Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Vai trò của tri thức khoa học đối với quá trình xây dựng và phát triển kinh tế tri thức ở việt nam hiện nay luận án thạc sĩ 60 22 80

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (527.51 KB, 113 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ NGỌC THÙY

VAI TRÒ CỦA TRI THỨC KHOA HỌC ĐỐI VỚI
QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH
TẾ TRI THỨC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH TRIẾT HỌC

TP.HỒ CHÍ MINH - NAÊM 2007


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ NGỌC THÙY

VAI TRÒ CỦA TRI THỨC KHOA HỌC ĐỐI VỚI
QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH
TẾ TRI THỨC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành : Triết học
Mã số : 60 22 80
Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS. Lương Minh Cừ

TP.Hồ Chí Minh - năm 2007



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân, dưới sự hướng
dẫn khoa học của PGS, TS Lương Minh Cừ. Tôi xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm về kết quả nghiên cứu của công trình khoa học này.

NGUYỄN THỊ NGỌC THUỲ


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 : KHÁI LUẬN VỀ TRI THỨC KHOA HỌC VÀ KINH TẾ
TRI THỨC ...................................................................................................................... 10
1.1. Khái niệm về tri thức và tri thức khoa học ......................................................... 10
1.1.1. Khái niệm tri thức ............................................................................................... 10
1.1.2. Tri thức khoa học là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt ................................ 14
1.1.3. Về cuộc cách mạng tri thức trong thời đại ngày nay......................................... 17
1.2. Kinh tế tri thức, khái niệm, những đặc trưng cơ bản và sự phát triển
của nó ở Việt Nam hiện nay ..................................................................................... 27
1.2.1. Kinh tế tri thức và những đặc trưng cơ bản ........................................................ 27
1.2.2. Sự phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay ........................................... 33
CHƯƠNG 2 : TRI THỨC KHOA HỌC TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG
VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC ................................................................... 40
2..1. Tổng quan về sự phát triển tri thức khoa học hiện nay .................................... 40
2.1.1. Khái lược về sự phát triển tri thức khoa học trên thế giới .............................. 40
2.1.2. Thực trạng sự phát triển tri thức khoa học ở Việt Nam trong thời kỳ quá
độ lên Chủ nghóa xã hội .............................................................................................. 45
2.2. Phát triển tri thức khoa học là con đường để xây dựng kinh tế tri thức
trong điều kiện đặc thù của xã hội Việt Nam ........................................................ 51

2.2.1. Tri thức khoa học là một bộ phận quan trọng nhất, tác động đến cơ sở hạ tầng
của kinh tế tri thức ....................................................................................................... 51
2.2.2. Tri thức khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp trong nền kinh tế tri
thức ................................................................................................................................. 58
2.3. Một số giải pháp góp phần xây dựng và phát triển tri thức khoa học ở
Việt Nam hiện nay ...................................................................................................... 73
2.3.1. Quan điểm và định hướng phát triển tri thức khoa học của Đảng ta hiện
nay ................................................................................................................................. 73
2.3.2. Một số giải pháp chủ yếu để phát triển tri thức khoa học ở Việt Nam ........... 83
KẾT LUẬN ....................................................................................................................100
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 105


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Khi xã hội loài người bước sang thế kỷ XXI, những thành tựu mang
tính đột phá của các cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, đã
tạo nên những bước nhảy vọt về mọi mặt trong đời sống xã hội. Nền kinh
tế toàn cầu đang từng bước chuyển đổi từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế
tri thức. Với quá trình chuyển đổi đó, tri thức khoa học ngày càng giữ một
vai trò đặc biệt quan trọng, tác động trực tiếp đến sự phát triển sản xuất
nói riêng và sự phát triển của xã hội nói chung.
Ở thế kỷ XXI, các nước tập trung phát triển tri thức khoa học là để
giành được vị trí dẫn đầu trong phát triển kinh tế, xã hội. Hơn nữa, trước
tình hình nhiều vấn đề toàn cầu đang đặt ra như nạn ô nhiễm môi trường,
hiện tượng trái đất đang nóng dần lên, hiện tượng Elnino, sóng thần, nạn
thất nghiệp v.v… đang xuất hiện ngày một cao hơn, có thể đe dọa đến sự
sống còn của nhân loại, thì việc phát triển tri thức khoa học còn để hỗ trợ,

giải quyết có hiệu quả nhất các vấn nạn chung của toàn cầu, góp phần cải
tạo môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống con người.
Hơn nữa, sự biến đổi nội hàm và tính chất cũng như sự phát triển
của tri thức khoa học với tính cách là một trong những nhân tố của tiến bộ
xã hội, đã đặt ra nhiệm vụ mới cho giới nghiên cứu, là cần phải tìm hiểu
về tri thức khoa học với những biến đổi đặc thù của nó trong thời đại mới.
Hòa cùng xu thế đó, ở Việt Nam, trong nghị quyết Hội nghị lần thứ 2
Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII, về định hướng chiến lược phát
triển khoa học và công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa


