Tải bản đầy đủ (.pdf) (215 trang)

Vai trò của cộng đồng trong việc tham gia phát triển du lịch sinh thái bền vững tại tiền giang (nghiên cứu tại cù lao thới sơn thành phố mỹ tho tỉnh tiền giang)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.54 MB, 215 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ HỒNG CHÂU

VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG VIỆC THAM GIA
PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG
TẠI TIỀN GIANG
(Nghiên cứu tại Cù lao Thới Sơn – Thành phố Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang)

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC XÃ HỘI HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2012


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ HỒNG CHÂU

VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG VIỆC THAM GIA
PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG
TẠI TIỀN GIANG
(Nghiên cứu tại Cù lao Thới Sơn – Thành phố Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang)

CHUYÊN NGÀNH: XÃ HỘI HỌC
MÃ SỐ: 60.31.30

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC XÃ HỘI HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


TS. PHẠM ĐỨC TRỌNG

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2012


LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan rằng những kết quả nghiên cứu trong đề tài này
hoàn toàn mới và do chính tác giả thực hiện và tác giả hồn tồn chịu trách
nhiệm với luận văn của mình.
Cơng trình này được thực hiện với sự đảm bảo về đạo đức nghiên cứu
trong các giai đoạn: (1) xác định chủ đề nghiên cứu, (2) thiết kế bảng hỏi, (3) thu
thập dữ liệu, (4) xử lý, lưu trữ dữ liệu, (5) phân tích dữ liệu và báo cáo kết quả
nghiên cứu.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 3 năm 2012
Học viên thực hiện

NGUYỄN THỊ HỒNG CHÂU


LỜI CẢM TẠ
Luận văn này là sản phẩm của cả một quá trình học tập và nghiên cứu thực
tế của bản thân trong suốt thời gian theo học chương trình sau đại học ngành xã hội
học Tại Trường Đại học KHXH và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngồi sự nỗ lực và phấn đấu không ngừng của bản thân, tác giả cũng xin gửi
lời tri ân sâu sắc đến TS. PHẠM ĐỨC TRỌNG là giảng viên hướng dẫn - người
đã rất nghiêm khắc và tận tình hỗ trợ cho tác giả trong suốt quá trình viết luận văn,
giúp tác giả có những điều chỉnh và định hướng phân tích tốt hơn trong quá trình
thực hiện.

Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong khoa Xã hội học,
Trường Đại học KHXH và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình truyền đạt
kiến thức và tạo điều kiện học tập tốt nhất cho tác giả trong suốt qúa trình học tập
tại Trường .
Ngồi ra, tác giả cũng đã nhận được sự hỗ trợ về tinh thần, tạo điều kiện về
thời gian, cung cấp số liệu cần thiết trong quá trình làm đề tài từ Ban Giám đốc Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tiền Giang, Ban Giám hiệu Trường Trung cấp Văn
hóa Nghệ thuật Tiền Giang – nơi tác giả công tác, UBND xã Thới Sơn - nơi tác giả
thực hiện đề tài.
Tác giả cũng rất biết ơn sự hy sinh âm thầm của những người thân trong gia
đình, đã hỗ trợ về vật chất và tinh thần để tác giả có thể an tâm học tập và hoàn
thành tốt luận văn này.
Sâu tận đáy lịng mình, tác giả xin gửi đến tất cả Q Thầy, Cơ, Q cơ
quan, gia đình lời cảm tạ chân thành nhất.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 3 năm 2012
Học viên thực hiện

NGUYỄN THỊ HỒNG CHÂU


MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan.................................................................................

i

Lời cảm tạ .....................................................................................

ii


Mục lục .........................................................................................

iii

Danh mục các chữ viết tắt ............................................................

ix

Danh sách bảng .............................................................................

x

Danh sách biểu đồ và hình .............................................................

xii

Tóm tắt……………………………………………………………

xiii

PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………

1

1.

Lý do chọn đề tài………………………………………………

1


2.

Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước.............

4

2.1.

Ở trong nước………………………………………………….

4

2.1.1.

Nghiên cứu về phát triển du lịch sinh thái, du lịch bền vững..

4

2.1.2.

Nghiên cứu về phát triển du lịch sinh thái, du lịch bền vững có sự
tham gia của cộng đồng..................................................................

5

2.2.

Ở nước ngoài..................................................................................


7

2.2.1.

Nghiên cứu về phát triển du lịch sinh thái, du lịch bền vững....

7

2.2.2.

Nghiên cứu về phát triển du lịch sinh thái, du lịch bền vững có sự
tham gia của cộng đồng………………………………………….

8

3.

Câu hỏi nghiên cứu......................................................................

11

4.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.............................................

11

4.1.

Mục đích nghiên cứu...................................................................


11

4.2.

Nhiệm vụ nghiên cứu……………………………………………

11

5.

Đối tượng, Khách thể, Phạm vi nghiên cứu…………………

11

5.1.

Đối tượng nghiên cứu……………………………………………

11


5.2.

Khách thể nghiên cứu……………………………………………

12

5.3.


Phạm vi nghiên cứu…………………………………………….

12

6.

Phương pháp nghiên cứu và nguồn số liệu……………………

12

6.1.

Phương pháp nghiên cứu định tính………………………………

12

6.2.

Phương pháp nghiên cứu định lượng.............................................

13

6.3.

Nguồn số liệu…………………………………………………….

14

7.


Phương pháp xử lý dữ liệu...........................................................

15

8.

Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn……………………………

15

8.1.

Ý nghĩa lý luận...............................................................................

15

8.2.

Ý nghĩa thực tiễn………………………………………………..

15

9.

Mơ hình khung phân tích............................................................

15

10.


Giả thuyết nghiên cứu...................................................................

16

11.

