Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Phân tích bctc ctcp nhựa bình minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.58 KB, 19 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---o0o---

BÀI TẬP NHĨM
MƠN: QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
Đề tài: Phân tích báo cáo tài chính CTCP Nhựa Bình Minh

Lớp : Quản trị tài chính (121)_05
Thành viên trong nhóm 21:
1. Nguyễn Thị Ánh

11190658

2. Tạ Thị Uyên

11195696

Hà Nội, tháng 11 năm 2021


I. TỔNG QUAN VỀ TỔNG CƠNG TY CP NHỰA BÌNH MINH
1. Tóm tắt q trình hình thành và phát triển
1.1. Giới thiệu về công ty
Tên tiếng Việt : Công ty Cổ Phần Nhựa Bình Minh
Tên quốc tế: Binh Minh Plastics Joint Stock Company
Tên viết tắt : BMP
Loại hình cơng ty: Công ty cổ phần
Giấy phép thành lập: 209/2003/QĐ-BCN
Giấy phép Kinh Doanh: 0301464823
Mã số thuế: 0301464823
Vốn điều lệ: 818.609.830.000 đồng


Người đại diện theo pháp luật: Ơng Nguyễn Hồng Ngân - Phó Chủ tịch HĐQT-Tổng
Giám đốc BMP
Ngành nghề kinh doanh chính:
 Sản xuất kinh doanh các sản phẩm dân dụng và công nghiệp từ chất dẻo và
cao su;
 Thiết kế, chế tạo, kinh doanh khuôn mẫu ngành nhựa, ngành đúc;
 Sản xuất, kinh doanh máy móc thiết bị, vật tư, thiết bị vệ sinh cho ngành
xây dựng, trang trí nội thất;
 Tư vấn và thi cơng các cơng trình cấp thốt nước, sân bãi, kho tàng;
 Dịch vụ giám định, phân tích, kiểm nghiệm ngành hóa chất;
 Kinh doanh xuất nhập khẩu ngun liệu, hóa chất (trừ hóa chất có tính độc
hại mạnh), vật tư, máy móc thiết bị ngành nhựa, cơ khí, xây dựng, cấp thốt
nước, thiết bị thí nghiệm.
1.2. Q trình hình thành và phát triển
Ngày 16/11/1977: Nhà máy Cơng tư Hợp doanh Nhựa Bình Minh được thành lập theo
Quyết định số 1488/QĐ-UB của UBND Thành phố Hồ Chí Minh;


Ngày 08/02/1990: Xí nghiệp Khoa học Sản xuất Nhựa Bình Minh được thành lập trên
cơ sở thành lập lại Nhà máy Cơng tư Hợp doanh Nhựa Bình Minh theo Quyết định số
86/CNn-TCLĐ của Bộ Công nghiệp nhẹ;
Ngày 24/03/1994: UBND Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 842/QĐUB-CN về việc quốc hữu hóa Xí nghiệp Khoa học Sản xuất Nhựa Bình Minh và
chuyển đổi thành Doanh nghiệp Nhà nước;
Ngày 03/11/1994: Bộ Công nghiệp nhẹ ban hành Quyết định số 1434/CNn-TCLĐ về
việc thành lập Doanh nghiệp Nhà nước Công ty Nhựa Bình Minh;
Ngày 04/12/2003: Bộ Cơng nghiệp ban hành Quyết định số 209/2003/QĐ-BCN về
việc chuyển Cơng ty Nhựa Bình Minh thành Cơng ty Cổ phần Nhựa Bình Minh;
Ngày 02/01/2004: Chính thức hoạt động theo mơ hình cơng ty cổ phần với vốn điều lệ
107,18 tỷ đồng;
Ngày 11/07/2006: Giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh

(HOSE);
Năm 2010: trở thành đầu tiên sản xuất thành công ống PEHD có đường kính 1.200mm
lớn nhất Việt Nam tại NBM;
Năm 2015: Đưa vào hoạt động thực tiễn hệ thống quản trị tổng thể nguồn lực ERP,
Khánh thành nhà máy Bình Minh Long An giai đoạn 1;
Năm 2017: Khánh thành nhà máy Bình Minh Long An giai đoạn hai BMLA
Năm 2018: Trở thành Cơng ty thành viên thuộc Tập đồn SCG Thailand - một tập
đồn cơng nghiệp hàng đầu Đơng Nam Á. Tiếp cận một tập đoàn lớn với nhiều kinh
nghiệm và cơng nghệ quản trị hiện đại, Nhựa Bình Minh
Các thành tựu đạt được:
Năm 2000: Được cấp chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng ISO
Đạt Thương hiệu Quốc gia lần thứ 5 liên tiếp từ 2008 đến 2018.
Đạt Thương hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao lần thứ 20 liên tiếp từ 1997
đến 2016.
Năm 2017: Được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng nhất (lần thứ 2), đạt
Giải Vàng Chất lượng Việt Nam
Năm 2018: Đạt Giải thưởng Chất lượng Châu Á Thái Bình Dương.


