Tải bản đầy đủ (.pdf) (157 trang)

Sơ khảo một số động từ tri giác tiếng việt dưới góc độ ngôn ngữ học tri nhận (có so sánh đối chiếu với tiếng anh)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 157 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

----------------

NGUYỄN HOÀNG PHƯƠNG

SƠ KHẢO
MỘT SỐ ĐỘNG TỪ TRI GIÁC TIẾNG VIỆT
DƯỚI GÓC ĐỘ NGƠN NGỮ HỌC TRI NHẬN
(CĨ SO SÁNH ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG ANH)

Chuyên ngành :
Mã số
:

Ngôn ngữ học
60.22.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

GS. TS. NGUYỄN ĐỨC DÂN

TP. HỒ CHÍ MINH
Tháng 12 / 2011


MỤC LỤC
Dẫn nhập
0.1.



Đối tượng nghiên cứu và lý do chọn đề tài………………………………………….1

0.2.

Giới hạn của đề tài…………………………………………………………………...4

0.3.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề…………………………………………………………...4

0.4.

Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu………………………………………...9

0.5.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài…………………………………………...11

0.6.

Bố cục của luận văn………………………………………………………………...11

Nội dung
Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Khái niệm tri giác…………………………………………………………………12
1.2. Khái niệm tri nhận…………………………………………………………………13
1.3. Mối liên hệ giữa tri giác và tri nhận……………………………………………….19

1.4. Cơ chế tri nhận…………………………………………………………………...20
1.5. Mơ hình tri nhận.…………………………………………………………………...20
1.6. Khung tri nhận ……………………………………………………………………..21
1.7. Ẩn dụ ý niệm……………………………………………………………………….22
1.8. Động từ tri giác……………………………………………………………………..26
1.9. Tiểu kết……………………………………………………………………………..32
Chương 2

CƠ CHẾ TRI NHẬN, M Ô HÌNH TRI NHẬN CỦA ĐỘNG TỪ TRI GIÁC
2.1.

Cơ chế tri nhận, mơ hình tri nhận của nhìn và thấy /nhìn thấy…………………….33

2.2.

Cơ chế tri nhận, mơ hình tri nhận của nghe và nghe thấy………………………….41

2.3.

Cơ chế tri nhận, mơ hình tri nhận của ngửi và ngửi thấy…………………………..46

2.4.

Cơ chế tri nhận, mô hình tri nhận của nếm và nếm thấy…………………………51

2.5.

Cơ chế tri nhận, mơ hình tri nhận của sờ và sờ thấy……………………………….56

2.6.


Tiểu kết……………………………………………………………………………..61


Chương 3

KHUNG TRI NHẬN CỦA ĐỘNG TỪ TRI GIÁC
3.1.

Chủ thể tri nhận…………………………………………………………………….62

3.2.

Thực thể được tri nhận……………………………………………………………..66

3.3.

Cơ quan tri giác…………………………………………………………………….68

3.4.

Cách thức tri nhận………………………………………………………………….69

3.5.

Vị trí tri nhận……………………………………………………………………….70

3.6.

Đường dẫn tri nhận…………………………………………………………………72


3.7.

Nguồn………………………………………………………………………………72

3.8.

Chiều tri nhận……………………………………………………………………....73

3.9.

Cơ chế nhận – phát…………………………………………………………………75

3.10. Điểm nhìn………………………………………………………………..…………76
3.11. Khoảng cách tri nhận……………………………………………………………….78
3.12. Tri nhận trực tiếp và tri nhận gián tiếp………………………………………….….79
3.13. Tính tri giác………………………………………………………………………80
3.14. Tiểu kết………………………………………………………………………….…80
Chương 4

MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ NHÓM ĐỘNG TỪ TRI GIÁC QUA KHẢO SÁT;
ẨN DỤ Ý NIỆM
4.1.

Một số kết quả thống kê …………………………………………………………...81

4.2.

Cấu tạo từ và những khác biệt giữa tiếng Việt và tiếng Anh ……………………83


4.3.

Phân loại động từ tri giác theo quan điểm của ngôn ngữ học tri nhận……………..86

4.4.

Ẩn dụ ý niệm……………………………………………………………………….90

4.5.

Tiểu kết………………………………………………………………..………….138

Kết luận
5.1.

Những kết quả đã đạt được………………………………………………………140

5.2.

Những tồn tại……………………………………………………………………..141

5.3.

Hướng triển khai của đề tài………………………………………………………142

Thư mục trích dẫn
Phụ lục


1


DẪN NHẬP
0.1. Đối tượng nghiên cứu và lý do chọn đề tài
Ngôn ngữ học tri nhận (Cognitive Linguistics) là một khuynh hướng của ngôn ngữ
học hiện đại ra đời vào nửa sau của thế kỉ XX có đối tượng nghiên cứu đặc thù là mối
quan hệ giữa ngôn ngữ và các q trình tư duy của con người (trí tuệ, sự hiểu biết, sự
thơng hiểu, trí nhớ, ý niệm hóa thế giới …) trên cơ sở kinh nghiệm và suy luận logic.
Thật vậy, ngôn ngữ học tri nhận tiến hành nghiên cứu ngôn ngữ dựa trên vốn kinh
nghiệm và sự cảm thụ của con người về thế giới khách quan cũng như cái cách thức mà
con người tri giác và ý niệm hóa các sự vật và sự tình của thế giới khách quan đó.
Trong đó, ngơn ngữ học tri nhận nghiên cứu bao quát tất cả những đối tượng có
thể quan sát trực tiếp được (thế giới vật chất) và những đối tượng không thể quan sát trực
tiếp được (thế giới tinh thần, tâm linh), ngữ nghĩa hóa chúng dẫn tới xóa nhịa ranh giới
giữa kiến thức ngơn ngữ và kiến thức bách khoa. Để làm được điều này ngôn ngữ học tri
nhận không thể không liên kết với những ngành khoa học kế cận như tâm lí học, văn hóa
học, nhân học, triết học, tin học …
“Đứng trên địa hạt của ngơn ngữ và lấy nó làm chuẩn cho các biểu hiện khác của
hoạt động ngôn ngữ” [8, 43], chúng ta có thể nhìn thấy khơng chỉ cấu trúc nội tại của
ngôn ngữ và những qui luật vận động của nó tác động vào q trình biến ngơn ngữ thành
phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người mà còn cả cấu trúc của suy nghĩ gắn
chặt vào ngôn ngữ với tư cách là công cụ của tư duy. Ngôn ngữ học tri nhận nghiên cứu
mối quan hệ tác động qua lại giữa năng lực ngôn ngữ và năng lực tri nhận của con người
như năng lực cấu tạo hình ảnh, suy luận logic, thu nhận kiến thức mới. Nó nghiên cứu
dựa trên mối liên hệ chiều sâu giữa ngôn ngữ và tư duy. Nhiệm vụ trọng tâm của ngôn
ngữ học tri nhận là miêu tả và thuyết giải cấu trúc tri nhận nội tại và động lực của người
nói và người nghe. Họ được xem như một hệ thống chế biến thông tin bao gồm một số
lượng hữu hạn những thành tố độc lập và phân bố thông tin ngôn ngữ trên những cấp độ
khác nhau. Mục đích của ngơn ngữ học tri nhận nhằm nghiên cứu hệ thống đó và thiết lập



