Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Đặc điểm lâm sàng, vi sinh và điều trị viêm phổi cộng đồng ở trẻ em tại khoa hô hấp bệnh viện nhi đồng 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (750.86 KB, 14 trang )

Bản quyền tài liệu này thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.HCM

BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TĨM TẮT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, VI SINH VÀ ĐIỀU TRỊ
VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Ở TRẺ EM
TẠI KHOA HÔ HẤP BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2
Mã số:

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS.Phạm Thị Minh Hồng

Tp. Hồ Chí Minh, 3/2018

Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn


Bản quyền tài liệu này thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.HCM

BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TĨM TẮT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG


ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, VI SINH VÀ ĐIỀU TRỊ
VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Ở TRẺ EM
TẠI KHOA HÔ HẤP BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2

Mã số:

Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn


Bản quyền tài liệu này thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.HCM

DANH SÁCH NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA
NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI VÀ ĐƠN VỊ PHỐI HỢP
CHÍNH
1. ThS.BS Lê Hồng Phong, trưởng khoa hơ hấp 1, bệnh viện Nhi đồng 2
2. BS. Kiều Thị Kim Hương.

Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn


Bản quyền tài liệu này thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.HCM

MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG
MỤC TIÊU

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
KẾT QUẢ
ĐẶT VẤN ĐỀ
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
BÀN LUẬN
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn


Bản quyền tài liệu này thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.HCM

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Đặc điểm lâm sàng
Bảng 2: Kết quả cấy NTA
Bảng 3: Phân bố các loại vi khuẩn theo lứa tuổi
Bảng 4: Độ nhạy cảm kháng sinh
Bảng 5: Đặc điểm điều trị

Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn


Bản quyền tài liệu này thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.HCM

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG


1. Thơng tin chung:
- Tên đề tài: Đặc điểm lâm sàng, vi sinh và điều trị ở trẻ từ 1 tháng đến 59 tháng bị viêm phổi
cộng đồng tại khoa Hô hấp bệnh viện Nhi đồng 2 từ tháng 5/2016 đến tháng 5/2017
- Mã số:
- Chủ nhiệm đề tài: Phạm Thị Minh Hồng, Điện thoại: 0903303542


Email:

- Đơn vị quản lý về chuyên môn: Bộ môn Nhi, khoa Y
- Thời gian thực hiện: 1/10/2016-30/7/2017
2. Mục tiêu:
Mô tả đặc điểm lâm sàng, vi sinh và điều trị viêm phổi cộng đồng ở trẻ em tại khoa Hơ hấp 1
bệnh viện Nhi đồng 2, Tp.Hồ Chí Minh trong thời gian từ 1/10/2016 đến 30/7/2017.
3. Nội dung chính:
Khảo sát đặc điểm lâm sàng, vi sinh và điều trị viêm phổi cộng đồng ở trẻ em tại khoa Hô hấp 1
bệnh viện Nhi đồng 2, Tp.Hồ Chí Minh trong thời gian từ 1/10/2016 đến 30/7/2017.
4. Kết quả chính đạt được:
Trong thời gian từ ngày 1/10/2016 đến 30/7/2017, có 276 trẻ từ 1 tháng đến 59 tháng bị viêm
phổi cộng đồng điều trị tại khoa hô hấp 1 bệnh viện Nhi đồng 2. Tuổi trung vị 17,5 tháng,
nam/nữ: 1,56/1. Có 9,8% trẻ sinh thiếu tháng; 10,5% trẻ có cân nặng lúc sanh dưới 2500g; chỉ có
4,7% được chủng ngừa phế cầu; 79,7% chủng ngừa H.influenzae tuýp B; 22,5% đã từng nhập viện
vì viêm phổi; 6,1% bị suy dinh dưỡng. Triệu chứng lâm sàng thường gặp là thở nhanh (98,6%), sốt
(82,6%), ho (96%), ran ẩm và ran nổ 88,4%; biến chứng suy hô hấp (14,2%), tràn dịch màng phổi
(2,5%), áp xe phổi (0,4%). Có 80 mẫu hút dịch khí quản qua mũi (NTA – Nasotracheal aspiration)
cấy dương tính trong đó S.pneumoniae chiếm 46,3%, H. influenzae chiếm 17,5%, S. aureus chiếm
10%. Trong 37 trường hợp cấy dương tính với S. pneumoniae, khơng có trường hợp nào đã chích
ngừa S. pneumoniae. Trong 14 trường hợp cấy dương tính H. influenzae, có 12 trường hợp đã
chích ngừa H. influenzae. S.pneumoniae nhạy C3 66,7%, Levofloxacin và Vancomycin 100%, kháng

