Tải bản đầy đủ (.pdf) (256 trang)

Nghiên cứu tình hình đột quỵ và xây dựng mô hình can thiệp dự phòng dựa vào cộng đồng tại tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.33 MB, 256 trang )

UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

TỈNH ỦY THỪA THIÊN HUẾ
HUẾ
BAN TỔ CHỨC TỈNH ỦY

BÁO CÁO KHOA HỌC
KẾT QUẢ ĐỀ TÀI KHCN CẤP TỈNH

Tên đề tài
NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH ĐỘT QUỴ VÀ XÂY DỰNG
MƠ HÌNH CAN THIỆP DỰ PHÒNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG
TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Cơ quan chủ trì:

Bệnh viện Trường Đại học Y-Dược Huế

Chủ nhiệm đề tài:

PGS. TS. Đoàn Phước Thuộc

Thành phố Huế, tháng 12/2020


UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

TỈNH ỦY THỪA THIÊN HUẾ

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ



BAN TỔ CHỨC TỈNH ỦY

BÁO CÁO KHOA HỌC
KẾT QUẢ ĐỀ TÀI KHCN CẤP TỈNH

Tên đề tài
NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH ĐỘT QUỴ VÀ XÂY DỰNG
MƠ HÌNH CAN THIỆP DỰ PHÒNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG
TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Mã số: TTH.2016-KC.09

Chủ nhiệm đề tài

Cơ quan chủ trì

PGS. TS. Đồn Phước Thuộc

PGS. TS. Nguyễn Khoa Hùng


Tên đề tài:
Nghiên cứu tình hình đột quỵ và xây dựng mơ hình can thiệp dự phịng dựa
vào cộng đồng tại tỉnh Thừa Thiên Huế
Cơ quan chủ trì đề tài:

Bệnh viện Trường Đại học Y-Dược Huế

Chủ nhiệm đề tài:


PGS. TS. Đoàn Phước Thuộc

Thư ký đề tài:

ThS. BS. Nguyễn Thị Hường

Thời gian thực hiện:

05/2018 – 10/2020

Tổng kinh phí đề tài:

1.245.000.000 đồng

Kinh phí được cấp:

1.245.000.000 đồng

Những người thực hiện:
STT

Họ và tên

Đơn vị công tác

1

GS. TS. Huỳnh Văn Minh


Trường/Bệnh viện Đại học Y Dược, Đại học Huế

2

PGS. TS. Nguyễn Minh Tâm

Trường/Bệnh viện Đại học Y Dược, Đại học Huế

3

PGS. TS. Hoàng Anh Tiến

Trường/Bệnh viện Đại học Y Dược, Đại học Huế

4

PGS. TS. Lê Chuyển

Trường/Bệnh viện Đại học Y Dược, Đại học Huế

5

PGS. TS. Nguyễn Đình Tồn

Trường/Bệnh viện Đại học Y Dược, Đại học Huế

6

BS. Đoàn Phạm Phước Long


Trường/Bệnh viện Đại học Y Dược, Đại học Huế

7

ThS. Trần Thị Thanh Nhàn

Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế

8

BS. Nguyễn Thị Phương Thảo

Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế

9

KS. Nguyễn Minh Huy

Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế

10

CN. Nguyễn Thị Thúy Hằng

Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế

11

ThS. Dương Thị Hồng Liên


Bệnh viện Trường Đại học Y-Dược Huế

13

BS. Lê Đức Huy

Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế

14

BS. Nguyễn Thị Hồng Nhi

Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế

15

BS. Phan Thị Thùy Linh

Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế


ĐƠN VỊ PHỐI HỢP THỰC HIỆN
NHỮNG ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC SỞ Y TẾ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

1

Trung tâm Y tế thành phố Huế và Trạm Y tế phường Thuận Hòa và Tây Lộc

2


Trung tâm Y tế huyện Phú Vang và Trạm Y tế xã Phú Mỹ và Phú Mậu

3

Trung tâm Y tế huyện Quảng Điền và Trạm Y tế xã Quảng Vinh và Quảng Phú

4

Trung tâm Y tế huyện Nam Đơng và Trạm Y tế xã Hương Hịa và Hương Lộc

NHỮNG ĐƠN VỊ THUỘC TRƯỜNG VÀ BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y-DƯỢC HUẾ

1

Khoa Nội tim mạch, Bệnh viện Trường Đại học Y-Dược Huế

2

Viện Đào tạo và Bồi dưỡng cán bộ Quản lý y tế, Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế

3

Khoa Xét nghiệm, Bệnh viện Trường Đại học Y-Dược Huế

4

Trung tâm cấp cứu và đột quỵ, Bệnh viện Trường Đại học Y-Dược Huế

5


Phòng Điều dưỡng, Bệnh viện Trường Đại học Y-Dược Huế
NHỮNG ĐƠN VỊ KHÁC

1

Công ty TNHH Roche Việt Nam

2

Công ty TNHH Dược phẩm Abbott Việt Nam

3

Công ty Dược phẩm Thuận Thảo, Thành phố Huế

4

Công ty Dược phẩm Mạnh Tý


CÁ NHÂN PHỐI HỢP THỰC HIỆN
NHỮNG CÁ NHÂN TRỰC THUỘC SỞ Y TẾ
1

BS. CKII. Trần Quốc Hùng

Giám đốc TTYT thành phố Huế

2


BS. CKII. Nguyễn Phương Tuấn

Giám đốc TTYT huyện Quảng Điền

3

BS. CKII. Trương Như Sơn

Giám đốc TTYT huyện Phú Vang

4

BS. CKI. Hồ Thư

Giám đốc TTYT huyện Nam Đông

5

BS. CKI. Trần Phước Nguyên

Trưởng TYT phường Tây Lộc

6

YS. Phùng Thị Vân

Trưởng TYT phường Thuận Hịa

7


BS. Trần Cơng Hữu

Trưởng TYT xã Quảng Vinh

8

BS. Võ Truyền

Trưởng TYT xã Quảng Phú

9

BS. Dương Huyên

Trưởng TYT xã Phú Mậu

10

BS. CKI. Mai Hữu Thiện Bổn

Trưởng TYT xã Phú Mỹ

11

BS. Nguyễn Thị Nga

Trưởng TYT xã Hương Hòa

12


BS. Nguyễn Thị Ánh Nhỡn

Trưởng TYT xã Hương Lộc

NHỮNG CÁ NHÂN TRỰC THUỘC TRƯỜNG VÀ BỆNH VIỆN TRƯỜNG

1

PGS. TS. Phan Thị Minh Phương Bệnh viện Trường Đại học Y-Dược Huế

2

TS. Phù Thị Hoa

Bệnh viện Trường Đại học Y-Dược Huế

3

CN. Hoàng Thị Hồng Nhung

Bệnh viện Trường Đại học Y-Dược Huế

4

ThS. Nguyễn Ninh Giang

Bệnh viện Trường Đại học Y-Dược Huế

5


CN. Hoàng Thị Kim Ngọc

Bệnh viện Trường Đại học Y-Dược Huế

6

CN. Lê Quang

Bệnh viện Trường Đại học Y-Dược Huế

7

BS. Đàm Trung Nghĩa

Bệnh viện Trường Đại học Y-Dược Huế

8

CN. Trần Thị Thanh Thảo

Bệnh viện Trường Đại học Y-Dược Huế

9

CN. Hồ Tấn Huy

Bệnh viện Trường Đại học Y-Dược Huế

10


CN. Nguyễn Hoài Nam

Bệnh viện Trường Đại học Y-Dược Huế

11

Huỳnh Thị Ngọc Quý

Bệnh viện Trường Đại học Y-Dược Huế

12

Trịnh Duy Thanh Hằng

Bệnh viện Trường Đại học Y-Dược Huế

13

Hoàng Thị Thanh Xuân

Bệnh viện Trường Đại học Y-Dược Huế

14

Nguyễn Thị Phương Thảo

Bệnh viện Trường Đại học Y-Dược Huế


LỜI CẢM ƠN

Để thực hiện đề tài “Nghiên cứu tình hình đột quỵ và xây dựng mơ hình can
thiệp dự phòng dựa vào cộng đồng tại tỉnh Thừa Thiên Huế”, mã số TTH.2016KC.09, do Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế quản lý, được phê duyệt
và triển khai từ tháng 5 năm 2018 đến tháng 10 năm 2020, tôi xin gửi lời cảm ơn chân
thành đến:
- Ủy ban Nhân dân Tỉnh Thừa Thiên Huế
- Ban Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế đã xem xét, phê
duyệt và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho chúng tôi triển khai thực hiện thành công
nhiệm vụ khoa học cơng nghệ này
Để hồn thành xuất sắc nhiệm vụ khoa học công nghệ và thực hiện tốt báo cáo
tổng kết này, tơi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành đến:
- Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế; Phòng Quản lý khoa học,
Phòng Kế hoạch - Tài chính
- Ban Giám đốc Bệnh viện Trường Đại học Y-Dược Huế
- Sở Y tế Thừa Thiên Huế, Trung tâm Y tế thành phố Huế, huyện Quảng Điền,
huyện Phú Vang và huyện Nam Đông và các Trạm Y tế phường Tây Lộc, phường
Thuận Hòa, xã Quảng Vinh, xã Quảng Phú, xã Phú Mỹ, xã Phú Mậu, xã Hương Hịa
và xã Hương Lộc
- Cơng ty TNHH ROCHE Việt Nam và Công ty TNHH Dược phẩm Abbott Việt
Nam đã hỗ trợ máy huyết áp, máy thử glucose máu cho các xã phường can thiệp; công
ty TNHH dược phẩm Thuận Thảo và công ty TNHH Dược phẩm Mạnh Tý hỗ trợ thuốc
điều trị cho đối tượng có mức nguy cơ cao và rất cao hoặc chưa được điều trị.
Tôi xin trân trọng cám ơn các nhà khoa học là thư ký và thành viên tham gia
nghiên cứu và đã có nhiều đóng góp để có được thành quả như hơm nay.
Đặc biệt, tôi xin cám ơn 2400 người dân đã tự nguyện tham gia vào nghiên cứu
để chúng tơi hồn thành nhiệm vụ khoa học này với thành tích tốt nhất.
Chủ nhiệm đề tài
Đoàn Phước Thuộc


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


BKLN

: Bệnh không lây nhiễm

BMI

: Body Mass Index (Chỉ số khối cơ thể)

BMV

: Bệnh mạch vành

BTM

: Bệnh tim mạch

CBVC

: Cán bộ viên chức



: Cao đẳng

CSHQ

: Chỉ số hiệu quả

CT


: Can thiệp

ĐH

: Đại học

ĐTĐ

: Đái tháo đường

FSRS

: Framingham Stroke Risk Score (Điểm nguy cơ đột quỵ Framingham)

HA

: Huyết áp

HATT

: Huyết áp tâm thu

HATTr

: Huyết áp tâm trương

HBM

: Health Belief Model (Mơ hình niềm tin sức khoẻ)


HDL

: High-Density Lipoprotein (Lipoprotein tỷ trọng cao)

HDL-C

: High-Density Lipoprotein-Cholesterol
(Lipoprotein-Cholesterol tỷ trọng cao)

HĐTL

: Hoạt động thể lực

HQCT

: Hiệu quả can thiệp

KSRP

: Korean Stroke Risk Prediction (Dự báo nguy cơ đột quỵ Hàn Quốc)

KTC

: Khoảng tin cậy

LDL

: Low-Density Lipoprotein (Lipoprotein tỷ trọng thấp)


LDL

: Low-Density Lipoprotein-Cholesterol
(Lipoprotein-Cholesterol tỷ trọng thấp)

LĐPT

: Lao động phổ thông

MĐNC

: Mức độ nguy cơ


MET

: Metabolic Equivalents of Task (tỉ lệ chuyển hóa - tỉ lệ của việc tiêu thụ
năng lượng trong suốt một hoạt động thể chất cụ thể nào đó so với một tỷ
lệ chuyển hóa có tính tham chiếu)

NMN

: Nhồi máu não

OR

: Odds Ratio (Tỷ số chênh)

OSA


: Obstructive Sleep Apnea (Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn)

RLLM

: Rối loạn lipide máu

RR

: Relative Risk (Nguy cơ tương đối)

TB

: Trung bình

TC

: Trung cấp

TĐHV

: Trình độ học vấn

THA

: Tăng huyết áp

THCS

: Trung học cơ sở


THPT

: Trung học phổ thông

TIA

: Transient Ischemic Attack (Cơn thiếu máu não thống qua)

TLNC

: Tỷ lệ nguy cơ

TP

: Tồn phần

TYT

: Trạm Y tế

WHO

: World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới )

XHN

: Xuất huyết não

YTNC


: Yếu tố nguy cơ


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...........................................................................4
1.1. Khái quát đột quỵ não .........................................................................................4
1.2. Nguy cơ đột quỵ ..................................................................................................5
1.3. Một số yếu tố nguy cơ liên quan đến dự báo nguy cơ đột quỵ trong 10 năm tới ....16
1.4. Một số nghiên cứu đột quỵ và dự báo mức độ nguy cơ đột quỵ 10 năm tới ....28
1.5. Dự phịng đột quỵ não.......................................................................................38
1.6. Mơ hình can thiệp giảm mức độ nguy cơ đột quỵ trên thế giới ........................39
1.7. Giải pháp cải thiện can thiệp thay đổi hành vi dự phòng đột quỵ ....................46
1.8. Đặc điểm các Trạm Y tế xã/phường liên quan đến nghiên cứu........................49
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................52
2.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................52
2.2. Thời gian nghiên cứu ........................................................................................52
2.3. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................52
2.4. Phương pháp thu thập thông tin ........................................................................58
2.5. Nội dung nghiên cứu .........................................................................................65
2.6. Biến số nghiên cứu và khái niệm các biến số ...................................................66
2.7. Phân tích và xử lý số liệu ..................................................................................78
2.8. Đạo đức nghiên cứu ..........................................................................................79
2.9. Hạn chế nghiên cứu và biện pháp khắc phục ....................................................79
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.......................................................................80
3.1. Tình hình đột quỵ nhập viện năm 2018, 2019 và đặc điểm đối tượng nghiên
cứu ............................................................................................................................80
3.2. Nguy cơ đột quỵ ở đối tượng nghiên cứu .........................................................87
3.3. Một số yếu tố nguy cơ liên quan đến dự báo nguy cơ đột quỵ 10 năm tới và
mức độ nguy cơ hiện tại theo mơ hình hồi quy đa biến ...........................................97

