HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA CƠNG NGHỆ SINH HỌC
-------------***--------------
KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
PHÂN LẬP NẤM FUSARIUM OXYSPORUM F.SP
CUBENSE (FOC) GÂY BỆNH HÉO VÀNG LÁ CHUỐI
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN
HÀ NỘI - 2023
HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA CƠNG NGHỆ SINH HỌC
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI
PHÂN LẬP NẤM FUSARIUM OXYSPORUM F.SP CUBENSE
(FOC) GÂY BỆNH HÉO VÀNG LÁ CHUỐI TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH HƯNG YÊN
Sinh viên thực hiện
:
Trần Anh Tú
Ngành
:
Công Nghệ Sinh Học
Mã sinh viên
:
646862
Giảng viên hướng dẫn :
TS. PhạmThị Dung
HÀ NỘI – 2023
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học do tôi thực hiện trong
thời gian từ 08/2022 – 03/2023 dưới sự hướng dẫn của TS. Phạm Thị Dung – giảng
viên Bộ môn Sinh Học Phân tử và CNSH Ứng dụng – Khoa Công nghệ Sinh học –
Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Tất cả số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là trung thực và chưa
được công bố ở bất kỳ công trình nghiên cứu nào ở trong và ngồi nước. Các tài liệu
đã trích dẫn được nêu ở mục tài liệu tham khảo.
Hà Nội, ngày 03 tháng 03 năm 2023
Sinh viên
Trần Anh Tú
1
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ...........................................................................................................................4
PHẦN I :MỞ ĐẦU ..................................................................................................................6
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ...............................................................................................6
1.2. Mục đích và nội dung của đề tài .................................................................................7
1.2.1 Mục đích nghiên cứu ..............................................................................................7
1.2.2. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................7
1.2.3. Yêu cầu của đề tài ..................................................................................................7
1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài .....................................................7
1.3.1.Ý nghĩa khoa học ......................................................................................................7
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn......................................................................................................7
2.1 Các biểu hiện và nguyên nhân bệnh héo vàng lá chuối ......................................... 11
2.2 Các biện pháp phòng ngừa hiện nay ......................................................................... 13
2.3 Định hướng phòng ngừa bệnh héo vàng lá chuối ................................................... 13
“Bệnh héo vàng lá chuối đe dọa Việt Nam” – Báo Nông Sản Việt Nam .............. Error!
Bookmark not defined.
PHẦN III.VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP .................................................................... 15
3.1 Đối tượng, vật liệu nghiên cứu .................................................................................. 15
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 15
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................. 15
3.1.3. Nội dung nghiên cứu........................................................................................... 15
3.1.4. Vật liệu ................................................................................................................. 15
3.1.5. Hóa chất ................................................................................................................... 15
3.2. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................... 16
3.2.1 Khảo sát tình hình dịch bện nấm trên địa bàn tỉnh Hưng Yên tại 3 huyện
Khoái Châu, Kim Động, Phù cừ .................................................................................. 16
3.2.2 Phân lập nấm từ các mẫu chuối có triệu chứng bệnh héo vàng lá thu thập ở
một số khu vực chuyên canh chuối tại Hưng Yên ..................................................... 16
3.5.2: Đánh giá đặc điểm hình thái, sinh hóa, sinh lý các chủng nấm đã phân lập 17
2
PHẦN IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................................... 18
4.1. Khảo sát tình hình dịch bệnh, các phương pháp phịng chống bệnh tại 3 huyện
Khoái Châu, Kim Động, Phù cừ.......................................................................................... 18
4.1.1 Khảo sát tình hình dịch bệnh tại 3 huyện Khối Châu, Kim Động, Phù cừ......... 18
4.1.2 Hình ảnh khảo sát trực tiếp cây bệnh..................... Error! Bookmark not defined.
4.1.3 Các phương pháp phòng chống bệnh của người dân ....................................... 23
4.2. Kết quả phân lập nấm Fusarium oxysporum.............................................................. 23
4.2.1 Quá trình phân lập nấm Fusarium oxysporum......................................................... 23
4.2.2 Kết quả phân lập .......................................................................................................... 26
4.3. Nghiên cứu đặc điểm sinh học của nấm Fusarium oxysporum đã phân lập được từ
thí nghiệm trên ....................................................................................................................... 29
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 32
5.1. Kết luận ........................................................................................................................... 32
5.2. Kiến nghị......................................................................................................................... 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................... 33
3
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam,
đội ngũ giảng viên, cán bộ đang giảng dạy và công tác tại Học viện Nông Nghiệp Việt
Nam. Tôi vô cùng biết ơn các thầy, cô khoa Công nghệ sinh học đã giảng dạy, hướng
dẫn và tạo điều kiện để tơi hồn thành chương trình học, thực tập nghề nghiệp và khố
luận tốt nghiệp.
