Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Nghiên cứu thực trạng và các yếu tố liên quan tới đuối nước ở trẻ em ; đề xuất giải pháp can thiệp nhằm giảm nguy cơ mắc và tử vong trẻ em do đuối nước tại tỉnh Bình Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 62 trang )

1

MỞ ĐẦU

Đuối nước hiện nay là một trong những vấn đề y tế cơng cộng được
quan tâm trên tồn thế giới. Theo Tổ chức Y tế thế giới trong năm 2017 đã có
360.000 người tử vong do đuối nước, trong đó trên 45% là trẻ em và vị thành
niên và trẻ 1-4 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất. Ở hầu hết các quốc gia, đuối nước là
một trong ba nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong do tai nạn thương tích
khơng chủ ý, với tỷ lệ cao nhất ở trẻ em dưới 5 tuổi [34][63] [66]. Gánh nặng
bệnh tật và tử vong do đuối nước được tìm thấy ở tất cả các nền kinh tế và
khu vực tuy nhiên: 96% trường hợp tử vong do đuối nước được thuộc các
nước có thu nhập trung bình và thấp; hơn 60% trường hợp đuối nước xảy ra ở
các quốc gia thuộc khu vực Tây Thái Bình Dương và Đơng Nam Á
[5][37][64][65].
Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ trẻ em tử vong do đuối
nước cao nhất khu vực và cao gấp 10 lần so với các nước phát triển [6][38]. Ở
nước ta, đuối nước là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong do tai nạn
thương tích khơng chủ ý ở trẻ em 0-14 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi và là
nguyên nhân gây tử vong thứ hai ở nhóm tuổi 15-19 tuổi [7][14][31]. Trung
bình mỗi năm từ năm 2005-2009, tỷ suất tử vong do đuối nước ở trẻ em là
12,96 trẻ/100.000 trẻ/năm [25]. Kết quả một cuộc khảo sát ở Trường Đại học
Y tế công cộng Hà Nội được tiến hành trên toàn quốc vào năm 2001 cho thấy
tỷ lệ chết đuối ở trẻ em là 39,2/100.000 tương đương 12.500 ca chết đuối. Tỷ
lệ này cao gấp 10 lần so với các nước phát triển [7]. Cịn theo Tổ chức liên
minh vì an tồn trẻ em, thì hằng năm có 11.700 trẻ chết đuối tại Việt Nam
[32]. Mặc dù trong thời gian gần đây tỷ lệ đuối nước trẻ em tại Việt Nam có
giảm nhưng đuối nước trẻ em vẫn là một trong những vấn đề cần phải quan
tâm trong cơng tác phịng ngừa tai nạn thương tích trẻ em trên cả nước nói



2

chung và tại một tỉnh thành nói riêng, đặc biệt là các tỉnh thuộc khu vực sông
nước hằng năm phải đối mặt lũ, lụt.
Theo báo cáo của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Bình Định, giai
đoạn từ năm 2011 đến tháng 6 năm 2016, tồn tỉnh có 2.186 ca trẻ em mắc tai
nạn thương tích trong đó có 267 em tử vong. Trẻ em tử vong do đuối nước là
208 em, chiếm 77,9% [17]. Vì vậy, cần được quan tâm và can thiệp đến đuối
nước trẻ em để ngăn chặn đuối nước là rất quan trọng [41].
Đến nay, Tỉnh Bình Định dù có số liệu thống kê về tình hình tai nạn
đuối nước, đề tài nghiên cứu vấn đề này cũng như đề xuất giải pháp can thiệp
để giảm nguy cơ mắc và tử vong trẻ em do đuối nước trong phạm vi tồn tỉnh
nhưng cịn ít, chưa đi vào chiều sâu. Chính vì vậy, nghiên cứu này được thực
hiện khảo sát trong phạm vi toàn tỉnh để xác định tỷ lệ mắc, tử vong và các
yếu tố liên quan đến đuối nước trẻ em từ đó đề xuất giải pháp can thiệp. Các
giải pháp chủ yếu tập trung tác động vào việc nâng cao kiến thức, thực hành
của người dân về phịng chống đuối nước, qua đó góp phần giảm nguy cơ
mắc và tử vong trẻ em do đuối nước tại tỉnh Bình Định.
Mục tiêu nghiên cứu:

d

6



2015, 2016.
p

p


ệp

d



3
d

.

ệp


.


3

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Trẻ em
Căn cứ Điều 1 Luật Trẻ em số 102/2016/QH13 đã được Quốc hội nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 11 thông qua
ngày 05 tháng 4 năm 2016: Trẻ em là người dưới 16 tuổi [19].
1.2. Khái niệm Đuối nước
Đuối nước là bất kỳ một chất lỏng nào khi xâm nhập vào đường thở
(mũi, mồm, khí phế quản, phổi) làm cản trở sự hô hấp. Đuối nước dẫn đến
thiếu oxy cung cấp lên não, nếu không được cấp cứu kịp thời nạn nhân sẽ bị

bất tỉnh, chết hoặc tổn hại nghiêm trọng đến não gây ra các di chứng như rối
loạn học tập, vấn đề về trí nhớ và mất chức năng cơ bản vĩnh viễn hay trạng
thái thực vật vĩnh viễn [3][36].
Trẻ em có đặc điểm là tị mị, hiếu động, thích nghịch nước, trong khi
bản thân trẻ chưa ý thức được sự nguy hiểm, đồng thời sức trẻ yếu nên khi bị
đuối nước rất dễ bị ngạt thở trong khoảng thời gian rất ngắn. Nếu không can
thiệp kịp thời với kỹ thuật hơ hấp chính xác thì nguy cơ tử vong rất cao
[3][21].
Khi trẻ bị đuối nước, ngay lập tức trẻ ngừng thở và nhịp tim chậm lại
do phản xạ. Nếu tiếp tục ngừng thở sẽ dẫn đến thiếu oxy máu gây tăng nhịp
tim, tăng huyết áp và tan máu. Nếu cơn ngừng thở kéo dài từ 20 giây đến 2
hoặc 5 phút, nhịp thở xuất hiện trở lại khiến nước bị hít vào qua nắp thanh
quản, gây co thắt thanh quản tức thì; nước tràn vào phế nang gây rối loạn nhịp
tim, ngừng tim và tử vong [3].
1.3. Tình hình đuối nước trên thế giới
Đuối nước là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ mười ba trong