3.4. Mơ hình can thiệp và kết quả can thiệp dựa vào cộng đồng tại Thừa Thiên
Huế .........................................................................................................................111
3.5. Ước tính số người có khả năng đột quỵ 10 năm tới trên mẫu nghiên cứu......131


Chương 4. BÀN LUẬN .............................................................................................136
4.1. Tình hình đột quỵ nhập viện tại tỉnh Thừa Thiên Huế và một số đặc điểm đối
tượng nghiên cứu ...................................................................................................136
4.2. Dự báo nguy cơ đột quỵ tại tỉnh Thừa Thiên Huế ..........................................140
4.3. Yếu tố nguy cơ liên quan dự báo nguy cơ đột quỵ 10 năm tới và mức độ nguy
cơ hiện tại ...............................................................................................................145
4.4. Mô hình can thiệp và kết quả, hiệu quả can thiệp...........................................158
KẾT LUẬN ................................................................................................................171
KIẾN NGHỊ ...............................................................................................................174
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Mức độ nguy cơ hiện tại............................................................................................. 15
Bảng 1.2. Tổng hợp một số yếu tố nguy cơ đột quỵ qua nghiên cứu của một số tác giả ...... 21
Bảng 1.3. Các yếu tố nguy cơ cho đột quỵ thiếu máu cục bộ và cơn thiếu máu não
thoáng qua .................................................................................................................................... 23
Bảng 1.4. Yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được nhưng ít biết.................................................. 25
Bảng 1.5. Mơ hình thay đổi hành vi FRAMES ......................................................................... 41
Bảng 1.6. Phân loại các can thiệp hành vi.................................................................................. 42
Bảng 2.1. Giá trị MET tương ứng cho từng hoạt động ............................................................ 69
Bảng 2.2. Phân độ tăng huyết áp................................................................................................. 72
Bảng 2.3. Các giai đoạn bệnh thận mạn theo KDIGO 2012.................................................... 74
Bảng 2.4. Phân loại mức độ nguy cơ hiện tại ............................................................................ 76

Bảng 3.1. Phân loại đột quỵ theo giới tính ................................................................................. 80
Bảng 3.2. Phân bố đột quỵ theo năm.......................................................................................... 80
Bảng 3.3. Tỷ lệ tử vong, sống sau nhập viện điều trị................................................................ 81
Bảng 3.4. Phân bố tuổi và giới tính ............................................................................................ 81
Bảng 3.5. Phân bố nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu ...................................................... 81
Bảng 3.6. Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu ............................................................ 82
Bảng 3.7. Tình trạng hơn nhân của đối tượng nghiên cứu ....................................................... 82
Bảng 3.8. Đặc điểm kinh tế hộ gia đình ..................................................................................... 82
Bảng 3.9. Thói quen hút thuốc, uống bia rượu, hoạt động thể lực, ăn uống .......................... 83
Bảng 3.10. Tiền sử bệnh tật gia đình .......................................................................................... 84
Bảng 3.11. Một số bệnh lý ở đối tượng nghiên cứu.................................................................. 84
Bảng 3.12. Phân bố BMI của đối tượng nghiên cứu ................................................................ 84
Bảng 3.13. Đặc điểm tiền sử, khám phát hiện và điều trị tăng huyết áp................................. 85
Bảng 3.14. Đặc điểm tiền sử, khám phát hiện và điều trị đái tháo đường .............................. 86
Bảng 3.15. Đặc điểm tiền sử, khám phát hiện và điều trị rối loạn lipide máu ....................... 87
Bảng 3.16. Phân bố mức độ nguy cơ đột quỵ hiện tại .............................................................. 87
Bảng 3.17. Phân bố mức độ nguy cơ đột quỵ hiện tại theo nhóm tuổi ................................... 88
Bảng 3.18. Phân bố mức độ nguy cơ đột quỵ hiện tại theo giới tính ...................................... 88


Bảng 3.19. Phân bố mức độ nguy cơ đột quỵ hiện tại theo nghề nghiệp................................ 88
Bảng 3.20. Phân bố mức độ nguy cơ đột quỵ hiện tại theo trình độ học vấn ......................... 89
Bảng 3.21. Phân bố mức độ nguy cơ đột quỵ hiện tại theo hôn nhân ..................................... 89
Bảng 3.22. Phân bố mức độ nguy cơ đột quỵ hiện tại theo tình trạng kinh tế ....................... 89
Bảng 3.23. Phân bố nguy cơ đột quỵ hiện tại theo vùng sinh thái .......................................... 90
Bảng 3.24. Tỷ lệ dự báo nguy cơ đột quỵ trong 10 năm tới .................................................... 90
Bảng 3.25. Phân bố tỷ lệ/số người dự báo nguy cơ đột quỵ trong 10 năm tới ....................... 91
Bảng 3.26. Phân tầng mức dự báo nguy cơ đột quỵ trong 10 năm tới.................................... 92
Bảng 3.27. Dự báo số người trung bình có khả năng bị đột quỵ 10 năm tới theo dự báo dân
số tỉnh đến 2028............................................................................................................................ 92

Bảng 3.28. Phân bố dân số hàng năm và số người dự báo có khả năng đột quỵ hàng năm ....... 93
Bảng 3.29. Phân bố tỷ lệ dự báo nguy cơ đột quỵ 10 năm tới theo nhóm tuổi ...................... 94
Bảng 3.30. Phân bố tỷ lệ dự báo nguy cơ đột quỵ 10 năm tới theo giới tính ......................... 94
Bảng 3.31. Phân bố tỷ lệ dự báo nguy cơ đột quỵ 10 năm tới theo nghề nghiệp................... 95
Bảng 3.32. Phân bố tỷ lệ dự báo nguy cơ đột quỵ 10 năm tới theo trình độ học vấn ......... 95
Bảng 3.33. Phân bố tỷ lệ dự báo nguy cơ đột quỵ 10 năm tới theo hôn nhân ........................ 95
Bảng 3.34. Phân bố mức độ dự báo nguy cơ đột quỵ 10 năm tới theo xã/phường................ 96
Bảng 3.35. Phân bố mức độ dự báo nguy cơ đột quỵ 10 năm theo vùng sinh thái ............... 96
Bảng 3.36. Phân bố mức độ dự báo nguy cơ đột quỵ 10 năm tới theo tình trạng kinh tế ..... 96
Bảng 3.37. Mơ hình hồi quy đa biến liên quan giữa đặc điểm dân số học và mức độ nguy cơ
cao đột quỵ hiện tại ...................................................................................................................... 97
Bảng 3.38. Mơ hình hồi quy đa biến liên quan giữa đặc điểm thói quen lối sống và mức độ
nguy cơ cao đột quỵ hiện tại........................................................................................................ 98
Bảng 3.39. Mơ hình hồi quy đa biến liên quan giữa đặc điểm tiền sử bệnh tật và mức độ
nguy cơ cao đột quỵ hiện tại........................................................................................................ 99
Bảng 3.40. Mơ hình hồi quy đa biến liên quan giữa bệnh tật hiện tại và mức độ nguy cơ cao
đột quỵ hiện tại ........................................................................................................................... 100
Bảng 3.41. Mơ hình hồi quy đa biến liên quan giữa hành vi tìm kiếm và sử dụng dịch vụ
khám, điều trị yếu tố nguy cơ và mức độ nguy cơ cao đột quỵ hiện tại ............................... 101
Bảng 3.42. Mơ hình hồi quy đa biến liên quan giữa đặc điểm dân số học và mức độ dự báo
nguy cơ đột quỵ cao và rất cao 10 năm tới .............................................................................. 103


