Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Thực trạng về thực hiện nếp sống văn minh đô thị tại thành phố hồ chí minh (trường hợp điển cứu tại phường bến nghé quận 1 và phường tân phú quận 9) công trình dự thi giải thưởng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.17 MB, 129 trang )

ĐỒN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
BAN CHẤP HÀNH TP. HỒ CHÍ MINH
--------------

CƠNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC – EURÉKA
LẦN THỨ 11 NĂM 2009

TÊN CƠNG TRÌNH:
THỰC TRẠNG VỀ THỰC HIỆN NẾP SỐNG VĂN MINH ĐƠ THỊ
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Trường hợp điển cứu tại phường Bến Nghé – Quận 1 và
phường Tân Phú – Quận 9)

LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU: KHOA HỌC XÃ HỘI
CHUYÊN NGÀNH: ĐỊA LÝ

Mã số cơng trình:………………..


MỤC LỤC

TÓM TẮT ĐỀ TÀI............................................................................................... 1
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 4
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN.............................................................................. 11
1. Giới thiệu tổng quan về thành phố Hồ Chí Minh ...................................... 11
2. Giới thiệu khái quát về địa bàn nghiên cứu ............................................... 13
3. Một vài cơ sở lý thuyết nghiên cứu............................................................ 16
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG THỰC HIỆN NẾP SỐNG VĂN MINH ĐÔ THỊ
TẠI ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ........................................................................... 22
1 Vấn đề ý thức tự giác chấp hành luật giao thông ...................................... 22


2. Thực trạng vấn đề giữ gìn vệ sinh chung và bảo vệ mơi trường ............... 35
3. Thực trạng hành vi trong giao tiếp và ứng xử văn minh nơi công cộng ... 45
CHƯƠNG 3 ........................................................................................................ 53
ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ NHỮNG HẠN CHẾ QUA
MỘT NĂM THỰC HIỆN NẾP SỐNG VĂN MINH ĐƠ THỊ .......................... 53
1. Cơng tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra của Ủy ban Nhân dân thành phố . 53
2. Đánh giá việc thực hiện các nội dung đã đề ra.......................................... 55
3. Đánh giá kết quả thực hiện tại hai phường điển cứu................................ 57
CHƯƠNG 4 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................. 64
1. Giải pháp..................................................................................................... 64
2. Khuyến nghị ................................................................................................ 69
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 74
PHỤ LỤC............................................................................................................ 77


TĨM TẮT ĐỀ TÀI
Thành phố Hồ Chí Minh đã trải qua chặng đường gần hai năm thực
hiện nếp sống văn minh đơ thị. Chính vì vậy đã có nhiều nghiên cứu, những
cuộc hội thảo, những tin, bài phản ánh tình hình thực hiện dưới nhiều góc độ
khác nhau. Qua những nghiên cứu, những hội thảo đó cũng đã rút ra được
nhiều vấn đề. dưới nhiều góc độ khác nhau.
Với mong muốn được đóng góp một phần nhỏ cơng sức của mình vào
cơng cuộc phát triển chung của thành phố, nhóm tác giả đã tiến hành nghiên
cứu đề tài “Thực trạng về thực hiện nếp sống văn minh đô thị tại thành phố
Hồ Chí Minh (trường hợp điển cứu tại phường Bến Nghé –Quận 1 và phường
Tân Phú–Quận 9).
Đề tài kết cấu bao gồm phần mở đầu, phần phụ lục và 4 chương.
Chương 1: Trình bày những vần đề tổng quan như điều kiện tự nhiên, điều
kinh tế, văn hóa – xã hội của thành phố cũng như địa bàn điển cứu. Đây là

một trong những yếu tố quan trọng tác động lên kiến thức, thái độ và hành vi
và điều này tạo nên lối sống của người dân, tạo nên những khác biệt giữa nơi
này với nơi khác. Chương này cịn trình bày một số khái niệm như khái niệm
lối sống, nếp sống, văn minh; một số khuynh hướng và quan điểm quanh các
khái niệm đó. Đây là cơ sở lý thuyết để nhóm tác giả sử dụng cho việc nghiên
cứu đề tài.
Chương 2: Nói về thực trạng thực hiện những nội dung chính mà
thành phố chọn để làm trong năm thực hiện nếp sống văn minh đô thị như ý
thức chấp hành luật giao thông đường bộ với việc tuân thủ luật; thực trạng
lấn chiếm lòng lề đường, vĩa hè; thực trạng đội mũ bảo hiểm… Thực trạng về
giữ gìn vệ sinh chung và bảo vệ mơi trường như vấn đề vệ sinh môi trường ở
khu dân cư, vấn đề giữ gìn vệ sinh nơi cơng cộng, vấn đề khạc nhổ bừa bãi
nơi cơng cộng. Ngồi ra nhóm tác giả cịn tìm hiểu vấn đề giao tiếp, ứng xử
nơi công cộng như giao tiếp ứng xử tại cộng đồng dân cư, trong trường học,
trong các cơ quan, công sở, tại bệnh viện và ứng xử với người nước ngoài.
1


Mỗi chủ đề, nhóm tác giả đều đi sâu vào tìm hiểu tình hình thực hiện, và
nguyên nhân của những vấn đề cịn tồn tại, từ đó làm tiền đề để đề xuất giải
pháp.
Chương 3: Nhóm tác giả dựa vào thực tế thực hiện mà đánh giá một số
mặt tích cực và những vấn đề cịn tồn tại như cơng tác lãnh đạo, chỉ đạo,
kiểm tra. Công tác tuyên truyền vận động, việc áp dụng và thực hiện trên địa
bàn thành phố và 2 phường điển cứu. Mỗi vấn đề, nhóm tác giả đều đi sâu,
phân tích những thành quả cũng như tồn tại và tìm hiểu nguyên nhân của
những tồn tại cũng như những những thành tựu đạt được trong từng chủ đề cụ
thể mà thành phố đề ra để thực hiện như trong vấn đề chấp hành pháp luật về
trật tự an tồn giao thơng, về mặt giữ gìn vệ sinh đơ thị; văn hóa giao tiếp
ứng xử trong cộng đồng và nơi công cộng trên phương diện toàn thành phố

và đặc biệt là tại hai phường điển cứu đã thực hiện trong năm vừa qua.
Những tồn tại cũng như những thành tựu đó được khảo sát từ ý kiến người
dân, tạo nên tính khách quan và sát thực tế hơn.
Chương 4: Từ những mặt làm được và những mặt còn tồn tại, từ ý
kiến khảo sát thực tế của người dân và qua sự khảo, quan sát trực tiếp. Nhóm
tác giả đã đưa ra một số giải pháp và khuyến nghị cho từng vấn đề cụ thể mà
thành phố đang tiến hành thực hiện như trong vấn đề ý thức tự giác chấp
hành luật giao thông, vấn đề giữ gìn vệ sinh chung và bảo vệ mơi trường và
vấn đề văn hóa giao tiếp ứng xử nơi cơng cộng. Mỗi nhóm chủ đề, nhóm
nghiên cứu đều đưa ra những nhóm giải pháp cụ thể. Qua đó, giúp chính
quyền địa phương cũng như chính quyền thành phố; các đồn thể và người
dân có thể áp dụng nhằm thực hiện chủ đề của năm thực hiện nếp sống văn
minh đơ thị thành cơng hơn.
Sau những giải pháp, nhóm nghiên cứu đưa ra những khuyến nghị cụ
thể đối với chính quyền địa phương, các đoàn thể, tổ chức xã hội và đối với
chính người dân. Trong đó, đưa ra những khuyến nghị cụ thể đến từng
phường, để có kế hoạch xem xét lại nhằm thực hiện thành công hơn trong
thời gian tới. Đồng thời nhóm nghiên cứu cũng đưa ra những khuyến nghị lên

