Tải bản đầy đủ (.pdf) (297 trang)

Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4 0 đến hoạt động thộng tin thư viện kỷ yếu hội thảo khoa học đà nẵng, ngày 07 tháng 12 năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.61 MB, 297 trang )

Hội thảo “Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến hoạt động thông tin – thư viện”!
!

MỤC LỤC
!

LỜI NĨI ĐẦU ............................................................................................................... 1
Tác động của cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0 đến hoạt động thông tin - thư viện (Báo
cáo đề dẫn) - TS. Lê Phước Cường ................................................................................. 2
Phần I - NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG .......................................................................... 5
Hoạt động thông tin - thư viện trong điều kiện hội nhập quốc tế - PGS. TS Mai Hà ..... 6
Nhận diện về cách mạng công nghiệp 4.0 và sự chuẩn bị của công tác thư viện trong các
trường đại học trong tương lai - ThS. Nguyễn Hữu Giới .............................................. 12
Thư viện đại học và yêu cầu đổi mới trước tác động của xu thế phát triển khoa học công
nghệ - TS. Lê Phước Cường, ThS. Phan Thị Hà Thanh................................................ 24
Thư viện trong kỷ nguyên cách mạng công nghiệp 4.0 - TS. Vũ Duy Hiệp ................. 32
Cách mạng công nghiệp 4.0: Thời cơ và thách thức cho thư viện đại học ở Việt Nam TS. Huỳnh Mẫn Đạt ...................................................................................................... 42
Xu thế hoạt động thông tin - thư viện trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp
lần thứ tư - ThS. Nguyễn Lê Phương Hồi.................................................................... 48
Cách mạng cơng nghiệp 4.0 những thách thức, thời cơ ảnh hưởng đến ngành thư viện
Việt Nam - ThS. Nguyễn Thị Hùng ............................................................................... 58
Phát triển dịch vụ thông tin - thư viện trong xã hội hiện đại đón đầu cuộc cách mạng
công nghiệp lần thứ tư - ThS. Vũ Thị Ân....................................................................... 71
Ứng dụng truyền thông xã hội để quảng bá sản phẩm dịch vụ thư viện trong kỷ nguyên
4.0 - ThS. Vũ Quỳnh Nhung .......................................................................................... 77
Ứng dụng khoa học công nghệ nâng cao chất lượng phục vụ bạn đọc - Bùi Tuấn
Linh ............................................................................................................................... 84
Ứng dụng internet of things vào các dịch vụ thư viện hiện đại: cơ hội và thách thức Hứa Văn Thành. ............................................................................................................ 84
Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến nhân lực ngành thông tin - thư viện Việt
Nam - ThS. Nguyễn Thanh Thủy ................................................................................. 108


Đà Nẵng, 07/12/2017


Hội thảo “Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến hoạt động thông tin – thư viện”!
!

Sáng kiến: Tạo video truy cập mở - bước khởi đầu thực tế cho các thư viện, các cơ sở
đại học và cao đẳng ứng dụng và phát triển các tài nguyên truy cập mở và được cấp phép
mở - Lê Trung Nghĩa .................................................................................................. 116
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với sự tác động tới công tác biên mục trong các thư
viện - ThS. Đinh Thúy Quỳnh ..................................................................................... 127
Tìm hiểu FRBR – nền tảng khái niệm cho quy tắc biên mục “RDA - Mô tả và Truy cập
Tài nguyên” - ThS. Phan Thị Hà Thanh ..................................................................... 137
Tăng cường cơ sở dữ liệu khoa học trong công tác bổ sung phát triển nguồn tài nguyên
thông tin số tại thư viện trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ IV - Hồ
Xuân Lan .................................................................................................................... 148
Phát triển hoạt động marketing trong hoạt động thông tin thư viện tại các trường đại học
- ThS. NCS Trần Văn Hồng ........................................................................................ 155
Quảng bá thư viện đại học trong bối cảnh bùng nổ truyền thông - ThS. Phạm Thị Hương
..................................................................................................................................... 171
Công tác truyền thông và quảng bá hoạt động TT - TV - Trần Thị Thu Sương; Nguyễn
Thị Thúy Vân ............................................................................................................... 179
Thư viện số: Xu thế chủ đạo của thư viện trong thế kỷ 21 - Trần Thị Hồng Nhiên ... 186
KIPOS – Đồng hành cùng các thư viện trong q trình ứng dụng cơng nghệ thơng tin
vào hoạt động thư viện - ThS. Phạm Thị Yến ............................................................. 192
Cách mạng công nghiệp 4.0 tác động đến đào tạo đại học và hoạt động thông tin thư
viện hiện nay - TS. Đỗ Tiến Vượng ............................................................................. 199
Phần II - HOẠT ĐỘNG THỰC TIỄN .................................................................... 210
Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong việc xây dựng và phát triển Thư viện điện tử/Thư viện
số tại Thư viện KHTH Đà Nẵng đón đầu kỷ ngun cách mạng cơng nghiệp 4.0 - Nhóm

tác giả.......................................................................................................................... 211
Đổi mới hoạt động Trung tâm Thông tin - Tư liệu Trường Đại học Phạm Văn Đồng đáp
ứng yêu cầu đổi mới sự nghiệp giáo dục - ThS. GVC Trần Công Lượng ................... 217
Hoạt động phổ biến kiến thức thông tin tại Trung tâm Học liệu và Truyền thông, Trường
Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng - Hoàng Thị Nhung - Nguyễn Thị Lệ Quyên 221
Thực trạng và giải pháp bổ sung vôn tài liệu thư viện Trường Cao đẳng Lương thực
Thực phẩm Đà Nẵng - Ông Thị Ánh Tuyết ................................................................. 226

Đà Nẵng, 07/12/2017


Hội thảo “Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến hoạt động thông tin – thư viện”!
!

Nâng cao chất lượng phục vụ thư viện cho giảng dạy và nghiên cứu khoa học - ThS.
Nguyễn Thị Hùng ........................................................................................................ 244
Xây dựng dịch vụ ứng dụng dữ liệu liên kết tại thư viện Trường Cao đẳng CNTT Hữu
nghị Việt - Hàn - Nhóm tác giả ................................................................................... 253
Đề xuất giải pháp ứng dụng các công cụ của web 2.0 vào hoạt động marketing tại Trung
tâm Học liệu Trường Đại học Quảng Bình - Nguyễn Thị Ngọc Huyền, Nguyễn Thị
Phương Chi ................................................................................................................. 264
Ứng dụng hệ thống đào trực tuyến E-learning vào giảng dạy Ngành Khoa học Thư viện
theo phương thức tín chỉ ở Trường Cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên - Huế - TS. Hồ Văn
Thành, Hứa Văn Thành, ThS. Trần Thanh Phú .......................................................... 271
Tổ chức sự kiện trong hoạt động thông tin – thư viện tại các Trường Cao đẳng, Đại học
ở Thành phố Đà Nẵng - Nguyễn Thị Thanh Tin ......................................................... 282
Giải pháp ứng dụng phần mềm Calibre-OpenBiblio vào biên mục tài liệu số địa chí và
quản lý tài liệu sách trong Liên Chi hội Thư viện Nam Trung Bộ và Tây Nguyên Nguyễn Thế Phiệt (Tổng hợp) ..................................................................................... 289

Đà Nẵng, 07/12/2017



Hội thảo “Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến hoạt động thơng tin – thư viện”!
!

LỜI NĨI ĐẦU
Lịch sử thư viện đã trải qua hơn hai mươi lăm thế kỷ. Trong suốt chiều dài lịch
sử ấy, thư viện ln hồn thành tốt sứ mệnh là nơi lưu trữ tri thức của quá khứ và dẫn
dắt đến cánh cổng của tương lai.
Ngày nay, trước sự khởi sắc mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ
4, cách thức hoạt động của các thư viện truyền thống đã dần thay đổi, mở đường cho xu
hướng thư viện số theo hướng hiện đại. Để tận dụng được những lợi thế đồng thời giảm
thiểu những tác động tiêu cực của cuộc cách mạng công nghệ mới, ngành thông tin thư
viện chúng ta cần phải nhận thức rõ các đặc điểm của cuộc cách mạng cơng nghệ này,
từ đó tìm ra các biện pháp và xây dựng các chính sách phát triển thích hợp.
Nhằm nâng cao chất lượng hoạt động trong lĩnh vực thơng tin – thư viện thích
ứng với xu thế phát triển của khoa học công nghệ và kỹ thuật; tăng cường hiệu quả phục
vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới hoạt động đào tạo; Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà
Nẵng tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Tác động của cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0 đến hoạt động thông tin – thư viện”.
Được sự ủng hộ của đông đảo các nhà khoa học, cán bộ nghiên cứu, cán bộ giảng
dạy, cán bộ thư viện thông tin đến từ các đơn vị đào tạo, các thư viện và trung tâm thông
tin trên cả nước, Hội thảo đã nhận được 20 bài tham luận với hàm lượng khoa học cao,
nội dung phong phú, chặt chẽ, sáng tạo. Các tham luận chắc chắn sẽ đem lại những định
hướng đúng đắn về những bước đi thích hợp trong thời gian sắp đến; góp phần vào sự
phát triển chung của công tác thông tin, thư viện trong khu vực Miền Trung – Tây
Nguyên.
Ban Tổ chức xin trân trọng cảm ơn những đóng góp trí tuệ của các tác giả. Nhân
dịp này, chúng tôi xin giới thiệu Kỷ yếu Hội thảo “Tác động của cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0 đến hoạt động thông tin – thư viện” với mong muốn Kỷ yếu sẽ trở thành

tài liệu tham khảo hữu ích cho nhu cầu trao đổi thông tin trước xu thế phát triển trong
tình hình mới.
Trong quá trình biên tập sẽ khơng tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được sự
góp ý và lượng thứ của bạn đọc.
BAN BIÊN TẬP!

Đà Nẵng, 07/12/2017

1


Hội thảo “Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến hoạt động thông tin – thư viện”!
!

TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ĐẾN
HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN-THƯ VIỆN
!

TS. Lê Phước Cường
Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Học liệu và Truyền thông
Trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng
Kính thưa các vị khách quý, quý vị đại biểu!
Thực hiện theo Kế hoạch số 1060/KH-ĐHBK-HLTT; được sự đồng ý của Đảng
ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường, hôm nay ngày 07 tháng 12 năm 2017, tại Thành phố Đà
Nẵng, Trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng tổ chức Hội thảo khoa học với
chủ đề “Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến hoạt động thông tin – thư
viện”.
Hội thảo mong muốn tập hợp được các nghiên cứu, ý kiến trao đổi từ các nhà
quản lý, các nhà khoa học, các chuyên gia và cán bộ thông tin – thư viện về các xu thế
phát triển của khoa học công nghệ; đặc biệt là sự phát triển của cuộc cách mạng công

nghiệp lần thứ tư, những đặc trưng cũng như tác động của nó đến hoạt động thơng tin –
thư viện; những cơ hội, thách thức mà các thư viện và cơ quan thơng tin có thể gặp phải
trong q trình hoạt động. Những tiếp cận từ Hội thảo sẽ giúp các thư viện, cơ quan
thông tin chủ động hơn trong việc tổ chức hoạt động thông tin – thư viện của đơn vị,
chủ động chuyển đổi, tăng cường tiếp cận và ứng dụng các giải pháp, tiện ích cơng nghệ
thơng tin và truyền thông theo xu thế phát triển chung của công nghệ; đồng thời bắt kịp
và đáp ứng các yêu cầu đổi mới hoạt động phục vụ thích ứng với sự phát triển phong
phú, đa dạng của các nguồn tin, nhu cầu tin.
Kính thưa các vị khách quý, quý vị đại biểu!
Trong thế kỷ XXI, sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin và truyền
thông, những thành tựu của khoa học công nghệ đã tác động mạnh mẽ và làm thay đổi
về chất mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đặc biệt, sau ba cuộc Cách mạng công nghiệp
lớn trong lịch sử, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (Cách mạng công nghiệp 4.0)
giúp cho máy tính, phần cứng, phần mềm cũng như mạng tồn cầu phát triển mạnh mẽ,
tạo tiền đề cho sự ra đời một cuộc cách mạng cơng nghiệp tồn diện và làm biến đổi mọi
mặt đời sống kinh tế – xã hội tồn cầu.
Cuộc Cách mạng cơng nghiệp 4.0 (CMCN4.0) dựa trên 3 lĩnh vực chính là: Kỹ
thuật số: Bao gồm dữ liệu lớn (Big Data), vạn vật kết nối internet (IoT), trí tuệ nhân tạo
(AI); Cơng nghệ sinh học: Ứng dụng trong nông nghiệp, thủy sản, y dược, chế biến thực
phẩm, bảo vệ mơi trường, năng lượng tái tạo, hóa học và vật liệu; Lĩnh vực vật lý: Robot
thế hệ mới, xe tự lái, các vật liệu mới (graphene, skyrmions…), công nghệ nano...

Đà Nẵng, 07/12/2017

2


Hội thảo “Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến hoạt động thông tin – thư viện”!
!


Cuộc CMCN4.0 dù mới bắt đầu nhưng nó đang phá vỡ cấu trúc của hầu hết các
ngành công nghiệp ở mọi quốc gia, báo trước sự chuyển đổi của toàn bộ hệ thống sản
xuất, quản lý và quản trị. Theo dự báo của các chuyên gia, cuộc CMCN4.0 sẽ là nền
tảng để kinh tế chuyển đổi mạnh mẽ từ mơ hình dựa vào tài nguyên, lao động chi phí
thấp sang kinh tế tri thức.
Cuộc CMCN4.0 đặt ra những yêu cầu mới về kỹ năng của người lao động. Những
kỹ năng của người lao động có thể được phân thành 3 nhóm: (1) Các kỹ năng liên quan
đến nhận thức; (2) Các kỹ năng về thể chất; và (3) Các kỹ năng về xã hội. Các kỹ năng
liên quan đến nhận thức bao gồm: Tư duy phản biện, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải
quyết vấn đề, kỹ năng tự phê bình (self-reflection); khả năng sáng tạo tri thức hay chiến
lược học tập. Các kỹ năng về thể chất bao gồm: Kỹ năng ngôn ngữ, kỹ năng về cuộc
sống, kỹ năng số. Các kỹ năng về xã hội bao gồm: Kỹ năng giao tiếp ứng xử và tạo lập
quan hệ, ứng xử.
Giáo dục đại học Việt Nam, với sứ mệnh quan trọng là tạo ra nguồn nhân lực đủ
về chất và lượng, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế tri thức. Hoạt động thông tin – thư
viện với nhiệm vụ đảm bảo thông tin tài liệu phục vụ cán bộ quản lý, cán bộ giảng dạy,
nghiên cứu sinh, học viên, sinh viên; thư viện đại học ngày càng được đầu tư phát triển,
đổi mới về cả cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại, tài nguyên và sản
phẩm dịch vụ thông tin phong phú với mong muốn đáp ứng tốt nhu cầu thông tin học
liệu phục vụ hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy và học tập của nhà trường. Với
tầm nhìn được xác định là “trung tâm thơng tin, học tập, văn hóa hữu ích, thân thiện và
bình đẳng tạo điều kiện cho việc học tập suốt đời của người dân địa phương”, hệ thống
thư viện công cộng cũng đứng trước những thách thức cần đổi mới để hiện thực hóa
nhiệm vụ này; trở thành địa chỉ tin cậy của cộng đồng người sử dụng tin, của xã hội học
tập.
Các yêu cầu đặt ra đòi hỏi hoạt động thông tin – thư viện cần phải tiếp tục kế
thừa, củng cố hoạt động truyền thống; vừa phải tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm
của thế giới để ứng dụng và phát triển thành những thành tựu khoa học công nghệ thông
tin và truyền thông mới. Công cuộc đổi mới này cần phù hợp với điều kiện kinh tế xã
hội, phát huy thế mạnh hiện có nhằm tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ, sâu rộng về chất

lượng hiệu quả phục vụ; góp phần quan trọng vào việc đảm bảo chất lượng đào tạo cho
nguồn nhân lực có trình độ cao, được phát triển phẩm chất năng lực tự học, tự nghiên
cứu, tự làm giàu tri thức và sáng tạo; đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
Vì thế, cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0 thật sự đặt giáo dục đại học trước những
thách thức mới diễn ra nhanh. Các trường đại học có thể chưa dự đoán hết được các kỹ
năng mà thị trường lao động cần. Các hoạt động đào tạo và nghiên cứu của các trường
đại học chủ yếu vẫn theo phương pháp truyền thống sẽ phải đối mặt với những thay đổi
mạnh mẽ cả về tư duy, cơ cấu kiến thức, kỹ năng và phương pháp. Với sự thay đổi nhanh
Đà Nẵng, 07/12/2017

3


Hội thảo “Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến hoạt động thơng tin – thư viện”!
!

chóng của cơng nghệ, địi hỏi giáo dục phải đem lại cho người học khả năng tư duy
những kiến thức kỹ năng mới, khả năng sáng tạo, thích ứng với thách thức và những yêu
cầu mới mà các phương pháp giáo dục truyền thống không thể đáp ứng. Đây là thách
thức lớn, đặc biệt trong bối cảnh nền giáo dục đại học của Việt Nam đã và đang bộc lộ
những hạn chế nhất định.
CMCN4.0 đang rút ngắn tối đa khoảng cách giữa thế giới thực và thế giới ảo
thông qua các công nghệ tiên tiến, sự đổi mới, sáng tạo không ngừng. Theo Hiệp hội các
thư viện đại học và nghiên cứu (Association of College and Research Libraries –
ACRL), trong tương lai, thư viện tiếp tục hướng tới phát triển các dịch vụ được cung
cấp và khai thác trên các thiết bị di động. Khi các site di động và ứng dụng di động trở
nên phổ biến, các thư viện cung cấp những giải pháp phù hợp cho mọi thiết bị di động
như thiết kế hỗ trợ hay tương thích mọi màn hình di động, đảm bảo việc xem thơng tin
có thể được tối ưu hóa cho mọi kích cỡ màn hình. Hoạt động thông tin – thư viện phát
triển các dịch vụ truy cập mở và giáo dục mở. Thư viện cơ quan nghiên cứu tổ chức các

dịch vụ liên quan tới trắc lượng các công bố khoa học, cung cấp các số liệu thống kê đối
với các công bố khoa học, phục vụ việc đánh giá khoa học...
Kính thưa quý vị khách quý, các vị đại biểu!
Một lần nữa, Ban Tổ chức mong muốn tại diễn đàn Hội thảo này, những thách
thức, cơ hội của hoạt động thông tin – thư viện trước xu thế phát triển của khoa học công
nghệ, đặc biệt là tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ được các chuyên gia,
nhà khoa học cùng chia sẻ, trao đổi; và đề xuất những giải pháp cụ thể, làm cơ sở để các
nhà quản lý, các nhà khoa học, các chuyên gia và cán bộ thông tin – thư viện tiếp tục
nghiên cứu và ứng dụng các đổi mới cho hoạt động thông tin – thư viện một cách thiết
thực và hiệu quả nhất.
Xin trân trọng cảm ơn sự có mặt đơng đủ, chú ý lắng nghe của quý vị khách quý,
các vị đại biểu. Kính chúc Hội thảo “Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
đến hoạt động thông tin – thư viện” thành công tốt đẹp.
!
!
!

Đà Nẵng, 07/12/2017

4


Hội thảo “Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến hoạt động thông tin – thư viện”!
!
!
!
!
!
!
!

!
!

Phần I
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
!

Đà Nẵng, 07/12/2017

5


Hội thảo “Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến hoạt động thông tin – thư viện”!
!

HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN – THƯ VIỆN TRONG ĐIỀU KIỆN
HỘI NHẬP QUỐC TẾ
PGS. TS Mai Hà
Chuyên gia độc lập – Nghiên cứu viên cao cấp
Bộ Khoa học và Cơng nghệ
Tóm tắt: Xã hội thơng tin tồn cầu và nền kinh tế tri thức mở ra cơ hội cho các nước
đang phát triển cơ hội tiếp cận và tiếp nhận những thành quả của tiến bộ khoa học kỹ
thuật và công nghệ. Bàn về giáo dục và đào tạo trong bối cảnh của những xu thế lớn,
bài viết chỉ ra những thách thức và cơ hội của giáo dục đại học nói chung, đào tạo nhân
lực ngành thơng tin – thư viện nói riêng; cơ hội hội nhập quốc tế và những đổi mới cần
thiết về quan điểm, nội dung của hoạt động thông tin – thư viện là yêu cầu tất yếu đối
với hoạt động thông tin trong công cuộc phát triển của đất nước.
Từ khóa: Thơng tin Thư viện; Đào tạo; Giáo dục; Hội nhập; Giáo dục đại học
I. GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRONG BỐI CẢNH CỦA NHỮNG XU THẾ LỚN
Việt Nam là một bộ phận cấu thành của thế giới. Sự phát triển của Việt Nam không

tách rời và luôn chịu sự tác động mạnh mẽ của những xu thế lớn trên thế giới và khu
vực. Cách mạng công nghiệp 4.0 là có thật, nhưng cũng chỉ là vật trang trí, hoặc là những
khẩu hiệu trống rỗng, nếu lãnh đạo doanh nghiệp, lãnh đạo tổ chức, và quan trọng hơn
cả là lãnh đạo quốc gia không thật sự hành động vì lợi ích bền vững, khơng có nhận thức
sâu sắc. Điều quan trọng hơn là: giai đoạn hiện nay đối với Việt Nam cịn có nhiều xu
thế tác động trực tiếp và sâu rộng đến vị thế và uy tín của Việt Nam. Sau đây là một số
xu thế chủ yếu có tác động đến sự phát triển của Việt Nam, trong đó có giáo dục và đào
tạo ở Việt Nam.
I.1. Xu thế tồn cầu hóa về kinh tế
Trục cốt lõi của xu thế tồn cầu hóa đa diện này là tồn cầu hóa về kinh tế đang
diễn ra mạnh mẽ trên các lĩnh vực sản xuất, thương mại, đầu tư, tài chính... Tồn thế
giới sẽ tiến tới một thị trường dạng thống nhất.
Tính độc lập kinh tế của mỗi quốc gia sẽ chỉ mang tính tương đối. Khơng một nước
nào (cho dù đó là siêu cường kinh tế) có thể phát triển một cách biệt lập.
I.2. Xu thế hình thành xã hội thơng tin
Ngày nay, trên nền của những tiến bộ thực sự có ý nghĩa về cơng nghệ thông tin
và phát triển cơ cấu thông tin quốc gia, loài người đang tiến tới ngưỡng cửa của xã hội
thơng tin tồn cầu. Đặc điểm nổi bật của xã hội thông tin là sự phát triển không dựa chủ
yếu vào các nguồn dự trữ tự nhiên như trong xã hội công nghiệp mà chủ yếu dựa vào
nguồn tri thức về khoa học và công nghệ, tức các nguồn nhân lực tri thức có khả năng
tái tạo, tự sản sinh và khơng bao giờ cạn.
Xã hội thơng tin tồn cầu và sự phát triển của nền kinh tế tri thức mở ra cho các
Đà Nẵng, 07/12/2017

6


Hội thảo “Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến hoạt động thông tin – thư viện”!
!


nước đang phát triển những cơ hội tiếp cận và tiếp nhận những thành quả của tiến bộ
khoa học và công nghệ để xây dựng những ngành nghề mới có hàm lượng kỹ thuật và
tri thức cao, nhưng đồng thời cũng đặt ra những thách thức về đào tạo nguồn nhân lực
trình độ và tay nghề cao và vốn để xây dựng hạ tầng cơ sở thông tin. Nhiều thay đổi
đang diễn ra, từ khái niệm đến phương châm hoạt động, từ phương thức tư duy, ra quyết
định đến phương thức học tập. Trong khi đó, thời gian vật chất của con người lại giới
hạn. Mỗi cá nhân muốn tồn tại và phát triển, phải học tập thường xuyên và thích nghi
cao độ với những biến động. Vì vậy, xã hội thơng tin mới phải hướng tới học tập thường
xuyên, trong đó nền giáo dục phải là một hệ thống mở, đa dạng, linh hoạt, hiện đại.
I.3. Xu thế giao lưu văn hóa tồn cầu
Trong bối cảnh tồn cầu hố, giao lưu văn hoá giữa các nước trên thế giới là điều
tất yếu và do đó, bất cứ dân tộc nào muốn tồn tại và phát triển cũng phải đẩy mạnh giao
lưu văn hố.
Phát triển bản sắc văn hố dân tộc có nghĩa là giữ gìn và tăng cường những giá trị
thúc đẩy sự phát triển và hạn chế (hoặc loại bỏ) những yếu tố cản trở sự phát triển của
dân tộc Việt Nam. Như vậy, phát triển văn hóa dân tộc không phải là cự tuyệt sự giao
lưu với các nền văn hố khác mà trái lại, chỉ có tăng cường giao lưu thì văn hố dân tộc
mới có thể phát triển, trở nên phong phú. Năng lực để hội nhập và phát triển chỉ có thể
có được, nếu có nền giáo dục và đào tạo tiên tiến.
I.4. TỐC ĐỘ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ NGÀY CÀNG TĂNG VÀ CÁCH MẠNG
CÔNG NGHIỆP 4.0
Trong những thập kỷ gần đây, người ta đã nhận thấy tốc độ đổi mới trong khoa
học và công nghệ tăng vơ cùng nhanh, và cũng vì vậy thời gian từ lúc phát minh ra một
công nghệ mới, một sản phẩm mới đến khi đưa ra sản xuất đại trà và thời gian tồn tại
trên thị trường của các sản phẩm ngày càng được rút ngắn. Điều này đã và sẽ tạo ra
những đột biến, tạo những năng lực nội sinh cho những dân tộc nào biết đầu tư cho tri
thức.
Đặc điểm của thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0 được thể hiện qua 4 yếu tố quan
trọng, đó là trí tuệ nhân tạo thơng minh (smart artificial intellect); mạng thông tin vạn
vật (internet of things); vi điện tử (micro-electronics) và vật liệu siêu nhỏ (Nano

materials). Những đặc điểm này đã được dự báo từ những năm 1990.
I.5. Hội nhập quốc tế: cơ hội mới cho Việt Nam
Hội nhập quốc tế (HNQT) đang diễn ra trong bối cảnh toàn cầu hố ngày một gia
tăng. Đây là q trình tìm kiếm lợi ích trong khn khổ hợp tác và cạnh tranh. Trong
q trình đó, bên cạnh những lợi thế có được do mở rộng quan hệ, tiếp thu kinh nghiệm,
tìm kiếm đối tác, tranh thủ sự hỗ trợ của các nước tiên tiến và các tổ chức quốc tế, các
nước đang phát triển cũng gặp khơng ít khó khăn, thách thức về thị trường, vốn, trình
độ quản lý, trình độ khoa học và cơng nghệ, buộc phải nhanh chóng đổi mới một cách
Đà Nẵng, 07/12/2017

7


Hội thảo “Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến hoạt động thơng tin – thư viện”!
!

tồn diện cả về phương thức lãnh đạo, quản lý, xây dựng định hướng, chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội để rút ngắn khoảng cách phát triển.
Hội nhập quốc tế (international integration) là q trình phát triển và tích hợp để
trở thành bộ phận cấu thành tích cực của hệ thống quốc tế với thể chế được thống nhất,
đảm bảo lợi ích lâu dài cho các bên tham gia (xem thêm [1 và 3]).
Theo khái niệm này, hội nhập quốc tế có những đặc điểm sau đây:
-!Tính tự nguyện (Willingness): nguyên tắc này đảm bảo không quốc gia nào bị ép
hội nhập quốc tế;
-!Chấp thuận luật lệ chung (Regulations acceptance): Nguyên tắc này khuyến cáo
các quốc gia tham gia phải chấp thuận luật lệ chung đã có hoặc sẽ hình thành,
đồng thời các luật lệ nội bộ cũng phải thích ứng với những luật lệ chung;
-!Tính hợp chuẩn (Standards conformity): Nguyên tắc này khuyến cáo các quốc
gia tham gia phải chấp thuận vấn đề hợp chuẩn chung;
-! Cạnh tranh bình đẳng (Fair competition): Cạnh tranh bình đẳng là hệ quả tất yếu

khi quốc gia nào cũng hướng tới lợi ích bền vững chính đáng trên cơ sở chấp
thuận luật lệ chung và hợp chuẩn;
-! Lợi ích bền vững (Sustainable interest): Đảm bảo lợi ích bền vững là yếu tố sống
cịn của hội nhập quốc tế nói chung. Đồng thời đó cũng là mục tiêu để các quốc
gia hội nhập quốc tế, cùng hợp tác, cạnh tranh và phát triển.
II. NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC Ở VIỆT
NAM
II.1. Những cơ hội
*!Khả năng tiếp cận với những tri thức khoa học và công nghệ tiên tiến, có cơ hội
tăng tốc trong phát triển và rút ngắn con đường cơng nghiệp hóa;
*!Khả năng tiếp cận với những thành tựu mới trong cải cách đào tạo sau đại học, thực
hiện đổi mới giáo dục và đào tạo theo hướng hiện đại hóa của thời đại thơng tin và
truyền thơng;
*!Có khả năng tạo mơi trường phát triển năng động và thích nghi, sẵn sàng với xu thế
tồn cầu hóa với hợp tác đa phương và cạnh tranh để phát triển trên cơ sở tri thức
khoa học và công nghệ;
*!Cả xã hội đang chuyển theo hướng kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.
II.2. Những thách thức
*!Trình độ dân trí thấp, hiện trạng giáo dục và đào tạo khơng kịp bắt nhịp với những
đổi mới về kinh tế và hội nhập;
*!Khả năng bị lệ thuộc về công nghệ do trình độ quản lý kinh tế và xã hội yếu kém;
*!Mặt bằng giá trị kinh tế và giá trị tâm lý, đạo đức và thẩm mỹ xã hội đang xáo trộn
Đà Nẵng, 07/12/2017

