Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Tìm hiểu nhận thức môi trường của học sinh phổ thông lớp 12 trên địa bàn thành phố hồ chí minh công trình dự thi giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học euréka lần thứ 10 năm 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 96 trang )

ĐỒN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
BAN CHẤP HÀNH TP. HỒ CHÍ MINH
………………

CƠNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG “ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC – EURÉKA”
LẦN THỨ 10 NĂM 2008

TÊN ĐỀ TÀI

:

TÌM HIỂU NHẬN THỨC MƠI
TRƯỜNG CỦA HỌC SINH PHỔ
THƠNG LỚP 12 TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Mã số cơng trình…………..


ĐỒN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
BAN CHẤP HÀNH TP. HỒ CHÍ MINH
………………

CƠNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG “ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC – EURÉKA”
LẦN THỨ 10 NĂM 2008

TÊN ĐỀ TÀI

:



TÌM HIỂU NHẬN THỨC MƠI
TRƯỜNG CỦA HỌC SINH PHỔ
THƠNG LỚP 12 TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Người hướng dẫn : GV. Nguyễn Quang Việt Ngân
Nhóm Thực hiện:
Nguyễn Xuân Quý (chủ nhiệm)
Lê Xuân Đường (tham gia)
Danh Mỡn (tham gia)
Tp. Hồ Chí Minh năm 2008


MỤC LỤC
***
Trang
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
PHẦN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................... 7
Chương 1: Mơi trường Thành phố Hồ Chí Minh
và đặc điểm của đối tượng nghiên cứu .................................................................. 8
1. Mơi trường Thành phố Hồ Chí Minh .................................................................... 9
2. Đặc điểm của học sinh lớp 12........................................................................... 12
3. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ................................................................. 13

Chương 2: Nhận thức của học sinh về các vấn đề môi trường ......................... 16
1. Kiến thức của học sinh đối với các vấn đề về môi trường ................................. 17

2. Thái độ của học sinh đối với các vấn đề về môi trường .................................... 24

3. Hành vi của học sinh đối với các vấn đề môi trường......................................... 36
4. Nhận định của học sinh đối với các hoạt động bảo vệ môi trường .................... 47
Chương 3: Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức về môi trường ....................... 53
1. Việc tiếp cận các thông tin về mơi trường......................................................... 54
2. Các chương trình giáo dục, nâng cao nhận thức
môi trường cho học sinh phổ thông ...................................................................... 59


Chương 4: Một số giải pháp và kiến nghị ............................................................. 72
1. Giải pháp trước mắt.......................................................................................... 73
2. Giải pháp lâu dài .............................................................................................. 75

PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................................... 77

Phụ lục ....................................................................................................................... 81
Tài liệu tham khảo ................................................................................................ 92


PHẦN MỞ ĐẦU

1


I. Lý do chọn đề tài
Môi trường là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu không chỉ
riêng ở Việt Nam mà cả trên phạm vi toàn thế giới. Trong những năm trở lại đây,
môi trường của trái đất đang bị đe doạ nghiêm trọng. Trong đó, sự nóng lên của khí
hậu đang là vấn đề được thế giới quan tâm. Những sự thay đổi và tác động xấu của
mơi trường có ảnh hưởng to lớn đới với sự sống cịn của nhân loại. Vì lẽ đó, bảo vệ
môi trường đang là vấn đề quan tâm hàng đầu hiện nay của tất cả các quốc gia trên

thế giới.
Thành phố Hồ Chí Minh, một Thành phố lớn của cả nước hiện nay đang phải
đối mặt tình trạng ơ nhiễm môi trường một cách nghiêm trọng. Bên cạnh những
nguyên nhân như: rác thải, nước thải của nhà máy xí nghiệp, sự xuống cấp của hệ
thống cơ sở hạ tầng… làm ơ nhiễm mơi trường, thì chính nhận thức cịn hạn chế của
người dân cũng là nguyên nhân làm cho môi trường Thành phố ngày càng bị ô
nhiễm nghiêm trọng hơn.
Để trả lại vẻ đẹp mĩ quan đô thị của Thành phố, chúng ta cần tăng cường giáo
dục về bảo vệ môi trường cho người dân. Đối với mỗi lứa tuổi, mỗi địa bàn, cần có
những phương pháp giáo dục mơi trường khác nhau để mang lại hiệu quả. Trong các
đối tượng trên, việc giáo dục nhận thức về môi trường cho học sinh, sinh viên nhất
là học sinh phổ thông lớp 12 là rất quan trọng vì đây là lứa tuổi sắp bước vào đời và
gắn với các hoạt động xã hội. Để có thể thực hiện các chương trình giáo dục môi
trường cho lứa tuổi học sinh - sinh viên, chúng ta cần một cái nhìn bao quát về ý
thức của lứa tuổi này đối với các vấn đề mơi trường.
Với lý do trên, nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài “Tìm hiểu nhận thức về mơi
trường của học sinh phổ thông lớp 12 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”.

II. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài được thực hiện dựa trên các mục tiêu sau:

2


1. Về mục tiêu tổng quát
Tìm hiểu nhận thức về môi trường của học sinh phổ thông lớp 12 trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh
2. Mục tiêu cụ thể
-


Tìm hiểu kiến thức và thái độ của học sinh phổ thơng lớp 12 trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh đối với vấn đề mơi trường.

-

Tìm hiểu những yếu tố tác động đến nhận thức của học sinh về vấn đề môi
trường.

-

Đưa ra một số giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao nhận thức của học sinh về
vấn đề môi trường.

III. Khung nghiên cứu

KIẾN THỨC
VỀ MÔI
TRƯỜNG

ĐẶC ĐIỂM CỦA
HỌC SINH PHỔ
THÔNG

CÁC CHƯƠNG
TRÌNH GIÁO
DỤC MƠI
TRƯỜNG

NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH VỀ VẤN ĐỀ MƠI TRƯỜNG


TÍCH CỰC

HẠN CHẾ

KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP

3


IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là học sinh phổ thông thuộc khối lớp 12 tại 4
trường: Dân Lập Đơng Đơ (35 học sinh), PTTH Giồng Ơng Tố (65 học sinh), PTTH
Nguyễn Khuyến (20 học sinh), PTTH Trưng Vương (30 học sinh).
2. Địa bàn nghiên cứu
Việc lựa chọn địa bàn nghiên cứu được đặt ra theo các tiêu chí sau:
- Trường PTDL Đơng Đơ và Trường PTDL Nguyễn Khuyến: 2 trường thuộc
hệ thống trường dân lập với các đặc điểm về việc giáo dục khác với học sinh trường
cơng lập.
- Trường PTTH Trưng Vương: Trường có truyền thống lâu đời và là trường
có phong trào học tập, phong trào Đoàn cũng như kỷ luật cao trong khu vực trung
tâm.
- Trường PTTH Giồng Ơng Tố: đây là trường có phong trào học tập, phong
trào Đoàn cũng như kỷ luật cao. Trường Giồng Ông Tố cũng là 1 trong 6 trường đã
tham gia dự án thí điểm về giáo dục môi trường trong trường học của Sở tài nguyên
môi trường vào năm 2005 - 2006.

V. Phương pháp nghiên cứu
1. Phương pháp thu thập dữ liệu nghiên cứu
Tài liệu thứ cấp

Thu thập tài liệu và thơng tin có liên quan đến vấn đề nghiên cứu trên sách
báo, tạp chí, các báo cáo về môi trường, luận văn, luận án và các thơng tin trên
internet …để có những thơng tin cần thiết cho việc nghiên cứu.
Tài liệu sơ cấp
Công cụ thu thập: Bảng câu hỏi, bảng hướng dẫn phỏng vấn sâu.

4


a. Bảng câu hỏi
Bảng câu hỏi bao gồm bốn phần với 33 câu hỏi gồm các dạng câu hỏi mở,
câu hỏi đóng, câu hỏi ưu tiên nhằm khai thác mức độ cao nhất các thông tin cần biết.
Bảng câu hỏi được thử nghiệm để rút kinh nghiệm và sửa chữa bổ sung trước khi
hoàn chỉnh.
Số mẫu nghiên cứu là 150 mẫu bao gồm:
- Trường PTDL Đông Đô : 35 mẫu
- Trường PTTH Giồng Ông Tố : 65 mẫu
- Trường PTTH Nguyễn Khuyến : 20 mẫu
- Trường PTTH Trưng Vương : 30 mẫu

b. Phỏng vấn sâu
1. Tham vấn viên về giáo dục môi trường
2. Những giáo viên đã tham gia vào chương trình giáo dục mơi trường trong
trường học
2. Phương pháp xử lý dữ liệu nghiên cứu
- Dữ liệu định lượng: Xử lý bằng SPSS
- Dữ liệu định tính: Phân loại, sắp xếp theo các đề mục đã định sẵn