Tơi xin bày tỏ sự kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS. Phạm Thị Dung đã định
hướng nghiên cứu, tận tình chỉ dạy, giúp đỡ, hỗ trợ tơi trong suốt q trình thực hiện
khóa luận.
Cuối cùng tơi muốn gửi lời cảm ơn đến Bố, Mẹ, gia đình và bạn bè đang
thực hiện khố luận tại bộ mơn Cơng nghệ vi sinh đã khuyến khích, động viên, hỗ trợ,
tạo điều kiện tốt nhất để tơi có thể hồn thành tốt khố luận tốt nghiệp.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 12 tháng 2 năm 2023.
Sinh viên
Trần Anh Tú
4
TÓM TẮT
Tên đề tài : Phân lập nấm fusarium oxyporum f.sp cubense ( FOC ) gây
bệnh héo vàng lá chuối trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
Từ các mẫu bện tại 3 huyện Khoái Châu, Kim Động, Phù Cừ đã phân lập
được 6 chủng nấm Fusarium oxysporum.
Các chủng nấm này có đặc điểm tương đồng nhau chứng tỏ các mẫu cây
có thể cùng một loại chủng nấm gây bệnh
Các loại nấm phân lập được có vách ngăn và phát triển nhanh trên mơi
trường PDA. Các bào tử nấm này có thể tồn tại khá lâu trên mơi trường bên
ngồi nhờ có vách ngăn và dễ dàng phát triển mạnh khi thâm nhập vào cây
chuối.
5
PHẦN I :MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam có khí hậu nhiệt đới, là một trong những xứ sở của cây chuối, từ
Bắc xuống Nam, đồng bằng cũng như trung du, miền núi ở đâu cũng có chuối
với nhiều loại giống khác nhau. Diện tích chuối chiếm 19% tổng diện tích cây
ăn trái, sản lượng 1,4 triệu tấn. Ở miền Trung và miền Nam có nhiều địa phương
có diện tích chuối lớn như Đồng Nai, Sóc Trăng, Cà Mau, Thanh Hóa, Quảng
Trị, Khánh Hịa… có diện tích chuối từ 3.000 đến 8.000ha; phía Bắc có Hà Nội,
Phú Thọ, Hưng Yên…
Hiện Việt Nam có khoảng 150.000ha chuối lấy quả quy mơ trang trại, nơng
trại. Nếu tính cả diện tích nhỏ lẻ của các gia đình, các giống chuối trồng không
lấy quả như chuối lá, chuối hột, chuối rừng, diện tích chuối đạt trên 200.000ha.
Việt Nam là một trong những quốc gia có sản lượng chuối bình qn/ năm
cao, nhu cầu sử dụngcủa người dân tăng mạnh nhất là vào các ngày lễ rằm mùng
1 và chuẩn bị là dịp Tết Nguyên đánnăm tới. Bên cạnh đó bệnh héo vàng
Panama là bệnh nguy hiểm bậc nhất trên những giống chuốicủa Việt Nam hiện
nay gây ảnh hưởng và thiệt hại nặng nề về kinh tế cho bà con nông dân.
Trong vài năm gần đây bệnh héo vàng lá chuối do nấm Fusarium
oxysporum f.sp cubense Chủng nhiệt đới 4 đã xuất hiện gây hại ở nhiều địa
phương, bệnh làm cho cây chuối héo vàng, năng suất giảm và vườn chuối lụi
dần sau 2-3 năm.
Trên thế giới, bệnh héo vàng lá chuối đã gây thiệt hại nặng trên các giống
chuối thuộc nhóm Cavendish ( chuối tiêu ) ở châu Á, bện có xu hướng lây lan
nhanh chóng tại một số nước châu Phi, Trung Đông và Trung MỸ; các quốc gia
ở Đông Nam Á như Malaysia, Indonesia, Thái Lan... đều đã ghi nhận cây bệnh
hại. Đặc biệt là bệnh đang gây thiệt hại nặng trên các tỉnh Quảng Đông, Quảng
Tây, Vân Nam... của Trung Quốc, rất gần biên giới Việt Nam. Trung Quốc cũng
6
là quốc gia có quan hệ xuất nhập khẩu chuối và giống chuối thương phẩm với
Việt Nam nên nguy cơ lây lan nhanh, gây thiệt hại nặng trên diện rộng là rất lớn.
