Tải bản đầy đủ (.doc) (188 trang)

Các chủ đề sinh hoạt chuyên môn, môn lịch sử và địa lí 6, phân môn lịch sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.42 MB, 188 trang )

Chủ đề
B̉I BÌNH MINH CỦA LOÀI NGƯỜI
1. LÍ DO CHỌN CHỦ ĐỀ
Trong chương trình, nội dung giáo dục các môn Lịch sử, Địa lí, Giáo
dục cơng dân cấp THCS, vấn đề buổi bình minh của loài người là nội dung
quan trọng. Nợi dung này được đề cập ở nhiều khía cạnh như: nguồn gốc
của loài người, quá trình tiến hóa của con người thời nguyên thuỷ, đời sống
con người thời nguyên thuỷ, nguyên nhân xã hội nguyên thuỷ tan rã, điều
kiện tự nhiên, khí hậu, địa hình tác đợng đến đời sống con người... Theo
định hướng của chương trình giáo dục hiện nay, dạy học tích hợp – liên
mơn là yêu cầu bắt buộc nhằm định hướng phát triển năng lực người học
đồng thời khắc phục những điểm trùng lặp về mặt kiến thức giữa các môn
học cũng như các nội dung, các bài trong một môn học. Việc dạy học tích
hợp liên mơn cũng tạo điều kiện tḥn lợi cho giáo viên vận dụng các
phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực, qua đó các năng lực của học
sinh được hình thành và phát triển như : năng lực giải quyết vấn đề, năng
lực tự học, năng lực hợp tác........
2. MỤC TIÊU CỦA CHỦ ĐỀ
a) Kiến thức
– Biết được một số quan niệm khác nhau về nguồn gốc loài người.
– Hiểu được quá trình chuyển biến từ vượn thành người; Nêu được
những đặc trưng về đời sống vật chất, tổ chức xã hội của con người thời
nguyên thuỷ; Nêu được nguyên nhân dẫn tới sự tan rã của xã hợi ngun
thuỷ.
– Biết được những dấu tích của người nguyên thuỷ trên lãnh thổ Việt
Nam.
b) Kĩ năng
– Góp phần rèn luyện kĩ năng thuyết trình nội dung lịch sử, kĩ năng
quan sát tranh ảnh lịch sử, kĩ năng hợp tác.

1




– Kĩ năng thu thập và xử lí thơng tin
– Kĩ năng phân tích, đánh giá
c) Thái độ
– Trân trọng những sáng tạo của con người trong quá trình lao động.
– Trân trọng những giá trị của điều kiện tự nhiên đối với đời sống con
người.
– Trân trọng đất nước Việt Nam – mợt trong những đất nước có dấu
tích của con người thời nguyên thuỷ.
→ Định hướng phát triển năng lực: Tự học; Giải quyết vấn đề; Hợp
tác
3. NỘI DUNG CỚT LÕI CỦA CHỦ ĐỀ
Những nợi dung cớt lõi của chủ đề được thể hiện qua sơ đồ sau:

4. TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ

2


• Thời lượng của chủ đề: 3 tiết
• Cấp lớp tiến hành: lớp 6
• Trong chủ đề chủ yếu sử dụng những phương pháp và kĩ thuật dạy
học sau đây:
- Phương pháp dạy học chủ yếu: Giải quyết vấn đề; Làm việc theo
nhóm
- Kĩ thuật dạy học: Khăn trải bàn, sơ đồ tư duy, tranh luận – ủng hộ –

phản đối
a) Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới – Tìm hiểu về ng̀n gớc của lồi

người
Mục tiêu: Hiểu được quá trình chuyển biến từ vượn thành
người
Hình thức tổ chức: Toàn lớp
Các phương pháp và kĩ thuật dạy học được sử dụng: Thuyết
trình, kĩ thuật tranh luận – ủng hộ – phản đối
Dự kiến thời gian: 15 phút

– Bước 1: GV chia lớp thành hai nhóm (Những HS đồng ý quan niệm
nguồn gốc loài người do tiến hóa từ vượn về một nhóm; những HS đồng ý
quan niệm cho rằng loài người do thượng đế tạo ra về một nhóm).
Cụ thể, GV yêu cầu HS quan sát hình 1, kết hợp đọc chú thích và trả lời
các câu hỏi:
1. Thử đóng vai các nhân vật trong tranh và xây dựng một đoạn hội
thoại tranh luận về nguồn gốc của loài người.
2. Em theo quan niệm của Đức chúa Giêsu hay nhà khoa học
Đácuyn về nguồn gốc của loài người? Vì sao?
3. Em biết gì về đời sống của con người thời nguyên thuỷ?

