Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Tiểu luận đcvh lê thành nhân clc47a

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.63 KB, 11 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO
****************

TIỂU LUẬN
TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU VIỆT NAM
Lớp: 145 – CLC47A
Bộ mơn: Đại cương văn hóa Việt Nam

Giảng viên hướng dẫn

: TS. Ngô Thị Minh Hằng

Sinh viên thực hiện

: Lê Thành Nhân

Lớp

: CLC46F

Mã số sinh viên

: 2153801015179


Lời nói đầu
Thời gian gần đây, bên cạnh việc tiếp nhận các trào lưu văn hóa của thế giới, giới trẻ
Việt Nam ngày càng có xu hướng quan tâm đến văn hóa nước nhà nhiều hơn. Chính vì
vậy, việc chú trọng đầu tư xây dựng các đề án bảo vệ và quảng bá văn hóa Việt Nam


càng nên được chú trọng, đặc biệt là các tín ngưỡng xưa được cha ông truyền lại. Một
trọng những tín ngưỡng đang được Đảng và Nhà nước bảo vệ, gìn giữ và phát triển chính
là Tín ngưỡng thờ Mẫu. Hiện nay di sản “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của
người Việt” cũng đã được UNESCO cơng nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của
nhân loại. Thông qua đề tài nghiên cứu về Tín ngưỡng thờ Mẫu, em xin trình bày nhưng
hiểu biết của cá nhân mình, cũng như xem đây là cơ hội để tìm hiểu, nghiên cứu thêm
một phần bản sắc độc đáo của văn hóa nước nhà.
Bên cạnh đó, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cơ Ngơ Thị Minh Hằng. Bởi vì
đây là mơn học bổ sung nên em cịn gặp nhiều vướng mắc và khó khăn. Tuy vậy, trong
q trình học tập bộ mơn Đại cương văn hóa Việt Nam, em đã nhận được sự quan tâm,
giúp đỡ, hướng dẫn cũng như được cơ tận tình tạo điều kiện để hồn thành mơn học. Do
em cịn nhiều hạn chế về mặt kiến thức, còn thiếu kinh nghiệm về thực tiễn của đề tài nên
trong tiểu luận này sẽ cịn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự nhận xét, ý kiến
đóng góp, phê bình từ phía cơ để bài tiểu luận được hoàn thiện chỉnh chu nhất.
Lời cuối cùng, em xin kính chúc cơ thật nhiều sức khỏe, hạnh phúc và thành cơng
trong sự nghiệp giảng dạy của mình.


MỤC LỤC
I. PHẦN MỞ ĐẦU.....................................................................................................................................4
1.

Tính cấp thiết.....................................................................................................................................................................4

2.

Lý do chọn đề tài...............................................................................................................................................................4

3.


Mục đích nghiên cứu.......................................................................................................................................................4

4.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.....................................................................................................................................4

5.

Phương pháp nghiên cứu................................................................................................................................................5

II. NỘI DUNG............................................................................................................................................5
1. Đặc trưng tín ngưỡng thờ Mẫu của Việt Nam................................................................................................................5
1.1 Khái niệm.......................................................................................................................................................................................... 5
1.2 Quá trình hình thành, cơng nhận tín ngưỡng.................................................................................................................... 5
1.2.1. Q trình hình thành tín ngưỡng.................................................................................................................................. 5
1.2.2. Tín ngưỡng được cơng nhận............................................................................................................................................ 6
2. Đặc trưng thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu giữa các vùng miền.................................................................................6
2.1. Miền Bắc.......................................................................................................................................................................................... 7
2.2. Miền Trung..................................................................................................................................................................................... 7
2.3. Miền Nam........................................................................................................................................................................................ 8
3. Ý nghĩa.....................................................................................................................................................................................8
4. Đặc điểm, thực trạng và bất cập của tín ngưỡng thờ Mẫu trong giai đoạn hiện nay............................................9
4.1. Thực trạng....................................................................................................................................................................................... 9
4.2. Bất cập hầu đồng.......................................................................................................................................................................... 9
4.3 Bất cập nội lực đạo Mẫu và chính sách bảo tồn, giáo dục về tín ngưỡng thờ Mẫu..........................................10

III. KẾT LUẬN........................................................................................................................................10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................11