Kết cấu của luận văn…………………………………………….

16

PHẦN NỘI DUNG........................................................................
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN............................................................

17

1.1.

Cách tiếp cận chính trong nghiên cứu…………………………

17

1.1.1.

Tiếp cận Quan điểm “Cộng đồng địa phương cũng là sản phẩm du

17

lịch”…………………………………………………………
1.1.2.


Tiếp cận lý thuyết Xung đột.......................................................

17

1.1.3.

Tiếp cận Lý thuyết Lựa chọn hợp lý…….....................................

18

1.2.

Một số khái niệm liên quan…………………………………….

19

1.2.1.

Khái niệm vai trò........................................................................

19

1.2.2.

Khái niệm cộng đồng.................................................................

21

1.2.3.


Mức độ tham gia của cộng đồng.................................................

21

1.2.4.

Khái niệm Nhận thức.....................................................................

23

1.2.5.

Khái niệm Du lịch......................................................................

23


1.2.6.

Khái niệm Du lịch sinh thái……………………………………

24

1.2.7.

Khái niệm Du lịch bền vững…………………………………... .

24


1.2.8.

Khái niệm Du lịch sinh thái bền vững…………………………….

25

1.2.9.

Khái niệm Sản phẩm du lịch……………………………………..

25

1.2.10 Khái niệm Tài nguyên du lịch…………………………………….

26

.
1.2.11 Du lịch cộng đồng (Du lịch dựa vào cộng đồng) ...........................

28

.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG DU LỊCH SINH THÁI TẠI CÙ LAO THỚI

34

SƠN VÀ THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG
TRONG THAM GIA PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI BỀN
VỮNG

2.1.

Sơ lược về đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của tỉnh Tiền

34

Giang và Cù lao Thới Sơn……………………………………
2.1.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của tỉnh Tiền Giang……….........

34

2.1.1.

Điều kiện tự nhiên………………………………………………..

34

Tình hình phát triển kinh tế – xã hội………………………………….

35

2.1.2.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của địa bàn nghiên cứu……

38

2.1.2.


Điều kiện tự nhiên………………………………………………...

39

Tình hình phát triển kinh tế – xã hội………………………….

40

1
2.1.1.
2

1
2.1.2.



2
2.2.

Sơ lược về tiềm năng Tài nguyên du lịch tại Tiền Giang……..

41

2.2.1.

Tài nguyên du lịch tự nhiên

41



2.2.2.

Tài nguyên nhân văn

42

2.2.3.

Các loại hình du lịch chủ yếu tại Tiền Giang

44

2.3.

Thực trạng du lịch sinh thái tại Cù Lao Thới Sơn………...........

45

2.3.1.

Đánh giá mức sống của cộng đồng hiện nay ……….......................

45

2.3.1.

Lý do có cuộc sống khá hơn trước đây…………………………..


46

Tiện nghi phục vụ cho cuộc sống người dân hiện nay………….

47

Nhà ở của người dân hiện nay ………………………………….

47

Đánh giá thực trạng du lịch sinh thái tại Cù Lao Thới Sơn………

48

1
2.3.1.
2
2.3.1.
3
2.3.2.

2.3.2.1 Đánh giá chung về hoạt động du lịch tại địa phương hiện nay…....

48

.
2.3.2.2

Một số nhận định về thực trạng DLST tại Cù Lao Thới Sơn…………


49

.
2.3.2.3 Những điều chưa tốt của du lịch tại địa phương…………………….

55

.
2.4.

Thực trạng vai trò của cộng đồng trong tham gia phát triển

57

DLST bền vững tại Cù lao Thới Sơn…………………………
2.4.1.

Cơ hội khi tham gia vào hoạt động du lịch..................................

57

2.4.2.

Vai trò của cộng đồng trong tham gia phát triển kinh tế

60

2.4.2.

Những dịch vụ người dân đang tham gia để phát triển kinh tế.....


60

Những dịch vụ thích hợp cho người dân tham gia để phát triển kinh
tế.........................................................................................

61

2.4.2.

Ảnh hưởng tích cực của du lịch đến hoạt động kinh tế của địa

62

3

phương……………………………………………………….

1
2.4.2.
2


2.4.3.

Vai trò của cộng đồng trong việc tham gia khai thác và bảo vệ cảnh

63

quan môi trường .......................................................................


2.4.3.

Nhận định “Ý thức giữ gìn cảnh quan mơi trường của người dân chưa

1

tốt”....................................................................................

2.4.3.

Vấn đề khai thác tài nguyên du lịch..................................

64

Ảnh hưởng của phát triển du lịch đến môi trường tại địa phương........

65

Vai trị của cộng đồng trong việc góp phần bảo tồn và phát huy văn

67

63

2
2.4.3.
3
2.4.4.


hóa truyền thống; giữ gìn ANTT du lịch tại địa phương...

Ảnh hưởng tích cực của du lịch đến văn hóa địa phương..

67

Ảnh hưởng tiêu cực của du lịch đến văn hóa địa phương........

68

2.4.4.

Những hành vi gây mất ANTT làm ảnh hưởng đến du khách tại địa

69

3

phương.........................................................................................

2.4.4.
1
2.4.4.
2

CHƯƠNG 3
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG

75


TRONG THAM GIA PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI BỀN
VỮNG....................................................................
3.1.

Đặc điểm nhân khẩu học xã hội của cộng đồn tại địa bàn nghiên

75

cứu……………………………………………………..
3.1.1.

Giới tính…………………………………………………………

75

3.1.2.

Tuổi……………………………………………………………..

75

3.1.3.

Trình độ học vấn ……………………………………………….

76

3.1.4.

Hồn cảnh gia đình………………………………………………


76

3.1.5.