2


chính quyền thành phố để có kế hoạch chỉ đạo việc thực hiện chủ đề năm tốt
hơn.
Phần phụ lục: Chiếm một phần dung lượng khá lớn của đề tài, bao
gồm các bảng biểu, là sản phẩm từ khảo sát thực tế nhằm bổ trợ và minh họa
cho những kết quả của đề tài. Tiếp đến là bảng hỏi, đây là cơng cụ chính để
thu thập thơng tin trong việc lấy ý kiến thực tế từ người dân. Phần phụ lục
còn có một số văn bản chỉ đạo của thành phố trong việc chỉ đạo thực hiện chủ
đề của năm. Ngoài ra, phần này cịn có một số hình ảnh bổ trợ do chính nhóm

tác giả chụp, là tư liệu trực quan nhằm góp phần bổ trợ cho những thơng tin
trong đề tài.
Phần tóm tắt chỉ nêu qua một vài nét chính yếu mà đề tài tiến hành
nghiên cứu, cịn thơng tin và kết quả cụ thể đã được trình bày trong đề tài.
Nhóm tác giả hi vọng rằng với đóng góp nhỏ bé này cũng có thể góp phần
làm cho thành phố Hồ Chí Minh ngày càng trở nên văn minh sạch đẹp và
thân thiện đối với mọi người trong nước và du khách quốc tế, để Sài Gòn –
thành phố Hồ Chí Minh ln xứng với danh hiệu là “hịn ngọc viễn đơng”.

3


MỞ ĐẦU

1.

Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một nước nông nghiệp nên đô thị Việt Nam thường được

“nông thơn hố” trong lối sống. Trong đó Thành phố Hồ Chí Minh là đơ thị
lớn nhất cả nước, nhưng cũng là đơ thị gặp nhiều khó khăn trong việc quy
hoạch và thay đổi mơ hình tổ chức cũng như lối sống của người dân sao cho
phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, dân số hiện nay. Trên thực tế lý
thuyết, theo như các chuyên gia nghiên cứu về lĩnh vực đô thị: Người Pháp
xây dựng Thành Phố Hồ Chí Minh chỉ ước tính cho ba triệu người, vậy mà
ngày nay dân số Thành Phố đã lên hơn tám triệu người. Với diện tích và dân
số như vậy, tất nhiên đô thị của chúng ta không tránh nổi một số khó khăn
nhất định như: diện tích đất định cư, đất sản xuất, đất kho bãi…và thực tế
hình ảnh hiện nay chúng ta thấy rất rõ đó là đường bộ quả tải lượng xe lưu
thơng, diện tích q nhỏ khơng đủ làn đường cho xe chạy, nhà xây chen chúc,

lấn chiếm vỉa hè để buôn bán, cầu, cống, các rãnh thoát nước xuống
cấp…nhất là ý thức người dân chưa cao trong việc thực hiện lối sống đô thị
một cách rõ nét, nhiều tập tính tuỳ tiện của nơng thơn mà những tập tính này
nếu cứ để tồn tại thì chúng ta khơng thể có một đơ thị theo đúng nghĩa của
nó. Như một chun gia về đơ thị học người Đức đã nói “chúng ta sẽ khơng
có một đơ thị thực sự nếu không xây dựng được nếp sống đô thị”.
Trong khi đó hàng ngày, trên mọi nẻo đường của Thành Phố Hồ Chí
Minh, chúng ta sẽ phải chứng kiến những hành vi mà người dân làm ảnh
hưởng lớn đến mĩ quan đơ thị. Những hành vi này hiện cịn rất ít tại các đơ
thị trong các Quốc gia phát triển. Đó là việc Người dân vứt rác bừa bãi trên
đường phố và những nơi công cộng, tiểu tiện bừa bãi, bất chấp luật giao
thông khi đi trên đường nếu khơng có cơng an, khạc nhổ bừa bãi. Chợ vỉa hè
mọc lên khắp nơi. Các quán nhậu, quán cà phê mọc lên không theo một quy
cũ và nguyên tắc nào gây ồn ào mất trật tự. Khi xảy ra một chuyện gì thì xúm
lại xem gây ùn tắc giao thơng…..nói một cách hài hước là “không thể kể hết

4


tật xấu của người Việt Nam”. Do đó, để có một đô thị đúng nghĩa và phát
triển bền vững, văn minh hiện đại thì chúng ta phải xây dựng được một lối
sống đơ thị. Chính vì vậy, năm nay (2008) Ủy ban Nhân dân (UBND) Thành
phố đã chọn là năm vận động người dân thực hiện nếp sống văn minh đơ thị
(NSVMĐT), nhằm tun truyền, khuyến khích người dân có hành vi bảo vệ
mơi trường, giữ gìn cảnh quan Thành phố, không ồn ào gây mất trật tự công
cộng, sống lịch sự, văn minh nơi công cộng... Vậy sau một năm thực hiện
cuộc vận động này, kết quả thu được như thế nào? Hình thức triển khai ra
sao? Cách thức truyền thông tới người dân như thế nào? Nguồn nhân lực để
thực hiện gồm những ai? Việc xử phạt được quy định và tiến hành ra sao? Sự
tiếp nhận và phản ứng của cộng đồng ra sao? Kết quả đạt được là gì? Có thể

