Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Đánh giá tiềm năng một số loài ruồi ăn rệp họ syrphidae trong phòng chống rệp muội hại cây trồng tại gia lâm, hà nội năm 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.53 MB, 133 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA NƠNG HỌC
--------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG MỘT SỐ LOÀI RUỒI
ĂN RỆP HỌ SYRPHIDAE TRONG PHÕNG CHỐNG
RỆP MUỘI HẠI CÂY TRỒNG TẠI GIA LÂM, HÀ NỘI
NĂM 2021
Ngƣời thực hiện : NGUYỄN THỊ LAN HƢƠNG
Mã SV

: 620016

Lớp

: K62BVTVA

Ngƣời hƣớng dẫn : PGS.TS. NGUYỄN ĐỨC TÙNG
Bộ mơn

: CƠN TRÙNG

HÀ NỘI – 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của tôi dƣới sự hƣớng dẫn của
PGS.TS. Nguyễn Đức Tùng. Số liệu và kết quả nghiên cứu trong bản khóa luận


tốt nghiệp này hồn tồn trung thực và chƣa đƣợc công bố sử dụng và bảo vệ
cho một học vị nào. Các trích dẫn trong các tài liệu tham khảo trong khóa luận
này đều đƣợc trích dẫn đầy đủ và ghi nguồn gốc rõ ràng.
Tôi xin chịu trách nhiệm với tính trung thực của tồn bộ nội dung khóa
luận tốt nghiệp.
Hà Nội, ngày

tháng năm 2021

Sinh viên

NGUYỄN THỊ LAN HƢƠNG

i


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận tốt nghiệp này, ngồi sự nỗ lực của bản thân, tơi
đã nhận đƣợc sự giúp đỡ nhiệt tình của khoa Nơng Học, các thầy cô giáo trong
Bộ môn Côn Trùng, Quý công ty TNHH Dalat Hasfarm, gia đình và cùng tồn
thể bạn bè.
Tơi xin đặc biệt gửi lời cảm ơn tới PGS.TS. Nguyễn Đức Tùng, thầy đã rất tận
tình, trực tiếp hƣớng dẫn, động viên, chỉ bảo, truyền đạt những kiến thức, kinh
nghiệm và tạo điều kiện tốt nhất cho tơi hồn thành Khóa luận tốt nghiệp này.
Tơi xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô Bộ môn Côn Trùng,
Khoa Nông Học, Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q
trình thực hiện đề tài và hồn thành tốt nhất Khóa luận tốt nghiệp của tôi.
Tôi cũng xin đƣợc gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Quý công ty TNHH Dalat
Hasfarm đã tài trợ nguồn kinh phí từ quỹ khuyến học Thomas Hooft giúp đỡ tơi
hồn thành tốt nhất Khóa luận này.

Cuối cùng tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến những ngƣời thân trong
gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ và tạo mọi điều điện thuận lợi để tôi có
thể n tâm trong suốt q trình học tập và thực hiện Khóa luận tốt nghiệp!
Hà Nội, ngày

tháng năm 2021

Sinh viên

NGUYỄN THỊ LAN HƢƠNG

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................ii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG .....................................................................................................vii
DANH MỤC HÌNH ....................................................................................................... ix
TĨM TẮT KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ....................................................................xii
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề ..................................................................................................................... 1
1.2. Mục đích và yêu cầu ..................................................................................................... 2
1.2.1. Mục đích.................................................................................................................... 2
1.2.2. Yêu cầu ...................................................................................................................... 2

PHẦN 2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG .............................. 3
VÀ NGỒI NƢỚC ........................................................................................................ 3

2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ............................................................................... 3
2.1.1. Những nghiên cứu về một số cây trồng liên quan tới đề tài...................................... 3
2.1.2. Những nghiên cứu về rệp muội và thành phần thiên địch của chúng ....................... 5
2.1.3. Những nghiên cứu về ruồi ăn rệp .............................................................................. 8
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc ............................................................................... 13
2.2.1. Những nghiên cứu về một số cây trồng liên quan tới đề tài.................................... 13
2.2.2. Những nghiên cứu về rệp muội và thành phần thiên địch của chúng ..................... 14
2.2.3. Những nghiên cứu về ruồi ăn rệp ............................................................................ 17

PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................. 24
3.1. Đối tƣợng và vật liệu nghiên cứu ............................................................................... 24
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .............................................................................. 25
3.3. Nội dung nghiên cứu .................................................................................................. 25
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................................ 26
3.4.1. Phƣơng pháp điều tra, thu thập xác định thành phần thiên địch của rệp muội hại
một số cây trồng ở Gia Lâm - Hà Nội ............................................................................... 26

iii


3.4.2. Phƣơng pháp giám định loài ruồi ăn rệp ................................................................. 29
3.4.3. Phƣơng pháp trồng cây đậu mầm ............................................................................ 30
3.4.4. Phƣơng pháp nhân nuôi rệp muội đậu đen Aphis craccivora ................................. 31
3.4.5. Phƣơng pháp thử sức ăn đối với ấu trùng ruồi ăn rệp ............................................. 32
3.4.6. Phƣơng pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của ruồi ăn rệp .................. 33
3.4.7. Phƣơng pháp đánh giá ảnh hƣởng của số lƣợng ruồi ăn rệp Paragus crenulatus đến
khả năng ăn rệp muội Aphis craccivora của chúng .......................................................... 36
3.4.8. Phƣơng pháp tính sức tăng quần thể ....................................................................... 38
3.4.9. Tính tốn, xử lý số liệu............................................................................................ 39
3.4.10. Phƣơng pháp xử lý thống kê ................................................................................. 40


PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................... 41
4.1. Thành phần ruồi ăn rệp họ Syrphidae và côn trùng bắt mồi ăn rệp muội khác trên một
số cây trồng ....................................................................................................................... 41
4.1.1. Thành phần ruồi ăn rệp họ Syrphidae trên một số cây trồng tại Gia Lâm, Hà Nội
năm 2021 ........................................................................................................................... 41
4.1.2. Đặc điểm hình thái các lồi ruồi ăn rệp họ Syrphidae và Chamaemyiidae thu đƣợc trên
một số cây trồng tại Gia Lâm, Hà Nội năm 2021 ................................................................ 45
4.1.3. Thành phần côn trùng bắt mồi khác (ăn rệp muội) trên cây bắp cải, ngô và đậu đen
tại Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội năm 2021 ......................................................................... 76
4.1.4. Diễn biến mật độ ấu trùng ruồi ăn rệp họ Syrphidae và rệp muội trên một số cây
trồng tại Gia Lâm, Hà Nội năm 2021 ................................................................................ 79
4.2. Đặc điểm sinh học, sinh thái của hai loài ruồi ăn rệp họ Syrphidae (P. crenulatus và
I. scutellaris) ..................................................................................................................... 86
4.2.1. Kích thƣớc của hai lồi ruồi ăn rệp họ Syrphidae (P. crenulatus và I. scutellaris) 86
4.2.2. Thời gian phát dục của hai loài ruồi ăn rệp họ Syrphidae (P. crenulatus và I.
scutellaris).......................................................................................................................... 90
4.2.3. Một số chỉ tiêu sinh sản của ruồi ăn rệp Paragus crenulatus ................................. 94
4.3. Sức ăn của ấu trùng các tuổi của hai loài ruồi ăn rệp P. crenulatus và I. scutellaris ăn
rệp đậu đen A. craccivora sau 24h ................................................................................... 96
4.4. Ảnh hƣởng của số lƣợng ruồi ăn rệp Paragus crenulatus đến khả năng ăn rệp muội
Aphis craccivora của chúng .............................................................................................. 98
4.5. Bảng sống (life – table) của ruồi ăn rệp Paragus crenulatus ..................................... 99