Clindamycin 97,3%. H. influenzae kháng Amoxicillin/clavulanate 92,9%; kháng C3 92,3%; kháng
Cefuroxim 92,9%, nhạy Macrolid 85,7%, nhạy Ciprofloxacin 85,7%. S. aureus nhạy Vancomycin và
Ciprofloxacin 100%, nhạy Clindamycin 87,5%, nhạy Levofloxacin 80%, nhạy Macrolid 71%; kháng

Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn


Bản quyền tài liệu này thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.HCM

Oxacillin 75%, kháng Penicillin 87%. Có 14,2% cần hỗ trợ hô hấp; C3 được dùng để điều trị khởi
đầu chiếm 92%, trong đó đáp ứng với C3 đơn trị là 72,8%. Chỉ có 1 trường hợp chuyển bệnh viên
Phạm Ngọc Thạch, khơng có tử vong.
5. Hiệu quả kinh tế - xã hội do đề tài mang lại:


Khảo sát được các loại vi trùng thường gặp gây viêm phổi cộng đồng ở trẻ dưới 5
tuổi: S.pneumoniae, H. influenzae và S. aureus.



Khảo sát được mức độ kháng thuốc của các tác nhân gây viêm phổi cộng đồng thường
gặp.

Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn


Bản quyền tài liệu này thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.HCM


Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, vi sinh và điều trị viêm phổi cộng đồng ở trẻ em tại khoa Hô
hấp 1 bệnh viện Nhi đồng 2, Tp.Hồ Chí Minh trong thời gian từ 1/10/2016 đến 30/7/2017.
Phƣơng pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang.
Kết quả: Trong thời gian từ ngày 1/10/2016 đến 30/7/2017, có 276 trẻ từ 1 tháng đến 59 tháng bị
viêm phổi cộng đồng điều trị tại khoa hô hấp 1 bệnh viện Nhi đồng 2. Tuổi trung vị 17,5 tháng,
nam/nữ: 1,56/1. Có 9,8% trẻ sinh thiếu tháng; 10,5% trẻ có cân nặng lúc sanh dưới 2500g; chỉ có
4,7% được chủng ngừa phế cầu; 79,7% chủng ngừa H.influenzae tuýp B; 22,5% đã từng nhập viện
vì viêm phổi; 6,1% bị suy dinh dưỡng. Triệu chứng lâm sàng thường gặp là thở nhanh (98,6%), sốt
(82,6%), ho (96%), ran ẩm và ran nổ 88,4%; biến chứng suy hô hấp (14,2%), tràn dịch màng phổi
(2,5%), áp xe phổi (0,4%). Có 80 mẫu hút dịch khí quản qua mũi (NTA – Nasotracheal aspiration)
cấy dương tính trong đó S.pneumoniae chiếm 46,3%, H. influenzae chiếm 17,5%, S. aureus chiếm
10%. Trong 37 trường hợp cấy dương tính với S. pneumoniae, khơng có trường hợp nào đã chích
ngừa S. pneumoniae. Trong 14 trường hợp cấy dương tính H. influenzae, có 12 trường hợp đã
chích ngừa H. influenzae. S.pneumoniae nhạy C3 66,7%, Levofloxacin và Vancomycin 100%,
kháng Clindamycin 97,3%. H. influenzae kháng Amoxicillin/clavulanate 92,9%; kháng C3 92,3%;
kháng Cefuroxim 92,9%, nhạy Macrolid 85,7%, nhạy Ciprofloxacin 85,7%. S. aureus nhạy
Vancomycin và Ciprofloxacin 100%, nhạy Clindamycin 87,5%, nhạy Levofloxacin 80%, nhạy
Macrolid 71%; kháng Oxacillin 75%, kháng Penicillin 87%. Có 14,2% cần hỗ trợ hơ hấp; C3 được
dùng để điều trị khởi đầu chiếm 92%, trong đó đáp ứng với C3 đơn trị là 72,8%. Chỉ có 1 trường
hợp chuyển bệnh viên Phạm Ngọc Thạch, khơng có tử vong.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm phổi là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho trẻ em trên toàn thế giới (8), (14). Việc xác
định chính xác tác nhân gây bệnh giúp chọn lựa kháng sinh phù hợp nhằm làm giảm thời gian nằm
viện và chi phí điều trị cho bệnh nhân. Nghiên cứu đa trung tâm của tác giả Phạm Hùng Vân và
cộng sự năm 2012 về tình hình đề kháng kháng sinh của vi khuẩn gây viêm phổi cho thấy S.
pneumoniae đề kháng cao với Macrolid (>95%), Cefaclor (87,6%); 41% H.influenzae tiết men
beta-lactamase, 48% vi khuẩn này kháng Ampicillin, 92,5% kháng Tetracyclin (7). Năm 2014 tác
giả Cao Phạm Hà Giang nghiên cứu viêm phổi nặng cần thở oxy ở trẻ em tại khoa Hô hấp 1, bệnh
viện Nhi đồng 2 ghi nhận S. pneumoniae kháng 100% Macrolide, kháng 25% Ofloxacin, nhạy
100% Levofloxacin và Vancomycin, nhạy 85% Clindamycin (1). Chúng tôi thực hiện nghiên cứu