VI. Giới hạn của đề tài
Đề tài chỉ nghiên cứu dựa trên đại diện là nhóm học sinh thuộc 4 trường phổ

thơng trên địa bàn Thành phố chứ không thể bao quát tất cả học sinh trung học phổ
thông tại Thành phố Hồ Chí Minh
Thời gian thực hiện chỉ trong vịng 4 tháng, do đó chúng tơi chỉ đi sâu vào
tìm hiểu hiện trạng nhận thức môi trường của học sinh trung học phổ thông lớp 12

5


Thành phố Hồ Chí Minh, chưa nghiên cứu một cách rộng rãi về các khối học sinh
cịn lại.
Nếu có điều kiện, trong thời gian sắp tới nhóm thực hiện sẽ tiến hành nghiên
cứu rộng rãi hơn cho các học sinh trên các khối lớp khác và các khu vực khác tại
Thành phố Hồ Chí Minh.

6


KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

7


CHƯƠNG I
MƠI TRƯỜNG CỦA THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH VÀ ĐẶC ĐIỂM ĐỐI
TƯỢNG NGHIÊN CỨU

8



1. Mơi trường Thành phố Hồ Chí Minh và tác động của người dân đến
môi trường của Thành phố
Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở 10o42’02’’ – 10o48’55’’ vĩ độ Bắc,
103o36’03’’ – 106o45’23’’ kinh độ Đơng. Với diện tích vào khoảng 226.000 ha.
Trên địa bàn Thành phố gồm có 24 quận huyện, với dân số 6.420.591
người(năm 2006). Thành phố Hồ Chí Minh là nơi tập trung số lượng dân cư lớn của
nước ta, đồng thời là địa bàn trọng điểm về kinh tế của cả nước.
Mặc dù là địa bàn phát triển kinh tế mạnh nhất của cả nước, tuy nhiên Thành
phố Hồ Chí Minh hiện đang phải đối mặt với vấn nạn ô nhiễm về môi trường. Chất
lượng môi trường đất, nước, khơng khí của Thành phố trong những năm trở lại đây
bị xuống cấp rất nghiêm trọng.
- Về ô nhiễm không khí: bầu không khí của Thành phố Hồ Chí Minh vào mùa khơ
bị ơ nhiễm từ vừa đến nặng. Vào mùa mưa, mức ô nhiễm giảm so với mùa khô 1,5
lần, tức là ở mức độ ô nhiễm nhẹ. Chỉ tính riêng các lị hơi và lị nung tại Thành
phố, hàng năm thải vào khơng khí 578 tấn bụi, 78 tấn SO2, 84 tấn CO2. Tại một số
vị trí gần các cơ sở sản xuất, nồng độ bụi trong khơng khí và tiếng ồn vượt q
TCVN nhiều lần. Ngồi bụi, trong khơng khí Thành phố cịn chứa nhiều hơi khí độc
phổ biến là anhydrít sylfurơ (SO2), oxyt carbon (CO), carbua hydro, amoniắc (NH3),
sulfua hydro (H2S)... và một số hơi kim loại độc như chì, cadmi, antimoan....Thành
phố Hồ Chí Minh có số lượng lớn xe máy, xe ơtơ, mật độ giao thông cao, các
phương tiện giao thông là một nguồn gây ơ nhiễm khơng khí nghiêm trọng.
- Về ô nhiễm nước: Trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có hàng trăm sơng ngịi,
kênh rạch. Mỗi ngày, hệ thống kênh rạch và sơng Sài Gịn phải gánh trên 1 triệu
m3(năm 2007) nước thải sinh hoạt, trên 400.000 m3 (năm 2007) nước thải công
nghiệp; 6000 tấn(năm 2007) rác thải sinh hoạt và 7 tấn(năm 2007) rác y tế chưa qua
xử lý...

