Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Tác động của việc đọc truyện đến việc học môn tập làm văn của học sinh tiểu học (điển cứu học sinh lớp 5 một số trường tiểu học tại địa bàn tp hcm) công trình dự thi giải thưởng kho

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.08 MB, 55 trang )




ĐỒN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
BAN CHẤP HÀNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
_____00_____

CƠNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG “KHOA HỌC SINH VIÊN - EURÉKA”
LẦN 8 NĂM 2006

TÊN CƠNG TRÌNH:

TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC ĐỌC TRUYỆN
ĐẾN VIỆC HỌC MÔN TẬP LÀM VĂN
CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC
(Điển cứu: học sinh lớp 5 một số trường tiểu học tại địa bàn TP.HCM)

THUỘC NHÓM NGÀNH: KHOA HỌC XÃ HỘI

MÃ SỐ CƠNG TRÌNH:………………………






MỤC LỤC
DẪN NHẬP ................................................................................................................2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ..........................................................................10
PHƯƠNG PHÁP LUẬN...........................................................................................10


1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU:......................................................................10
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN: .............................................12
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...............................................22
I-VÀI NÉT VỀ CUỘC NGHIÊN CỨU...............................................................22
II- KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ...............................................23
KẾT LUẬN ..............................................................................................................47
KIẾN NGHỊ .............................................................................................................49
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................53


A. PHẦN DẪN NHẬP

PHẦN DẪN NHẬP
1. CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN
1.1 Lý do chọn đề tài
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.3 Ý nghĩa đề tài
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT NGHIÊN
CỨU
2.1 Phương pháp phân tích tư liệu sẵn có
2.2 Phương pháp thu thập thơng tin
2.3 Phương pháp xử lý thông tin

1


DẪN NHẬP
1. CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN

1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Thời gian gần đây, trên nhiều bài báo đã đăng tải khơng ít những trích đoạn từ
các bài làm của học sinh ở các bậc học, trong đó có bậc tiểu học. Chẳng hạn, khi
“miêu tả hình dáng cơ giáo em”, một học sinh đã viết như sau: “Cô giáo em hiền,
nhưng hơi mập, tóc cơ ngắn được buộc gọn ra đằng sau, khi đi tóc cơ ve vẩy, ngo ngoe
như cái đuôi con lợn con khi em ra cho nó ăn cám. Cơ có đơi chân vịng kiềng, có lần
em nghe mẹ em bảo với mẹ thằng Hà, chân như vậy sau này cô sẽ dễ đẻ…(?!)”(Đọc
văn học trị vừa cười, vừa khóc, , Thứ tư, 25-05-2005) hay khi
miêu tả về một chú gà trống, một học sinh đã viết như sau: “Nhà em có ni một chú
gà trống, khi lớn lên nó trở thành một con gà mái”.
Cảm giác ban đầu của mọi người là buồn cười khi đọc những câu văn tương tự
như thế này, nhưng đằng sau tiếng cười đó là nhiều điều để ta suy ngẫm. Tại sao lại
có hiện trạng ấy? Nhiều câu hỏi đựơc đặt ra cho các bạn học sinh, các giáo viên, các
bậc phụ huynh… và cho toàn xã hội. Riêng chúng tôi lại cảm thấy việc đọc truyện
(truyện tranh và truyện chữ) đã ảnh hưởng rất nhiều đến việc học môn Tập làm văn
của các trường tiểu học; bên cạnh nhiều nguyên nhân khác. Không những thế, việc
đọc một số truyện có nội dung bạo lực cũng đã ảnh hưởng đến nhận thức, cách ứng xử
và hành vi tương tác của các em.
Đồng thời đứng trước sự sôi động của thị trường truyện dành cho thiếu nhi
hiện nay, việc lựa chọn truyện để đọc trở thành vấn đề không dễ dàng chút nào đối với
các em học sinh tiểu học và các bậc phụ huynh.
Đây chính là lý do chúng tôi chon đề tài: “Tác động của việc đọc truyện đến
việc học môn Tập làm văn của học sinh tiểu học” để tiến hành nghiên cứu.

2


1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
Mục tiêu chung:
Tìm hiểu tác động của việc đọc truyện đối với việc học môn tập làm văn của

học sinh tiểu học. Đồng thời với kết quả nghiên cứu này chúng tôi sẽ nêu lên được
thực trạng hiện nay trong vấn đề đọc truyện của các em, từ đó đưa ra kiến nghị và đề
xuất một số biện pháp khả thi cho việc học tốt môn tập làm văn của các em qua việc
đọc truyện thiếu nhi.

Mục tiêu cụ thể:
Xác định mức độ tác động của việc đọc truyện tranh và truyện chữ ở học


sinh tiểu học đối với việc học môn tập làm văn
Xác định nguyên nhân chọn đọc truyện tranh hay truyện chữ ở học sinh


tiểu học.
Hệ quả của việc đọc truyện thiếu nhi không phù hợp ở học sinh tiểu học,


mức độ ảnh hưởng của truyện thiếu nhi trong việc hình thành nhân cách ở lứa
tuổi các em.
Vai trò và trách nhiệm quan trọng của nhà trường và gia đình trong việc


giáo dục đọc truyện tranh hay truyện chữ cho học sinh tiểu học.
Định hướng cho các em trong việc lựa chọn đọc truyện thiếu nhi phù hợp.


1.3 Ý NGHĨA ĐỀ TÀI:
Về mặt lý luận
Trong quá trình ứng dụng một số lý thuyết nhằm giải thích và so sánh với thực
tiễn, chúng tơi sẽ tìm hiểu sâu thêm về các lý thuyết đã được học. Với tính chất của đề

tài, cuộc nghiên cứu nhằm thu thập được một số thơng tin định tính với hy vọng góp
phần nào cho hệ thống lý luận và phương pháp luận về vấn đề đọc truyện của học sinh
tiểu học. Đồng thời xác định một số lý thuyết Xã hội học có liên quan vào nghiên cứu
vấn đề này.

