VIEN KIEM SAT NHAN DAN TOI CAO
TRUONG DAI HOC KIEM SAT HA NOI
VU THI KIM OANH
THUC HANH QUYEN CONG TO TRONG GIAI DOAN DIEU
TRA VU AN LUA DAO CHIEM DOAT TAI SAN
TU THUC TIEN TINH HA NAM
LUAN VAN THAC Si LUAT HOC
Hà Nội - 2022
VIEN KIEM SAT NHAN DAN TOI CAO
TRUONG DAI HOC KIEM SAT HA NOI
VU THI KIM OANH
THUC HANH QUYEN CONG TO TRONG GIAI DOAN DIEU
TRA VU AN LUA DAO CHIEM DOAT TAI SAN
TU THUC TIEN TINH HA NAM
Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng Hình sự
Mã số: 8380104
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HOC: GS. TS. V6 Khanh Vinh
Hà Nội - 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu,
trích dẫn trong luận văn báo đảm độ tin cậy, chính xác và trung thực. Kết quả
nghiên cứu nêu trong Luận văn chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình
nào khác.
TÁC GIÁ LUẬN VĂN
Vũ Thị Kim Oanh
LỜI CẢM ƠN
Sau quá trình học tập, thực tập và nghiên cứu nghiêm túc của bản thân, dưới
sự hướng dẫn của quý thầy cô và sự hỗ trợ giúp đỡ của các cơ quan, bạn bè; luận
văn thạc sĩ luật học “Thực hành quyền công tổ trong giai đoạn điều tra vụ ún lừa
đảo chiếm đoạt tài sản từ thực tiễn tỉnh Hà Nam” đã được thực hiện đúng tiến độ
và theo đúng thời gian quy định.
Để có được kết quả nghiên cứu khoa học trên em xin cảm ơn Ban giám hiệu,
Quy thây cơ Phịng đào tạo và quản lý sinh viên và các khoa chuyên môn trường
Đại học Kiểm sát Hà Nội, đặc biệt là GS.7S.
Vð Khánh
Vinh đã tận tình chỉ bảo và
hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu.
Em xin cảm ơn Lãnh đạo và tập thể cán bộ công chức Viện kiểm sát nhân
dân tỉnh Hà Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho em tìm hiểu, nghiên cứu, cung cấp
các số liệu, ý kiến chun mơn trong suốt thời gian em hồn thành luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nam, ngày 20 tháng 5 năm 2022
MỤC LỤC
Chương 1 NHUNG VAN DE LY LUAN VE THUC HANH QUYEN CÔNG
TO TRONG GIAI DOAN DIEU TRA VU AN LUA DAO CHIEM ĐOẠT TÀI
1.1. Những vấn đề lý luận về thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều
tra vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sắn........................
-s- 5c TT HH ng ga rên 7
1.1.1. Nhận thức vụ án lừa đảo chiễm đoạt tài sản.........................
Sàn
tees 7
1.12. Khái niệm, đặc điểm của thực hành quyên công tố trong giai đoạn
điều tra vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sẩn.....................
s5 tt rêu
13
1.1.3. Mỗi quan hệ giữa thực hành quyên công tổ và kiểm sát điều tra vụ án
lừa đảo chiếm đoạt tài SẲH. . . . . . . . .
5 ST
TH HH HH
HH
re
20
1.2. Nội dung thực hành quyền công tổ trong giai đoạn điều tra vụ án lừa đảo
chiếm đoạt tài sản. . . . . . . . - -
- 5+ s1 1 11111 1 1 12211111 1g
gu
21
Chuong 2 QUY DINH CUA PHAP LUAT VA THUC TRANG THUC HANH
QUYEN CONG TO TRONG GIAI DOAN DIEU TRA VU AN LUA DAO
CHIẾM ĐOẠT TAI SAN TAI TINH HA NAM 0.00. occccccccccccccceseseseesseeseeees 25
2.1. Quy định của pháp luật về thực hành quyền công té trong giai doan diéu
tra vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sắn .............................5. ST TH
HH
erryt 25
2.1.1. Quy định về thực hành quyên công tổ trong khởi tổ vụ án, khởi tổ bị can
về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài SẲH......................-TS TH
n1 nu 27
2.1.2. Quy định về thực hành quyền công tổ trong việc phê chuẩn, không phê
chuẩn hoặc húy bỏ các quyết định tổ tụng của CQĐT;
thay đổi, hủy bó các biện pháp ngăn chặn
quyết định áp dụng,
.............................................ccccccceccee 31
2.1.3. Quy dinh vé thuc hanh quyén céng té trong viéc dé ra yéu cau diéu tra,
trực tiếp tiên hành một số hoạt động điêu tra vụ án Lừa đảo chiêm đoạt tài sản
2.1.4. Quy định về thực hành quyền công tô trong việc quyết định việc gia hạn
thời hạn điều tra, thời hạn tạm giam; quyết định chuyển vụ án, áp dụng thủ
tục rút gọn, áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh; húy bó quyết định tách,
nhập vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sảm.......................
- ST
ri
35
2.1.5. Quy định về thực hành quyển công tổ trong tạm đình chỉ, đình chỉ điều
tra vụ ăn Lừa đảo chiẾm đoạt tài SẲH........................- ST HH2
gei 37
2.2. Các yếu tố ảnh hướng đến thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều
tra vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại tỉnh Hà Nam.........................
- 5. 5ccccccee2 38
2.2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Hà Nam........................... sec
38
2.2.2. Tổng quan cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát hai cấp tinh Ha Nam...... 39
2.2.3. Tình hình thụ lý, giải quyết vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa
ban tinh Ha Nam giai đoạn 2017 — 2()2Ï.....................
ST SH
Hi 40
2.3. Thực trạng thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án lừa
đảo chiếm đoạt tài sản tại tỉnh Hà Nam...........................- S2 E211 xgxeterrryt 42
2.3.1. Những kết quả đạt được trong thực hành quyển công tổ trong giai đoạn
điều tra vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản và nguyên nhâm.............................--- 42
2.3.2. Những hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong THỌCT trong giai đoạn
điều tra vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản và nguyên nhân..............................--- 48
Chương 3 YÊU CÂU VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
THUC HANH QUYEN CONG TO TRONG GIAI DOAN DIEU TRA VU AN
LUA DAO CHIEM DOAT TAI SAN TU THUC TIEN TINH HA NAM.........57
3.1. Yêu cầu thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án lừa đảo
chiếm đoạt tài sản. . . . . . . . - -
- 5+ s1 1 11111 1 1 12211111 1g
gu
57
3.1.1. Yêu cầu về chính trị, pháp lý.......................
5c kg
reg 57
3.1.2. Yêu cầu đáp ứng đường lỗi cái cách tư pháp trong giai đoạn hiện nay 57
3.1.3. Yêu cầu đảm bảo công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của VKSND cấp
trên đối với VK.SND cấp dưới. . . . . . . . . . .