xây dựng được một lối sống đơ thị đúng nghĩa hay khơng? việc thực hiện
NSVMĐT có bền vững hay không? Những nghi vấn trên dẫn dắt nhóm
nghiên cứu thực hiện đề tài “Thực trạng về thực hiện NSVMĐT tại thành phố
Hồ Chí Minh , trường hợp điển cứu tại phường Bến Nghé Quận 1 và phường
Tân Phú Quận 9.”. Nhằm đánh giá được kết quả của cuộc vận động này, tìm
ra những thuận lợi và khó khăn và đề xuất ý kiến, phương pháp khắc phục
kịp thời, giúp chương trình đạt kết quả cao, Thành phố trở thành đô thị văn
minh, sạch đẹp và thân thiện.
Trong nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu chúng tơi chọn 2 địa bàn
nghiên cứu mang tính đại diện cho Thành Phố. Thứ nhất là phường Bến Nghé
Quận 1, đây là một phường ở trung tâm Thành phố, có lịch sử phát triển từ
rất sớm, nơi đây tập trung nhiều trụ sở về chính trị, văn hóa, kinh tế…và cũng
là nơi được đánh giá là điển hình cho lối sống văn minh nơi đơ thị ở thành
phố Hồ Chí Minh. Địa bàn thứ 2 được nhóm chọn nghiên cứu là phường Tân
Phú, Quận 9. Đây là phường ở vùng ven đô, là phường mới được thành lập,
người dân chủ yếu ở đây là dân nhập cư từ các vùng khác tới, còn mang nặng
tập tính của nơng thơn trong lối sống đơ thị. Việc chọn 2 địa bàn ở hai khu
vực khác nhau này có ý nghĩa quan trọng trong việc so sánh về kiến thức, thái
độ và hành vi của 2 nhóm dân số đại diện. Từ đó giúp nhóm nghiên cứu có
thể tìm ra được những sự khác biệt ở hai khu vực khác nhau, nhằm đưa ra
5


những biện pháp thích hợp cho từng khu vực trong việc thực hiện NSVMĐT
có hiệu quả hơn.
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
2.1. Mục tiêu tổng quát
Tìm hiểu thực trạng “thực hiện NSVMĐT” trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh.
2.2. Mục tiêu cụ thể

- Tìm hiểu kiến thức, thái độ, hành vi của người dân trong việc thực hiện nếp
sống văn minh nơi đô thị tại hai phường điển cứu.
- Phân tích kết quả đạt được và những hạn chế của việc thực hiện
NSVMĐT.
- Đề xuất những giải pháp và khuyến nghị nhằm giúp chính quyến
thành phố, các ban ngành có liên quan và người dân thực hiện NSVMĐT có
hiệu quả hơn.
3. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Phương pháp nghiên cứu được tiến hành với những bước sau:
- Thu thập dữ liệu:
* Dữ liệu thứ cấp: Báo cáo tại các hội thảo, đề tài nghiên cứu khoa học, các
luận văn tốt nghiệp, các thông tin được đăng trên sách, báo, các báo cáo về
tình hình kinh tế - xã hội của Tp.HCM, Phường Bến Nghé - Quận 1 và
Phường Tân Phú-Quận 9. Báo cáo tổng kết năm thực hiện NSVMĐT của
UBND Thành phố…
* Dữ liệu sơ cấp:
Bảng hỏi: Nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài bằng phương pháp điều tra
bảng hỏi. Với việc phát ra 150 bảng hỏi, sau khi điều tra phỏng vấn, nhóm
thu lại 140 bảng đúng quy tắc và mang tính thức tế cao nhằm đánh giá và

6


phân tích tình hình thực hiện chủ chương thực hiện NSVMĐT của người dân
Thành Phố.
Phỏng vấn sâu: Phỏng vấn lãnh đạo UBND Thành phố Hồ Chí Minh,
UBND Quận 1, UBND Quận 9 và 2 Phường Bến Nghé và Tân Phú, Sở Tài
nguyên Môi trường, Viện Kinh tế Thành phố…..một số gia đình người dân
thuộc hai Phường trên.
- Xử lý số liệu: Sử dụng phần mềm SPSS tiến hành phân tích 140 bảng hỏi

để cho ra kết quả nghiên cứu của đề tài.
- Phương pháp bản đồ: Lựa chọn và phân tích những bản đồ nhằm làm nổi
bật tính khơng gian trong nghiên cứu, giúp nhóm tác giả xác định đúng được
vị trí nghiên cứu cũng như một vài đặc điểm của địa bàn là yếu tố tạo nên sự
khác biệt trong kiến thức, thái độ và hành vi của người dân.
- Quan sát thực tế: Qua các đợt khảo sát thực tế nhóm tác giả tiến hành quan
sát, tìm hiểu và phân tích vu\iệc thực hiện của người dân cũng như chính
quyền, ghi chép và chụp hình làm tư liệu cho việc nghiên cứu đề tài.
4. Tình hình nghiên cứu đề tài
Qua những tài liệu nhóm được đọc và nghiên cứu thì đã có nhiều tài
liệu viết về thành phố Hồ Chí Minh nhưng chỉ đề cập đến nhữg vấn đề như
kinh tế, văn hố, chính trị, lịch sử hình thành, kiến trúc…nhưng vấn đề thực
hiện NSVMĐT chưa được đề cập nhiều. Nếu có thì nêu lên những nét chung
nhất nên chưa phản ánh được chi tiết và chính xác vấn đề.
Trong cuốn “Đô thị học” của tác giả Đàm Trung Phường có đề cập đến lịch
sử hình thành và các giai đoạn phát triển của một số đô thị ở Việt Nam và
một số nước trên thế giới. Ngoài ra, tác giả cịn đề cập đến mơ hình và kiến
trúc, cách phân loại của các đô thị và một số khái niệm có liên quan đến đơ
thị nhưng rất ít đề cập đến vấn đề về văn hóa hay văn minh đơ thị.
Cuốn sách “Văn hóa Nam Bộ vấn đề và phát triển” của TS. Hồ Bá Thâm có
một chương đề cập đến một số giá trị văn hóa của Tp. Hồ Chí Minh. Nội
dung chính tác giả đề cập đến là một số giá trị vật chất như các bảo tàng,

7


chùa chiền, nhà thờ...và một số giá trị tinh thần như các lễ hội. Ngoài ra cũng
đề cập đến một số lý thuyết về lối sống thanh niên mà chưa đề cập đến lối
sống của người dân Thành Phố, đặc biệt là về văn hóa ứng sử, giao tiếp nơi
cơng cộng của người dân Thành phố trong công cuộc đô thị hóa hiện nay.