3


Chú thích:
– Đức chúa
Giêsu
cho
rằng Chúa đã
tạo ra loài
người.


Hình 1.Tranh minh hoạ cuộc tranh luận về nguồn gốc
loài người

– Nhà khoa
học Đác–uyn
cho rằng loài
người
có
nguồn gốc từ
động vật.

– Bước 2: Các thành viên trong nhóm đưa ra các ý kiến cá nhân, trao
đổi trong nhóm và đưa ra các lập luận của nhóm mình.
– Bước 3: GV tổ chức cho các nhóm đưa ra các ý kiến lập luật của
mình.
– Bước 4: GV nhận xét và kết luận. Trong quá trình tổng kết GV cần
lưu ý chứng minh quan niệm khoa học về nguồn gốc loài người là đúng
đắn, được phần lớn các nhà khoa học thừa nhận và có nhiều bằng chứng đã
chứng minh điều đó.
b) Hoạt động 2: Tìm hiểu quá trình chuyển biến từ vượn thành người
Mục tiêu: Kích thích HS trước khu bắt đầu tìm hiểu chủ đề
Hình thức tổ chức: Nhóm/Toàn lớp
Các phương pháp và kĩ thuật dạy học được sử dụng: Thuyết
trình,kĩ thuật khăn trải bàn
Dự kiến thời gian: 15 phút

4


– Bước 1: GV chia nhóm, cho HS đọc đoạn tư liệu dưới đây và kết hợp

quan sát, phân tích các hình ảnh để trao đổi làm việc nhóm.
Câu hỏi hoạt động nhóm (Vận dụng kĩ thuật Khăn trải bàn)
1. Quá trình chuyển biến từ vượn thành người trải qua mấy giai đoạn
chính? Đó là những giai đoạn nào?
2. Qua hình 2, em hãy miêu tả những điểm giống và khác nhau giữa
vượn cổ, người tối cổ và người tinh khôn.
Tư liệu 1:
Cách đây hàng triệu năm, loài vượn cổ đã xuất hiện trên Trái Đất.
Trong quá trình tìm kiếm thức ăn, loài vượn này dần dần đã biết đi bằng
hai chi sau, dùng hai chi trước để cầm nắm và biết sử dụng những hịn đá,
cành cây... làm cơng cụ. Loài vượn cở có thể tích não khoảng 900cm3.
Loài vượn cổ dần chuyển biến thành Người tối cổ (cách đây khoảng 3 –
4 triệu năm). Họ hoàn toàn đi đứng bằng hai chi sau và có thể tích não
khoảng 1.100cm3. Những hài cốt của Người tối cổ đã được tìm thấy ở
nhiều nơi như: Đông Phi, đảo Giava (Inđônêxia), Bắc Kinh (Trung Quốc).
Trải qua hàng triệu năm, Người tối cổ dần dần trở thành Người tinh
khôn (cách đây khoảng 4 vạn năm). Họ có cấu tạo cơ thể như con người
ngày nay, đi thẳng, hai tay khéo léo và có thể tích não khoảng 1.450cm 3.
Những hài cớt của Người tinh khôn đã được tìm thấy ở hầu khắp các châu
lục.
Tư liệu 2.Quá trình chuyển biến từ vượn thành người

5


– Bước 2: Các nhóm sẽ hoàn thành nhiệm vụ theo các bước của kĩ thuật
khăn trải bàn
– Bước 3: GV sử dụng kĩ thuật phòng tranh, triển lãm các sản phẩm của
HS. Các nhóm lần lượt trình bày sản phẩm, nhóm bạn nhận xét, góp ý, bổ
sung.

– Bước 4: Giáo viên tổng kết và chốt ý.
c) Hoạt động 3: Khám phá đời sống con người thời nguyên thuỷ
Mục tiêu: Nêu được những đặc trưng về đời sống vật chất, tổ
chức xã hội của con người thời nguyên thuỷ
Hình thức tổ chức: Nhóm/Toàn lớp
Các phương pháp và kĩ thuật dạy học được sử dụng: Thuyết
trình, kĩ thuật khăn trải bàn
Dự kiến thời gian: 15 phút

– Bước 1: GV chia nhóm, cho HS đọc đoạn tư liệu dưới đây và kết hợp
quan sát, phân tích các hình ảnh để trao đởi làm việc nhóm. Câu hỏi hoạt
động nhóm (Vận dụng kĩ thuật Khăn trải bàn):
+ Nhiệm vụ 1: Đọc và quan sát thông tin hỗ trợ để trả lời các câu hỏi:
1. Tổ chức xã hội của Người tối cổ và Người tinh khôn khác nhau như
thế nào?

