Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Ngoại giao dầu lửa của trung quốc từ 1993 đến nay công trình dự thi giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (940.34 KB, 81 trang )

CƠNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG “SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC”
NĂM 2010

Tên cơng trình:

NGOẠI GIAO DẦU LỬA CỦA TRUNG QUỐC
-TỪ 1993 ĐẾN NAY-

Sinh viên thực hiện: Phạm Tấn Ngọc (CN)
Nhâm Ngọc Quỳnh Như
Hồ Sỉu Kín
Phạm Ngọc Minh Trang
Người hướng dẫn khoa học: ThS. Lê Hồng Hiệp
ThS. Nguyễn Thành Trung

Thuộc nhóm ngành: Khoa học Xã hội 1a (XH1a)


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH

CNOOC

China National Offshore Oil Corporation

CNPC

China National Petroleum Corporation

GCC


Gulf Corporation Council

IEA

International Energy Agency

NOCs

National Oil Corporations

OPEC

Organization of the Petroleum Exporting Countries

SCO

Shanghai Corporation Organization

Sinopec

China Petroleum & Chemical Corporation

WTO

World Trade Organization


MỤC LỤC
TĨM TẮT CƠNG TRÌNH ............................................................................................ 1
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 3

CHƯƠNG 1: TRUNG QUỐC VÀ VẤN ĐỀ AN NINH DẦU LỬA ............................ 7
1.1 BỨC TRANH AN NINH NĂNG LƯỢNG TOÀN CẦU: DẦU LỬA - KINH TẾ VÀ QUYỀN
LỰC CHÍNH TRỊ ............................................................................................................ 7
1.2 TÌNH HÌNH AN NINH NĂNG LƯỢNG CỦA TRUNG QUỐC. ....................................... 13
1.3 AN NINH DẦU LỬA VÀ NGOẠI GIAO DẦU LỬA CỦA TRUNG QUỐC ........................ 17
CHƯƠNG 2: CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠI GIAO DẦU LỬA CỦA TRUNG QUỐC
TỪ 1993 ĐẾN NAY ..................................................................................................... 22
2.1 KHU VỰC TRUNG ĐÔNG ...................................................................................... 22
2.2 CHÂU PHI............................................................................................................. 31
2.3 CHÂU MỸ LATINH ............................................................................................... 38
2.4 CÁC KHU VỰC KHÁC ............................................................................................ 46
CHƯƠNG 3: ẢNH HƯỞNG CỦA CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO DẦU LỬA........ 54
CỦA TRUNG QUỐC .................................................................................................. 54
3.1 ĐỐI VỚI TRUNG QUỐC ......................................................................................... 54
3.2 ĐỐI VỚI AN NINH VÀ CHÍNH TRỊ THẾ GIỚI ........................................................... 58
3.2.1 Ảnh hưởng của chính sách dầu lửa của Trung Quốc lên thị trường dầu lửa
thế giới ................................................................................................................... 58
3.2.2 Ảnh hưởng của ngoại giao dầu lửa của Trung Quốc lên an ninh toàn cầu . 61
3.2.3 Sự thay đổi trên bản đồ chính trị thế giới...................................................... 64
3.3 ĐỐI VỚI VIỆT NAM .............................................................................................. 67
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 74


1

TĨM TẮT CƠNG TRÌNH
Năng lượng ln là một vấn đề có tầm quan trọng hàng đầu ảnh hưởng đến mọi
hoạt động của đời sống xã hội cũng như sự phát triển kinh tế, quân sự, chính trị của mỗi
quốc gia. An ninh năng lượng trở thành mối quan ngại lớn của người làm chính sách,

nhất là khi các nguồn năng lượng trên thế giới đang giảm dần trong khi nhu cầu của mỗi
quốc gia ngày một tăng. Năm 1993, Trung Quốc trở thành một quốc gia nhập khẩu dầu
mỏ và từ đó cho đến nay, với sự phát triển như vũ bão của nền kinh tế và nhu cầu của hơn
1 tỉ người, Trung Quốc đã trở thành quốc gia tiêu thụ dầu lớn thứ hai trên thế giới, sau
Mỹ. Nhu cầu dầu lửa của Trung Quốc được dự đoán là sẽ còn tiếp tục gia tăng mạnh và
điều này gây ra khơng ít lo ngại cho những nhà lãnh đạo Trung Quốc. Trong bối cảnh đó,
ngoại giao dầu lửa trở thành một trong những biện pháp quan trọng có tính chiến lược,
giúp Trung Quốc khơng chỉ đáp ứng nguồn cung dầu mà cịn gia tăng tầm ảnh hưởng của
mình trên khắp thế giới. Đề tài của chúng tôi tập trung đi vào nghiên cứu về những biện
pháp ngoại giao dầu lửa của Trung Quốc từ 1993 đến nay, qua đó thấy được chiến lược
của Trung Quốc trong việc đảm bảo an ninh năng lượng cho mình và ảnh hưởng của
chiến lược đó đối với thế giới.
Đề tài của chúng tôi bao gồm ba chương:
Chương một là sự khái quát về bức tranh an ninh năng lượng cũng như những
chính sách ngoại giao dầu lửa của Trung Quốc. Bức tranh này được khái quát từ lớn đến
nhỏ, đi từ vĩ mô đến vi mô. Trong phần đầu, chúng tôi chứng minh tầm quan trọng của
năng lượng đối với kinh tế, quyền lực, chính trị thế giới và phát họa đơi nét về dầu lửa và
thị trường dầu lửa trên toàn cầu. Bằng những con số thống kê, chúng ta sẽ biết được
lượng dự trữ dầu lửa của thế giới là bao nhiêu, sẽ cung cấp cho thế giới được bao nhiêu
năm nữa và những quốc gia nào đang chi phối thị trường này. Trong phần tiếp theo,
chúng tôi đề cập đến tình hình an ninh năng lượng của Trung Quốc, cụ thể hơn là dầu lửa
qua các phân tích dựa trên mối quan hệ cung - cầu. Sự mất cân đối trong cung cầu dầu


2

lửa và tầm quan trọng của dầu khiến cho Trung Quốc phải tìm cách đa dạng hóa các
nguồn cung. Ngoại giao dầu lửa nổi lên như là một trong những biện pháp chủ chốt trong
chiến lược an ninh năng lượng của Trung Quốc nhằm hai mục tiêu là đáp ứng nguồn
cung và triển khai tầm ảnh hưởng của mình ra tồn thế giới. Đó cũng là nội dung của

