Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

Khảo sát porphyromonas gingivalis ở bệnh nhân hôi miệng bằng kỹ thuật real time polymerase chain reaction

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (799.22 KB, 43 trang )

Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược Tp.HCM.

BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƢỢC TP. HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ CẤP TRƢỜNG

KHẢO SÁT PORPHYROMONAS GINGIVALIS
Ở BỆNH NHÂN HÔI MIỆNG BẰNG KỸ THUẬT
REAL-TIME POLYMERASE CHAIN REACTION
Mã số: 15/HĐ-NCKH/2013

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Đặng Vũ Ngọc Mai

Tp. Hồ Chí Minh, Tháng 4/ 2018
Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn.


Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược Tp.HCM.

BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƢỢC TP. HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ CẤP TRƢỜNG

KHẢO SÁT PORPHYROMONAS GINGIVALIS


Ở BỆNH NHÂN HÔI MIỆNG BẰNG KỸ THUẬT
REAL-TIME POLYMERASE CHAIN REACTION

Mã số: 15/HĐ-NCKH/2013

Chủ nhiệm đề tài

Tp. Hồ Chí Minh, Tháng 4/2018
Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn.


Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược Tp.HCM.

DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU
1. ThS. Đặng Vũ Ngọc Mai (chủ nhiệm đề tài)
Bộ môn Nha khoa cơ sở, Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược TPHCM
2. PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng
Bộ môn Bệnh học miệng, Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược TPHCM
3. TS. Phạm Hùng Vân
Bộ môn Vi sinh, Khoa Y, Đại học Y Dược TPHCM

Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn.


Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược Tp.HCM.

Mục lục
Danh mục bảng, hình

Thơng tin kết quả nghiên cứu
Mở đầu
Tổng quan tài liệu
Đối tượng, phương pháp nghiên cứu
Kết quả
Bàn luận.
Kết luận.
Tài liệu tham khảo

Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn.


Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược Tp.HCM.

Danh mục bảng và hình
Bảng 1: Các lồi vi khuẩn chỉ có ở đối tượng hơi miệng
Bảng 2: Kết quả nghiên cứu về sự liên quan giữa một số lồi vi khuẩn với tình trạng hơi
miệng
Bảng 3:Tỉ lệ hiện diện Pg ở hai nhóm bệnh và chứng
Bảng 4: Trung bình tỉ lệ % Pg ở hai nhóm bệnh và chứng
Bảng 5: Tương quan giữa tỉ lệ % Pg với nồng độ các hợp chất sulfur bay hơi và với các
biến số lâm sàng
Bảng 6: Trung bình nồng độ các hợp chất sulfur bay hơi và các biến số lâm sàng ở hai
nhóm khơng và có hiện diện Pg
Bảng 7: Hệ số tương quan giữa Pg với các hợp chất sulfur trong các nghiên cứu

Hình 1: Máy sắc ký khí đơn giản Oral Chroma model CHM-2, Fis Inc, Nhật Bản
Hình 2: Cách ngậm ống bơm
Hình 3: Nạp 1ml khơng khí từ miệng vào máy OralChroma

Hình 4: Màn hình hiển thị kết quả đo bằng máy Oral Chroma
Hình 5: Các vùng của lưng lưỡi trong đánh giá các chỉ số lưỡi
Hình 6: Chỉ số mảng bám lưỡi
Hình 7: Chỉ số đổi màu lưỡi
Hình 8: Máy tách chiết DNA tự động KingFisherTM Duo Prime Purification System
Hình 9: Biểu đồ âm tính Porphyromonas gingivalis
Hình10 : Biểu đồ dương tính Porphyromonas gingivalis

Tn thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn.


Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược Tp.HCM.

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ CẤP TRƢỜNG
1. Thơng tin chung:
- Tên đề tài: Khảo sát Porphyromonas gingivalis ở bệnh nhân hôi miệng bằng kỹ
thuật real-time polymerase chain reaction
- Mã số: 15/HĐ-NCKH/2013
- Chủ nhiệm đề tài: ThS. Đặng Vũ Ngọc Mai
Điện thoại: 0918325781

Email: ;

