuật phát
triển…Có thể nói, trong giai đoạn đầu thời Tây Chu xã hội Trung Quốc phát
triển cực thịnh trên mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hố, xã hội. Nhà vua tự
xưng là “Thiên tử”, là lãnh chúa tối cao chiếm hữu toàn bộ ruộng đất và thống
trị thần dân trong nước. Các vị vua nhà Chu lấy hiệu là Văn Vương, Vũ


15

Vương, Thành Vương, Khang Vương, Chiêu Vương, Mục Vương… mang
những ý nghĩa riêng biệt khác nhau. Chữ văn được hiểu như chữ đức khi đi
cùng chữ hồ kính và chữ sáng tỏ, chữ vũ mang nghĩa tự cường, chữ thành,
khang có nghĩa vững chãi n bình, chữ chiêu là đức sáng, chữ mục là đức
dày… Nhà Chu giai đoạn này xem “đức là lý do làm cho tiên vương có thể
sánh với thượng đế và cũng là lý do để tiên vương nhận vương mệnh trị dân”
[20, tr. 156]. Về việc triều chính, Vua đặt ra nhiều chức quan trơng coi những
công việc quan trọng để giúp cai trị đất nước như: Tư đồ, Tư mã, Tư không,
Tư khấu chuyên phụ trách các việc như giáo dục, hình pháp, chính trị và quân
đội. Nhà Tây Chu thực hiện chế độ “phong hầu kiến địa”, “Thiên tử” phân,
phong đất đai, chức tước cho anh em, họ hàng và công thần làm chư hầu, để
họ cai trị các vùng đất khác nhau, như thế sẽ giúp nhà vua quản lý được mọi
nơi. Bên cạnh chế độ “phong hầu kiến địa” nhà vua còn thực hiện chế dộ
“tỉnh điền” – ruộng đất được chia thành hình chữ “tỉnh” bao gồm chín mảnh
đất hình vng, trong đó tám mảnh xung quanh được giao cho các gia đình

nơng nơ cày cấy, cịn mảnh chính giữa, những gia đình ấy phải cùng nhau
canh tác, sản phẩm thu được sẽ thuộc về “Thiên tử”. Thực chất, chế độ “tỉnh
điền” cũng là chế độ nghĩa vụ quân sự. Theo quy định của nhà nước, cứ sáu
mươi tư “tỉnh” phải đóng góp một chiến xa, bốn con ngựa, mười hai con bị,
bảy mươi hai lính có trang bị vũ khí, lương thực đầy đủ. Với chế độ nghĩa vụ
quân sự như vậy đã giúp nhà Tây Chu xây dựng được lực lượng quân sự hùng
mạnh. Nhà vua dùng chính lực lượng qn sự đó làm cơng cụ để áp đặt thể
chế của mình rộng khắp đất nước Trung Quốc. Nhờ đó mà lễ giáo, đạo đức
dưới thời Tây Chu được ban bố khắp thiên hạ, trên dưới một lòng, đời sống
người dân rất thịnh vượng. Song, sự thịnh vượng, ổn định của nhà Tây Chu
không giữ được lâu dài. Ngay trong lúc xã hội yên bình nhất thời vua Thành
Vương, Khang Vương đã nãy sinh những mâu thuẫn gay gắt giữa một bên là


16

những người lao động lam lũ bấp bênh một bên là bọn quan lại thượng lưu chỉ
biết ăn chơi hưởng lạc, tranh giành quyền lực lẫn nhau. “Có kẻ thì nghỉ ngơi
an nhàn, có kẻ thì suốt ngày vất vả, có kẻ thì khơng hề nghe những lời than
vãn bên ngồi, có kẻ thì khó nhọc thở khơng ra hơi. Có kẻ thì nằm mát thảnh
thơi, có kẻ thì việc vua bề bộn. có kẻ thì chè chén vui chơi, có kẻ thì hằng
buồn rầu lo sợ” [Kinh thi, Tiểu nhã]. Bọn quý tộc thì an nhàn nghỉ ngơi, ăn
chơi xa đoạ, trong khi đó người dân phải lao động khổ cực bán mặt cho đất
bán lưng cho trời. “Chúng tơi ln vì nghĩa vụ đã được quy định bởi thiên tử
nhà Chu, suốt ngày cày cấy trên cánh đồng, không một ai giúp cho chúng
tôi… Hỡi trời cao thăm thẳm, khi nào chúng tôi mới được sống an nhàn”
[Kinh thi, VI, 2]. Trong giai đoạn cuối thời Tây Chu, khi những mâu thuẫn xã
hội bị đẩy lên đến cùng cực, khi người lao động bị bóc lột thậm tệ đã tạo ra
một làn sóng đấu tranh chống lại bọn thống trị, thổi nên một làn gió nảy sinh
các quan điểm tiến bộ nhằm chống lại chủ nghĩa duy tâm và những quan điểm

