Tải bản đầy đủ (.docx) (125 trang)

NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG NGƯỜI CAO TUỔI MẮC BỆNH LÝ TIM MẠCH TẠI HÀ NỘI NĂM 20222023

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (473.9 KB, 125 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ QUỐC PHÒNG

HỌC VIỆN QUÂN Y

HOÀNG THỊ TRƯỜNG

NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG NGƯỜI CAO TUỔI
MẮC BỆNH LÝ TIM MẠCH TẠI HÀ NỘI NĂM 2022-2023

LUẬN VĂN BSNT

HÀ NỘI – 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ QUỐC PHÒNG

HỌC VIỆN QUÂN Y

HOÀNG THỊ TRƯỜNG

NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG NGƯỜI CAO TUỔI
MẮC BỆNH LÝ TIM MẠCH TẠI HÀ NỘI NĂM 2022-2023

Chuyên ngành
Mã số

: Vệ sinh Quân đội



:

LUẬN VĂN BSNT

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Nguyễn Văn Chuyên

HÀ NỘI – 2022


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn: Ban giám đốc Học viện quân y, Phòng Sau
đại học - Học viện quân Y đã tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong q trình
nghiên cứu.
Tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới tập thể Bộ môn – Vệ sinh Qn đội
đã động viên, giúp đỡ tơi trong q trình nghiên cứu và hồn thành luận văn
này.
Tơi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong Hội đồng, những nhà khoa
học đã giúp đỡ và đóng góp nhiều ý kiến q báu cho tơi trong q trình học
tập nghiên cứu và hồn thành luận văn.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Văn Chuyên người đã tận tâm chỉ bảo và dìu dắt tơi trên bước đường học tập nghiên cứu
và hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới những người thân
trong gia đình tơi, anh em, bạn bè đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trong
suốt q trình học tập nghiên cứu và hồn thành luận văn này.
Tác giả

BSNT Hoàng Thị Trường



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện
dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Văn Chuyên. Các số liệu và thông
tin trong nghiên cứu thuộc khoa Khoa Vệ sinh Quân đội, Học viện Quân Y.
Số liệu được sử dụng trong nghiên cứu này đã được sự đồng ý của lãnh đạo
khoa. Cơng trình này khơng trùng lặp với bất kì nghiên cứu nào khác đã được
công bố tại Việt Nam.

Tác giả

BSNT Hoàng Thị Trường


MỤC LỤC
Trang phụ bìa…………………………………………………………………...
Lời cảm ơn……………………………………………………………………...
Lời cam đoan…………………………………………………………………...
Mục lục…………………………………………………………………………
Danh mục chữ viết tắt…………………………………………………………..
DANH MỤC BẢNG.........................................................................................8
DANH MỤC BIỂU ĐỒ..................................................................................10
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
CHƯƠNG I.......................................................................................................3
TỔNG QUAN...................................................................................................3
1.1. Cơ cấu bệnh người cao tuổi....................................................................3
1.1.1. Khái niệm người cao tuổi..................................................................3
1.1.2. Cơ cấu bệnh ở người cao tuổi...........................................................3
1.2. Bệnh lý tim mạch....................................................................................5
1.2.1. Khái niệm..........................................................................................5

1.2.2. Các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch...................................................8
1.2.3. Thực trạng mắc bệnh tim mạch ở người cao tuổi...........................13
1.3. Chất lượng cuộc sống người cao tuổi mắc bệnh lý tim mạch...............14
1.3.1. Các thang điểm đánh giá chất lượng cuộc sống bệnh tim mạch.....14
1.3.2. Thang điểm đánh giá chất lượng cuộc sống EQ-5D-5L.................16
1.3.3. Chất lượng cuộc sống người cao tuổi mắc bệnh tim mạch.............19
CHƯƠNG II....................................................................................................22
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................................22
2.1. Mục tiêu 1: Thực trạng mắc một số bệnh lý tim mạch thường gặp ở
người cao tuổi tại Hà Nội năm 2022.....................................................22
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................22


