Tải bản đầy đủ (.pdf) (154 trang)

Vai trò của báo chí ngành giáo dục và đào tạo trong thời kỳ đổi mới khảo sát trên báo giáo dục thời đại, tạp chí giáo dục, mạng giáo dục edu net từ năm 2001 2005 luận văn th

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 154 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HOC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------oOo------------

Nguyễn Xuân Đức

VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ NGÀNH GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI
(Khảo sát trên Báo Giáo dục & Thời đại, Tạp chí Giáo dục, mạng giáo
dục Edu.Net từ năm 2001-2005)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH - 2006


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA BÁO CHÍ
-----oOo-----

Nguyễn Xuân Đức

VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ NGÀNH GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI
(Khảo sát trên Báo Giáo dục & Thời đại, Tạp chí Giáo dục, mạng giáo
dục Edu.Net từ năm 2001-2005)

Chuyên ngành: Báo chí
Mã số:


60.32.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BÁO CHÍ
Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Đăng Thao

TP.HỒ CHÍ MINH – 2006


LỜI CAM ĐOAN
TƠI XIN CAM ĐOAN ĐÂY LÀ CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
CỦA RIÊNG TÔI. NỘI DUNG, KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRONG
LUẬN VĂN NÀY LÀ QUÁ TRÌNH LAO ĐỘNG KHOA HỌC NGHIÊM
TÚC CỦA BẢN THÂN VÀ CHƯA TỪNG CÔNG BỐ TRONG BẤT KỲ
PHƯƠNG TIỆN, CHƯƠNG TRÌNH NÀO KHÁC.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
NGUYỄN XUÂN ĐỨC


LỜI CẢM ƠN
EM XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN CÁC THẦY, CƠ GIÁO
KHOA BÁO CHÍ – TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ
NHÂN VĂN, ĐH QUỐC GIA-HÀ NỘI ĐÃ DẠY DỖ VÀ GIÚP ĐỠ
EM TRONG NHỮNG NĂM QUA, CÁM ƠN CÁC THẦY CƠ GIÁO
PHỊNG SAU ĐẠI HỌC-TRƯỜNG ĐH KHXH&NV TP.HỒ CHÍ MINH
ĐÃ TẠO MỌI ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI CHO EM TRONG QUÁ
TRÌNH HỌC TẬP TẠI TRƯỜNG.
ĐẶC BIỆT, EM XIN GỬI LỜI CẢM ƠN CHÂN THÀNH VÀ
TRI ÂN SÂU SẮC TỚI TS.TRẦN ĐĂNG THAO,NGƯỜI ĐÃ TẬN
TÌNH, NGHIÊM KHẮC HƯỚNG DẪN,TẠO NHIỀU ĐIỀU KIỆN
THUẬN LỢI GIÚP ĐỠ EM TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN

LUẬN VĂN NÀY.
XIN CẢM ƠN NGƯỜI THÂN, CÁC ANH CHỊ, BẠN BÈ
ĐỒNG NGHIỆP TRONG CƠ QUAN, CÁC BẠN SINH VIÊN… ĐÃ
HỖ TRỢ, DÀNH THỜI GIAN GÓP Ý VÀ ĐỘNG VIÊN TÁC GIẢ
LUẬN VĂN.
TP.HỒ CHÍ MINH, NGÀY 08 THÁNG 11 NĂM 2006
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
NGUYỄN XUÂN ĐỨC


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính thời sự và lý do chọn đề tài ............................................................ 1
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn........................................... 4
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn ....................................................... 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 7
5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 8
6. Lịch sử nghiên cứu đề tài........................................................................ 9
7. Kết cấu nội dung của luận văn.............................................................. 10
CHƯƠNG MỘT: BÁO CHÍ CỦA NGÀNH GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI
I . Công cuộc đổi mới đất nước và đổi mới sự nghiệp GD&ĐT .................... 11
1. Công cuộc đổi mới đất nước........................................................... 11
1.1 Đổi mới – Một quyết sách sáng tạo, hợp quy luật phát triển .... 11
1.2 Kết quả đổi mới nhìn từ đỉnh cao 2001-2005............................ 15
2. Đổi mới sự nghiệp GD&ĐT.............................................................. 20
2.1 Đổi mới triết lý giáo dục............................................................ 20
2.2 Đổi mới chính sách, nội dung, chương trình giáo dục .............. 24
II. Báo chí của ngành GD&ĐT thời kỳ đổi mới....................................... 29
1. Báo ngành, một đặc thù của báo chí Việt Nam ............................... 29

2. Hệ thống báo chí của ngành GD&ĐT ............................................. 34
2.1 Báo Giáo dục & Thời đại .......................................................... 34
2.2 Tạp chí Giáo dục ....................................................................... 39
2.3 Mạng giáo dục Edu.Net ..............................................................43


CHƯƠNG HAI: VAI TRỊ CỦA BÁO CHÍ NGÀNH GD&ĐT – NHỮNG
THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ
I. Vai trị của báo chí ngành giáo dục trong sự nghiệp đổi mới giáo dục ........... 49
1. Khắc họa bức tranh tổng thể về sự nghiệp GD&ĐT Việt Nam ....... 49
2. Góp phần giáo dục tư tưởng, nâng cao dân trí, phát hiện và bồi
dưỡng nhân tài ...................................................................................... 57
3. Phát hiện những yếu kém tồn tại trong hoạt động giáo dục ............. 62
4. Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả GD&ĐT ...... 68
5. Cung cấp thông tin giáo dục các nước trên thế giới ......................... 73
II. Những hạn chế của báo chí ngành GD&ĐT ......................................... 79
2.1 Về nội dung................................................................................ 79
2.2 Về hình thức .............................................................................. 84
2.3 Về hiệu quả tuyên truyền........................................................... 88
2.4 Nguyên nhân của những hạn chế .............................................. 92
CHƯƠNG BA: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG, HIỆU QUẢ TUYÊN TRUYỀN CỦA BÁO CHÍ NGÀNH
GD&ĐT
I. Đổi mới nội dung, hình thức các ấn phẩm báo chí ngành GD&ĐT .........98
Về nội dung.............................................................................. 98
Về hình thức........................................................................... 109
Về cơng tác phát hành, quảng cáo ......................................... 114
II. Đầu tư cho yêu cầu làm báo hiện đại.................................................. 120
1. Về đội ngũ....................................................................................... 120
2. Cơ sở vật chất ................................................................................. 124

