Tải bản đầy đủ (.pdf) (156 trang)

Ứng dụng phương pháp đánh giá đất của fao phục vụ quy hoạch sử dụng tài nguyên đất theo hướng phát triển nông nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh cà mau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 156 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
-----ooOoo-----

NGUYỄN QUANG THƯỞNG

ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ ĐẤT CỦA FAO
PHỤC VỤ QUY HOẠCH SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN ĐẤT
THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU

Chuyên ngành: BẢO VỆ, SỬ DỤNG HP LÝ VÀ TÁI TẠO TÀI NGUYÊN
THIÊN NHIÊN

Mã số : 01.07.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. PHẠM QUANG KHÁNH

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2003


LỜI CẢM TẠ
---ooOoo---

Để hoàn thành luận văn này, chúng tôi đã nhận được sự giúp đở to lớn về
tinh thần cũng như vật chất của Quý thầy cô trường Đại Học Khoa Học Xã Hội &
Nhân Văn, lãnh đạo Phân Viện Quy Hoạch & Thiết Kế Nông Nghiệp Miền Nam,
lãnh đạo Phòng Thổ Nhưỡng, tập thể và các nhà khoa học thuộc nhiều lónh vực và


các bạn đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến:
-

Ban giám hiệu trường Đại Học Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn, Khoa Địa lý,
Quý thầy cô lớp cao học Khoá III (2000-2003), Phòng sau đại học và các
phòng ban của trường đã tạo mọi điều kiện để khoá học đạt kết quả tốt nhất.

-

TS. Phạm Quang Khánh - Trưởng Phòng Thổ Nhưỡng, Phân Viện Quy
Hoạch & Thiết Kế Nông Nghiệp Miền Nam đã hướng dẫn hết sức tận tâm
và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn này.

-

TS. Nguyễn An Tiêm - Phân viện trưởng và TS. Nguyễn Thế Bình - Phó
Phân viện trưởng, Phân Viện Quy Hoạch & Thiết Kế Nông Nghiệp Miền
Nam đã hỗ trợ rất nhiều về mặt vật chất và tinh thần trong suốt thời gian học
tập của tôi.

-

Tập thể cán bộ Phòng Thổ Nhưỡng và các phòng ban thuộc Phân Viện Quy
Hoạch & Thiết Kế Nông Nghiệp Miền Nam đã nhiệt tình cung cấp và trao
đổi các thông tin có liên quan đến đề tài.


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm tạ

Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các sơ đồ, đồ thị, hình vẽ
PHẦN MỞ ĐẦU
Chương một: TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
I.1 CÁC NGHIÊN CỨU VỀ TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI
I.1.1 Các nghiên cứu về đất và lập bản đồ đất ở Việt Nam
I.1.2 Các nghiên cứu về đánh giá đất đai ở Việt Nam
I.1.3 Các nghiên cứu về đất và lập bản đồ đất ở ĐBSCL và Cà Mau
I.1.4 Các nghiên cứu về đánh giá đất đai ở ĐBSCL và Cà Mau
I.2 NHỮNG KHÁI NIỆM, NGUYÊN TẮC VÀ TIẾN TRÌNH CƠ BẢN ĐÁNH
GIÁ ĐẤT ĐAI CỦA FAO
1.2.1 Tổng quan về đánh giá đất đai trên thế giới và sự ra đời của phương
pháp đánh giá đất đai của FAO
I.2.2 Một số khái niệm được sử dụng trong đánh giá đất đai của FAO
I.2.3 Các nguyên tắc trong đánh giá đất
I.2.4 Tiến trình đánh giá khả năng thích hợp đất đai
I.3 ỨNG DỤNG KỸ THUẬT GIS (GEOGRAPHICAL INFORMATION
SYSTEM) VÀ MÔ HÌNH HOÁ TRONG ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐẤT
I.3.1 Tổng quan
I.3.2 Giới thiệu về Hệ thống đánh giá đất tự động (Automated land
evaluation system - ALES)
I.3.3 Tổng quan về các bước đánh giá đất trong ALES
Chương hai: ĐỐI TƯNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
II.1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
II.2 ĐỐI TƯNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
II.2.1 Đối tượng nghiên cứu
II.2.2 Phạm vi nghiên cứu
II.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
II.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

II.4.1 Phương pháp luận
II.4.2 Phương pháp và kỹ thuật chi tiết
PHẦN THỨ HAI : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Chương ba: ĐẶC ĐIỂM VÙNG NGHIÊN CỨU
III.1 ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN
III.1.1 Vị trí địa lý
III.1.2 Đặc điểm khí hậu
III.1.3 Đặc điểm địa hình và địa chất
III.1.3.1 Địa hình

1
3
3
3
5
8
13
15
15
17
18
19
20
20
23
24
27
27
27
27

27
27
27
27
28
31
31
31
31
31
35
35


III.1.3.2 Địa chất
III.1.4 Đặc điểm thuỷ văn
III.1.5 Đặc điểm tài nguyên sinh vật
III.2 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI
III.2.1 Dân số và lao động
III.2.2 Tình hình kinh tế, cơ sở hạ tầng
III.2.2.1 Tình hình kinh tế
III.2.2.2 Về cơ sở hạ tầng
III.2.3 Phương hướng sản xuất của toàn tỉnh
Chương bốn: ĐẶC ĐIỂM ĐẤT TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI MÔI TRƯỜNG
TỰ NHIÊN
IV.1 ĐẶC ĐIỂM THỔ NHƯỢNG
IV.1.1 Tổng quát về phân loại đất Cà Mau
IV.1.2 Đặc điểm các loại đất
IV.1.2.1 Nhóm đất cát
IV.1.2.2 Nhóm đất mặn

IV.1.2.3 Nhóm đất phèn
IV.1.2.4 Nhóm đất than bùn
IV.1.2.5 Nhóm đất bãi bồi
IV.2 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ QUỸ ĐẤT
IV.2.1 Về quy mô và phân bố các nhóm đất
IV.2.1.1 Quy mô các nhóm đất
IV.2.1.2 Phân bố đất theo các huyện, thị
IV.2.2 Về chất lượng đất
Chương năm: BẢN ĐỒ ĐƠN VỊ ĐẤT ĐAI VÀ ĐẶC ĐIỂM ĐẤT ĐAI
V.1 TỔNG QUAN
V.2 LỰA CHỌN VÀ PHÂN CẤP CÁC ĐẶC TÍNH ĐẤT ĐAI
V.3 BẢN ĐỒ ĐƠN VỊ ĐẤT ĐAI VÀ ĐẶC ĐIỂM ĐẤT ĐAI
V.3.1 Phương pháp xây dựng bản đồ đơn vị đất đai
V.3.2 Đặc điểm đất đai
Chương sáu: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ LỰA CHỌN
CÁC HỆ THỐNG SỬ DỤNG ĐẤT
VI.1 HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ CƠ CẤU CÂY TRỒNG NÔNG LÂM
NGHIỆP
VI.1.1 Hiện trạng sử dụng đất
VI.1.2 Cơ cấu cây trồng nông lâm nghiệp ở Cà Mau
VI.1.3 Các loại hình sử dụng đất nông lâm nghiệp
VI.2 HỆ THỐNG SỬ DỤNG ĐẤT
VI.2.1 Khái quát về hệ thống sử dụng đất
VI.2.2 Xác định các hệ thống sử dụng đất
VI.3 HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA HỆ THỐNG SỬ DỤNG ĐẤT
VI.3.1 Mức đầu tư của các hệ thống sử dụng đất
VI.3.1.1 Đầu tư ban đầu của các hệ thống sử dụng đất

36
37

39
41
41
41
41
42
42
44
44
44
44
47
47
51
67
67
68
68
68
68
69
73
73
73
78
78
81
85
85
85

85
90
92
92
92
95
95
95


VI.3.1.2 Đầu tư vật tư hàng năm của các hệ thống sử dụng đất
VI.3.1.3 Lao động và chi phí thuê mướn máy móc của các LUS
VI.3.1.4 Tổng chi phí đầu tư hàng năm của các LUS
VI.3.2 Năng suất, sản lượng hàng năm của các hệ thống sử dụng đất
VI.3.3 Hiệu quả sản xuất của các hệ thống sử dụng đất
VI.4 LỰA CHỌN CÁC HỆ THỐNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ LOẠI HÌNH SỬ DỤNG
ĐẤT CÓ TRIỂN VỌNG
VI.4.1 Các cơ sở để lựa chọn
VI.4.2 Lựa chọn các hệ thống sử dụng đất
VI.4.3 Lựa chọn các loại hình sử dụng đất có triển vọng
VI.4.4 Đặc điểm các loại hình sử dụng đất
VII.3 YÊU CẦU VỀ ĐẤT ĐAI CỦA CÁC LOẠI HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT
Chương bảy : ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THÍCH HP ĐẤT ĐAI CHO CÁC
MỤC TIÊU SẢN XUẤT NÔNG LÂM NGHIỆP
VII.1 MỤC TIÊU VÀ TIẾN TRÌNH ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI
VII.1.1 Mục tiêu của đánh giá đất đai
VII.1.2 Tiến trình kết hợp so sánh giữa đất đai với yêu cầu của sử dụng đất
VII.2 XÂY DỰNG MÔ HÌNH TRONG ALES
VII.2.1 Yêu cầu đánh giá theo chất lượng đất đai trong ALES
VII.2.2 Xây dựng mô hình trong ALES