iv


4.6. Sức tăng quần thể ruồi ăn rệp P. crenulatus ............................................................ 100

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ....................................................................... 101

5.1. Kết luận .................................................................................................................... 101
5.2. Đề nghị ..................................................................................................................... 101

TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 102
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 108

v


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
AT

Ấu trùng

BNNPTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

RAR

Ruồi ăn rệp

TT

Trƣởng thành


vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Thành phần ruồi ăn rệp họ Syrphidae và họ Chamaemyiidae trên bắp
cải tại Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội năm 2021 ................................................ 41
Bảng 4.2. Thành phần ruồi ăn rệp họ Syrphidae trên ngô tại Đặng Xá, Gia Lâm,
Hà Nội năm 2021 ........................................................................................... 42
Bảng 4.3. Thành phần ruồi ăn rệp họ Syrphidae trên đậu đen tại Đặng Xá, Gia
Lâm, Hà Nội năm 2021 .................................................................................. 43
Bảng 4.4. Thành phần ruồi ăn rệp họ Syrphidae trên các cây cỏ dại tại Đặng Xá,
Gia Lâm, Hà Nội năm 2021 ........................................................................... 44
Bảng 4.5. Thành phần côn trùng bắt mồi khác ăn rệp muội trên cây bắp cải, ngô
và đậu đen tại Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội năm 2021 ................................... 77
Bảng 4.6. Diễn biến mật độ ấu trùng ruồi ăn rệp họ Syrphidae và rệp muội
Brevicoryne brassicae trên bắp cải tại Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội năm
2021 ................................................................................................................ 80
Bảng 4.7. Diễn biến mật độ ấu trùng ruồi ăn rệp họ Syrphidae và rệp muội
Rhopalosiphum maydis trên cây ngô tại Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội năm
2021 ................................................................................................................ 82
Bảng 4.8. Diễn biến mật độ ấu trùng ruồi ăn rệp họ Syrphidae và rệp muội Aphis
craccivora trên đậu đen tại Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội năm 2021 .............. 84
Bảng 4.9. Chiều dài các pha phát dục của ruồi ăn rệp Paragus crenulatus và
Ischiodon scutellaris ăn rệp muội Aphis craccivora ở nhiệt độ 27oC............ 87
Bảng 4.10. Chiều rộng các pha phát dục của ruồi ăn rệp Paragus crenulatus và
Ischiodon scutellaris ăn rệp muội Aphis craccivora ở nhiệt độ 27oC............ 89
Bảng 4.11. Thời gian phát dục các pha của ruồi ăn rệp cái Paragus crenulatus và
Ischiodon scutellaris ăn rệp muội Aphis craccivora ở nhiệt độ 27oC............ 91
Bảng 4.12. Thời gian phát dục các pha của ruồi ăn rệp đực Paragus crenulatus và
Ischiodon scutellaris ăn rệp muội Aphis craccivora ở nhiệt độ 27oC............ 93

Bảng 4.13. Một số chỉ tiêu sinh sản của ruồi ăn rệp Paragus crenulatus ăn rệp
muội Aphis craccivora ở nhiệt độ 27oC ......................................................... 95
vii


Bảng 4.14. Sức ăn của ấu trùng ruồi ăn rệp Paragus crenulatus và Ischiodon
scutellaris ăn rệp muội Aphis craccivora sau 24h ở nhiệt độ 27oC ............... 97
Bảng 4.15. Ảnh hƣởng của số lƣợng ruồi ăn rệp Paragus crenulatus đến khả
năng ăn rệp muội Aphis craccivora của chúng .............................................. 98
Bảng 4.16. Bảng sống (life – table) của ruồi ăn rệp Paragus crenulatus ăn rệp
muội Aphis craccivora ở nhiệt độ 27oC ......................................................... 99
Bảng 4.17. Một số chỉ tiêu về sức tăng quần thể của ruồi ăn rệp Paragus
crenulatus ăn rệp muội Aphis craccivora ở nhiệt độ 27oC .......................... 100

viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Hộp caramen ni ấu trùng RAR .................................................................. 24
Hình 3.2. Dụng cụ ni sinh học RAR .......................................................................... 24
Hình 3.3. Vợt cơn trùng thu bắt trƣởng thành RAR ...................................................... 25
Hình 3.4. Lồng ni trƣởng thành RAR ........................................................................ 25
Hình 3.5. Kính hiển vi soi nổi ....................................................................................... 25
Hình 3.6. Hộp nhựa nhân ni rệp muội ....................................................................... 30
Hình 3.7. Hạt giống đậu mầm (đậu Hà Lan) ................................................................. 30
Hình 3.8. Đất trồng cây đậu mầm.................................................................................. 30
Hình 3.9. Triệu chứng gây hại rệp muội Aphis craccivora ........................................... 32
Hình 3.10. Trƣởng thành cái của rệp muội Aphis craccivora ....................................... 32
Hình 3.11. Đậu mầm sau khi trồng 8-10 ngày .............................................................. 32
Hình 3.12. Đậu mầm sau trồng 12-14 ngày đã thả rệp muội A. craccivora.................. 32