3. Bộ máy tịa soạn.............................................................................. 126
III. Cần có chính sách thỏa đáng cho báo chí của ngành......................... 131


1. Có cơ chế thích hợp ........................................................................ 131
2. Có chế độ, chính sách thỏa đáng .................................................... 132
KẾT LUẬN ................................................................................................... 135
TÀI LIỆU THAM KHẢO


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính thời sự và lý do chọn đề tài.
Trong thời đại bùng nổ thơng tin và tồn cầu hóa hiện nay, vai trị
của báo chí ngày càng trở nên quan trọng. Chính phủ và các cơ quan cơng
quyền thường xem báo chí là kênh thơng tin chủ yếu để lắng nghe, ghi
nhận các phản biện xã hội về những chủ trương, quyết sách đã triển khai;
những bất cập trong công tác quản lý điều hành để kịp thời bổ sung, điều
chỉnh và giải quyết. Người dân xem báo chí như “chỗ dựa đáng tin cậy” để
bày tỏ tâm tư, nguyện vọng và hiến kế xây dựng, phát triển đất nước. Trong
thực tế, đa phần xã hội đang nói theo báo, nghe theo báo và làm theo báo.
Là ngọn cờ trên mặt trận tư tưởng - văn hóa, báo chí ngày càng thể hiện sức
mạnh vượt trội trong việc tạo lập dư luận và định hướng dư luận.
Ngay từ lúc khởi lập tuyên ngôn quy tắc nghề nghiệp của mình, tổ
chức báo chí quốc tế OIJ (Organization of International Journal) đã đĩnh
đạc cơng bố: “Báo chí là của cải của xã hội chứ không phải sản phẩm thông
thường. Điều ấy cũng có nghĩa nhà báo chịu trách nhiệm trước cộng đồng
xã hội về những gì mà mình loan tin”. Nhân loại cũng không kiệm lời để
sùng tụng: “báo chí là quyền lực thứ tư”, “báo chí là nữ hồng của thế
giới”, “báo chí tạo dư luận, tạo phong tục, tạo luật pháp”. Luật báo chí của
ta cũng khẳng định: “Báo chí ở nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ
quan ngôn luận của các tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội; là
diễn đàn của nhân dân”. [1, 19]
Nhờ có cơng cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, báo
chí Việt Nam trong những năm qua đã có bước tiến nhảy vọt về chất lượng
và số lượng. Từ vài chục cơ quan báo chí trong ngày đầu giành chính
1


quyền, đến nay cả nước đã có “trên 500 cơ quan báo chí với gần 700 ấn
phẩm báo chí, 02 đài phát thanh và truyền hình quốc gia, hơn chục đài phát
thanh và truyền hình khu vực, 64 đài phát thanh, truyền hình ở các tỉnh,
thành phố. Số lượng báo chí điện tử phát triển mạnh mẽ cùng với các nhà
cung cấp dịch vụ Internet tạo nên một mạng thông tin báo chí điện tử sơi
động có sức thu hút hàng triệu lượt người truy cập hàng ngày. Đội ngũ
những người làm báo phát triển nhanh chóng, từ 300 người trong kháng
chiến chống Pháp lên hơn 15.000 hội viên nhà báo hiện nay, chưa kể hàng
nghìn người mới tham gia đội ngũ báo chí nhưng chưa đủ điều kiện gia
nhập Hội nhà báo Việt Nam...”.[2, 44].
Trong những năm qua, báo chí nước ta đã tập trung tun truyền một
cách có hiệu quả nhiều sự kiện quan trọng trong đời sống chính trị, kinh tế
xã hội của đất nước, trong đó nổi bật nhất là họat động tuyên truyền về sự
nghiệp đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo. Công cuộc đổi mới nếu
tính từ cột mốc Đại hội lần thứ VI của Đảng (1986), đến nay đã trải qua 20
năm. Khác với 20 năm trước, khi công cuộc đổi mới khởi đầu như một sự
bung ra, phá bỏ các trói buộc, rào cản phi lý để trở về với những quy luật
tất yếu của kinh tế thị trường, nhờ đó sản xuất phục hồi và phát triển, kinh
tế khởi sắc, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng cao.
Trong thế giới tồn cầu hóa ngày nay, sự khác biệt và chênh lệch lớn
giữa các nền kinh tế là trí tuệ và thơng tin. Năng lực cạnh tranh được quyết

định chủ yếu bởi trí tuệ chứ khơng phải cơ bắp. Do vậy sự lựa chọn đầu
tiên của các quốc gia trong quá trình phát triển vẫn là giáo dục đào tạo và
khoa học công nghệ. Ở ta, giáo dục đào tạo hiện đang là vấn đề thu hút sự
quan tâm đặc biệt của xã hội. Giáo dục và đào tạo đồng thời cũng là vấn đề
nhạy cảm vì nó liên quan đến quyền lợi học tập của tất cả mọi gia đình.
Việc nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục đào tạo nhằm phục vụ tốt hơn

