Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Việt nam trong chiến lược toàn cầu của mĩ ở khu vực đông nam á (1954 1975)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 118 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRẦN THỊ KIM OANH

VIỆT NAM TRONG CHIẾN LƯỢC
TOÀN CẦU CỦA MĨ Ở KHU VỰC
ĐÔNG NAM Á (1954 – 1975)

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LỊCH SỬ
MÃ SỐ : 60 22 50

TP. HỒ CHÍ MINH - 2012


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRẦN THỊ KIM OANH

VIỆT NAM TRONG CHIẾN LƯỢC
TOÀN CẦU CỦA MĨ Ở KHU VỰC
ĐÔNG NAM Á (1954 – 1975)
CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ THẾ GIỚI
MÃ SỐ : 60 22 50

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LỊCH SỬ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS HÀ MINH HỒNG


TP. HỒ CHÍ MINH - 2012


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi,
các số liệu và thông tin nêu trong luận văn là trung thực, chưa được ai cơng
bố trong bất kỳ cơng trình nào khác

Học viên

Trần Thị Kim Oanh


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được cuốn luận văn này tơi đã nhận được rất nhiều sự
động viên, kích lệ của nhiều cá nhân và tập thể.
Trước hết, tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến PGS.TS Hà Minh Hồng là
người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện luận văn của mình.
Xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới quý Thầy cô Khoa Lịch sử
Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, người đã đem lại cho tôi nguồn
kiến thức vô cùng phong phú và thiết thực trong thời gian tôi tham gia khóa
học tại Trường.
Tơi cũng xin gửi lời cám ơn chân thành đến Ban Giám Hiệu, Phòng
Đào tạo sau đại học, Thư viện Trường đại học Khoa học Xã hội và nhân văn,
Thư viện Tổng hợp Thành Phố Hồ Chí Minh…đã tạo điều kiện cho tơi tìm
hiểu tư liệu trong quá học tập cũng như trong quá trình thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè là những người
đã ln bên tơi, động viên, giúp đỡ và khuyến khích tơi trong q trình thực
hiện đề tài nghiên cứu của mình.


TP.HCM, ngày 29 tháng 8 năm 2012
Học viên

Trần Thị Kim Oanh


MỤC LỤC
Trang
1
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: CHIẾN LƯỢC CỦA MĨ Ở ĐÔNG NAM Á TRƯỚC KHI
11
TIẾN HÀNH CHIẾN TRANH VIỆT NAM
11
1.1. Khái quát vị trí địa lí, lịch sử và tiềm năng của Đông Nam Á.
1.2. Bối cảnh quốc tế và chuyển biến của khu vực Đông Nam Á sau chiến
14
tranh thế giới thứ hai
1.2.1. Tình hình quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai
14
1.2.2. Các cường quốc sắp xếp vai trị và ảnh hưởng ở khu vực Đơng
Nam Á 1954 – 1975.
15
17
1.3. Sức mạnh và tham vọng của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai
1.3.1. Sức mạnh của Mĩ sau chiến tranh Thế giới thứ hai
17
1.3.2. Tham vọng của Mĩ và sự hình thành chiến lược tồn cầu
18
1.4. Chính sách của Mĩ đối với Đơng Nam Á từ 1945 – 1954

1.5. Khái quát chính sách của Mĩ đối với Việt Nam trước 1954
1.5.1. Vị trí của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á
1.5.2. Việt Nam trong chính sách của Mĩ trước 1954
CHƯƠNG 2: VIỆT NAM TRONG Q TRÌNH THỰC HIỆN CHIẾN
LƯỢC TỒN CẦU CỦA MĨ Ở ĐÔNG NAM Á THỜI KỲ 1954-1965
2.1. Mĩ điều chỉnh “Chiến lược tồn cầu” trong giai đoạn 1954-1965
2.1.1. Tình hình Thế giới khu vực Đông Nam Á
2.1.2. Sự điều chỉnh chiến lược tồn cầu của Mĩ
2.2. Chính sách của Mĩ đối với khu vực Đơng Nam Á
2.2.1. Trong lĩnh vực chính trị, quân sự
2.2.1.1. Mĩ can thiệp nội bộ các nước Đông Nam Á.
2.2.1.2. Mĩ lôi kéo các nước Đông Nam Á tham gia chống cộng sản.
2.2.2 Trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa.
2.2.2.1. Mĩ viện trợ kinh tế cho các nước Đơng Nam Á
2.2.2.2. Chính sách văn hóa của Mĩ ở Đơng Nam Á.

23
26
26
28
35
35
35
36
38
38
38
41
43
43

45

2.3 Q trình triển khai chiến lược của Mĩ ở Việt Nam trong giai đoạn
45
1954-1965.


2.3.1. Trong lĩnh vực chính trị
2.3.2. Trong lĩnh vực quân sự.
2.3.3. Trong lĩnh vực kinh tế.
2.3.4. Trong lĩnh vực văn hóa
2.3.5. Vấn đề Biển Đơng trong giai đoạn 1954-1965
CHƯƠNG 3: VIỆT NAM TRONG CHIẾN LƯỢC TỒN CẦU CỦA MĨ
Ở ĐƠNG NAM Á THỜI KỲ 1965- 1975.
3.1. Việt Nam trở thành tâm điểm trong chiến lược của Mĩ ở Đông Nam Á
1965-1968
3.1.1. Bối cảnh quốc tế và Việt Nam
3.1.2. Mĩ sử dụng thực binh trực tiếp xâm lược Việt Nam
3.1.3. Mĩ sử dụng các nước Đông Nam Á để phục vụ chiến tranh Việt Nam.
3.1.3.1. Mĩ lôi kéo quân đội các nước Đông Nam Á tham gia vào
cuộc chiến tranh ở Việt Nam
3.1.3.2. Mĩ tăng cường viện trợ và biến các nước Đông Nam Á
thành nơi giải quyết hậu cần tại chỗ cho chiến tranh Việt Nam
3.2. Việt Nam trong chiến lược Đông Nam Á của Mĩ từ 1969 đến 1972.
3.2.1. Sự điều chỉnh chiến lược Đông Nam Á của Mĩ sau thất bại chiến
lược chiến tranh cục bộ ở Việt Nam
3.2.2. Việt Nam trở thành tâm điểm của quá trình triển khai học thuyết
Nich—xơn ở Đông Nam Á
3.2.2.1. Mĩ triển khai thực hiện chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh
3.2.2.2. Mĩ triển khai thực hiện chiến lược “Khome hóa chiến