Hình 3.13. Khay ni sinh học RAR ............................................................................. 35
Hình 3.14. Tủ định ơn ni sinh học RAR .................................................................... 35
Hình 3.15. Lồng ghép đơi trƣởng thành RAR ............................................................... 35
Hình 3.16. Đo kích thƣớc ấu trùng, nhộng và trƣởng thành của RAR bằng giấy
kỹ thuật ......................................................................................................... 36
Hình 3.17. Chuẩn bị thí nghiệm đánh giá ảnh hƣởng của số lƣợng ruồi ăn rệp
Paragus crenulatus đến khả năng ăn rệp muội Aphis craccivora của
chúng ............................................................................................................ 37
Hình 3.18. Bố trí thí nghiệm đánh giá ảnh hƣởng của số lƣợng ruồi ăn rệp
Paragus crenulatus đến khả năng ăn rệp muội Aphis craccivora của
chúng ............................................................................................................ 38
Hình 4.1. Mẫu cắm etiket thành phần loài RAR bộ Diptera trên cây bắp cải, ngô,
đậu đen và cỏ dại tại Đặng Xá – Gia Lâm – Hà Nội năm 2021 .................. 45
Hình 4.2. Hình thái các pha phát dục của ruồi ăn rệp Episyrphus balteatus De
Geer .............................................................................................................. 46

ix


Hình 4.3. Trƣởng thành của ruồi ăn rệp Episyrphus balteatus (A. Râu đầu; B.
Đầu và ngực; C. Các đốt chân; D. Mạch cánh; E. Mặt lƣng bụng) ............. 48
Hình 4.4. Hình thái các pha phát dục của ruồi ăn rệp Syrphus ribesii .......................... 49
Hình 4.5. Trƣởng thành của ruồi ăn rệp Syrphus ribesii (A. Râu đầu; B. Đầu và
ngực; C. Các đốt chân; D. Mạch cánh; E. Mặt lƣng bụng) .......................... 51
Hình 4.6. Hình thái các pha phát dục của ruồi ăn rệp Ischiodon scutellaris
(Fabricius) .................................................................................................... 52
Hình 4.7. Trƣởng thành của ruồi ăn rệp Ischiodon scutellaris (A. Râu đầu; B.
Đầu và ngực; C. Các đốt chân; D. Mạch cánh; E. Mặt lƣng bụng) ............. 54
Hình 4.8. Hình thái các pha phát dục của ruồi ăn rệp Paragus crenulatus
Thomson ....................................................................................................... 55

Hình 4.9. Trƣởng thành của ruồi ăn rệp Paragus crenulatus (A. Râu đầu; B. Đầu
và ngực; C. Các đốt chân; D. Mạch cánh; E. Mặt lƣng bụng) ..................... 57
Hình 4.10. Trƣởng thành cái ruồi ăn rệp Eristalis horticola (A. mặt lƣng; B. mặt
bụng) ............................................................................................................ 58
Hình 4.11. Trƣởng thành của ruồi ăn rệp Eristalis horticola (A. Râu đầu; B. Đầu
và ngực; C. Các đốt chân; D. Mạch cánh; E. Mặt lƣng bụng) ..................... 59
Hình 4.12. Trƣởng thành cái (A) và đực (B) của ruồi ăn rệp Helophilus latifrons ....... 60
Hình 4.13. Trƣởng thành của ruồi ăn rệp Helophilus latifrons (A. Râu đầu; B.
Đầu và ngực; C. Các đốt chân; D. Mạch cánh; E. Mặt lƣng bụng) ............. 61
Hình 4.14. Trƣởng thành đực ruồi ăn rệp Eristalinus megacephalus (A. mặt lƣng;
B. mặt bụng) ................................................................................................. 62
Hình 4.15. Trƣởng thành của ruồi ăn rệp Eristalinus megacephalus (A. Râu đầu;
B. Đầu và ngực; C. Các đốt chân; D. Mạch cánh; E. Mặt lƣng bụng) ........ 63
Hình 4.16. Trƣởng thành cái của ruồi ăn rệp Helophilus fasciatus ............................... 64
Hình 4.17. Trƣởng thành của ruồi ăn rệp Helophilus fasciatus (A. Đầu và ngực;
B. Các đốt chân; C. Mạch cánh; D. Mặt lƣng bụng) ................................... 65
Hình 4.18. Trƣởng thành đực của ruồi ăn rệp Eristalis sp. ........................................... 65
Hình 4.19. Trƣởng thành của ruồi ăn rệp Eristalis sp. (A. Râu đầu; B. Đầu và
ngực; C. Các đốt chân; D. Mạch cánh; E. Mặt lƣng bụng) .......................... 66
x


Hình 4.20. Trƣởng thành cái của ruồi ăn rệp Eristalinus tabanoides ........................... 67
Hình 4.21. Trƣởng thành của ruồi ăn rệp Eristalinus tabanoides (A. Râu đầu; B.
Đầu và ngực; C. Các đốt chân; D. Mặt lƣng bụng) ..................................... 68
Hình 4.22. Trƣởng thành đực của ruồi ăn rệp Helophilus hybridus.............................. 68
Hình 4.23. Trƣởng thành của ruồi ăn rệp Helophilus hybridus (A. Đầu và ngực;
B. Mặt lƣng bụng; C. Các đốt chân) ............................................................ 69
Hình 4.24. Trƣởng thành đực của ruồi ăn rệp Eristalinus sp. ....................................... 69
Hình 4.25. Trƣởng thành của ruồi ăn rệp Eristalinus sp. (A. Đầu và ngực; B. Mặt

lƣng bụng; C. Các đốt chân; D. Mạch cánh) ................................................ 70
Hình 4.26. Trƣởng thành đực của ruồi ăn rệp Eristalinus arvorum .............................. 70
Hình 4.27. Trƣởng thành của ruồi ăn rệp Eristalinus arvorum (A. Râu đầu; B.
Đầu và ngực; C. Các đốt chân; D. Mạch cánh; E. Mặt lƣng bụng) ............. 72
Hình 4.28. Trƣởng thành đực của ruồi ăn rệp Eristalinus sp. ....................................... 72
Hình 4.29. Trƣởng thành của ruồi ăn rệp Eristalinus sp. (A. Râu đầu; B. Đầu và
ngực; C. Các đốt chân; D. Mạch cánh; E. Mặt lƣng bụng) .......................... 73
Hình 4.30. Trƣởng thành đực của ruồi ăn rệp Eristalinus obliquus .............................. 74
Hình 4.31. Trƣởng thành của ruồi ăn rệp Eristalinus obliquus (A. Râu đầu; B.
Đầu và ngực; C. Các đốt chân; D. Mạch cánh; E. Mặt lƣng bụng) ............. 75
Hình 4.32. Trƣởng thành của ruồi ăn rệp Leucopis sp. họ Chamaemiidae ................... 75
Hình 4.33. Trƣởng thành của ruồi ăn rệp Leucopis sp. (A. Mặt bên; B. Các đốt
chân; C. Đầu nhìn mặt sau; D. Cơ quan sinh dục đực) ................................ 76
Hình 4.34. Hình thái các cơn trùng bắt mồi khác ăn rệp muội ...................................... 78
Hình 4.35. Ruộng bắp cải tại xã Đặng Xá – Gia Lâm – Hà Nội ................................... 79
Hình 4.36. Ruộng ngô tại xã Đặng Xá – Gia Lâm – Hà Nội ........................................ 81
Hình 4.37. Ruộng đậu đen tại xã Đặng Xá – Gia Lâm – Hà Nội .................................. 83
Hình 4.38. Nhịp điệu đẻ trứng của ruồi ăn rệp Paragus crenulatus ăn rệp muội
Aphis craccivora ở nhiệt độ 27oC ................................................................ 96

xi


TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Ruồi ăn rệp họ Syrphidae là một loại thiên địch quan trọng trong phòng
chống rệp muội hại một số cây trồng nên tôi tiến hành đề tài đánh giá tiềm năng
của một số loài ruồi ăn rệp (RAR) họ Syrphidae trong phòng chống rệp muội hại
cây trồng tại Gia Lâm, Hà Nội năm 2021. Thí nghiệm ni sinh học hai lồi
RAR I. scutellaris và P. crenulatus trong điều kiện nhiệt độ 27oC, ẩm độ 75%
cho thấy các kết quả quan trọng nhƣ sau. Thời gian phát dục trƣớc trƣởng thành