Thu nhập…………………………………………………………

77

3.1.6.

Tôn giáo........................................................................................

78


3.2.

Sự hỗ trợ của cơ quan quản lý, chính quyền, doanh nghiệp.....

78

3.2.1.

Được tham gia đào tạo nghề khi làm du lịch.................................

78

3.2.2.


Những người hỗ trợ cộng đồng làm du lịch………………………

79

3.2.3.

Những mong muốn được hỗ trợ từ chính quyền ……………….

82

3.2.4.

Những mong muốn được hỗ trợ từ doanh nghiệp……………….

83

3.3.

Nhận thức của cộng đồng ...........................................................

88

3.3.1.

Nhận thức của cộng đồng qua một số khái niệm, nhận định.........

88

3.3.1.


Về khái niệm phát triển bền vững................................................

88

1
3.3.1.2. Về khái niệm phát triển DLSTBV..................................................

88

3.3.1.3. Về việc thay đổi quan điểm theo xu hướng phát triển DLSTBV....

89

3.3.1.4. Nhà nước, doanh nghiệp nên dành một phần thu nhập từ DLST để

90

đầu tư trở lại cho hoạt động du lịch tại địa phương…………
3.3.1.5. Muốn phát triển du lịch sinh thái thì phải bảo vệ tài nguyên thiên

90

nhiên và giá trị văn hoá bản địa……………………………….
3.3.1.6. Cộng đồng địa phương với bản sắc văn hóa của họ cũng là sản phẩm

90

du lịch................................................................................
3.3.1.7. Muốn du lịch phát triển bền vững người dân phải tham gia quản lý


91

hoạt động du lịch.......................................................................
3.3.1.8. Người dân khơng tham gia thì họ sẽ khai thác tài nguyên không hợp

92

lý............................................................................................
3.3.1.9. Quan tâm đến lợi ích cộng đồng địa phương................................

92

Quy hoạch DL cần tạo điều kiện cho người dân được góp ý kiến

93

3.3.1.10.

3.3.1.11. Cần sự liên kết giữa chính quyền, các doanh nghiệp du lịch, đơn vị

93

đào tạo nghề du lịch và người dân............................................
3.3.2.

Nhận thức về mức độ và lý do hài lòng với công việc hiện tại......

94

3.3.3.


Nhận thức về những yêu cầu đối với người dân làm du lịch…….

95

3.3.4.

Nhận thức về lý do làm du lịch ..................................................

97


3.3.5.

Nhận thức về lợi ích của du lịch đối với cộng đồng………………

98

3.3.6.

Nhận thức về những khó khăn khi làm du lịch...............................

99

3.3.7.

Nhận thức về sự hỗ trợ cần thiết cho cộng đồng tham gia vào hoạt

100


động du lịch..........................................................................
3.3.8.

Nhận thức về những điều nhà nước cần làm để tăng cường sự tham

101

gia của cộng đồng...............................................................
3.3.9.

Nhận thức về những điều cần làm để du lịch trong thời gian tới phát

102

triển tốt hơn............................................................................
3.3.10 Nhận thức về những ngành nghề có thể phát triển phù hợp tại địa
.

103

phương...........................................................................................

3.3.11 Nhận thức về sự phát triển của du lịch trong tương lai..................

104

.
3.3.12 Nhận thức về kế hoạch phát triển du lịch trong tương lai..............

104


.
3.4.

Mức độ tham gia của cộng đồng tại cù lao Thới Sơn...............

107

3.4.1.

Đánh giá chung về mức độ tham gia hoạt động du lịch của CĐ....

107

3.4.2.

Tham gia vào các tổ chức du lịch.................................................

108

3.4.3.

Đánh giá mức độ tham gia của người dân trong công tác quy hoạch,

110

lập kế hoạch, quản lý hoạt động du lịch….……………..
3.4.4.

Lý do người dân khơng tham gia góp ý hoặc tham gia vào dự án về


114

du lịch.......................................................................................
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ…………………………

117

1.

Kết luận ........................................................................................

117

2.

Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo……………………………

120

3.

Khuyến nghị.................................................................................

121

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................

124


PHỤ LỤC .....................................................................................

130


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ANTT

An ninh trật tự



Cộng đồng

DL

Du lịch

DLBV

Du lịch bền vững

DLCĐ

Du lịch cộng đồng

DLST

Du lịch sinh thái


DLSTBV

Du lịch sinh thái bền vững

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

HDVDL

Hướng dẫn viên du lịch

PTBV

Phát triển bền vững

SPDL

Sản phẩm du lịch

SVHTTDL

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

TNDL

Tài nguyên du lịch

UBND


Ủy ban nhân dân

N

Tần số

%

Phần trăm


DANH SÁCH BẢNG
Tran
g
1.

Tổng hợp thơng tin mẫu nghiên cứu nhóm khách thể là du khách và

14

Hướng dẫn viên du lịch

2.1.

Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong tỉnh (Theo giá so sánh năm

36

1994)


2.3a.

Phân bố lý do có cuộc sống khá hơn trước đây (của CĐ) (%)

2.12a. Tỷ lệ mức độ đồng ý về nhận định “Sự hợp tác giữa chính

46
53

quyền địa phương, doanh nghiệp và CĐ chưa thật sự chặt chẽ”
(của CĐ)(%)
2.14a. Phân bố tần số về những điều chưa tốt tại địa phương (của

55

CĐ)(%)
2.16.

Tương quan giữa việc người dân có được tạo cơ hội khi làm DL

58

với giới tính và trình độ học vấn (của CĐ) (%)
2.17a.

Những cơ hội tham gia làm DLCĐ của người dân (của

59

CĐ)(%)

2.18a. Phân bố tần số về những dịch vụ người dân địa phương đang

60

tham gia để phát triển kinh tế (của CĐ)(%)
3.1.