45
50
52
53
54
59
59
59
61
63
63
64
69
69
72
72

tranh” và “Lào hóa chiến tranh” để bao vây cơ lập cách mạng Việt Nam.
75
3.2.2.3. Mĩ hịa hỗn với Trung Quốc và đàm phán với Việt
Nam để rút lui khỏi Việt Nam.
79
3.2.2.4. Mĩ tạm lùi trong chính sách ở Biển Đơng từ 1969
81
3.3. Chính sách Đơng Nam Á của Mĩ sau khi rút quân đội khỏi Việt Nam
81
1973-1975
87
KẾT LUẬN

PHỤ LỤC


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ vươn lên thành một siêu cường của
thế giới và từ đó tìm cách thể hiện quyền lực của mình bằng việc chiếm đóng
các khu vực quan trọng bằng cả quân sự và chính trị. Đơng Nam Á nói chung
và Việt Nam nói riêng có một vị trí chiến lược quan trọng đối với cuộc chiến
chống chủ nghĩa Cộng sản của Mĩ, đặc biệt là kể từ sau khi nước Cộng hòa
nhân dân Trung Hoa được thành lập (01/10/1949). Và đó cũng chính là lí do
để Mĩ tăng cường ảnh hưởng đối với khu vực này và từng bước can thiệp và
xâm lược Việt Nam.
Để thực hiện mục tiêu chống lại phong trào Cộng sản ở Đông Nam Á,
Mĩ đã không ngần ngại trút một lượng kinh phí rất lớn và điều động một lực
lượng quân đội đông đảo, bất chấp sự phản đối của nhân dân Mĩ để thực hiện
cuộc chiến tranh Đông Dương mà tâm điểm là Việt Nam.
Cuộc chiến tranh của Mĩ tại Việt Nam đã kết thúc cách đây gần 40
năm, song nó vẫn cịn hiện diện trong tư tưởng của những người Việt Nam và
những người quan tâm về lịch sử, về cuộc chiến tranh này. Vậy tại sao Đơng
Nam Á (trong đó trọng tâm là Việt Nam) lại trở thành một khu vực quan
trọng trong chiến lược toàn cầu của Mĩ kể từ năm 1950?. Mĩ đã sử dụng
những chính sách và chiến lược nào ở khu vực Đông Nam Á và Việt Nam để
đạt được mục đích của mình ? Tại sao Mĩ khơng tiếp tục theo đuổi những
chính sách đó mà lại chấp nhận kí kiết hiệp định Pa-ri, rút khỏi Việt Nam?.
Đây là những câu hỏi mà bất kỳ ai quan tâm đến vấn đề chiến lược toàn cầu
của Mĩ và chiến tranh Việt Nam thời hiện đại cũng muốn lý giải.
Việc nghiên cứu chiến lược tồn cầu của Mĩ ở Đơng Nam Á và vị trí

của Việt Nam trong chiến lược của Mĩ đối với khu vực này để thấy rõ hơn


2

nguyên nhân khởi đầu và kết thúc cũng như sự dính líu và leo thang của Mĩ
trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam kể từ 1950 đến 1975, đồng thời
làm rõ tác động của cuộc chiến tranh Việt Nam đối với chiến lược toàn cầu
của Mĩ trong chiến tranh lạnh nói chung và ở khu vực Đơng Nam Á nói riêng
là một cơng việc hết sức thú vị và có ý nghĩa lớn về mặt khoa học.
Bên cạnh đó, việc nghiên cứu về chiến lược toàn cầu của Mĩ ở Đông
Nam Á trong chiến tranh lạnh sẽ giúp hiểu rõ hơn về những chính sách, chiến
lược và quy luật trong chính sách đối ngoại của Mĩ, từ đó rút ra những bài học
kinh nghiệm phục vụ cho hoạt động đối ngoại nói chung và chính sách ngoại
giao đối với Mĩ nói riêng trong giai đoạn hiện nay.
Xuất phát từ những ý nghĩa khoa học và thực tiễn như trên, chúng tơi
chọn vấn đề “Việt Nam trong chiến lược tồn cầu của Mĩ ở khu vực Đông
Nam Á (1954 – 1975)” để làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp thạc
sĩ của mình.
Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu, đánh giá về vị trí chiến
lược của khu vực Đông Nam Á và Việt Nam trong bối cảnh quan hệ quốc tế
của thời kì chiến tranh lạnh và chiến lược toàn cầu của Mĩ đối với Đơng Nam
Á và Việt Nam qua các chính sách được Mĩ áp dụng trên các lĩnh vực chính
trị, ngoại giao, quân sự, kinh tế, văn hóa. Đồng thời đề tài cũng góp phần
đánh giá những tác động của cuộc chiến tranh Việt Nam đối với sự thay đổi
chiến lược toàn cầu của Mĩ ở khu vực Đông Nam Á.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài tập trung vào đối tượng chính là:
- Chiến lược tồn cầu của Mĩ ở Đơng Nam Á.

- Vị trí của Việt Nam trong chiến lược này giai đoạn từ 1954-1975 trên
cả khía cạnh chủ trương chiến lược lẫn thực tiễn triển khai chiến lược.


3

- Những tác động mạnh mẽ của cuộc chiến tranh Việt Nam đối với
chiến lược toàn cầu của Mĩ ở khu vực Đông Nam Á.
Phạm vi nghiên cứu:
Không gian nghiên cứu chủ yếu của đề tài được giới hạn trong phạm vi
Đơng Nam Á (trong đó trọng tâm là Việt Nam) và Mĩ. Về mặt thời gian, đề
tài tập trung chủ yếu vào giai đoạn 1954 - 1975. Tuy nhiên để đảm bảo tính
lịch sử, đề tài cũng tìm hiểu khái quát về chiến lược toàn cầu của Mĩ ở Đông
Nam Á giai đoạn từ 1945 đến 1954.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề chiến lược toàn cầu của Mĩ tại khu vực Đông Nam Á trong
chiến tranh lạnh và cuộc chiến tranh Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975 là một
chủ đề có tính hấp dẫn, đã thu hút rất nhiều nhà nghiên cứu. Đến nay, đã có
rất nhiều tác giả lựa chọn, nghiên cứu và công bố nhiều cơng trình liên quan
đến chủ đề này.
Bàn về động cơ, cội nguồn của những tham vọng trong chiến lược tồn
cầu của Mĩ ở Đơng Nam Á mà tâm điểm là Việt Nam, tác phẩm “Bàn cờ lớn”
của Zbigniew Brezinski (1999) cho rằng “miếng mồi Đông Dương” được Mĩ
chú ý từ lâu, nhưng sau chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình chính trị thế
giới thay đổi, Mĩ mới có điều kiện thực hiện chiến lược của mình tại khu vực
này. Tác phẩm “Cuộc chiến tranh Đông Dương” cũng cho rằng, việc đánh
vào Đông Dương là làm thỏa mãn sự kiêu ngạo ngây ngô của Mĩ. Cuộc chiến
đã làm rõ sự ảo tưởng khôn cùng của Mĩ. Với tinh thần đấu tranh quyết liệt,
dân tộc Việt Nam đã làm cho chiến lược của Mĩ tan rã, chấm dứt ước mơ bá
quyền của Mĩ tại khu vực này.