phần cuối cùng trong chương một.
Chương hai đi vào những hoạt động ngoại giao dầu lửa của Trung Quốc ở từng
khu vực cụ thể trong đó có ba khu vực trọng yếu là Trung Đông, Châu Phi và Châu Mỹ
Latinh. Mặc dù có nhiều điểm chung nhưng chiến lược ngoại giao dầu lửa của Trung
Quốc ở từng khu vực vẫn có những đặc điểm khác nhau, tùy thuộc vào đặc điểm của từng
khu vực và mối quan hệ giữa Trung Quốc với khu vực đó. Sự ưu tiên của Trung Quốc
cho mỗi khu vực là khác nhau tùy thuộc vào chiến lược của Trung Quốc trong việc đảm
bảo an ninh năng lượng cho mình.
Trong chương ba, chúng tơi phân tích những ảnh hưởng của chiến lược ngoại giao
dầu lửa của Trung Quốc đối với thế giới. Đầu tiên, thông qua tất cả những hoạt động của
Trung Quốc, chúng tôi đánh giá xem những biện pháp của Trung Quốc đem lại những
ảnh hưởng gì cho chính bản thân quốc gia này. Trung Quốc đã đạt được những lợi ích gì
về an ninh năng lượng cũng như kinh tế, chính trị cho bản thân mình. Tiếp đó, chúng tơi
trả lời cho câu hỏi “ngoại giao dầu lửa của chính quyền Bắc Kinh đã ảnh hưởng như thế
nào đến phần còn lại của thế giới?” thơng qua những phân tích dựa trên các vấn đề: thị
trường năng lượng toàn cầu, vấn đề an ninh toàn cầu và sự thay đổi của địa chính trị thế
giới. Cuối cùng là ảnh hưởng của chính sách ngoại giao dầu lửa của Trung Quốc đối với
Việt Nam, nhất là vấn đề tranh chấp trên Biển Đông.
“Cơn sốt Trung Quốc” đang thịnh hành ở rất nhiều quốc gia và quyền lực chính trị
của Trung Quốc ngày càng gia tăng. Bằng việc nghiên cứu những chính sách ngoại giao
dầu lửa của Trung Quốc và những ảnh hưởng của nó đối với thế giới, câu hỏi về sự gia
tăng quyền lực của Trung Quốc trên toàn cầu sẽ được giải đáp một phần, ít nhất là trong
vấn đề năng lượng. Liệu rằng Trung Quốc có thể làm thay đổi cục diện chính trị thế giới
hay không? Câu hỏi về tương lai luôn là câu hỏi khó có lời giải đáp.


3

MỞ ĐẦU
1. Tình hình nghiên cứu đề tài

Nghiên cứu về năng lượng cũng như chính sách đối ngoại của Trung Quốc thì đã
có nhiều, nhưng ngoại giao năng lượng và đặc biệt là ngoại giao dầu lửa là một khái niệm
còn tương đối mới mẻ. Ở Việt Nam hiện tại có nhiều cơng trình nghiên cứu về chính sách
đối ngoại của Trung Quốc nhưng nghiên cứu cụ thể về ngoại giao dầu lửa của Trung
Quốc thì hầu như chưa có cơng trình nào tiêu biểu. Các bài viết về ngoại giao dầu lửa của
Trung Quốc tập trung chủ yếu vào từng khu vực cụ thể mà chủ yếu là khu vực Biển Đông
với tranh chấp với Việt Nam và các quốc gia Đơng Nam Á. Trên thế giới đã có rất nhiều
cơng trình nghiên cứu chính sách ngoại giao dầu lửa của Trung Quốc. Các tài liệu này
thường đi sâu phân tích vào từng khía cạnh cụ thể hay từng khu vực ảnh hưởng riêng
biệt. Nhưng rất ít những tài liệu nghiên cứu một cách toàn diện về vấn đề ngoại giao dầu
lửa của Trung Quốc. Ví dụ như tác phẩm “Beijing Oil’s Diplomacy” của Amy Myers
Jaffe và Steven W. Lewis hoặc là “China’s oil diplomacy in Africa” của Ian Taylor. Tồn
diện hơn cả có thể kể đến báo cáo của IEA năm 2000, “China Worldwide Quest For
Energy Securities”. Từ những năm 2000 trở lại đây, vấn đề này mới được quan tâm sâu
rộng, chứng tỏ đây là một vấn đề mới mẻ và càng lúc càng nhận được nhiều sự quan tâm
của thế giới. Những báo cáo “World Energy Outlook” hằng năm của IEA đều dành một
phần đáng chú ý để phân tích tình hình tiêu thụ năng lượng của các quốc gia tiêu thụ
nhiều năng lượng mà không phải là thành viên của tổ chức này, trong đó có Trung Quốc.
Chính Trung Quốc, trong những niên giám thống kê về (Statistical Yearbook), cũng đều
ghi lại tình hình sản xuất và tiêu thụ năng lượng của mình một cách toàn diện. Chưa kể
đến hàng loạt đề tài nghiên cứu của các viện và đại học lớn của thế giới, các bài báo và
những bài viết học thuật được công bố và lưu trữ một cách đầy đủ trên cơ sở dữ liệu trực
tuyến.


4

2. Tính cấp thiết của đề tài
Nhu cầu năng lượng cho sự phát triển cho thế giới ngày càng gia tăng trong khi
nguồn cung đang ngày càng giảm dần và phân bố khơng đồng đều. Trung Quốc là quốc

gia có tốc độ phát triển kinh tế hàng đầu thế giới và dĩ nhiên an ninh năng lượng trở thành
một trong những mối quan tâm hàng đầu của người làm chính sách Trung Quốc. Để đảm
bảo an ninh năng lượng cho mình, Trung Quốc đã tìm cách đa dạng hóa các nguồn cung
trong đó ngoại giao dầu lửa trở thành một trong những biện pháp chiến lược. Chính sách
ngoại giao dầu lửa của Trung Quốc đã và đang ảnh hưởng đến sự phát triển của thế giới
nói chung và Việt Nam nói riêng. Nghiên cứu những hoạt động ngoại giao dầu lửa của
Trung Quốc cũng như những ảnh hưởng của nó sẽ giúp chúng ta có cái nhìn rõ ràng hơn
về những chính sách đối ngoại của Trung Quốc, một quốc gia láng giềng mà mỗi chính
sách của nó đều có ảnh hưởng đến Việt Nam.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Ngoại giao dầu lửa là một khái niệm tương đối mới mẻ. Trong đề tài này, chúng
tôi không tập trung vào phân tích chính sách đối ngoại của Trung Quốc mà chỉ tập trung
vào những chính sách ngoại giao liên quan đến dầu lửa và những ảnh hưởng của chính
sách đó đối với thế giới và Việt Nam. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đưa ra một cái
nhìn cụ thể hơn và phân tích rõ nét hơn về ngoại giao dầu lửa của Trung Quốc trên phạm
vi thế giới cũng như trong từng khu vực cụ thể. Qua đó thấy được phần nào những mục
tiêu chiến lược của Trung Quốc trong việc đảm bảo an ninh năng lượng cho mình và gia
tăng tầm ảnh hưởng trên toàn cầu. Mục tiêu của đề tài là thông qua những hoạt động
ngoại giao dầu lửa của Trung Quốc để tìm hiều những ảnh hưởng của chính sách đó đối
với bản thân Trung Quốc và các quốc gia khác trên toàn thế giới.
4. Phương pháp nghiên cứu
Với mục tiêu nghiên cứu như trên, chúng tôi đã sử dụng phương pháp nghiên cứu
khoa học lịch sử, phương pháp phân tích chính sách đối ngoại làm chủ yếu. Tuy nhiên,
trong quá trình làm đề tài, chúng tôi cũng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu với


