Tải bản đầy đủ (.pdf) (187 trang)

Vai trò của gia đình trong việc học tập của học sinh thcs tp hồ chí minh hiện nay điển cứu tại trường thcs đức trí và thcs tân phú đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường giải khuy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1023.83 KB, 187 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA XÃ HỘI HỌC
[--o0o--\
Đề tài
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH TRONG VIỆC HỌC TẬP CỦA
HỌC SINH THCS TP. HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY
(Điển cứu tại trường THCS Đức Trí và THCS Tân Phú)
Người hướng dẫn: ThS. Lê Văn Bửu
Nhóm sinh viên thực hiện:
1. Phạm Thị Huyền Trang (chủ nhiệm)
2. Phạm Thị Quỳnh Trang
3. Bùi Thị Thúy Vân
4. Phan Thị Kim Liên
5. Huỳnh Hồ Mai Ca

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2007


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ - 1 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... - 1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ............................................................................... - 2 3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................... - 3 4. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu ..................................................... - 4 5. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. - 4 6. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... - 5 7. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ....................................................... - 5 8. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện đề tài .................................................. - 5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN ..................................................................................... - 7 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................................. - 7 2. Các lý thuyết nghiên cứu ứng dụng của đề tài ........................................................ - 8 2.1 Lý thuyết xã hội hóa .......................................................................................... - 8 2.2 Lý thuyết vai trị................................................................................................. - 9 3. Các khái niệm cơng cụ ............................................................................................ - 9 3.1 Khái niệm gia đình............................................................................................. - 9 3.2 Khái niệm học sinh .......................................................................................... - 12 3.3. Khái niệm học sinh trung học cơ sở. .............................................................. - 13 3.4 Khái niệm thiếu niên. ....................................................................................... - 13 3.5 Khái niệm học tập ............................................................................................ - 14 3.6 Khái niệm vai trò ............................................................................................. - 16 4. Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................................... - 17 5. Mơ hình lý luận ..................................................................................................... - 18 Chương 2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................................... - 19 1. Vài nét về cuộc nghiên cứu thực nghiệm .............................................................. - 19 -


1.1 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu .................................................................... - 19 1.2. Một vài đặc điểm xã hội của mẫu nghiên cứu ................................................ - 21 2. Kết quả nghiên cứu ............................................................................................... - 22 2.1. Thái độ của học sinh đối với học tập .............................................................. - 22 2.2. Thái độ của học sinh đối với vai trị của gia đình trong việc học tập ............. - 32 KẾT LUẬN .................................................................................................................. - 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ - 64 PHỤ LỤC ..................................................................................................................... - 66 -


-1-

MỞ ĐẦU



1. Lý do chọn đề tài 
Gia đình là một yếu tố quan trọng của xã hội, là một thiết chế xã hội dựa trên cơ
sở sự kết hợp của các thành viên khác giới, thông qua hôn nhân để thực hiện các chức
năng sinh học, kinh tế, văn hóa, xã hội… Khi gia đình đã có con, các thành viên trong gia
đình được liên kết với nhau vừa bằng quan hệ hôn nhân, vừa bằng quan hệ huyết thống.
Gia đình là nơi để mỗi thành viên có thể bồi dưỡng về vật chất, tinh thần, chỗ dựa khi
cuộc sống ngồi xã hội gặp khó khăn. Sinh hoạt của gia đình ảnh hưởng trực tiếp tới sức
khỏe, thể chất và tâm lý của mỗi thành viên, đặc biệt ảnh hưởng đến sự trưởng thành của
trẻ em. Tạo điều kiện cho mỗi gia đình thành một tổ ấm là mối quan tâm hàng đầu trong
chiến lược xã hội của nước ta, nhất là ở một thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh
(TP.HCM) hiện nay.
Tính chất của gia đình thay đổi tùy theo biến động của xã hội, phương thức sản
xuất và các kỷ cương xã hội chi phối mạnh mẽ các chức năng, vai trị của gia đình. Trong
xã hội truyền thống gắn liền với nền văn minh nơng nghiệp thì hình thức gia đình phổ
biến là gia đình nhiều thế hệ (có thể gọi là tam đại đồng đường, tứ đại đồng đường…).
Gia đình truyền thống chủ yếu thực hiện chức năng giáo dục con cái, con cái rất ít chịu sự
giáo dục của xã hội (chỉ có một số ít người thời bấy giờ được đi học). Ông bà, cha mẹ dạy
cho con cháu mình những kinh nghiệm sống, những quy tắc, chuẩn mực của xã hội
phong kiến Nho giáo. Còn trong thời đại hiện nay, nền văn minh công nghiệp tạo ra
những thay đổi xã hội to lớn hướng tới nền kinh tế tri thức thì gia đình tất yếu cũng thay
đổi theo. Hình thức gia đình chủ yếu là gia đình hạt nhân (có vợ chồng và con cịn nhỏ
tuổi). Gia đình giảm dần vai trị trong việc giáo dục con cái, thay vào đó là phó thác trách


-2nhiệm này cho nhà trường và xã hội. Học sinh hiện nay được giáo dục để có kiến thức
khoa học vững vàng và có đạo đức tốt.
Mọi gia đình đều mong con cái mình có một đạo đức tốt và đầy đủ kiến thức, do
vậy họ đưa con em tới các trường học. Họ đa số đều tin tưởng khi đưa con đến trường và
giao toàn bộ việc giáo dục cho giáo viên và nhà trường. Tuy nhiên có những người trong

số họ lại quên mất rằng để phát triển toàn diện, một đứa trẻ cũng rất cần sự quan tâm, dạy
dỗ của gia đình.
Học sinh trung học cơ sở (THCS) là một bộ phận của thiếu niên – độ tuổi bắt đầu
có những thay đổi về thể chất và tâm lý. Nếu khơng có sự quan tâm, chia sẻ của gia đình
thì trẻ dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi, buồn chán, có khi dẫn tới trầm cảm, thậm chí là tự
tử. Do vậy rất cần sự quan tâm, chăm sóc của gia đình đối với việc học tập của trẻ khi mà
áp lực học tập từ phía nhà trường, gia đình và xã hội đang ngày càng nặng nề hơn.
Nắm bắt được thực trạng trên, nhóm chúng tơi đã quyết định tiến hành nghiên cứu
về vai trò của gia đình đối với việc học tập của học sinh THCS tại TP.HCM hiện nay.

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 
Mục tiêu chung
Tìm hiểu vai trị của gia đình trong việc học tập của học sinh THCS tại TP.HCM
hiện nay.
Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu sự tự ý thức của học sinh trong việc học tập.
- Tìm hiểu ảnh hưởng của sự quan tâm của gia đình tới việc học tập của học sinh.
- Tìm hiểu ảnh hưởng của những mong đợi, kỳ vọng của gia đình tới việc học tập
của học sinh.
- Tìm hiểu thái độ của học sinh đối với sự quan tâm của gia đình.
- Tìm hiểu mong ước của học sinh đối với gia đình.