8


Hội thảo “Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến hoạt động thông tin – thư viện”!
!


theo hướng khơng chuẩn;
III. ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO NHÂN LỰC TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC
Như vậy, với nhiều tên gọi khác nhau: nền kinh tế tri thức, nền kinh tế số hoá, nền
kinh tế thông tin, hoặc nền kinh tế học hỏi, cách mạnh công nghiệp 4.0, ... thế giới chúng
ta đang chứng kiến sự hình thành của nền kinh tế mới khách quan và tất yếu. Tuy có
nhiều tên gọi khác nhau nhưng đều nhằm diễn đạt một nội dung cơ bản: ngày nay sản
xuất và truyền tải thông tin - tri thức trở nên quan trọng hơn nhiều so với sản xuất và
phân phối hàng hố cơng nghiệp.
Ở tất cả các nước với nhiều trình độ phát triển khác nhau, thơng tin và tri thức đang
đóng một vai trị ngày càng quan trọng trong đời sống kinh tế và xã hội. Q trình xử lý
thơng tin và chất lượng của q trình xử lý thơng tin sẽ tác động mạnh mẽ vào mọi lĩnh
vực kinh tế - xã hội. Việc hình thành nên những xã hội thơng tin đang có chiều hướng
lan rộng ngày càng mạnh mẽ và mang tính quốc tế, không loại trừ bất kỳ quốc gia nào.
Lãnh đạo hầu hết các quốc gia đều quan tâm đến việc dùng thông tin và tri thức để tạo
thế cạnh tranh tương đối của họ, hoặc ít ra cũng là để khẳng định chỗ đứng của họ trong
một thị trường toàn cầu đa dạng và năng động. Việt Nam cũng không nằm ngồi xu
hướng đó.
Vậy đổi mới đào tạo nhân lực trình độ đại học ở Việt Nam nên theo hướng nào?
Trước hết phải nhận thấy rằng, trong những mặt hạn chế của nền giáo dục và đào
tạo Việt Nam, luôn có những điểm yếu rất cơ bản, mà nếu khơng khắc phục được, thì
mục tiêu của mọi cuộc cải cách giáo dục đều coi như bị vứt bỏ, đó là những cử nhân, kỹ
sư được đào tạo thiếu tri thức và năng lực trong ba vấn đề:
!! Khả năng chủ động và sáng tạo trong một thế giới đa dạng và luôn thay đổi;
!! Khả năng tư duy hệ thống có tầm chiến lược.
!! Tri thức cơ bản và rộng, có văn hóa và ngơn ngữ giao tiếp.
Để thực hiện đổi mới theo những hướng trọng điểm trên, cần có những giải pháp
đổi mới căn bản như sau:
1.! Đổi mới nhận thức của lãnh đạo các cấp về GD và ĐT trong đào tạo nhân lực
trình độ đại học.
2.! Nâng cao trình độ của đội ngũ giảng viên.

3.! Tăng cường kết cấu hạ tầng thông tin - thư viện.
4.! Cập nhật và Đổi mới giáo trình giảng dạy.
IV. ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN – THƯ VIỆN
Trước hết, cần nhấn mạnh đến định nghĩa của tác giả bài viết này đối khái niệm
“Thông tin”, như sau:
Thông tin là tổ hợp của một hay nhiều tín hiệu được xử lý và có ý nghĩa.
Đà Nẵng, 07/12/2017

9


Hội thảo “Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến hoạt động thông tin – thư viện”!
!

IV.1. Đặc điểm của nhu cầu thơng tin
Như đã phân tích ở phần I, với những xu thế của tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế,
nhu cầu của xã hội đối với thông tin ngày càng đa dạng và với nhiều mức độ phức tạp
và chuyên sâu khác nhau, người ta có thể thấy rõ một số đặc điểm của nhu cầu đối với
sản phẩm và dịch vụ thông tin trong giai đoạn hiện nay:
!! Nhu cầu thông tin là rất đa dạng;
!! Nhu cầu thơng tin địi hỏi vừa chun sâu vừa có tính tổng hợp cao;
!! Nhu cầu thơng tin đòi hỏi cần phải được đáp ứng hiệu quả nhất: nhanh, đủ và kinh
tế nhất;
IV.2. Đặc điểm của hoạt động thông tin trong điều kiện hội nhập quốc tế
Để đáp ứng những đặc điểm của nhu cầu thông tin như trên mục IV.1, hoạt động
thông tin đã và đang được hình thành với những đặc điểm cơ bản sau:
!! Hoạt động thơng tin cần đảm bảo tính hệ thống: tức là Hoạt động thơng tin cần phải
được hình thành trên nền của hệ thống cơ sở dữ liệu thống nhất và có độ tin cậy;
!! Hoạt động thơng tin cần đảm bảo tính đa dạng: muốn đạt được tính đa dạng của Hoạt
động thơng tin, cần phải có tiềm lực thông tin đủ mạnh, thiết chế hoạt động thông tin

linh hoạt tối đa;
!! Hoạt động thông tin cần đảm bảo tính tiện ích: Hoạt động thơng tin cần phải được
hình thành trên cơ sở cơng nghệ cao, phục vụ nhu cầu tin đa dạng, phục vụ người
dùng tin kịp thời, mọi lúc, mọi nơi, dễ tiếp cận, dễ khai thác (thân thiện);
!! Hoạt động thông tin cần đảm bảo tính hiệu quả: Hoạt động thơng tin cần phải hỗ trợ
q trình ra quyết định và có giá cả hợp lý.
IV.3. Đổi mới Hoạt động thông tin trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay
Nhận thức được tính cấp bách của việc đổi mới Hoạt động thông tin, với những
đặc điểm của hoạt động thông tin và nhu cầu tin, tác giả đề cho rằng Hoạt động thông
tin cần có những đổi mới căn bản như sau:
1.! Đổi mới quan điểm phát triển thơng tin:
Quan điểm hệ thống
•! Tính mở, động và bao qt;
•! Tài ngun thơng tin phải được tổ chức thành các cơ sở dữ liệu, được phân cấp
và chia sẻ nguồn tin.
Quan điểm thích nghi và hiệnđại
•! Kết cấu hạ tầng cơng nghệ thơng tin hiện đại;
•! Đảm bảo chuẩn hóa;
•! Tính năng khai thác thân thiện;
•! Nhân lực thơng tin – thư viện phải được đào tạo nghiệp vụ chuẩn và được tạo
Đà Nẵng, 07/12/2017

10


Hội thảo “Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến hoạt động thông tin – thư viện”!
!

điều kiện làm việc trong mơi trường chun nghiệp;
Quan điểm hiệu quả

•! Đầu tư phát triển đi trước, đúng hướng và đủ;
•! Cung cấp tin kịp thời và đầy đủ nhất trong khả năng có thể;
•! Cung cấp thơng tin cập nhật và có chất lượng;
•! Chi phí thấp.
2.! Nội dung đổi mới hoạt động thơng tin
•! Nghiên cứu nhận diện các đối tượng chủ yếu có nhu cầu và sử dụng thơng tin;
•! Dự báo nhu cầu thơng tin (thị trường thơng tin);
•! Phân tích và thiết kế hệ thống thơng tin – thư viện;
•! Xây dựng hệ thống mã và chuẩn thơng tin;
•! Qui trình xây dựng và cập nhật CSDL;
•! Thiết lập các CSDL tích hợp;
•! Xây dựng các giao diện khai thác;
•! Xây dựng cơ chế truy cập và bảo vệ an tồn dữ liệu;
•! Đào tạo nhân lực phục vụ khai thác và phát triển thông tin;
V. THAY LỜI KẾT
Nhận thức được tính tất yếu hội nhập quốc tế đối với công cuộc phát triển, hầu hết
các quốc gia đều chủ động tích cực mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế dưới nhiều hình
thức và mức độ khác nhau, tiến tới hội nhập quốc tế sâu rộng.
Nếu nội dung “Hoạt động thông tin” được đổi mới như trên, thì về cơ bản vẫn giữ
được những nội dung cần thiết nhất trong việc phục vụ thông tin, đồng thời sẽ tạo không
gian cho tư duy sáng tạo đối với việc định hướng nhu cầu thông tin, trên cơ sở đó xác
định phương pháp luận hình thành cho chiến lược hoạt động thông tin một cách hiệu
quả nhất (xem thêm [2 và 5]
DANH MỤC TƯ LIỆU THAM KHẢO
1.! Globalization and the Intensification of Global Competition Seen in the IEEE: What
Impact will International Mobility of Research Personnel have on R&D? Science &
Technology Trends - Quarterly Review – NISTEP, July 2012, No.43, p.52.
2.! King, D.W. and Bryant, E.C. (1971) The evaluation of information services and
products. Washington, DC: Information Resources Press.
3.! Mai Hà. Hội nhập quốc tế về Khoa học và Công nghệ: Những vấn đề lý luận và thực

tiễn. Tạp chí "Xã hội học". 2015, số 1, trang 70-82.
4.! Mai Hà. Khoa học và Công nghệ Việt Nam hướng tới hội nhập. Tạp chí "Xã hội
học". 2007, số 2, trang 81-88.

5.! Mai Hà. Khoa học và Công nghệ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Sách
"Việt Nam đổi mới và phát triển", Hà Nội, 2010, NXB Chính trị Quốc gia, trang 8188.
Đà Nẵng, 07/12/2017

11


Hội thảo “Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến hoạt động thông tin – thư viện”!
!