4

tổng số nguyên nhân gây tử vong ở trẻ em dưới 15 tuổi. Tỷ suất tử vong do
đuối nước ở trẻ em và vị thành niên trên toàn cầu là 7,2/100.000 dân và có sự
khác biệt đáng kể theo vùng, cụ thể tỷ suất tử vong ở các quốc gia có thu nhập
cao (tỷ suất tương ứng là 7,8/100.000 dân so với 1,2/100.000 dân) [63]. Các
quốc gia có thu nhập trung bình và thấp thuộc khu vực Tây Thái Bình Dương
có tỷ suất tử vong do đuối nước cao nhất (13,9/100.000 dân), tiếp đến là khu
vực Châu Phi (7,2/100.000 dân), khu vực Đông Địa Trung Hải (6,8/100.000
dân) và khu vực Đông Nam Á (6,2/100.000 dân) [63].
Trẻ em dưới 5 tuổi có tỷ suất tử vong do đuối nước cao nhất trong các
nhóm tuổi, đặc biệt là trẻ 1-4 tuổi [63]. Tỷ suất tử vong do đuối nước ở trẻ 1-4

tuổi trên thế giới là 9,8/100.000 dân [63]. Ở Úc, đuối nước là nguyên nhân
chính dẫn đến tử vong do tai nạn thương tích khơng chủ ý ở trẻ 1-4 tuổi, tử
vong do đuối nước chiếm hơn 30% tử vong do tai nạn thương tích khơng chủ
ý ở nhóm trẻ này vào năm 2009 [44]. Ở Băng-la-đét, đuối nước chiếm 20% số
ca tử vong ở trẻ 1-4 tuổi [37][64].
Tuy nhiên số ca tử vong do đuối nước thực tế trên thế giới có thể cao
hơn nhiều so với số ca tử vong mà báo cáo Gánh nặng bệnh tật toàn cầu đã
đưa ra đặc biệt là ở một số vùng. Ở khu vực Đông Nam Á, theo báo cáo từ Hệ
thống giám sát quốc gia cho thấy đuối nước là một trong những nguyên nhân
hàng đầu dẫn đến tử vong ở trẻ 0-18 tuổi, với tỷ suất là 30/100.000 dân [47],
con số này hoàn toàn đối lập với báo cáo Gánh nặng bệnh tật toàn cầu là
6,2/100.000 dân [63]. Ở Băng-la-đét, số ca tử vong do đuối nước ở trẻ em 014 tuổi năm 2002 theo báo cáo Gánh nặng bệnh tật toàn cầu đã ước lượng non
330% so với báo cáo từ Hệ thống giám sát quốc gia, tương tự ở Thái Lan năm
2003 là 58% và Cam-pu-chia năm 2006 là 74% [46]. Lý do của sự khác biệt
này có thể là do ước tính của Gánh nặng bệnh tật toàn cầu về số ca tử vong do


5

đuối nước đã loại bỏ việc ngập lụt hoặc các sự cố về giao thơng đường thủy
[46].
Bên cạnh đó tử vong do đuối nước chỉ là phần nổi của tảng băng chìm
so với đuối nước khơng gây tử vong. Một nghiên cứu cho thấy rằng cứ mỗi 10
trẻ tử vong vì đuối nước chỉ có 140 trẻ được điều trị tại khoa cấp cứu và 36 trẻ
phải nhập viện để tiếp tục điều trị lâu dài hơn [61]. Ngoài ra ở một số quốc
gia, số liệu về đuối nước không gây tử vong khơng được báo cáo hoặc có báo
cáo nhưng khơng đầy đủ. Chính những điều này có thể đã đánh giá thấp thực
trạng đuối nước và từ đó ảnh hưởng đến việc sự lựa chọn chính sách y tế ưu
tiên, đặc biệt là ở các quốc gia có nhiều vùng sông nước và thường xuyên
ngập lụt.

Nghiên cứu của Ahmed và cộng sự được tiến hành vào năm 1999 nhằm
khảo sát các yếu tố dịch tễ liên quan đến đuối nước trên 661 ca chết đuối trẻ
em từ 1-4 tuổi từ năm 1983-1995 tại Matlad, Bangladesh thì cho thấy 61% ca
chết đuối thường xảy ra trước buổi trưa khi mẹ trẻ đang bận công việc nhà
(nấu ăn, giặt đồ, công việc khác) và không trông chừng trẻ để trẻ đi chơi gần
sông, 12% ca chết đuối xảy ra khi mẹ đang nói chuyện hoặc đang ngủ và 13%
ca chết đuối là do mẹ đang thực hiện các công việc khác [29].
Trong báo cáo điều tra dân số tại Bangladesh, một trong những nguyên
nhân chính dẫn đến chết đuối ở trẻ em là do thiếu sự quan tâm của cha mẹ.
Hai phần ba các trường hợp chết đuối khi trẻ chơi một mình khơng có người
lớn đi kèm hay đi cùng với trẻ khác khơng có khả năng cứu chúng. Vào thời
điểm trẻ bị té xuống nước, hầu hết các bà mẹ hoặc người trông trẻ đang làm
việc trong gia đình hay đi ra ngồi làm việc [39].
Nghiên cứu của Li Yang, Quan-Quin Nong, Chun-li Ling và cộng sự
năm 2007 tìm hiểu các yếu tố nguy cơ của người chăm sóc trẻ liên quan đến
chết đuối trẻ em tại khu vực nông thôn Trung Quốc với 133 ca chết đuối và


6

266 ca chứng cùng tuổi. Kết quả cho thấy người chăm trẻ là ông bà chiếm tỷ
lệ khá cao ở cả hai nhóm bệnh và chứng (55,6% và 44,4%). Sức khỏe của
người chăm sóc cũng được khảo sát trong đó trên 90% người chăm sóc sức
khỏe tốt. Người chăm sóc cũng được hỏi là có biết bơi hay khơng, và kết quả
cho thấy 72,2% không biết bơi. Về kiến thức hơ hấp nhân tạo, khơng có người
chăm sóc trẻ nào ở cả hai nhóm biết cách hơ hấp nhân tạo khi ngạt nước. Về
giám sát trẻ khi trẻ chơi gần nước hoặc bơi trong ao hồ thì có đến 78% người
chăm sóc ở nhóm chứng và chỉ có 57,9% người chăm sóc ở nhóm bệnh là có
giám sát trẻ [43].
Một nghiên cứu cắt ngang được tiến hành vào năm 1998 tại Miền Tây

nước Úc với đối tượng là các ca chết đuối từ năm 1987-1996. Nghiên cứu
khảo sát cắt ngang các yếu tố liên quan đến chết đuối trẻ em như giới tính,
tuổi, chủng tộc… trong đó có sự giám sát của người chăm sóc trẻ. Khi khảo
sát yếu tố này kết quả cho thấy có 4 trường hợp chết trong bồn tắm khi trẻ
được để trong bồn tắm khi khơng có người coi sóc trong khoảng thời gian từ
2-5 phút. Ba trẻ chết trong bồn khi ba mẹ bận rộn ở trong phòng khác. Một trẻ
bị chết khi ba mẹ đang ngủ. Trong 16 ca được khai báo chết tại khu vực ao,
hồ, đầm thì có 2 trẻ chết khi đi quanh nhà khi ba mẹ đang ngủ, 05 trẻ chết khi
chơi với trẻ khác mà khơng có sự giám sát của ba mẹ [44].
Nghiên cứu của Pettrass L.A và cộng sự được tiến hành năm 2011 hồi
cứu các ca chết đuối không chủ ý từ năm 2000 đến năm 2009. Tổng cộng có
339 trường hợp chết đuối được khảo sát và tác giả phát hiện 71,7% các trường
hợp chết đuối đều do thiếu sự giám sát của người chăm sóc. Nghiên cứu cũng
rút ra kết luận thiếu giám sát của cha mẹ có mối liên quan chặt chẽ đến đuối
nước ở trẻ em [50].
Nghiên cứu của Micheal G. Landen và Ursula Bauer được tiến hành
vào năm 2003. Nghiên cứu này hồi cứu các ca chết ở trẻ em ≤ 6 tuổi tại hai