5

nhau như điều tra và phân tích số liệu, phương pháp thống kê số liệu… nhằm đạt đến
mục đích mà đề tài đặt ra. Cụ thể là trong chương một, chúng tơi đã sử dụng phương

pháp phân tích khoa học trong quan hệ quốc tế, kết hợp với phương pháp nghiên cứu
khoa học lịch sử và phương pháp thống kê số liệu để thấy được những mối quan hệ về
cung cầu dầu lửa toàn cầu, những mốc lịch sử quan trọng cũng như phân tích sự chênh
lệch cung-cầu của thị trường dầu lửa thế giới và Trung Quốc. Chương này sẽ phân tích
trên cấp độ quốc tế và sau đó là quốc gia trong các mối quan hệ ràng buộc về năng lượng.
Trong chương hai chúng tôi sử dụng phương pháp lịch sử là chủ yếu. Chương hai có thể
được coi là chương mà chúng tôi điểm qua những hoạt động ngoại giao dầu lửa chủ yếu
của Trung Quốc ở từng khu vực. Các khu vực này được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên từ cao
đến thấp trong chính sách của Trung Quốc. Riêng chương ba là chương mà chúng tơi kết
hợp giữa phương pháp phân tích chính sách đối ngoại và sử dụng các lý thuyết trong
Quan hệ quốc tế nhằm đánh giá chính sách ngoại giao dầu lửa của Trung Quốc, mà cụ thể
là lý thuyết kiến tạo toàn cầu và lý thuyết phụ thuộc trong kinh tế quốc tế được áp dụng
cho vấn đề ảnh hưởng chính trị. Trong q trình thực hiện đề tài, chúng tơi sử dụng
phương pháp phân tích chính sách đối ngoại làm nịng cốt và xun suốt; bên cạnh đó
chúng tơi cịn kết hợp với những phương pháp khác thích hợp để đáp ứng yêu cầu mà đề
tài đặt ra.
5. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Như đã được đề cập trong tiêu đề của cơng trình, đề tài tập trung vào hai đối tượng
nghiên cứu chính: Trung Quốc và các chính sách ngoại giao dầu lửa của quốc gia này. Dĩ
nhiên, trong q trình thực hiện đề tài, chúng tơi cũng có sự liên hệ hoặc các vấn đề cũng
có sự liên quan đến các đối tượng khác. Tuy nhiên, Trung Quốc và các biện pháp ngoại
giao dầu lửa của Trung Quốc vẫn là hai đối tượng xuyên suốt và nòng cốt.
6. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Với giới hạn của một đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên, chúng tôi chỉ tập trung
vào những hoạt động ngoại giao liên quan đến dầu lửa, không đi sâu vào việc phân tích


6

chính sách ngoại giao của Trung Quốc. Về mốc thời gian trong đề tài, năm 1993 là năm

mà Trung Quốc từ một nước tự cung tự cấp về dầu trở thành một nước nhập khẩu dầu.
Tuy nhiên trong đề tài các hoạt động của Trung Quốc chỉ là những hoạt động có tính
chọn lọc và có tầm quan trọng, chúng tơi khơng liệt kê những hoạt động ngoại giao đó
theo thời gian. Hơn nữa, có những khu vực Trung Quốc cũng chỉ mới đặt sự quan tâm
trong thời gian gần đây nên mốc thời gian 1993 không đúng cho tất cả các khu vực.
7. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn
Về mặt lý luận, đề tài đi vào tìm hiểu một khái niệm mới và một đề tài tương đối
mới mẻ đối với Việt Nam. Ngoại giao hiện đại khơng cịn chỉ dừng lại ở chính sách đối
ngoại mà cịn đi vào từng lĩnh vực cụ thể. Ví dụ như ở Việt Nam, những năm gần đây,
ngoại giao văn hóa nổi lên như một trong những chiến lược ngoại giao của quốc gia. Năm
2009 vừa qua cũng là năm ngoại giao văn hóa của Việt Nam. Ngoại giao nên đi vào từng
lĩnh vực cụ thể và không dừng lại ở quan hệ quốc tế mà dùng những yếu tố đó để gia tăng
tiếng nói cũng như tầm ảnh hưởng quốc gia trên trường quốc tế.
Về mặt thực tiễn, phạm vi ứng dụng của đề tài sẽ xoay quanh việc tìm hiểu những
tham vọng của chính phủ Trung Quốc trong vấn đề năng lượng cũng như những ảnh
hưởng của nó đối với Việt Nam. Những bài học rút được từ chính sách của Trung Quốc
cũng sẽ hữu dụng với các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam trong tương lai.


7

CHƯƠNG 1: TRUNG QUỐC VÀ VẤN ĐỀ AN NINH DẦU LỬA

An ninh năng lượng, nhất là an ninh dầu lửa từ lâu đã trở thành mối quan tâm hàng
đầu của nhiều quốc gia. Sự thiếu hụt năng lượng nói chung và thiếu hụt dầu lửa nói riêng
cịn dẫn đến một loạt hệ quả xấu cho đời sống xã hội, quốc phòng và an ninh quốc gia.
Để đảm bảo đủ nguồn cung, các quốc gia tiêu thụ nhiều dầu ngày càng tham gia sâu vào
thị trường dầu lửa tồn cầu, tìm kiếm những nguồn cung mới từ bên ngoài. Điều này dẫn
đến sự phụ thuộc lẫn nhau của thị trường dầu lửa và khả năng tổn thương dây chuyền, địi
hỏi chính sách đa dạng hóa nguồn cung để đảm bảo đủ lượng dầu cung cấp cho nền kinh

tế, nhất là các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc.
Trong vài thập niên trở lại đây, Trung Quốc ngày càng đẩy mạnh các hoạt động an
ninh dầu lửa của mình bởi quốc gia này càng ngày càng khát dầu.Với một nền kinh tế
phát triển nóng, nhu cầu dầu của Trung Quốc được dự báo sẽ ngày càng tăng cao. Trung
Quốc ngày càng tìm kiếm nhiều hơn những nguồn cung dầu mới thơng qua đa dạng hóa
nguồn cung và ngoại giao dầu lửa. Chương này chúng tơi sẽ phân tích một cách tổng qt
về thị trường năng lượng tồn cầu, về vai trị của dầu lửa đối với thế giới trên các lĩnh
vực kinh tế cũng như chính trị, đồng thời cũng sẽ phân tích tình hình an ninh năng lượng
và an ninh dầu lửa của Trung Quốc kể từ năm 1993 đến nay.
1.1 Bức tranh an ninh năng lượng toàn cầu: dầu lửa - kinh tế và quyền lực
chính trị
Kể từ chiếc máy hơi nước chạy bằng than đầu tiên được chế tạo vào cuối thế kỷ
XVIII mở ra kỷ nguyên công nghiệp hóa cho nhân loại, thế giới đã và đang chứng kiến sự
gia tăng không ngừng trong việc sử dụng năng lượng. Ngày nay, khái niệm “năng lượng”
không chỉ đề cập đến than, dầu mỏ, điện và khí đốt, mà còn mở rộng ra thêm năng lượng
hạt nhân, năng lượng mặt trời, các nguồn nhiên liệu sạch và nhiên liệu thay thế. Điều này
cho thấy thế giới đang cần nhiều nguồn năng lượng hơn để phát triển. Vấn đề năng lượng
cũng đã và đang được tồn cầu hóa với sự xuất hiện của một thị trường năng lượng toàn
cầu, sự tham gia của hàng loạt nền kinh tế mới nổi như Ấn Độ, các nước thuộc khu vực