NHẬN DIỆN VỀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
VÀ SỰ CHUẨN BỊ CỦA CÔNG TÁC THƯ VIỆN TRONG CÁC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRONG TƯƠNG LAI
ThS. Nguyễn Hữu Giới
Chủ tịch Hội thư viện Việt Nam
Tóm tắt: Trên cơ sở nhận biết và nhận diện về vai trị, giá trị to lớn của cách mạng cơng
nghiệp 4.0 đã và đang hiện hữu trên thế giới và “manh nha” dần xuất hiện ở Việt Nam;
cùng với cái nhìn tổng quan, suy luận lơ-gic và cái nhìn thực tiễn về hoạt động thư viện
ở Việt Nam trong thời gian qua; tác giả bài viết thử phác thảo và đề xuất một số nội dung
cơ bản về sự chuẩn bị của công tác thư viện trường đại học ở Việt Nam trước bối cảnh
Cách mạng cơng nghiệp 4.0.
Từ khóa: Cách mạng công nghiệp; Công tác thư viện; Đại học; Thư viện
I. Tìm hiểu khái niệm về Cách mạng Cơng nghiệp 4.0
1. Theo Gartner, Cách mạng Công nghiệp 4.0 (hay Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4)
xuất phát từ khái niệm "Industrie 4.0" trong một Báo cáo của Chính phủ Đức năm 2013.
"Industrie 4.0" kết nối các hệ thống nhúng và cơ sở sản xuất thông minh để tạo ra sự hội

tụ kỹ thuật số giữa Công nghiệp, Kinh doanh, chức năng và quy trình bên trong.
Nếu định nghĩa từ Gartner cịn khó hiểu, Klaus Schwab, người sáng lập và Chủ
tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới mang đến cái nhìn đơn giản hơn về Cách mạng
Cơng nghiệp 4.0 như sau: "Cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước
và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất. Cuộc cách mạng lần 2 diễn ra nhờ ứng dụng điện
năng để sản xuất hàng loạt. Cuộc cách mạng lần 3 sử dụng điện tử và công nghệ thơng
tin để tự động hóa sản xuất. Bây giờ, cuộc Cách mạng Công nghiệp Thứ tư đang nảy nở
từ cuộc cách mạng lần ba, nó kết hợp các cơng nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa
vật lý, kỹ thuật số và sinh học".
2. Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, thì Cơng nghiệp 4.0 là xu hướng hiện thời
trong việc tự động hóa và trao đổi dữ liệu trong cơng nghệ sản xuất. Nó bao gồm các hệ
thống khơng thực-ảo (cyber-physical system), Internet Vạn vật và điện tốn đám mây và
điện tốn nhận thức (cognitive computing). Cơng nghiệp 4.0 tạo ra những "nhà máy thông
minh” (smart factory). Trong các nhà máy thông minh với cấu trúc kiểu mô-đun, hệ thống
thực-ảo giám sát các quy trình thực tế, tạo ra một bản sao ảo của thế giới thực và đưa ra
các quyết định phân tán. Qua Internet Vạn Vật, các hệ thống thực-ảo giao tiếp và cộng
tác với nhau và với con người trong thời gian thực, và với sự hỗ trợ của Internet Dịch vụ,
dịch vụ nội hàm và dịch vụ xuyên tổ chức được cung cấp cho các bên tham gia chuỗi giá
trị sử dụng.

Đà Nẵng, 07/12/2017

12


Hội thảo “Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến hoạt động thông tin – thư viện”!
!

* Các nguyên tắc thiết kế trong công nghiệp 4.0.
- Khả năng tương tác: Khả năng giao tiếp và kết nối của những cỗ máy,thiết

bị,máy cảm biến và con người kết nối và giao tiếp với nhau qua mạng lưới vạn vật kết
nối internet hoặc mạng lưới vạn người kết nối internet.
- Minh bạch thông tin: Khả năng của những hệ thống thông tin để tạo ra 1 phiên
bản ảo của thế giới thực tế bằng việc làm giàu những mơ hình nhà máy kỹ thuật số bằng
dữ liệu cảm biến. Điều này yêu cầu sự tập hợp những dữ liệu cảm biến thơ đến thơng tin
ngữ cảnh có giá trị cao hơn.

- Công nghệ hỗ trợ: Đầu tiên khả năng của những hệ thống hỗ trợ con người bằng
việc tập hợp và hình dung thơng tin một cách bao qt cho việc tạo những quyết định
được thông báo rõ ràng và giải quyết những vấn đề khẩn cấp qua những ghi chú ngắn
gọn. Thứ nhì, khả năng của những hệ thống không gian mạng-vật lý để hỗ trợ con người
thực hiện những nhiệm vụ cái mà không dễ chịu, tốn quá nhiều sức lực hoặc khơng an
tồn đối với con người.
II. Cách mạng công nghiệp 4.0 đối với Việt Nam: cơ hội và thách thức.
Từ vài ba năm trở lại đây, nhất là từ giữa năm 2016 đến nay, khái niệm, nội hàm
và nhất là những giá trị phổ quát của cách mạng Cơng nghiệp 4.0 đã được nhiều chính
phủ các nước trên thế giới nhắc đến - thậm chí đưa vào chương trình nghị sự quốc gia để nắm bắt cơ hội và tiến hành một loạt động thái quan trọng, nhằm từng bước xây dựng
lộ trình thích hợp, khả thi với quyết tâm hành động cao để sẵn sàng “đồng hành” với cuộc
cách mạng mới mẻ có tính thời đại này.
Ở Việt Nam, với tinh thần năng động và quyết tâm cao, với một tinh thần đổi mới
“Chính phủ kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động quyết liệt, phục vụ nhân dân”;
Thủ tướng Chính phủ và các Phó thủ tướng cùng các hệ thống chính trị của đất nước đã
và đang tăng cường, đổi mới nhận thức về cuộc cách mạng 4.0 bắt đầu hình thành trên
thế giới; để sao cho chúng ta không bị tụt hậu, sẵn sáng nắm bắt thời cơ này; huy động
Đà Nẵng, 07/12/2017

13


Hội thảo “Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến hoạt động thông tin – thư viện”!

!

tất cả nội lực, trang thủ ngoại lực để từng nước triển khai có hiệu quả trong điều kiện cụ
thể của Việt Nam.
Trong một Hội nghị các quan chức cao cấp APEC (SOM 2, vào tháng 5 năm 2017
tại Hà Nội); phát biểu tại sự kiện Đối thoại chính sách cao cấp về phát triển nguồn nhân
lực trong kỷ nguyên số, trong khn khổ cách mạng cơng nghiệp 4.0; Phó Thủ tướng
Chính phủ Vũ Đức Đam nhận định: Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tạo ra nguy cơ mất
việc làm cho hàng loạt người lao động, song cũng sẽ mang tới nhiều ngành nghề mới, cơ
hội mới. Lạc quan nhìn lại các cuộc cách mạng trong quá khứ bao giờ cũng có những lao
động, ngành nghề mất đi, nhưng cũng sản sinh ra lao động, ngành nghề mới". Cũng theo
Phó Thủ tướng Chính phủ: Cuộc cách mạng 4.0 và kỷ nguyên số không chỉ giúp tăng
năng suất lao động; tăng trưởng kinh tế mà còn mở ra một chân trời kết nối giữa con
người với con người và quan trọng là nắm bắt được cơ hội. Khơng chỉ có ngành nghề
mới, việc làm mới mà còn cả phương thức cung cấp, tổ chức lao động mới v.v...",
Trên bình diện thực tiễn: theo suy nghĩa của cá nhân tôi, ở Việt Nam, đã dần xuất
hiện nhỏ lẻ (tuy chưa phổ biến, chưa nhiều) những “biểu hiện” hình thức đơn lẻ của cách
mạng Cơng nghiệp 4.0, đó là:
- Trong cải cách hành chính: Tổ chức hội nghị/hội thảo trực tuyến (qua mạng
Internet).
- Trong sản xuất: Điều khiển tự động hóa trong các dây chuyền sản xuất ở một số
ngành nghề: Điện lực, xi măng, thủy điện, hóa chất, dầu mỏ, y tế, sinh học, hóa học...
- Trong kinh doanh, bn bán, tín dụng: Bán hàng qua mạng; thanh tốn qua mạng,
giao dịch tín dụng, chứng khốn qua mạng ....
- Trong hoạt động thơng tin-thư viện: Đọc sách qua mạng; đi chợ sách trên mạng;
tìm tài liệu thông tin qua mạng (qua cơ sở dữ liệu thư mục, CSDL toàn văn v.v....)
* Cơ hội của Cách mạng công nghiệp 4.0 đối với Việt Nam.
Đặc trưng cơ bản của Cách mạng công nghiệp 4.0 là sự hợp nhất giữa các lĩnh vực
công nghệ, kỹ thuật số, sinh học để giải quyết những vấn đề kinh tế, xã hội, sự kết hợp
giữa các hệ thống ảo và thực, các hệ thống kết nối internet.

- Cách mạng công nghiệp 4.0 làm thay đổi mạnh mẽ phương thức sản xuất và
phương pháp quản trị “các nhà máy thông minh”, “công sở và thành phố thông minh”
được kết nối in-tơ-nét, liên kết với nhau thành một hệ thống thay vì các dây chuyền sản
xuất và phương pháp quản trị hành chính trước đây. Nhờ khả năng kết nối bằng máy tính,
các thiết bị di động tiếp cận với các cơ sở dữ liệu lớn từ nhiều nguồn, những tính năng xử
lý thông tin được nhân lên nhờ những đột phá về cơng nghệ bằng trí tuệ nhân tạo, người
máy, cơng nghệ in 3D, cơng nghệ na-nơ, cơng nghệ điện tốn đám mây, công nghệ sinh
học, công nghệ lượng tử, công nghệ vật liệu mới,…

Đà Nẵng, 07/12/2017

14


Hội thảo “Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến hoạt động thông tin – thư viện”!
!

- Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ mở ra kỷ nguyên mới của sự lựa chọn các phương
án đầu tư kinh doanh, tối ưu hóa sử dụng các nguồn lực, thúc đẩy năng suất lao động và
hiệu quả, tạo bước đột phá về tốc độ phát triển, phạm vi mức độ tác động làm biến đổi cơ
bản hệ thống sản xuất và quản trị xã hội cả chiều rộng lẫn chiều sâu.
- Những bước nhảy vọt của cơng nghệ tự động hóa có tác động đến các cơng việc
văn phịng, bán hàng, dịch vụ khách hàng điều khiển các phương tiện giao thơng và các
ngành hỗ trợ khi rơ-bốt tự động hóa và trợ lý ảo trở nên phổ biến. Những truy vấn khách
hàng trong kinh doanh sẽ được trả lời bằng rơ-bốt tư vấn. Trên thị trường tài chính, máy
tính có thể nhanh chóng đọc hàng vạn e-mail… Tất cả những dịch vụ trên đây sẽ tiết giảm
đáng kể chi phí giao dịch.
* Những thách thức của Cách mạng công nghiệp 4.0 đối với Việt Nam.
Tuy nhiên, bên cạnh cơ hội, thuận lợi, tác động tích cực trên đây, Cách mạng công
nghiệp 4.0 cũng đặt ra nhiều thách thức to lớn với Việt Nam trong q trình phát triển,

đó là:
- Tư duy quản lý & điều hành nền kinh tế vĩ mơ ?
- Kế hoạch hóa và minh bạch hóa trong đầu tư & chiến lược phát triển nền kinh
tế ?
- Xây dựng và cung ứng hạ tầng CNTT (trong điều kiện cách mạng 4.0)?
- Khả năng sáng tạo & ứng dụng công nghệ mới của người Việt Nam (trong điều
kiện cách mạng 4.0)?
- Xây dựng nguồn lực lao động tối ưu/tối đa (đảm bảo số lượng & chất lượng) cho
Công nghiệp 4.0.
- Nguy cơ giảm hàng chục vạn/hàng triệu lao động (do rơbốt và điều khiển tự động
hóa thay thế hàng triệu việc làm phổ thông & tay nghề thấp).
- Chống tham nhũng và cải cách hành chính ở Việt Nam (hiệu quả như thế nào)?
Đặc biệt sẽ làm thay đổi mạnh mẽ cơ cấu lao động và thị trường lao động trong
cuộc cách mạng 4.0. Các hệ thống tự động hóa thay thế dần lao động thủ cơng trong tồn
bộ nền kinh tế, sự chuyển dịch từ nhân cơng sang máy móc sẽ gia tăng chênh lệch giữa
lợi nhuận trên vốn và lợi nhuận với sức lao động, điều này sẽ tác động đến thu nhập của
lao động giản đơn và gia tăng thất nghiệp. Tỷ trọng lao động chất lượng cao gia tăng, làm
phát sinh một thị trường việc làm ngày càng tách biệt thành các phân đoạn: thị trường kỹ
năng cao, thị trường kỹ năng thấp và sẽ dẫn đến gia tăng sự phân hóa, hoặc tạo ra nhu cầu
việc làm hoàn toàn mới so với trước đây mà cần có sự chủ động chuẩn bị và chính sách
điều tiết thích hợp.
Cách mạng cơng nghiệp 4.0 cũng sẽ đặt ra những yêu cầu mới về kiến thức kỹ năng
và tâm thế của người lao động. Những kiến thức và kỹ năng có thể chia thành 3 nhóm:

Đà Nẵng, 07/12/2017

15


Hội thảo “Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến hoạt động thông tin – thư viện”!

!

- Các kiến thức và kỹ năng liên quan đến nhận thức, tư duy hệ thống, tư duy phản
biện, kỹ năng thích nghi, kỹ năng sáng tạo.
- Các kỹ năng về thể chất: kỹ năng ngôn ngữ, kỹ năng số, kỹ năng kết nối.
- Các kỹ năng về xã hội: giao tiếp, ứng xử, tạo lập quan hệ, làm việc theo nhóm.
Như vậy, việc áp dụng tổng hòa những kiến thức kỹ năng và tâm thế để đổi mới
sáng tạo quan trọng hơn nhiều so với những kiến thức, kỹ năng chuyên biệt trước đây.
III. Đổi mới giáo dục và đào tạo, đáp ứng từng bước cuộc cách mạng công nghiệp
4.0.
Các nhà nghiên cứu và chuyên gia đã chỉ ra rằng: Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
không chỉ là mối nguy hại cho việc làm của những lao động trình độ thấp mà ngay cả lao
động có trình độ bậc trung cũng sẽ bị ảnh hướng nếu họ không được bổ sung kiến thức
mới – kỹ năng sáng tạo cho nền kinh tế 4.0. Trên diễn đàn Hội nghị các quan chức cao
cấp APEC (SOM 2), tháng 5/2017 tại Hà Nội; Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam
đánh giá: Các nước trong APEC đã có những bước rất chủ động liên quan tới cuộc cách
mạng 4.0 như triển khai các chương trình sáng kiến về chuỗi giá trị, chương trình sản xuất
tại Trung Quốc, sản xuất sáng tạo 3.0 của Hàn Quốc…Mặt khác, ông nhận định vấn đề
đặt ra hiện nay là cần phải thay đổi căn bản, không chỉ đổi mới trên phương diện đào tạo
ngành nghề hay giáo dục ở bậc đại học, mà cần thay đổi từ giáo dục bậc phổ thơng, mẫu
giáo. Ơng nhấn mạnh u cầu đặc biệt hiện nay là giáo dục ý thức và kỹ năng của một
cơng dân tồn cầu.
Gần đây, tại TP Hồ Chí Minh, ngày 13/4/2017, trong buổi làm việc với Trường
Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, trả lời câu hỏi “Cách mạng cơng nghiệp 4.0 là gì?”,
Bộ trưởng Bộ Giáo dục & đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho rằng: Cách mạng 4.0 là cuộc
cách mạng dựa trên nền tảng công nghệ thông tin, đây là xu hướng phát triển của thế
giới.
Những bước đi đổi mới về công nghệ trong các lĩnh vực như: Trí thơng minh nhân
tạo, robot, mạng Internet, phương tiện độc lập, in 3D, công nghệ nano, công nghệ sinh
học, khoa học về vật liệu, lưu trữ và tin học lượng tử sẽ còn tác động mạnh mẽ hơn tới

đời sống xã hội. Sự liên kết giữa các lĩnh vực lý–sinh; cơ–điện tử–sinh phát triển, từ đó
hình thành ngành nghề đào tạo mới, đặc biệt sự liên quan đến sự tương tác giữa con
người và máy móc (ví dụ: nghề trợ lý ảo, phục vụ ảo, thư ký ảo). Khái niệm về lớp học
ảo, thầy giáo ảo, thiết bị ảo trở thành xu thế phát triển trong hoạt động đào tạo nghề nghiệp
trong thời gian tới.
Đối với ngành giáo dục có 4 yếu tố để hội nhập, tiếp thu nhanh xu hướng cách
mạng 4.0 gồm Bộ Giáo dục Đào tạo, trường đại học, thị trường, sinh viên. Cả 4 yếu tố
này phải có trách nhiệm trọn vẹn với nhau. Bộ Giáo dục Đào tạo cũng khuyến khích các
trường, ngành đi theo hướng công nghệ, đặc biệt là những trường, ngành đầu tư khoa học,
kinh tế, kế toán, điện tử viễn thông, chế tạo máy
Đà Nẵng, 07/12/2017

16


Hội thảo “Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến hoạt động thông tin – thư viện”!
!

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cũng nhấn mạnh: “Các trường phải quy hoạch lại ngành
nghề, xây dựng chương trình chuẩn, nghiên cứu rõ xu hướng phát triển nhiều ngành nghề
mới, quy hoạch lại các ngành nghề trên nền tảng công nghệ thông tin. Có một số ngành
mới sẽ ra đời và một số ngành sẽ chết đi. Các trường đừng quá nhấn mạnh hội chứng
4.0. Làm gì có trường đại học nào 4.0. Chúng ta bám sát xu hướng phát triển của thế
giới, các thầy cô phải xem cuộc cách mạng này như một cơ hội, nắm bắt không quá gấp
gáp mà phải chắc chắn và trên thế giới cũng đã tiếp cận với xu hướng này”.

Ảnh: Áp dụng CNTT trong dạy và học trong trường đại học ở Việt Nam

Như vậy, Cách mạng công nghiệp 4.0 thật sự đặt giáo dục đại học nước ta trước
những thách thức mới diễn ra nhanh. Các trường đại học có thể chưa dự đốn hết được

các kỹ năng mà thị trường lao động cần. Các hoạt động đào tạo và nghiên cứu của các
trường đại học chủ yếu vẫn theo phương pháp truyền thống sẽ phải đối mặt với những
thay đổi mạnh mẽ cả về tư duy, cơ cấu kiến thức, kỹ năng và phương pháp. Với sự thay
đổi nhanh chóng của cơng nghệ, địi hỏi giáo dục phải đem lại cho người học cả tư duy
những kiến thức kỹ năng mới, khả năng sáng tạo, thích ứng với thách thức và những yêu
cầu mới mà các phương pháp giáo dục truyền thống không thể đáp ứng. Đây là thách
thức to lớn, đặc biệt trong bối cảnh nền giáo dục đại học của Việt Nam đã và đang bộc lộ
nhiều hạn chế, cả những yếu tố nền móng và phát triển.

Ảnh: Sinh viên cần tham gia hoạt động nghiên cứu khoa họcnhiều hơn

Đà Nẵng, 07/12/2017

17


Hội thảo “Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến hoạt động thông tin – thư viện”!
!

