Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Thực trạng và giải pháp thu hút khách du lịch indonesia đến thành phố hồ chí minh công trình nghiên cứu khoa học sinh viên cấp khoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (689.3 KB, 48 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC
----- -----

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT
KHÁCH DU LỊCH INDONESIA ĐẾN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Tuấn
Nhóm sinh viên thực hiện:

Chủ nhiệm:

Huỳnh Mỹ Phối

Thành viên: Phạm Thị Yến Oanh

MSSV: 1456110091
MSSV: 1456110089

Mai Thị Hòa

MSSV: 1456110175

Nguyễn Thị Kim Yến

MSSV: 1456110164

Huỳnh Thị Thùy Duyên


MSSV: 1456110023

TP. Hồ Chí Minh, tháng 3/2016
 


MỤC LỤC
Trang
TÓM TẮT BÁO CÁO

1

MỞ ĐẦU

3

1. Lý do chọn đề tài
2. Mục tiêu nghiên cứu
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
5. Phương pháp nghiên cứu
6. Bố cục đề tài
NỘI DUNG
CHƯƠNG MỘT: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm du lịch và loại hình du lịch
1.1.2. Khái niệm về khách du lịch
1.1.3. Khái niệm hướng dẫn viên du lịch
1.1.4. Lợi ích của du lịch
1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Tiềm năng du lịch của thành phố Hồ Chí Minh
1.2.2. Tổng quan thị trường du khách Indonesia
1.2.3. Đặc điểm tâm lý, nhu cầu, xu hướng đi du lịch
của du khách Indonesia
1.2.4. Quan hệ Việt Nam và Indonesia - nhân tố giới thiệu du lịch
Việt Nam

3
4
5
5
7
8
9
9
9
11
12
13
14
14
15
15
16

CHƯƠNG HAI: THỰC TRẠNG DU KHÁCH INDONESIA
ĐẾN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

18


2.1. Đặc điểm du khách Indonesia đến thành phố Hồ Chí Minh
2.1.1. Số lượng du khách
2.1.2. Độ tuổi của du khách
2.1.3. Kênh thông tin biết đến thành phố Hồ Chí Minh
2.1.4. Hình thức chuyến đi của du khách
2.1.5. Khả năng chi tiêu khi đến thành phố Hồ Chí Minh
2.1.6. Thời gian du lịch và số ngày lưu trú
2.2. Hoạt động phục vụ khách Indonesia tại thành phố Hồ Chí Minh
2.2.1. Các dịch vụ du lịch
2.2.2. Kinh doanh du lịch của các công ty du lịch, lữ hành

18
18
20
20
21
22
23
24
24
26
 
 


2.3. Các tuyến điểm du khách Indonesia thích ở
thành phố Hồ Chí Minh
2.4. Nhu cầu mua sắm của du khách Indonesia ở
thành phố Hồ Chí Minh
2.5. Lý do du khách Indonesia chọn thành phố Hồ Chí Minh

2.6. Nhận xét của du khách Indonesia về ngành du lịch tại Việt Nam

27
28
29
30

CHƯƠNG BA: GIẢI PHÁP THU HÚT DU KHÁCH INDONESIA ĐẾN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
32
3.1. Giải pháp Marketing
3.1.1. Chiến lược quảng bá du lịch Việt Nam đến Indonesia
3.1.2. Xây dựng hệ thống nhà hàng halal
3.1.3. Chiến lược về giá
3.1.4. Chiến lược sản phẩm
3.1.5. Chiến lược phân phối sản phẩm du lịch
3.2. Giải pháp nâng cao năng lực về công tác tổ chức quản lý tour
3.3. Giải pháp về nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch
3.3.1. Dịch vụ vận chuyển
3.3.2. Nơi lưu trú
3.3.3. Dịch vụ ăn uống
3.3.4. Dịch vụ mua sắm, vui chơi giải trí
3.4. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực du lịch
3.5. Các giải pháp khác
3.5.1. Thiết lập văn phịng đại diện
3.5.2. Cải tạo mơi trường du lịch
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

32

32
33
33
33
34
34
35
35
36
36
37
38
38
38
39
40
42

 
 


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
- APEC (Asia - Pacific Economi Cooperation): Tổ chức Hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương.
- ASEAN (Association of Southest Asian Nations): Hiệp hội các nước Đông Nam
Á.
- IUOTO (International Union of Official Travel Organizations): Liên Hợp Quốc
các tổ chức lữ hành chính thức.
- LHQ: Liên Hợp Quốc.
- MICE (Meeting Incentive Conference Event): là một loại hình du lịch kết hợp hội

nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện, du lịch khen thưởng của các công ty cho
nhân viên, đối tác.

 
 


MỤC LỤC BIỂU ĐỒ
Bảng 1: Khách du lịch các nước trong khu vực ASEAN đến Việt Nam
Bảng 2: Độ tuổi của du khách Indonesia đến thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 3: Kênh thông tin của du khách Indonesia biết đến thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 4: Hình thức chuyến đi của du khách Indonesia
Bảng 5: Khả năng chi tiêu của du khách Indonesia khi đến thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 6: Thời gian du lịch
Bảng 7: Số ngày lưu trú
Bảng 8: Địa điểm yêu thích của du khách Indonesia ở thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 9: Địa điểm yêu thích của du khách Indonesia ngồi thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 10: Nhu cầu mua sắm của du khách Indonesia khi du lịch ở thành phố Hồ Chí
Minh
Bảng 11: Lý do du khách Indonesia lựa chọn đến thành phố Hồ Chí Minh

 
 