7

bang của Mỹ là Lousiana và Alaska. Mục tiêu nghiên cứu là mô tả mối liên
quan giữa các vi phạm tiêu chuẩn an toàn trẻ em (10 tiêu chuẩn) và tử vong ở
do mọi nguyên nhân tai nạn thương tích. Trong các vi phạm an tồn này có vi
phạm “khơng giám sát trẻ của người chăm sóc”. Kết quả nghiên cứu như sau:
Thiếu giám ở người chăm sóc chiến đến 43% các ca tử vong do mọi nguyên
nhân tai nạn thương tích. Thiếu giám sát trong nghiên cứu được chia ba mức
độ và tỷ lệ các ca tử vong theo 3 mức này như sau: Giám sát không đầy đủ:
45,3%; thiếu giám sát: 35,5%; thiếu giám sát nguy hiểm: 17,2%. Thiếu giám
sát còn liên quan đến các yếu tố sau: giới tính trẻ; nam thiếu giám sát nhiều

hơn nữ; chủng tộc: người bản xứ Alaska và người da trắng lại thiếu giám sát
nhiều hơn chủng tộc khác; loại tai nạn thương tích: trong đó chết đuối, chết
khi đi bộ và chết cháy có mối liên quan chặt hơn so với các loại tai nạn khác
[47].
Trong nghiên cứu của Adnant A. Hyder và cộng sự được tiến hành vào
năm 2008 có so sánh các đặc tính của các đuối nước tại hai nước của Mỹ, một
nước có thu nhập cao, và Bangladesh, một nước có thu nhập thấp. Kết quả so
sánh cho thấy độ tuổi dễ bị đuối nước của cả hai nước là dưới 5 tuổi và trẻ
nam ln có tỷ lệ đuối nước cao hơn trẻ nữ. Về khả năng bơi lội thì tại
Bangladesh khả năng bơi lội ở mọi lứa tuổi đều thấp, trong khi đó ở Mỹ thì
khả năng bơi lội nhỏ dần theo tuổi khi trẻ lớn dần. Tại Bangladesh người mẹ
ln là người chăm sóc trẻ hoặc là người chăm sóc lớn hơn trẻ nhỏ hơn, trong
khi tại Mỹ các ca đuối nước xảy ra khi người giám sát không quan sát theo
dõi trẻ đầy đủ hoặc là đồng trang lứa cùng coi sóc nhau [28].
Một báo cáo tổng hợp của Jon Ann Nieves từ năm 1996 đã cho thấy các
yếu tố liên quan đế cha mẹ, các yếu tố của trẻ và các yếu tố mơi trường có
mối liên hệ nhân quả với đuối nước. Cụ thể các yếu tố liên quan đến cha mẹ
bao gồm: để trẻ chơi một mình khơng giám sát, ba mẹ mệt mỏi, bệnh hoặc chỉ


8

có một mình nên khơng có khả năng trơng trẻ, trơng đợi thái q vào khả
năng tự phịng ngừa của trẻ, không biết cách sơ cấp cứu đuối nước và sử dụng
phao cứu hộ [40].
Nghiên cứu của Wen Jun Ma và cộng sự vào năm 2010 khảo sát các
yếu tố nguy cơ liên quan đến đuối nước ở trẻ em tại Quảng Đông Trung
Quốc. Kết quả cho thấy trẻ trai có khả năng bị đuối nước nhiều hơn trẻ nữ.
Các yếu tố nguy cơ có mối liên hệ có ý nghĩa thống kê đuối nước ở trẻ em là
trẻ bơi ở các khu vực chứa nước tự nhiên mà không có sự giám sát của cha

mẹ (OR=3,4;KTC 95%: 1,92-6,03) và trẻ bơi kém chơi gần các khu vực chứa
nước tự do (OR=2.08, 95% CI: 1.17-3.70) cà trẻ bơi kém (OR= 2.74, 95% CI:
1.14-6.62). Tuy nhiên, các yếu tố sau đây lại là yếu tố bảo vệ: người giám sát
≥30 tuổi (OR= 0.20, 95% CI: 0.09-049) và khơng có các hoạt động tiếp xúc
với nước (OR = 0.36, 95% CI: 0.18-0.70) [60].
Nghiên cứu đuối nước ở trẻ em do Liên Minh vì Sự An tồn của trẻ em
(TASC) phối hợp với UNICEF [46] thực hiện tại bốn quốc gia là Băng-la-đét,
Cam-pu-chia, Việt Nam, Thái Lan cùng với hai tỉnh/thành phố của Trung
quốc (Bắc Kinh, Giang Tây) năm 2001 cho thấy hầu hết các trường hợp đuối
nước xảy ra ở trẻ em dưới 4 tuổi, cứ bốn trẻ em 1-4 tuổi tử vong thì có một trẻ
tử vong do ngun nhân là đuối nước. Về địa điểm xảy ra đuối nước, 80%
trường hợp xảy ra tại các vùng nước không được bảo vệ trong phạm vi xung
quanh ở hai mươi mét. Ở tất cả các độ tuổi, 75% trường hợp đuối nước xảy ra
vào thời điểm từ 8 giờ sáng đến 14 giờ và 90% trường hợp đuối nước xảy ra
vào mùa khô.
Nghiên cứu của Borse và cộng sự [30] được thực hiện tại Matlab,
Băng-la-đét từ năm 1996 đến năm 2005 ghi nhận có tất cả 489 trẻ em dưới 5
tuổi tử vong do đuối nước, trong đó 57% là trẻ em từ 1-2 tuổi, 68% trường
hợp đuối nước xảy ra vào buổi sáng, 69% trường hợp xảy ra tại ao nước và


9

70% trường hợp xảy ra trong lúc mẹ đang bận làm những công việc vặt trong
nhà.
Một nghiên cứu khác của Ralman [53] cũng được thực hiện tại Băngla-đét cho kết quả tỷ suất tử vong do đuối nước ở trẻ 1-17 tuổi là 28,6/100.000
dân/năm, trong đó trẻ 1-4 tuổi có tỷ suất tử vong cao nhất (86,3/100.000
dân/năm). Hơn hai phần ba số trường hợp đuối nước xảy ra ở ao hồ, rãnh
mương và 85% trường hợp xảy ra vào ban ngày. Một phần ba số trường hợp
tử vong do đuối nước xảy ra trong tình huống là trẻ đang chơi một mình và