I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Thực tế cho thấy có rất nhiều văn hóa, phong tục, tín ngưỡng của nhiều dân tộc đang
dần biến mất vì sự thờ ơ của thế hệ trẻ đối với văn hóa, phong tục xa xưa của dân tộc.
Thế hệ trẻ Việt Nam cũng không là đối tượng ngoại lệ trong xu hướng này. Các thay đổi
về tư tưởng nhằm tiếp nhận văn hóa mới, lãng quên văn hóa cũ ngày càng phổ biến và
được chú ý hơn.
2. Lý do chọn đề tài
Tín ngưỡng thờ Mẫu là một trong nhiều nét đặc trưng văn hóa quan trọng, mang đặc
trưng rõ ràng của văn hóa Việt Nam. Nghiên cứu về Tín ngưỡng thờ Mẫu giúp ta hiểu rõ
hơn về văn hóa dân tộc cũng như nâng cao ý thức bảo tồn văn hóa truyền thống. Nhận
thấy tầm quan trọng của việc bảo tồn và gìn giữ Tín ngưỡng thờ Mẫu, em xin chọn đề tài
Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam để thực hiện tiểu luận này.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu về Tín ngưỡng thờ Mẫu, những đặc trưng
của Tín ngưỡng có sự biến đổi khác nhau giữa các vùng địa lý cũng như thay đổi, biến
chất của tín ngưỡng này trong văn hóa đời sống nhân dân hiện nay. Ngoài ra, tiểu luận
này cũng cung cấp, làm rõ các giá trị văn hóa quan trọng trong hoạt động thực hành tín
ngưỡng thờ Mẫu. Trên đây chính là tất cả mục đích nghiên cứu của đề tài này.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
-

Đối tượng: người dân ở các vùng đô thị, vùng nông thôn của miền Bắc, miền Trung
và miền Nam. Nguồn gốc lịch sử của tín ngưỡng, các đặc trung, hoạt động diễn ra
trong tín ngưỡng, các vấn đề liên quan khác đến phát triển và gìn giữ Tín ngưỡng thờ
Mẫu.

-

Phạm vi nghiên cứu: những nơi thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu, những câu chuyện có

liên quan cũng như các tài liệu ghi chép về tín ngưỡng này.

5. Phương pháp nghiên cứu
-

Phương pháp nghiên cứu định tính (quan sát, tìm hiểu, phân tích tài liệu, lịch sử
truyền miệng,…)

-

Phương pháp phân tích và tổng hợp (dừa trên tìm kiếm, phân tích, chọn lọc kiến thức
trong các tài liệu liên quan).

II. NỘI DUNG
1. Đặc trưng tín ngưỡng thờ Mẫu của Việt Nam


1.1 Khái niệm
Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam hay thường gọi là Đạo Mẫu (道母), thờ Thánh
Mẫu, thờ Mẫu tam phủ, Tứ phủ xuất hiện khá phổ biến và có nguồn gốc lịch sử và xã
hội sâu xa. Tuy tất cả đều là sự tơn sùng thần linh nữ tính, nhưng giữa thờ nữ thần,
Thánh Mẫu, Thánh Cô, Mẫu tam phủ, tứ phủ khơng hồn tồn đồng nhất 1. Tín ngưỡng
thờ Mẫu Việt Nam là một tín ngưỡng bản địa lấy việc tôn thờ Mẫu (Mẹ) làm thần
tượng với các quyền năng sinh sôi, bảo trợ và che chở cho con người. Tín ngưỡng mà
ở đó đã được giới tính hố mang khn hình của người Mẹ, là nơi mà ở đó người phụ
nữ Việt Nam đã gửi gắm những ước vọng giải thốt của mình khỏi những thành kiến,
ràng buộc của xã hội Nho giáo phong kiến2. Với lòng tơn kính đối với các thánh mẫu,
việc thực hành tín ngưỡng thờ mẫu đang được gìn giữ tại gần 7.000 điện, phủ trên
khắp cả nước.
1.2 Q trình hình thành, cơng nhận tín ngưỡng