TÓM TẮT BÁO CÁO
Indonesia là một quốc gia nằm giữa Đông Nam Á và Châu Đại Dương và
được mệnh danh là đất nước vạn đảo với hơn 17.500 hòn đảo lớn nhỏ khác nhau
nằm rải rác khắp vùng lãnh thổ rộng 1.919.440 km2. Dân số Indonesia đứng hàng
thứ tư trên thế giới với số dân khoảng 237 triệu người. Người ta biết đến Indonesia

như một thiên đường của những bãi biển xinh đẹp và cũng chính vì thế mà du lịch
biển của Indonesia rất phát triển. Nhưng ít ai biết rằng, du khách Indonesia thích đi
du lịch để tìm hiểu về văn hóa, đất nước, con người của các quốc gia khác trên thế
giới, đặc biệt du khách Indonesia thích kiểu du lịch sinh thái, thích trải nghiệm cùng
sơng nước như ở Việt Nam và thành phố Hồ Chí Minh là một điểm đến mà du
khách Indonesia khá quan tâm.
Đề tài “Thực trạng và giải pháp thu hút khách du lịch Indonesia đến Thành
phố Hồ Chí Minh” trình bày thực trạng khách du lịch Indonesia qua các năm cho
đến thời điểm hiện tại để rút ra tổng quan về khách du lịch Indonesia cũng như đưa
ra các so sánh, đối chiếu về số lượng du khách qua từng năm. Cũng trong khn
khổ đề tài, nhóm nghiên cứu đã khảo sát tìm hiểu về các nhu cầu, thị hiếu, xu hướng
của du khách Indonesia khi đi du lịch. Từ đó, kiến nghị các giải pháp phát triển
lượng du khách này một cách toàn diện hơn.
Nhắc đến Indonesia, người ta sẽ nghĩ ngay đến Islam giáo vì tại đây có đến
80% dân số là người Muslim. Người Muslim có một số điều lệ rất chặt chẽ về thức
ăn theo đúng giáo luật (Halal) hay cầu nguyện đúng thời gian và địa điểm cầu
nguyện, điều này vơ tình đã gây khó khăn cho ngành du lịch thành phố Hồ Chí
Minh khi tiếp cận với lượng du khách này. Tuy nhiên, xu thế toàn cầu hóa khơng
chỉ tạo ra mối liên kết và trao đổi về mặt kinh tế, công nghệ, thông tin mà tồn cầu
hóa cũng đã mang văn hóa các nước gần lại với nhau, trong trường hợp này là văn
hóa của Việt Nam và Indonesia. Từ đây, du lịch thành phố Hồ Chí Minh dần lấn sâu
vào con đường chun mơn cao hơn khi tiếp nhận lượng khách này.


 


Để làm được như vậy, ngành du lịch thành phố Hồ Chí Minh cần quan tâm
đến đội ngũ nhân viên du lịch. Các công ty du lịch cần trang bị đội ngũ có tính
chun mơn cao, cơ sở vật chất hiện đại để có thể đáp ứng tất cả những yêu cầu của

khách du lịch nhằm tạo sự hài lòng và thoải mái nhất cho du khách. Với những giải
pháp mà nhóm nghiên cứu đưa ra, chúng tơi hy vọng sẽ khắc phục được phần nào
những hạn chế trong việc thu hút du khách Indonesia đến du lịch tại thành phố Hồ
Chí Minh ở thời điểm hiện tại.


 


MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, việc gia nhập vào các tổ chức quốc tế tiêu

biểu như: APEC, WTO, ASEAN… đã giúp Việt Nam mở rộng quan hệ ngoại giao,
gắn kết tình hữu nghị, tăng cường hợp tác phát triển trên nhiều phương diện văn
hóa, giáo dục… với các nước trên thế giới. Sự phát triển đa phương, đa lĩnh vực này
tạo đòn bẩy vững chắc cho nền kinh tế đi lên. Trong đó, phát triển du lịch được các
quốc gia đang tiến hành cơng nghiệp hóa ưu tiên hàng đầu tiêu biểu như Việt Nam.
Cơ hội được mở rộng hơn khi Việt Nam đã tham gia ký kết tuyên bố Kuala Lumpur để thành lập cộng đồng ASEAN. Việc miễn Visa cho 9 nước trong khu vực
ASEAN và một số nước khác trên thế giới giúp du khách quốc tế đến du lịch ở Việt
Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng ngày càng tăng. Sự thay đổi
này nhằm đơn giản hoá các vấn đề về thủ tục xuất nhập cảnh, nhờ đó du lịch Việt
Nam sẽ thu hút đơng đảo khách du lịch quốc tế, đặc biệt du khách trong khu vực.
Những năm gần đây, du lịch Việt Nam đã có bước phát triển ấn tượng, lượng
khách quốc tế đến Việt Nam ngày càng tăng. Theo Tổng cục Thống kê năm 2014,
Việt Nam đứng thứ 5 trong khu vực Đông Nam Á về thu hút du khách quốc tế đến
tham quan và nghỉ dưỡng sau Malaysia, Thái Lan, Singapore và Indonesia. Cụ thể,
lượng khách Thái Lan đến Việt Nam trên 246 nghìn lượt, du khách Singapore trên

202 nghìn lượt, Indonesia trên 68 nghìn lượt.
Nhờ các chính sách mở cửa trên, ngành du lịch Việt Nam đã và đang đón
nhận một lượng lớn du khách khắp nơi trên thế giới. Trong đó, thị phần du khách
Islam chiếm số lượng tương đối và ổn định, cho thấy tiềm năng không nhỏ do lượng
du khách này đem lại.
Đặc biệt, Indonesia - quốc gia láng giềng với Việt Nam, khơng chỉ có nền
kinh tế và dân số thuộc loại lớn nhất trong các quốc gia thành viên ASEAN,
Indonesia cịn có số dân Islam cao nhất thế giới, đóng vai trị trung tâm Islam trong
cộng đồng ASEAN.


 


Bên cạnh đó, Việt Nam và Indonesia có nhiều điểm tương đồng về văn hóa,
địa lý, thuận lợi cho sự phát triển du lịch. Trong lĩnh vực du lịch, Việt Nam và
Indonesia đã tăng cường hợp tác trên các phương diện: trao đổi khách, xúc tiến
quảng bá và phát triển nguồn nhân lực.... Điển hình vào đầu năm 2012, việc hãng
hàng không quốc gia Vietnam Airline mở đường bay thẳng nối Jakarta - thành phố
Hồ Chí Minh đã rút ngắn thời gian trung chuyển khách, tiết kiệm chi phí. Đồng
thời, có nhiều chương trình ưu đãi đặc biệt đối với khách du lịch Indonesia cho thấy
sự quan tâm của du lịch Việt Nam dành cho thị trường mới mẻ này. Vì vậy, để đạt
đến sự hài lịng, đáp ứng thị hiếu của du khách khi du lịch tại Việt Nam, ngành du
lịch cần có sự đầu tư nhiều hơn nữa.
Nói đến du lịch Việt Nam không thể không nhắc đến thành phố Hồ Chí Minh
- cửa ngõ giao lưu văn hóa với các nước trong khu vực và trên thế giới. Thành phố
Hồ Chí Minh đóng vai trị như một đô thị, một trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa,
khoa học cơng nghệ, đầu mối giao lưu quốc tế…. Đặc biệt, thành phố Hồ Chí Minh
có sự gần gũi về văn hóa, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên với các nước ASEAN hơn
bất cứ khu vực nào ở nước ta. Ngồi ra, cịn có hệ thống giao thơng đường bộ,