2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu...................................................22
2.1.3. Phương pháp nghiên cứu.................................................................22
2.1.4. Nội dung và các chỉ số nghiên cứu.................................................31
2.2. Mục tiêu 2: Chất lượng cuộc sống của NCT mắc một số bệnh lý tim
mạch thường gặp tại Hà Nội năm 2022................................................32
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................32
2.2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu...................................................32
2.2.3. Phương pháp nghiên cứu.................................................................32
2.2.4. Nội dung và các chỉ số nghiên cứu.................................................34
2.3. Thu thập số liệu.....................................................................................35
2.4. Xử lý số liệu..........................................................................................35
2.5. Sai sô và biện pháp khống chế..............................................................36
2.6. Đạo đức trong nghiên cứu.....................................................................36
Chương III.......................................................................................................38
KẾT QUẢ.......................................................................................................38
3.1. Thực trạng một số bệnh lý tim mạch thường gặp ở người cao tuổi tại
Hà Nội năm 2022..................................................................................38

3.2. Chất lượng cuộc sống của người cao tuổi mắc một số bệnh lý tim mạch
thường gặp tại Hà Nội năm 2022..........................................................51
Chương IV.......................................................................................................63
BÀN LUẬN....................................................................................................63
4.1. Thực trạng mắc một số bệnh lý tim mạch thường gặp ở người cao tuổi
tại Hà Nội năm 2022.............................................................................63
4.2. Chất lượng cuộc sống của người cao tuổi mắc một số bệnh lý tim mạch
thường gặp tại Hà Nội năm 2022..........................................................72
KẾT LUẬN.....................................................................................................81
KIẾN NGHỊ....................................................................................................82


TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Phần viết tắt
BMI

Phần viết đầy đủ
Chỉ số khối cơ thể
(Body Mass Index)

BMV

Bệnh mạch vành

BTM


Bệnh tim mạch

BTTMCB

Bệnh tim thiếu máu cục bộ

CLCS

Chất lượng cuộc sống

ĐTĐ

Đái tháo đường

HDL-c

Lipoprotein Cholesterol tỷ trọng cao
(High Density Lipoprotein Cholesterol)

HATT

Huyết áp tâm thu

HATTr

Huyết áp tâm trương

LDL-c

Lipoprotein Cholesterol tỷ trọng thấp

(Low Density Lipoprotein Cholesterol )

NCT

Người cao tuổi

NMCT

Nhồi máu cơ tim

RN

Rung nhĩ

ST

Suy tim

THA

Tăng huyết áp

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông


WHO

Tổ chức Y tế Thế giới
(World Health Organization)

WHR

Tỷ số vịng eo trên vịng mơng
(Waist–Hip Ratio)


DANH MỤC BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 1. 1. Phân loại bệnh tim mạch theo ICD-10.............................................6
Bảng 1. 2. Các thang đo chất lượng cuộc sống cho các bệnh lý tim mạch.....14
Bảng 2. 1. Số lượng NCT dự kiến và thực tế chọn tại mỗi Phường................24
Bảng 2. 2. Phân loại tăng huyết áp..................................................................28
Bảng 2.3. Phân loại chỉ số khối cơ thể dành cho người Châu Á.....................29
Bảng 3. 1. Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu......................38
Bảng 3. 2. Tỷ lệ hiện mắc bệnh tim mạch của đối tượng nghiên cứu theo
trình độ học vấn và nghề nghiệp (n=604).......................................................41
Bảng 3. 3. Liên quan giữa thể trạng và vận động với