- St ng
n1
gai 58
3.1.4. Yêu cầu bảo đảm quyền con người, quyên công dâm............................--- 58
3.2. Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố trong
giai đoạn điều tra vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản từ thực tiễn tỉnh Hà Nam 59
3.2.1. Hồn thiện hệ thơng pháp luật tổ tụng hình sự và các văn bản pháp luật
khác có HÊN QU
ooo. ee cece cece ete e eee
KHE
HH
Hu 59
3.2.2. Nhém gidi phdp té chive thre hin ....c.cccccccccccccccccces
eects esses esses esesseeeen 60
KẾT LUẬN ..........................--- 5c 1 SE 1112111121211 1221 111 1 11 11g11 nga 69
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................--2S SE E2E121111 111. xe 1
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TÁT
BLHS
Bộ luật hình sự
BLTTHS
Bộ luật tơ tụng hình sự
CQDT
Cơ quan điều tra
DTV
Điều tra viên
KSV
Kiểm sát viên
THQCT
Thực hành quyền cơng tổ
TNHS
Trách nhiệm hình sự
QCT
Quyền cơng tố
VKS
Viện kiểm sát
VKSND
Viện kiểm sát nhân dân
Lua dao CDTS
Lừa đảo chiếm đoạt tài sản
VAHS
Vụ án hình sự
DANH MỤC BẢNG BIÊU
STT
Tên bảng
Trang
Bảng 2.1. Sô vụ án và bị can đã khởi tô vê tội Lừa đảo
1
chiếm đoạt tài sản trên địa bàn tỉnh Hà Nam
giai đoạn
Trang 4I
2017- 2021.
Bảng 2.2. Kết quả THỌCT trong khởi tô vụ án Lừa đảo
2
chiếm đoạt tài sản của VKSND hai cấp tỉnh Hà Nam giai
Trang 42
đoạn 2017 — 2021
Bảng 2.3. Kết quá THỌCT trong khởi tô bị can Lừa đảo
3
chiếm đoạt tài sản của VKSND hai cấp tỉnh Hà Nam giai
Trang 44
đoạn 2017 — 2021
Bảng 2.4. Kết quả THỌCT trong áp dụng, thay đôi, hủy
4
| bỏ biện pháp ngăn chặn của VKSND hai cấp tỉnh Hà|
Nam giai đoạn 2017 — 2021
Trang 45
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời gian gần đây, tình hình tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên cả
nước xảy ra khá phổ biến, diễn biến phức tạp, có xu hướng gia tăng về số vụ, số đối
tượng,
về quy mô và mức độ thiệt hại, hoạt động trên nhiều lĩnh vực. Sự phát triển
nhanh chóng của nên kinh tế trong điều kiện công tác quản lý nhà nước có nhiều
hạn chế, pháp luật cịn nhiều khe hở, đặc biệt là trong các lĩnh vực đất đai, tài chính
ngân hàng, quản lý các giao dịch dân sự là điều kiện cho các đối tượng thực hiện
hành vi phạm tội. Ngoài các thủ đoạn lừa đảo truyền thống như: Giả danh các bộ,
cơ quan Nhà nước để lừa xin việc làm, “chạy chức”, “chạy án”, xi dự án, vay vốn
tổ chức, cá nhân nước ngoài; kêu gọi đầu tư, tài trợ vào các cơng ty, dự án, chương
trình, các quỹ: lừa đảo trong hoạt động đầu tư, kinh doanh bất động sản... Các đối
tượng cịn lợi dụng khơng gian mạng để hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản, với
phương thức thủ đoạn hết sức tỉnh vi, đa dạng về cách tiếp cận các nạn nhân, nhiều
vụ có lượng lớn người bị hại tham gia tại nhiều địa phương trên khắp cả nước, một
số thủ đoạn điển hình như: Sử dụng mạng xã hội dé két ban, thong bao gin qua, sau
đó giả danh nhân viên sân bay, hải quan, thuế để yêu cầu bị hại nộp tiền cước vận
chuyên,
thuế, phí, tiền phạt... vào các tài khoản ngân hàng được chỉ định rồi chiếm
đoạt; giải danh cán bộ cơ quan nhà nước, Cơng an, Viện kiểm sát, Tịa án gọi điện
thơng báo chủ th bao có liên quan đến vụ án, vụ việc đang giải quyết rồi đe doa,
yêu cầu bị hại chuyên tiền; chiếm quyên quản trị (hack) hoặc giả lập các tài khoản
mạng xã hội của người khác rồi nhắn tin, lừa gạt người thân quen của chủ tài khoản
chuyền tiền, sau đó chiếm đoạt...
Vì vậy, đầu tranh, phòng ngừa tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hết sức cần
thiết, song, trong quá trình đấu tranh, phịng,
chống tội phạm nói chung, tội phạm
lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói riêng, các cơ quan thực thi pháp luật, đặc biệt là Viện
kiêm sát nhân dân cần tăng cường chất lượng thực hành quyền công tố. Đây là một
trong số những nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược cải cách tư pháp của Đảng và
Nhà nước ta được thẻ hiện trong Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ
Chính trị về "Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới";
Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ Chính trị, ngày 24/5/2005 về "Chiến lược xây
1
dựng và hoàn thiện hệ thong pháp luật Việt Nam
đến năm 2010,
định hướng đến
năm 2020": Nghị quyết số 49-NQ/TW Bộ Chính trị, ngày 02/6/2005 về "Chiến lược
cải cách tr pháp đến năm 2020”. Theo đó, VKSND
năng THQCT,
cần tiếp tục thực hiện tốt chức
đặc biệt là tăng cường trách nhiệm công tô và kiêm sát hoạt động
điều tra tội phạm, gắn công tô với hoạt động điều tra nhăm bảo đảm cho mọi hành
vi phạm tội đều phải được khởi tố, điều tra và xử lý kịp thời, khách quan, không để
lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vơ tội, những vi phạm pháp
luật trong q trình điều tra phải được phát hiện kịp thời, khắc phục và xử lý
nghiêm minh.