-33. Nội dung nghiên cứu 
-

Mô tả thực trạng học tập hiện nay của học sinh THCS tại hai trường THCS Đức Trí

và trường THCS Tân Phú.
+ Kết quả học tập học kỳ vừa rồi của học sinh.

+ Thực trạng học thêm của học sinh.
+ Việc tự học của học sinh.
+ Thời gian tự học ở nhà của học sinh.
+ Thời gian nghỉ ngơi, thư giãn của học sinh.
-

Tìm hiểu thái độ của học sinh đối với việc học tập:
+ Nhận thức của học sinh về tầm quan trọng củaviệc học tập.
+ Thái độ của học sinh về kết quả học tập của mình
+ Mức độ ý thức tự học của học sinh.

-

Tìm hiểu vai trị của gia đình đối với việc học tập của học sinh THCS:
+ Hồn cảnh gia đình của học sinh: nghề nghiệp, học vấn của cha mẹ, khơng khí gia
đình, thu nhập của gia đình.
+ Hồn cảnh gia đình có ảnh hưởng tới việc học tập của học sinh hay khơng, và nếu
có ảnh hưởng thì ảnh hưởng như thế nào.
+ Sự hiểu biết của gia đình về các vấn đề học tập của học sinh: kết quả học tập, thời
gian học, thời gian thư giãn, các môn học, tâm tư của con cái về việc học ở trường, ở
nhà…
+ Thái độ của gia đình khi biết về các vấn đề học tập của học sinh: có thưởng hay
phạt khơng.
+ Các hình thức kèm cặp học sinh của gia đình: dạy con học bài, làm bài cho con,
cho con đi học thêm, thuê gia sư, kiểm tra sách vở, bài kiểm tra…
+ Những kỳ vọng của gia đình đối với việc học của học sinh: học giỏi, thi đỗ vào
trường chuyên, lớp chọn, thi đỗ đại học, đi du học, có việc làm…

-


Tìm hiểu thái độ của học sinh trước những tác động của gia đình đối với việc học tập:
+ Thái độ của học sinh trước việc thưởng, phạt của gia đình.


-4+ Thái độ của học sinh trước sự kèm cặp của gia đình.
+ Thái độ của học sinh trước những kỳ vọng của gia đình.
+ Những mong ước của học sinh đối với gia đình về vấn đề học tập.

4. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu 
Đối tượng nghiên cứu
-

Tìm hiểu học sinh THCS

-

Tìm hiểu phụ huynh của học sinh THCS

-

Tìm hiểu thầy cơ giảng dạy THCS.

Khách thể nghiên cứu
-

Mơi trường gia đình

-

Mơi trường học tập tại trường lớp.


5. Phạm vi nghiên cứu 
Trong đề tài này chúng tôi đa phần nghiên cứu gia đình với hình thức gia đình hạt
nhân, bao gồm bố mẹ và con cái còn nhỏ tuổi. Bởi vì đây là loại hình gia đình phổ biến
trong cuộc sống đơ thị hiện nay, nó thể hiện những đặc trưng cơ bản của một gia đình
hiện đại, có điều kiện để chăm sóc cho con cái cả về học tập lẫn rèn luyện nhân cách và
nó dễ dàng chịu sự tác động của những biến đổi xã hội.
Do đề tài có nhiều giới hạn nên chúng tơi lựa chọn điển cứu tại hai trường THCS
Đức Trí, quận 1 và THCS Tân Phú, quận 9. Đây là hai trường THCS mang những tính
chất đặc thù của trường THCS. Đồng thời khi nghiên cứu hai trường này, chúng tơi có
điều kiện đề so sánh về hiện trạng học tập của một trường nội thành với một trường ngoại
thành.
Hy vọng rằng trong phạm vi nghiên cứu đã lựa chọn, chúng tôi vẫn có thể khái
qt được vai trị của gia đình đối với việc học tập của học sinh THCS tại TP.HCM hiện
nay.


-56. Phương pháp nghiên cứu 
-

Phương pháp thu thập và xử lý thông tin sẵn có

-

Phương pháp định tính: 2 cuộc thảo luận nhóm, 13 cuộc phỏng vấn sâu

-

Phương pháp định lượng: phiếu điều tra (268 mẫu).


7. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 
Ý nghĩa lý luận
Nhóm chúng tơi hy vọng đề tài này sẽ góp phần làm sáng tỏ một số lý thuyết xã
hội học, như lý thuyết xã hội hóa và lý thuyết vai trò. Đồng thời đề tài này có thể đóng
góp làm phong phú thêm kho tàng lý thuyết của mơn xã hội học như là một ví dụ cho
phương pháp thực chứng, và là cơ sở thông tin, cơ sở lý luận cho những đề tài nghiên cứu
về sau có cùng hướng quan tâm nghiên cứu với đề tài này.
Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài này sẽ cung cấp thông tin về thực trạng học tập hiện nay của học sinh THCS
tại TP.HCM, cũng như tìm hiểu những tâm tư của các em học sinh về việc học tập, những
áp lực trong học hành, những mong đợi của cha mẹ về việc học tập và các em mong
muốn những gì hiện nay.
Đồng thời đề tài này cũng tìm ra những quan tâm, đầu tư của gia đình cho việc học
tập của con cái, cũng như những tâm sự, nhận xét của gia đình về thực trạng học tập, áp
lực học tập, những kỳvọng đối với việc học của con.
Và cuối cùng, nghiên cứu này tìm ra mối liên hệ giữa gia đình và việc học tập của
học sinh THCS.

8. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện đề tài 
Thuận lợi
Đề tài này đã được thầy cơ trong khoa Xã hội học trường đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn giúp đỡ, chỉ bảo cũng như đôn thúc thực hiện. Thầy cơ đã chỉ bảo cho nhóm
một số vấn đề thuộc về chuyên môn của nghiên cứu khoa học, đồng thời giúp đỡ nhóm
khi nhóm gặp khó khăn khi tiến hành nghiên cứu tại địa bàn. Và nhóm chúng tơi cịn