8

Châu Á – Thái Bình Dương, đặc biệt là Trung Quốc. Thị trường năng lượng toàn cầu này
đang ngày càng gắn kết chặt chẽ hơn thông qua các cơ chế mua bán và khai thác năng
lượng giữa các quốc gia. Quan hệ năng lượng toàn cầu ngày càng phức tạp. Trong mơi
trường các quan hệ ấy, bài tốn an ninh năng lượng mà các quốc gia đang phải đối mặt
ngày càng khó khăn hơn.
Với các quốc gia tiêu thụ nhiều năng lượng như 28 thành viên của Cơ Quan Năng
Lượng Quốc Tế (International Energy Agency – IEA) và nhóm các quốc gia đang phát

triển, an ninh năng lượng có thể được định nghĩa đơn giản là “Khả năng đảm bảo đủ
nguồn cung cấp năng lượng với giá cả hợp lý và ổn định”1 với mục tiêu cơ bản nhất là
“duy trì và phát triển nền kinh tế”.2 Đây là lĩnh vực mà an ninh năng lượng có quan hệ
mật thiết nhất đối với an ninh quốc gia, bên cạnh đó, nó cịn liên quan đến an ninh qn
sự - quốc phịng và ảnh hưởng đến nền chính trị của một nước.
Tầm quan trọng của năng lượng đối với nền kinh tế là hiển nhiên. Năng lượng là
nhiên liệu cho sản xuất, giao thông vận tải và đảm bảo hầu như mọi yêu cầu vật chất của
đời sống xã hội: điện thắp sáng từng ngôi nhà, từng đường phố, giúp vận hành hệ thống
cấp thốt nước và tất cả máy móc thiết bị; xăng và dầu diesel giúp các loại phương tiện
giao thông vận hành, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, vận chuyển hàng hóa, nối liền
các vùng nguyên liệu, nhà máy và thị trường. Chưa kể đến hệ thống y tế công cộng cần
nhiên liệu để chạy các xe cứu thương, khí gas đốt nóng các bếp ăn và sưởi ấm Châu Âu
vào mùa đông. Gần đây Bỉ đã thay toàn bộ hệ thống đèn chiếu sáng công cộng sang sử
dụng năng lượng mặt trời, nghĩa là các bóng đèn này sẽ sáng cả ngày lẫn đêm, miễn
chúng cịn đủ pin dự trữ. Như vậy, có thể nói, năng lượng là phần thiết yếu trong cơ sở hạ
tầng của một nền kinh tế, không đủ năng lượng hoặc sử dụng năng lượng không hiệu quả,
xã hội sẽ bất ổn và nền kinh tế vận hành cũng không hiệu quả.

1

IEA, World Energy Outlook 2007 (WEO 2007) - Global Energy Prospects : Impacts On Developments
In China & India, trang 160
2
APERC (2007), Energy Security Initiative, Asia Pacific Energy Research Centre, trang 4


9

Việc đảm bảo đủ năng lượng còn liên quan trực tiếp đến tiềm lực quân sự - quốc
phòng, nhất là với các nước có quân đội mạnh như Hoa Kỳ, Nga và Trung Quốc. Cầu nối

giữa năng lượng và quân sự là vũ khí: Với Hoa Kỳ, Lục quân và Khơng qn sử dụng
nhiên liệu hóa thạch, cịn Hải qn sử dụng năng lượng hạt nhân cho các chiến hạm và
tàu ngầm3. Không chỉ riêng Hoa Kỳ, không đủ năng lượng cung cấp sẽ khiến sức mạnh
quân sự của một quốc gia sẽ yếu đi và nền quốc phịng khơng thể đảm bảo an ninh cho
đất nước.
Thiếu nguồn cung cấp năng lượng dẫn đến kinh tế - xã hội bất ổn và quốc phịng
yếu ớt, từ đó dẫn đến sự biến động về chính trị ở một quốc gia. Khi cơ sở hạ tầng lung lay
thì kiến trúc thượng tầng không thể vững vàng. Một nền kinh tế vận hành chậm chạp do
thiếu điện hay xăng dầu sẽ làm nảy sinh các mâu thuẫn xã hội giữa những người nắm
nhiều ưu thế về năng lượng và những người yếu thế hơn. Nhưng trên hết là sự thiếu thốn
những nhu cầu cơ bản như thắp sáng và đi lại khiến dân chúng cảm thấy khơng an tồn,
từ đó có thể xảy ra xung đột với chính phủ. Thêm vào đó, hệ thống quân sự không đủ lực
để trấn áp các lực lượng nổi dậy và sự tấn cơng từ bên ngồi sẽ tạo ra sự hỗn loạn toàn
diện, thể chế bất ổn và thậm chí có thể bị đe dọa lật đổ.
Tầm quan trọng của năng lượng khiến việc đảm bảo an ninh năng lượng trở thành
một vấn đề cấp thiết cho mọi quốc gia. Trong một tài liệu của Daniel Yergin có viết:
“Vào đêm trước Chiến Tranh Thế Giới Thứ Nhất, Bộ Trưởng Hải Quân
Winston Churchill đã có một quyết định lịch sử: chuyển nguồn năng lượng của
lực lượng hải quân Anh từ than sang dầu lửa. Ngài dự định khiến hạm đội Anh
nhanh hơn đối thủ từ nước Đức. Nhưng sự thay đổi này đồng nghĩa với việc Hải
Quân Hồng Gia sẽ khơng cịn phụ thuộc vào than đá xứ Wales mà vào nguồn
dầu không ổn định từ vùng trước đây là Ba Tư. An ninh năng lượng từ đó trở
thành một vấn đề của chiến lược quốc gia. Và câu trả lời của Churchill: “Sự an
toàn và chắc chắn của dầu lửa” ngài nói, “phụ thuộc vào đa dạng hóa và chỉ đa

3

Hakes, Jay (2008), The Declaration of Energy Independence, Wiley, trang 3



10

dạng hóa mà thơi”.
Kể từ quyết định của Churchill, an ninh năng lượng đã liên tục nổi lên
như là một vấn đề vô cùng quan trọng, và điều này đúng một lần nữa hơm
nay”4.
Theo báo cáo tồn cầu năm 2007 của IEA, an ninh năng lượng nên được xem là
một ngành quản trị khủng hoảng. Lập luận này đề cập đến khả năng bị gián đoạn nguồn
cung cả trong ngắn hạn do những sự phá hoại, bất ổn chính trị hay hư hỏng kỹ thuật, và
dài hạn do việc thiếu hụt đầu tư và khả năng chuyên chở5. Đảm bảo độc lập về năng
lượng luôn là mục tiêu mơ ước của mọi quốc gia.
Tuy nhiên, hiện nay đang có sự phụ thuộc lẫn nhau chặt chẽ giữa các quốc gia
nhập khẩu và xuất khẩu năng lượng6. Các quốc gia tiêu thụ năng lượng ngày nay không
thể đảm bảo đủ nhu cầu năng lượng của mình. Hiện nay khí thiên nhiên dùng ở châu Âu
được nhập khẩu từ Nga. Hoa Kỳ nhập khẩu dầu từ ít nhất 15 quốc gia trên toàn thế giới7.
Mặt khác, những quốc gia xuất khẩu năng lượng cũng trông chờ vào nguồn lợi nhuận thu
được từ xuất khẩu năng lượng để phát triển kinh tế của chính nước mình. Quy luật cung –
cầu đã khiến các quốc gia thắt chặt quan hệ mua – bán của mình trên thị trường năng
lượng. Quan hệ này xuất phát từ việc các nguồn năng lượng không phân bố đồng đều trên
tồn thế giới, nhất là nhiên liệu hóa thạch như than, dầu mỏ và khí đốt. Các nguồn năng
lượng này lại thuộc dạng không thể tái tạo. Các quốc gia khơng có, hoặc có rất ít năng
lượng nội địa, ví dụ như Nhật Bản hay Hàn Quốc, đến một lúc nào đó sẽ dùng cạn nguồn
dự trữ của chính mình và nảy sinh nhu cầu mua thêm năng lượng từ nước ngoài. Mặt
khác, một vài nước lại đang nắm giữ những nguồn năng lượng giàu nhất thế giới, và cần
phải bán đi để tìm kiếm nguồn lợi kinh tế để xây dựng đất nước vốn cịn nhiều khó khăn
của mình. Điều hiển nhiên là thị trường mua – bán năng lượng hình thành, nơi các nước
4

Daniel Yergin (2006), Foreign Affairs, New York, vol. 85, iss 2, trang 69.
IEA, WEO 2007, International Energy Agency trang 161.