1.2.1. Q trình hình thành tín ngưỡng
Đa phần những tài liệu văn bản ghi chép về các Thánh Mẫu thường xuất phát từ
thần thoại, huyền thoại, truyện kể dân gian và đồng thời cũng có hiện tượng ngược lại
là huyền thoại hóa, dân gian hóa các văn bản thần tích, thần phả. Các truyện kể dân
gian về 3 vị Thánh Mẫu: Mẫu Thượng Thiên (Liễu Hạnh Công Chúa), Mẫu Thượng
Ngàn (Mẫu là con gái của Sơn Tinh và Mỵ Nương Ngọc Hoa), Mẫu Thoải (là con của
Bát Hải Long Vương - tương truyền đã có cơng giúp vua Lý Thái Tổ, Lý Thái Tổ
trong công việc trị thủy) lưu truyền trong dân gian khá phong phú, sau này một số
được ghi chép lại trong các sách cổ và các thần tích của một số làng, xã phía bắc Việt
Nam.
Cùng với việc sưu tầm, rất nhiều các nhà trí thức nho học đã tiến hành ghi chép lại
và sáng tác thêm những huyền thoại, truyền thuyết (có thể nhằm mục đích phù hợp với
lễ giáo đương thời hoặc khiến cho các truyền thuyết mang tính thống nhất, dễ liên kết
với nhau). Từ thời Hậu Lê, đã có những việc như vậy nhằm phục vụ cho việc phong
thần của các vị vua với hai trường hợp điển hình với các ghi chép-sáng tác về Thánh
Mẫu Liễu Hạnh ở miền bắc Việt Nam của Nguyễn Cơng Trứ, Đồn Thị Điểm và
trường hợp thứ hai là về Thiên Y A Na ở nam Trung Bộ Việt Nam của Phan Thanh
Giản. Cũng có một nguồn tư liệu khác được dân gian sáng tác từ các huyền thoại,
truyền thuyết và thậm chí là các truyện, thơ về các Thánh Mẫu. Đó là các bài hát văn ở
Mẫu Tam phủ Tứ phủ với phần cốt lõi của các bài hát văn là lai lịch, sự tích các vị
thần, nhất là các Thánh Mẫu.
1.2.2. Tín ngưỡng được công nhận
Từ thập niên 1990, nhất là sau hội thảo quốc gia về Thánh Mẫu do Viện nghiên
cứu văn hóa Việt Nam tổ chức tại Văn Miếu (Hà Nội), khơng khí học thuật liên quan
1

Báo Giác Ngộ Online, “Hỏi đáp tín ngưỡng thờ mẫu”, />Language=vi&ID=76D40B, truy cập ngày 23/04/2023.
2
Wikipedia Việt Nam, “Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam”, />%C6%B0%E1%BB%A1ng_th%E1%BB%9D_M%E1%BA%ABu_Vi%E1%BB%87t_Nam#cite_note-1, truy
cập ngày 23/04/2023.



tới tín ngưỡng thờ Mẫu nói riêng và tín ngưỡng dân gian nói chung diễn ra sơi động,
hàng loạt tác phẩm, cơng trình nghiên cứu đã được cơng bố.
Từ các nghiên cứu tổng hợp, các nhà nghiên cứu đã hệ thống hóa được việc tơn
thờ Mẫu ở Việt Nam trên cả phương diện đồng đại và lịch đại. Về phương diện lịch
đại, tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam được hình thành và phát triển trên nền thờ Nữ thần
và Mẫu thần bản địa (Mẫu Tam phủ, Tứ phủ). Tới thế kỷ XVII-XVIII, sau khi tín
ngưỡng Mẫu Tam phủ Tứ phủ đã được hình thành và phát triển thì Tam phủ, Tứ phủ
hóa tục thờ Nữ thần, Mẫu thần.
Qua cơng tác nghiên cứu, tìm hiểu cùng nhiều nỗ lực từ các nhà khoa học, nhà
quản lý văn hóa, vào năm 2016, UNESCO cơng nhận “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu
Tam phủ của người Việt” là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Điều này
một lần nữa khẳng định những giá trị không thể phủ nhận của tín ngưỡng thờ Mẫu
trong đời sống của người Việt.
2. Đặc trưng thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu giữa các vùng miền
Hiện nay tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam được gọi chung là Đạo Mẫu Việt Nam.
Đạo Mẫu theo chân người Việt di cư vào phương Nam trong quá trình nam tiến. Tín
ngưỡng thờ Mẫu của người Việt đã tiếp xúc, giao thoa với các tục thờ Mẫu khác
của người Khmer, người Lào, người Chăm. Từ đó tạo nên các hình thức thực hành tín
ngưỡng đa dạng, mang đậm tính địa phương của Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam ở ba
miền Bắc bộ, Trung bộ và cả Nam bộ.
Tại mỗi vùng miền, mỗi dân tộc sẽ có nghi thức thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu khác
nhau. Sau đây em xin trình bày một số đặc trưng của tín ngưỡng thờ Mẫu theo ba miền.
2.1. Miền Bắc
Mẫu được thờ: bắt nguồn từ tục thờ Nữ thần xa xưa từ thời tiền sử, tới thời phong
kiến một số Nữ thần đã được cung đình hố và lịch sử hố hình thức thờ Mẫu thần với
các danh xưng như Quốc mẫu, Vương mẫu, Thánh Mẫu, Liễu Hạnh, Mẫu Thượng
Ngàn, Mẫu Thoải, Mẫu Địa, Cô Đôi Thượng Ngàn,...
Tương đối phức tạp và nhiều nghi thức, nghỉ lễ 3.

