DU LỊCH AN GIANG: HIỆN TRẠNG VÀ PHƯƠNG
HƯỚNG PHÁT TRIỂN
I.GIỚI THIỆU:
An Giang, vùng đất nằm đầu nguồn sông MêKông, nơi được đặc ân ưu đãi với
nguồn tài nguyên thiên nhiên trù phú. Hệ thống sông Tiền và sông Hậu tạo cho An Giang
một mùa nước nổi rất riêng biệt, cùng với một lượng phù sa màu mỡ bồi đắp quanh năm.
Phát huy được ưu thế đó, mà ngày nay An Giang đã trở thành vựa lúa cá lớn nhất nuớc.
Trong điều kiện đất nước ngày càng hội nhập, thế mạnh nông nghiệp của tỉnh An
Giang đòi hỏi cần được đầu tư và phát triển theo chiều sâu, cơ cấu ngành của tỉnh cần
phải được chuyển đổi một cách hợp lí. An Giang không chỉ được trời phú cho nguồn lợi
cho nông nghiệp-thủy hải sản, mà An Giang còn sở hữu nhiều nét văn hóa phong phú, đa
dạng, những di tích lịch sử đặc sắc, lâu đời gắng gắn với một thiên nhiên sông núi hữu
tình, hùng vĩ. Với An Giang mang một dáng dấp cổ đại, hoang sơ nhưng không kém phần
năng động và hiện đại, thì vấn đề được đặt ra là làm thế nào để phát huy đuợc tiềm năng
dịch vụ và du lịch sẵn có của địa phương.
II.ĐẶT VẤN ĐỀ:
Từ bao đời nay, nông nghiệp luôn là thế mạnh của Đồng Bằng Sông Cửu Long nói
chung, của An Giang nói riêng, và Việt Nam là nước đứng thứ hai Thế Giới về xuất khẩu
lúa gạo, nhưng tỉ trọng đóng góp GDP lại thấp nhất, đứng sau cả ngành du lịch và dịch vụ
- một ngành trẻ, còn khá mới mẻ đối với Việt Nam. Điều này chứng tỏ rằng nếu chúng ta
phát triển được ngành du lịch và dịch vụ một cách có hệ thống và toàn diện thì mức
doanh thu sẽ rất cao, mặt khác nó còn giải quyết nhanh chóng một lực lượng lao động
nhàn rỗi.
Trở lại với vùng đất An Giang, Ban Thường vụ Tỉnh ủy vừa ban hành Chỉ thị số 10-
CT/TV về việc phát triển du lịch tỉnh An Giang từ nay đến năm 2010 nhằm phát triển du
lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Năm 2006,
ngành du lịch và dịch vụ thu được trên 1.000 tỷ đồng, đóng một con số đáng kể trong
tổng doanh thu của tỉnh. Hàng năm, có đến 3 triệu du khách ghé thăm và khoảng 2/3
trong số đó là tập trung về thị xã Châu Đốc vào dịp vía Bà Chúa Xứ Núi Sam. Điều đang
nói ở đây là lượng du khách đến với An Giang có gia tăng nhưng doanh thu thu được của
ngành trong tỉnh lại giảm sút?
III.HIỆN TRẠNG VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT:
Với 3 triệu du khách trong nước và hàng chục ngàn du khách quốc tế hàng năm tìm
đến An Giang, so với 63 tỉnh thành trong cả nước, ngoại trừ hai TP lớn là Hà Nội và
Tp.HCM, không phải dễ dàng mà có được lượng khách du lịch hàng năm lớn như vậy.
Nhưng thực tế cho thấy số lượng du khách đến với An Giang năm sau luôn cao hơn năm
trước nhưng doanh thu chẳng những không tăng mà còn có xu hướng giảm. Cụ thể trong
năm 2005 có gần 3 triệu du khách đến với An Giang, nhưng trong số này có đến hai phần
Trường ĐH An Giang
Lớp: DH5PN
Họ Tên: Quách Đan Thanh
MSSV: DPN042380
ba lượng du khách đến đây là vì nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng chỉ đến tập trung vào mùa
Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam hàng năm, chứ không phải nhu cầu tham quan du lịch
thật sự. Ngoài ra, theo thống kê mới nhất của ngành du lịch tỉnh, số ngày lưu trú bình
quân của du khách đến An Giang ngày càng ít đi, chỉ khoảng 1,25 ngày/du khách, mặc dù
lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam ngày nay không còn nằm trong phạm vi ở một tỉnh mà
đã trở thành lễ hội của cả vùng và của cả nước, kể từ khi được đưa vào danh sách các lễ
hội du lịch cấp quốc gia. Điều này cũng đồng nghĩa với việc du khách sử dụng các dịch
vụ mua sắm tại An Giang ngày càng giảm, kéo theo doanh thu giảm.