- Đơn vị quản lý về chuyên môn: Bộ môn Nha khoa cơ sở, Khoa Răng Hàm Mặt
- Thời gian thực hiện: theo đăng ký: tháng 10/2013 đến tháng 11/2015
Thực tế: đến tháng 3/2018
2. Mục tiêu:
Khảo sát mối liên quan của vi khuẩn Porphyromonas gingivalis (Pg) trong mảng bám

lưng lưỡi với tình trạng hơi miệng.
3.Nội dung chính:
Thiết kế nghiên cứu cắt ngang, mơ tả và phân tích, có nhóm chứng. Đối tượng đến
khám tại Khoa Răng hàm mặt được đo nồng độ các hợp chất sulfur bay hơi bằng máy sắc
ký khí đơn giản (Oral ChromaTM) để đưa vào nhóm hơi miệng (nhóm bệnh) và nhóm
khơng hơi miệng (nhóm chứng). Mỗi nhóm gồm 36 đối tượng được bắt cặp theo tuổi và
giới tính. Lấy mẫu mảng bám lưng lưỡi để làm xét nghiệm real-time PCR xác định sự
hiện diện và tỉ lệ % của Pg trong tổng số vi khuẩn. Ghi nhận các chỉ số lâm sàng bao gồm
chỉ số mảng bám lưỡi, chỉ số đổi màu lưỡi, chỉ số nướu, chỉ số mảng bám răng và lưu
lượng nước bọt khơng kích thích.
So sánh tỉ lệ hiện diện Pg và tỉ lệ % Pg giữa hai nhóm. So sánh nồng độ các hợp chất
sulfur và các chỉ số lâm sàng giữa hai nhóm có và khơng hiện diện Pg. Phân tích tương
quan giữa tỉ lệ % Pg với các biến số này.
4.Kết quả chính đạt đƣợc

Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn.


Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược Tp.HCM.

Nhóm bệnh có tỉ lệ hiện diện Pg cao hơn có ý nghĩa (44,5%) so với nhóm chứng
(13,9%) (p<0,05). Khơng có sự khác biệt về tỉ lệ % Pg trong tổng số vi khuẩn giữa hai
nhóm (p>0,05). Nhóm hiện diện Pg có nồng độ hydrogen sulfide cao hơn có ý nghĩa so
với nhóm khơng hiện diện Pg (p<0,05); các biến số cịn lại khơng có sự khác biệt giữa
hai nhóm. Tỉ lệ % Pg có tương quan với nồng độ hydrogen sulfide (r=0,28), methyl
mercaptan (r=0,31), dimethyl sulfide (r=0,35) và lưu lượng nước bọt (r=-0,28).
Vi khuẩn Porphyromonas gingivalis trong mảng bám lưng lưỡi có khả năng góp
phần gây ra hơi miệng và tỉ lệ % của vi khuẩn có thể liên quan với mức độ của tình trạng
này.


Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn.


Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược Tp.HCM.

MỞ ĐẦU
Hơi miệng là một tình trạng thường gặp ở người, là nguyên nhân đứng hàng thứ ba
khiến cho bệnh nhân phải tìm đến bác sĩ nha khoa sau bệnh sâu răng và nha chu. Ngồi
việc hơi miệng là một vấn đề sức khỏe, hơi miệng có thể ảnh hưởng xấu đến chất lượng
cuộc sống của con người, dẫn đến những thay đổi về tâm lý và hành vi tự cách ly khỏi xã
hội của các nhân[22]. Tuy hơi miệng có thể do ngun nhân từ ngồi miệng (từ đường hơ
hấp, tiêu hóa, bệnh gan, thận,đái tháo đường…) nhưng thường thì nó có nguồn gốc từ
ngay trong miệng, chủ yếu do những hợp chất có mùi do vi khuẩn trong miệng tạo ra.
Nhiều vi khuẩn trong miệng có thể phân hủy các protein và tạo ra các hợp chất sulfur bay
hơi có mùi như hydrogen sulfide, methyl mercaptan và dimethyl sulfide. Các vi khuẩn
này chủ yếu thuộc loại yếm khí Gram âm và thường là các tác nhân có liên quan với bệnh
nha chu. Vi khuẩn có thể tồn tại mọi nơi trong miệng: trong nước bọt, khe nướu, túi nha
chu, lưỡi…Riêng đối với tình trạng hơi miệng, lưng lưỡi được xem là nơi trú ngụ và tăng
trưởng quan trọng cho vi khuẩn. Cấu trúc lưng lưỡi với các nhú, rãnh tạo điều kiện thuận
lợi cho sự tích tụ các vi khuẩn yếm khí nhờ tránh được tác động làm sạch của nước bọt và
nồng độ oxy thấp ở đáy các rãnh lưỡi. Vị trí của lưỡi khiến cho mọi sự vận chuyển các
chất từ khoang miệng xuống họng đều băng ngang qua bề mặt lưỡi, vì thế lưỡi trở thành
nơi rất dễ tích tụ bợn thức ăn, các tế bào biểu mơ bong tróc, các protein, vi khuẩn và các
sản phẩm của chúng, đặc biệt là ở phần phía sau, tạo thành một lớp mảng bám lưỡi. Một
số nghiên cứu đã cho thấy mối tương quan thuận giữa số lượng lớp mảng bám lưng lưỡi
với các tham số đánh giá hôi miệng và với số lượng các vi khuẩn yếm khí sinh hợp chất
sulfur bay hơi.
Những kỹ thuật xét nghiệm vi sinh kinh điển như nhuộm Gram và ni cấy thường