2

những ngun lí quan trọng nhất của nó. Ngơn ngữ học tri nhận chỉ ra bản chất của biểu
tượng tinh thần của tri thức ngơn ngữ và q trình chế biến tri thức này. [26, 52-53]
Hay nói một cách khác, ngơn ngữ học tri nhận có mục đích nghiên cứu một cách
bao quát và toàn diện chức năng tri nhận (nhận thức) của ngôn ngữ thông qua các hoạt
động tri nhận.
Hoạt động tri nhận (cognitive activity) là một quá trình thiết định giá trị (nghĩa)
của biểu thức ngôn ngữ, nghĩa là tính thơng tin của nó. Hoạt động tri nhận tạo cho con
người khả năng đi đến một quyết định, một sự hiểu biết nhất định. Đó là hoạt động tư duy
dẫn đến chỗ thông hiểu, thuyết giải một cái gì đó. Kết quả của hoạt động tri nhận là sự
tạo ra một hệ thống những ý niệm giúp con người hiểu biết, giả định, suy nghĩ, tưởng
tượng về các đối tượng của thế giới hiện thực và các thế giới có thể có khác. Nó thuộc về
hệ thống ý niệm của con người.
Hoạt động tri nhận (hay quá trình tri nhận) không đồng nhất với hoạt động nhận
thức (quá trình nhận thức). Nếu quá trình nhận thức trải qua hai giai đoạn: cảm tính (cảm
giác, tri giác) và lí tính (biểu tượng, khái niệm) thì hoạt động tri nhận với tư cách là q
trình xử lí và chế biến thơng tin có nhiệm vụ thu thập mọi dữ kiện do hoạt động nhận
thức cung cấp để biến chúng thành tri thức. Do hoạt động tri nhận của con người có quan
hệ trực tiếp với mơi trường sống của con người là cộng đồng dân tộc và văn hóa của cộng
đồng ấy, nên hoạt động tri nhận mang đặc thù văn hóa - dân tộc. Nếu hoạt động nhận
thức cho ra thành phẩm cuối cùng là khái niệm mang tính phổ qt (chung cho tồn nhân
loại) thì hoạt động tri nhận cho ra thành phẩm cuối cùng là ý niệm vừa mang tính phổ
qt vừa mang tình đặc thù văn hóa - dân tộc. [25, 103]
Hoạt động tri nhận là một bộ phận cấu thành của ý thức con người. Những thành
tố khác của ý thức là năng lực sản sinh những hành động ý thức, tri thức cụ thể. Kết quả
của hoạt động tri nhận được dùng trong những hành động tri nhận tiếp theo của con
người. Hoạt động tri nhận của con người được triển khai trong những điều kiện văn hóa
nhất định. Do đó có quan niệm cho rằng hoạt động tri nhận là một tập hợp những quy
trình chuyển đổi một hiện thực này sang một hiện thực khác.



3

Tham gia vào hoạt động tri nhận có những hệ thống xử lí thơng tin khác nhau. Vì
thế những cấu trúc ý thức được tạo ra không đồng nhất và phụ thuộc vào kênh theo đó
thơng tin được truyền đến cho con người.
Khác với những dạng khác của hoạt động tri nhận, ngơn ngữ có thuộc tính hai mặt.
Với tư cách cơng cụ tri nhận thì ngơn ngữ là một hệ thống kí hiệu đóng vai trị quan trọng
trong sự biểu hiện (mã hóa) và trong sự cải biến thơng tin. Đó là mặt bên trong của ngơn
ngữ. Ở mặt bên ngồi, ngơn ngữ là một đối tượng độc lập đối với con người. Chức năng
biểu hiện của nó về mặt lịch sử không tách rời khỏi chức năng giao tiếp. [26, 20-21]
Tuy nhiên, ngôn ngữ học tri nhận lấy con người làm trung tâm (dĩ nhân vi trung).
Đó là một khuynh hướng mới để giải quyết những nhiệm vụ của tri nhận: xử lí thơng tin
và chuyển hóa nó thành tri thức của con người nhờ vào ngôn ngữ tự nhiên được con
người sử dụng trong đời thường.
Có thể nói rằng con người sở dĩ có thể tri nhận được về thế giới khách quan trước
hết chắc chắn là phải thông qua các cơ quan cảm giác (các giác quan) hay cũng có thể gọi
là các cơ quan tri giác. Do đó, tri nhận phải dựa vào những cứ liệu kinh nghiệm do tri
giác cảm tính cung cấp, mặt khác, có cơ sở trong nhận thức lí tính, đặc biệt thơng qua
khái niệm với thuộc tính khái qt, trừu tượng hóa của nó.
Ngơn ngữ học tri nhận thiết lập mối liên hệ đặc biệt với tri giác bởi chính qua lăng
kính tri giác, nhờ khả năng vật thể hóa của nó. Nghĩa là nhờ khả năng của nó biến những
sự kiện không quan sát trực tiếp được thành những sự kiện có thể quan sát trực tiếp được
con người mới nhận được đầy đủ những thông tin cần thiết về thế giới để xử lí, chế biến
và chuyển thành tri thức, ý thức trong bộ não con người.
Vậy sự tri nhận thế giới khách quan của con người thông qua các cơ quan tri giác
được thể hiện trên bình diện ngơn ngữ như thế nào? Chúng có vai trị, ảnh hưởng gì? Từ
góc độ ngơn ngữ học tri nhận chúng ta có thể lý giải được những gì cho các vấn đề ngơn
ngữ có liên quan đến các cơ quan tri giác? Cơ chế tri nhận, mơ hình tri nhận, khung tri

nhận của các chất liệu ngôn ngữ chỉ sự tri giác ra sao? Đó thực sự là những vấn đề mà
chúng tôi rất quan tâm, băn khoăn và rất muốn góp phần làm sáng tỏ.
Bên cạnh đó, khi một người Việt học tiếng Anh, ở đây cụ thể là khi học các khái
niệm, các cấu trúc cú pháp, ngữ pháp trong việc sử dụng tiếng Anh ở phần các động từ tri


4

giác, chắc chắn sẽ vấp phải những vấn đề tri nhận khơng hẳn lúc nào cũng sẽ tương đồng
hồn tồn như trong tiếng Việt. Vấn đề đặt ra ở đây là làm sao để người học có thể diễn
đạt cũng như thấu hiểu ý nghĩa một cách lưu lốt, chính xác trong q trình tương tác qua
lại giữa hai ngơn ngữ. Đó cũng chính là lí do và mục tiêu mà chúng tơi mong muốn đạt
được thơng qua cơng trình nghiên cứu của luận văn này nhằm góp phần hỗ trợ người Việt
học tiếng Anh ở phần các động từ tri giác.

0.2. Giới hạn của đề tài
Trong phạm vi của luận văn này, chúng tôi xin giới hạn phạm vi nghiên cứu của
mình ở Sơ khảo một số động từ tri giác tiếng Việt dưới góc độ ngơn ngữ học tri nhận
(có so sánh đối chiếu với tiếng Anh). Trong đó cụ thể, chúng tơi sẽ phân tích cơ chế tri
nhận, mơ hình tri nhận, khung tri nhận và ẩn dụ tri nhận (ẩn dụ ý niệm) của các động từ
tri giác: nhìn, nghe, ngửi, nếm, sờ trong mối tương quan với từ thấy cùng những so sánh
đối chiếu tương ứng trong tiếng Anh theo bảng như sau:

Chưa có yếu tố thấy

Có yếu tố thấy

Tiếng Việt

Tiếng Anh


Tiếng Việt

Tiếng Anh

Nhìn

Look

Nhìn thấy

See

Nghe

Listen

Nghe thấy

Hear

Ngửi

Smell

Ngửi thấy

Smell

Nếm


Taste

Nếm thấy

Taste

Sờ

Touch

Sờ thấy

Feel
Bảng 0.1

0.3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
0.3.1. Ngôn ngữ học tri nhận trên thế giới
Khoa học tri nhận bắt đầu phát triển ở Mỹ vào khoảng những năm 60 của thế kỷ
XX, song song với một khuynh hướng rất mới của ngôn ngữ học thế giới lúc đó là ngữ
pháp cải biến (sau đó là ngữ pháp tạo sinh) của nhà ngôn ngữ học nổi tiếng Chomsky.
Hai xu thế này có ảnh hưởng lẫn nhau và vì thế khơng phải ngẫu nhiên mà trong những