2


cho yêu cầu phát triển, đổi mới đất nước, tiến tới xây dựng xã hội Việt
Nam “công bằng, dân chủ, văn minh” đang là vấn đề thời sự nóng bỏng.
Báo chí với tư cách là cơng cụ tun truyền đắc lực các chủ trương
chính sách của Đảng và Nhà nước đã dành một dung lượng không nhỏ
phản ánh, thông tin kịp thời mọi mặt của đời sống giáo dục. Đặc biệt, hệ
thống báo chí của ngành Giáo dục đào tạo (Báo Giáo dục & Thời đại, Tạp
chí Giáo dục, Mạng giáo dục Edu.Net…) trong nhiều năm qua đã không
ngừng đổi mới để phục vụ tốt hơn yêu cầu ngày càng cao của bạn đọc. Bức
tranh tổng thể về diện mạo của giáo dục đào tạo nước nhà được hiện ra rõ
nét hơn, đầy đủ hơn, bản chất hơn… thông qua hệ thống báo chí của ngành
GD&ĐT. Tuy nhiên, nỗ lực của đội ngũ những người làm báo ngành giáo
dục vẫn chưa thể thỏa mãn nhu cầu ngày càng đa dạng và “khó tính” của
cơng chúng. Báo chí của ngành GD&ĐT bên cạnh những đóng góp to lớn
vào q trình đổi mới giáo dục vẫn còn bộc lộ những hạn chế nhất định.
Đánh giá lại hệ thống báo chí ngành giáo dục để có những chiến lược
đổi mới, đáp ứng tốt hơn nhu cầu thông tin đa dạng của bạn đọc, cung cấp
thông tin đầy đủ, khách quan, công bằng về những nỗ lực đổi mới giáo dục
đào tạo, về hình ảnh người thầy trong thời kỳ mới… là vấn đề hết sức cấp
thiết đối với mỗi cơ quan báo chí của ngành.
Tác giả luận văn may mắn có cơ hội được trưc tiếp tham gia vào

công tác tổ chức nội dung cho các ấn phẩm của Báo Giáo dục & Thời đại,
cơ quan ngơn luận chính thống của Bộ GD&ĐT từ năm 2000, và liên tục
cho đến nay là tròn 6 năm, bản thân tôi tự ý thức được rằng nội dung thông
tin và cách thức chuyển tải thông tin là khâu hết sức quan trọng trong quy
trình làm báo. Chính vì vậy đối với tơi, đây là đề tài trăn trở để nghiên cứu
với nhiều thuận lợi cũng như khó khăn về thực tế cơng việc được giao.

3


Qua nghiên cứu này, hi vọng từ đây luận văn sẽ có một phần đóng
góp vào việc nâng cao chất lượng, hiệu quả tuyên truyền của báo chí ngành
GD&ĐT trong thời kỳ đổi mới. Đồng thời, từ đây cũng sẽ là căn cứ giúp
cho lãnh đạo các cơ quan báo ngành và lãnh đạo Bộ GD&ĐT tham khảo
nhằm đưa ra hướng đổi mới tồn diện hệ thống báo chí của ngành, xây
dựng báo chí ngành GD&ĐT trở thành tập đồn báo chí hiện đại, góp phần
quan trọng thực hiện thắng lợi mục tiêu “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực,
bồi dưỡng nhân tài”.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn.
Hi vọng luận văn này sẽ có ít nhiều đóng góp cho lý luận báo chí
chuyên ngành - một loại hình báo chí đặc thù của Việt Nam, những kết quả
nghiên cứu bước đầu và những đề xuất của luận văn sẽ giúp ích phần nào
cho những người trực tiếp tham gia tổ chức nội dung, hình thức các ấn
phẩm báo chí ngành GD&ĐT.
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là nguồn tư liệu có hệ thống, có cơ
sở khoa học cho những ai quan tâm đến hoạt động báo chí của ngành
GD&ĐT. Luận văn có thể dùng làm nguồn tài liệu tham khảo cho các nhà
hoạch định chính sách, các cấp quản lý giáo dục quan tâm đến công tác
truyền thông của ngành, đồng thời là nguồn tư liệu tham khảo hữu ích cho
đội ngũ những người làm báo giáo dục.

Hoạt động thực tiễn của báo chí ngành GD&ĐT trong những năm
qua cho thấy bên cạnh những thành tựu đạt được, vẫn cịn khơng ít hạn chế.
Một trong những hạn chế dễ nhận diện là quy mơ, tính chun nghiệp và
hiện đại của báo chí ngành giáo dục chưa phát triển tương xứng với vị thế
của lĩnh vực mang tầm “quốc sách hàng đầu”. Đội ngũ phóng viên, biên tập
viên phần lớn xuất thân từ nhà giáo hoặc tốt nghiệp các trường sư phạm, ít

4


được đào tạo báo chí chuyên nghiệp, phần lớn làm việc theo kinh nghiệm
và sự trưởng thành về chính trị theo thời gian… Có thể đây là một trong
những nguyên nhân khiến chất lượng nội dung và hình thức các ấn phẩm
báo chí ngành GD&ĐT chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của ban
đọc. Tư duy bao cấp vẫn còn bao trùm trong đội ngũ những người làm báo
ngành do thị trường báo chí phần nào được bảo hộ trong hệ thống nhà
trường. Báo ngành ít bị cạnh tranh và bạn đọc báo ngành cũng tương đối
“dễ tính” (phần lớn kinh phí đặt mua báo ngành từ ngân sách nhà nước).
Do vậy luận văn này một mặt đánh giá khách quan, đầy đủ vai trị của báo
chí ngành giáo dục trong thời kỳ đổi mới, những thế mạnh, đặc trưng và
bản sắc riêng của mỗi ấn phẩm báo ngành, đồng thời cũng khách quan chỉ
ra những yếu kém cần khắc phục.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn.
Nghiên cứu đề tài này với mục đích đem lại một cái nhìn tổng thể về
bức tranh báo chí của ngành GD&ĐT, về vai trị của báo chí ngành giáo
dục trong thời kỳ đổi mới. Trên cơ sở khảo sát nội dung thể hiện qua tin,
bài, chuyên mục trên các ấn phẩm của báo GD&TĐ, tạp chí Giáo dục,
mạng giáo dục Edu.Net từ năm 2001-2005 để đưa ra những phân tích, đánh
giá và đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả tuyên
truyền của báo chí ngành GD&ĐT.

