Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

KHÁI NIỆM, ĐẶC TRUNG, yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.56 KB, 10 trang )

1

TÀI LIỆU THI HẾT MÔN LỚP TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XHCN
Câu hỏi:
Đồng chí hãy nêu khái niệm, đặc trưng, các yêu cầu xây dựng Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Liên hệ việc sử dụng cán bộ ở địa phương cơ sở đồng chí đang cơng
tác?
Trả lời:
Mở bài:
Xây dựng nhà nước pháp quyền đang trở thành một xu thế khách quan tất
yếu đối với các quốc gia dân chủ. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của
Đảng đã xác định đặc trưng thứ bảy trong số tám đặc trưng chủ yếu của xã hội
xã hội chủ nghĩa mà chúng ta xây dựng là “xây dựng Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”. Vì vậy, để đi lên chủ
nghĩa xã hội cùng với việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa;
xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng nền dân chủ
xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc; xây dựng Đảng trong
sạch, vững mạnh; bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia; chủ động
và tích cực hội nhập quốc tế, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã
chỉ rõ yêu cầu tiếp tục xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của
nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân ở nước ta hiện nay.
1.1. Khái niệm Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nhà nước pháp quyền là phương thức tổ chức và vận hành quyền lực nhà
nước theo nguyên tắc mọi quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
Quan điểm của Đảng ta về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa là quá trình đúc kết, kế thừa, vận dụng tư tưởng về nhà nước pháp quyền
trong lịch sử tư tưởng nhân loại, quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng



2

Hồ Chí Minh về nhà nước, pháp luật kiểu mới và thực tiễn xây dựng nhà nước
kiểu mới ở nước ta, nhất là trong những năm đổi mới vừa qua.
Tư tưởng về nhà nước pháp quyền xuất hiện rất sớm trong lịch sử tư
tưởng nhân loại, ngay từ khi xuất hiện nhà nước cổ đại và tiếp tục phát triển,
nhất là trong thời kỳ cách mạng tư sản. Tư tưởng về nhà nước pháp quyền phản
ánh khát vọng của nhân loại về một nhà nước bảo đảm tự do, dân chủ, nhân
quyền, đối lập với sự độc đoán, độc tài của nhà nước chủ nô và chế độ chuyên
chế hà khắc của nhà nước phong kiến.
Nhà nước pháp quyền theo quan điểm của các nhà tư tưởng trong lịch sử
nhân loại là nhà nước bảo đảm tính tối thượng của pháp luật trong đời sống xã
hội, trong đó pháp luật phải phản ánh ý chí chung, lợi ích chung của nhân dân;
thực hiện và bảo vệ quyền tự do, dân chủ của nhân dân; chịu trách nhiệm trước
công dân về những hoạt động của mình và u cầu cơng dân thực hiện các nghĩa
vụ đối với nhà nước và xã hội; có hình thức tổ chức quyền lực nhà nước thích
hợp bảo đảm chủ quyền thuộc về nhân dân, tổ chức thực hiện có hiệu quả quyền
lập pháp, hành pháp, tư pháp; ngăn chặn được sự tùy tiện, lạm quyền từ phía nhà
nước, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật, kể cả vi phạm pháp
luật của các cơ quan và công chức nhà nước.
Như vậy, nhà nước pháp quyền không phải là một kiểu nhà nước gắn với
một giai cấp (nhà nước chủ nô, nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản, nhà nước
xã hội chủ nghĩa) mà là hình thức tổ chức quyền lực nhà nước, bảo đảm tổ chức
hoạt động của nhà nước tuân theo quy định của pháp luật, thực hiện quản lý xã
hội theo pháp luật, bảo đảm chủ quyền và quyền tự do, dân chủ của nhân dân.
Chúng ta tiếp thu các giá trị tích cực, tiến bộ, khoa học về nhà nước pháp
quyền trong lịch sử, đồng thời quán triệt quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước, pháp luật kiểu mới và vận dụng phù hợp với
thực tiễn xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Trên quan

điểm này có thể khái quát Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, tất cả quyền lực nhà nước
thuộc về nhân dân; quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân cơng, phối hợp