6


2. Em có nhận xét gì về tổ chức xã hội thời nguyên thuỷ?
+ Nhiệm vụ 2: Đọc và quan sát tư liệu 4,5 và 63 để trả lời các câu hỏi
1.Người nguyên thuỷ đã sử dụng những loại công cụ lao động chủ yếu
nào?
2. Họ đã kiếm sống như thế nào?
+ Nhiệm vụ 3: Đọc và quan sát tư liệu 7, 8, 9, 10 và 11 để trả lời các
câu hỏi
1. Hãy chỉ ra sự thay đổi về nơi ở của người nguyên thuỷ?
2. Theo em, sự thay đổi đó của người nguyên thuỷ như trên có ý nghĩa
như thế nào?
3. Hãy cho biết trang phục của người nguyên thuỷ là gì?

4. Em có nhận xét gì về trang phục của người nguyên thuỷ?
THÔNG TIN HỖ TRỢ NHIỆM VỤ 1

Bầy người nguyên thuỷ (Nguồn: Internet)

7


Sinh hoạt của người ngun thuỷ (Ng̀n: Internet)

THƠNG TIN HỖ TRỢ NHIỆM VỤ 2
Trong xã hội nguyên thuỷ, con người chủ yếu dùng đá để chế tạo công
cụ lao động. Người tối cổ biết ghè đẽo đá làm công cụ lao động. Dần dần,
họ biết dùng lửa và tạo ra lửa để sưởi ấm, nướng thức ắn, xua đuổi thũ dữ.
Người tinh khôn biết ghè hai rìa của một mảnh đá, làm cho nó gọn và sắc
cạnh hơn, dùng làm rừu, dao, nạo. Họ cũng biết làm đồ gốm. Bên cạnh đó
họ cũng đã sáng tạo ra cung tên. Đây là một thành tựu lớn trong quá trình
chế tạo công cụ và vũ khí.
Với những loại cơng cụ lao đợng như vậy, con người thời nguyên thuỷ
chủ yếu kiếm sống bằng cách săn bắt, săn bắn, hái lượm và bước đầu biết
đến trồng trọt, chăn nuôi.

8


Săn ngựa rừng
(Nguồn Internet)

Sử dụng lửavà tạo ra lửa
(Nguồn: Internet)


9


THÔNG TIN HỖ TRỢ NHIỆM VỤ 3

Hang động là nơi ở của người
nguyên thuỷ trong giai đoạn đầu
(Nguồn: Internet)

Làm lều để ở
(Nguồn: Internet)

Làm áo bằng vỏ cây
(Nguồn: Internet)

Làm áo bằng da thú
(Nguồn: Internet)

– Bước 2: Các nhóm sẽ thực hiện nhiệm vụ theo kĩ thuật khăn trải bàn
– Bước 3: GV sử dụng kĩ thuật phòng tranh, triển lãm các sản phẩm của
HS. Các nhóm lần lượt trình bày sản phẩm, nhóm bạn nhận xét, góp ý, bổ
sung.
– Bước 4: Cuối cùng giáo viên tổng kết và chốt ý:
d) Hoạt động 4: Tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới sự tan rã của xã hội
nguyên thuỷ

10



Mục tiêu: Biết được nguyên nhân dẫn đến sự tan rã của xã hội
nguyên thuỷ
Hình thức tổ chức: Nhóm/Toàn lớp
Các phương pháp và kĩ thuật dạy học được sử dụng: Giải
quyết vấn đề
Dự kiến thời gian: 15 phút

– Bước 1:GV nêu câu hỏi “Nguyên nhân nào dẫn đến xã hội nguyên
thuỷ bị tan rã?”
– Bước 2: GV gọi một vài HS nêu giải thuyết nguyên nhân xã hội
nguyên thuỷ tan rã
– Bước 3: GV nêu yêu cầu cho HS giải quyết vấn đề
Đọc các đoạn tư liệu và kết hợp quan sát, phân tích các hình ảnh để trao
đởi thảo luận trả lời các câu hỏi sau:
1. Hãy chỉ ra các loại công cụ lao động trong hình
2. Việc xuất hiện công cụ lao động bằng kim loại dẫn đến hệ quả như
thế nào?
3. Trình bày quá trình xã hội nguyên thuỷ tan rã.