Luận văn đi sâu nghiên cứu cách thức tổ chức hệ thống các chuyên
mục trên các ấn phẩm của báo chí ngành GD&ĐT, những nội dung cơ bản
mà hệ thống báo chí giáo dục chuyển tải tới bạn đọc, những đặc trưng, thế
mạnh cũng như bản sắc riêng của báo chí giáo dục so với các loại hình báo
chí khác, đồng thời nhấn mạnh vai trị của báo chí giáo dục trong việc
tuyên truyền các chủ trương lớn của Đảng, nhà nước về GD&ĐT, những
chiến lược, quyết sách của ngành về đổi mới nội dung chương trình giáo
5


dục, đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
Bên cạnh đó luận văn cịn chỉ ra những đóng góp của hệ thống báo ngành
trong việc cung cấp kiến thức về lĩnh vực giáo dục & đào tạo (từ bậc học
mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông đến đại học…),
nhấn mạnh vai trị cầu nối của báo chí ngành giáo dục như một diễn đàn
rộng rãi cho giáo viên và các nhà quản lý giáo dục trao đổi, chia sẻ và hiến
kế chấn hưng sự nghiệp giáo dục nước nhà, đặc biệt là sự cổ vũ của báo chí
giáo dục trong việc phát hiện và nhân rộng những mơ hình mới, điển hình
tiên tiến, phát hiện đào tạo và bồi dưỡng nhân tài…
Ngồi ra, luận văn cũng đi sâu phân tích những yếu kém, tồn tại của
báo chí ngành giáo dục, những thay đổi chậm chạp trong cách thức tuyên
truyền, nội dung và hình thức các ấn phẩm, sự nghèo nàn thơng tin về kinh
tế chính trị và các lĩnh vực khác, đặc biệt là “tính chiến đấu” của báo chí
giáo dục chưa cao. Trên các báo ngành, phần lớn vẫn là các bài viết minh
họa chủ trương của ngành, ít có những bài viết hay, có tính phản biện hoặc
đề xuất những giải pháp cụ thể về những vấn đề đặt ra của giáo dục nói
riêng, kinh tế xã hội nói chung, thơng tin chậm cập nhật và hình thức thể
hiện thiếu hấp dẫn…
Để đạt được mục đích trên, luận văn sẽ thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu các quan điểm chỉ đạo của Đảng và nhà nước, của

ngành về đổi mới giáo dục đào tạo, đổi mới họat động báo chí trong
thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc đổi mới giáo dục đào tạo và việc
đổi mới hệ thống báo chí của ngành giáo dục.
- Thu thập tài liệu, nghiên cứu phân tích các bài viết, khảo sát thực
tế họat động báo chí của các cơ quan báo chí trực thuộc ngành
GD&ĐT quản lý.

6


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hệ thống các cơ quan báo chí
ngành giáo dục đào tạo, bao gồm Báo Giáo dục & Thời đại, Tạp chí Giáo
dục, mạng giáo dục Edu.Net và hoạt động thực tế của các cơ quan này.
Ngoài ra, luận văn cũng tham khảo một số ấn phẩm báo chí liên quan đến
giáo dục nhưng khơng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ GD&ĐT để
so sánh, tham chiếu. Hiện tại ngoài các cơ quan báo chí chính thức của Bộ
GD&ĐT có khoảng trên dưới 10 tờ báo của các ban ngành, đoàn thể, hội
nghề nghiệp có nội dung chuyên sâu về giáo dục như Khuyến học và dân
trí, Giáo dục TP.Hồ Chí Minh, Tia sáng, Trí tuệ, Giáo chức Việt Nam, Thế
giới trong ta…và hầu hết các cơ quan báo chí, phát thanh truyền hình của
Trung ương và địa phương đều có chuyên trang, chuyên mục về GD&ĐT.
Điều này cho thấy tầm quan trọng của lĩnh vực này trong đời sống xã hội
cũng như mức độ quan tâm đến giáo dục của đông đảo độc giả.
Phạm vi nghiên cứu là khảo sát trên Báo Giáo dục & Thời đại, tạp
chí Giáo dục, mạng giáo dục Edu.Net trong khoảng thời gian 5 năm (2001
– 2005). Sở dĩ chúng tôi chọn phạm vi nghiên cứu trong khoảng thời gian
này bởi những lý do sau:
- Năm 2001-2005 là giai đoạn kết thúc 5 năm đầu của chiến lược

phát triển giáo dục đào tạo 2001-2010 đã được Chính phủ phê duyệt,
đồng thời cũng là giai đoạn thực hiện nghị quyết ĐH Đảng lần thứ
IX, chuẩn bị tiền đề cho cho ĐH X và tổng kết 20 năm đổi mới.
- Năm 2001 cũng là năm bắt đầu triển khai Nghị quyết số 40 của
Quốc hội và chỉ thị số 14 ngày 11.6.2001 của Chính phủ về đổi mới
chương trình giáo dục phổ thông và cũng là năm học mở đầu của
thập niên (2001-2010) thực hiện phổ cập THCS (theo tinh thần Nghị
Quyết 41 của Quốc hội và chỉ thị số 61 của Bộ Chính trị. Bắt đầu
triển khai quy hoạch mạng lưới trường ĐH, CĐ.
7