3


Bên cạnh đó, trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và tồn
cầu hóa thế giới đang diễn ra nhanh chóng, sự biến đổi của mơi trường tự nhiên tất yếu
sẽ gây ra những biến đổi trong đời sống con người làm xáo trộn những chuẩn mực mà
xã hội quy định nếu con người không tự điều chỉnh một cách kịp thời. Xã hội hố gia
đình, nhà trường và xã hội tạo nên bản chất của con người. Chính vì thế, nghiên cứu
vấn đề này là điều cần thiết.
Nội dung nghiên cứu của vấn đề thuộc lĩnh vực giáo dục và định hướng đọc
truyện cho trẻ em từ phía gia đình và nhà trường với cách tiếp cận xã hội học để tìm
thấy sự giáo dục, định hướng và quan tâm của gia đình và nhà trường đối với trẻ em
trong việc lựa chọn truyện đọc hiện nay.
Đóng góp về mặt thực tiễn
Việc tiến hành thực hiện cuộc nghiên cứu này sẽ giúp cho nhóm chúng tơi có cơ
hội cọ xát với thực tế để nâng cao thêm năng lực, kỹ năng nghiên cứu. Đồng thời phát
huy khả năng làm việc tập thể đã được học tập từ lý thuyết.
Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi muốn có cái nhìn, đánh giá về cả hai phía:
phụ huynh, giáo viên, các lĩnh vực liên quan và học sinh để tìm ra những kỳ vọng của
mỗi phía về vấn đề nghiên cứu. Qua đó, phụ huynh và giáo viên sẽ có những định
hướng hành vi, ứng xử, cách giáo dục thiếu nhi hợp lý từ việc lựa chọn truyện đọc,
cũng như các em học sinh hiểu được những lợi ích từ việc đọc truyện để cố gắng tự
hoàn thiện bản thân cũng như học tốt môn tập làm văn.
Mẫu nghiên cứu là các em học sinh cấp I - độ tuổi thiếu nhi là những người
đang ở trong giai đoạn phát triển về thể chất lẫn tâm lý – xã hội. Ở lứa tuổi này, tâm

sinh lý của các em có những thay đổi đáng kể, cho nên, việc quan tâm, định hướng của
gia đình, nhà trường để định hình nhân cách từ việc đọc truyện, giúp các em phát triển
toàn diện trong giai đoạn này là cực kỳ quan trọng.
Do đó, nghiên cứu này góp phần tạo sự quan tâm của gia đình và nhà trường
nhằm chăm lo hơn nữa đến sự phát triển và hoàn thiện về tài lẫn đức cũng như những
kiến thức để các em vững bước vào đời.
Nghiên cứu một cách hệ thống, liên ngành về vấn đề này, chúng tơi mong muốn
góp tiếng nói để các bậc phụ huynh, giáo viên và các ban ngành liên quan có sự quan
4


tâm, định hướng cách giáo dục phù hợp để các em sau này sẽ trở thành những cơng
dân có ích cho xã hội.

1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
* Đối tượng:
Đối tượng nghiên cứu: “Tác động của việc đọc truyện đối với việc học
môn tập làm văn của học sinh tiểu học”
Điển cứu: học sinh lớp 5 một số trường tiểu học tại địa bàn TP.HCM
Khách thể nghiên cứu: là học sinh tiểu học Trường tiểu học Nguyễn
Bỉnh Khiêm (Q.1), Trường tiểu học Lê Thị Hồng Gấm (Q.Tân
Bình),Trường tiểu học Lê Hồn (Q.Gị Vấp), Trường tiểu học Phạm
Ngọc Thạch (Q.Phú Nhuận).
* Phạm vi nghiên cứu:
Khảo sát ảnh hưởng của việc đọc truyện đối với việc học môn tập làm văn của
học sinh tiểu học. Đồng thời tìm hiểu ý kiến của thầy cô tại 4 trường tiểu học: Trường
Nguyễn Bỉnh Khiêm (Q.1), Trường Lê Thị Hồng Gấm (Q.Tân Bình),Trường Lê Hồn
(Q.Gị Vấp), Trường Phạm Ngọc Thạch (Q.Phú Nhuận) và các bậc phụ huynh của các
em học sinh hiện đang theo học tại các trường trên.Một số nhà văn, nhà xuất bản, cán
bộ viện xã hội học về lĩnh vực giáo dục.


2. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT NGHIÊN CỨU:
Vấn đề đọc truyện tranh hay truyện chữ là thực trạng đáng lo lắng lại cần những
thông tin suy nghĩ riêng tư của cá nhân nên đề tài đã kết hợp nhiều phương pháp thu
thập thông tin khác nhau như: phương pháp thu thập thơng tin sẵn có, đặc biệt là
phương pháp nghiên cứu định tính là phương pháp phỏng vấn sâu cá nhân và phương
pháp thảo luận nhóm tập trung.
Đề tài không thể sử dụng phương pháp thu thập thông tin bằng bảng ankét vì
với lứa tuổi của các em việc trả lời một bảng hỏi về nhận thức bằng cách đánh dấu là
khơng phù hợp và khó thu được thơng tin như ý muốn.Tuy nhiên để nâng cấp đề tài
5


cũng như làm rõ hơn vấn đề mình muốn nghiên cứu chúng tôi đã tiến hành 1 cuộc điều
tra bỏ túi bằng phương pháp bảng hỏi và phương quan sát về vấn đề bán truyện và lựa
chọn truyện tại các sạp bán truyện (truyện tranh và truyện chữ) ở TP.HCM.

2.1 Phương pháp phân tích tư liệu sẵn có (dữ liệu thứ cấp):
Nguồn tư liệu được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau trong đó có tư liệu từ
các trung tâm, phịng văn hóa thơng tin trên địa bàn TPHCM.
Sách báo và các phương tiện truyền thông chuyên viết về vấn đề đọc truyện
thiếu nhi của học sinh tiểu học (Nhi đồng, Khăn Quàng Đỏ, Rùa Vàng, Tuổi Trẻ,
Thanh Niên …), phim ảnh, truyện … đặc biệt là nguồn tài liệu tải về từ internet.
Tài liệu trong trường: bao gồm các luận văn và đề tài nghiên cứu khoa học có
nội dung liên quan.