Đồng thời, trong tác phẩm “Đông Dương lọt vào mắt xanh của đế quốc
Mĩ từ bao giờ”, tác giả Phạm Xanh cũng cho rằng cuộc chinh phạt của Mĩ tại
khu vực Đông Nam Á mà tâm điểm là cuộc chiến tranh tàn khốc ở Việt Nam


4

thực sự đã manh nha từ rất lâu đời. Trước đó, Việt Nam nói riêng và Đơng
Nam Á nói chung đã nằm trong chiến lược “Cho thương mại đi trước, cờ Mĩ
theo sau” của Ai-xen-hao, tuy nhiên do Việt Nam và Đơng Nam Á đang nằm
trong vịng vây của các đế quốc gạo cội như Anh, Pháp, nên Mĩ dù muốn
cũng chỉ từ xa đứng nhìn với một sự chờ đợi kiên trì. Sự chờ đợi đó được đền
bù xứng đáng khi sau chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Mĩ khẳng định
được vai trị của mình trên trường quốc tế và điều tiếp theo Mĩ làm chính là
quan tâm nhiều hơn và quan tân sâu sát hơn đến Đông Dương. Để đạt được
mục tiêu chiến lược trên, Mĩ đã sử dụng nhiều chiêu bài, nhiều chính sách từ
quân sự đến ngoại giao, kinh tế… trong cuộc chiến tranh tàn khốc tại Việt
Nam. Với tinh thần yêu nước bất khuất, dân tộc Việt Nam đã buộc Mĩ phải rút
quân khỏi Việt Nam.
Trong luận án tiến sĩ “Chính sách của Mĩ đối với Việt Nam từ 1940 đến
1956”, tác giả Phan Văn Hoàng đã chỉ rõ các sách lược của Mĩ đối với Việt
Nam trong 16 năm (từ 1940 đến 1956), qua đó tìm ra bản chất của tồn bộ
chính sách Mĩ, soi sáng nguyên nhân và tính chất của cuộc chiến tranh mà Mĩ
phát động chống lại nhân dân Việt Nam sau Hiệp định Giơnevơ 1954 về
Đông Dương.
Nghiên cứu về nội dung và quá trình triển khai chiến lược tồn cầu của
Mĩ ở Đơng Nam Á và Việt Nam trong giai đoạn 1954 - 1975, tác phẩm “Chính
sách của Hoa Kỳ đối với ASEAN trong và sau chiến tranh lạnh” của Lê
Khương Thùy đã phân tích vị trí chiến lược quan trọng của Đông Nam Á trong
bối cảnh chiến tranh lạnh, nhất là kể từ khi nước Cộng hòa nhân dân Trung

Hoa ra đời (01/10/1949). Từ đó, tác giả đi sâu phân tích về sự can dự của Mĩ ở
khu vực Đông Nam Á và những thay đổi chiến lược đối với ASEAN.
Cơng trình “Tìm hiểu những thay đổi trong chiến lược quân sự của Mỹ”
của tác giả Trần Bá Khoa đã đi sâu phân tích tình hình thế giới và bối cảnh


5

khu vực dẫn đến những thay đổi trong chiến lược quân sự toàn cầu của Mĩ sau
chiến tranh thế giới thứ hai, đặc biệt là những thay đổi chiến lược quân sự của
Mĩ đối với khu vực Đông Nam Á và Việt Nam kể từ sau chiến thắng của
Đảng Cộng sản Trung Quốc (01/10/1949).
Trong cuốn “Hoa Kì cam kết và mở rộng”, TS. Lê Bá Thuyên cũng đã
đi sâu phân tích những thay đổi chiến lược của Mĩ sau chiến tranh lạnh, trong
đó có phân tích chiến lược tồn cầu của Mĩ trong giai đoạn 1945 – 1991 liên
quan đến khu vực Đông Nam Á mà đặc biệt là Việt Nam. Dưới góc độ kinh
tế, việc triển khai những chính sách kinh tế của Mĩ và tác động của nó ở miền
Nam Việt Nam trong giai đoạn 1954 – 1975 đã được PGS.TS. Võ Văn Sen
phân tích trong cơng trình “Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở miền Nam
Việt Nam (1954 - 1975)”.
Trong kỷ yếu hội thảo khoa học “Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu
nước: Những vấn đề khoa học và thực tiễn” (Nhà xuất bản ĐHQGTPHCM,
2005), nhiều bài viết đã đề cập đến mối quan hệ của Việt Nam và Mĩ, đồng
thời đề cập đến nhiều khía cạnh của cuộc chiến tranh Việt Nam. Như trong
bài viết “Trở lại vấn đề nguồn gốc cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Việt
Nam”, Lê Kim Oanh phân tích lý giải căn nguyên của cuộc chiến tranh xâm
lược của Mĩ tại Việt Nam là nằm trong chiến lược bá chủ toàn cầu của Mĩ.
Tác giả đề cập đến những chính sách chiến lược được áp dụng trong q trình
Mĩ xâm lược Việt Nam và khẳng định rằng: dù chiến lược được áp dụng đó
được gọi với những tên gọi khác nhau nhưng nhìn chung cũng chỉ xuất phát

từ tiềm lực kinh tế quốc phòng của Mĩ và nhằm mục đích cho mục tiêu bá chủ
thế giới. Mĩ chọn Việt Nam làm trọng điểm tại khu vực Châu Á Thái Bình
Dương phục vụ mục tiêu, phải có được Việt Nam vì ở đó có vị trí địa lý, địa
chính trị vô cùng thuận lợi mang lại, và lại là một quốc gia có “tiềm năng kinh
tế rộng lớn, tài nguyên kinh tế vơ cùng phong phú, có nhiều thuận lợi cho đầu