Trong 05 năm gần đây trên địa bàn tỉnh Hà Nam phát sinh nhiều vụ án lừa
đảo chiếm đoạt tài sản với tính chất phức tạp, đơng đối tượng tham gia, giá trị tài
sản bị chiếm đoạt lên đến hàng tý đồng, song Viện kiêm sát nhân dân hai cấp tỉnh
Hà Nam đã quán triệt tốt các chủ trương về cải cách tư pháp trong việc tăng cường
hoạt động công tô và kiểm sát điều tra, đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tư
pháp giải quyết vụ án và đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, việc khởi tố,
điều tra và để nghị truy tố, đình chỉ điều tra theo đúng quy định của pháp luật,
không dé xảy ra tinh trang oan sai, bỏ lọt tội phạm. Tuy nhiên thực tiễn đã chứng
minh, trong q trình đấu tranh, phịng, chống tội phạm cịn bộc lộ một số hạn ché,
thiếu sót nhất định xuất phát từ nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân từ việc
VKSND chưa thực hiện tốt chức năng thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều
tra. Đây là vấn đề đòi hỏi cần phải được nghiên cứu cả về mặt lý luận và thực tiễn
nhằm tìm ra những giải pháp nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác
THỌCT
trong giai đoạn điều tra vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn tỉnh
Hà Nam, từ đó đề ra những giải pháp nhăm góp phần thực hiện tốt chức năng này
đối với các Viện kiểm sát nhân đân trên địa bàn cả nước trong thời gian tỚI.
Từ các lý do trên, tác giả đã lựa chọn để tài “Thực hành quyền công tổ
trong giai đoạn điều tra vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản từ thực tiễn tinh Ha
Nam” làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Luật hình sự và tơ tụng hình sự.
2. Tình hình nghiên cứu
THỌCT là một đẻ tài đã được nghiên cứu khá nhiều vì người THỌCT là một
trong những chủ thể của TTHS
có vai trị quan trọng đối với việc truy cứu trách
2
nhiệm hình sự người phạm tội trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Van dé nay
được nghiên cứu khá phong phú dưới nhiều góc độ khác nhau và được thể hiện qua
các đề tài, các sách, các bài đăng trên các tạp chí chuyên ngành, tiêu biểu như:
- Một số giáo trình, sách chun khảo, bình luận có các cơng trình sau: Giáo
trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm), GS.TS Võ Khánh Vinh (2014);
Giáo trình luật tơ tụng hình sự Việt Nam, TS. Phạm Mạnh Hùng, Đại học Kiểm sát
Hà Nội, (2016); Giáo trình luật tơ tụng hình sự Việt Nam, Nguyễn Ngọc
biên, NXB
Chí chủ
Đại học Quốc gia, Hà Nội; Giáo trình đào tạo nghiệp vụ kiểm sát tập 4,
Đại học kiểm sát Hà Nội; Những nội dung mới trong bộ luật tơ tụng hình sự năm
2015, PGS.TS Nguyễn Hịa Bình (2016); Sách chun khảo: “Quyền công tổ và
kiếm sát các hoạt động tư pháp”, TS. Lê Hữu Thê (2005); “Định tội danh đối với
các tội xâm phạm
sở hữu”, TS. Lê Đăng Doanh
(2014); “Bình luận khoa học Bộ
luật hình sự 2015 được sửa đơi bồ sung 2017 (phần các tội phạm)”, Nguyễn Ngọc
Hịa
(2017); “Bình luận khoa học Bộ luật 10 tung hinh sw 2013”, Nguyễn Ngọc
Anh, Phan Trung Hồi (2018)...
- Nhóm
các đề tài, luận án: Các đề tài nghiên cứu cấp bộ nghiên cứu về
THỌCT trong giai đoạn điều tra, gồm:
“Những vấn đề lý luận về quyền cơng tố và
việc 1Ơ chức thực hiện quyền công tô ở Việt Nam hiện nay”, VKSND tôi cao (1999);
Nâng cao chất lượng kiêm sát hoạt động tư pháp và thực hành công tô về vấn để
thông khâu và chun khâu trong cơng tác kiểm sát hình sự”, Cao đăng Kiêm sát
(2001), “Những giải pháp nâng cao chất lượng thực hành qun cơng lơ và kiểm
sát hoạt động đe pháp”, VKSND
tôi cao; các Luận án tiến sĩ: “7c
hành quyển
công 16 trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự ở Việt Nam hiện nay” của Hoàng
Xuân Đàn (2017), Học viện khoa học xã hội; “7hẩm quyên của Kiểm sát viên trong
giai đoạn điễu tra theo quy định của BLTTHS Liên bang Nga và Việt Nam”,
Mai
Đắc Biên (2014), Trường đại học tổng hợp quốc gia Ku ban, Liên Bang Nga; Luận
văn thạc sĩ: “7ôi lừa đáo chiếm đoạt tài sản, những vấn đề lý luận và thực tiên”,
Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Luật Hà Nội năm 2007; “Gắn công 16 với hoạt
động điều tra trong tô tụng hình sự theo tỉnh thân Nghị quyết Đại hội Đảng lân thứ
X - một số vấn đề lý luận và thực điển” Bùi Mạnh
Cuong
(2012)
; “7c
hành
quyên công tố trong giai đoạn điểu tra các vụ án xâm phạm quyền sở hữu từ thực
tiễn tỉnh Cao Bằng”, Nông Thị Huyền (2019)...
- Một số bài báo, tạp chí chuyên ngành như: “Mộ: số vấn đề về tăng cường
trách nhiệm công tô trong hoạt động điễu tra, gắn công tố với hoạt động điểều tra
theo yêu cầu của cải cách tư pháp” của TS. Nguyễn Hải Phong, Tạp chí Kiểm sát
số 08/2012; “Một số vấn đề về thực hành qun cơng lơ trong TỔ tụng hình sự Việt
Nam,
Vũ Đức Hạnh, Tạp chí Kiểm sát số 5/2018; “7i phạm xâm phạm sở hữu ở
nước ta và giải pháp nâng cao hiệu quả phịng ngừa,
đấu tranh trong tình hình
mới”, Tạp chí nghiên cứu lý luận, nghiệp vụ, khoa học của Học viện Cảnh sát nhân
dân số 8/2018 “Mot sé ky năng THỌCT và kiếm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ
thâm
các vụ án Lừa đảo chiếm
đoạt tài sản”
Th.s Lê Đức
Xn
— Viện trưởng
VKSND tỉnh Bình Phước...