6
Dalgaard, Klaus. and Glöck, Åsa (2009), The Dialectics of Energy Security Interdependence, ISA
Convention, trang 21.
7
U.S. Energy Information Administration (2009), Crude Oil and Total Petroleum Imports Top 15
Countries,:
5


11

mua và bán tiến hành các thương vụ vận chuyển những nguồn năng lượng thiết yếu đi
khắp thế giới: các đường ống dẫn dầu, khí đốt, hệ thống điện, các thương vụ mua
uranium để hoạt động nhà máy điện hạt nhân. Trong thị trường này, kẻ mua và người bán
đều được hưởng lợi: những nước khơng có nguồn năng lượng nội địa có thể duy trì hoạt
động kinh tế bằng cách mua dầu từ Trung Đông và Nam Mỹ, mua than đá từ Úc và mua
khí đốt từ Nga8. Các nước giàu tài nguyên năng lượng có thể xuất khẩu để thu lợi nhuận
khổng lồ phục vụ vào mục tiêu phát triển kinh tế. Tuy nhiên, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa
các nước tiêu thụ và cung cấp có thể dẫn đến khả năng bị tổn thương dây chuyền9. Sự
kiện Gazprom của Nga đầu năm 2009 tạm dừng cung cấp khí đốt cho Châu Âu khiến
châu lục này chìm trong một mùa đông giá lạnh và khủng hoảng đã chứng minh điều này.
Tuy nhiên vẫn có giải pháp cho nguy cơ dễ tổn thương lẫn nhau giữa các quốc gia
trong hệ thống cung ứng năng lượng tồn cầu. Đó là đa dạng hóa như những gì Winston
Churchill đã nói về dầu trước Chiến Tranh Thế Giới Thứ Nhất. Với các quốc gia nhập
khẩu, đa dạng hóa trước hết là tìm cách làm đa dạng các nguồn năng lượng sử dụng để
không quá lệ thuộc vào một nguồn năng lượng đơn lẻ nào10. Hiện nay phương pháp này
đang được hiện thực hóa bằng các nỗ lực trên tồn thế giới nhằm tìm kiếm các nguồn
nhiên liệu thay thế cho nhiên liệu hóa thạch. Khía cạnh thứ hai của sự đa dạng hóa là tìm
kiếm những nhà cung cấp mới để giảm thiểu nguy cơ bị gián đoạn nguồn cung. Và cuối
cùng là đảm bảo một hệ thống dự trữ năng lượng đủ để giải quyết những khủng hoảng

ngắn hạn11. Với những quốc gia xuất khẩu thì điều cẩn thiết là đa dạng hóa khách hàng,
tìm thêm nhiều người mua để đảm bảo lợi nhuận của mình. Đây là cách để điều phối
quan hệ cung – cầu năng lượng trong bối cảnh thị trường ngày càng thắt chặt.

8

Nguồn : EIA : và Suite100 :
9
Dalgaard, Klaus. and Glöck, Åsa (2009), The Dialectics of Energy Security Interdependence, ISA
Convention, trang 23
10
Sđd, trang 24
11
Các thành viên IEA hiện nay phải đảm bảo đủ dự trữ dầu trong 90 ngày, nguồn :


12

Dầu lửa, chiếm 2/3 tổng giao dịch năng lượng toàn cầu12, là tiêu biểu cho các loại
năng lượng nói chung bởi nó biểu thị đúng nhất qui luật cung – cầu của thị trường năng
lượng; với xuất phát điểm là các nguồn dự trữ dầu trên trái đất phân bố không đồng đều
và không thể tái tạo. Các nước Trung Đông và Bắc Hoa Kỳ chiếm tổng cộng 72% trên
tổng lượng dầu dự trữ của thế giới13 trong khi nhiều nước khơng có hoặc đã dùng cạn mỏ
dầu. Từ đó nảy sinh cung – cầu và sự hình thành thị trường dầu lửa thế giới. Như đã phân
tích với thị trường năng lượng nói chung, thị trường dầu lửa là một thị trường ngày càng
thắt chặt. Sự phụ thuộc chặt chẽ giữa các nước mua và bán giúp thỏa mãn nhu cầu của cả
đôi bên, mặt khác cũng mang lại những nguy cơ tổn thương sâu sắc.
Trong tất cả các loại năng lượng, dầu lửa có khả năng gây ra những tổn thương
nghiêm trọng nhất, không chỉ về kinh tế và chính trị nội địa của một nước mà ảnh hưởng
đến cả vị thế kinh tế và chính trị của nước đó trên phạm vi tồn cầu. Dầu được xem là

máu của nền kinh tế thế giới khi nó là nhiên liệu chính trong giao thơng vận tải. Nền cơng
nghiệp ô tô thế giới hiện nay vẫn tiếp tục chế tạo những động cơ chạy bằng xăng hoặc
dầu diesel, còn những mẫu xe dùng điện hay năng lượng sạch vẫn cịn hạn chế. Điều này
có nghĩa nếu nguồn cung dầu bị ngưng trệ, hệ thống giao thông sẽ lập tức bất ổn hoặc giá
dầu sẽ bị đẩy lên cao gây ra khủng hoảng dây chuyền cho nhiều nền kinh tế. Ngồi ra giá
dầu cịn ảnh hưởng mạnh đến thị trường tài chính. Khi giá dầu lên quá cao, thị trường tài
chính thế giới sẽ bất ổn, có thể dẫn đến khủng hoảng. Thực tế hai cuộc khủng hoảng dầu
lửa vào năm 1973 và 1979 đã chứng minh điều này.
Bên cạnh giá trị không thể thay thế trong kinh tế, dầu lửa cịn là cơng cụ quan
trọng của quyền lực chính trị. Việc các nước tiêu thụ nhiều dầu phụ thuộc vào các quốc
gia xuất khẩu (mà nhiều nhất là Trung Đông) đã khiến dầu lửa trở thành công cụ để các
nước xuất khẩu đạt được quyền lực. Đến lượt mình, các nước nhập khẩu dầu (mà điển
hình là Hoa Kỳ và Trung Quốc) dùng đô la dầu lửa như là cách thức để áp đặt quyền lực
lên các nước có mỏ dầu trên thế giới. Ngồi ra cịn phải nói đến sự tranh chấp quyền lực
12

Kohl, W.L, (2006) National Security and Energy, Encylopedia of Energy, vol 4, San Diego, trang 196.
EIA (2007), World Proved Reserves Of Oil And Natural Gas, U.S. Energy Information Administration

13


13

ở những nơi mà đường ống dẫn dầu hoặc khí đi qua như kênh đào Suez. Có thể nói, dầu
chảy qua nơi nào trên bản đồ thế giới, nơi đó có nảy sinh tranh chấp quyền lực. Tranh
chấp này xảy ra đầu tiên khi những công ty khai thác và chế biến dầu lửa của Hoa Kỳ
tranh giành những mỏ dầu tại vùng Pensylvania, sau đó mở rộng ra thành những quan hệ
phức tạp trong ngoại giao giữa các nước. Những mâu thuẫn này nêu ra một câu hỏi: ai sẽ
khống chế được nhiều mỏ dầu hơn và ai sẽ có nhiều đơ la từ dầu hơn. Những năm 70,