Chính vì vậy nghiên cứu chủng nấm Fusarium oxysporum f.sp ý nghĩa
quan trọng trong việc xây dựng quy trình phịng ngừa bệnh theo hướng bền
vững. Từ những thực tế trên em quyết định chọn đề tài : “Phân lập, tuyển chọn
và nghiên cứu đặc điểm sinh học của nấm Fusarium oxysporum f.sp
cubense (Foc) gây bệnh héo vàng lá chuối trên địa bàn tỉnh Hưng Yên”
1.2. Mục đích và nội dung của đề tài
1.2.1 Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
- Phân lập được nấm Fusarium oxysporum.
- Nghiên cứu đặc điểm sinh học nấm Fusarium oxysporum.
1.2.2. Đối tượng nghiên cứu
Chúng nấm Fusarium oxysporum gây bệnh héo vàng lá chuối trên địa bàn
tỉnh Hưng Yên
1.2.3. Yêu cầu của đề tài
- Phân lập chủng nấm Fusarium oxysporum
- Nghiên cứu đặc điểm, hình thái của nấm Fusarium oxysporum gây bệnh
vàng lá trên cây chuối
- Định danh các chủng nấm bằng phân tích trình tự vùng ITS
1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
1.3.1.Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được sử dụng trong nghiên cứu phòng
chống bệnh héo vàng lá chuối do nấm Fusarium oxysporum gây ra trên địa bàn tỉnh
Hưng Yên
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần bổ sung thêm các thơng tin về nấm
Fusarium oxysporum gây bệnh héo vàng lá chuối nhằm mục đích đưa ra biện
pháp phịng ngừa tối ưu góp phần vào việc xây dựng vùng nuôi trồng chuối bền
vững, tăng lợi nhuận giảm thiệt hại cho người nông dân
7
PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tổng quan về chuối
2.1.1. Nguồn gốc, phân loại
2.1.1.1. Nguồn gốc
Nguồn gốc của các giống chuối trồng đều xuất phát từ 2 loài chuối dại có
hạt trong chi Musa là Musa Acuminata và Musa Balbisiana. Chính sự tái tổ hợp
trong điều kiện tự nhiên và qua nhiều đời giữa 2 lồi này đã hình thành rất nhiều
nhóm giống chuối. Trong đó nhóm Cavendish mang kiểu gen AAA với rất nhiều
giống chuối tiêu thương mại đang được trồng rộng rãi ở nhiều quốc gia và vùng
lãnh thổ. Các nghiên cứu về chọn tạo giống và phát triển sản xuất chuối chủ yếu
được thực hiện đối với nhóm này (Simmond and Shepherd, 1955). Cho đến nay
vẫn cịn có ý kiến trái ngược nhau về nguồn gốc của cây chuối. Tuy nhiên, theo
Stover and Simmonds (1987); Valmayor et al. (2002), nguồn gốc phát sinh của
cây chuối là một vùng rộng lớn bao gồm Ấn Độ, các nước vùng Đơng Nam châu
Á và khu vực Thái Bình Dương. Ngày nay cây chuối đã được phát triển ở hầu
khắp các vùng nhiệt đới ẩm trên thế giới. Người ta đã tìm thấy sự đa dạng về
nguồn gen cây chuối khơng chỉ ở nơi phát sinh nguồn gốc mà còn ở khu vực
Nam Mỹ, Đông Phi và Tây Phi.
2.1.1.2. Phân loại
Theo Simmond and Shepherd (1955), cây chuối nằm trong bộ gừng
Zingiberales, họ Musaceae, chi Musa. Chi Musa theo truyền thống được phân
chia thành 5 phân chi là Ingentimusa, Australimusa, Callimusa, Enmusa và
Rhodochlamys nhưng chúng được cô gọn lại thành 3 vào năm 2002. Trước đây
các loài với nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 20 được chia ra trong 2 phân chi
Australimusa và Callimusa, cịn các lồi với 2n = 22 được chia tách trong các
phân chi Musa và Rhodochlamys. Ở thời điểm hiện tại thì phân chi Ingentimusa
với 2n = 14 vẫn cịn nhiều bí ẩn khác biệt.Ở họ Musaceae có 2 chi Ensete và
Musa. Chúng rất giống nhau ở bộ lá và dạng cây song có một số đặc điểm lại rất
khác nhau: Chi Ensete có bộ lá giống lá chuối nên một thời gian dài người ta xếp
8
chúng vào họ Musaceae. Đây là loại cây thân thảo chỉ sinh sản một lần, thân
ngầm không bao giờ đẻ nhánh. Hoa và lá bắc dính liền nhau vào cuống buồng,
chúng sinh sản hữu tính. Khơng giống nào trong chi này có quả ăn tươi được vì
quả của chúng chỉ có một lớp vỏ mỏng bên trong chứa đầy hạt có đường kính từ
1 – 1,2 cm. Chi này có giống Ensete Vetricosum thường trồng ở Đông Phi. Bẹ
của chúng dùng làm rau ăn hoặc lấy chất bột trong bẹ ủ lên men làm bánh ăn.
