Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc tham gia bảo hiểm y tế của sinh viên ở trọ hiện nay nghiên cứu trường hợp sinh viên ở trọ làng đhqg tp hcm đề tài sinh viên nghiên cứu kho

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 107 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA/BỘ MÔN: XÃ HỘI HỌC

CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
CẤP TRƯỜNG NĂM 2011

Tên cơng trình:

THỰC TRẠNG VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC THAM
GIA BẢO HIỂM Y TẾ CỦA SINH VIÊN Ở TRỌ HIỆN NAY
(Nghiên cứu trường hợp sinh viên ở trọ làng ĐHQG TP.HCM)

Sinh viên thực hiện:
Chủ nhiệm:

Trương Thị Kim Tiền, XHHK14B, 2008-2012

Thành viên:

Chu Thị Thuận, XHHK14B, 2008-2012
Nguyễn Thị Thúy, XHHK14B, 2008-2012
Trương Anh Tuấn, XHHK14B, 2008-2012
Nguyễn Thị Minh Trang, XHHK13B, 2007-2011

Người hướng dẫn: Th.s Mai Thị Kim Khánh, GV khoa Xã hội học

Tp. Hồ Chí Minh, Ngày 12 tháng 4 năm 2012


LỜI CẢM ƠN


Lời đầu tiên, nhóm nghiên cứu chúng em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận
tình của cô Mai Thị Kim Khánh, khoa Xã hội học trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh. Trong suốt thời gian thực hiện đề tài, mặc dù rất bận
rộn với công việc giảng dạy của mình nhưng cơ vẫn giành thời gian và tâm huyết trong
việc hướng dẫn nhóm . Cơ đã cung cấp cho nhóm chúng em một số tài liệu rất cần thiết,
góp ý và sửa chữa những sai sót mà nhóm đã mắc phải trong quá trình làm bài.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong khoa Xã hội học, phịng Quản lý dự án đã
tạo điều kiện cho nhóm chúng thực hiện đề tài nghiên cứu này.
Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Trung tâm y tế Kí túc xá Đại học Quốc gia
thành phố Hồ Chí Minh cũng như phòng y tế trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn thành phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ cung cấp những số liệu thống kê cũng như chia sẻ
những thông tin quan trọng, cần thiết để nhóm hồn thành nghiên cứu của mình.
Cuối cùng, nhóm cũng xin được gửi lời cảm ơn các bạn sinh viên của các trường
được khảo sát trong nghiên cứu này, các bạn đã nhiệt tình hợp tác giúp đỡ nhóm chúng
tơi hồn thành đề tài nghiên cứu này.
NHĨM NGHIÊN CỨU


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BHYT

: Bảo hiểm y tế

HS-SV

: Học sinh- Sinh viên

BHYT HS-SV


: Bảo hiểm y tế học sinh- sinh viên

KCB

: Khám chữa bệnh

KCBBHYT

: Khám chữa bệnh bảo hiểm y tế

YTHĐ

: Y tế học đường

YTTH

: Y tế trường học

BHXH

: Bảo hiểm xã hội

KTX

: Kí túc xá

ĐHQG

: Đại học Quốc gia


TP HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh

KTX ĐHQG TP. HCM : Kí túc xá Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh
ĐHQG Tp. HCM

: Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh

ĐHKHXH&NV

: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

ĐH KHTN

: Đại học Khoa học Tự nhiên

ĐH CNTT

: Đại học Công nghệ Thông tin

ĐH Kinh tế-Luật

: Đại học Kinh tế_ Luật

VN

: Việt Nam



MỤC LỤC
TÓM TẮT ĐỀ TÀI ........................................................................................................ 1
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 4
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM Y TẾ HỌC SINH SINH VIÊN ... 20
1.1.
MỘT SỐ KHÁI NIỆM SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU....................................... 20
1.2.
LÝ THUYẾT ÁP DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU ................................................... 29
1.3.
KHUNG PHÂN TÍCH ........................................................................................ 32
CHƯƠNG II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 33
2.1.
ĐẶC ĐIỂM MẪU NGHIÊN CỨU......................................................................... 33
2.2.
NHẬN THỨC VỀ BHYT CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY ......................................... 34
2.3.
THỰC TRẠNG SV THAM GIA BHYT .............................................................. 37
2.4.
SV VỚI VIỆC SỬ DỤNG THẺ BHYT TRONG KCB ........................................... 51
2.5.
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC THAM GIA BHYT .................................... 58
CHƯƠNG III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................... 74
3.1.
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 74
3.2.
KHUYẾN NGHỊ ................................................................................................ 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 80
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 82



1

TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Học sinh, sinh viên tham gia BHYT bắt buộc theo lộ trình đã đề ra bắt đầu từ
ngày 01/01/2010. Tuy nhiên, sau hơn hai năm triển khai BHYT bắt buộc đối với học
sinh sinh viên, thực tế cho thấy vẫn còn nhiều bất cập. Đặc biệt là nhóm đối tượng sinh
viên sống xa nhà hiện nay.
Làng Đại học Quốc Gia TPHCM là nơi tập trung một lượng lớn sinh viên ở trọ.
Ngoài áp lực học tập các bạn còn phải đối mặt với nhiều vấn đề mà theo đó sức khỏe
được các bạn đánh giá là một trong những vấn đề đáng quan tâm. Điều này được thể
hiện một phần qua việc tham gia BHYT của các bạn trong thời gian học tập tại trường.
Vậy thực trạng tham gia BHYT của sinh viên ở trọ tại đây hiện nay như thế nào? Đâu
là những yếu tố tác động đến việc tham gia BHYT của sinh viên, theo đó yếu tố nào có
tác động nhiều nhất? Tìm hiểu những vấn đề này tại bốn trường Đại học tại đây bao
gồm: ĐH KHXH&NV, ĐHKHTN, ĐH CNTT, ĐH Kinh tế-Luật, đề tài sẽ làm rõ câu
hỏi đó, đồng thời một số phát hiện sẽ đem lại nhiều suy nghĩ cho những nhà có chức
trách đối với vấn đề này.
Đề tài được thực hiện với hai mục tiêu chính: thứ nhất là tìm hiểu thực trạng tham
gia BHYT của sinh viên tại làng ĐHQG Tp. HCM từ khi BHYT mang tính bắt buộc
đối với sinh viên; thứ hai là tìm hiểu việc sử dụng BHYT trong KCB của sinh viên ở trọ
hiện nay. Từ đó, xác định các yếu tố có tác động thực trạng tham gia BHYT của sinh
viên hiện nay.
Thực hiện đề tài này lý thuyết lựa chọn hợp lý và lý thuyết cấu trúc chức năng
được sử dụng xun suốt q trình tiếp cận và phân tích cho sự tham gia BHYT trong
sinh viên hiện nay và ý nghĩa của sự tham gia đó.
Về phương pháp nghiên cứu, đề tài kết hợp sử dụng phương pháp thu thập thơng
tin định tính (phương pháp phân tích tư liệu sẵn có, phương pháp phỏng vấn sâu ) và
phương pháp thu thập thông tin định lượng (phương pháp điều tra bằng bảng hỏi). Với
200 bảng hỏi chính thức và 20 bảng hỏi bổ sung được phát ra để thu thập thông tin của
sinh viên ở trọ tại làng ĐHQG nhằm lấy ý kiến của sinh viên về việc tham gia và sử