5

người được coi là sáng lập ra khoa học tri nhận có tên Chomsky và nhà tâm lí học nổi
tiếng Miller. Bản thân Chomsky từng thừa nhận rằng lí thuyết ngữ pháp tạo sinh của ông
được thực hiện trong khuôn khổ của cuộc cách mạng tri nhận vốn đưa lại một cách hiểu
mới về bản chất và hành vi của con người. Trong quan niệm của Chomsky, tâm lí học có

vai trị rất lớn và quả thực tâm lí học tri nhận đã có một vai trị địn bẩy như thế đối với
ngôn ngữ học tri nhận sau này.
Cuối những năm 70, chịu ảnh hưởng của tâm lý học tri nhận, trong ngôn ngữ học
bắt đầu xuất hiện những nghiên cứu đầu tiên mang hơi hướng tri nhận luận và được khơi
nguồn cảm hứng từ sự chia li và tranh đấu với hệ tư tưởng của ngữ pháp tạo sinh. Bước
đột phá trên con đường hình thành của ngơn ngữ học tri nhận là việc các nhà nghiên cứu
thấy rằng nhất thiết phải tách ra khảo sát trong số các khả năng tri nhận của con người cái
khả năng ngôn ngữ, cái khả năng nói và hiểu (những điều nghe thấy) và miêu tả các tri
thức ngôn ngữ được lưu trữ trong đầu óc con người dưới dạng các biểu tượng tinh thần
đặc biệt. Các nội dung này đều trực tiếp liên quan đến những vấn đề cốt lõi của tất cả các
khoa học tri nhận. Vì thế, việc ngơn ngữ học nghiên cứu chúng từ góc độ của mình đã
khiến cho ngơn ngữ học cùng với tâm lí học trở thành ngành học trung tâm của khoa học
tri nhận. Hai ngành học này cùng với lí thuyết thơng tin, trí tuệ nhân tạo, tin học và gần
đây là cả nhân học tri nhận, xã hội học tri nhận, triết học tập hợp lại trong một thiên
hướng lí thuyết chung liên ngành tri nhận luận có mục đích nghiên cứu các hệ thống biểu
hiện tri thức, các quá trình xử lí thơng tin cũng như nghiên cứu những ngun lí tổ chức
chung các khả năng tri nhận của con người trong một cơ chế thống nhất và xác lập các
mối quan hệ, sự tác động qua lại giữa chúng. [16, 12-14]
Năm 1975, thuật ngữ “ngữ pháp tri nhận” lần đầu tiên xuất hiện trong bài báo của
G. Lakoff và G. Thompson: “Giới thiệu ngữ pháp tri nhận”.
Năm 1980, G. Lakoff và M. Johnson cho xuất bản quyển “Metaphor we live by”.
Quyển sách đã được đánh giá cao và ngay lập tức hai ông trở thành nổi tiếng như những
người đi tiên phong trong lĩnh vực ngôn ngữ học tri nhận.
Năm 1985, ra đời xuất bản phẩm bằng tiếng Anh đầu tiên của G. Fauconier:
“Mental Spaces”.
Năm 1987, công bố quyển I “Foundations of Cognitive Grammar” của


6


R. Langacker (quyển II- năm 1991). Cũng trong năm 1987, ra đời các quyển sách của
G. Lakoff: “Women, Fire and Dangerous”, của M. Johnson: “The Body in the Mind” và
nhiều cơng trình khác.
Ngồi những cơng trình nghiên cứu trực tiếp nói đến ngơn ngữ học tri nhận, nghĩa
là có dùng thuật ngữ và phương pháp ngôn ngữ học tri nhận cịn có vơ số những cơng
trình khác trong đó khơng dùng thuật ngữ này nhưng nội dung lại gắn kết với ngôn ngữ
học tri nhận. Chẳng hạn như những nghiên cứu của T. van Dijk, T. Givón, G. Harman,
Yu. Apresian … [25, 17]
Thời điểm ra đời của ngôn ngữ học tri nhận thường được tính là năm 1989, là năm
mà tại Daisbürg (Đức) các nhà khoa học tham dự Hội thảo đã thông qua quyết nghị thành
lập Hội ngôn ngữ học tri nhận và sau đó bắt đầu ra tạp chí “Cognitive Linguistics”. Tuy
nhiên, từ trước năm 1989 đã có những cơng trình mà ngày nay được coi là mẫu mực, là
“kinh điển” trong việc áp dụng quan điểm tri nhận luận vào nghiên cứu các hiện tượng
ngôn ngữ, chẳng hạn ngữ pháp tri nhận của Langacker, ngữ nghĩa khung (Frame
Semantics) của Fillmore, ngữ nghĩa học tạo sinh của Lakoff, ngữ nghĩa học ý niệm
(Conceptual Semantics) của Jackendoff, và các nghiên cứu của Talmy, Kay, Johnson–
Laird, Fauconier… Thậm chí có ý kiến cho rằng “thời đại của tri nhận” trong ngơn ngữ
học phải tính từ cuốn Các cấu trúc cú pháp của Chomsky (in năm 1957) bởi vì Chomsky
đã kêu gọi ngôn ngữ học phải trở thành một bộ phận của tâm lý học tri nhận, phải coi
ngôn ngữ là một hệ thống tri nhận, mục tiêu tối thượng của ngơn ngữ học là tìm hiểu cái
cơ chế phổ qt của ngơn ngữ tiềm ẩn trong trí não con người.
Từ lúc ra đời, mặc dù còn những bất đồng nhất định, ngôn ngữ học tri nhận đã dần
dần xác định được đối tượng và phạm vi nghiên cứu của mình, các tư tưởng và các khái
niệm then chốt, các nguyên lí và các phương pháp chủ đạo.
Tuy nhiên, ngơn ngữ học tri nhận cịn rất non trẻ và nó chỉ là một trường phái (như
ngữ pháp tạo sinh) chứ không phải là một phân ngành của ngôn ngữ học (như ngơn ngữ
học xã hội, ngơn ngữ học tâm lí, ngơn ngữ học nhân học …).
Và trên thực tế đã hình thành hai cách nhìn nhận về phạm vi nghiên cứu của ngôn
ngữ học tri nhận.



7

Theo nghĩa hẹp thì ngơn ngữ học tri nhận chủ yếu là ngữ nghĩa học tri nhận Mỹ
(của Lakoff và Johnson) và ngữ pháp học tri nhận Mỹ (của Langacker) cộng với một số
nghiên cứu khác của các học giả châu Âu như Rudzka-Ostyn, Taylor, Geeraerts,
Haiman…
Theo nghĩa rộng, ngôn ngữ học tri nhận bao gồm rất nhiều đường hướng nghiên
cứu khác nhau: từ ngữ nghĩa học khung và ngữ pháp kết cấu của Fillmore đến loại hình
học tri nhận của Talmy, Hawkins, Croft… đến lí thuyết ngữ nghĩa của Wierzbicka, lí luận
khơng gian tinh thần của Fauconnier và những vấn đề như ngữ pháp hóa
(grammaticalization), tính phỏng hình (iconicity)…
Các phạm vi rộng hẹp này trong quan niệm về ngôn ngữ học tri nhận đều có liên
quan đến xuất thân của các nhà nghiên cứu từ ba nguồn nhân lực chủ yếu khác nhau. Thứ
nhất là các học giả vốn xuất thân từ ngữ pháp và ngữ nghĩa tạo sinh (nhưng đã li khai
hoặc đối lập lại) như Fillmore và Lakoff… Thứ hai là các nhà ngôn ngữ học chức năng
nghiên cứu về các phổ niệm và loại hình ngơn ngữ như Givón, Talmy, Haiman, Croft…
Thứ ba là các nhà triết học và tâm lí học quan tâm nghiên cứu về tri nhận như Rosch,
Johnson, Gibbs, Putnam…

0.3.2. Ngôn ngữ học tri nhận ở Việt Nam
Ngôn ngữ học tri nhận ở Việt Nam có thể kể đến một số nghiên cứu như dưới đây:
Năm 2005 xuất hiện cuốn sách của Lý Toàn Thắng, Ngôn ngữ học tri nhận-từ lý
thuyết đại cương đến thực tiễn tiếng Việt [16] trực tiếp bàn về ngôn ngữ học tri nhận. Lý
Toàn Thắng đã đặt vấn đề nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy (1983), giữa
ngôn ngữ và sự tri nhận không gian (1994) trong tinh thần của ngôn ngữ học tri nhận.
Đăng trong Tạp chí Ngơn ngữ số 9/2002 là bài báo của Lê Vân Thanh, Lý Toàn
Thắng, “Ba giới từ tiếng Anh “at”, “on”, “in” (thử nhìn từ góc độ cơ chế tri nhận không
gian trong sự so sánh đối chiếu với tiếng Việt)”. [14]
Tạp chí Ngơn ngữ số 8/2005 có bài báo của Trần Trương Mỹ Dung, “Tìm hiểu ý

niệm “buồn” trong tiếng Nga và tiếng Anh” [27] nghiên cứu về “ý niệm” như một trong
những phạm trù cơ bản của ngôn ngữ học tri nhận.