khó phát hiện và định lượng được những vi khuẩn yếm khí trong các mẫu bệnh phẩm lấy
từ miệng. Với sự phát triển của các kỹ thuật sinh học phân tử ngày nay, kỹ thuật
Polymerase chain reaction (PCR) đã giúp khắc phục được nhược điểm này và giúp khảo
sát chi tiết và chính xác hơn những vi khuẩn liên quan với tình trạng hơi miệng. PCR là
thử nghiệm nhân bản một đoạn DNA đích trong ống nghiệm dựa vào các chu kỳ nhiệt,
sua đó thực hiện các bước tiếp theo để xác định có sản phẩm khuếch đại cần tìm trong
Tn thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn.


Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược Tp.HCM.

ống phản ứng hay khơng, ví dụ điện di trên thạch agarose. Phương pháp này là PCR định
danh, có thể xác định được vi khuẩn đến lồi và dưới lồi. Với ngun tắc khuếch đại
DNA đích thành hàng triệu bản sao chỉ trong vài giờ, kỹ thuật này có độ nhạy và độ
chuyên rất cao trong việc xác định nhanh và chính xác vi khuẩn gây bệnh.
Kỹ thuật Real-time PCR (qPCR), còn gọi là PCR định lượng, xác định được chính xác
số lượng bản ADN đích ban đầu có trong mẫu thử (định lượng tuyệt đối) hoặc xác định
được tỉ lệ của một loài vi khuẩn trong tổng số vi khuẩn có trong bệnh phẩm (định lượng
tương đối)[1]
Porphyromonas gingivalis là một trong những vi khuẩn được quan tâm nghiên cứu
trong hơi miệng. Đây là lồi trực khuẩn Gram âm, yếm khí bắt buộc. Bề mặt tế bào vi
khuẩn có nhiều tua giúp bám dính vào tế bào biểu mơ miệng và những bề mặt răng có
nước bọt bao phủ. Nghiên cứu về mối liên quan của loài vi khuẩn này với tình trạng hơi
miệng cho các kết quả chưa thống nhất. Vì thế nghiên cứu này được thực hiện với các
mục tiêu: (1) So sánh tỉ lệ hiện diện của Porphyromonas gingivalis (Pg) và tỉ lệ % Pg
trong tổng số vi khuẩn trong mẫu mảng bám lưng lưỡi giữa nhóm bệnh nhân hơi miệng
(nhóm bệnh) và nhóm chứng khơng hơi miệng; (2) Phân tích mối liên quan giữa Pg với
nồng độ các hợp chất sulfur bay hơi và các chỉ số về mảng bám lưng lưỡi, chỉ số nướu,
chỉ số mảng bám răng, lưu lượng nước bọt không kích thích.


Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn.


Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược Tp.HCM.

CHƢƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Cũng giống như các bệnh lý khác trong xoang miệng liên quan đến vi khuẩn (như sâu
răng và bệnh nha chu), các nhà nghiên cứu vẫn đang tranh cãi về việc hôi miệng là do vi
khuẩn đặc hiệu (thuyết đặc hiệu), hay do nhiều loại vi khuẩn có cùng q trình chuyển
hóa (thuyết không đặc hiệu), hay đơn giản chỉ là do sự tăng trưởng quá mức về số lượng
của toàn bộ hệ vi khuẩn miệng.
Năm 2010, Takeshita T và cs thực hiện nghiên cứu trên 240 đối tượng với các mức
độ hôi miệng khác nhau và kết luận rằng hôi miệng cũng như mức độ trầm trọng của tình
trạng này khơng phải chỉ đơn giản là do sự tăng trưởng quá mức về số lượng của toàn bộ
hệ vi khuẩn miệng do vệ sinh răng miệng kém, mà có liên quan chặt chẽ với thành phần
của các loại vi khuẩn trong nước bọt. Điều này càng khẳng định cơ sở cho các nghiên cứu
để xác định cấu trúc đặc trưng của hệ vi khuẩn “lành mạnh” và hệ vi khuẩn “ liên quan
với hơi miệng”[16]. Một nghiên cứu sau đó hướng đến mục tiêu này của cùng nhóm tác
giả đã cho thấy ở các đối tượng hơi miệng có lượng H2S trong hơi thở cao, Neisseria,
Fusobacterium và Porphyromonas chiếm tỉ lệ cao; ở các đối tượng hơi miệng có lượng
CH3SH cao, Prevotella, Veillonella, Atopobium, Megasphaera và Selenomonas chiếm tỉ
lệ cao [17]].
Để đánh giá có các loại vi khuẩn đặc hiệu liên quan đến hôi miệng hay không, ba
nghiên cứu lấy các mẫu vi khuẩn từ lưng lưỡi của các các cá thể có và khơng có hơi
miệng, dùng kỹ thuật PCR để nhận diện cả vi khuẩn cấy được và không cấy
được[5,8,13]. Các nghiên cứu kết luận các đối tượng hôi miệng có một số lồi vi khuẩn
trên lưng lưỡi khác với các đối tượng khơng hơi miệng ; điều này góp phần ủng hộ thêm
giả thuyết là tình trạng hơi miệng có nguồn gốc vi khuẩn. Bảng 1 liệt kê những lồi vi