VII.3 ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THÍCH HP ĐẤT ĐAI
VII.3.1 Phân loại khả năng thích hợp đất đai và phương pháp xác định các
mức thích hợp
VII.3.1.1 Phân loại khả năng thích hợp
VII.3.1.2 Phân cấp khả năng thích hợp đất đai ở Cà Mau
VII.3.1.3 Phương pháp xác định các cấp thích hợp cho các ĐVĐĐ
VII.3.2 Kết quả đánh giá khả năng thích hợp ĐĐ cho các LUT được chọn.
VII.3.3 Đánh giá chung về khả năng bố trí của các loại hình sử dụng đất
Chương tám: ĐỀ XUẤT SỬ DỤNG ĐẤT CHO CÁC MỤC TIÊU SẢN XUẤT
NÔNG LÂM NGHIỆP
VIII.1 PHÂN VÙNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG LÂM NGHIỆP
VIII.1.1 Tổng quan các vùng trước đây
VIII.1.2 Phân vùng sử dụng đất nông lâm nghiệp
VIII.2 ĐỀ XUẤT SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG LÂM NGHIỆP
VIII.2.1 Nguyên tắc đề xuất
VIII.2.2 Đề xuất khả năng sử dụng đất nông lâm nghiệp
Chương chín: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ MÔI TRƯỜNG CẦN QUAN TÂM
TRONG SỬ DỤNG ĐẤT Ở CÀ MAU
IX.1 SUY THOÁI HỆ SINH THÁI RỪNG
IX.1.1. Diễn biến diện tích rừng
IX.1.2. Về chất lượng hệ sinh thái rừng
IX.2 QUÁ TRÌNH XÓI LỞ VÀ BỒI ĐẮP VEN BIỂN
IX.2 SUY THOÁI MÔI TRƯỜNG ĐẤT

96
97
97
97
100
102

102
104
105
105
108
113
113
113
113
115
115
117
119
119
119
120
120
121
125
127
127
127
128
132
132
132
134
134
134
137

138
142


IX.2.1 Phèn hoá
IX.2.2 Mặn hoá
IX.3 SUY THOÁI MÔI TRƯỜNG NƯỚC
PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LUÏC

142
143
144
146


KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Cụm từ

ALES (Automated Land Evaluation System)

: Hệ thống đánh giá đất tự động

DTTN

: Diện tích tự nhiên


ĐBSCL

: Đồng bằng sông Cửu Long

CEC (Cation Exchange Capacity)

: Dung lượng cation trao đổi

EC (Electrical Conductivity)

: Độ dẫn điện

FAO (Food and Agricultural Organization)

: Tổ chức Lương-Nông thế giới

GIS (Geographical Information System)

: Hệ thống thông tin địa lý

LQ (Land quality)

: Chất lượng đất đai

LC (Land characteristic)

: Đặc tính đất đai

LMU (Land Mapping Unit))


: Đơn vị bản đồ đất đai

LUR (Land-use Requirement)

: Yêu cầu của sử dụng đất

LRS (Land suitable Rating)

: Phân cấp thích hợp đất đai

LUS (Land-use system)

: Hệ thống sử dụng đất

LUT (Land-use type)

: Loại hình sử dụng đất

OM (Organic Matter)

: Vật liệu hữu cơ

TEV (Total Economic Value)

: Tổng giá trị kinh tế

WRB (World Reference Base for soil resources) : Cơ sở tham chiếu tài nguyên đất
thế giới



1

PHẦN MỞ ĐẦU
Ở các nước đang phát triển, đánh giá tài nguyên đất đai ngày càng trở thành
quá trình mấu chốt trong quy hoạch nông nghiệp. Những vấn đề cơ bản như phân
loại đất và phân hạng đất đai nông nghiệp vẫn còn được đặt ra. Tuy nhiên, những
vấn đề này ngày càng trở nên khó khăn và cần có những phân tích phức tạp hơn.
Hiện nay, những vấn đề đang được quan tâm trong đánh giá đất đai là việc ứng
dụng kỹ thuật GIS, mô hình hoá và phân tích không gian. Những tiến bộ trên phải
được dựa trên nền tảng của phương pháp luận đánh giá đất đai.
Vào cuối thập niên 1960, Tổ Chức Lương Nông Thế Giới (FAO) nhận thấy
rằng nhiều nước đã và đang trong quá trình phát triển phương pháp đánh giá đất đai
của mình và có khả năng phát sinh những trở ngại trong việc trao đổi thông tin. Vì
vậy, cần phải có một khung chung về phương pháp luận đánh giá đất đai, nhằm hỗ
trợ cho việc quy hoạch nông nghiệp. Xuất phát từ yêu cầu đó, năm 1970 một nhóm
công tác được thành lập để xây dựng khung đánh giá đất đai và ấn bản đầu tiên đã
ra đời với tên: “A framework for land evaluation” (1976), gọi tắt là FAO
framework. Thực chất, đây là một tập hợp các hướng dẫn về phương pháp luận, có
thể ứng dụng trong bất kỳ dự án, tình hình môi trường nào và ở bất kỳ tỷ lệ nào.
Bên cạnh việc đánh giá tiềm năng đất đai, đánh giá đất đai còn đề cập đến các
thông tin về kinh tế-xã hội và kỹ thuật canh tác của từng loại hình sử dụng đất cụ
thể, giúp các nhà quy hoạch có thể lựa chọn các phương án bố trí đất nông lâm
nghiệp.
Những năm gần đây, phương pháp đánh giá đất của FAO (1976) và các
hướng dẫn tiếp theo (1983, 1985, 1987, 1992) đã được áp dụng vào nước ta và bước
đầu cho thấy tính khả thi rất cao, đã được bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông
Thôn xác nhận như một tiến bộ khoa học kỹ thuật có thể áp dụng rộng rãi trên toàn
quốc (Hội nghị đánh giá đất đai cho việc quy hoạch sử dụng đất trên quan điểm
sinh thái bền vững đã được Viện Quy Hoạch Thiết Kế Nông Nghiệp và Vụ khoa
học và đào tạo -Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn tổ chức tại Hà Nội,

tháng 1/1995).
Cà Mau là tỉnh cực nam của tổ quốc. Đặc trưng cơ bản của tỉnh Cà mau là
thuỷ triều của biển chi phối trên 92% diện tích đất tự nhiên, với chế độ ngập mặn
từ 0,2 -0,5m và ngập úng vào mùa mưa từ 0,4 -0,8m. Với đặc điểm ngập nước chi
phối nên đã hình thành các hệ sinh thái đặc thù: hệ sinh thái ngập mặn ven biển và
cửa sông; hệ sinh thái ngập úng nằm trong nội địa đầm trũng (rừng tràm); hệ sinh
thái nối liền giữa hai hệ sinh thái trên chịu sự chi phối của nước lợ. Ngoài ra còn có
hệ sinh thái biển và ngoài khơi.
Nền kinh tế Cà Mau chủ yếu dựa vào khả năng khai thác, sử dụng các tài
nguyên sinh học của đất ngập nước. Đó là các sản phẩm nông-lâm-ngư mà việc


2
khai thác dựa vào tính thích nghi của từng các loại cây, con trên từng vùng đất khác
nhau. Những năm qua tài nguyên đất Cà Mau đã có sự chuyển dịch, biến đổi mạnh
mẽ do tác động của con người, nhằm khai thác các sản phẩm có giá trị cao trên thị
trường. Các hoạt động này đã gây nên những tổn thất rất đáng kể cho hệ sinh thái
đất ngập nước, nhất là sự tăng nhanh diện tích nuôi tôm trong những năm gần đây.
Hiện nay, định hướng phát triển nông lâm nghiệp của Cà Mau là đa dạng
hoá và phát triển theo hướng bền vững, quản lý và sử dụng một cách có hiệu quả
tài nguyên đất đai, khai thác lợi thế kinh tế của các tiểu vùng sinh thái, hài hoà lợi
ích cộng đồng dân cư địa phương với lợi ích toàn vùng trên cơ sở phát triển kinh tếxã hội đi đôi với việc bảo vệ môi trường.
Để góp phần trong công tác bảo vệ, sử dụng hợp lý tài nguyên đất đai tỉnh
Cà Mau, chúng tôi đã thực hiện đề tài “Ứng dụng phương pháp đánh giá đất của
FAO phục vụ quy hoạch sử dụng đất theo hướng phát triển nông nghiệp bền vững
trên địa bàn tỉnh Cà Mau” là nhằm đánh giá và xác định tiềm năng đất đai, làm cơ
sở cho việc đề xuất phương hướng bố trí sử dụng đất một cách hợp lý và bền vững
cho các vùng sinh thái và góp phần bảo vệ môi trường ở Cà Mau .
Đề tài nghiên cứu được xây dựng trên cơ sở tổng kết những công trình điều
tra, nghiên cứu đất trên địa bàn tỉnh Minh Hải (cũ) và tỉnh Cà Mau từ những năm

1987-2003 mà tác giả đã tham gia. Đặc biệt đề tài luận văn đã ứng dụng phương
pháp điều tra, đánh giá đất của FAO; đồng thời, để hỗ trợ cho tiến trình đánh giá
đất đai chúng tôi đã sử dụng Chương Trình Đánh Giá Đất Tự Động (ALES Version
4.65d) của Trường đại học Cornell (Hoa Kỳ) để xây dựng mô hình đánh giá. Ngoài
ra, kỹ thuật GIS cũng được ứng dụng trong việc xây dựng bản đồ và kết nối cơ sở
dữ liệu giữa bản đồ với mô hình đánh giaù trong ALES.