2.2 Phương pháp thu thập thông tin (dữ liệu sơ cấp):
* Phương pháp Phỏng vấn sâu cá nhân:
Phỏng vấn sâu 12 thầy cô, nhà văn, các bậc phụ huynh và các cán bộ nhà xuất
bản về vấn đề này. Ta dùng mẫu phi xác suất dạng mẫu phán đốn chọn ra 12 đối

tượng cảm thấy có khả năng đáp ứng buổi phỏng vấn, 12 đối tượng ấy được chia làm 4
nhóm và được phỏng vấn riêng nhằm xốy sâu vào nội dung chính của đề tài: đọc
truyện tranh hay truyện chữ.
Nhóm phụ huynh học sinh (5 người): Mẫu A
Nhóm giáo viên tiểu học (4 người): Mẫu B
Nhóm nhà văn viết truyện thiếu nhi (1 người): Mẫu C
Nhóm nhà xuất bản truyện (2 người): Mẫu D
Các tiêu chí phỏng vấn sâu
Thơng tin về bản thân, gia đình.
Nhận thức về thị trường truyện dành cho học sinh tiểu học

6


Sự quan tâm của gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội có liên
quan đến việc định hướng đọc truyện cho thiếu nhi
Tiêu chí lựa chọn truyện thiếu nhi
Khả năng học môn tập làm văn của các em học sinh tiểu học
Anh hưởng của việc đọc truyện đến việc học môn tập làm văn
Những kiến nghị, giải pháp cho tương lai
* Phương pháp Thảo luận nhóm tập trung:
Chương trình thảo luận nhóm được tiến hành với sự hỗ trợ của các em học sinh
thuộc 4 trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (Q.1), trường Lê Thị Hồng Gấm (Q.Tân
Bình), trường Lê Hồn (Q.Gị Vấp), trường Phạm Ngọc Thạch (Q.Phú Nhuận). Mỗi
trường là 1 nhóm thảo luận, ta dùng mẫu ngẫu nhiên chọn 1 nhóm bao gồm từ 8 đến
10 em tiến hành thảo luận. Bên cạnh đó chúng tơi cũng đồng thời tiến hành cho các em
còn lại trong lớp chơi các trị chơi mang tính tư duy nhận thức để tìm hiểu sở thích của
các em giữa truyện tranh và truyện chữ.
* Phương pháp Bảng hỏi bỏ túi và quan sát:
Đối tượng: học sinh cấp 1 từ (độ tuổi 6 đến 11)

Dung lượng mẫu: 120 phiếu
Tiêu chuẩn mẫu: học sinh cấp 1 (trong độ tuổi đã được gạn lọc) đến mua truyện
(truyện tranh và truyện chữ)
Phương pháp chọn mẫu: mẫu thuận tiện
Địa điểm lấy mẫu: 6 sạp bán truyện làm đại diện lấy mẫu. Cụ thể: các sạp tại
các Quận Gị Vấp, Bình Thạnh, 1, 3, Phú Nhuận và Tân Bình.
Nội dung cần thu thập:các truyện mà các em tìm mua và đọc, số lượng truyện
bán ra hằng ngày của sạp truyện (truyện tranh và chữ), nguyên nhân các em lựa chọn
truyện cho bản thân, những truyện đang thịnh hành nhất.

7


2.3 Phương pháp xử lý thông tin:
Sau khi thu thập thông tin, chúng tôi đã áp dụng một số phương pháp xử lý
thơng tin. Thơng tin định tính: chuyển các cuộc phỏng vấn sang dạng văn bản sau đó
nhóm các thơng tin theo các tiêu chí quan tâm. Lập bảng biểu so sánh giữa các nhóm:
phụ huynh học sinh (mẫu A), giáo viên (mẫu B). Tiến hành phân tích, tìm mối liên hệ
giữa các biến độc lập và các biến phụ thuộc (các tiêu chí), đồng thời sử dụng ý kiến
của người cung cấp thông tin là những dẫn chứng.
Thông tin từ phương pháp thảo luận nhóm: chuyển các thơng tin từ phương
pháp này sang dạng văn bản, sử dụng các thông tin minh chứng cho nội dung bài viết.
Các thông tin thu được cuộc điều tra bỏ túi bằng bảng hỏi và quan sát sẽ phục vụ thêm
cho các thông tin định lượng nhằm làm nổi bật vấn đề.

8


B. PHẦN NỘI DUNG


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ
PHƯƠNG PHÁP LUẬN
1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Lý thuyết xã hội hóa
2.1.2 Lý thuyết lựa chọn hành vi hợp lý
2.1.3 Lý thuyết xung đột
2.1.4 Lý thuyết họat động giao tiếp
2.1.5 Lý thuyết tương tác biểu tượng
2.1.6 Những khái niệm cơ bản
2.2 Giả thuyết nghiên cứu
2.3 Khung nghiên cứu

9


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ
PHƯƠNG PHÁP LUẬN

1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU:
Từ những năm 2000, vấn đề đọc truyện thiếu nhi ở nước ta cũng bắt đầu được
đề cập trong một số báo cáo khoa học giáo dục, trong một vài chuyên đề ở trường học,
một số bài báo (Tuổi Trẻ, Thanh Niên)…
Nhà báo Lê Chí (Báo văn hóa nghệ thuật) có bài đề cập đến vị trí và đối tượng
của truyện tranh, nhất thiết phải tổ chức lại hệ thống phát hành theo đối tượng đó (Số
ra ngày 30/4/2004). Trong những năm gần đây, việc xuất bản truyện tranh nhìn ở mặt
thị trường có vẻ sơi động, chủ yếu với truyện tranh nhiều tập nước ngoài. Lẽ nào đất
nước 4000 năm văn hiến của nước ta lại không đủ đề tài cho nhiều tập truyện tranh
hấp dẫn? Có điều băn khoăn là đội ngũ những người sáng tạo nên những cốt truyện đó.

Thực sự chúng ta rần cần nhiều nhà văn, họa sĩ có tài trên lĩnh vực này. Đẩy mạnh
phát triển loại hình nghệ thuật truyện tranh, đáp ứng nhu cầu không nhỏ cho các em
thiếu nhi và cho mọi người, nhất là bà con nông dân ở vùng nông thôn rộng lớn đang
khát khao hưởng thụ sản phẩm văn hóa tinh thần này.
Cũng như mọi dự tính khác về văn hóa nghệ thuật, truyện tranh cần được nhìn
nhận 1 cách tồn diện hơn về tính hệ thống và sự đa dạng của đề tài. Ví dụ: truyền
thống chinh phục thiên nhiên và chống ngọai xâm của đất nước và từng địa phương từ
xưa đến nay; gương anh hùng, gương những người lao động; tính hiếu thảo với ơng bà
cha mẹ; lịng dũng cảm, thuơng người họan nạn, khó khăn; đức tính vượt khó, ham
học, lễ phép, siêng năng… (kể cả truyện ngụ ngôn, trào lộng, châm biếm, thần thoại
trong và ngoài nước)
Truyện tranh cũng là sách – những cuốn sách bằng tranh. Có thể nội dung của
nó được cấu tạo, thể hiện đơn giản hơn, nhưng tính sâu sắc và triết lý thì khơng thua
kém chút nào. Vì vậy, nó cần được những người làm tranh hết sức có trách nhiệm, từ
khâu chọn đề tài, kết cấu câu chuyện và nhất là khi thể hiện bằng đường nét và màu
sắc. Ở đây không cho phép sự dễ dãi, xem nhẹ đối tượng của mình. Bởi hơn thể loại
nào khác, sự gắn bó giữa nội dung và hình thức ở truyện tranh phải đạt đến mức cao