Ngồi ra, cịn có các bài viết của nhiều tác giả khác đã được đăng trên các
báo và tạp chí chuyên ngành, các báo cáo tông kết công tác, các văn bản hướng dẫn
nghiệp vụ, các chuyên đề của VKSNDTC qua các năm, các đề tài khoa học cấp Nhà
nước, cấp Bộ... nghiên cứu về các vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản và hoạt động
thực hành quyên công tổ trong giai đoạn điều tra vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản
của VKSND... tuy nhiên, chưa có cơng trình khoa học nào nghiên cứu trực tiếp và
đầy đủ vấn đề THỌCT
tỉnh Hà Nam.
trong giai đoạn điều tra vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại
Kế thừa dưới góc độ lý luận và cách tiếp cận của những cơng trình
nêu trên, luận văn nghiên cứu về một vấn đề mới không trùng lặp với các cơng trình
khoa học đã được cơng bổ.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn THQCT
điều tra vụ án lừa dao chiếm đoạt tài sản tại tỉnh Hà Nam
trong giai đoạn
để đưa ra các các giải
pháp nâng cao chất lượng. hiệu quả THỌCT trong giai đoạn điều tra vụ án lừa đảo
chiếm đoạt tài sản trong thời gian tới trên địa bàn tỉnh Hà Nam nói riêng và cả nước
nói chung góp phần vào cơng cuộc đấu tranh, phòng chống tội phạm.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề thực hiện mục đích nói trên, Luận văn có nhiệm vụ sau:
4
- Làm rõ những vấn đề lý luận về quyền công tố, THỌCT, làm rõ khái niệm,
đặc điểm, nội dung, phạm vi và cơ sở pháp lý được sử dụng để THQCT trong giai
đoạn điều tra vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
- Nghiên cứu, đánh giá thực tiễn THQỌCT trong giai đoạn điều tra vụ án lừa
đảo chiếm đoạt tài sản từ thực tiễn tỉnh Hà Nam từ đó chỉ ra những mặt tích cực,
những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn thực hành quyền công tố của Viện
kiểm sát hai cấp tỉnh Hà Nam đối với vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thực hành
quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đáp ứng
yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các vẫn đề lý
luận và thực tiễn thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án lừa đảo
chiếm đoạt tài sản từ thực tiễn tỉnh Hà Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu một số nội dung cơ bản sau:
Noi dung: THQCT trong giai đoạn diéu tra vu an lira dao chiém doat tai san
- Chủ thể: VKSND hai cấp tỉnh Hà Nam.
- Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu và lây số liệu trong khoảng thời gian 05 năm (từ
năm 2017 đến năm 2021)
- Địa bàn: Đề tài được thực hiện tại Tỉnh Hà Nam.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở sử dụng phương pháp luận duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác- Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh,
những chủ trương, đường lơi chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về
đâu tranh phòng, chống tội phạm trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp qun,
chính sách tổ tụng hình sự và cải cách tư pháp.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng đồng thời các phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thê
như: phương pháp phân tích và phương pháp tơng hợp, phương pháp thống kê,
phương pháp so sánh, phương pháp nghiên cứu tài liệu dé tong hợp các tri thức
5
khoa học và luận chứng các vẫn đề tương ứng được nghiên cứu trong luận văn để
làm rõ và giải quyết các vẫn đề đặt ra.
6. Ý nghĩa nghiên cứu
6.1. Ý nghĩa lÿ luận
Luận văn góp phần bổ sung, hồn thiện lý luận khoa học hình sự và tố tụng
hình sự và khoa học pháp lý về thực hành quyền cơng tổ trong giai đoạn điều tra các
vụ án hình sự nói chung và vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói riêng: góp phần
hồn thiện các quy định của pháp luật tố tụng về thực hành quyền công tố trong giai
đoạn điều tra của VKSND.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thé lam tai liệu tham khảo phục vụ cho
cán bộ, Kiểm tra viên, Kiểm sát viên trong ngành KSND nói chung và VKSND hai
cap tinh Ha Nam nói riêng, nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật trong quá trình
giải quyết vụ án hình sự. Bên cạnh đó, luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho
cán bộ nghiên cứu, giảng dạy, các sinh viên học tập và nghiên cứu về thực hành
qun cơng tố nói chung và thực hành qun công tố trong giai đoạn điều tra vụ án
lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói riêng.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài các phần Mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục từ viết tắt và danh mục
tài liệu tham khảo, luận văn kết câu gồm 03 chương:
Chương 1: Những vấn đề ly luận về thực hành quyền công tố trong giai đoạn
điều tra vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Chương 2: Quy định của pháp luật và thực trạng thực hành quyền công tố
trong giai doan diéu tra vu an lira dao chiém doat tai san tai tinh Ha Nam.
Chương
3:
Yêu
cầu
và
các
giải
pháp
nâng
cao
hiệu
qua
thực hành quyên công tố trong giai đoạn điều tra vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản từ
thực tiễn tỉnh Hà Nam.
NỘI DUNG
Chương 1
NHUNG VAN DE LY LUAN VE THUC HANH QUYEN CONG TO TRONG
GIAI DOAN DIEU TRA VU AN LUA DAO CHIEM ĐOẠT TAI SAN
1.1. Những vấn đề lý luận về thực hành quyền công tố trong giai đoạn
điều tra vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1.1.1. Nhận thức vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1.1.1.1. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Trong khoa học luật hình sự, khái nệm
tội phạm là khái nệm
trung tâm, cơ
bản nhất, là cơ sở thống nhất cho việc xác định những tội phạm cụ thê trong Phần
các tội phạm của BLHS, mặt khác nó thê hiện một cách rõ nét những nguyên tắc cơ
bản của Luật hình sự Việt Nam. BLHS năm 2015 (sửa đôi, bô sung năm 2017),
định nghĩa tội phạm
đã được
quy định tại Khoản
I Điều 8 — Điều đầu tiên của
Chương Tội phạm: “7ôi phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong
BLHS,
do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực
hiện một cách cô ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ qun, thống nhất, tồn vẹn
lãnh thơ Tơ quốc,
xâm phạm
chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nên văn hóa, quốc
phịng, an ninh, trật tự, an tồn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tơ chức, xâm
phạm qun con người, qun, lợi ích hợp pháp của cơng dân, xâm phạm những
lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của BLHS
phải bị xử lý hình sự” [22]. Šo với BLHS năm 1999, định nghĩa khái nệm tội phạm
trong BLHS năm 2015 (sửa đối, bơ sung 2017) đã có một cách nhìn nhận tổng thê
hơn, bao quát hơn, điểm mới nỗi bật trong định nghĩa này là Bộ luật quy định thêm
chủ thê thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội là “pháp nhân thương mại”. Việc
bổ sung thêm chủ thê này xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn đấu tranh phòng chống
tội phạm và sự phát triển của kinh tế, xã hội trong tình hình mới. Song trong phạm
vi bài viết, tác giả chỉ nghiên cứu phạm vi chủ thể là “người có năng lực trách
nhiệm hình sự" thực hiện hành vi phạm tội.
Tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là tội phạm cụ thé duoc quy dinh tai Điều 174
BLHS 2015 (sửa đổi, bỗ sung 2017) và năm trong nhóm tội xâm phạm sở hữu quy
định tại Chương XVII cùng với các tội phạm khác như: Tội cướp tài sản (Điều
168); Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 169); Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều
170), Tội cướp giật tài sản (Điều 171); Tội trộm cắp tài sản (Điều 173) ... Do năm
trong nhóm tội phạm xâm phạm sở hữu nên khái niệm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
sẽ thỏa mãn những điều kiện chung của các tội xâm phạm sở hữu đồng thời thỏa
mãn những dấu hiệu đặc trưng riêng.
Theo cách hiểu chung nhất: Lừa đảo là dùng thủ đoạn gian dối đánh lừa người
khác để mưu lợi. Trên thực tế thủ đoạn gian dối rất đa dạng, thê hiện đưới nhiều
hình thức khác nhau như: nói dối, dùng giấy tờ giả mạo, giả đanh người có chức có
quyên, nhằm giấu giếm nội dung sai sự thật (ít nhiều hoặc hoàn toàn) để chiếm đoạt
tài sản, tiền bạc, thu lợi vật chất khác hoặc che giấu một việc làm xấu. Sự lừa đảo
được thực hiện trước hoặc liền ngay với hành động chiếm đoạt.
Theo quy định tại Điều 174 BLHS năm 2015 (sửa đôi, bô sung năm 2017): “7.
Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ
2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đông hoặc đưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc
một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo khơng giam giữ đến 03 năm
hoặc phạt tù từ 06 thang đến 03 năm... ”. Mặc dù điều Luật không định nghĩa cụ thê
thế nào là tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tuy nhiên đưới góc độ pháp lý có thể hiểu:
“tôi phạm lừa đáo chiếm đoạt tài sản là hành vi của người dùng thủ đoạn gian doi
đề chiếm đoạt tài sản của người khác...” [30, tr.37].
Từ những phân tích trên, tác giả đưa ra khái nệm về tội Lừa đảo chiếm đoạt
tài sản như sau: “7ôi lừa đáo chiếm đoạt tài sản là hành vi nguy hiểm cho xã hội do
người có năng lực trách nhiệm hình sự CO ý thực hiện bằng thu đoạn gian dối nhằm
chiếm đoạt tài sản của cá nhân, cơ quan, tô chức; xâm phạm quyên sở hữu tài sản
được pháp luật hình sự bảo vệ.”
Đề có nhận thức đúng đắn và sâu sắc về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản cần
phân tích các dâu hiệu pháp lý đặc trưng, cụ thê:
- Khách thể: Khách thê của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là quyền sở hữu đối
với tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm quyền chiếm hữu,
quyền sử dụng, quyền định đoạt. Tội phạm này không xâm hại đến quyền nhân thân
do trong cấu thành tội phạm, các nhà làm luật không quy định thiệt hại về tính
mạng, sức khỏe là tình tiết định khung hình phạt. Đối tượng tác động của tội phạm
này là: “Vật, tiền, giấy tờ có giá trị và quyên tài sản”, trong đó “Vật”, “tiền” là đối
tượng tác động chủ yếu của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
- Mặt khách quan: Trong mặt khách quan của tội phạm thì hành v1 khách quan
là biểu hiện cơ bản và được phản ánh trong tất cả các cầu thành tội phạm. Quá trình
nghiên cứu các đặc điểm thuộc mặt khách quan của tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản,
tác giả nhận thấy còn nhiều quan điểm khác nhau về hành vi khách quan, cụ thé:
Quan điểm thứ nhất: Hành vi khách quan của tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản
chỉ có một hành vi khách quan duy nhất đó là “hành vi chiếm đoạt”, nhưng chiếm
đoạt băng thủ đoạn gian dối. Hay nói cách khác, quan điểm này chỉ coi “chiếm
đoạt” là hành vi duy nhất còn “thủ đoạn gian đối” chỉ được nhìn nhận là phương
thức để thực hiện hành vi chiếm đoạt hay là phương thức để đạt được mục đích.
Quan điểm này cho thấy sự phù hợp với quy định tại Điều 174 BLHS 2015 (sửa
đôi, bổ sung 2017): “Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của
người khác”.
Quan điểm thứ hai: Hành vi khách quan của tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản
bao gồm hai hành vi đó là “hành vi gian đối” và “hành vi chiếm đoạt”. Giữa hai
hành vi này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hành vi gian dối là điều kiện để hành
vi chiếm đoạt xảy ra cịn hành vi chiếm đoạt là mục đích, kết quả của hành vi lừa
dối.
Trên phương diện cá nhân, tác giả đồng tình với quan điểm thứ hai bởi lẽ bất
kỳ “thủ đoạn” nào cũng đều phải thê hiện dưới dạng hành vi nhất định. “Gian đối”
là việc đưa ra những thơng tin giả, khơng chính xác bằng nhiều cách khác nhau như
lời nói, chữ viết, hành động, giả vờ vay mượn giấy tờ... để làm cho người khác tin
đó là sự thật và giao tài sản cho người phạm tội. Xét cho cùng “gian đối” là hành vi
được ý thức kiêm sốt và ý chí điều khiển. Hơn nữa, thủ đoạn gian đối trong tội Lừa
đảo chiếm đoạt tài sản phải được biểu hiện bằng những hành vi lừa đối nhất định
trước khi người phạm tội thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. Do đó, giữa hành vi
gian dối và hành vi chiếm đoạt có sự độc lập tương đối, xay ra ké tiép nhau vé mat
thoi gian.
Điểm đặc biệt và cơ bản trong hành vi khách quan của tội lừa đảo chiếm đoạt
tài sản để phân biệt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với các tội phạm khác là thủ đoạn
gian dối của người phạm tội phải có trước hành vi chiếm đoạt và là nguyên nhân
trực tiếp khiến người bị hại tin là thật mà giao tài sản cho người phạm tội; nếu thủ
đoạn gian dối có sau khi người phạm tội nhận được tài sản thì khơng phải là lừa đảo
chiếm đoạt tài sản mà tùy trường hợp cụ thê có thể là hành vi phạm tội khác như tội
Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản....