Bảng 3.43. Mơ hình hồi quy đa biến liên quan giữa đặc điểm thói quen lối sống và mức độ
dự báo nguy cơ đột quỵ cao và rất cao 10 năm tới.................................................................. 104
Bảng 3.44. Mơ hình hồi quy đa biến liên quan giữa đặc điểm tiền sử bệnh tật và mức độ dự
báo nguy cơ đột quỵ cao và rất cao 10 năm tới ....................................................................... 105
Bảng 3.45. Mơ hình hồi quy đa biến liên quan giữa bệnh tật hiện tại và mức độ dự báo nguy
cơ đột quỵ cao và rất cao 10 năm tới ........................................................................................ 106
Bảng 3.46. Mơ hình hồi quy đa biến liên quan giữa hành vi tìm kiếm, sử dụng dịch vụ và

mức độ dự báo nguy cơ đột quỵ cao và rất cao 10 năm tới.................................................... 107
Bảng 3.47. Các chỉ số liên quan đến tỷ lệ dự báo nguy cơ đột quỵ 10 năm tới ................... 108
Bảng 3.48. Đặc điểm dân số học tại các xã/phường can thiệp (nhóm CT) và xã/phường
chứng trước và sau can thiệp (T-SCT) ..................................................................................... 114
Bảng 3.49. So sánh sự thay đổi hoạt động thể lực tại thời điểm trước can thiệp và 1 năm sau
can thiệp ...................................................................................................................................... 115
Bảng 3.50. So sánh sự thay đổi mức độ hoạt động thể lực ở nhóm can thiệp và nhóm chứng
trước - sau can thiệp ................................................................................................................... 115
Bảng 3.51. Sự thay đổi thói quen hút thuốc tại thời điểm trước can thiệp và 1 năm sau
can thiệp...................................................................................................................................... 116
Bảng 3.52. Sự thay đổi thói quen hút thuốc ở nhóm can thiệp và nhóm chứng .................. 116
Bảng 3.53. Sự thay đổi thói quen ăn mặn tại thời điểm trước can thiệp và 1 năm sau can
thiệp ............................................................................................................................................. 117
Bảng 3.54. Sự thay đổi thói quen ăn mặn ở nhóm can thiệp và nhóm chứng...................... 117
Bảng 3.55. Sự thay đổi thói quen sử dụng rau xanh tại thời điểm trước can thiệp và 1 năm
sau can thiệp ................................................................................................................................ 118
Bảng 3.56. Sự thay đổi thói quen sử dụng rau xanh ở nhóm can thiệp và nhóm chứng........ 118
Bảng 3.57. Sự thay đổi thói quen sử dụng bia rượu ở thời điểm trước và sau 1 năm can
thiệp ............................................................................................................................................. 118
Bảng 3.58. Sự thay đổi thói quen sử dụng bia rượu ở nhóm can thiệp và nhóm chứng ..... 119
Bảng 3.59. Chỉ số hiệu quả và hiệu quả can thiệp của thay đổi hành vi lối sống ................ 119
Bảng 3.60. So sánh sự thay đổi tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp và hành vi chăm sóc trước và
sau can thiệp ................................................................................................................................ 120


Bảng 3.61. So sánh sự thay đổi tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp và hành vi chăm sóc ở nhóm
can thiệp và nhóm chứng ........................................................................................................... 121
Bảng 3.62. So sánh sự thay đổi tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường và hành vi chăm sóc trước –
sau can thiệp ................................................................................................................................ 122
Bảng 3.63. So sánh sự thay đổi tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường và hành vi chăm sóc ở nhóm

can thiệp và nhóm chứng ........................................................................................................... 123
Bảng 3.64. So sánh sự thay đổi tỷ lệ rối loạn lipide máu và hành vi chăm sóc trước – sau
can thiệp ...................................................................................................................................... 124
Bảng 3.65. So sánh sự thay đổi tỷ lệ rối loạn lipide máu và hành vi chăm sóc ở nhóm can
thiệp và nhóm chứng .................................................................................................................. 125
Bảng 3.66. Chỉ số hiệu quả và hiệu quả can thiệp thay đổi chỉ số bệnh tật nguy cơ đột quỵ
và hành vi chăm sóc sau can thiệp ............................................................................................ 126
Bảng 3.67. Thay đổi mức độ nguy cơ hiện tại trước và sau can thiệp .................................. 127
Bảng 3.68. Thay đổi mức độ nguy cơ hiện tại ở nhóm can thiệp và nhóm chứng .............. 127
Bảng 3.69. Thay đổi mức độ dự báo nguy cơ đột quỵ 10 năm tới trước và sau can thiệp .... 128
Bảng 3.70. Thay đổi mức độ dự báo nguy cơ đột quỵ 10 năm tới nhóm can thiệp và nhóm
chứng ........................................................................................................................................... 128
Bảng 3.71. Chỉ số hiệu quả và hiệu quả can thiệp của thay đổi mức độ nguy cơ đột quỵ hiện
tại và dự báo nguy cơ đột quỵ 10 năm tới................................................................................ 130
Bảng 3.72. Phân bố tỷ lệ/số người dự báo nguy cơ đột quỵ trong 10 năm tới (2028) ở
nhóm can thiệp (khi chưa can thiệp) và nhóm chứng trên ..................................................... 131
Bảng 3.73. Phân bố số người dự báo có khả năng bị đột quỵ trong 10 năm tới (2028) khi
chưa can thiệp trên mẫu nghiên cứu theo mức độ nguy cơ .................................................... 132
Bảng 3.74. Phân bố tỷ lệ/số người dự báo nguy cơ đột quỵ trong 10 năm tới sau 1 năm can
thiệp (2029) ở nhóm can thiệp và nhóm chứng trên mẫu nghiên cứu .................................. 133
Bảng 3.75. Dự báo số người có khả năng bị đột quỵ trong 10 năm tới sau 1 năm can thiệp
(2029) trên mẫu nghiên cứu (800 người) theo các mức độ nguy cơ ..................................... 134
Bảng 3.76. Sự thay đổi số người có khả năng đột quỵ trong 10 năm tới ở nhóm can thiệp
và nhóm chứng khi chưa can thiệp (2028) và sau khi đã can thiệp (năm 2029) trên mẫu
nghiên cứu................................................................................................................................... 134


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Mơ hình niềm tin sức khỏe Rosenstock 1974 ......................................................... 40
Sơ đồ 1.2. Mơ hình khái niệm về các chiến lược hành vi để thay đổi các yếu tố nguy cơ

trong phòng ngừa đột quỵ tiên phát và tái phát ......................................................................... 44
Sơ đồ 1.3. Sơ đồ mơ hình tập trung vào con người, thay đổi hành vi và tự quản lý phòng
ngừa đột quỵ tái phát .................................................................................................................... 44
Sơ đồ 2.1. Hai giai đoạn của thiết kế nghiên cứu can thiệp cộng đồng .................................. 53
Sơ đồ 2.2. Tóm tắt sơ đồ chọn mẫu hai giai đoạn nghiên cứu ................................................. 57
Sơ đồ 2.3. Sơ đồ hệ thống thu thập số liệu................................................................................. 59
Sơ đồ 2.4. Mơ hình tác động can thiệp giảm mức độ nguy cơ cao đột quỵ hiện tại và dự báo
10 năm tới tại Thừa Thiên Huế ................................................................................................... 62
Sơ đồ 3.1. Mơ hình can thiệp giảm mức độ nguy cơ đột quỵ hiện tại và dự báo trong 10 năm
tới dựa vào cộng đồng tại Thừa Thiên Huế ............................................................................. 113