Nhạc cụ: trống ban (trống con), trống đế, phách, cảnh, thanh la, sinh tiền, chén gõ
(hầu văn Huế) và ngồi ra cịn sử dụng nhiều nhạc cụ khác như: trống cái, sáo, đàn nhị,
kèn bầu, chuông, mõ, đàn bầu…
Nghi lễ: các nghi thức phải được diễn ra theo đúng thứ tự, quy trình và trong
khơng khí trang nghiêm. Thường được tiến hành tại các cung đình sở điện. Trong buổi
chầu sẽ có diễn xướng, hầu đồng của các ông đồng, bà đồng, các thanh đồng.
Không khí đám tang: trang nghiêm, thanh tịnh, có lúc vui tươi sơi động tùy thuộc
vị thánh mà thanh đồng nhập vào. Người dân miền Bắc cho rằng việc hầu đồng chính
là nhập hồn, qua đây có thể tiếp xúc gần gũi với vị thánh, thần bằng da thịt. Tùy theo
3

VTC1, “Thờ Mẫu Tứ Phủ: Chốn thiêng nơi cõi thực”, />truy cập ngày 23/04/2023.


mục đích hầu đồng và nguyện vịng cầu ước của người dân mà khơng khí thực hành tín
ngưỡng sẽ khác nhau. Tuy nhiên luôn thể hiện được sự tôn trọng đối với thầy đồng, cô
đồng cũng như các vị thánh Mẫu.
2.2. Miền Trung
Tín ngưỡng thờ Mẫu ở miền Trung có sự giao thoa giữa tín ngưỡng thờ Mẫu Tam
Phủ của miền Bắc và tín ngưỡng thờ nữ thần Chăm Thiên Y A Na. Từ đó tạo nên nét độc
đáo, mới mẻ trong bức tranh tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt. Tuy nhiên, về các hình
thức và nghi lễ đều tương tự với miền Bắc.
Nghi lễ: hệ thống chư vị thần linh trong tín ngưỡng trong điện thờ Mẫu Tứ Phủ được
sắp xếp theo trật tự “một triều đình phong kiến ảnh hưởng của Nho giáo đối với Tam
Cung”. Về hầu đồng, nghi thức được dựa trên nền tảng hầu đồng trong Tam Phủ Bắc.
Tuy vậy vẫn có nét khác ở những nghi thức sau: hầu đứng, hầu trùm khăn phủ diện, hầu
vui mang tính trang nghiêm hơn. Ngồi ra, có thể hầu đồng tập thể thay vì hầu đồng cá
nhân; thanh đồng phải mặc trang phục hầu đồng rồi mới vào hầu, không được thay trang
phục trước ban Công Đồng vì cho rằng sẽ mất tính trang nghiêm và lỗi phép đồng 4.
Về âm thanh: văn hầu được sử dụng để thực hiện nghi lễ lên đồng, nội dung của

