Tải bản đầy đủ (.pdf) (200 trang)

Lvts con người cá nhân trong tiểu thuyết và truyện ngắn việt nam sau 1975

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.14 MB, 200 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM H NI

NGUYN TH THY HNG

ebookbkmt

CON NG-ời cá nhân trong tiểu thuyết
Và truyện ngắn việt nam sau 1975

LUN N TIN S NGỮ VĂN

Hà Nội - 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM H NI

NGUYN TH THY HNG

CON NG-ời cá nhân trong tiểu thuyết
Và truyện ngắn việt nam sau 1975
Chuyờn ngnh: Vn hc Việt Nam
Mã số: 62.22.01.21

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS. Nguyễn Văn Long
2. TS. Nguyễn Văn Phƣợng


Hà Nội - 2013


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của bản thân
tôi. Các số liệu trong luận án và kết quả nghiên cứu đều trung thực, chưa
từng được cơng bố trong bất kì cơng trình khoa học nào khác.

Tác giả

Nguyễn Thị Thúy Hằng


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Năm 1975, cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc, đất nước bước sang thời
bình với những biến chuyển lớn lao về kinh tế, văn hóa, xã hội. Đây cũng là thời điểm
mở ra giai đoạn phát triển mới của văn học dân tộc. Đặc biệt, Đại hội Đảng lần thứ VI
(1986) với chủ trương đổi mới tư duy, đề cao tinh thần dân chủ đã thúc đẩy mạnh mẽ
quá trình đổi mới nền văn học trên mọi bình diện. Sự phát triển vượt trội của hai thể
loại tiểu thuyết và truyện ngắn đưa văn xi lên vị trí “thống trị” văn đàn, giữ vai trò
quan trọng trong việc tạo ra gương mặt mới cho văn học. Với ý nghĩa này, tiểu thuyết
và truyện ngắn sau 1975 cần được nghiên cứu một cách hệ thống, tồn diện.
1.2. Cuộc sống thời bình tạo điều kiện cho con người trở lại với nhu cầu tự
nhiên, chủ trương mở cửa, hội nhập về kinh tế và từng bước mở rộng giao lưu văn hóa
với thế giới… đã thúc đẩy sự xuất hiện trở lại của ý thức cá nhân, tác động mạnh mẽ
đến tư tưởng và sáng tạo của nhà văn. Trong sự đổi mới tư duy nghệ thuật thì đổi mới
quan niệm về con người là cốt lõi, “là biểu hiện cụ thể của xu thế dân chủ hóa và sự
thức tỉnh ý thức cá nhân trên nền tinh thần nhân bản” [146]. Ba mươi năm chiến tranh
là một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt, tạo ra sự thống nhất tương đối trong cách văn học

nhìn con người. Từ chỗ nó được xem xét trong tư cách con người tập thể (chặng 1945 1954), rồi con người được đặt trong sự thống nhất riêng - chung (chặng 1954 - 1964) và
dần đi tới kiểu mẫu con người sử thi, đại diện cho sức mạnh, phẩm chất, ý chí, khát
vọng của cả cộng đồng (chặng 1965 - 1975). Con người trong văn học sau 1975 được
thể hiện ở nhiều vị thế, trong tính đa chiều của các mối quan hệ, được soi chiếu dưới
nhiều tiêu chí và thường được nhìn nhận như một cá thể, một số phận giữa cuộc sống
đời thường, nhiều đa đoan, đa sự. Vượt qua nhận thức hạn hẹp, giản đơn, văn học sau
1975 nhìn con người như một thực thể phong phú và cịn đầy bí ẩn.
Sự thay đổi trong quan niệm nghệ thuật về con người làm biến đổi mọi bình
diện của sáng tác, từ cảm hứng, chủ đề, hệ thống nhân vật đến cơ cấu thể loại. Các chủ
đề gắn với cảm hứng nhận thức lại được tập trung khai thác. Nhân vật đa số không
được xây dựng theo ngun tắc điển hình hóa mà chú trọng vào khám phá tính cá thể,
đa ngã, phức tạp. Bên cạnh sự phát triển mạnh của tiểu thuyết và truyện ngắn, phóng sự
lên ngôi cùng tự truyện và tản văn. Tư duy thể loại cũng biến chuyển rõ rệt kéo theo
nhiều thủ pháp, kĩ thuật mới lạ, hiện đại trong nghệ thuật trần thuật, trong ngôn ngữ,


giọng điệu… Mấu chốt của những đổi mới này suy cho cùng đều xuất phát từ ý thức về
cá nhân và quan niệm con người cá nhân, cá thể. Con người cá nhân trong tiểu thuyết
và truyện ngắn Việt Nam sau 1975 vì vậy là một đối tượng khảo sát, nghiên cứu thực
sự cần thiết, giúp tiếp cận và lí giải yếu tố cơ bản chi phối sự biến đổi nội dung và nghệ
thuật của văn xuôi sau 1975.
1.3. Con người cá nhân không chỉ là vấn đề của văn học hơm nay. Đó là sự
tiếp nối một nguồn mạch quan trọng mang tính nhân bản của lịch sử văn học dân
tộc đã manh nha từ văn học trung đại. Tuy nhiên, do hồn cảnh lịch sử, có giai
đoạn con người cá nhân đã bị phủ định, khước từ để thay thế bằng kiểu mẫu con
người tập thể. Sự trở lại của con người cá nhân sau 1975 tiếp nối tinh thần nhân
bản của truyền thống văn học dân tộc, gắn với quá trình trưởng thành nhân cách
trong những điều kiện văn hóa, lịch sử mới.
1.4. Văn xi sau 1975 hiện có mặt và ngày càng có vị trí đáng kể trong
chương trình nhà trường phổ thơng và đại học. Việc nghiên cứu Con người cá nhân

trong tiểu thuyết và truyện ngắn Việt Nam sau 1975 do đó khơng chỉ có ý nghĩa khoa
học mà cịn mang tính thời sự, tính thực tiễn đối với người học văn, người dạy văn vì
nó cung cấp cơ sở lý luận cho việc xác lập các tiêu chí đánh giá văn học từ lập trường
nhân bản và dân chủ.
Đây là những lí do để chúng tôi triển khai đề tài luận án này.
2. Lịch sử nghiên cứu
Văn xi sau 1975 đã ít nhiều được nghiên cứu ở cấp độ tổng quan và nhiều hơn
ở cấp độ cụ thể (tác gia, tác phẩm). Con người cá nhân trong tiểu thuyết và truyện ngắn
Việt Nam sau 1975 tuy chưa có cơng trình nghiên cứu chun biệt nhưng đã được một số
tác giả lưu tâm, hoặc từ hướng khảo sát có đặt vấn đề quan niệm nghệ thuật về con
người, hoặc xem xét thế giới hình tượng trong sáng tác của một nhà văn cụ thể. Sau đây
là khái quát của chúng tôi về những ý kiến có liên quan đến đề tài của luận án.
2.1. Những nghiên cứu chung về con ngƣời cá nhân và vai trị, vị thế của nó trong
tiểu thuyết, truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Đầu thập kỉ tám mươi (thế kỉ XX), Trần Đình Sử khi nghiên cứu về những đổi
mới trong tư duy nghệ thuật và hình tượng nhân vật văn học giai đoạn từ sau 1975 đã
khẳng định: “Con người đạo đức thế sự là đặc điểm chủ yếu nhất của sự đổi mới tư duy
nghệ thuật trong văn học ta thập kỷ qua”[211]. Ông tiếp tục nhấn mạnh trong một cơng
trình nghiên cứu sự vận động quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học Việt


Nam từ 1945 đến 1985 rằng, nếu như con người những năm đầu kháng chiến là con
người của cái chung, “vấn đề cá tính, nhu cầu hạnh phúc cá nhân chưa thể là vấn đề có
tầm quan trọng…” thì sau 1975, con người “đang được xem xét với những chiều sâu
mới. Đời sống cá nhân, cá tính phải trở thành một đối tượng nhận thức, thể hiện...”[189;
90-91]. Theo ông: “chỉ từ sau năm 1986, với cơng cuộc đổi mới tồn diện của đất nước,
con người trong văn học mới thật sự trải qua một bước ngoặt mới. Chất sử thi nhạt dần
và quan niệm thế sự, đời tư, triết lý, văn hóa về con người nổi lên, trở thành một nét chủ
đạo, làm thay đổi cả diện mạo văn học”[189; 95]. Ở một bài nghiên cứu khác, ông nhận
định: khuynh hướng “phi sử thi hóa” khiến “con người trong văn học mất dần tính