tơn giáo giai đoạn trước đó. Xuất hiện những quan điểm hồi nghi, phê phán
những tín điều duy tâm tơn giáo, khiến thế giới quan thần bí và tín ngưỡng
tơn giáo cũ giữ vai trị thống trị đời sống tinh thần xã hội đã bắt đầu lung lay
“Hỡi thượng đế tối cao vĩ đại! Sao ông chẳng hề thơng cảm với sự đau khổ,
đói rét và sự chết dần chết mòn của dân?” [Kinh thi, XII, 2]. Xuất phát từ sự
hoài nghi, phê phán đi đến kết tội, lên án sự xấu xa, bạo ngược của bọn quý
tộc chỉ biết sống hưởng thụ trên xương máu người lao động và đánh giá đúng
vai trò quyết định của hoạt động thực tiễn của con người trong đời sống xã
hội. Chính người lao động mới là nguồn sống duy nhất duy trì sự tồn tại của
giai cấp thống trị, vì vậy họ cịn quan trọng hơn cả trời và quỷ thần. Họ phê
phán những quan điểm cho rằng sống chết có số, giàu sang tại trời và tin rằng
con người ta có thể làm chủ linh hồn và vận mạng của mình mà khơng cần bất
kỳ sự phù hộ nào từ quỷ thần. Từ việc hoài nghi, phê phán thế giới quan duy


17

tâm tôn giáo đã xuất hiện các quan niệm duy vật chất phác cho rằng năm yếu
tố: Kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ đã tác động nhau theo hai hướng tương sinh,
tương khắc mà cho ra vạn vật; hay quan niệm cho rằng âm và dương mặc dù
tương khắc nhưng tương cầu, tương ứng, tương giao, tương thôi, tương thế,
tương ma, tương thành mà sản sinh ra vạn vật. Sự xuất hiện của quan niệm
âm dương, ngũ hành tạo một lực đẩy quan trọng cho tư duy khoa học của
người Trung Quốc cổ đại thoát khỏi thế giới quan duy tâm tơn giáo. Tuy
những tư tưởng hồi nghi, phê phán cịn hết sức mờ nhạt, thế giới quan duy
vật chất phác cịn hết sức ngây thơ, nhưng có một ý nghĩa mở đường hết sức
quan trọng cho sự phát triển của triết học Trung Quốc thời kỳ Xuân Thu –
Chiến Quốc .
Cuối thời Tây Chu, năm 781 trước Công nguyên nhân vua Chu là U
Vương phế hoàng hậu họ Thân và thái tử Nghi Câu để lập Bao Tự làm hậu,

cha của Thân hậu đã cấu kết với giạc Tây Nhung tấn công vương triều nhà
Chu, giết chết U Vương lập thái tử Nghi Câu làm vua, lấy hiệu là Chu Bình
Vương vào năm 771 trước Cơng ngun. Một năm sau đó Chu Bình Vương
cho dời đơ từ Hạo Kinh về Lạc Ấp ở phía Đơng để tránh sự tấn cơng của giặc
Hiểm Dỗn và Tây Nhung. Từ đó nhà Chu được gọi là Đông Chu. Từ khi nhà
Chu dời sang phía Đơng, vua nhà Chu trở nên suy nhược, chư hầu lộng
quyền, tranh giành đánh nhau không ngớt, người dân làm vào cảnh khốn
cùng. Khổng Tử chép lại thời hỗn loạn ấy trong cuốn Xuân Thu nên giai đoạn
này còn được biết đến là thời kỳ Xuân Thu. Thời Xuân Thu kéo dài từ năm
771 trước Công nguyên đến năm 479 trước Công nguyên. Sau thời Xuân Thu,
các chư hầu vẫn tiếp tục đánh nhau liên miên kéo dài từ năm 479 trước Công
nguyên đến năm 221 trước Công nguyên. Người đời gọi giai đoạn này là thời
kỳ Chiến Quốc.