3

và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập
pháp, hành pháp, tư pháp, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tôn trọng, bảo
vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; nhà nước tổ chức, hoạt động
theo pháp luật, quản lý xã hội bằng pháp luật nhằm phục vụ lợi ích của nhân
dân; do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo đồng thời chịu trách nhiệm trước
nhân dân và sự giám sát của nhân dân.
1.2. Đặc trưng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Trong những năm đổi mới vừa qua, Đảng ta đã từng bước phát triển hệ
thống quan điểm, nguyên tắc cơ bản về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Từ nhận thức lý luận và thực
tiễn xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa có thể khái quát Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam có những đặc trưng sau đây:
- Một là, Nhà nước thực sự của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; bảo
đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
- Hai là, Nhà nước tổ chức, hoạt động theo nguyên tắc quyền lực nhà
nước là thống nhất, nhưng có sự phân cơng, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ
quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
- Ba là, Nhà nước được tổ chức, hoạt động trên cơ sở Hiến pháp và pháp
luật, bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp và pháp luật trong đời sống xã hội.
- Bốn là, Nhà nước tôn trọng, thực hiện và bảo vệ quyền con người, tất cả
vì hạnh phúc của con người; bảo đảm trách nhiệm giữa nhà nước và công dân,
thực hành dân chủ gắn với tăng cường kỷ cương, kỷ luật.
- Năm là, Nhà nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, đồng thời bảo

đảm sự giám sát của nhân dân, sự giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận.
- Sáu là, Nhà nước thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự
chủ, hịa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan
hệ, chủ động và tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập,
chủ quyền và tồn vẹn lãnh thổ, khơng can thiệp vào cơng việc nội bộ của nhau,
bình đẳng, cùng có lợi; tn thủ Hiến chương Liên hợp quốc và điều ước quốc tế


4

mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên là bạn, đối tác tin
cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế vì lợi ích quốc gia,
dân tộc, góp phần cho sự nghiệp hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã
hội trên thế giới.
1.3. Các yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam
Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay phải
đáp ứng các yêu cầu dưới đây
Xây dựng được một nhà nước thực sự của nhân dân, do nhân dân, vì nhân
dân, bảo đảm thực hiện ngày càng đầy đủ nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Cơ cấu
tổ chức và cơ chế hoạt động của Nhà nước phải đảm bảo tất cả quyền lực nhà
nước thuộc về nhân dân, bảo đảm quyền làm chủ, quyền con người của nhân
dân, tất cả vì hạnh phúc của nhân dân.
Xây dựng một nhà nước có đủ năng lực quản lý kinh tế, quản lý xã hội có
hiệu quả, phát huy được mọi tiềm năng của dân tộc; đồng thời, tiếp thu hợp lý
những thành tựu khoa học - kỹ thuật, công nghệ mới của thế giới và những tinh
hoa văn hóa của nhân loại.
Xây dựng nhà nước có bộ máy gọn nhẹ, được tổ chức chính quy, có quy
chế làm việc khoa học, bảo đảm kiểm tra, giám sát và điều hành được hoạt động

của xã hội, cũng như hoạt động của bàn thân bộ máy nhà nước.
Xây dựng nhà nước hoạt động trên cơ sở pháp luật, thực hiện quản lý xã
hội theo pháp luật, giữ vững kỷ cương nhà nước và trật tự xã hội, bảo đảm an
ninh, quốc phòng, bảo vệ vững chắc thành quà cách mạng.
Xây dựng một nhà nước có đội ngũ cán bộ, cơng chức trong sạch, tồn
tâm, tồn ý phục vụ nhân dân, có trách nhiệm với dân đồng thời có bản lĩnh
chính trị, năng lực quản lý, loại trừ được bệnh quan liêu, tham nhũng, đặc
quyền, đặc lợi, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân.
Bảo đảm giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước.
Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân
dân, vì nhân dân phải trở thành định hướng, yêu cầu bao trùm toàn bộ tổ chức