đường thủy, đường hàng khơng hồn chỉnh nối liền với các nước ASEAN. Vì vậy,
thành phố Hồ Chí Minh luôn thu hút đông đảo khách lữ hành từ nhiều nơi trên thế
giới, trong đó có Indonesia.
Với các lý do trên, việc thực hiện đề tài “Thực trạng và giải pháp thu hút
khách du lịch Indonesia đến Thành phố Hồ Chí Minh” để nghiên cứu và đề xuất
một số giải pháp nhằm thu hút du khách Indonesia đến Việt Nam. Ngồi ra, đề tài
cịn đóng góp một số giải pháp trong công tác quản lý, quảng bá du lịch Việt Nam ở
Indonesia cũng như các nước khác trong thời gian sắp tới.
2.

Mục tiêu nghiên cứu
Trong những năm gần đây, lượng khách nước ngồi đến thăm Việt Nam nói

chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng ngày càng nhiều và những lợi ích mang
lại cho người dân cũng như nền kinh tế quốc gia khá đáng kể.
Nhằm để thu hút khách du lịch nước ngoài vào Việt Nam cũng như thành
phố Hồ Chí Minh, các cơ quan ban ngành đã có nhiều nổ lực để tu bổ các điểm du

 


lịch, cải tiến dịch vụ cũng như tiến hành các biện pháp khác để thu hút khách nước
ngồi. Khơng nằm ngồi mục tiêu đó, đề tài nghiên cứu này cũng hướng vào mục
tiêu như sau:


Nghiên cứu thực trạng du khách Indonesia đến thành phố Hồ Chí




Khảo sát sự hài lịng của du khách Indonesia đến thành phố Hồ Chí



Kiến nghị các giải pháp nhằm thu hút du khách Indonesia đến thành

Minh.

Minh.

phố Hồ Chí Minh.
3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu của đề tài: du khách Indonesia đến thành phố

Hồ Chí Minh và hướng dẫn viên du khách Indonesia đến thành phố Hồ Chí Minh.


Phạm vi nghiên cứu



Giới hạn nội dung: đề tài chỉ chủ yếu nghiên cứu thực trạng du khách

Indonesia đến thành phố Hồ Chí Minh và đề ra những giải pháp thu hút du khách
Indonesia đến thành phố Hồ Chí Minh.



Giới hạn về thời gian: khảo sát du khách Indonesia đến Việt Nam

trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2015.


Giới hạn về không gian: khảo sát du khách Indonesia đến thành phố

Hồ Chí Minh.
4.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đề tài nghiên cứu về việc thu hút khách du lịch đến từ Indonesia là một đề tài

mới nên các cơng trình liên quan đến vấn đề này chưa được tổ chức nghiên cứu
nhiều. Tuy nhiên, gần đây có một số bài báo đề cập đến vấn đề liên quan đến khách
Islam giáo từ một số nước trong đó có Indonesia. Dưới đây, chúng tơi xin điểm qua
một số bài báo:
Thứ nhất, bài báo “Dồn dập đón du khách đạo Hồi” của tác giả Lê Nam đăng
trên báo Tuổi Trẻ Online ngày 5/10/2014. Bài báo này đã trình bày về số lượng du
khách Islam giáo đến Việt Nam hiện nay đang tăng lên rất nhanh. Bên cạnh đó, bài

 


báo cịn nói về các sản phẩm mà các du khách này thích mua như quần áo, bánh
kẹo, đặc sản ở các vùng Đồng bằng sông Cửu Long cũng như đưa ra nhận định và
xu hướng phát triển trong thời gian tới để đáp ứng đầy đủ hơn nữa cho thị trường du
khách Islam nói chung cũng như du khách Indonesia nói riêng.
Thứ hai, bài báo “Nhộn nhịp khách du lịch Hồi giáo” của tác giả Đào Loan

đăng trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online ngày 15/6/2013. Bài báo đánh giá rằng
thị trường khách Islam giáo từ Malaysia, Indonesia đến tuy số lượng chưa nhiều
bằng các thị trường khác nhưng lượng khách đến ổn định, mức chi tiêu dành cho
mua sắm khá nhiều mà yêu cầu không quá khắc khe, chỉ cần đáp ứng được nhu cầu
ăn uống của họ theo đúng giáo luật Islam.
Thứ ba, bài báo “Hội nhập thị trường du khách Hồi giáo” do tác giả Kim
Sơn viết đăng trên Tạp chí Du lịch thành phố Hồ Chí Minh ngày 12/9/2014 có đề
cập đến buổi Hội thảo về “Chìa khóa vàng cho sự hội nhập thị trường du lịch
Islamic – Hồi giáo”, nơi trao đổi của các chun gia có trình độ chun mơn đến từ
Malaysia, Trung Đông và Thổ Nhĩ Kỳ về nhu cầu, các dịch vụ đáp ứng cho du
khách Islam cũng như trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm từ các nước đi trước như
Malaysia, Indonesia nhằm giúp các doanh nghiệp Việt Nam học hỏi và xây dựng
những chiến lược hấp dẫn thị trường du khách Islam giáo.
Ngoài ra, liên quan đến người Indonesia ở thành phố Hồ Chí Minh gần đây
cịn có một số cơng trình nghiên cứu đã được thực hiện như sau:
Đề tài nghiên cứu khoa học “Cộng đồng người Indonesia ở Thành phố Hồ
Chí Minh” của tác giả Nguyễn Thanh Tuấn (2012) ở trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. Cơng trình này đề cập
đến những lý do người Indonesia đến thành phố Hồ Chí Minh, các khu vực cư trú
của người Indonesia ở thành phố Hồ Chí Minh và khả năng hội nhập của người
Indonesia ở thành phố Hồ Chí Minh.
Đề tài nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thanh Tuấn và nhóm sinh viên khoa
Đơng Phương học (2010) về “Hệ thống dịch vụ nhà hàng quán ăn Halal ở Thành
phố Hồ Chí Minh”, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc
gian thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài này khảo sát các quán ăn bán thức ăn Halal trên

 


địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, lượng du khách đến các quán ăn này, món ăn và

giá cả của các qn ăn này.
5.