tình trạng mắc


bệnh tim mạch.................................................................................................42
Bảng 3. 4. Liên quan giữa rối loạn lipit máu, đái tháo đường và tình trạng mắc
bệnh lý tim mạch.............................................................................................43
Bảng 3. 5. Liên quan giữa sử dụng rượu, bia, hút thuốc và tình trạng mắc bệnh
tim mạch ở người cao tuổi...............................................................................44
Bảng 3. 6. Liên quan giữa thói quen ăn uống và tình trạng mắc bệnh tim mạch
ở người cao tuổi...............................................................................................45
Bảng 3. 7. Phân loại tăng huyết áp ở người cao tuổi mắc bệnh lý tim mạch
(n=604)............................................................................................................47
Bảng 3. 8. Điểm trung bình các đặc điểm theo thang điểm EQ-5D-5L ở NCT
mắc bệnh tim mạch.........................................................................................52
Bảng 3. 9. Trọng yếu của của từng yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc
sống người cao tuổi mắc bệnh lý tim mạch.....................................................52
Bảng 3. 10. Điểm chất lượng cuộc sống người cao tuổi mắc bệnh lý tim mạch
theo thang điểm EQ-5D-5L.............................................................................53


Bảng 3. 11. Điểm chất lượng cuộc sống người cao tuổi mắc bệnh tim mạch
chia theo nhóm tuổi.........................................................................................53
Bảng 3. 12. Điểm chất lượng cuộc sống người cao tuổi mắc bệnh tim mạch
chia theo giới tính............................................................................................54
Bảng 3. 13. Điểm chất lượng cuộc sống người cao tuổi mắc bệnh tim mạch
chia theo trình độ học vấn...............................................................................54
Bảng 3. 14. Điểm chất lượng cuộc sống người cao tuổi mắc bệnh tim mạch
chia theo số lượng bệnh...................................................................................55
Bảng 3. 15. Điểm chất lượng cuộc sống chia theo thời gian mắc
bệnh tim mạch ở người cao tuổi......................................................................55
Bảng 3. 16. Chất lượng cuộc sống người cao tuổi mắc bệnh tim mạch chia
theo số lượng thuốc đang sử dụng...................................................................56
Bảng 3. 17. Điểm chất lượng cuộc sống người cao tuổi mắc bệnh tim mạch

chia theo khả năng vận động...........................................................................57
Bảng 3. 18. Điểm CLCS người cao tuổi mắc bệnh tim mạch chia theo
tình trạng bệnh tăng huyết áp..........................................................................58
Bảng 3. 19. CLCS người cao tuổi mắc bệnh tim mạch với kinh tế bản thân và
hồn cảnh kinh tế hộ gia đình..........................................................................58
Bảng 3. 20. Điểm chất lượng cuộc sống người cao tuổi mắc bệnh tim mạch
chia theo tình trạng hút thuốc và uống rượu....................................................59
Bảng 3. 21. Điểm chất lượng cuộc sống người cao tuổi mắc bệnh tim mạch
chia theo tình trạng tập thể dục.......................................................................60
Bảng 3. 22. Chất lượng cuộc sống người cao tuổi mắc bệnh tim mạch và
tình trạng hơn nhân..........................................................................................61
Bảng 3. 23. CLCS người cao tuổi mắc bệnh lý tim mạch và việc tham gia
các hoạt động xã hội........................................................................................61


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ

Tên biểu đồ

Trang

3. 1. Tỉ lệ hiện mắc một số bệnh tim mạch ở người cao tuổi..........................40
3. 2. Tỷ lệ hiện mắc bệnh tim mạch ở đối tượng nghiên cứu theo giới tính và
nhóm tuổi.........................................................................................................40
3. 3. Các yếu tố nguy cơ chính ở bệnh nhân mắc bệnh lý tim mạch...............46
3. 4. Phân bố tăng huyết áp theo tuổi và giới..................................................48
3. 5. Phân bố bệnh tim thiếu mauu cục bộ mạn tính theo tuổi, giới................49
3. 6. Phân bố bệnh mạch máu não theo tuổi và giới........................................50
3. 7. Các mức chất lượng cuộc sống theo thang điểm EQ-5D-5L (n=604)....51


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ
2.1.