hai phần ba là có người đi kèm, trong đó một nửa số trường hợp là đi cùng với
trẻ em 10 tuổi hoặc nhỏ hơn.
Nghiên cứu của Fang và cộng sự [35] phân tích đặc điểm dịch tễ học
của 67 trường hợp đuối nước ở trẻ em từ 1-14 tuổi tại thành phố Hạ Môn và
các vùng ngoại ô Trung Quốc từ năm 2001 đến năm 2005 kết quả ghi nhận:
56,7% trường hợp đuối nước xảy ra vào các tháng thuộc mùa hè (từ tháng 6
đến tháng 8); 62,7% trường hợp xảy ra vào thời điểm từ một giờ chiều đến
sáu giờ chiều. Các địa điểm trẻ bị đuối nước bao gồm: ao, rãnh nước, công
trường xây dựng, giếng nước và phần lớn đuối nước xảy ra là do thiếu sự
giám sát của người lớn (chiếm 88,1% trường hợp).
Nghiên cứu của Yang và cộng sự [62] cũng tiến hành trên đối tượng là
trẻ em 1-14 tuổi nhưng khảo sát tại 20 huyện của tỉnh Quảng Tây từ năm
2002 đến năm 2004. Kết quả cho thấy trong các trường hợp tử vong do đuối
nước thì trẻ em nam chiếm 60% trường hợp, 48% trường hợp xảy ra ở trẻ 1-4
tuổi, 62% trường hợp xảy ra trong phạm vi năm trăm mét xung quanh nhà ở
hoặc trường học của trẻ. Bên cạnh đó điều đáng quan tâm là khơng có người
chăm sóc trẻ nào trong mẫu nghiên cứu biết cách hô hấp nhân tạo khi trẻ bị
ngạt nước. Các yếu tố nguy cơ gây đuối nước ở trẻ 1-4 tuổi là người chăm sóc
trẻ có tình trạng sức khỏe kém, trẻ không được sử dụng các dụng cụ nổi.


10

Nghiên cứu của Hyder, Adnan A. và cộng sự [27] được tiến hành vào
năm 2008 trong đó có so sánh một số yếu tố nguy cơ đuối nước ở trẻ em tại
Hoa Kỳ (nước có thu nhập cao) và Băng-la-đét (nước có thu nhập thấp), kết
quả cho thấy trẻ em dưới 5 tuổi có tỷ suất đuối nước cao nhất. Ở Hoa Kỳ, trẻ
em trong độ tuổi này thường bị đuối nước tại hồ bơi và tai nạn xảy ra khi
người chăm sóc trẻ khơng quan sát, theo dõi trẻ đầy đủ hoặc là những trẻ cùng
trang lứa chăm sóc nhau. Trong khi đó ở Băng-la-đét, địa điểm trẻ bị đuối

nước thường là ao, sơng, mương và chỉ có người mẹ là chịu trách nhiệm trong
việc giám sát trẻ hoặc là anh chị ruột lớn hơn chăm sóc em.
Nghiên cứu của Petrass, Lauren A. [49] về việc thiếu sự giám sát của
người chăm sóc trẻ - một yếu tố góp phần dẫn đến tử vong do đuối nước
không chủ ý ở trẻ em Úc được thực hiện từ tháng 01 năm 2000 đến tháng 6
năm 2009. Nghiên cứu ghi nhận số ca tử vong do đuối nước dựa vào số liệu
của NCIS (National Coroners Information system), kết quả có 339 trẻ em
0-14 tuổi tử vong do đuối nước, trong đó trẻ em 1-4 tuổi chiếm 51,9% và sự
bất cẩn của người chăm sóc trẻ đã đóng góp 71,7% số trường hợp tử vong.
Nghiên cứu tại một khu vực thủ đô Mê-hi-cơ [33] ghi nhận trẻ em sống
trong gia đình có giếng nước thì nguy cơ bị đuối nước cao gấp bảy lần so với
những trẻ sống ở gia đình khơng có giếng, cịn đối với gia đình có sử dụng bể
nước thì nguy cơ đuối nước ở trẻ là gấp đôi.
Nghiên cứu của Ruth A.Brenner và cộng sự tiến hành vào năm 2009
khảo sát bệnh chứng các ca đuối nước và các ca chứng không bị đuối nước.
Kết quả nghiên cứu cho thấy việc can thiệp cho trẻ học bơi chính thức có mối
quan hệ với trẻ từ 1-4 tuổi khỏi nguy cơ đuối nước [55].
1.4. Tại Việt Nam
Đuối nước là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong


11

ở trẻ em tại các quốc gia có thu nhập trung bình và thấp, Việt Nam cũng
khơng ngoại lệ. Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ đuối nước cao
nhất khu vực, cao gấp 10 lần các nước phát triển [6]. Ở nước ta, đuối nước là
nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong do tai nạn thương tích khơng chủ ý ở
trẻ 0-14 tuổi, cịn đối với nhóm trẻ 15-19 tuổi thì đuối nước là ngun nhân
thứ hai dẫn đến tử vong sau tai nạn giao thông [7]. Tỷ suất tử vong do đuối
nước cao nhất ở nhóm 0-4 tuổi với trung bình 22 trẻ/100.000 trẻ/năm [25].

Theo kết quả giám sát của Bộ Y tế, trong sáu năm từ 2005-2010, trung
bình mỗi năm có gần 3.400 trẻ 0-18 tuổi tử vong do đuối nước, điều này có ý
nghĩa là trung bình mỗi ngày có gần 10 trẻ tử vong vì đuối nước. Tỷ suất tử
vong trẻ em do đuối nước trong những năm qua có giảm tuy nhiên vẫn còn ở
mức cao: năm 2005 là 13,3/100.000 trẻ, chiếm một nửa tỷ suất tử vong chung
ở trẻ em và năm 2010 là 8,1/100.000 trẻ, chiếm một phần ba tỷ suất tử vong
chung ở trẻ em [4].
Nghiên cứu của Huỳnh Thiện Sĩ và Nguyễn Đỗ Nguyên [15] phân tích
đặc điểm dịch tễ học của 272 trường hợp tử vong do đuối nước ở trẻ em dưới
16 tuổi tại tỉnh Đồng Tháp từ năm 2003 đến 8 tháng đầu năm 2006 ghi nhận
những đặc tính phổ biến bao gồm: trẻ em dưới 5 tuổi (nhiều nhất là ở trẻ em 2
tuổi), trẻ em nam, cao điểm trong tháng 8, ngoài lũ nhiều hơn, xảy ra ngồi
nhà do té sơng, rạch, mương, ao. Bên cạnh đó, có 5 trường hợp trẻ em tử vong
do đuối nước xảy ra tại nhà và đều là do ngã vào lu chứa nước.
Nghiên cứu của Đặng Văn Chính và cộng sự [8] tiến hành năm 2003
ghi nhận trong thời gian 2002-2003, trên địa bàn huyện Châu Thành, Đồng
Tháp và huyện Châu Phú, An Giang có tất cả 52 trường hợp trẻ bị đuối nước,
trong đó 65,4% xảy ra ở trẻ em nam, 80,8% trường hợp đuối nước là ở trẻ em
dưới 5 tuổi (trẻ em 2-3 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất) và 80,8% nguyên nhân là do
sự bất cẩn của người lớn. Bên cạnh đó, nghiên cứu cịn khảo sát kiến thức,