8

Ngồi ra có một số cơng trình nghiên cứu khác tuy không nhắc đến ngôn ngữ học
tri nhận nhưng tinh thần và thực chất nằm trong phạm vi trung tâm chú ý của ngôn ngữ
học tri nhận. Chẳng hạn, Nguyễn Đức Tồn, Tìm hiểu đặc trưng văn hố- dân tộc của
ngôn ngữ và tư duy của người Việt (trong sự so sánh với những dân tộc khác) [22] trong
đó tác giả nghiên cứu “Sự phạm trù hoá hiện thực và bức tranh ngôn ngữ về thế giới”,
“Ngữ nghĩa các từ chỉ bộ phận cơ thể người”.
Trong cơng trình của Trần Ngọc Thêm, Tìm về bản sắc văn hố Việt Nam [24] (x.
chương Hai – Văn hoá nhận thức), tác giả nghiên cứu những ý niệm “không gian”, “thời
gian” và “con người” trong những mối quan hệ đặc thù với văn hố Việt Nam [24, 122 –
172].
Cũng có thể kể đến cơng trình của Hồ Lê, Quy luật ngơn ngữ, quyển 5, “Bản thể
ngơn ngữ”[11].
Ngồi ra cịn có nhiều cơng trình khác nữa của các tác giả Việt Nam, đặc biệt là
những nghiên cứu về từ vựng học, về ẩn dụ, hoán dụ, về thành ngữ tiếng Việt, …

0.3.3. Liên quan đến đề tài luận văn
Như đã nói ở trên, ngơn ngữ học tri nhận ở Việt Nam cịn chưa có được nhiều
nghiên cứu sâu rộng trên tất cả các khía cạnh, các vấn đề vốn dĩ đã vô cùng phong phú và
đa dạng của tiếng Việt.
Liên quan đến đề tài trên chúng tôi thấy trong Trần Văn Cơ, Ngôn ngữ học tri
nhận (ghi chép và suy nghĩ) [25, 91-97] tác giả có nói đến ngữ nghĩa của nhìn thấy, nghe
thấy, nếm thấy, ngửi thấy, sờ thấy. Tác giả cũng có phân tích ngữ nghĩa của nhìn thấy.
Tuy nhiên, tác giả cũng chỉ mới giới thiệu đến hay chỉ mới sơ lược phân tích chứ chưa
nghiên cứu sâu và cũng chưa xây dựng mơ hình tri nhận cho các động từ nói trên.

TS. Nguyễn Vân Phổ (Tạp chí Ngơn ngữ số 8 / 2009) với bài báo “Vị từ tri giác
Tiếng Việt” [21] đã phân tích vị từ tri giác dưới góc độ ngữ nghĩa - cú pháp, theo quan
điểm của ngữ pháp chức năng. Theo Nguyễn Vân Phổ: “vị từ tri giác” chỉ có ý nghĩa quy
ước, trong đó có thể kể đến hai tiểu nhóm phân biệt nhau:
(1) vị từ biểu thị hành động nhằm tri giác đối tượng
(2) vị từ biểu thị tri giác


9

Nguyễn Kim Thản nhìn dưới góc độ từ vựng, xếp vị từ tri giác vào nhóm “động từ
cảm nghĩ – nói năng” vì “những động từ này biểu thị sự hoạt động của trí não, của các cơ
quan cảm giác và ngơn ngữ”
Cao Xn Hạo thì nhắc đến vị từ tri giác khi bàn về hành động vô tác, và cho rằng
một vị từ tri giác, chẳng hạn như nhìn, biểu thị một q trình ứng xử, có hai diễn tố (hành
thể và mục tiêu).
Nguyễn Tất Thắng [20, 1-7] thì phân tích vai trị của thị giác trong ngơn ngữ theo
cách nhìn tri nhận luận, tuy nhiên, trong đó cũng khơng phân tích các động từ thị giác.
Đỗ Minh Hùng [7, 40-45] thì so sánh đối chiếu nhóm động từ chỉ hoạt động thị
giác trong tiếng Anh và tiếng Việt dưới góc độ từ vựng - ngữ nghĩa.
Hồng Thị Hịa [10, 6-11] thì có nghiên cứu “Hiện tượng chuyển nghĩa bằng con
đường ngữ pháp hóa của một số động từ chỉ hoạt động của các giác quan trong tiếng Việt
và tiếng Anh”.
Bên cạnh đó, chúng tơi cũng đã cố gắng tìm kiếm từ nhiều nguồn tư liệu khác
nhau để lấy làm tài liệu tham khảo khi viết đề tài này nhưng ngồi một số tác giả nói trên
chúng tơi chưa tìm được bất cứ cơng trình hay bài viết nào về vấn đề có liên quan. Ngay
cả các tác giả nêu trên cũng chưa ai thực sự nghiên cứu đến các động từ tri giác một cách
sâu sắc theo quan điểm của ngơn ngữ học tri nhận. Có lẽ đây là một vấn đề còn quá mới
mẻ, nằm trong phạm vi nghiên cứu của một ngôn ngữ học tri nhận cũng còn mới và trẻ
nên chưa được nghiên cứu một cách sâu sắc và có hệ thống.


0.4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu
0.4.1. Phương pháp nghiên cứu
0.4.1.1. Phương pháp tổng hợp, thống kê
Dựa vào các kết quả thu thập được chúng tôi tiến hành tổng hợp, thống kê để làm
cơ sở giải quyết các vấn đề ngôn ngữ có liên quan đến đề tài nghiên cứu.

0.4.1.2. Phương pháp miêu tả, phân tích
Cùng lúc đó chúng tơi tiến hành miêu tả và phân tích để từ đó giải quyết các vấn
đề ngơn ngữ học tri nhận có liên quan.


10

0.4.1.3. Phương pháp so sánh đối chiếu
Trong khi tiến hành nghiên cứu đề tài chúng tôi cũng song song thực hiện thủ
pháp so sánh đối chiếu các cặp động từ với nhau và với tiếng Anh tương ứng.

0.4.2. Nguồn ngữ liệu
Chúng tôi thu thập các tư liệu liên quan đến đề tài luận văn từ nhiều nguồn khác
nhau như:
-Nguồn ngữ liệu khảo sát tương đương tiếng Việt và tiếng Anh lấy từ hai bộ tác
phẩm Tình yêu sau chiến tranh – Love after war (47 truyện) và Những cuộc phiêu lưu
của Sherlock Holmes – The adventures of Sherlock Holmes (12 truyện). Tổng số đơn vị
khảo sát tìm thấy trong ngữ liệu tiếng Việt là 1950 đơn vị và trong tiếng Anh là 1996 đơn
vị theo bảng thống kê như sau:
Ngữ liệu tiếng Việt
Nhìn
Nhìn thấy
Thấy

Nghe
Nghe thấy
Ngửi
Ngửi thấy
Nếm
Nếm thấy
Sờ
Sờ thấy
Tổng cộng

Số đơn vị
552
163
740
421
56
2
3
1
1
10
1
1950

Ngữ liệu tiếng Anh
Look

Số đơn vị
590


See

900

Listen
Hear

90
355

Smell

9

Taste

5

Touch
Feel
Tổng cộng

40
7
1996
Bảng 0.2

-Các cơng trình đã nghiên cứu về ngôn ngữ học tri nhận, đặc biệt là các cơng trình
đã nghiên cứu có liên quan đến đề tài được viết bằng tiếng Việt và tiếng Anh của các tác
giả trong và ngồi nước.

-Sách, giáo trình về ngôn ngữ học tri nhận.
-Các tài liệu tham khảo mạng có liên quan đến đề tài của luận văn.


11

0.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Góp phần vào nghiên cứu tiếng Việt, làm sáng tỏ tiếng Việt trên phương diện ngôn
ngữ học tri nhận cũng như góp phần chứng minh, bổ sung thêm sự giàu đẹp và trong sáng
của tiếng Việt.
Khảo sát và so sánh đối chiếu cơ chế tri nhận của động từ tri giác trong tiếng Anh
và tiếng Việt nhằm làm sáng tỏ những tương đồng và dị biệt giữa hai ngôn ngữ. Đồng
thời cũng nhằm mục đích giúp người học tiếng hiểu rõ hơn, sâu sắc hơn về hai ngôn ngữ
và nhờ đó có thể ứng dụng vào việc nghiên cứu cũng như sử dụng tiếng của mình một
cách chính xác, sáng đẹp hơn, tinh tế hơn.
Khảo sát được sự tăng / giảm, khác biệt về lượng thông tin trong khi phiên dịch
Anh - Việt, Việt – Anh cũng như những khác biệt trong việc cấu trúc hóa các hoạt động
tri giác vào trong ngôn ngữ của tiếng Việt và tiếng Anh cũng sẽ hỗ trợ tích cực cho cơng
tác dịch thuật giữa hai ngôn ngữ, giúp cho việc chuyển dịch ý niệm giữa hai ngơn ngữ
được thẩm mỹ, chính xác và tinh tế hơn.

