Tải bản đầy đủ (.pdf) (169 trang)

Vai trò của nữ tu công giáo trong các hoạt động xã hội (điển cứu một số cơ sở xã hội tại tp hồ chí minh)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.87 MB, 169 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ NGỌC NHUNG

VAI TRỊ CỦA NỮ TU CƠNG GIÁO
TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI
(Điển cứu một số cơ sở xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh)

CHUYÊN NGÀNH: XÃ HỘI HỌC
MÃ NGÀNH: 60.31.30

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ NHI CƠNG

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 2/2012


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi và chưa có ai cơng
bố cơng trình nào khác.
Các số liệu, kết quả được trình bày trong luận văn là kết quả nghiên cứu thực
tiễn của tôi tại một số cơ sở xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 02 năm 2012
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Ngọc Nhung


LỜI TRI ÂN


Với kết quả trong những năm học vừa qua và để hoàn thành luận văn này, ngoài
sự nỗ lực của bản thân, cịn có biết bao cơng lao của các Giảng viên, dày công hướng
dẫn tôi trong suốt thời gian qua. Trong tâm tình đó, tơi xin chân thành ghi ơn:
Quý Thầy Cô Khoa Xã hội học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt cho tơi những kiến thức, kinh nghiệm q báu
để tơi có được vốn kiến thức nền tảng trong ngành xã hội.
Đặc biệt xin ghi ơn Tiến sĩ Vũ Nhi Công, người hướng dẫn khoa học cho tôi
trong luận văn này. Cám ơn thầy trong thời gian qua đã giúp em thực hiện và hoàn
thành luận văn này.
Xin gửi lời cám ơn đến quý Nữ tu đã cộng tác với tôi trong nghiên cứu này bằng
cách cho tơi những thơng tin, tâm tình, kinh nghiệm cần thiết để tơi thực hiện khố
luận.
Tơi xin cám ơn tất cả các tác giả của các cơng trình nghiên cứu, bài viết mà tôi
đã tham khảo, kế thừa tri thức của quý vị trong nghiên cứu này.
Cuối cùng tôi xin cám ơn các bạn bè trong lớp Cao học khố 2008 rất thân
thương, các bạn ln cùng tơi học tập, nghiên cứu và đặc biệt khích lệ tơi trong quá
trình thực hiện luận văn.
Xin ghi ơn tình thương yêu nâng đỡ của tất cả mọi người đã dành cho tôi.
Học viên

Nguyễn Thị Ngọc Nhung


PHẦN I: DẪN NHẬP .......................................................................................... 11
1.LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................................ 2
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................................. 4
2.1.Mục tiêu tổng quát ............................................................................................. 4
2.2.Mục tiêu cụ thể .................................................................................................. 4
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ............................................................. 4
3.1. Địa bàn nghiên cứu ........................................................................................... 4

3.2. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 5
3.3. Khách thể nghiên cứu ....................................................................................... 5
4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU.................................................................................... 6
5. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT NGHIÊN CỨU .............................................. 6
5.1. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 6
5.2. Kỹ thuật nghiên cứu.......................................................................................... 7
5.2.1. Kỹ thuật thu thập thông tin ............................................................................ 7
5.2.2. Kỹ thuật xử lý và phân tích thơng tin ............................................................ 7
6. PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU ............................................................................ 8
6.1. Dung lượng mẫu ............................................................................................... 8
6.2. Cách chọn mẫu ................................................................................................. 8
7. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN ........................................................................... 8
7.1. Về mặt lý luận .................................................................................................. 8
7.2. Về mặt thực tiễn ............................................................................................... 8
8. GIỚI HẠN CỦA LUẬN VĂN ............................................................................. 9
PHẦN II: NỘI DUNG .......................................................................................... 10
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................ 11
1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu ...................................................................... 11
1.1.1. Những nội dung nghiên cứu ......................................................................... 11
1.1.2. Lĩnh vực chuyên môn .................................................................................. 13
1.1.3. Về phương pháp nghiên cứu và cách tiếp cận .............................................. 13


1.1.4. Về chức năng, vai trò và các lãnh vực hoạt động của nhân viên xã hội......... 15
1.1.4.1. Về chức năng và vai trị của cơng tác xã hội.............................................. 15
1.1.4.2. Các lãnh vực hoạt động trong công tác xã hội: .......................................... 17
1.2. Hướng tiếp cận và lý thuyết áp dụng ............................................................... 19
1.2.1. Hướng tiếp cận ............................................................................................ 19
1.2.2. Lý thuyết áp dụng ....................................................................................... 21
1.2.2.1. Lý thuyết vai trò........................................................................................ 21