Năm 2019: Được vinh doanh là doanh nghiệp có mơi trường Làm Việc Tốt Nhất
Châu Á 2019” do tạp chí HR Asia công bố.
Năm 2020: Danh hiệu “50 Công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam 2020” cũng như
danh hiệu “50 Thương hiệu Việt Nam dẫn đầu 2020” của Forbes Việt Nam, Danh
hiệu “50 Công ty hoạt động tốt nhất Việt Nam” của Tạp chí Nhịp cầu Đầu tư.
1.3. Quá trình tăng vốn
Kể từ khi hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần, Công ty đã thực hiện 04 lần tăng
vốn cụ thể như sau:
Năm 2008: Tăng vốn điều lệ lên 175,99 tỷ đồng;
Năm 2010: Tăng vốn điều lệ lên 349,84 tỷ đồng;
Năm 2013: Tăng vốn điều lệ lên 454,78 tỷ đồng;

Năm 2017: Tăng vốn điều lệ lên 818,60 tỷ đồng
Vốn điều lệ của Công ty đến nay là 818,609,830,000 VNĐ, được chia thành
81,860,983 cổ phổ thông với mệnh giá 10.000 VND/cp.
Cá nhân trong nước

12.928.024

15,793%

Tổ chức trong nước

1.397.841

1,708%

Cá nhân nước ngồi

918.604

1,122%

Tổ chức nước ngồi

65.963.896

80,580%

Hội đồng quản trị

618.550


0,756%

Ban kiểm sốt

14.040

0,017%

Nhà nước

19.983

0,024%

81.860.938

100%

TỔNG CỘNG
2. Cơ cấu tổ chức


● Cơng Ty TNHH Một Thành Viên Nhựa Bình Minh Miền Bắc
Địa Chỉ: Đường D1, Khu D, Khu công nghiệp Phố Nối A-Lạc Hồng-Văn LâmHưng Yên
● Công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng
Địa chỉ: 371 Trần Cao Vân, Phường Xuân Hà, Quận Thanh Khê, Đà Nẵng
● Công ty cổ phần Đầu tư kinh doanh bất động sản Bình Minh Việt
Địa chỉ:240 Hậu Giang, Phường 09, Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh
3. Cơ cấu quản lý của cơng ty

3.1. Sơ đồ

3.2. Diễn giải


❖ Đại hội đồng cổ đông
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty theo Luật Doanh
nghiệp và Điều lệ của Công ty. Đại hội đồng cổ đơng có trách nhiệm thảo luận và phê
chuẩn những chính sách dài hạn và ngắn hạn về phát triển của Công ty, quyết định về
cơ cấu vốn, quyết định về đầu tư, kinh doanh, chuyển nhượng, thế chấp giá trị lớn,
quyết định về sáp nhập, mua lại hợp nhất, chia tách công ty.
❖ Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị của Công ty, có quyền nhân danh Cơng ty để
quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty trừ những vấn
đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông mà không được ủy quyền. Hội đồng
quản trị có nhiệm vụ quyết định chiến lược phát triển của Công ty; xây dựng các kế
hoạch phát triển kinh doanh; xây dựng cơ cấu tổ chức; quy chế quản lý; đưa ra các
quyết định nhằm đạt được mục tiêu do Đại hội đồng cổ đông đề ra. Cơ cấu
Hội đồng quản trị đương nhiệm:
● Ông Lê Quang Doanh: Chủ tịch HĐQT (thành viên khơng điều hành)
● Ơng Nguyễn Hồng Ngân: Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc
● Bà Nguyễn Thị Kim Yến: Thành viên HĐQT (thành viên khơng điều
hành)
● Ơng Apichai Chareonsuk: Thành viên HĐQT (thành viên không điều
hành)
● Bà Đặng Thị Thu Hà: Thành viên HĐQT (thành viên khơng điều hành)
❖ Ban Kiểm sốt
Là cơ quan do Đại hội đồng cổ đơng bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp
pháp trong hoạt động quản lý của Hội đồng quản trị, hoạt động điều hành kinh doanh
của Tổng Giám đốc; trong ghi chép của sổ kế tốn và báo cáo tài chính. Ban kiểm soát

hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban điều hành.
Cơ cấu Ban kiểm soát đương nhiệm:
● Bà Nguyễn Thị Phương Nga: Trưởng BKS
● Bà Nguyễn Lưu Thùy Minh: Thành viên BKS
● Bà Nguyễn Thị Thắm: Thành viên BKS
❖ Ban Giám đốc điều hành
Ban Giám đốc điều hành là cơ quan điều hành mọi hoạt động kinh doanh của Công ty,
chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đơng và Hội đồng quản trị về tồn bộ việc tổ


chức sản xuất kinh doanh, thực hiện các biện pháp nhằm đạt được các mục tiêu phát
triển của Công ty.
Ban Giám đốc điều hành gồm:





Ơng Nguyễn Hồng Ngân: Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc
Ơng Nguyễn Thanh Quan: Phó Tổng GĐ Kỹ thuật
Ơng Nguyễn Thanh Hải Phó: Tổng GĐ Kinh doanh
Ơng Hồng Lê Việt: Kế tốn trưởng

4. Cơ cấu cổ đông
Với tổng vốn điều lệ lên tới gần 819 tỷ, Nhựa Bình Minh là một trong những doanh
nghiệp nhựa lớn nhất cả nước hiện nay, công ty cũng nằm trong nhóm doanh nghiệp
mà Nhà nước đang đẩy mạnh việc thối vốn. SCIC đã chính thức cơng bố mức giá
khởi điểm chào bán cạnh tranh số cổ phần nắm giữ tại đây là 10.000 đồng/cổ phiếu.

5. Các công ty con và Tổng công ty

5.1. Công Ty TNHH Một Thành Viên Nhựa Bình Minh Miền Bắc
Mã số thuế: 0900258724
Địa Chỉ: Đường D1, Khu D, Khu công nghiệp Phố Nối A, Xã Lạc Hồng, Huyện Văn
Lâm, Tỉnh Hưng Yên
Ngày cấp giấy phép: 20-09-2006


Tỷ lệ góp vốn thực tế ở cơng ty con hiện nay là 155 tỷ đồng (theo mệnh giá) tương
ứng 100% vốn điều lệ.
Hoạt động kinh doanh chính: Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic
5.2. Công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng
Mã số thuế: 0400383300
Địa chỉ thuế: 371 Trần Cao Vân, Phường Xuân Hà, Quận Thanh Khê, Đà Nẵng
Ngày cấp: 28/12/2000
Tỷ lệ góp vốn thực tế ở cơng ty con hiện nay là 22.4 tỷ đồng (theo mệnh giá) tương
ứng 29% vốn điều lệ.
Ngành nghề chính: Sản xuất sản phẩm từ plastic
5.3. Công ty cổ phần Đầu tư kinh doanh bất động sản Bình Minh Việt
Mã số thuế:0311077439
Địa chỉ thuế:240 Hậu Giang, Phường 09, Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh
Ngày cấp: 18/08/2011
Tỷ lệ góp vốn thực tế ở công ty con hiện nay là 53,04 tỷ đồng (theo mệnh giá) tương
ứng 26% vốn điều lệ.
Ngành nghề chính: Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu,
chủ sử dụng hoặc đi thuê
6. Hoạt động kinh doanh
Hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh chủ yếu tập trung
vào cung cấp các loại ống, phụ tùng ống nhựa, các sản phẩm nhựa kỹ thuật cao cho
các ngành cấp thoát nước, bưu chính viễn thơng, điện lực, xây dựng và dân dụng. Đến
nay các sản phẩm mang thương hiệu Nhựa Bình Minh đạt tiêu chuẩn quốc gia và quốc

tế, riêng các sản phẩm ống nhựa uPVC, HDPE gân đạt chứng nhận phù hợp với Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 16-4:2011/BXD và trở thành doanh nghiệp nhựa hàng
đầu và có uy tín cao trong ngành nhựa Việt Nam.
Với mạng lưới phân phối rộng khắp cả nước gồm 800 cửa hàng thuộc hệ thống phân
phối của Công ty và hơn 90% cửa hàng bán lẻ ống nhựa trên tồn quốc có kinh doanh
sản phẩm Nhựa Bình Minh, thương hiệu Nhựa Bình Minh khơng những được người