Lời giải đáp cho câu hỏi trên đó là:
Hiện nay trên địa bàn tỉnh An Giang, các loại hình vui chơi giải trí để giữ chân du
khách chưa có gì đặc sắc và mới mẻ, bên cạnh đó cũng chưa có một khu du lịch nghỉ
dưỡng, trung tâm thương mại mua sắm nào xứng tầm nhằm tạo sự hấp dẫn mời gọi du
khách đến tham quan mua sắm và ở lại lâu hơn, tình hình xây dựng các khu du lịch nghỉ
dưỡng của An Giang đang giậm chân tại chỗ.
An Giang thật sự không thiếu cảnh đẹp: từ Chùa Bà Chúa Xứ nguy nga đậm chất
tâm linh, Tây An Cổ Tự, lăng Thoại Ngọc Hầu cổ kính trang nghiêm, Vườn Tao Ngộ tọa
lạc trên triền dốc núi Sam nhìn xuống là những cánh đồng xanh bạt ngàn… xa hơn nữa là
Lâm Viên núi Cấm với suối Thanh Long, tượng phật Di Lạc, chùa Vạn Linh Phật Lớn,
tiếp theo đó là Núi Giài, đặc biệt là là đồi Tức Dụp mệnh danh là ngọn đồi “hai triệu đô
la” với nhiều di tích lịch sử hào hùng…. Nhiều là thế, nhưng khi đến đây du khách không
khỏi có cảm giác nhàm chán, thiếu sự lôi cuốn, có khi là thất vọng. Rõ ràng chúng ta vẫn
chưa biết cách phát huy và cũng chưa qui hoạch đúng các khu điểm du lịch. Bên cạnh đó,
nhà nước chưa đầu tư cơ sở hạ tầng đủ thuận lợi, điển hình như về mặt giao thông nội
vùng còn rất kém, tuyến giao nối liền từ Núi Sam đến Núi Giài, Núi Cấm rất hẹp và xấu
thường xuyên tắc nghẽn giao thông và xảy ra tai nạn, song song đó chất lượng ở các địa
điểm ngày càng xuống dốc, không có sự đầu tư cần thiết.
An Giang là nơi phong phú về tài nguyên thiên nhiên và văn hoá, gồm nhiều nền
văn hoá của nhiều dân tộc khác nhau, rất đa dạng và rất phong phú, đem đến nhiều điều
ngạc nhiên, thú vị và du khách cảm thấy cần thiết phải đến đó ít nhất một lần cho biết,
đây cũng là một thế mạnh cần phải được nắm giữ và phát huy. Thế nhưng, sản phẩm du
lịch nơi đây lại quá nghèo nàn, cũ kỹ không có khả năng thu hút, giữ chân du khách ở lại
mua sắm lâu hơn. Vì vậy du lịch của tỉnh ngày càng mất đi một nguồn thu lớn.
Ngoài ra, do chưa có một tầm nhìn, khả năng quản lí và sự đầu tư một cách đúng
đắn nên tỉnh có rất ít hướng dẫn viên và trình độ hướng dẫn viên trong điều hành tour còn
nhiều hạn chế, hoạt động du lịch chưa chuyên nghiệp, thiếu sự phối hợp giữa các tỉnh,
các ngành.
Du lịch và dịch vụ luôn là một ngành mang lại doanh thu và lợi nhuận cao, với
những thực trạng trên, chúng ta cần phải có những đầu tư kịp thời và hợp lí nhằm chỉnh
đốn, nâng cao và hoàn thiện, đưa nó sang một tầm vĩ mô mới. Theo định hướng phát triển
các ngành kinh tế của tỉnh đến năm 2010, tỉnh đã xác định: ” “Phát triển du lịch An Giang
trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở khai thác có hiệu quả lợi thế và điều
kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa lịch sử. Phát triển mạnh các sản phẩm du
lịch và nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ du lịch, tăng cường hoạt động lữ hành để
tăng giá trị cho ngành du lịch. Đầu tư các mặt về cơ sở hạ tầng, nhân lực để phát triển bền
vững.”