3

Chương một

TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
I.1 CÁC NGHIÊN CỨU VỀ TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ ĐÁNH GIÁ ĐẤT
ĐAI Ở VIỆT NAM
I.1.1 Các nghiên cứu về đất và lập bản đồ đất ở Việt Nam
Lịch sử nghiên cứu đất ở Việt Nam gắn liền với lịch sử phát triển nông
nghiệp. Những nghiên cứu về tài nguyên đất đã được trình bày trong các văn bản
quốc gia từ thế kỷ X của Nguyễn Trãi (Dư địa chí), Lê Quý Đôn, Lê Tắc, Nguyễn
Nghiêm... Đến đầu thế kỷ XIX, công tác nghiên cứu đất đã được người Pháp quan
tâm nhằm phục vụ công cuộc khai thác tài nguyên tại các nước thuộc địa. Trên
toàn lãnh thổ Đông Dương, Viện nghiên cứu Nông-Lâm nghiệp (Institute of
Research on Agriculture and Forestry in Indochina) đã thực hiện một số nghiên cứu
tổng quát về đất, trong đó tập trung vào các vùng đất mới nhằm thiết lập các đồn
điền trồng cây ngắn ngày và cây dài ngày. Các nghiên cứu đất được thực hiện với
những mô tả ngoài đồng, lấy mẫu đất để phân tích trong phòng thí nghiệm được bắt
đầu ở Việt Nam vào cuối thế kỷ XIX. Các mẫu đất ở một số vùng Nam bộ như Gò
Công , Bến Tre... đã được phân tích các chỉ tiêu như thành phần cơ giới, hữu cơ,
mùn, đạm, lân, vôi, magne và kali. P. Morange (1902) lần đầu tiên đã trình bày
báo cáo khoa học về thành phần lý hoá học của đất lúa Nam kỳ. Trong đó tác giả

đã chia đất Nam kỳ ra 3 loại: đất phù sa đồng bằng, đất cát nhẹ miền đông và đất ở
các loại hình trung gian khác (lầy trũng, thung lũng). Đồng thời, tác giả cũng đã
đánh giá và so sánh các loại đất trên với các đất ở các nước khác. Tiếp sau đó, EL.
Achard đã có nghiên cứu tổng hợp hơn các đất nam Trung kỳ, đã gắn đất đai với
các điều kiện thuỷ văn, giao thông, thuỷ bộ và quy mô phát triển.
Đầu thế kỷ XX, nghiên cứu đất đã được tiến hành ở một số vùng với các
công trình nghiên cứu:
+ Jve Henry (1930): nghiên cứu điều kiện phát sinh, phát triển của đất đỏ và
đất đen trên đá mẹ Bazan và khoanh vùng phân bố chúng ở Việt Nam. Công trình
này có tính thực tiễn rất cao, giúp cho việc mở rộng các đồn điền cao su, cà phê và
cây lâu năm khác ở một số vùng ở nước ta.
+ M.E Castagnol là người có nhiều công trình nghiên cứu, trong đó có một
số công trình chuyên sâu như:
- Nghiên cứu các loại đá ong chính ở Đông Dương cùng với Phạm Gia Tu
(1940).
- Nghiên cứu “Các đặc tính cơ bản của đất Bắc kỳ và bắc Trung kỳ”, “Bản
đồ đất Đồng bằng Sông Hồng”.


4
- Các nghiên cứu chuyên đề về các loại đất và sử dụng đất như “Đất phèn”
(1934); “Đất đỏ phát triển trên đá mẹ Bazan và Daxit ở Tây Nguyên” (1952).
- Những vấn đề thổ nhưỡng và sử dụng đất ở Đông Dương (E.M. Castagnol
và Hồ Đắc Vi, 1951)
Nhìn chung, những nghiên cứu đất trong nữa đầu thế kỷ XX ở Việt Nam đã
được tiến hành có cơ sở khoa học, có tầm cỡ và có mục tiêu thực tiễn nhưng cũng
có những hạn chế nhất định về nghiên cứu phát sinh, phân loại và việc đánh giá
đất chưa được hệ thống. Những nghiên cứu về nông hoá và phân bón lại càng bị
hạn chế hơn.
Giai đoạn 1958-1975, công tác nghiên cứu đất được tiến hành với quy mô

lớn ở cả hai miền Nam và Bắc tập trung vào các vấn đề về phân loại đất và xây
dựng các bản đồ ở những vùng có quy mô lớn. Đặc biệt là công trình điều tra xây
dựng Sơ đồ thổ nhưỡng miền Bắc Việt Nam tỷ lệ 1/1 triệu (V.M Fridland, Vũ Ngọc
Tuyên, Tôn Thất Chiểu, Đỗ Ánh...) và xây dựng bảng phân loại đất Việt Nam
(phần miền Bắc). Trong đó có sự hợp tác của các chuyên gia Liên Xô về vấn đề
phân loại đất. Tài liệu này được xem như là tài liệu nghiên cứu đất đầu tiên có cơ
sở khoa học tổng quát và có hệ thống được công bố. Nó góp phần nâng cao phương
pháp điều tra nghiên cứu đất ở tầm nhìn lãnh thổ và đã được đúc kết trong công
trình “Các loại đất chính ở miền Bắc Việt Nam” (Vũ Ngọc Tuyên, Trần Khải,
Phạm Gia Tu -Nhà Xuất Bản Nông Thôn, 1963).
Trên cơ sở sơ đồ thổ nhưỡng miền bắc Việt Nam tỷ lệ 1/1 triệu, những vùng
cụ thể được nghiên cứu tiếp về sự hình thành và phát triển của nhiều loại đất theo
phân loại phát sinh và được thực hiện ở các tỷ lệ lớn (từ 1/100.000 đến 1/10.000),
đáp ứng cho việc xác định phương hướng sản xuất, cơ cấu cây trồng và thâm canh
tăng năng suất.
Trong thời gian này, ở miền Nam cũng đã tiến hành phân loại và xây dựng
các bản đồ đất như bản đồ đất tổng quát miền Nam Việt Nam, tỷ lệ 1/1.000.000 (F
R. Moorman, 1958-1960); những sơ đồ đất tỷ lệ 1/100.000 và 1/200.000 do sở Địa
học Sài Gòn ấn hành và được thuyết minh trong “Đất đai miền châu thổ sông Cửu
Long (Thái Công Tụng,1972), là tài liệu đất chính thức đầu tiên của vùng ĐBSCL.
Ngoài ra, một số nghiên cứu khác do Trương Đình Phú thực hiện (1967) cũng minh
hoạ thêm một số đặc trưng của đất ĐBSCL. Mặt khác, một số vùng đã được xây
dựng bản đồ chi tiết nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn của sản xuất. Nhìn chung, các
tài liệu trên đều xem xét đất theo quan điểm định lượng của Hoa kỳ (USDA Soil
taxonomy), trong đó “sê ri đất” (Soil series) được sử dụng như cấp phân vị thấp
nhất trong chú giải bản đồ.
Năm 1974, lần đầu tiên tài nguyên đất đai ở ĐBSCL được nghiên cứu theo
quan điểm tổng hợp trong “Bản Đồ Tài Nguyên Đất Đai” (tỷ lệ 1/250.000) của
Đoàn chuyên gia phát triển Hà Lan. Trong bản đồ này, lớp phủ thổ nhưỡng ở



5
ĐBSCL đã được đánh giá và phân loại có sự kết hợp với các yếu tố thuỷ văn và
khí hậu nông nghiệp. Nghiên cứu này đã cung cấp những thông tin khá đầy đủ và
cơ bản về tài nguyên đất ở ĐBSCL.
Từ sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, công tác điều tra lập bản đồ
khắp các vùng được đẩy mạnh thông qua các chương trình điều tra tổng hợp các
vùng. Trọng tâm nghiên cứu nhằm xây dựng các bảng phân loại đất phục vụ cho
việc xây dựng bản đồ đất ở các tỷ lệ khác nhau, xây dựng quy trình điều tra đất.
Các đợt điều tra cơ bản được tổ chức với quy mô lớn: Điều tra xây dựng bản đồ đất
tỷ lệ 1/25.000 cho các huyện đồng bằng và 1/50.000 cho các huyện miền núi. Trên
cơ sở đó xây dựng bản đồ đất cấp tỉnh tỷ lệ 1/100.000. Các năm tiếp sau, bản đồ
đất một số tỉnh được điều tra bổ sung nâng cấp theo những phương pháp mới:
Quảng Ngãi (Viện quy hoạch TK-NN, 1980), Minh Hải (Phạm Quang Khánh,
Nguyễn Văn Nhân và ctg, 1990), Sông Bé (Phan Liêu, 1987; Phạm Quang Khánh
và ctg, 1993), Bà Rịa-Vũng tàu (Phạm Quang Khánh và ctg, 1992), Tây Ninh (Phan
Liêu, 1990), TP. Hồ Chí Minh (Lê Văn Tự và ctg, 1987), Đồng Nai (Vũ Cao Thái,
Phạm Quang Khánh và ctg, 1995), ĐăkLắc (Nguyễn Khang, Phạm Dương Ưng,
1994). Một số tỉnh Hậu Giang, Kiên Giang, An Giang, Long an... đã được điều tra
bổ sung, xây dựng bản đồ đất theo phân loại Taxonomy (Mỹ) do trường Đại học
Cần Thơ thực hiện (1980-1990).
Nhìn chung bản đồ đất các tỉnh rất phong phú, theo các quan điểm phân loại
khác nhau và cập nhật được những thông tin mới về thổ nhưỡng học, nhưng rất ít
tài liệu được xuất bản chính thức.
I.1.2 Các nghiên cứu về đánh giá đất đai ở Việt Nam
Ở Việt Nam khái niệm về phân hạng đất đã có từ lâu qua việc phân chia
“tứ hạng điền, lục hạng thổ” để thu thuế. Công tác đánh giá, phân hạng đất đã
được nhiều cơ quan khoa học nghiên cứu và thực hiện như: Viện Thổ NhưỡngNông Hoá, Viện Quy Hoạch và Thiết Kế Nông Nghiệp, Tổng Cục Quản Lý Ruộng
Đất, các trường Đại Học Nông Nghiệp. Luật thuế sử dụng đất của Nhà nước cũng
được dựa trên cơ sở đánh giá phân hạng đất. Đặc biệt, Viện Quy Hoạch và Thiết