9



- Về nước ngầm: Báo cáo kết quả quan trắc chất lượng nước ngầm Thành phố Hồ
Chí Minh (năm 2002) của Sở Khoa học Công nghệ - Môi trường thành phố Hồ Chí
Minh cho biết, nước ngầm Thành phố đang có chiều hướng gia tăng ơ nhiễm hữu cơ
cả về số lượng giếng và mức độ ảnh hưởng. Đặc biệt trong tháng 9/2005, có đến
10/22 lỗ khoan khơng có nước, điều này cho thấy lượng nước ngầm khai thác ngày
càng tăng làm mực nước ngầm bị hạ thấp.
- Về rác thải: Mỗi ngày có trên 6.000 tấn rác, tiêu tốn trên 235 tỷ đồng/năm xử lý
chất thải, trên 250.000m3 nước rỉ rác chưa được xử lý, công nghệ xử lý rác thải lạc
hậu.
Riêng rác sinh hoạt và xây dựng đã lên tới trên 6.000 tấn/ngày(năm 2007),
rác công nghiệp khoảng 1.000 tấn/ngày. Công nghệ xử lý rác rất lạc hâu, chủ yếu là
chôn lấp, chiếm 98%. Trên địa bàn Thành phố hiện đang có năm bãi rác đang hoạt
động.
- Về ơ nhiễm Công nghiệp: theo thống kê của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí
Minh và Ban Quản lý dự án VIE 1702, hiện nay trên địa bàn Thành phố có khoảng
800 nhà máy, xí nghiệp lớn và hơn 30.000 cơ sở sản xuất có quy mơ vừa và nhỏ
nằm xen lẫn trong các khu dân cư đang gây nên những vấn đề mơi trường nghiêm
trọng; trong đó có 260 cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Nguyên nhân là do công nghệ sản xuất ở các cơ sở sản xuất hiện đóng trên địa bàn
Thành phố cịn lạc hậu, trang thiết bị máy móc cịn thiếu đồng bộ. Nhưng quan
trọng hơn, là ý thức bảo vệ mơi trường của các chủ doanh nghiệp cịn thấp. Nhiều
khu vực các chất thải công nghiệp, từ các nhà máy sản xuất thải ra làm cho các dịng
kênh bị ơ nhiễm nặng. Nhiều cơ sở sản xuất giấy, xi măng, chế biến thực phẩm,...
còn thiếu biện pháp xử lý nước thải, khí thải nên nguồn nước và khơng khí ở đây bị
ô nhiễm nặng. Theo điều tra của Sở Khoa học Cơng nghệ - Mơi trường thành phố
Hồ Chí Minh, hiện có 10 hoạt động cơng nghiệp chính phát sinh chất thải nguy hại
tại Thành phố bao gồm ngành công nghiệp luyện kim và xi mạ, trạm biến điện, tồn
trữ dầu và khí đốt, nhà máy nhiệt điện sử dụng dầu, sản xuất thuốc trừ sâu, sản xuất

10



giấy và bột giấy, công nghiệp dệt nhuộm, sản xuất giày dép, cơng nghiệp thuộc da,
cơng nghiệp điện tử, hố chất, sản xuất dược phẩm, sửa chữa bảo trì xe và rác thải y
tế. Đó là hầu hết các ngành cơng nghiệp chính của Thành phố, các ngành cơng
nghiệp này phát thải khoảng 260 tấn chất thải/ngày (năm 2007), trong đó khoảng 35
tấn (năm 2007) là chất thải nguy hại chưa được xử lý, gây nên ô nhiễm môi trường
không khí, nước và đất.
Mơi trường đơ thị bị ơ nhiễm và người dân là người phải chịu ảnh hưởng lớn
nhất. Họ phải sống chung với khói, bụi, mùi hơi thối độc hại thải ra từ các nhà máy
xí nghiệp, phương tiện giao thông… Sức khỏe của những người dân trên địa bàn
Thành phố đang bị đe dọa nghiêm trọng do tình trạng mơi trường bị ơ nhiễm.
Một trong những ngun nhân chính làm cho mơi trường thành phố bị ơ
nhiễm như hiện nay đó là sự thiếu ý thức bảo vệ môi trường của người dân sống trên
địa bàn thành phố. Là một thành phố phát triển mạnh về kinh tế, nên Thành phố Hồ
Chí Minh thu hút rất nhiều lao động đến làm việc và sinh sống. Nhiều người do khó
khăn về điều kiện kinh tế cho nên thường xây dựng các căn nhà ổ chuột, sống tạm
bợ dọc các kênh rạch và cầu cống của Thành phố. Hàng ngày, các hộ dân cư này
thải vào các con kênh nước thải và rác thải sinh hoạt của họ. Điều này đã làm cho
các dòng kênh như Nhiêu Lộc – Thị Nghè, kênh Tham Lương bị ô nhiễm hữu cơ rất
nghiêm trọng.
Bên cạnh đó, hiện nay trên địa bàn của Thành phố hiện tượng người dân tổ
chức các chợ tự phát dọc các tuyến đường và kênh rạch trở nên rất phổ biến. Họat
động này làm ơ nhiễm lịng lề đường của Thành phố, đồng thời những cảnh cãi vã,
tranh nhau mua hàng của người dân cũng làm mất đi vẻ đẹp văn minh và mỹ quan
đô thị của một Thành phố lớn.
Rất nhiều người dân của Thành phố hiện nay chưa nhận thức được vai trị của
mơi trường trong cuộc sống. Họ hầu như ít quan tâm đến vấn đề về môi trường và
bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, kiến thức của họ về mơi trường cịn nhiều hạn chế.
Có nhiều người chưa phân biệt được những hành động nào là có thể bảo vệ mơi