(TT) của RAR cái giữa 2 lồi I. scutellaris và P. crenulatus khơng khác biệt có ý
nghĩa, với trung bình lần lƣợt là 15,2 và 14,45 ngày. Còn thời gian phát dục
trƣớc TT của RAR đực I. scutellaris dài hơn rõ rệt so với P. crenulatus, với
trung bình lần lƣợt là 14,22 và 12,61 ngày. Tổng số trứng đẻ của P. crenulatus
dao động từ 5 đến 8 trứng/TT cái và số trứng đẻ hàng ngày từ 1,3 đến 2
trứng/TT cái/ngày. Tỷ lệ tăng tự nhiên (rm) của P. crenulatus đạt 0,044 TT cái/
TT cái/ngày.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Rệp muội là một nhóm sâu hại rất phổ biến, chúng gây hại trên nhiều loại
cây trồng khác nhau nhƣ cây họ hoa thập tự, ngơ, cây ăn quả có múi... Chúng có
vịng đời ngắn, khả năng sinh sản cao. Sự gây hại của rệp muội trên các cây
trồng có hiệu quả kinh tế trong những năm gần đây tại Hà Nội và phụ cận có
chiều hƣớng gia tăng.
Hiện nay, để phịng trừ rệp muội thì rất nhiều nơng dân đã sử dụng thuốc
bảo vệ thực vật và lạm dụng thuốc và cho rằng đó là cách tốt nhất để phịng trừ.
Tuy nhiên, bên cạnh những ƣu điểm thì khơng ít những hậu quả khi lạm dụng
thuốc bảo vệ thực vật nhƣ ô nhiễm môi trƣờng, gây hại tới sức khỏe của con
ngƣời và vật ni, đặc biệt cịn tạo tính kháng thuốc, gây khó khăn cho cơng tác
phịng trừ. Quan trọng hơn là làm giảm thành phần, số lƣợng các loài thiên địch
hoặc tiêu diệt các lồi cơn trùng có ích( một mắt xích quan trọng của hệ sinh
thái) nhƣ ruồi ăn rệp, bọ rùa... Vì vậy, khi thực hiện các biện pháp phòng trừ
dịch hại tổng hợp( IPM) đối với rệp muội thì một trong những biện pháp quan
trọng và cần quan tâm là biện pháp sinh học, đặc biệt là bảo vệ và khích lệ nhóm
thiên địch bản địa, nhất là nhóm ruồi ăn rệp.
Ruồi ăn rệp thuộc họ Syrphidae đã đƣợc nghiên cứu và ứng dụng để

phòng trừ rệp muội trên nhiều loại cây trồng ở nhiều nƣớc trên thế giới (Van
Veen, 2004). Trong tự nhiên, các loài ruồi ăn rệp thuộc họ Syrphidae có vai trị
quan trọng trong việc khống chế số lƣợng rệp muội, đạt hiệu quả tới 70-100%
(Cao Văn Chí & Vũ Mạnh Hải, 2010).
Tại Gia Lâm - Hà Nội, đã có các ghi nhận sự có mặt của các loài ruồi ăn
rệp khác nhau thuộc họ Syrphidae từ các nhà khoa học, nghiên cứu sinh. Để bảo
vệ và khích lệ cũng nhƣ đánh giá vai trị của loài thiên địch bắt mồi này cần phải
chú ý đến nhiều yếu tố nhƣ đặc điểm hình thái, sinh học và sinh thái học, tỷ lệ
1


tăng tự nhiên qua thức ăn, nhiệt độ, độ ẩm... Dƣới sự hƣớng dẫn của PGS.TS.
Nguyễn Đức Tùng, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá tiềm năng một số
lồi ruồi ăn rệp họ Syrphidae trong phịng chống rệp muội hại cây trồng tại
Gia Lâm, Hà Nội năm 2021”.
1.2. Mục đích và yêu cầu
1.2.1. Mục đích
Xác định thành phần loài ruồi ăn rệp họ Syrphidae trên một số cây trồng
vùng Hà Nội và phụ cận, đi sâu nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học và sinh
thái một số lồi ruồi ăn rệp phổ biến, từ đó xác định tiềm năng sử dụng chúng
trong phòng chống rệp muội hại cây trồng tại Gia Lâm, Hà Nội.
1.2.2. Yêu cầu
- Xác định thành phần ruồi ăn rệp họ Syrphidae trên một số cây trồng

vùng Gia Lâm, Hà Nội.
- Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học và sinh thái của một số loài

ruồi ăn rệp phổ biến.

2



PHẦN 2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG
VÀ NGỒI NƢỚC
2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
2.1.1. Những nghiên cứu về một số cây trồng liên quan tới đề tài
2.1.1.1. Nghiên cứu về cây họ Đậu
Họ Đậu (Fabaceae) là họ thực vật lớn thứ ba trong các họ thực vật có hoa.
Trên thế giới, họ Đậu bao gồm 751 chi và gần 20000 lồi (Gutiérrez-Uribe &
cs., 2016).
Về lợi ích, thực vật họ Đậu đƣợc sử dụng làm thực phẩm dinh dƣỡng và
dùng làm nguyên liệu chế biến thức ăn gia súc nhƣ đậu tƣơng, đậu Hà Lan.
Những loài khác còn đƣợc dùng làm cây cảnh nhƣ cây hoa tử đằng, lấy gỗ nhƣ
cây keo hoặc dùng làm nhiên liệu sinh học nhƣ Pongamia pinnata. Ngồi ra cịn
có tác dụng cải tạo đất. Hầu hết các cây họ Đậu phát triển bộ phận rễ cây có
chứa các nốt sần, đóng vai trị là nơi cố định nitơ sinh học. Thơng qua đó, nhu
cầu bón phân nitơ đƣợc giảm bớt (Gresshoff & cs., 2015).
Về giá trị dinh dƣỡng, cây họ Đậu chứa 58-63% lƣợng carbonhydrate
tổng hợp. So sánh với ngũ cốc, lƣợng protein cao hơn (Gutiérrez-Uribe & cs.,
2016). Ngoài ra, chúng có hàm lƣợng chất xơ và chất khống cao hơn tất cả các
loại ngũ cốc chính, hơn nữa lại có hàm lƣợng chất béo rất thấp (Vikas Rawal &
Dorian Kalamvrezos Navarro, 2019). Theo Gutiérrez-Uribe & cs. (2016), chất
xơ trong cây họ Đậu cũng là một đặc điểm đặc biệt về mặt dinh dƣỡng, hàm
lƣợng tƣơng đối cao (10.6-25%), trong khi đó, gạo chỉ chiếm 1.3-3.5%; ngơ
chiếm 7.3-8.5% và lúa mỳ chiếm 10.5-12.7%. Các khoáng chất quan trọng đối
với sức khỏe con ngƣời nhƣ sắt, canxi và kẽm. Một phần đậu khơ (khoảng 85
gam) có thể đóng góp tới 22%, 54% và 29% lƣợng canxi, sắt và kẽm đƣợc
khuyến nghị hàng ngày.