Tên biểu đồ


Trang
đồ

cứu………………………………………………………...40

nghiên


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh tim mạch (BTM) là nguyên nhân hàng đầu của bệnh tật và tử
vong và là nguyên nhân của 17,9 triệu ca tử vong hàng năm trên toàn thế giới
[1]. Ở châu Á, từ năm 1990 đến 2019, số ca tử vong do BTM đã tăng từ 5,6
triệu lên 10,8 triệu [2]. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) báo cáo rằng tỷ lệ
mắc bệnh tim mạch ở nam giới và phụ nữ Hoa Kỳ tăng dần theo nhóm tuổi, ~
40% từ 40–59 tuổi, ~ 75% từ 60–79 tuổi và ~ 86% ở những người trên 80 tuổi
[3]. Bệnh nhân bệnh tim mạch trải qua nhiều triệu chứng bao gồm mệt mỏi,
khó thở hoặc đau ngực ảnh hưởng đến thể chất, cảm xúc và phúc lợi xã hội
của họ, dẫn tới suy giảm đáng kể Chất lượng Cuộc sống (CLCS) [4].
QoL được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa là “một khái niệm
lớn bị ảnh hưởng một cách phức tạp bởi sức khỏe thể chất, trạng thái tâm lý,

mức độ độc lập, các mối quan hệ xã hội và mối quan hệ với các đặc điểm nổi
bật của môi trường” [5]. Các nghiên cứu trước đây trên bệnh nhân BTM đã
xác định CLCS là một thước đo với độ nhạy cao giúp đánh giá kết quả của
các chiến lược can thiệp khác nhau, như một yếu tố quyết định độc lập về khả
năng sống sót của bệnh nhân BTM, và CLCS càng thấp, càng có nhiều yếu tố
nguy cơ BTM [6]. Đánh giá CLCS càng có ý nghĩa hơn ở người cao tuổi vì
chất lượng cuộc sống được tạo nên bởi chức năng của một người và tình trạng
sức khỏe; cả hai đặc điểm này đều chiếm ưu thế hơn các yếu tố khác đến chất
lượng cuộc sống của bệnh nhân cao tuổi so với cho các nhóm tuổi khác.
Trong một nghiên cứu hệ thống của Ting Zhou và các cộng sự đánh giá chất
lượng cuộc sống liên quan đến sức khoẻ ở những bệnh nhân mắc các bệnh
khác nhau được đo bằng EQ-5D-5L của 9400 bệnh nhân và 98 nghiên cứu
cho thấy điểm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân mắc bệnh tim mạch khá
thấp, dao động từ 0,56 đến 0,85 trong các nghiên cứu khác nhau [7]. Một
nghiên cứu khác được thực hiện vào năm 2018 trên 200 bệnh nhân mắc bệnh


2

tim bằng thang điểm SF-36 QoL. Nhóm tác giả thấy rằng những bệnh nhân
cao tuổi bị BTM bị ảnh hưởng tiêu cực cả về thể chất và tinh thần, và kết quả
là họ bị giảm CLCS [8]. Nghiên cứu của Lisa Gomes (2021) về vai trò của
giáo dục sức khỏe với chất lượng cuộc sống cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê giữa hai nhóm (p <0,001). Mặc dù chỉ có giá trị đối với nhóm đối
tượng cụ thể được nghiên cứu, nhưng có thể thấy chương trình can thiệp giáo
dục cho phép tăng đáng kể chất lượng cuộc sống [9]. Do đó, nghiên cứu thực
trạng CLCS của người cao tuổi mắc bệnh tim mạch để có biện pháp can thiệp
phù hợp là hoàn toàn cần thiết.
Ở Việt Nam, các nghiên cứu về chất lượng cuộc sống của người cao
tuổi mắc bệnh tim mạch cịn hạn chế. Chính vì vậy, chúng tơi thực hiện đề tài:

“Nghiên cứu chất lượng cuộc sống người cao tuổi mắc bệnh lý tim mạch
tại Hà Nội năm 2022-2023” nhằm 2 mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng mắc một số bệnh lý tim mạch thường gặp ở người cao
tuổi tại Hà Nội năm 2022.
2. Đánh giá chất lượng cuộc sống của người cao tuổi mắc một số bệnh lý
tim mạch tại Hà Nội năm 2022.