10


nhất, có như thế thì mới hấp dẫn dược người xem, nhất là người xem đạt yếu tố giải trí
là phần trội hơn.
Theo báo Thể Thao - Văn Hóa có viết: Nhà xuất bản Giáo Dục đã phát động “Ý
tưởng về bộ sách giáo khoa bằng tranh” trước việc dư luận xôn xao về những lỗ hổng
kiến thức lịch sử của thế hệ trẻ. Cuộc thi thu hút đối tượng rộng rãi trong và ngồi
nước. Tác phẩm dự thi có 2 loại: loại chỉ có phần truyện (phần chữ), loại tác phẩm dự
thi này nếu đoạt giải sẽ được họa sĩ vẽ bổ sung phần tranh; loại còn lại là truyện cả
tranh lẫn chữ. Kỳ vọng của những người tổ chức cuộc thi là sẽ chọn được tác phẩm
tương ứng với kiến thức lịch sử (sự kiện, nhân vật) có trong chương trình sách giáo

khoa (SGK) tiểu học và THCS. Nếu làm được điều này, những tập truyện tranh lịch sử
sẽ giống như tài liệu bổ trợ hữu hiệu cho SGK trong việc dạy lịch sử cho học sinh. Tuy
nhiên đây là việc không hề đơn giản. Nhà sử học Dương Trung Quốc cho biết: trong
một cuộc điều tra từ cuối những năm 1990, với gần 2000 đối tượng được hỏi ở lứa tuổi
học sinh, sinh viên, chỉ có 39% biết rõ lai lịch của Hùng Vương, 65% biết rõ lai lịch
của Michael Jackson, Maradona...
Nhà báo Lam Điền (báo tuổi trẻ) có bài viết: “Chuyện đọc của trẻ là vấn đề của
tồn xã hội”. Chủ đề bài viết nói về buổi hội thảo được Hội nhà văn TP.HCM quy tụ
các cây bút viết cho thiếu nhi nhiều thế hệ tham gia sáng ngày 27/10/2005 với tên gọi
“Văn học thiếu nhi thời hiện đại”, mục đích bàn bạc xem văn học thiếu nhi của chúng
ta đang ở tấm mức nào và các nhà văn sẽ làm gì với khái niệm văn học thiếu nhi thời
hiện đại. Phía các nhà văn – tức là những người lớn tham gia hội thảo đều thống nhất
rằng hiện nay các em học sinh tiểu học đang ngày càng xa rời văn học. Bởi vì các em
thiếu nhi đọc sách, là vấn đề cần quan tâm của cả xã hội. Nhà văn có viết cho thiếu nhi
thì cũng là người giữ vai trị làm ra sản phẩm thơi. Cơ giáo Lưu Thị Lương bấm đốt
ngón tay tính rằng: trẻ con hiện nay học văn kém, cơ giáo trên lớp tồn bắt học thuộc
lịng, khiến các em khơng đọc hết các tác phẩm kinh điển trích dạy trong sách giáo
khoa, mà khơng đọc các tác phẩm đó, cộng với khơng có thời gian (do học q nhiều)
nên khơng tìm đọc thêm các tác phẩm khác. Kết quả là các em ít đọc các tác phẩm văn
học của các nhà văn đang hội thảo ở đây. Theo kết quả điều tra bỏ túi của câu lạc bộ
văn học trường đại học Khoa Học Xã Hội &Nhân Văn TP.HCM thì có đến 70,7% trẻ
em được hỏi cho biết truyện tranh là thể loại thường đọc của các em. Truyện chữ thì
Harry Potter là một minh chứng của việc truyện chữ thu hút thiếu nhi Việt Nam. Nhà
11


văn Lý Lan từ Mỹ về đã đến dự hội thảo và góp ý rằng: “Văn hố đọc cho thiếu nhi
cần xây dựng từ gia đình. Tại sao người lớn không đọc, lại bắt thiếu nhi đọc
sách!”.Vậy mới thấy được vai trị và vị trí của gia đình quan trọng như thế nào trong
việc định hướng cho trẻ em đọc sách và truyện. Tuy nhiên, nói về đề tài văn học thiếu

nhi hay truyện cho trẻ em, dẫu là chỉ ở Việt Nam hay hẹp hơn là tại TP.HCM, thì vẫn
chưa có những cuộc khảo sát hay nghiên cứu khoa học làm cơ sở cho cuộc trao đổi.
Hội thảo chưa làm được việc này, do vậy các nhà văn đều chủ yếu nói theo kinh
nghiệm cá nhân và chưa nắm bắt riêng cho nó.

2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN:
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
Nhóm chúng tơi đã sử dụng lý thuyết xã hội hoá là lý thuyết nền tảng xuyên
suốt trong quá trình nghiên cứu.
2.1.1 LÝ THUYẾT XÃ HỘI HĨA
Xã hội hóa là một khái niệm, một phạm trù cơ bản của xã hội chỉ quá trình cá
thể tiếp thu, học tập nền văn hoá mà cá nhân đó được sinh ra và sống trong đó, nghĩa
là họ lĩnh hội được các kinh nghiệm xã hội, học những cái gì nên làm, phải làm và
những cái gì khơng được làm để đáp ứng các vai trò xã hội của mỗi cá nhân. Thực chất
của xã hội hoá cá nhân là để thích ứng với mơi trường sống của họ.
Các tác nhân xã hội chủ yếu là gia đình, trường học, nhóm bạn bè, thơng tin đại
chúng. Thơng qua q trình xã hội hố mà nền văn hố được truyền thụ, tiếp nối từ thế
hệ này sang thế hệ khác. Xã hội hố bao gồm tất cả q trình tiếp biến văn hố, giao
tiếp và học hỏi, qua đó các cá nhân phát triển bản chất xã hội và có khả năng tham gia
đời sống xã hội. Theo Andreeva xã hội hố là q trình hai mặt : “Một mặt cá nhân
tiếp nhận kinh nghiệm xã hội bằng cách thâm nhập vào mội trường xã hội, vào hệ
thống các quan hệ xã hội. Mặt khác cá nhân tái sản xuất một cách chủ động hệ thống
các mối quan hệ xã hội thơng qua chính việc họ tham gia vào cá hoạt động và thâm
nhập vào các mối quan hệ xã hội”.
Sự học hỏi của cá nhân không chỉ dừng ở tuổi thơ mà nó cịn kéo dài suốt cả
cuộc đời, bởi vì bản chất của con người khơng phải là cái gì đó đầy đủ và hồn thiện
12