Chi Musa có 4 phân chi là Austrilimusa, Callimusa, Eumusa và Rohdochilamy.
Trong các phân chi, Australimusa là phân chi cổ nhất, các cây M. testilis và M.
abaca chỉ sử dụng làm dây buộc, chúng chỉ có ý nghĩa về khía cạnh nguồn gốc
của chuối, khơng có ý nghĩa về kinh tế. Calimusa chỉ có một loài dùng làm cảnh
do lá bắc màu đỏ tươi Musa coccinea. Rhodochlamys tuy có NST cơ sở là 11
nhưng có đặc điểm là bơng đứng và rất ít hoa trong mỗi lá bắc (từ 1 – 5 hoa).
Cây chuối cảnh đỏ Musa ornata có lá bắc màu hồng tím nhạt, hoa màu vàng
tươi, loại này giống Calirmusa chỉ trồng để làm cảnh (Rowee and Rsales, 1993).
Ngoài ra Simonds and Shepherd (1955), cịn tìm thấy ở New Guinea có 2 loại
mới khơng xếp được vào chi nào vì NST cơ sở x = 7 Musa Ingcussimn và x = 9
Musa baccariin simn. Trong các phân chi trên, Eumusa là phân chi đáng chú ý
nhất khơng chỉ vì nó lớn nhất, phong phú về giống nhất mà còn về giá trị kinh tế
của nó đặc biệt trong lĩnh vực ăn tươi và làm lương thực. Buồng quả của
Eumusa ít nhiều cụp xuống có thể ngang hoặc hơi ngang hay bng thõng
xuống. Mỗi nải số quả nhiều và được xếp thành hai hàng. Trong Eumusa các
giống chuối dại khơng hoặc ít khi có ích nhưng lại có giá trị trong lĩnh vực
nghiên cứu về phân loại. Các giống chuối ăn được, theo Cheesman and Larter
(1935); Simmonds and Shepherd (1955), thì chúng có nguồn gốc từ 2 loài quan
trọng là M. acuminata colla (ký hiệu A) và M. balbisiana colla (ký hiệu B), trải
qua nhiều quá trình biến đổi chúng đã trở thành loại không hạt và ăn được. Việc
tăng nhanh các tên khoa học do số lượng giống ngày càng nhiều đã gây nhiều
lẫn lộn trong phân loại. Trong khi chờ đợi có thêm những hiểu biết mới nhất là
quan hệ gần gũi của các dòng họ chuối, Cheesman and Larter (1935) cho rằng
tốt nhất là dùng các tên thông thường của địa phương cùng với sự mô tả tỉ mỉ
9
các giống loài chuối.
Năm 1955, Simmonds và Shepherd dựa vào nghiên cứu tiêu bản sống
trong tập đoàn chuối lớn ở Trường đại học tổng hợp miền Đông Ấn Độ đã thấy
được những tồn tại của hệ thống phân loại cổ điển. Bằng các nghiên cứu tế bào
học hai ông đã lý giải được nguồn gốc của chuối trồng và đề xuất một hệ thống
phân loại mới. Các loài chuối ăn được đều xuất phát từ hai lồi chuối dại có hạt
M. acuminata colla (ký hiệu là A) và M. balbisiana colla (ký hiệu là B). Hai loài
M. acuminata colla và M. balbisiana colla là hai loài quan trọng nhất trong chi
Musa. Hai lồi này có xuất xứ từ Đơng Nam châu Á. Trải qua nhiều quá trình di
truyền chúng đã tạo ra lồi chuối khơng hạt, ăn được. Hiện nay lý thuyết này
được hầu hết các tác giả công nhận. Để xác định mức độ pha trộn, Simmonds
and Shepherd (1955) đã đưa ra 15 chỉ tiêu cơ bản có sự khác biệt rõ ràng giữa
M. acuminata colla và M. balbisiana.
2.1.2. Đặc điểm
Vì cây thường mọc lên cao, thẳng, và hơi vững, nó thường bị lầm lẫn với
thân cây thật, trong khi "thân" chính của nó là một "thân giả" (tiếng
Anh: pseudostem). Thân giả của một số lồi có thể cao tới 2–8 m, với lá kéo dài
3,5 m. Mỗi thân giả có thể ra 1 buồng chuối màu vàng, xanh, hay ngay cả màu
đỏ, trước khi chết và bị thay bằng thân giả mới.Quả của những cây chuối dại (ở
Việt Nam cịn gọi là chuối rừng) có nhiều hột lớn và cứng. Nhưng hầu hết loại
chuối được buôn bán để ăn thiếu hột (xem Trái cây khơng có hột) vì đã được
thuần hóa lâu đời nên có bộ nhiễm sắc thể đa bội (thường là tam bội). Cây
thường mọc thành bụi và được trồng bằng cách tách rời cây non đem trồng
thành bụi mới.