3



Về tầm quan trọng kinh tế, theo Gutiérrez-Uribe & cs. (2016), đậu tƣơng
và đậu khơ chiếm diện tích thu hoạch nhiều nhất trong số các cây họ Đậu. Đến
năm 2012, trên tồn thế giới có 105 triệu ha đƣợc sử dụng để trồng đậu tƣơng và
80 triệu ha đƣợc sử dụng để trồng đậu khơ. Lạc đạt diện tích thu hoạch là 25
triệu ha. Trong giai đoạn 10 năm (2003-2013), sản lƣợng đậu khô đạt từ 3 đến
15 triệu tấn tại các nƣớc sản xuất hàng đầu nhƣ Ấn Độ, Trung Quốc, Canada,
Myanmar và Brazil (Gutiérrez-Uribe & cs., 2016). Theo Vikas Rawal & Dorian
Kalamvrezos Navarro (2019), tính đến cuối năm 2014, sản lƣợng đậu khơ tồn
cầu đạt khoảng 77 triệu tấn, trong đó đặc biệt với sản lƣợng đậu khơ nguyên vỏ,
đậu gà, đậu Hà Lan khô và đậu đũa lần lƣợt là 24, 13, 11, 7 triệu tấn.
2.1.1.2. Nghiên cứu về cây ngô
Ngô (Zea mays) là cây trồng thuộc họ Poaceae. Cây ngơ có nguồn gốc từ
châu Mỹ và là một trong những loại cây lƣơng thực đƣợc phân bố rộng rãi nhất
trên thế giới. Ngô lần đầu tiên đƣợc thuần hóa bởi những ngƣời bản địa ở
Mexico khoảng 10000 năm trƣớc. Kể từ khi đƣợc Christopher Columbus và các
nhà thám hiểm khác du nhập vào châu Âu, ngô đã lan rộng đến tất cả các khu
vực trên thế giới phù hợp để trồng trọt (Britannica, 2021).
Về lợi ích, ngô đƣợc sử dụng làm thức ăn chăn nuôi, làm thực phẩm cho
con ngƣời, làm nguyên liệu sinh học và làm nguyên liệu trong công nghiệp.
Nhiều bộ phận cây ngô đƣợc sử dụng trong công nghiệp. Hạt ngô đƣợc sử dụng
sản xuất ethanol, một nhiên liệu sinh học lỏng thế hệ đầu tiên. Bột ngô- chất làm
ngọt trong chế biến thực phẩm nhƣ nƣớc ngọt và bánh kẹo; ít tốn kém hơn
đƣờng sucrose. Thân đƣợc làm thành giấy và bìa; lõi sử dụng trực tiếp làm than
củi và điều chế dung môi công nghiệp (Britannica, 2021).
Về giá trị dinh dƣỡng, mặc dù là một loại lƣơng thực chính ở nhiều nơi
trên thế giới nhƣng ngô nghèo protein và niacin (Britannica, 2021). Ngô chứa
khoảng 72% tinh bột, 10% protein và 4% chất béo (Ranum & cs., 2014).


4


Về tầm quan trọng kinh tế, Mỹ, Trung Quốc và Brazil là ba quốc gia sản xuất
ngô hàng đầu thế giới. Ƣớc tính năm 2012, tổng sản lƣợng ngơ của thế giới là
875226630 tấn, trong đó, Mỹ, Trung Quốc và Brazil thu hoạch lần lƣợt là 31%,
24% và 8% tổng sản lƣợng ngô (Ranum & cs., 2014).
2.1.1.3. Nghiên cứu về cây họ Thập tự
Họ Thập tự hay họ Cải (Brassicacea) thuộc họ thực vật có hoa bộ
Brassicales, bao gồm 338 chi và khoảng 3700 lồi. Họ này có tầm quan trọng về
kinh tế đã đƣợc con ngƣời biến đổi và thuần hóa rộng rãi, đặc biệt là những lồi
thuộc chi Brassica nhƣ bắp cải, cải xanh, su hào (Britannica, 2016).
Về lợi ích, các loại rau họ Brassicacea là nguồn thực phẩm cung cấp dinh
dƣỡng tốt. Về giá trị dinh dƣỡng, hợp chất chứa lƣu huỳnh( Glucosinolates
GLSs) hầu nhƣ chỉ đƣợc tìm thấy ở các loại rau họ này. Ngồi ra, cịn cung cấp
chất chống oxy hóa tự nhiên tốt do chứa nhiều vitamin A, B6, C. Các chất dinh
dƣỡng khác bao gồm canxi, sắt, kali và selen (Francisco & cs., 2017).
Về tầm quan trọng kinh tế, năm 2012 FAO báo cáo rằng sản lƣợng tồn
cầu của súp lơ, bơng cải xanh, bắp cải và các loại cây khác chi Brassica đạt gần
92 triệu tấn đƣợc trồng ở trên 150 quốc gia khác nhau với diện tích 5,4 triệu ha.
Châu Á chiếm hơn 70% vùng trồng rau Brassica toàn cầu và Trung Quốc là nơi
sản xuất bắp cải số một thế giới với hơn một nửa diện tích đất trồng. Ấn Độ và
Trung Quốc là hai khu vực sản xuất súp lơ lớn nhất và bông cải xanh chiếm 74%
sản lƣợng thế giới (Francisco & cs., 2017).
2.1.2. Những nghiên cứu về rệp muội và thành phần thiên địch của chúng
2.1.2.1. Thành phần rệp muội
Theo Capinera (2008), rệp muội nằm trong tổng họ rệp muội Aphidoidea,
bộ cánh đều Homoptera, là nhóm cơn trùng chích hút nhựa cây. Tổng họ rệp muội
xuất hiện cách đây khoảng 280 triệu năm trong cuối kỷ nguyên Cacbon hoặc đầu
kỷ ngun Permi. Ƣớc tính có khoảng hơn 4000 loài rệp muội phân bố thành 8 họ