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố tỷ lệ nguy cơ đột quỵ trong 10 năm tới.................................................. 90
Biểu đồ 3.2. Mức độ dự báo nguy cơ đột quỵ hàng năm ......................................................... 91
Biểu đồ 3.3. Tương quan giữa gia tăng dân số và số người dự báo nguy cơ đột quỵ trong 10
năm tới (2028) .............................................................................................................................. 93
Biểu đồ 3.4. Tương quan giữa tuổi và tỷ lệ dự báo nguy cơ đột quỵ trong 10 năm tới ........ 94
Biểu đồ 3.5. Tương quan giữa huyết áp tâm thu, tâm trương và dự báo nguy cơ đột quỵ 10
năm tới ......................................................................................................................................... 109
Biểu đồ 3.6. Tương quan giữa glucose máu và dự báo nguy cơ đột quỵ 10 năm tới .......... 109
Biểu đồ 3.7. Tương quan giữa Cholesterol toàn phần, LDL-Cholesterol và dự báo nguy cơ
đột quỵ 10 năm tới...................................................................................................................... 110
Biểu đồ 3.8. Mối liên quan giữa Ure máu và dự báo nguy cơ đột quỵ 10 năm tới.............. 110
Biểu đồ 3.9. Mối liên quan giữa creatinin máu và dự báo nguy cơ đột quỵ 10 năm tới ..... 111
Biểu đồ 3.10. Sự thay đổi tỷ lệ dự báo nguy cơ đột quỵ ở nhóm can thiệp và nhóm chứng,
thời điểm trước và sau can thiệp ............................................................................................... 129


1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo thống kê năm 2018 và một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mới mắc đột quỵ
não (tai biến mạch não) tồn cầu có xu hướng giảm, nhưng có xu hướng tăng ở các
quốc gia nghèo và có xu hướng trẻ hóa. Đột quỵ là vấn đề thời sự, gánh nặng của tất cả
các quốc gia trên thế giới do tỷ lệ tử vong cao, là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng
thứ hai trên toàn thế giới; khơng tử vong thì tỷ lệ tàn phế cao, với khoảng 50% số
người sống sót bị tàn tật kéo dài, để lại gánh nặng cho gia đình và xã hội [29], [97],
[98], [180]. Do đó, đột quỵ là một căn bệnh có tầm quan trọng lớn đối với sức khỏe
cộng đồng và những hậu quả nghiêm trọng về kinh tế và xã hội. Theo thống kê của
Hiệp hội Tim mạch và Đột quỵ Hoa Kỳ năm 2019, ở Hoa Kỳ có khoảng 7 triệu người
trên 20 tuổi bị đột quỵ và tỷ lệ hiện mắc là 2,5% [51]. Theo số liệu năm 2018, gánh
nặng sức khỏe cộng đồng của đột quỵ tăng lên trong những thập kỷ qua đặc biệt là ở
các nước đang phát triển [85]. Về gánh nặng kinh tế, chi phí cho điều trị là rất cao,
theo thống kê tại Hoa Kỳ chi phí trung bình mất 33 triệu USD hằng năm cho dịch vụ y
tế, thuốc men và mất sản phẩm lao động [50], tại châu Âu trung bình chi phí cho đột
quỵ khoảng 45 triệu Euro/năm, trong đó ½ chi phí này là chi phí trực tiếp [236]. Tổ
chức Y tế Thế giới đã khuyến cáo cần tập trung làm giảm gánh nặng đột quỵ [202].
Những bằng chứng này là căn cứ mạnh mẽ cho thấy cần tăng thêm những hoạt động
dự phòng ban đầu khẩn cấp, có tính chiến lược ở các quốc gia [97], [98], [180], [181],
[234]; Vì vậy cần có sự hợp tác giữa các quốc gia phát triển và đang phát triển nhằm
thúc đẩy các hoạt động dự phòng đột quỵ [93]. Một số quốc gia phát triển trên thế giới
đã có những nghiên cứu dự báo tỷ lệ nguy cơ đột quỵ trong 10 năm theo những mơ
hình khác nhau: Mơ hình Korean Stroke Risk Prediction, mơ hình Cox, mơ hình
Framingham, Qstroke… và qua đó đã có những giải pháp chiến lược dự phịng và điều
trị tích cực.
Ở Việt Nam, theo số liệu cập nhật năm 2019, tỷ suất đột quỵ tăng đáng kể từ
213,58/100.000 người/năm (1990) lên đến 254,78/100.000 người/năm (2010). Mỗi
năm Việt Nam có hơn 200.000 ca đột quỵ mới mắc, khoảng 11.000 người tử vong, tử
vong do đột quỵ đứng đầu trong các nguyên nhân gây tử vong ở cả nam và nữ, nam

chiếm 18% và nữ chiếm 23%. Trong thời gian qua, nghiên cứu về đột quỵ cịn ít, quy
mơ chưa lớn, một số nghiên cứu chủ yếu là theo dõi, điều trị và phòng ngừa tái phát


2
trên lâm sàng và thống kê tại các bệnh viện. Gần đây, vào năm 2016, một nghiên cứu
cắt ngang được tiến hành tại 8 tỉnh, thuộc 8 vùng sinh thái khác nhau trên 6.167 đối
tượng từ 18 tuổi trở lên. Kết quả cho thấy tỷ lệ hiện mắc đột quỵ chung là 1,62%. Tỷ
lệ này có sự khác nhau giữa 8 tỉnh, trong đó, Thái Nguyên 0,54%, Yên Bái 0,7%, Hà
Nam 0,88%, Quảng Bình 2,19%, Bình Thuận 1,59%, Gia Lai 0,36%, Bình Dương
2,24% và tỷ lệ mắc cao nhất ở Cần Thơ (4,81%). Như vậy, tỷ lệ hiện mắc đột quỵ não
tại 8 tỉnh nghiên cứu cao hơn các báo cáo trước đây tại Việt Nam và có xu hướng trẻ
hóa [15]. Về chi phí điều trị và chăm sóc bệnh nhân bị đột quỵ tại Việt Nam, cho đến
nay chưa có nhiều nghiên cứu, nhưng nhìn chung chi phí điều trị rất cao; số bệnh nhân
may mắn còn sống trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội vì những di chứng nặng
nề. Một nghiên cứu cắt ngang về chi phí điều trị trong năm đầu tiên sau chẩn đoán đột
quỵ tại thành phố Huế năm 2017 cho thấy chi phí y tế điều trị trung bình/năm/1 bệnh
nhân là 38.554.301 đồng. Thống kê cho thấy trên 76% bệnh nhân bị đột quỵ là đột quỵ
lần đầu tiên và chỉ 19,4% bệnh nhân đột quỵ đến bệnh viện trong thời gian vàng (đến
sớm). Theo thống kê về bệnh tim mạch và đột quỵ năm 2019 cho thấy 90% nguy cơ là
những yếu tố nguy cơ có thể thay đổi, 74% là yếu tố nguy cơ hành vi [51]; Chính vì
thế dự phịng đột quỵ là giải pháp tối ưu. Ở Việt Nam, nghiên cứu dự báo tỷ lệ nguy cơ
đột quỵ 10 năm như các quốc gia trên thế giới để làm cơ sở dữ liệu xây dựng chiến
lược dự phịng có hiệu quả đột quỵ lần đầu và định hướng phát triển hệ thống dịch vụ
từ chăm sóc sức khỏe ban đầu tại tuyến xã/phường và điều trị tại bệnh viện như các
quốc gia trên thế giới là cần thiết [97], [208]. Nghiên cứu của chúng tôi tại tỉnh Thừa
Thiên Huế về “Nghiên cứu tình hình đột quỵ và xây dựng mơ hình can thiệp dự
phịng dựa vào cộng đồng tại tỉnh Thừa Thiên Huế” ở người dân từ 25-84 tuổi;
Trong đó phần mềm Q-Stroke, cập nhật năm 2017 được ứng dụng để phân tích dự báo
tỷ lệ nguy cơ đột quỵ 10 năm có những ưu điểm so với mơ hình trước đây; Nghiên cứu