11


Cộng cụ lao động bằng kim loại

Nghề trồng trọt phát triển

(Nguồn: Internet)

(Nguồn: Internet)


Thông tin bổ sung: Đến khoảng thiên niên kỉ thứ IV trước Công nguyên, con
người bắt đầu phát hiện ra kim loại và dùng kim loại để chế tạo công cụ
lao động (phát hiện ra đồng đỏ cách ngày nay khoảng 5500 năm, đồng
thau cách ngày nay khoảng 4000 năm, sắt cách ngày nay khoảng 3000
năm). Nhờ công cụ bằng kim loại mà năng suất lao động tăng lên, khơng
chỉ đủ ni sớng cợng đờng mà cịn dư thừa. Một số người do có khả
năng lao động hoặc do chiếm đoạt của cải dư thừa đó, ngày càng trở nên
giàu có. Những người trong thị tộc giờ đây khơng cùng làm chung, ăn
chung, hưởng chung. Tính bình đẳng trong xã hội nguyên thuỷ dần tan
vỡ. Xã hội nguyên thuỷ dần dần tan rã, nhường chỗ cho xã hội có giai
cấp.

– Bước 4: HS thực hiện nhiệm vụ, đọc tư liệu và tìm câu trả lời cho các
câu hỏi đặt ra.
– Bước 5: GV cho học sinh thảo luận, tra đổi ý kiến và tổng kết và chốt
ý:
e) Hoạt động 5: Khám phá về thời nguyên thuỷ trên đất nước Việt
Nam

12


Mục tiêu: Biết được những dấu tích của người nguyên thuỷ trên
lãnh thổ Việt Nam.
Hình thức tổ chức: Nhóm/Toàn lớp
Các phương pháp và kĩ thuật dạy học được sử dụng: Làm
việc nhóm, kĩ thuậtSơ đồ tư duy
Dự kiến thời gian: 10phút

– Bước 1: Gv chia lớp thành các nhóm và nêu nhiệm vụ:

“Dựa vào những tư liệu dưới đây, em hãy thể hiện những dấu tích
người nguyên thuỷ trên đất nước Việt Nam trên một sơ đồ tư duy.Em có
nhận xét gì về địa bàn sinh sống của người nguyên thuỷ trên đất nước Việt
Nam?”

13


THÔNG TIN HỖ TRỢ HỌC SINH
Bảng số liệu các giai đoạn phát triển của người nguyên thuỷ trên đất
nước Việt Nam
Các giai
đoạn

Địa danh tìm thấy
dấu tích

Thời gian
xuất hiện

Đặc điểm
cơng cụ lao
động

1. Người tối
cổ

Thẩm Khuyên, Thẩm
Hai (Lạng Sơn), Núi
Đọ, Quan Yên

Khoảng 40 –
(Thanh Hoá), Xuân
30 vạn năm
Lộc (Đồng Nai), An
cách ngày nay
Lộc (Bình Phước),
Đức Trọng (Lâm
Đồng)...

Công cụ đá
ghè đẽo thô sơ

2. Người tinh
khôn giai
đoạn đầu

Thẩm Ồm (Nghệ
An), Hang Hùm
(Yên Bái), Thung
Lang (Ninh Bình),
Kéo Lèng (Lạng
Khoảng 3 – 2
Sơn), Mái đá Ngườm vạn năm cách
(Thái Nguyên), Sơn ngày nay
Vi (Phú Thọ), Làng
Vạc (Nghệ An),
Lung Leng (Kon
Tum)....

Rìu đá ghè

đẽo thô sơ

3. Người tinh
khôn giai
đoạn phát
triển

Hoà Bình, Bắc Sơn
(Lạng Sơn), Quỳnh
Văn (Nghệ An), Hạ
Long (Quảng Ninh),
Bàu Tró (Quảng
Bình), Biển Hồ
(Pleiku), Lung Leng
(Kon Tum).....

Rìu mài ở
lưỡi, rìu có
vai, công cụ
bằng xương,
bằng sừng,
lưỡi cuốc đá,
đồ gốm,...