Phân bố tần số theo giới tính (của CĐ) (%)

75

3.14.

Tương quan giữa loại hình đào tạo với giới tính của CĐ)(%)

79

3.18a. Phân bố tần số về mong muốn được hỗ trợ từ chính quyền(của

82

CĐ)
3.19a. Phân bố tần số về mong muốn hỗ trợ từ doanh nghiệp (của CĐ)

83

(%)
3.29a. Phân bố tần số về nhận định “Muốn DL phát triển bền vững
người dân phải tham gia quản lý hoạt động DL” (của CĐ) (%)


91


3.34.

Tỷ lệ mức độ hài lịng với cơng việc hiện tại (của CĐ) (%)

3.40a. Phân bố tần số về lý do làm DL của CĐ (của CĐ) (%)

94
97

Lợi ích của du lịch đối với cộng đồng (của CĐ) (%)

98

Tương quan giữa việc người dân có khó khăn khi làm DL hiện

99

3.41a.
3.43.

nay với giới tính (của CĐ) (%)
3.44a. Phân bố tần số về những khó khăn khi làm DL hiện nay (của

99

CĐ) (%)
3.45a. Phân bố tần số về hỗ trợ cần thiết cho CĐ tham gia vào hoạt


100

động DL (của CĐ) (%)
3.47a. Phân bố tần số về những điều cần làm để DL phát triển tốt hơn

102

trong tương lai (của CĐ) (%)
3.53a. Phân bố tần số về mức độ tham gia hoạt động DL của CĐ (của

107

CĐ)
3.55.

Tương quan giữa việc người dân có tham gia vào tổ chức DL

109

với giới tính (của CĐ)(%)
3.58a. Phân bố hình thức tham gia theo mức độ thường xuyên (của

110

CĐ)
3.59.

Tương quan giữa mức độ tham gia với giới tính (của CĐ)(%)


112

3.60.

Tương quan giữa mức độ tham gia với trình độ học vấn (của

113

CĐ)


DANH SÁCH BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH
Trang
Hình 2.1

Bản đồ hành chính tỉnh Tiền Giang

34

Biểu đồ

Cơ cấu tăng trưởng kinh tế năm 2010 và 2011

37

Hình 2.3

Bản đồ quy hoạch khu du lịch Cù lao Thới Sơn

39


Hình 2.4

Bản đồ du lịch tỉnh Tiền Giang

41

Biểu đồ

Đánh giá chung về hoạt động DL tại cù lao Thới Sơn

48

2.5

(của CĐ) (%)

Biểu đồ

Đánh giá của du khách về ô nhiễm môi trường tại Tiền

2.6

Giang

Biểu đồ

Đánh giá của du khách về tệ nạn tại các điểm du lịch

72


Phân bố tần số theo trình độ học vấn (của CĐ) (%)

76

Biểu đồ

Phân bố tần số về những đối tượng giúp đỡ cộng đồng

80

3.2

(của CĐ) (%)

Biểu đồ

Phân bố tần số về những yêu cầu với người dân làm DL

3.3

(của CĐ) (%)

2.2

66

2.7
Biểu đồ
3.1


95


TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài này tập trung phân tích các nội dung chủ yếu như:
Đánh giá thực trạng du lịch sinh thái tại cù lao Thới Sơn; Phân tích thực trạng
vai trị của người dân trong việc tham gia phát triển du lịch sinh thái bền vững
trên các mặt phát triển kinh tế, bảo vệ mơi trường, bảo tồn và phát huy văn
hóa truyền thống địa phương, giữ gìn an ninh trật tự tại địa phương; Phân tích
các yếu tố ảnh hưởng đến vai trị của cộng đồng trong tham gia phát triển du
lịch sinh thái bền vững như các nhân tố chủ quan (giới tính, trình độ học vấn,
tuổi, hồn cảnh gia đình…) và các nhân tố khách quan (sự hỗ trợ của chính
quyền, doanh nghiệp…), mức độ tham gia của cộng đồng, nhận thức của cộng
đồng; Từ đó đề xuất các khuyến nghị để nâng cao vai trò của người dân địa
phương trong việc tham gia phát triển DLSTBV.
Thiết kế nghiên cứu
Dựa trên cách tiếp cận quan điểm “cộng đồng địa phương cũng là sản
phẩm du lịch”, tiếp cận lý thuyết Xung đột, tiếp cận lý thuyết Lựa chọn hợp lý.
Dựa trên phương pháp điều tra Xã hội học: Số liệu sơ cấp của đề tài được thu
thập thông qua việc điều tra bằng bảng hỏi và phỏng vấn sâu kết hợp quan sát trực
tiếp; đối tượng điều tra chính của đề tài là những người dân địa phương tham gia
vào hoạt động du lịch tại Cù lao Thới Sơn và một số khách thể khác nhằm làm
phong phú cách tiếp cận khách thể chính như khách du lịch, hướng dẫn viên du lịch
và lãnh đạo các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp du lịch có liên quan đến hoạt
động du lịch tại Cù lao Thới Sơn; Dung lượng mẫu là 185 trường hợp (135 trường
hợp là dân địa phương và 50 trường hợp các khách thể là du khách và hướng dẫn
viên du lịch) bằng cách chọn mẫu chỉ tiêu dựa trên đặc điểm nhân khẩu học xã hội
của đối tượng điều tra như giới tính, độ tuổi, ….