nguyên phiến sử thi mà hiện ra nhiều mâu thuẫn, nhất là trong tình cảm, đạo đức”,
“ngồi ý chí, tư tưởng, tình cảm, cịn được khắc họa ở các phương diện bản năng, vô
thức, tâm linh, nghịch lí”; “Thay vào chỗ trung tâm của những chiến sĩ, anh hùng năm
xưa là hình ảnh những con người thực dụng, tẻ nhạt, tầm thường”. Với hướng đi này,
“con người trở về với con người cá thể, quan tâm tới cá nhân: đề tài cái tôi, ý thức chủ
thể, con người thân phận, cảm hứng đạo đức, tự vấn lương tâm, nỗi buồn…đều là
những biểu hiện của ý thức cá nhân”[215].
Bùi Việt Thắng khi điểm lại tình hình truyện ngắn trong năm 1986 đã nhấn mạnh:
“Nhà văn tỏ rõ thái độ của mình đối với đời sống hơm nay – quan tâm đến mọi chuyện,
đến từng con người trong những số phận hết sức khác nhau. Mỗi con người đều có một
vị trí và giá trị nhất định trước cộng đồng và lịch sử, và mỗi cá nhân độc đáo, thú vị trong
sự khám phá liên tục của nhà văn”[234]. Ông tiếp tục khẳng định ý này trong bài viết
“Văn xuôi gần đây và quan niệm con người”. Theo tác giả, các nhà văn đã quan tâm đến
vấn đề số phận con người và hoàn cảnh, chú ý “sự tồn tại chân chính của những nhân
cách” cá nhân, mạnh dạn đi sâu vào “con người trong con người”, đó chính là “biểu hiện
của việc dân chủ hóa nền văn học hiện nay ở ta”[235].
Với bài viết “Đổi mới văn học vì sự phát triển”, Vũ Tuấn Anh chỉ rõ: “Mười
năm trở lại đây, văn học có một cách nhìn khác, một cách biểu hiện khác về con người,
vừa phần nào mang tính chất đối lập, vừa mang ý nghĩa bổ sung cho thời kì văn học đã
qua… Sự dân chủ hóa trong xã hội và văn học đã được biểu hiện ngay trong thế giới
nhân vật. Gần như khơng có những nhân vật được lí tưởng hóa theo những cơng thức
định sẵn. Các nhân vật, cùng với số phận và hành vi của họ, đều bình đẳng trước sự
quan sát của nhà văn”[4]. Tác giả cho rằng văn học sau 1975 đã “cố gắng khám phá thế
giới bí ẩn, khuất lấp, đầy bất trắc và bất thường bên trong mỗi con người, bên trong bản


thể - người”, nhờ đó “văn học hiện nay cũng đang hòa vào con đường chung của văn
học nhân loại ở phương diện khám phá những bí ẩn con người”[4].
Nguyễn Bích Thu nhận xét về cái mới của văn xi sau 1975: “Vấn đề con
người, vấn đề cái riêng trở thành mối quan tâm hàng đầu của người viết”[144; 225];

“vấn đề con người cá thể được đặt ra một cách bức xúc, mạnh mẽ trong cảm hứng sáng
tạo của nhà văn”, “các tác giả tiểu thuyết đã nhìn nhận con người như một cá thể bình
thường trong những mơi trường đời sống bình thường”[144; 230-231]. Theo bà, nhà
văn Việt Nam những năm đổi mới không chỉ “đi sâu vào số phận con người mà còn đề
cập tới khát vọng sống, về hạnh phúc cá nhân, về tình u đơi lứa (…), đi sâu vào thế
giới nội tâm để khám phá chiều sâu tâm linh nhằm nhận diện hình ảnh con người đích
thực”[144; 231]…
Vấn đề con người cá nhân cịn được đề cập đến trong một số cơng trình mang ý
nghĩa tổng kết về văn xi sau 1975. Nguyễn Thị Bình với chuyên luận Văn xuôi Việt
Nam 1975 – 1995, những đổi mới cơ bản đã nhấn mạnh đến những thay đổi lớn trên
các phương diện: quan niệm về nhà văn, quan niệm về con người và một số đổi mới
đáng chú ý trên phương diện thể loại. Nhấn mạnh đến sự biến chuyển trong quan niệm
nghệ thuật về con người, bà khẳng định: “Từ quan niệm con người lịch sử, con người
cộng đồng chuyển dần sang quan niệm con người cá nhân phức tạp bí ẩn”[33; 65];
“văn xi ít có những nhân vật đẹp đẽ, hồn hảo… nó bị lấn át, bị lu mờ bởi thế giới
nhân vật của đời thường phàm tục”[33; 76]. “Trình bày con người như nó vốn có,
khơng lí tưởng hóa, thần thánh hóa nó là đặc điểm nổi bật trong quan niệm con người
của văn xuôi từ sau 1975. Quan niệm “con người đời thường”, “con người phàm tục”,
“khơng hồn hảo” vừa giống như một sự đối thoại với quá khứ, khước từ những quy
phạm cũ, vừa đề xuất hệ giá trị mới để đánh giá con người: hệ giá trị nhân bản”[33; 79].
Nguyễn Thị Bình nhấn mạnh: “tinh thần quan tâm đến “nhân tố con người” đã giúp văn
xi từ sau 1975 thốt khỏi lối mịn quen thuộc, phá vỡ những quy phạm hình thành
trong hoàn cảnh chiến tranh kéo dài, dần dần đạt tới một quan niệm toàn diện, nhiều
chiều về con người, mở ra những tầng sâu mới mẻ và thú vị về đời sống bí ẩn, vơ cùng
vơ tận của những cá thể sinh động gần gũi”[33; 82].
Nguyễn Văn Long với cơng trình Văn học Việt Nam sau 1975 và việc giảng dạy
trong nhà trường khẳng định: “Sự thức tỉnh ý thức cá nhân và tinh thần nhân bản là nền
tảng tư tưởng và cảm hứng chủ đạo, bao trùm trong nền văn học giai đoạn này”, “khi
cuộc sống dần trở lại với những quy luật bình thường của nó, con người trở về với



mn mặt đời thường… bối cảnh đó đã thúc đẩy sự thức tỉnh trở lại ý thức cá nhân, đòi
hỏi sự quan tâm đến mỗi người và từng số phận”; “Văn xuôi hôm nay đã tiếp cận con
người ở nhiều tư cách, vị thế và trên nhiều bình diện, nó đặc biệt quan tâm đến con
người như một cá thể, một thực thể sống, trong đó chứa đựng cả cái phần nhân loại phổ
quát”[145; 43,44,68].
Lê Thị Hường trong luận án Tiến sĩ Những đặc điểm cơ bản của truyện ngắn
Việt Nam giai đoạn 1975 – 1995 đưa ra kết luận khá xác đáng về sự thể hiện hình
tượng con người cá thể: “Quan niệm về con người cá thể là cái nhìn nghệ thuật chung
của các nhà văn về con người hơm nay, nó bộc lộ tính loại hình về quan niệm nghệ
thuật của một thời đại. Văn học Việt Nam từ sau 1975 đặc biệt là ở truyện ngắn – thực
sự đã đặt vấn đề “con người trong văn học”; “Có thể nói chưa bao giờ văn học ta đề cập
đến giá trị và đời sống của con người cá nhân như giai đoạn hiện nay”[115; 64].
Chuyên luận Những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại
của Mai Hải Oanh đã chỉ ra trung tâm của sự biến đổi nghệ thuật: “Sau 1975, khi cái
nhìn của nhà văn nghiêng về thế sự - đời tư, con người trong tiểu thuyết là con người
đời thường, tồn tại trong hàng loạt các mối quan hệ chằng chịt, phức tạp, lắm khi ối
oăm khơng đốn trước được điều gì”. Tác giả đặc biệt quan tâm đến sự bừng tỉnh của ý
thức cá nhân trong văn học: “Đến thời kì đổi mới, ý thức cá nhân lại được thức tỉnh một
lần nữa, sâu sắc hơn, mạnh mẽ hơn trong văn học Việt Nam”; “Ý thức cá nhân thể hiện
thái độ và bản lĩnh dám sống cho mình, theo quan điểm của mình (…), là sự hiện diện
của cái tơi với tất cả sự phong phú và góc cạnh trong nhiều mối quan hệ phức tạp và bí
ẩn chứa nhiều cạm bẫy”[192; 28,95,96].
Gần đây nhất, Nguyễn Thị Kim Tiến đưa ra cái nhìn khái quát về con người
trong sự phát triển, vận động của tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới, đồng thời khảo
sát hình tượng con người ở góc nhìn xã hội và góc nhìn loại hình văn học: “Con người
trong văn học thời kì đổi mới được các nhà văn quan niệm khơng cịn đơn giản, xi
chiều, thay vào đó, nhà văn nhìn con người ở nhiều thang bậc giá trị, ở những tọa độ
ứng xử khác nhau, ở nhiều chiều kích, chân thực và tồn diện hơn. Nhờ sự thay đổi
quan niệm về con người, nhà văn đã cắt nghĩa các vấn đề cuộc sống liên quan đến con

người theo chiều hướng đa chiều”[261; 1].
Như vậy, vấn đề con người cá nhân đã được đề cập đến qua khá nhiều chun
luận, cơng trình, bài báo có tính chất tổng kết, khái quát. Các tác giả khá thống nhất
trong quan niệm: ý thức cá nhân đã thức tỉnh trở lại và con người đời tư, cá thể được