18

Thời kỳ Xuân Thu – Chiến Quốc được biết đến như một cột mốc quan
trọng nhất trong lịch sử phát triển tư tưởng của người Trung Quốc. Đây là giai
đoạn giao thời giữa một bên là hình thái kinh tế - xã hội chiếm hữu nô lệ đang
lâm vào suy tàn và một bên là hình thái kinh tế - xã hội phong kiến sơ kỳ, và
cũng là thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của triết học Trung Quốc, được biết đến
trong lịch sử Trung Quốc là thời kỳ “Bách gia tranh minh” – “Thời Xuân Thu
– Chiến Quốc là ngọn nguồn đầu tiên một cao trào của sự phát triển triết học
Trung Quốc, đã xuất hiện đông đảo các nhà tư tưởng triết học thành một cục
diện trăm nhà đua tiếng” [36, tr. 433], “ Có một thời kỳ trong lịch sử Trung
Quốc mà ngày nay nhớ đến có người cịn xốn xang bởi sự sơi động của nó,
bởi nhiều sự kiện lịch sử xuất hiện dồn dập, nhiều học thuyết triết học và
chính trị - xã hội ra đời, nhiều khối óc tài ba làm nên sắc thái văn hoá và tư
tưởng của Trung Quốc sau này” [72, tr. 13.].

Về kinh tế, thời Xuân Thu, người Trung Quốc đã bắt đầu dùng đồ sắt
thay thế đồ đồng. Sự ra đời của đồ sắt đã tạo ra một cuộc cách mạng trong
công cụ sản xuất, giúp thúc đẩy nền kinh tế Trung Quốc cổ đại phát triển
mạnh mẽ. Trong nông nghiệp, nhờ công cụ lao động được đúc từ sắt, người ta
mở mang diện tích canh tác, phát triển xây dựng hệ thống thuỷ lợi và nhiều
phương tiện phục vụ nơng nghiệp khác, nhờ đó năng suất lao động không
ngừng được gia tăng: “Thời kỳ này hệ thống thuỷ lợi đã trãi khắp khu vực
Trường Giang. Diện tích đất đại canh tác nhờ đó được mở rộng. Kỹ thuật
trồng trọt cũng được cải tiến, tạo điều kiện tăng năng suất trong lao động
nông nghiệp” [13, tr.32.] Nhờ phát triển công cụ bằng sắt nên người Trung
Quốc cổ đại đẩy mạnh phát triển ngành nơng nghiệp, họ đã tích luỹ và phát
triển kỹ thuật canh tác vượt bậc, biến nó thành một mơn khoa học “Thời Xn
Thu đã chia đất đai tồn quốc theo độ phì nhiêu làm ba cấp: Thượng, trung,
hạ. Trong đó, mỗi cấp chia làm sáu loại và chỉ ra giống cây trồng thích hợp


19

với mỗi loại đất đó” [23, tr. 15]. Ngồi ra, việc sử dụng đồ sắt đã thúc đẩy
mạnh mẽ ngành thủ công nghiệp phát triển, tạo ra cơ hội thúc đẩy hàng loạt
nghề thủ công ra đời, như luyển sắt, nghề rèn, nghề đúc, nghề mộc… “thợ
mộc chiếm bảy phần, thợ kim khí chiếm sáu phần, thợ thuộc da chiếm năm
phần, thợ nhuộm chiếm năm phần, thợ nề chiếm hai phần…”[13, tr. 33.]. Việc
phát triển các ngành nghề thủ công thúc đẩy việc mở rộng quan hệ trao đổi
sản phẩm lao động, góp phần phá vỡ nền kinh tế thuần nông của người Trung
Quốc cổ đại. Thương nghiệp trở nên phát triển, tiền tệ ra đời, làm xuất hiện
một tầng lớp thương nhân giàu có và danh tiếng, có ảnh hưởng đến đời sống
chính trị đương thời như Phạm Lãi, Huyền Cao, Tử Cống…Tuy nhiên do
quan niệm xã hội “nông bản, thương mạt”, “trọng nông, ức thương” nên
thương nhân không được xem trọng. Đến thời Chiến Quốc, mặc dù các cuộc