kế Nông Nghiệp trong nhiều năm qua đã thực hiện nhiều công trình, đề tài nghiên
cứu về đánh giá, phân hạng đất đai. Công tác được triển khai rộng rãi trên toàn
quốc, từ phân hạng đất tổng quan trên toàn quốc (Tôn Thất Chiểu, Hoàng Ngọc
Toàn, 1980-1985) đến các tỉnh, thành và các địa phương, với nhiều đối tượng cây
trồng, nhiều vùng chuyên canh và các dự án đầu tư của trong và nước ngoài. Đánh
giá đất đai đã trở thành quy định bắt buộc trong công tác quy hoạch sử dụng đất.
+ Từ đầu những năm 1970, Bùi Quang Toản cùng nhiều nhà khoa học của
Viện Nông Hoá Thổ Nhưỡng (Vũ Cao Thái, Nguyễn Văn Thân, Đinh Văn Tỉnh...)
đã tiến hành công tác đánh giá phân hạng đất đai ở 23 huyện, 286 hợp tác xã và 9
vùng chuyên canh. Kết quả bước đầu đã phục vụ cho công tác tổ chức lại sản xuất


6
và làm cơ sở để đề ra quy trình kỹ thuật phân hạng đất đai cho các hợp tác xã và
các vùng chuyên canh. Quy trình này bao gồm 4 bước: (1) Thu thập tài liệu, (2)
Vạch khoanh đất, (3) Đánh giá và phân hạng chất lượng đất và (4) Xây dựng bản
đồ phân hạng đất. Các yếu tố được sử dụng trong đánh giá, phân hạng đất đai vùng
đồng bằng bao gồm: Loại đất, độ dày tầng đất, độ chặt, xốp, hạn, úng, mưa, mặn,
chua...Các yếu tố đó được chia thành 4 mức độ thích hợp là rất tốt, tốt trung bình và
kém.
Về phân hạng, Đất được chia thành 4 hạng từ hạng I đến hạng IV theo thứ tự
từ tốt đến xấu. Quy trình này đã được áp dụng trong một thời gian dài. Tuy nhiên,
vấn đề kinh tế và môi trường chưa được nghiên cứu sâu.
+ Để thực hiện chỉ thị 299TTg, Tổng cục quản lý ruộng đất đã ban hành dự
thảo phương pháp phân hạng đất (Tổng Cục Quản Lý Ruộng Đất, 1981). Việc phân
hạng phải dựa trên các cơ sở: (i) Vùng địa lý thổ nhưỡng, (ii) Loại và nhóm cây
trồng, (iii) Đặc thù của địa phương, (iv) Trình độ thâm canh, (v) Mối tương quan với
năng suất cây trồng.
Đây là tài liệu hướng dẫn vừa mang tính khoa học vừa mang tính thực tiễn,
có thể áp dụng trên diện rộng nhưng không tránh khỏi tính chủ quan.

+ Phân loại khả năng thích hợp đất đai (land suitability classification) của
FAO đã được áp dụng đầu tiên trong nghiên cứu “Đánh giá và quy hoạch sử dụng
đất hoang Việt Nam” (Bùi Quang Toản và nnk, 1985). Tuy nhiên, trong nghiên cứu
này việc đánh giá chỉ dựa vào các điều kiện tự nhiên (thổ nhưỡng, điều kiện thuỷ
văn, khả năng tưới tiêu và khí hậu nông nghiệp) và việc phân cấp dừng lại ở cấp
phân vị Lớp thích hợp (Suitable-class).
+ Đánh giá phân hạng đất khái quát toàn quốc (Tôn Thất Chiểu và nnk,
1986) được thực hiện ở tỷ lệ 1/500.00 dựa trên Phân loại khả năng đất đai (land
capability classification) của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, chỉ tiêu sử dụng là đặc điểm
thổ nhưỡng và địa hình. Mục tiêu nhằm sử dụng đất đai tổng hợp. Có 7 nhóm đất
được chia theo mức độ hạn chế, trong đó 4 nhóm đầu có thể sử dụng cho nông
nghiệp, nhóm kế tiếp có khả năng cho lâm nghiệp và nhóm cuối cùng có thể sử
dụng cho các mục đích khác.
+Trong chương trình 48C, Viện Thổ Nhưỡng-Nông Hoá do Vũ Cao Thái chủ
trì đã nghiên cứu đánh giá, phân hạng đất Tây Nguyên với cây cao su, chè, cà phê
và dâu tằm. Đề tài đã vận dụng phương pháp đánh giá khả năng thích hợp đất đai
của FAO theo kiểu định tính để đánh giá khái quát tiềm năng đất đai của vùng.
Trong đề tài này, việc phân cấp được dừng lại ở cấp phân vị là Lớp thích hợp với 4
cấp: (i) S1: Rất thích hợp , (ii) S2: Thích hợp, (iii) S3: Ít thích hợp, (iv) N: Không
thích hợp.


7
Kết quả nghiên cứu đã đưa ra được những chỉ tiêu và tiêu chuẩn đánh giá,
phân hạng đất cho từng loại cây trồng, nhưng các chỉ tiêu đó đơn thuần thiên về thổ
nhưỡng, chưa đề cập đến vấn đề khí hậu, thuỷ văn và các điều kiện kinh tế xã hội
cũng như tác động môi trường.
+ Năm 1990, Viện Kinh Tế Kỹ Thuật Cao Su thuộc Tổng Cục Cao Su Việt
Nam đã thực hiện đề tài “Đất trồng cao su” mã số 40A-02.01 do Võ Văn An chủ trì
(1990). Trong đề tài này tác giả đã ứng dụng nguyên tắc phân hạng của FAO để

đánh giá và phân hạng đất trồng cao su ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
+ Ở ĐBSCL, một số nghiên cứu chuyên đề (case study) ở khu vực nhỏ đã
bước đầu ứng dụng phương pháp đánh giá đất đai định lượng của FAO (Lê Quang
Trí, 1989; Trần Kim tính, 1986).
+ Dự thảo nghị định của Chính phủ về phân hạng đất tính thuế (1993) với sự
tham gia của các cơ quan chức năng và nhiều nhà khoa học đã đề ra chỉ tiêu và
tiêu chuẩn phân hạng đất trồng lúa, nuôi trồng thuỷ sản, cây công nghiệp lâu năm
và cây ăn quả. Căn cứ để phân hạng đất gồm 5 yếu tố là chất đất, vị trí, địa hình,
điều kiện khí hậu thời tiết và điều kiện tưới tiêu. Các yếu tố trên được cho điểm
theo mức độ thích hợp hoặc hạn chế và hạng đất được tính theo tổng số điểm của
cả 5 yếu tố theo thang bậc đã quy định sẵn. Ngoài ra có tham khảo năng suất đạt
được trong điều kiện canh tác bình thường của 5 năm (1986-1990). Dự thảo đề ra
mang tính khái quát, vì vậy khi áp dụng vào thực tế từng địa phương đã có nhiều
thay đổi.
+ Từ năm 1992, phương pháp đánh giá đất đai của FAO và các hướng dẫn
tiếp theo (1983, 1985, 1987, 1992) được Viện Quy hoạch & Thiết kế Nông nghiệp
áp dụng rộng rãi trong các dự án quy hoạch phát triển ở các huyện và tỉnh ĐBSCL.
Bước đầu cho thấy tính khả thi rất cao và đã được bộ Nông nghiệp và phát triển
nông thôn xác nhận như một tiến bộ khoa học kỹ thuật, có thể áp dụng rộng rãi
trong toàn quốc (Hội nghị đánh giá đất đai cho việc quy hoạch sử dụng đất trên
quan điểm sinh thái bền vững, đã được Viện Quy hoạch &Thiết kế Nông Nghiệp
và Vụ khoa học và đào tạo Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn tổ chức tại
Hà Nội (9-10/1/1995). Hội nghị này cho thấy một số kết quả sau:
- 07 vùng kinh tế của toàn quốc (Vùng Tây bắc, Đông bắc, Đồng bằng sông
Hồng, Tây nguyên, Duyên Hải trung bộ, Đông nam bộ và Đồng bằng Sông Cửu
long) đã được đánh giá đất đai trên bản đồ tỷ lệ 1/250.000 (Trần An Phong, Phạm
Quang Khánh, Nguyễn Văn Nhân, Nguyễn Khang, Phạm Dương Ưng, và ctg, 19931994).
- Một số tỉnh đã có bản đồ đánh giá đất đai theo phương pháp của FAO, tỷ lệ
1/50.000 và 1/100.000 như: Hà Tây (Phạm Dương Ưng và ctg, 1994, Bình Định
(Trần An Phong, Nguyễn Chiến Thắng, 1994); Gia Lai-Kontum (Nguyễn Ngọc