những bài văn này là hát về những vị Thánh, Tiên Bà,… Giáng nhập vào thanh đồng để
thực hiện hoạt động múa đồng. Với lối hát này, cung văn sẽ sử dụng nhịp 2/4 nên tính
chất âm nhạc có phần nhanh hơn, tiết tấu thúc giục và dần dần sôi động khơng khí hơn
gây cao trào, tạo cảm giác huyền bí, vừa thực vừa ảo.
2.3. Miền Nam
Về chủ thể được thờ: do miền nam có vị trí địa lý xa xơi, bao bọc bởi nhiều kênh
rạch, đi lại khó khăn, lại cịn là vùng đất tương đối mới, q trình khai mở vừa chỉ diễn ra
gần đây nên tín ngưỡng thờ Mẫu của người dân vùng này có sự khác biệt rõ ràng với tín
nưỡng thờ Mẫu ở miền Bắc. Những Nữ thần được thờ phụng ở Nam Bộ nổi bật nhất là
Bà Ngũ Hành (Ngũ Hành nương nương), Tứ vị Thánh nương, Bà Thủy Long, Bà Chúa
Động, Bà Tổ Cô, Bà Cố Hỷ,...và những Mẫu thần được thờ phụng như Bà Chúa Xứ, Bà
Đen, Bà Chúa Ngọc, Bà Thiên Hậu,...Bên cạnh đó, cịn có các cơ linh ứng ở một số vùng
như Cô Năm Châu Đốc, Cô Hai Châu Đốc, Cô Hai Hiên (Sa Đéc), Cô Sáu (Côn Đảo),...
Đối với người Chăm, vai trò của Nữ thần Po Inư Nưgar đặc biệt quan trọng, đây là vị
thần được tôn thờ một cách độc lập và có ý nghĩa như một biểu tượng linh thiêng vô cùng
to lớn.
Về phương diện nghi lễ, ở Nam Bộ, nếu nơi nào có tục thờ Nữ thần và Mẫu thần thì
thường có diễn xướng múa bóng, cịn nơi có đền phủ thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ thì có
diễn xuớng hầu bóng (lên đồng). Đó là nghi lễ nhập hồn nhiều lần của các thần linh vào
thân xác các ông, bà đồng nhằm cầu sức khoẻ, tài lộc được biểu hiện bằng các hiện tượng
văn hóa nghệ thuật như hát văn và nhạc chầu văn, múa thiêng… Từ đó đã được sản sinh
và tích hợp tạo nên một thứ sân khấu tâm linh, tượng trưng cho sự tái sinh và hiện diện
của thần linh Tam phủ, Tứ phủ thông qua thân xác các ông đồng, bà đồng. Bên cạnh đó,
tín ngưỡng thờ Mẫu miền Nam cũng gắn liền với lễ hội. Chúng ta dễ dàng nhận diện
4

Nguyễn Hữu Phúc, Tạp chí Sơng Hương, “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu ở Huế - Những sắc thái biểu
hiện”