Để thực hiện được mục tiêu trên, cần có một sự đồng bộ trong họat động của nhiều
khâu. Trước tiên, cần tập trung đầu tư xây dựng và nâng cấp các cơ sở hạ tầng, tái tạo các
công trình di tích và kiến trúc tiêu biểu các nền văn hóa của bốn dân tộc trong tỉnh. tại các
khu du lịch trọng điểm như khu vực Châu Đốc – Núi Sam, khu vực Núi Cấm, khu vực
Núi Giài…Không ngừng nâng cao chất lượng và phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch,
phát triển các ngành, nghề truyền thống, sản phẩm đặc sản, vườn cây ăn trái… để tạo ra
nhiều sản phẩm phong phú, đa dạng và mới lạ đáp ứng nhu cầu mua sắm của du khách từ
đó tạo sự hấp dẫn thu hút ngày càng nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến An
Giang để làm cho Ngành du lịch của tỉnh phát triển nhanh, đưa du lịch trở thành ngành
kinh tế quan trọng góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác, tạo công ăn việc làm cho xã
hội, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân về tham quan, du lịch; nâng cao hiệu
quả kinh tế - xã hội, nhằm tái đầu tư phát triển Ngành du lịch theo hướng hiện đại và văn
minh.
Bên cạnh đó, cần ưu tiên đầu tư trước các tuyến giao thông có liên quan đến các
khu du lịch nhằm tạo thuận lợi cho việc đi lại, nghỉ ngơi, giải trí...của du khách.Mở rộng
sự liên kết với các địa phương khác và các nước trong khu vực để hình thành các tuyến
du lịch nối kết giữa An Giang với Cần Thơ, Cà Mau, Kiên Giang – Phú Quốc, Tây Ninh,
TP Hồ Chí Minh. Đặc biệt là nhanh chóng thực thi những chính sách giải quyết tạo thuận
lợi cho du khách trên các lãnh vực: Thủ tục xuất nhập cảnh, phí lệ phí, visa... qua lại cửa
khẩu. Qua đó, có chính sách thu hút du khách từ Campuchia đến An Giang và ngược lại,
vì đây là đối tượng khách du lịch tiềm năng rất lớn.
Song song với việc lên kế hoạch và hòan thành những dự án phát triển chất lượng
cũng như loại hình du lịch, thì nguồn nhân lực và nguồn vốn cũng cần phải được đầu tư
và cải thiện, do đó cần củng cố, nâng cao năng lực, hiệu quả bộ máy quản lý du lịch đáp
ứng yêu cầu phát triển du lịch trong giao đoạn mới, tạo hành lang pháp lý thông thoáng
nhằm thúc đẩy các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển du lịch.
IV.KẾT LUẬN:
An Giang, mảnh đất không thiếu tiềm năng phát triển du lịch trở thành một ngành
kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Tuy nhiên muốn làm được điều này, ngay từ bây giờ, An
Giang cần phải có một chiến lược qui hoạch tổng thể ngành du lịch của tỉnh để thu hút
mời gọi đầu tư, nhưng trước hết An Giang cần phải quan tâm đầu tư các dự án trọng
điểm, phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nói chung và hạ tầng cho du lịch nói riêng nhằm
tạo sự hấp dẫn mời gọi du khách.
Với những gì thiên nhiên đã ban tặng, sẽ không quá xa vời khi nói trong tương lai
không xa, An Giang, vùng đất biên giới Tây Nam không chỉ nổi tịếng là vựa lúa cá lớn
nhất nước mà còn là một thành phố du lịch đặc sắc, hấp dẫn của Việt Nam và của bạn bè
Quốc Tế. Những tài sản vô giá mà An Giang đang sở hữu, mơ ước này không quá tầm
tay, nếu như chúng ta cùng với Ủy Ban Nhân Dân tỉnh, sở Du Lịch An Giang và các ban,
ngành liên quan có thực sự nghiêm túc và hết lòng vì mục tiêu đó.
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
www.sodulich.angiang.gov.vn
www.vietnamtourism.gov.vn
www.ctu.edu.vn