11


trường. Chính vì lý do đó mà sự tham gia của họ vào các phong trào bảo vệ môi
trường vẫn cịn ít và chưa tích cực.
Để trả lại vẻ đẹp mỹ quan đô thị của Thành phố, bên cạnh áp dụng các biện
pháp kỹ thuật xử lý môi trường ô nhiễm thì giáo dụng nhận thức mơi trường cho
người dân cũng là một biện pháp mang lại nhiều hiệu quả tích cực. Trong những
năm gần đây, Thành phố đã tổ chức các chương trình về mơi trường như: thu gom
rác thải tại nguồn, giữ gìn nguồn nước sạch…và bước đầu đã thu hút người dân
tham gia. Đây là họat động nâng cao nhận thức môi trường cho người dân của
Thành phố. Vì một Thành phố xanh – sạch – đẹp mọi người hãy cùng nhau chung
tay bảo vệ môi trường, để sức khỏe của mỗi người dân được tốt hơn.

2. Đặc điểm của học sinh lớp 12
Học sinh phổ thông trung học là những người còn đang theo học ở các trường
phổ thơng trung học. Đối tượng này có trình độ học vấn cấp ba tức là từ lớp 10 cho
đến lớp 12.
Học sinh lớp 12 là những người có độ tuổi từ 17 cho đến 19 tuổi. Đây là thời kỳ
mà các em có sự phát triển và trưởng thành về đặc điểm tâm sinh lý.
Trong thời kỳ này sự ý thức cá nhân ở các em đã được hình thành. Q trình xã
hội hóa các nhân đang đặt ra cho các em những thang đo mới cao hơn để các em có
thể tự khẳng định vị trí của mình trong xã hội.
Đặc điểm nổi bật của lứa tuổi này đó là các em đang bắt đầu hình thành kế hoạch
cho cuộc đời của mình, hình thành những nhận thức về các vấn đề xã hội. Trong đó,
có những nhận thức về vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường.
Đối với lứa tuổi này các em rất nhạy cảm với các vấn đề trong xã hội. Tức là các
em dễ dàng tiếp nhận những thông tin từ bên ngồi xã hội và có những biểu hiện
quan tâm đến những thông tin mà các em đã được tiếp nhận. Ở lứa tuổi này, các em
dần đã có những suy nghĩ và hành động độc lập, các em dần trưởng thành về nhận


12


thức để có thể có những quyết định cho riêng bản thân mình khi sắp sửa bước vào
đời.
Lớp 12 sẽ có kiến thức về học tập và kinh nghiệm về cuộc sống phong phú và tốt
hơn so với học sinh lớp 10 và 11. Các em hầu hết đã được tiếp xúc với các mơn học
trong chương trình của nhà trường phổ thơng. Bên cạnh đó, do các em sắp sửa bước
vào đời nên việc tìm hiểu các thơng tin bên ngoài của xã hội cũng được các em quan
tâm hơn so với các lớp cịn lại. Chính vì lý do này, mà các em dễ dàng được tiếp xúc
với các thông tin về môi trường và các vấn đề liên quan đến môi trường.
Một đặc điểm quan trọng của lứa tuổi này đó là các em rất muốn khẳng định
mình trong cuộc sống. Các em rất muốn tìm hiểu, học hỏi và trao đổi kiến thức với
các bạn cùng trang lứa.Ý thức cá nhân của các em đang ngày càng được hình thành
và biến đổi mạnh mẽ trong các em học sinh lớp 12.
Với những đặc điểm như vậy, việc tìm hiểu nhận thức mơi trường của học sinh
phổ thông lớp 12 là vô cùng quan trọng. Điều này góp phần đánh giá nhận thức mơi
trường, bảo vệ mơi trường của các em khi các em sắp sửa bước vào đời.

3. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
a. Khu vực lấy mẫu
Như đã nêu ở phần giới hạn của đề tài, chúng tôi sẽ chọn ra bốn trường để
tiến hành nghiên cứu phục vụ cho mục đích và nhiệm vụ mà đề tài đã đặt ra.
Bốn trường chúng tôi nghiên cứu gồm:
1. Trường THPT Giồng Ông Tố

- Quận 2

2. Trường THPT DL Đơng Đơ


- Quận Bình Thạnh

3. Trường THPT Trưng Vương

- Quận 1

4. Trường THPTDL Nguyễn Khuyến - Quận 1

13


Nghiên cứu đề tài này nhằm đánh giá về nhận thức môi trường cho học sinh
phổ thông lớp 12.