Tuyển, 1994); tỉnh Bình Phước (Phạm Quang Khánh và ctg, 1999); Bà Rịa-Vũng


8
Tàu (Phạm Quang Khánh, Phan Xuân Sơn, 2000); Bạc Liêu (Nguyễn Văn Nhân và
ctg, 2000); Cà Mau (Phạm Quang Khánh và ctg, 2001).
Ngoài ra một số huyện, nông trường trạm trại, các vùng chuyên canh cũng
đã được đánh giá đất đai theo phương pháp này.
Đặc biệt là 3 tài liệu đã được công bố chính thức về những kết quả nghiên
cứu áp dụng phương pháp điều tra và đánh giá đất của FAO trong điều kiện Việt
Nam, đó là:
1. Đánh giá đất toàn quốc được trình bày trong tài liệu: Đánh giá hiện trạng
sử dụng đất theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững (Trần An Phong, sách
chuyên khảo, nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội 1995).
2. Đánh giá đất đai cho một vùng được trình bày trong tài liệu: Tài nguyên
đất vùng Đông Nam Bộ, hiện trạng và tiềm năng (Phạm Quang Khánh, sách
chuyên khảo, nhà xuất bản Nông nghiệp, 1995).
3. Đánh giá đất đai cho một tỉnh được trình bày trong tài liệu: Điều tra, đánh
giá tài nguyên đất theo phương pháp FAO/UNESCO và quy hoạch sử dụng đất trên
địa bàn một tỉnh (lấy Đồng Nai làm ví dụ) (Vũ Cao Thái, Phạm Quang Khánh,
Nguyễn Văn Khiêm; sách chuyên khảo, nhà xuất bản Nông nghiệp, 1997).
I.1.3 Các nghiên cứu về đất và lập bản đồ đất ở ĐBSCL và Cà Mau
Cho đến nay đã có khá nhiều tài liệu có liên quan đến nghiên cứu đất ở Cà
Mau. Về mặt nghiên cứu có thể chia thành hai giai đoạn như sau :
+ Trước năm 1975
Mặc dù chiến tranh ảnh hưởng rất nhiều đến công tác khảo sát thực địa
nhưng trong thời kỳ này ở miền Nam nói chung và tỉnh Cà Mau nói riêng cũng có
những công trình nghiên cứu thổ nhưỡng mang tính khái quát và căn bản đầu tiên.
Đặc biệt có thể kế đến các công trình nghiên cứu sau:
+ Bản đồ đất tổng quát miền Nam Việt Nam (General soil map of the South

Vietnam) tỷ lệ 1/1.000.000 (F.R. Moorman, 1961) là tài liệu đầu tiên có tính chất
tổng quát về nghiên cứu đặc điểm thổ nhưỡng ở phía Nam, được xây dựng trên cơ
sở điều tra theo tuyến kết hợp với giải đoán không ảnh, tác giả đã tổ hợp các nhóm
đất theo nguồn gốc phát sinh và phân chia đất miền Nam 25 đơn vị chú dẫn bản đồ.
Trong đó, Cà Mau có các đơn vị đất như sau:
- Đất phù sa (Alluvial soils), chiếm khoảng 33% diện tích tự nhiên (DTTN)
- Đất phù sa mặn (Saline alluvial soils), chiếm khoảng 37% DTTN
- Đất phù sa chua (Acid alluvial soils), chiếm khoảng 8% DTTN
- Đất phù sa rất chua (Very acid alluvial soils), chiếm khoảng 1% DTTN.ø


9
- Đất than bùn (Peaty soils), chiếm khoảng 20% diện tích tự nhiên.
Do ảnh hưởng của chiến tranh nên việc khảo sát thực địa gặp nhiều khó
khăn. Vì vậy, trên bản đồ tỷ lệ nhỏ tác giả chỉ thể hiện một cách khái quát đúng
như tên gọi của nó. Tuy nhiên, một thiếu sót rất quan trọng trong phân loại là tác
giả đã không đề cập đến nhóm đất phèn, là một nhóm đất chiếm tỷ lệ rất lớn ở
ĐBSCL nói chung và Cà Mau nói riêng (có thể tác giả đã đề cập đến nhóm đất
phèn trong nhóm đất phù sa chua). Kèm theo bản đồ là chú dẫn đơn giản không có
số liệu phân tích.
+ Năm 1972-1974, một bộ bản đồ đất đai tổng quát toàn Miền Nam tỷ lệ
1/200.000 được Tổng Nha Điền Địa (Bộ Canh Nông chính quyền Sài Gòn) thực
hiện trên cơ sở chi tiết hoá Bản đồ đất tổng quát của Moorman, có bổ sung về
thành phần cơ giới. Trong phạm vị tỉnh Cà Mau có 5 đơn vị bản đồ là:
- Đất phù sa “Thịt pha cát hoặc sét” (Alluvial soils)
- Đất phù sa mặn “Thịt pha sét hoặc sét nhão” (Saline alluvial soils)
- Đất phù sa phèn “Thịt pha sét” (Acid alluvial soils)
- Đất phù sa rất phèn “Thịt pha sét” (Very acid alluvial soils), và
- Đất than bùn “Đất bã” (Peat and muck soils).
Nhìn chung, trong tài liệu này vẫn chưa có thông tin chi tiết nào về đất đai

so với các bản đồ trước đây.
+ Cũng trong thời gian nói trên (1972), Sở Địa học (thuộc Viện Khảo Cứu
Nông nghiệp) cũng biên soạn một tài liệu nghiên cứu “Đất đai miền châu thổ Đồng
Bằng sông Cửu Long” do Thái Công Tụng chủ biên. Trong nghiên cứu này, đất đai
Cà Mau thuộc đơn vị tự nhiên (physical unit) “Miền duyên hải”, với đặc trưng bị
nước mặn chi phối và thiếu nước ngọt. Mục đích của nghiên cứu này là nhằm
thuyết minh cho các bản đồ đất đai tổng quát từng tỉnh tỷ lệ 1/200.000 được biên
soạn trong cùng thời gian.
Tuy nhiên, trong phần diễn giải các đơn vị đất đai, tác giả lại theo quan
điểm phân loại theo “Sê ri đất” (Soil series) mà F.R. Moorman và Trương Đình
Phú đã khởi sự nghiên cứu trước đó (1961). Nhược điểm lớn của nghiên cứu này là
sự không đầy đủ của các sê ri đất mà tác giả dự định mô tả. Một số lượng ít ỏi các
sê ri đất đại diện cho đất mặn (như sê ri Khánh Hưng, sê ri Gò Công, sê ri Giồng
Trôm...) hoặc cho đất phèn (như sê ri Thạnh Mỹ, sê ri Hiệp Hoà...) không đủ mô tả
các loại hình đất khác nhau ở ĐBSCL. Hậu quả là việc mô tả các sê ri đất cho
vùng Cà Mau hầu như không có. Khiếm khuyết này có thể do tình hình chiến tranh
đã cản trở công tác khảo sát, nghiên cứu của tác giả.
+ Để bổ khuyết cho những nghiên cứu của Thái Công Tụng, một nghiên cứu
theo hướng phân loại đất tương tự cũng được Trương Đình Phú và Châu Văn Hạnh
thực hiện ở ĐBSCL từ năm 1972 đến 1974. kết quả được trình bày trong bản đồ tỷ


10
lệ 1/500.000 và trong luận án “Tính chất lý và hoá học của đất phù sa Đồng bằng
sông Mê kong” của Trương Đình Phú (Đại học Illinois - Hoa kỳ). Để khắc phục
những nhược điểm của phân loại đơn thuần theo biểu loại đất đại diện, tác giả đã
đặt sê ri đất (biểu loại đất) vào trong mối quan hệ với các yếu tố địa văn
(Geophysiography) và cảnh quan (Landscape). Lớp phủ thổ nhưỡng ở Cà Mau được
chia thành các đơn vị sau:
Cảnh quan


Đơn vị địa văn

Biểu loại đất

Đất duyên hải

- Đầm lầy mặn

- (Sa)

- Khu vực phẳng

- Khánh Hưng (Kh)

hình thành do sông
Đất phù sa sông

- Gò Công (Gc)

- Đầm nội địa
-pH>3,8

- U Minh (Um)
- Long Mỹ (Lm)

-pH=3,8 -4,5

-Thạnh Mỹ (Tm)


Mặc dù có những bổ sung chi tiết hơn, công trình này cũng có những sai sót
do thiếu những quan trắc đầy đủ ngoài thực địa (như xếp toàn bộ khu vực phía Tây
và phía Nam Cà Mau vào biểu loại đất Mặn Gò Công, nơi có địa hình cao, cấu trúc
đất và lịch sử hình thành khác hẳn). Tuy nhiên, trong tài liệu này các đới đất được
phân lập khá chính xác về mặt địa văn cho thấy vai trò của các thông tin từ ảnh
hàng không rất quan trọng và rất cần thiết, nhất là trong điều kiện thời bấy giờ.
+ Cũng trong thời gian này, trong khuôn khổ Chương trình phát triển ĐBSCL
(Mekong Delta Development Planning) của Uỷ ban sông Mê Kong, Bản đồ tài
nguyên đất đai (land resources map) vùng hạ lưu sông Cửu Long tỷ lệ 1/250.000
được nhóm nghiên cứu phát triển Hà lan (Netherland Development Team) xây
dựng (1973), dựa vào các đơn vị địa mạo để phân lập các đơn vị đất đai (land units)
với các tính chất về thổ nhưỡng (sa cấu, độ chua), độ sâu ngập lụt, tình trạng tiêu
nước, lượng mưa bình quân năm, khả năng tưới cho lúa theo ranh giới xâm nhập
mặn
Trong phạm vi tỉnh Cà Mau có 6 tổ hợp sau:
- Đồng bằng thuỷ triều cao: Đất có sa cấu trung bình đến mịn (MF- F), chua
vừa (A1), ngập sâu 20-80cm (F1), khô vào các tháng 12-01 (D1), lượng mưa >1.800
mm/năm (R2).
- Đồng bằng thuỷ triều thấp: Đất có sa cấu mịn (F), ít chua đến chua vừa (A01), ngập sâu 20-80 và >80cm (F1-2), chịu ảnh hưởng thuỷ triều (D3), lượng mưa
>1.800 mm/năm (R2).