- Báo Giáo dục Thời đại bắt đầu thực hiện giai đoạn cải tiến mới.
Báo tăng từ 12 trang lên 16 trang với những chuyên mục mới phục
vụ bạn đọc. Cũng bắt đầu từ năm 2001 báo chính thức in và phát
hành cùng lúc tại 3 vùng trong cả nước (Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM)
và khai trương Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng, Cần Thơ.
- Tạp chí Giáo dục được tổ chức sắp xếp lại trên cơ sở sáp nhập Tạp
chí Nghiên cứu Giáo dục và Tạp chí Đại học & giáo dục chuyên
nghiệp theo chủ trương của Chính phủ. 2001 là năm chính thức ra
mắt Tạp chí Giáo dục bộ mới.
- Mạng giáo dục Edu.Net (Education Network - cổng thơng tin điện
tử Bộ GD&ĐT) chính thức được lãnh đạo Bộ GD&ĐT bấm nút khai
trương

với

các

địa


chỉ

truy

cập:

www.edu.net.vn



www.moet.gov.vn. Cổng thông tin do Trung tâm Tin học thiết kế và
xây dựng với sự hỗ trợ tác nghiệp từ các vụ, các đơn vị trực thuộc Bộ
với mục tiêu tin học hóa hoạt động hành chính tại Bộ GD&ĐT tiến
tới chính phủ điện tử…
5. Phương pháp nghiên cứu.
Luận văn được hình thành dựa trên cơ sở những quan điểm, hệ
thống lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về cơng tác
báo chí, giáo dục & đào tạo, những chủ trương, nghị quyết của Đảng và
Nhà nước cũng như quan điểm chỉ đạo của các cấp quản lý về các lĩnh vực
trên. Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích, thống kê, khảo
sát thực tiễn và thăm dị dư luận xã hội thơng qua hình thức trao đổi và
phỏng vấn. Công tác thu thập tài liệu được thực hiện dưới dạng ghi chép,
thống kê, quan sát trực tiếp, cập nhật số liệu qua báo chí, qua các website
và các hội nghị, hội thảo khoa học.

8


Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh đối chiếu, trong

đó chủ yếu thực hiện bằng phương pháp quy nạp có kết hợp phương pháp
loại suy để rút ngắn thời gian nghiên cứu mà vẫn đảm bảo tính logic và
khoa học.
Ngồi ra, luận văn cịn kế thừa những thành quả nghiên cứu của
một số khóa luận tốt nghiệp và luận văn đã có trước đây về hoạt động của
báo chí ngành GD&ĐT. Tuy nhiên, những cơng trình khoa học đã có trước
đó chỉ mang tính chất nghiên cứu đơn lẻ về nội dung tuyên truyền của một
tờ báo, một chương trình phát thanh truyền hình cụ thể, cịn đi sâu nghiên
cứu tổng thể về hệ thống báo chí ngành giáo dục và vai trị của nó trong
thời kỳ đổi mới thì đây có lẽ là cơng trình đầu tiên.
6. Lịch sử nghiên cứu đề tài.
Ở nước ta, hoạt động nghiên cứu vai trị của báo chí ngành nói
chung, báo chí ngành GD&ĐT nói riêng cịn là vấn đề mới. Trước đó, đã
có khoảng trên dưới 10 khóa luận tốt nghiệp của SV khoa Báo chí trường
ĐH KHXH&NV Hà Nội, Phân viện Báo chí tuyên truyền nghiên cứu về
tuyên truyền đổi mới giáo dục trên Báo Giáo dục & Thời đại, hoạt động
truyền thông quan hệ công chúng của Bộ GD&ĐT nước ta…Tuy nhiên
những nghiên cứu này chỉ mang tính chất mơ tả các vấn đề của giáo dục
được báo chí của ngành đăng tải hoặc đưa ra những khảo sát sơ bộ về hoạt
động truyền thông của Bộ GD&ĐT một cách đơn lẻ mà chưa xem xét nó
trong tổng thể hệ thống báo chí ngành GD&ĐT.
Ở nước ta, thực tế đang tồn tại một hệ thống báo chí chuyên ngành
do các Bộ, ngành quản lý. Tuy vậy những nghiên cứu về mặt lý luận và
thực tiễn báo ngành ở Việt Nam rất ít ỏi nếu khơng muốn nói là “cịn bỏ
ngỏ”. Chính vì vậy, chúng tơi mạnh dạn nghiên cứu đề tài này và hi vọng

9


sẽ bước đầu gợi mở những hướng nghiên cứu tiếp theo, sâu hơn về một hệ

thống báo chí đặc thù chỉ có ở Việt Nam: báo ngành! Qua đi sâu khảo sát,
tìm hiểu cơ sở lý luận và tổng kết thực tiễn hoạt động báo chí ngành
GD&ĐT, ngồi việc rút ra những bài học kinh nghiệm cho quá trình làm
báo của bản thân, chúng tôi cũng mạnh dạn đề xuất những giải pháp cụ thể
nhằm xây dựng hệ thống báo chí ngành GD&ĐT trở thành một tập đồn
báo chí mạnh, có khả năng cạnh tranh và đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày
càng cao của công chúng.
7. Kết cấu của luận văn.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm ba chương và danh
mục tài liệu tham khảo.
Chương I:

Báo chí ngành Giáo dục & Đào tạo trong thời kỳ đổi mới.