3

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN
1.1.

Cơ cấu bệnh người cao tuổi

1.1.1. Khái niệm người cao tuổi
Định nghĩa về người cao tuổi khác nhau, Đại hội thế giới về tuổi già tổ
chức tại Vienna, Áo năm 1982 quy ước những người từ 60 tuổi trở lên là
người cao tuổi. Tương tự như vậy, Tổ chức y tế thế giới định nghĩa người cao
tuổi là những người từ 60 tuổi trở lên. Tại một số quốc gia phát triển (Hoa
Kỳ...), định nghĩa về người cao tuổi có đôi chút khác biệt, đó là những người
từ 65 tuổi trở lên. Luật người cao tuổi Việt Nam năm 2009 quy định, người
cao tuổi là những công dân từ đủ 60 tuổi trở lên [10].
1.1.2. Cơ cấu bệnh ở người cao tuổi
1.1.2.1. Trên thế giới
Một nghiên cứu cắt ngang đánh giá tỉ lệ hiện mắc và mối tương quan
giữa các bệnh mạn tính ở người cao tuổi trên 9432 người sống trong cộng
đồng từ 60 tuổi trở lên ở cả khu vực nông thôn và thành thị ở Haikou, Trung
Quốc đã báo cáo 31,7% người cao tuổi có ít nhất một trong 4 bệnh mạn tính,

trong đó tỉ lệ tăng huyết áp, đái tháo đường, COPD và đột quỵ lần lượt là
26,0%, 8,0%, 1,0% và 1,9%. Yếu tố liên quan chung của bốn bệnh mạn tính
chính là tuổi già, lao động trí óc, hút thuốc lá và béo phì. Giới tính, khu vực
cư trú và mức tiêu thụ rượu cũng được cho là có liên quan đến một số bệnh
mạn tính [11].
Một nghiên cứu khác cho thấy tỉ lệ bệnh nhân người cao tuổi mắc ít
nhất một bệnh mạn tính trong khu vực là 3292 (85,2%), trong đó các bệnh lý
mạn tính phổ biến nhất trong dân số nghiên cứu là tăng huyết áp (67,6%), rối


4

loạn lipid máu (58,8%), đái tháo đường (21,5%) và loãng xương (24,5%)
[12].
Những nghiên cứu này cho thấy những thách thức đối với hệ thống y tế
hiện tại ở các nước phát triển cũng như đang phát triển khi dân số ngày càng
già đi.
1.1.2.2. Tại Việt Nam
Nghiên cứu mô tả cắt ngang của Lê Hoài Nam và các cộng sự tiến hành
trên 924 người cao tuổi tại huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị cho thấy 100%
người cao tuổi mắc các triệu chứng bệnh trong 2 tuần qua, trung bình 1 người
cao tuổi mắc 2,7 triệu chứng bệnh và 3,9 bệnh. Các triệu chứng bệnh thường
gặp ở người cao tuổi là nhức xương khớp (46,1%), nhức đầu (40,7%), ho,
khạc đàm (30,7%), táo bón (30,7%), nhìn mờ (22,9%) và chân tay yếu
(21,6%). Năm nhóm bệnh có tỉ lệ mắc cao ở người cao tuổi là tuần hồn
(17,6%), hơ hấp (14,9%), bênh cơ xương mơ liên kết (13,7%), tiêu hóa
(12,5%) và nội tiết, dinh dưỡng, chuyển hóa (7%). Mười bệnh có tỉ lệ mắc
cao ở người cao tuổi là tăng huyết áp (45,3%), viêm phế quản (14,5%), viêm
khớp (11,7%), nhồi máu não (7%), thoái hóa cột sống (6,3%), loét dạ dày tá
tràng (6,0%), đái tháo đường (5,9%), đục thủy tinh thể (4,7%), lao phổi