12

thực hành về đuối nước tại 200 hộ gia đình có trẻ em dưới 10 tuổi ở hai xã có
tỷ lệ đuối nước cao là xã Phú Hựu, huyện Châu Thành và xã Thạnh Mỹ Tây,
huyện Châu Phú. Kết quả ghi nhận đuối nước là vấn đề được người dân quan
tâm hàng đầu trong mùa lũ, 79,5% đối tượng cho rằng nguyên nhân dẫn đến
đuối nước là do sự bất cẩn của người lớn, 23,8% hộ gia đình có trẻ dưới 5 tuổi
có lập hàng rào bảo vệ và 90% trường hợp để trẻ ở nhà cho người lớn trông

khi bận đi làm trong mùa lũ. Điểm hạn chế của nghiên cứu là chỉ khảo sát
kiến thức về nguyên nhân dẫn đến đuối nước ở trẻ, thực hành lập hàng rào và
việc trơng giữ trẻ khi người chăm sóc trẻ vắng nhà. Trong khi đó, kiến thức về
biện pháp phịng ngừa cũng như thực hành phòng ngừa nhiều yếu tố nguy cơ
khác chưa được quan tâm.
Nghiên cứu của Nguyễn Phương Hoa về tình hình tử vong do đuối
nước tại một số tỉnh ở Việt Nam năm 2008 cho thấy trong số 9.293 trường
hợp tử vong, tỷ lệ tử vong do đuối nước chiếm 1.7%. Tỷ lệ tử vong do đuối
nước cao nhất ở trẻ em từ 5-14 tuổi chiếm 36.5%, tiếp theo trẻ em dưới 5 tuổi
chiếm 17.8%. Khu vực ven biển, nơi có nhiều ao hồ có tỷ lệ tử vong do đuối
nước cao hơn các vùng khác [12].
Nghiên cứu của Lê Thanh Hải và Khu Thị Khánh Dung [11] hồi cứu 47
bệnh án của các bệnh nhi đuối nước nằm điều trị cấp cứu tại bệnh viện Nhi
Trung ương từ năm 2003 đến năm 2009 cho thấy: Tuổi trung bình của trẻ vào
điều trị là 5,7±4,5 tuổi, phần lớn đuối nước xảy ra vào các tháng mùa hè (từ
tháng 5 đến tháng 9), 63,8% trường hợp xảy ra trong khoảng thời gian từ 12
giờ trưa đến 14 giờ chiều, 72,3% trường hợp xảy ra tại ao, hồ.
Nghiên cứu của Phan Thanh Hòa và Phạm Việt Cường [52] nhằm mục
đích mơ tả tình huống và các yếu tố nguy cơ dẫn đến đuối nước ở trẻ em dưới
18 tuổi ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long dựa vào điều tra Quốc gia về tai
nạn thương tích năm 2010. Tổng số trẻ tử vong do đuối nước là 405 trẻ, tỷ


13

suất tử vong là 28,3/100.000 trẻ. Tất cả các trường hợp tử vong đều xảy ra
bên ngoài nhà (ao hồ, sông, suối) vào 100% trẻ tử vong đều không biết bơi.
Tỷ suất tử vong cao nhất là ở nhóm trẻ 0-4 tuổi (100,5/100.000 trẻ). Hầu hết
các trường hợp đuối nước (87%) xảy ra vào buổi sáng, thời điểm xảy ra đuối
nước nhiều nhất là vào tháng 9 (33,7%), tháng 10 (28,4%). Hơn một nửa số

trường hợp đuối nước xảy ra trong phạm vi xung quanh nhà 20m (66,4%) và
28% xảy ra trong phạm vi 50m, 97% trường hợp trẻ bị đuối nước tại nơi
khơng có biển báo hoặc rào chắn bảo vệ.
Nghiên cứu về các tình huống dẫn đến đuối nước ở trẻ em tại khu vực
Đồng bằng sông Cửu Long năm 2010 [52] cho thấy tỷ suất tử vong do đuối
nước ở trẻ em dưới 18 tuổi là 28,3/100.000 trẻ, điều này tương đương với mỗi
ngày có 4 trẻ tử vong và mỗi năm có khoảng 1.440 trẻ tử vong do đuối nước.
Nguyên nhân, độ tuổi và tình huống tử vong do đuối nước có sự khác
biệt giữa các vùng: ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, hầu hết trẻ bị đuối
nước là dưới 5 tuổi và thường là do ngã xuống nước từ trên nhà, thuyền hoặc
cầu tàu. Ở các tỉnh miền Trung như Quảng Trị và Huế, hầu hết trẻ đuối nước
trên 6 tuổi, tai nạn xảy ra khi trẻ đang chơi gần hoặc trong hồ hoặc các con
suối sâu khi đi chăn trâu, bò. Ở Hải Phòng, đuối nước ở trẻ em 0-4 tuổi xảy ra
quanh năm, trong khi đuối nước ở trẻ 6-13 tuổi xảy ra chủ yếu vào mùa hè khi
trẻ được nghỉ hè và chơi ở các ao, hồ gần nhà [16].
Trong một báo cáo của tổ chức Save The Children năm 2003 [57] về
đuối nước trẻ em tại khu vực miền trung và đồng bằng sông Cửu Long cũng
đề cập đến đặc điểm của các ca đuối nước. Cụ thể, các ca đuối nước thường
thuộc các gia đình chỉ có 4 thành viên trong đó gồm cha mẹ và hai trẻ, khơng
có ơng bà. Nhưng thường có nguy cơ ca đuối nước khi cha mẹ đi vắng nhà.
Hầu hết nhà của trẻ đuối nước thường mang các yếu tố nguy cơ cao như
khơng rào quanh nhà, có cầu thang dốc, thiếu bảng báo nguy hiểm giữa khu


14

vực chứa nước và đất liền. Có đến 84% trẻ chết đuối khơng biết bơi, cịn 32%
trẻ được phỏng vấn nói rằng tự học bơi, và khi đi chơi với trẻ đồng lứa học
với anh chị lớn hơn. Điều này cho thấy sự thiếu giám sát của cha mẹ khi trẻ
chơi gần khu vực chứa nước [19].

Một số nghiên cứu can thiệp:
Nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Duy [9] được tiến hành tại huyện An
Phú, An Giang năm 2011 về hành vi phịng ngừa đuối nước của người chăm
sóc trẻ dưới 11 tuổi. Kết quả ghi nhận 27% làm rào chắn; 87,1% đậy nắp
dụng cụ chứa nước; 94% đi theo và quan sát trẻ khi trẻ chơi gần bờ sông; 92%
đi theo và quan sát trẻ khi trẻ chơi gần các dụng cụ chứa nước; 84,5% gửi trẻ
cho người lớn trông hoặc gửi trẻ và nhà trẻ khi đối tượng vắng nhà; 28,3% đối
tượng gửi trẻ cho người thân hoặc hành xóm trơng hộ khi bận việc nhà và
39% mặc áo phao cho trẻ khi đi ghe, xuồng. Trong nghiên cứu, tác giả đã mô
tả khá đầy đủ các hành vi phòng ngừa đuối nước ở trẻ, tuy nhiên chỉ khảo sát
đối tượng chăm sóc một trẻ duy nhất, đây là điểm hạn chế của đề tài vì việc
chăm sóc nhiều trẻ cùng một lúc có thể ảnh hưởng đến hành vi phịng ngừa
đuối nước của người chăm sóc trẻ nhất là trong trường hợp người chăm sóc
trẻ bận việc nhà hoặc vắng nhà.
Nghiên cứu kiến thức, thực hành về phòng ngừa đuối nước của người
chăm sóc trẻ cũng được thực hiện tại một địa phương khác thuộc vùng đồng
bằng Bắc Bộ. Nghiên cứu cắt ngang mơ tả của Dỗn Ngọc Định [10] thực
hiện trên 216 người chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi tại xã Đoàn Đào, Phù Cừ, Hưng
Yên. Kết quả ghi nhận có 66,7% đối tượng biết nguyên nhân dẫn đến đuối
nước ở trẻ là người lớn thiếu cẩn thận; 69,4% đối tượng cho rằng nên lập
hàng rào xung quanh ao, hồ để phòng ngừa đuối nước cho trẻ và 58,3% cho
rằng cần đậy nắp dụng cụ chứa nước. Về thực hành phịng ngừa đuối nước có
73,1% đối tượng để trẻ trong tầm quan sát khi bận việc khác; 69,4% đậy nắp


