Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Nghiên cứu khoa học sinh viên “đánh giá thực trạng áp dụng luật bảo vệmôi trường tại làng nghềgốm chòm sao ởthịxã thuận an, tỉnh bình dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.54 MB, 93 trang )

Báo cáo Nghiên cứu khoa học sinh viên “Đánh giá thực trạng áp dụng luật bảo vệ môi trường
tại làng nghề gốm Chòm Sao ở thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương”

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG ...............................................................................................................................iv
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................................................vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................................................. vii
DANH MỤC PHỤ LỤC ...................................................................................................................... viii
MỞ ĐẦU.................................................................................................................................................. 1
1.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ....................................................................................................................... 3
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản ............................................................................................................. 3
1.1.2. Tình hình phát triển và đặc điểm làng nghề ở Việt Nam............................................................. 4
1.1.2.1. Tình hình phát triển các làng nghề ở Việt Nam ........................................................................ 4
1.1.2.2. Đặc điểm của các làng nghề ở Việt Nam .................................................................................. 5
1.1.3. Hiện trạng môi trường làng nghề ở Việt Nam ............................................................................. 5
1.1.3.1. Ô nhiễm nguồn nước ................................................................................................................ 6
1.1.3.2. Ô nhiễm mơi trường đất ............................................................................................................ 7
1.1.3.3. Ơ nhiễm khơng khí. ................................................................................................................. 8
1.1.3.4. Ô nhiễm tiếng ồn ..................................................................................................................... 9
1.1.4. Thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường đối với làng nghề ..................................................... 9
1.1.4.1. Các quy định pháp luật liên quan.............................................................................................. 9
1.1.4.2. Các yếu tố đảm bảo thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường ở làng nghề ............................... 11
1.1.4.3. Những khó khăn trong áp dụng luật bảo vệ mơi trường ở các làng nghề Việt Nam .............. 13
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN ...................................................................................................................... 14
1.2.1. Các nghiên cứu trong nước ....................................................................................................... 14
1.2.2. Các nghiên cứu ngoài nước ....................................................................................................... 15
1.3. Tổng quan về làng nghề Gốm Chòm Sao ....................................................................................... 16
1.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển ................................................................................................ 16
1.3.2. Vị trí và điều kiện tự nhiên ........................................................................................................ 17
1.3.2.1. Vị trí địa lý .............................................................................................................................. 17
1.3.2.2. Điều kiện tự nhiên................................................................................................................... 18


1.3.3. Các cơ sở hoạt động ở làng nghề............................................................................................... 19
1.4. tổng quan về Quy trình sản xuất gốm sứ ........................................................................................ 20
1.4.1. Nhu cầu nguyên liệu và máy móc – thiết bị .............................................................................. 20
1.4.1.1. Cơ sở Phước Xuân Long......................................................................................................... 20
1.4.1.2. Cơ sở Thân Phát...................................................................................................................... 21
1.4.1.3. Cơ sở Chánh Vương Kiết ....................................................................................................... 21

Trang i


Báo cáo Nghiên cứu khoa học sinh viên “Đánh giá thực trạng áp dụng luật bảo vệ môi trường
tại làng nghề gốm Chòm Sao ở thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương”
1.4.2. Quy trình sản xuất gốm sứ......................................................................................................... 22
1.5. CÁC VẤN ĐỀ môi trường PHÁT SINH ở làng nghề GỐM Chịm Sao........................................ 25
1.5.1. Mơi trường khơng khí ............................................................................................................... 25
1.5.2. Mơi trường nước........................................................................................................................ 26
1.5.3. Tiếng ồn..................................................................................................................................... 27
1.5.4. Chất thải rắn .............................................................................................................................. 28
1.5.5. An toàn vệ sinh lao động ........................................................................................................... 29
PHẦN 2:

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................... 31

2.1. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................................................... 31
2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................................ 31
2.2.1. Phương pháp tham khảo tài liệu liên quan ................................................................................ 31
2.2.2. Phương pháp thực địa ................................................................................................................ 31
2.2.3. Phương pháp thu thập dữ liệu.................................................................................................... 32
2.2.4. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp.............................................................................................. 32
2.2.5. Phương pháp tốn học ............................................................................................................... 33

2.2.6. Phương đo đạc các thơng số vi khí hậu và tiếng ồn .................................................................. 34
2.2.7. Phương pháp phân tích – tổng hợp ............................................................................................ 35
PHẦN 3:

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN............................................................................................ 36

3.1. Hiện trạng môi trường tại ở làng nghề gốm Chịm Sao .................................................................. 36
3.1.1. Mơi trường khơng khí ............................................................................................................... 36
3.1.2. Mơi trường nước........................................................................................................................ 49
3.1.3. Vi khí hậu và tiếng ồn ............................................................................................................... 52
3.1.4. Chất thải rắn .............................................................................................................................. 54
3.1.5. An toàn vệ sinh lao động ........................................................................................................... 55
3.2. Đánh giá hiện trạng quản lý môi trường ở làng nghề GỐM Chòm Sao ......................................... 56
3.2.1. Mức độ tuân thủ pháp luật bảo vệ môi trường của các cơ sở trong làng nghề .......................... 56
3.2.2. Mức độ ảnh hưởng từ các hoạt động sản xuất của các cơ sở đến người dân............................. 58
3.2.3. Mức độ quản lý của cơ quan địa phương đối với các cơ sở trong làng nghề ............................ 60
3.3. Thực trạng áp dụng luật bảo vệ môi trường ở làng nghề Chòm Sao .............................................. 62
3.4. Đề xuất giải pháp KHẮC PHỤC cho làng nghề Chòm Sao ........................................................... 68
3.4.1. Giải pháp nâng cao chất lượng môi trường làng nghề............................................................... 68
3.4.1.1. Mơi trường khơng khí ............................................................................................................. 68
3.4.1.2. Mơi trường nước ..................................................................................................................... 69
3.4.1.3. Các điều kiện vi khí hậu và tiếng ồn ....................................................................................... 69
3.4.1.4. Chất thải rắn ............................................................................................................................ 69
3.4.2. Giải pháp đảm bảo tuân thủ pháp luật bảo vệ môi trường ở làng nghề Chòm Sao ................... 70

Trang ii


Báo cáo Nghiên cứu khoa học sinh viên “Đánh giá thực trạng áp dụng luật bảo vệ môi trường
tại làng nghề gốm Chòm Sao ở thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương”

3.4.2.1. Giải pháp về chính sách .......................................................................................................... 70
3.4.2.2. Giải pháp về kinh tế ................................................................................................................ 70
3.4.2.3. Giải pháp hỗ trợ ...................................................................................................................... 70
PHẦN 4:

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................................ 71

4.1. Kết luận .......................................................................................................................................... 71
4.2. Kiến nghị ........................................................................................................................................ 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................................... 73
PHỤ LỤC ............................................................................................................................................... 74

Trang iii


Báo cáo Nghiên cứu khoa học sinh viên “Đánh giá thực trạng áp dụng luật bảo vệ môi trường
tại làng nghề gốm Chòm Sao ở thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương”

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Đặc trưng nước thải một số làng nghề chế biến nông sản thực phẩm ...................................... 7
Bảng 1.2 Đặc điểm các cơ sở tại làng nghề gốm Chòm Sao .................................................................. 19
Bảng 1.3 Nhu cầu nguyên vật liệu, máy móc thiết bị của cơ sở Phước Xuân Long .............................. 20
Bảng 1.4 Nhu cầu nguyên vật liệu và máy móc thiết bị của cơ sở Lý Quang........................................ 21
Bảng 1.5 Nhu cầu nguyên vật liệu, máy móc thiết bị của cơ sở Vương Chánh Kiết ............................. 21
Bảng 1.6 Các vấn đề mơi trường khơng khí phát sinh tại làng nghề...................................................... 25
Bảng 1.7 Các vấn đề môi trường nước phát sinh tại làng nghề .............................................................. 26
Bảng 1.8 Các nguồn phát sinh tiếng ồn tại làng nghề ............................................................................ 27
Bảng 1.9 Các nguồn phát sinh chất thải rắn tại làng nghề ..................................................................... 28
Bảng 1.10 Các vấn đề về an toàn vệ sinh lao động phát sinh tại làng nghề ........................................... 29
Bảng 3.1 Tổng hợp về lượt xe và quãng đường di chuyển của các phương tiện ra vào các cơ sở......... 36