-6được sự giúp đỡ của một số anh chị khóa trước của khoa Xã hội học, đã nhiệt tình giúp
nhóm chúng tôi trước những bỡ ngỡ khi thực hiện đề tài.
Trong khi thực hiện đề tài này, nhóm nghiên cứu rất may mắn là đã được ban giám
hiệu và giáo viên hai trường THCS Đức Trí và THCS Tân Phú tạo những điều kiện thuận

lợi nhất để chúng tôi dễ dàng nghiên cứu. Các lớp học mà chúng tôi chọn đã hết sức hợp
tác khi phát phiếu điều tra, cũng như tạo khơng khí vui vẻ trong khi thảo luận nhóm.
Đồng thời khi chúng tơi phỏng vấn sâu giáo viên, học sinh cũng như phụ huynh thì cũng
khá nhanh chóng. Đặc biệt là các thầy cơ giáo rất nhiệt tình trả lời các câu hỏi cũng như
đóng góp những ý kiến, suy nghĩ tâm huyết của người giáo viên về vấn đề học tập hiện
nay của học sinh, cũng như những nhận xét về ảnh hưởng của gia đình đối với việc học
tập.
Khó khăn
Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi kể trên, đề tài này cũng gặp khơng ít khó khăn
trong khi tiến hành nghiên cứu.
Khó khăn đầu tiên và cũng là khó khăn lớn nhất đó là cả nhóm thực hiện đều thiếu
kinh nghiệm nghiên cứu khoa học, chúng tôi tiến hành đề tài này khu chưa được học môn
Phương pháp nghiên cứu xã hội học, cũng như chưa được học phương pháo xử lý SPSS
nên hầu như nhóm phải nhờ rất nhiều người giúp đỡ về các phần chun mơn. Do vậy
khơng thể tránh khỏi những thiếu sót đáng tiếc trong đề tài.
Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu cũng gặp khó khăn khi bước đầu đến địa bàn
nghiên cứu, gặp phải sự bất hớp tác của ban giám hiệu nên phải thay đổi địa bàn nghiên
cứu.
Ngoài ra, do các thành viên ở xa nhau nên mỗi lần họp nhóm hay đi nghiên cứu tại
các trường thì gặp khó khăn về phương tiện đi lại cũng như thời gian hạn hẹp. Và do
nhóm tiến hành đề tài trong thời gian học nên không thể tránh khỏi ảnh hưởng tới việc
học trên lớp cũng như việc nghiên cứu đề tài.
Nhưng những khó khăn trên thực sự đã giúp nhóm hiểu biết thêm rất nhiều không
những về các bước thực hiện nghiên cứu khoa học mà còn về nhiều vấn đề thực tiễn
trong cuộc sống.


-7-

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN

1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 
Hiện nay đã có nhiều tác giả nghiên cứu về những khía cạnh khác nhau của mối
quan hệ giữa gia đình và học sinh:
- “Gia đình và vấn đề giáo dục gia đình”, đề tài KX 07-09, 1994. Đề tài đã nghiên
cứu sự buông lỏng quản lý trẻ em của cha mẻ do cha mẹ bận làm kinh tế và đã dẫn
đến nhiều hệ quả đáng tiếc cho trẻ và cả xã hội.
- “Gia đình xã hội”, cơng trình do Mai Quỳnh Nam chủ biẽn, 2004. Cơng trình bàn
về những yếu tố ảnh hưởng của giáo dục gia đình, vai trị của gia đình trong việc hình
thành và phát triển nhân cáhc của trẻ em...
- “Bước đầu tìm hiểu những yếu tố tạo nên áp lực học tập đối với học sinh THPT”,
khóa luận tốt nghiệp của tác giả Phạm Thị Xuân Hương (trường ĐH KHXAHV),
2005. Đề tài này tìm hiểu sức ép của những yếu tố gia đình, nhà trường và xã hội đối
với học sinh THPT tại TP.HCM, cụ thể là tại hai trường THPT Lê Quý Đôn và trường
THPT dân lập Huỳnh Thúc Kháng.
- “Chức năng xã hội hóa của gia đình đối với trẻ em”, khóa luận tốt nghiệp của tác
giả Nguyễn Nữ Nguyệt Anh (trường ĐH KHXNNV), 2006. Đề tài này đã tìm hiểu
hiện trạng vấn đề thực hiện chức năng xã hội hóa của gia đình đối với trẻ em trong bối
cảnh cơng nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước hiện nay, đặc biệt là ở khu vực đang
trong quá trình đơ thị hóa nhanh chóng như thị trấn Lái Thiêu, huyện Thuận An, tỉnh
Bình Dương.


-8Cũng cịn những nghiên cứu có liên quan tới mối quan hệ giữa gia đình và học
sinh, tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này chúng tôi chưa thể liệt kê hết
được. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào đề cập tới vai trị của gia đình trong việc học
tập của học sinh THCS tại TP.HCM nên đề tài của chúng tơi là hồn tồn mới.

2. Các lý thuyết nghiên cứu ứng dụng của đề tài 

2.1 Lý thuyết xã hội hóa 
Xã hội hóa là q trình, mà trong đó cá nhân học cách thức hành động tương ứng
với vai trị của mình để thực hiện tốt các mơ hình hành vi tương ứng với hệ thống vai trị
mà cá nhân đó phải đóng trong cuộc đời mình. Xã hội hóa cũng có thể hiểu là quá trình
tương tác giữa người này và người khác, kết quả là một sự chấp nhận những khn mẫu
hành động và sự thích nghi với những khn mẫu.
Q trình xã hội hóa của một cá nhân diễn ra trong 3 mơi trường chính, đó là: mơi
trường gia đình, mơi trường xã hội hóa trong trường học và mơi trường xã hội. Trong đó
mơi trường gia đình là mơi trường xã hội hóa quan trọng bậc nhất của cá nhân, bởi vì hầu
hết cá nhân sinh ra và lớn lên trong gia đình.
Ở lứa tuổi thiếu niên, trẻ em tiếp xúc đa dạng với thế giới xung quanh, bước đầu
hình thành những giá trị, chuẩn mực, thiết lập quan hệ với những người xung quanh,
trước hết là với những người trong gia đình. Ở giai đoạn này, gia đình giúp đỡ và cung
cấp cho các em những kinh nghiệm xã hội trong quan hệ và ứng xử với những người
xung quanh, động viên, thông cảm, nâng đỡ các em khi thất bại và nản chí, giúp các em
những kiến thức và hiểu biết cần thiết để tự chủ ở giai đoạn tiền dậy thì.
Tuy nhiên hiện nay có nhiều gia đình đã đi đến chỗ đồng nhất giáo dục gia đình
với giáo dục nhà trường, giáo dục con cái đối với họ nếu có chỉ là sự tiếp tục, sự nối dài
giáo dục của nhà trường, đoàn thể xã hội chứ khơng phải là giáo dục gia đình với tư cách
là một thiết chế, một môi trường giáo dục có nội dung và phương pháp giáo dục riêng.
Nhiều bậc cha mẹ thành thật tin tưởng rằng giáo dục trẻ em ngày nay là công việc của


-9nhà trường và xã hội. Họ hoàn toàn yên tâm về tương lai của con cái mình khi đã gửi
được con em vào trong hệ thống giáo dục xã hội.
2.2 Lý thuyết vai trò 
Lý thuyết vai trò được phát triển từ hai hướng tiếp cận, của một quan sát xã hội
học vi mô và của một quan sát xã hội học vĩ mô và về mặt khoa học được hình thành như
là một bộ phận trung gian giữa lý thuyết hành động – tương tác và lý thuyết hệ thống chức năng.
Vai trò xã hội cho ta thấy những hành vi mà xã hội mong đợi ở một cá nhân tương

ứng với một địa vị mà người đó nắm giữ. Trong lý thuyết vai trò, người ta nhắc đến các
phạm trù thực hiện vai trò, tập hợp các vai trò, xung đột vai trò, căng thẳng vai trị và kỳ
vọng xã hội.
Gia đình có vai trị ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục con cái. Tuy nhiên mỗi người
bố, người mẹ còn đảm nhận những vị trí khác trong xã hội, đó là người nhân viên, người
bạn, người cấp dưới, cũng có thề là người cấp trên… do đó họ cũng phải thực hiện những
vai trị của những vị trí xã hội đó. Khi đó khơng thể tránh khỏi có những xung đột giữa
các vai trị, và hậu quả có thể là họ sẽ sao nhãng vai trị giáo dục gia đình của mình khi
làm cha, làm mẹ.