Trên thực tế, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thường dựa trên các giao dịch dân
sự, kinh tế nên thường
có tỉnh trạng “hình sự hóa” các giao dịch dân sự, kinh tế
hoặc ngược lại “dân sự hóa” các hành vi phạm tội. Tội lừa đảo CĐTS
và các giao
dịch dân sự, kinh tế đều có điểm giống nhau là các bên xác lập một giao địch theo
quy định của pháp luật, cam kết thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Tuy
nhiên, quá trình thực hiện giao dịch, một bên hưởng
lợi nhưng
không
thực hiện
nghĩa vụ về tài sản dẫn đến thiệt hại cho bên còn lại, trường hợp này cần xem xét có
hành vi lừa đối để chiếm đoạt tài sản hay không để kết hành vi cấu thành tội Lừa
đảo CĐTS
hay chỉ là vi phạm nghĩa vụ trong giao dịch dân sự, kinh tế. Nếu một
người vi phạm nghĩa vụ đã giao kết do nguyên nhân khách quan sau đó sử dụng
nhiều phương thức để chậm thực hiện nghĩa vụ thì khơng có cơ sở xác định hành vi
lừa đảo, song nếu người đó có ý thức gian dối để chiếm đoạt ngay từ đầu thì đây là
hành vi phạm tội Lita dao CDTS. Do đó, để phân định ranh giới giữa các giao dịch
dân sự, kinh tế và tội Lừa đảo CĐTS còn là vấn đề khó khăn, thiếu sót.
Bên cạnh đó, trong thực tiễn cịn nhiều trường hợp cũng có hành vi là thủ đoạn
gian đối, cũng có hành vi chiếm đoạt, nhưng hành vi này đã được BLHS quy định
thành tội phạm độc lập thì cũng khơng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Lừa
10
đảo CDTS mà bị truy cứu về tội phạm tương ứng khác như tội lừa dối khách hàng
hoặc buôn bán hàng giả...
+ Hậu quả nguy hiểm cho xã hội: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là tội có cầu
thành vật chất đo đó hậu quá là yếu tố bắt buộc trong mặt khách quan của tội phạm.
Thời điểm tội phạm hoàn thành được xác định khi người phạm tội đã chiếm giữ
được tài sản sau khi dùng thủ đoạn gian đối làm cho chủ tải sản tin tưởng và giao tài
sản của mình hoặc tài sản do mình đang quản lý cho chúng. Hậu quả của tội lừa đảo
chiếm đoạt tài sản là giá tri tai san bị người phạm tội chiếm đoạt. Theo quy định tại
khoản I Điều 174 BLHS 2015 (sửa đổi, bơ sung 2017) thì tài sản bị chiếm đoạt có
giá trị từ 2.000.000 đồng trở lên mới cấu thành tội phạm, còn nếu tài sản bị chiếm
đoạt dưới 2.000.000 đồng thì phải kèm theo điều kiện đã bị xử phạt vi phạm hành
chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội này hoặc một trong các tội quy
định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của BLHS, chưa được
xóa án tích mà cịn vi phạm hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn xã
hội hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.
Dựa vào mức
giá trị tài sản bị chiếm đoạt mà
điều luật đã phân
chia thành các
khung hình phạt tương ứng với mức độ hậu quả đã xảy ra. Tuy nhiên, không phải
mọi trường hợp phải có thiệt hại về tài sản thì mới cấu thành tội phạm. Đối với một
số trường hợp, người phạm tội đã thực hiện xong hành vi phạm tội nhưng khơng
chiếm đoạt được tài sản thì vẫn có thê bị coi là phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
nhưng ở giai đoạn phạm tội chưa đạt. Các trường hợp này thường được áp dụng đối
với các hành vi phạm tội nhằm chiếm đoạt tài sản có giá trị lớn như ơ tơ, máy tính
xách tay...
+ Mỗi quan hệ nhân quả: Hậu quả thiệt hại về tài sản phải xuất phát từ hành vi
lừa dối, hay nói cách khác hành vi lừa đối được diễn ra trước tiên, là điều kiện để
hành vi chiếm đoạt có thê xảy ra, còn hành vi chiếm đoạt là kết quả và mục đích của
hành vi lừa dối. Có thể thấy, hành vi lừa dối là điều kiện cần thì hành vi chiếm đoạt
tài sản là điều kiện đủ trong hành vi khách quan của tội này.
Ngoài ra mặt khách quan của tội lừa đảo chiêm đoạt tài sản cịn một sơ u tô
11
khác như thời gian, địa điểm, công cụ, phương pháp, thủ đoạn thực hiện tội phạm...
- Chủ thể: Chủ thê của tội Lừa đảo CĐTS có thê là bất kỳ người nào từ đủ 16
tuổi trở lên có năng lực TNHS
thực hiện hành vi lừa đảo CĐTS.
Theo quy định tại
Điều 12 BLHS 2015 thì người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội này thì
khơng phải chịu trách nhiệm hình sự. Điều này cho thay su thu hep về chủ thê thực
hiện hành vi phạm
tội so với BLHS
năm
1999 bởi lẽ theo BLHS
năm
1999 thi
người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu TNHS đối với tội phạm Lira dao
CĐTS quy định tại khoản 2, 3, 4 Điều 139 BLHS năm 1999 (trường hợp tội phạm
rất nghiêm trọng do cô ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng).
- Mặt chủ quan: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được thực hiện với lỗi cố ý
trực tiếp, người phạm tội nhận thức rõ hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác do
mình thực hiện là gian đối, trái pháp luật, thấy trước hậu quả do hành vi của mình
gây ra và mong muốn hậu quả đó xảy ra. Về mặt ý chí, người phạm tội lừa đảo
chiếm đoạt tài sản bao giờ cũng nảy sinh ý định chiếm đoạt trước khi thực hiện
hành vi lừa đảo, đây là điểm phân biệt với dấu hiệu câu thành tội Lam dụng tín
nhiệm
chiếm đoạt tài sản vì trong một số trường hợp
cách thức thực hiện giống
nhau về hình thức nhưng trong trường hợp phạm tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm
đoạt tài sản thì bao giờ ý định chiếm đoạt tài sản cũng phát sinh sau khi nhận tài sản
thông qua một hình thức giao dịch nhất định.
1.1.L2.
Khái niệm vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Đến nay, trong khoa học pháp lý vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau xoay quanh
khái niệm vụ án hình sự, song có thể hiểu một cách chung nhất, vụ án hình sự là vụ
việc có dâu hiệu tội phạm được quy định trong Bộ luật hình sự và đã được cơ quan
tiến hành tơ tụng ra quyết định khởi tô vụ án để tiến hành điều tra, truy tố, xét xử
theo các trình tự, thủ tục quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự.
Xuất phát từ những phân tích về câu thành tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tai sản
cũng như khái niệm, đặc điểm của vụ án hình sự, tác giả đưa ra khái niệm vụ án lừa
đảo chiếm đoạt tài sản, cụ thể như sau: “Ứ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản là vụ việc
có dấu hiệu lội phạm quy định tại Điểu 174 Bộ luật hình sự năm 2015 (sưa đổi, bồ
12
sung 2017) và đã được co quan diéu tra ra quyét định khởi tổ vụ án hình sự đề tiễn
hành diéu tra, truy 16, xét xiv theo cdc trinh te, thi tuc quy định tại Bộ luật 16 tung
hình sự`.