theo Henry Kissinger: “Nếu bạn nắm được nguồn dầu của một nước tức bạn điều khiển
được nước đó; nếu bạn nắm được lương thực, bạn điều khiển dân số”14. Giá trị của câu
nói trên đến nay vẫn cịn ngun vẹn.
Cộng hịa Dân chủ Nhân dân Trung Hoa – đối tượng sẽ là trọng tâm nghiên cứu
của chúng tôi từ đây – là một điển hình cho một nước sử dụng nhiều năng lượng trên thế
giới. Trung Quốc cũng tiêu biểu cho quá trình một nước, từ độc lập về năng lượng trở
nên phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu và hơn ai hết bắt đầu hình thành nhận thức về
hiểm họa của việc gián đoạn nguồn cung. Trung Quốc cũng là nước nhập khẩu dầu nhiều
thứ 2 thế giới từ năm 2003. Chính sách năng lượng của Trung Quốc đề ra khơng những là
tìm kiếm sự độc lập trong an ninh năng lượng trong bối cảnh thị trường phụ thuộc lẫn
nhau, mà cịn dành một phần quan trọng trong đó để đảm bảo an ninh dầu mỏ và quyền
lực ngày một gia tăng trên phạm vi tồn cầu.
1.2 Tình hình an ninh năng lượng của Trung Quốc.
Theo Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Bền vững –Viện Khoa học Xã hội Trung
Quốc, mức tiêu thụ năng lượng của Trung Quốc đã tăng từ 1.3 tỉ tce (đơn vị năng lượng
qui đổi về than tính bằng tấn) năm 2000 lên 2.2 tỉ tce năm 2005. Sự tăng trưởng khổng lồ
về năng lượng này được dự báo sẽ tăng lên đến 2.947 tỉ tce vào năm 2020 và 4.249 tỉ tce

14

Nguyên văn : “If you control the oil you control the country; if you control food, you control the
population.”


14

trước năm 203015. Những dữ liệu trên đã cho thấy vấn đề an ninh năng lượng hiện nay
đang đặt sức ép nghiêm trọng lên chính quyền Bắc Kinh.
Sức ép về năng lượng của Trung Quốc bắt nguồn từ những nguyên nhân nội tại
của đất nước. Đó là các gánh nặng về bùng nổ dân số, tốc độ đơ thị hóa, đặc điểm của

nền kinh tế cùng mục tiêu phát triển trong tương lai. Đó là chưa kể đến đầu tư vào quân
đội và hệ thống vũ khí. Tất cả những nguyên nhân đó kết hợp với nhau khiến Trung Quốc
trở thành một cỗ máy ào ạt ăn than, uống xăng dầu và liên tục bơm khí thiên nhiên để
hoạt động.
Nguyên nhân đầu tiên cho sự tiêu hao năng lượng khổng lồ trên xuất phát từ xã
hội Trung Quốc. Nước này hiện tại có số dân khoảng 1.3 tỉ người, đơng nhất thế giới. Chỉ
riêng việc đáp ứng nhu cầu cơ bản như thắp sáng, bếp ăn và đi lại của dân số đó đã tiêu
hao một nguồn năng lượng khổng lồ. Chưa kể đến tốc độ đơ thị hóa của Trung Quốc
ngày một tăng cao. Theo Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, tỉ lệ dân đô thị của nước
này đã tăng từ 26.41% năm 1990 lên 41.76% năm 2004 16. Năm 1995, Trung Quốc có
380,553 triệu dân sống ở đô thị. Con số này năm 2005 là 530 659 triệu người với tốc độ
tăng trưởng bình quân hàng năm trong giai đoạn 1990 – 2005 từ 2.12 đến 2.7%17. Khi
dân thành thị tăng lên và các thành phố mở rộng, cũng như những thành phố mới được
xây dựng, có nghĩa là sự tiêu hao năng lượng cũng tăng lên cho việc vận hành cơ sở hạ
tầng của các thành phố. Tại thành thị, mật độ chiếu sáng, giao thông và máy điều hòa rất
dày đặc, nguồn điện cũng tiêu hao nhiều cho hệ thống cấp thoát nước và các nhu cầu dân
sinh khác. Tốc độ đơ thị hóa tăng có nghĩa là Trung Quốc sẽ gặp thêm áp lực mới về
năng lượng.
Nguyên nhân thứ hai đến từ các đặc điểm của nền kinh tế Trung Quốc và tham
vọng phát triển của nước này. Trung Quốc, bất chấp tổng GDP của nền kinh tế là 4,910 tỉ

15

Research center for Sustianable Development (2006), Underdtanding China’s Energy Policy, Chinese
Academy of Social Sciences, trang 6-11
16
Sđd, trang 13
17
UN, “World Urbanization Prospects: The 2007 Revision”: />


15

USD, lớn thứ 3 thế giới hiện tại18, vẫn là một nước đang phát triển với các ngành chính là
cơng nghiệp lắp ráp và chế biến. Thời gian gần đây, sự phân cơng hóa lao động tồn cầu
đã khiến dân số đông đảo của Trung Quốc trở thành nguồn nhân cơng giá rẻ của thế giới.
Nước này theo đó cũng trở thành xưởng làm thuê lớn của thế giới cùng với Ấn Độ. Đặc
điểm trên khiến nền kinh tế Trung Quốc tiêu hao nhiều năng lượng hơn các nền kinh tế
phát triển. Bởi vì các ngành cơng nghiệp gia cơng, chế biến, công nghiệp nhẹ là những
ngành hao tổn nhiều năng lượng hơn những ngành khác. Nền công nghiệp Trung Quốc
chiếm 76% tổng năng lượng tiêu thụ toàn quốc.19 Hơn nữa, tốc độ phát triển kinh tế của
Trung Quốc lại quá cao. Trong thời gian từ 1978 đến 2000, tăng trưởng bình quân của
Trung Quốc là 9%, dẫn đến nhu cầu năng lượng tăng tương ứng 4%/năm. Từ 2001 tốc độ
tăng trưởng vẫn tương tự, nhưng mức tăng trưởng trong tiêu thụ năng lượng bị đẩy lên tới
11% năm 20. Nước này chưa dừng lại ở đó, mà cịn muốn giữ tốc độ tăng trưởng cao trong
tương lai. Mục tiêu của Trung Quốc là tăng gấp 4 lần GDP và gấp đôi lượng năng lượng
tiêu thụ vào năm 202021. Với tham vọng như vậy, Trung Quốc phải đương đầu với thách
thức nghiêm trọng trong vấn đề đảm bảo năng lượng để vận hành nền kinh tế của mình.
Nguyên nhân thứ ba, có lẽ khơng nổi trội, nhưng cũng đáng tính đến vào sự tiêu
hao năng lượng của Trung Quốc, đó là việc nước này đang tăng cường và mở rộng hệ
thống quân sự. Việc Trung Quốc gia tăng các loại tàu chiến, chiến hạm, máy bay và các
loại vũ khí hiện đại ngồi việc tốn hao chi phí đầu tư còn khiến Trung Quốc phải chi
nhiều tiền hơn cho quá trình vận hành của chúng: làm thế nào để đủ nhiên liệu cho các
phương tiện, khí tài quân sự hoạt động. Cùng với xã hội và kinh tế, quân sự cũng khiến
Bắc Kinh gặp khó khăn trong việc đảm bảo an ninh năng lượng.

18

National Beaurau Statistic of China (2009), Main Statistical Data:
/>19
Research center for Sustianable Development (2006), Underdtanding China’s Energy Policy, Chinese

Academy of Social Sciences, trang 14.
20
Park, Choon-ho and Cohen, Jerome Alan, China Rise, Peterson Institute of Economics, trang 138
21
Research center for Sustianable Development (2006), Underdtanding China’s Energy Policy, Chinese
Academy of Social Sciences trang 24


16

Những áp lực trên đã gây sức ép lên Bắc Kinh trong vấn đề đảm bảo an ninh năng
lượng. Bất chấp thành quả của dự án dự trữ và sử dụng năng lượng hiệu quả, Trung Quốc
hiện đang phụ thuộc ngày càng nhiều vào các nguồn năng lượng nhập khẩu. Việc chuyển
đổi cơ cấu năng lượng giảm thiểu sử dụng than đá và chuyển sang sử dụng dầu mỏ và khí
đốt khiến sự phụ thuộc này càng lớn vì đây là các nguồn cung chủ yếu nhờ nhập khẩu.