2
dụng thẻ BHYT ở các trường hiện nay.
Từ thông tin thu được về thực trạng tham gia BHYT trong sinh viên ở trọ trong
hai năm qua, tỉ lệ tham gia BHYT chiếm 86%, tỉ lệ không tham gia là 14% cho tất cả
sinh viên các năm. Tổng số lượng sinh viên tham gia BHYT trong năm học 2010-2011
là 156 sinh viên trên tổng số 200 sinh viên, chiếm 78%. Tổng số sinh viên tham gia
BHYT trong năm học 2011-2012 là 128 sinh viên, chiếm 64%, thấp hơn 12 % so với
năm học 2010-2011. Số sinh viên không tham gia BHYT trong cả hai năm học trên là
14%. Trong đó, sinh viên nữ có tỉ lệ tham gia BHYT trong cả hai năm cao hơn so với
sinh viên nam. Tỉ lệ này ở nữ là 60,4%, còn đối với nam là 51,9%.
Mặt khác, kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ giữa việc tham gia BHYT
với thứ tự năm học của sinh viên. Tỉ lệ tham gia BHYT của sinh viên năm nhất chiểm tỉ
lệ cao nhất so với các năm. Đồng thời, tỉ lệ này giảm dần ở các năm lớn hơn. Nếu như tỉ
lệ này ở năm nhất là 95.5% thì với năm hai tỉ lệ này giảm còn 86.7%, năm ba là 86,4%
và năm tư là 76.9%. Như vậy, việc cho rằng toàn bộ sinh viên các trường được nghiên
cứu đều tham gia BHYT sau khi triển khai thực hiện BHYT bắt buộc đối với sinh viên
nói chung và sinh viên ở trọ nói riêng là không đúng.
Thứ hai, từ tổng kết hai năm thực hiện BHYT bắt buộc đối với sinh viên 4 trường,
trường ĐH KHTN là trường có tỉ lệ trung bình sinh viên tham gia BHYT trong hai năm
học 2010-2011 và 2011-2012 với tỉ lệ cao nhất, với 85% sinh viên có tham gia BHYT.
Ở vị trí tiếp theo là ĐH Kinh tế-Luật với tỉ lệ 81%. Trường ĐH KHXH&NV ở vị trí thứ
ba, với 68%. Và cuối cùng, với tỉ lệ giảm nhiều nhất trong bốn trường trong năm học
2011-2012, ĐH CNTT có tỉ lệ trung bình sinh viên tham gia BHYT thấp nhất trong hai
năm học nói trên với tỉ lệ 61%.
Việc tham gia BHYT của sinh viên ở trọ hiện nay chủ yếu dựa trên tinh thần tự
nguyện là chính, chiếm 61.6%. Mặc dù vậy, tỉ lệ sinh viên cho rằng mình tham gia vì
tính bắt buộc của BHYT theo đúng tên gọi vẫn còn chiếm tỉ lệ cao, 32%, nói đúng hơn
là vì nhà trường bắt buộc. Tỉ lệ sinh viên tham gia BHYT theo nguyện vọng của gia

đình chiếm tỉ lệ không đáng kể, 4.1%. Thực tế, chỉ có trường ĐHKHTN với chế tài xử
lý khắt khe, áp dụng chính thức nên được sinh viên tham gia một cách đầy đủ. Hoặc


3
như trường ĐHKHXH&NV, trong số sinh viên không tham gia BHYT trong cả hai
năm học thì có đến 60%, và trường ĐH CNTT với 40% thừa nhận rằng thiếu chế tài xử
lí là một trong số những nguyên nhân khiến các bạn khơng tham gia BHYT. Do đó có
thể thấy rằng chế tài xử lý là yếu tố quan trọng quyết định đến việc tham gia BHYT của
sinh viên. Trường nào có chế tài xử lý càng nghiêm đối với việc tham gia BHYT của
SV thì có tỷ lệ SV tham gia BHYT càng cao.
Thứ ba, tỉ lệ sinh viên sử dụng thẻ BHYT trong KCB của sinh viên ở trọ hiện nay
cịn rất thấp, chỉ có 36.6% lựa chọn hình thức KCB bằng thẻ BHYT. Sinh viên nữ có tỉ
lệ sử dung thẻ trong KCB cao hơn so với sinh viên nam. Tỉ lệ sử dụng thẻ khi mắc bệnh
của nữ là 50.8%, còn đối với nam là 49.2%. Tỉ lệ KCB bằng thẻ cao nhất tập trung vào
nhóm sinh viên cho rằng mức độ tình trạng sức khỏe của họ là bệnh rất nặng, nguy
hiểm đến tính mạng, chiếm 55.6%. Như vậy, tỉ lệ sinh viên sử dụng thẻ BHYT trong
KCB hiện nay vẫn còn thấp và chỉ được sử dụng trong trường hợp bệnh nặng.
Cuối cùng, thông qua đánh giá của 63 sinh viên có tham gia sử dụng thẻ BHYT
trong việc KCB thì có đến 27 người nhận xét về thái độ của nhân viên y tế là khơng
nhiệt tình, có sự phân biệt (chiếm 42.9%); chỉ có 6 người (chiếm 9.5% ) cho rằng các
nhân viên y tế có thái độ nhiệt tình và chỉ có 1 người đánh giá thái độ đó là rất nhiệt
tình, tâm huyết, tỉ lệ này chiếm rất ít chỉ với 1.6%. Như vậy có thể thấy là thái độ của
các nhân viên y tế ngay từ đầu đã không gây được nhiều ấn tượng tốt đẹp đến những
người sử dụng thẻ BHYT. Về cơ sở vật chất tỉ lệ sinh viên cho rằng chất lượng tốt, hiện
đại đầy đủ chỉ chiếm 3.2%. Về việc cấp phát thuốc, trong số những bạn sinh viên có sử
dụng thẻ BHYT trong việc KCB thì có tới 34 bạn đánh giá hiệu quả chữa bệnh của
những loại thuốc được cấp phát đó khơng tốt, chiếm tỉ lệ 54%; 20.6% sinh viên đánh
giá phần lớn là các loại thuốc rẻ tiền. Đồng thời cũng với những minh chứng từ 8
trường hợp phỏng vấn sâu, đề tài đã chỉ ra rằng chất lượng KCB bằng thẻ BHYT chưa

đáp ứng được nhu cầu KCB của sinh viên ở trọ hiện nay.
Như vậy, thủ tục hành chính là yếu tố quan trọng quyết định đến sự tham gia
BHYT của sinh viên khi KCB nói chung. Đồng thời, chế tài xử lý giữa các trường là
yếu tố tác động mạnh mẽ đến sự khác biệt về sự tham gia BHYTcủa sinh viên.


4
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Sức khỏe tốt là một mục tiêu quan trọng của giáo dục toàn diện học sinh, sinh
viên trong các trường học. Chăm sóc, bảo vệ và giáo dục sức khỏe cho thế hệ trẻ là
mối quan tâm lớn của Đảng, Nhà nước, của mỗi gia đình và tồn xã hội. Trong nhiều
năm qua, mối quan tâm này luôn được thể hiện qua các chính sách BHYT. Những năm
gần đây, sự quan tâm này càng được thể hiện rõ thông qua Luật bảo hiểm y tế được
Quốc hội khóa XII, họp thứ 4 thơng qua ngày 14 tháng 11 năm 2008.
Luật BHYT là sự hồn thiện các văn bản pháp luật về chính sách BHYT tại Việt
Nam. Luật được xây dựng trên cơ sở kế thừa những chính sách được quy định bởi văn
bản pháp luật trước về BHYT. Bên cạnh đó, Luật có những quy định mới. Trước hết,
Luật đã xác định lộ trình thực hiện BHYT tồn dân ở nước ta là mọi cơng dân Việt
Nam đều có trách nhiệm tham gia BHYT, để đảm bảo hồn thành lộ trình BHYT tồn
dân vào năm 2014. Trong đó có những nhóm đối tượng được tham gia vào từng thời
điểm khác nhau tùy theo lộ trình đã xác định. Theo đó, học sinh, sinh viên tham gia
BHYT bắt buộc theo lộ trình đã đề ra bắt đầu từ ngày 01/01/2010.
Làng Đại học Quốc Gia TPHCM là nơi tập trung một lượng lớn sinh viên ở trọ từ
các địa phương khác nhau đến đây học tập. Ngồi áp lực học tập các bạn cịn phải bảo
đảm và nâng cao sức khỏe của chính bản thân mình. Đây là điều kiện cần thiết để có
thể hồn thiện khóa học của mình tốt nhất, mang những kiến thức đã học để phục vụ
đất nước sau này. Tuy nhiên, việc tham gia BHYT HS-SV nói chung và đặc biệt là sinh
viên nói riêng hiện nay cịn nhiều hạn chế. Vẫn còn một bộ phận lớn trong sinh viên