1.2.2.2. Lý thuyết cấu trúc chức năng .................................................................... 22
1.2.2.3. Lý thuyết nhu cầu ..................................................................................... 24
1.3. Những khái niệm liên quan đến đề tài ............................................................. 29
1.3.1. Khái niệm vai trò ......................................................................................... 29
1.3.2. Khái niệm công tác xã hội........................................................................... 30
1.3.3. Khái niệm tu sĩ............................................................................................. 32
1.3.4. Khái niệm hoạt động xã hội ......................................................................... 32
1.4. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU ....................................................................... 33
1.5. Mơ hình phân tích ........................................................................................... 35
CHƯƠNG 2: VÀI NÉT VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA
CÁC NỮ TU TRONG NGHIÊN CỨU........................................................... 36
2.1. Tổng quan về các hoạt động xã hội của Giáo hội Cơng giáo tại Viêt Nam và tại
thành phố Hồ Chí Minh ................................................................................. 36
2.1. 1. Giáo hội Công giáo trong xã hội Việt Nam ................................................. 36
2.1.2. Các hoạt động xã hội của Giáo hội Công giáo sau 1975 đến 1990................ 37
2.1.3. Những hoạt động xã hội của Giáo hội Công giáo và các dịng tu Cơng giáo từ
1990 đến nay ................................................................................................. 40
2.2. Hoạt động xã hội của Nữ tu Công Giáo tại Thành phố Hồ Chí Minh .............. 40
2.3. Vài nét đặc điểm về Nữ tu trong nghiên cứu ................................................... 42
2.4. Sự quan tâm của Nữ tu về các lĩnh vực hoạt động xã hội ............................... 47
2.5. Các hoạt động xã hội của Nữ tu Công giáo tại Thành phố Hồ Chí Minh ......... 57


CHƯƠNG 3:VAI TRỊ CỦA NỮ TU CƠNG GIÁO TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG
XÃ HỘI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .................................................. 62
3.1. Vai trị của Nữ tu Cơng giáo trong các hoạt động xã hội ................................. 62
3.1.1. Vai trò là người chăm sóc, giáo dục ............................................................. 62
3.1.2. Vai trị là người chăm sóc sức khỏe ............................................................. 66
3.1.3. Vai trị là nhà giáo dục ................................................................................. 71
3.1.4. Vai trò là người giúp đỡ ............................................................................... 75

3.1.5. Vai trò là nhà tham vấn ................................................................................ 79
3.1.6. Vai trò là nhà nghiên cứu trong lĩnh vực xã hội............................................ 81
3.2.1. Các khuôn mẫu hành vi của Nữ tu trong hoạt động xã hội ........................... 82
3.2.1.1. Nhận thức của Nữ tu về các vấn đề ưu tiên trong hoạt động xã hội ........... 82
3.2.1.2. Các đức tính cần có nơi người tham gia các hoạt động xã hội ................... 85
3.2.1.3. Khả năng cần có nơi người tham gia các hoạt động xã hội ........................ 86
3.2.1.4. Các kỹ năng cần có nơi người tham gia các hoạt động xã hội.................... 88
3.2.1.5. Những phẩm chất cần có nơi người tham gia các hoạt động xã hội ........... 90
3.2.1.6. Kinh nghiệm làm việc của Nữ tu trong hoạt động xã hội ........................... 93
3.2.1.7. Phương pháp làm việc của Nữ tu trong hoạt động xã hội .......................... 96
3.2.2. Những điều kiện thiết yếu trong các hoạt động xã hội của Nữ tu ................ 101
3.2.2.1. Kiến thức chuyên ngành.......................................................................... 101
3.2.2.2. Những điều kiện cần thiết cho một cơ sở xã hội ...................................... 104
3.2.3. Những thuận lợi, khó khăn và hướng khục phục ........................................ 107
3.2.3.1. Những thuận lợi ...................................................................................... 108
3.2.3.2. Những khó khăn ..................................................................................... 110
3.2.3.3. Hướng khắc phục .................................................................................... 113
PHẦN III: KẾT LUẬN - KHUYẾN NGHỊ ........................................................ 116
1. KẾT LUẬN ..................................................................................................... 117
2. KHUYẾN NGHỊ.............................................................................................. 122
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 125


PHỤ LỤC............................................................................................................ 130
PHỤ LỤC I: CÁC CÂU CHUYỆN PHỎNG VẤN SÂU ...................................... 130
PHỤ LỤC II: BẢN PHỎNG VẤN ĐỊNH LƯỢNG .............................................. 144
PHỤ LỤC III: BẢN HỎI GỢI Ý PHỎNG VẤN SÂU CÁ NHÂN ........................ 153
PHỤ LỤC IV: VĂN BẢN PHÁP LỆNH TÍN NGƯỠNG TƠN GIÁO .................. 155



DANH SÁCH CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
STT

NỘI DUNG CÁC BIỂU ĐỒ

Số trang

Biểu đồ 2.1

Biểu hiện tuổi của người trả lời phân theo nhóm

43

Biểu đồ 2.2.

Biểu hiện số năm làm cơng tác xã hội của người trả 47
lời

Biểu đồ 2.3

thể hiện công việc cụ thể của Nữ tu trong hoạt động 58
xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh

Biểu đồ 3.1

Thể hiện vai trò là nhà tham vấn của người trả lời

80

Biểu đồ 3.2


Các yếu tố quan trọng đối với nhân viên xã hội

92

Biểu đồ 3.3

Thể hiện các phương pháp cần có trong hoạt động xã 99
hội của người trả lời

Biểu đồ 3.4

Thể hiện mức độ hài lòng về kiến thức chuyên ngành 102
của người trả lời


STT

NỘI DUNG CÁC BẢNG

Trang

Bảng 2.1

Độ tuổi trung bình của người trả lời

43

Bảng 2.2


Các thành phần trong Hơi dịng của người trả lời

44

Bảng 2.3

Trình độ học vấn và chuyên ngành của người trả lời

46

Bảng 2.4

Sự quan tâm của người trả lờ với trẻ có hồn cảnh đặc biệt 49
khó khăn

Bảng 2.5

Sự quan tâm của người trả lời về vấn đề khuyết tật

Bảng 2.6

Thể hiện sự quan tâm của Nữ tu trong nghiên cứu đến các 51

50

lãnh vực chăm sóc sức khỏe, y tế

Bảng 2.7

Mức độ quan tâm của người trả lời về công việc trợ giúp


52

Bảng 2.8

Sự quan tâm của người trả lời về công tác giáo dục

52

Bảng 2.9

Thể hiện sự quan tâm của người trả lời về các chương trình 53
phát triển trong hoạt động xã hội

Bảng 2.10

Mức độ quan tâm của người trả lời đến các vấn đề và tệ nạn 54
xã hội

Bảng 2.11

Thể hiện sự quan tâm của người trả lời về công tác tham vấn 55
và nghiên cứu khoa học

Bảng 3.1

Thể hiện vai trò của người trả lời trong việc ni dưỡng

63


Bảng 3.2

Thể hiện vai trị là người chăm sóc sức khỏe

70


Bảng 3.3

Thể hiện vai trò là người giúp đỡ của người trả lời

76

Bảng 3.4

Đánh giá mức độ các vấn đề ưu tiên trong hoạt động xã hội 83
của người trả lời

Bảng 3.5

Đức tính cần thiết

86

Bảng 3.6

Khả năng cần có của người trả lời

87


Bảng 3.7

Thể hiện kỹ năng của ngươì trả lời

89

Bảng 3.8

Thể hiện mức độ quan trọng của người trả lời về phẩm chất 91
cần có nơi người tham gia các hoạt động xã hội

Bảng 3.9

Kinh nghiệm của Nữ tu trong hoạt động xã hội

94

Bảng 3.10

Thể hiện những điều kiện cần thiết cho một cơ sở xã hội

105

Bảng 3.11

Thể hiện các nguồn trợ cấp của người trả lời

106

Bảng 3.12


Những điều kiện thuận lợi của người trả lời

108

Bảng 3.13

Những khó khăn của người trả lời

111


CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. Tp. HCM: thành phố Hồ Chí Minh
2. PVS: Phỏng vấn sâu
3. MS: Mã số
4. PLTNTG: Pháp lệnh tín ngưỡng tơn giáo


1

PHẦN I
DẪN NHẬP


2

1.LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI
Công cuộc đổi mới đã đóng góp rất lớn vào sự phát triển của đất nước, mà nền
kinh tế là một trong những lĩnh vực phát triển khá mạnh. Song, mặt trái của quá trình

chuyển đổi này đã có những tác động tiêu cực tới cá nhân, gia đình và cộng đồng ở
nước ta. Để vừa đảm bảo tăng trưởng kinh tế, vừa mang lại cho xã hội sự ổn định, xã
hội đã đặt ra cho chúng ta nhiều thách thức về các nhân cũng như nhóm người yếu thế
trong xã hội cần được trợ giúp. Trước tiên cần nói đến là nghèo đói, thất nghiệp và các
vấn đề như: người goá bụa, người nghiện ma tuý, người già không nơi nương tựa, các
trẻ em có hồn cảnh khó khăn, việc phá thai, nạn bạo hành gia đình, ly dị và người bị
nhiễm HIV/AIDS.
Theo báo cáo ngày16/11/2010 của Bộ Lao động Thương binh Xã hội, nước ta
có khoảng 7,5 triệu người cao tuổi; 5,4 triệu người tàn tật; 1,7 triệu trẻ em có hồn
cảnh đặc biệt; khoảng 3,5 triệu hộ gia đình thuộc hộ nghèo và cận nghèo cùng nhiều
đối tượng khác cần có sự bảo vệ hỗ trợ [60].
Trong khi tại Việt nam, đội ngũ cán bộ, nhân viên xã hội chưa được đào tạo một
cách chuyên nghiệp. Ông Jesper Morch, đại diên UNICEF tại Việt Nam cho rằng cơng
tác xã hội có vai trị rất quan trọng, vì muốn cơng việc này đạt hiệu quả cần có đội ngũ
nhân viên xã hội chuyên nghiệp có những giá trị, kỹ năng cần thiết nhằm đáp ứng nhu
cầu của cá nhân, gia đình, nhóm xã hội dễ bị tổn thương hiệu quả và phù hợp [52].
Trong khi đó nhân viên xã hội ở nước ta lại có phần hạn chế. Theo thống kê của
Bộ Lao động Thương binh Xã hội vào năm 2009, ở nước Anh, cứ 500 dân cư thì có
một nhân viên cơng tác xã hội. Nhiều nước trên thế giới và trong khu vực có tỉ lệ 1.000
dân cư thì có một nhân viên cơng tác xã hội. Trong khi đó, tại Việt Nam 10.000 dân cư
chưa có được một nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp. Theo báo cáo này, tại Việt
Nam hiện có khoảng 20.000 người hoạt động trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ công
tác xã hội, nhưng đa số (chiếm hơn 81%) là chưa qua đào tạo hoặc đào tạo trái ngành.
Tuy nhiên, trong thực tế, nhiều trung tâm xã hội rất tích cực trong việc tạo điều kiện
cho trẻ em, người già đơn độc, người có hồn cảnh khó khăn có nơi nương tựa. Thế
nhưng, do chưa được trang bị những kiến thức cơ bản, đặc biệt là những nguyên tắc