3. Các khái niệm cơng cụ 
3.1 Khái niệm gia đình 
Gia đình là khái niệm được rất nhiều mơn khoa học nghiên cứu dưới những góc độ
khác nhau, và mỗi nhà nghiên cứu lại đưa ra những dịnh nghĩa của riêng mình để phục vụ
cho cơng tác nghiên cứu của họ. Do vậy khái niệm gia đình vơ cùng đa dạng, phong phú.
Trước hết phải kể đến những khái niệm gia đình của các nước khác. Trong
“Dictionnairre de Sociologie” định nghĩa về gia đình như sau: “Nhóm người gắn bó với
nhau bằng một liên hệ hơn nhân, huyết thống hay là việc nhận con ni. Có sự tác động


- 10 qua lại giữa chồng và vợ, giữa bố và mẹ, giữa cha mẹ với con cái, giữa anh chị em và họ
hàng xa hơn”1
Một định nghĩa khác trong “La Sociologie et les Sciences de Societé”: “Gia đình
chỉ có vợ chồng hay gia đình hẹp, gồm có bố, mẹ và con cái cịn nhỏ tuổi là hình thức gia
đình phương Tây hiện đại. Người ta cũng gọi nó là “gia đình học sinh”, “gia đình hạt
nhân”, “gia đình mở rộng”. Tất cả các hình thức gia đình của nền văn minh khác nhau
hiện nay trong sự phát triển của chúng ta cho thấy một khuynh hướng đi tới gia đình một
vợ, một chồng ấy. Mỗi thành viên của cặp vợ chồng thuộc về hai gia đình: gia đình mà
người đó sinh ra, gia đình định hướng và gia đình mà người đó tạo ra do cuộc hơn nhân
của anh ta, gia đình sinh sản.”2

Hai định nghĩa trên đều thể hiện được những đặc trưng của gia đình phương Tây
hiện đại đó là nhắc tới việc nhận con ni, chứ khơng bó cứng gia đình trong mối quan hệ
ruột thịt với những người con như một số định nghĩa khác3. Đồng thời nó chỉ ra xu hướng
gia đình trong xã hội hiện nay: gia đình hạt nhân – gia đình chỉ có vợ chồng và con nhỏ.
Theo Liên Hiệp Quốc thì: “Gia đình là một nhóm người có quan hệ họ hàng cùng
sống chung và có ngân sách chung. Gia đình hơn phối hay gia đình hạt nhân gồm có bố
mẹ, con cái sống chung một nhà là hình thức chiếm số đơng hiện nay. Gia đình hơn phối
được tạo nên bằng hôn nhân và được giải thể cùng với sự giải thể hôn nhân (ly dị)”.4
Định nghĩa này nhắc tới môt hiện tượng cũng đang diễn ra ngày càng phổ biến trong xã
hội, đó là việc ly dị, được xem như là việc làm tan rã một gia đình.
Ở Việt Nam thì cũng có rất nhiều khái niệm khác nhau về gia đình về những khía
cạnh khác nhau. Từ hướng tiếp cận Triết học, GS. Hồ Ngọc Đại khẳng định: “gia đình là
một khái niệm mới được hình thành, từ ba thành phần, gồm những “đại lượng khác tên”
là Bố, Mẹ và Con cái. Tôi gọi là tam giác gia đình.”5 Như vậy theo GS. Hồ Ngọc Đại thì
đã là gia đình thì phải là một “tam giác” gồm có bố, mẹ và con cái, khơng thể thiếu ai
1

Tương lai, Lại bàn về gia đình từ hướng tiếp cận xã hội học, Tạp chí Xã hội học, số 2, 1994, 62.
Tương Lai, bđd, tr. 62.
3
Theo Đại từ điển tiếng Việt do Nguyễn Như Ý chủ biên (1998), Nhà xuất bản Văn hóa thơng tin, TP.HCM, tr. 719,
gia đình là: “tập hợp những người có quan hệ hơn nhân và huyết thống sống trong cùng một nhà”.
4
Thanh Lê (2001), Xã hội học gia đình, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP.HCM, tr. 37.
5
Hồ Ngọc Đại (1990), Tam giác gia đình, Tạp chí Xã hội học, số 3, tr. 3.
2


- 11 được, trong khi đó hiện nay tồn tại những gia đình đặc biệt, như “gia đình đơn thân” (chỉ

có vợ hoặc chồng + con cái), “gia đình đồng thuận” (khơng có quan hệ hơn nhân, huyết
thống nhưng vẫn ở với nhau), “gia đình biến thái” (gia đình tái hơn, gia đình đồng tính
luyến ái, gia đình đa thê…). Vậy những gia đình ấy có được gọi là gia đình khơng?
Khơng nhắc đến thành viên cấu thành nên gia đình, nhà văn Ma Văn Kháng có
cách nghĩ, cách nhìn, cách cảm, cách phân tích rất độc đáo về gia đình như sau: “Gia đình
cái đơn vị nhỏ nhất của xã hội loài người, mặc những biến động lớn nhỏ, mặc sự tan rã có
khi của một cộng đồng lớn này, khác, vẫn cứ tồn tại và vững bền… Trong bối cảnh đời
sống của ngày hơm nay, vai trị gia đình càng nổi bật lên một mơi trường gia đình cá biệt,
tồn diện, có hiệu ích nhất. Gia đình là một hình ảnh mái nhà chở che, nơi con người cư
ngụ, chống trả mọi phong ba bão táp, nỗi cô đơn – căn bệnh phổ biến của thế giới hiện
đại, nơi cân bằng mọi xô lệch của đời sống con người.”6
Nhà văn Ma Văn Kháng đã nhắc tới hình ảnh thân quen của gia đình, đó là mái
nhà, mái ấm, nơi con người ln tìm được sự bình n và thanh thản sau những bon chen,
lo toan ngoài xã hội. Tuy nhiên hiện nay đối với một số người thì gia đình đã trở thành
“nỗi ám ảnh” của những bạo hành gia đình, của sự lạnh lẽo khi bố mẹ chỉ lo làm kinh
tế…
Cịn theo TS. Nguyễn Minh Hịa thì: “Gia đình là một tập hợp gồm những người
chung sống với nhau, trong cùng một mái nhà. Họ liên kết với nhau bởi quan hệ hôn nhân
và huyết thống. Quan hệ này được chính thức thừa nhận bởi pháp luật hay luật tục. Họ có
trách nhiệm đạo đức đối với nhau bằng tình cảm máu thịt. họ có quan hệ kinh tế đối với
nhau, cùng có chung về tài sản và cùng có trách nhiệm xã hội hóa thế hệ sau. Đó là quan
hệ vợ chồng, cha mẹ con cái, anh chị em ruột thịt.”7
Nhìn xơ qua chúng ta có thể nhận thấy rằng khi định nghĩa khái niệm gia đình
chúng ta gặp phải khó khăn đặc biệt là do nó phải đúng với tất cả các dạng gia đình mà
khác nhau rất nhiều về mặt văn hóa và lịch sử. Đã có rất nhiều khái niệm, cách định