6

tư tư bản”. Nhưng cuộc chiến tranh mang nhiều tổn thất Mĩ gây ra tại Việt
Nam cuối cùng cũng không đáp ứng được tham vọng của Mĩ tại khu vực này,
cuộc chiến tranh kéo dài gần 20 năm do Mĩ gây ra tại Việt Nam khơng có
nguồn gốc nào ngồi củng cố chiến lược bá quyền thế giới của mình.
Ngồi ra, đề cập về vấn đề này, tác giả Ngô Quang Định cũng đánh giá
khía cạnh “Về nguyên nhân cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam”
rằng: Từ những bối cảnh quốc tế thuận lợi cho Mĩ sau cuộc chiến tranh Thế
giới thứ hai, cuộc chiến tranh tại Đơng Dương nhằm hồn chỉnh giấc mơ
“tham vọng bá chủ thế giới” của Mĩ với địa bàn chến lược quan trọng là Việt
Nam. Một mặt chống chủ nghĩa cộng sản đối với hệ thống xã hội chủ nghĩa
đang lan mạnh, mặt khác chiếm được Việt Nam nói riêng và Đơng Dương nói
chung là chiếm được Đơng Nam Á, Châu Á. Như vậy, cuộc chiến tranh Mĩ
tiến hành ở Việt Nam vì những mục đích rõ ràng như vậy nên Mĩ không ngần
ngại trong việc đầu tư về kinh tế, quân sự và các chiến lược quân sự quan
trọng. Tuy nhiên, thắng lợi của Việt Nam trong cuộc chiến tranh chống Mĩ
cứu nước không chỉ phân biệt được đâu là cuộc chiến tranh phi nghĩa và đâu
là cuộc chiến tranh chính nghĩa, nhận được sự đồng tình của nhiều thế lực ủng
hộ cuộc chiến tranh chính nghĩa.
Nhìn nhận ở một khía cạnh khác về mối quan hệ Việt Nam và Mĩ thông
qua cuộc chiến tranh và rút ra kinh nghiệm lịch sử hiện đại, cuốn “Giải phẫu
một cuộc chiến tranh” của Gabriel Kolko đã vạch ra được giới hạn của quyền

lực Mĩ, nghĩa là Mĩ không đủ khả năng áp đặt ý muốn của mình lên các nước
khác. Những hạn chế của Mĩ không thể đáp ứng được những tham vọng
không bờ bến của họ. Đồng thời, tác phẩm cũng cho rằng, cách mạng Việt
Nam là cuộc cách mạng đoàn kết, được lịng nhân dân và có sức mạnh, Việt
Nam tiến hành cuộc chiến tranh bằng chính trị và rất kiên trì trong khi đó
người Mĩ lại tiến hành cuộc chiến tranh khá vội vã và máy móc. Cuộc cách


7

mạng lấy dân làm gốc đã huy động được quần chúng nhân dân và lấy chiến
tranh nhân dân làm nền tảng. Một bên là cuộc cách mạng liêm khiết vì dân
tộc vì độc lập chính nghĩa và một bên là tham lam, áp bức. Bước vào cuộc
chiến tranh tư tưởng và mục đích của hai bên hồn tồn khác nhau, do vậy kết
quả đạt được là hợp lý. Đề cập đến nội dung chính trong tác phẩm, tác giả đã
đi lý giải được nguồn gốc của cuộc chiến tranh cho đến năm 1960, đề cập đến
cuộc khủng hoảng ở Việt Nam và sự can thiệp của Mĩ thời kỳ sau đó, các
chiến lược áp dụng của Mĩ và các địn tiến quân bảo vệ đất nước của quân và
dân Việt Nam cũng như sự khủng hoảng của Việt Nam cộng hòa và kết thúc
cuộc chiến tranh.
Về sự thất bại chiến lược của Mĩ trong chiến tranh Việt Nam nói riêng và
ở Đơng Nam Á nói chung, cơng trình “Việt Nam – thất bại chiến lược của đế
quốc Mĩ” của Đỗ Minh Cao đã chứng minh nhận định của cố Tổng Bí thư Lê
Duẩn rằng: “thắng lợi của Việt Nam đã làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của chủ
nghĩa đế quốc Mĩ”. Tác giả cho rằng, sau khi Mĩ quan tâm và thực hiện các âm
mưu bành trướng tại khu vực Đông Nam Á, Mĩ đã thành lập nhiều sáng kiến từ
thành lập các khối quân sự, căn cứ quân sự tại các nước thuộc khu vực này với
nhiều chính sách được đưa ra làm trận đánh cuối cùng với nhiều chi phí kinh tế
và quân sự là trận Điện Biên Phủ tại chiến trường Việt Nam. Chính ở Việt Nam,
chiến lược toàn cầu của Mĩ “chặn đứng chủ nghĩa cộng sản” lần đầu đã nếm mùi

thất bại. Sau thất bại của trận đánh Điện Biên Phủ, các nhà cầm quyền Mĩ bắt
đầu đưa ra nhiều chiến lược quan trọng từ “Chiến lược phản ứng linh hoạt”,
“chiến lược chiến tranh đặc biệt”, “Việt Nam hóa chiến tranh” mong chiếm được
Việt Nam với vị trí chiến lược quan trọng, tiềm năng kinh tế trù phú và Việt
Nam là tâm điểm để tiến hành thơn tính các nước khác thuộc khu vực Đông
Nam. Tuy nhiên, dù đầu tư vào Việt Nam với nguồn kinh phí lớn, nhưng cuộc
chiến tranh của Mĩ cũng thất bại, gây ra hậu quả nặng nề.


8

Thắng lợi của quân dân Việt Nam là một chiến thắng mang ý nghĩa
trọng đại không chỉ đối với đất nước mà cả đối với khu vực và toàn thế giới.
Bài học của cuộc chiến tranh Việt Nam giúp Mĩ nhìn nhận sâu sắc hơn các
vấn đề ngoại giao sau đó, từ đây khi giải quyết bất kỳ vấn đề quốc tế quan
trọng nào buộc Mĩ đều phải nhớ đến vấn đề Việt Nam. Sự thất bại của cuộc
chiến tranh Việt Nam làm thất bại “học thuyết Đômi-nô”. Nếu trước đây Mĩ
dễ dàng lôi kéo các nước thuộc khu vực Đơng Nam Á vào cuộc chiến tranh
Việt Nam thì nay điều đó trở thành khác. Như vậy Tác giả cũng đã đánh giá
được hiệu ứng của cuộc chiến tranh Việt - Mĩ và những hậu quả nặng nề mà
cuộc chiến tranh Việt Nam mang lại cho Mĩ, cũng như những giá trị thắng lợi
của cuộc kháng chiến chống Mĩ của Việt Nam.
Ngoài ra, mối quan hệ Việt Nam - Mĩ và cuộc chiến tranh Việt Nam
thời kỳ 1954 - 1975 và những vấn đề liên quan đến vị trí của Việt Nam trong
chiến lược tồn cầu của Mĩ ở Đơng Nam Á cũng được khái qt trong nhiều
cơng trình có tính chất thơng sử như: “Đại cương lịch sử Việt Nam” của Nhà
xuất bản Giáo dục, “Lịch sử kháng chiến chống Mĩ cứu nước” và “Lịch sử
quân sự Việt Nam” của Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, hay “Quốc sách Ấp
chiến lược” – chính sách bình định điển hình của Mĩ và chính quyền Sài Gịn
ở miền Nam Việt Nam (1961 - 1965)”…

Có thể thấy rằng, chủ đề mà luận văn hướng đến đã được nhiều nhà
nghiên cứu khai thác ở những góc độ và khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, việc
nghiên cứu và đánh giá một cách có hệ thống về vị trí của “Việt Nam trong
chiến lược tồn cầu của Mĩ ở khu vực Đơng Nam Á (1954 – 1975)”, từ đó
làm rõ vấn đề tại sao Việt Nam trở thành tâm điểm trong chiến lược toàn cầu
của Mĩ ở khu vực này và những tác động từ thắng lợi của nhân dân Việt Nam
đối với chiến lược của Mĩ ở Đông Nam Á trong giai đoạn này vẫn còn là một
vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu.