Phương pháp nghiên cứu
Để có thể hồn thành bài nghiên cứu này chúng tôi dự kiến sử dụng các

phương pháp nghiên cứu như sau:
- Phương pháp điều tra xã hội học: Phương pháp này được sử dụng để khảo
sát sự hài lòng của du khách Indonesia đến thành phố Hồ Chí Minh về dịch vụ du
lịch, hướng dẫn, các tuyến điểm du lịch, cung cách quản lý du lịch của chính phủ,
… Chúng tơi tiến hành phát phiếu khảo sát cho các du khách Indonesia và phỏng
vấn hướng dẫn viên phục vụ du khách Indonesia để nắm bắt được những nhu cầu,
sở thích của du khách và các thông tin cần thiết.


Chúng tôi phát ra 100 phiếu khảo sát cho các du khách Indonesia và

thu về được 76 phiếu.


Chúng tôi phỏng vấn 2 anh/chị hướng dẫn viên du lịch thuộc công ty

du lịch Dong Travel.
- Phương pháp lịch sử: Phương pháp này được sử dụng để tìm hiểu mối quan
hệ Việt Nam và Indonesia trong lịch sử cũng như thời điểm đánh dấu mốc du khách
Indonesia đến thành phố Hồ Chí Minh.
- Phương pháp thống kê: Phương pháp này được sử dụng để thống kê số
lượng du khách nước ngồi đến thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt du khách
Indonesia. Chúng tôi tiến hành thống kê số liệu đã được các cơ quan ban ngành Việt
Nam và thành phố Hồ Chí Minh đã cơng bố cũng như những số liệu từ các công ty

du lịch.
- Phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng để so sánh số lượng
du khách Indonesia đến thành phố Hồ Chí Minh hàng năm cũng như so sánh số
lượng du khách Indonesia và du khách các nước đến thành phố Hồ Chí Minh trong
5 năm gần đây.


 


6.

Bố cục đề tài
Đề tài nghiên cứu này ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo,

chúng tôi phân thành 3 chương chính:
CHƯƠNG MỘT: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Chương Một nêu lên một số khái niệm liên quan được đề cập trong đề tài, khái quát
vài nét về tiềm năng du lịch của thành phố Hồ Chí Minh cũng như về thị trường du
khách Indonesia để có cái nhìn tổng quan nhất, từ đó làm cơ sở lý thuyết áp dụng
vào nội dung chính của đề tài.
CHƯƠNG HAI: THỰC TRẠNG KHÁCH DU LỊCH INDONESIA ĐẾN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Ở chương Hai, thơng qua phiếu khảo sát, chúng tơi mơ tả và phân tích thực trạng,
nhu cầu, thị hiếu và nêu lên một số hoạt động phục vụ du khách Indonesia đang du
lịch tại thành phố Hồ Chí Minh.
CHƯƠNG BA: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH
INDONESIA
Từ kết quả khảo sát ở chương Hai, chúng tôi đưa ra các giải pháp trên nhiều phương
diện như quảng bá, xúc tiến du lịch, cải thiện chất lượng dịch vụ cũng như hàng hóa

sản phẩm phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu cho thị trường du khách Indonesia.


 


CHƯƠNG MỘT
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1.

Cơ sở lý luận

1.1.1. Khái niệm du lịch và loại hình du lịch
Ngày nay, du lịch đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn không chỉ ở các
nước phát triển mà cịn ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Tuy
nhiên, cho đến nay, nhận thức về nội dung du lịch vẫn chưa thống nhất. Do hoàn
cảnh (thời gian, khu vực) khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu và cách hiểu về
du lịch khác nhau, mỗi tác giả nghiên cứu lại cho ra một định nghĩa, hoàn tồn khó
có thể thống nhất được trọn vẹn mọi mặt của du lịch1.
Tổ chức Hiệp Hội Du lịch Thế giới (WTO) năm 1994 đã đưa ra định nghĩa
như sau: “Du lịch là hoạt động tổng hòa những hiện tượng và những mối liên hệ,
phát sinh do sự tác động qua lại giữa khách du lịch, người kinh doanh du lịch và
mơi trường xã hội tại địa phương, có liên quan đến việc di chuyển tạm thời của con
người ra khỏi nơi ở thường xuyên của họ, nhằm mục đích tiêu khiển, nghỉ ngơi, văn
hóa, dưỡng sức,… và nhìn chung là vì những lí do khơng phải để kiếm sống”.
Theo Liên Hiệp Quốc (LHQ) các tổ chức lữ hành chính thức (International
Union of Official Travel Oragnization: IUOTO): Du lịch được hiểu là hành động du
hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xun của mình nhằm mục đích
khơng phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh
sống.

Theo luật Du lịch do Quốc Hội Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt
Nam công bố ngày 14/06/2005, chương I – điều 4: “Du lịch là hoạt động của con
người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan,
giải trí, nghỉ dưỡng trong khoảng thời gian nhất định”.
Còn theo Nguyễn Khắc Viện, du lịch là sự mở rộng khơng gian văn hóa của
con người2.
                                                            
1

Trần Đức Thanh (2005), Nhập môn khoa học du lịch, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, trang 7

2

Trần Đức Thanh (2005), Nhập môn khoa học du lịch, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, trang 8

 