khuẩn chỉ được tìm thấy ở nhóm đối tượng hơi miệng mà khơng có ở nhóm chứng khơng
hơi miệng. Mặc dù có sự khác biệt lớn về các lồi vi khuẩn này, nhưng cũng có sự thống
nhất ở một số ít lồi trong ba nghiên cứu.
Bảng 1. Các lồi vi khuẩn chỉ có ở đối tượng hơi miệng (từ mẫu lưng lưỡi)

Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn.


Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược Tp.HCM.

Vi khuẩn

Nguồn

Atopobium parvulum

[8]

Bacteroides forsythus (Tannerella forsythensis)

[13]

Capnocytophaga gingivalis

[13]

Capnocytophaga sputigena

[13]


Cryptobacterium curtum

[8]

Dialister sp

[5], [8]

Escherichia coli

[13]

Eubacterium sp

[5],[8],[13]

Firmicutes sp

[5]

Fusobacterium periodonticum

[8]

Fusobacterium sulci

[13]

Gemella haemolysans


[13]

Gemella sanguinis

[13]

Granulicatella adiacens

[13]

Granulicatella elegans

[5],[13]

Lachnospiraceae bacterium

[13]

Megasphaera sp (dòng ở miệng)

[13]

Mogibacterium neglectum

[13]

Neisseria perflava

[13]


Neisseria subflava

[13]

Porphyromonas sp

[5]

Prevotella intermedia

[5]

Prevotella pallens

[13]

Prevotella shahii

[13]

Prevotella tannerae

[13]

Prevotella sp (không cấy được)

[13]

Rothia dentocariosa


[13]

Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn.


Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược Tp.HCM.

Solobacterium (Bulleidia)moorei

[5],[8],[13]

Staphylococcus warneri

[5]

Streptococcus australis

[13]

Streptococcus cristatus

[13]

Streptococcus phylotype (dòng BW009)

[8]

Streptococcus sp không cấy được


[13]

(Nguồn : Haraszthy VI và cs, 2007 [5] ; Kazor CE và cs, 2003 [8] ; Riggio MP và cs, 2008 [13])

Cả ba nghiên cứu đều cho thấy bệnh nhân bị hơi miệng có sự đa dạng hơn về vi
khuẩn so với nhóm khơng hơi miệng. Điều đáng quan tâm là tất cả những nghiên cứu này
đều báo cáo sự hiện diện của Solobacterium moorei, một loài vi khuẩn Gram dương, trên
lưng lưỡi của bệnh nhân hôi miệng nhưng không hiện diện ở bất kỳ đối tượng khơng hơi
miệng nào ; ngồi ra, Fusobacterium nucleatum, một vi khuẩn Gram âm sinh hợp chất có
mùi hơi, đều hiện diện ở tất cả đối tượng hôi miệng cũng như khơng hơi miệng.
Bảng 2 trình bày một số kết quả nghiên cứu về mối liên quan giữa các vi khuẩn với các
thơng số của tình trạng hơi miệng
Bảng 2.2. Kết quả nghiên cứu về sự liên quan giữa một số lồi vi khuẩn với tình trạng hơi
miệng
Vi khuẩn

Nguồn

Mẫu nghiên cứu

Phƣơng

(Cỡ mẫu)

pháp

Kết quả

nghiên

cứu

Tannerella
forsythia (Tf)

[4]

Mẫu nước bọt

PCR

-Hiện diện 29% ở nhóm hơi

kích thích

miệng và 7,1% ở nhóm

(nhóm hơi

khơng hơi miệng*

miệng :56,

-Nhóm hiện diện Tf có nồng

nhóm khơng

độ H2S và CH3SH cao hơn

hơi miệng :14)


nhóm khơng hiện diện Tf*

Tn thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn.


Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược Tp.HCM.