Bảng 3.2 Hệ số tải lượng ô nhiễm của các phương tiện giao thông ....................................................... 37
Bảng 3.3 Tải lượng các chất ô nhiễm phát thải của các phương tiện giao thông tại cơ sở Phước Xuân
Long ....................................................................................................................................................... 38
Bảng 3.4 Công suất phát thải chất ô nhiễm của nguồn đường tại cơ sở Phước Xuân Long .................. 38
Bảng 3.5 Tải lượng các chất ô nhiễm phát thải của các phương tiện giao thông tại cơ sở Thân Phát ... 39
Bảng 3.6 Công suất phát thải chất ô nhiễm của nguồn đường tại cơ sở Thân Phát ............................... 40
Bảng 3.7 Tải lượng các chất ô nhiễm phát thải của các phương tiện giao thông tại cơ sở Chánh Vương
Kiết ......................................................................................................................................................... 40
Bảng 3.8 Công suất phát thải chất ô nhiễm của nguồn đường tại cơ sở Chánh Vương Kiết ................. 41
Bảng 3.9 Hệ số các chất ơ nhiễm trong q trình sản xuất các sản phẩm đất sét................................... 42
Bảng 3.10 Khối lượng nguyên liệu và tải lượng của bụi tương ứng với từng công đoạn tại mỗi cơ sở 42
Bảng 3.11 Hệ số phát tán và tải lượng các chất ô nhiễm khi đốt củi, gỗ vụn tại lò nung của cơ sở
Phước Xuân Long .................................................................................................................................. 43
Bảng 3.12 Nồng độ các chất ô nhiễm đặc trưng trong khí thải lị nung đốt củi tại cơ sở Phước Xuân
Long ....................................................................................................................................................... 44
Bảng 3.13 Hệ số phát tán và tải lượng các chất ô nhiễm khi đốt củi, gỗ vụn tại lò nung của cơ sở Thân
Phát......................................................................................................................................................... 45
Bảng 3.14 Nồng độ các chất ơ nhiễm trong khí thải lò nung đốt củi tại cơ sở Thân Phát ..................... 45
Bảng 3.15 Hệ số phát tán và tải lượng các chất ô nhiễm khi đốt củi, gỗ vụn tại lò nung của cơ sở
Chánh Vương Kiết ................................................................................................................................. 46
Bảng 3.16 Nồng độ một số chỉ tiêu đặc trưng trong khí thải lò nung đốt củi tại cơ sở Chánh Vương
Kiết ......................................................................................................................................................... 46
Bảng 3.17 Hệ số tải lượng khí thải từ máy phát điện ............................................................................. 47
Bảng 3.18 Nồng độ khí thải của máy phát điện tại cơ sở Phước Xuân Long ........................................ 48
Bảng 3.19 Hệ số phát thải nước thải theo giá trị sản xuất của ngành sản xuất gốm .............................. 49

Trang iv


Báo cáo Nghiên cứu khoa học sinh viên “Đánh giá thực trạng áp dụng luật bảo vệ môi trường

tại làng nghề gốm Chòm Sao ở thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương”
Bảng 3.20 Giá trị sản xuất của mỗi cơ sở trong làng nghề..................................................................... 50
Bảng 3.21 Lượng nước thải sản xuất phát sinh của mỗi cơ sở ............................................................... 50
Bảng 3.22 Lượng nước thải sinh hoạt phát sinh tại mỗi cơ sở ............................................................... 51
Bảng 3.23 Kết quả phân tích mẫu nước thải tại cơ sở Phước Xuân Long ............................................. 51
Bảng 3.24 Kết quả đo đạc vi khí hậu và độ ồn cơ sở Phước Xuân Long ............................................... 52
Bảng 3.25 Kết quả đo đạc vi khí hậu và tiếng ồn cơ sở Thân Phát ........................................................ 53
Bảng 3.26 Kết quả đo đạc vi khí hậu và tiếng ồn cơ sở Chánh Vương Kiết .......................................... 53
Bảng 3.27 Kết quả khảo sát thực địa khối lượng chất thải rắn sản xuất phát sinh ................................. 55
Bảng 3.28 Kết quả thực hiện các quy định bảo vệ môi trường của các cơ sở trong làng nghề .............. 56
Bảng 3.29 Kết quả khảo sát người dân về các vấn đề môi trường tại làng nghề.................................... 58
Bảng 3.30 Kết quả khảo sát cơ quan địa phương về mức độ quản lý đối với các vấn đề môi trường tại
các cơ sở ................................................................................................................................................. 60
Bảng 3.31 Thực trạng áp dụng luật bảo vệ môi trường của các cơ sở trong làng nghề ......................... 62

Trang v


Báo cáo Nghiên cứu khoa học sinh viên “Đánh giá thực trạng áp dụng luật bảo vệ môi trường
tại làng nghề gốm Chòm Sao ở thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương”

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Sơ đồ quy trình sản xuất gốm.................................................................................................. 23

Trang vi


Báo cáo Nghiên cứu khoa học sinh viên “Đánh giá thực trạng áp dụng luật bảo vệ môi trường
tại làng nghề gốm Chòm Sao ở thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương”


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Thuật ngữ



Nghị định

TT

Thơng tư



Quyết định

CP

Chính phủ

BTNMT

Bộ Tài ngun và Mơi trường

BYT

Bộ y tế

STNMT


Sở Tài ngun và Mơi trường

CCBVMT

Chi cục Bảo vệ mơi trường

ONMT

Ơ nhiễm môi trường

QLMT

Quản lý môi trường

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TCXD

Tiêu chuẩn xây dựng

TCCP

Tiêu chuẩn cho phép


QCCP

Quy chuẩn cho phép

UBND

Ủy ban nhân dân

PCCC

Phòng cháy chữa cháy

Trang vii


Báo cáo Nghiên cứu khoa học sinh viên “Đánh giá thực trạng áp dụng luật bảo vệ môi trường
tại làng nghề gốm Chòm Sao ở thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương”

DANH MỤC PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1 – BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT ...................................................................................... 74
PHỤC LỤC 3 – KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU NƯỚC THẢI ............................................................ 82
PHỤ LỤC 2 – HÌNH ẢNH THỰC NGHIỆM ....................................................................................... 83

Trang viii


Báo cáo Nghiên cứu khoa học sinh viên “Đánh giá thực trạng áp dụng luật bảo vệ môi trường
tại làng nghề gốm Chòm Sao ở thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương”


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việc đẩy nhanh q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và sự phát triển khoa học
kỹ thuật thì nền kinh tế nước ta đã có những bước tiến lớn. Từ đó, đời sống người dân
được cải thiện và nâng cao, để đáp ứng nhu cầu con người ngày càng nhiều cơ sở sản
xuất, nhà máy được thành lập và đi vào hoạt động. Bên cạnh các tác động tích cực thì
việc gia tăng sản xuất cũng đặt ra vấn đề về môi trường, ô nhiễm môi trường ngày
càng nghiêm trọng.
Đặc biệt là các làng nghề truyền thống với việc sử dụng các công nghệ sản xuất lâu
đời, các cơ sở thường ở quy mơ nhỏ lẻ, khơng có hệ thống xử lý các chất thải sau sản
xuất nên nó trở thành mối lo cho mơi trường sống khu vực. Do đó đã có hệ thống pháp
luật về bảo vệ mơi trường được xây dựng cho các làng nghề để kiểm soát vấn đề ô
nhiễm môi trường làng nghề. Tuy nhiên việc áp dụng luật bảo vệ môi trường vào các
cơ sở sản xuất trong làng nghề cịn gặp nhiều khó khăn, do thiếu sự quan tâm của
chính quyền, khó khăn về điều kiện kinh tế cũng như chưa nắm được các quy định
pháp luật liên quan.
Nghề làm gốm là một nghề truyền thống, có từ lâu đời của nước ta, các cơ sở
thường sản xuất ở quy mô nhỏ lẻ, phân tán nên chất thải phát sinh từ quá trình sản xuất
chưa được thu gom tốt. Bên canh đó, việc sản xuất theo phương thức quy trình thủ
cơng, sử dụng các hóa chất, phẩm màu và nhiên liệu cho quá trình nung sản phẩm tạo
ra nhiều khói, bụi, hơi dung mơi, gây ảnh hưởng đến môi trường cũng như sức khỏe
của người lao động. Đó cũng là một trong những lý do số lượng các làng nghề làm
gồm ngày càng giảm, bởi việc gây ô nhiễm môi trường nên nhiều nơi bị buộc ngừng
hoạt động.
Làng nghề gốm Chòm Sao là một trong những làng nghề gốm cổ hiện cịn hoạt
động tại Bình Dương. Để đảm bảo làng nghề được tiếp tục duy trì hoạt động và giải
quyết các vấn đề về mơi trường và sức khỏe cho người lao động thì đề tài “Đánh giá
thực trạng áp dụng Luật Bảo vệ Môi trường tại làng nghề gốm Chòm Sao ở thị xã
Thuận An, tỉnh Bình Dương” là rất cần thiết.
2. Mục tiêu đề tài

- Xác định các vấn đề môi trường và các quy định pháp luật bảo vệ môi trường áp
dụng cho làng nghề gốm Chòm Sao.
- Xác định các vấn đề còn tồn tại trong việc thực hiện pháp luật về bảo vệ mơi
trường ở làng nghề gốm Chịm Sao.
- Đề xuất một số biện pháp hoàn thiện pháp luật bảo vệ mơi trường đối với làng
nghề gốm Chịm Sao.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
➢ Đối tượng nghiên cứu
- Các vấn đề môi trường phát sinh tại làng nghề gốm Chòm Sao.

Trang 1


Báo cáo Nghiên cứu khoa học sinh viên “Đánh giá thực trạng áp dụng luật bảo vệ môi trường
tại làng nghề gốm Chòm Sao ở thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương”

- Các quy định pháp luật bảo vệ mơi trường áp dụng cho làng nghề gốm Chòm Sao.
➢ Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Nghiên cứu tại làng nghề gốm Chịm Sao thuộc thị xã Thuận An,
tỉnh Bình Dương.
- Thời gian: Từ tháng 09/2017 đến tháng 03/2018.
4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Đánh giá được hiệu quả của việc thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường ở làng
nghề gốm Chịm Sao, từ đó đề xuất biện pháp chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường
cho làng nghề.
Mở ra hướng phát triển mới cho các làng nghề theo hướng bền vững. Trên cơ sở đó
giúp nhà nước quản lý tốt hơn các vấn đề môi trường tại các làng nghề.