2

đất nước, đã chỉ rõ: “Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng các thành tựu khoa
học và công nghệ trong tất cả các ngành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ,
quản lý và quốc phòng – an ninh, nhanh chóng nâng cao trình độ công
nghệ của đất nước. Coi trọng nghiên cứu cơ bản, làm chủ và cải tiến các
công nghệ nhập từ bên ngoài, tiến tới sáng tạo ngày càng nhiều công nghệ
mới ở những khâu quyết định đối với sự phát triển của đất nước trong thế
kỷ XXI” [ 12, 43 ]. Mới đây nhất, trong văn kiện Đại hội X, Đảng ta tiếp
tục xác định: “ Khoa học công nghệ sẽ có bước tiến nhảy vọt và những đột
phá mới”, đây cũng là lần đầu tiên trong Nghị quyết Đại hội Đảng, đề cập
đến vấn đề “ Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển
kinh tế tri thức ở Việt Nam trong thời gian tới”. Điều này cho thấy, phát
triển tri thức khoa học chính là con đường phát triển cho Việt Nam trong
tình hình, điều kiện và hoàn cảnh mới. Đây cũng chính là một trong những
vấn đề cấp thiết và nhiệm vụ trọng yếu, đang được Đảng, Nhà nước Việt
Nam quan tâm, chỉ đạo, và tìm các giải pháp có tính khả thi để thực hiện.
Xuất phát từ những lí do nói trên, chúng tôi đã lựa chọn vấn đề “Vai
trò của tri thức khoa học đối với quá trình xây dựng và phát triển kinh tế

tri thức ở Việt Nam hiện nay”, làm đề tài cho luận văn thạc sỹ của mình
với mong muốn rằng đề tài thực hiện thành công, sẽ đóng góp một phần
nhỏ bé vào việc giải quyết nhiệm vụ lớn chung của đất nước.
2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu đề tài
Trên bình diện quốc tế, ở hầu hết các quốc gia đều có những công
trình nghiên cứu về tri thức khoa học rất có giá trị, đã được công bố khá
rộng rãi.


3

Ở Mỹ, các nhà nghiên cứu, đặc biệt là những nhà kỹ trị rất quan tâm
đến khoa học công nghệ. Họ cho rằng, trong xã hội tương lai, khoa học kỹ
thuật và công nghệ sẽ giữ vai trò độc tôn. Tác giả Alvin Toffler với bộ ba
tác phẩm : Làn sóng thứ ba, Thăng trầm quyền lực, Cú sốc tương lai, đã
đại diện khá tiêu biểu cho những quan điểm đó. Năm 2001, Chính phủ Mỹ
thực hiện chương trình đào tạo khoa học và công nghệ tài năng (Building
Engineering and Scient Talent – BEST ) với mục tiêu mở rộng quy mô, lực
lượng lao động khoa học công nghệ, thông qua việc thu hút những người
giỏi nhất, thông minh nhất, vào các hoạt động khoa học công nghệ, nhằm
tạo ra lực lượng lao động khoa học công nghệ trẻ, đạt trình độ quốc tế
trong nhiều lónh vực, thay thế những người già. BEST đã đưa ra tất cả 124
chương trình cụ thể, đào tạo khoa học và công nghệ trong các trường đại
học thuộc diện ưu tiên đào tạo tài năng của BEST.
Ở châu Âu, có thể kể đến Vương quốc Anh, nước này đang đầu tư
rất mạnh mẽ vào khoa học - công nghệ, để làm nguồn lực tạo ra của cải
xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống. Cũng như nhiều nước khác trên
thế giới, vương quốc Anh chú trọng đầu tư vào giáo dục khoa học và đào
tạo nhân lực, để người dân Anh có thể sẵn sàng tham gia toàn diện vào
nền kinh tế tri thức. Trong cuốn Sách trắng: “Nền kinh tế tri thức – Tương

lai cạnh tranh của chúng ta”, xuất bản tháng 12 – 1998, đã xác định khoa
học công nghệ là nền tảng để xây dựng năng lực cạnh tranh của nước
Anh. Tháng 7 – 2000, Chính phủ Anh lại tiếp tục công bố xuất bản tác
phẩm bổ sung cho cuốn Sách trắng tháng 12 – 1998 mang tên : “Sách
trắng về khoa học và đổi mới: Sự vượt trội và cơ hội”, đây là những chính


4

sách khá tiến bộ về khoa học và về sự đổi mới trong thế kỷ XXI của nước
Anh.
Tại nước Nga, tổng thống Nga V. Putin trong bài phát biểu ở Hội
nghị của Viện hàn lâm khoa học Nga năm 2000, đã nhấn mạnh về vai trò
của đội ngũ các nhà khoa học trong công cuộc phát triển đất nước thời kỳ
mới, và yêu cầu cần quan tâm và phối hợp chặt chẽ hơn giữa Nhà nước và
các nhà khoa học, để nghiên cứu và ứng dụng phát triển trong thực tiễn.
Ở châu Á, đặc biệt là một số quốc gia phát triển, đã hết sức quan
tâm đến việc đầu tư cho phát triển khoa học và công nghệ. Nhật Bản là
một trong những nước phát triển nhanh hàng đầu của châu Á, trong cuốn
sách “Chân dung Nhật Bản ở châu Á”, đã trình bày khá rõ chiến lược phát
triển của Nhật Bản, đó là sự nỗ lực tập trung mọi mặt để đầu tư vào phát
triển khoa học công nghệ. Trong “Dự thảo sáng kiến công nghệ thông tin
của Thủ tướng Chính phủ Mori và nền móng của nó cho các xu hướng và
vấn đề ở Đông Á năm 2001” Thủ tướng Chính phủ Nhật Bản đã lựa chọn
công nghệ thông tin là một tâm điểm quan trọng duy nhất trong sáng kiến
chính sách của mình.
Ở Trung Quốc, tác giả Ngô Quý Tùng, trong cuốn “Kinh tế tri thức xu
thế mới của xã hội thế kỷ XXI” đã chỉ ra xu thế tất yếu của kinh tế tri thức
trong tương lai không xa và sự cấp thiết phải chuẩn bị hành trang và tâm
thế để cùng thế giới tiến vào nền kinh tế tri thức.