Tiếp đến là cuốn sách “ Biến đổi về văn hóa đơ thị Việt Nam hiện nay”
của tác giả Nguyễn Thanh Tuấn cũng đề cập đến yếu tố phát triển kinh tế kéo
theo sự biến đổi văn hóa ở người dân vùng ven. Nhưng trong tác phẩm này,
tác giả chưa đề cập đến hậu quả của việc biến đổi văn hóa ảnh hưởng như thế
nào đến cảnh quan, môi trường của Thành Phố trong những năm trở lại đây.
Ngồi ra cịn có một số bài báo như báo Tuổi trẻ, Thanh niên, Sài Gịn
giải phóng, một số trang web… cũng có nhiều bài viết về vấn đề này, nhưng
chủ yếu là phản ánh những hiện tượng phi văn hoá một cách nhỏ lẻ tại một
địa điểm và một thời gian nhất định nào đó mang tính chủ quan. Vì vậy thực
hiện đề tài này nhóm mong muốn sẽ phản ánh được một cách cụ thể và chính
xác nhất về vấn đề NSVMĐT tại thành phố Hồ Chí Minh.
5. Giới hạn đề tài
Do thời gian nghiên cứu có hạn, nhóm nghiên cứu chỉ dừng lại ở mức
độ tìm hiểu, đánh giá chung về kết quả thực hiện chương trình “thực hiện
NSVMĐT” của Thành Phố Hồ Chí Minh mà khơng đi sâu vào việc phân tích
một mặt mạnh hay một mặt yếu nào cụ thể nào. Một số giải pháp, kiến nghị
vẫn chỉ ở dạng những kiến nghị chung chung. Để đưa ra được những giải
pháp cụ thể thì cần có thời gian nhiều để đào sâu nghiên cứu, mở rộng phạm
vi nghiên cứu.
Quá trình phỏng vấn sâu chỉ thực hiện được ở một số các cơ quan và
một số cán bộ quy hoặch trong các phường thuộc trường hợp điển cứu tại
Quận 1 và Quận 9 Thành Phố Hồ Chí Minh. Riêng đối tượng chính là các hộ
gia đình, các cá nhân sống tại hai Phường điển cứu thì chỉ thực hiện nghiên
cứu, mơ tả thơng qua phỏng vấn bảng hỏi, phỏng vấn sâu một số hộ gia đình.
Để bảng hỏi phù hợp với đối tượng, tránh làm mất thời gian, cho nên bảng

8


hỏi được thiết kế cô đọng, ngắn gọn. Tuy nhiên lại có những câu khơng khai

thác được triệt để nội dung của đề tài.
Đề tài thực hiện có liên quan đến một số chính sách của Nhà nước, các
cơ quan cấp chính quyền địa phường…cho nên nhóm cịn hạn chế kiến thức
về việc đánh giá, phân tích các chính sách nêu trên có phù hợp với nhu cầu,
ong muốn của người dân hay khơng?
Trong q trình làm đề tài cũng gặp một số khó khăn trong việc tìm tài
liệu tham khảo, những số liệu liên quan như các số liệu về kinh tế - văn hóa –
xã hội của các Quận, Phường…đặc biệt là một khái niệm mang tính xã hội
học như “lối sống”, “nếp sống”, “quan niệm sống”, “hành vi”, “hành động”,

Đặc biệt trong đề tài mới chỉ nêu lên được một số giải pháp, kiến nghị của
những đối tượng được phỏng vấn mà chưa nêu bật được mong muốn của tất
cả các hộ gia đình đang sinh sống trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh. Rất
mong, thời gian sau sẽ có điều kiện để tiếp tục tìm hiểu sâu hơn, kỹ hơn các
vấn đề này và hy vọng sự đóng góp ý kiến của mọi người sẽ làm cho đề tài
ngày một hoàn chỉnh hơn.

9


6. Khung nghiên cứu

Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội
khu vực nghiên cứu
Kiến thức, thái độ, hành vi
của người dân

Chấp hành pháp
luật về trật tự, an
tồn giao thơng


Nâng cao ý thức
giữ gìn vệ sinh
chung và bảo vệ
mơi trường

Những kết quả và hạn chế của quá
trình thực hiện

Giải pháp và khuyến nghị

Kết luận

10

Xây dựng ý thức
giao tiếp - ứng xử
văn minh nơi
công cộng


CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN

1. Giới thiệu tổng quan về thành phố Hồ Chí Minh
1.1 điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa và xã hội
1.1.1 Vị trí địa lý
Thành phố Hồ Chí Minh có tọa độ 10° 10’ – 10° 38 vĩ độ Bắc và 106°
22’ – 106° 54’ kinh độ Đơng, phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp
tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh
Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. Nằm

ở miền Nam Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh cách Hà Nội 1.730 km theo
đường bộ, trung tâm thành phố cách cách bờ biển Đông 50 km theo đường
chim bay. Với vị trí tâm điểm của khu vực Đơng Nam Á, Thành phố Hồ Chí
Minh là một đầu mối giao thông quan trọng về cả đường bộ, đường thủy và
đường không, nối liền các tỉnh trong vùng và cịn là một cửa ngõ quốc tế.
1.1.2 Địa hình
Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và Đồng bằng
sơng Cửu Long, địa hình thành phố thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông
sang Tây. Vùng cao nằm ở phía Bắc - Đơng Bắc và một phần Tây Bắc, trung
bình 10 đến 25 mét. Xen kẽ có một số gò đồi, cao nhất lên tới 32 mét như đồi
Long Bình ở Quận 9. Ngược lại, vùng trũng nằm ở phía Nam - Tây Nam và
Ðơng Nam thành phố, có độ cao trung bình trên dưới 1 mét, nơi thấp nhất 0,5
mét. Các khu vực trung tâm, một phần các quận Thủ Đức, Quận 2, tồn bộ
huyện Hóc Mơn và Quận 12 có độ cao trung bình, khoảng 5 tới 10 mét.
1.1.3 Văn hóa
Là một trong hai trung tâm truyền thơng của Việt Nam, Thành phố Hồ
Chí Minh hiện nay có 38 đơn vị báo chí thành phố và 113 văn phịng đại diện
báo chí trung ương và các tỉnh, 3 nhà xuất bản của thành phố và 21 chi nhánh
nhà xuất bản trung ương cùng mạng lưới thông tấn xã, các đài phát thanh,

11


truyền hình địa phương và trung ương. Tổng cộng, trên địa bàn thành phố
hiện nay có trên một ngàn người hoạt động trong lĩnh vực báo chí.
Những lý do lịch sử và địa lý đã khiến Sài Gịn ln là một thành phố
đa dạng về văn hóa. Ngay từ giai đoạn thành lập, dân cư của Sài Gòn đã
thuộc nhiều dân tộc khác nhau: Kinh, Hoa, Chăm... Thời kỳ thuộc địa rồi
Chiến tranh Việt Nam, Sài Gòn hấp thụ thêm nền văn hóa Âu Mỹ. Cho tới
những thập niên gần đây, những hoạt động kinh tế, du lịch tiếp tục giúp thành