3


nền tảng, các phương pháp và kỹ năng trong khi tiếp cận và trợ giúp cho thân chủ của
mình, nên chưa mang lại hiệu quả nơi người được giúp đỡ, đôi khi dẫn đến kết quả
không tốt nơi thân chủ như gây tổn thương, ỷ lại, hoặc giảm sự hợp tác.
Đứng trước các vấn đề xã hội của Việt Nam, đối với người Công giáo, đặc biệt
với các Tu sĩ, đang làm việc trong lĩnh vực này rất băn khoăn. Vấn đề được đặt ra là
khả năng chuyên môn của nhũng người làm việc tại các cơ sở xã hội. Nhưng làm sao
để có được hệ thống nhân viên xã hội làm việc đúng hướng, hầu khơng rơi vào tình
trạng như trên đã đề cập.
Từ những nhận định trên về các vấn đề xã hội và vai trò của nhân viên trong
công tác này, người nghiên cứu chọn đề tài: “Vai trị của Nữ tu Cơng giáo trong các
hoạt động xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh”. Cứu điển cứu một số cơ sở xã hội
thuộc về các Dòng tu nữ tại thành phố Hồ Chí Minh, là nơi tập trung nhiều cơ sở xã hội
của các Dòng tu Công giáo.


4

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1.Mục tiêu tổng quát
Tìm hiểu vai trị của Nữ tu Cơng giáo trong các hoạt động xã hội tại thành phố
Hồ Chí Minh.
2.2.Mục tiêu cụ thể
Từ mục tiêu chung, đề tài cụ thể hoá thành các mục tiêu sau:
Tìm hiểu quan điểm, nhận thức của Nữ tu Công giáo về các hoạt động xã hội
của họ tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Phân tích vai trị nữ tu Công giáo trong hoạt động xã hội mà họ đang thực hiện.
Tìm hiểu về các chuẩn mực hành vi, các điều kiện trong hoạt động xã hội của
Nữ tu Công giáo và định hướng của Giáo hội Công giáo cũng như của các Hội dòng tác
động đến sự ổn định phát triển xã hội.
Nhận diện những yếu tố cản trở trong các hoạt động xã hội của người Nữ tu

nhằm khắc phục và nâng cao vai trò của họ trong lĩnh vực này.
Đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả làm việc của các Nữ tu
trong lĩnh vực hoạt động xã hội.

3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
3.1. Địa bàn nghiên cứu
Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều cơ sở xã hội, trong đó đa số thuộc về các cơ
sở của các tôn giáo, đặc biệt của các Dịng tu Cơng giáo với các hoạt động như giáo
dục, chăm sóc y tế, phục hồi chức năng, hướng nghiệp dạy nghề. Theo danh bạ các cơ
sở xã hội của người Công giáo tại thành phố Hồ Chí Minh, có 28 cơ sở xã hội thuộc về
các Dòng tu nữ, đa số các cơ sở tập trung nhiều ở các quận Thủ Đức, quận 3. quận
Bình Thạnh. Chúng tôi không thể thực hiện nghiên cứu hết 28 cơ sở xã hội của các Nữ
tu. Vậy trong nghiên cứu này, chúng tôi chỉ chọn một số cơ sở xã hội tiêu biểu được
chia thành hai nhóm: nội thành và ngoại thành.


5

ĐỊA BÀN

NỘI THÀNH

NGOẠI THÀNH

TỔNG

Quận – Huyện

N


%

Quận 1

6

5.0

Quận 3

35

29.2

Quận 5

4

3.3

Quận Bình Thạnh

17

14.2

Quận Tân Bình

2


1.7

Quận 2

13

10.8

Quận 12

3

2.5

Quận Gị Vấp

8

6.7

Quận Thủ Đức

26

21.7

Cần Giờ

6


5.0

TỔNG

120

100.0

3.2. Đối tượng nghiên cứu
Tìm hiểu vai trị nữ tu Cơng giáo trong hoạt động xã hội tại thành phố Hồ Chí
Minh.
3.3. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu là các Nữ tu đang làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Để nguồn cung cấp thơng tin mang tính xác thực và đầy đủ, chúng tôi thu thập
thông tin từ các Bề trên các dịng có thành viên của Hội dịng hoạt động trong lĩnh vực
này. Các Nữ tu đang phục vụ trong các hoạt động xã hội. Ngoài ra, chúng tơi cịn thu
thập thơng tin từ các đối tượng thụ hưởng.
Khách thể khảo sát trong định lượng là 120 Nữ tu đang phục vụ tại các cơ sở xã
hội thuộc thành phố Hồ Chí Minh.
Khách thể trong nghiên cứu định tính gồm có: hai bề trên, mười nữ tu đang phục
vụ tại các cơ sở xã hội, những đối tượng thụ hưởng từ hoạt động xã hội là hai người.