Đo lường biến: khái niệm quan trọng nhất trong đề tài này là vai trị được đo
lường thơng qua các biến số cụ thể như mức độ tham gia, nhận thức, sự hỗ trợ của
chính quyền, doanh nghiệp, các đặc điểm nhân khẩu học xã hội…


Kết quả chính

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, cộng đồng tham gia làm du lịch tại cù
lao Thới Sơn chỉ mới thể hiện tốt vai trị của mình trong tham gia phát triển
kinh tế; còn vai trò của cộng đồng trong việc khai thác, bảo vệ cảnh quan môi
trường, trong việc bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tại địa phương
thì chỉ ở mức tương đối khá và họ chưa phát huy tốt lắm vai trò tham gia giữ
gìn an ninh trật tự trong hoạt động du lịch tại địa phương; Về cơ bản người

dân làm du lịch đã nhận thức đúng vai trị của mình trong việc tham gia phát
triển du lịch sinh thái tại Cù lao Thới Sơn nhưng xét về tổng thể thì người dân
nơi đây đã chưa thực sự tham gia tích cực vào hoạt động phát triển du lịch
sinh thái bền vững, vì do trình độ học vấn của đa số người dân làm du lịch tại
địa phương tương đối thấp nên họ khơng thể làm tốt vai trị của mình nếu
khơng được sự hỗ trợ từ cơ quan quản lý, chính quyền địa phương và doanh
nghiệp du lịch trong việc phát triển du lịch theo hướng thật sự bền vững.
Từ những kết quả phân tích trên cho phép kết luận rằng ngành du lịch
Tiền Giang muốn phát triển du lịch sinh thái theo hướng bền vững trong
tương lai thì phải tổ chức tuyên truyền để nâng cao hơn nữa nhận thức cho
cộng đồng rằng phát triển kinh tế phải đi đôi với việc bảo vệ môi trường, bảo
tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Đồng thời các cơ quan quản
lý, chính quyền địa phương, doanh nghiệp du lịch phải thật sự hỗ trợ, tạo điều
kiện về mọi mặt thì cộng đồng mới có thể phát huy tốt vai trò của họ trong
tham gia phát triển du lịch sinh thái theo hướng bền vững.
Điểm nhấn của đề tài về nội dung và phương pháp nghiên cứu:

Về nội dung nghiên cứu: Đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu về vai trò
của cộng đồng trong tham gia phát triển du lịch sinh thái bền vững tại Tiền
Giang. Và qua kết quả nghiên cứu phát hiện được rằng người dân địa phương
khi nhìn nhận về vai trị của chính họ trong tham gia phát triển du lịch sinh
thái chỉ mới chú trọng đến vai trò trong việc tham gia phát triển kinh tế, chứ
chưa quan tâm lắm đến vai trò trong việc bảo vệ cảnh quan môi trường, bảo


tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống và giữ gìn an ninh trật tự tại địa
phương.
Về phương pháp nghiên cứu: Ngồi đối tượng điều tra chính của đề
tài là người dân địa phương, tác giả còn tiến hành thu thập thơng tin bằng
bảng hỏi từ nhóm khách thể khác là du khách và hướng dẫn viên du lịch nên
khi phân tích kết quả ln ln có sự so sánh, đối chiếu để rút ra được kết
luận mang tính chính xác cao. Đó chính là ưu điểm của đề tài về phương
pháp nghiên cứu.
Hạn chế của đề tài:
Về cơ sở lý luận: Đây là vấn đề mới, ít được nghiên cứu dưới góc độ
xã hội học và cho đến nay ít được quan tâm đúng mức. Và tại Tiền Giang
chưa có một đề tài nào đi sâu phân tích vai trị của cộng đồng trong tham gia
phát triển du lịch sinh thái bền vững nên tác giả gặp khó khăn trong việc thu
thập thơng tin, tài liệu để so sánh, đối chiếu…
Về phương pháp nghiên cứu:
- Về cách chọn mẫu: Do cách chọn mẫu là mẫu chỉ tiêu (phi xác suất)
nên một trong những điểm hạn chế của đề tài này là thông tin khảo sát không
thể đảm bảo tính đại diện cho tổng thể nghiên cứu.
- Về thiết kế bảng hỏi: chưa hợp lý lắm, cách sắp xếp các biến số, chỉ
báo chưa thật sự khoa học, vẫn cịn thiếu lẫn thừa thơng tin, dẫn đến khó khăn
trong việc xử lý dữ liệu để phục vụ cho q trình phân tích; Trong thiết kế các
câu hỏi chưa sử dụng đa dạng các loại thang đo (như thiếu thang đo khoảng)

và đa số chỉ là thang định tính nên khơng thể phân tích sâu vấn đề (khơng thể
sử dụng phân tích nhân tố, phân tích hồi quy).
- Về điều tra bảng hỏi: bảng hỏi khá dài và có một số câu cịn gây khó
khăn cho người trả lời, cịn mang tính “hàn lâm” dù tác giả đã cố gắng diễn
giải cho thật đơn giản, dễ hiểu nhưng do đa số đối tượng điều tra là người dân
địa phương với trình độ học vấn cịn thấp nên trong q trình điều tra bảng


hỏi tác giả cũng gặp một số khó khăn nhất định và thu bảng hỏi về không đủ
như dự kiến ban đầu.
- Về kết quả phân tích: Như đã nói ở trên do trong quá trình thiết kế các
câu hỏi chưa sử dụng đa dạng các loại thang đo và đa số chỉ là thang định tính
nên các phân tích chỉ dừng ở mô tả vấn đề, không thể đi sâu phân tích vấn đề.
Vì vậy, đơi khi phân tích cịn thiếu tính thuyết phục…
- Về cách trình bày luận văn: Do chưa có kinh nghiệm làm luận văn,
và do tác giả cũng hơi “tham lam” trong việc lựa chọn thơng tin để đưa vào
phân tích nên luận văn cịn q dài dịng và đơi khi có những phần chưa thật
sự đi sâu vào nội dung chính cần phân tích…