Trong giáo trình Thống kê du lịch, Nguyễn Cao Thường và Tô Đăng Hải chỉ
ra rằng du lịch là một ngành kinh tế xã hội, dịch vụ, có nhiệm vụ phục vụ nhu cầu
tham quan, giải trí, nghỉ ngơi có hoặc không kết hợp với các hoạt động chữa bệnh,
thể thao, nghiên cứu, khoa học và các nhu cầu khác3.
Các khái niệm du lịch trên có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển của du lịch mang
lại hiệu quả kinh tế cao. Du lịch còn được xem như một hiện tượng xã hội - góp
phần nâng cao dân trí, phục hồi sức khỏe cộng đồng, giáo dục lịng u nước,…
Chính vì vậy, tồn xã hội phải có trách nhiệm đóng góp, đầu tư cho du lịch phát
triển.
Dưới ảnh hưởng và tác động của tồn cầu hố, ngày càng có nhiều hình thức
du lịch được áp dụng so với khái niệm du lịch ban đầu. Theo Thạc sĩ Sơn Hồng
Đức4, một số hình thức du lịch phổ biến hiện nay trên thế giới bao gồm:



Du lịch xã hội: du khách kết hợp đi du lịch để thăm viếng người quen,

gặp gỡ, tìm hiểu về một doanh nghiệp, một đại học…


Du lịch chữa bệnh: du lịch kết hợp với chữa bệnh. Ví dụ đến khu du

lịch suối khống Bình Châu, vừa du lịch vừa tắm suối khoáng để chữa một số bệnh.


Du lịch thể thao: du khách đi du lịch để thi đấu hoặc xem người khác

thi đấu.


Du lịch nơi hoang dã: du khách tìm về nơi hoang dã để lưu trú, nhằm

giải toả stress, hoặc thay đổi khơng khí.


Du lịch văn hố: dành cho những du khách có sở thích tìm hiểu,

thưởng thức các hoạt động, các sự kiện, các cơ sở văn hoá…


Du lịch lễ hội: du lịch đến những nơi có tổ chức lễ hội, đặc biệt ở

những nơi có lễ hội lớn và đặc sắc thu hút đơng đảo khách du lịch hằng năm.



Du lịch môi trường: dành cho những du khách quý trọng thiên nhiên,

các tài nguyên nơi đến, họ có ý thức giữ gìn rất cao và mong nơi họ đến vẫn còn
trong nét hoang sơ, nhưng cơ sở hạ tầng phải chỉnh chu và sạch sẽ.
                                                            
3
Trần Đức Thanh (2005), Nhập môn khoa học du lịch, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, trang 11.
4
Sơn Hồng Đức (2003), Du lịch và Kinh doanh lữ hành, Nxb. Bến Tre Thành phố Hồ Chí Minh,
trang 25
10 
 




Du lịch học tiếng nước ngồi: loại hình phổ biến trong cộng đồng

chung Châu Âu, cha mẹ gửi con cái của mình sang các nước láng giềng để học ngơn
ngữ khác, với mục đích tìm hiểu và giữ nền hồ bình cho hai nước.


Du lịch hè: dành cho những trẻ em của những gia đình bậc trung,

khơng đủ khả năng đi du lịch, họ sẽ tổ chức một trại hè tập trung để trẻ em được
cùng vui chơi giải trí với nhau.



Du lịch đại dương: loại hình tàu biển (như Star Cruise). Đó là một

khách sạn nổi, một thành phố giải trí nổi, đi qua nhiều quốc gia để du khách có thể
vui chơi giải trí.


Du lịch khám phá: loại hình du lịch tìm kiếm cái mới, đến những nơi

hoang sơ để trải nghiệm.


Du lịch sinh thái: loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản

địa, gắn với giáo dục mơi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền
vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương (Hội thảo quốc gia về
“Xây dựng chiến lược phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam” được tổ chức ngày 79/9/1999).
Ngoài ra, hiện nay cịn xuất hiện hình thức du lịch mới, du lịch hội nghị MICE (Meeting Incentive Conference Event): tổ chức hội nghị kết hợp du lịch tại
một vùng, một đất nước khác, nhằm mục đích tìm hiểu, giao lưu với thế giới.
1.1.2. Khái niệm về khách du lịch
Có nhiều yếu tố để cấu thành nên một ngành du lịch phát triển toàn diện.
Ngoài tài nguyên du lịch, dịch vụ du lịch, hướng dẫn viên du lịch, khách du lịch
đóng vai trị khơng thể thiếu cho sự phát triển du lịch.
Khách du lịch (Tourist): Khách đến lưu trú tại một quốc gia khác (hoặc một
nơi khác nơi ở thường xuyên) trên 24 giờ và nghỉ lại qua đêm với mục đích cuộc
hành trình có thể xếp loại vào một trong những tên gọi sau: nghỉ dưỡng, thăm quan,
thăm viếng gia đình, tơn giáo, thể thao, học tập, tham dự hội nghị, công tác…vv
Khách du lịch quốc tế (International Tourist): Theo luật du lịch Việt Nam,
chương V – điều 34, “Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài vào Việt Nam du
11 
 



lịch, cơng dân Việt Nam, người nước ngồi thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài
du lịch”.
Khách du lịch nội địa (Domestic Tourist): Bất kỳ người nào ngụ tại một quốc
gia nào, bất kể quốc tịch gì, đi du lịch đến một nơi khác với chỗ thường trú của
mình, trong phạm vi quốc gia, trong thời gian hơn 24 giờ hay một đêm, với bất kỳ
một lý do nào khác hơn thực hiện một hoạt động được trả công tại nơi đến thăm,
đều gọi là khách du lịch nội địa.
Du lịch được xem như một hiện tượng xã hội và lĩnh vực kinh tế với đối
tượng phục vụ là người đi du lịch nên việc thống nhất khái niệm du khách như một
nhu cầu tất yếu. Đối với doanh nghiệp du lịch, thơng qua số lượng du khách có thể
nắm được doanh thu. Từ đó, cơ quan quản lý xác định được nghĩa vụ đối với nhà
nước của các doanh nghiệp du lịch. Việc thống nhất và chuẩn hóa định nghĩa du
khách cịn có ý nghĩa làm cho du lịch Việt Nam nhanh chóng hội nhập vào hoạt
động thống kê du lịch khu vực và quốc tế5.
1.1.3. Khái niệm hướng dẫn viên du lịch
Hướng dẫn viên du lịch (thuật ngữ nước ngoài quen dùng là Tour Guide,
Tour Manager, Tour Leader, (Tiếng Anh), Guideur Touristque, CourierTouristque
(Tiếng Pháp) là người thực hiện hướng dẫn khách du lịch trong các chuyến tham
quan du lịch hay tại các điểm du lịch nhằm đáp ứng những nhu cầu được thoả thuận
của khách trong thời gian nhất định và thay mặc tổ chức kinh doanh du lịch giải
quyết những phát sinh trong chuyến du lịch với phạm vi và khả năng của mình.
Năm 1994, Tổng cục du lịch Việt Nam đưa ra khái niệm hướng dẫn viên du
lịch như sau: “Hướng dẫn viên du lịch là cán bộ chuyên môn làm việc cho các
doanh nghiệp lữ hành (bao gồm các doanh nghiệp du lịch khác có chức năng kinh
doanh lữ hành) thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn du lịch khách tham quan theo
chương trình du lịch đã được ký kết”. (Qui chế hướng dẫn viên du lịch – Ban hành