11
- Đầm lầy nước mặn: Đất có sa cấu mịn (F), ít chua đến chua vừa (A0-1),
ngập 20-80 và >80cm (F1-2), chịu ảnh hưởng thuỷ triều (D3), lượng mưa <1.800>1.800 mm/năm (R1-2).
- Đầm lầy với đất acid: Đất có sa cấu mịn (F), chua vừa (A1), ngập rất sâu >
80cm (F2), khô vào các tháng 01- 02 (D2), lượng mưa >1.800 mm/năm (R2).
- Đầm lầy với đất rất acid: Đất có sa cấu mịn (F), rất chua (A2), ngập rất sâu
> 80cm (F2), khô vào các tháng 01- 02 (D2), lượng mưa >1.800 mm/năm (R2).
- Đất than bùn, chua vừa đến rất chua (A1-2), ngập sâu 20-80cm (F1), khô vào

các tháng 12-01 (D1), lượng mưa >1.800 mm/năm (R2).
+Từ năm 1975 đến nay
Sau năm 1975, nhu cầu đánh giá về quỹ đất và chất lượng đất đai đáp ứng
cho việc quy hoạch sử dụng đất cho phát triển sản xuất nông lâm nghiệp đã thúc
đẩy việc điều tra lại tài nguyên đất với quy mô lớn đến chi tiết ở ĐBSCL cũng như
ở Cà Mau nói riêng. Có thể kể đến các tài liệu sau:
+ Các bản đồ đất tỷ lệ 1/25.000 được xây dựng cho các huyện của tỉnh Minh
Hải (cũ) trong Chương trình tổng điều tra về tài nguyên đất ở các tỉnh phía Nam do
Bộ Nông Nghiệp chủ trì và Viện Quy Hoạch & Thiết Kế Nông Nghiệp thực hiện
trong các năm 1977-1978. Trong các tài liệu này, đất Cà Mau được phân chia như
sau:
+ Nhóm đất cát

- Đất cát mặn (Cm)

+ Nhóm đất mặn

- Đất mặn sú vẹt (Ms)
- Đất mặn nhiều (Mn)
- Đất mặn ít và trung bình (Mi)

+ Nhóm đất phèn

- Đất phèn nhiều (Ph)
- Đất phèn ít và trung bình (Phi)
- Đất phèn mặn nhiều (Mph)
- Đất mặn phèn ít và trung bình (Mphi)

+ Nhóm đất than bùn


- Đất than bùn (T)

Kết quả các nghiên cứu ở tỷ lệ 1/25.000 được tổng hợp trên bản đồ toàn tỉnh
tỷ lệ 1/100.000. Trong một thời gian dài, tài liệu này được xem như là tài liệu duy
nhất ở mức độ chi tiết và bán chi tiết về thổ nhưỡng của tỉnh. Tuy nhiên, do các
hạn chế lúc bấy giờ nên những thông tin về những vùng đất phèn chưa được đánh
giá đầy đủ và chính xác.
+ Vào năm 1985-1986, một cuộc điều tra đất được đề nghị thực hiện trong
Chương trình điều tra cơ bản ĐBSCL giai đoạn 2 (CT 60-02) và 1986-1988 trong


12
Chương trình kế tiếp (60-B) do trường Đại học Cần Thơ thực hiện ở tỷ lệ bản đồ
1/250.000. Trên cơ sở các kết quả đã có kết hợp với điều tra khảo sát bổ sung theo
tuyến và mạng lưới, Bản đồ đất ĐBSCL tỷ lệ 1/100.000 theo phân loại của Bộ
Nông Nghiệp Hoa Kỳ (USDA Soil taxonomy) đã được xây dựng. Có tất cả 25 đơn
vị đất thuộc 3 Bộ chính (Order) là ENTISOLS (đất chưa phát triển), INCEPTISOLS
(đất đã phát triển) và HISTISOLS (Đất hữu cơ). Trong đó các nhóm đất phèn tiềm
tàng và hoạt động được phân loại dựa vào các tầng chẩn đoán là tầng sinh phèn
(sulfidic horizon) và tầng phèn (sulfuric horizon). Trong phạm vi tỉnh Cà Mau có 11
đơn vị đất. Bằng việc vận dụng những tính chất định lượng và có tính ổn định, bản
đồ này đã làm sáng tỏ những hạn chế cơ bản trong tính chất đất ở Cà Mau. Đồng
thời đã góp phần hiệu chỉnh lại các tên đất thiếu chính xác của bản đồ đất năm
1977-1978. Tuy nhiên do mức độ khảo sát chưa đồng bộ trên quy mô toàn tỉnh, tiêu
chuẩn chẩn đoán khá chặt chẽ nên nhiều khu vực không thể phân loại và khoanh
định chi tiết (như vùng U Minh và Ngọc Hiển). Một trở ngại khác là việc sử dụng
thuần tuý các tên La tinh trong hệ thống phân loại USDA mà không có tên đất địa
phương tương ứng ở chú dẫn bản đồ nên người tại địa phương rất khó sử dụng.
+ Nhằm xem xét và đánh giá lại tài nguyên đất toàn tỉnh trên cơ sở những
hiểu biết mới về đất phèn và đất mặn ở ĐBSCL, trong suốt thời gian từ 1988 đến

1991, Trung tâm Điều tra cơ bản thuộc Phân Viện Quy Hoạch & Thiết Kế Nông
Nghiệp Miền Nam đã tiến hành điều tra và lập bản đồ đất cho 9 huyện, thị xã của
tỉnh Minh Hải (tỷ lệ 1/25.000) và điều tra chi tiết một số khu vực đất phèn hoang
hoá thuộc huyện Hồng Dân (tỷ lệ 1/10.000). Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu ở
các huyện, một tổng hợp toàn tỉnh được thực hiện trong việc xây dựng Bản đồ đất
tỉnh Minh Hải tỷ lệ 1/100.000 (Phạm Quang Khánh, Nguyễn Văn Nhân và ctg,
1992). Về phân loại đất, cơ sở cho việc xây dựng hệ thống chú dẫn được mô phỏng
theo hệ thống phân loại đất của Bộ Nông Nghiệp Mỹ (USDA Soil taxonomy), đặc
biệt trong phân loại đất phèn. Trong tài liệu này, đất tỉnh Minh Hải (cũ) được chia
thành 4 nhóm đất chính và 24 đơn vị chú dẫn bản đồ. Trong phạm vi tỉnh Cà Mau
có 3 nhóm đất: Đất mặn, đất phèn và đất than bùn.
Ngoài ra, cùng với sự thành lập các nông trường quốc doanh và các vùng
chuyên canh lúa trên địa bàn tỉnh, một số lượng lớn các bản đồ chi tiết (1/25.000 và
1/10.000) được nhiều đơn vị khác nhau thực hiện (như Phân Viện Quy Hoạch &
Thiết Kế miền Nam, trường Đại học Cần Thơ...) như :
- Chuyên đề “Điều tra đánh giá tài nguyên đất đai” trong dự án phát triển
kinh tế xã hội vùng ven biển ĐBSCL (Phạm Quang Khánh, Nguyễn Xuân Nhiệm
và nnk, 1995).
- Bản đồ đất các vùng dự án 773 tỷ lệ 1/10.000 (Nguyễn Xuân Nhiệm, Trần
Văn Huệ, Nguyễn Quang Thưởng, Ngô Văn. Quân và ctg, 1997).