6

4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Để thực hiện kết quả nghiên cứu vấn đề, chúng tôi dựa vào mục tiêu nghiên cứu
để đưa ra các câu hỏi nghiên cứu sau:
Câu hỏi thứ nhất: các nữ tu tham gia các hoạt động xã hội tại thành phố Hồ Chí
Minh trên các lĩnh vực nào ?

Câu hỏi thứ hai: vai trò của Nữ tu được thể hiện thế nào qua các hoạt động xã
hội?
Câu hỏi thứ ba: các chuẩn mực về khuôn mẫu hành vi, những điều kiện, những
kỳ vọng của Nữ tu thể hiện thế nào qua các hoạt động xã hội?
Câu hỏi thứ tư: những thuận lợi và khó khăn nào nữ tu thường gặp trong các
hoạt động xã hội?

5. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT NGHIÊN CỨU
5.1. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng trong đề tài này là phương pháp
nghiên cứu định lượng. Thông qua việc thu thập, xử lý và phân tích các thơng tin định
lượng, đề tài sẽ mơ tả các vai trị, tìm hiểu nhận thức về các chuẩn trong khuôn mẫu
hành vi của các Nữ tu qua các hoạt động xã hội của họ tại tại phố Hồ Chí Minh. Từ đó,
có cái nhìn khái qt về vai trị của Nữ tu Công giáo thông qua các hoạt động xã hội
của họ. Đồng thời nhận diện những đóng góp cũa họ cho xã hội qua các hoạt động này
cũng những hạn chế cần khắc phục cho hướng hoạt động sắp tới của họ được tốt hơn.
Ngồi ra, đề tài cịn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để phân tích một
cách thấu đáo các vai trị, những chuẩn mực về khn mẫu hành vi, những điều kiện,
những thuận lợi và khó khăn trong các hoạt động xã hội của các Nữ tu. Qua đó, đưa ra
những đánh giá một cách xác thực hơn về vai trị của họ và có những đề phù hợp.


7

5.2. Kỹ thuật nghiên cứu
5.2.1. Kỹ thuật thu thập thông tin
- Thơng tin định lượng: phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng trong đề
tài là phương pháp nghiên cứu định lượng. Việc sử dụng phương pháp định lượng qua
việc thu thập, xử lý và phân tích các thơng tin định lượng để phân tích vai trị của nữ tu
Cơng giáo qua việc tìm hiểu về các lĩnh vực hoạt động, cá chuẩn mực về khuôn mẫu

hành vi qua phương pháp hoạt động, các kỹ năng, khả năng chuyên môn cũng như các
chính sách về tơn giáo và xã hội. Từ đó đưa ra những đánh giá xác thực những mặt tích
cực, những đóng góp của người Nữ tu Cơng giáo cho sự ổn định và phát triển xã hội
cũng như hạn chế về vai trị của nữ tu Cơng giáo trong hoạt động này. Đồng thời tìm ra
những phương hướng làm việc tốt hơn nhằm nâng cao hiệu quả làm việc của người nữ
tu trong các hoạt động xã hội.
- Thơng tin định tính: thu thập thơng tin định tính qua việc phỏng vấn sâu cá
nhân bằng bản phỏng vấn bán cấu trúc để mơ tả vai trị của nữ tu Công giáo trong hoạt
động xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó, có cái nhìn khái quát về vấn đề nghiên
cứu trong thông tin định lượng.
5.2.2. Kỹ thuật xử lý và phân tích thơng tin
- Đối với thông tin định lượng: xử lý số liệu của bản hỏi định lượng bằng
chương trình Spss for windows để phân tích xác xuất thống kê. Sau kkhi thơng tin
được mã hóa và nhập liệu, tác giả tiến hành phân tích đơn biến để mơ tả đặc điểm nhân
khẩu học của khách thể nghiên cứu, phân tích các vai trị, nhận thức của Nữ tu về các
chuẩn mực khuôn mẫu hành vi trong các hoạt động xã hội mà họ đang thực hiện. Cuối
cùng, nhiên cứu đánh giá vai trò của Nữ tu trong hoạt động xã hội thông qua kết quả
phân tích.
- Đối với thơng tin định tính: Xử lý bản phỏng vấn sâu bằng cách ghi lại những
kinh nghiệm của người được phỏng vấn thành những câu chuyện. Sau đó, chúng tơi
phản ánh lần thứ hai, bằng cách giải thích, phân tích và rút ra thực chất của vấn đề.


8

6. PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU
6.1. Dung lượng mẫu
- Thông tin định lượng: 120 Nữ tu
- Thơng tin định tính: 12 Nữ tu và hai đối tượng là người thụ hưởng chương trình xã
hội.