-Kết luận : Tf có thể là yếu tố
nguy cơ của hôi miệng
[7]

Mẫu mảng

PCR

Sự hiện diện Tf liên quan

bám dưới

với hôi miệng ở bệnh nhân

nướu và lưng

nha chu viêm.

lưỡi (30)
[18]


Mẫu mảng

qPCR

-Nhóm hơi miệng có tỉ lệ Tf

bám lưng lưỡi

(tương

cao hơn nhóm khơng hơi

(nhóm hơi

đối)

miệng*

miệng :29,

-HSTQ 0,4 với nồng độ

nhóm khơng

H2S*

hơi miệng :10)
[21]

Mẫu mảng


PCR

- Nhóm hiện diện Tf có nồng

bám lưng lưỡi

độ HCSBH cao hơn nhóm

(62, trong đó

khơng hiện diện Tf*

nhóm hiện

-Khơng có sự khác biệt về

diện Tf :40)

chỉ số mùi, nồng độ H2S,
CH3SH, (CH3)2S giữa nhóm
có và khơng hiện diện Tf

Nhận xét : Tf có thể là yếu tố nguy cơ của hơi miệng và cần có
thêm nghiên cứu để xác định mối liên quan của Tf với các thông
số của hôi miệng
Fusobacterium

[2]


nucleatum (Fn)

Mẫu mảng

qPCR

Tương quan thuận trung

bám lưng lưỡi

bình-yếu với chỉ số mùi,

(94)

nồng độ H2S, CH3SH và
HCSBH

[7]

Mẫu mảng

Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn.

PCR

Sự hiện diện Fn liên quan


Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược Tp.HCM.


bám dưới

với hôi miệng ở bệnh nhân

nướu và lưng

nha chu viêm.

lưỡi (30)
[21]

Mẫu mảng

PCR

-Nhóm hiện diện Fn có chỉ

bám lưng lưỡi

số mùi, nồng độ HCSBH,

(62, trong đó

H2S và CH3SH cao hơn

nhóm hiện

nhóm khơng hiện diện Fn*


diện Fn :52)

- Khơng có sự khác biệt về
nồng độ (CH3)2S giữa nhóm
có và không hiện diện Fn

Nhận xét : Fn liên quan với tình trạng hơi miệng, tuy nhiên cần
có thêm nghiên cứu để khẳng định điều này
Prevotella

[2]

intermedia (Pi)

[4]

Mẫu mảng

qPCR

-Tương quan thuận trung

bám lưng lưỡi

bình với chỉ số mùi, nồng độ

(94)

H2S, CH3SH và HCSBH


Mẫu nước bọt

PCR

-Hiện diện 67,7% ở nhóm

kích thích

hơi miệng và 42,9% ở nhóm

(nhóm hơi

khơng hơi miệng*

miệng :56,

-Nhóm hiện diện Pi có nồng

nhóm khơng

độ H2S và CH3SH cao hơn

hơi miệng :14)

nhóm không hiện diện Pi*
-Kết luận : Sự hiện diện Pi
liên quan với hôi miệng

[18]


Mẫu mảng

qPCR

-Tỉ lệ Pi không khác biệt

bám lưng lưỡi

(tương

giữa nhóm hơi miệng và

(nhóm hơi

đối)

nhóm khơng hơi miệng

Tn thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn.


Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược Tp.HCM.

[21]

miệng :29,

-HSTQ 0,42 với nồng độ


nhóm khơng

CH3SH* ; 0,81 với nồng độ

hơi miệng :10)

H2S*

Mẫu mảng

PCR

Khơng có sự khác biệt về chỉ

bám lưng lưỡi

số mùi, nồng độ HCSBH,

(62, trong đó

H2S, CH3SH, (CH3)2S giữa

nhóm hiện

nhóm có và khơng hiện diện

diện Pi :8)

Pi


Nhận xét : Các kết quả nghiên cứu cho thấy Pi liên quan với tình
trạng hơi miệng, tuy nhiên vẫn chưa có sự thống nhất cao giữa
các nghiên cứu
Prevotella

[18]

nigrescens(Pn)

Treponema

[18]

denticola (Td)

Mẫu mảng

qPCR

-Tỉ lệ Pn khơng khác biệt

bám lưng lưỡi

(tương

giữa nhóm hơi miệng và

(nhóm hơi

đối)


nhóm khơng hơi miệng

miệng :29,

-HSTQ 0,72 với nồng độ

nhóm khơng

CH3SH* ; 0,74 với nồng độ

hơi miệng :10)

H2S*

Mẫu mảng

qPCR

-Tỉ lệ Td khơng khác biệt

bám lưng lưỡi

(tương

giữa nhóm hơi miệng và

(nhóm hơi

đối)


nhóm khơng hơi miệng

miệng :29,

-HSTQ 0,48 với nồng độ

nhóm khơng

H2S*

hơi miệng :10)
[21]

Mẫu mảng

PCR

- Nhóm hiện diện Td có chỉ

bám lưng lưỡi

số mùi, nồng độ HCSBH,

(62, trong đó

H2S, CH3SH cao hơn nhóm

nhóm hiện


khơng hiện diện Td*

Tn thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn.


Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược Tp.HCM.

diện Td :25)

-Khơng có sự khác biệt về
nồng độ (CH3)2S giữa nhóm
có và khơng hiện diện Td

Nhận xét : Chưa có sự thống nhất cao trong kết quả nghiên cứu
về vai trị của Td trong hơi miệng

Porphyromonas

[2]

gingivalis(Pg)

Mẫu mảng

qPCR

Khơng tương quan hoặc

bám lưng lưỡi


tương quan yếu với chỉ số

(94)

mùi, nồng độ H2S, CH3SH
và HCSBH

[4]

Mẫu nước bọt

PCR

-Hiện diện 83,9% ở nhóm

kích thích

hơi miệng và 64,3% ở nhóm

(nhóm hơi

khơng hơi miệng (p>0,05)

miệng :56,

-Nhóm hiện diện Pg có nồng

nhóm khơng


độ CH3SH cao hơn nhóm

hơi miệng :14)

khơng hiện diện Pg*
-Kết luận : Vai trị yếu tố
nguy cơ gây hơi miệng của
Pg chưa rõ

[7]

[18]

Mẫu mảng

PCR

Sự hiện diện Pg không tương

bám dưới

quan với chỉ số mùi và nồng

nướu và lưng

độ HCSBH ở bệnh nhân nha

lưỡi (30)

chu viêm.


Mẫu mảng

qPCR

-Tỉ lệ Pg không khác biệt

bám lưng lưỡi

(tương

giữa nhóm hơi miệng và

(nhóm hơi

đối)

nhóm khơng hơi miệng

miệng :29,

-HSTQ 0,91 với nồng độ

nhóm khơng

CH3SH* ; 0,32 với nồng độ

Tn thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn.



Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược Tp.HCM.

hơi miệng :10)
[21]

Mẫu mảng

H2S*
PCR

Khơng có sự khác biệt về chỉ

bám lưng lưỡi

số mùi, nồng độ HCSBH,

(62, trong đó

H2S, CH3SH, (CH3)2S giữa

nhóm hiện

nhóm có và khơng hiện diện

diện Pg :45)

Pg

Nhận xét : Các kết quả nghiên cứu cho thấy dường như Pg ít

liên quan đến tình trạng hơi miệng
Aggregatibacter

[4]

Mẫu nước bọt

PCR

-Hiện diện 25,8% ở nhóm

actinomycetem-

kích thích

hơi miệng và 21,4% ở nhóm

comitans (Aa)

(nhóm hơi

khơng hơi miệng (p>0,05)

miệng :56,

-Nhóm hiện diện Aa khơng

nhóm khơng

có khác biệt về nồng độ H2S


hơi miệng :14)

và CH3SH so với nhóm
khơng hiện diện Aa
-Kết luận : Khơng tìm thấy
mối liên quan giữa sự hiện
diện Aa với hơi miệng

[21]

Mẫu mảng

PCR

Khơng có sự khác biệt về chỉ

bám lưng lưỡi

số mùi, nồng độ HCSBH,

(62, trong đó

H2S, CH3SH, (CH3)2S giữa

nhóm hiện

nhóm có và khơng hiện diện

diện Aa :17)


Aa

Nhận xét : Aa không phải là yếu tố nguy cơ của hôi miệng
Campylobacter
rectus (Cr)

[2]

Mẫu mảng

qPCR

Không tương quan với chỉ số

bám lưng lưỡi

mùi, nồng độ H2S, CH3SH

(94)

và HCSBH

HCSBH: hợp chất sulfur bay hơi, * khác biệt có ý nghĩa, HSTQ : hệ số tương quan

Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn.


Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược Tp.HCM.