được những hình thức tín ngưỡng thơng qua các lễ hội như: lễ hội Chùa Bà ở Bình
Dương, lễ hơi Núi Bà Đen ở Tây Ninh, lễ hội Kỳ Yên ở các đình làng 5.
3. Ý nghĩa
Đạo Mẫu hay tín ngưỡng thờ Mẫu có nhiều giá trị. Đạo Mẫu thể hiện tinh thần yêu
nước, tinh tần biết ơn với người có cơng của dân tộc (thể hiện rõ qua việc hầu hết khoảng
50 vị thần mà tín ngưỡng thờ Mẫu tơn thờ là những nhan vật lịch sử có cơng với dân tộc
hoặc được lịch sử hóa, tín ngưỡng hóa. Tín ngưỡng thờ Mẫu cịn ẩn chứa nhiều giá trị
văn hóa nghệ thuật rất phong phú. Thể hiện qua các truyền thuyết, thần tích, huyền thoại,
về các vị Thánh, Mẫu. Ngồi ra, cịn có thêm các nghệ thuật diễn xướng ca hát, nhảy
múa, nghệ thuật điêu khắc, vẽ tranh thờ, kiến trúc đài điện, đình, đền.
Tín ngưỡng thờ Mẫu hướng về cái thiện, cái đẹp đẽ, cao cả. Bản chất của tín ngưỡng
này là chỗ dựa tinh thần người dân lúc gặp khó khăn, bất trắc, là nơi nhân dân đặt niềm
tin cho sức khỏe, hạnh phúc, tài lộc của cá nhận và cộng đồng.
Tín ngưỡng thờ Mẫu giữ một vị trí quan trọng trong sinh hoạt tinh thần của người
dân Việt; Qua thời gian đã trở thành nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. “Mẫu”
là hình tượng, một biểu trưng và là sự kết tinh sống động của đời sống văn hóa tinh thần
của con người Việt Nam. Đến với “Mẫu” không chỉ dừng lại ở việc đáp ứng những nhu
cầu tâm linh, đáp ứng đời sống tinh thần, tín ngưỡng thờ Mẫu cịn là hiện tượng sinh hoạt
văn hóa dân gian phong phú, hấp dẫn có sức lơi cuốn con người.
4. Đặc điểm, thực trạng và bất cập của tín ngưỡng thờ Mẫu trong giai đoạn hiện nay
4.1. Thực trạng
Trải qua nhiều biến cố, thăng trầm của lịch sử, tín ngưỡng thờ Mẫu mà tiêu biểu cho
nó là nghi lễ hầu đồng dần bị thay đổi, thậm chí đến biến dạng cả về bản chất, khơng cịn
giữ được quy chuẩn của thuở ban đầu, một bộ phận khơng nhỏ trong xã hội đã cố tình
hoặc vơ ý khốc lên nó một lớp áo huyền bí, đầy nghi hoặc cùng với những định kiến
mang tính thiếu khách quan để từ đó một tín ngưỡng dân gian bản địa có lịch sử tồn tại
hàng trăm năm trở thành “một đứa trẻ bị bỏ rơi lấm lem bùn đất” như đánh giá của GS.
Ngô Đức Thịnh – một nhà nghiên cứu hàng đầu tại Việt Nam về đạo Mẫu. GS Ngô Đức
Thịnh cũng đồng thời khẳng định “Đã đến lúc cần đánh giá đúng và công bằng về tín
ngưỡng thờ Mẫu, cần biết cách gột rửa hết đất cát, bụi bặm mà thời gian đã khốc lên

mình nó để Di sản được bảo tồn và phát huy hết giá trị vốn có”. 6
4.2. Bất cập hầu đồng
Nạn hầu đồng bừa bãi, hầu đồng “vô tội vạ” ngày càng nghiêm trọng và diễn ra với
quy mô lớn. Xuất phát từ việc đưa các Thánh, các Mẫu gần hơn với người dân thì nay,
hầu đồng đã chuyển biến tiêu cực, là ví dụ điển hình cho các hình thức mê tín dị đoan.
Hầu đồng đang có nguy cơ trở thành công cụ để kiếm tiền từ người dân. Lợi dụng người
dân thiếu hiểu biết, nhẹ dạ cả tin, các “thanh đồng dởm” tranh thủ đưa ra những lời bói
5

Nguyễn Thị Kim Voanh, “Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Nam Bộ”, truy cập lần cuối vào ngày 24/04/2023.
Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam, “Tín ngưỡng thờ Mẫu: Nét văn hóa cần lưu giữ”, truy câp lần
cuối ngày 24/04/2023.
6


tốn, tiên tri vơ căn cứ. Đa phần, những lời tiên tri đều mang tính tiêu cực đối với người
nghe hầu đồng, nhằm đe dọa, gây sợ hãi rồi cống tiền cho thầy, bà cũng giải xui trừ rủi.
Nhờ khoác lên tấm áo huyền bí tâm linh giúp “thầy đồng, cô đồng” dễ dàng moi được
tiền từ hầu bao của xã hội. Việc tổ chức hầu đồng linh đình với những khoản tiền lớn
khiến cho ý nghĩa của hầu đồng dần bị mất đi, thay vào đó là mục đich cầu lợi lộc, giải tà
ma đầy tính mê tín dị đoan.
Việc “mua thần bán thánh” diễn ra công khai, quy mơ rộng lớn dưới vỏ bọc văn hóa
tín ngưỡng đã ảnh hưởng rất lớn đến góc nhìn của đại đa số nhân dân về văn hóa tín
ngưỡng thờ Mẫu. Dẫn đến có rất nhiều người dân tỏ ra chán ghét hoặc thờ ơ với tín
ngưỡng văn hóa này. Nếu khơng có biện pháp truyền thơng, giáo dục, can thiệp kịp thời
sẽ dễ biến tín ngưỡng này trở nên mê tín thật sự. Dễ khiến hao hụt bề dày và mất bản sắc
văn hóa đặc trưng của nước nhà.
Một thực trạng khác đáng quan ngại trong hoạt động tổ chức thực hành tín ngưỡng
thờ Mẫu là sự lạm dụng vàng mã. Đốt vàng mã trong các đình đền là nguy cơ cháy nổ
tiềm tàng, bên cạnh đó cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Tuy việc đốt,