chưa ý thức được hết một cách đầy đủ về tầm quan trọng của việc tham gia BHYT.
Hiện nay, xếp theo địa điểm ở trọ thì sinh viên được chia làm hai nhóm chính. Thứ
nhất, sinh viên ở trọ tại KTX của ĐHQG. Thứ hai, là nhóm sinh viên ở trọ, bao gồm
các nhà trọ trong làng ĐHQG và những nhà trọ ngồi làng ĐHQG. Theo đó, đối với
nhóm sinh viên thứ nhất, phần lớn đều tham gia BHYT khi đăng kí thủ tục vào trọ tại
đây. Riêng đối với nhóm thứ hai, điều này không phải là dễ thực hiện. Do đó, khơng ít


5
sinh viên chưa chủ động trong việc tham gia BHYT.
Bên cạnh đó, đối với những sinh viên đã tham gia BHYT vẫn cịn tồn tại một thực
tế là có rất ít sinh viên có khả năng tiếp cận với các dịch vụ KCB bằng BHYT. Điều
này làm ảnh hưởng đến quyền lợi của sinh viên khi tham gia BHYT hiện nay.
Chính những vấn đề trên đã tác động đến cách nhìn của chúng tơi, thúc đẩy chúc
tơi tìm hiểu và thực thiện nghiên cứu về “Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc
tham gia BHYT của sinh viên ở trọ hiện nay_ nghiên cứu trường hợp sinh viên ở trọ tại
làng Đại học Quốc gia” để có cách nhìn tồn diện hơn với vấn đề tham gia bảo hiểm ở
sinh viên hiện nay.
2. Tổng quan lịch sử nghiên cứu đề tài
2.1.

BHYT của một số nước trên thế giới

BHYT là một loại hình khá phổ biến hầu như có mặt trên tất cả các quốc gia:
Tại Hàn Quốc, BHYT có 3 loại hình khác nhau gồm: BHYT cho cơng chức, giáo
viên và người phụ thuộc (10,4% dân số); BHYT cho người lao động trong ngành
công nghiệp và người phụ thuộc (36% dân số); BHYT cho người lao động tự lập
(50,1% dân số); đến năm 1998 chương trình Medicaid (trợ cấp y tế miễn phí) bao
phủ 3,5% dân số cịn lại. Hàn Quốc chỉ mất 12 năm bắt đầu từ năm 1977 đến năm
1989 để mở rộng BHYT xã hội tới toàn bộ dân số. Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh,

chế độ chính quyền qn sự, cùng với mơ hình bảo hiểm đa dạng dựa trên nhiều tổ
chức bảo hiểm tách biệt cho từng loại lao động khác nhau trong nền kinh tế, tất cả
những điều này đã góp phần mở rộng nhanh chóng BHYT tại Hàn quốc1.
Đối với Pháp, BHYT có tính bắt buộc và độc quyền kể cả những người nước
ngoài cư trú tại đ â y đều phải đóng góp vào hệ thống BHYT này. Tất cả mọi
người đều có thẻ khám bệnh, trẻ em trên 16 tuổi thì có thẻ riêng, trước đó đăng ký trên
thẻ của cha mẹ. Hiện nay, người dân đi khám bệnh hoặc mua thuốc hầu như không
phải trả tiền ngoại trừ các khoản đóng góp bắt buộc bắt đầu áp dụng từ năm 2005:
như chuyển từ chế độ miễn phí hồn tồn sang chế độ đóng góp - mỗi lần khám bệnh
1

Nguyễn Vinh Quang (2005), “Kinh nghiệm BHYT toàn dân”, Tạp chí BHXH Việt Nam, Tr.57


6
phải trả 1 euro, mỗi lọ thuốc sẽ đóng 0,5 euro...; đặt ra chế độ bác sỹ theo dõi; chế
độ KCB hay mua thuốc của bệnh nhân1.
Ở Philippines, BHYT tự nguyện được thực hiện với các đối tượng là người lao
động tự do và người nghèo. Các văn phòng Khu vực, Văn phịng các vùng đều có bộ
phận “phát triển hội viên”- Đây là bộ phận có nhiệm vụ chính trong việc tổ chức
thực hiện BHYT tự nguyện cho dân cư trong địa bàn phụ trách. Nhà nước mua thẻ
BHYT cho người nghèo nhưng do phụ thuộc vào kinh phí (của Trung ương và địa
phương) nên hiện tại mới có khoảng 5 triệu người nghèo được mua BHYT trong số
gần 35 triệu người nghèo của Philippines (chiếm khoảng 1/7). Do vậy, số người
nghèo còn lại cùng với các bộ phận dân cư khác phải tham gia BHYT tự nguyện. Tổ
chức triển khai BHYT chủ yếu thơng qua các hình thức tuyên truyền trên các phương
tiện thông tin đại chúng, bằng tờ gấp, các hội nghị,... việc cán bộ xuống dân rất hạn
chế do khơng đủ cán bộ. Chính quyền các cấp giữ vai trị quan trọng đối với q
trình tổ chức thực hiện BHYT tự nguyện, bằng các văn bản chỉ đạo của chính quyền
các cấp khẳng định chính sách BHYT xã hội do Nhà nước tổ chức và thực hiện để

nhân dân yên tâm tham gia. Mặt khác, giá dịch vụ y tế ở Philippines khá cao cũng là
yếu tố tác động quan trọng đối với việc tham gia BHYT người dân2.
Cịn tại Trung Quốc, BHYT có hai loại: BHYT ở nông thôn (hợp tác y tế nông
thôn) và BHYT ở thành phố (bảo hiểm cho nhân viên nhà nước; bảo hiểm cho các xí
nghiệp nhà nước; bảo hiểm cho những người ăn theo cơng nhân xí nghiệp; bảo hiểm
cho các xí nghiệp tuyến quận, huyện; bảo hiểm cho các xí nghiệp tuyến xã, phường;
bảo hiểm cho những người ăn theo cơng nhân địa phương). Có hơn 400 triệu người
(40% dân số) được BHYT tại Trung Quốc. Cụ thể như sau: 22 triệu nhân viên nhà
nước, 71 triệu công nhân xí nghiệp quốc doanh và 55 triệu người ăn theo, 136 triệu
cơng nhân các xí nghiệp cấp huyện và 97 triệu người ăn theo, 30 triệu nông dân
trong các hợp tác xã y tế nông thôn. Trong số 40% dân số được BHYT chỉ có 20%

1

Đặng Thảo (2008), “BHYT ở Pháp- Kinh nghiệm cho Việt Nam”, Tạp chí BHXH Việt Nam, Tr.
52,56
2
Hồng Kiến Thiết (2006), “Chính sách BHYT ở Philippines”, Tạp chí BHXH Việt Nam, Tr.53-54


7
được bảo hiểm tương đối đầy đủ, 20% còn lại chỉ được bảo hiểm một phần. Vấn đề
làm thế nào để mở rộng bao phủ BHYT cả thành phố và nơng thơn vẫn cịn là một câu
hỏi chưa có câu trả lời cụ thể. Trung Quốc xây dựng kế hoạch thực hiện BHYT tồn
dân theo lộ trình đến 2011: Từ năm 2010, trên 90% người dân sẽ được nhận hỗ trợ
120 nhân dân tệ mỗi người để tham gia BHYT. Đồng thời xây dựng một hệ thống sản
xuất và phân phối các thuốc chủ yếu, nâng cấp các trung tâm y tế vùng sâu vùng xa
cũng như thu hẹp khoảng cách về chất lượng giữa thành thị và nông thôn 1.
Có thể thấy hầu hết các nước nói trên đã cố gắng mở rộng độ bao phủ của BHYT
ra toàn quốc, nhưng tập trung chủ yếu ở các nhóm đối tượng trẻ em dưới 18 tuổi, nhóm

người lao động, nghỉ hưu và nhân viên trong các tổ chức, cơ quan nhà nước; riêng đối
với nhóm đối tượng trên 18 tuổi nhưng chưa có việc làm ổn định, chính thức để ni
sống bản thân, thì chưa thấy đề cập đến một cách cụ thể.
Vậy đối với Việt Nam thì sao?
2.2.