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm của thực hành quyền công tố trong giai đoạn
điêu tra vụ án lừa đáo chiếm đoạt tài sản
1.1.2.1. Khái niệm thực hành quyền công tổ trong giai đoạn điễu tra vụ án lừa
đáo chiếm doat tai san
Giai đoạn điều tra vụ án hình sự là một giai đoạn độc lập của q trình tơ tụng
hình sự, phục vụ mục
đích chung của q trình tơ tụng hình sự đó là: “Phát hiện
chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không
để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội”. Trong giai đoạn này, Cơ quan điều
tra và cơ quan được g1ao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra căn cứ vào
các quy định của pháp luật tơ tụng hình sự tiến hành các biện pháp cần thiết nhăm
thu thập và củng cố các chứng cứ, nghiên cứu các tình tiết của vụ án hình sự nhằm
phát hiện và chứng minh tội phạm, người có lỗi trong việc thực hiện tội phạm dé
giải quyết đúng đắn vụ án hình sự.
Giai đoạn điều tra vụ án hình sự được bắt đầu khi có quyết định khởi tố vụ án
hình sự của cơ quan có thâm qun tiến hành tố tụng và kết thúc khi có các quyết
định tố tụng đánh dấu sự kết thúc của giai đoạn này như: Kết luận điều tra, đề nghị
VKS đề nghị truy tố: Quyết định đình chỉ vụ án.
Xuất phát từ những quy định chung về giai đoạn điều tra vụ án hình sự kết hợp
với những đặc điểm pháp lý của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tác giả đưa ra khái
niệm: “Giai đoạn điểu tra vụ án lừa đáo chiếm đoạt tài sản là giai đoạn mà Cơ
quan diéu tra va co quan duoc giao nhiém vu tiễn hành một số hoạt động diéu tra
theo guy định của pháp luật tiễn hành các biện pháp nhằm thu thập tài liệu, chứng
cứ làm rõ sự thật của vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, chứng minh lội lừa đảo
chiếm đoạt tài sản và người phạm lội này, bảo đám giải quyết đúng đắn vụ án”.
Như vậy, thông qua các biện pháp đo pháp luật quy định như lây lời khai của người
bị hại, người làm chứng, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyên lợi,
13
nghĩa vụ liên quan, hỏi cung bị can, khám nghiệm hiện trường, khám xét, đối chất,
nhận dạng... các cơ quan tiến hành tô tụng thu thập chứng cứ, chứng minh tội phạm
cũng như xác định tính chất và mức độ thiệt hại mà tội phạm đã gây ra.
Có thê thấy răng, trong quá trình giải quyết vụ án hình sự nói chung và trong
q trình giải quyết vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói riêng, giai đoạn điều tra có
ý nghĩa đặc biệt quan trọng, bởi lẽ việc giải quyết vụ án tại các giai đoạn sau đều
phải dựa trên nền táng các chứng cứ đã thu thập được ở giai đoạn điều tra. Nếu
khơng có hoạt động điều tra, Viện kiêm sát khơng có cơ sở để truy tố, Tịa án khơng
có cơ sở để xét xử vụ án và quyết định hình phạt với người thực hiện hành vi phạm
tội hoặc nếu điều tra không đầy đủ hoặc có vi phạm về thủ tục tơ tụng thì rat dé dẫn
dén phai tra hồ sơ đề yêu cầu điều tra bỗ sung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng.
* Khái niệm, đặc điềm của thực hành quyền công tô
Trong lịch sử pháp luật thế giới, khái niệm “công tố” đã được đề cập rất sớm
như là hoạt động tô tụng trong các vụ án mà trong đó có những hành vi vi phạm
pháp luật, xâm hại đến các lợi ích của Nhà nước. Ở Việt Nam,
cơng tổ” được ghi nhận lần đầu tiên tại Hiến pháp năm
thuật ngữ “quyền
1980 và tiếp theo sau đó,
được ghi nhận tại Điều 23 BLTTHS năm 1988, Điều 15, Điều 16 Luật tô chức
VKSND
năm
1992, Tuy nhiên, cho đến nay, Pháp luật Việt Nam
chưa có văn bản
pháp luật nào giải thích thỏa đáng về khái niệm công tố, quyền công tố. Dưới góc
độ nghiên cứu, các nhà khoa học đã đưa ra những quan điểm khác nhau về vấn đề
này, có thê kê đến như: “Công tô không phải là chức năng độc lập của Viện kiểm
sát mà chỉ là hình thức thực hiện chức năng kiêm sát việc tuân theo pháp luật trong
TTHS” [40, tr85-87]. “Quyên công tố là quyên của Nhà nước giao cho Viện kiểm
sat truy tô kẻ phạm lội ra Tòa an đề xét xử và bảo vệ sự buộc tội đó tại phiên tịa sơ
thâm” [15, tr. 48]. “Quyền công lỗ là quyền nhân danh nhà nước thực hiện việc truy
cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm lội. Quyên này thuộc về Nhà nước,
được Nhà nước giao cho một cơ quan thực hiện (ở nước ta là Viện kiểm sat) dé
phát hiện tội phạm
và truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm
tội” [25,
tr40]. Các quan điểm trên đều có điểm chung là ghi nhận quyên công tô là quyền
14
nhân danh nhà nước được thực hiện bởi cơ quan duy nhất là Viện kiểm sát. Điểm
khác biệt giữa các quan điểm trên là sự khác biệt về xác định đối tượng, nội dung và
phạm vi của quyên công tố.
Theo tác giả, để xác định đúng đắn khái niệm quyền cơng tố cần phải xuất
phát từ những cơ sở có tính nền tảng:
Một là, quyền cơng tơ là quyền của Nhà nước, xuất hiện cùng với sự ra đời
của Nhà nước và thay đổi theo bản chất của Nhà nước, nhân danh Nhà nước để truy
tri trật tự xã hội và bảo vệ lợi ích chung của Nhà nước.
Hai là, quyền cơng tổ là quyền lực cơng do đó địi hỏi phải phát hiện va xử lý
tội phạm một cách cơng khai bằng con đường Tịa án. Điều này khơng có nghĩa cứ
phải đưa vụ án ra Tịa án mới là THỌCT vì cũng như các quyên năng tổ tụng khác,
quyên công tố được thể hiện ở các giai đoạn khác nhau như: giai đoạn tin báo, giai
đoạn điều tra...