(Nguồn: Amou T và cs, 2014 [2] ; Awano S và cs, 2002 [4] ; Kamaraj DR và cs, 2011 [7] ; Tanaka M và
cs, 2004 [18], Yasukawa T và cs, 2010 [21])

Một số kết quả nghiên cứu khác :
Kamaraj và cs (2014) thực hiện nghiên cứu trên 30 bệnh nhân viêm nha chu mạn
tính, lấy mẫu mảng bám lưỡi và làm multiplex PCR đối với Porphyromonas gingivalis,
Tannerella forsythia và Fusobacterium nucleatum. Kết quả cho thấy Fusobacterium
nucleatum có số lượng nhiều nhất, sau đó là Porphyromonas gingivalis và Tannerella
forsythia. Có tương quan thuận yếu giữa vi khuẩn trong mảng bám lưỡi và nồng độ các
hợp chất sulfur bay hơi [6]
Apatzidou và cs (2013) thực hiện nghiên cứu để đánh giá hơi miệng có liên quan với
số lượng Fusobacterium nucleatum và Porphyromonas gingivalis hay không. Lấy mẫu
lưng lưỡi của 28 bệnh nhân viêm nha chu mạn tính, 23 bệnh nhân viêm nướu mạn tính và
27 người lành mạnh. Kết quả real-time PCR cho thấy hôi miệng xảy ra nhiều hơn ở bệnh
nhân bị viêm nha chu (OR=9,2) và viêm nướu (OR=4,6) so với nhóm lành mạnh. Bệnh
nhân bệnh nha chu có nguy cơ bị hơi miệng cao hơn người lành mạnh. [3]
Suzuki N và cs (2008) sử dụng PCR để khảo sát sự hiện diện của Helicobacter
pylori trong nước bọt của 251 đối tượng bị hôi miệng và 75 đối tượng khơng bị hơi
miệng. Trình tự primer đặc hiệu (5’→3’) của Helicobacter pylori như sau :
Forward : CTATGACGGGTATCCGGC
Reverse : ATTCCACCTACCTCTCCCA
Trong tổng số 326 mẫu, Helicobacter pylori hiện diện trong 21 mẫu (6,4%). Nhóm
dương tính với Helicobacter pylori có nồng độ methyl mercaptan và độ sâu túi nha chu
cao hơn có ý nghĩa. Kết quả cho thấy Helicobacter pylori có thể liên quan với tình trạng
hơi miệng và xoang miệng cũng là nơi cư trú của vi khuẩn này ngoài dạ dày. [14]

Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn.



Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược Tp.HCM.

CHƢƠNG II : ĐỐI TƢỢNG-PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
I. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
Dân số chọn mẫu là những đối tượng đến phòng khám của Khoa Răng Hàm Mặt Đại
học Y Dược TPHCM với lý do hôi miệng hoặc khám răng miệng tổng quát.
1. Tiêu chuẩn chọn mẫu:
-

Đối tượng từ 18-60 tuổi

-

Tình nguyện tham gia vào nghiên cứu (ký tên vào giấy chấp thuận tham gia nghiên

cứu)
2. Tiêu chuẩn loại trừ:
-

Có sâu răng đến ngà, viêm nha chu, đang mang phục hình tháo lắp, có phục hình

cố định là cầu răng, đang mang khí cụ chỉnh hình tháo lắp hoặc cố định.
-

Có triệu chứng hoặc đang điều trị những bệnh lý ở vùng tai mũi họng, đường hô

hấp, đường tiêu hóa, gan, thận, đái tháo đường.
-


Có cảm giác khơ miệng thường xun hoặc lưu lượng nước bọt khơng kích thích

dưới 0,1ml/phút
-

Sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm trong vòng 1 tháng.

II.

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Thiết kế nghiên cứu
Đây là nghiên cứu cắt ngang, mơ tả và phân tích, có nhóm chứng.
2. Nhóm bệnh và nhóm chứng
Việc phân chia các đối tương vào nhóm bệnh hoặc nhóm chứng dựa theo tiêu chuẩn
chẩn đốn hơi miệng của tác giả Tonzetich (1977)[19]:
-

Nhóm bệnh: bệnh nhân có hơi miệng thật sự khi có nồng độ của một trong ba hợp

chất sulfur bay hơi vượt q ngưỡng chẩn đốn:
Tn thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn.


Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược Tp.HCM.

Nồng độ hydrogen sulfide ≥150ppb, hoặc
Nồng độ methyl mercaptan ≥50ppb, hoặc
Nồng độ dimethyl sulfide≥20ppb

-

Nhóm chứng: bệnh nhân khơng có hơi miệng thật sự khi nồng độ của cả ba hợp

chất sulfur bay hơi dưới ngưỡng chẩn đoán:
Nồng độ hydrogen sulfide <150ppb, và
Nồng độ methyl mercaptan <50ppb, và
Nồng độ dimethyl sulfide<20ppb
Các đối tượng được đo nồng độ các hợp chất sulfur bay hơi bằng máy sắc ký khí đơn
giản (Oral ChromaTM model CHM-2, Fis Inc, Nhật Bản) (hình 1)