13
Nhìn chung, tài liệu có liên quan đến đất Cà Mau khá phong phú. Tiêu
chuẩn sử dụng trong phân loại đất chủ yếu dựa trên ba yếu tố cơ bản là phèn, mặn
và nguồn gốc mẫu thổ. Những yếu tố phèn và mặn dễ bị biến đổi dưới tác động
của con người nên qua quá trình khai thác sử dụng và cải tạo đất của nhân dân địa
phương, hiện nay diện tích đất phèn và đất mặn nặng đã giảm đi rất nhiều.
I.1.4 Các nghiên cứu về đánh giá đất đai ở ĐBSCL và Cà Mau
Như trên trong mục 1.1.3, có nhiều nghiên cứu về tài nguyên đất liên quan

đến ĐBSCL nhưng để có một đánh giá đất đai một cách hệ thống và mang tính
tổng hợp thì mãi đến đầu thập niên 90, qua sự trao đổi thông tin hợp tác với các
nước, phương pháp đánh giá đất của FAO mới được tiếp cận và được ứng dụng vào
một số địa bàn trong cả nước, trong đó có ĐBSCL.
+ Năm 1991, Trong Chương trình quy hoạch tổng thể ĐBSCL (VIE-87-031),
một nghiên cứu đánh giá khả năng sử dụng đất đai theo phương pháp do FAO đề
nghị (do chuyên gia Hà Lan hướng dẫn) được thực hiện ở tỉnh Trà Vinh. Tuy nhiên,
chỉ mới đánh giá các điều kiện tự nhiên liên quan đến các mục tiêu sử dụng đất.
+ Phương pháp đánh giá đất đai bán định lượng kinh tế của FAO, bao gồm
đánh giá điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội được thực hiện quy mô nhỏ ở một số
vùng đất phèn và đất mặn của ĐBSCL (Nguyễn Văn Nhân, 1991; Lê Quang Trí và
Nguyễn Văn Nhân, 1993).
+ Năm 1993, nghiên cứu đánh giá đất đai theo phương pháp của FAO được
Phân Viện Quy Hoạch & Thiết Kế Nông Nghiệp thực hiện trên phạm vi toàn
ĐBSCL (Trần An Phong, Nguyễn Văn Nhân, 1993) trên bản đồ tỷ lệ 1/250.000.
Trong tài liệu này các tác giả đã dựa trên các loại hình thổ nhưỡng (độ sâu tầng
phèn và tầng sinh phèn), sa cấu, tình trạng xâm nhập mặn và độ sâu ngập đã phân
lập đất đai toàn ĐBSCL thành 37 đơn vị đất đai. Đồng thời, các tác giả cũng dựa
trên phân vùng sinh thái nông nghiệp chia toàn đồng bằng ra 9 vùng sinh thái.
Trong đó, vùng ven biển thuộc 2 vùng sinh thái là (i) Đồng bằng ven biển cao, (ii)
Đồng bằng ven biển ngập triều. Về hiện trạng sử dụng đất, có 20 loại hình sử dụng
đất được chọn để đánh giá, chủ yếu là các loại hình sử dụng đất nông nghiệp và sử
dụng đất lâm nghiệp.
+ Trong luận án tiến só “Đặc điểm đất và đánh giá khả năng sử dụng đất
trong sản xuất nông nghiệp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long” (Viện Khoa Học
Kỹ Thuật Nông Nghiệp Việt Nam, 1996) -tác giả Nguyễn Văn Nhân đã nêu những
đặc điểm chung về đất, đánh gíá đất đai cho các loại hình sử dụng đất nông nghiệp
ở ĐBSCL theo phương pháp của FAO và đề xuất sử dụng đất theo quan điểm phát
triển nông nghiệp bền vững.
Công tác đánh giá đất đai ở tỉnh Minh Hải (cũ) theo hướng dẫn của FAO đã

được tiến hành từ những năm 1992. Bước đầu được thực hiện ở tất cả các huyện


14
của tỉnh Minh Hải như Hồng Dân, Giá Rai, Thới Bình, Ngọc Hiển, U Minh, Trần
Văn Thời.... và trong các dự án nông nghiệp và môi trường. Cụ thể có thể kể đến
các công trình sau:
- Đánh giá thích nghi đất đai huyện Vónh lợi, tỉnh Minh Hải trong Chương
trình VIE 87-031(Nguyễn Văn Nhân, Phạm Quang Khánh,1991)
- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất trên quan điểm sinh thái lâu bền vùng
rừng ngập mặn Năm Căn tỉnh Minh Hải, thuộc đề tài KT-02-09 trong Chương trình
môi trường KT-02 (Trần An Phong, Phạm Quang Khánh, Đinh Đại Gái và Trần
Văn Huệ, 1994). Mục tiêu của đề tài này là đánh giá tài nguyên môi trường và
kinh tế xã hội vùng rừng ngập mặn Năm Căn theo phương pháp đánh giá đất đai
của FAO đề nghị (1973,1980).
- Đánh giá đất đai huyện Đầm Dơi (Phan Xuân Sơn, Nguyễn Đặng Tý,
Nguyễn Quang Thưởng, Ngô Văn Quân, 1994). Đề tài này được thực hiện nhằm
phục vụ cho việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất của huyện Đầm Dơi.
- Ngoài ra còn có các công trình Đánh giá đất đai huyện U Minh, Trần Văn
Thời, Thới Bình, Cái Nước được Phân Viện Quy Hoạch & Thiết Kế Nông Nghiệp
miền Nam thực hiện trong thời gian từ 1995-1998.
- Gần đây nhất là trong chương trình điều tra đánh giá tài nguyên đất tỉnh Cà
Mau do Phân Viện Quy Hoạch & Thiết kế Nông Nghiệp thực hiện (Nguyễn Xuân
Nhiệm, Trần Văn Huệ, Nguyễn Quang Thưởng và nnk, 1998-2000). Trên cơ sở bản
đồ đất tỉnh Minh Hải (1992), đã tiến hành điều tra, khảo sát bổ sung ở tất cả các
huyện và xây dựng bản đồ đất theo phân loại đất FAO/UNESCO. Về đánh giá đất
đai, nghiên cứu này đã sử dụng phương pháp đánh giá đất đai theo hướng dẫn của
FAO.
- Đánh giá đất đai phục vụ Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất tỉnh Cà Mau
thời kỳ 2001-2010.

- Đánh giá đất đai phục vụ Quy hoạch sử dụng đất các huyện Thới Bình
(Phạm quang Khánh, Nguyễn Đăng Tý, Nguyễn Quang Thưởng và nnk, 2002),
huyện U Minh (Nguyễn Viết Bá, Ngô Văn Quân và nnk, 2002)
- Đánh giá và đề xuất phân vùng thích nghi đất đai phục vụ cho định hướng
điều chỉnh quy hoạch sản xuất ngư -nông- lâm nghiệp tỉnh Cà Mau giai đoạn 20012010 (Lê Quang trí, Võ Quang Minh, Võ Thị Gương , 2003).
Như vậy, phương pháp đánh giá đất của FAO đã được áp dụng rất sớm và
rộng rãi trên địa bàn tỉnh Cà Mau, phục vụ cho các dự án quy hoạch phát triển sản
xuất và chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Điều này cho thấy đất đai đã được xem xét
một cách tổng hợp trong mối quan hệ với các yếu tố tự nhiên khác cũng như về
kinh tế xã hoäi.


15
I.2 NHỮNG KHÁI NIỆM, NGUYÊN TẮC VÀ TIẾN TRÌNH CƠ BẢN
ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI CỦA FAO
1.2.1 Tổng quan về đánh giá đất đai trên thế giới và sự ra đời phương
pháp đánh giá đất đai của FAO.
Từ những năm 50, đánh giá khả năng sử dụng đất được xem như là bước kế
tiếp trong việc nghiên cứu đất đai. Bắt đầu là những nỗ lực riêng lẻ của từng quốc
gia, về sau phương pháp đánh giá đất được nhiều nhà khoa học và các tổ chức quốc
tế quan tâm và trở thành một chuyên ngành quan trọng và rất cần thiết đối với với
các nhà quy hoạch. Có thể kể đến một số hệ thống đánh giá đất đai được sử dụng
khá phổ biến sau đây:
- Phân loại khả năng thích nghi đất đai có tưới (Irrigation land suitability
classification) của Cục cải tạo đất – Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ (USSR) biên soạn
năm 1951. Phân loại bao gồm 6 lớp, từ lớp có thể trồng được (Arable) đến lớp có
thể trồng trọt được nhưng bị hạn chế (Limited arable) và lớp không thể trồng trọt
được (Non-arable). Trong phân loại này, ngoài đặc điểm đất đai, một số chỉ tiêu
định lượng kinh tế cũng được xem xét ở phạm vi thuỷ lợi.
- Hệ thống phân hạng khả năng đất đai (the land capability classification) do

cơ quan Bảo vệ đất thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ soạn thảo (Klingebiel và
Montgomery, 1961), gọi tắt là hệ thống USDA. D.A. Mặc dù hệ thống này được
xây dựng cho hoàn cảnh Hoa Kỳ, nhưng những nguyên lý của nó được ứng dụng
rộng rãi ở nhiều nước. Hệ thống này dựa trên những hạn chế chủ yếu là những tính
chất đất đai gây trở ngại cho sử dụng đất, những hạn chế khó khắc phục cần phải
đầu tư về vốn, lao động kỹ thuật mới có thể cải tạo được. Hạn chế được chia ra hạn
chế lâu dài và hạn chế tức thời. Đất đai được xếp hạng chủ yếu dựa vào các hạn
chế lâu dài. Hệ thống đánh giá phân hạng đất đai theo 3 cấp: Lớp (class); lớp phụ
(sub class) và đơn vị (unit). Đất đai được chia thành 8 lớp (từ lớp I đến lớp VIII) và
những hạn chế tăng dần từ lớp I đến lớp VIII. Từ lớp I đến IV có khả năng sử dụng
cho nông nghiệp lẫn lâm nghiệp; từ lớp V đến VII chỉ có thể sử dụng cho lâm
nghiệp; lớp VIII chỉ sử dụng cho các mục đích khác.
- Phương pháp đánh giá phân hạng đất đai ở Liên Xô (cũ) và các nước Đông
Âu: Từ những thập niên 60, việc phân hạng và đánh giá đất đai cũng được thực
hiện, bao gồm ba bước: (1) Đánh giá lớp phủ thổ nhưỡng (là giai đoạn đầu tiên của
công việc đánh giá đất đai); (2) Đánh giá khả năng sản xuất của đất (kết hợp xem
xét các yếu tố khí hậu, địa hình, ...) và (3) Đánh giá phân hạng đất đai theo kinh tế
(chủ yếu đánh giá khả năng sản xuất hiện tại của đất đai). Phương pháp này chỉ
quan tâm đến các yếu tố môi trường tự nhiên của đất đai, chưa xem xét đầy đủ
những khía cạnh kinh tế - xã hội của sử dụng đất ñai.