xem là hạt nhân trong sự thay đổi quan niệm nghệ thuật về con người của văn xuôi
Việt Nam sau 1975.
2.2. Những nghiên cứu về các phƣơng diện biểu hiện con ngƣời cá nhân trong tiểu
thuyết và truyện ngắn sau 1975
Theo quan sát của chúng tôi, các nhà nghiên cứu có điểm gặp gỡ nhau ở chỗ
khẳng định văn xi sau 1975 thể hiện cái nhìn nhiều chiều về con người, trong sự đa
bội, phức tạp và sinh động của chính nó.
Nguyễn Thị Bình nhấn mạnh đến các kiểu loại người phổ biến và khẳng định:
“với sự mở rộng một số bình diện khám phá con người, các nhà văn đã bước đầu xác
lập được một hệ thống tiêu chí giá trị phù hợp với con người trong thời đại mới, phù
hợp tinh thần nhân bản, dân chủ của sự nghiệp đổi mới xã hội mà Đảng tiến hành”[33;
117]. Ở một bài viết khác, bà tiếp tục nhấn mạnh chiều sâu nhận thức thẩm mĩ và sự
phong phú của văn xuôi nước ta giai đoạn này: “Sáng tác của Nguyễn Minh Châu,
Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, Phan Thị Vàng Anh… quan tâm nhiều đến hành trình
tự ý thức của con người. Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Chu Lai, Đỗ Hồng
Diệu, Phạm Hoa, Nguyễn Quang Lập… có những phát hiện sắc sảo về con người bản
năng, vô thức. Bảo Ninh, Hồ Anh Thái, Thuận, Châu Diên… lại nhiều trăn trở với đời
sống tâm linh của con người”[33; 208].
Nguyễn Văn Long chú ý đến tính đa chiều trong các mối quan hệ người, đến
các tầng bậc nhân tính được soi chiếu: “văn xi sau 1975 mở ra cái nhìn ở nhiều
bình diện khác: con người như một thực thể tự nhiên, con người trong tính cá thể đơn
nhất và trong tính nhân loại phổ quát”; “cùng với việc tiếp cận con người ở nhiều bình
diện, văn xi cũng mở ra sự khám phá con người ở nhiều tầng bậc. Con người ý
thức, tư tưởng, con người trong chiều sâu của tiềm thức, vơ thức, tâm linh”[145; 70],

“rất khó có thể đưa ra một bảng phân loại hay liệt kê nào có khả năng bao quát được
thế giới nhân vật của văn xi hiện nay. Nhưng cũng có thể dễ dàng nhận ra khá
nhiều kiểu loại nhân vật mới, vốn chưa có hoặc rất ít trong văn xi trước 1975: con
người cơ đơn, nhân vật bi kịch, nhân vật lạc thời, nhân vật kì ảo…”[145; 72].
Mai Hải Oanh dành một chương chuyên luận lần lượt phân tích, lí giải các loại
hình nhân vật chính trong tiểu thuyết sau 1975 như bằng chứng về sự đổi mới cách nhìn
con người: kiểu nhân vật tự ý thức, nhân vật bi kịch, nhân vật tha hóa, nhân vật dị biệt.
Theo bà, “thế giới nhân vật trong tiểu thuyết đương đại thực sự là thế giới “muôn mặt
đời thường”[192; 289].


Con người tự ý thức (con người tự thú hay sám hối) được khá nhiều tác giả quan
tâm. Tôn Phương Lan có “Một vài suy nghĩ về con người trong văn xi thời kì đổi
mới”. Bà nhấn mạnh: “Khảo sát con người trong nhu cầu tự nhận thức, các nhà văn đã
tìm nhiều cách để tiếp cận với cõi tận cùng trong tâm hồn con người. Con người luôn
mong đợi. Con người ln khát khao, hi vọng và tìm kiếm cho dù có khi họ biết cái đã
qua sẽ khơng bao giờ trở lại cũng như điều mong ước chắc gì đã có được trong
đời”[134]. Bích Thu cho rằng trong những năm gần đây, cảm hứng tự nhận thức được
khơi dậy mạnh mẽ trong văn xuôi, đặc biệt là lĩnh vực tiểu thuyết. Sự thể hiện cảm
hứng này thông qua nhiều nhân vật (Giang Minh Sài trong Thời xa vắng, Khiêm trong
Ngược dòng nước lũ, Kiên trong Nỗi buồn chiến tranh, lão Khổ trong Lão Khổ, Khoái
trong Tiễn biệt những ngày buồn, Tâm trong Cơ hội của chúa, Bằng trong Cơn
giơng…). Theo bà, đó là “những mẫu người đứng trước sự thử thách và lựa chọn trên
các cực đối lập để nhận về mình thành cơng hay thất bại trong dòng chảy của cuộc
đời”, và “nhà văn đã nhận diện con người đích thực với nhiều kiểu dáng nhân vật, biểu
hiện phong phú và đa dạng nhu cầu tự ý thức, sự hòa hợp giữa con người tự nhiên, con
người tâm linh và con người xã hội”[144; 232]. Mai Hải Oanh đã khẳng định trong
chuyên luận của mình: “trong tiểu thuyết, loại nhân vật tự ý thức… hết sức đa dạng
(…), kiểu nhân vật này đủ đơng đảo để hình thành một dòng văn học tự vấn – thể hiện
nhu cầu tự thức tỉnh của con người trong xã hội hiện đại”[192; 106].

Con người với cảm thức cô đơn, cảm thức lạc lồi có lẽ thu hút nhiều nhất các
nhà nghiên cứu. Bùi Việt Thắng nói: “Vấn đề nỗi cơ đơn của con người cũng được một
số cây bút chú ý. Khơng ít người miêu tả nó và miêu tả khá hay, nhưng khơng “hù dọa”
con người và đẩy nó thêm vào tuyệt vọng”[234]. Nguyễn Thị Bình nhận xét: “cảm thức
cô đơn, nỗi hoang mang lo âu trước bao điều phi lí dường như đang đậm dần trong tâm
thế con người hiện đại, khi khúc xạ vào văn chương cũng thường mang gương mặt của
“cái bi”; “nhiều tác giả lên tiếng cảnh báo về tình trạng mất khả năng giao tiếp giữa các
cá nhân”, hoặc ở một số tác giả khác “nỗi cơ đơn triết học thấp thống ẩn hiện”[33;
146-147]. Tương tự, khi điểm qua dấu hiệu đổi mới của văn xi, Bích Thu khẳng
định: “những năm gần đây với tư duy nghệ thuật mới về con người, các nhà văn đã
quan tâm đến nhu cầu tự ý thức, đến sự thức tỉnh của cá nhân, đến trạng thái tâm lí cơ
đơn của con người”; “cơ đơn trở thành một chủ đề thu hút sự chú ý của nhiều cây bút
văn xuôi hôm nay bởi bản chất của tâm trạng cô đơn là khao khát cái đẹp, cái thiên
lương của con người”; “Cô đơn là vấn đề của mỗi bản thể, cá nhân nhưng nó khơng


hẳn là vấn đề riêng tư, nhỏ bé. Có thể nói từng cuộc đời riêng của mỗi cá nhân gộp lại
thành vấn đề của cộng đồng, của xã hội, một khía cạnh của chủ nghĩa nhân đạo hơm
nay”[246]. Tơn Phương Lan giải thích về sự xuất hiện của nhân vật cô đơn: “Đổi mới
quan niệm nghệ thuật về con người, nhà văn đã có thể nhìn vào tâm thức, vào đời sống
tình cảm và phát hiện ra những khao khát riêng tư, mối mâu thuẫn giữa kỳ vọng của
con người và thực tế khách quan. Điều đó được thể hiện qua hiện tượng nhân vật cô
đơn xuất hiện khá nhiều trong văn xuôi những năm đổi mới”[134]. Lê Thị Hường nhấn
mạnh: “Với quan niệm con người cá thể, với sự thức tỉnh ý thức cá nhân, con người có
lúc cảm thấy cơ đơn và có nhu cầu nói to lên trạng thái tâm lý này”, “cơ đơn trở thành
điểm xốy thu hút sự chú ý của nhiều cây bút”, “cô đơn là ám ảnh thường xuyên của
nhân vật, trở thành chủ đề nổi bật”[116]. Hai tác giả Trần Hạnh Mai và Ngô Thị Thu
Hiền sơ bộ nhận diện cảm thức lạc lồi trong văn xi đã đề cập đến “nỗi cô đơn, đau
đớn của con người khi xa lạ, bơ vơ giữa hiện tại, bất hòa với xung quanh”, các tác giả
bài viết cho rằng “trong sự chuyển biến mạnh mẽ của văn xi đương đại, cảm thức lạc