14

Khoảng
12.000 đến
4.000 năm
cách ngày nay



– Bước 2:
+ Học sinh thảo luận trong nhóm để phác thảo ý tưởng cho sơ đồ tư du
+ Học sinh trình bày ý tưởng trên sơ đồ tư duy của nhóm mình
– Bước 3: HS báo cáo sản phẩm, HS nhóm bạn
– Bước 4: GV nhận xét, góp ý.
5. GỢI Ý CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ TRONG CHỦ ĐỀ
a) Bảng mô tả các công cụ đánh giá được sử dụng trong chủ đề
Nội dung
kiến thức
1.Nguồn
gốc loài
người

2. Quá
trình
chuyển
biến từ
vượn thành
người

Minh chứng/

Công cụ

Sản phẩm

đánh giá


– Chỉ ra được
một số quan niệm
khác nhau về
nguồn gốc của
loài người

– Câu hỏi, bài
tập

Mục tiêu dạy học
– Biết được một số
quan niệm khác
nhau về nguồn gốc
của loài người

– Lập bảng, vẽ
sơ đồ
– Câu hỏi 1
– Câu hỏi, bài
tập

– Biết được các giai
đoạn chính chuyển
biến từ vượn thành
người

– Biết được các
giai đoạn chính
– Lập bảng, vẽ
chuyển biến từ

sơ đờ
vượn thành người – Thực hành
trên lược đị
– Câu hỏi 2

3. Đời
sống con
người thời
nguyên
thuỷ

– Trình bày được
– Biết được đời sống đời sống con
con người thời
người thời
nguyên thuỷ trên các nguyên thuỷ trên
lĩnh vực: tổ chức xã các lĩnh vực: tổ
hội, đời sống kinh
chức xã hội, đời
tế, đời sống văn hóa. sống kinh tế, đời
sống văn hóa.

15

– Câu hỏi 3, 5,
6, 7, 9


Nội dung


Mục tiêu dạy học

kiến thức

Minh chứng/

Công cụ

Sản phẩm

đánh giá

4. Nguyên
– Hiểu được nguyên
nhân xã
nhân dẫn đến xã hội
hội nguyên
nguyên thuỷ tan rã
thuỷ tan rã

– Phân tích được
ngun nhân xã
hợi nguyên thuỷ
tan rã

5. Các dấu
tích loài
người trên
đất nước
Việt Nam


– Chỉ ra được các – Câu hỏi 4,
di chỉ khảo cổ
10
trên lãnh thở Việt
Nam

– Biết được các dấu
tích con người trên
đất nước Việt Nam

– Câu hỏi 8

b) Các dạng câu hỏi/bài tập
Câu hỏi 1: Hoàn thành bảng sau:
Nội dung

Vượn cổ

Người tối cổ

Người tinh
khơn

Thời gian
Hình dáng
Thể tích não
Câu hỏi 2: Dựa vào nội dung của bài học, em hãy hoàn thành sơ đồ về quá
trình tiến hoá từ vượn thành người.
Khoảng 6 triệu năm cách ngày nay


16


Câu hỏi 3.Hãy xác định trên lược đồ thế giới một số địa danh mà các nhà
khảo cổ học đã phát hiện ra dấu vết của người nguyên thuỷ.

Câu hỏi 4: Hãy xác định trên lược đồ Việt Nam một số địa danh mà các
nhà khảo cổ học đã phát hiện ra dấu vết của người nguyên thuỷ. Em có
nhận xét gì về địa bàn phân bố các di chỉ khảo cổ đó?

17


Câu hỏi 5: Hãy sắp xếp các hình ảnh dưới đây theo đúng tiến trình chế tác
công cụ lao động bằng đá của người nguyên thuỷ.
A.

B.

C.

D.

E.

18


Câu hỏi 6: Phương tiện giao tiếp của người nguyên thuỷ là gì?