5


phụ ở trên thế giới. Chúng phân bố trên khắp thế giới, xuất hiện nhiều ở vĩ độ ơn
đới, ít hơn ở vùng nhiệt đới.
Trong tổng họ rệp muội, họ Aphididae là họ lớn nhất, họ này xuất hiện
muộn và sự quan tâm của con ngƣời với chúng mới đƣợc bắt đầu từ năm 1568
(Heie, 1967).
Theo Van Emden (1972), trên thế giới có 3805 lồi rệp muội phân bố
thành 10 họ phụ. Tuy nhiên, theo Ghosh (1974), có hơn 4000 lồi rệp muội trên
thế giới, trong đó Đơng Nam Á có hơn 1000 lồi và là vùng có đầy đủ các nhóm
trong tổng họ rệp muội Aphidoidea.
Rệp muội có kích thƣớc nhỏ từ 1-10mm, có hai hình thức sinh sản là sinh
sản đơn tính đẻ con và sinh sản hữu tính đẻ trứng. Có lồi chỉ sinh sản đơn tính,
có lồi vừa sinh sản đơn tính vừa sinh sản hữu tính (Capinera, 2008).
Vịng đời của rệp muội từ khi sinh ra trải qua các lần lột xác thành con
trƣởng thành với cả 2 loại hình có cánh và khơng cánh, trƣởng thành đều đẻ con,
đơi cánh có phát triển hay không phụ thuộc vào yếu tố thức ăn cũng nhƣ số
lƣợng quần thể của chúng (Blackman & Eastop, 2000).
2.1.2.2. Đặc điểm gây hại của rệp muội
Rệp muội thƣờng sống ở mặt dƣới của lá hoặc đầu cành hoặc chồi mới.
Chúng hầu nhƣ khơng di chuyển nên hình thành lớp dày đặc trên các bộ phận
cây trồng. Rệp hút nhựa từ cây (chứa một ít axit amin và nhiều đƣờng) và bài
tiết ra lƣợng đƣờng dƣ thừa, là thức ăn cho kiến. Từ đó, gây hại cho cây, làm
cây khơ, đổi màu, cịi cọc và lá rụng sớm. Ngồi ra, rệp có thể truyền bệnh cho
cây trồng, đặc biệt là bệnh virus (Boukria Dawoud, 2020).
Theo Capinera (2008), giống nhƣ nhiều loài cơn trùng chích hút, rệp
muội ảnh hƣởng tiêu cực đến cây ký chủ nhƣ tiêu hao dinh dƣỡng, lây truyền
mầm bệnh, độc tố và chất đƣờng bài tiết. Khi mật độ rệp lớn, chúng hút nhựa

cây và phá hủy mô cây dẫn đến cây có thể bị giảm diện tích lá, tăng trƣởng
chậm, rụng lá sớm, còi cọc hoặc chết. Khi chích hút cây, gián tiếp là véc tơ
6


truyền bệnh thực vật, nghiêm trọng nhất là virus. Một số loài rệp chứa độc tố
trong nƣớc bọt làm cho mô thực vật chuyển màu vàng hoặc đôi khi làm xoăn lá,
ảnh hƣởng xấu đến sinh trƣởng và năng suất cây trồng.
2.1.2.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến mật độ quần thể của một số loài rệp muội
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng việc sử dụng ký sinh trùng cũng có thể là
tác nhân kiểm sốt tốt hơn trong việc kiểm soát sinh học đối với rệp muội trong
nhà kính sản xuất (Hirose, 2006).
Kẻ thù tự nhiên là một yếu tố ảnh hƣởng đến mật độ quần thể rệp muội.
Tùy thuộc vào loài mà cả trƣởng thành đực và cái cũng nhƣ giai đoạn sâu non
đều có thể tiêu thụ rệp muội. Điển hình nhƣ bọ rùa( Coccinellidae, Coleoptera),
bọ cánh mạch xanh( Chrysopidae/ Hemerobiidae, Neuroptera), ruồi ăn rệp(
Syrphidae, Diptera) (Capinera, 2008).
Theo Alyokhin & cs. (2011), điều kiện thời tiết và kẻ thù tự nhiên là hai
nhân tố ảnh hƣởng đến sự tồn tại của quần thể rệp muội, đặc biệt kẻ thù tự nhiên
là nhân tố rất quan trọng góp phần điều chỉnh mật độ rệp muội.
2.1.2.4. Thiên địch của rệp muội
Theo Patterson & Ramirez (2021), đối với mỗi loại rệp muội tồn tại, phát
triển ở từng vùng sinh thái thƣờng kéo theo thành phần thiên địch riêng biệt và
tập đoàn thiên địch này cũng thay đổi khi điều kiện sống cũng nhƣ các yếu tố
khác ảnh hƣởng tới chúng. Các động vật ăn thịt sẽ giết con mồi ngay lập tức và
yêu cầu mật độ rệp lớn để chúng hồn thành q trình phát triển, cịn ký sinh
trùng sẽ đẻ trứng bên trong hoặc trên con mồi, hồn thành q trình phát triển
trong cá thể và cuối cùng giết chúng. Các thiên địch của rệp muội đƣợc liệt kê
và miêu tả: bọ rùa, bọ cánh cứng, ruồi chân dài, ruồi ăn rệp, bọ cánh mạch xanh
và ong ký sinh...

2.1.2.5. Đặc điểm hình thái của rệp muội Aphis craccivora trên cây họ Đậu
Rệp trƣởng thành chủ yếu có màu đen hoặc nâu sẫm, ln biến đổi kích
thƣớc, với chiều dài từ 1,5 đến 2 mm, râu đầu dài khoảng 2/3 so với thân. Nhộng
7


