Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

GA lớp ghép Sự tích hoa hồng _CĐ Thực vật_Thế giới quanh bé

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.25 KB, 11 trang )

LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI THỰC VẬT QUANH BÉ
CHỦ ĐỀ NHÁNH: CÂY XANH VÀ HOA QUANH BÉ
ĐỀ TÀI: VĂN HỌC, KỂ CHUYỆN: SỰ TÍCH HOA HỒNG
LỚP GHÉP: 3-4-5 TUỔI
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
* 3 -4 tuổi: Trẻ nhớ tên chuyện “sự tích hoa hồng”, kể lại truyện đơn giản dưới sự
giúp đỡ của cô
* 4 -5 tuổi: Trẻ nhớ tên truyện, kể truyện có mở đầu, kết thúc, hiểu nội dung câu
chuyện
* 5-6 tuổi: Trẻ nhớ tên truyện, kể chuyện rõ ràng, có trình tự, thay đổi kết thúc nội
dung truyện, biết các nhân vật trong truyện và đọc thuộc truyện.
2.Kỹ năng:
* 3-4 tuổi: Trẻ biết kể lại truyện đơn giản đã được nghe dưới sự hướng dẫn của cơ
Trẻ biết bắt chước giọng nói của các nhân vật trong truyện.
Trẻ biết nhìn vào tranh minh họa và gọi tên nhân vật trong tranh.
* 4-5 tuổi: Trẻ biết kể lại truyện có mở đầu, kết thúc
Trẻ biết bắt chước giọng nói, điệu bộ của các nhân vật trong truyện
Trẻ biết mô tả hành động của các nhân vật trong tranh
* 5-6 tuổi: Trẻ biết kệ lại truyện có sự thay đổi của vài tình tiết như thay tên nhân vật,
thay đổi kết thúc trong nội dung truyện
Trẻ có kĩ năng đóng được vai của cac nhân vật trong truyện
Trẻ biết kể chuyện theo tranh minh họa và kinh nghiệm của bản thân.
3. Thái độ
* 3-4 tuổi: Trẻ thích được nghe kể chuyện và thích được lập lại câu chuyện.
* 4-5 tuổi: Trẻ thích lắng nghe cơ kể và thích được trả lời câu hỏi của cơ.
* 5-6 tuổi: Trẻ thích được nghe cơ kể chuyện và kể chuyện cùng các bạn
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của cô:
- Bài giảng điện tử


- Nhạc Ra chơi vườn hoa
- 1 Mũ mảo ( mũ mảo hoa hồng)
- Trang phục cho trẻ đóng vai


- Mơ hình hoa hồng
- 1 bộ tranh minh họa
- Thước chỉ tranh
- Ghế ngồi lúc dạy
- Xắc xô
- Cô chuẩn bị tâm thế sẵn sàng cho tiết dạy
2.Chuẩn bị của trẻ:
- Mỗi trẻ một cái mũ mảo (7 mũ hoa hồng trắng, 7 mũ hoa hồng vàng, 7 mũ hoa hồng
đỏ)
- Trang phục mũ mảo cho trẻ đóng vai: Mũ mảo các loại hoa thược dược, lưu ly, cúc
vàng, trang phục nàng tiên, thần mặt trời, nữ thần mặt trăng.
* Tích hợp:
- ATGT.PTTCKNXH
- Âm nhạc: Ra chơi vườn hoa
- Thơ: Hồ sen
IV. TIẾN HÀNH
1. Hoạt động 1: Ổn định tổ chức
-

Hôm nay chúng ta sẽ đi thăm vườn hoa ở nhà bạn Thơ nè (cho trẻ xếp thành 3 hàng
dọc đi nối đuôi nhau)
Trước khi đi chúng ta phải đi bên nào?
Đi như thế nào vậy các con?

GD: Đúng rồi chúng ta phải đi bên phải và không được chen lấn xô đẩy nhau

-

Cô và các con cùng hát bài: Ra chơi vườn hoa

GD: Các con nhớ là không được hái hoa, bẻ cành nhé các con
-

Cô đố, cô đố:
Thân cành có nhiều gai
Hương thơm tỏa sớm mai
Trắng, vàng, nhung nhiều loại
Tên gọi là hoa gì?

-

Trong câu đố của cơ hoa hồng có những màu sắc gì?
Vậy các con có biết tại sao hoa hồng lại có những màu sắc như vậy khơng?
Muốn biết vì sao hoa hồng có màu trắng, màu vàng, màu đỏ thì các con hãy lắng
nghe cô kể một câu chuyện nhé!
2. Hoạt động 2: Cô kể chuyện cho trẻ nghe


Cơ cho trẻ ngồi hình chữ U, theo thứ tự từ trái sang phải của từng nhóm tuổi trẻ 3 tuổi,
4 tuổi, 5 tuổi.
- Cô kể lần 1: Kể diễn cảm kết hợp với cử chỉ điệu bộ
Cô kể chậm, rõ lời thoại, kể đúng ngữ điệu từng nhân vật( Giọng nàng tiên nhẹ nhàng,
ấm áp,dịu dàng, giọng của những bơng hoa hồng vui tươi, dí dỏm…) và thể hiện tình
cảm qua lời kể.
-Giới thiệu tên truyện. Trẻ nhắc lại tên truyện.
-Đọc bài thơ: Bắp cải xanh về chỗ tranh ngồi