(4,3%) và thấp nhất là suy tim (4,1%) [13].
Đỗ Chí Cường xác định mơ hình bệnh tật của người cao tuổi điều trị tại
Bệnh viện Thống Nhất năm 2009 trên 1087 bệnh nhân cho thấy tuổi cao nhất
là 97, tuổi trung bình ở nhóm ngiên cứu là 73,01 tuổi; mười chương bệnh có tỉ
lệ cao nhất là chương bệnh tuần hồn (70,5%), chương bệnh nơi tiết, dinh
dưỡng và chuyển hóa (32,3%), bệnh hệ tiêu hóa (26%), bệnh hệ hơ hấp
(19,1%), chương bệnh hệ sinh dục (16,5%), chương bệnh bướu tân sinh chiếm
tỉ lệ thấp nhất trong mười bệnh hàng đầu. Trong đó, bệnh tăng huyết áp có sự


5

gia tăng đáng kể so với những bệnh còn lại, tỷ lệ 5 bệnh cao nhất lần lượt là
bệnh tăng huyết áp, bệnh tim thiếu máu cục bộ, bênh đái tháo đường, bệnh
thực quản, dạ dày-tá tràng và bệnh mạch máu não. Bên cạnh đó, nguyên nhân
nhập viện hàng đầu cao vượt trội là bệnh tăng huyết áp (13,8%), tiếp đến là
bệnh tim thiếu máu cục bộ (5,8%), đục thủy tinh thể người cao tuổi (4,5%),
cuối cùng là suy tim và suy thận mạn ( cùng chiếm 1,6%) [14].
1.2.

Bệnh lý tim mạch

1.2.1. Khái niệm
Bệnh tim mạch là do các rối loạn của tim và mạch máu. Bệnh tim mạch
bao gồm bệnh mạch vành (nhồi máu cơ tim), tai biến mạch máu não (đột
quỵ), bệnh tăng huyết áp, bệnh động mạch ngoại biên, bệnh thấp tim, bệnh
tim bẩm sinh và bệnh suy tim.
Danh mục phân loại quốc tế về bệnh tật và các vấn đề liên quan đến
sức khoẻ lần thứ 10 là sự tiếp nối và hoàn thiện hơn về cấu trúc, phân nhóm
và mã hoá các ICD trước đây. ICD-10 được Tổ chức y tế thế giới (WHO)

triển khai xây dựng từ tháng 9 năm 1983. Toàn bộ danh mục được xếp thành
21 chương bệnh ký hiệu từ I đến XXI. Bộ mã từ bệnh gồm 4 ký tự với ký tự
đầu tiên là chữ cái (từ A đến Z, trừ U), tiếp đến là 3 ký tự số. Về nguyên tắc
bộ mã ICD-10 có cấu trúc từ A00.0 đến Z99.9. ICD-10 cho phép mã hoá khá
chi tiết và đầy đủ các loại bệnh tật và cho phép triển khai sâu tuỳ từng loại
bệnh tật. Chương IX là bệnh hệ tuần hoàn [15].
I00-I02 Thấp khớp cấp
I05-I09 Bệnh tim mạn tính do thấp
I10-I15 Bệnh lý tăng huyết áp
I20-I25 Bệnh tim thiếu máu cục bộ
I26-I28 Bệnh tim do phổi và bệnh tuần hoàn phổi


6

I30-I52 Thể bệnh tim khác
I60-I69 Bệnh mạch máu não
I70-I79 Bệnh động mạch, tiểu động mạch và mao mạch
I80-I89 Bệnh tĩnh mạch, mạch bạch huyết và hạch bạch huyết không
phân loại nơi khác
I95-I99 Rối loạn khác và không xác định của hệ tuần hoàn
Bảng 1. 1. Phân loại bệnh tim mạch theo ICD-10 [15]
STT