chiến tranh và mâu thuẫn xã hội diễn ra gay gắt và phức tạp nhưng nền kinh tế
Trung Quốc vẫn có sự phát triển mạnh mẽ. Đồ sắt đã được sử dụng rộng rãi.
Nghề luyện sắt đã đạt trình độ cao do tích luỹ được nhiều kinh nghiệm phong
phú như khâu chọn khống sản, nhiên liệu, lị luyện, quạt gió, nóng chảy,
đúc… Và đặc biệt hơn hết là kỹ thuật xử nhiệt, kỹ thuật xử lý tụ lửa đã đạt tới
trình độ cao, tạo ra nhiều cơng cụ sản xuất như lưỡi cày, liềm, cuộc… “Các
trung tâm luyện sắt lớn, như trung tâm Hàm Đan ở nước Triệu, Đường khê ở
nước Hàn, Lâm Truy ở nước tề…” [23, tr. 22]. Từ việc sử dụng rộng rãi công
cụ lao động bằng sắt, người dân Trung Quốc thời Chiến Quốc đã phát triển kỹ
thuật thuỷ lợi từ đó thúc đẩy canh tác và khai khẩn đất đai, ví như: Tơn Thúc
Ngao của nước Sở xây dựng cơng trình trữ nước Thực Pha, Lý Băng nước
Tần xây dựng bờ đập Đô Giang – một kỳ tích trong lịch sử thuỷ lợi thế giới.
Cùng với thuỷ lợi là sự phát triển của ngành thủ công nghiệp như nghề làm đồ
gốm, nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa, chạm trổ… Đặc biệt, trong giai đoạn
này người Trung Quốc đã biết dùng khuôn kim loại để chế tạo tiền bằng kim


20

loại. Sự ra đời của tiền kim loại có ý nghĩa hết sức to lớn trong việc phát triển
nền kinh tế. Tiền kim loại nhanh chóng chiếm một vị trí quan trọng, góp phần
thúc đẩy mạnh mẽ việc trao đổi, bn bán hàng hố là xuất hiện những trung
tâm kinh tế lớn như Hàm Dương nước Tần, Thọ Xuân nước Sở, Lâm Truy
nước Tề, Khai Phong nước Nguỵ…
Về chính trị - xã hội: Nhờ có sự tiến bộ vượt bậc trong sản xuất nông
nghiệp dẫn đến những biến đổi sâu sắc trong quan hệ sản xuất. Việc xuất hiện
tiền kim loại là một động lực to lớn thúc đẩy nền kinh tế hàng hố phát triển
phá vỡ chế độ cơng xã nông thôn trong xã hội cũ thời Tây Chu. Chế độ
“phong hầu kiến địa”, “tỉnh điền” tồn tại trong thời Tây Chu mang ý nghĩa
ràng buộc về kinh tế và huyết thống giúp cho nhà Chu giữ được sự thống trị