6

Ma Văn Kháng (1990), Một tổ hợp xinh xắn, cân đối và mạnh mẽ, Tạp chí Xã hội học, số 3, tr. 45.
Nguyễn Minh Hịa (1998), Hơn nhân và gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh (nhận diện và dự báo), Nhà xuất bản

Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 47.
7


- 12 nghĩa khác nhau về gia đình, tùy theo khía cạnh mà người nghiên cứu quan tâm đến khi
tìm hiểu về gia đình.
Tóm lại, theo chúng tơi, gia đình là một nhóm xã hội, các thành viên trong gia
đình gắn bó với nhau bằng hai mối quan hệ cơ bản là quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết
thống. Gia đình có những chức năng riêng biệt, đó là chức năng vĩ mô: chức năng tái sản
xuất con người và chức năng xã hội hóa; chức năng vi mơ: chức năng kinh tế và chức
năng tâm sinh lý. Gia đình là mơi trường xã hội hóa đầu tiên và quan trọng, có ý nghĩa
quyết định trong việc tạo dựng nhân cách cơ sở cho mỗi con người, thực hiện chức năng
giáo dục và định hướng giá trị cho con cái. Gia đình ln có sự kỳ vọng ở con cái và ln
mong cho mỗi thành viên trong gia đình đạt đến một vị trí nhất định trong xã hội, trở
thành một cá nhân ưu tú, hoàn thiện trong xã hội. Đặc biệt trong hoàn cảnh nền kinh tế
thị trường hiện nay, các gia đình đặc biệt chú trọng đầu tư cho con cái về việc học tập để
con cái mình sẽ thành tài, thành đạt và thành nhân.
3.2 Khái niệm học sinh 
Trong gia đình thì con cái thực hiện vai trị của một người con, người cháu, người
anh (chị), người em… Đồng thời con cái khi đến trường thì cịn đảm nhận vai trị của
người học sinh đối với nhà trường, thầy cơ giáo.Theo “Đại từ điển Tiếng Việt”, học sinh
được định nghĩa như sau: “người theo học ở trường, lớp.”8
Định nghĩa này còn chung chung, để hiểu rõ hơn, “Từ điển văn hóa giáo dục Việt
Nam” cho rằng: “Học sinh là người đi học tại các trường phổ thông, trung học chuyên
nghiệp và dạy nghề. Học sinh có nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, thực
hiện nội quy, điều lệ của nhà trường. Cuối cùng mỗi năm học, học sinh được đánh giá và
xếp loại theo học lực, đồng thời cịn được đánh giá và xếp loại tồn diện: tiên tiến, xuất
sắc.”9
Như vậy học sinh là những người được sự giáo dục của nhà trường, thầy cô, không
chỉ được dạy về những kiến thức khoa học, mà còn đồng thời được rèn luyện thể lực, đạo

8
9

Nguyễn Như Ý chủ biên (1998), sđd, tr. 829.
Vũ Ngọc Khánh (2003), Từ điển văn hóa giáo dục Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, Hà Nội, tr. 156.


- 13 đức. Trong thời gian này, trẻ em không chỉ chịu sự xã hội hóa của gia đình, mà còn là nhà
trường, bạn bè và xã hội. Trẻ em cố gắng thực hiện những mong đợi của gia đình, nhà
trường và bạn bè, đồng thời bắt đầu thể hiện mình.
Cụ thể trong đề tài này chúng tơi quan tâm tới đối tượng học sinh trung học cơ sở.
3.3. Khái niệm học sinh trung học cơ sở. 
Trung học cơ sở là: “cấp học trên tiểu học, dưới phổ thông trung học, trong bậc
học phổ thông gồm ba cấp.”10
Theo “Từ điển văn hóa giáo dục Việt Nam”, bậc trung học là: “bậc học trong hệ
thống giáo dục phổ thông, nối tiếp sau bậc tiểu học và kết thúc trước bậc đại học, chia
thành hai cấp: cấp trung học cơ sở gồm bốn lớp (6-9) và cấp trung học phổ thơng gồm ba
lớp (10-12).”11
Và “Từ điển văn hóa giáo dục Việt Nam” cũng đưa ra khái niệm trung học cơ sở:
“Trình độ học vấn phổ thơng thuộc bậc giáo dục trung học cấp cơ sở từ lớp 6 đến lớp 9,
đối với trẻ em có tuổi từ 11 trở lên. Gồm những hiểu biết phổ thông cơ bản về tiếng Việt,
toán, lịch sử dân tộc, kiến thức về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, pháp luật, tin học,
ngoại ngữ… Người thi đạt trình độ được cấp bằng tốt nghiệp trung học cơ sở.”12
Học sinh trung học cơ sở có độ tuổi từ 11 trở lên, học lớp 6 đến lớp 9. Đây cũng là
giai đoạn trẻ em ở lứa tuổi thiếu niên với những đặc điểm tâm sinh lý rất đặc trưng. Do
vậy chúng ta cũng có cách nhìn khác về học sinh trung học cơ sở khi xem xét ở góc độ đó
là một bộ phận của thiếu niên.
3.4 Khái niệm thiếu niên. 
Có nhiều khái niệm về thiếu niên, các khái niệm này khác nhau về độ tuổi, đặc
tính tâm lý. Có người cho rằng thiếu niên là trẻ em thuộc lứa tuổi 10 đến 14, 15.