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Du lịch nói chung và DLST nói riêng, ngày nay đã và đang phát triển nhanh
chóng trong phạm vi nhiều quốc gia trên thế giới; ngày càng thu hút được sự quan
tâm rộng rãi của các tầng lớp dân cư trong xã hội. Khác với nhiều ngành kinh tế,
với tính đặc thù, hoạt động DL mang tính xã hội hóa cao và có những ảnh hưởng
trực tiếp đến cuộc sống của CĐ, cũng như chịu sự tác động ngược lại từ CĐ.
Trao đổi về phát triển DLBV và cấp nhãn sinh thái ở Việt Nam, ông

Guillaume Cromer- chuyên gia DL cho biết: “Về cơ bản PTBV phải trên cơ sở phát
triển nền kinh tế và phát triển DL trong đó có sự hưởng lợi của người dân và bảo vệ
môi trường”.[31, 36]
“Thành công của nhiều dự án DLST dựa vào CĐ đã chứng minh được tính
đúng đắn: muốn phát triển DLSTBV và lâu dài phải dựa vào CĐ địa phương, nhưng
để làm được điều này cần phải mang lại lợi ích thật sự cho họ”.[54, 38]
Thật vậy, để DL phát triển bền vững, cần phải chú trọng đến việc nâng cao
năng lực cho người dân địa phương, đặc biệt phải nâng cao vai trị cho người dân.
Trên tinh thần đó, từ nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã tổ chức các cuộc hội
thảo, cũng như ban hành nhiều văn bản chỉ đạo như:
Hội thảo “Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng” ở Tiền Giang ngày
23/11/2004 đã nêu:
Ngày nay, DLST là loại hình DL được mọi người quan tâm và có xu
hướng phát triển mạnh, là hoạt động DL có trách nhiệm đối với mơi
trường tự nhiên, văn hóa - xã hội. Nó có ý nghĩa rất lớn trong việc giáo
dục về môi trường đối với mọi tầng lớp trong xã hội và có tác động tích
cực đến việc bảo vệ mơi trường, bảo vệ nền văn hóa dân tộc. Sự tác động
qua lại này muốn đạt hiệu quả một cách bền vững cần phải có sự gắn bó
giữa cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức kinh doanh DL, chính quyền
và CĐ địa phương. Phát triển các loại hình DLST dựa vào CĐ sẽ là một
trong những thế mạnh của tiềm năng DL sông nước Tiền Giang, một lợi
thế mà thiên nhiên đã ưu đãi cho Tiền Giang.


2

Quyết định Số 17/2009/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2009 của Thủ tướng
Chính phủ về việc “Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh
Tiền Giang đến năm 2020” có đoạn:
Phát triển mơ hình DLST, DL biển đảo, thực hiện liên kết phát triển DL

trong nước và quốc tế, đa dạng hố các loại hình và SPDL. Thu hút đầu
tư xây dựng các khu vui chơi giải trí tổng hợp, các khu nghỉ dưỡng, các
địa điểm có tiềm năng DL như: các cù lao trên sông Tiền, vùng ngập lũ
và thôn dã Đồng Tháp Mười, tập trung ưu tiên đầu tư cù lao Thới Sơn
thành cụm điểm DLCĐ, DLST của tiểu vùng hạ lưu sông Mê Kông mở
rộng, bãi biển Tân Thành, vườn cây ăn trái, các di tích văn hóa lịch sử...
Nghị quyết Đại hội VIII của tỉnh Đảng bộ Tiền Giang cũng đã xác định:
Thương mại, dịch vụ sẽ là khâu đột phá, tạo nên những bước chuyển cơ
bản trong cơ cấu kinh tế của tỉnh giai đoạn 2006-2010. Trong đó DL sẽ là
một mũi nhọn có vai trị tiên phong để thực hiện nhiệm vụ này. Định
hướng phát triển DLCĐ là một trong những biện pháp nhằm đảm bảo
mục tiêu phát triển DL, sử dụng DL như một công cụ phát triển kinh tếxã hội, phục vụ mục tiêu xố đói giảm nghèo.
Quyết định số 803/QĐ-BVHTTDL ngày 9/3/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch về việc “Phê duyệt Đề án phát triển du lịch đồng bằng sông Cửu Long
đến năm 2020” có đề cập “Cụm dun hải phía Đơng: gồm các tỉnh Tiền Giang,
Bến Tre, Vĩnh Long và Trà Vinh với các sản phẩm chủ đạo là DL sông nước, miệt
vườn, nghỉ tại nhà dân, tham quan làng nghề, di tích lịch sử cách mạng”.
Vậy tại sao cần có vai trò của CĐ trong phát triển DLSTBV? Để phát triển
DL, đặc biệt là DLST theo hướng bền vững ở một vùng, một quốc gia địi hỏi phải
có vai trị khơng thể thiếu của người dân địa phương bởi vì:
Trong một số loại hình DL bắt buộc có CĐ tham gia mới hình thành phát
triển như DLST, DLBV... là những nơi có nhiều tài ngun hoang dã, cịn
ngun trạng đã thu hút được nhiều khách DL đến tham quan, nhưng tại
các khu vực này thường các điều kiện giao thông không thuận lợi nên rất
khó khăn cho các hoạt động cung cấp dịch vụ của các cơng ty DL. Vì vậy