                                                            

5
Nguyễn Thị Khang (2011), Hợp tác phát triển du lịch Trung Quốc – Việt Nam, vấn đề thu hút
khách du lịch Trung Quốc vào Việt Nam, luận văn thạc sĩ trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
12 
 


theo quyết định số 235/DL – HTĐT ngày 04 tháng 10 năm 1994 của Tổng cục
trưởng Tổng cục Du Lịch).
Trường Đại Học British Columbia của Canađa, một địa chỉ đào tạo nhân lực
du lịch có uy tín lớn đã đưa ra khái niệm được nhiều người chấp nhận: “Hướng dẫn
viên du lịch là các cá nhân làm việc trên các tuyến du lịch trực tiếp đi kèm hoặc di
chuyển cùng với các cá nhân hoặc các đoàn khách theo một chương trình du lịch
nhằm đảm bảo việc thực hiện lịch trình theo đúng kế hoạch, thuyết minh cho khách
về các điểm du lịch đồng thời tạo ra những ấn tượng tích cực cho khách du lịch”.
1.1.4. Lợi ích của du lịch
Về mơi trường: Du lịch góp phần khẳng định giá trị và góp phần vào việc
bảo tồn các diện tích tự nhiên quan trọng, phát triển các Khu Bảo Tồn và Vườn
Quốc Gia. Ngồi ra, du lịch có thể cung cấp những sáng kiến cho việc làm sạch môi
trường thông qua kiểm sốt chất lượng khơng khí, nước, đất, ơ nhiễm tiếng ồn, thải
rác và các vấn đề môi trường khác. Các cơ sở hạ tầng của địa phương như sân bay,
đường sá, hệ thống cấp thoát nước, xử lý chất thải, thơng tin liên lạc có thể được cải
thiện thơng qua hoạt động du lịch.
Về chính trị: Du lịch - chiếc cầu nối hịa bình giữa các dân tộc trên thế giới.
Hoạt động du lịch giúp cho các dân tộc xích lại gần nhau hơn, hiểu hơn về giá trị
văn hóa của đất nước bạn, xây dựng và vun đắp cho tình hữu nghị giữa các dân tộc
với nhau.
Về kinh tế: Du lịch tham gia tích cực vào quá trình tạo nên thu nhập quốc
dân (sản xuất ra đồ lưu niệm, chế biến thực phẩm, xây dựng các cơ sở vật chất kĩ

thuật…) và phân phối lại thu nhập quốc dân giữa các vùng. Bên cạnh đó, du lịch
phát triển tốt sẽ góp phần làm tăng năng suất lao động xã hội, mở ra thị trường tiêu
thụ hàng hóa, tận dụng và phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật của các ngành kinh tế
khác. Cùng với xu thế hội nhập quốc tế, du lịch đã khuyến khích và thu hút vốn đầu
tư nước ngồi, góp phần củng cố, phát triển các mối quan hệ kinh tế các nước trên
thế giới.

13 
 


Về xã hội: Du lịch đã và đang giải quyết việc làm cho nhân dân địa phương,
góp phần nâng cao ý thức mỗi cơng dân trong việc xây dựng hình ảnh quốc gia đến
với bạn bè quốc tế.
1.2.

Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Tiềm năng du lịch của thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh - một thành phố nằm ở phía Nam của nước ta, nơi
chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ với đồng bằng châu thổ sông Cửu Long vì thế
thành phố Hồ Chí Minh có mơi trường thiên nhiên phong phú, đa dạng. Bên cạnh
đó, thành phố Hồ Chí Minh cịn nằm trên đầu mối giao thơng quan trọng có nhiều
đường thuỷ, đường hàng khơng ra khắp các tỉnh lân cận và cả khu vực Đông Nam Á
và Tây Thái Bình Dương. Với vị trí quan trọng như vậy, tiềm năng du lịch ở thành
phố Hồ Chí Minh khơng hề nhỏ.
Hiện nay, thành phố Hồ Chí Minh - một thành phố phát triển năng động
thuộc loại bậc nhất cả nước và dẫn đầu về việc thu hút khách du lịch. Sở dĩ có kết
quả như vậy do thành phố Hồ Chí Minh có tài ngun du lịch phong phú, có nhiều
loại hình du lịch khác nhau từ du lịch văn hoá, lịch sử đến du lịch sinh thái. Tiêu

biểu như Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng Cách Mạng thành phố, Bảo tàng Quân
khu 7,… Thành phố Hồ Chí Minh, một đặc trưng văn hố riêng cũng được thể hiện
qua hệ thống các di tích lịch sử văn hoá như: Dinh Độc Lập, nhà hát Thành phố, chợ
Bến Thành, địa đạo Củ Chi. Bên cạnh đó, du lịch sinh thái tại các địa điểm như Cần
Giờ, các lâm viên, vườn hoa,… cũng thu hút khách du lịch quan tâm đến.
Gần đây, thành phố Hồ Chí Minh vừa mở tour chèo thuyền du ngoạn trên
kênh Nhiêu Lộc. Tại đây, du khách sẽ thưởng thức đờn ca tài tử, nghe thuyết minh
về lịch sử của Sài Gòn trên tuyến du lịch đường sông lần đầu được tổ chức. Tuyến
du lịch có lộ trình 4.5 km, bắt đầu từ cầu Thị Nghè (quận 1) đến chùa Chantaransay
(quận 3). Ngoài tuyến này, thành phố cũng có kế hoạch mở tuyến du lịch đường
sông Bạch Đằng – Linh Đông dài gần 11 km và tuyến Bạch Đằng – Lò Gốm dài
hơn 10 km6. Bên cạnh đó, thành phố Hồ Chí Minh cũng tiến hành tơn tạo các di tích