Trong những năm gần đây, những yếu tố nền móng suy giảm, chỉ số phát triển con người
(HDI) giảm dần, cải cách giáo dục tốn nhiều công sức nhưng chưa mang lại kết quả, hoạt
động đào tạo tự phát, thiếu sự gắn kết giữa đào tạo và sử dụng. Có nhiều nguyên nhân,
trong đó phải kể đến là thiếu sự tương tác giữa Nhà nước và thị trường; thị trường chưa
thực sự trở thành căn cứ quan trọng để hoạch định chính sách cũng như định hướng đào
tạo và chưa trở thành căn cứ để đánh giá tuyển chọn và sử dụng. Tình trạng dư thừa lao
động diễn ra phổ biến lãng phí lớn.
Bên cạnh đó có ngun nhân: Sự kết nối giữa trường đại học và doanh nghiệp trong
hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ ở Việt Nam rất yếu.
Thiếu thể chế tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho liên kết, mở rộng quyền tự chủ
cho 1 số lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng, phối hợp đào tạo, thương mại hóa kết quả nghiên

cứu. Tuy Nhà nước đã có chính sách khuyến khích giáo viên, sinh viên đăng tải cơng
trình nghiên cứu trên các tạp chí quốc tế đối với các trường đào tạo khoa học cơ bản,
nhưng với các trường kỹ thuật và cơng nghệ, chưa có sự gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp
để thực hiện nghiên cứu ứng dụng với các hình thức thích hợp. Nghiên cứu chuyển giao,
phối hợp nghiên cứu gắn với yêu cầu thực tiễn của doanh nghiệp còn ở mức khiêm tốn.
Cơ cấu các ngành đào tạo về cơ bản tự phát, chưa có định hướng rõ nét, xu hướng học để
bảo đảm cuộc sống hiện tại, chưa chú ý đúng mức đến tiềm năng, kỳ vọng cá nhân, xu
hướng phát triển của thời đại và yêu cầu của đất nước. Nhiều sinh viên giỏi về khoa học
tự nhiên nhưng lựa chọn các ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, tài chính, ngân hàng,
ngoại thương,…
* Đề xuất một số giải pháp trong giáo dục và đào tạo để hướng tới Cách mạng
công nghiệp 4.0.
Từ vấn đề nêu trên, để tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức, đáp ứng Cách mạng
công nghiệp 4.0, hệ thống giáo dục đại học nước ta cần thực hiện một số vấn đề sau đây:
Một là, cần tiếp tục gia cố những yếu tố nền móng, đổi mới tư duy về phát triển
giáo dục trong tổng thể chiến lược phát triển của quốc gia. Kinh nghiệm thành công của
các quốc gia trên thế giới đã khẳng định giáo dục có vai trị then chốt đối với phát triển
kinh tế - xã hội. Mục tiêu của giáo dục là đào tạo đội ngũ lao động chất lượng cao đáp
ứng yêu cầu phát triển của đất nước, trong đó có cuộc Cách mạng cơng nghiệp 4.0 phải
chuyển từ biệt lập, tự phát nặng về số lượng sang chất lượng, có kết nối giữa đào tạo và
sử dụng, từ cách đào tạo làm cho người học thụ động sang chủ động sáng tạo, khơng ngại
khó khăn thách thức.
Hai là, nâng cao vai trò của Nhà nước trong mối quan hệ tương tác với thị trường,
tạo động lực phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Về phía Nhà nước, cần tiếp tục
hồn thiện hành lang pháp lý tạo môi trường thuận lợi phát triển nguồn nhân lực, khuyến
khích phát triển thị trường nguồn nhân lực chất lượng cao; thị trường sản phẩm khoa học
Đà Nẵng, 07/12/2017

18



Hội thảo “Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến hoạt động thông tin – thư viện”!
!

công nghệ phải phản ánh đầy đủ quan hệ cung - cầu và qua đó, làm căn cứ hoạch định
chiến lược và chính sách. Sử dụng cơ chế thị trường để đánh giá, tuyển chọn, sử dụng và
đãi ngộ thỏa đáng. Cần có chính sách đặc biệt đối với những nhà khoa học đầu ngành.
Bên cạnh đó, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ hình thành và phát triển các vườn ươm
khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong các trường đại học đào tạo về công nghệ, trước mắt
ưu tiên đối với các lĩnh vực nước ta có thế mạnh, như cơng nghệ thơng tin, cơng nghệ tự
động hóa, cơng nghệ sinh học. Các vườn ươm này sẽ gắn kết chặt chẽ giữa trường đại
học và doanh nghiệp, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao, khởi đầu của các ý tưởng,
sáng tạo, đưa kết quả của các cơng trình nghiên cứu vào sử dụng,...
Ba là, các cơ sở giáo dục đại học cần tăng cường liên kết với các doanh nghiệp,
các trường đại học quốc tế để xây dựng các phịng thí nghiệm theo hình thức hợp tác cơng
- tư. Các phịng thí nghiệm này khơng chỉ là nơi để sinh viên thực hành mà còn là trung
tâm nghiên cứu chuyên sâu theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp, nhằm tạo ra các sản
phẩm dịch vụ có hàm lượng tri thức cao. Tùy thuộc vào khả năng và điều kiện cụ thể mà
lựa chọn nội dung và hình thức liên kết phù hợp. Về nội dung hợp tác liên kết nghiên cứu
phát triển dưới dạng hợp đồng, thương mại hóa kết quả nghiên cứu, phối hợp thực hiện
các chương trình đào tạo. Doanh nghiệp với tư cách là khách hàng thường xuyên của các
trường đại học. Hợp tác nghiên cứu sẽ mang lại cho các trường đại học nguồn kinh phí
đáng kể để tăng thêm tiềm lực khoa học - công nghệ và nâng cao chất lượng đào tạo.
Kinh nghiệm một số nước trên thế giới cho thấy: Để sự liên kết này thành công,
cần sự tác động từ 3 phía. Nhà nước có cơ chế chính sách tạo điều kiện và môi trường
thuận lợi, tạo khung pháp lý cho mối quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp, giữa đào
tạo nghiên cứu và chuyển giao công nghệ với sản xuất - kinh doanh, trong đó cần quan
tâm đến chính sách đầu tư, cơ chế tài chính, tạo động lực cho việc liên kết bền vững.
Khuyến khích phát triển thị trường sản phẩm khoa học-cơng nghệ, ngồi khoa học cơ
bản, cần trao quyền tự chủ đối với các lĩnh vực khoa học ứng dụng cho nhà trường, các

viện nghiên cứu, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, tạo mơi trường cạnh tranh bình đẳng trong
hoạt động nghiên cứu. Đối với doanh nghiệp, cần chủ động đề xuất nhu cầu đào tạo,
nghiên cứu khoa học, lựa chọn các đề tài, dự tốn kinh phí, chọn cử cán bộ có năng lực
tham gia. Các trường đại học cần tập trung xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ nghiên
cứu, thu hút cán bộ giỏi, chuyên gia trong & ngoài nước hợp tác với nhà trường. Đổi mới
cơ chế quản lý đào tạo, nghiên cứu khoa học, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trong đó
xây dựng đội ngũ giáo viên là khâu then chốt.
Có 1 câu hỏi thú vị xin được đặt ra là: Việt Nam nên làm gì để hịa mình vào Cách
mạng Cơng nghiệp 4.0? Có khi nào, các cử nhân, thạc sĩ ra trường sẽ bị thất nghiệp do
bị người máy “sốn ngơi”?
Câu trả lời sẽ là: Người máy sẽ khơng “sốn ngơi” nhưng cuộc đua sẽ khơng
ngừng. Trong cuộc đua này, ai có khả năng và thiện chí sẽ có nhiều cơ hội, có việc làm,
Đà Nẵng, 07/12/2017

19


Hội thảo “Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến hoạt động thơng tin – thư viện”!
!

vì lý do đơn giản & rất thực tế: đây là cuộc “cách mạng khơng có giới hạn”. Trong Cách
mạng Cơng nghiệp 4.0, có thể khơng cịn ai nói tới bằng cấp nữa. Con người sẽ được
đánh giá theo giá trị thật sự họ mang tới cho xã hội, cho cơ quan, tổ chức mà mình làm
việc & cống hiến (bất chấp bằng cấp, bất chấp xuất xứ, bất chấp các mối quan hệ mờ
ám/hệ thống chống lưng, bao cấp trì trệ).... Không ai phải lo mất việc nếu đủ sức gia nhập
thế giới “tạo giá trị-sáng tạo-hưởng thụ (theo đúng nghĩa của từ này)”. Bởi thế giới này
có quá nhiều việc phải làm, khi công nghiệp 4.0 hiện hữu và gõ cửa: mỗi người-mỗi nhàmỗi tổ chức- cộng đồng -quốc gia; bởi vì mỗi việc làm, dù nhỏ, lại là nguồn cảm hứng
cho trăm, hàng ngàn việc khác. Tất nhiên, những người chỉ biết học thuộc lòng, thi lấy
điểm, học lấy bằng, rồi ra trường mà khơng biết làm gì với tấm bằng đại học, thì sẽ thực
sự mất chỗ đứng. Giáo viên nào không thay đổi tư duy, không theo kịp thời đại và Cách