một lần là xong. Sự hình thành bản chất con người là một q trình con người khơng

ngừng hồn thiện để tồn tại trong xã hội ln có sự chuyển biến.
2.1.2 LÝ THUYẾT LỰA CHỌN HÀNH VI HỢP LÝ CỦA COLOMAN
Lý thuyết hành vi cho rằng: “Khi một cá nhân nhận được một loạt kích thích từ
bên ngồi thì khơng phải cá nhân ngay lập tức sẽ phản ứng lại tất cả mà sẽ tiến hành
lựa chọn những kích thích nào cảm thấy phù hợp với bản thân, còn những kich thích
nào tỏ ra khơng phù hợp, khơng mang lại lợi ích thì sẽ bị khước từ hoặc loại bỏ”
Ảnh hưởng của việc đọc truyện tranh và truyện chữ đến với mỗi học sinh là
khác nhau. Tuỳ theo sự phát triển tâm lý, trình độ nhận thức, hồn cảnh gia đình, mối
quan hệ với bạn bè, với mơi trường xung quanh … mà cá nhân có những phản ứng,
những lựa chọn khác nhau trước những vấn đề này. Nếu được giáo dục tốt từ nhỏ và
được định hướng hợp lý thì các em sẽ có những suy nghĩ đúng đắn và khước từ những
hành vi lệch chuẩn. Và ngược lại thì các em sẽ có những lựa chọn lệch chuẩn và dễ bị
kích thích theo những khn mẫu của xã hội.

2.1.3 LÝ THUYẾT XUNG ĐỘT
Xung đột xã hội về mặt khách quan là không thể tránh khỏi trong bất kỳ cơ cấu
xã hội nào. Hơn thế nữa, chúng là điều kiện tất yếu của sự phát triển xã hội. Toàn bộ
quá trình phát triển xã hội nằm ở xung đột và thoả thuận, hồ hợp và đối đầu. Chính
bản thân cơ cấu xã hội với sự phân dị ngặt nghèo, chia thành giai cấp, tầng lớp xã hội,
tập đoàn và cá thể. Cơ cấu xã hội càng phức tạp, xã hội càng phân dị, xã hội càng
nhiều quyền tự do và đa ngun thì nó càng nhiều lợi ích, mục đích giá trị bất đồng đơi
khi cịn loại trừ nhau và tương ứng với nó càng có nhiều nguồn xung đột tiềm ẩn. Tuy
nhiên, trong hệ thống xã hội phức tạp lại tồn tại nhiều khả năng và cơ chế hơn để giải
quyết thành cơng mọi xung đột, tìm ra các thoả thuận. Vì vậy vấn đề của bất cứ xã hội,
của cộng đồng xã hội nào là không cho phép hậu quả tiêu cực của xung đột, vận dụng
xung đột là để giải quyết tốt mọi vấn đề nảy sinh. Mâu thuẫn thực chất là một trong số
những kiểu tác động xã hội mà chủ thể và người tham gia trong đó là các cá thể đơn lẻ,
các tập đoàn, các tổ chức xã hội. Tuy nhiên, sự tương tác xung đột tạo ra sự đối đầu
giữa các bên, tức là hoạt động nhằm chống đối nhau. Lý thuyết xung đột nhấn mạnh sự
mâu thuẫn, xung đột và sự biến đổi xã hội. Sự căng thẳng xã hội, sự phân hoá xã hội

13


cùnh với sự mâu thuẫn cãnh tranh, xung đột, biến đổi là những chủ đề nghiên cứu cơ
bản của các lý thuyết mâu thuẩn trong xã hội học. Lý thuyết xung đột cho rằng cần
phải tập trung vào phân tích đặc điểm của các bên tham gia xung đột và bản chất của
mối quan hệ xung đột.
Việc đọc truyện là sở thích và nhu cầu của nhiều lứa tuổi trong đó có học sinh
tiểu học. Các em ở lứa tuổi này thường rất hồn nhiên, trong sáng và rất hiếu động.
Chính đặc điểm này nên các em thường coi truyện tranh là lựa chọn số một khi lựa
chọn truyện đọc. Có thể vì lẽ truyện tranh có hình ảnh sinh động, câu chữ ngắn gọn, dễ
thu hút, hấp dẫn các em hơn. Tuy nhiên, việc đọc truyện gì và đọc như thế nào của các
em cũng bộc lộ những mâu thuẫn rõ rệt. Mâu thuẫn này xuất hiện giữa hành vi và suy
nghĩ của các em và ngay cả phụ huynh của các em.
Trước tiên, chúng tôi đề cập đến mâu thuẫn giữa suy nghĩ và hành vi của các
em học sinh tiểu học trong việc lựa chọn truyện đọc.
Các em học sinh hiện nay đều rất thích và thường xuyên đọc truyện tranh. Các
em cho rằng sau những bài học nhiều chữ, nhiều kiến thức ở trường cũng như ở nhà thì
một cuốn truyện tranh với hình ảnh là chính câu chữ ngắn gọn, tiết tấu truyện nhanh đã
thực sự thu hút các em có thể giảm căng thẳng. Các em như được hố thân váo nhân
vật, tị mị, háo hức tham gia vào từng tình tiết của cuốn truyện. Say mê và lựa chọn
truyện tranh để đọc nhưng các em vẫn luôn biết muốn làm tốt một bài văn, muốn có
những câu giao tiếp hay thì phải đọc nhiều truyện văn học (truyện chữ) hay đọc những
bài văn mẫu. Nhận biết như vậy nhưng các em vẫn rất sẵn sàng bỏ thì giờ ra để tìm
đọc những cuốn truyện tranh. Có em theo chúng tơi được biết là đọc truyện tranh ngay
trong bữa cơm, hay tranh thủ lúc gia đình trở đến trường để đọc, thậm chí có em cịn
giấu truyện dưới sách học để có thể đọc lén bố mẹ. Đấy chính là mâu thuẫn trong bản
thân các em. Liệu có phải các em khơng quan tâm đến việc học tốt hay không môn tập
làm văn? Thật ra không phải thế. Các em cũng rất quan tâm và thích thú khi mình viết
được một bài văn hay được điểm cao và được cô giáo khen. Nhưng thực tế hiện nay

trên thị trường truyện đang tràn ngập truyện tranh ngay cả truyện lịch sử cũng đang
được thể hiện bằng tranh vì đây là con đường gần nhất đến với bạn đọc và đặc biệt là
những bạn đọc trẻ tuổi.