Quả chuối ra thành nải treo, mỗi tầng (gọi là nải) có tới 20 quả, và mỗi
buồng có 3–20 nải. Các nải nhìn chung gọi là một buồng, nặng 30–50 kg. Một
quả trung bình nặng 125 g, trong số đó vào khoảng 75% là nước và 25% là chất
khơ. Mỗi quả riêng có vỏ dai chung quanh thịt mềm ăn được. Vỏ và thịt đều ăn
được ở dạng tươi hay đã qua chế biến (nấu). Những người phương Tây thường
10
ăn thịt chuối còn tươi và vứt vỏ, trong khi một số nước Á Đông nấu rồi ăn cả vỏ
và thịt. Quả chuối thường có nhiều sợi (gọi là bó libe) nằm giữa vỏ và thịt.
Chuối chứa nhiều vitamin B6, vitamin C và kali.
Cây chuối có thân giả lên tới 6–7,6 m, mọc lên từ một thân ngầm. Lá chuối ra
theo hình xoắn và có thể kéo dài 2,7 m và rộng 60 cm. Cây chuối là loài thân
thảo lớn nhất. Hoa chuối thường lưỡng tính, đầu hoa thường ra một hoa đực
riêng, khơng sinh sản, cịn được gọi là bắp chuối, nhưng đơi khi có thể ra thêm –
một thân cây chuối ở Hinigaran, Negros Occidental, Philippines ra năm
hoa. Bắp chuối được dùng như rau ở Đông Nam Á; nó được hấp, trộn salad,
hoặc ăn sống. Các hoa cái ở trên hoa đực và không cần được thụ phấn để tạo quả
chuối.
2.2 Các biểu hiện và nguyên nhân bệnh héo vàng lá chuối
Triệu chứng:
Cây bị bệnh thường có triệu chứng vàng lá già, sau đó lan dần lên lá non,
lá bị vàng từ bìa lá lan dần vào gân lá. Mạch dẫn trong gân lá bị đen, không dẫn
được nước, lá thiếu dinh dưỡng bị héo úavà do sức nặng của lá khiến cuống lá bị
gãy gập và đổ rũ xuống bao quanh thân giả, chỉ trơ trọi lánon cịn xanh mọc
thẳng, các lá này thường có màu xanh nhạt hoặc hơi vàng, mép lá bị méo
mó,nhăn nheo.
Cây bị bệnh chết nhưng không đổ, đào củ rồi chẻ ngang sẽ thấy bó dẫn
màu nâu, thịt củ màu vàng,củ bị thối hồn tồn và bốc mùi hơi, cắt ngang thân
thấy bó mạch dẫn chính cố màu nâu đen, mạch.
Ngun nhân:
Ngun nhân gây ra bệnh Héo vàng Panama do nấm Fusarium oxysporum
fs. Cubense, thuộc họ Nectriaceae.Bệnh làm củ bị thối, đen mạch dẫn của cây
dẫn đến cắt nguồn dinh dưỡng nuôi cây.Ở Việt Nam hiện nay có 4 chủng gây
11
bệnh chính.Trong đó có 1 chủng gây bệnh trên chuối tây và 4chủng gây bệnh
trên chuối tiêu.
Nấm Fusarium oxysporum
Fusarium oxysporum là một cư dân phổ biến trong đất và tạo ra ba loại
bào tử vơ tính : macroconidia, microconidia và chlamydospores.
Macroconidia gần như thẳng, mảnh mai và có thành mỏng . Chúng
thường có ba hoặc bốn vách ngăn, một tế bào đáy hình bàn chân và một tế bào
đỉnh cong và thuôn nhọn. Chúng thường được tạo ra từ các phialua trên các hạt
mầm bằng cách phân chia cơ sở . Chúng rất quan trọng trong nhiễm trùng thứ
phát.
Các microconidia có hình elip và có một vách ngăn duy nhất hoặc khơng
có vách ngăn nào cả. Chúng được hình thành từ các phialide trong các đầu giả
bằng cách phân chia cơ bản. Chúng rất quan trọng trong nhiễm trùng thứ cấp.
Chlamydospores có hình cầu với những bức tường dày . Chúng được
hình thành từ sợi nấm hoặc bằng cách sửa đổi các tế bào sợi nấm. Chúng tồn tại
trong đất trong thời gian dài và đóng vai trị là mầm bệnh trong nhiễm trùng ban
đầu.