Biểu đồ 1.1: Sản xuất và tiêu thụ năng lượng của Trung Quốc.
Nguồn: China statistical yearbook 1996-2007

Biểu đồ 1.2 : Cơ cấu năng lượng của Trung Quốc 1996-2020
Nguồn: United States Energy Information Administration.


17

Than đá là nguồn năng lượng quan trọng nhất của Trung Quốc trong q trình
cơng nghiệp hóa từ 1979 đến nay. Nguồn năng lượng này lúc nào cũng chiếm trên 60%
trong tổng cơ cấu năng lượng của Trung Quốc. Tuy nhiên Bắc Kinh ngày càng nhận ra
những hậu quả nghiêm trọng của việc phụ thuộc quá nhiều vào than đá. Nguyên nhân
nằm ở các vấn đề hiệu suất sử dụng, mơi trường và an tồn lao động. Sản xuất than ở

Trung Quốc là một qui trình thủ cơng, cơng nhân làm việc sâu dưới các hầm mỏ thiếu
thốn điều kiện bảo vệ. Ước tính khoảng 80% các mỏ than ở Trung Quốc hoạt động trái
phép. Năm 2008, những vụ sập mỏ than liên tục của Trung Quốc đã dấy lên những lo
ngại thực sự về tính an tồn của những mỏ khai thác than đá. Mỗi năm bình quân các vụ
sụp và hỏa hoạn mỏ than gây ra cái chết của 3000 người22. Sự nguy hiểm của các mỏ than
đặt ra sức ép xã hội lên chính quyền Bắc Kinh phải đóng cửa 1000 mỏ trên khắp nước
năm 2008 và khoảng 4000 mỏ trong tương lai. Bên cạnh đó, hiệu quả sử dụng than khơng
cao bằng dầu hay khí đốt. Than đá cũng gây ra nhiều ô nhiễm hơn cho môi trường và các
loại bệnh lý nguy hiểm cho con người. Tất cả những điều trên khiến Bắc Kinh phải từ bỏ
dần than đá và thay thế bằng các loại nhiên liệu từ dầu lửa, bao gồm xăng, dầu diesel và
khí đốt.
1.3 An ninh dầu lửa và ngoại giao dầu lửa của Trung Quốc
Dầu lửa và các sản phẩm xuất phát từ dầu lửa có vai trị quan trọng chiến lược đối
với các nhà hoạch định chính sách ở Bắc Kinh. Thời gian gần đây, mặc dù tổng lượng sử
dụng cả dầu và khí đốt của Trung Quốc chiếm chỉ 20-24 % trong tổng năng lượng sử
dụng, với phần đóng góp của dầu hầu như khơng thay đổi, nhưng tầm quan trọng của dầu
đối với Bắc Kinh vẫn là không thể chối cãi

22

Tuổi Trẻ Online, ngày 21/11/2009: />

18

Biểu đồ 1.3 : Lượng khai thác và tiêu thụ dầu thô của Trung Quốc (19902006). Đơn vị : triệu thùng / ngày.
Nguồn : BP, West Texas Intermidiate
Dầu vẫn ảnh hưởng lên sự phát triển của Trung Quốc như đã và đang ảnh hưởng
đến sự phát triển của mọi quốc gia trên toàn thế giới. Dầu lửa liên quan chặt chẽ đến hệ
thống giao thông vận tải của Trung Quốc, một đất nước có diện tích lớn thứ tư thế giới,
các thành phố công nghiệp và đô thị hiện đại không ngừng phát triển. Xét theo tốc độ

tăng trưởng kinh tế, nhu cầu vận tải của Trung Quốc sẽ ngày một gia tăng. Việc nối kết
giữa các nhà máy, vùng nguyên liệu, thị trường và cảng biển của Trung Quốc đòi hỏi một
lượng phương tiện rất lớn, dẫn đến lượng xăng dầu sử dụng cũng tăng theo tương ứng.
Bên cạnh đó, xã hội Trung Quốc đang chứng kiến ngày càng nhiều người giàu lên nhanh
chóng và lượng mua ơ tơ theo đó cũng tăng trưởng mạnh. Để đáp ứng nhu cầu giao thông
vận tải và các nhu cầu khác, Trung Quốc ngày nay sử dụng 7.8 triệu thùng dầu thô mỗi


19

ngày23. Trung Quốc cũng cần xăng dầu để hoạt động các loại khí tài quân sự hiện đại để
triển khai kế hoạch hiện đại hóa lực lượng quân đội và tăng tiềm lực quân sự trong tư
cách một “anh lớn” mới nổi của thế giới. Về chính trị, dầu lửa khơng chỉ góp phần vào an
ninh năng lượng và an ninh quốc gia của Trung Quốc mà còn khiến Bắc Kinh trở thành
một tiếng nói lớn trên trường quốc tế. Dầu mỏ liên quan chặt chẽ đến quyền lực toàn cầu.
Sự phụ thuộc lẫn nhau của thị trường dầu lửa thế giới – một thị trường ngày càng khan
hiếm - khiến nảy sinh khả năng một quốc gia có thể có quyền lực lớn hơn trong bàn cờ
chính sách tồn cầu nếu nước đó nắm được nhiều túi dầu hơn trên thế giới. Khơng chỉ ít
bị tổn thương hơn khi giá dầu thế giới biến động, mà chính Trung Quốc cũng có thể dùng
ảnh hưởng của mình điều chỉnh thị trường dầu lửa tồn cầu và qua đó điều chỉnh quan hệ
giữa các quốc gia theo chiều hướng có lợi cho Trung Quốc nếu nước này tăng cường
được nguồn sở hữu của mình trong vấn đề dầu lửa.
Mặc dù vậy, hiện nay tổng lượng khai thác dầu lửa của Trung Quốc tại các mỏ
trong nước không đủ đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng. Trung Quốc đang ngày càng
phụ thuộc nhiều hơn vào các nguồn dầu từ bên ngoài với lượng nhập khẩu tăng lên chóng
mặt trong những năm vừa qua. Trước 1993, Trung Quốc vẫn đảm bảo được nhu cầu dầu
lửa của mình. Đến trước năm 2000, sự chênh lệnh cung – cầu nội địa vẫn không quá lớn.
Nhưng từ 2001 đến nay, với tốc độ phát triển kinh tế nóng, tốc độ đơ thị hóa cao, sự tăng
trưởng vượt bậc trong vốn FDI và các dự án đầu tư nước ngoài khiến nhu cầu sử dụng
dầu của Trung Quốc tăng lên mạnh mẽ. Trong so sánh với nhu cầu dầu của toàn thế giới,

Trung Quốc nổi lên nhanh chóng.

Năm 2006, Trung Quốc đã trở thành nước tiêu thụ dầu nhiều thứ hai và nhập khẩu
nhiều thứ ba thế giới. Chiều hướng tiêu thụ dầu mỏ ở Trung Quốc được dự báo sẽ còn
tăng hơn nữa trong tương lai nếu nước này tiếp tục giữ nhịp độ phát triển kinh tế nóng.