                                                            
6
Sơn Hịa (2015), TP.HCM mở tour chèo thuyền du ngoạn trên kênh Nhiêu Lộc,
14 
 


lịch sử, các cơng trình kiến trúc cổ, đầu tư cho hệ thống bảo tàng, khơi phục nền văn
hóa truyền thống kết hợp với tổ chức các lễ hội, khôi phục văn hóa miệt vườn, làng
hoa để phát triển một cách vững chắc ngành du lịch của thành phố.
1.2.2. Tổng quan thị trường du khách Indonesia
Indonesia - quốc gia có số dân đông thứ 3 trong khu vực châu Á với hơn 250
triệu dân. Hàng năm, có khoảng 8 triệu lượt người ở xứ sở vạn đảo đi du lịch nước
ngồi trong đó có 88.6% đến các nước châu Á – Thái Bình Dương. Khơng những là
một quốc gia đa tộc, Indonesia còn được biết đến như một quốc gia đa tôn giáo.
Islam giáo - tôn giáo phổ biến ở Indonesia (chiếm 87.2% dân số), ngồi ra có Thiên
Chúa giáo, Công giáo, Ấn Độ giáo và Phật giáo. Theo Ngân hàng Trung ương của

Indonesia, tầng lớp trung lưu chiếm 61% dân số và 17% dân số có thu nhập cao.
Theo đánh giá của Vụ Hợp tác Quốc tế, Indonesia đang trở thành thị trường nguồn
khách quan trọng, nhiều tiềm năng trong tương lai cho Việt Nam cũng như nhiều
quốc gia trên thế giới đang hướng đến. Cũng theo đánh giá của Tổ chức Du lịch thế
giới (UNWTO), đến năm 2020, Indonesia sẽ trở thành một trong những thị trường
gửi khách phát triển nhanh nhất thế giới 7.
1.2.3. Đặc điểm tâm lý, nhu cầu, xu hướng đi du lịch của du khách Indonesia
Du khách Indonesia có xu hướng lựa chọn tour du lịch có chi phí phù hợp có
thể thỏa mãn đầy đủ các nhu cầu về ăn uống, mua sắm, giải trí… Du khách
Indonesia thích mua sắm quần áo, bánh kẹo, đặc sản ở các trung tâm thương mại,
các địa điểm du lịch với mức chi tiêu khá nhiều nhưng u cầu khơng q khắc khe.
Bên cạnh đó, về văn hóa ăn uống, du khách Indonesia thích ăn cơm cùng với rau,
thịt, cá được chế biến thành nhiều món khác nhau. Các món ăn của người Indonesia
thường rất cay và mang một khẩu vị đặc biệt như cà-ri.
Phần lớn du khách Indonesia theo Islam giáo nên các dịch vụ bán hàng, nhà
hàng, quán ăn phải đáp ứng các nhu cầu theo đúng giáo luật. Thành phần và điều
                                                                                                                                                                                    
/>7
Đỗ Quyên (2015), Nghiên cứu thị trường khách du lịch Indonesia,
/>15 
 


kiện sản xuất các thực phẩm, thức ăn phải đạt yêu cầu trong kinh Qur’an và luật
Shariah của Islam giáo. Du khách Indonesia còn yêu cầu các địa điểm du lịch nên
có khu cầu nguyện theo đúng tiêu chuẩn tối thiểu của Islam giáo.
1.2.4. Quan hệ Việt Nam và Indonesia - nhân tố giới thiệu du lịch Việt Nam
Việt Nam và Indonesia - hai quốc gia cùng nằm trong khu vực Đơng Nam Á,
có mối quan hệ khăng khít với nhau do những nét tương đồng về lịch sử, những mối
giao lưu văn hóa, thương mại từ lâu đời. Tính đến nay, hai nước đã thiết lập quan hệ

ngoại giao tròn 60 năm (30/12/1955 - 30/12/2015).
Việt Nam và Indonesia đã kí Ghi nhớ về hợp tác du lịch ngày 27/4/1994 tại
Indonesia (Hiệp định hợp tác du lịch) hướng tới mục đích tăng cường lượng khách
du lịch quốc tế trên thị trường thế giới vào du lịch hai nước. Chính phủ Việt Nam
cũng có một số hoạt động để tạo điều kiện thuận lợi giúp thúc đẩy dòng khách giữa
2 nước như: Việt Nam đã miễn thị thực nhập cảnh (visa) cho công dân Indonesia từ
ngày 4/12/2003 và việc đường bay thẳng nối từ thành phố Hồ Chí Minh đến Thủ đơ
Jakarta của hảng hàng khơng Airline chính thức đi vào hoạt động từ tháng 12/2012
ngày càng rút ngắn khoảng cách giữa du khách Indonesia với thị trường du lịch Việt
Nam.
Tháng 11/2014 và tháng 5/2015, Việt Nam đã tổ chức đón 2 đoàn Pesstrip và
Famtrip gồm đại diện các cơ quan báo chí, truyền thơng và doanh nghiệp lữ hành
hàng đầu Indonesia sang khảo sát sản phẩm, dịch vụ du lịch Việt Nam. Việc mời
các doanh nghiệp du lịch Indonesia tham dự Famtrip để tham quan, khảo sát thị
trường, kiểm tra cơ sở vật chất, hạ tầng du lịch của Việt Nam, từ đó tổ chức các tour
từ Indonesia sang Việt Nam; cịn các nhà báo sẽ giúp quảng bá thơng tin, hình ảnh
đất nước, con người Việt Nam đến người dân Indonesia…8
Ngồi việc quảng bá hình ảnh của quốc gia thông qua các hội chợ, triển lãm,
lễ hội,… xây dựng cơ sở hạ tầng và các dịch vụ du lịch đáp ứng đầy đủ nhu cầu của
du khách, tìm kiếm các đối tác mới để đầu tư phát triển du lịch... Việt Nam cịn đẩy
mạnh trao đổi đồn các cấp, qua đó trao đổi thơng tin, kinh nghiệm để phát triển du
                                                            
8
Thu Thủy (2014), Tòa đàm hợp tác du lịch Việt Nam – Indonesia,
/>16 
 


lịch và nguồn nhân lực du lịch. Sự hợp tác, hữu nghị giữa hai nước đã góp phần rất
lớn vào sự phát triển ngành du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và Việt

Nam nói chung.
Tiểu kết chương Một
Trong chương Một, chúng tơi đã trình bày những vấn đề về cơ sở lý luận:
những khái niệm về du lịch, du khách, hướng dẫn viên du lịch, các loại hình du lịch
và lợi ích của du lịch. Bên cạnh đó, chúng tơi cịn khái lược vài nét về tiềm năng du
lịch của thành phố Hồ Chí Minh, thị trường du khách Indonesia. Những nội dung
được trình bày trong chương Một sẽ giúp người đọc dễ dàng tiếp cận với chương
Hai.