nhằm cung cấp dữ liệu để xây dựng chiến lược dự phòng và ứng dụng thí điểm bước
đầu các giải pháp can thiệp cộng đồng phù hợp với đặc điểm hệ thống y tế và điều kiện
của tỉnh Thừa Thiên Huế, với các mục tiêu sau:
1) Dự báo mức độ nguy cơ đột quỵ trong 10 năm tới tại tỉnh Thừa Thiên Huế
2) Xác định một số yếu tố liên quan với mức độ nguy cơ đột quỵ
3) Xây dựng mơ hình can thiệp giảm mức độ nguy cơ dựa vào cộng đồng


3

Tính mới, tính sáng tạo của đề tài
1. Đây là nghiên cứu về dự báo tỷ lệ nguy cơ đột quỵ 10 năm tới và mức độ nguy
cơ cho người dân trong cộng đồng đầu tiên tại Việt Nam.
2. Cung cấp cơ sở dữ liệu về dự báo tỷ lệ nguy cơ đột quỵ trong 10 năm tới, các
mức độ nguy cơ và các yếu tố nguy cơ liên quan cho Tỉnh Thừa Thiên Huế, trên cơ sở
đó để có những kế hoạch chiến lược dự phòng hiệu quả và điều trị tích cực để giảm tỷ
lệ mắc đột quỵ lần đầu, tỷ lệ tử vong, tàn phế, giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội.
3. Cung cấp mơ hình can thiệp dựa vào cộng đồng được thử nghiệm bước đầu có
hiệu quả, được xây dựng dựa trên yếu tố nguy cơ liên quan, đặc điểm thực tiễn y tế
xã/phường, thôn, tổ và năng lực cá nhân của người dân để có thể duy trì bền vững.


4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. KHÁI QUÁT ĐỘT QUỴ NÃO
1.1.1. Khái quát
Định nghĩa đột quỵ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 1970 (hiện vẫn đang
được sử dụng): “Các dấu hiệu rối loạn chức năng của não (khu trú hoặc toàn thể) phát

triển nhanh, kéo dài trên 24 giờ hoặc dẫn đến tử vong, không xác định nguyên nhân
nào khác ngoài căn nguyên mạch máu” [31].
Thuật ngữ “đột quỵ” (stroke) không được định nghĩa thống nhất trong thực hành
điều trị, nghiên cứu lâm sàng và đánh giá của lĩnh vực y tế cộng cộng. Định nghĩa cổ
điển chủ yếu dựa trên các tiêu chí lâm sàng mà chưa bao gồm các tiến bộ về khoa học
và công nghệ. Trong vòng 40 năm kể từ khi định nghĩa này được cơng nhận, đã có
nhiều hiểu biết mới về bản chất, thời gian, biểu hiện lâm sàng đột quỵ và giả đột quỵ,
chẩn đốn hình ảnh. Do vậy, cần có cập nhật về định nghĩa đột quỵ.
Hội đồng Đột quỵ thuộc Hội Đột quỵ/Hội Tim mạch Mỹ đã đề xuất một tài liệu
cập nhật định nghĩa đột quỵ của thế kỷ 21. Theo tài liệu này, đột quỵ bao gồm nhồi
máu hệ thần kinh trung ương (Central nervous system infarction). Nhồi máu hệ thần
kinh trung ương được định nghĩa là tình trạng chết tế bào não, tủy sống hoặc võng mạc
do thiếu máu, dựa trên giải phẫu bệnh, chẩn đoán hình ảnh thần kinh, và/hoặc các bằng
chứng lâm sàng của tổn thương vĩnh viễn; Nhồi máu hệ thần kinh trung ương bao
gồm: Đột quỵ thiếu máu (ischemic stroke) để chỉ những trường hợp nhồi máu hệ thần
kinh trung ương có triệu chứng; nhồi máu não (NMN) thầm lặng (silent infarction) để
chỉ những trường hợp không phát hiện triệu chứng lâm sàng. Đột quỵ bao gồm chảy
máu trong não (intracerebral hemorrhage) và chảy máu dưới nhện (subarachnoid
hemorrhage). Cập nhật định nghĩa đột quỵ giúp hợp nhất các tiêu chuẩn lâm sàng và
mơ học; đồng thời có thể sử dụng thống nhất trong thực hành, nghiên cứu và đánh giá
của lĩnh vực y tế công cộng [79], [222].
1.1.2. Phân loại
Đột quỵ được chia thành đột quỵ do thiếu máu cục bộ (do tắc nghẽn hoặc hẹp
mạch máu gây ra) và đột quỵ xuất huyết (do vỡ mạch gây ra, dẫn đến xuất huyết trong


5
nhu mô và/hoặc dưới màng nhện gây ra). Đột quỵ do thiếu máu cục bộ chiếm khoảng
85% số ca bệnh và đột quỵ xuất huyết chiếm khoảng 15% ca bệnh [247], [253].
- Đột quỵ do thiếu máu cục bộ: Gây ra bởi tắc nghẽn trong động mạch, chiếm