Về tình hình nghiên cứu ở trong nước, có thể chia thành nhóm các
vấn đề mà các học giả đã tập trung nghiên cứu và công bố như:


5

- Nghiên cứu về cuộc cách mạng tri thức khoa học công nghệ hiện
nay. Công trình khá đồ sộ của Bộ khoa học và công nghệ – “Khoa học và
công nghệ thế giới” – là một công trình có nhiều giá trị cả về lý luận và
thực tiễn, đã tổng kết tình hình phát triển khoa học công nghệ trên thế giới
và rút ra những kinh nghiệm quý giá về con đường phát triển, cũng như
định hướng chiến lược để phát triển nền khoa học công nghệ quốc gia
trong tình hình mới. Công trình “Khoa học và công nghệ Việt Nam” của Bộ
khoa học và công nghệ, cũng đã thống kê tình hình nghiên cứu, tổ chức,
kết quả hoạt động khoa học và công nghệ ở Việt Nam qua từng năm. Bên
cạnh đó có các tác giả như Nguyễn Văn Thụy, với cuốn sách “Một số vấn
đề về chính sách phát triển khoa học và công nghệ”; Đỗ Minh Cương với
“Những vấn đề cơ bản về quản lý khoa học và công nghệ”, và nhiều tác
phẩm khác nữa, đã nêu ra những quan điểm của Đảng và Nhà nước ta, đề
xuất một số kiến nghị để phát triển khoa học công nghệ ở Việt Nam trong
tình hình mới.
- Nghiên cứu về kinh tế tri thức, cũng đã có nhiều nhà nghiên cứu
có uy tín và đã từng công bố nhiều công trình có giá trị cao, như Giáo sư,
viện só Đặng Hữu, trong cuốn “Kinh tế tri thức thời cơ và thách thức đối
với sự phát triển của Việt Nam”, giáo sư đã đưa ra khá nhiều thông tin, tư
liệu về nền kinh tế tri thức, thực trạng của nền kinh tế Việt Nam hiện nay
và kinh nghiệm của một số nước đi trước. Về lónh vực này, công trình
“Hướng đến nền kinh tế tri thức ở Việt Nam” của tập thể tác giả GS.TS.
Nguyễn Thanh Tuyền, PGS.TS. Đào Duy Huân, TS. Lương Minh Cừ, tập
trung mô tả về nền kinh tế tri thức một cách khá hệ thống, từ quá trình



6

hình thành, phát triển, thực tranïg xã hội Việt Nam trên con đường tiến đến
nền kinh tế tri thức và các giải pháp chủ yếu đảm bảo xây dựng thành
công nền kinh tế tri thức ở Việt Nam.
- Nghiên cứu về vai trò của tri thức khoa học công nghệ đối với phát
triển kinh tế – xã hội nói chung, cũng có các tác giả như: Vũ Đình Cự
với công trình “Khoa học công nghệ, lực lượng sản xuất hàng đầu” hay
“Lực lượng sản xuất mới và kinh tế tri thức”; tác giả Danh Sơn, viết về
vấn đề “Quan hệ giữa phát triển khoa học và công nghệ với phát triển kinh
tế – xã hội trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam”, đã làm rõ
vai trò động lực của tri thức khoa học và công nghệ trong sự phát triển
kinh tế – xã hội nói chung. Tác giả Nguyễn Đắc Hưng trong cuốn “Trí
thức Việt Nam trước yêu cầu phát triển đất nước” đã nêu bật vị trí vô cùng
quan trọng của đội ngũ trí thức, cũng như vai trò quyết định của tri thức
khoa học đối với sự nghiệp phát triển đất nước hiện nay. Đặc biệt trong
cuốn sách mới nhất của GS. TSKH. Vũ Đình Cự, “Lực lượng sản xuất mới
và nền kinh tế tri thức”, xuất bản tháng 11 – 2006, đã bắt đầu đề cập đến
vai trò của tri thức khoa học, như là sức mạnh nòng cốt của lực lượng sản
xuất mới trong nền kinh tế tri thức, và mối quan hệ hữu cơ giữa lực lượng
sản xuất mới này và nền kinh tế tri thức.
Trên cơ sở kế thừa những kết quả nghiên cứu trước đó, luận văn đã
trình bày một cách tương đối có hệ thống về tri thức khoa học, tiếp tục làm
rõ hơn nữa vai trò của nó trong mối tương quan với nền kinh tế tri thức
đang diễn ra một cách mạnh mẽ trên thế giới và cả ở Việt Nam. Luận văn
chỉ ra vai trò quyết định của tri thức khoa học đối với sức mạnh thực sự



7

của Việt Nam trên con đường hội nhập; làm rõ mối quan hệ biện chứng
giữa phát triển tri thức khoa học và xây dựng phát triển kinh tế tri thức ở
nước ta. Từ đó, luận văn nêu ra những giải pháp mang tính khả thi để phát
triển tri thức khoa học trong điều kiện đặc thù của xã hội Việt Nam, xây
dựng nền kinh tế tri thức trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể của Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Mục đích của luận văn là làm rõ vai trò của tri thức khoa học đối với
quá trình xây dựng và phát triển kinh tế tri thức trong điều kiện đặc thù ở
Việt Nam hiện nay.
Để đạt được mục đích nói trên, luận văn thực hiện những nhiệm vụ
chủ yếu như sau:
Thứ nhất, khái luận về tri thức khoa học và kinh tế tri thức.
Thứ hai, phân tích quá trình phát triển tri thức khoa học trên thế giới
và thực trạng phát triển của nó ở Việt Nam hiện nay.
Thứ ba, có thể nói nhiệm vụ quan trọng nhất của luận văn là phân
tích, làm rõ vai trò của tri thức khoa học trong nền kinh tế mới; từ đó, bước
đầu nêu ra một số những giải pháp chủ yếu góp phần phát triển tri thức
khoa học, tạo động lực cho sự phát triển nền kinh tế tri thức ở Việt Nam.
4. Cơ sở phương pháp luận nghiên cứu luận văn
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ
nghóa duy vật biện chứng và chủ nghóa duy vật lịch sử. Ngoài phương pháp
chung nhất là phương pháp biện chứng duy vật, luận văn còn sử dụng các
phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể khác như: phương pháp phân