17 
 


CHƯƠNG HAI
THỰC TRẠNG DU KHÁCH INDONESIA
ĐẾN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1.

Đặc điểm du khách Indonesia đến thành phố Hồ Chí Minh

2.1.1. Số lượng khách du lịch
Theo khảo sát của chúng tôi, số lượt khách Indonesia đến Việt Nam hàng
năm không ổn định, có lúc tăng nhưng cũng có lúc giảm. Điều này có thể thấy được
qua bảng thống kê dưới đây:
Đơn vị tính: Lượt khách
Năm
Quốc gia

2009


Campuchia

2010

2012

2013

2014

2015

254.553 331.939

342.347

404.159

227.074

Malaysia

166.284

211.337 299.041

339.510

332.994


346.584

Thái Lan

152.633

222.839 225.866

268.968

246.874

214.645

Singapore

196.225

195.760

202.436

236.547

Lào

150.678

122.823


136.636

113.992

Philippines

99.192

100.501

103.403

99.757

60.857

70.390

68.628

62.240

Indonesia

27.300

51.500

Bảng 1: Khách du lịch các nước ASEAN đến Việt Nam
Nguồn: Tổng cục Du lịch

Dựa vào bảng thống kê trên, chúng ta có thể thấy lượng khách du lịch
Indonesia đến Việt Nam có chiều hướng tăng trong những năm gần đây. Từ ngày
4/12/2003, Việt Nam đã miễn thị thực nhập cảnh (visa) cho công dân Indonesia và

18 
 


Indonesia cũng đã miễn thị thực nhập cảnh cho công dân Việt Nam từ ngày
1/2/2004. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy dòng khách giữa hai
nước.
Tuy nhiên, lượng khách du lịch Indonesia lại không tăng liên tục, chẳng hạn
vào năm 2015 lượng khách du lịch Indonesia đến Việt Nam giảm nhẹ so với cùng kì
năm trước. Theo các công ty du lịch lữ hành, việc khách du lịch Indonesia đến Việt
Nam giảm do ngành du lịch Việt Nam còn kém hiệu quả trong việc xúc tiến, quảng
bá các lĩnh vực để thu hút khách quốc tế do kinh phí dành cho ngành du lịch cịn
thấp, khơng những vậy, đội ngũ nhân viên phục vụ du lịch thiếu chuyên nghiệp
cũng là một rào cản lớn trong việc xúc tiến, quảng bá du lịch ở Việt Nam. Bên cạnh
đó, những hoạt động thuộc về lĩnh vực đặc thù để thu hút khách quốc tế như văn
hóa, nghệ thuật, bảo tàng… tại Việt Nam không được chú trọng đầu tư cũng rất khó
đáp ứng nhu cầu du khách quốc tế, mà chủ yếu các địa điểm vui chơi chỉ phục vụ
giới trẻ. Và đặc biệt đó là thái độ phục vụ khách du lịch kém, thể hiện rõ nhất là
việc phân biệt giá, ứng xử kém văn minh, gây mất thiện cảm đối với khách du lịch9.
Bên cạnh đó, còn do sự ảnh hưởng của việc tranh chấp trên biển Đông giữa
một số nước với Trung Quốc khiến cho các du khách cảm thấy khơng an tồn khi
chọn lựa các nước Đông Nam Á để đi du lịch và cịn do tình hình kinh tế của
Indonesia trong năm 2015 không được thuận lợi nhiều, tốc độ phát triển kinh tế
không mạnh, mọi nguồn lực tập trung cho cuộc bầu cử Tổng thống nhiệm kì mới.
Kinh tế Indonesia giảm sút, gặp nhiều khó khăn bởi những chính sách ứng phó sai
lầm của chính phủ nước này, khi quá bảo hộ các ngành sản xuất trong nước và vì

thế đã phản tác dụng. Nạn cháy rừng ở Indonesia cũng là một trong những nguyên
nhân dẫn đến lượt khách du lịch giảm. Vì sức khỏe, tài chính của người dân
Indonesia bị ảnh hưởng, các chuyến bay phải hủy chuyến, doanh nghiệp không hoạt
động.

                                                            
9
Hữu Thắng (2015), Lần đầu tiên, khách quốc tế đến Việt Nam giảm sau 6 năm,
/>19 
 


2.1.2. Độ tuổi của du khách

Bảng 2: Độ tuổi du khách Indonesia đến thành phố Hồ Chí Minh
Độ tuổi du khách Indonesia đến thành phố Hồ Chí Minh đã cho thấy phần
lớn du khách ở độ tuổi trung niên (từ 30 tuổi trở lên) chiếm 80.2% so với thanh
thiếu niên (bởi một phần do tài chính của họ chưa ổn định). Bên cạnh đó, hệ thống
cơ sở nghỉ dưỡng ở Việt Nam khá tốt kết hợp với khí hậu mát mẻ giúp lượng khách
trung niên này đến với Việt Nam ngày càng nhiều. Qua đó có thể thấy, thành phố
Hồ Chí Minh đang ngày càng thu hút đơng đảo lượng du khách Indonesia đặc biệt
là du khách ở độ tuổi trung niên (từ 31 tuổi trở lên).
2.1.3. Kênh thông tin biết đến thành phố Hồ Chí Minh

Bảng 3: Kênh thơng tin biết đến thành phố Hồ Chí Minh
20 
 



×