14


Cịn mâu thuẫn thứ hai, chúng tơi muốn nói đến trong đề tài này là mâu thuẫn
trong bản thân mỗi phụ huynh có con đang học cấp một nói chung và phụ huynh có
con học lớp 5 nói riêng. Các bậc phụ huynh này cũng mâu thuân trong việc lựa chọn
truyện cho con em mình. Thường thì các bậc phụ huynh mua truyện theo ý thích của
con. Họ có thể dẫn trẻ đến nhà sách và mua cho trẻ hoặc cho trẻ tiền rồi tự chúng đi
mua. Dù có bằng hình thức nào thì phần lớn những truyện phụ huynh mua đều do sở
thích của con. Những phụ huynh nào có thời gian thì đọc lướt qua nội dung truyện khi
mua cho con cịn lại nếu khơng có thời gian thì họ cứ mua về và con trẻ cứ thế đọc.
Những bậc phụ huynh này trước đây khi còn nhỏ họ đều đọc truyện chữ, cũng bị cuốn
theo các nhân vật như Dế Mèn (trong truyện Dế Mèn Phiêu Lưu Ký), Paven (trong
Thép Đã Tôi Thế Đấy)…. Nhưng hiện nay họ thường xuyên mua cho con mình những
cuốn truyện tranh dài kỳ, nhiều màu sắc. Vậy thì có mâu thuẫn khơng? Mâu thuẫn
khơng nằm ở đó. Mâu thuẫn nằm ở chỗ những phụ huynh đó đều cho rằng nếu muốn
con mình làm văn tốt thì nên cho trẻ đọc những cuốn truyện văn học thật hay, có ý
nghĩa nhân văn. Nhưng những phụ huynh này lại không chọn những cuốn truyện đó
cho con mình đọc. Họ biết nếu có mua và ép con đọc thì nó cũng chỉ đọc đối phó, đọc
vì bị ép chứ khơng phải vì thích thú và như vậy hiệu quả sẽ không cao, trẻ sẽ khơng
vận dụng gì khi làm văn. Như vậy là có mẫu thuẫn giữa nhận thức và hành động trong
việc lựa chọn truyện đọc cho con của các bậc phụ huynh đặc biệt là những phụ huynh
có con đang học tiểu học. Vì đây là giai đoạn hình thành nhân cách rất quan trọng
trong cuộc đời của mỗi đứa trẻ.

2.1.4 LÝ THUYẾT HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP

Lý thuyết hoạt động giao tiếp được nói tới ở đây là lý thuyết hoạt động giao tiếp
bằng ngôn ngữ. Tư tưởng cơ bản của lý thuyết này được thể hiện như sau:
Một là, việc giao tiếp bằng ngôn ngữ không phải đơn thuần chỉ nhằm mục đích
thơng tin mà cịn nhằm tác động tới nhận thức, tình cảm & hành động của người nghe,
người đọc. Bởi vậy, trong giao tiếp, khi phân tích một ngơn bản nào đó, khơng phải
chỉ cần xem xét ngơn bản đó cung cấp thơng tin gì, mà đáng chú hơn là ngơn bản ấy
cung cấp thơng tin để làm gì, nhằm mục đích gì.

15


Hai là, theo quan điểm hệ thống- cấu trúc, các phương tiện ngơn ngữ là những
yếu tố có sẵn, khép kín và là những yếu tố tĩnh. Nhưng quan điểm của lý thuyết hoạt
động giao tiếp bằng ngôn ngữ, các phương tiện đó trong hoạt động hành chức ln là
những yếu tố mở & có sự biến động. Trong giao tiếp, một mặt do sự tác động qua lại,
sự kết hợp hoăc sự chi phối của các quy tắc ngữ pháp của một ngôn ngữ mang lại; mặt
khác do các yếu tố này lại được lí giải, được tiến nhận bởi các chủ thể giao tiếp khác
nhau đem đến. Bởi vậy, một ngơn bản mã hóa đúng quy tắc ngơn ngữ mới chỉ là điều
kiện cần thiết để đạt đến mục đích chứ chưa phải là mục đích.
Ba là, việc xử lý mối quan hệ giữa các cách thức tổ chức ngơn ngữ trong ngơn
bản với các nhân tố ngồi ngôn ngữ, mà trước hết là với đối tượng giao tiếp, là hết sức
cần thiết. Điều này đòi hỏi người tạo ngơn bản phải biết xác định vai của mình trong
hoạt động giao tiếp, phải có những hiểu biết về thói quen sử dụng ngơn ngữ , hồn
cảnh sống, nhu cầu, về đặc điểm tâm sinh lý,… của đối tượng giao tiếp thì mới tạo ra
được một ngơn bản tốt.
Làm văn là q trình mã hóa nội dung mang tính tinh thần thành ngơn bản
mang tính vật chất để truyền thông tin tới cho người nhận. Kết quả của việc mã hóa
này phụ thuộc vào nhiều yếu tố: vốn sống, sự hiểu biết, vốn ngôn từ, … của người
viết, người nói. Nhưng đây chưa phải là cái đích cuối cùng của việc làm văn; bởi làm
văn là để trình bày, để thể hiện tư tưởng, tình cảm, mong muốn của mình với người

khác và tác động đến họ để họ thay đổi nhận thức, tình cảm và hành động theo hướng
mà người viết mong muốn.
Làm văn là một họat động giao tiếp, vì vậy việc rèn luyện kỹ năng làm văn vừa
cần phải đúng quy tắc ngơn ngữ, hay nói rộng hơn là đúng với những vấn đề kí mã,
vừa cần phải đúng qui tắc giao tắc. Bất kỳ một ngôn bản nào cũng phục vụ cho việc
giao tiếp. Bài làm văn của học sinh trong nhà trường cũng được coi là một ngôn bản,
nên bên cạnh những nét khác biệt về tính quy phạm, về tính kiểm tra đánh của một loại
bài làm trong nhà trường, bài văn của các em cũng phục vụ cho việc giao tiếp, vẫn có
những đặc điểm giống như mọi ngơn bản khác được dùng trong đời sống xã hội.