khoảng 85% số ca đột quỵ. Mặc dù có những đánh giá trên diện rộng, nhiều cơn đột
quỵ thuộc dạng này vẫn còn chưa rõ ngun nhân. Các liệu pháp dự phịng có hiệu quả
cho tất cả các loại đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Các loại đột quỵ do thiếu máu cục bộ
phổ biến là:
+ Đột quỵ do huyết khối: Một cục máu đơng (huyết khối) hình thành trong
một động mạch ở cổ hoặc não. Những động mạch này có thể có tích tụ chất béo, gọi là
các mảng bám.
+ Đột quỵ do tắc mạch: Tắc nghẽn bởi các cục máu đơng hình thành ở đâu
đó trong cơ thể (thường là tim) và di chuyển đến não. Nguyên nhân phổ biến là rung
nhĩ, có thể làm hình thành cục máu đơng.
- Đột quỵ do xuất huyết: Xuất huyết (XHN) có nghĩa là chảy máu, chiếm
khoảng 15% số ca bệnh. Loại đột quỵ này được gây ra bởi sự rò rỉ hoặc vết nứt trên
một động mạch não hoặc trên bề mặt não. Những vết nứt này có thể là do phình mạch
(một khu vực mỏng, yếu trên thành động mạch) hoặc bởi sự dị dạng của hệ thống
mạch máu não. Xuất huyết có thể xuất hiện ở trong não, hoặc trong khoảng khơng
giữa não và lớp bảo vệ bên ngồi của nó.
- Cơn thiếu máu não thống qua (TIA): Thường gọi là đột quỵ nhỏ, TIA thực
chất là những giai đoạn ngắn có triệu chứng của đột quỵ, thường chỉ kéo dài vài phút.
TIA được gây ra bởi sự giảm tạm thời dòng máu cung cấp cho một phần của não, và
không gây ra tác dụng rõ rệt lâu dài. Nhưng TIA được coi là dấu hiệu cảnh báo nguy
cơ đột quỵ cao hơn, và cần được thăm khám và đánh giá ngay.
1.2. NGUY CƠ ĐỘT QUỴ
1.2.1. Dự báo nguy cơ đột quỵ 10 năm tới
1.2.1.1. Khái quát về dự báo nguy cơ đột quỵ
Có nhiều mơ hình dự báo nguy cơ đột quỵ cho phép các cá nhân xác định mức độ
nguy cơ (MĐNC) đột quỵ, đó là một bước quan trọng đầu tiên xác định mục tiêu và
các biện pháp phịng ngừa [43].
Hiện nay có một số mơ hình dự báo và mỗi quốc gia ứng dụng mỗi mô hình khác
nhau. Các mơ hình dựa trên những yếu tố có thể góp phần vào nguy cơ đột quỵ, mỗi cá



6
nhân có một hoặc nhiều YTNC khác nhau, do đó mức độ nguy cơ mỗi cá nhân khác
nhau. Một số cơng cụ đánh giá nguy cơ đột quỵ có sẵn để sử dụng cho các chương trình
sàng lọc dự phịng đột quỵ cấp 1 [114]. Những công cụ ước lượng nguy cơ đột quỵ này
thường tập trung vào một số YTNC tim mạch và không bao gồm đầy đủ các yếu tố, và
đặc biệt không xem xét các đặc điểm khác nhau về chủng tộc/dân tộc khác nhau.
Mục tiêu hướng tới là phát triển một công cụ áp dụng chung và đơn giản để đánh
giá nguy cơ đột quỵ; Trong xu thế phát triển, các YTNC mới liên quan đến nguy cơ
đột quỵ đang nổi lên và chúng cần phải được xem xét trong các công cụ đánh giá nguy
cơ đột quỵ mới hơn. Điều quan trọng là các công cụ đánh giá nguy cơ đột quỵ hiện tại
là thực hiện được ở các độ tuổi, giới tính và chủng tộc/dân tộc khác nhau. Sự phức tạp
của các YTNC đột quỵ ở một cá nhân làm cho việc phát triển các công cụ đánh giá
nguy cơ đột quỵ mới là một nhiệm vụ đầy thử thách. Một số mơ hình, công cụ khác
nhau được sử dụng nghiên cứu ở một số quốc gia khác nhau.
1.2.1.2. Những mơ hình dự báo nguy cơ đột quỵ trên thế giới
- Mơ hình 1. Mơ hình Cox (The Cox Proportional Hazard model)
Mơ hình Cox là mơ hình được phát triển bởi David Cox trong bài báo
“Regression models and life-tables” công bố trên tập san Journal of the Royal
Statistical Society năm 1972. Trong đó tác giả đã mơ tả một phương pháp phân tích
các dữ liệu sống cịn theo mơ thức hồi qui. Mơ hình Cox được xác định thơng qua hàm
số rủi ro có điều kiện:

Trong đó: x là vector biến đổi, γ0 là thơng số nguy cơ tương đối của mơ hình
Cox, λ0(t) là hàm rủi ro cơ sở không xác định và

đại diện cho biến số rủi ro

tương đối cụ thể [122].
Theo nghiên cứu “Xây dựng mơ hình dự báo nguy cơ đột quỵ ở người dân Trung

Quốc”, mơ hình Cox được thiết lập là mơ hình phân tích để dự báo nguy cơ đột quỵ với
các biến lâm sàng và sinh hóa. Mơ hình lâm sàng này bao gồm 7 yếu tố dự báo: tuổi,
giới tính, huyết áp tâm thu (HATT) và huyết áp tâm trương (HATTr), tiền sử gia đình
đột quỵ, rung nhĩ, đái tháo đường (ĐTĐ) có nguồn gốc từ mơ hình đa biến Cox trong đó
xác định phương pháp từng bước để lựa chọn tập hợp con tốt nhất bằng cách chấp nhận


7
hoặc loại bỏ khỏi mơ hình dựa vào mức ý nghĩa p = 0,05. Kuo-Liong Chien và cộng sự
đã xây dựng mơ hình điểm phân loại theo các biến số lâm sàng và sinh hóa bằng các
phương pháp được đề xuất bởi Sullivan và các đồng nghiệp. Bước 1, tiến hành phân loại
từng biến liên tục thành các nhóm có ý nghĩa và cho điểm theo các hệ số từ mơ hình
Cox; bước 2, tóm tắt tổng số điểm bằng cách thêm 6 biến cùng nhau cho từng cá nhân.
Sau đó, xác định xác suất của bệnh ĐTĐ trong 10 năm sau dựa trên cơng thức:

Trong đó S0(t) là tỷ lệ sống trung bình tại thời điểm t (ví dụ t = 10 năm) tại các
giá trị trung bình của hệ số nguy cơ, βs là hệ số hồi quy Cox, Xs là giá trị của từng cá
nhân trên các biến và X là phương tiện hoặc tỷ lệ của các biến. Cuối cùng, tiến hành
xác định mơ hình dự báo nguy cơ [72].
Ưu điểm: Ưu điểm áp dụng mô hình Cox trong nghiên cứu này: Các biến này
tương đối dễ dàng thu được trong thực hành lâm sàng và hệ thống điểm rất đơn giản để
sử dụng. Sự sẵn có của một cơng cụ lâm sàng đơn giản để dự báo nguy cơ mắc bệnh
tương lai, như dự báo bệnh mạch vành (BMV) và bệnh ĐTĐ típ 2, sẽ cải thiện dự báo
nguy cơ đột quỵ, xác định các nhóm có nguy cơ cao và tăng cường các chiến lược
phịng ngừa. Ngồi ra, mơ hình có tiền sử gia đình đột quỵ và rung nhĩ, giúp cải thiện
khả năng dự báo so với các mơ hình khác [72].
- Mơ hình 2. Mơ hình KSRP (The Korean Stroke Risk Prediction model)
Mơ hình KSRP có thể được sử dụng để dự đoán nguy cơ đột quỵ và sẽ cung cấp
một hướng dẫn hữu ích để xác định các nhóm có nguy cơ đột quỵ cao ở Hàn Quốc.
Mơ hình KSRP được phát triển dựa trên dữ liệu của hơn 47.233 trường hợp đột

quỵ xảy ra trong 1.223.740 người Hàn Quốc 30-84 tuổi trong 13 năm. Khi so sánh với
các trường hợp đột quỵ thực tế, mơ hình KSRP được chứng minh có thể đưa ra dự báo
tốt cho những người tham gia ở Hàn Quốc. Các biến bao gồm trong mô hình KSRP là
tuổi, HATT, ĐTĐ và hút thuốc lá, cholesterol toàn phần (TP), hoạt động thể lực
(HĐTL), chỉ số khối cơ thể (BMI) và lượng rượu tiêu thụ [140].
- Mô hình 3. Mơ hình tính nguy cơ đột quỵ cá nhân
Nghiên cứu của Lisa Nobel, Nancy E. Mayo, James Hanley, Lyne Nadeau và
Stella S. Daskalopoulou được hình thành từ các cuộc khảo sát sức khỏe Stantes Québec
1992 - 1998 kết hợp với các cơ sở dữ liệu sức khỏe bao gồm các YTNC đột quỵ đã được