tiêu dùng trong nước biết đến mà sản phẩm còn được xuất khẩu sang nhiều quốc gia
khác như Lào, Campuchia, Úc, Mỹ, Đan Mạch, Bỉ, Pháp…
7. Chiến lược, định hướng phát triển sản xuất kinh doanh
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TỪ 2021-2025:
 Trở thành Công ty dẫn đầu thị phần sản lượng tiêu thụ tại
 Việt Nam và nằm trong TOP 3 Công ty dẫn đầu về thị phần tại Đông Nam
Á.
 Thành cơng trong vận hành hồn hảo tồn bộ chuỗi cung ứng thơng qua
ứng dụng mơ hình quản lý 5S, sản xuất tinh gọn tiết kiệm, ứng dụng tự
động hóa với cơng nghệ hiện đại.
 Duy trì vị trí TOP 50 Cơng ty có nơi làm việc hạnh phúc nhất Việt Nam
 CÁC MỤC TIÊU CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY ĐẾN NĂM 2025:
 Sản lượng tiêu thụ: 137.000 tấn.
 Thị phần: Chiếm 30% thị phần tiêu thụ tại Việt Nam.
 Triển khai mơ hình quản lý 5S cho tất cả nhân viên và bộ phận ở mức độ
100%.
 Triển khai 3 hệ thống tự động hóa tại các nhà máy.
 Triển khai hệ thống quản trị năng lực nhân viên để áp dụng các chương
trình đào tạo, huấn luyện nâng cao năng lực và phát triển sự nghiệp cho
100% nhân viên.
 Triển khai khảo sát định kỳ sự hài lịng của nhân viên trong mơi trường làm
việc của BMP: Đạt 95% mức độ hài lịng


II. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
2.1. Bảng cân đối kế toán


STT

Chỉ tiêu Cân đối kế toán

Năm 2020
(triệu đồng)

Năm 2019

Chênh lệch(%)

(triệu đồng)

Chênh
lệch($)

A

TÀI SẢN

I

TÀI SẢN NGẮN HẠN

2,128,869


1,501,805

627,064

41.75%

1

Tiền và các khoản tương đương tiền

195,738

313,509

-117,771

-37.57%

2

Đầu tư tài chính ngắn hạn

1,210,000

376,000

834,000

68.93%


3

Các khoản phải thu ngắn hạn

322,588

357,163

-34,575

-10.72%

4

Hàng tồn kho

396,480

453,880

-57,400

-14.48%

5

Tài sản ngắn hạn khác

4,064


1,252

2,812

69.19%

II

TÀI SẢN DÀI HẠN

893,876

1,348,102

-454,226

-50.82%

6

Tài sản cố định

497,829

640,141

-142,312

-28.59%


7

Tài sản dở dang dài hạn

14,554

27,926

-13,372

-47,88%

8

Đầu tư tài chính dài hạn

70,026

368,744

-298,718

-426.58%

9

Tài sản dài hạn khác

331,467


331,293

174

0,05%

3,022,746

2,849,907

172,839

5.72%

TỔNG CỘNG TÀI SẢN
B

NGUỒN VỐN

I

NỢ PHẢI TRẢ

551,221

380,624

170,597


30.95%

10

Nợ ngắn hạn

527,728

357,538

170,190

32.25%

11

Nợ dài hạn

23,493

23,085

408

1.74%

II

VỐN CHỦ SỞ HỮU


2,471,525

2,469,284

2,241

0.09%

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN

3,022,746

2,849,907

172,839

5.72%


2.2. Báo cáo kết quả kinh doanh
Đơn vị: Triệu đồng
STT

Chỉ tiêu Kết quả kinh doanh

Năm 2020

Năm 2019

Năm 2018


1

Doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ

4,700,440

4,342,955

4,129,973

2

Các khoản giảm trừ doanh thu

14,799

5,616

210,335

3

Doanh thu thuần về bán hàng và
cung cấp dịch vụ

4,685,640

4,337,339


3,919,637

4

Giá vốn hàng bán

3,438,659

3,349,335

3,047,591

5

Lợi nhuận gộp về bán hàng và
cung cấp dịch vụ

1,246,982

988,005

872,047

6

Doanh thu hoạt động tài chính

78,260


37,121

25,107

7

Chi phí tài chính

123,875

110,971

105,485

8

Chi phí bán hàng

485,054

270,352

165,854

9

Chi phí quản lý doanh nghiệp

63,738


116,704

97,833

10

Lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh

654,247

528,596

529,053

11

Thu nhập khác

2,408

973

1,133

12

Chi phí khác

115


291

265


13

Lợi nhuận khác

2,293

682

867

14

Tổng lợi nhuận kế tốn trước
thuế

656,540

529,277

529,921

15

Chi phí thuế TNDN hiện hành


127,770

109,649

89,704

16

Chi phí thuế TNDN hỗn lại

6,184

-3,137

12,606

17

Chi phí thuế TNDN

133,954

106,512

102,310

18

Lợi nhuận sau thuế thu nhập

doanh nghiệp

522,586

422,766

427,610

522,586

422,766

427,610

6,384
(VND)