8

tích, tổng hợp, so sánh; phương pháp lôgic và lịch sử; phương pháp thống

kê v. v…
5. Cái mới của luận văn
Trên cơ sở kế thừa những kết quả nghiên cứu trước đó, luận văn đã
góp phần trình bày một cách có hệ thống về tri thức khoa học, đồng thời
đã tiếp tục làm rõ hơn nữa vai trò đặc biệt quan trọng của tri thức khoa
học đối với chiến lược phát triển kinh tế tri thức trong điều kiện đặc thù
của Việt Nam. Đặc biệt luận văn còn chỉ ra một số những giải pháp chủ
yếu và thích hợp, để phát triển tri thức khoa học, và kinh tế tri thức ở nước
ta hiện nay.
6. Ý nghóa của luận văn
Luận văn góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về tri thức
khoa học và chiến lược phát triển nền kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện
nay; chỉ ra những những định hướng mới để xây dựng thành công nền kinh
tế tri thức trong điều kiện đặc thù của Việt Nam. Luận văn có thể được sử
dụng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên cao học chuyên
ngành triết học và một số ngành khoa học xã hội nhân văn khác, trong
nghiên cứu về vai trò của tri thức khoa học đối với quá trình xây dựng và
phát triển nền kinh tế tri thức ở nước ta.
Về mặt thực tiễn, luận văn chỉ rõ, việc cấp thiết phải nhanh chóng
phát triển khoa học công nghệ, nắm bắt các xu thế mới của thời đại là một
trong những điều kiện để Việt Nam có thể đuổi kịp các nước phát triển
trong khu vực và trên thế giới.


9

7. Kết cấu của luận văn
Để thực hiện tốt mục đích và nhiệm vụ đã được xác định trên đây,
kết cấu của luận văn ngoài phần Mở đầu và Kết luận, thì Nội dung chính
của luận văn được cấu trúc thành 2 chương, 5 tiết, 11 mục, để thực hiện

các vấn đề nghiên cứu chủ yếu. Và cuối cùng là Danh mục các tài liệu
tham khảo.


10

Chương 1
KHÁI LUẬN VỀ TRI THỨC KHOA HỌC VÀ KINH TẾ TRI THỨC
1.1. KHÁI NIỆM TRI THỨC VÀ TRI THỨC KHOA HỌC

1.1.1 Khái niệm tri thức
Trong mọi thời đại, tri thức của con người bao giờ cũng là một trong
những yếu tố quan trọng nhất và là phương tiện vó đại nhất để thúc đẩy xã
hội phát triển. Nếu không có tri thức và sự truyền bá, kế thừa tri thức thông
qua các thế hệ, cả nhân loại sẽ luôn luôn đứng ở vạch xuất phát, không thể
có nền văn minh phát triển rực rỡ như ngày nay. Tri thức, và đặc biệt, tri
thức khoa học chính là phương tiện để cho con người nhận thức thế giới, và
cao hơn nữa là để con người cải thiện mối quan hệ giữa con người và giới tự
nhiên. Sự phát triển của tri thức và quá trình con người sở hữu tri thức càng
nhiều, thì trình độ chinh phục giới tự nhiên của con người càng cao. Sự ảnh
hưởng rõ nhất của trình độ trí tuệ con người đối với xã hội thể hiện ở chỗ,
trước đây trong thời kỳ cổ đại, với cuộc sống còn mông muội, hoạt động lao
động sản xuất dựa trên quá trình săn bắn và hái lượm là chủ yếu, thì con
người phụ thuộc hoàn toàn vào giới tự nhiên. Nhưng cho đến hiện nay, với
hoạt động lao động sản xuất dựa trên nền tảng cơ khí máy móc và trình độ
kỹ thuật cao, con người đã đứng ở vị thế làm chủ giới tự nhiên và buộc giới
tự nhiên phải phục tùng mình. Như vậy, sự thay thế vị trí làm chủ giữa con
người và giới tự nhiên được thực hiện là nhờ vào trình độ sở hữu tri thức
khoa học của con người trong hoạt động thực tiễn của mình.
Có rất nhiều định nghóa khác nhau về khái niệm tri thức, có người