0.6. Bố cục của luận văn
Nội dung của luận văn Sơ khảo một số động từ tri giác tiếng Việt dưới góc độ
ngơn ngữ học tri nhận (có so sánh đối chiếu với tiếng Anh) được trình bày trong
trang. Căn cứ vào mục đích và phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi xây dựng bố cục
của luận văn như sau:
-Dẫn nhập. (11 tr.)
-Nội dung. (128 tr.)
+ Chương 1: Cơ sở lý luận. (21 tr.)
+ Chương 2: Cơ chế tri nhận, mơ hình tri nhận của động từ tri giác. (29 tr.)

+ Chương 3: Khung tri nhận của động từ tri giác. (19 tr.)
+ Chương 4: Một số nhận xét về nhóm động từ tri giác; Ẩn dụ ý niệm. (59 tr.)
-Kết luận. (3 tr.)
-Thư mục trích dẫn.
-Phụ lục.


12

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Khái niệm tri giác
Theo Giáo trình Triết học Mác – Lênin thì tri giác là hình ảnh tương đối tồn vẹn
về sự vật khi sự vật đó đang trực tiếp tác động vào các giác quan. Tri giác nảy sinh dựa
trên cơ sở của cảm giác, là sự tổng hợp của nhiều cảm giác. So với cảm giác thì tri giác là
hình thức nhận thức cao hơn, đầy đủ hơn và phong phú hơn về sự vật. Cảm giác, tri giác
và biểu tượng là những giai đoạn kế tiếp nhau của hình thức nhận thức cảm tính. Sau giai
đoạn nhận thức cảm tính là đến giai đoạn nhận thức lý tính được thể hiện với ba hình
thức: khái niệm, phán đốn và suy lý. Hai giai đoạn nhận thức này cịn được gọi là q
trình đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. [2, 267-269]
Theo quan điểm của ngôn ngữ học tri nhận tri giác có những đặc điểm như sau:
Tri giác ln ln cụ thể. Nó cung cấp những thuộc tính cụ thể của sự vật cụ thể.
Nó khơng phân biệt những thuộc tính cơ bản và khơng cơ bản của sự vật.
Ví dụ:

Khi ta nhìn một cái bàn cụ thể thì tri giác sẽ cung cấp cho ta tất cả

những thuộc tính đang có của cái bàn đó như mặt phẳng trên, chất liệu, màu sắc, hình
dáng, số chân bàn, vị trí, …nghĩa là tất cả những gì mà các cơ quan cảm giác của chúng

ta có thể thu nhận được.
Tri giác khơng tồn tại riêng lẻ, mà chúng có thể kết hợp hay tương tác với nhau.
Trong những trường hợp cụ thể chúng có thể thay thế cho nhau. Chẳng hạn, nghe thấy
mùi thơm – sự hợp tác giữa thính giác và khứu giác (thay vì ngửi thấy mùi thơm), nếm
trải mùi đời – sự hợp tác giữa vị giác và khứu giác (thay vì ngửi thấy mùi đời), nhìn thấy
một vật nặng – sự hợp tác giữa thị giác và xúc giác, bát phở nom ngon quá – hợp tác giữa
thị giác và vị giác…
Tri giác có khả năng “vật thể hố” những sự kiện trừu tượng, khơng quan sát trực
tiếp được, biến chúng thành những vật thể có thể tri giác được.
Ví dụ:

Cái nhìn êm ái, câu trả lời lạnh nhạt …


13

Tri giác là một đối tượng được bàn đến rất nhiều trong tâm lí học và triết học. Tuy
nhiên, trong ngôn ngữ học tiền tri nhận chẳng mấy ai chú ý tới do ngơn ngữ học lúc đó
q quan tâm đến hình thái của ngơn ngữ. Nhưng khi ngơn ngữ học bắt đầu lấy ý nghĩa
(ngữ nghĩa) làm trọng tâm nghiên cứu, thì như một quy luật tất yếu, vấn đề tri giác lại
được giới ngôn ngữ học quan tâm đến. Sở dĩ như vậy là do những vấn đề liên quan đến tri
giác mà các nhà triết học từng khảo sát ở mức độ đáng kể cũng là những vấn đề của ngơn
ngữ học: chúng hoặc là đang hình thành, hoặc có thể được hình thành như những vấn đề
về ý nghĩa do chỗ các nhà triết học khi viết về tri giác họ đặc biệt lưu tâm đến việc xác
định những từ như trông thấy, nghe thấy, hoặc cảm thấy có bao nhiêu ý nghĩa, đó là
những ý nghĩa gì và chúng có liên hệ với nhau như thế nào. Thế nhưng để có thể xác định
một biểu thức ngơn ngữ có bao nhiêu nghĩa và đó là những nghĩa gì thì cần phải có ngơn
ngữ, phải có sự ghi chép ngữ nghĩa. Xác định nghĩa của biểu thức là chuyển biểu thức đã
cho sang ngôn ngữ của biểu tượng ngữ nghĩa. Việc xây dựng một ngôn ngữ như vậy và
chứng minh tính hữu hiệu của nó trên tài liệu tri giác là nhiệm vụ của ngôn ngữ học chứ

khơng phải của triết học. Điều này có thể biểu diễn qua ngữ nghĩa của những động từ
nhìn thấy, nghe thấy, nếm thấy, ngửi thấy, sờ thấy. Ngữ nghĩa của những từ này có một
thành tố (thuộc tính) chung – đó chính là “tri giác”. Mỗi động từ, ngồi thuộc tính chung
đó cịn có thuộc tính riêng đặc trưng cho một kiểu tri giác. Cụ thể là:
Nhìn thấy

=

tri giác + bằng mắt

=>

thị giác

Nghe thấy

=

tri giác + bằng tai

=>

thính giác

Ngửi thấy

=

tri giác + bằng mũi


=>

khướu giác

Nếm thấy

=

tri giác + bằng lưỡi

=>

vị giác

Sờ thấy

=

tri giác + bằng tay

=>

xúc giác

[25, 91-95]

1.2. Khái niệm tri nhận. Một số quan điểm và nguyên lí cơ bản của ngôn ngữ học tri
nhận trong việc nghiên cứu ngôn ngữ.
1.2.1. Khái niệm tri nhận
Thuật ngữ tri nhận với tư cách là thuật ngữ của ngôn ngữ học xuất hiện trên thế

giới cách đây không lâu vào thập niên 70 của thế kỉ XX. Ở Việt Nam nó xuất hiện muộn
hơn.


14

Tri nhận (cognition) là khái niệm trung tâm của khoa học tri nhận. Nó chứa đựng
hai nghĩa của hai từ Latin kết hợp lại: cognitio có nghĩa là nhận thức và cogitatio có
nghĩa là tư duy, suy nghĩ. Nó biểu hiện một quá trình nhận thức hoặc là tổng thể những
q trình tâm lí (tinh thần, tư duy) – tri giác, phạm trù hóa, lời nói… phục vụ cho việc xử
lí và chế biến thơng tin. Nó bao gồm cả sự nhận thức và đánh giá bản thân mình trong thế
giới xung quanh và xây dựng bức tranh thế giới đặc biệt – tất cả những cái tạo thành cơ
sở cho hành vi của con người.
Tri nhận là tất cả những q trình trong đó những dữ liệu cảm tính được cải biến
khi lan truyền vào trong não dưới dạng những biểu tượng tinh thần (hình ảnh, khung,
cảnh…) để có thể lưu lại trong trí nhớ con người.
Đơi khi tri nhận cịn được định nghĩa như là sự tính tốn, nghĩa là xử lí thơng tin
dưới dạng những kí hiệu, cải biến nó từ dạng này sang dạng khác, thành mật mã khác,
cấu trúc khác.
Tri nhận bao quát cả tri thức và tư duy được thể hiện bằng ngôn ngữ. Tri nhận và
tri nhận luận liên quan chặt chẽ với ngôn ngữ học.
Ngôn ngữ học tri nhận định hướng nghiên cứu quá trình tinh thần (mental process)
của con người nhờ vào ngơn ngữ tự nhiên của con người. Q trình tinh thần của con
người được nhắc đến ở đây là quá trình hình thành và phát triển tri thức (sự hiểu biết) và
ở cấp độ cao hơn là trí tuệ trong não của con người bằng những phương tiện ngôn ngữ
như ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp… Quá trình tinh thần liên quan mật thiết với quá trình
thu nhận, xử lí, chế biến và lưu trữ thơng tin trong não. Cấu trúc và quá trình tri nhận đã
được các nhà tri nhận luận nghiên cứu dưới nhiều dạng rất phong phú. Chẳng hạn, dưới
dạng những kiến tạo mơ hình kiểu khung (frame) của M. Minsky, kiểu cấu hình ứng dụng
của Ch. Fillmore, kiểu mơ hình tri nhận lí tưởng của G. Lakoff, kiểu không gian tinh thần

của R. Jackendoff, kiểu siêu phạm trù ngữ nghĩa – ngữ pháp của L. Talmy hoặc kiểu bức
tranh ngây thơ về thế giới của Ju. Aprexian… [26, 17-20]