Trang 2



Báo cáo Nghiên cứu khoa học sinh viên “Đánh giá thực trạng áp dụng luật bảo vệ môi trường
tại làng nghề gốm Chòm Sao ở thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương”

PHẦN 1. TỔNG QUAN
1.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
Theo định nghĩa của Thông tư số 46/2011/TT-BTNMT ngày 26/12/2011 của Bộ
TNMT Quy định về BVMT làng nghề:
Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thơn, ấp, bản, làng, bn, phum, sóc
hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, phường, thị trấn có các hoạt động
ngành nghề nơng thơn, sản xuất tiểu thủ công nghiệp sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản
phẩm khác nhau.
Theo định nghĩa của Luật bảo vệ môi trường 2014:
Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối
với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật.
Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ gìn, phịng ngừa, hạn chế các tác
động xấu đến mơi trường; ứng phó sự cố mơi trường; khắc phục ơ nhiễm, suy thối,
cải thiện, phục hồi mơi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm
giữ môi trường trong lành.
Quy chuẩn kỹ thuật môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng
môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ơ nhiễm có trong chất thải, các
u cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới
dạng văn bản bắt buộc áp dụng để bảo vệ môi trường.
Tiêu chuẩn môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi
trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu
cầu kỹ thuật và quản lý được các cơ quan nhà nước và các tổ chức công bố dưới dạng
văn bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường.
Chất thải là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc
hoạt động khác.

Quản lý chất thải là quá trình phịng ngừa, giảm thiểu, giám sát, phân loại, thu
gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải.
Ơ nhiễm mơi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp
với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến
con người và sinh vật.
Suy thối mơi trường là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần
môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật.
Kiểm sốt ơ nhiễm là q trình phịng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý ô
nhiễm.

Trang 3


Báo cáo Nghiên cứu khoa học sinh viên “Đánh giá thực trạng áp dụng luật bảo vệ môi trường
tại làng nghề gốm Chòm Sao ở thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương”

Theo định nghĩa của Tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001:2015
ISO 14001 là tiêu chuẩn quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý môitrường
cho phép một tổ chức thiết lập, thực hiện chính sách và các mục tiêu về mơi trường
của mình, có xem xét đến các yêu cầu của pháp luật và yêu cầu khác mà tổ chức tn
thủ, cũng như có xét đến các khía cạnh mơi trường có ý nghĩa liên quan đến hoạt động,
sản phẩm, dịch vụ mà tổ chức đó có thể kiểm sốt và có ảnh hưởng.
1.1.2. Tình hình phát triển và đặc điểm làng nghề ở Việt Nam
1.1.2.1. Tình hình phát triển các làng nghề ở Việt Nam
Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tới thế giới đã có nhiều nhà
cửa, khu cơng nghiệp, đường xá, các tiện ích khác nhau được xây dựng nhằm đáp ứng
cho nhu cầu của con ngưởi. Cùng với sự phát triển đó, các làng nghề truyền thống thủ
cơng dần dần bị thay thế bởi những nhà máy và bàn tay của người thợ lại thay bằng
những máy móc - thiết bị hiện đại. Tuy nhiên làng quê Việt Nam vẫn cịn lưu giữ được
nhiều làng nghề truyền thống góp phần tơ điểm thêm cho nền văn hóa phong phú, đa

dạng của nước ta.
Làng nghề là một tài sản quý báo của dân tộc ta. Theo lịch sử đã ghi lại, nhiều
ngành nghề thủ công đã xuất hiện ở nước ta từ hàng trăm năm nay, có nghề từ hàng
nghìn năm nay; từ đó, cũng đã hình thành các làng nghề; mỗi làng nghề mang đặc
trưng của nghề ấy. Tiêu biểu là những làng nghề Lụa Vạn Phúc, Gốm sứ Bát Tràng,
chạm khảm Chn Ngọ, gị đồng Đại Bái, vàng bạc Châu Khê ở miền Bắc; làng thêu
Huế, đồ gỗ và đúc đồng Phước Kiều, thổ cẩm Mỹ Nghiệp, gốm Bàu Trúc ở miền
Trung, dệt thổ cẩm Châu Phong, đường thốt nốt An Giang; gốm Đồng Nai; gốm sứ
Bình Dương; kẹo dừa Bến Tre ở miền Nam…,và còn rất nhiều làng nghề nổi tiếng,
khơng thể kể hết.
Một đặc thù điển hình của các làng nghề là tự phát, nên con số làng nghề cũng luôn
biến động và phụ thuộc vào nhu cầu xã hội với một loại hình sản phẩm nhất định (khả
năng cân đối giữa cung – cầu). Mặt khác trong báo cáo của một số địa phương thì
thuật ngữ “làng nghề” cịn được sử dụng rất tuỳ tiện, đơi khi dùng cho một làng nhưng
là đại diện cho một số làng trong một xã hoặc đó là xã nghề, phố nghề. Nhiều địa
phương khơng quan tâm tới tính chất về số lượng hoặc chất lượng của làng nghề, ví dụ
như một làng nghề phải có bao nhiêu phần trăm số hộ tham gia hoặc có liên quan tới
nghề, và giá trị sản lượng của nghề chiếm bao nhiêu phần trăm tổng giá trị sản lượng
của cả làng. Một số làng vẫn được coi như là các làng thủ công truyền thống, tuy nhiên
lại có rất ít hộ làm nghề này.
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn, tính đến 31-12-2014 số
làng nghề và làng có nghề ở nước ta là 5.096 làng nghề. Số làng nghề truyền thống
được cơng nhận theo tiêu chí làng nghề hiện nay của Chính phủ là 1.748 làng nghề,
thu hút khoảng 10 triệu lao động (trong đó Hà Nội có 1.350 làng nghề và làng có nghề,
trong đó 286 làng nghề đã được UBND thành phố công nhận là làng nghề truyền
thống). Nhiều làng nghề truyền thống ở nước ta đã tồn tại từ 500 đến 1.000 năm trước,

Trang 4



Báo cáo Nghiên cứu khoa học sinh viên “Đánh giá thực trạng áp dụng luật bảo vệ môi trường
tại làng nghề gốm Chòm Sao ở thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương”

trở thành những làng nghề tiêu biểu, được cả nước và thế giới biết đến, như lụa Vạn
Phúc, tranh Đông Hồ, gốm sứ Bát Tràng,…
1.1.2.2. Đặc điểm của các làng nghề ở Việt Nam
Quy mô sản xuất nghề rất nhỏ (hộ gia đình, thơn, xóm). Các làng nghề thường có
mật độ dân cư đơng đúc, vì vậy thiếu mặt bằng sản xuất, các xưởng sản xuất thường
xen kẽ với khu dân cư. Theo lẽ thường, các làng nghề càng phát triển mạnh thì càng
thu hút nhiều lao động. Trước hết là lao động tại chỗ, con em các gia đình khơng phải
ly hương tìm đường kiếm sống, thứ đến là làng nghề phát triển mạnh sẽ thu hút thêm
lao động ở các vùng lân cận, làm cho mật độ dân cư của làng nghề đã lớn lại càng lớn
hơn, trình độ quản lý yếu kém, thiết bị chắp vá lạc hậu, hoạt động thủ công là chủ yếu.
Lực lượng lao động khơng phân biệt tuổi tác, giới tính, phần lớn có quan hệ gia đình
dịng họ, được đào tạo theo kiểu kinh nghiệm “cha truyền con nối”. Do đó bên cạnh
một số ít nghệ nhân và những người thợ có tay nghề cao, thì có đến 55% lao động tại
các làng nghề chưa qua đào tạo, khoảng 36% không có chun mơn kỹ thuật. Đối với
các hộn kiêm (vừa sản xuất nơng nghiệp vừa làm nghề), có tới 79% lao động khơng có
chun mơn kỹ thuật.
Phát triển khơng theo quy hoạch, khơng ổn định, có tính thời vụ, thăng trầm phụ
thuộc vào nhu cầu thị trường trong và ngoài nước và đặc điểm sản xuất.
Làng nghề từ Bắc đến Nam có nhiều tính chất tương đồng về nghề, về sản phẩm,
tính văn hóa nghệ thuật do hiện tượng di dân, di nghề và sự bành trướng tự nhiên của
hiện tượng kinh tế - xã hội làng nghề.
Trình độ cơng nghệ và các phương tiện sản xuất tại các làng nghề ở nơng thơn cịn
lạc hậu, hạ tầng kỹ thuật rất thấp, nhiều cơ sở chưa có nhà xưởng kiên cố, phần lớn
còn làm việc bằng tay. Hầu hết các hộ, cơ sở ngành nghề nơng thơn cịn sử dụng các
loại cơng cụ thủ cơng truyền thống hoặc có cải tiến một phần. Trừ một số cơ sở mới
xây dựng có cơng nghệ tiên tiến, đa số cịn lại nhất là ở khu vực hộ gia đình, trình độ
cơng nghệ lạc hậu, trình độ cơ khí cịn rất thấp, thiết bị phần lớn là đơn giản không

đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, an tồn và do đó, nảy sinh nhiều vấn đề về vệ sinh môi
trường.
1.1.3. Hiện trạng môi trường làng nghề ở Việt Nam
Bên cạnh những dấu hiệu đáng mừng trong phát triển nghề thủ công truyền thống ở
nông thơn Việt Nam, thì có một nỗi lo lắng và day dứt không kém là nguy cơ ô nhiễm
môi trường từ các làng nghề.
Hiện nay, các chất thải phát sinh từ nhiều làng nghề đang gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng, tác động trực tiếp tới sức khoẻ người dân và ngày càng trở thành vấn đề
bức xúc.
Nguy cơ này phát sinh chính từ đặc thù của hoạt động làng nghề, như quy mô nhỏ,
manh mún, công nghệ thủ công, lạc hậu, không đồng bộ, phát triển tự phát, chủ yếu
phát triển theo nhu cầu của thị trường. Và một thực tế đáng buồn nữa là do sự thiếu

Trang 5


Báo cáo Nghiên cứu khoa học sinh viên “Đánh giá thực trạng áp dụng luật bảo vệ môi trường
tại làng nghề gốm Chòm Sao ở thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương”

hiểu biết của những người dân về tác hại của hoạt động sản xuất đến sức khoẻ của
chính bản thân mình và những người xung quanh.
1.1.3.1. Ơ nhiễm nguồn nước
Hiện nay, tình trạng phổ biến của các hộ, cơ sở sản xuất nghề ở nông thôn là sử
dụng ngay diện tích ở làm nơi sản xuất. Khi quy mơ sản xuất tăng lên hoặc sử dụng
thiết bị, hóa chất đã làm cho môi trường sống bị ô nhiễm nặng nề, nhất là ở các làng
nghề tái chế phế liệu và chế biến thực phẩm. Cho đến nay, phần lớn nước thải tại các
làng nghề đều thải thẳng ra ngoài khơng qua bất kỳ khâu xử lý nào. Đây chính là
ngun nhân khiến cho tình trạng ơ nhiễm nguồn nước tại các làng nghề ngày càng tồi
tệ hơn.
Theo như một khảo sát mới đây của Viện Khoa học và Công nghệ môi trường (Đại

học Bách khoa Hà Nội) và Bộ Khoa học Công nghệ cho thấy, 100% mẫu nước thải ở
các làng nghề đều cho thông số ô nhiễm vượt tiêu chuẩn cho phép. Hầu như toàn bộ hệ
thống nước mặt, nước ngầm đều có dấu hiệu ơ nhiễm.
Cũng theo khảo sát của Viện Khoa học và Công nghệ môi trường (Đại học Bách
khoa Hà Nội) tại 40 xã ở Hà Nội cho thấy khoảng 60% số xã bị ô nhiễm nặng từ các
hoạt động sản xuất. Xã Hữu Hòa thuộc huyện Thanh Trì có hơn 30 hộ làm nghề miến
dong, bánh đa... với công suất từ 30 đến 40 tấn mỗi ngày. Toàn bộ nước thải từ ngâm,
tẩy trắng bột, cùng với nước thải trong chăn nuôi và sinh hoạt hằng ngày đều chảy trực
tiếp vào hệ thống cống rãnh của địa phương, rồi đổ xuống dịng sơng Nhuệ. Hai xã
Phú Diễn và Thượng Cát của huyện Từ Liêm có nghề sản xuất đậu phụ và tình trạng
nước thải từ sản xuất đậu phụ đến nước thải từ các chuồng lợn cũng đổ ra hệ thống
cống chung của xã bốc mùi hôi và ô nhiễm môi trường. Ở huyện Từ Liêm còn một số
làng nghề sản xuất bánh kẹo, mứt, ô mai, nghề làm dây ni-lon, sản xuất nhựa tái chế,
nghề dệt vải... cũng trong tình trạng nước thải từ q trình sản xuất các sản phẩm đó
đều thải trực tiếp vào hệ thống cống thoát nước chung, hay các ao hồ của xã rồi đổ ra
các sông.
Vấn đề ô nhiễm nước tại các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm ngày càng
trầm trọng. Chế biến nông sản thực phẩm là loại hình sản xuất có nhu cầu lớn về sử
dụng nước và đồng thời cũng thải ra một lượng nước không nhỏ. Nước thải của các
làng nghề này có đặc tính chung là rất giàu chất hữu cơ, dễ phân huỷ sinh học. Đặc
trưng nước thải của một số làng nghề chế biến nông sản thực phẩm cho thấy chất
lượng môi trường nước tại các làng nghề là rất đáng lo ngại. Cho đến nay, phần lớn
nước thải tại các làng nghề đều thải thẳng ra ngoài không qua bất kỳ khâu xử lý nào.
Nước thải này tồn đọng ở cống rãnh thường bị phân huỷ yếm khí gây ơ nhiễm khơng
khí và ngấm xuống lịng đất gây ô nhiễm môi trường đất và suy giảm chất lượng nước
ngầm.

Trang 6



Báo cáo Nghiên cứu khoa học sinh viên “Đánh giá thực trạng áp dụng luật bảo vệ môi trường
tại làng nghề gốm Chòm Sao ở thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương”

Bảng 1.1 Đặc trưng nước thải một số làng nghề chế biến nơng sản thực phẩm
TCCP
59451995

Tinh bột
Bình
Minh

Bún Phú
Đơ

Nước
mắm Hải
Thanh

Nấu
rượu
Tân Đơ

Đậu phụ
Quang
Bình

5.5 – 9

4.6


6.1

9.59

-

51

SS (mg/l)

100

926

414

10

266

1764

COD (mg/l)

100

1858

2967


597

3.868

1271

BOD5(mg/l)

50

743

1850

250

1700

1080

SN(mg/l)

60

145.6

20.9

9.62


1002

67

SP(mg/l)

6

27.5

2.79

0.034

44.2

23

Chỉ tiêu
pH

(Nguồn: Báo cáo của Đề tài KC 2008-2009)
Hầu hết nước thải tại các làng nghề ở Hồi Ðức khơng được xử lý và xả thẳng vào
sông Nhuệ, sông Ðáy, gây ô nhiễm cho vùng hạ lưu như Chương Mỹ, Thanh Oai...
Chất thải rắn cũng chỉ được xử lý đơn giản rồi thu gom chôn lấp tạm thời. Một số làng
nghề ở xã Dục Tú (Ðông Anh), xã Xuân Ðỉnh (Từ Liêm) chất thải được thu gom rất
thủ công, rồi đem chôn lấp qua quýt ở các bãi chơn lấp hở, thậm chí bị thải bỏ và đốt
bừa bãi ngay trên các con đê làng hoặc đổ xuống dịng sơng. Cùng với đó là nguồn
nước thải kéo theo nhiều dầu mỡ và các chất hóa học không qua xử lý, khiến chất
lượng nước ngầm bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Tại các làng nghề tái chế chất thải phế liệu như làng tái chế kim loại tuy lượng
nước thải phát sinh không lớn nhưng lại chứa nhiều kim loại nặng (Zn, Fe, Cr, Ni, Hg,
Pb...) và dầu mỡ công nghiệp. Theo Báo cáo môi trường Quốc gia 2014 – Môi trường
nông thôn của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy nước thải tại làng nghề Đa Hội
và Trịnh Xá (Châu Khê, Bắc Ninh) có nhiều thành phần nguy hại gây ONMT nghiêm
trọng: nồng độ Fe vượt TCCP đến 93 lần; nồng độ Zn vượt TCCP 4,7 lần,… Các
thông số khác như COD, BOD, SS, độ màu và một số kim loại nặng khác đều vượt
quá TCCP. Các làng nghề tái chế giấy thì nước thải chứa nhiều hóa chất như xút, nước
giaven, phèn, nhựa thơng, phẩm màu, xơ sợi, bột giấy,... lượng cặn có thể lên tới 300 600 mg/l. Điển hình như làng nghề tái chế giấy Minh Khai, Hà Nội, hàng năm thải ra
khoảng 455.000 m3 nước thải có thành phần rất phức tạp, chứa nhiều loại hợp chất vô
cơ, hữu cơ, vi sinh vật gây bệnh. Tại điểm tiếp nhận nguồn nước thải (sông Ngũ
Huyện Khê), độ màu vượt TCCP 3,3 đến 4,22 lần; SS vượt TCCP từ 1,4 đến 1,6 lần tại
thời điểm phân tích.
1.1.3.2. Ơ nhiễm mơi trường đất
Mơi trường đất ở các làng nghề cũng bị suy giảm nghiêm trọng cả về số lượng và
chất lượng. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp giảm do chuyển đổi sang sản xuất công
nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Từ khi xây dựng đến lúc đi vào của các làng nghề đều
gây ra nhiều tác động đến môi trường. Nhiều vùng đất bị ô nhiễm không thể tiếp tục
sản xuất.
Trang 7


Báo cáo Nghiên cứu khoa học sinh viên “Đánh giá thực trạng áp dụng luật bảo vệ môi trường
tại làng nghề gốm Chòm Sao ở thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương”