Chương II: Vai trị của báo chí ngành GD&ĐT - Những thành tựu và hạn
chế.
Chương III: Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả tuyên
truyền của báo chí ngành GD&ĐT.

10


CHƯƠNG MỘT
BÁO CHÍ CỦA NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI
I.

CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC VÀ ĐỔI MỚI SỰ
NGHIỆP GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO


1. Công cuộc đổi mới đất nước.
Đổi mới – Một quyết sách sáng tạo, hợp quy luật phát triển.
Công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, nếu kể từ
Đại hội lần thứ VI của Đảng (1986), đến nay đã trải qua 20 năm. 20 năm
đổi mới có thể được nhìn nhận là 20 năm phấn đấu của tồn thể dân tộc ta
trên những chặng đường quanh co, gian khổ thậm chí chưa có tiền lệ để
thực hiện các quyền tự do, dân chủ, thực hiện điều mà bác Hồ đã từng ấp ủ.
Cơng cuộc đổi mới từ khốn 10 trong nông nghiệp, xé rào trong
doanh nghiệp nhà nước, bỏ “ngăn sông cấm chợ” trong thương nghiệp, bỏ
độc quyền ngoại thương cho đến luật doanh nghiệp, việc bỏ giấy phép con,
cải cách hành chính một cửa, một dấu, cho phép các thương nhân được
xuất khẩu, tư nhân được đầu tư vào giáo dục, xuất hiện cạnh tranh…là một
quá trình dài, liên tục từng bước mở rộng các quyền tự do của người dân đã
được khẳng định long trọng trong hiến pháp nhưng đã bị nhà nước “cầm
nhầm” “giữ hộ” quá lâu. “Từ việc cấp giấy phép đánh máy chữ, cấp giấy
phép bán báo rong có kỳ hạn đến việc Thủ tướng cơng nhận người dân có
quyền được thơng tin, việc chất vấn các thành viên Chính phủ trước Quốc
hội được truyền hình trực tiếp và báo chí cơng bố ý kiến của cử tri đánh giá
11


trả lời của các bộ trưởng... là một bước tiến theo một hướng khác, không
kém phần quan trọng của đổi mới: đó là thực hiện các quyền tự do ngơn
luận, tự do báo chí, tự do lập hội để góp phần cải cách bộ máy hành chính
quan liêu khỏi các căn bệnh tham nhũng, bất lực, tư lợi. Đó là những cải
cách đúng hướng cần được đẩy tới trên con đường phát triển”. [3, 51].
Đối với nhân dân ta, khái niệm “đổi mới” thật ra không phải là điều
xa lạ. Từ những năm đầu thế kỷ trước, một số nhân sĩ yêu nước của ta đã
từng đề xướng thuyết duy tân, mà theo đứng ngữ nghĩa là đổi mới. Bác Hồ
trong các bài viết và bài nói chuyện của mình cũng đã nhiều lần dùng từ đổi

mới. Tuy nhiên đến những năm 1970 và đầu 1980, khi mà tình hình kinh tế
xã hội của nước ta ngày càng lún sâu vào khó khăn, khủng hoảng, hai từ
“đổi mới” được đưa ra với nội hàm mới, đã lập tức trở thành việc mới lạ,
làm cho xã hội đặc biệt quan tâm, dù đổi mới lúc đó chủ yếu mới tập trung
vào lĩnh vực quản lý kinh tế. Đến đại hội lần thứ VI của Đảng, đổi mới
được đề cập một cách toàn diện và trở thành đường lối chiến lược của
Đảng.
Việc xác định đúng mục tiêu của đổi mới có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng. Từ việc khẳng định chúng ta “đổi mới nhưng không đổi màu”, “đổi
mới nhưng không đổi hướng”, “đổi mới nhất quán chứ không nửa vời”,
“hội nhập mà khơng hịa tan”…, Đảng ta đã đi tới xác định trong các văn
kiện chính thức của Đảng rằng: “Đổi mới là yêu cầu bức thiết của sự
nghiệp cách mạng, là vấn đề có ý nghĩa sống cịn. Đổi mới phải giữ vững
mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đổi mới không phải là xa rời
chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh mà là nhận thức đúng, vận
dụng sáng tạo và phát triển học thuyết, tư tưởng đó, lấy đó làm nền tảng tư
tưởng và kim chỉ nam cho hành động của đảng, làm cơ sở phương pháp
luận quan trọng nhất để phân tích tình hình, hoạch định và hồn thiện
đường lối đổi mới” [4, 35].
12


Đổi mới là từ bỏ cách nghĩ và cách làm cũ, tìm ra cách nghĩ và cách
làm mới, là từ bỏ lối quản lý quan liêu, bao cấp, bảo thủ, trì trệ, tìm ra cơ
chế quản lý mới hướng tới sự phát triển… Đổi mới là nhìn thẳng vào sự
thật, đánh giá đúng sự thật, tìm ra nguyên nhân các sai lầm, khuyết điểm để
sửa chữa…Đổi mới không phải là phủ định thành tựu và cách làm trước
đây, mà là khẳng định những gì đã hiểu đúng, làm đúng, loại bỏ những gì
hiểu sai, làm sai, hoặc những gì trước kia đúng, nhưng nay khơng cịn phù
hợp, bổ sung nhận thức mới và cách làm mới, đưa đất nước phát triển toàn