cho rằng tri thức là hiểu biết của con người, tri thức là trí tuệ; có ý kiến lại


11

cho rằng tri thức là những điều hiểu biết của con người do quá trình tích luỹ,
tổng kết kinh nghiệm mà có v.v.
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế thế giới (OECD) thì cho rằng:
Tri thức được con người sáng tạo ra từ trước đến nay, trong đó tri thức về
khoa học, về kỹ thuật, về quản lý là các bộ phận quan trọng nhất. Theo đó,
họ đã đánh giá cao tri thức ở trình độ cao là tri thức khoa học, kỹ thuật, quản
lý, xem nhẹ những tri thức được hình thành trong quá trình cảm tính, tích lũy
từ kinh nghiệm. Như vậy, có thể hiểu với định nghóa này, tri thức đã được
đồng nhất với tri thức khoa học, nghóa là tri thức ở trình độ cao, tri thức được
hình thành từ giai đoạn nhận thức lý tính là chủ yếu.
Theo GS. TSKH Vũ Đình Cự thì : “Tri thức, theo nghóa thông thường,
là sự hiểu biết có hệ thống của con người về sự vật, hiện tượng tự nhiên
hoặc xã hội.” [ 11, 169 ]
Theo GS,VS. Đặng Hữu: “Tri thức là sự hiểu biết của con người đối
với thế giới khách quan và khả năng vận dụng chúng vào thực tiễn. Tri thức
cũng là sự tích luỹ thông tin và những kỹ năng có được qua việc sử dụng
chúng”[ 23, 85]
Trong Từ điển tiếng Việt thì định nghóa: “Tri thức là những điều hiểu
biết nhờ học tập, hay kinh nghiệm mà có”.
Như vậy có thể hiểu, tri thức chính là sự hiểu biết của con người, mà
những tri thức này chỉ có thể có được khi con người biết tích cực nỗ lực học
hỏi và tổng kết kinh nghiệm. Tri thức là những gì có được, thông qua một
quá trình tích luỹ lâu dài của con người trong quá trình quan hệ với tự nhiên
và quan hệ trong xã hội. Tri thức khác với thông tin, nhưng tri thức lại có



12

mối quan hệ chặt chẽ với thông tin, tri thức có được là nhờ tiếp cận, xử lý
các thông tin, và tri thức được phổ biến, áp dụng là thông qua thông tin. Sau
khi nghiên cứu và kế thừa, tổng hợp tất cả những quan điểm trên, chúng tôi
cho rằng có thể hiểu tri thức là những điều hiểu biết đúng đắn của con
người đối với thế giới khách quan và khả năng vận dụng những hiểu biết đó
vào cải tạo thực tiễn, nó là sản phẩm của quá trình học tập, tích lũy thông
tin hay lũy kinh nghiệm mà có, đồng thời tri thức chỉ có giá trị và được công
nhận sau khi đã được thực tiễn kiểm nghiệm.
Căn cứ vào trình độ phát triển của tri thức, người ta chia tri thức
thành hai cấp độ khác nhau: tri thức thông thường – là tri thức có được từ
quá trình nhận thức cảm tính, từ những kinh nghiệm tích luỹ được – và tri
thức khoa học - là kết quả của một quá trình nhận thức có mục đích, có kế
hoạch, có phương pháp và phương tiện đặc biệt, do đội ngũ những nhà khoa
học, những người có khả năng nhận thức cao cấp thực hiện và xây dựng
thành hệ thống lý luận.
Căn cứ trên lónh vực tác động, người ta phân chia tri thức thành từng
nhóm ngành khác nhau, trong đó, hiện nay phổ biến nhất là cách phân loại
tri thức của tổ chức UNESCO chia tri thức ra thành 5 lónh vực cơ bản:
1. Khoa học tự nhiên và khoa học chính xác.
2. Khoa học kỹ thuật.
3. Khoa học nông nghiệp.
4. Khoa học về sức khoẻ.
5. Khoa học xã hội và nhân văn.


13


Có thể nói, tri thức là một loại tài sản đặc biệt, đây là loại tài sản vô
hình, khác với các loại tài sản hữu hình khác. Việc sử dụng và khai thác tài
sản tri thức không mang tính giới hạn và không bị loại trừ, nghóa là con
người là chủ thể của tài sản trí tuệ, và khi tri thức đã trở nên phổ biến thì nó
biến thành tài sản chung không giới hạn và do vậy tri thức tồn tại như là
một tài sản công cộng.Vì thếø, cũng giống như đối với tất cả các loại tài sản
công cộng khác, nếu không có một cơ chế hoàn trả chi phí, thì chắc chắn
rằng không một cá thể nào lại có khả năng và ý chí để sẵn sàng đầu tư cho
loại tài sản này. Do đó, về phía cơ chế kinh tế – Nhà nước, cần có những
chính sách khuyến khích sáng tạo và phổ biến tri thức, biến tri thức thành
sức mạnh vật chất kỹ thuật. Nhà nước cần trực tiếp đầu tư, tổ chức triển
khai nghiên cứu, phát triển khoa học và công nghệ; trực tiếp trợ cấp cho cá
nhân, tổ chức tiến hành nghiên cứu và phát triển; thị trường hóa, xã hội hóa
việc nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ, biến tài sản trí tuệ trở
thành hàng hóa, một tài sản riêng với những yếu tố rất đặc thù của nó trên
thị trường.
Tri thức là tài sản có tính đặc biệt còn vì đây là loại tài sản không bị
tổn thất hoặc hao mòn trong quá trình sử dụng. Mà ngược lại, tri thức khoa
học, nếu đã chuyển thành công nghệ và được chuyển giao cho nhiều người
cùng sử dụng, thì vốn tri thức đó lại được nhân lên gấp bội với chi phí
không đáng kể. Đồng thời, thứ tài sản này yêu cầu những người tiếp nhận
nó cũng phải là những người có một năng lực nhận thức và một trình độ
nhất định. Đặc biệt hơn nữa, sự chuyển giao cho nhau loại tài sản này, lại
phải được thực hiện thông qua một phương thức đặc biệt, đó là quá trình