màu nâu sẫm hoặc nâu bụi và hình dáng khá trịn. Aphis craccivora sống trong
mùa khơ hoặc mùa đơng trên các ký chủ tự nhiên hoặc cỏ dại cũng nhƣ các cây
họ Đậu (OFUYA, 1997).
2.1.3. Những nghiên cứu về ruồi ăn rệp
2.1.3.1. Thành phần ruồi ăn rệp
Trên thế giới phát hiện có khá nhiều ruồi ăn rệp, ít nhất 49 loài ruồi ăn
rệp họ Syrphidae ăn rệp đào Myzus persicae (Van Emden, 1965).
Điều tra thu thập ruồi ăn rệp họ Syrphidae trên các cây trồng ở Nhật Bản
đã định danh đƣợc hơn 200 loài ruồi ăn rệp (Shiraki, 1968).
Ở Bungari, Slabospitskii (1980) cho rằng có 5 lồi ruồi ăn rệp là thiên
địch của rệp cải Brevicoryne brassicae là E. balteatus, S. ribesii, Metasyrphus
corollae, Sphaerophoria rueppelii và Sphaerophoria sarmatica.
Đã thu thập đƣợc 63 lồi ruồi ăn rệp họ Syrphidae, trong đó số lƣợng loài
E. balteatus chiếm số lƣợng nhiều nhất (Kula, 1981).
Ở Ấn Độ, Agarwala & cs. (1981) đã công bố 27 lồi cơn trùng ăn rệp
muội, trong đó có 5 loài ruồi ăn rệp, ấu trùng ruồi E. balteatus chủ yếu ăn các
loại rệp A. fabae, A. gossypii và L. erysimi. Thompson (1981) cho biết có 129
lồi ruồi họ Syrphidae có mặt trên các cây trồng tại Ấn Độ. Đến năm 1987, đã
định danh và mơ tả 6000 lồi thuộc 200 giống nằm trong 3 họ phụ của họ
Syrphidae (Vockeroth & Thompson, 1987).
Tại Thụy Sỹ đã thu thập và định danh đƣợc 121 loài ruồi họ Syrphidae
trên các cây trồng ở đỉnh núi cao (Dethier & Goeldlin de Tiefenau, 1981).
Pek (1982) đã thu thập đƣợc 101 loài ruồi ăn rệp ở vùng núi cao Tien
Shan và Pamir của Liên Xô cũ. Kadamshoev (1984) cho rằng thiên địch của rệp

xám Brevicoryne brassicae hại cây bắp cải ở Liên Xô gồm 20 lồi trong đó chủ
yếu là lồi ruồi họ Syrphidae nhƣ Metasyrphus corollae và Episyrphus
balteatus.

8


Tại hội nghị lần thứ 3 về ruồi ăn rệp, các nhà khoa học Nhật Bản cho biết
đã thu và định danh 630 loài ở vùng đảo và trong lục địa (Mutin, 2005).
Theo Gilbert (1993), ruồi Episyrphus balteatus xuất hiện phổ biến nhất ở
châu Âu và Hồng Kông.
Ở trang trại của Bilogna thuộc Italy, sử dụng bẫy Malaise và vợt để thu
thập thành phần ruồi họ Syrphidae, kết quả có 39 lồi ruồi trong đó 19 lồi đƣợc
bắt bằng bẫy và 20 loài đƣợc bắt bằng vợt. Loài ruồi Lejogaster tarsata xuất
hiện phổ biến trên cây trồng (Burgio & Sommaggio, 2002).
Theo SARIBIYIK (2003) đã nghiên cứu hệ động vật ở vùng phía Tây
biển chết của Thổ Nhĩ Kỳ từ giữa năm 1996 đến năm 2003 có 105 lồi
Syrphidae đƣợc ghi nhận.
Ở Ba Lan, Elzbieta Kaczorowska (2006) đã thu thập và giám định 38 lồi
ruồi bắt mồi họ Syrphidae trong đó có 14 lồi mới đƣợc phát hiện là Epistrophe
grossulariae, Epistrophe eligans, Platycheirus immarginatus, Platycheirus
podagratus, Trichopsomyia flavitariss, Cheilosia albitarsis, Cheilosia illustrata,
Cheilosia laticornis, Cheilosia latifrons, Cheilosia loewi, Pelecocera tricincta,
Orthonevra intermedia, Sphegina verecunda, Xylota abiens.
Đã thu thập và xác định đƣợc 4 loài ruồi bắt mồi trên rau diếp ở miền
Nam Tây Ban Nha: Episyrphus balteatus, Eupeodes corollae, Sphaerophoria
rueppelli và Sphaerophoria scripta (Pascual-Villalobos & cs., 2006).
Burgio & Sommaggio (2007) đã sử dụng bẫy nhƣ bẫy Malaise, Sprayyellow, Glue-yellow để bắt thành phần ruồi bắt mồi. Kết quả có 55 lồi ruồi ăn
rệp đƣợc bắt bằng bẫy Malaise, 26 loài bắt bằng bẫy Sray-yellow và 25 loài bắt
bằng bẫy Glue-yellow.


9


2.1.3.2. Đặc điểm hình thái, sinh học và sinh thái của ruồi ăn rệp
2.1.3.2.1.

Đặc điểm hình thái của ruồi ăn rệp

Theo Van Veen (2004), đặc điểm hình thái của ruồi ăn rệp tập trung chủ
yếu vào hệ thống gân cánh, dạng vân, màu sắc cơ thể và cấu trúc phần phụ sinh
dục của ruồi trƣởng thành, đây là những đặc điểm chủ yếu để định loại.
Smith & Hagen (1956) đã mơ tả một số lồi ruồi ăn rệp muội rất phổ biến
ở California. Lồi Scaeva pyrastri có kích thƣớc lớn, con trƣởng thành dài 1,27
cm, bụng màu tối, 6 vạch màu trắng và cong. Ấu trùng cơ thể màu xanh nhạt có
một vạch màu trắng theo chiều dọc lƣng.
Syrphus opinator con trƣởng thành nhỏ hơn loài Syrphus pyrastri, cơ thể
màu vàng, đầu nhỏ có 2 vết màu đen và 2 vạch kéo dài qua đốt bụng. Cịn đối
với lồi Metasyrphus meadii, con trƣởng thành giống nhƣ Syrphus opinator
nhƣng có 2 chấm màu đen ở trên mặt với phần ngực thì sáng.
Loài ruồi Eupodes volucris trƣởng thành cái giống với loài ruồi lớn,
chiều dài cơ thể 0,85 cm, con trƣởng thành đực có phần cuối bụng hình trụ hẹp.
Lồi Allograpta obliqua con trƣởng thành có chiều dài khoảng 0,85 cm
hoặc ngắn hơn, cơ thể thon hơn loài ruồi Eupodes volucris. Trên bụng của lồi
ruồi này có vạch ngang màu vàng và 2 vết chéo màu vàng ở gần cuối bụng. Bề
mặt cơ thể ấu trùng mịn, màu xanh có vạch giữa màu trắng rộng, ống thở lồi lên.
Loài ruồi Sphaerophoria cylindria con trƣởng thành có kích thƣớc giống
nhƣ lồi Allograpta obliqua nhƣng ở phần bụng hình trụ hẹp, ấu trùng màu vàng
xanh và trong hơn. Moyle & Jepson (1993) đã tiến hành quan sát trên loài ruồi
Episyrphus balteatus và 3 loài ruồi Metasyrphus sp. thì thấy hình dạng, màu sắc