23

EIA, “Countries Analysis Brief/China” : />

20

Năm

Nhập khẩu

Xuất Khẩu

Chênh lệch

Phụ thuộc

1990

7.6

31.1

-23.5


-20.5

1995

36.7

24.5

12.2

7.6

2000

97.5

21.7

75.8

33.8

2005

171.6

28.9

142.8


43.9

2006

194.5

26.3

168.3

48.2

Bảng 1: Lượng dầu khí nhập khẩu và xuất khẩu của Trung Quốc (triệu tấn)
và sự phụ thuộc vào nguồn dầu khí nhập khẩu (phần trăm) 1990-2006.
Nguồn: China Statistical Yearbook, nhiều ấn bản
Sự phụ thuộc của Trung Quốc vào nguồn dầu ở nước ngồi khiến chính quyền Bắc
Kinh phải tìm một hướng đi mới để tiếp cận các túi dầu mới trong khi thị trường dầu lửa
truyền thống hầu như đã “kín chỗ” với sự chi phối của những “tay chơi lâu năm” như
Hoa Kỳ, EU, OPEC cùng vài quốc gia ở Trung Đông và Nam Mỹ có nguồn dầu dồi dào.
Trật tự của thị trường này vốn được hình thành sau cuộc khủng hoảng dầu lửa năm 1973,
kéo theo những hệ lụy nghiêm trọng cho kinh tế thế giới, để rồi các nước tiêu thụ dầu
phải ngồi lại với nhau và lập ra IEA có trụ sở tại Paris năm 1974. IEA là thể chế của
những nước nhập khẩu dầu lửa dùng để đối trọng với OPEC – các quốc gia xuất khẩu
dầu. Xét theo khía cạnh đơn giản nhất, thị trường dầu lửa bị chi phối bởi 3 điều: (1)
Chính sách của OPEC cắt giảm sản lượng để tăng giá hoặc gây sức ép lên phương Tây,
(2) chính sách của thành viên IEA tung ra lượng dầu dự trữ của mình để trấn áp OPEC,
và (3) nhu cầu ngày càng gia tăng của các nền kinh tế mới nổi, trong đó có Trung Quốc.
Ngày nay vấn đề giá dầu còn bị yếu tố khủng bố, chiến tranh cục bộ và xung đột sắc tộc ở
Trung Đơng góp phần thay đổi. Tuy nhiên cục diện thị trường dầu lửa truyền thống đến
nay đã chật hẹp và Trung Quốc không thể đảm bảo đủ nhu cầu dầu lửa cho mình nếu chỉ

nhập khẩu dầu từ Trung Đông. Ngay cả cách nhập khẩu dầu thô truyền thống, dẫn dầu
qua hệ thống đường ống chung của thế giới cũng mang trong mình những nguy cơ


21

nghiêm trọng của việc gián đoạn nguồn cung, nhất là trong giai đoạn giá dầu đang ở mức
cao như hiện nay (Tháng Tư năm 2010, giá dầu đạt trên dưới 80 USD/thùng).24
Tình hình trên khiến các nhà hoạch định chính sách ở Bắc Kinh phải đưa ra một
chính sách hồn toàn mới, kết hợp giữa kế hoạch dự trữ dầu thơ và chiến lược khai thác
tồn cầu. Trung Quốc có một kế hoạch dự trữ dầu thô chiến lược, được thực hiện qua ba
bước, với mục tiêu dự trữ 204 triệu thùng dầu thô, đủ dùng trong 90 ngày25. Trung Quốc
đã đổi từ phương pháp ra ngoài mua dầu sang ra ngoài khai thác dầu, như một biện pháp
đa dạng hóa nguồn cung hữu hiệu trước “cơn khát” dầu của nền kinh tế. Để tiếp cận các
nguồn tài nguyên dầu khí ở nước ngồi, Trung Quốc đã vận dụng một chính sách gọi là
“ngoại giao dầu lửa”. Ngoại giao dầu lửa không phải là khái niệm mới của Trung Quốc.
Thuật ngữ này có thể hiểu theo hai nghĩa: (1) dùng ngoại giao để tiếp cận các nguồn
dầu bên ngoài lãnh thổ quốc gia, và (2) dùng dầu để đạt được những mục tiêu chính
trị - ngoại giao giữa các nước. Trung Quốc sử dụng ngoại giao dầu lửa theo cả hai nghĩa
này. Ngày nay các công ti khai thác dầu lớn của Trung Quốc như Tập đồn Dầu khí Quốc
gia Trung Quốc (CNPC) và Tập đồn Hóa dầu Trung Quốc (Sinopec) đã có mặt và sở
hữu nhiều mỏ dầu ở Trung Đông, Nam Mỹ, Châu Phi, Châu Á – Thái Bình Dương và cả
khu vực Caucassus. Và với việc nắm giữ nhiều nguồn dầu trong tay, Trung Quốc bắt đầu
tạo nên ảnh hưởng về chính trị - ngoại giao với một phạm vi sâu rộng hơn trên toàn thế
giới.

24

LiveCharts, “Crude Oil Charts And Live Oil Price”:
/>25

China Sourcing Blog (2009), “China's Energy Security: Strategic Petroleum Reserves”:
/>

22

CHƯƠNG 2: CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠI GIAO DẦU LỬA CỦA TRUNG QUỐC
TỪ 1993 ĐẾN NAY

Chiến lược đảm bảo an ninh dầu lửa của Trung Quốc được thực hiện trên một cơ
chế tương hỗ. Chính quyền trung ương Bắc Kinh, bằng các biện pháp về ngoại giao (bao
gồm cả kinh tế, chính trị và qn sự), có vai trị mở đường cho các tập đồn dầu khí quốc
gia vươn ra khai thác ở những mỏ dầu lớn trên toàn thế giới, hỗ trợ các mục tiêu về đa
dạng hóa, cải tiến kỹ thuật, đảm bảo nguồn vốn và ký kết các hợp đồng dài hạn 26. Ngoại
giao dầu lửa còn bao gồm cả những hoạt động nhắm đến các thỏa thuận xây dựng các
đường ống dẫn dầu mới tại Trung và Đông Nam Á nối Trung Quốc với các nhà cung cấp,
đảm bảo an ninh về mặt vận chuyển dầu về Trung Quốc.
Các hoạt động ngoại giao dầu lửa của Trung Quốc trải dài trên một bình diện địa
lý rộng lớn, với nhiều đối tượng và cách thức khác biệt. Đây là kết quả của những nỗ lực
ngoại giao song phương từ Bắc Kinh, với một loạt các biện pháp từ viện trợ, đầu tư FDI,
bán vũ khí, gây sức ép lên vấn đề lãnh thổ đến tài trợ cho các nhà nước độc tài và phi
phạm nhân quyền. Chương này sẽ xem xét những hành động ngoại giao của Trung Quốc
trong chiến lược an ninh dầu lửa tại các khu vực trọng yếu: (1) Trung Đông, (2) Châu
Phi, (3) Châu Mỹ Latinh và (4) Một vài khu vực quan trọng khác.
2.1 Khu vực Trung Đông
Mặc dù là một khu vực khắc nghiệt về khí hậu, nhưng Trung Đơng lại là nơi có
nhiều dầu nhất trên thế giới. Trữ lượng dầu của Trung Đông được chứng minh là chiếm
khoảng 64% trữ lượng dầu thế giới, trong đó có 42 % nằm ở các quốc gia thuộc Hội đồng
hợp tác các quốc gia vùng Vịnh (CCG - Gulf Cooperation Council)

27


. Sản xuất dầu tại

khu vực này cũng được dự báo là sẽ tiếp tục tăng trong tương lai và đạt mức 35 triệu

26

Christie E. F. (Ed.), Francois J., Urban W., Wirl F. (2010), Policy Brief, China’s foreign oil policy:
genesis,deployment and selected effects, FIW Research Report, trang 2
27
Shihab – Eldin A. (2006), GCC – Asia Strategic Relations : “Development, Opportunities and
Challenges,” Background paper for the IMF/ WB POS, trang 2.


×