14

giáo dục và đào tạo. Do đó, với thời đại hiện nay, tri thức khoa học phát
triển nhanh như vũ bão, thì tỉ lệ thuận với nó, giáo dục và đào tạo cũng

phát triển, trở thành một ngành sản xuất đặc biệt, ngành sản xuất và phát
triển vốn tri thức, vốn tài sản vô cùng quý giá của một quốc gia. Đây chính
là thứ tài sản làm động lực chủ yếu để nhân lên khối lượng cũng như chất
lượng sản phẩm của tất cả các ngành sản xuất khác trong nền sản xuất xã
hội nói chung, để đạt đến mục đích cuối cùng là càng ngày càng vươn tới
phục vụ được nhiều hơn và nâng cao chất lượng cuộc sống cho con người .
1.1.2. Tri thức khoa học là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt
Tri thức khoa học như trên đã trình bày, là kết quả của quá trình
nhận thức có mục đích, có kế hoạch, có phương pháp và phương tiện đặc
biệt, do đội ngũ những nhà khoa học thực hiện và xây dựng thành hệ thống
lý luận chặt chẽ.
Theo từ điển Đại bách khoa toàn thư của Liên xô, quyển XIX thì:
“Khoa học là hệ thống tri thức về tự nhiên, xã hội và tư duy, về những quy
luật phát triển khách quan của tự nhiên, xã hội và tư duy, hệ thống tri thức
này được hình thành trong lịch sử và không ngừng phát triển trên cơ sở thực
tiễn xã hội”. Như vậy, tri thức khoa học là một hình thái ý thức xã hội đặc
biệt, phản ánh hiện thực khách quan trong mối quan hệ tương tác giữa
khách thể nhận thức và chủ thể nhận thức. Tri thức khoa học xây dựng nên
hệ thống chân lý về thế giới bằng các khái niệm, các cặp phạm trù, các quy
luật, những nguyên lý khái quát, những giả thuyết, học thuyết khoa học
v.v… Tri thức khoa học không chỉ hướng vào việc giải thích thế giới, mà
quan trọng hơn còn hướng tới việc cải tạo, làm biến đổi thế giới theo xu


15

hướng có lợi cho con người. “Khoa học không có giới hạn trong sự phát
triển vì tư duy của con người không có giới hạn trong nhận thức”[ 45, 14],
nên tri thức khoa học luôn phát triển và hoàn thiện cùng với sự phát triển
khả năng nhận thức của con người và trình độ phát triển của lịch sử xã hội.

Tri thức khoa học là hệ thống tri thức khái quát về các sự vật, hiện
tượng, quá trình của thế giới, về các quy luật tồn tại và vận động của
chúng. Đây là hệ thống tri thức được xác lập trên các căn cứ xác đáng,
phản ánh đúng bản chất của thế giới, có thể kiểm tra được và có tính ứng
dụng trong hoạt động thực tiễn. Nghóa là tri thức khoa học đưa ra phải dựa
trên sự kiểm nghiệm và chứng thực của thực tiễn, đồng thời phải là kết quả
của một quá trình nghiên cứu nghiêm túc, đầy đủ và đáng tin cậy, phải dựa
trên quá trình khái quát hóa và trừu tượng hóa cao, bỏ qua những yếu tố
không cơ bản nhằm phát hiện ra bản chất và những quy luật khách quan về
thế giới, do vậy, tri thức khoa học là sản phẩm cao cấp của trí tuệ con
người.
Chủ nghóa Mác – Lênin cho rằng, tri thức khoa học hay cũng có thể
gọi nó là ý thức khoa học nằm trong hệ thống ý thức xã hội, vừa là một
hình thái ý thức xã hội, lại vừa là một hiện tượng xã hội đặc biệt. Đó là một
hệ thống tri thức phản ánh đúng đắn, chân thực nhất về thế giới, dưới dạng
hệ thống tri thức logic đã được kiểm nghiệm qua thực tiễn. Đối tượng phản
ánh của tri thức khoa học bao quát mọi lónh vực của tự nhiên, xã hội và tư
duy. Như vậy đối tượng của tri thức khoa học rất rộng lớn, đây cũng là một
trong những sự khác biệt giữa tri thức khoa học với hệ thống những hình
thái ý thức xã hội khác.


16

Tri thức khoa học thâm nhập vào các hình thái ý thức xã hội khác
làm hình thành các khoa học tương ứng với các hình thái đó, chẳng hạn ý
thức chính trị với chính trị học, ý thức tôn giáo với tôn giáo học, ý thức đạo
đức với đạo đức học... để phản ánh các lónh vực đặc biệt khác nhau của đời
sống con người. Nhờ vào tri thức khoa học, con người đã không ngừng vươn
tới cái mới, vươn tới sự sáng tạo, và từ đó ngày càng làm chủ tự nhiên, làm

chủ xã hội và làm chủ bản thân.
Động lực thực sự để phát triển khoa học xuất phát từ nhu cầu thực
tiễn cuộc sống con người. Trong bối cảnh hiện nay, thực tiễn đặt ra nhu cầu
phát triển sản xuất bằng việc nâng cao năng suất và hiệu quả, do vậy, tri
thức khoa học phải phát triển, vươn đến đáp ứng cho những đòi hỏi mới đó.
Hơn nữa, trong nền kinh tế mới, người ta đánh giá năng lực của một quốc
gia căn cứ trên trình độ ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất . Do
vậy sự phát triển của tri thức khoa học đang trở thành là một trong những
chuẩn mực để đánh giá về sự phát triển của xã hội.
Vị trí và vai trò của tri thức khoa học còn thể hiện ở chỗ, trong sự tự
động hóa sản xuất, tri thức khoa học được kết tinh trong mọi nhân tố của
lực lượng sản xuất – trong đối tượng lao động, kỹ thuật, trong quá trình
công nghệ và cả trong những hình thức tổ chức tương ứng của sản xuất. Như
vậy, người lao động không còn là nhân tố thao tác trực tiếp trong hệ thống
kỹ thuật mà chủ yếu là vận dụng tri thức khoa học để điều khiển quá trình
sản xuất, bởi lẽ, khoa học cho phép hoàn thiện các phương pháp sản xuất,
hoàn thiện việc quản lý kinh tế. Ngày nay, hoạt động khoa học, công nghệ
còn trở thành một ngành sản xuất với quy mô lớn, bao hàm hàng loạt các