các vân trên cơ thể ruồi trƣởng thành có sự thay đổi theo mùa.
2.1.3.2.2. Đặc điểm sinh học, sinh thái của ruồi ăn rệp
Alfiler & Calilung (1978) tiến hành nuôi sinh học loài I. scutellaris với
thức ăn là 2 loài rệp muội phổ biến Melanaphis sacchari và Rophalosiphum
maidis cho thấy thời gian phát dục của pha trứng 3-4 ngày, ấu trùng 5-7 ngày, ấu
10


trùng có 3 tuổi, pha nhộng 4-12 ngày, trƣởng thành đực sống từ 7-8 ngày, trƣởng
thành cái sống từ 11-12 ngày. Ruồi cái có khả năng đẻ từ 32-51 trứng.
Khi nghiên cứu về vị trí đẻ trứng của ruồi ăn rệp cho thấy ruồi cái thích
đẻ trứng ở quần thể rệp non và tránh những cây trồng bị rệp muội phá hại nặng
(Chandler, 1968). Theo Dean (1982), sƣơng mật từ rệp muội là một tín hiệu cho
ruồi nhận biết đẻ trứng bên cạnh hoặc trong quần thể rệp muội.
Scholz & Poehling (2000) cũng nghiên cứu về vị trí đẻ trứng của ruồi cái
Episyrphus balteatus cho rằng ruồi cái có khả năng nhận diện đƣợc nơi có mật
độ rệp muội cao cũng nhƣ nơi có mật độ rệp muội thấp. Trên thực tế, chúng
thích đẻ trứng ở nơi có mật độ rệp muội cao. Và quan sát thấy rằng ruồi cái E.
balteatus không bao giờ đẻ trứng trong quần thể rệp muội đã bị ký sinh.
Sadeghi & Gilbert (2000) nghiên cứu khả năng đẻ trứng và ảnh hƣởng của
ánh sáng đến tập tính đẻ trứng của ruồi Syrphus corollae cho biết màu đen và
hơi đen có tính hấp dẫn cao hơn cho hoạt động đẻ trứng của trƣởng thành cái,
đặc biệt là cho vị trí đẻ.
Khi nghiên cứu sinh học về lồi ruồi Metasyrphus confrater trong điều
kiện phịng thí nghiệm từ tháng 2 đến tháng 9, ở nhiệt độ 9.1-14.3°C, ẩm độ
75% đã nhận thấy ruồi cá i giao phối có thời gian đẻ trứng là 21 ngày tƣơng ứng
với số lƣợng trứng đẻ là 17.34 quả. Khi theo dõi từ tháng 2 đến tháng 4, nhiệt độ
13.6-19.4°C, ẩm độ 65% ruồi cái đã giao phối có thời gian đẻ trứng là 12 ngày
và số trứng đẻ đƣợc là 56.3 quả (Makhmoor & Verma, 1989).
Hickman & cs. (1995) phân tích ruột của loài ruồi ăn rệp Melanostoma

fasciatum thu thập từ bãi cỏ ở New Zealand tìm thấy 6 loại phấn hoa có trong
ruột, trung bình chúng có thể ăn ít nhất 2.71 loại phấn hoa.
Trƣởng thành cái của ruồi ăn rệp quyết định đẻ trứng dựa theo kích cỡ
của quần thể rệp muội để đảm bảo khả năng sống của ấu trùng (Kan, 1988).
Bugg & Wilson (1989) cho biết ở vùng thung lũng Sacramento thì các lồi ruồi
Eupodes sp., Scaeva pyrastri và Syrphus spp. có mật độ cao từ cuối thu đến đầu
11


hè, rồi biến mất với sự bất lợi của thời tiết nóng. Tuy nhiên, lồi ruồi nhỏ hơn
nhƣ Toxomerus sp. và Paragus tibialis rất phổ biến trong suốt mùa hè.
Chandler (1968) đã công bố ruồi Platycheirus manicats đẻ trứng phụ thuộc
vào mật đọ rệp muội, nếu mật độ rệp cao thì số trứng đẻ của ruồi trên cây nhiều.
Ruồi đẻ trứng có sự lựa chọn cây ký chủ, cây ký chủ có mật độ rệp cao thì ruồi đẻ
trứng cịn trên cây ký chủ khơng có rệp chúng hồn tồn khơng đẻ trứng.
Ruồi ăn rệp khơng chỉ có sự cạnh tranh về thức ăn với các loài thiên địch
ăn rệp khác mà chúng cịn bị ong ký sinh tấn cơng, hầu hết các loài ruồi ăn rệp
đều bị ong ký sinh tấn cơng, đây chính là mặt hạn chế của ruồi ăn rệp (Rotheray
& Gilbert, 2011).
Hurej (1984) tìm hiểu về ảnh hƣởng của thuốc trừ sâu đến sự xuất hiện
loài ruồi ăn rệp, kết quả cho thấy trên ruộng củ cải đƣờng không phun thuốc trừ
sâu ở Wroclow và Klodzko ( Ba Lan) trong các năm 1979 và 1980 thì ruồi họ
Syrphidae chiếm từ 73% đến 93.87% so với tổng các loài ăn rệp muội.
2.1.3.3. Tiềm năng sử dụng ruồi ăn rệp trong phòng chống rệp muội
Họ Syrphidae là họ lớn nhất của bộ hai cánh, chúng đƣợc sử dụng trong
phòng trừ sinh học (Speight & Castella, 2001).
Đánh giá vai trị của 2 lồi ruồi ăn rệp là E. balteatus và I. scutellaris về khả
năng ăn rệp muội trong quần thể 3 loài rệp: Brevicoryne brassicae, Myzus persicae
và Lipaphis erysimi. Kết quả cho thấy các giai đoạn ấu trùng ruồi E. balteatus có
khả năng nhƣ sau: ấu trùng tuổi 1 ăn đƣợc 209 con rệp/ấu trùng, tuổi 2 ăn đƣợc 289

con rệp/ấu trùng, tuổi 3 ăn đƣợc 233 con rệp/ấu trùng. Cịn ruồi I. scutellaris thì ấu
trùng tuổi 1 ăn đƣợc 210 con rệp/ấu trùng, tuổi 2 ăn đƣợc 113 con rệp/ấu trùng, tuổi
3 ăn đƣợc 218 con rệp/ấu trùng (Krishan & Orn, 1990).
Gaimari & Turner (1996) đã sử dụng ấu trùng lồi ruồi Leucopis spp. và
nhân ni số lƣợng lớn ấu trùng loài này để khống chế rệp muội.
Ở Hà Lan, công ty Kopper đã nhân nuôi thƣơng mại loài ruồi E.
balteatus để tiêu diệt rệp vừng và nhiều loài rệp muội hại cây trồng bằng cách
12


×