Hình 1: Máy sắc ký khí đơn giản Oral Chroma model CHM-2, Fis Inc, Nhật Bản
Quy trình đo nồng độ các hợp chất sulfur bay hơi được thực hiện như sau:
-

Bước 1: Lấy 1ml khơng khí từ miệng
Sử dụng ống bơm do nhà sản xuất cung cấp.
Đưa ống bơm vào miệng đến khi môi chạm vào vành ống bơm. Đối tượng cắn nhẹ
ống để cố định và ngậm miệng chặt. Tránh để đẩu ống chạm vào lưỡi. (hình 2)
Yêu cầu đối tượng thở qua mũi trong khi vẫn ngậm miệng trong ít nhất 30 giây.
Rút piston của ống bơm để không khí trong miệng tràn vào ống. Sau đó đậy piston
để tống khơng khí trở vào khoang miệng. Rút piston một lần nữa để lấy lại khối
khơng khí và lấy ống bơm ra khỏi miệng.

Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn.


Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược Tp.HCM.


Từ từ đẩy piston đến vạch chỉ thị 1ml.
-

Bước 2: Đưa khối khơng khí vào máy
Đưa đầu ống bơm vào lỗ trên thân máy và đẩy mạnh piston để nạp khối khơng khí
vào máy. (hình 3)
Máy thực hiện đo trong 4 phút.
Kết quả nồng độ ba hợp chất sulfur bay hơi được hiển thị trên màn hình máy vi
tính kết nối với máy (hình 4)

Hình 2: Cách ngậm ống bơm

Hình 3: Nạp 1ml khơng khí từ miệng vào máy OralChroma

Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn.


Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược Tp.HCM.

Hình 4: Màn hình hiển thị kết quả đo bằng máy Oral Chroma
Các đối tượng trong nhóm bệnh và nhóm chứng có sự bắt cặp về tuổi và giới tính để
tránh yếu tố gây nhiễu có thể gây sai lầm khi so sánh giữa hai nhóm. Cỡ mẫu là 36 đối
tượng trong nhóm bệnh và 36 đối tượng trong nhóm chứng.
3. Thu thập các dữ liệu lâm sàng
Năm biến số lâm sàng được thu thập bao gồm:
-

Chỉ số mảng bám lưỡi


-

Chỉ số đổi màu lưỡi

-

Chỉ số nướu

-

Chỉ số mảng bám răng

-

Lưu lượng nước bọt khơng kích thích

3.1.

Chỉ số mảng bám lưỡi (tongue coating index-TCI)

Chỉ số mảng bám lưỡi được ghi nhận theo Winkel EG (2003)[20].
Bề mặt lưng lưỡi được chia thành 6 vùng bằng cách trước tiên chia thành 2 vùng
trước và sau, sau đó mỗi vùng này được chia thành 3 vùng bên phải, ở giữa và bên trái.
(Hình 5)

Tn thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn.


Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược Tp.HCM.


Hình 5: Các vùng của lưng lưỡi trong đánh giá các chỉ số lưỡi
Khám và ghi nhận chỉ số ở mỗi vùng như sau: (hình 6)
0: khơng thấy mảng bám lưng lưỡi
1: lớp mảng bám lưng lưỡi mỏng (có thể thấy được các gai lưỡi màu hồng bên dưới)
và phủ hơn 1/3 diện tích của vùng được khám. Nếu mảng bám phủ ít hơn 1/3 diện tích thì
ghi nhận chỉ số = 0
2: lớp mảng bám lưng lưỡi dày (khơng cịn thấy được gai lưỡi) và phủ hơn 1/3 diện
tích của vùng được khám. Nếu mảng bám phủ ít hơn 1/3 diện tích thì ghi nhận chỉ số = 0
TCI của cá thể = tổng số 6 chỉ số của 6 vùng, có giá trị từ 0-12

Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn.


Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược Tp.HCM.

TCI = 0

TCI = 1

TCI = 2
Hình 6: Chỉ số mảng bám lưỡi

Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn.


Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược Tp.HCM.


3.2.

Chỉ số đổi màu lưỡi (tongue discoloration index-TDI) (hình 7)

Chỉ số mảng bám lưỡi được ghi nhận theo Winkel EG (2003)[20].
Bề mặt lưng lưỡi được chia thành 6 phần như trên. Khám và ghi nhận chỉ số ở mỗi
vùng như sau:
0: bề mặt lưng lưỡi có màu hồng bình thường
1: bề mặt lưng lưỡi đổi màu nhẹ, có màu trắng, vàng hay nâu nhạt
2: bề mặt lưng lưỡi đổi màu nhiều, có màu nâu hoặc đen
TDI của cá thể = tổng số 6 chỉ số của 6 vùng, có giá trị từ 0-12

Tn thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn.


×