15

1.2.2. Một số quan điểm và nguyên lí cơ bản của ngôn ngữ học tri nhận trong việc
nghiên cứu ngôn ngữ.
Mặc dù có hai cách nhìn nhận về phạm vi nghiên cứu của ngơn ngữ học tri nhận
như đã nói ở trên, theo nhiều nhà nghiên cứu trong ngôn ngữ học tri nhận có một số quan
điểm và ngun lí cơ bản đáng chú ý trong việc nghiên cứu ngôn ngữ như sau.
Trước hết, ngôn ngữ không phải là một khả năng tri nhận tự trị (autonomous).
Nguyên lí này đối lập với giả thuyết nổi tiếng của ngữ pháp tạo sinh cho rằng ngôn ngữ là
một khả năng tri nhận tự trị hay là một module biệt lập với các khả năng tri nhận phi
ngơn ngữ. Nó thừa nhận sự biểu hiện của tri thức ngôn ngữ về cơ bản giống y như sự
biểu hiện của các cấu trúc ý niệm khác, rằng các q trình trong đó tri thức được sử dụng
không khác về cơ bản với các khả năng tri nhận mà con người sử dụng ngoài lĩnh vực
ngơn ngữ. Nói cách khác, khơng nên coi ngơn ngữ là bộ phận thiên bẩm hoàn toàn độc
lập với khả năng tri nhận, cơ chế ngôn ngữ chỉ là một phần của cơ chế tri nhận phổ quát.
Nguyên lí này dẫn đến hai hệ luận quan trọng. Thứ nhất, tri thức ngơn ngữ (tri
thức về ý nghĩa và hình thức) về cơ bản là cấu trúc ý niệm và biểu hiện ngữ nghĩa về cơ
bản là biểu hiện ý niệm. Theo các nhà ngôn ngữ học tri nhận các biểu hiện về cú pháp, từ
pháp và âm vị học về cơ bản cũng mang tính ý niệm bởi vì các âm thanh và các phát
ngôn phải được tạo sinh ở đầu ra và nhận hiểu ở đầu vào của các q trình tri nhận chi
phối các hoạt động nói – viết, nghe – đọc vốn là hai quá trình đều liên quan tới trí não.
Thứ hai là các q trình tri nhận, vốn chi phối sự sử dụng ngôn ngữ (đặc biệt là sự tạo
thành và chuyển tải ý nghĩa bằng ngơn ngữ) về ngun lí là giống như các khả năng tri
nhận khác. Điều này có nghĩa là sự tổ chức và trừu xuất tri thức ngôn ngữ không khác gì
nhiều sự tổ chức và trừu xuất các tri thức khác trong trí não và những khả năng tri nhận
mà chúng ta ứng dụng khi nói và hiểu cũng khơng khác gì nhiều những khả năng tri nhận

mà chúng ta ứng dụng cho những nhiệm vụ tri nhận khác như tri giác bằng mắt, hoạt
động suy luận hay vận động. Do đó, ngơn ngữ là một khả năng tri nhận của con người và
theo quan điểm tri nhận thì ngôn ngữ là sự tri giác thời gian thực (real-time perception)
và sự tạo sinh theo thời gian các chuỗi đơn vị biểu trưng phân lập, được cấu trúc hóa.
Nói như vậy khơng có nghĩa là các nhà ngơn ngữ học tri nhận phủ định khả năng
ngôn ngữ bẩm sinh của con người. Họ chỉ từ chối cách nhìn tự trị về nó. Họ cơng nhận có


16

một thành tố thiên phú quan trọng thuộc về những khả năng tri nhận chung của con người
và một số thuộc tính bẩm sinh đó đã tạo nên cái khả năng ngơn ngữ mà chỉ lồi người
mới có. Tuy nhiên cần thấy rằng tính thiên bẩm của các khả năng tri nhận không phải là
điều quan tâm chủ yếu của ngơn ngữ học tri nhận. Điều nó quan tâm trước hết là vai trò
của các khả năng tri nhận chung trong ngơn ngữ. Vì thế nhiều nghiên cứu của ngơn ngữ
học tri nhận có mục đích là làm sáng tỏ các cấu trúc ý niệm và các khả năng tri nhận
được ứng dụng cho ngôn ngữ và nhằm chỉ ra rằng ngơn ngữ có thể được mơ hình hóa
một cách hợp lí bằng cách sử dụng chính những cấu trúc ý niệm và những khả năng tri
nhận chung này. Chẳng hạn như tâm lí học tri nhận. Ngơn ngữ học tri nhận đã ứng dụng
các mơ hình của tâm lí học tri nhận như:
Các mơ hình về kí ức (để nghiên cứu về sự tổ chức các tri thức ngôn ngữ trong các
khung / lĩnh vực (frames / domains) và sự tổ chức các tri thức ngữ pháp trong mạng lưới
các quan hệ phân loại và các quan hệ khác).
Các mơ hình về chú ý và tri giác (nhất là của tâm lí học Gestalt để nghiên cứu các
q trình ý niệm hóa trong ngữ nghĩa học).
Các mơ hình về phạm trù hóa (đặc biệt là các điển dạng – prototypes), tính trung
tâm có phân hạng và mơ hình về cấu trúc phạm trù để nghiên cứu các phạm trù ngữ nghĩa
và ngữ pháp.
Ngun lí tiếp theo của ngơn ngữ học tri nhận là ngữ nghĩa và ngữ pháp là sự ý
niệm hóa (conceptualization). Ngun lí này nói lên cách tiếp cận của ngôn ngữ học tri

nhận đối lập lại với ngữ nghĩa điều kiện chân ngụy (truth – conditional semantics) vốn
cũng thống trị trong ngôn ngữ học đương thời như ngữ pháp tạo sinh. Ngôn ngữ học tri
nhận cho rằng không thể quy cấu trúc ý niệm vào sự tương ứng đơn giản về điều kiện
chân ngụy với thế giới, rằng một phương diện chủ yếu của khả năng tri nhận của con
người là sự ý niệm hóa kinh nghiệm để giao tiếp và sự ý niệm hóa các tri thức ngơn ngữ
mà chúng ta có được. Cho nên cần phải nghiên cứu tất cả các phương diện của cấu trúc ý
niệm như cấu trúc của các phạm trù, tổ chức của các tri thức và đặc biệt là vai trò chủ đạo
của các biến tố và các kết cấu ngữ pháp trong việc cấu trúc kinh nghiệm theo những cách
riêng biệt; cũng như q trình ý niệm hóa ở các hiện tượng ngữ nghĩa từ vựng như đa
nghĩa và ẩn dụ và một số quan hệ từ vựng ngữ nghĩa khác.