BHYT ở Việt Nam

Tại Việt Nam, chính sách BHYT chính thức được thực hiện theo nghị định
299/HĐBT ngày 15/08/1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành
Điều lệ BHYT đánh dấu sự ra đời của BHYT ở nước ta2. Trải qua hơn 20 năm thực
hiện, BHYT đã chứng minh sự cần thiết và từng bước trở thành một nhu cầu tất yếu
của đời sống xã hội. Các chính sách BHYT đã có những bước phát triển đáng kể và
đang dần được hoàn thiện về cơ sở pháp lý cho phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội
của đất nước, đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng của nhân dân trong từng giai đoạn.
* Những thay đổi về chính sách BHYT qua các giai đoạn
+ Giai đoạn 1: từ năm 1992 đến 28/9/1998. Giai đoạn này hệ thống BHYT ở Việt
Nam được tổ chức và quản lý theo qui định của Nghị định số 299/HĐBT ngày
15/8/1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) và điều lệ BHYT.
BHYT Việt Nam được thành lập và đi vào hoạt động. Đây là một chủ trương
1

Nguyễn Khang (Theo Today in Asia & Pacific) (2009), “Trung Quốc xây dựng kế hoạch thực hiện BHYT tồn
dân”, Báo BHXH Việt Nam, Tr.11
2
Chính phủ (1992), Nghị định số 299/1999/HĐBT ngày 15 tháng 8 năm 1992 của Hội đồng Bộ
trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành hệ thống BHYT Việt Nam.


8

lớn của Đảng và Nhà nước nhằm huy động sự đóng góp của các nhân, tập thể và
cộng đồng xã hội vừa để tạo nguồn ngân sách y tế ổn định theo cơ chế trả trước, vừa
là một hoạt động mang tính nhân đạo, nhiều người giúp một người khi bị ốm đau
phải khám và điều trị1. Tuy nhiên do cơ cấu tổ chức và quản lý của hệ thống BHYT
Việt Nam nên trong quá trình thực hiện nảy sinh một số tồn tại cơ bản là:
 Quyền lợi của người tham gia BHYT chưa được đảm bảo thống nhất trong cả
nước. Một số tỉnh, thành phố tự ý đặt ra những qui định riêng trong việc thanh tốn
chi phí KCBBHYT.
 Một số địa phương có số thu BHYT ít phải hạn chế chi trả chi phí KCBtrong khi
một số địa phương có số thu nhiều, quĩ BHYT cịn dư nhưng không thể điều tiết
được từ nơi thừa sang nơi thiếu.
 BHYT Việt Nam khó thực hiện chức năng giám sát, điều tiết hoạt động BHYT
trên phạm vi toàn quốc.
+ Giai đoạn 2: từ 29/9/1998 đến 31/12/2002. Giai đoạn này hệ thống BHYT
Việt Nam được tổ chức và quản lý theo Nghị định số 58/1998/NĐ-CP ngày 13 tháng 8
năm 1998 của Chính phủ đã ban hành điều lệ BHYT và Nghị định số 47/CP ngày
06/06/1994 của Chính phủ sửa đổi một số điều của Điều lệ BHYT với những điểm
mới cơ bản là: mở rộng chính sách BHYT, đa dạng hóa các loại hình BHYT để đơng
đảo các tầng lớp dân cư có điều kiện tham gia hoạt động vì lợi ích của cá nhân và của
cộng đồng, đảm bảo tốt hơn quyền lợi của người có thẻ BHYT, xác định rõ hơn trách
nhiệm, nghĩa vụ của các cơ quan, đơn vị trong việc tổ chức chế độ BHYT, thực hiện
phương thức cùng chi trả chi phí KCBBHYT (cơ quan BHYT chi trả 80% cho các
cơ sở điều trị theo giá viện phí hiện hành, cịn 20% người bệnh tự trả cho các cơ sở
điều trị), thực hiện công bằng trong KCB, thống nhất công tác quản lý hệ thống
BHYT theo ngành dọc để chính sách xã hội này được thực hiện đồng bộ, công bằng,

1

Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2004), Nghiệp vụ giám định y tế, giáo trình đào tạo giám định viên y tế
Bảo hiểm xã hội



9
hiệu quả, đảm bảo an toàn và tăng trưởng quỹ BHYT1.
+ Giai đoạn 3: từ năm 2002 đến 30/6 năm 2009. Thực hiện quyết định số
20/2002/QĐ-TTg ngày 24 tháng 01 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ, hệ thống
BHYT Việt Nam được chuyển từ Bộ Y tế sang Bảo hiểm xã hội Việt Nam quản lý.
Theo đó BHXH Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ, có chức năng thực hiện chính
sách, chế độ BHXH, BHYT và quản lý các quỹ BHXH, BHYT theo qui định của
pháp luật. Trong giai đoạn này rất nhiều nghị định, thông tư hướng dẫn của Chính
phủ, của ngành được ban hành nhằm mục đích đảm bảo nguồn tài chính phục vụ cơng
tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, từng bước xóa bỏ cơ chế bao cấp trong y
tế, xã hội hóa việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, công chức
và người lao động, đảm bảo sự ổn định và bền vững của hệ thống an sinh xã hội tại
Việt Nam. Đáng chú ý trong giai đoạn này là Nghị định số 63/2005/NĐ-CP
ngày 16/05/2005 của Chính phủ ban hành Điều lệ BHYT, từ 1/7/2005 quyền lợi của
người tham gia BHYT được mở rộng đó là: người có thẻ BHYT khơng cùng chi trả
20% chi phí KCB, không thực hiện trần điều trị nội trú; được thanh tốn các dịch
vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn, bệnh bẩm sinh, tai nạn giao thơng, chi phí vận chuyển.
Mức thanh toán KCB tự chọn tăng lên. Gần 1000 loại dịch vụ kỹ thuật được bổ xung.
Mở rộng các đối tượng BHYT bắt buộc2.
+ Giai đoạn 4: từ ngày 01 tháng 07 năm 2009 đến nay. Đây là giai đoạn quan
trọng nhất, Luật BHYT được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
khóa XII kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 14 tháng 11 năm 2008 và có hiệu lực thi
hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2009. Theo qui định của Chính phủ chậm nhất là ngày
01 tháng 01 năm 2014 thực hiện BHYT toàn dân. Luật BHYT quy định về chế độ,
chính sách BHYT, bao gồm đối tượng, mức đóng, trách nhiệm và phương thức

1


Chính phủ (1998), Nghị định số 58/1998/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 1998 của Chính phủ đã ban
hành điều lệ BHYT
2
Chính phủ (2005), Nghị định số 63/2005/NĐ-CP ngày 16/05/2005 của Chính phủ ban hành Điều lệ
BHYT.