17

viện, phòng thí nghiệm, trạm, trại, xí nghiệp với số chuyên gia có trình độ
cao ngày càng tăng, vốn đầu tư ngày càng lớn, hiệu quả đầu tư ngày càng
cao. Do chính những biến đổi căn bản về vai trò của khoa học đối với sản
xuất, mà khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp trong quá trình sản
xuất xã hội.
Sự hỗ trợ của tri thức khoa học trong sản xuất, đã tạo ra nguồn sản
phẩm phong phú về chủng loại và cao cấp về chất lượng, thoả mãn được
những nhu cầu ngày càng cao của cuộc sống con người. Khoa học và công

nghệ là đăïc trưng của thời đại, là một biểu hiện cho sự thành công rực rỡ
nhất của nền văn minh nhân loại. Tri thức khoa học hiện nay phát triển đa
dạng với nhiều xu hướng khác nhau, và chúng tôi sẽ giới thiệu các xu thế
phát triển cụ thể đó ở phần sau của luận văn này.
1.1.3. Về cuộc cách mạng tri thức trong thời đại ngày nay
Lịch sử nhân loại đã trải qua hai cuộc cách mạng trên lónh vực tri
thức. Đầu tiên là cuộc cách mạng kỹ thuật ở thế kỷ XIX, còn gọi là cuộc
cách mạng khoa học – kỹ thuật lần thứ nhất, đề cao tính nổi trội của yếu tố
kỹ thuật, so với tri thức khoa học trong việc thúc đẩy lực lượng sản xuất
phát triển. Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ hai bắt đầu từ thế kỷ
XX, với đặc điểm nổi bật là khoa học và kỹ thuật gắn bó chặt chẽ với nhau
tạo nên lực lượng sản xuất trực tiếp của xã hội. Cũng có thể nói, trong lịch
sử nhân loại, nếu nông nghiệp được coi là giai đoạn mở đầu của sự phát
triển kinh tế, công nghiệp được coi là giai đoạn thứ hai, thì hiện nay đang
diễn ra cuộc cách mạng khoa học công nghệ trên phạm vi toàn cầu, mà bản
thân cuộc cách mạng khoa học công nghệ đó, phân chia thành nhiều cấp


18

độ khác nhau, trong đó, cách mạng tri thức là một nét mới, một đặc trưng
và cũng là trình độ cao của cuộc cách mạng khoa học, công nghệ hiện đại.
Có thể hiểu cuộc cách mạng trên lónh vực tri thức gắn liền với sự ra đời và
phát triển mạnh mẽ của một trình độ văn minh mới trong lịch sử loài người,
đó là văn minh thông tin, văn minh hậu công nghiệp, văn minh tri thức...
Đây không phải chỉ là cuộc cách mạng trên lónh vực khoa học, công nghệ
mà còn là sự cải biến có tính cách mạng trên các khái niệm, theo nhà tương
lai học lừng danh Alvin Toffler thì gọi nó là “làn sóng thứ ba” trong phát
triển kinh tế, sau làn sóng của nông nghiệp và công nghiệp.
Cuộc cách mạng tri thức hiện đại của nhân loại xuất hiện cũng dựa

trên nền tảng từ hai cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trước đó. Tuy nhiên
với hoàn cảnh lịch sử mới, và thích ứng với những biến động mới mang tính
lịch sử - cụ thể chung của thời hiện đại, cuộc cách mạng tri thức ngày nay
có những đặc trưng mới về chất so với hai cuộc cách mạng khoa học kỹ
thuật trước. Những đặc trưng đó, biểu hiện ở chỗ:
Thứ nhất, tri thức và đặc biệt thông tin là yếu tố hàng đầu quyết định
đối với mọi lónh vực của sản xuất và của xã hội.
Nếu cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại lấy vai trò dẫn
đường của khoa học trong toàn bộ chu trình : “Khoa học – Công nghệ - Sản
xuất – Con người – Môi trường”, để tiến hành biến đổi tận gốc lực lượng
sản xuất của xã hội hiện đại, thì cao hơn, cách mạng tri thức là cuộc cách
mạng nâng tri thức lên vị thế hàng đầu trong tất cả các nguồn lực. Lúc này,
con người sẽ đưa tri thức trực tiếp vào mọi lónh vực của đời sống xã hội,
đặc biệt tri thức khoa học thẩm thấu vào tất cả các yếu tố của quá trình saûn


19

xuất xã hội. Đây là thời kỳ bùng nổ của thông tin, mà thông tin lại là cơ sở
để hình thành nên tri thức. Như vậy, thông tin được xem như là nguồn tài
nguyên quan trọng nhất, và trong điều kiện hiện nay, sự bùng nổ thông tin
là tiền đề dẫn đến sự bùng nổ tri thức. Việc tạo ra, và sử dụng hiệu quả tri
thức như thế nào, đã trở thành một trong những yếu tố cơ bản nhất để làm
thước đo đánh giá mức độ phát triển của các quốc gia trong sự cạnh tranh
toàn cầu. Xét riêng trong nền kinh tế, đặc biệt là quá trình sản xuất hàng
hóa trong điều kiện cách mạng tri thức, hiện nay người ta không đánh giá
chất lượng sản phẩm dựa trên khối lượng làm ra mà dựa vào hàm lượng
chất xám trong cách thức làm ra sản phẩm. Trong cách mạng tri thức, chuẩn
mực đánh giá sự phát triển được C. Mác tổng kết rằng những thời đại kinh
tế khác nhau, không phải ở chỗ chúng sản xuất ra cái gì, mà là ở chỗ chúng