17

Ngun lí thứ ba là tri thức ngơn ngữ nảy sinh ra từ sự sử dụng ngơn ngữ. Ngun
lí này đối lập với cả ngữ pháp tạo sinh lẫn ngữ nghĩa điều kiện chân ngụy vốn cho rằng
các sơ đồ và các phạm trù chung, trừu tượng (đôi khi được coi như bẩm sinh) là cái chi
phối sự tổ chức các tri thức ngôn ngữ và quy cho nhiều hiện tượng ngữ pháp và ngữ
nghĩa chỉ có tư cách “ngoại biên”. Các nhà ngôn ngữ học tri nhận cho rằng các phạm trù
và các cấu trúc trong ngữ nghĩa, ngữ pháp, từ pháp và âm vị học đều được xây dựng trên
cơ sở tri nhận của chúng ta về các phát ngơn riêng biệt trong khi sử dụng chúng. Q
trình này của sự trừu tượng và sơ đồ hóa khơng làm mất đi sự khác biệt tinh tế (được quy
ước hóa) thậm chí giữa những kết cấu ngữ pháp và những ý nghĩa từ vựng hết sức riêng
biệt. Việc phân tích chi tiết những biến đổi tinh tế trong hành vi cú pháp và giải thuyết
ngữ nghĩa sẽ tạo ra một mơ hình biểu hiện ngữ pháp chứa đựng cả những khuôn mẫu
chuyên biệt (vốn hay bị coi là ngoại vi) lẫn những khuôn mẫu rất chung của hành vi ngơn
ngữ. Có thể thấy điều đó qua các mơ hình được áp dụng như trong nghĩa học về sự thông
hiểu của Fillmore, trong quan điểm kết cấu động về sự phạm trù hóa của Cruse, trong lí
thuyết mới về ngữ pháp kết cấu, trong mơ hình dựa trên sử dụng (usage-based model) về
từ pháp và âm vị học…

Tuy cùng xuất phát từ một số quan điểm, tư tưởng chung nhưng trong ngôn ngữ
học tri nhận phân ra ba xu hướng chính, với những trọng tâm trọng điểm khác nhau trong
cách tiếp cận nghiên cứu vấn đề.
Trong cách tiếp cận thứ nhất, thường được coi là có tính kinh nghiệm
(experiential), người ta chủ yếu tìm hiểu xem khi người nói tạo sinh (và nghe hiểu) các từ
và câu thì cái gì xảy ra trong trí óc anh ta, anh ta sẽ miêu tả ra sao các thuộc tính của sự
vật và những liên tưởng, những ấn tượng của anh ta về sự vật ấy. Người ta nhận thấy rằng
những thuộc tính được người nói miêu tả dường như có phản ánh cái cách thức mà anh ta
tri nhận về thế giới xung quanh và tương tác với thế giới ấy; những kinh nghiệm tích lũy
được của chúng ta về thế giới cũng được tàng trữ trong ngôn ngữ hàng ngày và do vậy
những kinh nghiệm ấy có thể thu lượm được từ cái cách thức mà chúng ta diễn đạt các tư
tưởng của mình. Với cách tiếp cận này, nhà ngơn ngữ học tri nhận sẽ khảo sát những vấn
đề như các phạm trù tri nhận, các sơ đồ hình ảnh, các mơ hình điển dạng khi phạm trù


18

hóa các sự vật, trong đó có một vấn đề rất thú vị là nội dung và cấu trúc tri nhận của các
ẩn dụ vốn rất khác với cách quan niệm lâu nay của từ vụng học truyền thống.
Cách tiếp cận thứ hai chủ yếu quan tâm đến mức độ “nổi trội” (prominence) của
các cấu trúc ngôn ngữ, cụ thể là việc các thông tin được lựa chọn và sắp xếp trong câu
như thế nào. Trong một câu yếu tố nổi trội hơn sẽ được chọn làm hình (figure), đối lập
với yếu tố còn lại được chọn làm nền (ground). Ví dụ, trong câu: “Chiếc xe đâm vào cột
điện ven đường.” thì “chiếc xe” là hình, cịn “cột điện” sẽ là nền. Ngun lí tách biệt hình
và nền đã được nói đến từ lâu trong những nghiên cứu về cảm thụ thị giác của trường
phái tâm lí học Gestalt nổi tiếng và có liên quan chặt chẽ với những quá trình tri nhận
khơng gian của con người. Chẳng hạn, khi chúng ta ngắm nhìn một đối tượng nào đó của
thế giới xung quanh, xu hướng chung là chúng ta sẽ tách riêng nó ra, ý niệm hóa nó như
một hình nổi bật hơn hẳn về phương diện tri giác so với nền. Có một số nguyên tắc
gestalt về sự cảm nhận thị giác chi phối việc lựa chọn hình như ngun tắc đóng kín (các

đường viền của hình thường là khép kín), ngun tắc tiếp nối (hình thường là một tồn
thể khơng bị đứt qng), ngun tắc có khả năng di chuyển …
Cách tiếp cận thứ ba chủ yếu quan tâm đến mức độ thu hút sự chú ý (attentional)
của các yếu tố và các bình diện khác nhau của các sự tình. Ví dụ, trong câu: “Chiếc xe
đâm vào cột điện ven đường.” người nói chỉ tập trung miêu tả khúc đoạn nhỏ cuối cùng
của sự tình diễn ra, còn những giai đoạn trước khi xảy ra tai nạn thì khơng hề được người
nói chú ý đến (chẳng hạn chiếc xe bắt đầu ngoặt gấp ra sao, nó lao lên vỉa hè như thế
nào…). Với cách tiếp cận này, nhà ngôn ngữ học tri nhận tập trung khảo sát khái niệm
“khung” tức là một tập hợp tri thức mà người nói có được về một sự tình nào đó; khảo sát
việc người nói lựa chọn và nhấn mạnh những phương diện nhất định của các “khung” này
và ứng với nó là những biểu đạt ngơn ngữ khác nhau trong một ngôn ngữ (và không
giống nhau giữa các ngôn ngữ, mặc dù các kiểu “khung” cơ bản về nguyên tắc là có tính
phổ qt)… [16, 17-24]
Tuy nhiên dù tiếp cận ngơn ngữ theo cách nào thì chúng ta khơng thể khơng chú ý
đến một ngun lí hết sức cơ bản rằng ngôn ngữ học tri nhận nghiên cứu ngôn ngữ trong
mối quan hệ với con người – con người suy nghĩ, con người hành động (dĩ nhân vi
trung). Đối tượng của ngôn ngữ học tri nhận là ngôn ngữ tự nhiên của con người với tư


19

cách là một bộ phận cấu thành của nhận thức. Ngôn ngữ phản ánh mối tương tác giữa các
nhân tố tâm lí, giao tiếp, văn hóa và xã hội. Với tư cách là thành quả của trí tuệ con
người, ngơn ngữ và cấu trúc của nó chỉ rõ trí tuệ làm việc như thế nào. Cấu trúc của ngôn
ngữ phản ánh những tiêu chí chức năng dựa trên sự sử dụng ngôn ngữ như một công cụ
giao tiếp. Mặc dù các quan hệ giữa nhiều hình thái ngơn ngữ với ý nghĩa của chúng mang
tính võ đốn nhưng chúng thường mang tính biểu trưng. Với tư cách là phương tiện giao
tiếp giữa các thành viên của xã hội thì ngơn ngữ phản ánh nhiều bình diện của một nền
văn hóa nhất định. Cấu trúc của ngôn ngữ được cấu tạo bởi hai nhân tố quan trọng: nhân
tố bên trong, nghĩa là trí tuệ của cá thể người nói và nhân tố bên ngồi, nghĩa là nền văn

hóa chung cho nhiều người nói cùng một thứ tiếng. Ngơn ngữ học tri nhận là một bộ
phận của khoa học tri nhận và có mối liên hệ trực tiếp với tâm lí học, văn hóa học và thần
kinh học cũng như với nhân chủng học và triết học. [26, 41]

1.3. Mối liên hệ giữa tri giác và tri nhận
Giữa tri giác và tri nhận có một số mối liên hệ như sau:
Tri giác thuộc cấp độ cảm tính của q trình nhận thức, tri nhận là q trình xử lí
thơng tin, chế biến thông tin để tạo ra kiến thức, tri thức của con người.
Quan hệ tri nhận và tri giác là quan hệ nhân quả. Con người không thể tri nhận
được thế giới khách quan nếu khơng có những cứ liệu do tri giác cảm tính cung cấp.
Tri giác là một quá trình tâm lí phức tạp, phản ánh những thuộc tính riêng lẻ trong
đối tượng nhận thức, cung cấp những dữ liệu cảm tính làm cơ sở cho việc tri nhận vốn là
q trình xử lí thơng tin, truyền vào trong não dưới dạng một hình ảnh trọn vẹn hay cịn
gọi là biểu tượng tinh thần về đối tượng đã cho và có thể lưu lại trong trí nhớ con người.
Chẳng hạn con người sẽ khơng có được một hình ảnh tồn vẹn về trái cam nếu thị giác
khơng cung cấp những dữ liệu cảm tính về màu sắc, về hình khối, về cấu trúc nội tại; nếu
vị giác không cung cấp cứ liệu về vị… Quá trình tri nhận sẽ dùng chất liệu của một ngôn
ngữ cụ thể khái quát những cứ liệu cảm tính ấy để có một hình ảnh trọn vẹn và tổ chức
những mối liên hệ liên tưởng với những vật thể, những hiện tượng khác. [25, 91-94]
Ví dụ:

màu da cam, chất độc màu da cam …


20

1.4. Cơ chế tri nhận
Theo Từ điển Tiếng Việt [9] giảng nghĩa cơ chế là "cách thức theo đó một q
trình thực hiện".
Vậy cơ chế tri nhận chính là cách thức mà theo đó q trình tri nhận được thực

hiện. Cơ chế tri nhận của động từ tri giác là cách thức của q trình tri nhận thơng qua
các giác quan của con người được thể hiện trên chất liệu ngơn ngữ là các động từ tri giác.
1.5. Mơ hình tri nhận
Theo Từ điển Tiếng Việt [9] thì mơ hình là “hình thức diễn đạt hết sức gọn theo
một ngơn ngữ nào đó các đặc trưng chủ yếu của một đối tượng, để nghiên cứu đối tượng
ấy.”
Vậy mơ hình tri nhận là hình thức diễn đạt thu gọn, nêu lên các đặc trưng chủ yếu,
mô phỏng hoạt động của quá trình tri nhận. Mơ hình tri nhận của động từ tri giác là hình
thức diễn đạt thu gọn, mơ phỏng hoạt động của quá trình tri nhận của các động từ tri giác
với các đặc trưng chủ yếu.
Theo Trần Văn Cơ [25, 52-55], mơ hình tri nhận là một dạng đặc biệt của các quan
điểm khoa học, nó có nhiệm vụ tổ chức việc quan sát, gán cho việc quan sát một ý nghĩa
nào đó, tìm ra mối liên hệ giữa các yếu tố xuất phát từ những quan sát này, phát triển
những giả thuyết, dự đoán các sự kiện chưa được quan sát.
Mơ hình tri nhận có thể được hiểu như một ẩn dụ có cơ sở trong các quan sát và
kết luận được rút ra từ những quan sát đó, miêu tả thơng tin được phát hiện, lưu trữ và sử
dụng như thế nào.
Mơ hình tri nhận cũng như những mơ hình khác của khoa học ý niệm là kết quả
của quan sát nhưng ở mức độ nhất định chính chúng là nhân tố quyết định của sự quan
sát.
Mơ hình tri nhận mang tính chất ẩn dụ. Những mơ hình về các hiện tượng của tự
nhiên là những tư tưởng trừu tượng có được nhờ ở khả năng suy lí có cơ sở trong sự quan
sát.


21

1.6. Khung tri nhận
“Khung” là thuật ngữ được phổ biến rất rộng rãi khơng chỉ trong các nghiên cứu
về trí tuệ nhân tạo mà còn trong xã hội học, tâm lí học và ngơn ngữ học. Dưới dạng

chung nhất khung là phương thức lưu trữ các biểu tượng trong bộ nhớ. Nó tương ứng với
những khái niệm như “sơ đồ” trong tâm lí học tri nhận, những “mối liên hệ liên tưởng”,
“trường ngữ nghĩa”, “cảnh”, “mơ hình tri nhận”.
Khung là đơn vị của tri thức được tổ chức xung quanh một khái niệm nào đó và
chứa đựng những dữ liệu về cái cơ bản, cái điển hình và cái khả dĩ đối với khái niệm đó.
Khung cho biết cụ thể cái gì là đặc trưng và điển hình trong một nền văn hóa nhất định,
cái gì khơng phải thế. Khung đặc biệt quan trọng đối với những tình tiết nhất định của
mối tương tác xã hội. Khung tổ chức sự thơng hiểu của chúng ta đối với thế giới nói
chung đồng thời tổ chức cả hành vi thường nhật của chúng ta. Với cách tiếp cận này thì
khung là cấu trúc của những dữ liệu để biểu tượng một tình huống đơn giản. Khung kể
chuyện là cái sườn của những câu chuyện điển hình, của những lới giải thích và chứng
minh cho phép người nghe kết cấu cái khung chủ đề đầy đủ. Loại khung này chứa đựng
sự thỏa ước về việc làm sao có thể thay đổi được trung tâm của sự chú ý, về các nhân vật
chính, về các hình thức của cốt truyện, về sự phát triển của hành động… Liên quan với
mỗi khung có các dạng của thơng tin về việc sử dụng nó, về chuyện phải chờ đợi sau đó,
phải làm gì nếu như sự chờ đợi khơng được khẳng định. [25, 144-145]
Theo Fillmore thì khung ngữ nghĩa là “hệ thống ý niệm liên quan với nhau theo
cái cách mà để hiểu bất kỳ một ý niệm nào trong số đó chúng ta phải hiểu cái cấu trúc
tồn thể mà ý niệm đó ăn khớp với”. [35, 111]
Chẳng hạn, một ý niệm như “tay” không thể xác định được nếu thiếu vắng lĩnh
vực “thân thể”; cũng không thể xác định được một ý niệm như “con” mà bỏ qua khung
“bố mẹ”. Và một ý niệm như “weekend” khơng thể hiểu được nếu khơng có những tri
thức nền về dương lịch (chia ra 7 ngày đêm) và những quy ước văn hóa (chia ra ngày làm
việc và ngày nghỉ). [16, 26]
Theo Lý Toàn Thắng, mỗi đơn vị ngôn ngữ đều gợi ra một khung ngữ nghĩa. Do
vậy, ý nghĩa của một đơn vị ngôn ngữ phải được xác định có tính đến cả “ý niệm” lẫn


22


“khung”. Những sự khác biệt ngữ nghĩa xuyên ngôn ngữ thường hay liên quan đến thơng
tin được cụ thể hóa trong khung hơn là cấu trúc nội tại của ý niệm hình bóng. [16, 26-27]
Khung có thể tạo ra một tổ chức đặc biệt của tri thức. Nó tạo thành điều kiện sơ bộ
cần thiết của năng lực chúng ta nhằm tới chỗ hiểu những từ có liên quan chặt chẽ với
nhau. Khung cũng có thể là một cấu trúc ý niệm phức tạp. Khung có thể chứa đựng
những khung nhỏ với những tình tiết đơn giản hơn gọi là “cảnh”.

1.7. Ẩn dụ ý niệm
Những ý niệm chi phối tư duy của chúng ta không đơn thuần là sản phẩm của trí
tuệ. Chúng ảnh hưởng đến hoạt động thường nhật của chúng ta đến tận những chi tiết tầm
thường nhất. Ý niệm của chúng ta cấu trúc hóa cảm giác, hành vi, quan hệ của chúng ta
với những người khác. Đồng thời hệ thống ý niệm của chúng ta đóng vai trò trung tâm
trong việc xác định những thực thể của đời sống thường nhật. Giả sử hệ thống ý niệm của
chúng ta ở mức độ đáng kể là mang tính ẩn dụ thì lúc đó cái mà chúng ta suy nghĩ, cái mà
chúng ta biết được thông qua kinh nghiệm và cái mà chúng ta làm hàng ngày đều có quan
hệ trực tiếp nhất với ẩn dụ.
Song thơng thường hệ thống ý niệm không được ý thức. Đa số những việc nhỏ
nhặt mà chúng ta làm hàng ngày chúng ta đơn giản là không nghĩ đến và chúng ta làm
những việc ấy một cách ít nhiều tự động theo những sơ đồ nhất định. (Những sơ đồ ấy là
như thế nào thì chúng ta khơng rõ.) Một trong những phương thức nghiên cứu nó là quan
sát những đặc điểm hành chức của ngôn ngữ. Do chỗ giao tiếp dựa trên cơ sở hệ thống ý
niệm được sử dụng cả trong tư duy, cả trong hoạt động nên ngôn ngữ là nguồn dữ liệu
quan trọng trong hệ thống này.
Dựa trên những hiện tượng của riêng ngôn ngữ, chúng ta xác định rằng phần lớn
hơn của hệ thống ý niệm thường nhật của chúng ta về thực chất là mang tính ẩn dụ. Bản
chất của ẩn dụ là cái cấu trúc hóa tri giác, tư duy và hoạt động của chúng ta. [39], [27]
Một trong những cơ chế ý niệm cấu trúc hố ngơn ngữ thường xun nhất chính là
ẩn dụ ý niệm. Trong ẩn dụ ý niệm, cấu trúc của miền được cho sẵn (miền nguồn) được
ánh xạ lên trên một cái khác (miền đích) dẫn đến kết quả được tường giải và được hiểu
trong khuôn khổ những điều kiện đặt ra của cái thứ nhất. Trong “Love is a Journey” (Yêu



×