Macroconidia và chlamydospores thường chỉ được hình thành trên cây ký
chủ đã chết hoặc sắp chết. Chlamydospores là cấu trúc sống sót quan trọng nhất
của mầm bệnh này.
Giai đoạn teleomorph hoặc sinh sản hữu tính của F. oxysporum vẫn chưa
được biết.
Bốn chủng mầm bệnh này đã được mơ tả tấn cơng các giống chuối khác
nhau :
•
Chủng tộc 1 tấn công các giống cây trồng trong Musa (nhóm AAA) 'Gros
Michel' và gây ra dịch bệnh thế kỷ 20. Nó cũng tấn cơng
12
' Ducasse ', ' Lady Finger ', Musa (nhóm AAB) 'Pome' và các nhóm con
của nó, Musa (nhóm AAB) 'Silk' và Musa (Nhóm ABB) 'Pisang Awak'.
•
Chủng tộc 2 tấn cơng Musa (nhóm ABB) ' Bluggoe ' và họ hàng gần của
nó.
•
Chủng 3 tấn cơng Heliconia spp.
•
Chủng tộc 4 tấn cơng Musa (nhóm AAA) 'Dwarf Cavendish' cũng như
vật chủ của chủng tộc 1 và 2.
2.3 Các biện pháp phòng ngừa hiện nay
Muốn phòng trừ hiệu quả bệnh này cần phải thực hiện theo phương pháp
tổng hợp như sau:
+ Chọn giống có nguồn gốc tốt, giống khơng nhiễm bệnh hoặc có mức độ
nhiễm bệnh thấp (Chuốitây ít bị nhiễm hơn so với chuối ta)
+ Cày bừa phơi ải đất từ 1 đến 2 tháng, sử lý cỏ dại tàn dư cây trồng vụ
trước kết hợp bón vơi đểcân bằng pH. Khơng trồng cuối trên những vùng đât đã
từng bị bệnh héo vàng Panama trước kia.
Những biện pháp này chưa giải quyết triệt để bệnh héo vàng lá chuối,
nguyên nhân chính là do nấm Fusarium oxysporum
2.4 Định hướng phòng ngừa bệnh héo vàng lá chuối
Ở Việt Nam bện héo vàng lá chuối ( bệnh chết héo chuối, biênhj héo
Panama) do nấm Fusarium oxysporum gây ra. Chủng 1 của nấm gây bệnh hại
trên chuối tây ( chuối sứ, chuối xiêm) ở khắp các vùng trồng chuối trong cả
nước nhưng ở mức hộ hại nhẹ; trong khi đó Chủng 4 lại gây hại trên nhóm chuối
tiêu như tiêu già, tiêu hồng và các giống chuối mẫn cảm với Chủng 1.
Để chủ động phòng chống bện héo vàng lá chuối, trên cơ sở kết quả dự án
điều tra bệnh héo vàng lá chuối do FAO hỗ trợ; Cục Bảo vệ thực vật đã phối hợp
với Viện Nghiên cứu Rau quả, Viện Bảo vệ thực vật bổ sung, xây dựng và ban
hành Quy trình Quản lý tổng hợp bệnh héo vàng lá chuối do nấm Fusarium
13
oxysporum gây ra để các địa phương phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn nơng
dân áp dụng phịng chống bệnh hiệu quả, an tồn góp phần thúc đẩy sản xuất
chuối bền vững.
Nghiên cứu vi sinh vật có khả năng kháng nấm Fusarium oxysporum rất
cần thiết để xây dựng quy trình phịng chống bệnh héo vàng lá chuối hiệu quả và
bền vững.
14
PHẦN III.VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
3.1 Đối tượng, vật liệu nghiên cứu
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu
-
Mẫu đất, thân, củ chuối bị nhiễm bện trên địa bàn 3 huyện Khoái CHâu,
Phù Cừ, Kim Động
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: Tháng 8/2022 – tháng 2/2023
Địa điểm: Khoa Công Nghệ Sinh Học – Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
3.1.3. Nội dung nghiên cứu
- Phân tích tình hình dịch bệnh héo vàng lá chuối do chủng nấm Fusarium
oxysporum gây bệnh
- Phân lập các chủng nấm Fusarium oxysporum trên địa bàn tỉnh Hưng
Yên.
- Nghiên cứu đặc điểm, hình thái của nấm Fusarium oxysporum gây bệnh
vàng lá trên cây chuối
- Đánh giá nấm vi sinh vật dựa trên đặc điểm hình thái.
3.1.4. Vật liệu
Phương pháp chuẩn bị nguyên liệu:
Mẫu chuối, mẫu đất,agar, thước, bút, máy ảnh, dao ….