Bảng 1: Số phiếu của các trường được phỏng vấn

Trường học

Số phiếu

Tỷ lệ phần trăm

THPTDL Đơng Đơ

35

23.3

THPT Giồng Ơng Tố


65

43.3

THPTDL Nguyễn Khuyến

20

13.3

THPT Trưng Vương

30

20.0

Tổng Số

150

100.0

Trong tổng số 150 phiếu đã phát ra, trường trung học phổ thơng dân lập
Đơng Đơ có 35 phiếu, chiếm 23.3%, trường trung học phổ thơng Giồng Ơng Tố có
65 phiếu, chiếm 43.3%, trường trung học phổ thơng dân lập Nguyễn Khuyến 20
phiếu, chiếm 13.3% và trường trung học phổ thơng Trưng Vương có 30 phiếu,
chiếm 20%. Chúng ta nhận thấy số phiếu được phân bổ đồng đếu ở các trường,
riêng đối với trường trung học phổ thông Giồng Ơng Tố số phiếu chúng tơi phát ra
có nhiều hơn so với các trường còn lại. Trường trung học phổ thơng Giồng Ơng Tố

là một trường thuộc vùng ven của Thành phố, do đó chúng tơi phát số lượng phiếu
nhiều ở đây để nhằm tìm hiểu rõ hơn nhận thức về môi trường ở các em học sinh
vùng ven như thế nào. Bên cạnh đó, việc tiếp xúc với các lớp 12 của chúng tơi để
phát phiếu có được sự quan tâm và sắp xếp thuận lợi của các thầy cô giáo ở trường
cho nên số phiếu chúng tôi dành cho trường Giồng Ông Tố chiếm đến 43.3%,
14


Bảng 2: Giới tính người được phỏng vấn

Giới tính

Số người

Tỷ lệ phần trăm

Nam

89

59.3

Nữ

61

40.7

Tổng Số


150

100

Biểu đồ thể hiện giới tính

Nữ
40.7%

59.3%

Nam

Trong tổng số 150 phiếu đã phát, qua phân tích chúng ta thấy về giới tính có
89 nam và 61 nữ. Tỷ lệ nam trả lời phiếu điều tra chiếm 59.3% còn tỷ lệ nữ chiếm
40.7%. Theo chúng tôi, sự chênh lệch giữa tỷ lệ nam và nữ ở trong phiếu điều tra là
có thể chấp nhận được và tỷ lệ giới tính này sẽ khơng làm ảnh hưởng đến kết quả
đánh giá nhận thức về môi trường của học sinh lớp 12 trên địa bàn Thành phố Hồ
Chí Minh.

15


CHƯƠNG II
NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH
VỀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG

16



1. Kiến thức của học sinh đối với các vấn đề về môi trường
Đánh giá về kiến thức môi trường của học sinh phổ thơng lớp 12 nói riêng và
học sinh nói chung về các vấn đề liên quan đến mơi trường có ý nghĩa rất quan
trọng. Những hành động, những việc làm tích cực hay tiêu cực của các em trong bảo
vệ môi trường xung quanh liên quan rất nhiều đến việc các em có kiến thức về mơi
trường hay khơng. Sở dĩ ở đây chúng tơi nói như vậy vì có kiến thức về mơi trường
các em mới có thể bảo vệ tốt mơi trường được, rõ ràng ở đây bảo vệ môi trường và
các kiến thức về mơi trường có quan hệ tương đối chặt chẽ với nhau, có ảnh hưởng
rất nhiều đến nhận thức mơi trường của các em học sinh lớp 12.
Để có thể đánh giá kiến thức trường của các em, chúng tôi đã lần lượt đưa ra
những câu hỏi liên quan đến môi trường như: “mơi trường là gì?, thành phần của
mơi trường, ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường và sự cần thiết phải bảo vệ môi
trường”…Trong tổng số 150 phiếu trả lời chúng tôi nhận thấy đa số các em đã nêu
ra được các định nghĩa về môi trường theo cách hiểu của bản thân mình. Với câu hỏi
về “mơi trường là gì?”, các em lần lượt trả lời:

Bảng 3: Định nghĩa về môi trường của học sinh
STT

Định nghĩa về mơi trường

1

Mơi trường là những gì xung quanh cuộc sống của chúng ta

2

Môi trường là yếu tố tự nhiên và xã hội có ảnh hưởng đến con người

3


Mơi trường là hồn cảnh sống của con người, nếu thiếu nó con người
sẽ khơng sinh tồn được

4

Mơi trường là những gì phục vụ cho cuộc sống của con người

5

Môi trường là các yếu tố có ảnh hưởng lên đời sống của con người

17


Mơi trường là những gì xung quanh ta, bảo vệ và che chở cho ta có
6

cuộc sống tốt đẹp
Là nơi sinh sống của con người, động vật, thực vật. Trong đó con

7

người có tác động mạnh mẽ nhất đến mơi trường.
Môi trường là mái nhà chung của xã hội loại người.