phố có một nền văn hóa đa dạng hơn.
1.1.4 Một số khó khăn
Với tốc độ gia tăng dân số quá nhanh, cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, ý
thức người dân kém... Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay đang phải đối mặt
với vấn đề ô nhiễm môi trường. Hiện tượng nước thải ở Thành phố Hồ Chí
Minh khơng được xử lý, đổ thẳng vào hệ thống sơng ngịi rất phổ biến. Nhiều
cơ sở sản xuất không xử lý nước thải, phần lớn các bệnh viện và cơ sở y tế
lớn cũng chưa có hệ thống xử lý nước thải. Tại cụm công nghiệp Tham
Lương, nguồn nước bị nhiễm bẩn bởi chất thải công nghiệp với tổng lượng
nước thải ước tính 500.000 m³/ngày. Sơng Sài Gịn, mức độ ơ nhiễm vi sinh
chủ yếu do hoạt động nuôi trồng thuỷ sản gây ra vượt tiêu chuẩn cho phép
đến 220 lần. Cho tới 2008, vẫn chưa có giải pháp cụ thể nào để chấm dứt tình
trạng ơ nhiễm này.
Lượng rác thải ở Thành phố Hồ Chí Minh lên tới 6.000 tấn/ngày,
trong đó một phần lượng rác thải rắn khơng được thu gom hết. Kết quả quan
trắc năm 2007 cho thấy, so với năm 2006, sự ô nhiễm hữu cơ tăng 2 đến 4
lần. Các phương tiện giao thông, hoạt động xây dựng, sản xuất... cịn góp
phần gây ơ nhiễm khơng khí. Khu vực ngoại thành, đất cũng bị ô nhiễm do
tồn đọng thuốc bảo vệ thực vật từ sản xuất nông nghiệp gây nên.
Tình trạng ngập lụt trong trung tâm thành phố đang ở mức báo động
cao, xảy ra cả trong mùa khơ. Diện tích khu vực ngập lụt khoảng 140km2 với
85% điểm ngập nước nằm ở khu vực trung tâm. Thiệt hại do ngập nước gây
ra ước tính 8 tỷ đồng mỗi năm. Nguyên nhân là do hệ thống cống thoát nước
12


được xây cách đây 50 năm đã xuống cấp. Ngoài ra, việc xây dựng các khu
công nghiệp và đô thị ở khu vực phía nam – khu vực thốt nước của thành
phố này đã làm cho tình hình ngập càng nghiêm trọng hơn.
2. Giới thiệu khái quát về địa bàn nghiên cứu

2.1 Phường Bến Nghé
2.1.1 Vị trí địa lý
Phường Bến Nghé là địa bàn trung tâm của Quận 1 và thành phố Hồ
Chí Minh, với diện tích là 262,67ha. Phía Tây bắc tiếp giáp với phường Đa
Kao (Quận 1) và phường 6 (Quận 3), được ngăn cách bởi tuyến đường
Nguyễn Thị Minh Khai. Phía Tây nam giáp với phường Bến Thành, được
ngăn cách bởi tuyến đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa và phường Nguyễn Thái
Bình bởi đường Hàm Nghi. Phía Đơng giáp với sơng Sài Gịn và phía Đơng
bắc giáp với kênh Thị Nghè.
2.1.2 Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội
Tồn phường có 4.112 hộ, với 15.406 nhân khẩu; trong đó, người
Kinh chiếm hơn 80%, tiếp đến là người Hoa chiếm 12%, số còn lại là các dân
tộc khác. Phân cấp hành chính thì tồn phường có 8 khu phố, 77 tổ dân phố.
Đảng bộ phường có 805 đảng viên, sinh hoạt tại 36 chi bộ. HĐND gồm 30
đại biểu, được chia làm 8 tổ đại biểu khác nhau. Ủy ban Nhân dân phường có
5 thành viên gồm: 1 Chủ tịch, 2 phó Chủ tịch và 2 Ủy viên.
Với vị trí là trung tâm của quận 1 và thành phố nên tại phường có rất
nhiều cơ quan quan và tổ chức quan trọng của trong nước cũng như ngoài
nước. Với 41 cơ quan hành chính sự nghiệp của Trung ương, thành phố và
quận đóng trú. 20 lãnh sự quán của các nước như Anh, Pháp, Mỹ, Trung
Quốc, Lào… và 69 tổ chức phi chính phủ. Thêm vào đó, tồn phường có trên
3.231 doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể, 17 trường học từ mầm non cho
tới đại học, có 8 cơ sở tơn giáo và trong đó có 1 đại chủng viện là nơi đào tạo
các Linh mục và Vương cung Thánh đường (nhà thờ Đức Bà). Ngoài ra, địa
bàn phường cịn có nhiều cơng viên, bảo tàng, di tích lịch sử văn hóa…

13


2.2


Phường Tân Phú

2.2.1 Vị trí địa lý
Phường Tân Phú nằm ở phía Đơng Bắc Quận 9, là một Phường thuộc khu
vực ngoại ơ Thành phố Hồ Chí Minh cách trung tâm Thành phố khoảng
12km. Phường Tân Phú được thành lập trên cơ sở xã Tân Phú thuộc huyện
Thủ Đức cũ là một huyện ngoại thành nên thế mạnh là nông nghiệp, do tốc
độ đơ thị hóa nhanh chóng huyện Thủ Đức được tách ra làm 3 quận mới là
Quận 2, Quận 9 và Quận Thủ Đức. Ranh giới hành chính của Phường tính từ
01/04/1997 (ngày tách Quận) cho đến nay khơng có thay đổi.
Vị trí tiếp giáp:
- Phía Bắc giáp Phường Long Bình.
- Phía Đơng giáp Phường Long Thạnh Mỹ.
- Phía Tây giáp Phường Linh Trung (Quận Thủ Đức).
- Phía Nam giáp Phường Hiệp Phú.
Tồn Phường với tổng diện tích tự nhiên là 445.16 ha và được chia làm 4 ấp
là ấp Cây Dầu, ấp Cầu Xây, ấp Tân Nhơn và ấp Gò Cát.
Dân số của Phường: 15657 người/2895 hộ, trong đó dân nhập cư là
7125 người chiếm 45%.
2.2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
Hiện nay, những dự án quy hoạch của Thành phố đang thực hiện trên
địa bàn Phường đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của nhân dân cũng như sự
phát triển của địa phương. Trong đó có hơn 50% diện tích đất của Phường
thuộc quy hoạch các dự án phát triển, hơn 1000 hộ dân phải di dời. Vấn đề tái
định cư, chuyển đổi ngành nghề cho người dân chưa được quan tâm đúng
mức sau khi giải tỏa, bồi thường. Kinh phí cấp cho xây dựng cơ sở hạ tầng rất
hạn chế. Một số công trình phúc lợi phục vụ cho nhân dân như đường giao
thông, trạm y tế, trường học,…phải tạm ngưng chờ quy hoạch kết thúc. Thậm
chí một số cơng trình bị giải tỏa di dời như trụ sở UBND Phường, chợ Tân