diện trong giai đoạn mới.”. [5, sđd].
Trước sau như một, Đảng ta khẳng định rằng đổi mới xuất phát từ lợi
ích của đất nước và của nhân dân. “Đổi mới là một phong trào cách mạng
có tính quần chúng rộng rãi, trong đó nhân dân vừa là người sáng tạo, vừa
là chủ thể thực hiện”. [6, sđd].
Đại hội lần thứ VI của Đảng (tháng 10.1986) đánh dấu một bước
ngoặt rất cơ bản trong sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta với việc đưa ra
đường lối đổi mới toàn diện đất nước – từ đổi mới tư duy đến đổi mới tổ
chức, từ đổi mới kinh tế đến đổi mới hệ thống chính trị và các lĩnh vực
khác. Đại hội đưa ra phương châm: “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá sự
thật, nói rõ sự thật”. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng
(tháng 4.1991) là một bước phát triển đặc biệt quan trọng của quá trình đổi
mới, với việc thơng qua “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá
độ lên CNXH”, khẳng định phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành
phần, vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước, theo
định hướng XHCN.
Đại hội VIII của Đảng (tháng 6.1996) khẳng định nước ta đã ra khỏi
khủng hoảng kinh tế-xã hội, chỉ rõ mục tiêu đẩy mạnh CNH-HĐH, phấn

13


đấu đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020. Xem đổi
mới kinh tế là nhiệm vu trung tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt.
Đại hội IX của Đảng (tháng 4.2001) là ĐH mở đầu thế kỷ 21 ở Việt
Nam, khẳng định mục tiêu “độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, dân giàu
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, hoạch định chiến lược
phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2001-2010.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (tháng 4.2006) được
đánh giá là đại hội của trí tuệ, đổi mới và đoàn kết. Đại hội đã khẳng định

mục tiêu bao trùm: “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của
Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh tồn diện cơng cộc đổi
mới, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển” [7, 3]
Tổng kết lại quá trình 20 năm đổi mới chúng ta thấy rõ: đường lối
đổi mới không phải tự nhiên mà có. Đó là kết quả của một q trình tìm tịi,
thử nghiệm; thơng qua những trăn trở, đấu tranh gian khổ về tư duy trên cơ
sở tổng kết thực tiễn kết hợp với vận dụng lý luận, tạo ra những đột phá
quan trọng. Đó là q trình sáng tạo từng bước từ thấp lên cao, từ đổi mới
bộ phận đến đổi mới căn bản, từ đổi mới từng mặt đến đổi mới toàn diện.
Thế giới đang bước vào giai đoạn tồn cầu hóa và kinh tế tri thức.
Ngun lý phát triển trong thời đại mới đang thay đổi căn bản. Nhập vào
quỹ đạo phát triển của thế giới nghĩa là Việt Nam phải thực hiện bước
chuyển kép chưa từng có trong lịch sử: vượt bỏ nền kinh tế nông nghiệp
truyền thống, đồng thời phải xóa bỏ cơ chế kế hoạch hóa tập trung, chuyển
lên nền cơng nghiệp đại và phát triển kinh tế thị trường, tháo dỡ các rào
cản tự túc, tự cấp để mở cửa và hội nhập vào thế giới. Đó là những nhiệm
vụ “động trời”, mang tầm lịch sử - thời đại. Với lợi thế của một nước nghèo
(chi phí nhân cơng rẻ, mơi trường đầu tư hấp dẫn, nguồn lao động dồi
dào….) chúng ta có thể “đi tắt đón đầu” như cách thức mà Singapore hay
14


Hàn Quốc đang thực hiện, có như vậy mới có thể tiếp kịp các nước phát
triển trong khu vực.

Kết quả đổi mới – Nhìn từ đỉnh cao 2001-2005.
Giai đoạn 2001-2005 được xem là đỉnh cao của tiến trình đổi mới,
mặc dù trong giai đoạn này đất nước phải đối mặt với những khó khăn
khách quan lẫn chủ quan. Tình hình thế giới tiếp tục có những diễn biến
phức tạp. Xung đột sắc tộc, tơn giáo và lợi ích của các quốc gia vẫn là bài

tốn chưa có lời giải đáp. Những biến động thất thường của giá xăng dầu
và năng lượng, dịch cúm gia cầm trong nước và thiên tai; Tệ nạn tham
nhũng và những yếu kém trong công tác quản lý chưa được giải quyết rốt
ráo… Tuy vậy, tăng trưởng GDP toàn xã hội của thời kỳ này vẫn duy trì
đều qua các năm, bình quân đạt 7,5% (mặc dù thấp hơn giai đoạn tăng
trưởng nóng 1991-1995, 8,2%) nhưng chúng ta đã đạt được tiến bộ đều và
bền vững trên mọi lĩnh vực.
Nhìn lại xuyên suốt quá trình 20 năm đổi mới, chúng ta dễ dàng nhận
thấy, nếu giai đoạn 1986-1990, là thời kỳ bắt đầu công cuộc đổi mới với
chủ trương phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, bước đầu giải
phóng lực lượng sản xuất, tạo ra động lực phát triển mới thì giai đoạn
1991-1995 (ĐH VII) đất nước ra khỏi tình trạng trì trệ, suy thối. Tồn
Đảng tồn dân ta tiếp tục bắt tay vào thực hiện chiến lược ổn định và phát
triển kinh tế -xã hội 10 năm (1991-2000) với quyết tâm: “ra khỏi khủng
hoảng, ổn định tình hình kinh tế xã hội, phấn đấu vượt qua tình trạng nước
nghèo và kém phát triển”. Đây là giai đoạn có tốc độ tăng trưởng cao (GDP
bình qn đạt 8,2%), đặc biệt ngành dịch vụ có tốc độ tăng trưởng 12%.
Giai đoạn 1996-2000 tiếp tục đẩy mạnh CNH-HĐH và giai đoạn 20012005 chúng ta đã vượt qua tình trạng nước nghèo, kém phát triển.