3

khách DL và các nhà kinh doanh thường dựa vào CĐ dân cư tại các làng,

bản, thôn... [41, 5].
Hơn nữa, khi các hoạt động DL được thực hiện có sự tham gia của CĐ thì
tính hiện thực sẽ rất cao, vì CĐ là người hiểu biết về đặc điểm lãnh thổ của vùng có
hoạt động DL. Đồng thời họ là người trực tiếp thực hiện, sẽ có những tác động tích
cực đến hoạt động DL trong q trình triển khai thực hiện. Sự tham gia tích cực của
CĐ sẽ thúc đẩy hoạt động DL phát triển đúng hướng, mang lại lợi ích thiết thực góp
phần phát triển kinh tế- xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn và phát huy các giá
trị văn hóa truyền thống của địa phương.
Tuy nhiên, thời gian qua vai trò của CĐ trong tham gia phát triển DLSTBV
tại Cù Lao Thới Sơn đang còn nhiều vấn đề đáng quan tâm như: (1) Vai trò của
CĐ trong tham gia hoạt động DL đã thật sự có hiệu quả chưa khi mà DL nơi đây
vẫn còn phát triển một cách tự phát, manh mún, chưa tương xứng với tiềm năng
sẵn có; (2) Chính quyền địa phương, doanh nghiệp DL đã làm gì để hỗ trợ cho
người dân địa phương làm tốt vai trò của họ khi mà sự hợp tác giữa chính quyền
địa phương, doanh nghiệp DL và CĐ chưa thật sự chặt chẽ; (3) CĐ đã thật sự nhận
thức đúng về vai trò của mình trong tham gia phát triển DL theo hướng bền vững
chưa; (4) CĐ địa phương đã phát huy tốt vai trò trong việc bảo vệ nguồn TNDL tại
địa phương chưa khi mà vì cuộc sống khó khăn, kém phát triển, buộc họ phải khai
thác tối đa các tiềm năng tài ngun của mình, từ đó làm cho tài ngun bị cạn kiệt
và tổn hại đến môi trường sinh thái; (5) CĐ địa phương đã thu được nguồn lợi kinh
tế- xã hội tương xứng từ hoạt động DL chưa khi mà quyền lợi giữa các doanh
nghiệp DL và CĐ lại chưa thống nhất.
Trên thực tế ở Việt Nam, đã có nhiều bài viết, cơng trình nghiên cứu đề cập
vai trị của CĐ trong tham gia phát triển DLST song chủ yếu được tiếp cận từ góc
độ của mơi trường, kinh tế học, du lịch học, mỹ học, hoặc văn hóa học. Nghiên cứu
về nó dưới góc độ xã hội học cịn rất hạn chế và cho đến nay ít được quan tâm đúng
mức. Và tại Tiền Giang chưa có một đề tài nào đi sâu phân tích vai trị của CĐ trong
tham gia phát triển DLSTBV. Đây cũng là vấn đề tác giả rất quan tâm vì tác giả đã,
đang và sẽ nghiên cứu sâu về lĩnh vực này để phục vụ cho q trình cơng tác của
bản thân.



4

Với tất cả những lý do trên, đề tài “Vai trò của cộng đồng trong việc tham gia
phát triển DLSTBV tại Tiền Giang” sẽ nhằm góp phần giải quyết những vấn đề hết
sức cấp thiết này, đưa DLST tại Tiền Giang phát triển, khơng chỉ góp phần vào việc
phát triển DLBV mà cịn đóng góp tích cực vào tiến trình phát triển kinh tế – xã hội
của tỉnh Tiền Giang.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước
2.1. Ở trong nước
2.1.1. Nghiên cứu về phát triển du lịch sinh thái, du lịch bền vững
Ths. Nguyễn Quốc Nghi có bài “Đồng bằng Sông Cửu Long phát triển du
lịch sinh thái gắn với bảo vệ mội trường” đăng trên Tạp chí Du lịch Việt Nam, số
02/2011 nói về thực trạng ô nhiễm môi trường tại các điểm DLST ở ĐBSCL và
những tồn tại xung quanh vấn đề ô nhiễm môi trường tại điểm DLST. Bài viết có đề
cập đến nhiều ngun nhân dẫn đến tình trạng ơ nhiễm mơi trường tại các điểm DL
này, trong đó có nhắc đến nguyên nhân do các cơ quan quản lý DL và chính quyền
địa phương không thật sự làm cho người dân địa phương thấy được những lợi ích
mà họ có thể nhận được từ DL gắn với bảo vệ môi trường, do vậy họ khơng có ý
thức tốt trong việc giữ gìn cảnh quan hay chất lượng môi trường tại các điểm DL.
Và tác giả cũng đề xuất một số giải pháp dựa trên mối “liên kết bốn nhà” để phát
triển DLST ĐBSCL nhằm bảo vệ môi trường sinh thái tự nhiên, góp phần phát
triển DLBV gồm SVHTTDL các tỉnh, thành trong khu vực ĐBSCL, các doanh
nghiệp DL, các đơn vị đào tạo nghề DL và các hộ dân tham gia hoạt động DL.
- Cơ quan quản lý DL và chính quyền địa phương không thật sự làm cho người dân
địa phương thấy được những lợi ích mà họ có thể nhận được từ DL gắn với bảo vệ
môi trường.
- Cần dựa trên mối “liên kết bốn nhà” để phát triển DLST ĐBSCL gồm SVHTTDL
các tỉnh, thành trong khu vực ĐBSCL, các doanh nghiệp DL, các đơn vị đào tạo

nghề DL và các hộ dân tham gia hoạt động DL.
Ths. Trần Mai Ước với bài viết “Phát triển du lịch bền vững Đồng bằng
Sơng Cửu Long” in trên Tạp Chí Du lịch Việt Nam số 08/2010. Bài viết đề cập tiềm
năng du lịch vùng ĐBSCL. ĐBSCL là vùng đất giàu tiềm năng để phát triển DLBV
và đã đạt được một số thành tựu nhất định, góp phần tích cực vào q trình chuyển