14


Phú, đình Tân Nhơn,… nhưng cho đến nay (năm 2008) thủ tục vẫn chưa
xong, vẫn chưa xây dựng được trong khi Thành phố yêu cầu phải di chuyển
gấp đảm bảo tiến độ cơng trình.
Tuy cịn nhiều khó khăn nhưng Phường Tân Phú đã thực hiện tốt một
số nhiệm vụ chỉ tiêu đề ra trong năm 2007. Cuộc sống toàn bộ của người dân
trong vùng đã được nâng cao, bình quân thu nhập của các hộ tăng mạnh. Tỷ
lệ thất nghiệp được hạn chế, hiện nay khơng cịn hộ nghèo so với năm 2002
là 36 hộ. Việc thu ngân sách đạt chỉ tiêu được giao: thuế nông nghiệp là 5.46
triệu đồng, thuế nhà đất là 70.14 triệu đồng. Chất lượng giáo dục được nâng
cao, tỷ lệ tốt nghiệp tiểu học và trung học cơ sở trong năm qua đều đạt 100%.
Tình hình an ninh chính trị được giữ vững, tệ nạn xã hội giảm mạnh, đặc biệt
là Phường đã xóa được nạn nghiện ma túy trên địa bàn.
2.2.3 Điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật
- Giao thông: Hiện trạng trong khu vực nghiên cứu chưa có hệ thống giao
thơng nội bộ ngoài một con lộ rộng 5m từ xa lộ Hà Nội vào ấp Cầu Xây.
Cấp điện: Nguồn điện sử dụng là nguồn điện Thủ Đức, có hai hệ thống điện
110V và 220V, có điện 3 pha và bình điện hạ thế 37,5 KWA.
- Cấp nước: Nguồn cung cấp từ nhà máy nước Thủ Đức và giếng đóng (tuyến
ống cấp nước bê tông cốt thép dự ứng lực phi 2000 mm chạy dọc đường xa lộ
Hà Nội và nhánh rẽ phi 300 mm vào khu đất xây dựng).
Hiện nay phường Tân Phú gặp nhiều khó khăn do hậu quả việc di dời
giải tỏa của các dự án trên địa bàn (đã xóa trắng 1 ấp Gị Cát). Tuy nhiên
dưới sự chỉ đạo của Quận và Đảng ủy, UBND phường đã cố gắng nỗ lực
khắc phục khó khăn, chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế
- xã hội - an ninh quốc phòng trong năm đạt được một số kết quả nhất định
làm tiền đề, cơ sở ban đầu cho việc hoàn thành kế hoạch 5 năm.

Các lĩnh vực văn hóa xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, số hộ xóa
đói giảm nghèo được đưa ra khỏi chương trình khá nhiều, chất lượng giáo
dục ngày càng được đầu tư nâng cao, công tác chăm lo diện chính sách, dân

15


nghèo được thực hiện tốt. Các hoạt động từ thiện chữ thập đỏ, kế hoạch hóa
gia đình, việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi trong thời kỳ đô thị
hóa…đạt kết quả khả quan. Đã giữ vững truyền thống hồn thành tốt chỉ tiêu
tuyển qn, tiếp tục duy trì được tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn
xã hội.
Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số hạn chế cần khắc
phục như: Kinh tế tăng trưởng chưa ổn định, tình trạng mua bán kinh doanh
lấn chiếm lòng lề đường và các chợ tự phát vẫn cịn tồn tại, chưa có biện
pháp đưa chợ mới vào hoạt động. Việc các cơ sở gây ô nhiễm mơi trường
cũng chưa có biện pháp ngăn chặn triệt để, nhất là việc ô nhiễm ở trạm y tế
phường do hộ dân chiếm dụng làm nhân dân mất lòng tin vào luật pháp. Đặc
biệt việc đầu tư hạ tầng cơ sở phục vụ lợi ích cơng cộng cịn bị động, phụ
thuộc vào cấp trên nên địa phương không chủ động được, kéo dài từ năm này
sang năm khác mặc dầu nhân dân sẵn sàng hiến đất để nhà nước xây dựng
cơng trình. Việc bố trí tái định cư các dự án cịn q chậm làm đời sống nhân
dân khó khăn, tốn kém kinh phí nhà nước. Riêng việc giải quyết đền bù giải
tỏa, tái định cư… nhân dân vẫn còn tiếp tục khiếu nại, nhất là chính sách đền
bù khu du lịch Suối Tiên rộng gây xôn xao trong dư luận do giá cả đền bù
quá thấp, lạc hậu so với thị trường, cịn mang tính áp đặt.
3. Một vài cơ sở lý thuyết nghiên cứu
3.1 Khái niệm lối sống
Theo từ điển Xã hội học thì lối sống là tồn bộ những hình thức hoạt
động sống của con người trong xã hội nhất định, được xem xét thống nhất với

các điều kiện về kinh tế, văn hóa, xã hội nhất định. Lối sống bao gồm những
mặt cơ bản:
- Lao động: là nhu cầu sống hàng đầu, là gía trị lớn nhất trong bậc thang giá
trị xã hội, là điều kiện biểu thị nội dung xã hội và là nền tảng để phát triển
toàn diện cá nhân con người.

16


- Sinh hoạt tinh thần: Là những hoạt động liên quan đến nhu cầu phi sản xuất
vật chất nhằm khôi phục và phát triển sức lực con người, tổ chức đời sống
văn hóa và tinh thần trong thời gian tự do ngồi lao động sản xuất nơi cơng
tác.
- Văn hóa – giáo dục: Là những hoạt động nâng cao trình độ hiểu biết học
vấn để hồn thiện đạo đức, trí tuệ, tiếp thu những giá trị tinh thần, biến các
giá trị văn hóa thành bộ phận khăng khít trong sinh hoạt ngày, trở thành cơ sở
cho những tiêu chuẩn hành vi phù hợp với chuẩn mực xã hội.
Lối sống có liên quan và ảnh hưởng đến mục đích sống, có liên quan
đến mức sống và chất lượng sống gắn liến với trình độ kinh tế, văn hóa,
chính trị, xã hội của con người và với mối quan hệ giữa các gia cấp, các tầng
lớp xã hội, các dân tộc, giữa nhà nước với nhân dân, giữa thành thị và nông
thôn, giữa người lao động trí óc và lao động chân tay.
3.2 Khái niệm nếp sống
Theo GS. Vũ Khiêu: “Nếp sống là tồn bộ những thói quen đã trở
thành nếp trong sản xuất, chiến đấu, trong mọi quan hệ và trong sinh hoạt
riêng tư của mỗi người. Những thói quen ấy còn được gọi là tập quán.” Nếp
sống là sự thể hiện sinh động, cụ thể của lối sống, do đó nó khơng phải là cái
bất biến, vĩnh hằng, nghĩa là nó vẫn biến đổi. Nhưng chỉ khi nếp sống thay
đổi đến một chừng mực nào đó thì lối sống mới thay đổi.
Lối sống trong chừng mực nhất định là cách ứng xử của con người cụ

thể, trong những điều kiện và hồn cảnh cụ thể của mơi trường sống. Mơi
trường là cái khách quan quy định, là điều kiện khách quan trực tiếp tác động
và ảnh hưởng đến lối sống của con người, lối sống của các nhóm xã hội và
cộng đồng dân cư”.
3.3 Khái niệm văn minh
Khái niệm văn minh (civilization) xuất hiện sớm nhất ở Pháp trong
phong trào “khai sáng” (TK XVIII). Nó được dùng để chỉ ra các thành tựu
của lịch sử như sự tẩy rửa các tập quán, sự đề cao luật pháp, sự bình đẳng và