15

các dụng cụ chứa nước; 66,7% làm nắp đậy an toàn cho bể nước/giếng khơi;
57,9% làm rào chắn ao, hồ; 32,9% đặt biển cảnh báo ở những nơi nước sâu,
nguy hiểm và 21,3% lấp ao, hồ, hố vôi. Điểm không phù hợp của nghiên cứu

là khảo sát thực hành đặt biển cảnh báo ở những nơi nước sâu, nguy hiểm vì
trẻ em trong độ tuổi này chưa nhận thức được ý nghĩa của việc đặt biển báo,
việc làm này chỉ mang lại hiệu quả trong trường hợp có người lớn đi kèm. Vì
vậy nếu khơng có biện pháp phịng ngừa khác, an tồn thì đuối nước ở trẻ em
vẫn xảy ra.
1.5. Tỉnh Bình Định
Bình Định là tỉnh duyên hải miền Trung Việt Nam. Lãnh thổ của tỉnh
trải dài 110 km theo hướng Bắc-Nam, diện tích tự nhiên: 6.025 km², diện tích
vùng lãnh hải: 36.000 km²; có khá nhiều sơng. Các sơng ngịi khơng lớn, độ
dốc cao, ngắn. Có 4 sơng lớn là: Lại Giang, Kôn, La Tinh và Hà Thanh.
Nhiều hồ nhân tạo được xây dựng để phục vụ cho việc phát triển nông nghiệp
và nuôi trồng thủy hải sản. Đặc biệt, đầm Thị Nại là đầm lớn, rất thuận lợi cho
việc phát triển cảng biển tầm cỡ quốc gia và góp phần phát triển khu kinh tế
Nhơn Hội [26]. Đồng thời, tạo tỉnh Bình Định có nhiều danh lam thắng cảnh
và những tiềm năng lợi thế mà những nơi khác ít có được nhưng cũng lại là
vùng chịu nhiều thử thách khắc nghiệt của mưa, bão, lũ lụt,… nên hàng năm
gây thiệt hại về người trong đó có mắc, tử vong do đuối nước và hư hỏng tài
sản…
Theo báo cáo của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Bình Định, giai
đoạn từ năm 2011 đến tháng 6/2016, toàn tỉnh có 2.186 ca trẻ em mắc tai nạn
thương tích trong đó có 267 em tử vong. Trẻ em tử vong do đuối nước là 208
em, chiếm 77.9% [17].
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Bình, Lê Quang Hùng và
cộng sự về Tử vong trẻ em dưới 16 tuổi tại tỉnh Bình Định năm 2002-2003
cho thấy trong 5 nguyên nhân gây tử vong ở trẻ thì đuối nước chiếm tỷ lệ cao


16

nhất 16,2%. Tuy nhiên đề tài chỉ có giải pháp can thiệp chung làm giảm tử

vong trẻ chưa có can thiệp sâu về đuối nước [2].
Kết quả nghiên cứu trên cho thấy tai nạn thương tích trẻ em đang là vấn
đề rất đáng quan tâm, nhất là tai nạn đuối nước, đây là vấn đề sức khỏe ưu
tiên cần phải có những giải pháp can thiệp kịp thời tại địa phương.


17

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
N





- Trẻ em dưới 16 tuổi bị mắc đuối nước.
- Bố mẹ hoặc người chăm sóc trẻ bị mắc đuối nước tại các hộ gia đình
được điều tra.
(Đối với trẻ dưới 12 tuổi thì phỏng vấn bố mẹ hoặc người chăm sóc trẻ,
phỏng vấn trực tiếp các trẻ từ 12 tuổi trở lên mắc đuối nước).
- Cán bộ y tế cơ sở, người dân được chọn nghiên cứu.


*






- Địa điểm nghiên cứu: 11 huyện/thị xã/thành phố của tỉnh Bình Định.
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 01/2015 đến tháng 12/2018
N



bệ



Tất cả hồ sơ bệnh án, sổ sách lưu trữ về đuối nước trẻ em dưới 16 tuổi
được điều trị nội trú tại 16 bệnh viện/TTYT tại tỉnh Bình Định.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
T
Cỡ

ứ : Mơ tả cắt ngang.


p

p

p






2.2.2.1. Cỡ mẫu nghiên cứu thực trạng: toàn bộ trẻ dưới 16 tuổi mắc
đuối nước tại 11 huyện/thị xã/thành phố - tỉnh Bình Định.
2.2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu can thiệp cộng đồng: toàn bộ trẻ dưới 16
tuổi mắc đuối nước tại 3 huyện với 20 xã của tỉnh Bình Định.
2.2.2.3. Phương pháp chọn mẫu can thiệp:
-G

1: Lập danh sách 09 huyện để bốc thăm ngẫu nhiên chọn ra

03 huyện đưa vào nghiên cứu. Kết quả chọn huyện Tuy Phước, Tây Sơn và
Hồi Nhơn thuộc tỉnh Bình Định.


18

-G

2:

+ Lập danh sách xã/thị trấn của 03 huyện đã được chọn bốc thăm ngẫu
nhiên để chọn ra 20 xã/thị trấn đưa vào nghiên cứu. Kết quả:
º Huyện Tuy Phước: thị trấn Tuy Phước và các xã: Phước Sơn, Phước
An, Phước Thuận, Phước Hiệp, Phước Lộc, Phước Hưng.
º Huyện Tây Sơn: thị trấn Phú Phong và các xã: Bình Nghi, Tây Phú,
Bình Thành, Tây Xn, Vĩnh An.
º Huyện Hồi Nhơn gồm các xã: Hoài Thanh Tây, Hoài Tân, Hoài
Hương, Hoài Châu, Hoài Châu Bắc, Hoài Xuân, Tam Quan nam.
+ Một số đặc điểm địa lý, kinh tế xã hội của 03 huyện nghiên cứu:
º Huyện Tuy Phước:
α. Vị trí địa lý: là huyện đồng bằng lớn ở phía nam tỉnh Bình Định,

có nhiều sơng ngịi, kênh mương, ao hồ.
α. Về địa hình: phía bắc và tây bắc Tuy Phước giáp huyện Phù Cát,
An Nhơn; Đông giáp biển; nam giáp thành phố Quy Nhơn; Tây giáp huyện
Vân Canh.
α. Diện tích đất đai