này nhằm mô tả đặc điểm về lâm sàng, vi sinh và điều trị ở trẻ từ 1 đến 59 tháng tuổi ị viêm phổi
cộng đồng nhập khoa Hô hấp 1, bệnh viện Nhi đồng 2 với hy vọng từ các kết quả thu được giúp
lựa chọn điều trị thích hợp trong tình hình vi khuẩn kháng thuốc ngày càng gia tăng.
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang
Dân số nghiên cứu
Bệnh nhi từ 1 đến 59 tháng được chẩn đoán viêm phổi cộng đồng và điều trị nội trú tại khoa Hô
hấp 1, bệnh viện Nhi Đồng 2 trong thời gian 1/10/2016 đến 30/7/2017.
Cỡ mẫu
Tính theo cơng thức ước lượng một tỷ lệ:

N: cỡ mẫu, α = 0,05 (xác suất sai lầm loại 1), Z: hệ số tin cậy (Z=1,96), d: sai số cho phép
(d=0,05), P : tỉ lệ phần trăm cấy vi khuẩn S. pneumoniae dương tính trong dịch hút khí quản
(NTA) của tác giả Padilla Ygreda J là 18,6% (6). Như vậy, N là 233 trường hợp.
Tiêu chuẩn đưa vào
Trẻ em từ 1 đến 59 tháng.

Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn


Bản quyền tài liệu này thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.HCM

Được chẩn đoán viêm phổi cộng đồng lúc nhập viện dựa vào:
Lâm sàng: ho/sốt và thở nhanh theo tuổi, ± co lõm ngực, ± dấu hiệu nguy hiểm tồn thân

X quang phổi: có hình ảnh tổn thương nhu mô phổi (thâm nhiễm phế nang, mô kẽ, đông
đặc).
Thân nhân đồng ý tham gia nghiên cứu.

Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân viêm phổi cộng đồng đã điều trị kháng sinh tĩnh mạch trước đó.
Những trường hợp có NTA khơng thỏa tiêu chuẩn: ≤ 10 tế bào biểu mô lát và ≥ 25 bạch cầu đa
nhân dưới quang trường thấp (độ phóng đại ×100, vật kính ×10) (9).
Thu thập số liệu
Tất cả bệnh nhân thỏa tiêu chí đưa vào được hỏi bệnh sử, khám lâm sàng và thực hiện các xét
nghiệm: công thức máu, X quang phổi, NTA tại thời điểm nhập viện. Mẫu NTA sẽ được soi,
nhuộm gram, cấy tìm vi khuẩn và làm kháng sinh đồ. CRP, khí máu động mạch, cấy máu, chọc hút
dịch màng phổi sẽ được làm tùy theo bệnh cảnh lâm sàng. X quang phổi do ác sĩ khoa Chẩn đốn
hình ảnh đọc. NTA do người làm nghiên cứu thực hiện. Các thông tin về bệnh sử, khám lâm sàng,
kết quả xét nghiệm cận lâm sàng và điều trị được ghi vào phiếu thu thập số liệu soạn sẵn.
Xử lý số liệu
Các số liệu được xử lý ằng phần mềm Stata 13. Biến số định tính được tính tần số và tỷ lệ
phần trăm. Biền số định lượng được tính trung ình và độ lệch chuẩn.Nếu mẫu không phải là phân
phối chuẩn, iến số này sẽ được tính trung vị và khoảng tứ vị.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc điểm lâm sàng
Từ 1/10/2016 đến 30/7/2017 có 276 trẻ 1 tháng – 59 tháng thỏa tiêu chuẩn chẩn đoán viêm phổi
cộng đồng được đưa vào nghiên cứu. Tuổi trung vị 17,5 tháng, nam/nữ: 1,56/1. Có 9,8% trẻ sinh
thiếu tháng; 10,5% trẻ có cân nặng lúc sanh dưới 2500g; chỉ có 4,7% được chủng ngừa phế cầu;
79,7% chủng ngừa H.influenzae tuýp B; 22,5% đã từng nhập viện vì viêm phổi; 6,1% bị suy dinh
dưỡng và 6,9% có bệnh nền, trong đó chủ yếu là mềm sụn khí quản, β thalassemia, thiếu máu thiếu
sắt và thông liên nhĩ.
Bảng 1: Đặc điểm lâm sàng
Đặc điểm lâm sàng
Tần số (n=276)
Tỷ lệ (%)
Lý do nhập viện
Sốt
156

56,5
Thở mệt
53
19,2
Lâm sàng
Thở nhanh
272
98,6
Ho
265
96
Sốt
228
82,6
Co lõm ngực
47
17
Ran ẩm, ran nổ
244
88,4
Biến chứng
Suy hô hấp độ 2
37
13,4
Suy hô hấp độ 3
2
0,8
Tràn dịch màng phổi
7
2,5

Áp xe phổi
1
0,4
Đặc điểm vi sinh
Trong 276 trường hợp, có 80 trường hợp cấy NTA dương tính, chiếm 29%. Trong 2 trường hợp
cấy dịch màng phổi có 1 trường hợp dương tính với S.pyogenes. Trong 28 trường hợp cấy máu, có
1 trường hợp dương tính Staphylococcus hominis chiếm 3,6%.
Bảng 2: Kết quả cấy NTA
Tác nhân
Tần số (n=80)
Tỷ lệ (%)
S.pneumoniae
35
43,8

Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn


Bản quyền tài liệu này thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.HCM

13

25

Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn

80


100 87,5

100 100

2,7

71
0

100

50

7,1

amikacin

Cefuroxim

Cefepime

Ciprofloxacin

Macrolid

Clindamycin

Vancomycin

levofloxacin


Meropenem

Ceftazidime

Oxacillin

85,7 85,7

Imipenem

H.influenza
7,7 7,1
e
S. aureus
S.pneumoni
66,7
ae

Penicillin

Amox và clavu

C3

Tác nhân
Tần số (n=80)
Tỷ lệ (%)
H. influenzae
10

12,5
H.parainfluenzae
8
10
S. aureus
6
7,5
K. pneumoniae
6
7,5
P.aeruginosa
5
6,3
M. catarrhalis
2
2,5
S. pneumoniae và H.influenzae
2
2,5
H. influenzae và S. aureus
2
2,5
H. parainfluenza và P.aeruginosa
1
1,3
E.coli
1
1,3
E. coli và S. marcescens
1