5

hoạt động của Nhà nước, đồng thời là trách nhiệm của Đảng, Mặt trận Tổ quốc
và các tổ chức thành viên của Mặt trận và mọi công dân.
Quan điểm nêu trên đòi hỏi những yêu cầu, nội dung xây dựng Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa phải được quán triệt trong quá trình đổi mới tổ
chức hoạt động của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, trong cải cách nền
hành chính nhà nước, cải cách tư pháp, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức
cũng như trong đổi mới cơ chế vận hành của nhà nước.
Xây dựng nhà nước pháp quyền trong điều kiện Đảng duy nhất cầm
quyền, đòi hỏi Đảng phải đổi mới sự lãnh đạo đối với Nhà nước, quan tâm thích
đáng cho việc lãnh đạo xây dựng nhà nước, xây dựng và thực hiện pháp luật,
đồng thời bảo đảm cho các tổ chức đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn
khổ Hiến pháp và pháp luật, tôn trọng các thể chế của Nhà nước. Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam và các thành viên của Mặt trận cũng như các tổ chức trong xã
hội và mọi cơng dân có trách nhiệm tn thủ pháp luật, thực hiện đây đủ nghĩa
vụ trước Nhà nước và xã hội, đồng thời có những hình thức thích hợp thực hiện

tốt vai trò giám sát và phản biện xã hội, tham gia xây dựng nhà nước, tham gia
quản lý nhà nước.
* LIÊN HỆ VIỆC SỬ DỤNG CÁN BỘ Ở ĐỊA PHƯƠNG:
Hiện nay tôi đang công tác tại UBND xã Ngũ Thái. Xã Ngũ Thái nằm
cách xa trung tâm huyện nên không thuận lợi để các doanh nghiệp vào đầu tư
kinh doanh. diện tích tự nhiên của xã là 756,35ha, dân số hơn 10.000 người
được phân bố ở 7 thôn. Đảng bộ xã gồm 317 đảng viên, sinh hoạt tại 11 chi bộ,
trong đó 7 chi bộ nơng thơn, 3 chi bộ nhà trường, 1 chi bộ công an.
Đội ngũ cán bộ, cơng chức tại UBND xã, có 20 đ/c. Cụ thể đối với các
chức danh cán bộ gồm: Bí thư Đảng ủy xã, Phó Bí thư Đảng ủy xã, Phó Bí thư –
Chủ tịch UBND xã, Phó Chủ tịch UBND xã, Phó Chủ tịch HĐND xã, Chủ tịch
Ủy ban MTTQ xã; Chủ tịch Hội LHPN xã, Chủ tịch Hội nông dân, Chủ tịch Hội
Cựu chiến binh, Bí thư Đồn thanh niên. Đối với các chức danh công chức xã
gồm: Trưởng công an, Chỉ huy trưởng quân sự, Văn phòng - thống kê (2đ/c),


6

Địa chính – xây dựng và mơi trường (2đ/c), Tài chính – Kế tốn, Tư pháp – hộ
tịch, Văn hóa xã hội (2đ/c).
Về cơ cấu giới tính:
- Nam: 18/20, chiếm 90%
- Nữ: 2/20, chiếm 10%
Về cơ cấu độ tuổi:
- Từ 30-45 tuổi: 16 đ/c
- Từ 45 tuổi trở lên: 4 đ/c.
Về trình độ chun mơn:
- ĐH: 18 đ/c
- TC: 2 đ/c
Về trình độ LLCT:

- TC: 19/20 đ/c.
- Sơ cấp 1.
Trong năm 2020 mặc dù tình hình dịch bệnh covid 19 diễn biến phức tạp
ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế - xã hội của xã. Song được sự quan
tâm chỉ đạo của huyện ủy, HĐND, UBND huyện, sự chỉ đạo trực tiếp của BCH
Đảng bộ xã, UBND xã tập trung chỉ đạo các ngành, các thôn thực hiện hiệu quả
nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Tổng thu nhập giá trị sản phẩm xã hội năm
2020 đạt 502 tỷ 300 triệu đồng, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm 2019. Thu nhập
bình quân đầu người là 50 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn
1,41%; giữ vứng 7/7 thơn đạt danh hiệu làng văn hóa. Cấp ủy đảng, chính quyền
và nhân dân trong xã đã đồn kết thống nhất, phát huy thuận lợi, khắc phục khó
khăn phát triển kinh tế - xã hội, tình hình an ninh chính trị trật tự an tồn xã hội
địa bàn ổn định, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ xã được nâng
lên, việc điều hành của chính quyền có nhiều đổi mới và hiệu quả, đội ngũ cán
bộ, cơng chức đã được đào tạo về trình độ chun mơn nghiệp vụ, trình độ lý
luận chính trị.
Những năm qua, công tác cán bộ được BCH Đảng bộ xã quan tâm, đảm
bảo nguyên tắc đảng lãnh đạo và quản lý công tác cán bộ, đồng thời phát huy