10
đóng BHYT, phạm vi được hưởng BHYT, thanh tốn chi phí KCB, quyền và trách
nhiệm của các bên liên quan đến BHYT1 .
Đối với BHYT HS-SV, chính sách BHYT học sinh ở nước ta đã được người
dân chấp nhận, thể hiện ở mức độ bao phủ tăng dần hàng năm, đến cuối năm 2006, số
học sinh tham gia đạt 44% số học sinh cả nước. Trên thế giới, khơng có nước nào thực
hiện BHYT học sinh theo hình thức tự nguyện như ở Việt Nam, học sinh các nước
thường tham gia BHYT bắt buộc theo hộ gia đình người lao động.
Quyền lợi của HS-SV tham gia BHYT được mở rộng. HS-SV tham gia BHYT từ
chỗ chỉ được điều trị nội trú và chăm sóc sức khỏe tại y tế trường học đến được hưởng
quyền lợi như đối tượng bắt buộc, có một số quyền lợi cao hơn các đối tượng bắt buộc
như trợ cấp tử vong và có một tỷ lệ quỹ BHYT để chăm sóc sức khỏe ban đầu tại
trường học.
Có thể khẳng định, BHYT khơng phải là một thuật ngữ xa lạ đối với nhiều sinh
viên hiện nay. Nhiều sinh viên đã tham gia BHYT ngay từ những ngày còn là học sinh
tiểu học. Tham gia BHYT ngày càng trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc
sống hiện tại. Tuy nhiên, BHYT cùng với KCB bằng thẻ BHYT đã và đang đặt ra
những vấn đề chúng ta cần quan tâm. Trong quá trình tìm hiểu đề tài này chúng tôi đã
tiếp cận với nhiều bài viết, các đề tài nghiên cứu về khả năng tham gia với khả năng
tiếp cận KCB bằng thẻ BHYT tại Việt Nam hiện nay.
2.3.

Những nghiên cứu liên quan đến vấn đề BHYT


Nghiên cứu về “Những yếu tố quyết định khả năng tiếp cận BHYT ở Việt
Nam”2 của Đặng Nguyên Anh và cộng sự đã cho thấy khả năng sử dụng dịch vụ KCB
và tiếp cận BHYT của người dân trong xã hội. Nghiên cứu tập trung vào ba nhóm dân
cư cơ bản là “người nghèo ở nông thôn”, “lao động di cư từ nông thôn ra thành thị” và
“cán bộ công chức ở đô thị”, chỉ ra sự khác nhau đặc trưng giữa ba nhóm đối tượng
trên. Trên quan điểm xã hội và cơ thể gắn liền với nghề nghiệp, nguồn lực kinh tế và
vốn xã hội, nghiên cứu đã so sánh mức độ tiếp cận dịch vụ y tế của ba nhóm nhân khẩu
1

Quốc hội n ớc Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Luật BHYT

2

Tạp chí Xã hội học, số 1/2007, tr. 44


11
xã hội đó. Ưu điểm của đề tài là đã chỉ ra được và làm sáng tỏ những yếu tố quyết định
(chung và đặc thù) về khả năng tiếp cận BHYT vốn cịn nhiều bất cập hiện nay. Thơng
qua bài nghiên cứu, chúng ta có thể rút ra một số kết luận chính sau: thứ nhất, khi so
sánh về mức độ tiếp cận BHYT giữa ba nhóm nhân khẩu trên, nhóm cán bộ cơng chức
ở đơ thị có mức độ tham gia BHYT cao nhất. Đối với nhóm người nghèo và lao động di
cư từ nông thôn ra thành thị, có sự hạn chế về nhận thức về tầm quan trọng đối với
BHYT; Thứ hai, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia bảo hiểm của hai đối
tượng kể trên, trong đó đáng chú ý là nguyên nhân xuất phát từ chính sách về đối tượng
tham gia BHYT. Như vậy, khơng phải bất cứ ai cũng có thể muốn tham gia BHYT
cũng đều tham gia được. Hạn chế trong đề tài này là chưa bao quát hết các nhóm dân
cư trong xã hội.
Khác với nội dung của đề tài nói trên, đề tài của tác giả Trịnh Hịa Bình về

“BHYT: nhu cầu và khả năng mở rộng ở nông thôn” đã cho thấy nhu cầu thực tế,
hiệu quả sử dụng và khả năng mở rộng BHYT tại nông thơn _ xã n Thường. Đề tài
nghiên cứu tìm hiểu thực trạng tìm kiếm dịch vụ chăm sóc sức khỏe của người dân,
mức độ tham gia bảo hiểm và tình hình sử dụng BHYT cũng như đánh giá được mức
độ hài lòng về bảo hiểm (hài lòng về dịch vụ, cán bộ y tế, dịch vụ KCBbằng thẻ
BHYT), nhận thức của người dân về việc tham gia BHYT, từ đó cho thấy nhu cầu cần
phải mở rộng thị trường bảo hiểm tại xã. Hạn chế trong đề tài này là chưa so sánh được
giữa các nhóm thu nhập khác nhau về mức độ, nhu cầu tham gia bảo hiểm sẽ khác nhau
như thế nào.
Khác với hai đề tài nói trên khi phương pháp nghiên cứu thu thập thông tin của đề
tài chủ yếu sử dụng các phương pháp phỏng vấn sâu, điều tra bằng bảng hỏi thì đề tài
nghiên cứu “Phát triển BHYT ở nông thôn công bằng và bền vững nhằm nâng cao
chăm sóc sức khỏe người dân – báo cáo kết quả nghiên cứu định tính” của Đàm Viết
Cương, Trần Văn Tiến, Nguyễn Khánh Phương, Trần Thị Mai Oanh, Hoàng Thị
Phượng, Dương Huy Lương và cộng sự do Viện Chiến lược và Chính sách Y tế cơng
bố năm 2007 lại chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính gồm phỏng vấn
sâu và thảo luận nhóm. Đề tại đã nêu ra được sự hạn chế của người dân trong nhận thức


12
về BHYT và chỉ ra các nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế đó. Về phía cơ quan BHYT,
đội ngũ tuyên truyền cung cấp thông tin về BHYT không được tập huấn đào tạo nâng
cao kỹ năng truyền thông, kinh phí cho truyền thơng cịn hạn chế, cán bộ Bảo hiểm xã
hội Việt Nam làm công tác giám định tại các cơ sở y tế còn thiếu, cơ chế giám sát triển
khai BHYT chưa được thực hiện. Về phía các cơ sở cung ứng dịch vụ y tế, trần thanh
toán do bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định còn hạn chế, nguy cơ bội chi và tình trạng
quá tải tại bệnh viện thường xuyên xảy ra, Bảo hiểm xã hội Việt Nam chậm trễ hồn
phí BHYT và mức hồn phí khơng đủ so với số chi, trang thiết bị và cơ sở vất chất cịn
hạn chế. Từ đó tác giả đã đề xuất một số khuyến nghị như tăng cường các hoạt động
truyền thông để nâng cao nhận thức và hiểu biết của người dân về BHYT, nâng cao

năng lực của cán bộ bảo hiểm xã hội để triển khai BHYT hiệu quả hơn và nâng cao
chất lượng dịch vụ KCB bằng thẻ BHYT ở các tuyến đặc biệt là tuyến xã nhằm tăng
cường việc tiếp cận các dịch vụ y tế.
Một trong số những ưu điểm nổi bật của đề tài đã chỉ ra được những hạn chế và
khó khăn trong việc sử dụng thẻ BHYT khi KCB của người dân, nêu ra được sự yếu
kém trong công tác quản lý và cung cấp dịch vụ KCBbằng thẻ BHYT của các cơ sỏ y
tế, đồng thời tác giả nghiên cứu cũng đã đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao dịch vụ
KCB bằng thẻ BHYT cho người dân. Tuy nhiên, vì đề tài chỉ sử dụng phương pháp
nghiên cứu định tính nên chưa mang tính khách quan cao và chưa đưa ra được số liệu
cụ thể cho vấn đề nghiên cứu. Đồng thời địa bàn nghiên cứu còn quá rộng, chưa khoanh
vùng cụ thể khi tiến hành nghiên cứu.
Bên cạnh những đề tài nói trên, đề tài “Đánh giá chính sách và tình hình thưc
hiện chính sách BHYT ở Việt Nam ”1 của Trần Văn Tiến và cộng sự do Bộ Y tế công
bố năm 2007 cũng đã góp phần làm rõ bức tranh về BHYT ở Việt Nam tại thời điểm
bấy giờ. Thông qua đề tài, tác giả đã đánh giá tổng quát về chính sách BHYT hiện
hành, thực trạng tình hình triển khai thực hiện chính sách BHYT và dự báo khả năng
phát triển BHYT trong thời gian tới. Kết quả đề tài nghiên cứu cho thấy BHYT bao phủ
trên 30 triệu dân trong cả nước trong đó 1/3 là người nghèo và các đối tượng chính sách
1

Viện chiến lược và chính sách y tế.