1,3
Acinetobacter
1
1,3
Trong 37 trường hợp cấy dương tính với S. pneumoniae (đơn nhiễm và đồng nhiễm), khơng có
trường hợp nào đã chích ngừa S. pneumoniae. Trong 14 trường hợp cấy dương tính H. influenzae
(đơn nhiễm và đồng nhiễm), có 12 trường hợp đã chích ngừa H. influenzae, có 2 trường hợp chưa
chích ngừa (1 trường hợp 2,5 tháng và 1 trường hợp 2 tháng).
Bảng 3: Phân bố các loại vi khuẩn theo lứa tuổi
Vi khuẩn
Nhóm tuổi
1 tháng - <12 tháng
12 tháng- 59 tháng
n (%)
n (%)
S.pneumoniae
7(25)
28(53,9)
H. influenzae
5(17,8)
5(9,7)
H.parainfluenzae
4(14,3)
4(7,7)
S. aureus
2(7,1)
4(7,7)
K. pneumoniae
6(21,4)
0

P.aeruginosa
1(3,6)
4(7,7)
M. catarrhalis
1(3,6)
1(1,9)
S.pneumoniae và
0
2(3,8)
H.influenzae
H. influenzae và S. aureus
0
2(3,8)
H.parainfluenzae và
0
1(1,9)
P.aeruginosa
E.coli
1(3,6)
0
E.coli và S.marcescens
1(3,6)
0
Acinetobacter
0
1(1,9)
Tổng
28(100)
52(100)
Bảng 4: Độ nhạy cảm kháng sinh

Độ nhạy
cảm kháng
sinh (%)


Bản quyền tài liệu này thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.HCM

H.parainflu
enzae
K.pneumon
50
iae
M.
catarrhalis
P.
aeruginosa
E. coli
Acinetobact
0
er
s.marcesce
10
ns
S.hominis
S.pyogenes

75
50

100


50

50

89

22

50

50 100

100
83

100 100
100

0
100

50
50

100

100

100


100 100

100 100 100

100

100
10
100
100
0
100

100

100 100

100 100
100

100

10
0

Đặc điểm điều trị
Bảng 5: Đặc điểm điều trị
Đặc điểm điều trị
Tần số (n=276)

Tỷ lệ (%)
Hỗ trợ hô hấp
Thở oxy/cannula
39
14,1
Thở NCPAP
15
5,4
Đặt nội khí quản
2
0,7
Kháng sinh an đầu
Cefotaxim/Ceftriaxone
254
92
đơn trị hoặc phối hợp
Macrolide đơn trị hoặc
165
59,7
phối hợp
Amoxicillin đơn trị hoặc
22
7,9
phối hợp
Kháng sinh khác
19
6,9
Đáp ứng kháng sinh an đầu
191
69,2*

Lý do đổi kháng sinh Tăng độ nặng suy hô hấp
32
37,6
Dựa vào kháng sinh đồ
24
28,3
* Riêng đối với 92 trường hợp Cefotaxim/Ceftriaxone đơn trị, tỷ lệ đáp ứng an đầu là 72,8%.
Thời gian điều trị trung vị là 8 (6-12) ngày. Có 1 trường hợp chuyển bệnh viện Phạm Ngọc Thạch,
còn lại đều ổn xuất viện, khơng có trường hợp nào tử vong.
BÀN LUẬN
Lâm sàng
Từ 1/10/2016 đến 30/7/2017 có 276 trẻ 1 tháng – 59 tháng bị viêm phổi cộng đồng được đưa vào
nghiên cứu. Sốt là lý do nhập viện chính, chiếm 56,5%. Triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất là
ho (96%), thở nhanh (98,6%) và ran phổi (88,4%). Trong một nghiên cứu hệ thống về đặc điểm
lâm sàng để chẩn đoán viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi cho thấy các dấu hiệu chẩn đoán viêm phổi của
WHO như thở nhanh, co lõm ngực có giá trị chẩn đốn viêm phổi thấp trong khi các đặc điểm có
giá trị chẩn đốn cao là thở rên, co kéo cơ hô hấp phụ, phập phồng cánh mũi (2). Theo BTS, cần
nghĩ đến viêm phổi do vi khuẩn khi trẻ có sốt > 38,50C kéo dài hoặc tái đi tái lại kèm co lõm ngực
và thở nhanh (3). Nghiên cứu chúng tơi có 39 trường hợp biến chứng suy hô hấp (14,2%), 7 trường
hợp bị tràn dịch màng phổi (2,5%) trong đó có 1 tràn dịch màng phổi lượng nhiều, 1 tràn dịch
lượng trung bình, 5 tràn dịch lượng ít và có 1 trường hợp bị áp xe phổi. Theo Tapiainen, cần phải
nghĩ đến biến chứng nếu sốt không cải thiện hoặc lâm sàng không cải thiện sau 48 giờ dùng kháng
sinh (12).

Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn


Bản quyền tài liệu này thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.HCM


Vi sinh
Trong 276 trường hợp nghiên cứu, có 80 trường hợp cấy NTA dương tính, chiếm 29%. Trong 2
trường hợp cấy dịch màng phổi có 1 trường hợp dương tính với S.pyogenes. Trong 28 trường hợp
cấy máu, có 1 trường hợp dương tính Staphylococcus hominis chiếm 3,6%.
Để hạn chế tỉ lệ dương tính giả và đảm bảo bệnh phẩm lấy từ đường hô hấp dưới, chúng tôi chỉ
đưa vào nghiên cứu những trường hợp NTA thỏa tiêu chuẩn ≤ 10 tế bào biểu mô và ≥ 25 bạch cầu
đa nhân, đạt điểm Barllet từ +1 trở lên (9). Trong 80 mẫu NTA cấy dương tính, vi khuẩn thường
gặp nhất là S.pneumoniae (46,3%) và H.influenzae (17,5%). Kết quả này khá tương đồng với
nghiên cứu viêm phổi ở trẻ em dưới 5 tuổi vùng châu Mỹ Latinh và vùng Caribbean: S.
pneumoniae chiếm tỉ lệ cao nhất, kế đến là H.influenzae và M. pneumoniae (2). Tuy nhiên, một
nghiên cứu ở Trung Quốc cho thấy M. pneumoniae và RSV là tác nhân phổ biến nhất gây viêm
phổi ở trẻ nhập viện (4). Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận không cấy ra phế cầu trong 13 trường
hợp đã được chích ngừa phế cầu, có nghĩa là việc chích ngừa đã ảo vệ trẻ không bị viêm phổi do
phế cầu, như vậy cần phải khuyến khích tất cả bà mẹ đưa trẻ đi chích ngừa tác nhân này.
Theodoratou và cs phân tích 12 nghiên cứu liên quan đã áo cáo hiệu qủa của vaccine liên hợp phế
cầu trên viêm phổi lâm sàng là 7%, viêm phổi nặng lâm sàng là 7 % và viêm phổi được xác định
trên X quang là 26% (13). Sgambatti và cs báo cáo vacxin liên hợp phế cầu pneumococcal-10
(PCV10) làm giảm viêm phổi lâm sàng là 13,1% và viêm phổi được xác định trên X quang là
25,4% ở trẻ 2-23 tháng tuổi (10). PVC10 cũng ảo vệ chống lại H.influenzae không phân tuýp
(15). Trong 14 trường hợp cấy NTA dương tính H. influenzae có 12 trường hợp đã được chích
ngừa tác nhân này. H.influenzae được cấy (+) trong nghiên cứu của chúng tôi không xác định tuýp
nên có thể bao gồm cả HiB và H.influenzae tuýp khác hoặc không phân tuýp. Một nghiên cứu ở
Gambia cho thấy 20% H.influenzae gây viêm phổi ở trẻ là H.influenzae không phân tuýp (5). Trẻ
đã chích ngừa mà vẫn bị viêm phổi do chính tác nhân đó có thể do khâu bảo quản vaccine chưa tốt,
cũng có thể do chất lượng vaccine hoặc trẻ chưa chủng đầy đủ các mũi theo khuyến cáo nên không
đạt được hiệu quả bảo vệ cao. Hiệu quả của vaccine HiB được Theodoratou và cs ghi nhận trên
viêm phổi lâm sàng là 4%, viêm phổi nặng lâm sàng là 6% và viêm phổi được xác định trên X
quang là 18% (13).
Trong nghiên cứu chúng tôi chỉ có 1 trường hợp cấy dịch màng phổi dương tính với S.pyogenes.
Tỷ lệ cấy dịch màng phổi dương tính theo một nghiên cứu ở Mỹ là 9% trong khi có đến 32/47