9

4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu
Tài liệu tham khảo của đề tài chủ yếu là sách báo, tạp chí, đặc biệt là
các tài liệu về ngoại giao viết về Đông Nam Á và Mĩ trước, trong và sau thời
kỳ mà đề tài luận văn khảo sát, bao gồm cả nội dung của cuộc chiến tranh
chống Mĩ cứu nước của Việt Nam qua các thời kỳ.
Tác giả luận văn cịn tham khảo các cơng trình luận án, các bài báo cáo ở
các hội nghị khoa học nghiên cứu về chiến lược toàn cầu của Mĩ, chính sách của
Mĩ tới Đơng Nam Á, Việt Nam và các mối quan hệ quốc tế ở khu vực này.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở quan điểm duy vật biện
chứng, duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả luận văn đã sử dụng chủ yếu hai
những phương pháp chuyên ngành như phương pháp lịch sử, phương pháp
logic, phương pháp so sánh, đối chiếu, phân tích, tổng hợp. Trong đó, tác giả
đặc biệt chú trọng đến việc sử dụng phương pháp lịch sử để tái hiện bức tranh
sinh động của quan hệ giữa Mĩ với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á

trong bối cảnh chiến tranh lạnh, từ đó làm rõ chiến lược tồn cầu của Mĩ và
quá trình triển khai chiến lược này ở khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là Việt
Nam, đồng thời kết hợp sử dụng phương pháp logic để phát hiện ra bản chất,
quy luật vận động và những đặc điểm trong chiến lược tồn cầu của Mĩ ở
Đơng Nam Á và Việt Nam giai đoạn từ 1954 đến 1975.
Ngoài ra, trong q trình nghiên cứu, tác giả cịn sử dụng một số
phương pháp liên ngành như phương pháp tiếp cận theo góc độ khu vực, xem
khu vực Đơng Nam Á như một chỉnh thể trong chiến lược của Mĩ, đồng thời


10

đi vào nghiên cứu cụ thể trường hợp Việt Nam như là một đối tượng tiêu biểu
trong quá trình triển khai chiến lược tồn cầu hóa của Mĩ ở Đơng Nam Á.
5. Đóng góp của luận văn
Luận văn đưa ra cái nhìn tồn cảnh về chiến lược tồn cầu của Mĩ và
q trình triển khai chiến lược này tại Đơng Nam Á, trong đó đặc biệt tiêu
biểu là ở Việt Nam trong thời kỳ 1954 – 1975.
Luận văn góp phần đánh giá vị trí cũng như tầm quan trọng của Việt
Nam trong chiến lược của Mĩ tại Đông Nam Á từ 1954 đến 1975, từ đó thấy
được các mức độ ảnh hưởng của Mĩ trong chiến lược này thông qua các cuộc
chiến tranh của Mĩ giáng xuống Việt Nam, nhận định đúng đắn về cội nguồn
và tính tất yếu của việc Mĩ phải thay đổi chính sách của họ ở Đông Nam Á
sau chiến tranh Việt Nam.
Luận văn là một tài liệu tham khảo hữu ích cho cơng tác nghiên cứu,
giảng dạy và học tập về lịch sử Việt Nam hiện đại, quan hệ quốc tế ở khu vực
Đông Nam Á trong chiến tranh lạnh.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn
được chia làm 3 chương như sau:

Chương 1: Chiến lược của Mĩ ở Đông Nam Á trước khi tiến hành chiến
tranh Việt Nam.
Chương 2: Việt Nam trong q trình thực hiện chiến lược tồn cầu của
Mĩ ở Đông Nam Á thời kỳ 1954 - 1965.
Chương 3: Việt Nam trong chiến lược của Mĩ ở Đông Nam Á thời kỳ
1965 – 1975.


11

CHƯƠNG 1

CHIẾN LƯỢC CỦA MĨ Ở ĐÔNG NAM Á TRƯỚC KHI
TIẾN HÀNH CHIẾN TRANH VIỆT NAM
1.1. Khái quát vị trí địa lí, lịch sử và tiềm năng của Đơng Nam Á
Đông Nam Á là một khu vực của châu Á, bao gồm các nước nằm ở
phía Nam Trung Quốc, phía Đơng Ấn Độ và phía Bắc của Úc, rộng 4.494.047
km², dân số gần 600 triệu người. Xét về mặt địa lí, khu vực này được chia làm
hai vùng là Đơng Nam Á lục địa (Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt
Nam) và Đông Nam Á hải đảo (Indonesia, Brunei, Malaysia, Singapore,
Philippines và Đông Timo).
Tên gọi Đông Nam Á được các nhà nghiên cứu chính trị và quân sự của
Hà Lan, Anh, Mĩ đưa ra từ những năm đầu khi nổ ra chiến tranh thế giới lần
thứ hai và nó chính thức có ý nghĩa là một khu vực địa - chính trị và quân sự
kể từ khi Mĩ và Anh chính thức đưa ra quyết định thành lập Bộ chỉ huy tối
cao quân Đồng Minh ở Đông Nam Á tại Hội nghị Québec lần thứ nhất vào
tháng 8/1943. Từ sau 1945, từ “Đơng Nam Á” mới xuất hiện trên bản đồ
chính trị thế giới như một khu vực riêng biệt và có tầm quan trọng đặc biệt.
Ngược dịng lịch sử, Đơng Nam Á được nhắc đến như một vùng đất
vàng (theo sách cổ Ấn Độ) hay Nam Dương, NamYo theo cách gọi của người

Hoa và người Nhật Bản. Điều đó khẳng định văn hóa Đơng Nam Á được tồn
tại lâu đời và được thế giới biết đến khá sớm. Nhắc đến Đông Nam Á như là
một vùng vàng, bởi nơi đây chiếm giữ 1 vùng địa lý vô cùng thuận lợi, là
“ngã tư đường” “hành lang” là cầu nối thế giới Đông Á với Tây Á và Địa
Trung Hải, nối hai đại dương lớn lá Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, là
nơi giao nhau của nhiều tuyến hàng hải bận rộn bậc nhất thế giới, có vị trí