5,164
(VND)

5,224
(VND)

-

1

Lợi nhuận sau thuế của
cổ đông của Công ty mẹ
Lãi cơ bản trên cổ phiếu


2.3. Phân tích chỉ số tài chính của BMP.

STT

Tên chỉ số
tài chính

Cơng thức tính

Năm 2020

Năm 2019

% tăng
giảm

1

Hệ số nợ

Tổng nợ/Tổng tài sản

18.2%

13.4%

35.82%

2


Hệ số Vốn
chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản

81.8%

86.6%

-5.54%

3

Tỷ số nợ
trên vốn

Tổng nợ/Vốn chủ sở hữu

22.3%

15.4%

44.81%


CSH
4

Tỷ suất sinh

lời trên tài
sản (ROA)

LNST/Tổng tài sản

17.3%

14.8%

16.89%

5

Tỷ suất sinh
lời trên vốn
chủ (ROE)

LNST/Vốn chủ

21.1%

17.1%

23.39%

6

Tỷ suất sinh
lời trên
doanh thu


LNST/DTT

11.1%

9.7%

14.43%

7

Thu nhập
trên cổ phần
(EPS)

Thu nhập rịng của cổ đơng
thường/Số lượng cổ phần
thường

6384

5164

23.625%

8

Tỷ số giá thị
trường trên
thu nhập

(P/E)

Giá trị thị trường mỗi cổ
phần/Thu nhập mỗi cổ phần

9.81

8.75

12.11%

9

Tỷ lệ chi trả
cổ tức

Cổ tức mỗi cổ phần/EPS

0.584

0.45

29.78%

10

Tỷ suất cổ
tức

Cổ tức mỗi cổ phần

thường/Giá trị thị trường mỗi
cổ phần

9.33%

9.96%

-3.71%

11

Khả năng
thanh toán
hiện hành

Tài sản lưu động/Nợ ngắn
hạn

4.03

4.20

-4.05%

12

Khả năng

(Tài sản lưu động - Hàng tồn


3.28

2.93

11.96%


thanh tốn
nhanh

kho)/Nợ ngắn hạn

13

Số vịng
quay các
khoản phải
thu

(DTT + VAT đầu ra)/Bình
qn các khoản phải thu

13.59

9.07

49.83%

14


Số vịng
quay hàng
tồn kho

giá vốn hàng bán/Bình qn
Hàng tồn kho

8.67

7.38

17.48%

15

Số ngày
vịng quay
hàng tồn
kho

360 ngày/Số vịng quay hàng
tồn kho

41.52

48.78

-14.88%

16


Kỳ thu tiền
bình quân

(Bình quân các khoản phải
thu/DTT+VAT đầu ra)x360

26.11

39.70

-34.23%

17

Vịng quay
tồn bộ vốn

DTT/Vốn sản xuất bình qn

8.24

5.8

42.07%

18

Hiệu suất sử
dụng TSCĐ


DTT/TSCĐ bình qn

8.24

5.79

42.31%

19

Hiệu suất sử
dụng tồn
bộ tài sản

DTT/Tổng tài sản bình qn

1.60

1.53

4.78%

20

Hiệu suất sử
dụng vốn
chủ

DTT/VCSH bình qn


1.90

1.76

7.95%

Theo như bảng tính các chỉ số trên ta thấy:


1. Hệ số nợ= tổng nợ/tổng tài sản = 18.2%.
Hệ số nợ hay tỷ lệ nợ trên tài sản cho biết phần trăm tổng tài sản được tài trợ
bằng nợ. Hệ số nợ càng thấp thì hiệu ứng địn bẩy tài chính càng ít, hệ số nợ càng cao
thì hiệu ứng địn bẩy càng cao. Hệ số nợ cao có xu hướng phóng đại thu nhập của
cơng ty và hệ số nợ thấp có thể cho thấy việc sử dụng nợ khơng hiệu quả. BMP có hệ
số nợ năm 2020 là 18.2% và năm 2019 là 13.8% nên hiệu ứng địn bẩy tài chính chưa
thật sự tốt và hiệu quả sử dụng nợ chưa cao.Tuy nhiên điều này cho thấy DN khơng có
gánh nặng về nợ nần và khá an tồn. BMP khơng vay nợ dài hạn mà chỉ vay nợ ngắn
hạn và vay rất ít.
2. Hệ số vốn chủ sở hữu = Vốn chủ sở hữu / Tổng tài sản = 81.8%
Hệ số vốn chủ sở hữu càng cao mức độ chủ động về tài chính của doanh nghiệp
càng cao, tình hình tài chính của doanh nghiệp càng lành mạnh và ngược lại. BMP có
hệ số VCSH cao lên đến 81.8% năm 2020, tình hình tài chính của doanh nghiệp lành
mạnh.
3. Tỷ số nợ trên vốn chủ = Tổng nợ/ vốn CSH = 22,3%
BMP có tình hình tài chính vững mạnh và lành mạnh nhất trong các doanh
nghiệp niêm yết cùng ngành với tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu của BMP là 22,3% năm
2020 và 15,4% năm 2019 có nghĩa là tài sản của doanh nghiệp được tài trợ chủ yếu
bởi vốn chủ sở hữu.
4. Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) = Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản =

17.3%
Tài sản của một công ty thì được hình thành từ vốn vay và vốn chủ sở hữu. Cả
hai nguồn vốn này được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động của công ty. Hiệu quả
của việc chuyển vốn đầu tư thành lợi nhuận được thể hiện qua ROA. ROA càng cao
thì càng tốt vì công ty đang kiếm được nhiều tiền hơn trên lượng đầu tư ít hơn. ROA
của BMP 2 năm gần đây đều lớn hơn 8% (ROA chung của ngành) và ROA năm 2020
tăng so với năm 2019 cho thấy doanh nghiệp sử dụng tài sản hiệu quả hơn. Bên cạnh
đó, so với ROA trung bình của ngành nhựa thì ROA của BMP vẫn duy trì được mức tỉ
số cao hơn 4%-10% cho thấy DN vẫn duy trì được việc quản lý tài sản và vượt trội
hơn so với ngành.
5. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ (ROE) = Lợi nhuận sau thuế/ vốn CSH = 21.1%
Là một trong những hệ số quan trọng dùng để đánh giá hiệu suất sinh lời của
doanh nghiệp. Hệ số suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu đo lường hiệu quả việc sử dụng
đồng vốn của doanh nghiệp.Về cơ bản là hệ số này càng cao thì chứng tỏ khả năng


sinh lời trên đồng vốn của doanh nghiệp càng lớn. Hệ số này cũng có thể phản ánh
được giai đoạn phát triển của doanh nghiệp.
ROE của BMP năm 2019 và 2020 lần lượt là 17.1% và 21.1% đều lớn hơn 13%
là ROE chung của ngành và năm 2020 có tăng so với năm 2019 cho thấy DN sản xuất
kinh doanh tốt, làm ăn có hiệu quả. Tuy nhiên so với các năm trước từ năm 2010 trở
lại đây, ROE của BMP luôn giảm điều này là do sự cạnh tranh của các đối thủ cùng
ngành và do việc sử dụng nợ chưa hiệu quả, địn bẩy tài chính thấp.
6. Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS)
Tỷ suất này cho biết đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu lợi nhuận của cơng
ty. BMP có tỷ suất của 2 năm 2019 và 2020 là ở mức tương đối so với ngành. Năm
2020 ROS là 11.1% tăng so với 9.7% năm 2019 và tăng 14.43%. Tức là với 1 đồng
DN đầu tư năm 2020 sẽ thu thêm được 0.111 đồng.
7. Thu nhập trên cổ phần (EPS)
Năm 2020 EPS của BMP là 6384 và năm 2019 là 5164, tức là lợi nhuận phân bổ