8

Môi trường là sự kết hợp của các yếu tố đất, nước, khơng khí và các


9

yếu tố này có quan hệ với con người, động và thực vật.

10

Môi trường là những gì tác động đến sự tồn tại và phát triển của
sinh vật

Qua bảng liệt kê các câu trả lời của các em học sinh, chúng ta nhận thấy các
định nghĩa các em đưa ra là rất nhiều, rất phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, hầu hết
các em chỉ mới nêu ra những định nghĩa khái quát, chung nhất về mơi trường, có
nhiều em mới chỉ nêu ra được một khía cạnh nhỏ của mơi trường…Các em chưa
nêu ra được chính xác và đầy đủ khái niệm về mơi trường. Đây cũng là điều dễ hiểu
đối với các em. Các em biết về môi trường, được học những môn học liên quan một
phần nào đó về mơi trường, nhưng các em lại khơng được giảng dạy, giải thích về
các định nghĩa, các khái niệm liên quan đến môi trường. Do đó, khi gặp về câu hỏi
về định nghĩa mơi trường mặc dù hiểu nhưng đa số các em không nêu ra được một
định nghĩa chính xác nhất về mơi trường. Mặc dù vậy, các em vẫn đang là học sinh
lớp 12, nên việc tiếp xúc của các em về chun ngành mơi trường vẫn chưa được
nhiều, do đó việc các em nêu ra được những câu trả lời về mơi trường tuy chưa
chính xác và đầy đủ nhưng cũng phần nào thể hiện sự cố gắng, quan tâm tìm hiểu
của các em về vấn đề môi trường.
Trong số các câu trả lời của các em về định nghĩa môi trường, chúng tôi quan
tâm nhiều đến những câu trả lời mang hàm ý mơi trường là những gì xung quanh và
có ảnh hưởng đến con người và sinh vật. Rõ ràng ở đây các em không chỉ nêu ra

18



được hiểu biết của các em về môi trường mà các em còn ý thức được sự liên quan
của con người và các loại sinh vật đến đối với môi trường. Có được sự hiểu biết về
mơi liên quan này, theo chúng tơi chắc chắn các em sẽ có những hành động bảo vệ
mơi trường tích cực, góp phần làm môi trường sống xung quanh các em trở nên
xanh – sạch hơn.
Đánh giá về kiến thức môi trường của học sinh phổ thông mà chỉ bắt các em
nêu ra về định nghĩa mơi trường là chưa đủ do đó chúng tơi cịn đưa ra những câu
hỏi về thành phần của môi trường, ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường…để các
em bộc lộ những hiểu biết của mình. Điều đáng nói ở đây đó là khi được hỏi về
thành phần của môi trường hầu hết các em đều trả lời được thành phần mơi trường
gồm có: “đất, nước, khơng khí”, một số em khác cho rằng “cây xanh, rừng, biển,
sông núi, ao hồ, đa dạng sinh học, động vật và thực vật…” là thành phần của môi
trường.
Qua các câu trả lời mà các em đã đưa ra, chúng tôi nhận thấy đa số các em đã
nhận biết được các thành phần của môi trường sống xung quanh. Như chúng ta đều
biết đất, nguồn nước, khơng khí là những gì tồn tại xung quanh ta. Mặc dù mức độ
tiếp xúc của các em với các thành phần của mơi trường có khác nhau, tuy nhiên
hằng ngày khi bước chân ra khỏi nhà để đi học, đi vui chơi giải trí các em học sinh
đều bắt gặp và tiếp xúc với ba thành phần trên. Do đó, khi nhóm nghiên cứu đưa ra
câu hỏi về thành phần của môi trường, các em đều trả lời tương đối chính xác và đầy
đủ. Bên cạnh đó, việc lồng ghép các kiến thức về mơi trường trong một số môn học
như địa lý, sinh học, giáo dục công dân…cũng mang lại cho các em những hiểu biết
về kiến thức môi trường.
Cùng với những câu trả lời về thành phần của môi trường là đất, nước, khơng
khí, các em cịn đưa ra những câu trả lời như thành phần của môi trường là cây
xanh, rừng núi, sông hồ, động vật, thực vật…đây là những thành phần nhỏ của môi
trường, rõ ràng việc hằng ngày được tiếp xúc với các thành phần của môi trường