10

Nguyễn Như Ý chủ biên, sđd, tr. 1729.
Vũ Ngọc Khánh, sđd, tr. 26.
12
Vũ Ngọc Khánh, sđd, tr. 338.
11


- 14 Tuy nhiên cũng có khái niệm khác về thiếu niên: “là trẻ em thuộc lứa tuổi từ 11
đến 15 tuổi. Là thời kỳ quan trọng trong cuộc đời của một con người, một mức phát triển
đòi hỏi phải được đặc biệt quan tâm.”13
Thiếu niên là lứa tuổi chuyển tiếp, là bước nhảy vọt từ thời kỳ thơ ấu sang thời kỳ
trưởng thành, lứa tuổi của những hành vi dũng cảm, những ý nghĩ sáng tạo độc lập đầu
tiên và của những cơng trình tìm tịi độc đáo. Thời kỳ này cũng diễn ra hoạt động tăng lên
của các tuyến nội tiết, tuyến yên, tuyến giáp trạng và tuyến sinh dục. Nhịp độ phát triển
chiều cao nhanh hơn nhịp độ tăng về trọng lượng nên cơ thể dễ bị mệt mỏi. Cần cho trẻ
một chế độ ăn ngủ, học tập và làm việc hợp lý, nghiêm ngặt để trẻ có thể phát triển một
cách đầy đủ nhất.
Do sự phát triển nhanh chóng về thể chất và tâm sinh lý như vậy nên trẻ thường
mệt mỏi, dễ cáu gắt, bướng bỉnh. Ở lứa tuổi này trẻ bắt đầu có những rung động tình cảm,
có thể thích một bạn khác phái, biết nhớ nhung, mơ mộng, do vậy có thể chán nản, buồn
bã khi khơng được như ý trong chuyện tình cảm. Đồng thời trẻ cũng có những suy nghĩ
muốn làm người lớn do được tiếp xúc nhiều với người lớn. Trẻ bắt đầu học làm người lớn
trong khi người lớn vẫn cứ nghĩ đây là những đứa con nít, chưa biết gì, cịn phụ thuộc
vào mình, do vậy trẻ có thái độ làm trái lời người lớn. Nếu không hiểu tâm lý thiếu niên,
người lớn và trẻ dễ dàng xảy ra mâu thuẫn trong một số việc, dẫn đến xung đột đáng tiếc.
Cha mẹ cần dành thời gian tìm hiểu tâm tư, tình cảm của con mình để có những định
hướng và cách giáo dục đúng đắn, thích hợp, kịp thời, từ đó tạo nên mối quan hệ thân

thiện giữa hai bên, cha mẹ trở thành nơi trẻ tìm đến mỗi khi gặp khó khăn, thắc mắc.
3.5 Khái niệm học tập 
Học là việc lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử-xã hội được ghi lại trong nền văn
hóa của lồi người. Con người từ lọt lòng mẹ cho đến tuổi già, ai cũng học, cần phải học
và học ở mọi nơi, mọi lúc. Học để lĩnh hội kinh nghiệm trong đời sống hàng ngày, trong
các thành tựu khoa học kỹ thuật, trong các tác phẩmvăn học nghệ thuật… Con người
muốn tồn tại và phát triển đều cần phải học, “học ăn, học nói, học gói, học mở” – học làm
13

Vũ Ngọc Khánh, sđd, tr. 318.


- 15 người. Như vậy có thể hiểu học theo nghĩa rộng là vừa học vừa chơi như đã trình bày ở
trên, cịn hiểu theo nghĩa hẹp thì học là học tập. Học tập có thể hiểu là học và rèn luyện
cho có tri thức, cho giỏi, hoặc có thể hiểu là noi theo những người giỏi hơn mình ở lĩnh
vực nào đó.
Học tập, theo định nghĩa của GS. Vũ Ngọc Khánh, là: “Quá trình tiếp thu kiến
thức và rèn luyện kỹ năng dưới sự dạy bảo, hướng dẫn của giáo viên, . Học tập luôn đi
đôi và gắn liền với giảng dạy của giáo viên.”14
“Hoạt động học tập, theo nghĩa hẹp, là hoạt động lấy tri thức khoa học làm đối
tượng. hoạt động này có những đặc điểm sau:
1) Động cơ là việc chiếm lĩnh tri thức khoa học của loài người.
2) Nội dung của hoạt động học tập là những tri thức khoa học mang tính hệ thống
chặt chẽ, được thể hiện trong chương trình của các mơn học, các môn học lại được cấu
tạo theo logic nội tại cùa các bộ môn khoa học tương ứng.
3) Được tiến hành trong các hình thức, được tổ chức chặt chẽ gọi là giờ học.
4) Hoạt động học tập, hoạt động xã hội mang tính nghiêm túc, bắt buộc, là nghĩa
vụ của học sinh đối với xã hội, gia đình và bản thân.
5) Hoạt động học tập đòi hỏi học sinh phải có kỹ năng và thói quen hoạt động trí
óc, phải có hứng thú nhận thức bền vững.

6) Hoạt động được tập thể sư phạm kiểm tra và đánh giá, đồng thời xã hội cũng có
các hình thức kiểm tra, đánh giá việc học tập.
7) Hoạt động chủ đạo của học sinh phổ thông và cũng chỉ đến tuổi đi học ở trường
phổ thông, hoạt động này mới đạt đến dạng chính thức.”15
Vì những khái niệm này là của lĩnh vực giáo dục nên học tập phải gắn liền với
giảng dạy của thầy cô giáo và quản lý nhà trường.
Tuy nhiên cha mẹ, ơng bà, thậm chí anh chị trong gia đình cũng là những người
“thầy cơ” ln sẵn sàng chỉ bảo tận tình cho con em mình. Phương pháp giảng dạy, giáo
dục của gia đình có những ưu thế so với giáo dục của nhà trường và xã hội. Trước hết vì
14
15

Vũ Ngọc Khánh, sđd, tr. 157.
Vũ Ngọc Khánh, sđd, tr. 148.


- 16 nó xuất phát từ tình cảm và thơng qua tình cảm, có khi khơng cần lời nói mà thông qua
thái độ, việc làm, cách đối xử trong gia đình… Giáo dục gia đình mang tính cá biệt và cụ
thể, chú ý đến những nét cá biệt của từng đứa trẻ. Nó linh hoạt theo sự phát triển của trẻ
em, theo sự thay đổi của cuộc sống gia đình và xã hội.
Phương pháp giảng dạy của gia đình là thuyết phục, giảng giải, có lắng nghe và
trao đổi ý kiến giữa thày và trị, mà khơng phải là truyền thụ từ trên xuống và ra lệnh. Nói
chung, cha mẹ là những người thầy dạy không tiếc công sức, thời gian để hướng dẫn con
cái, nhưng đáng tiếc có nhiều trường hợp họ lại bị thiếu những kiến thức cần thiết.
3.6 Khái niệm vai trị 
Thơng thường, chúng ta có thể hiểu vai trị là: “chức năng, tác dụng của cái gì
hoặc của ai trong sự vận động, phát triển của nhóm, tập thể nói chung.”16 Cách hiểu này
cịn q đơn giản, chưa nói hết được ý nghĩa của khái niệm vai trị. Để có thể hiểu cặn kẽ
và thích hợp với đề tài này, ta nên nhìn nhận khái niệm vai trị trong lĩnh vực xã hội học.
Thuật ngữ vai trò (xã hội) trong nhiều năm nay thuộc vào danh mục đương nhiên

của xã hội học. Chỉ có ít khái niệm xã hội học được chấp nhận và vận dụng rộng rãi như
khái niệm vai trị, tuy nhiên cũng chỉ ít khái niệm khơng rõ nét và đa nghĩa như vậy. Xã
hội học nhắc đến vai trò tức là vai trò xã hội. Theo Dahrendorf thì vai trị là: “một tập hợp
những kỳ vọng ở trong một xã hội gắn với hành vi của những người mang các địa vị.”17
Nói đến vai trị xã hội là nói đến những hành vi mà xã hội mong đợi ở một cá nhân
tương ứng với một địa vị nào đó. Ví dụ khi nghĩ đến học sinh, ta thường mong đợi đó sẽ
là người trị giỏi, vâng lời thầy cơ, đồn kết cùng các bạn… chứ khơng phải là một đứa
trẻ chỉ biết ăn và chơi. Như vậy vai trị của học sinh là những gì xã hội mong đợi ở
chúng.
Nếu như địa vị xã hội cho biết một chỗ đứng của cá nhân trong không gian, thì vai
trị xã hội là khái niệm dùng để chỉ toàn bộ những nghĩa vụ và quyền lợi gắn liền với địa

16
17

Nguyễn Như Ý chủ biên, sđd, tr. 1788.
G. Endruweit và G. Trommsdorff, sđd, tr. 536.