Loại Bệnh
Bệnh
Thấp khớp cấp
1
I00

Thấp không ảnh hưởng đến tim
2
I01
Thấp ảnh hưởng đến tim
3
I02
Múa vờn do thấp
Bệnh tim mạn do thấp
4
I05
Bệnh van 2 lá do thấp
5
I06
Bệnh van động mạch chủ do thấp
6
I07
Bệnh van 3 lá do thấp
7
I08
Bệnh của nhiều van
8
I09
Bệnh tim khác do thấp
THA
9
I10
THA vô căn (nguyên phát )
10
I11
Bệnh tim do THA

11
I12
Bệnh thận do THA
12
I13
Bệnh tim và thận do THA
13
I15
THA thứ phát
Bệnh tim thiếu máu cục bộ
14
I20
Cơn đau thắt ngực
15
I21
Nhồi máu cơ tim cấp
16
I22
Nhồi máu cơ tim tiến triển
17
I23
Biến chứng thường gặp sau nhồi máu cơ tim cấp
18
I24
Thiếu máu cục bộ tim cấp khác
19
I25
Thiếu máu cục bộ tim mạn
Bệnh tim do phổi và tuần hoàn phổi
20

I26
Nhồi huyết phổi
21
I27
Bệnh tim khác do phổi
22v
I28
Bệnh mạch máu khác của phổi


7

Bệnh tim khác
23
I30
24
I31
25
I32
26
I33
27
I34
28
I35
29
I36
30
I37
31

I38
32
I39
33
I40
34
I41
35
I42
36
I43
37
I44
38
I45
39
I46
40
I47
41
I48
42
I49
43
I50
44
I51
45
I52
Bệnh mạch não

46
I60
47
I61
48
I62
49
I63
50
I64
51
I65

Viêm màng ngoài tim cấp
Bệnh khác của màng ngoài tim
Viêm màng ngoài tim, bệnh đã phân loại nơi khác
Viêm màng trong tim cấp và bán cấp
Bệnh van 2 lá không do thấp
Bệnh van động mạch chủ không do thấp
Bệnh van 3 lá không do thấp
Bệnh van động mạch phổi
Viêm màng trong tim, không xác định van
Viêm màng trong tim và bệnh van tim, bệnh đã phân
loại ở nơi khác
Viêm cơ tim cấp
Viêm cơ tim, bệnh đã phân loại ở nơi khác
Bệnh cơ tim
Bệnh cơ tim, bệnh đã phân loại ở nơi khác
Blốc nhĩ thất và blốc nhánh trái
Rối loạn dẫn truyền khác

Ngưng tim
Nhịp nhanh kịch phát
Rung nhĩ và cuồng nhĩ
Loạn nhịp tim khác
Suy tim
Biến chứng và mô tả không rõ ràng của bệnh tim
Bệnh tim khác, bệnh đã phân loại ở nởi khác

Xuất huyết dưới màng nhện
Xuất huyết não
Xuất huyết trong hộp sọ khác không do chấn thương
Tắc mạch não
Đột qụy không xác định xuất huyết hay tắc mạch
Tắc nghẽn và hẹp động mạch não trước, không dẫn đến
nhồi máu não
52
I66
Tắc nghẽn và hẹp động mạch não, không dẫn đến nhồi
máu não
53
I67
Bệnh mạch máu não khác
54
I68
Bệnh mạch máu não, bệnh đã phân loại ở nơi khác
55
I69
Di chứng bệnh mạch máu não
Bệnh động mạch, tiểu động mạch và mao mạch
56

I70
Xơ cứng động mạch


8

57
58
59
60
61
62
63

I71
I72
I73
I74
I77
I78
I79

Phồng và tách động mạch chủ
Phồng động mạch khác
Bệnh mạch máu ngoại vi khác
Tắc nghẽn và huyết khối động mạch
Bệnh khác của động mạch và tiểu động mạch
Bệnh của mao mạch
Bệnh động mạch, tiểu động mạch, và mao mạch đã
phân loại ở nơi khác