7

trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính trị. Trên cơ sở đánh giá cán
bộ, tiến hành quy trình quy hoạch cán bộ đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ,
công tâm khách quan; lựa chọn, sử dụng những người tiêu biểu, có đủ phẩm
chất, tư tưởng, đạo đức, lối sống và năng lực, đáp ứng được yêu cầu trong giai
đoạn mới. Cán bộ công chức xã là người đưa chủ trương, đường lối của đảng,
chính sách pháp luật của nhà nước đến với người dân. Việc sử dụng đúng can bộ
sẽ góp phần ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thối về phẩm chất chính trị, đạo
đức, lối sống.

Đây là yêu cầu đặt đúng người đúng việc. Tổ chức bộ máy, chức năng,
nhiệm vụ của Cán bộ cơng chức xã đã được tổ chức kiện tồn sau đại hội Đảng
bộ xã, sắp xếp lại đội ngũ Cán bộ công chức xã, phân công nhiệm vụ cho Cán bộ
cơng chức phù hợp với trình độ chun mơn, năng lực công tác của từng người,
mỗi cán bộ công chức đều có sự cố gắng trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ
của mình theo từng cơng việc được giao; có thái độ phục vụ nhân dân tốt, tận
tụy, nhiệt tình, hịa nhã, gắn bó mật thiết, ln lắng nghe, tiếp thu ý kiến của
nhân dân. Một số Cán bộ công chức có năng lực cơng tác, chun mơn tốt, chủ
động, sáng tạo, tham mưu tốt cho đảng ủy chính quyền xã trong xử lý công việc
trôi chảy như công chức phụ trách Lao động thương binh xã hội xã với kinh
nghiệm 14 năm trog ngành, với nhiều năm đạt thành tích xuất sắc và được tặng
giấy khen của chủ tịch huyện, xã; Công chức Tư pháp – hộ tịch , Văn phịng một
cửa làm tốt nhiệm vụ chun mơn, tiếp dân và trả lời đơn thư khiếu nại tố cáo
của nhân dân ngay từ cơ sở nên xã khơng có tình trạng đơn thư vượt cấp hay
kiện tụng đơng người xảy ra.
Việc quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm và dự nguồn cán bộ được thực hiện dân
chủ công khai, cuối nhiệm kỳ 2015-2020 Đảng bộ xã kiện toàn bổ sung đ/c Phó
Bí thư thường trực; đ/c Chủ tịch UBND xã do hai đ/c nguyên chức danh trên về
nghỉ hưu theo quyết định 100 của UBND tỉnh Bắc Ninh. BCH Đảng bộ xã có
Nghị quyết ln chuyển, kiện tồn cơng tác cán bộ đảm bảo đúng quy định. Đội
ngũ Cán bộ cơng chức xã đã có sự phát triển cả về số lượng và chất lượng, sử
dụng công chức đã dần đi vào nề nếp, hầu hết số công chức được tuyển dụng, bổ


8

nhiệm, điều động, luân chuyển đều có trách nhiệm với cơng việc và vị trí cơng
tác được giao…
Việc thực hiện luân chuyển cán bộ nđã góp phần tạo điều kiện rèn luyện
bồi dưỡng, thử thách cán bộ, nhất là cán bộ trẻ, đồng thời giúp cán bộ trưởng