- 17 vị đó. Vai trị khơng chỉ liên quan đến những hành vi được xã hội xem những cá nhân có
thực hiện hay khơng mà thực tế là xã hội buộc những hành vi đó phải được thực hiện.
Theo TS. Vũ Quang Hà (2002), “một địa vị có thể có nhiều vai trị, tạo thành một
tập hợp các cai trò. Những vai trò liên quan đến chúng ta là một tập hợp của những chuẩn
mực được coi là nghĩa vụ của chúng ta (những hành động mà người khác có quyền địi
hỏi) khi chúng ta ở địa vi nào đó. Và ở cương vị đó chúng ta có quyền đòi hỏi người khác
thực hiện đúng những chuẩn mực phù hợp với vai trị mà người đó diễn.”18 Như vậy
quyền về vai trò của người này lại là nghĩa vụ về vai trị của người khác. Ví dụ như vai
trị của gia đình bao gồm tái sản xuất con người, giáo dục con cái…, quyền của cha mẹ là
dạy dỗ con cái, do đó con cái phải có nghĩa vụ vâng lời cha mẹ.


4. Giả thuyết nghiên cứu 
Khi nghiên cứu về vai trò của gia đình đối với việc học tập của học sinh trung học
cơ sở hiện nay, chúng tôi đã đưa ra những giả thuyết nghiên cứu sau:
1)

Vai trị của gia đình đối với việc học tập của học sinh THCS đang ngày càng

giảm sút, gia đình ngày càng tin tưởng, phó thác vai trị đó cho nhà trường.
2)

Những gia đình có thu nhập khá, ổn định, cha mẹ có trình độ học vấn cao,

khơng khí gia đình hạnh phúc thì con cái sẽ học tốt hơn. Ngược lại, gia đình có thu nhập
thấp, khơng ổn định, cha mẹ có trình độ học vấn thấp, khơng khí gia đình khơng hạnh
phúc thì con cái sẽ học kém hơn.
3)

Nguyên nhân dẫn tới sự suy giảm vai trị của gia đình đối với việc học tập

của học sinh là do cha mẹ bận làm kinh tế, thiếu thời gian quan tâm tới con cái, và do gia
đình ngày càng tin tưởng vào nhà trường trong việc giáo dục, dạy học.

18

Vũ Quang Hà chủ biên (2002), Xã hội học đại cương, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr. 148.


- 18 5. Mơ hình lý luận 
YẾU TỐ
KHÁCH QUAN

- Nền kinh tế thị trường
- Truyền trơng phát triển

YẾU TỐ
CHỦ QUAN
- Nghề nghiệp
- Trình độ học vấn
- Thu nhập

GIA ĐÌNH
- Sự quan tâm con cái
- Kỳ vọng về con cái

VIỆC HỌC TẬP CỦA
HỌC SINH
- Kết quả học tập
- Ý thức học tập
- Thời gian học và nghỉ

 
 


- 19 -

CHƯƠNG 2
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Vài nét về cuộc nghiên cứu thực nghiệm 
1.1 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu 

1.1.1. Giới thiệu trường THCS Đức Trí
Trường THCS Đức Trí nằm trên con đường Nguyễn trãi, quận 1 – tại trung tâm
TP.HCM. Hiện nay trường có 76 cán bộ, giáo viên và cơng nhân viên trong trường, trong
đó có 62 giáo viên. Ban giám hiệu nhà trường vững chun mơn, có uy tín với tập thể.
Tập thể giáo viên, cơng nhân viên ln có ý thức phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ được
phân cơng. Thực hiện tốt xã hội hóa trong cải thiện cơ sở vật chất: phòng học, trang thiết
bị hiện đại phục vụ cho dạy và học theo phương pháp mới. Trường đã xây dựng được
một nề nếp trật tự kỷ cương trong mọi hoạt động của trường, các hoạt động của nhà
trường đã tạo thành nề nếp.
Trường có tổng cộng 1.342 học sinh, trong đó có 298 học sinh khối 6 (7 lớp), 345
học sinh khối 7 (8 lớp), 390 học sinh khối 8 (10 lớp) và 309 học sinh khối 9 (8 lớp). Cả
trường có 6 lớp bán trú và 5 lớp tăng cường tiếng Anh.
Trường ở trung tâm thành phố nên có địa bàn dân cư phức tạp, nhiều vùng trọng điểm về
tệ nạn xã hội (Đồng Tiến, Mã Lạng, Quốc Thanh, Cầu Kho, Bến Chương Dương…) ảnh
hưởng đến việc giáo dục cho học sinh.
Nhà trường trong năm học 2006 – 2007 tiếp tục làm cho toàn thể cán bộ, giáo
viên, công nhân viên và phụ huynh học sinh quán triệt tư tưởng chỉ đạo về đổi mới sự
nghiệp giáo dục theo chủ trương xã hội hóa giáp dục. Tồn thể nhà trường thực hiện cuộc
vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”.
1.1.2. Giới thiệu trường THCS Tân Phú