lồi đã hiện ra như một cách nhận thức sâu sắc hơn về những vấn đề nhân sinh thiết cốt,
về trạng thái nhân thế đáng buồn lo và cả ước vọng thiết tha về cuộc sống tốt đẹp
hơn”[156]. Trịnh Đặng Nguyên Hương nói đến “những thức nhận về thân phận di dân,
tha hương và lưu lạc”, từ đó “đào sâu vào thân phận con người mang tính phổ quát”
trong sáng tác của nhà văn Thuận. Chỉ ra cảm thức lạc loài của các nhân vật ngay nơi tổ
ấm, giữa cộng đồng, tác giả nhấn mạnh đến đặc điểm riêng trong sáng tác của nhà văn
này: “nhân vật lạc loài trở thành phổ biến, không phân biệt tuổi tác, nghề nghiệp, màu
da, giới tính, quốc gia: một thế giới lạc lồi khơng biên giới. Với Thuận, cảm giác,
trạng thái lạc loài đã được ý thức sâu sắc, trở nên nhất quán, xuyên suốt, thường trực
trong tác phẩm như là một cách thức diễn giải mang cảm quan riêng của chị về con
người, xã hội và văn chương hiện đại”[114].
Con người tự nhiên bản năng cũng được nhắc tới trong một số cơng trình.
Nguyễn Thị Bình khơng dùng khái niệm “tự nhiên bản năng” mà diễn giải: “con người
là sản phẩm của tự nhiên”. Bà khẳng định văn xi sau 1975 “có nhu cầu cân bằng lại”
cái nhìn lí tưởng hóa một chiều ở giai đoạn trước khi đề cập đến khát vọng mang tính
bản năng của con người, “giúp cho hình ảnh về nó chân thật hơn”[33; 103]. Võ Thị
Thanh Hà khi nói đến sự thay đổi quan niệm nghệ thuật về con người trong văn xuôi
giai đoạn mới cũng cho rằng các nhà văn sau 1975 đã nhìn nhận “con người với những


khát vọng bản năng như là một điều bình thường tất yếu”, “con người được khám phá
từ bản năng làm mẹ, bản năng tình dục…”[82; 323-324].
Về con người kì ảo, nhân vật gắn liền với các yếu tố vô thức tiềm thức, tâm linh
trong văn xuôi sau 1975, Mai Hải Oanh nhận xét: “nhiều nhà văn đã xây dựng kiểu
nhân vật huyền thoại hoặc mang những dáng dấp huyền thoại”[192; 133]; Bùi Thanh
Truyền cho rằng: “Hệ thống nhân vật trong văn xi có yếu tố kì ảo hơm nay khá đa
dạng, phong phú. Có thể đó là những nhân vật huyền thoại hoặc có nguồn gốc từ thần
thoại, truyền thuyết, cổ tích, những nhân vật siêu thực, lịch sử đã thuộc về thiên cổ như
ma, quỷ, vong hồn… hoặc là cỏ cây, đồ vật, con vật… có hành động, chức năng thần
kì, là những con người dưới đáy bị biến dạng, hóa thân bởi sự khắc nghiệt, hoang dã

bởi mơi trường sống, bởi khơng tìm được chỗ đứng giữa dịng đời cuộn chảy, bởi phép
thuật, lời nguyền”[280]. Võ Thị Thanh Hà nhấn mạnh: “Tiểu thuyết đương đại khắc
họa con người khơng chỉ ở tính cách, những điều có thể lí giải được bằng lí tính mà cịn
khám phá con người ở cõi tâm linh vi diệu biến ảo, khám phá những dòng ý thức và
những mảnh tiềm thức đan vào nhau như một ma trận cực kì phức tạp của thế giới bên
trong con người”[82; 323-324].
Thế giới con người vô cùng đa dạng và mỗi nhà nghiên cứu đều có cách tiếp
cận riêng ở những giới hạn nhất định. Chúng tôi mới chỉ bao quát những ý kiến, những
nhận định chung về văn xuôi và một số nghiên cứu luận giải về thế giới nhân vật của
các tác giả, tác phẩm tiêu biểu. Sự quan tâm đến con người cá nhân trong các cơng trình
nói trên là những gợi dẫn cần thiết cho chúng tôi khi đi sâu vào vấn đề này.
2.3. Những ý kiến về các phƣơng thức nghệ thuật thể hiện con ngƣời cá nhân
trong tiểu thuyết và truyện ngắn sau 1975
Khá nhiều tác giả quan tâm tới sự đổi mới văn xuôi trên phương diện nghệ
thuật. Tuy nhiên, nhìn nó như là kết quả của ý thức về con người cá nhân thì chưa có
cơng trình nào đặt vấn đề trực diện hoặc nghiên cứu một cách hệ thống.
Khi khái quát những đổi mới trên phương diện thể loại của văn xi sau 1975,
Nguyễn Thị Bình khẳng định: “góc độ tiếp cận con người đời tư đã cho phép văn xuôi
nước ta từ sau 1975 tự phân biệt với văn xi giai đoạn trước đó”. Tác giả cho rằng
biểu hiện cụ thể nhất của sự khác biệt này nằm ở tính chất của khơng gian nghệ thuật
(“khơng gian mang tính cá nhân riêng tư”; “khơng gian đời tư thấm đẫm cảm giác của
cá nhân”; “cảm giác mang tính cá nhân tạo ra cả những khơng gian ảo giác, không gian
hoang tưởng của tâm linh, của cảm thức tôn giáo”) và thời gian nghệ thuật (“thời gian


sự kiện ngắn”; “thời gian tâm lí, thời gian hồi tưởng có thể mở ra đến vơ cùng”; “q
khứ đồng hiện cùng thực tại và tương lai, các lớp thời gian chồng lên nhau, có khi nhịe
mờ, có khi đứt nối lộn xộn đã phá vỡ cấu trúc truyện truyền thống, đưa kiểu cốt truyện
tâm lí lên hàng đầu”, “thời gian nghệ thuật giữ vai trị khơng thể thiếu trong việc bộc lộ
đời sống riêng tư của con người ”[33; 136-139]). Cái nhìn khái quát này đã thực sự

khơi mở cho chúng tôi triển khai luận án.
Nguyễn Văn Long nhấn mạnh: “Sự khám phá vào thế giới tiềm thức, vô thức,
đời sống tâm linh đã dẫn đến nhiều phương thức biểu đạt mới, như dịng ý thức, huyền
ảo hóa”[145; 70]. Theo Mai Hải Oanh thì “bên cạnh những thủ pháp nghệ thuật cổ điển
(…) thì việc vận dụng kĩ thuật dịng ý thức, sử dụng huyền thoại, phi lí, tái tạo mơ típ,
đặc tả hành động… nhằm miêu tả tính đa diện của nhân vật chính là những nỗ lực hiện
đại hóa tiểu thuyết của các nhà văn Việt Nam”[192; 151]. Tìm hiểu một số cách biểu
hiện con người cơ đơn bất hạnh, Bích Thu kết luận: “thủ pháp độc thoại nội tâm với
nhiều dạng thể hiện độc đáo như tự bạch, độc thoại với người vắng mặt, dạng viết nhật
kí, sự đan xen giữa ý thức và tiềm thức để khơi sâu vào nỗi đau có tính chất dồn nén,
nín lặng của con người” và “bằng thời gian đồng hiện, bằng các mạch phát triển của
thời gian tâm trạng, các nhà văn đã có điều kiện đi sâu khai thác và khám phá đến tận
cùng cõi cô đơn của con người”[246]. Khi nói về ý thức cách tân trong tiểu thuyết, bà
nhấn mạnh đến vấn đề ngôn ngữ: “ngôn ngữ đối thoại giữ vai trò đáng kể trong khắc
họa tính cách nhân vật. Mỗi nhân vật được nhà văn quan niệm như một ý thức, một
tiếng nói, một chủ thể độc lập”, “độc thoại nội tâm trở thành một thủ pháp nghệ thuật
có hiệu quả trong q trình tự ý thức của nhân vật, đi sâu vào thế giới nội tâm đầy bí ẩn
của nhân vật”; “tiểu thuyết Việt Nam hiện đại đã vận dụng thủ pháp dòng ý thức như
một phương tiện đi vào thế giới tâm linh một cách có hiệu quả”[145; 234-235].
Chúng tơi nhận thấy giới nghiên cứu tỏ mối quan tâm sâu sắc tới hình tượng con
người cá nhân, coi con người cá nhân chính là cốt lõi của sự đổi mới văn xuôi sau 1975.
Các phương diện và phương tiện thể hiện con người cá nhân cũng đã được bàn đến, tuy
nhiên mới chỉ ở mức độ khảo cứu ban đầu. Cho đến nay, vẫn chưa có một cơng trình
nào nghiên cứu một cách trực diện, hệ thống vấn đề Con người cá nhân trong tiểu
thuyết và truyện ngắn Việt Nam sau 1975. Kế thừa các kết quả nghiên cứu đã có, chúng
tơi sẽ tập trung khảo sát một cách hệ thống các bình diện của con người cá nhân và
những phương thức nghệ thuật tương ứng.