13
xã hội; mức phí bảo hiểm bình qn năm 2005 là 170.000đồng/người/năm đối với khu
vực bắt buộc và mức phí bình quân cho mọi đối tượng năm 2005 xấp xỉ 7,5
USD/người; Gói quyền lợi của bệnh nhân BHYT hiện nay chỉ giới hạn trong khu vực
điều trị, quyền lợi trong sử dụng dịch vụ y tế kỹ thuật cao chi phí lớn có giới hạn nhất
định; Chương trình BHYT cho người nghèo ngày càng đòi hỏi mức độ hỗ trợ lớn hơn
của ngân sách nhà nước với mệnh giá thẻ BHYT ngày càng cao hơn. Từ đó tác giả đưa

ra một số khuyến nghị như cần có quy định rõ ràng về gói quyền lợi BHYT trong văn
bản luật hoặc dưới luật; mức phí BHYT cần được xác định sao cho có thể đáp ứng
được chi phí của nhu cầu chăm sóc sức khỏe cơ bản, ít nhất mức phí BHYT bình qn
phải bảo đảm bù đắp chi phí điều trị; cần quy định về các phương thức thanh toán chi
phí khám, chữa bệnh BHYT giữa quỹ BHYT và nhà cung ứng dịch vụ; Cần tiếp tục
hoàn thiện các văn bản luật có liên quan đảm bảo sự nhất quán về chính sách trong phát
triển hệ thống y tế.
Nghiên cứu “Các giải pháp tăng thu quỹ bảo hiểm y tế giai đoạn từ nay đến
2010” của tác giả Lưu Thị Thu Thủy. Đây là chuyên đề phục vụ công tác đánh giá hoạt
động BHYT nói chung, cơng tác thu bảo hiểm nói riêng trong những năm vừa qua,
đồng thời đề ra các giải pháp tăng trưởng từ nay đến năm 2010. Chuyên đề được nghiên
cứu trong thời điểm Đảng và Chính phủ mới ban hành các nghị quyết nhằm đẩy mạnh
phát triển BHYT ở Việt Nam vì thế chuyên đề có ý nghĩa đối với việc tìm kiếm thêm
giải pháp, nhằm thực hiện mục tiêu mọi người dân được chăm sóc sức khỏe thơng qua
BHYT.
Trong nghiên cứu này, tác giả Thu Thủy đã phân tích những vấn đề cơ bản của
nguồn thu BHYT, trong đó đã đề cập đến khái niệm về BHYT, quỹ bảo hiểm y tế,
nguồn hình thành quỹ, các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn thu, cơ chế quản lý và sử
dụng quỹ, đồng thời nêu một số mơ hình BHYT của các nước trong khu vực. Đây là
điều kiện cần thiết, là cơ sở để phân tích, đánh giá về thực trạng tình hình thu BHYT ở
VN trong thời gian qua, từ đó có những kiến nghị hoàn thiện. Chuyên đề đã đề cập đầy
đủ thực trạng tình hình thực hiện BHYT ở Việt Nam trong các năm vừa qua, đặc biệt đi
sâu phân tích cơng tác thu BHYT ở các nhóm đối tượng khác nhau. Nghiên cứu đã đi


14
sâu phân tích những bất cập trong nguồn thu BHYT, từ sự chênh lệch của mức đóng,
phương thức đóng, cơng tác quản lý và sử dụng nguồn thu đến những khó khăn trong
thực hiện cơng tác thu BHYT.
Với nghiên cứu này tác giả Thu Thủy đã đi sâu nghiên cứu kinh nghiệm của một số

nước như Philippin, Hàn Quốc, Thái Lan trong việc phân nhóm đối tượng tham gia
BHYT, tập hợp được mức đóng cho từng nhóm đối tượng cũng như cách thức tổ chức
quản lý quỹ BHYT của các nước. Đây là những tư liệu quan trọng để Việt Nam có thể
học hỏi trong q trình xây dựng chính sách BHYT nói chung và quản lý nguồn thu quỹ
BHYT nói riêng. Tuy nhiên, chuyên đề cũng mắc phải những hạn chế nhất định. Trong
đó, hạn chế lớn nhất của chuyên đề là hai giải pháp thuộc nhóm các giải pháp tạo lập mơi
trường BHYT cịn chung chung, chưa đưa ra các nội dung cụ thể của từng giải pháp. Ví
dụ, giải pháp mở rộng đối tượng, phải cụ thể mở rộng đối tượng nào trước, đối tượng nào
sau, thời gian thực hiện, biện pháp tổ chức thực hiện, hoặc nâng mức phí thì dự kiến
nâng là bao nhiêu, thời gian nào…
Qua việc tổng quan các chính sách, bài viết, nghiên cứu có nội dung liên quan đến
BHYT nói trên đã cho thấy được vai trò quan trọng của BHYT trong q trình phát
triển xã hội nói chung và chăm só sức khỏe cho người dân nói riêng. Phần lớn các
nghiên cứu đều tập trung vào các nhóm đối tượng chính yếu trong xã hội. Trong khi đó,
nhóm đối tượng là sinh viên_ khách hàng tiềm năng của bảo hiểm lại chưa được quan
tâm đúng mức, đặc biệt là sinh viên ở trọ. Chính vì vậy, nhóm chúng tơi quyết định
chọn nhóm đối tượng này trở thành đối tượng nghiên cứu về việc tiếp cận bảo hiểm và
các dịch vụ KCB bẳng thẻ BHYT. Đó cũng là điểm mới trong đề tài của nhóm chúng
tơi
3. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm mục tiêu sau:
 Tìm hiểu thực trạng tham gia BHYT của sinh viên tại làng ĐHQG Tp. HCM
từ khi BHYT mang tính bắt buộc đối với sinh viên.
 Tìm hiểu việc sử dụng BHYT trong KCBcủa sinh viên hiện nay: thực trạng
sử dụng thẻ BHYT trong KCB, trường hợp sử dụng thẻ trong KCB của sinh viên.


15
 Từ đó, tìm hiểu các yếu tố tác động đến việc tham gia BHYT của sinh viên
hiện nay.

4. Phạm vi nghiên cứu
4.1.

Đối tượng, khách thể nghiên cứu

4.1.1 Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc tham gia
BHYT của sinh viên ở trọ hiện nay.
4.1.2 Khách thể nghiên cứu: Trong đề tài này, nhóm chúng tơi tập trung nghiên
cứu chính đối với nhóm sinh viên ở trọ tại làng ĐHQG TPHCM, hiện là sinh viên của
trường ĐHKHXH&NV, ĐH KHTN, ĐH CNTT và ĐH Kinh tế-Luật TPHCM, cụ thể:
Nhóm sinh viên chưa tham gia BHYT lần nào kể từ ngày 1-1-2010, là thời
điểm luật BHYT quy định tính bắt buộc đối với HS-SV các trường. Đây là
các sinh viên chưa từng tham gia BHYT trong cả hai năm học trở lại đây.
Nhóm sinh viên có tham gia một hoặc đầy đủ cả hai lần trong hai kể từ khi
BHYT mang tính bắt buộc đối với sinh viên.
4.2.