cho mỗi cổ phần luôn ở mức khá cao.
8. Chỉ số giá trên thu nhập một cổ phần (P/E)
P/E cho thấy giá cổ phiếu hiện tại cao hơn thu nhập từ cổ phiếu đó bao nhiêu lần,
hay nhà đầu tư phải trả giá cho một đồng thu nhập bao nhiêu. Đối với BMP năm 2019
là 8.75 năm 2020 là 9.81 tăng 12.11% so với năm 2019. Tức là, tỷ lệ này tương đối
cao so với bình quân thị trường Việt Nam hiện nay. Với mức giá đóng cửa ngày
4/12/2020 của cổ phiếu là 61800 đồng thì BMP khi đó giao dịch ở mức P/E trượt là
9.99 lần và P/B = 2.14 lần. BMP có thể duy trì mức trả cổ tức bằng tiền mặt hàng năm
ở mức 4000-5000 đồng/cổ phiếu trong 2-3 năm tới do tình hình tài chính lành mạnh
và chưa phải đầu tư mở rộng công suất sản xuất.
9. Tỷ lệ chi trả cổ tức
Tỷ lệ này cho biết công ty chi trả phần lớn thu nhập cho cổ đông hay giữ lại để
tái đầu tư. Đây là nhân tố quyết định đến giá trị thị trường của cổ phần.
Năm 2019 tỷ lệ trả cổ tức của BMP là 45%, năm 2020 là 58.4% (tăng 29.78% so
với năm 2019) . Năm 2020 BMP tiến hành chi trả cổ tức 3 đợt vào 5/5/2020 với tỷ lệ
20%, ngày 17/7/2020 với tỷ lệ 10% và 7/10/2020 với tỷ lệ chi trả là 28.4%.
10. Tỷ suất cổ tức
Năm 2020 tỷ suất cổ tức của BMP là 9.33 % giảm 3.71% % so với năm 2019
(năm 2019 tỷ lệ cổ tức của BMP là 9.96%). Điều này có nghĩa là cổ tức của BMP năm
2019 và năm 2020 chiếm 9.96% và 9.33% so với giá thị trường.


11. Khả năng thanh toán hiện hành
Khả năng thanh toán hiện hành năm 2019 và năm 2020 của BMP lần lượt là: 4.2
và 4.03 điều này chỉ ra rằng trong năm 2019 BMP 4.2 đồng tài sản lưu động đảm bảo
cho một đồng nợ đến hạn trả. Chỉ số này năm 2020 đạt 4.03 như vậy BMP có sự ổn
định về tài chính, đảm bảo các khoản trả nợ đến hạn tốt hơn. Từ 2016-2018 chỉ số
thanh toán hiện thời của BMP có xu hướng tăng. Tuy nhiên, đến năm 2019 có xu
hướng giảm, nguyên nhân bắt nguồn từ việc BMP lấy lại thị phần của mình trên thị
trường khiến hàng tồn kho giảm mạnh vào cuối năm 2019 cùng với đó các tài sản

khác như chi phí trả trước ngắn hạn hay GTGT được khấu trừ giảm và đến năm 2020
do ảnh hưởng của dịch COVID -19 khiến nợ ngắn hạn của công ty tăng lên đáng kể
đặc biệt là Q3/ 2020 nợ ngắn hạn tăng lên 100.6% so với Q2/2020
12. Khả năng thanh toán nhanh
Tương tự như khả năng thanh toán hiện hành chỉ số của BMP năm 2020 tăng
11.96% so với năm 2019. Khả năng thanh toán nhanh của BMP năm 2019 là 2.93,
năm 2020 là 3.28 . Điều này chỉ rõ BMP đang có trên 1 đồng tài sản có tính thanh
khoản cao cho một đồng nợ đến hạn.
Bên cạnh đó, điểm nổi bật trong khả năng thanh toán của BMP năm 2020 là khả
năng thanh toán bằng tiền 2,7 lần, một đồng nợ ngắn hạn cuối năm 2020 sẽ có 2,7
đồng tiền mặt, có tính thanh khoản cao nhất đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ
thanh tốn. Do đó, ở BMP khơng những tài sản ngắn hạn ln đảm bảo thanh tốn các
khoản nợ ngắn hạn ở mức cao mà rủi ro thanh toán hầu như khơng có.
13. Số vịng quay các khoản phải thu
Đối với BMP Doanh thu bao gồm 3 thành phần: doanh thu từ hoạt động bán
hàng và dịch vụ, thu nhập từ hoạt động tài chính và thu nhập khác (ở đây chỉ có doanh
thu từ hoạt động bán hàng được tính VAT đầu ra)
Chỉ số này của BMP năm 2019, 2020 lần lượt là 9.07 và 13.59. Như vậy số vòng
quay các khoản phải thu của BMP tăng lên 49.83%, sự gia tăng này chủ yếu là do tốc
độ tăng của doanh thu thuần nhanh hơn so với tốc độ tăng của các khoản phải thu
khách hàng, nếu năm 2019 các khoản phải thu luân chuyển 9.07 lần thì năm 2020 số
khoản phải thu luân chuyển 13.59 lần nghĩa là các khoản nợ và các khoản phải được
thu hồi đã đạt hiệu quả tốt hay doanh nghiệp đang sở hữu trạng thái tài chính tích cực.