6.2. Cách chọn mẫu
Để nguồn thu thập thơng tin mang tính đại diện, trong đề tài này, chúng tôi chọn
mẫu ngẫu nhiên là các Nữ tu đang tham gia các hoạt động xã hội tại thành phố Hồ Chí
Minh. Mẫu khảo sát được dàn trải tương đối cân bằng qua hai nhóm quận huyện nội
thành và ngoại thành.
- Nhóm nội thành: 64 mẫu
- Nhóm ngoại thành: 56 mẫu

7. ĐĨNG GĨP CỦA LUẬN VĂN
7.1. Về mặt lý luận
Tìm hiểu, phân tích vai trị của Nữ tu Cơng giáo trong hoạt động xã hội để có
thể góp thêm một cách nhìn phong phú hơn về lý thuyết, về vai trị của Nữ tu Công
giáo trong hoạt động xã hội hiện nay tại thành phố Hồ Chí Minh.
Mặc dù Đảng và Nhà Nước ta đã rất coi trọng và ban hành nhiều chính sách,
văn bản pháp quy nhằm hỗ trợ cho những người có hồn cảnh đặc biêt khó khăn, song
Việt Nam hiện nay đang đối mặt với nhiều khó khăn nên chưa thể giải quyết một cách
triệt để. Nghiên cứu này cố gắng đóng góp một phần nhỏ những kiến nghị để việc thực
hiện những chính sách đạt được hiệu quả hơn.
7.2. Về mặt thực tiễn
Luận văn chỉ ra đâu là những đóng góp của Nữ tu Cơng giáo cho sự ổn định và
phát triển xã hội, đâu là yếu tố thuận lợi, đâu là hạn chế cần khắc phục để giúp cho
người tu sĩ thực hiện tốt các hoạt động xã hội.


9

Xem xét về những chuẩn mực về khuôn mẫu hành vi, những điều kiện, chính
sách xã hội và tơn giáo là những yếu tố mà người Nữ tu có thể hội nhập tốt vào các
hoạt động xã hội.
Kết quả nghiên cứu là bài học thực tế cho chính bản thân người nghiên cứu và

một đóng góp nhỏ cho các Nữ tu trong lãnh vực hoạt động xã hội có thể tham khảo.

8. GIỚI HẠN CỦA LUẬN VĂN
Luận văn có một số hạn chế như sau:
Đề tài nghiên cứu về “Vai trị của Nữ tu Cơng giáo trong hoạt động xã hội tại
thành phố Hồ Chí Minh” có hạn chế về mẫu nghiên cứu. Người nghiên cứu chỉ nhắm
đến Nữ tu Cơng giáo, khơng nhắm đến tồn thể các tu sĩ Công giáo và chỉ thực hiện tại
một số cơ sở xã hội thuộc thành phố Hồ Chí Minh nên có những hạn chế nhất định.
Nếu có thể nghiên cứu thêm về các Dòng tu Nam và Nữ hoặc giữa tu sĩ và người ngồi
để có những tương đồng và khác biệt trong lĩnh vực này, thì đề tài sẽ phong phú và
mang nhiều ý nghĩa.
Đề tài nghiên cứu cũng chưa tiếp cận được với nhiều nghiên cứu liên quan đến
vấn đề nghiên cứu. Do đó, kết quả tổng quan có phần hạn chế, điều đó cho thấy số
lượng đề tài nghiên cứu về vai trò của nhân viên xã hội nói chung và Nữ tu trong hoạt
động xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh khơng nhiều.
Cuối cùng nghiên cứu này cũng chỉ giới hạn tại một số cơ sở trên địa bàn thành
phố Hồ Chí Minh, hy vọng nghiên cứu sau sẽ nghiên cứu ở tâm vĩ mô, để có được
những kết quả khách quan hơn.


10

PHẦN II
NỘI DUNG


11

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu

Việc tham khảo các bài viết (báo chí, tạp chí), các nghiên cứu có liên quan đến
đề tài, cho thấy các vấn đề đã được đề cập đến có thể kể đến các khía cạnh như: lối
sống của người tu sĩ Công giáo, nguyên nhân thúc đẩy, các lĩnh vực hoạt động xã hội
của các tơn giáo. Việc tìm hiểu vai trị của Nữ tu Cơng giáo trong hoạt động xã hội, với
phạm vi hiểu biết của người nghiên cứu có thể điểm qua một số cơng trình nghiên cứu
sau:
1.1.1. Những nội dung nghiên cứu

- Nguyên nhân thúc đẩy các tôn giáo tham gia các hoạt động xã hội
Tác giả Nguyễn Huy Quý, thuộc Học viện Quốc gia hành chính, khi nghiên cứu
“Nguyên nhân và sự đóng góp của các tôn giáo trong lĩnh vực xã hội” [2], tác giả
nghiên cứu các hoạt động của ba tôn giáo: Công giáo, Tin lành và Phật giáo. Nghiên
cứu trình bày những nguyên nhân thúc đẩy, các lĩnh vực hoạt động xã hội, và cuối cùng
đánh giá từng lĩnh vực hoạt động xã hội của ba tôn giáo này. Tác giả nhận xét rằng, có
hai ngun nhân thúc đẩy ba tơn giáo nói trên tham gia vào các hoạt động xã hội đó là
nguyên nhân nội tại (tinh thần Bác ái của Thiên Chúa giáo, lòng từ bi của đạo Phật) và
nguyên nhân ngoại lai (sự biến đổi của cơ cấu gia đình từ truyền thống sang hiện đại và
tiến trình đơ thị hóa). Tác giả dựa trên thơng điệp “Các vấn đề mới” (Rerum Novarum)
và các nghị quyết của đại hội các Giám Mục Châu Á để lý giải nguyên nhân thúc đẩy
các hoạt động xã hội của người Công giáo. Đối với Phật Giáo, tác giả dựa trên quan
niệm “Từ bi, cứu nhân độ thế ” của Phật giáo.
Cùng nghiên cứu về nguyên nhân, đề tài “Nữ tu Đồng Nai với phong trào thi
đua yêu nước theo đường hướng Sống Phúc Âm giữa lòng dân tộc” [37]. Phong trào thi
đua yêu nước sống Phúc Âm giữa lòng dân tộc, tác giả Đinh Xuân Trang và Lê Tâm
Đắc đã nêu ra những ngun nhân mấu chốt mà người Cơng giáo nói chung và người
tu sĩ nói riêng tham gia vào các hoạt động xã hội xuất phát từ thư chung năm 1980