Phạm vi nghiên cứu

4.2.1.

Nội dung nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu và khảo sảo thực trạng và các yếu tố tác động đến việc tham gia
BHYT của sinh viên hiện nay. Trong đó tập trung vào BHYT học đường và chỉ tập
trung nghiên cứu đối với sinh viên ở trọ, cụ thể là sinh viên ở trọ tại làng ĐHQG
TPHCM.
Đối với các yếu tố tác động đến việc tham gia BHYT trong sinh viên hiện nay,
thực tế cho thấy có rất nhiều yếu tố. Tuy nhiên, do giới hạn về thời gian vì vậy nhóm
tập trung vào những yếu tố chính, cụ thể:

 Chế tài xử lí những sinh viên khơng tham gia BHYT: những hình thức kỉ luật
được nhà trường qui định được áp dụng đối với sinh viên khơng tham gia BHYT.
 Mức phí tham gia BHYT: mức phí tham gia BHYT của sinh viên qua hai năm
học 2010-2011 và 2011-2012.
 Tình hình sức khỏe: số lần ốm của sinh viên trong hai năm qua, tính chất
bệnh tương ứng ốm.


16
 Chất lượng KCB bằng thẻ BHYT: bao gồm thời gian chờ đợi; thủ tục hành
chính khi KCB, chuyển lên tuyến trên; hiểu quả thuốc được cấp.
Sở dĩ chúng tôi đưa chất lượng KCB bằng thẻ BHYT trở thành một trong những
yếu tố cần tìm hiểu để giải thích cho thực trạng tham gia BHYT của sinh viên hiện nay
vì chúng tôi cho rằng, những nhận xét hoặc quan điểm đã định hình sẵn có về chất
lượng KCB bằng thẻ BHYT có ảnh hưởng rất lớn đến việc sinh viên có quyết định
tham gia BHYT cho những năm học sau.
4.2.2.

Thời gian nghiên cứu

Nhằm mục đích tìm hiểu thực trạng tham gia BHYT của sinh viên kể từ khi luật
BHYT qui định tính bắt buộc đối với nhóm đối tượng này. Chính vì vậy, nhóm chỉ tìm
hiểu thực trạng tham gia BHYT trong hai năm học là 2010-2011 và 2011-2012 của sinh
viên hiện đang ở trọ tại làng ĐHQG TP HCM.
4.2.3.

Không gian nghiên cứu

Các nhà trọ dành cho sinh viên theo học tại trường ĐHKHXH&NV, ĐH KHTN,
ĐH CNTT, và ĐH Kinh tế - Luật tại làng đại học quốc gia Tp. HCM.

Đề tài tập trung vào 4 trường nói trên vì:


Trường ĐH KHXH&NV đại diện cho khối ngành khoa học xã hội, có nhận thức

sâu về các chính sách xã hội hiện nay. Trường có phịng y tế và có lượng học sinh ở trọ
tại làng ĐH khá đông. Tỉ lệ nữ của trường chiếm tỉ lệ cao hơn hẳn so với tỉ lệ nam.


Trường ĐH KHTN đại diện cho khối ngành tự nhiên, việc đăng kí tham gia

BHYT của sinh viên do phịng cơng tác quản lí sinh viên thực hiện, đồng thời trường
đang thực hiện các chế tài với những sinh viên chưa tham gia BHYT.


Trường ĐH Kinh tế- Luật đại diện cho khối ngành kinh tế. Cũng giống như

trường ĐHKHTN việc đăng kí tham gia BHYT của sinh viên do phịng cơng tác quản lí
sinh viên thực hiện.


Trường ĐH CNTT đại diện cho khối ngành công nghệ thông tin, tỉ lệ sinh viên

nam của trường cao hơn tỉ lệ sinh viên nữ. Trường không ở gần so ba trường kể trên.
Mặt khác, trường mới thành lập nên hiện tại, trường vẫn chưa có phịng y tế. Việc đăng
kí tham gia BHYT do nhà trường thực hiện.


17
5. Câu hỏi nghiên cứu

 Qui định mới về tính bắt buộc tham gia BHYT có ảnh hưởng đến quyết định
tham gia BHYT đối với sinh viên ở trọ hiện nay hay khơng?
 Có hay khơng sự khác nhau về tỉ lệ sinh viên tham gia BHYT tại các trường
được nghiên cứu. Đâu là nguyên nhân chính của sự khác nhau này?
 Việc sử dụng thẻ BHYT trong KCB của sinh viên ở trọ hiện nay như thế nào?
Chất lượng KCB bằng thẻ BHYT đã đáp ứng được nhu cầu KCB của sinh viên ở trọ
hiện nay chưa? Nếu chưa, đâu là yếu tố cần khắc phục?
6. Giả thuyết nghiên cứu
 Việc tham gia BHYT mang tính bắt buộc theo qui định mới của luật BHYT
có tác động mạnh đến quyết định tham gia BHYT đối với sinh viên ở trọ hiện nay,
cụ thể là toàn bộ sinh viên các trường được nghiên cứu đều tham gia BHYT.
 Có sự khác biệt về tỉ lệ sinh viên tham gia BHYT tại các trường được nghiên
cứu. Trong đó, chế tài xử lí đối với các sinh viên khơng tham gia BHYT vẫn còn
yếu là một yếu tố quan trọng làm cho tỉ lệ sinh viên tham gia BHYT không cao.
 Tỉ lệ sinh viên sử dụng thẻ BHYT trong KCB hiện nay là không cao và chỉ
được sử dụng trong trường hợp bệnh nặng1.
 Chất lượng KCB bằng thẻ BHYT chưa đáp ứng được nhu cầu KCB cúa sinh
viên ở trọ hiện nay, trong đó thủ tục hành chính được phần lớn sinh viên cho rằng
đây là trở ngại lớn nhất khiến sinh viên ngại dùng thẻ để KCB tại các cơ sở đăng
kí.
7. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng,nghiên cứu định
tính, nguồn dữ liệu sử dụng bao gồm các dữ liệu thứ cấp, cũng như dữ liệu sơ cấp được
khảo sát tại địa bàn nghiên cứu.
7.1.

Nguồn dữ liệu được sử dụng

Nguồn dữ liệu thứ cấp chính là các số liệu về tỉ lệ sinh viên tham gia BHYT trong
1


Thuật ngữ bênh nặng được hiểu theo tình trạng bệnh có mức độ nguy hiểm đến tính mạng.


18
hai năm học 2010-2011, 2011-2012 tại phòng y tế _ trung tâm KTX ĐHQG TP. HCM.
Trong đó số liệu tập trung vào hai trường ĐH là ĐHKHXH&NV và ĐH CNTT
TPHCM. Đối với hai trường ĐHKHTN và ĐH Kinh tế- Luật, vì sinh viên mua BHYT
theo nhà trường, ngoại trừ những sinh viên nội trú tại KTX được nhà trường gửi danh
sách về phòng y tế KTX, nên số liệu về tỉ lệ sinh viên ở trọ tham gia BHYT tại hai
trường này là khơng thể xác định vì trong khi đăng kí tham gia BHYT khơng có sự
phân biệt đối với nhóm sinh viên ngoại trú tại thành phố và sinh viên ở trọ tại làng ĐH
QGTP HCM.
7.2.