Quá trình xây dựng các cơ sở hạ tầng với việc đào xới, san lấp mặt bằng, xây
dựng,… tại các làng nghề ảnh hưởng đến cấu trúc đất. Đặc biệt, hoạt động của các cơ
sở sản xuất trong làng nghề phát sinh lượng lớn chất thải không qua xử lý mà thải trực
tiếp ra môi trường gây tác động đến môi trường đất. Nước thải chứa các chất ô nhiễm
khi thải ra môi trường sẽ thấm xuống các tầng đất làm suy giảm chất lượng đất, tiêu

diệt các sinh vật sống trong đất. Việc chôn lấp rác thải nhất là rác thải nguy hại làm
các chất ô nhiễm xâm nhập vào đất cũng như xáo trộn cấu tạo đất, giảm độ liên kết
giữa các lớp đất. Khí thải từ q trình sản xuất cũng có khả năng làm suy thoái đất khi
chúng theo nước mưa lắng đọng xuống đất. Hậu quả dẫn đến là đất tại các khu vực
trên bị suy thoái, mất khả năng sản xuất, giảm năng suất cây trồng, ảnh hưởng đến đời
sống sinh vật và sức khỏe con người.
1.1.3.3. Ơ nhiễm khơng khí.
Một trong những vấn đề đáng quan tâm tại các làng nghề hiện nay đó chính là ơ
nhiễm khơng khí. Hầu hết các làng nghề đều sản xuất thủ công nên đều sử dụng than
củi và than đá gây ra ô nhiễm không khí như bụi và hơi nước, SO2, CO2, CO va NOx là
hết sức phổ biến. Trong đó, các khí CO2 và NOx là các tác nhân gây hiệu ứng nhà
kính. Ngồi ra, các khí độc hại này cịn được sinh ra trong q trình phân hủy yếm khí
các hợp chất hữu cơ có trong nước thải, chất thải hữu cơ dạng rắn như H2S, NH3,
CH4…
Đặc biệt là các làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng. Đây là loại hình làng nghề
gây ô nhiễm môi trường lớn nhất về cả chất thải khí, chất thải rắn và nước thải. Bụi
phát sinh do các hoạt động vận chuyển, chế biến nguyên nhiên vật liệu (đất, đá, cao
lanh, xi măng, than,...) và bụi xỉ than tỏa ra từ khói lị. Khí thải của các lị nung gạch,
ngói, gốm, sứ... có chứa các loại khí có hại như CO, SO2, NOx, HF..., gây ô nhiễm môi
trường không khí rất lớn.
Mức độ ô nhiễm khơng khí tại các làng nghề tái chế kim loại cũng khơng nhỏ. Bụi
trong khơng khí phát sinh từ khâu phân loại, gia công sơ bộ, tẩy gỉ, nấu, cán, kéo, đặc
biệt là khu vực bên cạnh các lò đúc thép, hàm lượng bụi thường rất lớn. Theo số liệu từ
Báo cáo môi trường Quốc gia 2013 – Môi trường khơng khí của Bộ Tài ngun và
Mơi trường, kết quả phân tích khơng khí tại làng nghề Đa Hội (Bắc Ninh) cho thấy
hàm lượng của CO trung bình trong 24h vượt quá tiêu chuẩn cho phép 2-3 lần. Tại
làng nghề cơ khí Phùng Xá (Hà Nội) nồng độ As vượt giới hạn QCCP 1,5-1,9 lần,
nồng độ NO2 và SO2 cũng vượt q TCCP, nhiệt độ khơng khí vượt q nhiệt độ của
môi trường từ 4-5°C, gần khu vực làm việc, nhiệt độ lên tới 42°C, cao hơn tiêu chuẩn
cho phép trên 10°C, rất có hại đối với người và các hộ sinh hoạt gần đó.

Một trong những điểm nóng về khói, bụi là tại các cơ sở sản xuất thép ở Châu Khê
(Từ Sơn). Khói bụi từ hàng trăm lị đúc, cán thép không qua bất kỳ một biện pháp xử
lý nào được xả trực tiếp vào môi trường, làm cho bầu khơng khí ở đây trở nên ơi nồng,
ngột ngạt. Đã nhiều năm nay, ô nhiễm môi trường là một bài tốn khó giải ở Châu
Khê.

Trang 8


Báo cáo Nghiên cứu khoa học sinh viên “Đánh giá thực trạng áp dụng luật bảo vệ môi trường
tại làng nghề gốm Chòm Sao ở thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương”

1.1.3.4. Ơ nhiễm tiếng ồn
Khơng chỉ có nguồn nước và khơng khí tại các làng nghề bị ơ nhiễm, mà tại đây
những vấn đề tiếng ồn. Đây là ô nhiễm đặc trưng cho các làng nghề mộc và chạm
khắc. Tiếng ồn phát sinh từ các máy xẻ gỗ, máy cưa, máy tiện, máy bào, máy phun
sơn, máy chuốt, xẻ mây song... Tại các vị trí này, tiếng ồn đo đều vượt 85dB, cá biệt
tại khu vực làm việc bên cạnh các máy xẻ gỗ, chuốt, xẻ mây song tiếng ồn vượt 95dB.
Do đặc thù là làng nghề nên nơi sản xuất và nhà ở liền kề nhau, điều này làm cho
người cơng - nơngdân và gia đình họ phải chịu đựng tiếng ồn lớn cả những lúc nghỉ
ngơi. Có nhiều gia đình mức tiếng ồn đo được trong phịng khách, phòng ngủ lên tới
78dB, vượt quá TCCP tiếng ồn trong khu dân cư (Tiêu chuẩn TCXD 175: 1990, mức
tiếng ồn tương đương cho phép là: từ 22h - 6h: 40dB; Từ 6h - 22h: 55 dB). Do không
gian chật hẹp, khơng có vùng đệm nên tiếng ồn mà các cơ sở sản xuất này gây ra cho
khu vực xung quanh là khá cao, tại nhiều vị trí trước cửa nhà, mức tiếng ồn lên tới 8082 dB.
Ở Bình Dương tuy số lượng làng nghề và các cơ sở hoạt động không nhiều như
một số địa phương khác chủ yếu là các cơ sở sản xuất về gốm sứ nhưng cũng nảy sinh
nhiều vấn đề môi trường. Theo báo cáo số 1603/BC-STNMT-CCBVMT ngày 02
tháng 06 năm 2011 của Sở Tài ngun và Mơi trường tỉnh Bình Dương về việc thực
hiện chính sách pháp luật về mơi trường tại các làng nghề trên địa bàn tỉnh Bình

Dương cho thấy chất thải từ các làng nghề cùng với chất thải của dân cư đã làm cho
các kênh rạch chảy qua các làng nghề trên địa bàn tỉnh hiện nay bị ô nhiễm hữu cơ
(hàm lượng COD vượt quy chuẩn cho phép từ 1,5 – 3 lần, hàm lượng NH3-N vượt quy
chuẩn từ 2 – 4 lần). Mơi trường khơng khí tại các làng nghề này vượt quy chuẩn
QCVN 05:2009/BTNMT từ 1,5 – 2 lần. Mặc dù các cơ sở, nhà máy gốm sứ trên địa
bàn tỉnh Bình Dương có mức độ ơ nhiễm môi trường không lớn nhưng do nằm xen kẽ
trong khu dân cư, không tập trung thành điểm, cụm như các địa phương khác nên hoạt
động của các làng nghề này gây những tác động không nhỏ đến cuộc sống của cộng
đồng dân cư trong khu vực.
1.1.4. Thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường đối với làng nghề
1.1.4.1. Các quy định pháp luật liên quan
* Luật
- Luật số 55/2014/QH13 ngày 23/06/2014 của Quốc hội về Luật Bảo vệ Môi
trường.
* Nghị định
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về quy định chi
tiết thi hành một số điều luật của Luật bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/01/2015 của Chính phủ quy định về quy
hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi
trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;

Trang 9


Báo cáo Nghiên cứu khoa học sinh viên “Đánh giá thực trạng áp dụng luật bảo vệ môi trường
tại làng nghề gốm Chòm Sao ở thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương”

- Nghị định 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 của Chính phủ về việc quản lý

chất thải và phế liệu.
* Thông tư
- Thông tư số 46/2011/TT-BTNMT ngày 26/12/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định về bảo vệ môi trường làng nghề;
- Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định về quản lý chất thải nguy hại;
- Thông tư số 31/2016/TT-BTNMT về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu
kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
- Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT ngày 28/05/2015 quy định về đề án bảo vệ môi
trường chi tiết, đề án bảo vệ môi trường đơn giản;
- Thông tư sô 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/05/2015 về đánh giá môi trường chiến
lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
* Các quy chuẩn môi trường:
- QCVN 20:2009-MT/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công
nghiệp đối với một số chất hữu cơ;
- QCVN 19:2009-MT/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công
nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ;
- QCVN 05:2013-MT/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
khơng khí xung quanh;
- QCVN 06:2009-MT/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc
hại trong khơng khí xung quanh;
- QCVN 08:2015-MT/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
mặt;
- QCVN 09:2015-MT/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
ngầm;
- QCVN 40:2011-MT/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công
nghiệp;
- QCVN 26:2016-MT/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vi khí hậu – Giá trị
cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc;
- QCVN 24:2016-MT/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn – Mức tiếp

xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc;
- QCVN 22:2016-MT/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chiếu sáng – Mức
chiếu sáng cho phép tại nơi làm việc.