sản xuất bằng cách nào. Các tư liệu lao động không những là các thước đo
sự phát triển lao động của con người, mà còn là một chỉ tiêu của những
quan hệ xã hội mà trong đó lao động được tiến hành. Trong bản thân các tư
liệu lao động, thì những tư liệu lao động cơ khí lại cấu thành những dấu
hiệu đặc trưng tiêu biểu cho một thời đại sản xuất xã hội nhất định. Với
thời đại của Mác thì như thế, còn chúng ta hiện nay, đã bước qua thế kỷ
XXI, do đó, những dấu hiệu đặc trưng cho thời đại mới, đó chính là sự bùng
nổ của thông tin, sự bùng nổ của tri thức tạo những tiền đề cho cuộc cách
mạng tri thức trong thời đại mới.
Thứ hai, tri thức khoa học trong cách mạng tri thức được thừa nhận
như là một nhân tố đặc thù, nhân tố tồn tại độc lập tương đối và tác động
đến toàn diện các lónh vực của sản xuất.


20

Khác với trước đây, người ta chỉ thừa nhận hai yếu tố của sản xuất
là lao động và vốn, thì hiện nay trong cách mạng tri thức, tri thức được thừa
nhận như một yếu tố - tuy nhiên như trên đã nói, đây là một yếu tố đặc thù,
nó tồn tại không độc lập mà chỉ là độc lập tương đối. Tri thức là một yếu tố
đặc biệt, thể hiện ở chỗ nó có mặt trong mọi quy trình và tác động đến mọi
yếu tố của sản xuất, từ việc cải thiện, phát triển công cụ lao động, nâng
cao trình độ của người lao động đến việc tác động nâng cao chất lượng của
quá trình tổ chức, phân công lao động, phân phối sản phẩm… Thậm chí tri
thức còn được xem như là một yếu tố quan trọng vào bậc nhất của sản xuất,
là động lực cho việc tăng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, tri thức
cũng chính là thước đo cho chỉ số phát triển và tăng trưởng kinh tế.
Thứ ba, cuộc cách mạng tri thức là bước đánh dấu cho sự rút ngắn
vòng đời của tri thức khoa học cũng như của các phát minh khoa học.
Đây chính là động lực thực sự cho sự phát triển mang tính vũ bão

của nền sản xuất và của xã hội.
Cuộc cách mạng tri thức hiện nay được thể hiện ở sự gia tăng mạnh
mẽ hệ thống tri thức, đặc biệt là các tri thức ở trình độ cao. Và các nhà
tương lai học cho rằng, cuộc cách mạng tri thức này đã thật sự đánh dấu cho
cái chết của sự vónh cửu, nói đúng hơn là sự vónh cửu của tri thức, nó đưa
con người đối mặt với cái nhất thời. Sự thay đổi liên tục và tính nhất thời
của tri thức khoa học là đặc tính của thời đại ngày nay, bởi sự phủ định biện
chứng xảy ra thường xuyên và liên tục trong thực tiễn vận động và phát
triển của tri thức, công nghệ nên vòng đời của những phát minh khoa học
cứ ngày càng ngắn dần đi.


21

Thứ tư, trong cách mạng tri thức, xây dựng thể thống nhất giữa tri
thức khoa học – công nghệ - sản xuất - thị trường là điều kiện tiên quyết,
mức độ thống nhất giữa chúng sẽ là tiêu chuẩn khách quan nhất để đánh
giá sự phát triển của một phương thức sản xuất.
Trong cách mạng tri thức, sự gắn kết chặt chẽ giữa khoa học với đổi
mới công nghệ, với sản xuất và thị trường càng ngày càng thể hiện rõ nét,
đặc biệt trong điều kiện tri thức khoa học còn có thể trực tiếp trở thành sản
phẩm như hiện nay. Lúc này, vai trò của thông tin, công nghệ và giáo dục
đào tạo ngày càng nổi bật. Trong cách mạng tri thức, học tập để nâng cao
tri thức và bồi dưỡng kỹ năng được tiến hành theo cơ chế học tập suốt đời.
Việc tăng cường đầu tư vô hình gồm đầu tư nghiên cứu, triển khai giáo dục
và đào tạo… được chú trọng hơn đầu tư vào vốn hữu hình. Quá trình đổi
mới công nghệ nhằm tăng năng suất ngày càng có tính quyết định hơn đối
với năng lực cạnh tranh và tăng trưởng GDP trong một nền kinh tế.
Thứ năm, cách mạng tri thức gắn liền với quá trình toàn cầu hóa và
nền kinh tế mới, nền kinh tế tri thức.

Trong những thập niên đầu của thế kỷ XXI, cuộc cách mạng tri thức
đang diễn ra song song với quá trình toàn cầu hóa, do đó đẩy mạnh giao
thoa học tập tri thức, kinh nghiệm nghiên cứu khoa học giữa các nước trong
khu vực và trên thế giới cũng trở thành một trong những đặc trưng cơ bản
của cách mạng tri thức. Tham gia vào cách mạng tri thức hiện nay, thực
chất là tham gia vào một cuộc cạnh tranh toàn cầu. Cách mạng tri thức vì
thế mà cũng phát triển hết sức năng động và mạnh mẽ. Trong khi gia nhập
vào cách mạng tri thức, một mặt các quốc gia cần phải hết sức nổ lực gia


×