12

chiến lược và chính trị quan trọng đối với cả khu vực Đông Nam Á, Nhật
Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ…
Trước thế kỷ XIX, bên cạnh Đông Nam Á là hai nền văn minh lớn rực
rỡ bao gồm Ấn Độ và Trung Hoa. Điều đó đã ít nhiều làm lu mờ giá trị của
nền văn hóa Đơng Nam Á. Do vậy, một khu vực có nhiều thuận lợi từ địa lý
đến lịch sử văn hóa chính trị như Đơng Nam Á vẫn chưa được nhìn nhận đánh
giá một cách sát thực. Trong q trình phát triển, lịch sử Đơng Nam Á có chịu
ảnh hưởng của các nền văn minh ngồi khu vực, nhưng trong q trình hội
nhập lại có sự chọn lọc thích hợp chứ khơng tiếp thu tất cả. So với các nền
văn hóa lớn như Trung Hoa hay Ấn Độ thì Đơng Nam Á cũng là khu vực có
nền văn hóa lâu đời với những đặc trưng rất riêng và nổi bật của “cái nôi của
nền văn minh lúa nước”.
Với những đặc điểm và tiềm năng to lớn của mình, Đơng Nam Á đã trở
thành đối tượng bị các nước Phương Tây nhịm ngó, xâm lược khá sớm và trở
thành khu vực thuộc địa truyền thống của các nước thực dân Phương Tây. Từ
những năm 1850 trở đi, mức độ thực dân hóa ở khu vực Đơng Nam Á được
đẩy đi với tốc độ cao nhất. Hiện tượng chủ nghĩa thực dân mới cũng xuất hiện
tại đây, và các nước Đông Nam Á đã lần lượt trở thành thuộc địa của các
nước tư bản, ngoại trừ Thái Lan (thực dân Pháp chiếm các nước Đông Dương,
nhất là Việt Nam, Anh chiếm Burây, Malaya, Borneo, Mĩ cai trị Philippines).

Bên cạnh việc chiếm đóng và khai thác các nguồn tài nguyên của khu
vực Đông Nam Á, các nước tư bản Phương Tây cũng đã làm cho các nước
này phát triển với những quy mô khác nhau từ kinh tế, giao thơng nhằm phục
vụ cho lợi ích chính quốc (dù đây khơng phải là mục đích của các đế quốc
thực dân).
Trước sự xâm lược của thực dân phương Tây, phong trào đấu tranh
giành độc lập dân tộc của các quốc gia trong khu vực ngày càng tiến triển


13

mạnh mẽ, đặc biệt là từ khi có sự tác động của cuộc chiến tranh Trung Hoa và
phong trào cộng sản đang lan rộng từ Liên Xô đến khu vực này. Tùy theo
hoàn cảnh điều kiện khác nhau mà các nước Đơng Nam Á đã tiếp thu, vận
dụng mơ hình con đường đi thích hợp cho quốc gia mình, ví dụ Việt Nam,
Lào đã lựa chọn theo cách mạng Tháng Mười Nga, Thái Lan mô phỏng con
đường phát triển đất nước theo tư bản, Singapore hay Philippin lại sử dụng
con đường cách mạng của các nước châu Âu, châu Mĩ… dẫn đến sự thức tỉnh
các dân tộc trong khu vực Đông Nam Á cũng khác nhau.
Từ 1940 đến 1945 là giai đoạn có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa đấu
tranh giải phóng dân tộc và đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít của các nước
Đơng Nam Á. Năm 1940 có thể được coi là mốc mở đầu cho các quốc gia
Đông Nam Á trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa Phát xít. Đối với Đơng
Nam Á, trong đó, việc Nhật Bản tấn công vào Lạng Sơn và đổ bộ vào Hải
Phịng của Việt Nam “là mũi tiên cơng chủ lực mở đầu cho cuộc chiến tại khu
vực Đông Nam Á (tháng 9/1940)”[32,384].
Phong trào giải phóng dân tộc của các quốc gia Đông Nam Á khoảng từ
đầu thế kỷ XIX đến năm 1945 diễn ra liên tục, quyết liệt và đầy gian khổ, và
đã đạt được nhiều thành tựu to lớn với các mục tiêu quan trọng: Phong trào
giải phóng dân tộc phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ xu

hướng tư sản đơn thuần đến tư sản kết hợp vô sản.
Vấn đề bao trùm của phong trào giải phóng dân tộc Đơng Nam Á thời
kỳ này là vấn đề độc lập dân tộc, quyền lợi dân tộc được đặt lên hàng đầu.
Lực lượng tham gia phong trào cách mạng ở các dân tộc Đông Nam Á thời kỳ
này đông nhất là giai cấp nông dân, điều đó cũng dễ hiểu bới các nước Đơng
Nam Á chủ yếu là các nước nơng nghiệp sau đó mới là tầng lớp cơng nhân và
trí thức, trong đó tầng lớp tri thức tuy ít nhưng đóng vai trị quan trọng trong
việc khởi xướng cho các phong trào dân tộc.


14

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, với vai trò là khu vực truyền thống của
các nước thực dân phương Tây, Đông Nam Á trở thành khu vực đặc biệt quan
tâm của nước Mĩ và các nước tư bản khác, trở thành điểm khởi đầu của phong
trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Sự phát triển của phong trào giải phóng
dân tộc đã làm sụp đổ hồn tồn hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân ở
khu vực này, các nước tư bản lần lượt ra đi, để các quốc gia Đông Nam Á tự
do quyết định vận mệnh và bước đi tiếp theo của mình.
Trong quá trình đi lên độc lập, mỗi quốc gia trong khu vực có một
phương thức và lựa chọn một con đường đi riêng, điều đó chứng tỏ cho sự đa
dạng và của các quốc gia Đông Nam Á trong xu hướng phát triển nội tại và
các tác động của các nước Phương Tây. Hệ quả của sự tác động đó đã dẫn tới
sự hình thành các thể chế chính trị và xu hướng phát triển của các nước thuộc
khu vực Đông Nam Á khi dành được độc lập,[trích dẫn 32,440].
Đơng Nam Á cũng được biết đến là khu vực có nền văn hóa lâu đời với
cội nguồn là nền văn minh lúa nước, đã tạo cho cư dân Đơng Nam Á có nhiều
phong tục và tiếp thu văn hóa một cách chọn lọc các giá trị văn hóa ngoại lai
để làm phong phú hơn cho nền văn hóa bản địa, có nhiều điểm tương đồng
trong văn hóa như đều nằm trong một tổng thể địa lý ở Đông Nam Châu Á.