Trang 10


Báo cáo Nghiên cứu khoa học sinh viên “Đánh giá thực trạng áp dụng luật bảo vệ môi trường
tại làng nghề gốm Chòm Sao ở thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương”

1.1.4.2. Các yếu tố đảm bảo thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường ở làng nghề
Vấn đề bảo vệ môi trường làng nghề từ lâu đã nhận được nhiều sự quan tâm của
Nhà nước và được cụ thể hóa bằng việc xây dựng và ban hành nhiều văn bản pháp luật
để giải quyết các vấn đề môi trường phát sinh từ các hoạt động của làng nghề. Thực
tiễn cho thấy có nhiều văn bản pháp luật phát huy tác dụng, đem lại hiệu quả thiết thực
trong công tác quản lý, nhưng vẫn khơng cịn ít văn bản luật chưa phát huy được hiệu
lực thi hành, không mang lại hiệu quả như mong muốn. Một trong những nguyên nhân
là do chưa tổ chức tốt việc thực hiện pháp luật. Vì vậy, thực hiện pháp luật về bảo vệ
mơi trường ở làng nghề đòi hỏi phải thực hiện nhiều biện pháp bảo đảm pháp luật
được thực thi trong đời sống thực tiễn.
Theo nội dung được trình bày trong luận văn thạc sĩ của tác giả Lê Kim Nguyệt [2]
thì việc áp dụng pháp luật bảo vệ môi trường vào thực tiễn ở làng nghề có hiệu địi hỏi
phải đảm bảo các yếu tố sau:
➢ Hệ thống văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường
Hệ thống văn bản pháp luật về bảo vệ mơi trường hồn thiện thống nhất sẽ tạo điều
kiện thuận lợi cho việc thực hiện pháp luật ở các khu các làng nghề có hiệu quả. Bởi
vì, hệ thống văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường, tạo cơ sở về mặt pháp lý cho việc
thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường ở các làng nghề.
Thực tế cho thấy việc thực hiện pháp luật về bảo vệ mơi trường ở các làng nghề
khó có thể đạt như kết quả mong muốn, nếu như không có một cơ sở pháp lý vững

chắc, cơ sở pháp lý cho việc thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường ở các làng nghề là
hệ thống pháp luật văn bản quy phạm pháp luật bảo vệ môi trường được xây dựng
thống nhất từ trên xuống dưới từ Hiến pháp đến luật, đặc biệt là Luật bảo vệ môi
trường và những văn bản có liên quan đến hoạt động của các cơ sở trong các làng
nghề, kể cả văn bản của UBND các cấp về bảo vệ môi trường. Hệ thống pháp luật
hoàn thiện đồng bộ và hiện đại là bảo đảm về mặt pháp lý cho việc thực hiện pháp luật
về bảo vệ môi trường ở các làng nghề. Sau khi ban hành các văn bản quy phạm pháp
luật bảo vệ mơi trường phải có các hoạt động tun truyền, giáo dục trên nhiều phương
tiện khác nhau khác nhau để nội dung của các quy phạm này đến được với tất cả các
cơ sở.
Tuy nhiên thực tế cho thấy hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường Việt Nam hiện
nay còn nhiều bất cập. Nhiều quy định còn thiếu hoặc một số vấn đề chưa được quy
định cụ thể như: Hệ thống tiêu chuẩn môi trường quốc gia chưa đầy đủ, Việt Nam
chưa có tiêu chuẩn giới hạn tối đa cho phép về ô nhiễm mùi. Các quy định về kiểm
sốt ơ nhiễm khơng khí hiện nay, cịn thiếu, chưa tập trung và hiệu quả điều chỉnh
chưa cao.
Hiện nay nước ta chưa ban hành thuế bảo vệ môi trường, kiểm tốn mơi trường,
chưa quy định cụ thể chi tiết chế định bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong
lĩnh vực môi trường.

Trang 11


Báo cáo Nghiên cứu khoa học sinh viên “Đánh giá thực trạng áp dụng luật bảo vệ môi trường
tại làng nghề gốm Chòm Sao ở thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương”

➢ Ý thức pháp luật của các chủ thể thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường
ở làng nghề
Ý thức pháp luật cũng là một yếu tố bảo đảm hiệu quả thực hiện pháp luật về bảo
vệ môi trường ở các làng nghề. Bởi ý thức pháp luật là sự phản ánh đời sống pháp luật

không đồng nhất với pháp luật, đời sống pháp luật là tổng thể các hiện tượng pháp luật
như hệ thống các văn bản pháp luật, tình trạng pháp chế, văn hố pháp lý, hoạt động tổ
chức thi hành và áp dụng pháp luật, thái độ của người dân đối với pháp luật, các tài
liệu, sách báo về pháp luật...
Thực tế đã chứng minh cho chúng ta thấy ở nơi nào, ý thức pháp luật của chủ thể
pháp luật cao thì hiệu quả thực hiện pháp luật nói chung rất cao và ngược lại ở những
địa phương trong những thời kỳ mà ý thức pháp luật của những cá nhân, tổ chức chưa
được nâng cao thì hiệu quả thực hiện pháp luật rất thấp. Việc thực hiện pháp luật về
bảo vệ môi trường ở các làng nghề cũng như vậy, khi ý thức pháp luật của các cơ sở về
pháp luật bảo vệ môi trường chưa đầy đủ thì hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi
trường xảy ra nhiều hơn với mức độ nghiêm trọng hơn. Đối với các cơ sở ý thức pháp
luật của họ được thể hiện ở chỗ họ nhận thức được đúng quyền và nghĩa vụ của mình.
Họ có quyền tác động, được sử dụng một hoặc nhiều thành phần mơi trường. Ví dụ:
Sử dụng nước để xây dựng nhà xưởng, nước để phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất…
đồng thời họ phải thực hiện nghĩa vụ bảo vệ môi trường, không được thực hiện những
hành vi bị pháp luật cấm như: không được thải chất thải chưa được xử lý đạt tiêu
chuẩn môi trường, các chất độc, chất phóng xạ và chất nguy hại khác vào đất, nguồn
nước, thải khói, bụi khí có chất hoặc mùi độc hại vào khơng khí, phán tán bức xạ,
phóng xạ, các chất ion hố vượt q tiêu chuẩn mơi trường cho phép…
Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong việc quản lý, thanh tra, kiểm tra, điều
tra và xử lý trong lĩnh vực môi trường cũng được pháp luật quy định những quyền và
nghĩa vụ cụ thể.
Đối với việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường ở các làng nghề thì việc các
cơ sở nắm được các thông tin, hiểu biết về các quy định pháp luật về bảo vệ mơi
trường để có được thái độ đúng đắn trong việc khai thác, sử dụng các thành phần môi
trường và trách nhiệm trong việc thu gom, xử lý chất thải là yếu tố đảm bảo quan trọng
cho việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường có hiệu quả.
➢ Trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý môi trường và cơ sở vật chất
kỹ thuật cho việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường ở làng nghề
Một trong những yếu tố bảo đảm quan trọng để thực hiện pháp luật về bảo vệ mơi

trường ở các làng nghề đó là trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức có chức
năng quản lý, kiểm tra, điều tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi
trường. Mặc dù trong những năm gần đây đội ngũ cán bộ, công chức trong lĩnh vực
bảo vệ môi trường cũng được quan tâm và trình độ ngày càng nâng cao, song chưa đáp
ứng được nhu cầu của thực tiễn về bảo vệ môi trường.
Hiện nay, do các cơ sở sản xuất trong các làng nghề đều ở quy mô nhỏ, lẻ và nằm
rải rác nên việc quản lý, giám sát các vấn đề môi trường ở đây khá khó khăn. Bên cạnh
đó, đội ngũ cán bộ chuyên trách về mơi trường ở các làng nghề cịn ít và thiếu cơ sở hạ
Trang 12


Báo cáo Nghiên cứu khoa học sinh viên “Đánh giá thực trạng áp dụng luật bảo vệ môi trường
tại làng nghề gốm Chòm Sao ở thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương”

tầng, kỹ thuật, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động quan trắc môi trường và đánh giá
hiện trạng mơi trường – địi hỏi đầu tư chi phí rất lớn vượt quá khả năng của các cơ sở
ở làng nghề.
1.1.4.3. Những khó khăn trong áp dụng luật bảo vệ môi trường ở các làng nghề Việt
Nam
* Tập trung nhiều cơ sở sản xuất với đa dạng về loại hình
Các làng nghề là nơi tập trung của nhiều cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, phát
triển với nhiều loại hình đa dạng như chế biến thực phẩm, tái chế, dệt nhuộm, thủ cơng
mỹ nghệ,…. Do đó nguồn chất thải phát sinh cũng rất đa dạng gây ô nhiễm môi
trường, khó khăn trong tìm cơng nghệ - phương pháp có thể giải quyết tất cả chất thải
của làng nghề. Đặc biệt một số nghành nghề như dệt nhuộm, xi mạ hay các làng tái
chế còn tạo ra một lượng chất thải có độ độc hại cao gây nguy hiểm cho con người và
là vấn đề lớn về môi trường tại các địa phương.
* Các cơ sở sản xuất chủ yếu ở quy mô nhỏ, thiếu mặt bằng sản xuất
Các làng nghề ở nước ta hiện nay phần lớn hoạt động ở quy mô nhỏ chủ yếu là quy
mô hộ gia đình, phân tán nên khó kiểm sốt việc phát thải tại các cơ sở. Nhiều cơ sở