17


trật tự xã hội. Cho đến nay, khái niệm văn minh được sử dụng ít nhất ờ hai
trường hợp sau đây.
Văn minh như một tiêu chí để chỉ trình độ khai hóa của con người hay
tiêu chí tiến bộ của một quốc gia, dân tộc. nó đối lập với sự mơng muội, dã
man và trình độ phát triển thấp, đây cũng là cái để phân biệt văn hóa với văn
minh.
Văn minh trên sách báo được thể hiện ở số nhiều, tức là nói đến các
nền văn minh như: văn minh Hy Lạp, văn minh Ai Cập, văn minh Lưỡng Hà,
văn minh Trung Quốc… Trong trường hợp này, mỗi nền văn minh bao hàm
nhiều quốc gia và dân tộc có những nền văn minh khác nhau.
Dù ý nghĩa của văn minh là khá rõ ràng, song từ trước đến nay, trong
khoa học cũng như trong đời sống hàng ngày, khái niệm này vẫn được sử
dụng lẫn lộn với khái niệm văn hóa. Cũng do vậy nên người ta đã lý giải mối
quan hệ giữa văn hóa và văn minh theo nhiều cách khác nhau. Dưới dây là
một số khuynh hướng tiêu biểu.
3.3.1 Khuynh hướng đối lập văn hóa với văn minh
Khuynh hướng này thể hiện rất rõ trong lịch sử tư tưởng cũng như lịch
sử khoa học. Nhìn một cách bao qt thì sự khác biệt giữa văn hóa với văn

minh là ở chỗ, nếu những gì đại diện cho văn minh như: khoa học, công
nghệ, kỹ thuật và các yếu tố vật chất ln vận động theo tuyến tính và hướng
về tương lai thì ngược lại, văn hóa là những gì liên quan đến giá trị, lý tưởng,
các giá trị phẩm chất, trí tuệ, đạo đức, nghệ thuật lại ln trở về nguồn, trở về
với những gì tự nhiên nhất.
Cái ranh giới hay là sự khác biệt văn hóa và văn minh đã được nhà xã
hội học người Đức là Ferdinand Tonies chỉ ra từ cuối thế kỷ XIX. Nghiên
cứu về sự tiến hóa của tổ chức xã hội từ cộng đồng đến hiệp hội. Ông cho
rằng, tương ứng với hai kiểu tổ chức đó là hai kiểu quan hệ: quan hệ cộng
đồng tính và quan hệ hiệp hội tính. Theo ơng, quan hệ của cộng đồng tính
dựa vào tình cảm là văn hóa, cịn đặc trưng của quan hệ hiệp hội tính lại dựa

18


vào chức năng là văn minh và hai mơ hình này hoàn toàn đối lập nhau. Trong
buổi đầu của Xã hội học Đức, Alfed Weber cũng nói lên sự phân biệt hay
đúng hơn là sự đối kháng của văn hóa và văn minh.
3.3.2 Khuynh hướng chỉ rõ cả sự tương đồng và khác biệt giữa văn hóa
và văn minh
Trong giáo trình Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB khoa học kỹ thuật; tác
giả Lê Minh Hạnh viết: Văn minh là một danh từ Hán – Việt (văn-vẽ đẹp,
minh-sáng) chỉ tia sáng của đạo đức, biểu hiện ở chính trị, pháp luật, văn học,
nghệ thuật. Trong tiếng Anh - Pháp, từ civilisation với nội hàm nghĩa văn
minh, có gốc tứ tiếng Latin là civitas với nghĩa gốc là nghĩa gốc là đô thị,
thành phố và nghĩa phát sinh như thị dân, công dân. Văn minh trong tiếng
Đức là để chỉ các xã hội đã đạt tới giai đoạn tổ chức đô thị và chữ viết. Tác
giả cịn phân biệt văn hóa và văn minh thông qua 3 đặc điểm: 1)trong khi văn
hóa có bề dày q khứ (tính lịch sử) thì văn minh chỉ là một lát cắt đồng đại,
nó cho biết trình độ phát triển của văn hóa ở từng giai đoạn. 2) trong khi văn

hóa bao gồm cả văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần thì văn minh chỉ thiên
về khía cạnh vật chất kỹ thuật. 3) trong khi văn hóa mang tính dân tộc rõ rệt
thì văn minh thường mang tính quốc tế (tính siêu dân tộc), nó đặc trung cho
một khu vực rộng lớn (cả nhân loại) bởi lẽ cái vật chất thì dễ phổ biến lây lan,
ví dụ: văn minh tin học, văn minh hậu cơng nghiệp và văn hóa Việt Nam,
Văn hóa Nhật…
Quan điểm của Edgar Morin trong bài Đối thoại mang tính bình đẳng đăng
trên tạp chí Ngày nay, số 7-2004 thì cho rằng:


Văn hóa là những cái gì thuộc về một nhóm thiểu số, một dân tộc hay

một cộng đồng, hay nói một cách khác là những tập qn, tín ngưỡng, tục lệ,
nghi lễ, lễ hội hay câu chuyện về thần thánh hay thần thoại.


Văn minh là những gì có thể lan tỏa từ một nền văn hóa này đến một

nền văn hoá khác. Chẳng hạn cách trồng khoai tây được truyền từ vùng
Andian ở châu Mỹ tới châu Âu và sau đó tới nhiều nơi khác trên thế giới,
cũng như việc sử dụng cái cày được bắt đầu từ một góc thế giới và sau đó lan
19


rộng tới mọi nơi. Nói cách khác, văn minh mang đặc tính kỹ thuật và vật
chất: nó là thứ có thể chuyển tiếp.


Nhìn chung, văn hóa và văn minh là những khái niệm không rõ ràng


và rất dễ thay đổi. Cố nhiên là người ta cịn có thể tranh luận với các tác giả
trên điểm này hay điểm khác, nhưng nhìn chung, đây là khuynh hướng được
nhiều người chấp nhận hơn cả. Người ta tin rằng, mặc dù không phải bao giờ
cũng song hành, tương ứng cùng nhau theo tỉ lệ thuận. Song vì văn hóa và
văn minh đều do con người sáng tạo ra nhằm thỏa mãn các nhu cầu vật chất
và tinh thần của mình, do đó giữa chúng cũng có nhiều giao điểm hoặc đồng
nhất với nhau.
Căn cứ vào hai mặt vừa thống nhất vừa đa dạng của văn minh và văn
hóa, có tác giả khác là Phan Ngọc nhận xét: “vì văn minh vừa dựa trên kỹ
thuật, mà kỹ thuật lại cực kỳ năng động, nên nghiên cứu văn minh của một
nước, một tộc người là chú ý đến mặt động, mặt biến đổi của thể cộng đồng
này trong việc thay đổi cái cơ chế xã hội, văn hóa cũ. Cịn nghiên cứu văn
hóa lại xét đến mặt tĩnh của một xã hội; trong đó các phương diện nghi lễ,
phong tục, tập quán chính trị, nghệ thuật gắn bó với nhau một cách hữu cơ
làm thành mặt tinh thần của tộc người hữu quan”.
3.3.3 Khuynh hướng đồng nhất văn hóa với văn minh
Đại biểu lớn nhất của khunh hướng này là E.B Taylor. Ngay từ dòng
đầu trong cơng trình rất nổi tiến của mình là Văn hóa ngun thủy. Ơng coi
hai từ văn hóa và văn minh chỉ là hai cách gọi khác nhau của cùng một ý
niệm. Mặc dù, cũng trong cuốn sách đó, Taylor đã phân biệt ra 3 mức tiến
hóa khác nhau: đó là trạng thái mông muội, trạng thái dã man và trạng thái
văn minh của các xã hội, song nền văn minh ở đây chỉ được hiểu như một
kiểu văn hóa có sự phát triển cao.