8
xác định tại thời điểm khảo sát và đột quỵ được xác định khi nhập viện và hồ sơ tử
vong, các mơ hình nguy cơ theo tỷ lệ Cox đã được sử dụng, mơ hình hóa thời gian đột
quỵ trong mối quan hệ với tất cả các biến. Mục đích của nghiên cứu này là phát triển
một công cụ đánh giá nguy cơ đột quỵ được cá nhân hóa cho các chuyên gia y tế (được
gọi là MyRisk_ Stroke Calculator) dựa trên các ước tính nguy cơ từ người dân ở
Quebec, Canada. Mục tiêu cụ thể của nghiên cứu này là ước tính nguy cơ đột quỵ khi
kết hợp cụ thể các biến số liên quan đến sức khỏe và lối sống, bao gồm tuổi, giới tính,
bệnh lý tim mạch, HĐTL, uống rượu, tình trạng hút thuốc và các yếu tố tâm lý [194].
Nguy cơ đột quỵ 10 năm được tính tốn dựa trên đường Breslow, theo khuyến
nghị của Hanley, được tìm thấy là 0,99982. Điều này tương ứng với xác suất mà một
người phụ nữ khỏe mạnh 20 tuổi (khơng có bệnh mạch máu đi kèm, khơng có YTNC
lối sống hoặc chỉ số nguy cơ tâm lý, trình độ đại học) sẽ tồn tại mà không bị đột quỵ
trong 10 năm tới. Nguy cơ đột quỵ được tính theo công thức sau [194]:
Nguy cơ = 1- [S tham chiếu (t)] exp (tổng số điểm trên MyRisk_Stroke/10)
Ưu điểm: Ưu điểm của mơ hình tính tốn nguy cơ đột quỵ cá nhân là bao gồm
các yếu tố lối sống, chẳng hạn như hút thuốc, HĐTL và tiêu thụ rượu, và các biến tâm
lý xã hội như tâm trạng, tức giận và lo âu (bao gồm cả tầm quan trọng của việc xem
xét cả hai yếu tố mạch máu và các YTNC lối sống trong cùng một phép tính) [194].

Hầu hết các cá nhân khơng biết chính xác mức độ huyết áp (HA) hoặc mức
cholesterol của họ, được yêu cầu sử dụng các tính tốn nguy cơ đột quỵ khác cho mơ
hình tính tốn nguy cơ đột quỵ cá nhân, điều này làm cho mơ hình sát với người sử
dụng [194].
Khi các cá nhân trẻ khơng có những bất thường đáng kể các dấu hiệu lâm sàng
của bệnh xơ vữa động mạch, mơ hình tính tốn nguy cơ đột quỵ cá nhân cung cấp một
cơng cụ thích hợp để họ đánh giá nguy cơ đột quỵ trong tương lai và thực hiện hành
động dự phịng sớm [194].
Mơ hình tính tốn nguy cơ đột quỵ cá nhân là một phương pháp đơn giản để
phổ biến thơng tin nguy cơ cho người dân nói chung về nguy cơ đột quỵ của họ và có
thể phục vụ như một chiến lược phịng ngừa chính. Các bác sỹ có thể sử dụng tính
tốn để mở cuộc đối thoại với bệnh nhân của họ và tham gia tích cực vào việc giảm
nguy cơ [194].


9
Nhược điểm: Cấu trúc các câu hỏi liên quan đến chỉ số trầm cảm, tức giận, và lo
âu được sử dụng để đo lường tác động của các biến tâm lý xã hội. Một cá nhân có thể
trả lời một câu hỏi đặt ra trực tiếp về một triệu chứng hoặc dấu hiệu, nhưng có thể gặp
khó khăn hơn trong việc cung cấp xếp hạng mức độ khi có yếu tố tiềm ẩn [194].
Chỉ số BMI là một yếu tố dự báo đáng kể đột quỵ nhưng trong nghiên cứu này lại
khơng được sử dụng [194].
Mơ hình tính tốn nguy cơ đột quỵ cá nhân đáp ứng 13 trong 17 tiêu chuẩn của
quy tắc dự đoán lâm sàng được xác định bởi Laupacis và cộng sự. Mặc dù phương
pháp Lemeshow và Hosmer được sử dụng để đánh giá xem mô hình có thể phân biệt
giữa các cá nhân có nguy cơ đột quỵ cao và thấp như thế nào, cần có nghiên cứu thêm
để xác nhận mơ hình tính tốn nguy cơ đột quỵ cá nhân trong các quần thể khác
nhau. Nhóm thuần tập trong nghiên cứu này tương đối trẻ, do đó có thể hạn chế khả
năng bao gồm các hiệu ứng tương tác trong mơ hình này do khơng đủ độ mạnh thống
kê, điều này có thể hạn chế tính tổng qt của mơ hình tính tốn nguy cơ đột quỵ cá

nhân đối với các cá nhân lớn tuổi hơn. Do đó, mơ hình tính tốn nguy cơ đột quỵ cá
nhân không phù hợp để sử dụng cho các cá nhân trên 75 tuổi; nguy cơ đột quỵ 5 năm
có thể phù hợp hơn với dân số đó. Mặc dù phương pháp tách mẫu liên quan đến các
nhóm thuần tập “phát triển” và “xác thực” đã được sử dụng để phát triển và xác thực
tính tốn nguy cơ đột quỵ cá nhân, điều này làm giảm sức mạnh và đem lại sự bất ổn
đối với các tính tốn. Do đó, các tính tốn từ mơ hình đã được báo cáo với cả hai cuộc
điều tra kết hợp. Trước khi mơ hình này sẵn sàng cho ứng dụng để sử dụng cho cá
nhân hoặc trong thực hành lâm sàng, nó sẽ cần phải được xác nhận thêm, tốt nhất là
trong một mẫu độc lập [194].
- Mơ hình 4. Thang điểm nguy cơ đột quy Framingham (Framingham Stroke
Risk Score: FSRS)
Mô hình nguy cơ đột quỵ Framingham được mơ tả vào năm 1991 [270]. Mơ hình
này tích hợp các yếu tố bao gồm: tuổi, giới tính, chỉ số HATT, sử dụng thuốc hạ HA,
THA, phì đại thất trái trên điện tâm đồ, bệnh tim mạch (BTM) phổ biến, tình trạng hút
thuốc hiện tại, rung nhĩ hiện tại hoặc trước đó và ĐTĐ để mô tả xác suất đột quỵ 10
năm tới.
FSRS này đã được xác nhận trong các nghiên cứu khác như Hiệp hội Tim mạch
Hoa Kỳ khuyến nghị và được các bác sĩ lâm sàng sử dụng để dự đoán nguy cơ cá nhân


×