5

dịch cơ cấu kinh tế, nỗ lực xóa đói giảm nghèo cho người dân...Nhưng trên thực tế
tiềm năng DL của ĐBSCL vẫn chưa được sử dụng triệt để, gây lãng phí. Một nhận
xét chung về nhược điểm cơ bản của sự phát triển DL hiện nay tại ĐBSCL có thể
tóm tắt trong các từ sau: đơn điệu- manh mún – tự phát...Từ đó đưa ra một số giải
pháp cơ bản phát triển DLBV vùng ĐBSCL như tạo ra các sản phẩm đa dạng, riêng
biệt của từng địa phương; Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng
dịch vụ; Đẩy mạnh công tác đầu tư và thu hút đầu tư; Liên kết DL.
-Nhược điểm cơ bản của sự phát triển DL hiện nay tại ĐBSCL có thể tóm tắt trong
các từ sau: đơn điệu- manh mún – tự phát.
- Giải pháp cơ bản phát triển DLBV vùng ĐBSCL là tạo ra các sản phẩm đa dạng,
riêng biệt của từng địa phương; Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao chất
lượng dịch vụ; Đẩy mạnh công tác đầu tư và thu hút đầu tư; Liên kết DL.
Lê Văn Hanh- Tổng Thư ký Hiệp hội Vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên
nhiên Việt Nam, Phát triển du lịch sinh thái tại Việt Nam, đăng trên Tạp Chí Du
lịch Việt Nam số 08/2010. Bài viết đánh giá hiện trạng DLST ở Việt Nam chưa phát
triển tương xứng với tiềm năng của nó như cịn mang tính tự phát, chưa xác định rõ
sản phẩm và thị trường mục tiêu...Và tác giả cũng nêu lên một số tồn tại trong phát
triển DLST ở Việt Nam như nhận thức về DLST của các đối tượng có liên quan cịn
rất hạn chế; Cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho phát triển DLST còn rất nghèo nàn và chưa
đáp ứng được yêu cầu; Chưa thu hút được nhiều thành phần kinh tế tham gia; Công
tác tổ chức, quản lý và điều hành hoạt động DLST còn chồng chéo bất cập...

- Hiện trạng DLST ở Việt Nam cịn mang tính tự phát, chưa xác định rõ sản phẩm
và thị trường mục tiêu...
- Một số tồn tại trong phát triển DLST ở Việt Nam như nhận thức về DLST của các
đối tượng có liên quan cịn rất hạn chế; Cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho phát triển DLST
còn rất nghèo nàn và chưa đáp ứng được yêu cầu; Chưa thu hút được nhiều thành
phần kinh tế tham gia; Công tác tổ chức, quản lý và điều hành hoạt động DLST còn
chồng chéo bất cập...
2.1.2. Nghiên cứu về phát triển du lịch sinh thái, du lịch bền vững có sự tham gia
của cộng đồng


6

Võ Phạm Tân (2010), “Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch cộng
đồng tỉnh Tiền Giang”, luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản trị DL, phân tích thực
trạng về DLCĐ Tiền Giang thông qua số lượng du khách và doanh thu DL từ các
năm 2001 đến năm 2009, từ đó đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, những nguy
cơ và thách thức của DLCĐ Tiền Giang, đề xuất những giải pháp thích hợp nhằm
phát triển DLCĐ Tiền Giang trong những năm tới. Ngành DL Tiền Giang muốn
phát triển bền vững trong tương lai, nên lấy việc phát triển DLCĐ làm chủ đạo và
có chiến lược xây dựng SPDL đáp ứng nhu cầu du khách trong và ngoài nước.
Ngành du lịch Tiền Giang muốn phát triển bền vững nên lấy việc phát triển DLCĐ
làm chủ đạo và có chiến lược xây dựng SPDL đáp ứng nhu cầu du khách trong và
ngoài nước.
Bài viết “Cộng đồng làm du lịch, bảo vệ mơi trường”của Minh Khơi đăng
trên Tạp Chí Du lịch Việt Nam số 11/2009 đề cập đến mơ hình “cộng đồng làm du
lịch, bảo vệ môi trường” ở Khu DLST Vân Long thuộc xã Gia Vân, huyện Gia
Viễn, tỉnh Ninh Bình được đưa vào hoạt động từ năm 2003. Nói chung mơ hình này
khơng những đã mang lại hiệu quả kinh tế cao mà cịn rất hữu ích trong cơng tác
bảo vệ môi trường cảnh quan từ việc huy động được người dân địa phương nhiệt

tình tham gia làm DL dựa trên những tiềm năng sẵn có của địa phương, góp phần
xóa đói, giảm nghèo.
Mơ hình “cộng đồng làm du lịch, bảo vệ môi trường” đã mang lại hiệu quả kinh tế cao,
rất hữu ích trong cơng tác bảo vệ mơi trường cảnh quan bằng cách huy động được
người dân địa phương nhiệt tình tham gia làm DL dựa trên những tiềm năng sẵn có của
địa phương, góp phần xóa đói, giảm nghèo...
Bài viết “Để phát triển du lịch cộng đồng đạt hiệu quả” của Mai Hồng đăng
trên Tạp Chí Du lịch Việt Nam số 02/2010 đề cập đến vần đề muốn phát triển
DLCĐ thì trước tiên phải quan tâm đến lợi ích CĐ, phải dựa vào dân. Để phát triển
DLCĐ hiệu quả cần hướng tới bảo tồn nền văn hóa, kết hợp sự hợp tác giữa nhà
nước, nhân dân và các nhà kinh doanh DL.
-Muốn phát triển DLCĐ thì trước tiên phải quan tâm đến lợi ích CĐ, phải dựa vào CĐ.
- Cần hướng tới bảo tồn nền văn hóa, kết hợp sự hợp tác giữa nhà nước, người dân
và các doanh nghiệp DL.


×