12


“Sống Phúc Âm giữa lòng dân tộc”. Đồng hành cùng dân tộc qua sứ mạng của mỗi Hội
dòng nhằm phục vụ hạnh phúc của đồng loại.1
Mặt khác, tác giả Nguyễn Huy Quý còn nhận xét rằng chủ nghĩa cá nhân là
nguyên nhân lớn nhất làm cho gia đình Việt Nam biến đổi, chủ nghĩa cá nhân đã lật đổ
những định chế truyền thống, xây dựng một trật tự xã hội mới lấy cá nhân làm nịng
cốt. Hơn nữa, tiến trình đơ thị hóa cũng làm cho cơ chế gia đình biến đổi từ truyền
thống sang gia đình hạt nhân. Trong khi định chế mới chưa đựợc xây dựng vững chắc,
định chế cũ bị xóa bỏ, từ đó nảy sinh nhiều vấn đề xã hội, cá nhân khơng cịn tìm thấy
nơi gia đình là chỗ dựa cho bản thân, mà cần hướng đến những định chế hay đoàn thể
khác trong các tôn giáo lớn.
-

Các lĩnh vực họat động xã hội của các tôn giáo
Các nghiên cứu trên cho thấy các lĩnh vực xã hội mà các tơn giáo nói chung và

người Nữ tu Cơng giáo nói riêng tham gia, thường thuộc các hoạt động giáo dục, các
chương trình xóa đói giảm nghèo, chăm sóc trẻ mồ cơi và người nghèo tại các cô nhi
viện, nhà tạm cho những người nghèo. Tác giả Nguyễn Huy Quý cũng nhận xét rằng,
đây là lĩnh vực được các tôn giáo đáp ứng nhiều nhất, đồng thời cũng cần sự chú ý
nhiều hơn nữa về mọi mặt, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục và dạy nghề. Viện dưỡng
lão, các viện dưỡng lão vào thời điểm này không đơn thuần là những người già lão
nhưng thuộc nhiều thành phần khác nhau, bao gồm các thành phần: khiếm thị, tê liệt,
khuyết tật, những người mắc bệnh lao, những bệnh nhân mắc các chứng bệnh nan y mà
các bệnh viện khơng có khả năng chữa trị, những người hành khất được các cảnh sát
đem vào. Tác giả nhận định rằng, khơng ai có thể phủ nhận được những cố gắng của
1

Gắn bó với dân tộc và đất nước: Là Hội Thánh trong lòng dân tộc Việt Nam, chúng ta quyết tâm
gắn bó với vận mạng quê hương, noi theo truyền thống dân tộc hồ mình vào cuộc sống hiện tại của đất
nước. Công đồng dạy rằng “Hội Thánh phải đồng tiến với toàn thể nhân loại và cùng chia sẻ một số phận

trần gian với thế giới” (MV 40,2). Vậy chúng ta phải đồng hành với dân tộc mình, cùng chia sẻ một cộng
đồng sinh mạng với dân tộc mình, vì quê hương này là nơi chúng ta được Thiên Chúa mời gọi để sống làm
con của Người, đất nước này là lòng mẹ cưu mang chúng ta trong quá trình thực hiện ơn gọi làm con Thiên
Chúa, dân tộc này là cộng đồng mà Chúa trao cho chúng ta để phục vụ với tính cách vừa là cơng dân vừa là
thành phần Dân Chúa.
Sự gắn bó hồ mình này đưa tới những nhiệm vụ cụ thể mà chúng ta có thể tóm lại trong hai điểm chính:
- Tích cực góp phần cùng đồng bào cả nước bảo vệ và xây dựng tổ quốc.
- Xây dựng trong Hội Thánh một nếp sống và một lối diễn tả đức tin phù hợp với truyền thống dân tộc.