20


3.3.4 Quan điểm của nhóm nghiên cứu.
Với những vấn đề mà thành phố triển khai “năm 2008 – năm thực hiện
NSVMĐT” như ý thức chấp hành luật giao thông, ý thức giữ gìn vệ sinh và

bảo vệ mơi trường, xây dựng ý thức giao tiếp ứng xử - giao tiếp nơi cơng
cộng. là những vấn đề của văn hóa và lối sống nên nhóm nghiên cứu sử dụng
quan điểm đồng nhất văn hóa và văn minh.
Năm thực hiện NSVMĐT tại thành phố Hồ Chí Minh với ý nghĩa là
xây dựng một số hành vi văn hóa mới trong cộng đồng người dân thành phố.
Nhằm duy trì những hành vi văn hóa đó trong cuộc sống để nó trở thành nếp
sống của người dân, nhằm xây dựng một đô thị văn minh, sạch đẹp và thân
thiện.

21


CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG THỰC HIỆN NẾP SỐNG VĂN MINH
ĐÔ THỊ TẠI ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

1 Vấn đề ý thức tự giác chấp hành luật giao thông
1.1 Thực trạng tuân thủ luật giao thông đường bộ
Trật tự giao thông là một trong ba vấn đề trọng tâm của cuộc phát
động thực hiện xây dựng NSVMĐT của Thành phố trong năm 2008, bên
cạnh những kết quả bước đầu đạt được thì vấn đề giao thơng ở Thành phố
cũng đang tồn tại rất nhiều bất cập.
Tìm hiểu kiến thức giao thơng đường bộ của người dân trên địa bàn
nghiên cứu có 81.2 % cho biết đã tìm hiểu luật giao thơng đường bộ, 18.2 %
là tỷ lệ chưa từng tìm hiểu về luật giao thơng (xem bảng 2.1 phần phụ lục).
Có sự khác biệt lớn giữa hai phường, phường Bến Nghé tỉ lệ tìm hiểu luật
giao thơng chiếm 69.1% (trên 100% số phiếu tìm hiểu tại Phường),42% tổng
số phiếu điển cứu. Trong khi đó phường Tân Phú chiếm những 92.9% (trên
100% số phiếu tìm hiểu tại phường), 58% tổng số phiếu điển cứu. Do đó tỉ lệ
người dân chưa tìm hiểu luật giao thơng cũng có sự khác biệt giữa hai
phường, Bến Nghé chiếm 81% trên tổng số và Tân Phú chiếm 19% cịn lại.

Có nhiều ngun nhân dẫn đến việc chính những người dân trong một
phường thuộc quận trung tâm Thành Phố lại thiếu kiến thức về luật giao
thông hơn người dân thuộc quận ngoại thành như phường Tân Phú, nhưng
kết quả nghiên cứu này cho thấy kết quả của cuộc vận động người dân thực
hiện nếp sống văn minh đô thị năm 2008 vừa qua là chưa hiệu quả, ý thức
người dân cịn kém, cơng cuộc tun truyền, vận động và truyền thống đến
đại chúng của Thành phố chưa hiệu quả. Chúng ta cần triển khai triệt để và
nghiêm khắc hơn, đặc biệt với thực trạng giao thông của thành phố như hiện
nay, mật độ xe cộ tham gia lưu thông ngày càng đông, chất lượng phương
tiện giao thông kém chất lượng, chiều rộng các con đường thì quá hẹp so với
phương tiện lưu thông, sự hiểu biết của người dân về luật giao thông chưa

22


cao…là những nguyên nhân đưa đến ý thức chấp hành luật giao thông của
người dân chưa tốt, gây ra nhiều khó khăn cho việc thiết lập trật tự an tồn
giao thơng trong lịng Thành phố.
Đặc biệt nâng cao mức độ và ý thức tìm hiểu về luật giao thơng đường
bộ cho người dân, qua tìm hiểu nhóm nghiên cứu thấy được: Mức độ tìm hiểu
luật giao thơng trong số “đã tìm hiểu” của mẫu khảo sát, mức độ hiểu của họ
tập trung chủ yếu vào việc “biết và nắm những điều cần thiết”với 57.4%,
21.3% là tỷ lệ được gọi là “chỉ biết và nắm được một ít” ở phường Bến Nghé.
Ở Tân Phú là 28.8% và 39.4%, tuy mức độ tìm hiểu về luật giao thơng ở
người dân phường ngoại Thành này thấp hơn phường Bến Nghé, nhưng tỷ lệ
người dân tìm hiểu rất rõ ràng và rõ ràng ở phường này lại chiếm tỷ lệ rất
cao. (12.1%và 28.8%, tương ứng) (xem bảng 2.2 phần phụ lục).
Như vậy rõ ràng ý thức của người dân trong việc tìm hiểu về luật giao
thông cũng khác nhau trong từng phường, từng quận. Vấn đề được đề cập ở
đây là phong trào vận động về an tồn giao thơng, luật giao thơng đường bộ

dưới sự chỉ đạo của các phường còn khác nhau cho nên hiệu quả cũng khác
nhau. Ở cả hai phường điển cứu chỉ có 10.6% người dân tìm hiểu rõ ràng về
luật giao thơng, 22.1% tìm hiểu rõ ràng. Nhưng có đến 46.9% và 20.4%
người dân chỉ tìm hiểu luật giao thơng khi cần thiết, giống như việc tìm hiểu
thụ động khi cần mới tìm đến. Mà đây là tỷ lệ còn khá khiêm tốn so với con
số thực tế đã tham gia lưu thông của thành phố, người dân khơng thể chấp
hành nghiêm chỉnh luật giao thơng, và có ý thức trong văn hóa giao thơng khi
họ khơng biết và nắm chắc luật giao thơng. Khi tìm hiểu về vấn đề giao thơng
nhóm nghiên cứu thấy rằng khơng có sự khác biệt hay chênh lệch giữa người
dân sống ở quận nội Thành như quận 1 và quận ngoại thành như quận Tân
phú
Việc phổ biến luật giao thông, giúp người dân tiếp cận và nắm bắt luật
giao thơng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nó khơng những giúp thay đổi thói
quen thụ động trong việc tìm hiểu luật giao thông của đối tượng nghiên cứu

23


×