Bên cạnh đó cho thấy BMP ngày càng khơng có nhiều nợ xấu cũng như dòng tiền của
doanh nghiệp tăng khi các khách hàng thanh tốn tín dụng và giải phóng hạn mức tín
dụng cho các giao dịch sau này.
14. Số vòng quay hàng tồn kho
Chỉ số này cho ta biết hàng tồn kho của Công ty luân chuyển bao nhiêu lần trong

một năm, năm 2019 hàng tồn kho của BMP luân chuyển 7.38 lần, năm 2020 con số
này là 8.67 lần. Điều này cho thấy hàng tồn kho trong năm 2020 ít hơn năm 2019 tức
là doanh nghiệp bán được nhiều hàng nhanh hơn, tiền mặt không bị đọng vào tồn kho.
15. Số ngày vòng quay hàng tồn kho
Chỉ số này có liên hệ trực tiếp tới chỉ số 14 đã tính ở trên, nó chỉ cho ta thấy
được năm 2019 bình qn 48.78 ngày cho một vịng quay hàng tồn kho, con số này
năm 2020 là 41.52 ngày. Điều này có nghĩa rằng lượng hàng sản xuất ra của BMP
chậm hơn tốc độ bán hàng.
16. Kỳ thu tiền bình quân
Chỉ số này của BMP năm 2019, 2020 lần lượt là 39.7 và 26.11. Như vậy kỳ thu
tiền bình quân của BMP giảm , nếu năm 2019 bình quân 39.7 ngày cơng ty mới thu
hồi được nợ thì năm 2020 bình quân mất 26.11 ngày.Tỷ lệ bán chịu (bị chiếm dụng
vốn) của BMP giảm, làm cho hiệu quả kinh tế cao.
17. Vịng quay tồn bộ vốn
Chỉ số này cho ta biết toàn bộ vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được
luân chuyển bao nhiêu lần trong một năm. Đối với BMP chỉ số này năm 2019 là 5.8
năm 2020 là 8.24 nghĩa là năm 2019 vốn sản xuất bình qn được ln chuyển 5.8
vịng trong năm, con số này tăng 42.07% trong năm 2020. Điều này một phần được
phân tích ở trên do kỳ thu tiền bình qn giảm và vòng quay các khoản phải thu tăng,
vòng quay hàng tồn kho tăng trong 2 năm qua.
18. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định
Chỉ số này nói lên một đồng tài sản cố định tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.
Năm 2019 của BMP cứ 1 đồng tài sản cố định tạo ra 5.79 đồng doanh thu, và 8.24
đồng doanh thu năm 2020. Như vậy là doanh nghiệp đã sản xuất, kinh doanh hiệu quả
hơn năm 2019.
19. Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản


Chỉ số này nói lên cứ một đồng tài sản của BMP tạo ra bao nhiêu đồng doanh
thu, năm 2019 cứ một đồng tài sản tạo ra 1.53 đồng doanh thu, năm 2020 cứ một đồng

tài sản tạo ra 1.6 đồng doanh thu.
20. Hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu
Chỉ số này cho ta biết cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra tạo ra bao nhiêu đồng
doanh thu, năm 2019 cứ 1 đồng vốn chủ của BMP tạo ra 1.76 đồng doanh thu, năm
2020 con số này là 1.90 đồng doanh thu. Như vậy hiệu suất sử dụng vốn chủ của BMP
tăng lên.
 Lời khuyên về mua cổ phiếu: Nhóm em khuyến nghị mọi người nên mua cổ
phiếu của BMP vì 5 lý do sau:
-

BMP định vị tốt để nắm bắt được tăng trưởng tiêu dùng trong nước.

-

Nhựa Bình Minh duy trì được thị phần lớn nhờ tận dụng được lợi thế về thương
hiệu chất lượng cao lâu năm của mình.

-

Có lợi thế cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành và hạn chế nhập khẩu để giảm
thiểu rủi ro đầu tư.

-

Khả năng tạo dòng tiền mạnh với tỷ lệ chi phí thấp và ít vay nợ.

-

Chính sách trả cổ tức hấp dẫn với 2 hình thức là trả bằng tiền mặt và cổ phiếu
bên cạnh đó trả nhiều đợt trong năm.




×