Các trang thiết bi sử dụng trong phịng thí nghiệm:
Đĩa petri, chai nhựa, nút bơng, ống nghiệm.
Box cấy, banh, dao, que cấy, đèn cồn, bình xịt cồn, thuốc nhuộm…
Tủ ni cấy.
Kính hiểm vi.
Nồi hấp mơi trường.
Phịng ni cấy.
3.1.5. Hóa chất
Mơi trường PDA : Bột khoai tây 200g, Dextrose 20g, agar 20g Nước tinh
khiết hòa tan đến 1 lít
15
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Khảo sát tình hình dịch bện nấm trên địa bàn tỉnh Hưng Yên tại 3
huyện Khoái Châu, Kim Động, Phù cừ
Mỗi huyện khảo sát từ 2 đến 3 hộ dân đang trồng chuối, điều tra tình hình
bện héo vàng lá chuối do nấm Fusarium oxysporum gây bệnh.
Điều tra điện tích trồng chuối, số cây chuối bị nhiễm bệnh trên 1 đơn vị
diện tích
Các phương pháp phịng ngừa hiện nay đang được áp dụng và tính hiệu
quả của phương pháp phịng ngừa đó
3.2.2 Phân lập nấm từ các mẫu chuối có triệu chứng bệnh héo vàng lá thu
thập ở một số khu vực chuyên canh chuối tại Hưng Yên
- Trên thân cây chuối bị bệnh, ở vị trí cách mặt đất ít nhất 20 cm, cắt một
đoạn thân dài 4cm.
- Rửa sạch dưới vòi nước máy và khử trùng bề mặt bằng ethanol 70%
trong 1 phút.
- Để khô trên giấy thấm đã khử trùng hoặc hơ khô trên ngọn lửa đèn cồn
nếu thân dày.
- Dùng dao và panh vô trùng tách các sợi mạch màu nâu đỏ ra khỏi thân
giả. Thấm khô chúng bằng giấy thấm vô trùng.
- Cắt các sợi mạch thành các đoạn nhỏ 3-6mm rồi cấy vào đĩa petri chứa
mơi trường PDAcó bổ sung kháng sinh. Tản nấm sẽ phát triển sau.
- Sau 2-4 ngày tản nấm sẽ xuất hiện, cấy truyền và làm thuần các chủng
nấm lên môi trường thạch PDA.
Môi trường PDA : Bột khoai tây 200g, Dextrose 20g, agar 20g Nước tinh
khiết hịa tan đến 1 lít (Chỉ cần lấy 24g bột PDA cho 1 lít mơi trường )
- Lấy 1 mẩu thạch nơi nấm sinh trưởng (0.5 x 1cm) sau 3-4 ngày ni cấy
cho vào bình tam giác có thể tích 100ml chứa 10 ml nước cất vơ trùng lắc đều
trong vài phút
16
- Các bào tử đơn được cấy chuyển lên môi trường PDA, sau 24-30 giờ
nuôi cấy các đơn bào tử phát triển. Nghiên cứu đặc điểm hình thái của các chủng
nấm.
3.5.2: Đánh giá đặc điểm hình thái, sinh hóa, sinh lý các chủng nấm đã
phân lập
- Quan sát các đặc điểm hình thái khuẩn lạc nấm trên mơi trường PDA:
+ Màu sắc mặt trên, mặt dưới của khuẩn lạc
+ Đường kính tản nấm
- Quan sát các đặc điểm hình thái sợi và bào tử nấm khi nuôi trên môi
trường PDA:
Các chủng nấm mốc được cấy ria trên đĩa petri chứa mơi trường PDA, sau
đó lamen vơ trùng được cấy găm vào đĩa petri trên đường cấy ria nấm, sao cho
độ nghiêng của lamen đạt 45o. Đĩa petri sau đó được đặt trong tủ nuôi ở nhiệt độ
30 oC. Sau 3 ngày ni cấy, hình thái bào tử nấm được quan sát bằng cách rút
lamen từ đĩa petri đặt lên lam kính và quan sát dưới kính hiển vi điện tử độ
phóng đại 100X.
+ Hình dạng sợi nấm có vách ngăn hay khơng.
+ Hình thái bào tử, chùm bào tử.