15


“Trong 5 năm (2001-2005), tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng
bình qn 7,51%/năm. Trong đó nơng nghiệp tăng 3,8%, cơng nghiệp tăng
10,2%, dịch vụ tăng 7%. GDP bình quân đầu người khoảng 10 triệu đồng
(năm 2005 là 640 USD), vượt mức bình qn của các nước phát triển có
thu nhập thấp (500 USD). Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình qn
16%/năm, trong đó cơng nghiệp nhà nước tăng khoảng 12,1%, cơng nghiệp
ngồi nhà nước tăng 21,8%/năm, cơng nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
tăng 15,3%. Đến thời điểm năm 2005, cả nước đã có 100 khu cơng nghiệp,

khu chế xuất. Giá trị sản xuất tồn ngành nơng nghiệp, nơng lâm, ngư
nghiệp tăng 5,5%. An ninh lương thực quốc gia được đảm bảo. Đến năm
2005, hầu hết các xã đã có điện thoại, 83% số xã trong tồn quốc có điểm
bưu điện văn hóa xã; 3,2 triệu thuê bao internet. Mật độ điện thoại đạt 19
máy/100 dân” [8, 3].
Hội nhập kinh tế quốc tế và kinh tế đối ngoại có nhiều bước tiến
mới. Quan hệ kinh tế giữa nước ta với các nước trên thế giới được mở rộng.
Việc thực hiện các cam kết về khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA),
Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, gia nhập tổ chức thương mại
thế giới (WTO) và thực hiện các hiệp định hợp tác đa phương, song
phương khác… đã góp phần tạo ra bước phát triển mới rất quan trọng về
kinh tế đối ngoại, nhất là xuất khẩu. Giáo dục và đào tạo có bước phát triển
khá. Đến hết năm 2005 đã có 31 tỉnh thành đạt tiêu chuẩn phổ cập THCS.
Quy mô giáo dục tiếp tục được mở rộng và trình dộ dân trí ngày càng được
nâng lên rõ rệt. Khoa học và cơng nghệ có nhiều tiến bộ. Bước đầu đổi mới
cơ chế quản lý, đa dạng hóa phương thức giao nhiệm vụ nghiên cứu như
đấu thầu cạnh tranh hoặc hỗ trợ một phần kinh phí nghiên cứu ứng dụng
cho các doanh nghiệp. Tiềm lực và trình độ khoa học, cơng nghệ trong
nước đã có bước phát triển, hoạt động KHCN được mở rộng và nâng cao
hiệu quả. Văn hóa xã hội có tiến bộ trên nhiều mặt, việc gắn kết giữa phát

16


triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội có chuyển biến tích cực, chỉ
số phát triển con người được nâng lên. Thu nhập bình quân đầu người tăng
từ 5,7 triệu đồng năm 2000 lên trên 10 triệu đồng năm 2005, tăng
12,1%/năm và chỉ số phát triển con người là 0,704 (xếp thứ 108/177
nước)”.[9, sđd].
Đó là những kết quả thắng lợi hết sức quan trọng, được xem là đỉnh

cao của 20 năm đổi mới. Điều này thể hiện sự nỗ lực phấn đấu của toàn
Đảng, toàn dân, toàn quân; sự chỉ đao điều hành có hiệu quả của Chính
phủ; sự năng động và quyết tâm của các cấp, ngành, các doanh nghiệp và
của mọi tầng lớp nhân dân.
Tuy nhiên chất lượng phát triển kinh tế - xã hội và năng lực cạnh
tranh của nền kinh tế còn kém. Báo cáo Cạnh tranh kinh tế toàn cầu của
diễn đàn kinh tế thế giới 2005 cho biết: Chỉ số cạnh tranh toàn cầu của
nước ta xếp thứ 77/104 nước, trong đó cạnh tranh về mơi trường kinh tế vĩ
mơ xếp thứ 58/104, thể chế công xếp thứ 82/104, công nghệ xếp thứ
92/104; chỉ số cạnh tranh về kinh doanh xếp thứ 90/104.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm. Theo đánh giá của Ngân hàng thế
giới, năm 2004, tỉ trọng dịch vụ trong GDP của Việt Nam là 38%, của
Philipine là 54%, của Thái Lan là 46%. Kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội
chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Chất lượng giáo dục đào tạo (GD&ĐT) và
khoa học công nghệ (KHCN) còn thấp, nhiều vấn đề hạn chế, yếu kém
chậm được khắc phục. Bộ máy nhà nước chậm đổi mới, chưa theo kịp yêu
cầu của công cuộc phát triển kinh tế - xã hội.
Tất nhiên, đứng trước những thách thức to lớn của thời đại, trong thế
giới toàn cầu hóa với những diễn biến phức tạp và khó tiên định, người dân
vẫn đang tiếp tục kỳ vọng vào sự bứt phá đi lên của đất nước trên mọi lĩnh
vực.
17


Biểu đồ 1: [Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2001-2005 (đơn vị tính: %). Các biểu
đồ dưới đây chúng tôi xác lập dựa trên số liệu báo cáo trong văn kiện Nghị quyết đại hội
X của Đảng]

2001


6.90

7.08

2002

7.34

2003

7.80

2004

2005

8.43
10.00

5.00

0.00

Biểu đồ 2:

Tổng vốn đầu tư tồn xã hội (giai đoạn 2001-2005)

Cơng nghiệp & Xây dựng

Nơng,lâm,thủy sản


Giao thơng,bưu điện

Nhà ở,cơng trình cơng cộng

Giáo dục, y tế, thể thao,văn hóa, khoa học CN

Lĩnh vực khác

9%

8%

14%

44%

12%
13%

18


×