trường hợp PCR dịch màng phổi dương tính với phế cầu (9). Tỷ lệ cấy máu dương tính trong
nghiên cứu của chúng tôi là 3,6%, phù hợp với ghi nhận của BTS, tỉ lệ cấy máu dương tính trong
viêm phổi < 10% (3). Theo AAP, cấy máu nên thực hiện ở trẻ viêm phổi nằm viện với bệnh cảnh
nặng, thất bại điều trị hoặc viêm phổi có biến chứng. Khi có tràn dịch màng phổi và viêm mủ
màng phổi, tỷ lệ cấy máu dương tính có thể lên đến 30-40% (9).
Chúng tơi ghi nhận phế cầu cịn nhạy 66,7% với Ceftriaxone/ Cefotaxim, nhạy 100% với
Ofloxacin, Levofloxacin, Vancomycin trong khi đó H.influenzae nhạy rất thấp với C2, C3 và
Amoxicillin/Clavulanate (7,1%) nhưng còn nhạy tốt với Macrolide và Ciprofloxacin (85,7%).
Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy tỷ lệ phế cầu kháng với Penicillin thay đổi từ 1,5 - 51%,
kháng với Macrolid 5,2-50% tùy thời điểm và địa điểm nghiên cứu (3.
Điều trị
Trong khi chờ đợi kết quả vi sinh, tất cả bệnh nhi đều được dùng kháng sinh chủ yếu là
Cephalosporin thế hệ 3 (92%), Macrolide (59,7%), Amoxcillin (7,9%), C3 được khuyến cáo sử
dụng khi trẻ không được chủng ngừa đầy đủ, nhiễm trùng đe dọa mạng sống, có biến chứng tràn
mủ màng phổi hoặc nằm trong vùng có sự đề kháng Penicillin cao (11). Trong số 92 trường hợp sử
dụng kháng sinh C3 an đầu, có 67 trường hợp (72,8%) đáp ứng C3. Tuy nhiên, kết quả kháng
sinh đồ của 11 trong 67 trường hợp viêm phổi đáp ứng với C3 an đầu chỉ có 2 trường hợp nhạy
C3. Ngồi ra, trong nghiên cứu của chúng tơi, các vi khuẩn xác định được kháng C3 rất cao:
Acinetobacter kháng 100%, H. influenzae kháng 92,3%, Serratia marcescens kháng 90%, K.
pneumoniae kháng 50%. Điều này cho thấy rằng nên cân nhắc tiếp tục dùng C3 nếu lâm sàng đáp
ứng tốt dù có kháng thuốc trên kháng sinh đồ. Nghiên cứu của Cao Phạm Hà Giang ghi nhận có

Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn


Bản quyền tài liệu này thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.HCM