- 20 Địa chỉ trường THCS Tân Phú: 119 đường Nam Cao, phường Tân Phú, quận 9.
Trường nằm trên địa bàn đang nằm trong diện quy hoạch đền bù giải tỏa để xây dựng khu
cơng nghệ cao, vịng xoay Xun Á, đường Vành Đai và khu du lịch Suối Tiên mở rộng.
Dân nhập cư chiếm hơn 30%. Vì thế đa phần học sinh thuộc gia đình lao động nghèo,
nằm trong diện đền bù giải tỏa hoặc dân nhập cư từ nơi khác đến, cuộc sống bấp bênh,
chưa ổn định, trình độ dân trí cịn hạn chế, vấn đề xã hội hóa giáo dục chưa cao… nên
hầu như việc học tập của con em dường như giao phó hết cho nhà trường.
Tiền thân của trường THCS Tân Phú là trường PTCS Tân Phú, được xây dựng từ

tháng 3 năm 1988 và được đưa vào sử dụng ngày 1 tháng 9 năm 1988. Tháng 8 năm 2006
trường được đầu tư nâng cấp với nhiều cơ sở hạ tầng tốt để phục vụ cho việc học tập của
học sinh được hịan cơng vào tháng 12 năm 2006. Hiện nay trường đã có tất cả 20 phòng
học, được trang bị đầy đủ bàn ghế. Bên cạnh đó cịn có các phịng bộ mơn để giúp các em
được thực hành các bộ môn như: lý, hóa, sinh, âm nhạc, thực hành cơng nghệ, vi tính,
phịng nghe nhìn… các phịng trên đều được xây dựng đúng tiêu chuẩn về cơ sở vật chất,
quy cách xây dựng… ngồi ra cịn có khu luyện tập thể dục thể thao, phòng truyền thống,
phòng y tế học đường, thư viện…
Về đội ngũ giáo viên, trường có tất cả 37 giáo viên, trong đó có 36/37 giáo viên
biên chế đạt chuẩn. Trong đó có 24/ 37 giáo viên đạt trên chuẩn ( tỉ lệ: 64, 7%), 3/37 giáo
viên đang học trên chuẩn. Tất cả giáo viên đều theo học lớp bồi dưỡng thường xuyên và
tập huấn thay sách giáo khoa đầy đủ. Trong những năm qua trường có 13/ 37 giáo viên
đạt giỏi cấp Quận trở lên (tỉ lệ 35, 1%), khơng có giáo viên xếp loại yếu về nghiệp vụ
chun môn và đạo đức. Tỉ lệ giáo viên 37/20 lớp tương đương với tỉ lệ 1, 85.
Năm học 2005-2006, trường có tất cả 845 học sinh. Về học tập: có 16, 7% học
sinh xếp loại giỏi; 47, 3% xếp loại khá; 33, 4% xếp loại trung bình và 0, 6% xếp loại yếu.
Về hạnh kiểm đạo đức: 71, 5% học sinh xếp lọai giỏi; 25, 1% xếp loại khá; 3, 4% xếp
loại trung bình và khơng có học sinh nào xếp loại hạnh kiểm yếu kém. Tỉ lệ lưu ban là
5/845 chiếm 0, 6%. Tỉ lệ bỏ học là 8/861 chiếm 0, 9%.
Với cơ sở hạ tầng ngày càng được nâng cấp, đội ngũ giáo viên có nghiệp vụ
chun mơn và chất lượng giáo dục học sinh cao như trên, năm học 2006-2007, trường


- 21 THCS Tân Phú đã đạt trường chuẩn quốc gia. Tuy là 1 trường thuộc quận ven thành phố,
nhưng với nỗ lực của tất cả cán bộ công nhân viên, giáo viên và học sinh, trường THCS
Tân Phú đang từng bước nâng cao chất lượng giảng và dạy của giáo viên và học sinh.
1.2. Một vài đặc điểm xã hội của mẫu nghiên cứu 
Trong đề tài, mẫu nghiên cứu chính là học sinh THCS tại hai trường THCS Đức
Trí, quận 1 và trường THCS Tân Phú, quận 9, TP.HCM.
Mỗi học sinh có hồn cảnh gia đình khác nhau, về công việc, học vấn của cha mẹ,

thu nhập của gia đình… Trong đó có người là lao động, trí thức, kinh doanh, nội trợ…
Phụ huynh học sinh cũng khác nhau về trình độ học vấn, có người đã tốt nghiệp đại học,
có người mới chỉ học hết tiểu học… Do đó thu nhập gia đình cũng khác nhau, nhưng hầu
hết các gia đình đều nhận là mình thu nhập trung bình, đủ sống.
Và mỗi gia đình cũng có sự khác biệt về khơng khí gia đình: có lúc vui vẻ, có lúc
cãi lộn, thậm chí đánh lộn cũng có… Có gia đình thì hạnh phúc đủ đầy, có gia đình ly
hơn, có gia đình mất cha hoặc mất mẹ… Điều này cũng ảnh hưởng tới tâm lý cũng như
việc học của học sinh.
Học sinh THCS đang bước vào lứa tuổi thiếu niên, có những chuyển biến tâm sinh
lý, đã có những rung động, những ham mê và muốn chứng tỏ bản thân. Đặc biệt trong
môi trường đô thị, nơi tập trung nhiều tụ điểm cũng như phương tiện vui chơi giải trí, nên
học sinh dễ bị lơi cuốn, thu hút vào các trị chơi, phim ảnh… mà khơng chịu học hành.
Học sinh ở thành phố cịn có điều kiện đi học thêm, học gia sư hay đi học thêm các
môn năng khiếu như bơi lội, võ thuật, diễn kịch, múa, … những hoạt động này cũng ảnh
hưởng tới việc học tập của học sinh.
Học sinh trung học cơ sở là những học sinh đã qua giai đoạn của tuổi nhi đồng và
các em đang bắt đầu bước vào một giai đoạn mới, giai đoạn của tuổi thiếu niên. Đây là
giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất cuộc đời của một cá nhân, trong thời kì này, các em sẽ
có nhiều thay đổi mạnh mẽ về tâm sinh lý. Xét về góc độ tâm lý, đây là thời kì mà các
đang trong giai đoạn phát triển nhận thức đối với thế giới xung quanh mạnh mẽ nhất. Các
em bắt đầu tự ý thức và cảm thấy có trách nhiệm hơn với chính bản thân, với gia đình và


- 22 đối với những việc làm của mình, các em nhận thức các vấn đề một sâu sắc hơn và chủ
động hơn.

2. Kết quả nghiên cứu 
2.1. Thái độ của học sinh đối với học tập  
Lứa tuổi học sinh THCS là lứa tuổi mà các em đang ngồi trên ghế nhà trường để
học tập, chính nền tảng của ngày hơm nay sẽ giúp các em vững chắc hơn trong tương lai.

Điều đó, cho thấy học tập đóng vai trị hết sức quan trọng đối với cuộc sống của một cá
nhân.Vì thế, nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu xem học sinh trung học cơ sở có thái độ như
thế nào đối với việc học tập – nhiệm vụ chính của học sinh trung học cơ sở. Để từ đó thấy
được tính tự lập, tự ý thức trong học tập của học sinh trung học cơ sở hay là sự ỷ lại, chán
nản đối với việc học tập hay không.
2.1.1. Nhận thức của học sinh về tầm quan trọng của học tập
Trước tiên, những số liệu về nhận thức của học sinh THCS về tầm quan trọng của
việc học tập cho thấy:
Bảng 6. Tầm quan trọng của việc học tập đối với học sinh
Tầm quan trọng
Rất quan trọng

Tần suất

%

210

79.2

Quan trọng

48

18.1

Bình thường

7


2.6

265

100.0

Tổng cộng

Dựa vào bảng trên cho thấy tỉ lệ học sinh ý thức việc học tập là rất quan trọng
chiếm 79.2%. Ngay từ đầu học sinh đã nhận thức được tầm quan trọng của việc học, vì


×