1.2. Bối cảnh quốc tế và chuyển biến của khu vực Đông Nam Á sau chiến
tranh thế giới thứ hai
1.2.1. Tình hình quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai
Sau chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, các nước phát xít Đức, Ý,
Nhật bị đánh bại, Liên Xơ, Anh, Mĩ, Pháp giành được thắng lợi đã dẫn đến
những thay đổi to lớn trong quan hệ quốc tế trên phạm vi toàn cầu. Đặc điểm
nổi bật nhất trong quan hệ quốc tế thời kì này đó chính là sự lớn mạnh của hai
cường quốc Mĩ và Liên Xô với hai ý thức hệ đối lập nhau dẫn đến sự xuất
hiện hai cực đối lập nhau do Liên Xô và Mĩ đứng đầu.


15

Liên Xơ vừa chiến thắng phát xít, uy tín của Liên Xô trên trường quốc
tế đang lên cao, bên cạnh đó hệ thống xã hội chủ nghĩa mọc lên nhanh chóng
ở nhiều quốc gia, nhiều khu vực dưới sự ủng hộ của Liên Xô. Đồng thời, thời
kỳ này phong trào cộng sản và công nhân ở các nước tư bản đang phát triển
mạnh mẽ, phong trào giải phóng dân tộc lên cao, các nước đế quốc ở châu Âu
và Nhật Bản chưa được củng cố sau chiến tranh.
Sự phát triển không ngừng của hệ thống chủ nghĩa xã hội đã làm cho
Mĩ và các nước tư bản ráo riết tìm cách ngăn chặn và đẩy lùi. Đặc biệt, sau
thắng lợi của cách mạng Trung Quốc (01/10/1949), chủ nghĩa cộng sản không
chỉ phát triển mạnh mẽ ở Đông Âu mà đã mở rộng xuống châu Á. Đồng thời
năm 1949, Liên Xô chế tạo thành cơng vũ khí hạt nhân, phá vỡ thế độc quyền
về bom nguyên tử của Mĩ và tháng 2/1950, Hiệp ước đồng minh Xô – Trung
được ký kết, chính thức hình thành hệ thống chủ nghĩa xã hội thế giới kéo dài
từ Châu Âu sang Châu Á.
Tình hình trên đã tạo nên những thuận lợi căn bản trong phong trào
cách mạng thế giới nói chung và đã góp phần cổ vũ cuộc đấu tranh của lực
lượng cách mạng thế giới. Phong trào giải phóng dân tộc dưới sự lãnh đạo của

đảng cộng sản ở Đông Dương và các quốc gia Đông Nam Á khác đang diễn
ra mạnh mẽ, làm cho Mĩ và các nước tư bản phương Tây lo sợ nguy cơ chủ
nghĩa cộng sản tràn xuống Đông Nam Á, biến khu vực này trở thành một
điểm nóng trong cuộc đụng đầu giữa hai cực Xô – Mĩ.
1.2.2. Các cường quốc sắp xếp vai trò và ảnh hưởng ở khu vực Đông Nam
Á (1945 - 1954)
Trong chiến tranh thế gới hai, phong trào giải phóng dân tộc, chống lại
ách áp bức bóc lột của đế quốc Phương Tây ở Đơng Nam Á phát triển mạnh,
cùng lúc có sự xuất hiện của Nhật Bản đã phá vỡ sự siêu việt của người da
trắng tại khu vực này và kích thích các phong trào phát triển mạnh hơn. Sau


16

chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh dành độc lập của nhiều nước
Đông Nam Á dành thắng lợi, làm cho các nước Châu Âu đối mặt với vấn đề
Đơng Nam Á có nhiều thay đổi.
Cuộc chiến tranh thế giới bước vào giai đoạn cuối, lãnh đạo của ba
cường quốc: Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô I.Xtalin, Tổng thống Mĩ
Ph.Rudơven và Thủ tướng Anh U.Sớc-sin đã mở Hội nghị Ianta (từ ngày 04
đến 11/2/1945) để bàn về việc giải quyết các vấn đề kết thúc chiến tranh. Tại
Hội nghị này, các cường quốc phân chia lại khu vực ảnh hưởng trên toàn thế
giới, cụ thể là:
Đối với châu Âu, qn đội Liên Xơ chiếm đóng miền Đông nước Đức,
Đông Béclin và các nước Đông Âu; quân đội Mĩ, Anh và Pháp chiếm đóng
miền Tây nước Đức, Tây Béclin và các nước Tây Âu. Vùng Đông Âu thuộc
ảnh hưởng của Liên Xô, vùng Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mĩ. Hai
nước Áo và Phần Lan trung lập.
Đối với châu Á, Hội nghị quyết định để Liên Xô tham chiến chống
Nhật Bản; giữ nguyên trạng Mông Cổ, trả lại cho Liên Xô miền Nam bán đảo

Xakhalin và các đảo xung quanh, quốc tế hóa thương cảng Đại Liên (Trung
Quốc) và khôi phục việc Liên Xô thuê cảng Lữ Thuận làm căn cứ hải quân.
Liên Xô cùng Trung Quốc khai thác đường sắt Nam Mãn Châu – Đại Liên,
Liên Xô chiếm 4 đảo thuộc quần đảo Curin và Bắc bán đảo Triều Tiên (lấy vĩ
tuyến 38 làm ranh giới). Quân đội Mĩ chiếm đóng Nhật Bản, Nam bán đảo
Triều Tiên; Trung Quốc cần trở thành một quốc gia thống nhất và dân chủ,
quân đội nước ngoài (Liên Xơ và Mĩ) rút khỏi Trung Quốc. Chính phủ Trung
Hoa dân quốc cần cải tổ với sự tham gia của Đảng Cộng sản và các đảng phái
dân chủ khác, trả lại cho Trung Quốc vùng Mãn Châu, đảo Đài Loan và quần
đảo Bành Hồ.


17

Các vùng cịn lại của châu Á (Đơng Nam Á, Tây Á, Nam Á) vẫn thuộc
phạm vi ảnh hưởng của phương Tây. Khi Nhật Bản sắp thất bại, Hội nghị
Pốtxđam (Đức, từ 17/7 đến 02/8/1945) đã quyết định giao nhiệm vụ giải giáp
quân đội Nhật Bản ở phía Nam vĩ tuyến 16 của bán đảo Đông Dương cho quân
đội Anh và từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc giao cho quân đội Trung Hoa dân quốc.
Quyết định trên đã mở đường cho các nước Phương Tây quay trở lại
Đông Nam Á. Ngay khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, các nước
Phương Tây bắt đầu quay trở lại xâm chiếm của các quốc gia Đông Nam Á.
Hà Lan đưa quân quay trở lại Indonesia, thực dân Pháp trở lại Lào và Việt
Nam, Mĩ đưa quân vào Philippin. Sự quay trở lại xâm lược của các nước
phương Tây đã làm bùng lên phong trào đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc,
trong đó đặc biệt là cuộc kháng chiến của nhân dân Đông Dương chống lại
thực dân Pháp do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo.
Sau thắng lợi của cách mạng Trung Quốc (01/10/1949), chiến lược của
các nước lớn đối với khu vực Đơng Nam Á có sự thay đổi. Trung Quốc, Liên
Xô và các nước xã hội chủ nghĩa hướng về cuộc kháng chiến chống Pháp của