: 217,12 km2

α. Số xã/thị trấn

: 13

α. Trạm y tế

: 13

α. Trung tâm y tế huyện

: 01

α. Kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản.
º Huyện Tây Sơn:
α. Vị trí địa lý: là một huyện trung du, khơng giáp biển, có sơng cơn
chảy qua địa bàn huyện theo hướng Đơng nam.
α. Về địa hình: giáp với huyện Vĩnh Thạnh ở phía Tây Bắc, huyện
Phù Cát ở phía Đơng Bắc, thị xã An Nhơn ở phía Đơng Nam, huyện Vân
Canh ở phía Nam, thị xã An Khê và các huyện Đắk Pơ, Koong Chro (tỉnh Gia
Lai) ở phía Tây.
α. Diện tích đất đai


: 692,96 km2


19

α. Số xã/thị trấn

: 15

α. Trạm y tế

: 15

α. Trung tâm y tế huyện

: 01

α. Kinh tế chủ yếu là nơng nghiệp, kinh doanh nhỏ lẻ.
º Huyện Hồi Nhơn:
α. Vị trí địa lý: nằm ở phía bắc tỉnh Bình Định, là huyện đồng bằng
ven biển, có nhiều sơng, kênh mương, ao hồ.
α. Về địa hình: phía bắc giáp huyện Đức Phổ (tỉnh Quảng Ngãi),
phía nam giáp huyện Phù Mỹ, phía tây giáp huyện Hồi Ân và An Lão (tỉnh
Bình Định) và phía đơng giáp Biển đơng.
α. Diện tích đất đai

: 412,95 km2

α. Số xã/thị trấn


: 17

α. Trạm y tế

: 17

α. Trung tâm y tế huyện

: 01

α. Kinh tế: nông nghiệp giữ vai trị chủ đạo trong kinh tế của huyện,
ni trồng đánh bắt thủy sản, một số nghề thủ công nghiệp như dệt thảm dừa,
dệt chiếu và các sản phẩm thủ cơng từ dừa…
+ Các xã cịn lại của 3 huyện Tuy Phước, Tây Sơn và Hoài Nhơn sẽ
là vùng đối chứng, bao gồm:
º Huyện Tuy Phước: thị trấn Diêu Trì, xã Phước Thành, xã Phước
Nghĩa, xã Phước Quang, xã Phước Hòa, xã Phước Thắng.
º Huyện Tây Sơn gồm các xã: Tây Giang, Tây Thuận, Tây An, Bình
Hịa, Tây Vinh, Bình Tường, Bình Tân, Tây Bình, Bình Thuận
º Huyện Hồi Nhơn: thị trấn Tam Quan, Bồng Sơn, các xã Hoài Sơn,
Hoài Phú, Tam Quan Bắc, Hoài Hảo, Hoài Thanh, Hoài Mỹ, Hoài Đức, Hoài
Hải.
-G

3:

+ Chọn đối tượng nghiên cứu là trẻ em dưới 16 tuổi đủ các tiêu chuẩn
nghiên cứu.



20

+ Lập danh sách và điều tra toàn bộ số trẻ dưới 16 tuổi tại các xã, thị
trấn được chọn nghiên cứu.
+ Chọn 600 người dân trong 20 xã của 3 huyện vùng can thiệp để
truyền thơng về phịng chống đuối nước trẻ em và hướng dẫn cách xử trí cấp
cứu đuối nước khi xảy ra.
Số trẻ của 3 huyện trên đủ lớn để làm nghiên cứu và qua thu thập số
liệu tại UBND huyện, trung tâm y tế huyện, UBND và trạm y tế xã nghiên
cứu cho thấy giữa 3 vùng khơng có sự khác biệt về đặc điểm địa lý, hành
chính, kinh tế, mạng lưới y tế.
2.3. Các bước tiến hành
3

C ọ

b





:

Chọn địa bàn nghiên cứu

Vùng đối chứng

Vùng can thiệp


Điều tra cơ bản ban đầu

Điều tra cơ bản ban đầu

Không can thiệp

So
sánh
trước

sau
can
thiệp

Áp dụng các biện pháp can thiệp

Điều tra lại sau 1 năm

Điều tra lại sau 1 năm

So sánh giữa 2 vùng


21

3

â d

p


:

- Xây dựng phiếu điều tra đuối nước Trẻ dưới 16 tuổi trong cộng đồng.
- Phiếu điều tra hồi cứu trẻ dưới 16 tuổi mắc đuối nước điều trị tại bệnh
viện/TTYT.
- Phiếu điều tra kiến thức cán bộ y tế cơ sở về biện pháp cấp cứu và
phòng chống đuối nước trẻ em.
- Phiếu điều tra kiến thức, thực hành của người dân về biện pháp cấp
cứu và phòng chống đuối nước trẻ em.
2.4. Nội dung nghiên cứu
N

d

: Thực trạng và các yếu tố liên quan đến đuối nước trẻ

em dưới 16 tuổi tại tỉnh Bình Định.
- Tập huấn cán bộ nghiên cứu về phương pháp thu thập thông tin,
phương pháp phỏng vấn.
- Phương pháp nghiên cứu và thu thập thông tin:
+ Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang.
+ Phương pháp thu thập thông tin:
° Thu thập thông tin về số trẻ em đang sinh sống năm 2015, 2016:
thông tin từ sổ theo dõi của các Trạm Y tế, TTYT huyện, phòng Lao độngThương binh và xã hội các huyện/thị xã/thành phố của Tỉnh.
° Thu thập thông tin về số trẻ mắc và tử vong do đuối nước từ các
nguồn sau:
 Sổ khám bệnh (A1), sổ theo dõi tử vong (A6) tại các Trạm y tế.
 Hồ sơ, bệnh án trẻ mắc hoặc tử vong (hoặc nặng xin về) tại các


TTYT huyện/thị xã/thành phố, Bệnh viện ĐKKV Bồng Sơn, Phú Phong và
Bệnh viện đa khoa tỉnh.
 Báo cáo hoặc phản ánh của nhân viên y tế thôn về các trường hợp

tử vong trẻ em dưới 16 tuổi do đuối nước trên địa bàn y tế thôn quản lý.


22

 Thông tin về mỗi trẻ mắc hoặc tử vong được lập 01 phiếu thu thập

thông tin bao gồm các thơng tin chính: họ tên trẻ, địa chỉ, ngày sinh, giới, thời
gian tử vong, nơi tử vong, nguyên nhân tử vong…
số trẻ tử vong do đuối nước x 1000
Tỷ suất tử vong trẻ em do đuối nước =
Tổng số trẻ sinh sống trong năm

° Thu thập thông tin về nguyên nhân mắc và tử vong của trẻ dưới 16
tuổi do đuối nước:
 Đối với trẻ dưới 16 tuổi mắc hoặc tử vong tại cơ sở y tế: nguyên

nhân mắc hoặc tử vong được xác định là chẩn đoán mắc hoặc tử vong của cơ
sở y tế.
 Đối với trẻ dưới 16 tuổi mắc hoặc tử vong tại nhà hoặc tại nơi xảy

ra tai nạn: điều tra viên tuyến tỉnh/huyện tiến hành thu thập thơng tin về q
trình sơ cấp cứu, mắc hoặc tử vong của trẻ.

° Thu thập thông tin về kiến thức và thực hành người dân, cán bộ y tế
cơ sở về phòng chống đuối nước trẻ em dưới 16 tuổi.