rải vàng mã là một nét văn hóa đặc biết có từ lâu đời của người dân Việt Nam nhưng cần
phải điều chỉnh sao cho phù hợp với xã hội hiện đại. Trước mắt, ngăn cấm không cho đốt
vàng mã tương đối không dễ dàng, vậy nên cần có những biện pháp tuyên truyền giáo
dục cho ngf dân ý thức được tác hại, nguy cơ của đốt vàng mã trong các đình đền cũng
như quy định chế tài nghiêm khắc cho các hành vi vi phạm an tồn phịng cháy chữa
cháy, an tồn vệ sinh môi trường.
4.3. Bất cập nội lực đạo Mẫu và chính sách bảo tồn, giáo dục về tín ngưỡng thờ Mẫu
Chính sách giáo dục và tuyên truyền nâng cao nhận thức đối với tín ngưỡng thờ Mẫu
chưa được chú trọng, còn sơ sài, qua loa, thiếu chiều sâu. Bản thân những người thực
hành tín ngưỡng thờ Mẫu cần phải nâng cao nhận thức, kiến thức về bảo tồn tín ngưỡng
dân tộc. Cộng đồng đạo Mẫu đóng vai trị nịng cốt, quyết định đúng bản chất của tín
ngưỡng thờ Mẫu. Chỉ khi những người thực hành tín ngưỡng làm đúng thì mới tạo điều
kiện cho tín ngưỡng được giữ gìn và phát triển đúng hướng.
Thiếu đề án cụ thể hóa nội dung chương trình hành động quốc gia về tín ngưỡng thờ
Mẫu. Hiện tại chỉ có có hai địa phương đã có đề án cụ thể hóa nội dung chương trình
hành động quốc gia về tín ngưỡng thờ Mẫu là Nam định và Ninh Bình 7. Các địa phương
chưa đủ quan tâm đến việc thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu. Thậm chí, ngân sách cho các
vấn đề bảo tồn di sản khơng có đủ, bởi số tiền cho một đề án cũng phải từ 3-10 tỷ đồng
(cấp Tỉnh). Áp lực về mặt kinh tế tương đối lớn nên cần sự hỗ trọ của Trung ương góp
phần san sẻ với địa phương để mục tiêu bảo tồn văn hóa tín ngưỡng dân tộc được thưc
hiện tối ưu.
Ngồi ra, cơng tác tun truyền, giáo dục cho thế hệ trẻ vẫn còn nhiều thiếu sót. Mơ
hình của Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản là những ví dụ minh họa dễ thấy nhất. Các
nước trên quảng bá hình ảnh văn hóa đất nước vơ cùng mạnh mẽ, ảnh hưởng lớn đến góc
nhìn và suy nghĩ của thế hệ trẻ nước mình. Thậm chí cịn đưa thêm một số mơn học về
phong tục tín ngưỡng của dân tộc vào chương trình giảng dạy phổ thơng, đây là những
7

Nguyễn Trinh, “Nỗi lo biến tướng đạo Mẫu”, báo Thanh niên, truy cập lần cuối vào 25/04/2023.