nhân dân Đông Dương. Ngược lại, Mĩ cũng trực tiếp can thiệp vào cuộc chiến
với tư cách là đồng minh của Pháp và tăng cường vai trị của mình ở Đơng
Nam Á, đồng thời các cường quốc Anh, Pháp, Hà Lan cũng rút dần sự ảnh
hưởng của mình ở khu vực này.
1.3. Sức mạnh và tham vọng của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai
1.3.1. Sức mạnh của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai
Trong chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước châu Âu đều là
chiến trường, riêng nước Mĩ không bị ảnh hưởng nhiều của cuộc chiến tranh
này. Do vậy, Mĩ được xem là miếng đất màu mỡ cho làn sóng di cư tự do từ
Châu Âu sang Mĩ để lập nghiệp, trong làn sóng di cư đó khơng ít những


18

người là các nhà nghiên cứu. Đó là lý do làm cho khoa học kỹ thuật Mĩ sau
chiến tranh phát triển vượt bậc.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, tương quan so sánh lực lượng trên thế
giới có nhiều chuyển biến lớn. Mĩ đã nổi lên thành một cường quốc, cầm đầu
phe đế quốc, có tiềm lực rất mạnh và hiếu chiến với tham vọng làm bá chủ thế
giới. Mĩ bước ra khỏi cuộc chiến tranh thế giới thứ hai với nền kinh tế tăng
lên vượt bậc với vai trò là một nước tham chiến và hầu như không bị tàn phá
bởi cuộc chiến tranh khốc liệt của lịch sử này.
Vì thế, Mĩ trở thành một nước giàu mạnh nhất, chiếm ưu thế tuyệt đối
về mọi mặt trong thế giới tư bản. Về quân sự, Mĩ đứng hàng đầu về hải quân,
không quân, nắm trong tay độc quyền về bom nguyên tử, một hệ thống quân
sự dày đặc trên thế giới. Về tài chính, Mĩ có khối lượng vàng dự trữ lớn nhất
thế giới, chiếm trên 70% trữ lượng vàng của thế giới tư bản, và là nước chủ
nợ duy nhất trên thế giới, ngay cả Anh và Pháp cũng phải đi vay Mĩ. Về kinh
tế, Mĩ chiếm ưu thế với một nền công nghiệp và nông nghiệp phát triển rất
mạnh, tỉ trọng công nghiệp chiếm quá nửa tổng sản lượng công nghiệp thế

giới tư bản. Đồng thời, trong chiến tranh thế giới hai nhiều nhà khoa học lỗi
lạc đã tìm đến Mĩ vì nơi đây có điều kiện hịa bình và có kinh phí để thực hiện
nghiên cứu, do vậy Mĩ cũng dẫn đầu về các thành tựu khoa học kỹ thuật.
Những lợi thế kinh tế phát triển, sự lớn mạnh của quân sự cũng như sự
suy yếu về mọi mặt của các nước công nghiệp châu Âu đã giúp Mĩ thống nhất
nền kinh tế của các nước tư bản thành một thị trường thế giới lớn mạnh do Mĩ
khống chế và tạo điều kiện cho Mĩ vươn lên giành lấy vị trí dẫn đầu khối tư
bản chủ nghĩa và hướng đến tham vọng bá chủ thế giới.
1.3.2. Tham vọng của Mĩ và sự hình thành chiến lược tồn cầu
Với tiềm lực kinh tế vô cùng lớn mà Mĩ có được sau chiến tranh thế
giới thứ hai, cộng với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật, nắm trong


19

tay giá trị kinh tế lớn, là chủ nợ của nhiều nước tư bản, Mĩ thực hiện chính
sách giương cao ngọn cờ tự do kiểu Mĩ trên toàn thế giới với mong muốn lật
đổ hoàn toàn chế độ chế độ chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới và khống chế
các nước tư bản đồng minh, chiếm đóng những vị trí chiến lược quan trọng
của thế giới trên khắp các châu lục.
Để hiện thực hóa âm mưu bá chủ thế giới, Mĩ đã đề ra chiến lược toàn
cầu đầy tham vọng. Cơ sở của chiến lược toàn cầu của Mĩ xuất phát từ một số
yếu tố cốt lõi như sau: Thứ nhất, xuất phát từ việc trở thành một nước mạnh
nhất, chiếm giữ ưu thế tuyệt đối trong khối tư bản, Mĩ cho rằng, sau chiến tranh
thế giới chính là thời đại của Mĩ. Thứ hai, sự suy yếu của hệ thống tư bản chủ
nghĩa, sự lớn mạnh của hệ thống xã hội chủ nghĩa và phong trào giải phóng dân
tộc khiến Mĩ và các nước tư bản vô cùng lo sợ. Do vậy, Mĩ tự gán cho mình
trách nhiệm cầm đầu các nước tư bản để “bảo vệ thế giới tự do”, chống lại sự
bành trướng của hệ thống chủ nghĩa cộng sản đang ngày một lớn mạnh.
Sau khi F.Roosevelt qua đời, H.Truman lên làm tổng thống, chính

quyền Mĩ cho ra đời chiến lược toàn cầu mới - Chiến lược ngăn chặn. Chiến
lược này xuất phát từ quan điểm của G.Kennan1 cho rằng “Mĩ nắm chắc đầy
đủ vũ lực, tránh mọi tổn thất đối với các con bài quân sự, nhấn mạnh thế giới
Phương Tây đảm bảo đoàn kết, kiên định và hùng mạnh, có chỉ đạo chính trị
đối với nước ngoài, đặc biệt là đối với các nước Châu Âu, triển khai cạnh
tranh sức mạnh với Liên Xô vì Liên Xơ yếu hơn Mĩ rất nhiều, triển khai cuộc
chiến tran tuyên truyền rõ ràng với Liên Xô” [41,19].
Tháng 7/1947, G. Kennan tiếp tục công bố bài “Nguồn gốc hành động
của Liên Xô” trên tuần báo “Ngoại giao” xác định rằng “nhân tố chủ yếu
trong mọi chính sách của Mĩ đối với Liên Xô phải là lâu dài, kiên nhẫn,
1

G. Kennan là chuyên gia nổi tiếng về vấn đề Liên Xơ của Chính phủ Mĩ, đã từng cơng tác tại Sứ
quán Mĩ ở Mátxơva.


×