Câu hỏi 7: Em hãy đóng vai trò mợt nhà nghiên cứu sử học "nhí", giới
thiệu cho người thân và bạn bè nội dung sau: đặc điểm về công cụ lao
động, cách kiếm sống, nhà ở và trang phục của con người thời nguyên
thuỷ.
Câu hỏi 8: Hãy viết một lá thư cho người thân và kể cho người đó giờ học
lịch sử của em về xã hội nguyên thuỷ.
Câu hỏi 9: Em hãy kể tên một số đồ trang sức của con người thời nguyên
thuỷ. Những đồ trang sức đó phản ánh điều gì về đời sống tinh thần của
con người thời nguyên thuỷ trên?
Câu hỏi 10: Liên hệ di chỉ khảo cổ tại địa phương mình.
6. TÀI LIỆU THAM KHẢO
a) Bài viết
* Ng̀n gớc lồi người: Có nhiều quan niệm khác nhau về nguồn gốc
của loài người, trong đó có hai quan niệm cơ bản. Thứ nhất là quan niệm
của trường phái duy tâm (đặc biệt là của đạo Thiên chúa giáo) cho rằng
loài người do thượng đế sinh ra. Thứ hai là quan niệm của chủ nghĩa duy
vật lịch sử cho rằng loài người có nguồn gốc từ vượn, trải qua một quá
trình tiến hóa.
* Quá trình chuyển biến từ vượn thành người: Cách đây hàng triệu
năm, loài vượn cổ đã xuất hiện trên Trái Đất. Trong quá trình tìm kiếm
thức ăn, loài vượn này dần dần đã biết đi bằng hai chi sau, dùng hai chi
trước để cầm nắm và biết sử dụng những hòn đá, cành cây...làm cơng cụ.
Loài vượn cở có thể tích não khoảng 900 cm3.
Loài vượn cổ dần chuyển biến thành Người tối cổ (cách đây khoảng 3–
4 triệu năm). Họ hoàn toàn đi đứng bằng hai chi sau và có thể tích não
khoảng 1 100 cm3. Những hài cớt của Người tối cổ đã được tìm thấy ở
nhiều nơi như: Đông Phi, đảo Giava (Inđônêxia), Bắc Kinh (Trung Quốc).
Trải qua hàng triệu năm, Người tối cổ dần dần trở thành Người tinh
khôn (cách đây khoảng 4 vạn năm). Họ có cấu tạo cơ thể như con người
ngày nay, đi thẳng, hai tay khéo léo và có thể tích não khoảng 1 400cm3.


19


Những hài cốt của Người tinh khôn đã được tìm thấy ở hầu khắp các châu
lục.
* Đời sống con người thời nguyên thuỷ
– Tổ chức xã hội: Người tối cổ sống theo bầy gồm khoảng vài chục
người, gọi là bầy người nguyên thuỷ. Người tinh khôn không sống theo
bầy mà theo từng nhóm nhỏ, gồm vài gia đình, có họ hàng gần gũi với
nhau, gọi là thị tộc. Một số thị tộc cạnh nhau gọi là Bộ lạc. Bộ lạc là tở
chức xã hợi gờm những thành viên cùng dịng máu, có ngôn ngữ chung, có
tên gọi riêng và có người đứng đầu, gọi là tù trưởng.
– Công cụ lao động và cách kiếm sống: Trong xã hội nguyên thuỷ,
con người chủ yếu dùng đá để chế tạo công cụ lao động. Người tối cổ biết
ghè đẽo đá làm công cụ lao động. Dần dần, họ biết dùng lửa và tạo ra lửa
để sưởi ấm, nướng thức ắn, xua đuổi thũ dữ. Người tinh khôn biết ghè hai
rìa của một mảnh đá, làm cho nó gọn và sắc cạnh hơn, dùng làm rừu, dao,
nạo. Họ cũng biết làm đồ gốm. Bên cạnh đó họ cũng đã sáng tạo ra cung
tên. Đây là một thành tựu lớn trong quá trình chế tạo cơng cụ và vũ khí.
Với những loại cơng cụ lao động như vậy, con người thời nguyên thuỷ
chủ yếu kiếm sống bằng cách săn bắt, săn bắn, hái lượm và bước đầu biết
đến trồng trọt, chăn nuôi.
* Nguyên nhân tan rã của xã hội nguyên thuỷ: Đến khoảng thiên
niên kỉ thứ IV trước Công nguyên, con người bắt đầu phát hiện ra kim loại
và dùng kim loại để chế tạo công cụ lao động (phát hiện ra đồng đỏ cách
ngày nay khoảng 5500 năm, đồng thau cách ngày nay khoảng 4000 năm,
sắt cách ngày nay khoảng 3000 năm). Nhờ công cụ bằng kim loại mà năng
suất lao động tăng lên, khơng chỉ đủ ni sớng cợng đờng mà cịn dư thừa.
Một số người do có khả năng lao động hoặc do chiếm đoạt của cải dư thừa

đó, ngày càng trở nên giàu có. Những người trong thị tộc giờ đây khơng
cùng làm chung, ăn chung, hưởng chung. Tính bình đẳng trong xã hội
nguyên thuỷ dần tan vỡ. Xã hội nguyên thuỷ dần dần tan rã, nhường chỗ
cho xã hội có giai cấp.
* Các dấu tích người nguyên thuỷ trên đất nước Việt Nam

20



×