trong một thời gian dài nay đã dần dần tan rã. Thay vào đó là chế độ tư hữu về
ruông đất trở thành quan hệ sở hữu thống trị. Việc mua bán ruộng đất diễn ra
mạnh mẽ tạo cơ hội tập trung ruộng đất vào tay những lãnh chúa, địa chủ
thắng trận và một bộ phận thương nhân giàu có. Nếu như thời Tây Chu bọn
q tộc, chủ nơ dựa theo tơng pháp nhà Chu dùng hình phạt khắc nghiệt trừng
trị những kẻ làm trái ý mình, thì trong thời Xuân Thu – Chiến Quốc bọn chư
hầu tuỳ tiện đặt ra những luật lệ riêng cho mình. Nhiều nước chư hầu đua
nhau động binh, mượn cớ muốn khôi phục lễ tiết nhà Chu với khẩu hiệu “tôn
vương bài di” nhưng thực chất là để bào vệ, khẳng định, mở rộng quyền lực
của mình tranh giành vị trí bá chủ thiên hạ. Thời Xuân Thu kéo dài khoảng
242 năm nhưng xảy ra 483 cuộc chiến lớn nhỏ. Đến thời Chiến Quốc, tuy mật
độ các cuộc chiến diễn ra có phần ít hơn nhưng lại với quy mô lớn và tàn
khốc hơn thời Xuân Thu gấp nhiều lần. Do Chiến tranh loạn lạc đã đẩy người
dân Trung Quốc lâm vào tình cảnh khốn khổ khôn cùng. “Một cuộc chiến đấu
xảy ra vì sự tranh giành đất đai, làm cho người ta chết đầy đồng, Một cuộc
chiến đấu xảy ra vì sự tranh đoạt thành trì, làm cho người ta chết khắp thành”


21

(tranh địa dĩ chiến, sát nhân doanh dã. Tranh thành dĩ chiến, sát nhân doanh
thành) [19, tr.27.]. Để có lực lượng phục vụ cho các cuộc chinh phạt của
minh, bọn chư hầu ra sức đàn áp và bắt lính người dân Trung Quốc “Càng về
cuối Chiến Quốc, tình cảnh càng bi đát: nước Vệ bắt lính tới 1 phần 5 dân số,
nước Tấn bắt ơng già 73 tuổi ra tịng quân, nước Tề thu thuế của dân tới 2
phần 3 hoa lợi, ruộng đất bỏ hoang, có kẻ đói qua, phải đổi con cho nhau mà
ăn thịt” [7, t.1, tr. 34.]. Dưới thời Tây Chu nhân dân lao động đã phải chịu sự
cai trị tuỳ tiện của bọn quý tộc, chủ nơ gây ra nhiều bất cơng, ốn thán âm ỉ
kéo dài trong lịng người dân, thì nay, những mâu thuẫn đó được đẩy lên đến
nguy cơ đảo lộn trật tự xã hội nghiêm trọng “người xấu, việc xấu tràn lan như

lũ lụt” (thao thao giả thiên hạ giai thị dã) (Luận ngữ, Vi tử, 6). Thiên hạ trở
nên “vô đạo”, cảnh tôi giết vua, con hại cha, anh em vợ chồng chia lìa thường
xuyên xảy ra, thời kỳ mà “vua không ra vua, tôi không ra tôi, cha không ra
cha, con khơng ra con, ở trong hồn cảnh hỗn độn đó, dù có lúa đầy kho, có
chắc ngồi yên mà ăn không?” (Quân bất quân, thần bất thần, phụ bất phụ, tử
bất tử, tuy hữu túc, ngơ đắc chí thực chư?) (Luận ngữ, Nhan uyên, 10). “Đó
đây đã nổi lên những cuộc khỏi nghĩa của nông dân và nô lệ” [13, tr. 36.].
Điều này cho thấy chế độ chiếm hữu nô lệ Trung Quốc đang tiến nhanh đến
giờ phút cáo chung. Hơn ai hết, giai cấp thống trị nhận thức được nguy cơ bị
lật đổ, nên chúng đã tiến hành những biện pháp ngăn ngừa. Đó là phong trào
“biến pháp” diễn ra ở một loạt các nước như Tề, Tần, Nguỵ, Triệu… Ví như:
Nước Tề có Quản Trọng với việc đề cao “luật, hình, lệnh, chính”, Tử Sản và
Đặng Tích nước Trịnh cho dúc “hình đỉnh”, chép hình thư lên thẻ tre gọi là
“trúc hình” và ban bố khắp thiên hạ, Thương Ưởng nước Tần xố bỏ chế độ
“tơng pháp” xây dựng chế độ quận huyện, đề cao pháp luật, “Pháp luật phải
tôn nghiêm, ban bố cho dân ai cũng biết, kẻ trên người dưới đều phải thi hành,


×