3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài lấy đối tượng nghiên cứu là con người cá nhân trong tiểu thuyết và truyện
ngắn Việt Nam từ sau 1975.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Tư liệu dùng để phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài là các tiểu thuyết,
truyện ngắn từ sau 1975, đặc biệt là từ 1986 đến những năm gần đây. Đây là hai thể
loại tiêu biểu, đạt được nhiều thành tựu nhất trong văn xi. Hơn nữa, hai thể loại này
có mơ hình nghệ thuật, nguyên tắc nghệ thuật tương đối gần nhau. Nhưng do số lượng
tác phẩm của hai thể loại là quá lớn, luận án dành sự ưu tiên cho những sáng tác nổi bật,
có ý thức tự giác trong nhìn nhận và đánh giá con người cá nhân. Sự lựa chọn này phù
hợp với dung lượng, thời gian thực hiện đề tài.
Nhằm làm rõ con người cá nhân trong tiểu thuyết, truyện ngắn từ sau 1975, cần
sự đối sánh với văn học đoạn trước đó. Vì vậy, đề tài sẽ mở rộng tư liệu khảo sát đến
văn xuôi trước 1975 trong những trường hợp cần thiết.
4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục tiêu nghiên cứu
Luận án đề ra mục tiêu nhận diện, phân tích các dạng cơ bản của con người cá
nhân trong tiểu thuyết và truyện ngắn Việt Nam từ sau 1975, từ đó khẳng định và lí giải
sự xuất hiện trở lại của con người cá nhân, đồng thời chỉ ra những đổi mới nghệ thuật
tự sự trên phương diện thể hiện con người cá nhân ở hai thể loại này.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.2.1. Xây dựng cơ sở lí luận của đề tài, cụ thể là xác định khái niệm công cụ:
con người cá nhân.
4.2.2. Tìm hiểu những tiền đề xuất hiện trở lại và sự vận động của con người cá
nhân trong tiểu thuyết, truyện ngắn Việt Nam sau 1975.
4.2.3. Phân tích các dạng biểu hiện cơ bản của con người cá nhân trong tiểu
thuyết, truyện ngắn Việt Nam sau 1975.
4.2.4. Phân tích những đổi mới trong nghệ thuật thể hiện con người cá nhân
trong tiểu thuyết, truyện ngắn Việt Nam sau 1975.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp sau đây:
- Phương pháp loại hình


Con người cá nhân trong tiểu thuyết và truyện ngắn sau 1975 là một thực thể
nghệ thuật vô cùng đa dạng, phức tạp. Để nhận diện và tìm hiểu đối tượng này, phương
pháp loại hình giúp người nghiên cứu khảo sát, phân loại các dạng thức con người cá
nhân trong tiểu thuyết, truyện ngắn sau 1975.
- Phương pháp tiếp cận thi pháp học
Chúng tôi sử dụng “công cụ” của thi pháp học để tiếp cận đối tượng trong quá
trình thực hiện đề tài. Cụ thể là từ việc tìm hiểu những biến đổi quan niệm nghệ thuật
về con người, chỉ ra những dạng thức cơ bản của con người cá nhân, từ đó tìm hiểu tác
động của nó đến những đổi mới nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết và truyện ngắn từ sau
1975.
- Phương pháp so sánh
Phương pháp này giúp chúng tơi liên hệ, tìm ra sự tương đồng và khác biệt giữa
các loại hình nhân vật, chỉ ra sự giống và khác nhau giữa các nhà văn trong thể hiện con
người cá nhân, giúp xem xét sự thể hiện con người cá nhân trong đối sánh với giai đoạn
văn học trước đó nhằm làm rõ đặc điểm riêng của con người cá nhân ở tiểu thuyết và
truyện ngắn sau 1975.
- Phương pháp phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại
Phạm vi khảo sát của luận án là tiểu thuyết và truyện ngắn. Do đó, khi nghiên
cứu con người cá nhân trong các sáng tác, phương pháp này giúp cho sự phân tích bám
sát những đặc trưng của loại hình tự sự, đồng thời quan tâm đến đặc điểm riêng của
mỗi thể loại trong việc thể hiện con người cá nhân.
- Ngoài các phương pháp nêu trên, chúng tơi cịn vận dụng phương pháp liên
ngành. Sự phối kết hợp các phương pháp xã hội học, văn hóa học, tâm lí học… trong
q trình nghiên cứu giúp chúng tơi đáp ứng tốt hơn mục tiêu của luận án.
6. Những đóng góp mới của luận án
6.1. Luận án là cơng trình đầu tiên nghiên cứu một cách chun biệt, tồn diện

về con người cá nhân trong tiểu thuyết và truyện ngắn Việt Nam sau 1975; nhận diện
và phân tích những dạng thức cơ bản của con người cá nhân, chỉ ra những cách tân của
nghệ thuật tự sự trên phương diện thể hiện con người cá nhân trong tiểu thuyết, truyện
ngắn Việt Nam sau 1975.
6.2. Từ việc nghiên cứu về con người cá nhân, luận án góp phần khẳng định sự
đổi mới của văn xuôi sau 1975 ở một chiều sâu cốt lõi là trình độ tư duy thẩm mĩ về
con người.


6.3. Luận án cung cấp một tài liệu tham khảo hữu ích cho việc nghiên cứu và
giảng dạy văn học Việt Nam sau 1975 tại các trường phổ thông, cao đẳng và đại học
ngành ngữ văn.
7. Giới thiệu bố cục luận án
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung chính của luận án được triển
khai trong 3 chương:
Chương 1 (Từ trang 13 đến trang 48): Quan niệm Con người cá nhân - Tiền
đề xuất hiện trở lại và sự vận động của con ngƣời cá nhân trong tiểu thuyết,
truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Chương 2 (Từ trang 49 đến trang 96): Những kiểu con ngƣời cá nhân trong
tiểu thuyết và truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Chương 3 (Từ trang 97 đến trang 148): Con ngƣời cá nhân và những đổi mới
nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết, truyện ngắn Việt Nam sau 1975


CHƢƠNG 1
QUAN NIỆM “CON NGƢỜI CÁ NHÂN” –
TIỀN ĐỀ XUẤT HIỆN TRỞ LẠI VÀ SỰ VẬN ĐỘNG CỦA CON NGƢỜI
CÁ NHÂN TRONG TIỂU THUYẾT, TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM SAU 1975
1.1. Quan niệm “con ngƣời cá nhân”
Con người được hiểu như một phần, một sinh thể toàn năng của thế giới tự

nhiên, là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học như: sinh học, tâm lí học, đạo
đức học, dân tộc học, y học, triết học, văn học… Mỗi khoa học có cách nhìn nhận, cách
nghiên cứu khác nhau về con người, tùy theo mục tiêu cụ thể. Việc hình dung “con
người” trong tính chỉnh thể của nó thật khơng đơn giản và cũng không dễ bề thống
nhất.
1.1.1. “Con ngƣời” và bản chất của con ngƣời
Con người là “sinh vật có tính xã hội. Một bước phát triển cao nhất của sự sống
trên trái đất. Con người tạo ra xã hội, làm ra công cụ lao động, biến đổi thiên nhiên, ý
thức và có tiếng nói”[260; 197-198]. Xét về mặt bản chất xã hội, “con người không
những chỉ tạo ra lao động xã hội mà còn thiết lập ra các mối quan hệ xã hội, hình thành
hiện thực văn hóa xã hội và tiến trình lịch sử ” [260; 199]. Mặt khác, “với tính cách là
hiện thân những năng lực sáng tạo đã hình thành về mặt lịch sử, với tính cách là kẻ chịu
trách nhiệm cá nhân về tất cả những hậu quả của những hành vi của mình, của những
sự đánh giá về việc chấp nhận những tiêu chuẩn nhất định của sinh hoạt xã hội, con
người là một cá nhân”[260; 199].
Trong lịch sử triết học cơ bản có hai quan niệm khác nhau khi nói về bản chất của
con người. Quan niệm thứ nhất – xuất phát từ chỗ đề cao tự nhiên, lấy tự nhiên là trung tâm
- cho rằng con người là một bộ phận của vũ trụ, là một tiểu vũ trụ, phụ thuộc vào Trời đấng toàn năng tối cao (Triết học Ấn Độ và Trung Quốc cổ trung đại). Quan niệm thứ hai
đề cao con người, nhấn mạnh đến vị thế của con người trong xã hội và đặt nó trong mối
quan hệ biện chứng, tác động qua lại với tự nhiên (Triết học phương Tây cổ đại khẳng định
con người là vốn quý, là trung tâm hoạt động của thế giới. Triết học Tây Âu thời phục
hưng và cận đại phát hiện ra con người trong thế giới và cả một thế giới trong con người.
Các nhà Khai sáng quan niệm con người là một bộ phận của thế giới tự nhiên, một động
vật, suy nghĩ nhờ các giác quan. Các nhà triết học cổ điển Đức đã đề cao sức mạnh trí tuệ
của con người và cho rằng: tư duy, ý thức của con người chỉ phát triển trong chừng mực


con người nhận thức và cải tạo thế giới, con người là chủ thể, đồng thời là kết quả hoạt
động của một thời đại lịch sử nhất định của nền văn minh do chính nó tạo ra.)
Một số trào lưu triết học phương Tây hiện đại (từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ

XX) lại đưa ra những quan điểm khác nhau về con người và bản chất con người. Sự
tiến bộ của khoa học kĩ thuật đã giúp con người khắc phục nghèo đói, bệnh tật; con
người học được cách chế ngự tự nhiên, thay lao động cơ bắp bằng lao động cơ khí, lạc
quan nhìn về tương lai. Tuy nhiên, đại chiến thế giới hai đã tàn phá các thành tựu khoa
học – kĩ thuật, đẩy con người vào tình trạng khủng hoảng và hồi nghi, mất lòng tin vào
lịch sử. Triết học phương Tây hiện đại vì vậy diễn ra theo xu hướng “có sự điều hịa
mâu thuẫn giữa khoa học với tơn giáo, sự tách biệt đối lập giữa chủ nghĩa duy lí và chủ
nghĩa nhân bản”[243; 144]. Triết học hiện sinh thể hiện “ý thức thuần túy về bản thân”
cũng như “sự tồn tại đích thực nhân cách con người”, coi sự tồn tại của con người là
hiện thực tuyệt đối và duy nhất. Triết học Freud nhấn mạnh đến ba yếu tố hình thành
nhân cách con người: “cái ấy” (tính dục), “cái tơi” (ý thức của con người) và cái “siêu
tôi” (đại diện của xã hội, lí tưởng và những tác động bên ngồi trong tâm lí con người).
Triết học tơn giáo (điển hình là chủ nghĩa Thomas mới) đề cao đức tin vào Chúa, lấy
Chúa làm trung tâm để con người thấm nhuần những giá trị chân chính… Như vậy,
trong thời đại mới, các trào lưu triết học phương Tây cũng đi theo hai chiều hướng: một
là đề cao vị thế của con người, hai là nhấn mạnh vai trò của tự nhiên (triết học tôn giáo).
Xu hướng thứ nhất lại tiếp tục được tách ra thành hai quan niệm: đề cao bản năng tự
nhiên (triết học Freud) hoặc coi trọng ý thức nhân vị (triết học hiện sinh).
Chủ nghĩa Marx đã đưa ra những nguyên lí cơ bản của quan niệm biện chứng
duy vật về con người. Song, việc xây dựng một quan điểm hài hịa, hồn chỉnh về con
người là một việc vơ cùng khó khăn vì những biểu hiện bản chất của con người cực kỳ
nhiều vẻ (đó là lí tính, là ý chí, tính cách, xúc cảm, lao động, giao tiếp…). Marx cho
rằng: điều kiện quyết định sự hình thành con người là lao động. Lao động và xã hội đã
tạo ra bản chất của con người. Marx viết: “Bản chất con người không phải là cái trừu
tượng vốn có của một cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con
người là tổng hịa của tất cả những quan hệ xã hội”[289; 7]. Quan niệm về con người
như vậy thực ra đã được manh nha từ triết học cổ điển Đức, khi J.G Fichte cho rằng,
khái niệm con người không liên quan tới một con người đơn nhất… mà có liên quan
đến giống người. L.A Feurbach cũng nhấn mạnh khơng có con người cơ lập. Đó chính
là tiền đề cho quan niệm của Marx về con người và bản chất con người.



Tâm lí học chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Marx về con người nhấn mạnh đến
quan điểm về “sự thống nhất biện chứng của những thành tố tự nhiên và xã hội”, đồng
thời cho rằng: “con người về cơ bản phải được xem xét như một hiện tượng xã hội lịch
sử cụ thể với những thuộc tính của mình, nó trở thành một cá nhân đặc biệt so với các
cá nhân khác. Con người phát triển thành cá nhân và thành nhân cách, phụ thuộc
trước hết không phải vào mong muốn và ý chí, mà là vào quan hệ xã hội, kinh tế
chính trị và vật chất khách quan mà trong đó con người sống”[53; 114]. Tuy
nhiên, do quá nhấn mạnh vào bản chất xã hội của con người, triết học Marx và
Tâm lí học chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Marx chưa coi trọng đúng mức yếu tố tự
nhiên trong cấu trúc cá nhân ở mỗi con người.
Như vậy, các học thuyết cơ bản cho thấy: con người là một thực thể, một sản
phẩm của tự nhiên và xã hội. Tuy nhiên, đi vào cụ thể, quan niệm về bản chất của con
người cũng được phân tách theo hai xu hướng: một đề cao yếu tố tự nhiên, bản chất tự
nhiên; một nhấn mạnh vào bản chất xã hội, ý thức xã hội của con người.
1.1.2. Quan niệm “con ngƣời cá nhân” và quá trình phát triển của con ngƣời cá
nhân trong lịch sử
1.1.2.1. Quan niệm con người cá nhân
Từ điển Triết học (Cung Kim Tiến (2002), NXB Văn hóa thơng tin Hà Nội) cho
rằng con người cá nhân được thể hiện trong mối quan hệ chặt chẽ với cộng đồng, chịu
sự tác động mạnh mẽ bởi các yếu tố xã hội: “Con người với những phẩm chất được quy
định về mặt xã hội và được biểu lộ ở mỗi cá nhân: trí tuệ, tình cảm, ý chí”, “các đặc
tính vốn có của cá nhân khơng thể là bẩm sinh, mà xét cho cùng là bị quy định bởi chế
độ xã hội hình thành trong lịch sử”; “cá nhân là một tổng thể gắn bó những nét bên
trong và những đặc điểm của con người, qua đó mọi tác động từ bên ngoài được phản
ánh”, “cái chủ quan trong cá nhân (cảm xúc, ý thức, nhu cầu) là không tách rời các
quan hệ khách quan được hình thành giữa con người với hình thức chung quanh. Trình
độ phát triển của cá nhân phụ thuộc vào chỗ các quan hệ này tiến bộ đến đâu về mặt
lịch sử”[260; 144]. Theo quan điểm này, con người – cá nhân được hiểu là những thực

thể mang tính xã hội, ở đó có mối quan hệ khăng khít, tác động qua lại giữa cá nhân với
cá nhân, cá nhân với cộng đồng. Cá nhân vì vậy vừa mang tính cá thể (của riêng nó) lại
vừa mang tính phổ qt (của nhân loại). Nó được phân biệt với các cá thể khác thơng
qua chính tính đơn nhất và tính phổ biến của nó.


Tiếp tục phân tích mối quan hệ giữa cá nhân với xã hội, triết học Marx cho rằng
cá nhân luôn luôn được phân biệt với những đặc trưng căn bản sau:
- “Thứ nhất: cá nhân là phương thức tồn tại cụ thể của lồi người một cách trực
tiếp, cảm tính. Khơng có con người nói chung, mà chỉ có con người cụ thể - cá nhân của giống loài.
- Thứ hai, cá nhân là phần tử đơn nhất, riêng lẻ, tạo thành cộng đồng xã hội, là
cơ sở hình thành lịch sử xã hội loài người.
- Thứ ba, cá nhân là một chỉnh thể tồn vẹn có nhân cách, biểu hiện trong phẩm
chất sinh lý và tâm lý riêng biệt của mỗi con người.
- Thứ tư, cá nhân trong mối quan hệ với xã hội là một hiện tượng lịch sử, vận
động phát triển phù hợp với mỗi thời đại nhất định. Do đó, trong bất kỳ xã hội nào, cá
nhân cũng không tách rời khỏi xã hội, mỗi thời đại sản sinh ra một kiểu cá nhân có tính
đặc thù, thậm chí đối lập nhau, trong những quan hệ xã hội nhất định”[283].
Ở đây, cá nhân được hiểu theo nghĩa vừa là mỗi cá thể đơn nhất, là cơ sở
hình thành xã hội; vừa là những nhân cách độc lập với phẩm chất tâm lí, sinh lí
riêng. Cá nhân gắn bó chặt chẽ với xã hội và mang đặc điểm riêng của từng thời
đại. Quan niệm con người cá nhân trong triết học Marx khá tồn diện khi có nói
đến cả phương diện tự nhiên (phẩm chất tâm lí, sinh lí), vừa quan tâm đến phương
diện xã hội của con người (trong đặc điểm “không tách rời khỏi xã hội”). Tuy
nhiên, nhìn tổng thể vẫn thấy quan niệm trên chú tâm nhiều hơn đến con người xã
hội mà lướt qua bản chất tự nhiên của con người.
Trong cuốn Lịch sử cá nhân luận, Alain Laurent đã tổng hợp các ý kiến nghiên
cứu về quá trình thai nghén của cá nhân trong tâm thức phương Tây. Trên cơ sở đó,
Alain Laurent đã đưa ra quan niệm của mình về con người cá nhân. Ơng khẳng định:
“Bản tính con người là cá nhân”[137; 4]. Con người cá nhân có những “ham muốn và

những dục vọng riêng biệt,… bị thúc đẩy bởi những lợi ích riêng khiến anh ta muốn
sống theo các lợi ích này”[137; 5]. Trong mỗi cá nhân ln ln có sự kết hợp giữa bản
năng tự nhiên và ý thức xã hội, giữa tình cảm tự phát và ý chí đã trở thành tự giác.
Cá nhân có tính độc lập, tự do trong hành động. Cá tính độc lập của mỗi cá nhân
được xem như “biểu hiện hoàn mĩ nhất của bản chất con người”[137; 6]... Đi sâu vào ý
tưởng này, tác giả cho rằng “quyền tự nhiên của cá nhân là kẻ sáng tạo ra chính cuộc
sống của mình mà khơng bị ép buộc – và là kẻ sáng tạo ra chính bản sắc của mình mà
khơng thấy nó bị áp đặt bởi những sở thuộc khơng do mình chọn”[137; 7].