16
- Ngoài ra ở Anh, Canada, Ấn Độ, vv... đều phát triển hệ thống đánh giá đất
của mình. Đa số chủ yếu dựa trên các yếu tố thổ nhưỡng để phân hạng đất đai cho
các mục tiêu sử dụng đất.
Đến cuối thập niên 1960, nhiều quốc gia đã phát triển hệ thống đánh giá đất
đai của mình. Điều này đã làm cho việc trao đổi thông tin trở nên khó khăn và cần
thiết phải có sự hợp tác quốc tế nhằm đạt được một số tiêu chuẩn hoá. Xuất phát từ
yêu cầu trên, năm 1970 hai ủy ban nghiên cứu được thành lập, một ở Hà Lan và

một ở FAO để tiến hành công việc chuẩn bị. Kết quả là một dự thảo đầu tiên ra đời
(FAO, 1972). Tài liệu này cùng với những bài viết về các hệ thống phân loại đất
đai trên toàn thế giới đã được thảo luận trong hội nghị các chuyên gia quốc tế diễn
ra vào tháng 10/1972 ở Wageningen. Hầu hết các nguyên tắc được đề nghị trong
khung đánh giá đất đai đều được nhất trí, và một bản tóm tắt những ý kiến thảo
luận và đề xuất trong hội nghị đã được ấn hành (Brinkman và Smyth, 1973).
Tại hội nghị ở Rome (12/1795) những ý kiến đóng góp cho bản dự thảo năm
1973 đã được các chuyên gia hàng đầu về đánh giá đất đai của FAO (K.J Beek, J.
Bennema. P.J. Mahler, A.J. Smyth... ) biên soạn lại để hình thành nội dung phương
pháp đầu tiên của FAO về đánh giá đất đai (A framework for evaluation, gọi tắt là
FAO framework), được công bố năm 1976, sau đó được bổ sung chỉnh sửa năm
1983.
Bên cạnh những tài liệu tổng quát, FAO cũng đã ấn hành một số hướng dẫn
khác về đánh giá đất đai cho từng đối tượng chuyên biệt như:
- Đánh giá đất đai cho nông nghiệp nhờ mưa (Land evaluation for rainfed
agriculture, 1983)
- Đánh giá đất đai cho nông nghiệp có tưới (Land evaluation for irrigated
agriculture, 1985).
- Đánh giá đất đai cho đồng cỏ quảng canh (Land evaluation for extensive
gazing, 1989)
1990).

- Đánh giá đất đai cho sự phát triển (Land evaluation for development,

- Đánh giá đất đai và phân tích hệ thống canh tác phục vụ quy hoạch sử
dụng đất (Land evaluation and farming system Analysis for land-use planning,
1992)
Thực chất, đây là một tập hợp các hướng dẫn về phương pháp luận, có thể
ứng dụng trong bất kỳ dự án, tình hình môi trường nào và ở bất kỳ tỷ lệ nào. Bên
cạnh việc đánh giá tiềm năng đất đai, đánh giá đất đai còn đề cập đến các thông

tin về kinh tế-xã hội và kỹ thuật canh tác của từng loại hình sử dụng đất cụ thể,
giúp các nhà quy hoạch có thể lựa chọn các phương án bố trí quy hoạch sử dụng
đất .


17
Mục tiêu chính của đánh giá đất đai là đánh giá khả năng thích hợp của các
dạng đất khác nhau cho các loại hình sử dụng đất riêng biệt. Các dạng đất đai được
cụ thể hoá bằng các đơn vị trên bản đồ, được gọi là Đơn vị đất đai. Loại hình sử
dụng đất bao gồm các loại hình sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng
thuỷ sản và bảo tồn thiên nhiên.
Ngay từ khi mới được công bố, hướng dẫn của FAO đã được áp dụng trong
một số dự án phát triển của FAO. Hầu hết các nhà đánh giá đều công nhận tầm
quan trọng của nó đối với sự phát triển của chuyên ngành đánh giá đất đai (C.A
Van Diepen et al, 1991). Hiện nay, công tác đánh giá đất đai được thực hiện ở
nhiều quốc gia và trở thành một khâu trọng yếu trong tiến trình 10 bước (hình 1.1)
nhằm đưa ra các phương án quy hoạch sử dụng đất của một vùng lãnh thổ [61].

Hình 1.1 Vai trò của đánh giá đất đai trong tiến trình quy hoạch sử dụng đất
(Nguồn: Guideline for land use planning, FAO, 1993)

1.2.2 Một số khái niệm được sử dụng trong đánh giá đất đai của FAO.
Những khái niệm đã được FAO Framework sử dụng khá phong phú, bao
gồm: Đất đai, đơn vị đất đai, đặc tính đất đai, chất lượng đất đai, loại hình sử dụng
đất đai… Dưới đây là một số khái niệm được sử dụng phổ biến trong Framework:
- Đất đai (Land): là một diện tích bề mặt của trái đất. Các đặc tính của nó
bao gồm các thuộc tính tương đối ổn định, hoặc có thể dự báo theo chu kỳ của sinh
quyển bên trên và bên dưới nó như: không khí, thổ nhưỡng, địa chất, thuỷ văn,
quần thể động thực vật; là kết quả hoạt động của con người trong quá khứ và hiện



18
tại, mà những thuộc tính này có ảnh hưởng đáng kể tới việc sử dụng đất đai bởi con
người trong hiện tại và tương lai (FAO 1976: 67).
- Đơn vị đất đai (Land unit-LU) hay còn được gọi là Đơn vị bản đồ đất đai
(Land mapping Unit): là những vùng đất ứng với một tập hợp nhiều yếu tố của môi
trường tự nhiên tương đối đồng nhất và có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sử
dụng đất đai. Các yếu tố môi trường tự nhiên bao gồm thổ nhưỡng, địa chất, địa
hình địa mạo, thuỷ văn, lớp phủ thực vật v.v...
- Đặc tính đất đai (Land characteristic-LC): là những thuộc tính của đất
đai có thể đo đạc hoặc ước lượng được, thường được sử dụng làm phương tiện để
mô tả các chất lượng đất đai hoặc để phân biệt giữa các đơn vị đất đai có khả năng
thích hợp cho sử dụng khác nhau.
-Chất lượng đất đai (Land quality-LQ): là những thuộc tính phức hợp phản
ánh mối quan hệ và tương tác của nhiều đặc tính đất đai. Chất lượng đất đai thường
được chia thành ba nhóm: Nhóm theo yêu cầu sinh thái cây trồng, nhóm theo yêu
cầu quản trị và nhóm theo yêu cầu bảo tồn.
- Loại sử dụng đất chính (Major kind of land use): là sự phân chia ở mức
cao sử dụng đất ở nông thôn, ví dụ: Nông nghiệp nhờ mưa, nông nghiệp có tưới,
cây hàng năm, cây lâu năm, đất đồng cỏ, đất lâm nghiệp...
- Loại hình sử dụng đất (Land utilization type hay land-use type -LUT):
Là loại sử dụng đất được mô tả hoặc được xác định chi tiết hơn loại sử dụng đất
chính. Một loại hình sử dụng đất có thể là một loại cây trồng hoặc một số loại cây
trồng trong một điều kiện kỹ thuật và kinh tế-xã hội nhất định. Các thuộc tính của
loại hình sử dụng đất bao gồm các thông tin về sản xuất; thị trường tiêu thụ sản
phẩm; đầu tư, lao động, biện pháp kỹ thuật, yêu cầu về cơ sở hạ tầng; mức thu
nhập v.v...
- Yêu cầu sử dụng đất (Land-use requirement - LUR): là những điều kiện
cần thiết để một loại hình sử dụng đất nào đó có thể thực hành một cách bền vững
và có hiệu quả. Đó là những điều kiện tự nhiên có liên quan đến yêu cầu sinh lý

cây trồng, yêu cầu về quản trị và bảo tồn đất đai.
- Yếu tố hạn chế (Limitation factor): là chất lượng đất đai hoặc đặc tính
đất đai có ảnh hưởng bất lợi đến tiềm năng đất đai đối với loại hình sử dụng đất
nhất định. Chúng thường được dùng làm tiêu chuẩn để phân cấp các mức thích hợp.
I.2..3 Các nguyên tắc trong đánh giá đất đai
Phương pháp của FAO đã đề ra 6 nguyên tắc cơ bản trong đánh giá đất đai,
bao gồm:
1. Khả năng thích hợp được đánh giá và phân cấp cho loại hình sử dụng
đất cụ thể. Khái niệm khả năng thích hợp chỉ có ý nghóa đối với loại hình sử dụng


×