kinh nghiệm, mơ hình tốt mà chúng ta cần học hỏi. Học sinh, sinh viên nước ta nhanh
nhạy, hiểu biết nhiều về văn hóa thế giới nhưng lại chưa tường tận văn hóa nước nhà, đây
là bất cập lớn cần thay đổi. Ngoài ra, để tăng sự hứng thú và yêu thích đối với phong tục
tín ngưỡng của dân tộc, cần phải có sự thay đổi, linh động chuyển mình trong cách thức
tiếp cận văn hóa đến thế hệ trẻ. Một khi thế hệ trẻ đã có hứng thú và u thích văn hóa
nước nhà, phong tục, tín ngưỡng sẽ tự được bảo tồn, phát triển.
III. Kết luận
Tín ngưỡng thờ Mẫu của Việt Nam đã có từ nhiều thế kỷ và ăn sâu vào văn hóa
nước nhà. Tín ngưỡng thờ Mẫu mang rất nhiều giá trị di sản ở Việt Nam cũng như
chính tín ngưỡng này là một sợi dây liên kết với cội nguồn tổ tiên người Việt Nam.
Hệ thống tín ngưỡng này xoay quanh việc thờ cúng Mẫu, người được cho là nguồn
gốc của sự sống và khả năng sinh sản. Tín ngưỡng thờ Mẫu này có thể được nhìn thấy
trong nhiều khía cạnh của đời sống, từ phong tục tập quán cho đến nghi lễ trang trọng
trong văn hóa Việt Nam. Tín ngưỡng thờ Mẫu đóng một vai trị quan trọng trong việc
hình thành xã hội Việt Nam cũng như được các nhà nho, các triều đại phon kiến sử
dụng để củng cố vai trị giới tính, bằng việc phụ nữ được coi là người bảo vệ gia đình.
Hình thức thờ cúng này đã giữ một vị trí quan trọng trong văn hóa Việt Nam trong
nhiều thế kỷ và vẫn tồn tại cho đến ngày nay. Tín ngưỡng thờ Mẫu mang lại địa vị cao
quý cho người phụ nữ, người mẹ trong xã hội. Sự tơn kính dành cho những người phụ
nữ được thể hiện rõ ràng trong vai trị người phụ nữ của gia đình và cộng đồng, thể
hiện rõ ràng nhất qua việc nuôi dạy con cái. Tuy nhiên, niềm tin này đang dần thay đổi
khi Việt Nam trải qua q trình hiện đại hóa nhanh chóng.
Bất chấp những thay đổi của xã hội hiện đại, nhiều người Việt Nam vẫn giữ niềm
tin truyền thống của mình và tiếp tục thực hiện các nghi lễ thờ cúng tổ tiên. Địa vị của
người phụ nữ ở Việt Nam đã thay đổi theo thời gian, nhưng tín ngưỡng thờ mẹ vẫn là
một phần quan trọng của văn hóa Việt Nam. Tín ngưỡng thờ Mẫu là một phần khơng
thể thiếu trong di sản văn hóa của Việt Nam trong nhiều thế hệ và sẽ cịn được duy trì
rất lâu nếu có được sự bảo tồn đúng mức, sự quan tâm gìn giữ của nhà nước và mọi
người dân Việt Nam.


Danh mục tài liệu tham khảo
- Wikipedia tiếng Việt - Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam.
- Nguyễn Hữu Phúc, “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu ở Huế - Những sắc thái biểu
hiện”, Tạp chí Sơng Hương,
/>

-

-

Mau-Tu-phu-o-Hue-Nhung-sac-thai-bieu-hien.html, truy cập lần cuối ngày
23/04/2023.
Ngô Đức Thịnh (2009), Đạo Mẫu Việt Nam. Tập I. Nxb Tôn giáo. Hà Nội..
Tạ Chí Đại Trường (2006), Thần, người và Đất Việt, Nxb Văn Hố Thơng Tin, Hà
Nội.
Nguyễn Thị Kim Voanh, Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Nam bộ,
truy cập lần cuối ngày
23/04/2023
VTV4, Video “Đạo Mẫu”, />truy cập lần cuối ngày 23/04/2023.
Trinh Nguyễn, Nỗi lo biến tướng đạo Mẫu, Báo Thanh niên, truy cập lần cuối 25/04/2023.

-

Vũ Hồng Văn, Tín ngưỡng thờ Mẫu trong đời sống tinh thần của người Việt Nam,
/>doi_song_tinh_than_cua_nguoi_Viet_Nam, truy cập lần cuối 25/04/2023.

-

“Tín ngưỡng thờ Mẫu: Nét văn hóa cần lưu giữ”, Báo điện từ Đảng Cộng Sản Việt

Nam,

/>
can-luu-giu-275062.html, truy cập lần cuối ngày 26/04/2023.



×