lại nằm xen kẽ trong các khu dân cư gây ảnh hưởng lớn đến đời sống và sức khỏe
người dân xung quanh và khó khăn cho việc bố trí xử lý chất thải. Diện tích của các
nhà xưởng thường rất hạn chế, khơng gian chật hẹp không đảm bảo điều kiện làm việc
cho người lao động.
* Cơng nghệ sản xuất lạc hậu, trình độ lao động thấp
Đa phần các cơ sở tại làng nghề đều sản xuất theo phương thức thủ công, truyền
thống nên phát thải nhiều chất thải và tiêu hao năng lượng, tài nguyên ở mức cao. Chủ
cơ sở chưa quan tâm đến các vấn đề môi trường phát sinh từ quá trình sản xuất tại cơ
sở của mình. Các lao động làm việc tại đây phần lớn có trình độ thấp, chủ yếu dùng
sức người là chính, năng suất lao động không cao.
* Phần lớn chất thải chưa qua xử lý đã thải vào môi trường, công tác thu gom
chất thải rắn chưa triệt để
Các cơ sở sản xuất trong làng nghề hầu như đều không xây dựng hệ thống xử lý,
các chất thải (nước thải, khí thải, chất thải rắn) thường được thải trực tiếp ra môi
trường với hàm lượng chất ơ nhiễm cao gây suy thối mơi trường. Bên cạnh đó, cơng
tác thu gom rác thải tại các làng nghề chưa thực sự hiệu quả, một phần do các làng
nghề phần lớn tập trung ở vùng nông thôn với điều kiện còn hạn chế, đồng thời nhận
được sự quan tâm của các cơ quan liên quan.
* Hầu hết các địa phương chưa chú trọng trong việc quản lý và bảo vệ môi
trường làng nghề
Do sự thờ ơ của các cơ quan quản lý môi trường tại cấp cơ sở (phường, xã) dẫn đến
thực trạng phần lớn các cơ sở trong làng nghề khơng có hồ sơ, thủ tục về mơi trường;
khơng có hạng mục cơng trình xử lý nước thải, khí thải đạt tiêu chuẩn và chây ỳ trong
thi hành quyết định xử lý vi phạm. Bên cạnh đó, chính sách di dời các cơ sở gây ơ
Trang 13


Báo cáo Nghiên cứu khoa học sinh viên “Đánh giá thực trạng áp dụng luật bảo vệ môi trường
tại làng nghề gốm Chòm Sao ở thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương”


nhiễm ra khỏi khu dân cư đã được thực hiện, tuy nhiên phần lớn các khu, cụm công
nghiệp tập trung tại các làng nghề cũng chưa được đầu tư những công nghệ đạt chuẩn
để xử lý môi trường.
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
Chủ đề về môi trường ngày nay luôn nhận được nhiều sự quan tâm từ các chuyên
gia và cả cộng đồng. Từ đó, nhiều văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường được ban
hành nhằm đảm bảo các hoạt động của con người không gây tác động quá lớn đến môi
trường. Tuy nhiên việc đưa các quy định pháp luật áp dụng vào thực tiễn vẫn còn gặp
nhiều khó khăn và hiệu quả mang lại chưa cao. Vì vậy, các đề tài nghiên cứu về thực
trạng thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường ở các nước trên thế giới nói chung và ở
các địa phương, các nghành trong nước nói riêng đã ra đời và ngày càng được nghiên
cứu sâu hơn.
1.2.1. Các nghiên cứu trong nước
Hiện nay có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học các cấp, các luận án, luận văn hay các
bài viết được công bố trên các trang báo, báo điện tử, các tạp chí hay các phương tiện
thơng tin đại chúng,... về vấn đề thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường ở làng nghề do
các hoạt động của làng nghề ngày càng gây ơ nhiễm mơi trường. Có thể nhận thấy các
cơng trình nghiên cứu về lĩnh vực này rất phong phú và đa dạng, liên quan đến đề tài có
các cơng trình tiêu biểu sau:
Luận văn thạc sĩ “Thực trạng thực thi pháp luật bảo vệ môi trường tại các làng
nghề ở Việt Nam”, Lê Kim Nguyệt, 2012, Đại học Quốc gia Hà Nội. Kết quả nghiên
cứu cho thấy do tình trạng ơ nhiễm mơi trường tại các làng nghề ngày càng nghiêm
trọng nên nhiều văn bản quy phạm pháp luật về BVMT làng nghề đã được ban hành và
một số nội dung được đổi mới phù hợp với tình hình thực tế. Tuy nhiên các văn bản
pháp luật trên vẫn còn nhiều điểm hạn chế, việc thực thi tại các làng nghề ở Việt Nam
rất khó khăn địi hỏi phải kết hợp đồng bộ nhiều yếu tố như: tuyên truyền giáo dục;
thực hiện chức năng, vai trò quản lý nhà nước trong việc triển khai giám sát thực thi
pháp luật bảo vệ môi trường tại các làng nghề; việc xác định mức độ vi phạm và các
chế tài xử phạt, v.v... (Lê Kim Nguyệt, 2012, Đại học Quốc gia Hà Nội).
Luận văn thạc sĩ “Thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường ở cấp phường”, Nguyễn

Thị Hải Hạnh, 2007, Đại học Luật Hà Nội. Tác giả đã tiến hành nghiên cứu thực trạng
thực thi pháp luật bảo vệ môi trường cấp phường trên cơ sở Luật BVMT năm 1993
được sửa đổi bổ sung năm 2005. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra những bất cập của việc
thực thi pháp luật BVMT hiện nay và đưa ra mơ hình thực hiện pháp luật BVMT cấp
phường với sự tham gia của cộng đồng ờ nhiều góc độ. (Nguyễn Thị Hải Hạnh, 2007,
Đại học Luật Hà Nội).
Luận văn thạc sĩ “Thực hiện pháp luật môi trường ở tỉnh Nam Định”, Nguyễn Thị
Thu Hường, 2008, Học Viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. Bước đầu,
nghiên cứu đã làm sáng tỏ những vấn đề lý luận của THPL môi trường, những yếu tố tác
động đến THPL mơi trường góp phần ngăn ngừa hạn chế các vi phạm pháp luật môi
Trang 14


Báo cáo Nghiên cứu khoa học sinh viên “Đánh giá thực trạng áp dụng luật bảo vệ môi trường
tại làng nghề gốm Chòm Sao ở thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương”

trường ở tỉnh Nam Định; đánh giá thực trạng, việc THPL môi trường và đưa ra một số
giải pháp ở tỉnh Nam Định. (Nguyễn Thị Thu Hường, 2008, Học Viện Chính trị - Hành
chính quốc gia Hồ Chí Minh).
Luận văn thạc sĩ “Thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường ở các khu công nghiệp
tỉnh Hải Dương”, Phạm Thị Thanh Xuân, 2009, Học Viện Chính trị - Hành chính quốc
gia Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu đã phân tích, đưa ra khái niệm về pháp luật và
THPL về BVMT ở các khu công nghiệp. Đánh giá thực trạng, nâng cao nhận thức và
trách nhiệm THPL về BVMT ở các khu công nghiệp tỉnh Hải Dương và đưa ra một số
giải pháp. (Phạm Thị Thanh Xuân, 2009, Học Viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ
Chí Minh).
Luận án tiến sĩ “Pháp luật kiểm soát ONMT do các hoạt động của làng nghề gây ra ở
Việt Nam hiện nay”, Lê Kim Nguyệt, 2014, Đại học Luật Hà Nội. Tác giả đã đi sâu
nghiên cứu về kiểm soát ONMT làng nghề, một khía cạnh trong THPL về BVMT làng
nghề. Luận án đã nêu lên những nội dung cơ bản của pháp luật kiểm soát ONMT do các

hoạt động của làng nghề gây ra ở Việt Nam; các nhân tố tác động đến pháp luật kiểm
soát ONMT ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay; phân tích những điểm đã đạt được
cũng như những hạn chế, vướng mắc của thực trạng pháp luật kiểm soát ONMT do các
hoạt động của làng nghề gây ra ở Việt Nam, chỉ ra nguyên nhân của những ưu khuyết
điểm đó; phân tích và đưa ra những bình luận về một số quan điểm hồn thiện pháp luật
kiểm soát ONMT do các hoạt động của làng nghề gây ra ở Việt Nam. Cuối cùng tác giả
phân tích những quan điểm đề xuất và những giải pháp hồn thiện pháp luật kiểm sốt
ONMT do các hoạt động của làng nghề gây ra ở Việt Nam. (Lê Kim Nguyệt, 2014, Đại
học Luật Hà Nội).
1.2.2. Các nghiên cứu ngoài nước
“Environment Pollution Control in Janpan-Development and Characteristics”,
Tsumor Ushiyama, 1981, Waseda Bulletin of Comparative Law, Vol 1. Nghiên cứu đã
chỉ ra vai trị của chính quyền tự quản địa phương và hoạt động phong trào của người
dân địa phương trong việc hình thành và thực hiện Luật kiểm sốt ONMT ở Nhật Bản.
Pháp luật BVMT áp dụng cho các quận của Tokyo có quy định: người dân được tham
gia vào cơng tác quản lý hành chính, bảo vệ quyền được sống trong mơi trường trong
lành của mình; các nhà lãnh đạo phải có nhiệm vụ điều tra, giám sát nguồn gốc, nguyên
nhân, tình trạng ONMT và các vấn đề khác, phải công khai cho người dân các quận,
huyện biết về tình trạng ơ nhiễm như đã điều tra. Bên cạnh đó, một hội đồng giám sát
ONMT (có sự tham gia của người dân) được thành lập để điều tra và cân nhắc các biện
pháp giám sát các nguồn gây ONMT (được thực hiện bởi nhà quản lý và các cơ quan
hành chính). Có thể thấy cơng trình nghiên cứu này rất có giá trị tham khảo khi xây
dựng và hồn thiện pháp luật kiểm soát ONMT do các hoạt động của làng nghề gây ra ở