Con người cá nhân tồn tại bằng một ý chí mạnh mẽ và khả năng ý thức cao về
bản thân: “Sở dĩ cá nhân có thể tự chủ như vậy vì y sống một cuộc sống thứ hai có tính
chất trí tuệ ở trong nội tâm mình. Y có một ý thức về chính mình: trong nội tâm thâm
trầm của y thuộc về chính mình, y quay trở lại chính mình. Chính khả năng tự nhận
thức này cho phép y vượt lên khỏi mình và có được một quyền lực của mình về chính
mình”[137; 8]. Theo quan niệm này, cá nhân là một chủ thể gồm hai mặt: con người
bên trong (với những vận động nội tâm âm thầm, khiến cá nhân hoàn toàn khác biệt với
những cá nhân khác) và con người bên ngồi (với hành động có ý thức về các sự lựa
chọn và các hành vi của mình). Do đó, cá nhân là những nhân cách có trách nhiệm.
Qua cách tổng thuật và kết luận về con người cá nhân, Alain Laurent đã khẳng
định khả năng tự nhận thức, khả năng độc lập bên cạnh những khao khát bản năng của
con người. Như vậy, con người cá nhân được nhìn nhận khá thấu đáo và tồn diện
trong các lớp lang ý nghĩa của nó.
Từ những quan niệm trên, chúng tôi sơ bộ đi đến cách hiểu sau: con người
cá nhân là con người được biểu hiện trong phẩm chất sinh lí và tâm lí riêng biệt; gắn
liền với ý thức về bản thể, về cá tính, về sự sống của bản thân. Đó là ý thức về cái tôi
với sự độc lập tương đối trong hành động, suy nghĩ, cảm xúc, là ý thức về quyền lợi và
nghĩa vụ mà nó đặt ra cho mình. Cái tơi ấy có khả năng phản tỉnh, phê phán, khả năng
hành động, thực hiện khát vọng của riêng nó, với những trải nghiệm riêng, nó cũng
nhiều khả năng sai lầm, ấu trĩ hoặc vấp váp trong hành động, nhưng đó lại là động cơ

thúc đẩy cuộc tìm kiếm bản ngã của chính nó. Và khi đối lập với số đơng, cái tơi dễ rơi
vào cơ đơn, trống trải. Đó là một thứ xúc cảm tất yếu khi cá nhân hành động theo các
thái độ của mình hơn là theo các chuẩn mực của tập thể.
“Cá nhân” có chỗ khác “cá thể” tuy hai khái niệm ấy có mối quan hệ mật thiết
và nhiều khi được hiểu với ý nghĩa tương đồng. Nếu “cá nhân” là một hiện tượng lịch
sử, phát triển trong mỗi thời đại với những điều kiện, trình độ, quan niệm tương ứng
được ý thức trong mối quan hệ với tập thể, cộng đồng thì “cá thể” chỉ con người trong ý
nghĩa đơn nhất, cá biệt trong các quan hệ nội tại của nó với chính nó.
1.1.2.2. Q trình phát triển của con ngƣời cá nhân trong lịch sử
Alain Laurent nhấn mạnh: “Thai nghén âm thầm thời trung cổ…, cuối cùng cá
nhân bắt đầu chập chững nổi lên trong thời phục hưng như một thực tế được thể
nghiệm và là phạm trù của tư duy, cá nhân luận đột nhập rõ ràng vào thế kỉ XVII và
XVIII”[137; 18]. A.JA. Gurevich cho rằng: “Trong suốt quá trình lịch sử cá nhân con


người ý thức bản thân mình ở những mức độ khác nhau: tự tách ra khỏi tập đồn hay
hịa nhập tập đồn, con người khơng bao giờ là một cá thể khơng có mặt mũi rõ rệt
trong một bầy những kẻ giống mình”[79; 321]. Hữu Sơn cũng tỏ ra đồng quan điểm
trên: “Cá nhân xuất hiện từ thời cổ đại và không cần phải đợi đến lúc chủ nghĩa tư bản
hình thành”[185; 14]. Huyền Giang khi tìm hiểu về con người cá nhân ở phương Đông
cho biết: “Cái tôi – ý thức về con người cá nhân của từng cá nhân – bao giờ cũng tồn
tại”[185; 38], “khơng có một quan niệm về con người cá nhân đồng nhất và thống nhất,
mà có nhiều quan niệm khác nhau, thậm chí trái ngược nhau”[185; 44]. Nói chung, giới
nghiên cứu nhất trí rằng: cá nhân xuất hiện đã lâu. Nó đƣợc thể hiện hết sức khác
nhau và mang tính đặc thù trong mỗi thời đại lịch sử (chúng tôi nhấn mạnh). Tuy
nhiên, để phát triển thành ý thức phổ biến trong xã hội, nó phải trải qua một q trình
lâu dài. Lịch sử cá nhân từ khi thai nghén đến khi thể hiện, phát triển là cả một hành
trình dài, có lúc phát triển mạnh mẽ, có lúc bị ngưng trệ, thậm chí bị trấn áp.
Thời trung cổ, khi chế độ phong kiến cát cứ, phân quyền mạnh mẽ, tôn giáo
nhất thần được xem như là công cụ của giai cấp thống trị. Thiên chúa giáo - dịng tơn

giáo giữ truyền thống bảo thủ nhất của Cơ đốc giáo – đã trở thành một tôn giáo độc tôn
của các nước phong kiến Tây Âu. Uy quyền phong kiến và thần quyền giáo hội đã cản
trở khoa học kỹ thuật phát triển. Triết học cũng bị phụ thuộc vào thần học. Giáo hội và
nhà thờ đã thiết định được một sức mạnh chưa từng có, chi phối cả chính trị. Con người
cá nhân vì vậy khơng có chỗ đứng khi ln nằm trong thế thụ động, trĩu nặng tội tổ
tông, chỉ biết ăn năn sám hối trong kiếp làm người. A.JA. Gurevich khi tổng hợp các ý
kiến của giới nghiên cứu về con người cá nhân thời kì này đã viết: “trước thời Phục
hưng, dường như khơng có cá nhân con người, cá nhân hoàn toàn bị xã hội nuốt đi và
hoàn toàn phục tùng xã hội”[79; 321]. Alain Laurent nhấn mạnh: “con người khơng có
quyền tự chủ nào hết trong việc chọn các giá trị và các chuẩn mực hành vi và họ khơng
suy nghĩ cũng khơng hình dung mình là những cá nhân riêng biệt mà chỉ hành động
xem như những mảnh đơn thuần lệ thuộc vào một cái chúng ta”[137; 21-22]. Chúng tôi
cho rằng, với quan niệm cá nhân là một thực thể độc lập có khát vọng và hành động
độc lập thì thời trung cổ chưa có con người cá nhân theo đúng nghĩa (khi đó, con người
phải từ bỏ cá tính riêng, khơng ý thức bản thân mình như những cá thể tự trị).
Thời đại Phục hưng, Tây Âu bừng tỉnh khỏi bóng đêm Trung cổ. Những giá trị
của thời Hy Lạp cổ đại được phục sinh. Chế độ phong kiến với nền sản xuất nhỏ và các
đạo luật hà khắc của nó bước vào giai đoạn lụi tàn. Các ngành khoa học tự nhiên phát


triển, bội thu thành tựu. Ý thức nâng cao giá trị cũng như khát vọng giải phóng con
người đã làm nảy nở ý thức cá nhân. Một kiểu người mới nảy sinh, dù hãy còn là thiểu
số: con người của chữ “tơi”. Với việc tự gọi mình là “tơi”, con người đã khẳng định
quyền tối cao của mình và tính độc lập cá nhân. Shakespeare là người đầu tiên đưa vào
tác phẩm cái “tôi” cô độc giữa “chúng ta”, “con người trở thành cá nhân tinh thần và y
có ý thức về tình trạng mới này”[137; 36].
Ở thế kỉ Khai sáng (XVIII), các nhà triết học đưa ra quan niệm con người tự
nhiên (“con người cũng có một thể xác động vật”), đồng thời đề cao con người xã hội.
Những tác phẩm lớn như “Tinh thần luật pháp” của C. de Montesquieu, “Khế ước xã
hội” của J. J. Rousseau đã nhấn mạnh tính tự do dân chủ. Trong “Khế ước xã hội”