13

các vị Nữ tu. Nhưng vấn đề đặt ra là, nếu các viện dưỡng lão đủ mọi thành phần như
vậy, chắc chắn việc chăm sóc sẽ khơng hiệu quả, vì một nhân viên xã hội không thể
một lúc đảm nhận hàng loạt các vai trị và chun mơn khác nhau.
1.1.2. Lĩnh vực chuyên môn
Tác giả Nguyễn Huy Quý qua nghiên cứu của mình đã nhận xét rằng, các thành
viên làm xã hội thuộc Giáo hội Công giáo thường là các Tu sĩ và được đào tạo chuyên
môn.
Cùng nghiên cứu về lĩnh vực chuyên môn, đề tài “Công tác xã hội với trẻ em bị
xâm hại tình dục và khả năng đáp ứng về chuyên môn của nhân viên xã hội trong lãnh
vực này”[1], tác giả Huỳnh Thị Bích Phụng cho thấy, các nhân viên làm việc tại hai
trung tâm, mái ấm Hoa Hồng Nhỏ và trung tâm Afesip đều có trình độ và chuyên
ngành đào tạo. Tám trên mười người có trình độ đại học và được đào tạo chun ngành
xã hội học, hai nhân viên cịn lại có trình độ lớp 12. Mặc dù đã được đào tạo qua
chuyên môn, nhưng nghiên cứu cho thấy nhân viên xã hội chưa đạt được kết quả tốt ở
một số lĩnh vực như phục hồi tâm lý, hội nhập xã hội, theo dõi tiến trình biến đổi tâm
lý trẻ. Vậy thì, để làm tốt cơng tác xã hội cịn phụ thuộc ở nhiều yếu tố khác.
1.1.3. Về phương pháp nghiên cứu và cách tiếp cận
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Huy Quý sử dụng phương pháp nghiên cứu thực

tiễn và phân tích tư liệu có sẵn qua sách báo. Song với tác giả Đinh Xuân Trang và Lê
Tâm Đắc sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với một số Dòng tu thuộc tỉnh
Đồng Nai.
Trong cách tiếp cận, tác giả Nguyễn Huy Quý và Đinh Xuân Trang sử dụng
cách tiếp cận tôn giáo học. Hai tác giả này đi từ tổng quát sau đó mở rộng đến từng vấn
đề. Tác giả Đinh Xuân Trang cho thấy được sự hiện diện và những đóng góp của người
Nữ tu Cơng giáo Đồng Nai trong xã hội. Điểm xuất phát của vấn đề đi từ các quan
điểm dựa trên Cơng đồng Vatiocano II, có sự chứng minh, sự xâu chuỗi trong cách
trình bày. Đứng trên phương diện là thành viên của viện nghiên cứu tôn giáo và đề tài
được báo cáo trong cuộc hội thảo khoa học của Ủy ban Đồn kết Cơng Giáo Việt Nam


14

vào năm 2005 với chủ đề: “Công đồng Vaticano II và thư chung 1980, nhìn lại và
hướng tới”, tác giả đã dựa vào nội dung của thư chung 1980 nói rằng: “Người Cơng
giáo gắn bó với q hương, hịa mình vào cuộc sống hiện tại của đất nước. Sống Phúc
Âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc của đồng bào” đặt tên cho tựa đề nghiên
cứu của mình “Nữ tu Đồng Nai với phong trào thi đua yêu nước theo đường hướng
sống Phúc Âm giữa lòng dân tộc”. Để nghiên cứu các hoạt động xã hội của các Dịng
tu nữ thuộc Giáo hội Cơng giáo trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Tác giả Huỳnh Thị Bích Phụng sử dụng cách tiếp cận xã hội học và phương
pháp nghiên cứu định tính, định lượng vào đề tài của mình để tìm hiểu khả năng hội
nhập của trẻ bị lạm dụng tình dục và khả năng chun mơn của nhân viên xã hội trong
lĩnh vực này.
Tuy nhiên, các nghiên cứu trên có một số điểm hạn chế như nghiên cứu của tác
giả Nguyễn Huy Quý không sử dụng lý thuyết tiếp cận, có thể nói lý thuyết đóng một
vai trị trung tâm trong hầu hết các nghiên cứu xã hội.2 Lý thuyết là một tiến trình giải
thích và cần thiết cho việc thực hiện một vấn đề nghiên cứu. Về phương pháp nghiên
cứu, nghiên cứu cho biết sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu và phân tích tư liệu có

sẵn qua sách báo, nhưng trong q trình phân tích tác giả lại khơng trích dẫn những
trường hợp điển hình, vì thế làm cho người đọc dễ hiểu nhầm đây là một nghiên cứu
thứ cấp. Song với tác giả Đinh Xuân Trang và Lê Tâm Đắc, trong nghiên cứu của
mình, tác giả dùng tựa đề “phong trào thi đua yêu nước…” không phù hợp với đường
hướng của Giáo hội Cơng giáo nói chung và của các dịng tu nói riêng. Vì sứ mạng của
Giáo hội Công giáo là sống chứng nhân Ki Tô giáo một cách liên lỉ chứ không theo
phong trào, nếu theo phong trào sẽ có lúc kết thúc phong trào. Lập luận này của tác giả
khơng có cơ sở và khơng khách quan, vì các dịng tu Cơng giáo luôn luôn phải sống sứ
vụ tông đồ, xã hội của dịng mình qua mọi thời đại sao cho phù hợp với hồn cảnh xã
hội, có chăng sự khép kín ấy là do hoàn cảnh lịch sử của đất nước.
Như vậy, các nghiên cứu trên đã gợi mở cho nghiên cứu sắp tới về tính chun
mơn hóa các lĩnh vực trong hoạt động xã hội. Trong hoạt động xã hội các vấn đề cũng
2

Therese L. Baker, thực hành nghiên cứu xã hội, NXB Chính trị Quốc gia, 1998


×