17
PHẦN IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Khảo sát tình hình dịch bệnh, các phương pháp phịng chống bệnh tại 3
huyện Khối Châu, Kim Động, Phù cừ
4.1.1 Khảo sát tình hình dịch bệnh tại 3 huyện Khối Châu, Kim Động, Phù
cừ
Bảng1 : Khảo sát tình hình dịch bệnh tại 3 huyện
STT Tên Hộ
Huyện
1
Trần Đình Trọng
Phù Cừ
Diện
Tích(m2)
2 sào
Tỉ lệ cây bệnh (%)
2
Phạm Hữu Huân
Phù Cừ
1 sào
8% cây bệnh
3
Nguyễn Thị Bé
Khoái Châu
2 sào
7 cây bệnh
4
Dương Thành Trung
Khoái Châu
3 sào
8-10 cây bệnh
5
Nguyễn Thị Hợi
Kim Động
3 sào
10% cây bệnh
6
Trần Văn Năm
Kim Động
2 sào
10 % cây bệnh
9 % cây bệnh
Mẫu cây bị bệnh trong quá trình đi thu mẫu
Hình 4.1 Kết quả khảo sát chuối bị bệnh héo vàng tại
Hình A : Huyện Phù Cừ
Hình B : Huyện Khoái Châu
18
19
Hình C : Huyện Kim Động
Hình 4.1 Các vết bệnh héo vàng trên chuối
Hình A : Trên củ
20
Hình B : Trên thân
Hình C : Mẫu đất cây bị nhiễm bệnh
21
Tình hình dịch bệnh tại 3 huyện dao động từ 8-10% trên tổng số cây chuối dao
động khá đồng đều tại 3 huyện.
Tiến hành quan sát triệu chứng bệnh vàng lá câychuối tây trên đồng ruộng, triệu
chứng bệnh trên lá, trên thân giả và trên củ. Đặc điểm gây hại đặc trưng được
nhận thấy trong các cây bị bệnh là mạch dẫn chuyển màu đen ở thân củ, thân giả
và ở cả bẹ lá.Như vậy, nấm bệnh xâm nhập chủ yếu qua chóp rễ hoặc qua vết
thương ở rễ, rồi vào bó mạch, phát triển trong mạch dẫn làm cản trở q trình
vận chuyển nước trong cây từ đó gây ra triệu chứng héo vàng trên lá và gây chết
cây.
Triệu chứng biểu hiện bên ngoài được ghi nhận đầu tiên từ các lá già lan dần lên
các lá non, từ mép lá lan vào gân lá. Các lá già dần dần bị héo toàn bộ, gẫy gục,
rủ xuống xung quanh thân giả. Tiếp đó, các lá non có màu vàng nhạt ở xung
quanh mép và có xu hướng thẳng đứng rồi có màu vàng úa, kích thước nhỏ lại
cả về chiều rộng và chiều dài. Các lá non có thể trổ khơng thốt. Các lá non
cũng bị vàng và héo vàng xuống thân giả sau một thời gian ngắn. Không có quả
nếu bệnh xuất hiện trước khi ra buồng khoảng 2 tháng. Nếu bệnh xuất hiện
muộn hơn, buồng quả có thể xuất hiện nhưng số nải và số quả giảm, quả bị chín
ép. Nứt dọc thân giả có thể được quan sát thấy ở phần trên mặt đất của thân giả
khi bị bệnh panana. Đặc điểm quan trọng đặc trưng được nhận thấy là xuất hiện
mạch màu nâu đỏ ở thân củ, thân giả và ở cả bẹ lá trong các cây bị bệnh
Những cây bị bệnh tập trung thành từng bụi luống gần nhau thuòng tập trung ở
khu vực có rãnh nước, những khu vực này đất và nước trồng cây thường không
được xử lý kỹ càng, dễ bị lây nhiễm sang các khu vực xung quanh hoặc lây
nhiễm vào nguồn nước chính vì vậy cần xử lý ngay với các luống cây đã hoặc
đang bị bệnh một cách triệt để không để ảnh hưởng đến các cây không bị nhiễm
bệnh khác.
22
4.1.3 Các phương pháp phòng chống bệnh của người dân
- Xử lý hố trước khi trồng: Bón vơi,
- Chọn giống chuối có khả năng kháng nấm.
- Vệ sinh đồng ruộng : Thường xuyên kiểm tra, loại bỏ các lá già, lá vàng nghi
bị bệnh đem tiêu hủy (phơi khô rồi đốt)
- Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật Zineb, Propiconazole để phòng trừ nấm gây
bệnh
- Xử lý nguồn ngước tưới cây dung nước giếng khoan không dùng nước ở
kênh, sông.
Những biện pháp này chỉ là tình thế chưa triệt để ngăn chặn bệnh héo vàng lá
chuối do chủng nấm Fusarium oxysporum gây bệnh, chỉ có thể ngăn ngừa được
một phần
4.2. Kết quả phân lập nấm Fusarium oxysporum
4.2.1 Phân lập nấm Fusarium oxysporum từ các mẫu chuối bị bệnh
23