Trang 15


Báo cáo Nghiên cứu khoa học sinh viên “Đánh giá thực trạng áp dụng luật bảo vệ môi trường
tại làng nghề gốm Chòm Sao ở thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương”


các tỉnh ĐBSH. (Tsumor Ushiyama, 1981, Waseda Bulletin of Comparative Law, Vol 1).
“The experience of Singapore in the control of pollution", Loh Ah Tuan, 1998, The
experience of Singapore in the control of pollution, Singapore Journal of International
& Comparative Law, 2: 507 – 510. Nghiên cứu đã đề cập tới kinh nghiệm kiểm soát
ONMT biển ở Sigapore. Bài viết đã chỉ ra rằng hơn ba phần tư tổng lượng ô nhiễm mà
các đại dương và vùng biển trong khu vực Đông Á phải hứng chịu là đến từ các nguồn
trên đất liền. Các nguồn chính gây ơ nhiễm bao gồm chất thải sinh hoạt từ các thành phố,
chất thải công nghiệp và nơng nghiệp. Ngồi ra, tàu xả chất thải ra biển từ một quốc gia
này sẽ nhanh chóng tìm đường vào vùng biển và những bãi biển của các nước láng
giềng. Do đó mỗi quốc gia đều đóng một vai trị quan trọng trong việc kiểm sốt chất
thải gây ô nhiễm vào vùng biển ven bờ. (Loh Ah Tuan, 1998, The experience of
Singapore in the control of pollution, Singapore Journal of International &
Comparative Law, 2: 507 – 510).
“An assessment of paper mill wastewater impacts and treatment options in Vientiane
Capital City, Lao", T. Kaisorn, D. Phousavanh, K. Somphone, 2009, An assessment of
paper mill wastewater impacts and treatment options in Vientiane Capital City, Lao.
Report in ’Economy and Environment Program for Southeast Asia’ (EEPSEA). Nghiên
cứu đã chỉ ra rằng chi phí phịng ngừa rủi ro do ONMT ở các làng nghề chế biến bột
giấy tại Viêng Chăn, Lào là từ 60 đến 90 USD/kilogam độc chất ô nhiễm BOD. (T.
Kaisorn, D. Phousavanh, K. Somphone, 2009, An assessment of paper mill wastewater
impacts and treatment options in Vientiane Capital City, Lao. Report in ’Economy and
Environment Program for Southeast Asia’ (EEPSEA)).
“Marginal Opportunity Cost Pricing for Wastewater Disposal: A case study of Wuxi,
China", Z. Fan, 2011, Marginal Opportunity Cost Pricing for Wastewater Disposal: A
case study of Wuxi, China. EAPSEA, Manila. Nghiên cứu đã được trình bày tại hội nghị
các báo cáo khoa học của tổ chức EEPSEA, tác giả đã ước tính tổng lượng nước tiêu tốn
cho hoạt động sản xuất làng nghề và tiểu thủ công nghiệp là khoảng 59,04 ngàn km3
nước/ngày và thải ra môi trường khoảng 34,09 km3 nước thải/ngày, gây thiệt hại kinh tế
cho Trung Quốc khoảng 27,7 triệu đô la/ngày, tương đương 8,8 tỷ đô la/năm. (Z. Fan,
2011, Marginal Opportunity Cost Pricing for Wastewater Disposal: A case study of Wuxi,

China. EAPSEA, Manila).
1.3. TỔNG QUAN VỀ LÀNG NGHỀ GỐM CHÒM SAO
1.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Làng nghề gốm Chịm Sao thuộc phường Hưng Định xưa - một phường thuộc thị
xã Thuận An, tỉnh Bình Dương, nằm giữa hai vùng gốm cổ ở thế kỉ 19-20 là Lái Thiêu
và Thủ Dầu Một. Nơi đây có sơng Búng chảy qua là một nhánh của Sơng Sài Gịn và
một hệ thống kênh rạch chằng chịt là mạng lưới thông thương quan trọng. Khoảng thế
kỉ 18, nơi đây bắt đầu có cư dân đến định cư và lập nghiệp. Đến đầu thế kỉ 19, Hưng
Định được nhà Nguyễn cho phép lập làng. Hưng Định ngày nay bao gồm ba khu phố
Trang 16


Báo cáo Nghiên cứu khoa học sinh viên “Đánh giá thực trạng áp dụng luật bảo vệ môi trường
tại làng nghề gốm Chòm Sao ở thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương”

Hưng Lộc, Hưng Thọ và Hưng Phước, nơi đây nổi tiếng với các lò gốm cổ mà tập
trung nhiều nhất là ở Hưng Lộc. Hưng Lộc nổi tiếng với lò gốm Chòm Sao (người dân
ở đây gọi là lò chén Chòm Sao) do các thợ gốm Triều Châu dựng lên. Nơi đây chuyên
sản xuất các loại bát, đĩa men trắng tráng men và vẽ hoa văn rồng, phượng, gà, hoa…
Lý giải cái tên gốm Chòm Sao, một thợ gốm xưa của lò gốm Hai Ca cho biết:
“Ngày xưa ở đây có cây sao cổ thụ to lắm, từ đời ơng cố bác đã có rồi, đến đời bác chỉ
cịn gốc cây chẻ ba mà cũng phải vài ba người ôm mới hết, lò gốm lập ra trên vùng đất
này đều lấy tên chung là gốm Chòm Sao, chỉ phân biệt dựa vào tên hiệu của người chủ
lò gốm". Gốm Chịm Sao có hai lị gốm cổ nổi tiếng là lị của ơng Hai Ca và Ba Sành,
chun sản xuất các loại chén, dĩa, tô, thạp và các mặt hàng mĩ nghệ hình các con vật
như voi, ếch, lân, cá …cung cấp cho các thương lái đưa đi các nơi bn bán. Cho đến
hơm nay thì hai lị gốm nổi tiếng này đã khơng cịn giữ được, lị gốm Hai Ca chỉ cịn
lại một đống phế tích đổ nát, cịn lò gốm Ba Sành đã bị phá bỏ để xây dựng phòng trọ,
nhà ở.
Hiện nay, gốm Hưng Định chỉ còn sót lại vài ba hộ cịn theo nghề, tự cứu mình

bằng cách bỏ vốn trang bị máy móc hiện đại như lò gốm Tân Trường Sinh, lò gốm
Kiến Xuân, chuyển từ làm chén, dĩa… sang làm thạp, bình hoa, chậu, lư hương, bóng
,các con vật trang trí như voi, ếch, lân… Một số khác chuyển sang làm chén mủ cao
su như lị gốm Cuội của ơng Lý Thành. Một số lò vẫn giữ lại sản xuất một phần nhỏ
các loại chén , dĩa cổ như lị Bình Lị, Ba Tây.
Ngày xưa, các thành phẩm sau khi được tráng men sẽ đem vào lò nung, chất đốt
chủ yếu là củi, bây giờ chuyển sang nung bằng ga, để chất lượng sản phẩm được cao
hơn, lớp men bóng hơn. Tuy nhiên, ở lị Cuội của ơng Lý Thành vẫn giữ được lị nung
bằng củi có lịch sử trên 150 năm tuổi. Tuy bị cuốn vào vịng xoay cơng nghiệp hóa
nhưng các thợ làm gốm ở Hưng Định vẫn luôn giữ được cái tâm của người theo nghề.
Họ một lòng mong muốn giữ lại cái nghề của cha ơng.
Làng nghề gốm cổ Chịm Sao – Hưng Định là một làng nghề thủ công mang đậm
nét truyền thống của làng thủ công nghiệp xưa từ thời mở cõi tiến vào Nam. Để gìn
giữ và bảo tồn làng nghề cổ truyền thống này, các cơ quan chức năng phải có một kế
hoạch cụ thể, cấp thiết giúp đỡ các lị gốm phát triển, tìm kiếm thị trường, mở rộng
quy mơ.Việc bảo tồn và gìn giữ làng nghề này sẽ giúp giữ gìn một nét đẹp văn hóa
truyền thống của dân tộc trong q trình dựng nước và giữ nước.
1.3.2. Vị trí và điều kiện tự nhiên
1.3.2.1. Vị trí địa lý
- Phía Đơng giáp phường An Phú, thị xã Thuận An.
- Phía Tây giáp phường Bình Nhâm, thị xã Thuận An.
- Phía Bắc giáp phường Bình Chuẩn, thị xã Thuận An.
- Phía Nam giáp phường Bình Hòa, thị xã Thuận An.

Trang 17


×