16


2.1.5 LÝ THUYẾT TƯƠNG TÁC BIỂU TƯỢNG (HERBER BLUMER)
Herber Blumer (1900 - 1987) là thành viên của Khoa Xã Hội Học trường đại
học tổng hợp Chicago từ năm 1927 - 1952. Blumer từng là học trị của Mead. Ơng
khơng những ủng hộ lý thuyết của Mead bằng cách giải thích:
Theo Blumer, tương tác biểu tượng là khái niệm dùng để chỉ một đặc trưng cơ
bản của tương tác giữa người với người. Đó là việc cá nhân ln phải lý giải, định
nhĩa, xác định hành động của nhau chứ kông đơn thuần là dáp lại hành động của nhau.
Điều đó có nghĩa là hành động của cá nhân khơng phải là sự phản ứng trực tiếp đối với
hành động của người khác. Tương tác biểu trưng không phải là tổng số các hành động
của từng các nhân riêng lẻ. Mà tương tác biểu trưng là một quá trình, một trình, một
hình thức xã hội dược tạo thành từ các hành động của các cá nhân mà mỗi hành động
đó được thực hiện trên cơ sở và thông qua sự lý giải ý nghĩa, động cơ hành động của
nhau được thể hiện qua hệ thống ký hiệu, biểu tượng.
Blumer đã biến mơ hình hành vi S-R của John Watson – cha đẻ của tâm lý học
hành vi, thành mơ hình tương tác S-I-R. Dựa vào mơ hình này ơng giải thích rằng, cá
nhân này(A) có một hành động nào đó đối với cá nhân kia(B), để đáp lại B phải hiểu
được ý nghĩa của hành động của A; đến lược mình A chỉ có thể trả lời B sau khi đã

nắm bắt được hành động của A. Cứ như vậy, mối tương tác giữa các cá nhân được
thực hiện thông qua cơ chế lý giải ý nghĩa cử chỉ, hành vi, hoạt động của các bên tham
gia. Quá trình tương tác như vậy được gọi là tương tác biểu trưng. Đó là sự tương tác
dựa vào biểu tượng, dựa vào sự lý giải ý nghĩa, động cơ, nhu cầu hành động của nhau.
Việc đọc truyện cũng chính là một q trình tương tác biểu trưng giữa các cá
nhân với những nhân vật trong truyện thông qua hệ thống ký hiệu, biểu tượng là các
câu chữ, tranh ảnh. Hệ thống những biểu tượng ấy được cá nhân giải mã và trả lời
bằng những hành động, lời nói trong cuộc sống hằng ngày. Ngay cả việc ứng dụng câu
từ trong truyện đến với mơn Tập làm văn cũng chính là một q trình giải mã hệ thống
các biểu tượng.

17


2.1.6 NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN:
Truyện tranh: là những truyện mà trong một trang của một quyển truyện tỷ lệ
tranh chiếm 2/3 so với chữ hoặc là nhiều hơn nữa. Nội dung của truyện được diễn tả
qua hình ảnh là chính, cịn chữ chỉ mang chức năng truyền tải lời thoại của các nhân
vật.
Có 2 loại truyện tranh cơ bản: thứ nhất là truyện có tranh làm chức năng minh
họa hoặc trong một trang phần trên có tranh khổ lớn, còn phần dưới trang là câu văn
minh họa (theo lối truyền thống) và loại thứ 2 là tranh truyện (còn gọi là “comic”)đây
là truyện liên hồn khơng có yếu tố gì của văn chương kể cả “con chữ” cũng nằm
trong khn tranh, nó như là phim họat hình trên giấy, lời thoại cũng là 1 yếu tố của
tranh, nói chung nó là những câu chuyện được kể bằng tranh.
Truyện chữ: là sách văn chương vẫn được gọi là truyện chữ để phân biệt với
truyện tranh; là những truyện mà trong một trang của 1 quyển truyện tỷ lệ chữ chiếm
2/3 so với tranh hoặc là hơn nữa. Tùy theo từng loại truyện chữ mà tỷ lệ tranh có sự
thay đổi. Phân loại truyện chữ theo: nội dung là truyện thần thoại, ngụ ngơn, cổ tích…
và độ tuổi là mẫu giáo, thiếu nhi, người lớn…


Học sinh tiểu học: theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục đào tạo học sinh tiểu học
nằm trong độ tuổi từ 6 đến 9 tuổi. Tuy nhiên có 1 số trường hợp học sinh tiểu học có
nhiều em hơn tuổi quy định do các em
2.2 GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU:
Trong cơn sốt các loại truyện tranh, hình như các em thiếu nhi đang xa dần với
sách văn chương vẫn được gọi là truyện chữ. Mặc dù truyện chữ được đưa đến với các
em ngày càng nhiều hơn nhưng các em học sinh ở các trường tiểu học hiện nay vẫn
đọc truyện tranh nhiều hơn truyện chữ. Có lẽ do truyện tranh là một loại nghệ thuật dễ
gần gũi và dễ tiếp cận dưới hình thức là tranh vẽ theo một câu chuyện nào đó.
Việc đọc truyện (truyện tranh & truyện chữ) đã tác động đến hành vi tương tác
và nhận thức của học sinh tiểu học. Sau khi đọc truyện tranh, nhất là những truyện có
tranh minh họa mang tính bạo lực, những câu nói thơ tục.... sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến
hành vi ứng xử của các em. Nhưng cũng có những câu chuyện được kể bằng tranh về
18


những việc tốt xảy ra trong cuộc sống sẽ giúp các em có những bài học quý giá trong
cách ứng xử với mọi người.
Việc đọc truyện (truyện tranh & truyện chữ) đã tác động đến việc học môn tập
làm văn của học sinh tiểu học. Đọc truyện tranh sẽ làm cho các em bị “cụt ý” trong
cách hành văn khi các em bắt chước những lời thoại ngắn. Đọc tryện chữ giúp các em
rèn luyện tốt hơn về cách dùng từ ngữ cũng như tư duy sáng tạo trong cách ứng dụng
từ ngữ.