Xác định tỷ suất, nguyên nhân mắc hoặc tử vong trẻ em do đuối nước:
nếu trẻ mắc hoặc tử vong ở cơ sở y tế thì nguyên nhân mắc hoặc tử vong của
trẻ là chẩn đoán mắc hoặc tử vong đuối nước do cơ sở y tế xác định trên hồ sơ
bệnh án và kết hợp phỏng vấn tại hộ gia đình. Nếu trẻ mắc hoặc tử vong tại
nhà thì sẽ tiến hành điều tra tại hộ gia đình để thu thập thơng tin q trình
đuối nước, sơ cấp cứu, mắc hoặc tử vong của trẻ.
Năm 2017, nhóm nghiên cứu tiến hành điều tra các trường hợp trẻ mắc
hoặc tử vong do đuối nước của năm 2015, 2016 với số phiếu điều tra 300
phiếu, từ tháng 01/2017 đến 31/12/2017 các trường hợp mắc hoặc tử vong sẽ
được ghi nhận và điều tra ngay sau khi có thơng tin với số phiếu điều tra 200
phiếu.


23

- Báo cáo Chuyên đề 1: Thực trạng và các yếu tố liên quan đến đuối
nước trẻ em dưới 16 tuổi tại tỉnh Bình Định năm 2015, 2016.
N

d



u t các gi i pháp can thiệp nh m gi m nguy cơ m c

và t vong trẻ em dưới 16 tuổi do đuối nước tại một số huyện tỉnh Bình
Định
- Đối tượng can thiệp: nhân viên y tế Trạm y tế xã/thị trấn, cha mẹ trẻ và
trẻ học tại các trường tiểu học, trung học cơ sở, thầy cô giáo.
+ Địa điểm can thiệp: tại 3 huyện mà địa hình có nhiều lịng hồ, sơng,

suối và tỷ suất trẻ em dưới 16 tuổi đuối nước cao hơn các địa phương khác là
Tuy Phước, Tây Sơn và Hoài Nhơn.
+ Thời gian can thiệp: tháng 4/2017 đến tháng 10/2018
- Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng: Các hoạt động can thiệp:
(1) Tuyên truyền trực tiếp:
+ Hoạt động 1: Hội nghị vận động nhằm tạo sự ủng hộ của Cấp ủy
Đảng, chính quyền địa phương, hội đoàn thể, Ban giám hiệu các trường về
phòng chống đuối nước trẻ em.
Thời gian: 01 ngày/lớp
Thời gian thực hiện: tháng 4/2017
Số hội nghị: 03 (1 huyện/1 lớp x 3 huyện)
Báo cáo viên: Trường Cao đẳng Y tế và nhóm nghiên cứu
Thành phần tham dự: Lãnh đạo Huyện ủy, Hội đồng Nhân dân, UBND
huyện, các ban ngành hội đồn thể có liên quan, TTYT huyện, UBND xã,
Trạm y tế xã, Ban Giám hiệu, học sinh tiêu biểu, cha mẹ và những người uy
tín trong cộng đồng.
Số lượng người tham dự: 210 người (3 huyện x 70 người/huyện)
Địa điểm: Hội trường UBND các huyện Tuy Phước, Tây Sơn, Hoài
Nhơn.


24

+ Hoạt động 2: Truyền thơng nhóm nhỏ về phịng chống đuối nước ở
trẻ em dưới 16 tuổi cho các hộ gia đình tại cộng đồng
Thời gian: 01 buổi/lần truyền thông
Số buổi truyền thông: 40 buổi (mỗi xã/thị trấn 01 buổi x 2 lần x 20
xã/thị trấn)
Thời gian thực hiện: Quý II năm 2017 và Quý IV năm 2018
Thực hiện truyền thơng: Nhóm nghiên cứu, Nhân viên Trạm y tế xã

Địa điểm: Nhà trẻ/nhà sinh hoạt cộng đồng
(2) Truyền thông trực quan:
+ Hoạt động 3: Thiết kế, xây dựng tờ rơi tuyên truyền về phòng
chống đuối nước.
Kết quả đầu ra: Tờ rơi về phòng chống đuối nước được thiết kế dễ
hiểu, dễ áp dụng.
Số lượng tờ rơi: 3.000 tờ rơi.
Thời gian thực hiện: Quý II năm 2017
+ Hoạt động 4: Xây dựng thơng điệp trên sóng truyền thanh, truyền
hình về phòng chống đuối nước ở trẻ em dưới 16 tuổi (dạng video clip).
Kết quả đầu ra: Xây dựng 01 thông điệp tuyên truyền về phòng chống
đuối nước trẻ em để cấp cho đài truyền thanh xã, thị trấn và Phòng Lao độngThương binh và Xã hội các huyện, thị xã, thành phố.
Tần suất đề nghị phát thông điệp trên đài phát thanh xã, thị trấn: 01
lần/tháng
Thời gian thực hiện biên tập thông điệp: Quý II năm 2017
(3) Tập huấn nâng cao năng lực:
+ Hoạt động 5: Tập huấn cho cán bộ y tế tuyến huyện, xã, cán bộ làm
công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em cấp huyện về kỹ năng truyền thơng phịng
chống đuối nước; nhận biết và cách xử trí trường hợp đuối nước ở trẻ em.
Thời gian: 01 ngày/lớp


25

Thời gian thực hiện: tháng 05/2017
Số lớp: 03 lớp (1 huyện/1 lớp x 3 huyện)
Số người tham dự: 29 (09 tuyến huyện và 20 tuyến xã của 3 huyện)
Giảng viên: Trường CĐYT, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, Sở Lao
động-Thương binh và Xã hội.
Địa điểm: Hội trường TTYT huyện Tuy Phước, Tây Sơn, Hoài Nhơn.

+ Hoạt động 6: Tập huấn cho nhân viên y tế, học sinh là hội viên Hội
chữ thập đỏ của các trường tiểu học, trung học cơ sở về phòng chống đuối
nước; nhận biết và cách xử trí trường hợp đuối nước.
Thời gian: 01 ngày/lớp
Thời gian thực hiện: năm 2017-2018
Số lớp: 20 lớp (3 huyện, mỗi xã/thị trấn 1 lớp)
Số lượt người tham dự (dự kiến): 600 người (mỗi lớp 30 người x 20
lớp)
Giảng viên: Nhóm nghiên cứu, cán bộ TTYT huyện, Trạm y tế xã, cán
bộ làm cơng tác chăm sóc sức khỏe cấp huyện.
Địa điểm: Hội trường các trường tiểu học, trung học cơ sở của huyện
được chọn can thiệp.
(4) Trang bị kỹ năng phòng chống đuối nước cho trẻ em dưới 16 tuổi:
+ Hoạt động 7: Tổ chức các hoạt động dạy bơi cho trẻ
Thời gian: 20 buổi/lớp
Thời gian thực hiện: Tháng 6-7 năm 2017-2018
Số lớp: 3 lớp (1 huyện 1 lớp)
Số người tham dự (dự kiến): 90 em (mỗi lớp 30 em)
Giảng viên: Nhóm nghiên cứu, Trung tâm văn hóa, thơng tin – thể thao
huyện
Địa điểm: Tại Hồ bơi huyện.
+ Hoạt động 8: Trang bị cặp phao cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.


×