thành nhanh và tồn diện, vững vàng về chính trị đáp ứng u cầu xây dựng đội
ngũ cán bộ, cơng chức vừa có kiến thức, vừa có năng lực thực tiễn. Đến nay cơ
bản đội ngũ Cán bộ cơng chức xã có trình độ chun mơn, lý luận chính trị và
năng lực để thực hiện các nhiệm vụ được giao, góp phần quan trọng trong việc
xây dựng đảng bộ, chính quyền xã trong sạch vững mạnh.
* Hạn chế:
- Việc nhận xét, đánh giá cán bộ cịn mang tính hình thức, chưa đúng
thực chất; cịn chung chung, có biểu hiện nể nang, ngại va chạm, một số người
thiếu chính kiến riêng, bỏ phiếu theo xu hướng nên kết quả đánh giá chưa khách
quan, công tâm.
- BCH Đảng bộ xã còn thiếu chủ động quy hoạch đội ngũ cán bộ có tính
chiến lược, thiếu những giải pháp mạnh có tính đột phá để khắc phục yếu kém,
chưa mạnh dạn, quyết liệt đối với cán bộ thiếu nhiệt tình, khơng hồn thành
nhiệm vụ.
- Một số ít cán bộ chưa nhận thức đúng đắn mục đích yêu cầu của việc
ln chuyển, có đồng chí khi được thun chuyển cịn suy tính cá nhân, ngại
khó, thiếu tính tự giác trong việc thực hiện nhiệm vụ mới.
- Việc bố trí, sử dụng cán bộ ở một số chức danh cịn chủ quan, chưa lấy
hiệu quả cơng việc và sự tín nhiệm của quần chúng nhân dân là thước đo.
- Các chính sách đãi ngộ về vật chất và tinh thần, hỗ trợ cán bộ học tập,
nâng cao trình độ tuy đã có nhưng cịn thấp.
- Tỷ lệ cán bộ nữ, trẻ còn thấp.
* Giải pháp:
- Thường xuyên quán triệt nâng cao nhận thức về chủ trương, đường lối
của đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về cơng tác cán bộ để cán bộ công
chức nêu cao tinh thần học tập và tự học tập. Quá triệt thực hiện đúng quan điểm


9


của đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ thời kỳ cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất
nước. Từ đó cán bộ cơng chức xác định rõ việc học để đáp ứng tiêu chuẩn, trnhf
độ quy định cho từng chức danh lãnh đạo, quản lý, coi học tập rèn luyện là để
thực hiện có hiệu quả, chất lượng nhiệm vụ được giao.
- Nêu cao vai trò, trách nhiệm của Đảng ủy, người đứng đầu cơ quan
trong việc xây dựng đội ngũ Cán bộ công chức, coi trọng công tác quản lý, giáo
dục đối với cán bộ đảng viên. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát của cấp ủy
cấp trên đối với cáp dưới trong việc giáo dục, quan rlys cán bộ và thực hiện
công tác cán bộ.
- Triển khai thực hiện đồng bộ chặt chẽ từ Đảng, chính quyền, MTTQ và
các đồn thể nhanan dân về cơng tác đánh giá cán bộ, đảm bảo dân chủ, công
khai, khách quan và thực chất hơn nữa. Việc đánh giá và sử dụng cán bộ phải
được làm thường xuyên hàng năm và đồng bộ với đánh giá tổ chức cơ sở Đảng
và đảng viên. Thực hiện tốt việc nhân xét dánh giá cán bộ làm cơ sở cho việc
thực hiện quy hoạch, đào tạo, luân chuyển, đề bạt, bổ nhiệm, bố trí và sử dụng
cán bộ.
- Thực hiện nghiêm nguyên tắc tổ chức, nhất là nguyên tắc tập trung dân
chủ, kiểm điểm, tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt đảng nhất là trong công
tác cán bộ; làm rõ quyền hạn, trách nhiệm của tập thể, cá nhân, nhất là người
đứng đầu cấp ủy, chính quyền, kiên quyết chống tệ nạn quan lieu, tham nhũng,
lãnh phí.
- Đảm bảo sự đồng bộ thống nhất trong thực hiện chính sách cán bộ.
Đồng thời tạo dựng phong trào thi đua xây dựng môi trường làm việc tốt để phát
huy tốt nhất khả năng cống hiến của cán bộ.
* Kết luận:
Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN việt nam là chủ trương, đường lối
có tính chiến lược của đảng và nhà nước ta, xuất phát từ đòi hỏi tất yếu, khách
quan của thực tiễn xây dựng và phát triển đất nước. Trên cơ sở kế thừa những
thành tựu cả về nghiên cứu lý luận lẫn thực tiễn triển khai xây dựng nhà nước
pháp quyền đã có. Xây dựng và hồn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN là



10

nhiệm vụ của tồn bộ hệ thống chính trị và của toàn dân. Trên cơ sở nắm vững
đường lối, quan điểm của đảng, mỗi tổ chức, cá nhân cần xác định rõ trách
nhiệm của mình trong việc đóng góp cơng sức, trí tuệ để xây dựng và hồn thiện
nhà nước pháp quyền XHCN, góp phần củng cố chế độ, đưa nước ta hội nhập
sâu rộng với quốc tế, ngày càng phồn vinh, phát triển.



×