Rousseau viết: “tự do là tự bản chất con người mà có…, tự do là mỗi người phải được
chăm lo sự tồn tại của mình... và do đó tự làm chủ lấy mình”; “từ bỏ tự do của mình là
từ bỏ phẩm chất con người, từ bỏ quyền làm người và cả nghĩa vụ làm người”. Tôn
trọng quyền cá nhân, giải phóng cá nhân khỏi cương vị phụ thuộc vào tổng thể cộng
đồng, đặt cá nhân vào trung tâm xã hội, thừa nhận “cá nhân mới là biểu hiện đầy đủ
nhất và duy nhất của nhân loại (…) người ta bắt đầu dùng chữ cá nhân để chỉ con
người, cốt để nói lên tính đặc thù và tính phổ quát của con người”[137; 42]. Cương vị
“bá chủ” của con người cá nhân thời kì này khắc sâu vào văn hóa và thực tế chính trị xã hội của thời đại.
Cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX, cách mạng công nghiệp ở Anh và cách mạng
tư sản ở Pháp làm rung chuyển châu Âu, đưa châu Âu bước vào nền văn minh công
nghiệp. Tư tưởng chung của các nhà triết học Kant, Hegel… là đề cao vai trị tích cực
của tư duy con người, xem con người như là giá trị cao nhất sáng tạo ra tất cả mọi giá
trị văn hố trên trái đất, là thực thể có lý tính của vũ trụ mà tất cả phải xuất phát từ đó
và quay về đó. Sau Kant, Feuerbach nhấn mạnh đến bản tính tự nhiên của con người.
Ơng cho rằng con người không chỉ được hiểu như là một bộ phận của giới tự nhiên mà
còn là một sinh thể tự nhiên toàn năng; con người vừa như là một cá thể chứa đầy tham
vọng cá nhân, vừa như là sản phẩm của văn hoá và lịch sử; trong con người ln có
những ham muốn, nhu cầu, khát vọng và thái độ ích kỷ. Quan niệm về con người trong
triết học Feuerbach như đã trình bày ở trên theo đánh giá của A.G.Spirkin “chính là
điểm xuất phát cho những lập luận của Mác về con người và bản chất con người”[223].
Thời kỳ hiện đại, nhờ khoa học kĩ thuật phát triển, cách hiểu về “con người cá
nhân” cũng có nhiều thay đổi. S. Freud thách thức những cái nhìn cũ về con người khi


đưa ra lí thuyết vơ thức. Tâm lí con người được hiểu là một hiện tượng khơng đơn giản
và khó có thể mơ tả minh bạch bằng ngơn ngữ. Tuy nhiên, vị bác sĩ người Áo này đã
gây nhiều tranh cãi khi cho rằng bản năng tính dục là cơ sở duy nhất cho các hoạt động
của con người. Chính vì tư tưởng này, Freud đã bị nhiều người phản đối, trong đó có
K.G. Jung - học trị của ơng. Nhưng từ Freud và Jung, trào lưu triết học hiện sinh đã thể
hiện sự ưu tiên gần như tuyệt đối cho con người cá nhân với quan niệm “con người

không phải như một bản thể phổ quát mà như một nhân vị” và “nhân vị đó mới là một
cá nhân”[52; 80], “con người không chỉ như anh ta tự quan niệm, mà còn như anh ta
muốn, như anh ta tự quan niệm sau khi đã sống, và như anh ta muốn sau khi đã ước ao
được sống; con người không là gì khác ngồi cái mà bản thân anh ta tự làm nên”[203],
ngoài cái anh ta “dự định trở thành”.
Con người hiện sinh mang trong mình “sự lo sợ”, nhưng điều đó khơng ngăn cản
con người hành động, ngược lại, nó là điều kiện để con người hành động, tự chịu trách
nhiệm với hành động của bản thân mình. Con người hiện sinh khơng chờ ai đó chỉ
đường. J.P. Sartre cho rằng con người hiện sinh “khơng có điểm tựa và khơng có hy vọng
được cứu giúp, là con người bị bắt buộc phải luôn không ngừng tự sáng tạo ra bản thân
mình”[203], tự quyết và tự chịu trách nhiệm, số phận con người nằm trong bản thân con
người. Con người có tính phổ qt (universalité de l‟homme), nhưng tính phổ qt này
khơng có sẵn, mà nó ln phải được xây dựng. Với tư cách cá nhân, tôi xây dựng sự phổ
quát (l‟universel) bằng cách tự chọn bản thân tôi và bằng cách hiểu dự án của người khác
kể cả người sống ở một thời đại khác, mỗi người tự làm nên mình đồng thời làm nên một
mẫu người. Chủ nghĩa hiện sinh cũng cho rằng, con người cá nhân khi khơng tự mình
hành động thì sẽ “tha hóa”, thực chất là đánh mất mình để hóa thành người khác nếu nó
q suy tơn một thứ đạo đức có sẵn, q tơn thờ một mẫu người lí tưởng hoặc tự biến
mình thành một cơ năng để hành động (hành động như một cái máy, ăn theo tư tưởng
của người khác mà không thể dứt ra được).
Chủ nghĩa hiện sinh cũng nhấn mạnh đến con người cá nhân như một hữu thể
cô đơn trong sự tự do lựa chọn và hành động. Tuy nhiên, con người hiện sinh không lẩn
tránh cô đơn mà chấp nhận cô đơn, đối mặt với tấn bi kịch của cuộc đời họ dù đó là hố
thẳm. Không thể sống không cô đơn nên “bệnh” của con người là buồn, là âu lo, là xao
xuyến. Tuy nhiên, con người hiện sinh vẫn chấp nhận thất bại, lựa chọn dấn thân, nhập
cuộc bởi mỗi lần dấn thân, mỗi lần nhập cuộc là một lần để con người dám là chính nó,
dời xa cái chết về tinh thần. Như vậy, đời sống nhân loại chỉ có thể hiểu được thông qua


sự hiện sinh của cá nhân theo quan niệm của triết học hiện sinh, tức là thông qua kinh

nghiệm riêng biệt của anh ta về cuộc đời. Hành động, tính chất hành động của mỗi cá
nhân làm nên sự hiện sinh của anh ta trên cõi đời. Cá nhân có đặc tính âu lo, xao xuyến,
cơ đơn và khát vọng dấn thân để dám là chính nó.
Từ nửa sau thế kỉ XX, thời đại “hậu công nghiệp” với nền văn minh máy tính,
sự bùng nổ của thơng tin, thế giới như bé lại trong tính “thơn địa cầu”; tất cả các nhu
cầu đời sống đều được thương phẩm hóa tất yếu dẫn đến sự khủng hoảng về “tâm
trạng” và hình thành nên một “tâm thức” (esprit) mới: tâm thức hậu hin i. Cỏc trit
gia Jean-Franỗois Lyotard, Richard Rorty, Jerome Bruner đều nhận ra rằng cảm thức
của con người hậu hiện đại đã hướng về một phương khác so với con người hiện đại.
Alan Wilde và Max Apple nhận thấy con người hậu hiện đại không tin vào khả năng nỗ
lực làm chủ và điều chỉnh thế giới, họ chấp nhận rằng “bản chất của thế giới là hỗn
mang”[13; 222]. Con người hậu hiện đại khơng cịn tra vấn về ý nghĩa của giá trị và
hữu thể. “Họ cũng không ngây thơ để tin rằng trong chính mình chỉ có một bản thể và
bản thể ấy là phần tử của một thế giới. Họ thấy rằng bản thể và thế giới là những thứ
hiện thực đa tầng và đa phương. Để sống, họ phải lựa chọn một trong những thế giới
và một trong những bản thể; hay, tốt nhất, họ phải tạo cho riêng họ một thế giới và
một bản thể nào đó”[13; 223]. Con người hậu hiện đại hồi nghi về giá trị của những
cuộc cách mạng. Họ cũng không thực sự tin vào một mẫu hình thế giới lí tưởng và
trường cửu. “Con người thường bị phân tán thành một chủ thể phi trung tâm, bao hàm
nhiều mảnh vụn và tất cả đều bị hòa tan trong bối cảnh xám xịt chung quanh”[155;
63-64]. Nhà văn Pháp Samuel Beckett đã mượn lời nhân vật để bộc lộ sự hoài nghi về
bản thể con người và ý nghĩa của sự tồn tại: “Tôi đã sinh ra hay không sinh ra, tôi đã
sống hay không sống, tôi đã chết hay chỉ là đang chết, tất cả những điều này không
quan trọng. Tôi chỉ sẽ làm như từ trước đến nay tôi vẫn ln ln làm trong tình trạng
khơng hay biết gì về những việc tôi làm, về việc tôi là ai, từ đâu đến, và tơi có tồn tại
thật hay khơng” (Cái chết của Malona) [13; 74]. Cũng vẫn Samuel Beckett trong Tàn
cuộc đã khẳng định: sống là than khóc, sầu não, bi quan và cho độc giả nhìn thấy cái
viễn cảnh cô đơn tuyệt đối của con người cuối cùng trên trái đất (thông qua lời độc
thoại của nhân vật bị mù và bại liệt). Cái tiêu đề “Tàn cuộc” như tượng trưng cho một
ngày tận thế khơng cịn xa nữa. Alain-Robbe Grillet cho rằng: “Thế giới đã đành là vô

nghĩa, nhưng cũng khơng phải phi lí gì cả, nó cứ tồn tại vậy thôi… Nhiệm vụ của nhà
văn là cần tạo ra một thế giới càng trực quan, càng mang tính chất thực thể, để thay


×