mạng 4.0; cũng sẽ mất chỗ làm/bị bỏ rơi!.
IV. Thư viện trường đại học cần làm gì để đáp ứng từng bước cuộc cách mạng cơng
nghiệp 4.0.
1. Đánh giá sơ bộ hoạt động thư viện trường đại học trong điều kiện hiện nay.
- Văn bản pháp quy về công tác thư viện trong trường đại học. Trong những năm
qua, văn bản pháp quy về công tác thư viện trong các trường đại học còn rất thiếu (điều
này do Bộ VHTTDL và cả Bộ GD & ĐT chưa thực sự quan tâm đến hoạt động thông tinthư viện trong trường đại học); vì thế chưa tạo ra hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt
động thông tin-thư viện trong các trường đại học & cao đẳng ở nước ta.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị. Có thể nói, ở nhiều trường đại học, cơ quan thơng tinthư viện đã có trụ sở độc lập, được đầu tư khá khang trang và nhiều cơ sở vật chất khá
hiện đại. Tuy nhiên ở một số trường, công tác thư viện vẫn chưa được coi trọng, chưa
được đầu tư tốt cho giảng dạy và học tập. Có trường, nhà thư viện đã xuống cấp, trang
thiết bị sơ sài, bàn ghế, giá tủ cũ kỹ, máy vi tính hỏng hóc, chưa được thay mới.
- Kinh phí. Hiện nay việc cấp kinh phí mua sách báo tài liệu cho thư viện nhà trường
đã bị giảm đi so với trước. Có những trường đại học hạn chế mua sách, báo tạp chí (chủ
yếu chỉ mua giáo trình). Tài liệu tham khảo và sách báo phục vụ nghiên cứu càng hạn
chế.
- Nguồn nhân lực (cán bộ thư viện). Đây là vấn đề quan trọng đối với thư viện trường
đại học. Bên cạnh một số trường đã có sự quan tâm, bổ sung đủ biên chế; cử cán bộ đi
dào tạo nâng cao trình độ chuyên môn thư viện (thạc sĩ, tiến sĩ). Vẫn cịn nhiều trường do
giảm biên chế, nên cơng tác cán bộ trong thư viện vừa thiếu, vừa yếu (một số trường do
sắp xếp giáo viên dôi dư, bị điều chuyển sang làm công tác thư viện ?). Bên cạnh đội ngũ
cán bộ nhiệt huyết, yêu nghề, năng động, cần cù chịu khó làm việc, ở một số thư viện đại
học, vẫn cịn tình trạng cán bộ thư viện cịn thụ động trong cơng việc; ngại học tập nâng
cao trình độ, ít có chí tiến thủ, có biểu hiện “sáng cắp ô đi, tối cắp ô về”.

Đà Nẵng, 07/12/2017

20



Hội thảo “Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến hoạt động thông tin – thư viện”!
!

- Ứng dụng CNTT trong tác nghiệp thư viện (xây dựng TVĐT-TVS). Trong hoạt
động thư viện hiện đại, việc chuyển thư viện từ truyền thống sang hiện đại (ứng dụng
CNTT) đã được diễn ra hầu hết các thư viện và Trung tâm TT-TV trường đại học từ vài
chục năm trở lại đây. So với hệ thống Thư viện công cộng Việt Nam (các thư viện tỉnh,
thư viện huyện..), thì ứng dụng CNTT trong các thư viện đại học có nhiều tiến bộ và hiệu
quả hơn. Nhiều thư viện đã đi tiên phong, ln đổi mới hoạt động nhằm đem lại nhiều
tiện ích cho người đọc. Đặc biệt những năm qua, nhiều thư viện nhà trường đã từng bước
xây dựng TVĐT-TVS (các CSDL thư viện, với hàng vạn biểu ghi và CSDL toàn văn (có
khi tới hàng chục vạn trang tư liệu); phục vụ cho công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa
học của nhà trường...). Đây là những tiến bộ rất đáng ghi nhận. Tuy nhiên, có trường đại
học, do khó khăn về kinh phí, CSVC, trang thiết bị, đội ngũ cán bộ thư viện... nên việc
ứng dụng CNTT trong thư viện còn hạn chế (chủ yếu vẫn phục vụ đọc & mượn theo cách
truyền thống).
- Phục vụ người dùng tin, bạn đọc. ở khá nhiều trường đại học, thư viện đã phục
vụ khá tốt thầy cô giáo và sinh viên, cán bộ cơng nhân viên nhà trường (trong đó có việc
ứng dụng CNTT trong thư viện để tra cứu tài liệu, đọc tự chọn, đọc nghe nhìn v.v...). Một
số trường đã sáng kiến góp tiền mua chung CSDL tồn văn nước ngồi (tạp chí khoa
học...), phục vụ cho cơng tác nghiên cứu và giảng dạy, vừa tiện ích, vừa tiết kiệm kinh
phí tiền bạc.
- XHH trong hoạt động thư viện. Trong thời gian qua, nhiều trường đại học đã tranh
thủ các nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế để xây dựng và phát triển thư viện: trong đó
có Ngân hàng Thế giới, Quỹ SIDA Thụy Điển và các nước CHDC Đức, Nhật Bản, Hàn
Quốc, Trung Quốc, Úc.... bằng chứng là Thư viện Đại học Luật TP Hồ Chí Minh; Thư
viện Đại học Luật Hà Nội; Thư viện Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội; các Trung tâm
học liệu: Thái Nguyên, Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ và nhiều thư viện đại học khác đã nhận
được sự tài trợ của các tổ chức nước ngồi.
- Liên kết hoạt động thơng tin- thư viện. Đây là vấn đề còn hạn chế của các thư viện

đại học ở nước ta. Nhiều thư viện mới chỉ phục vụ nội tại-trong nhà trường, chưa quan
tâm, chú trọng việc chia sẻ nguồn lực thông tin-thư viện giữa các trường với nhau ?...
2. Phác thảo và đề xuất một số nội dung cơ bản về sự chuẩn bị của công tác thư viện
trường đại học ở Việt Nam trước bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0.
- Đổi mới & nâng cao nhận thức, tư duy quản lý; phương thức điều hành hoạt
động thư viện (điều khiển từ xa, đi chợ sách trên mạng, thanh toán qua mạng....). Như
trên đã nói, cách mạng cơng nghiệp 4.0 sẽ mở ra cơ hội mới và cả thách thức to lớn đối
với Việt Nam, trong đó có ngành thơng tin-thư viện. Vì thế, cán bộ lãnh đạo nhà trường
và lãnh đạo trung tâm TT-TV trường đại học cần nâng cao nhận thức và đặc biệt cần có
tư duy mạnh mẽ về vấn đề này; để có thể xây dựng/tổ chức điều hành hoạt động thư viện
với cách mạng 4.0. Đây là xu thế của thời đại trong thế kỷ 21 (gắn với điều khiển từ xa;
Đà Nẵng, 07/12/2017

21


Hội thảo “Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến hoạt động thông tin – thư viện”!
!

chỉ đạo điều hành từ xa, thông qua công cụ cảm biến, di dộng, kỹ thuật số). Tức là Lãnh
đạo thư viện ở xa cơ quan, vẫn có thể chỉ đạo hội họp-giao ban/chỉ đạo điều hành công
việc cơ quan qua mạng một cách hữu hiệu; Cán bộ thư viện có thể đi chợ sách qua mạng;
kế tốn thư viện có thể thanh toán qua mạng v.v... nhờ kết nối các phương tiện chức năng
tiện dụng-tiện ích-khả dụng.
- Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, hạ tầng công nghệ thông tin. Chúng ta
biết rằng, ngay cả hiện nay, yếu tố CNTT, CSVC, trang thiết bị thư viện đã và đang là
yếu tố quan trọng cho sự phát triển thư viện. Cho nên khi tiến hành cách mạng công
nghiệp 4.0 với việc kết nối vạn vật, với hệ thống định vị, cảm biến-điều khiển từ xa, thậm
chí cả sự trợ giúp của người máy-rơbốt, thì rõ ràng cơng tác thư viện sẽ đòi hỏi đầu tư cao
và chất lượng về hạ tầng CNTT, về cơ sở vật chất với nhiều trang thiết bị hiện đại/siêu

hiện đại; giúp cho người cán bộ thư viện “làm chủ” và điều hành hiệu quả các thiết bị
thông tin-thư viện...
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (đào tạo, tập huấn cán bộ, đảm bảo số lượngchất lượng). Đây là nhu cầu tất yếu khi cách mạng 4.0 hiện hữu ở nước ta, chi phối tất cả
các lĩnh vực, trong đó có nguồn lực thơng tin-thư viện trường đại học. Điều này bắt buộc
tất cả các bộ thư viện: từ người làm công tác quản lý, đến công tác chuyên môn đều phải
học tập không ngừng để nâng cao các kỹ năng/kỹ thuật, tham gia điều khiển và vận hành
công tác thư viện (trong mọi khâu, mọi quy trình, mọi dây chuyền, mọi tình huống tác
nghiệp thư viện), đảm bảo trơn tru, mạch lạc, hiệu quả tốt nhất có thể. Bởi lẽ khi thư viện
chúng ta chịu tác động cách mạng cơng nghiệp 4.0, thì lao động thủ công và lao động
chân tay gần như bị triệt tiêu, thay vào đó là những cơng việc địi hỏi kỹ năng, kỹ xảo,
với sự liên kết hệ thống, có sự trợ giúp của CNTT, của điều khiển tự động và mạng
Internet với cường độ cao.
- Đẩy mạnh ứng dụng CNTT, xây dựng TVĐT-TVS trong thư viện. Đây là một trong
những nội dung trọng tâm, khi thư viện tham gia Cách mạng công nghiệp 4.0. Bởi lẽ thư
viện truyền thống sẽ không đáp ứng được cuộc cách mạng này, thay vào đó, thư viện
trường đại học phải chủ động số hóa tài liệu, tăng cường xây dựng TVĐT-TVS với chất
lượng cao, cường độ lớn, phục vụ bạn đọc, người dùng tin trong trường. Đây cũng là
thước đo trình độ, hiệu quả của thư viện khi tham gia cách mạng cơng nghiệp 4.0 (với
nhiều tiện ích: tra cứu tài liệu từ xa, đọc trên mạng; photo tài liệu qua mạng.. và nhiều
tiện ích quan trọng khác.)
- Đổi mới phương thức phục vụ bạn đọc, người dùng tin (phục vụ cách mạng công
nghiệp 4.0). Trong tương lai, các thư viện đại học phải đổi mới phương thức phục vụ bạn
đọc do những yêu cầu xã hội đặt ra, trong đó sẽ có nhiều hình thức mới, như: Truy cập
tài liệu mở; ứng dụng công nghệ RFDI (đặt chỗ đọc tự động, mượn trả sách tự động, (đọc
giả tự chọn sách và quẹt thẻ thư viện, cán bộ thư viện chỉ cần giám sát, theo dõi...); đọc

Đà Nẵng, 07/12/2017

22



×