- Cô kể lần 2: Kết hợp với tranh minh họa
Cơ kể như lần 1, kể xong cơ tóm tắt nội dung truyện: Câu truyện kể về ngày xưa hoa
hồng toàn một màu trắng tinh, nhờ nàng tiên xin Thần Mặt Trời, Nữ Thần Mặt
Trăng ban cho màu sắc, từ đó hoa hồng có nhiều màu sắc như bây giờ.
- Cơ kể lần 3: Trích dẫn tóm tắt đoạn giáo dục trẻ.
Câu chuyện kể về loài hoa hồng ban đầu chỉ có 1 màu trắng, hoa hồng ước mơ có màu
đỏ của hoa thược dược, màu tím ngắt của hoa lưu ly, màu vàng của hoa cúc. Nên đã
được nàng tiên giúp đỡ đó các con
* Giải thích từ khó
“cười khà khà”: Cười khà khà là rất vui vẻ và thoải mái (cô cười minh họa cho trẻ
nghe)
3. Hoạt động 3: Đàm thoại đặt tên truyện
- Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì? (3 tuổi)
- Trong câu chuyện có những ai? ( 3 tuổi)
- Trong câu chuyện cịn có những bạn hoa gì? ( 3 tuổi)
- Ngày xưa hoa hồng như thế nào? ( 3 tuổi)
- Đố các con biết bạn hoa hồng đã mơ ước điều gì? (4 tuổi)
- Ai đã giúp hoa hồng thực hiện ước mơ? (4 tuổi)
- Nàng tiên đã giúp đỡ hoa hồng như thế nào? (4 tuổi)
- Khi nàng tiên đến gặp thì thần mặt trời và nữ thần mặt trăng đã tỏ thái độ như thế
nào? (4 tuổi)
- Sáng sớm hôm sau khi nàng tiên quay trở về vườn hồng thì điều gì đã xảy ra? (5 tuổi)
- Nàng tiên đã đặt tên cho các loài hoa hồng như thế nào?

(5 tuổi)

- Khi đó bạn hồng nhưng đã băn khoăn điều gì? (5 tuổi)
- Nàng tiên trả lời như thế nào? (5 tuổi)
- Các bạn hồng khác cũng băn khoăn điều gì? (5 tuổi)
- Nàng tiên muốn hoa hồng sẽ làm gì để đáp lại lịng tốt của mọi người ( 3, 4, 5 tuổi)

- Trong câu chuyện con thích nhất nhân vật nào? Vì sao?

( 3, 4, 5 tuổi)


- Nếu con là hoa hồng con sẽ làm gì? ( 3, 4, 5 tuổi)
- Nếu con là cô tiên, hoa hồng ước như vậy con sẽ làm như thế nào? ( 3, 4, 5 tuổi)
GD: Loài hoa hồng được mệnh dnah là “nữ hoàng của các loài hoa”. Hoa hồng
mang hương sắc của mình làm đẹp cho cuộc sống của con người thêm tươi vui. Vì
vậy muốn cho những bông hoa hồng ngày càng thêm đẹp và rực rỡ, các con cần
phải làm gì?
- À đúng rồi chúng mình khơng được bứt lá bẻ cành, phải biết chăm sóc bảo vệ cây
hoa, cây trồng, bảo vệ thiên nhiên nhé các con!
3. Hoạt động 3: Trò chơi
* Trò chơi 1: Đặt tên truyện sáng tạo
Theo các con, các con có tên truyện nào khác đặt cho câu chuyện này không?
- cho 2-3 trẻ 5 tuổi đặt tên truyện.
* Trò chơi 2:
- Tên trò chơi: “Dán tranh theo nội dung câu chuyện”
- Cơ giải thích luật chơi và cách chơi: Ở đây cơ có 2 bộ tranh rời theo nội dung câu
chuyện: “ Sự tích hoa hồng” dành cho 2 đội, các con sẽ chia làm 2 đội thi nhau lên gắn
tranh. Bạn đứng đầu sẽ chạy lên lấy 1 bức tranh dán lên bảng, sau đó chạy về chạm
nhẹ vào tay bạn kế tiếp, rồi về đứng cuối hàng, bạn kế tiếp sẽ chạy lên dán tiếp, khi
nghe hiệu lệnh kết thúc thì phải dừng lại, đội nào dán nhanh và đúng theo trình tự nội
dung câu chuyện thì đội đó sẽ là đội chiến thắng.
- Cơ cho trẻ chơi 2 – 3 lần.
4. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá.
- Nhận xét tuyên dương, nhận xét trẻ 3 tuổi, 4 tuổi, 5 tuổi, khen trẻ tuyên dương cả lớp











×