Phương pháp thu thập thông tin

7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Đây là nguồn dữ liệu sơ cấp được thu thập ở địa bàn nghiên cứu, với dung lượng
mẫu là 200 bảng hỏi chia đều cho sinh viên ở trọ tại làng ĐGQG của 4 trường ĐH nói
trên, tức là mỗi trường bao gồm 50 bảng hỏi. Trong đó, nhóm nghiên cứu có phát thêm
20 bảng hỏi dự phịng. Nội dung bảng hỏi bao gồm các chỉ tiêu sau:
1. Thực trạng sinh viên tham gia và sử dụng thẻ BHYT trong KCB
 Số sinh viên tham gia BHYT (từ 2010-2012)
 Số sinh viên tham gia BHYT phân bổ theo trường, giới tính, thứ tự năm học.
 Tỉ lệ sử dụng thẻ BHYT trong KCB ( từ 2010-2012)
 Tình trạng bệnh tật của sinh viên khi mua BHYT: trong hai năm trở lại đây đã
được khám và điều trị bất kỳ một bệnh nào đó (bệnh về đường hơ hấp như: viêm
họng, viêm phế quản, cúm...; bệnh về mắt như: viêm kết mạc, rối loạn điều tiết...;
bệnh về đường tiêu hóa như: đau dạ dày, viêm đại tràng...; bệnh về đường tiết niệu

như: viêm đường tiết niệu, sỏi thận...; bệnh về răng miệng như: sâu răng, viêm
lợi....)
2. Chất lượng KCB bằng thẻ BHYT
 Thái độ phục vụ tốt, không tốt dựa vào cách ứng xử, sự tận tình, niềm nở,
cách xử trí cấp cứu, chẩn đốn, điều trị, tư vấn và giải thích các vấn đề liên quan
đến sức khỏe, các chế độ chính sách về BHYT.


19
 Chế độ thuốc: đầy đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, hàm lượng, phong
phú về chủng loại, đủ liệu trình để điều trị bệnh, khơng phải mua thêm thuốc ...
 Thủ tục hành chính đơn giản hay phức tạp dựa vào thời gian làm thủ tục
chuyển viện, đăng kí khám bệnh, chờ đợi khám bệnh, thanh tốn viện phí, đợi lấy
thuốc.
7.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu
Thơng qua phỏng vấn sâu có thể tìm hiểu sự hiểu biết, thái độ và nguyện vọng của
sinh viên về BHYT, nhận biết rõ hơn các yếu tố thực sự tác động đến việc tham gia
BHYT của sinh viên ở trọ. Thái độ của sinh viên với việc mua thẻ BHYT cũng như ý
kiến của sinh viên về mức đóng BHYT hiện nay, về khả năng đáp ứng nhu cầu KCB
cho người có thẻ BHYT. Và cuối cùng, phòng vấn sâu sẽ làm rõ hơn nữa những lý do
sinh viên không tham gia BHYT cũng với nguyện vọng của sinh viên về mức nộp
BHYT hiện nay.
Trong nghiên cứu này, nhóm tiến hành thực hiện 8s cuộc phỏng vấn sâu, trong đó
8 cuộc chia đều cho sinh viên bốn trường nói trên.
8. Ý nghĩa đề tài
8.1. Ý nghĩa lí luận
Đề tài nghiên cứu về thực trạng và các yếu tố tác động đến việc tham gia BHYT
của sinh viên, do đó đề tài sẽ đóng góp các phát hiện và kinh nghiệm cho các nghiên
cứu về BHYT. Những kiểm chứng và kết quả nghiên cứu của đề tài hy vọng góp phần
làm phong phú hơn những hiểu biết của xã hội đối với việc tham gia BHYT của sinh

viên hiện nay, đặc biệt là sinh viên ở trọ.
8.2. Ý nghĩa thực tiễn
Qua đề tài này, các cơ sở cung cấp thẻ BHYT có thể nắm được thực trạng tham
gia BHYT của sinh viên ở trọ, những yếu tố tác động đến hoạt động này cũng như khả
năng tiếp cận KCB bằng thẻ BHYT của sinh viên ở trọ hiện nay, từ đó đưa ra những
giải pháp thích hợp để thu hút bộ phận này tham gia vào BHYT, góp phần thực hiện
chính sách đổi mới về BHYT bắt buộc đối với HS-SV mang tính tự nguyện nhiều hơn
là bắt buộc ngày càng thành công hơn.


20
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM Y TẾ HỌC SINH SINH VIÊN

1.1.

Một số khái niệm sử dụng trong nghiên cứu

1.1.1. Các khái niệm liên quan đến BHYT
Để thống nhất cách hiểu, trong nghiên cứu này chúng tơi sử dụng các khái niệm
BHYT được trích theo Luật BHYT, đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 14 tháng 11 năm 2008. Luật số:
25/2008/QH12.
a. BHYT:
BHYT là “hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe,
khơng vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện và các đối tượng có trách
nhiệm tham gia theo quy định của Luật này”1.
Thẻ bảo hiểm y tế được cấp cho người tham gia bảo hiểm y tế và làm căn cứ để
được hưởng các quyền lợi về bảo hiểm y tế theo quy định của Luật này.
b. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế2:

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế là cơ sở y tế có ký hợp đồng khám
bệnh, chữa bệnh với tổ chức BHYT
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế bao gồm:
a) Trạm y tế xã và tương đương, nhà hộ sinh;
b) Phòng khám đa khoa, chuyên khoa;
c) Bệnh viện đa khoa, chuyên khoa.
c. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đầu tiên

1

Trích điều 2, chương I, Luật BHYT, Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Nam khóa XII, kỳ họp thứ 4 thơng qua ngày 14 tháng 11 năm 2008. Luật số: 25/2008/QH12
2

Trích điều 3, chương I, Luật BHYT

2

Trích điều 24, chương V, Luật BHYT


21
theo đăng ký của người tham gia bảo hiểm y tế và được ghi trong thẻ bảo hiểm y tế.1
Đối với sinh viên ở trọ tại làng Đại học quốc gia Thủ Đức, cơ sở khám chữa bệnh
ban đầu của các bạn là trạm y tế trường nơi các bạn đang theo học hoặc trạm y tế tại
KTX ĐHQG Tp. HCM.
d. Đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế2
Người tham gia bảo hiểm y tế có quyền đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm

y tế ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã, tuyến huyện hoặc tương đương;
trừ trường hợp được đăng ký tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh hoặc tuyến
trung ương theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Đây là một trong những yêu cầu của luật BHYT để đảm bảo lộ trình tồn dân
tham gia BHYT vào năm 2014. Học sinh - sinh viên có thể đăng ký nơi khám chữa
bệnh ban đầu tại các cơ sở y tế tư nhân (không bắt buộc phải là cơ sở công lập). Nếu
học sinh – sinh viên chọn cơ sở y tế tư, thì phải trả khoản chênh lệch (nếu có). Nếu
đăng ký ở hệ thống y tế cơng lập, các đối tượng trên ở quận/huyện này có quyền đăng
ký khám chữa bệnh tại cơ sở y tế ở quận/huyện khác, và có quyền khám chữa bệnh
vượt tuyến. Nếu vượt tuyến từ bệnh viện quận/huyện lên tuyến trên, thì đóng chênh
lệch 70% tổng chi phí khám chữa bệnh; nếu chuyển từ bệnh viện quận/huyện này qua
bệnh viện quận/huyện khác, thì được BHYT chi trả 70%3.
e. Chuyển tuyến điều trị4
Là trường hợp vượt q khả năng chun mơn kỹ thuật thì cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh bảo hiểm y tế có trách nhiệm chuyển người bệnh kịp thời đến cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh bảo hiểm y tế khác theo quy định về chuyển tuyến chun mơn kỹ thuật
1.1.2. Tính chất của BHYT
BHYT trước hết là một bộ phận quan trọng của hệ thống an sinh xã hội, là một

1

Trích điều 2, chương I, Luật BHYT

2

Trích điều 26, Chương V, LuậT BHYT

3
2


Xem />
Trích điều 27, Chương V, LuậT BHYT


×