71,3% đáp ứng với kháng sinh an đầu, 26,8% các trường hợp này là viêm phổi đơn thuần do siêu
vi (1). Có 85 trường hợp (30,8%) phải đổi kháng sinh vì suy hơ hấp nặng dần và kháng thuốc trên

kháng sinh đồ. Thời gian điều trị trung vị là 8 (6-12) ngày. Có 1 trường hợp chuyển bệnh viện
Phạm Ngọc Thạch, còn lại đều ổn xuất viện, khơng có trường hợp nào tử vong.
KẾT LUẬN: Tác nhân viêm phổi cộng đồng thường gặp nhất ở trẻ dưới 5 tuổi là S.pneumoniae
(46,3%), H. influenzae (17,5%), S. aureus (10%). Cần phải khuyến khích bà mẹ chích ngừa phế
cầu cho tất cả trẻ em dưới 5 tuổi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Cao Phạm Hà Giang, Phạm Thị Minh Hồng (2014). Đặc điểm lâm sàng, vi sinh và điều trị
của trẻ em viêm phổi nặng cần thở oxy tại ệnh viện Nhi Đồng 2. Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ
Nội trú, Đại Học Y Dược TP Hồ Chí Minh.
2.
Gentile A., Bardach A., Ciapponi A., et al (2012). Epidemiology of community-acquired
pneumonia in children of Latin America and the Caribbean: a systematic review and metaanalysis. International Journal of Infectious Diseases, 16(1), pp. e5-e15.
3.
Harris M., Clark J., Coote N., et al (2011). British Thoracic Society guidelines for the
management of community acquired pneumonia in children: update 2011. Thorax, 66(2),
pp. 1-23.
4.
Ji W., Chen Z., Zhou W., et al (2013). Etiology of acute respiratory tract infection in
hospitalized children in Suzhou from 2005 to 2011. Chinese journal of preventive medicine,
47(6), pp. 497-503.
5.
Morris G., Howie S., Ideh R., et al (2010). Pneumococcus and non-typeable Haemophilus
influenzae in severe childhood pneumonia in the Gambia, West Africa: implications for
vaccine policy. In: The 7th International Symposium on Pneumococci and Pneumococcal
Diseases.
6.
Padilla Ygreda J., Lindo Perez F., Rojas Galarza R., et al (2010). Etiology of community
acquired pneumonia in children 2-59 months old in two ecologically different communities
from Peru. Arch Argent Pediatr, 108(6), pp. 516-23.

7.
Phạm Thái Bình, Phạm Hùng Vân, và cộng sự (2012). Tình hình đề kháng kháng sinh của
S.pneumoniae và H.influenzae phân lập từ nhiễm khuẩn hô hấp cấp- kết quả nghiên cứu đa
trung tâm thực hiện tại việt Nam (Soar) 2010-2011. Y học thực hành, 855(12), tr. 6-11.
8.
Picot V. S., Benet T., Messaoudi M., et al (2014). Multicenter case-control study protocol of
pneumonia etiology in children: Global Approach to Biological Research, Infectious
diseases and Epidemics in Low-income countries (GABRIEL network). BMC Infect Dis,
14, pp. 635.
9.
Rani SG, Pablo ML (2013). Pneumonia. Pediatrics in review, 34, pp. 438-456.
10. Sgambatti S., Minamisava R., Bierrenbach A. L., et al (2016). Early impact of 10-valent
pneumococcal conjugate vaccine in childhood pneumonia hospitalizations using primary
data from an active population-based surveillance. Vaccine, 34(5), pp. 663-670.
11. Simon L. H., Parikh K., Williams D. J., et al (2015). Management of Community-Acquired
Pneumonia in Hospitalized Children. Current Treatment Options in Pediatrics, 1(1), pp. 5975.
12. Tapiainen T., Aittoniemi J., Immonen J., et al (2016). Finnish guidelines for the treatment of
community-acquired pneumonia and pertussis in children. Acta Paediatr, 105(1), pp. 39-43.
13. Theodoratou E., Johnson S., Jhass A., et al (2010). The effect of Haemophilus influenzae
type b and pneumococcal conjugate vaccines on childhood pneumonia incidence, severe
morbidity and mortality. International journal of epidemiology, 39(1), pp. i172-i185.
14. Walker C. L. F., Rudan I., Liu L., et al (2013). Global burden of childhood pneumonia and
diarrhoea. The Lancet, 381(9875), pp. 1405-1416
15. WHO (2012). Pneumococcal vaccines WHO position paper–2012–Recommendations.
Vaccine, 30(32), pp. 4717-4718.

Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn



Bản quyền tài liệu này thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.HCM

Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn



×