19



trong cuộc sống, cũng như trong sách vở đã học đã tạo điều kiện thuận lời cho các
em có được những nhận thức về đúng đắn về thành phần của môi trường..
Những câu hỏi về bảo vệ môi trường và ô nhiễm môi trường mà nhóm nghiên
cứu chúng tôi đưa ra cũng được các em đưa ra nhiều câu trả lời, đồng thời thể hiện
sự quan tâm khác nhau của các em đến các vấn đề liên quan đến môi trường.

Bảng 4: Định nghĩa về ô nhiễm môi trường của học sinh
STT
1

Định nghĩa về ô nhiễm môi trường
Là sự nhiễm bẩn của nguồn nước, khơng khí, đất
Là sự nhiễm bẩn của môi trường do các chất thải và rác thải, có ảnh

2

hưởng đến đời sống của con người.
Là sự thải ra các chất độc gây nguy hiểm cho đời sống của con người

3

và sinh vật.
Sự xâm nhập của nước thải, rác thải vào môi trường, làm nhiễm bẩn

4

5

môi trường sống xung quanh.

Là sự mất cân bằng về sinh thái
Con người khai thác và sử dụng các loại tài nguyên làm cho chúng bị

6

cạn kiệt đồng thời gây ra ô nhiễm môi trường.
Là hiện tượng môi trường bị tổn hại do họat động sản xuất và sinh

7

họat của con người.
Là hiện tượng mơi trường bị thay đổi về tính chất. Gây hậu quả

8

nghiêm trọng đến sức khỏe của con người

20


Qua những câu trả lời của các em về ô nhiễm môi trường, chúng ta nhận thấy
rằng hầu hết các em đã có những nhận thức bước đầu về ơ nhiễm môi trường. Các
em đã nêu ra được ô nhiễm môi trường là sự nhiễm bẩn của môi trường xung quanh
và các thành phần của môi trường. Điều này để thấy được rằng, học sinh phổ thông
lớp 12 đã bước đầu có những nhận thức về mơi trường, các em đã hiểu được vấn đề
làm cho môi trường bị ô nhiễm và quan trọng nhất là các em nêu ra được mối quan
hệ giữa con người – môi trường – sinh vật. Các em đã hiểu được nếu môi trường bị
ơ nhiễm thì sẽ gây ảnh hưởng đến cuộc sống của con người và các loại sinh vật,
cuộc sống của con người và các loại khác sẽ bị đe dọa nếu môi trường xung quanh
bị ô nhiễm. Nhiều em học sinh lớp 12 được hỏi về ô nhiễm môi trường thì tỏ ra rất

lo lắng và bức xúc. Lo lắng của các em ở đây đó là ngày càng có nhiều thiên tai,
dịch bệnh …ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, sự bức xúc của các em thể hiện
ở chỗ các em rất bất bình với hiện tượng các kênh rạch trong Thành phố bốc mùi hôi
nồng nặc khi các em đi học qua đó. Ở đây, nhóm nghiên cứu cũng đồng cảm với
những suy nghĩ đó của các em học sinh lớp 12 trên địa bàn Thành phố. Một thực
trạng đáng buồn của môi trường Thành phố hiện nay, đó là có q nhiều kênh rạch
bị ơ nhiễm nghiêm trọng. Bên cạnh đó, lượng xe lưu thơng ra vào Thành phố hiện
nay là rất lớn, các phương tiện giao thơng đã thải ra mơi trường khơng khí một
lượng khói thải độc hại, gây ảnh hưởng xấu đến mơi trường và vẻ đẹp mĩ quan của
đô thị. Thiết nghĩ rằng, không chỉ riêng các em học sinh mà mọi người đều phải
được sống, học tập, làm việc, vui chơi – giải trí trong một mơi trường trong lành,
sạch đẹp. Muốn làm được điều đó địi hỏi phải có sự tham gia tích cực của các cấp,
các ngành quản lý và của mọi người dân. Trong đó, học sinh cũng là một trong
những lực lượng quan trọng góp phần cải tạo và đưa môi trường Thành phố đến với
sự xanh – sạch.
Đối với định nghĩa về “bảo vệ môi trường” các em học sinh lớp 12 khi được
hỏi đã đưa ra được nhiều câu trả lời, thể hiện sự quan tâm của các em đến vấn đề
này.

21


×