Ba là, quyền công tố theo bản chất là quyền yêu cầu trừng trị công khai những
hành vi xâm phạm đến lợi ích được Nhà nước bảo vệ, do đó để đảm bảo tính khách
quan và cơng bằng thì quyền cơng tố phải độc lập với quyền tài phán của Tòa án.
Quyền công tô là quyền độc lập của Viện kiểm sát và chỉ do VKS thực hiện.
Bồn là, quyền công tô chỉ bảo vệ các quan hệ xã hội khi xác hành vi xâm hại
các quan hệ xã hội đó được xác định là tội phạm. Đối với các lĩnh vực tơ tụng khác
như dân sự, hành chính, lao động khơng phát sinh quyền cơng tố.
Từ những phân tích trên, có thê đưa ra định nghĩa về quyền cơng tố như sau:
“Quyên công tô là quyên truy cứu trách nhiệm hình sự thuộc về Nhà nước, được
Nhà nước trao cho Viện kiếm sát thực hiện các nhiệm vụ, quyên hạn theo quy định
của pháp luật nhằm phát hiện tội phạm,
truy tƠ người phạm tội ra trước tịa án đề
xét xi và báo vệ sự buộc tội đó tại phiên toa”.
Cũng như khái niệm về “quyền công 16", khái niệm "(he hành quyền công 1ô”
cũng như nội dung, đối tượng tác động và phạm vi của nó cịn ít được đề cập đến và
chưa rõ ràng. Theo nghĩa Tiếng Việt, “Thực hành” được hiểu là “làm để lý thuyết
áp dụng vào thực tế” [32, tr.897]. Như vậy, bản chất thực hành quyên công tổ là
15
việc chủ thê được Nhà nước trao quyền công tố áp dụng các quy định của pháp luật
thực hiện các hoạt động nhất định để đưa quyền công tổ áp dụng vào thực tiễn. Năm
2014, Luật tô chức Viện kiểm sát nhân dân được thông qua và được coI là kim chỉ
nam cho mọi hoạt động cũng như bộ máy tổ chức của ngành kiểm sát nhân dân.
Ngay tại khoản
I Điều 2 của Luật đã khang
định: “Viện kiếm sát nhân dân là co
quan thực hành quyên công lô và kiêm sát hoại động tư pháp của nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Quan điểm chính thức về thực hành quyển công tổ
được thê hiện tại Điều 3 Luật Tô chức VKSND
năm 2014: “7c
hành quyên công
tô là hoạt động của Viện kiếm sát nhân dân trong 10 tung hinh sw đề thực hiện việc
buộc tội của Nhà nước đối với người phạm
ltội....”. Quan điểm này đã cho thay su
bao quát về các yếu tố cơ bản của THỌCT
như chủ thể thực hiện, đặc điểm, đối
tượng, phạm vi, nội dung của THỌCT và phù hợp với truyền thống pháp luật của
nước ta hiện nay.
Từ những phân tích trên, tác giả đưa ra khái niệm như sau: “7c
hành quyên
công 10 trong giai doan điều tra vụ án hình sự là việc Viện kiểm sát sử dụng tong
hợp các quyền năng pháp lý trong tơ tụng hình sự đề đưa ra các quyết định, yêu cầu
nhằm thực hiện sự buộc tội của Nhà nước đối với người phạm
lội, được thực hiện
từ khi khởi tô vụ án đến khi kết thúc điểu tra, đề nghị truy tổ hoặc đến khi kết thúc
diéu tra, dinh chi diéu tra’.
* Khdi niém thực hành quyên công tô trong giai đoạn điễu tra vụ án lừa đảo
chiếm đoạt tài sản
Xuất phát từ khái niệm thực hành quyên cơng tơ trong giai đoạn điều tra vụ
án hình sự kết hợp với các đặc điểm đặc trưng của vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản
tác giả xây dựng khái niệm thực hành quyền công tô trong giai đoạn điều tra vụ án
lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau: “7e
hành quyên công lồ trong giai đoạn điểu
tra vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản là việc Viện kiểm sát sử dụng tong hợp các
quyền năng pháp lý trong lơ tụng hình sự đề thực hiện việc buộc tội của Nhà nước
đối với chủ thé phạm
lội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại Điểu
174 của
BLHS năm 2015 (sửa đối, bô sung 2017), được bắt đầu từ khi CQĐT khới tổ vụ án
16
hình sự đến khi CODT kết thúc điểu tra, đề nghi VKS truy tơ hoặc khi vụ án được
đình chỉ điều tra theo quy định của pháp luật`.
Từ khái niệm trên có thê rút ra một số nội dung sau:
Về đối tượng THỌCTT trong giai đoạn điều tra vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài
sản: THỌCT
trong giai đoạn điều tra vụ án Lừa đảo CĐÐTS là một trong những nội
dung cụ thê của THỌCT
tượng của THỌCT
trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự nói chung do đó đối
trong giai đoạn điều tra vụ án Lừa đảo CĐTS
là tội phạm lừa
đảo chiếm đoạt tài sản và người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Về phạm vi THQCT: Được bắt đầu từ khi CQĐÐT khởi tố vụ án Lừa đảo
chiếm đoạt tài sản đến khi CQĐT kết thúc điều tra chuyển hồ sơ đề nghị VKS truy
tố hoặc khi vụ án được đình chỉ điều tra theo quy định của pháp luật khi có căn cứ
khơng khởi tơ VAHS, hết thời hạn điều tra nhưng không chứng minh được bị can
thực hiện hành vi phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, khởi tố theo vêu cầu của
người bị hại nhưng người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, các trường hợp được miễn
TNHS theo quy định của BLHS.
1.1.2.2. Đặc điểm thực hành quyên công tổ trong giai đoạn điểu tra vụ án
lừa đảo chiếm đoạt tai san
Thực hành quyên công tô trong giai đoạn điều tra vụ án lừa đảo chiếm đoạt
tài sản là một trường hợp cụ thê của thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều
tra vụ án hình sự nói chung, do đó nó cũng mang những đặc điểm chung đó là: Là
hoạt động có mục đích nhằm truy cứu TNHS
người thực hiện hành vi phạm tội, bảo
đảm việc truy tô đúng người, đúng tội, đúng pháp luật; Là hoạt động mang tinh
quyền lực Nhà nước, chỉ do một cơ quan duy nhất là VKSND
lực bắt buộc đối với CQĐT
thực hiện và có hiệu
và các cơ quan khác có liên quan; là hoạt động tuân
theo đúng trình tự, thủ tục được pháp luật quy định....
Tuy nhiên, THỌCT trong giai đoạn điều tra vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản
cũng có những đặc điểm riêng của mình gắn với đặc trưng của tội lừa đảo chiếm
đoạt tài sản đó là:
17