19


2.3 KHUNG NGHIÊN CỨU
MƠI TRƯỜNG XÃ HỘI HĨA


GIA ĐÌNH

NHÀ TRƯỜNG

XÃ HỘI

ĐỌC TRUYỆN TRANH VÀ TRUYỆN CHỮ
CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC

NHẬN THỰC VÀ HÀNH
VI TƯƠNG TÁC

VIỆC HỌC MÔN TẬP LÀM VĂN

20


CHƯƠNG 2: MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
I-VÀI NÉT VỀ CUỘC NGHIÊN CỨU

1. ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
2. MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU
II- KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
1. TÌNH HÌNH ĐỌC TRUYỆN CỦA HỌC SINH TIỂU
HỌC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

1.1 Vài nét về thị trường truyện thiếu nhi hiện nay
1.2 Tình hình đọc truyện của học sinh tiểu học hiện
nay

1.3 Vai trò của các thiết chế xã hội đối với việc chọn
lựa và đọc truyện của học sinh tiểu học
2. SỰ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC ĐỌC TRUYỆN ĐẾN NHẬN
THỨC VÀ HÀNH VI TƯƠNG TÁC CỦA HỌC SINH TIỂU
HỌC

2.1 Những tác động tích cực của việc đọc truyện đến
nhận thức và hành vi tương tác của học sinh tiểu học
2.2 Những tác động tiêu cực của việc đọc truyện đến
nhận thức và hành vi tương tác của học sinh tiểu học
3. SỰ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC ĐỌC TRUYỆN ĐẾN
VIỆC HỌC MƠN TẬP LÀM VĂN CỦA HỌC SINH
TIỂU HỌC
3.1 Tình hình học văn hiện nay
3.1.1 Chương trình học mơn tập làm văn
3.1.2 Phương pháp học môn tập làm văn
3.2 Sự tác đông của việc đọc truyện đến việc học môn
tập làm văn
3.2.1 Tác động tích cực
3.2.2 Tác động tiêu cực
3.3 Vai trò của các thiết chế xã hội đối với việc học
môn tập làm văn của học sinh tiểu học

21


CHƯƠNG 2: MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

I-VÀI NÉT VỀ CUỘC NGHIÊN CỨU
1. ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

1.1 Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm (Q.1)
Tổng số lớp 5: 12 lớp.
Điển cứu lớp 5/1: là lớp bán trú (học sinh ở lại trường ăn ngủ), lớp cp1 tăng
cường học thêm ngoại ngữ.
Sĩ số lớp: 46 học sinh (Trong đó: nam 22 học sinh, nữ 24 học sinh)
1.2 Trường Lê Thị Hồng Gấm (Q.Tân Bình)
Tổng số lớp 5: 9 lớp.
Điển cứu lớp 5/7: là lớp bán trú (học sinh ở lại trường ăn ngủ)
Sĩ số lớp: 44 học sinh (Trong đó: nam 28 học sinh, nữ 16 học sinh)
1.3 Trường Lê Hồn (Q.Gị Vấp)
Tổng số lớp 5: 8 lớp.
Điển cứu lớp 5A7: có 22 học sinh bán trú (học sinh ở lại trường ăn ngủ)
Sĩ số lớp: 54 học sinh (Trong đó: nam 22 học sinh, nữ 32 học sinh)
1.4 Trường Phạm Ngọc Thạch (Q.Phú Nhuận)
Tổng số lớp 5: 5 lớp.
Điển cứu lớp 5/1: có 22 học sinh bán trú (học sinh ở lại trường ăn ngủ)
Sĩ số lớp: 54 học sinh (Trong đó: nam 22 học sinh, nữ 32 học sinh)

22


2. MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU
Độ tuổi: học sinh lớp 5 (mười một tuổi)
Giới tính: học sinh nam và nữ.
Đặc thù gia đình:
Đa số các em đều có hộ khẩu ở TP.HCM chiếm 95%, đời sống gia đình khá giả,
có điều kiện học tập và vui chơi đầy đủ. Có 1 số trường hợp gia đình đơng người, các
em khơng có góc học tập riêng, gia đình các em phải ở th chật chội. Thơng qua các
mẫu nghiên cứu có đến 70% các bà mẹ là nội trợ ở nhà nên có thời gian quan tâm đến
việc học hành con cái nhiều hơn người bố.

II- KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
1. TÌNH HÌNH ĐỌC TRUYỆN CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC TẠI THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH
1.1 Vài nét về thị trường truyện thiếu nhi hiện nay:
Vòng quanh thị trường truyện thiếu nhi hiên nay ta dễ nhận ra một điều đa số
truyện được các em yêu thích là truyện tranh và chủ yếu là truyện tranh nước ngoài. Số
lượng bản in của truyện Thần Đồng Đất Việt đỉnh nhất hiện nay của Việt Nam cũng
chỉ ngang với số bản in thấp nhất của truyện tranh Nhật Bản (chưa kể số lượng khổng
lồ in lậu, và chỉ in truyện tranh Nhật Bản).
Ví dụ như: Cô tiên xanh 2000 bản, Thần Đồng Đất Việt 10000 bản, Đoremon
35000 bản, Conan 25000 bản, Inuyasha 10000 bản (nguồn: báo Hoa học trò số 533
ngày 24/2/2004)… Thậm chí trung tâm sách kỷ lục Việt Nam (Vietbooks) đang xem
xét trao danh hiệu kỷ lục về số lượng phát hành cho bộ truyện tranh Nhật Bản
Đoremon. Bộ truyện tranh đã thu hút một số lượng lớn độc giả nhỏ tuổi khơng chỉ ở
Nhật Bản mà cịn ở nhiều nước khác, trong đó có Việt Nam. Nhà xuất bản Kim Đồng
là đơn vị đứng ra mua bản quyển dịch thuật và xuất bản bộ truyện tranh Đoremon. Bộ
truyện được phát hành từ tháng 12/1992 đến tháng 3/1995 với số lượng 100 tập (25
triệu bản), sau đó tái bản lần 2 với tổng số lượng 15 triệu bản. Hiện bộ truyện vẫn tiếp
tục được in và phát hành. Tính đến tháng 9/2005, Đoremon là bộ truyện tranh nước
ngồi có số lượng phát hành nhiều nhất tại Việt Nam (nguồn: Thông tấn xã Việt Nam).

23


×