Bệnh tĩnh mạch, mạch bạch huyết, không phân loại ở nơi khác
64
I80
Viêm tĩnh mạch và viêm tắc tĩnh mạch
65
I81
Tắc tĩnh mạch cửa
66
I82
Nghẽn tĩnh mạch và tắc tĩnh mạch khác
67
I83
Dãn tĩnh mạch chi dưới
68
I84
Trĩ
69
I85
Dãn tĩnh mạch thực quản
70
I86
Dãn tĩnh mạch vị trí khác
71
I87
Bệnh khác của tĩnh mạch
72
I88
Viêm hạch bạch huyết không xác định
73
I89

Bệnh mạch bạch huyết và hạch bạch huyết không
nhiễm khuẩn
Bệnh khác và không xác định của hệ tuần hoàn
74
I95
Huyết áp thấp
75
I97
Bệnh của hệ tuần hoàn sau phẫu thuật không phân loại
ở nơi khác
76
I98
Bệnh khác của hệ tuần hoàn, bệnh đã phân loại ở nơi
khác
Di tật bẩm sinh của hệ tuần hồn
77
I99
Bệnh khác và khơng xác định của hệ tuần hoàn
78
Q20
Dị tật bẩm sinh buồng tim và bộ phận nối kết
79
Q21
Dị tật bẩm sinh vách ngăn tim
80
Q22
Di tật bẩm sinh van động mạch phổi và van 3 lá
81
Q23
Dị tật bẩm sinh van động mạch chủ và van 2 lá

82
Q24
Dị tật bẩm sinh tim khác
83
Q25
Dị tật bẩm sinh động mạch lớn
84
Q26
Dị tật bẩm sinh tĩnh mạch lớn
85
Q27
Di tật bẩm sinh khác hệ động mạch ngoại biên
86
Q28
Di tật bẩm sinh khác hệ tuần hoàn
1.2.2. Các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch


9

1.2.2.1. Các yếu tố nguy cơ tim mạch không thay đổi đư
Tuổi
Tuổi tác là một yếu tố nguy cơ không thay đổi được. Tuổi cao có nghĩa
là có nhiều thay đổi về chức năng của tim, chẳng hạn như rối loạn chức năng
tâm thu và tâm trương cũng như các rối loạn chức năng liên quan đến hoạt
động điện của tim, biểu hiện với các dạng rối loạn nhịp tim khác nhau
[16]. Theo thời gian, những thay đổi về chức năng và những bất thường về
điện tim này dẫn đến nguy cơ làm tăng tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch ở người
cao tuổi.
Giới tính

Trong hai thập kỉ qua, những tiến bộ khoa học đã cho thấy sự khác
nhau về các bệnh lý tim mạch liên quan đến giới tính, tuy nhiên những hiểu
biết về lý do tại sao lại có sự khác biệt về biểu hiện bệnh tim mạch giữa hai
giới còn hạn chế.  Các bằng chứng cho đến nay chỉ ra rằng sự phát triển và
tiến triển của bệnh tim mạch khác nhau giữa phụ nữ và nam giới do cả sự
khác biệt về giới tính sinh học nội tại cũng như sự khác biệt về giới tính trong
những thay đổi liên quan đến tuổi trong giải phẫu tim và mạch máu và sinh lý
tiến triển trong suốt cuộc đời. Mặc dù nam giới dễ bị các thay đổi mạch máu
điển hình bắt đầu sớm hơn trong cuộc đời, phụ nữ nói chung có nhiều nguy cơ
mắc bệnh mạch máu khơng điển hình hơn ngồi những thay đổi mạch máu
liên quan đến tuổi tác nhanh hơn ở tuổi trung niên - khiến họ có cả những
biểu hiện điển hình và khơng điển hình ở tuổi cao hơn [17]. Những khác biệt
về mạch máu này được phản ánh về mặt lâm sàng trong các mơ hình tăng
huyết áp trong suốt cuộc đời: trước 45 tuổi, nam giới bị tăng huyết áp nhiều
hơn nữ giới; từ 45 đến 64, tỷ lệ tăng huyết áp tương đương nhau giữa hai
giới; và ở độ tuổi 65 trở lên, nhiều phụ nữ bị tăng huyết áp hơn nam giới [17].



×